You are on page 1of 2

Câu hỏi: HÓA KEO

1. Sol kỵ nước và sol ưa nước là gì? Mỗi loại cho một ví dụ. Tại sao keo kỵ nước dễ bị keo
tụ?
2. Điểm khác biệt giữa keo đa phân tử và keo đại phân tử là gì? Cho ví dụ. Các hệ keo tập
hợp (associated colloids) khác với hai loại hệ keo ở trên như thế nào?
3. Hệ keo được phân loại như thế nào? (Dựa trên:
a. Trạng thái vật lý của các thành phần
b. Bản chất của môi trường phân tán
c. Tương tác giữa pha phân tán và môi trường phân tán
4. Giải thích những gì quan sát được khi:
a. chiếu chum sáng qua một hệ keo
b. một chất điện ly, NaCl, được cho vào hệ keo hydroxit sắt (III)
c. đặt hệ keo vào điện trường
5. Nhũ tương là gì? Có các loại nhũ tương nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ
6. Khử nhũ tương là gì? Lấy 2 ví dụ về chất khử nhũ tương
7. Hoạt động của xà phòng là do sự nhũ hóa và sự tạo thành mixen. Nhận xét về nhận định
này.
8. Giải thích các thuật ngữ sau:
- Điện di
- Keo tụ
- Hiệu ứng Tyndall
- Thẩm tích
9. Đưa 4 ví dụ khác nhau về hệ nhũ tương
10. Mixen là gì? Cho các ví dụ về mixen
11. Giải thích thuật ngữ sau đây bằng các ví dụ thích hợp
- Sol rượu
- Sol khí
- Hydrosol
12. Nhận xét về phát biểu sau “Hệ keo không phải là một chất mà là trạng thái của chất.

Bài tập: HÓA KEO

Câu 1: Tính bề mặt riêng của một bụi than có khối lượng riêng là 1,8g/cm3 (xem hệ là đơn phân
tán) trong hai trường hợp sau: a) Coi các hạt là hình cầu đường kính là 8.10-3 cm. b) Coi các hạt là
hình lập phương có các cạnh bên là 8.10-3 cm.

Câu 2: Tính hệ số khuếch tán của hạt thủy ngân trong không khí ở nhiệt độ 283 K biết bán kính
hạt r = 210-6 m, độ nhớt của không khí  = 1,7610-5 N.s /m2

Câu 3. Bằng phương pháp siêu hiển vi trong thể tích 13,3  10-12 m3 một keo khí người ta đếm
được 50 điểm nhấp nháy, mỗi điểm ứng với một hạt dầu. Biết keo có nồng độ khối lượng C = 25
 10-3 g/m3; khối lượng riêng của dầu là 0,9  106 g/m3. Hãy xác định bán kính trung bình của hạt
dầu.
Câu 4: Tính tốc độ sa lắng của các hạt cao lanh (có dạng hình cầu) của huyền phù cao lanh trong
nước ở 288 K. Bán kính hạt bằng 2.10-6 m, khối lượng riêng của cao lanh bằng 2,5.103 kg/m3, độ
nhớt của nước bằng 1,14.10-3 N.s/m2.

Câu 5: Người ta điều chế keo As2S3 từ phản ứng 2H3AsO3 + 3H2S = As2S3  + 6H2O
a) Viết sơ đồ mixen keo thu được khi cho dư H2S.
b) Viết sơ đồ mixen keo thu được khi cho dư H3AsO3. Các keo thu được sẽ dịch chuyển về điện
cực nào nếu đặt hệ vào điện trường? Vì sao?
c) Tính thể tích dung dịch Al2(SO4)3 0,01M cần để keo tụ keo tụ 100ml hệ keo trên, biết ngưỡng
keo tụ của Al2(SO4)3 đối với keo trên là  = 96.10-6 mol/L.
d) Tính ngưỡng keo tụ nếu thay chất điện ly Al2(SO4)3 bằng NaCl

You might also like