You are on page 1of 3

Họ và tên : Chu Quỳnh Chi

Mã sinh viên : 705601072


Lớp : A2-K70
Khoa : Ngữ Văn
Câu hỏi : Phân tích ý nghĩa lý luận và thực tiễn của bản Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng.
Không thể phủ nhận một điều rằng thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đang phát triển
mạnh, các nước phương Tây đua nhau xâm chiếm thuộc địa, tìm kiếm thị
trường. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm
lược nước ta. Trước họa xâm lăng, nhân dân Việt Nam liên tục đấu tranh, tìm
kiếm kế sách chống lại kẻ thù. Nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị
thực dân Pháp đàn áp. Bước sang thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở
Việt Nam chịu sự tác động của các cuộc cách mạng tư sản, với hai khuynh
hướng chủ yếu là bạo động và bất bạo động do Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh khởi xướng. Cả hai khuynh hướng tạo động lực mới cho nhân dân cả
nước đứng lên chống ngoại xâm. Sau một thời gian liên tục diễn ra, đến cuối
thập niên đầu của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư
sản lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, hoàn toàn bế tắc về đường lối
đấu tranh giải phóng dân tộc. Cương lĩnh xác định chiến lược cách mạng của
Ðảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản”. Cương lĩnh đã xác định rõ sự lựa chọn con đường tiến lên
của cách mạng Việt Nam. Ðây là cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân
lãnh đạo và là cuộc cách mạng không ngừng. Luận điểm cách mạng của Hồ Chí
Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách
mạng Việt Nam dưới ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
*)Cương lĩnh đầu tiên của Đảng :do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và
được Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn
gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ
bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Chánh cương chỉ rõ,
về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm
cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ
chức ra quân đội công nông.
-) Thứ nhất: Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản
nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho
chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa
chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo;
mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.
-) Thứ hai: Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực
hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
*) Về ý nghĩa lý luận: Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về dường lối cứu nước,
đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: cách mạng Việt
Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới -> Đó là
kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng
trong cả nước, sự chuẩn bị tích cực, sáng tạo, bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, sự đoàn kết, nhất trí của những chiến sĩ cách mạng tiên phong vì lợi ích
của giai cấp và dân tộc.
• Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó cũng là kết quả
của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lênin -> Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta
đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng
*) Về ý nghĩa thực tiễn:
• Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã
khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính trị
phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu
cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại,
định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt
Nam. Đường lối đó là kết quả của sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo và có phát triển trong
điều kiện lịch sử mới -> Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất
phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng đã
đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình.
Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do
đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân-không ngừng
củng cố và tăng cường” Chính vì vậy, con đường cách mạng vô sản mà Cương
lĩnh đã khẳng định là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam từ năm 1930
đến nay
• Khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam - con
đường cách mạng vô sản. Con đường duy nhất đúng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người. Sự lựa chọn con đường cách mạng vô
sản phù hợp với nội dung và xu thế của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng
tháng Mười Nga vĩ đại: “Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có
độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng
đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với
sự ra đời của Đảng ta
Quả thực Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo nên từ khi ra đời Đảng
đã trở thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc theo
con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Vì vậy, Người đã
khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số
nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách
mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp
khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta -
Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”. Dưới ánh
sáng soi đường của Cương lĩnh Đảng đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua mọi khó
khăn, thác nghềnh. Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn
giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước
trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn

You might also like