You are on page 1of 148

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Nguyễn Đình Huy (Chủ biên)


Nguyễn Quốc Lân, Lê Xuân Đại

TOÁN CAO CẤP


GIẢI TÍCH HÀM MỘT BIẾN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


TP HỒ CHÍ MINH 2015
51
89/176-05 Mã số: 8I092M5
GD-05
Lời nói đầu

Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa TpHCM.
Trong biên soạn không thể tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn mong bạn đọc cho ý kiến. Mọi góp ý
gửi về địa chỉ: ytkadai@hcmut.edu.vn
Ngày 13 tháng 01 năm 2014
Nhóm tác giả
Mục lục

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i

Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ii

Chương 1. GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.1. Khái niệm dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.2. Giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.3. Giới hạn của dãy đơn điệu. Định lý Weierstrass . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.4. Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.5. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

Lời giải bài tập chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

Chương 2. GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN . . . . . . . . 18

2.1. Giới hạn của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

2.2. Giới hạn vô cùng bé của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.3. Giới hạn vô cùng lớn của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

2.4. Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

2.5. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

Chương 3. ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN . . . . . . . . . . . . . . . 32

3.1. Khái niệm đạo hàm của hàm một biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

3.2. Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

3.3. Vi phân của hàm một biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

3.4. Tìm giới hạn dạng vô định theo qui tắc L’ Hopital . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

3.5. Khai triển Taylor - Maclaurin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

3.6. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48

3.7. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

Chương 4. PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN . . . . . . . . . . . . . . . 54

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54


MỤC LỤC 1

4.2. Phương pháp tính tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

4.3. Tích phân của những hàm hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

4.4. Tích phân của hàm vô tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

4.5. Tích phân của hàm lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64

4.6. Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

4.7. Phương pháp tính tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

4.8. Tích phân suy rộng loại 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

4.9. Tích phân suy rộng loại 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

4.10. Ứng dụng của tích phân. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85

4.11. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93

Chương 5. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . 94

5.1. Phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94

5.2. Bài tập phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106

5.3. Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107

5.4. Bài tập phương trình vi phân cấp hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113

5.5. Hệ phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114

5.6. Bài tập hệ phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121

CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM GIỮA KỲ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124

6.1. Đề thi giữa kỳ giải tích 1- Ca 1 năm 2012-2013 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124

CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130

7.1. Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 1 năm học 2013-2014 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130

7.2. Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130

CHƯƠNG TRÌNH MATLAB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 142

Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144


Chương1

GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

1.1. Khái niệm dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2


1.2. Giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3. Giới hạn của dãy đơn điệu. Định lý Weierstrass. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4. Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.5. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Lời giải bài tập chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

1.1 Khái niệm dãy số

Diện tích hình tròn được xấp xỉ bởi diện tích của những đa giác đều

Tính gần đúng diện tích của hình tròn có bán kính R

Hình 1.1: Diện tích hình tròn được xấp xỉ bởi diện tích của những đa giác đều

A = lim An = πR2 .
n→∞
1.1 Khái niệm dãy số 3

1.1.1 Định nghĩa dãy số

Định nghĩa 1.1. Ánh xạ f : N −→ R từ tập hợp số tự nhiên lên tập hợp số thực R được gọi là dãy
số.

Dãy số được kí hiệu là (xn ). xn được gọi là phần tử tổng quát thứ n của dãy số.
1 1 1
Ví dụ 1.1.1. Cho dãy (xn ) với xn = thì x1 = 1, x2 = , . . . , xn = , . . .
n 2 n

1.1.2 Sự biểu diễn hình học của dãy số

Phương pháp thứ nhất.


Dãy số (xn ) được biểu diễn bằng đồ thị của nó từ những điểm (n, xn ).

Hình 1.2: Biểu diễn dãy số trên mặt phẳng

Phương pháp thứ hai.


Dãy số (xn ) được biểu diễn bởi những điểm của trục Ox

Hình 1.3: Biểu diễn dãy số trên trục số thực

1.1.3 Tính chất của dãy số

1. Tính tăng và tính giảm.

Định nghĩa 1.2. Dãy số (xn ) được gọi là dãy tăng (dãy giảm) nếu như với mọi n ∈ N luôn có bất
đẳng thức xn < xn+1 (xn > xn+1 ).

Định lý 1.1: Bất đẳng thức Bernoulli.

Nếu số h > −1 và h 6= 0 thì luôn có bất đẳng thức (1 + h)n > 1 + nh với mọi số tự nhiên n > 2.

1 n
 
Ví dụ 1.1.2. Dãy xn = 1 + , (n ∈ N) là dãy tăng.
n
4 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

 n
1 xn+1
Chứng minh. Vì xn = 1+ > 0 nên ta chỉ cần chứng minh xn > 1. Ta có
n
!n+1 n+1
1 n+1
(1 + n+1 ) ( n+2
n+1 )
n+1 n+2
n2 + 2n

xn+1 n+1 n+1 n+1
= = = . = . =
xn (1 + n1 )n ( n+1
n )
n n+1
n
n n2 + 2n + 1 n

 n+1  
1 n+1 1 n+1 n n+1
= 1− . > 1− . = . =1
(n + 1)2 n n+1 n n+1 n

Như vậy xn < xn+1 


 n+1
1
Ví dụ 1.1.3. Dãy số xn = 1+ , (n ∈ N) là dãy giảm.
n

xn
Chứng minh. Vì xn = (1 + n1 )n+1 > 0 nên ta chỉ cần chứng minh > 1. Ta có
xn+1
!n+2 n+2
(1 + n1 )n+1 ( n+1 n+1 n+1
n2 + 2n + 1

xn n ) n n n
= 1 n+2 = = . = . =
xn+1 (1 + n+1 ) ( n+2
n+1 )
n+2 n+2
n+1
n+1 n2 + 2n n+1

 n+2  
1 n 1 n n+1 n
= 1+ . > 1+ . = . = 1.
n(n + 2) n+1 n n+1 n n+1

Như vậy xn > xn+1 

2. Tính bị chặn.

Định nghĩa 1.3. Dãy số (xn ) ⊂ R được gọi là bị chặn trên (dưới), nếu như tồn tại số ∃M ∈ R (m ∈ R),
sao cho với mọi ∀n ∈ N luôn có xn 6 M (xn > m).

Số M (m) được gọi là cận trên (cận dưới) của dãy (xn ).

Định nghĩa 1.4. Dãy số (xn ) ⊂ R được gọi là bị chặn, nếu nó bị chặn trên và chặn dưới có nghĩa là
nếu như tồn tại số ∃M, m ∈ R sao cho với mọi ∀n ∈ N luôn có m 6 xn 6 M.

Định nghĩa 1.5. Dãy số (xn ) ⊂ R được gọi là không bị chặn trên (dưới), nếu như với mọi số
∀M ∈ R (m ∈ R), tồn tại số hạng của dãy số xn0 sao cho xn0 > M (xn0 < m).

1 n+1
 
Ví dụ 1.1.4. Dãy số xn = 1 + (n ∈ N) bị chặn dưới bởi số m = 0, và bị chặn trên bởi số
n
M = (1 + 1)2 = 4.

Chứng minh.
Vì dãy này là dãy giảm nên với mọi ∀n ∈ N luôn có xn 6 x1 = 4.
Với mọi ∀n ∈ N ta có xn > 0

Ví dụ 1.1.5. Dãy số xn = (1 + n1 )n , (n ∈ N) bị chặn dưới bởi số m = 0 và bị chặn trên bởi số M = 4.

1 n 1 n+1
   
Chứng minh. Với mọi ∀n ∈ N luôn có xn > 0, và xn = 1 + < 1+ 6 4
n n
1.2 Giới hạn của dãy số 5

Hình 1.4: Ý nghĩa hình học của giới hạn của dãy số

1.2 Giới hạn của dãy số

1.2.1 Những khái niệm cơ bản

Định nghĩa 1.6. Số a ∈ R được gọi là giới hạn của dãy (xn ) ⊂ R, nếu như với mọi ∀ε > 0 tồn tại
số N = N (ε) sao cho với mọi ∀n > N luôn có bất đẳng thức |xn − a| < ε.

Chú ý. Nếu số a ∈ R là giới hạn của dãy (xn ) ⊂ R thì ta viết là lim xn = a.
n→∞

Định nghĩa 1.7. Dãy số (xn ) ⊂ R có giới hạn hữu hạn a ∈ R được gọi là dãy hội tụ đến a. Khi đó
ta viết là xn → a.

Định nghĩa 1.8. Dãy số (xn ) ⊂ R được gọi là phân kỳ nếu như mọi số ∀a ∈ R không là giới hạn
của dãy số này, có nghĩa là a không tồn tại hoặc bằng ∞.

1.2.2 Tính chất của giới hạn hữu hạn của dãy số

Định lý 1.2

Mọi dãy hội tụ (xn ) ⊂ R đều bị chặn.

Chú ý. Điều ngược lại không đúng. Ví dụ dãy an = (−1)n bị chặn nhưng phân kỳ.
Định lý 1.3

Nếu dãy số (xn ) ⊂ R có giới hạn hữu hạn a thì giới hạn đó là duy nhất.

Định lý 1.4

Nếu dãy số (xn ) ⊂ R và (yn ) ⊂ R có giới hạn hữu hạn tương ứng là a và b thì:

1. lim |xn | = |a|.


n→∞

2. lim (xn ± yn ) = a ± b
n→∞

3. lim (xn .yn ) = a.b.


n→∞
xn a
4. Nếu bổ sung thêm điều kiện b 6= 0 thì ta có lim = .
n→∞ yn b

1.2.3 Những giới hạn cơ bản


6 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

Những giới hạn cơ bản


1. lim q n = 0, |q| < 1. lnp n
n→∞ 6. lim = 0, ∀p, ∀α > 0.
n→∞ nα
1 √
2. lim = 0, α > 0. 7. lim n np = 1, ∀p.
n→∞ nα n→∞

1 √
n
3. lim = 0, α > 0. 8. lim a = 1, a > 0.
n→∞
n→∞ lnα n

1 n

1
4. lim n = 0. 9. lim 1+
= e.
n→∞ e n→∞ n
np  a n
5. lim = 0, ∀p. 10. lim 1 + = ea , ∀a.
n→∞ en n→∞ n

Chú ý. Với p, α > 0, a > 1, khi n → ∞ thì lnp n << nα << an << n! << nn

1.2.4 Định lý kẹp

Định lý 1.5

Nếu (
xn 6 yn 6 zn , ∀n > n0
lim xn = lim zn = a
n→∞ n→∞

thì lim yn = a.
n→∞

Hình 1.5: Hình ảnh minh họa định lý kẹp

7n
Ví dụ 1.2.1. Tìm giới hạn lim .
n→∞ nn

Giải. Ta có  n
7n 7
0< n < , ∀n > 8.
n 8
 n
7 7n
mà lim = 0 nên lim n = 0.
n→∞ 8 n→∞ n

1.2.5 Giới hạn vô cùng của dãy số

Định nghĩa 1.9. Số +∞(−∞; ∞) được gọi giới hạn của dãy số (xn ) ⊂ R, nếu như với mọi ∀M > 0 tồn
tại số N = N (M ) > 0 sao cho với mọi ∀n > N luôn có bất đẳng thức xn > M (xn < −M ; |xn | > M ).

1 1
Chú ý. = 0; = ∞
∞ 0
1.2 Giới hạn của dãy số 7

Ví dụ 1.2.2. Dãy số xn = q n (n ∈ N) với q > 1 có giới hạn lim q n = +∞.


n→∞

1
Chứng minh. Vì 0 < q < 1 nên theo giới hạn cơ bản, ta có
 n
1 1
lim = lim n = 0.
n→∞ q n→∞ q

1
Lấy 1 số M > 0 bất kỳ và đặt ε = M > 0, khi đó theo định nghĩa giới hạn thì đối với số ε > 0 này
tồn tại số N = N (ε) > 0 sao cho với mọi ∀n > N luôn có bất đẳng thức | q1n − 0| = q1n < ε = M 1
, có
n n
nghĩa là q > M (∀n > N ). Như vậy lim q = +∞
n→∞

Ví dụ 1.2.3. Dãy số xn = q n (n ∈ N) với q < −1 có giới hạn lim q n = ∞.


n→∞

Chứng minh. Vì 0 < | 1q | < 1 nên theo giới hạn cơ bản, ta có

1 1 1
lim | |n = lim = lim n = 0.
n→∞ q n→∞ |q|n n→∞ |q |

1
Lấy 1 số M > 0 bất kỳ và đặt ε = M > 0, khi đó theo định nghĩa giới hạn thì đối với số ε > 0 này
tồn tại số N = N (ε) > 0 sao cho với mọi ∀n > N luôn có bất đẳng thức || q1n | − 0| = |q|1n < ε = M
1
, có
n n n
nghĩa là |xn | = |q | = |q| > M (∀n > N ). Như vậy lim q = ∞
n→∞
Chú ý. Số +∞ và −∞ trong trường hợp này không là giới hạn của dãy xn = q n (n ∈ N) với
q < −1. Vì với mọi số chẵn n thì xn = q n > 0, còn với mọi số lẻ n thì xn = q n < 0.

1.2.6 Dãy con

Định nghĩa 1.10. Cho dãy số (xn ) ⊂ R và n1 < n2 < . . . < nk < . . . một dãy số tự nhiên tăng bất
kỳ, khi đó dãy số xn1 , xn2 , . . . , xnk , . . . được gọi là dãy con của dãy (xn ). Dãy con được kí hiệu là
(xnk ).

Định nghĩa 1.11. Số c ∈ R được gọi là giới hạn riêng của dãy (xn ), nếu như tồn tại dãy con
(xnk ) của dãy (xn ), hội tụ đến số c.

Ví dụ 1.2.4. Cho dãy (xn ) với xn = (−1)n . Với n = 2k thì dãy {1, 1, . . . , 1, . . .} được gọi là 1 dãy con
của dãy (xn ) và giới hạn riêng của nó x2k → 1, k → ∞. Với n = 2k + 1 thì dãy {−1, −1, . . . , −1, . . .}
cũng là 1 dãy con của dãy (xn ) và giới hạn riêng của nó x2k+1 → −1, k → ∞.

1.2.7 Mối quan hệ giữa giới hạn riêng và giới hạn của dãy số hội tụ

Nếu như dãy (xn ) hội tụ đến số a, thì với mọi dãy con (xnk ) của dãy (xn ), giới hạn của nó là a.

lim xn = a =⇒ lim xnk = a


n→∞ k→∞

Định lý 1.6

Nếu dãy (xn ) hội tụ thì tất cả giới hạn riêng của dãy (xn ) đều bằng nhau và bằng giới hạn của
dãy số (xn ).

Chú ý. Để chứng minh dãy (xn ) phân kỳ ta làm như sau:


Cách 1. Chỉ ra 2 dãy con hội tụ về 2 giới hạn riêng khác nhau.
Cách 2. Chỉ ra 1 dãy con phân kỳ.
8 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

Ví dụ 1.2.5. Nói chung đối với một số dãy số thì có thể tồn tại những giới hạn riêng khác nhau.

Đối với dãy (xn ) = (−1)n (n ∈ N), dãy con của nó (x2k ) = (−1)2k = 1 và (x2k−1 ) = (−1)2k−1 = −1
có giới hạn riêng lần lượt là 1 và -1. Chúng không bằng nhau.

Ví dụ 1.2.6. Không phải với dãy số nào cũng có giới hạn riêng.

Dãy số 1, 2, . . . , n, . . . không có giới hạn riêng.

1.3 Giới hạn của dãy đơn điệu. Định lý Weierstrass

Định lý 1.7

Nếu dãy số đơn điệu tăng (giảm) (xn ) ⊂ R bị chặn trên (dưới)

x1 6 x2 6 . . . 6 xn 6 . . . 6 y

(x1 > x2 > . . . > xn > . . . > z),

thì nó có giới hạn hữu hạn. Còn nếu như dãy số đơn điệu tăng (giảm) (xn ) ⊂ R không bị chặn
trên (dưới) thì giới hạn của nó là +∞(−∞).

Ví dụ 1.3.1. Chứng minh rằng dãy số (xn ) = (1 + n1 )n (n ∈ N) có giới hạn hữu hạn. Giới hạn này
được kí hiệu là e.

Chứng minh. Như ta đã biết dãy (xn ) trên là dãy tăng và bị chặn trên. Vì vậy theo định lý
Weierstrass tồn tại giới hạn hữu hạn

1 n
 
lim 1 + = e.
n→∞ n

Chú ý. Số e là số siêu việt (không phải là số đại số). Nó không là nghiệm của đa thức với hệ số
nguyên có bậc n > 1.
Số e ≈ 2, 718281828459045, số này còn được gọi là số Neper hay số Ơle.

1.4 Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số

1.4.1 Dùng biến đổi đại số để tìm giới hạn của dãy số

n2 n3
 
Ví dụ 1.4.1. Tìm giới hạn I = lim − 2 .
n→∞ n+1 n +1

Giải.
1
n2 (n2 + 1) − n3 (n + 1) n2 − n3 n −1
I = lim = lim = lim = = −1.
n→∞ (n + 1)(n2 + 1) n→∞ (n + 1)(n2 + 1) n→∞ (1 + 1 )(1 + 1
)
n n2

(n + 1)4 − (n − 1)4
Ví dụ 1.4.2. Tìm giới hạn I = lim .
n→∞ (n2 + 1)2 − (n2 − 1)2

Giải.
(n + 1 − n + 1)(n + 1 + n − 1)((n + 1)2 + (n − 1)2 ) 2n(n2 + 1)
I = lim = lim = ∞.
n→∞ (n2 + 1 − n2 + 1)(n2 + 1 + n2 − 1) n→∞ n2
1.4 Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số 9

1
Ví dụ 1.4.3. Tìm giới hạn I = lim √ .
n→∞ n( n2 − 1 − n)

Giải.

q
1
n2 − 1 + n 1− n2
+1
I = lim = lim = = −2.
n→∞ n(n2 − 1 − n2 ) n→∞ −1

n2 + 1 − n
Ví dụ 1.4.4. Tìm giới hạn I = lim √ √ .
n→∞ n+1− n

Giải.

q q
√ 1
+ 1
+ 1
(n2+1− n2 )(
n + 1 + n) n n2 n
I = lim √ = lim q = 0.
n→∞ (n + 1 − n)( n2 + 1 + n) n→∞
1 + n12 + 1

n2 + 1 − n
Ví dụ 1.4.5. Tìm giới hạn I = lim √ √ .
n→∞ n3 + 1 − n n

Giải.
√ √
q √
(n2+1− 3 n2 )(
n + 1 + n n) n + n13 + n
I = lim √ = lim q = ∞.
n→∞ (n3 + 1 − n3 )( n2 + 1 + n) n→∞ 1
1 + n2 + 1
√ √
4
n3 + n − n
Ví dụ 1.4.6. Tìm giới hạn I = lim √ .
n→∞ n + 2 + n + 1

Giải. q q
4 1 1 1
n + −
n3 n
I = lim q = 0.
n→∞ 2 1 1
1+ n + n + n2

1.4.2 Dùng định lý kẹp tìm giới hạn của dãy số

Ví dụ 1.4.7. Tìm giới hạn


1 + 2 2 + . . . + nn
lim .
n→∞ nn

Giải.
Đặt
1 + 2 2 + . . . + nn
an = .
nn
Khi đó ta có

nn n1 + n2 + . . . + nn nn+1 − n nn − 1 n n
1= 6 an 6 = = . < .
nn nn (n − 1)nn nn n − 1 n−1
n
Vì → 1 nên an → 1 khi n → ∞.
n−1
1
Ví dụ 1.4.8. Tìm giới hạn I = lim √
n→∞ n!

Giải.
n2
Bằng phương pháp qui nạp toán học ta có thể chứng minh được n! > , ∀n ∈ N.
4
1 2 2
Do đó 0 < √ < . Mặt khác lim = 0 nên I = 0.
n! n n→∞ n
10 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ


n
Ví dụ 1.4.9. Tìm giới hạn I = lim n
n→∞

Giải.
Theo công thức nhị thức Newton ta có
√ √ n(n − 1) √ √
n = (1 + ( n n − 1))n = 1 + n( n n − 1) + + ( n n − 1)2 + . . . + ( n n − 1)n .
2
r
n(n−1) √ 2 √ 2
Với mọi ∀n > 1 ta có n > 2 ( n − 1) . Do đó với mọi ∀n > 1, 0 < n − 1 <
n n
.
n−1
r
2 √
Mặt khác lim = 0 nên lim n n − 1 = 0 hay I = 1.
n→∞ n−1 n→∞

Ví dụ 1.4.10. Tìm giới hạn I = lim n a, a > 1.
n→∞

Giải.
Theo công thức nhị thức Newton ta có
√ √ n(n − 1) √ √
a = (1 + ( n a − 1))n = 1 + n( n a − 1) + + ( n a − 1)2 + . . . + ( n a − 1)n .
2
√ √ a
Với a > 1 ta có a > n( n a − 1). Do đó 0 < n a − 1 < .
n
a √
Mặt khác lim = 0 nên lim n a − 1 = 0 hay I = 1.
n→∞ n n→∞

Ví dụ 1.4.11. Tìm giới hạn I = lim q n , |q| < 1.


n→∞

Nếu q = 0 thì I = 0.
1 1
Nếu q 6= 0 thì ta có > 1, do đó = 1 + h, h > 0. Theo bất đẳng thức Bernoulli (1.1) ở trang
|q| |q|
3, ta có
1 1
n
= (1 + h)n > 1 + nh > nh ⇒ 0 < |q|n < .
|q| nh
1
Mặt khác lim = 0 nên I = 0.
n→∞ nh
n
Ví dụ 1.4.12. Tìm giới hạn I = lim , a > 1.
n→∞ an

Theo công thức nhị thức Newton ta có an = (1 + (a − 1))n = 1 + n(a − 1)

n(n − 1)
+ (a − 1)2 + . . . + (a − 1)n .
2

n(n−1) n 2
Với a > 1 ta có an > 2 (a − 1)2 . Do đó 0 < < . Mặt khác
an (n − 1)(a − 1)2
2
lim = 0 nên I = 0.
n→∞ (n − 1)(a − 1)2

(−1)n
Ví dụ 1.4.13. I = lim , α>0
n→+∞ nα

Giải.
Với α > 0 ta có
−1 (−1)n 1
α
6 α
6 α
n n n
−1 1
Mặt khác lim α
= lim α = 0 nên I = 0.
n→∞ n n→∞ n
1.4 Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số 11

1.4.3 Sử dụng giới hạn cơ bản

1 + 7n+2
Ví dụ 1.4.14. Tìm giới hạn của dãy an =
3 − 7n
1 2
7n + 7 1
Chia tử số và mẫu số cho 7n ta được lim an = lim = −49 vì lim = 0.
n→∞ n→∞ 3n − 1 n→∞ 7n
7
2n+2 + 3n+3
Ví dụ 1.4.15. Tìm giới hạn lim
n→∞ 2n + 3 n
Chia tử số và mẫu số cho 3n ta có
4.2n
3n + 33
an = 2n
3n +1
4.2n
n + 33 2n
Do đó lim an = lim 3 n = 27 vì lim n = 0.
n→∞ n→∞ 2n +1 n→∞ 3
3
5.2n − 3.5n+1
Ví dụ 1.4.16. Tìm giới hạn lim
n→∞ 100.2n + 2.5n

Chia tử số và mẫu số cho 5n ta có


5.2n
5n − 3.5
an = 100.2n
5n + 2
5.2n n
5n − 3.5 15 2
Do đó lim an = lim 100.2n =− vì lim n = 0.
n→∞ n→∞
5n + 2
2 n→∞ 5

(−1)n .6n − 5n+1


Ví dụ 1.4.17. Tìm giới hạn lim
n→∞ 5n − (−1)n .6n+1

Chia tử số và mẫu số cho (−6)n ta có


5.5n
1− (−6)n
an = 5n
(−6)n −6
5.5n
1− (−6)n 1
Do đó lim an = lim 5n =−
n→∞ n→∞
(−6)n −6 6
5n
vì lim = 0.
n→∞ (−6)n

2n + 3−n
Ví dụ 1.4.18. Tìm giới hạn lim
n→∞ 2−n − 3n

Chia tử số và mẫu số cho 3n ta có


2n 1
3n + 9n
an = 1
6n − 1
2n 1
3n + 9n 2n 1 1
Do đó lim an = lim 1 = 0 vì lim = lim n = lim n = 0.
n→∞ n→∞ n − 1 n→∞ 3n n→∞ 9 n→∞ 6
6
(−1)n + n1
Ví dụ 1.4.19. Tìm giới hạn lim 1
n→∞
n2
− (−1)n

Chia tử số và mẫu số cho (−1)n ta có


(−1)n
1+ n
an = (−1)n
n2
−1
(−1)n
1+ n
Do đó lim an = lim n = −1 vì
n→∞ n→∞ (−1) −1
n2
(−1)n (−1)n
lim = lim = 0.
n→∞ n n→∞ n2
12 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

1.4.4 Dùng định lý Weierstrass về sự tồn tại giới hạn của dãy đơn điệu
1 1 1
Ví dụ 1.4.20. Chứng minh rằng dãy an = + 2 + ... + n hội tụ.
5+1 5 +1 5 +1

Giải.
Dãy an là dãy đơn điệu tăng. Thật vậy, vì
1
an+1 = an +
5n+1 +1

nên an+1 > an .


Dãy an bị chặn trên. Thật vậy
1 1

 
1 1 1 1 1 1 5 5n+1 1 1 1
an = + 2 + ... + n < + 2 + ... + n = = 1− n < .
5+1 5 +1 5 +1 5 5 5 1 − 51 4 5 4

Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.
1 1 1
Ví dụ 1.4.21. Chứng minh rằng dãy an = + 2 + ... + n hội tụ.
3+1 3 +2 3 +n

Giải.
Dãy an là dãy đơn điệu tăng. Thật vậy, vì
1
an+1 = an +
3n+1 +n+1

nên an+1 > an .


Dãy an bị chặn trên. Thật vậy
1 1

 
1 1 1 1 1 1 3 3n+1 1 1 1
an = + 2 + ... + n < + 2 + ... + n = = 1− n < .
3+1 3 +2 3 +n 3 3 3 1 − 13 2 3 2

Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.
2n
Ví dụ 1.4.22. Chứng minh rằng dãy an = hội tụ và tìm giới hạn của nó.
n!

Giải. Dãy an là dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, vì


2n+1
an+1 (n+1)! 2
= 2n = < 1, ∀n > 1.
an n!
n+1

nên an+1 < an .


Dãy an bị chặn dưới bởi 0 vì an > 0. Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu giảm và bị chặn dưới nên
nó hội tụ.
2
Giả sử lim an = a. Ta có an+1 = an . Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi n → ∞ ta
n→∞ n+1
được
2
lim an+1 = lim . lim an .
n→∞ n→∞ n + 1 n→∞

2n
Do đó a = 0.a ⇒ a = 0. Vậy lim = 0.
n→∞ n!
√ √
Ví dụ 1.4.23. Cho dãy a1 = 2, an+1 = 2an . Chứng minh rằng dãy (an ) hội tụ và tìm giới hạn
của nó.
1.4 Các phương pháp tìm giới hạn của dãy số 13

Giải.
Dãy an là dãy đơn điệu tăng vì a1 < a2 < a3 < . . . .
Ta sẽ chứng minh dãy an bị chặn trên bởi 2.
√ √ √
Thật vậy, a1 = 2, a2 = 2a1 < 2.2 = 2.
Giả sử đã chứng minh được rằng an 6 2. Ta sẽ chứng minh an+1 6 2.
√ √
Thật vậy, an+1 = 2an 6 2.2 = 2. Vậy theo nguyên lý qui nạp ta có an 6 2, ∀n ∈ N
Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.

Giả sử lim an = a. Ta có an+1 = 2an ⇒ a2n+1 = 2an . Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi
n→∞
n → ∞ ta được
lim a2 = 2. lim an .
n→∞ n+1 n→∞

Do đó a2 = 2.a ⇒ a = 0
W
a = 2. Vì an > 2 nên a = 2. Vậy lim an = 2.
n→∞
r
√ √ √
p q
Ví dụ 1.4.24. Cho dãy x1 = a, x2 = a + a, . . . , xn = a+ a + ... + a, a > 0. Chứng
| {z }
n dấu căn
minh rằng dãy (xn ) hội tụ và tìm giới hạn của nó.

Giải. Dãy an là dãy đơn điệu tăng vì x1 < x2 < x3 < . . . . Ta sẽ chứng minh dãy xn bị chặn trên

bởi a + 1.
√ √ p √ p √ p √ √
Thật vậy, x1 = a < a + 1, x2 = a + a < a + a + 1 < a + 2 a + 1 = a + 1.
√ √
Giả sử đã chứng minh được rằng xn 6 a + 1. Ta sẽ chứng minh xn+1 6 a + 1.
√ p √ p √ √
Thật vậy, xn+1 = a + xn < a + a + 1 < a + 2 a + 1 = a + 1. Vậy theo nguyên lý qui

nạp ta có xn 6 a + 1, ∀n ∈ N
Như vậy, dãy xn đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.

Giả sử lim xn = x. Ta có xn+1 = a + xn ⇒ x2n+1 = a + xn .
n→∞
Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi n → ∞ ta được

lim x2n+1 = a + lim xn .


n→∞ n→∞
√ √ √
1− 1 + 4a W 1 + 1 + 4a 1 + 1 + 4a
Do đó x2= a+x ⇒ x = x = . Vì xn > 0 nên x = . Vậy
√ 2 2 2
1 + 1 + 4a
lim xn = .
n→∞ 2

1.4.5 Sử dụng giới hạn của số e

Sử dụng giới hạn của số e tính giới hạn dạng 1∞

 n
1
lim 1+ =e
n→∞ n

1 un
 
Nếu lim un = ∞ thì lim 1 + =e
n→∞ n→∞ un

 n
1
Ví dụ 1.4.25. Tìm giới hạn lim 1 + , k∈N
n→∞ n+k
14 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

Giải.
 n  (n+k). n
1 1 n+k
lim 1 + = lim 1 + = e1 = e.
n→∞ n+k n→∞ n+k
 n
n
Ví dụ 1.4.26. Tìm giới hạn lim .
n→∞ n+1

Giải.
 n −(n+1). n

1 1 −(n+1)
lim 1 − = lim 1 − = e−1 .
n→∞ n+1 n→∞ n+1
1 n
 
Ví dụ 1.4.27. Tìm giới hạn lim 1 + .
n→∞ 2n

Giải.
 n
1 n 1 2n. 2n
  
1
lim 1 + = lim 1 + = e2 .
n→∞ 2n n→∞ 2n
n
2 +1 2
 n
Ví dụ 1.4.28. Tìm giới hạn lim .
n→∞ 2n
2n 2n
2n + 1
 
1
lim = lim 1+ n = e.
n→∞ 2n n→∞ 2

1.4.6 Chứng minh dãy số phân kỳ

Để chứng minh dãy (xn ) phân kỳ ta làm như sau:


Cách 1. Chỉ ra 2 dãy con hội tụ về 2 giới hạn riêng khác nhau.
Cách 2. Chỉ ra 1 dãy con phân kỳ.
2n + 3
Ví dụ 1.4.29. Chứng minh rằng dãy an = (−1)n phân kỳ.
3n + 1

Giải. Xét 2 dãy con với chỉ số chẵn và lẻ ta có


2.2k + 3 2
a2k = (−1)2k → ,
3.2k + 1 3
2.(2k + 1) + 3 2
a2k+1 = (−1)2k+1 →−
3.(2k + 1) + 1 3
khi k → ∞. Vậy tồn tại 2 dãy con có giới hạn khác nhau nên dãy đã cho phân kỳ.

1.4.7 Tóm tắt các khái niệm cơ bản của chương 1

Giới hạn của dãy số

1. Những giới hạn cơ bản

2. Định lý kẹp

3. Định lý Weierstrass

4. Giới hạn của số e

5. Dùng mối quan hệ giữa giới hạn riêng và giới hạn của dãy số chứng minh dãy số phân kỳ
1.5 Bài tập 15

1.5 Bài tập

Bài tập 1.5.1. Tìm giới hạn của các dãy số sau
  3n+2
2n + 1 n−5 sin(n3 )
1. lim 13. lim √
n→+∞ ln(1 + 5 n3 + 1)
n→∞ n+3
√ √
2. lim n( n 2 − 1) 14. lim n( n 6 − 1)
n→∞ n→∞

cos(n2 ) ln(n2 − n + 1)
3. lim √ 15. I = lim
n→∞ ln(1 + 4 n) n→∞ ln(n10 + n + 1)

2 n
 
4. lim 1 + lg 2 10n
n→∞ n 16. I = lim
n→∞ lg 2 n

5. lim n n4 + 5n
n→∞ ln(n2 + 2n cos n + 1)
√ 17. I = lim
6. lim n n5 + 7n n→∞ 1 + ln(n + 1)
n→∞

cos(n4 ) 18. I = lim n n2 .3n + 4n
n→∞
7. lim √
n→∞ ln(1 + 4 n3 + 2n) p
19. I = lim n
n + (−1)n
n→∞
ln(n2 + 3)
8. lim √
n→∞ ln(2n3 + n)
r
n 5n + 1
√ 20. I = lim
sin n n→∞ n+5
9. lim √
n→∞ n r
n 2n2 − 5n + 3
√ 21. I = lim
10. lim n 2n + 3n n→∞ n5 + 1
n→∞
r
n nπ n n4 + 3 n
11. lim cos 22. I = lim
n→∞ n + 1 2 n→∞ n + 5n
n+ (−1)n q

12. lim
p
n→∞ n − (−1)n 23. I = 6 + 6 + 6 + ...

Bài tập 1.5.2. Sử dụng định lý Weierstrass về sự tồn tại giới hạn của dãy đơn điệu:

1. Tìm giới hạn của dãy an được xác định như sau: 0 < a1 < 1, an+1 = an (2 − an ), ∀n > 1.
√ √
2. Cho dãy a1 = k 5, an+1 = k 5an , k ∈ N. Chứng minh rằng dãy (an ) hội tụ và tìm giới hạn của
nó.
n!
3. Chứng minh rằng dãy an = hội tụ và tìm giới hạn của nó.
nn

Lời giải bài tập chương 1


  3n+2
2n + 1 n−5
1.5.1 1. lim =8
n→∞ n+3

2. lim n( n 2 − 1) = ln 2
n→∞

cos(n2 )
3. lim √ =0
n→∞ ln(1 + 4 n)
 n
2
4. lim 1 + = e2
n→∞ n

5. lim n n4 + 5n = 5
n→∞
16 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ


n
6. lim n5 + 7 n = 7
n→∞

cos(n4 )
7. lim √ =0
n→∞ ln(1 + 4 n3 + 2n)

ln(n2 + 3) 2
8. lim √ =
n→∞ ln(2n3 + n) 3

sin n
9. lim √ =0
n→∞ n

10. lim n 2n + 3n = 3
n→∞
n nπ
11. lim cos Không tồn tại
n→∞ n+1 2
n + (−1)n
12. lim =1
n→∞ n − (−1)n

sin(n3 )
13. lim √ =0
n→+∞ ln(1 + 5 n3 + 1)

14. lim n( n 6 − 1) = ln 6
n→∞

ln(n2 (1 − n1 + n12 )) 2 ln(n) + ln(1 − n1 + n12 )


15. I = lim = lim .
n→∞ ln(n10 (1 + 19 + 110 )) n→∞ 10 ln(n) + ln(1 + 19 + 110 )
n n n n
1
Chia tử số và mẫu số cho ln n ta được I =
5
 2
lg(n) + lg10
16. I = lim
n→∞ lg(n)
Chia tử số và mẫu số cho lg(n) ta được I = 1
ln(n2 (1 + 2 cos
n
n
+ n12 )) 2 ln(n) + ln(1 + 2 cos
n
n
+ n12 )
17. I = lim = lim .
n→∞ 1 + ln(n(1 + n1 )) n→∞ 1 + ln(n) + ln(1 + n1 )
Chia tử số và mẫu số cho ln n ta được I = 2
2 n
ln(n2 .3n + 4n ) ln(4n ( n 4.3
n + 1))
lim lim
18. I = lim (n2 .3n + 4n )1/n = en→∞ n = e n→∞
n =
n→∞
2 n
n ln(4) + ln( n 4.3
n + 1)
lim
e n→∞
n = eln 4 = 4.
(−1)n n
ln(n + (−1)n ) ln(n(1 + n )) ln(n) + ln( (−1)
n + 1)
lim lim lim
19. I = lim (n+(−1)n )1/n = en→∞ n = en→∞ n = en→∞ n =
n→∞
e0 = 1.
24
 1/n ln(5 − n+5 )
5n + 1 lim
20. I = lim = en→∞ n = e0 = 1.
n→∞ n+5
2n2 − 5n + 3
 
ln
1/n n5 + 1ln(2n2 − 5n + 3) − ln(n5 + 1)
2n2 − 5n + 3

lim lim
21. I = lim = en→∞ = en→∞n n =
n→∞ n5 + 1
5n 3 1
ln(2n2 ) + ln(1 − 2n 5
2 + 2n2 ) − ln(n ) − ln(1 + n5 )
lim
e n→∞
n = e0 = 1.
 4
n + 3n

ln
 4 n 1/n
 n + 5n ln(n4 + 3n ) − ln(n + 5n )
n +3 lim lim
22. I = lim = e n→∞
n = e n→∞
n =
n→∞ n + 5n
4
ln(3n ) + ln( 3nn + 1) − ln(5n ) + ln( 5nn + 1)
lim 3 3
en→∞ n = eln 5 =
5

q p
23. I = 6 + 6 + 6 + . . . = 3
Lời giải bài tập chương 1 17

1.5.2 1. Đầu tiên ta sẽ chứng minh an bị chặn, cụ thể là 0 < an < 1. Thật vậy, ta có 0 < a1 < 1.
Giả sử đã chứng minh được rằng 0 < an < 1. Ta sẽ chứng minh 0 < an+1 < 1. Thật vậy, an+1 =
an (2 − an ) = 1 − (1 − an )2 . Do 0 < (1 − an )2 < 1 nên 0 < an+1 < 1. Vậy theo nguyên lý qui nạp ta có
0 < an+1 < 1, ∀n ∈ N.
an+1
Bây giờ ta sẽ chứng minh dãy an đơn điệu tăng. Thậy vậy an+1 = an (2 − an ) ⇒ = 2 − an > 1. Từ
an
đó an+1 > an . Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ. Giả sử lim an = a.
n→∞
Ta có an+1 = an (2 − an ). Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi n → ∞ ta được lim an+1 =
W n→∞
lim an . lim (2 − an ). Do đó a = a.(2 − a) ⇒ a = 0 a = 1. Vì an > a0 > 0 và an đơn điệu tăng nên
n→∞ n→∞
a = 1. Vậy lim an = 1.
n→∞

k−1
2. Dãy an là dãy đơn điệu tăng vì a1 < a2 < a3 < . . . . Ta sẽ chứng minh dãy an bị chặn trên bởi 5.
√ √ 1 1 1 √ √
Thật vậy, a1 = k 5, a2 = k 5a1 = 5 k + k2 < 5 k−1 = k−1 5. Giả sử đã chứng minh được rằng an 6 k−1
5.
√ √ 1 1 1 √
Ta sẽ chứng minh an+1 6 k−1 5. Thật vậy, an+1 = k 5an 6 5 k + k(k−1) = 5 k−1 = k−1 5.

Vậy theo nguyên lý qui nạp ta có an 6 k−1 5, ∀n ∈ N
Như vậy, dãy an đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.

Giả sử lim an = a. Ta có an+1 = k 5an ⇒ akn+1 = 5an . Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi n → ∞
n→∞
ta được
lim akn+1 = 5. lim an .
n→∞ n→∞
k

k−1
√ √ √
5. Vì an > 5 nên a = k−1 5. Vậy lim an = k−1 5.
k
W
Do đó a = 5.a ⇒ a = 0 a =
n→∞

3. Dãy an là dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, vì


(n+1)!
an+1 (n+1)n+1 nn
= n!
= < 1,
an nn
(n + 1)n

nên an+1 < an .


Dãy an bị chặn dưới bởi 0 vì an > 0. Dãy an đã cho đơn điệu giảm và bị chặn dưới nên nó hội tụ.
nn
Giả sử lim an = a. Ta có an+1 = .an . Lấy giới hạn 2 vế của đẳng thức này khi n → ∞ ta được
n→∞ (n + 1)n

nn
lim an+1 = lim . lim an .
n→∞ n→∞ (n + 1)n n→∞

n!
Do đó a = e−1 .a ⇒ a = 0. Vậy lim = 0.
n→∞ nn
Chương2

GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC


CỦA HÀM MỘT BIẾN

2.1. Giới hạn của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18


2.2. Giới hạn vô cùng bé của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3. Giới hạn vô cùng lớn của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.4. Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.5. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

2.1 Giới hạn của hàm số

Lý thuyết tương đối của Albert Einstein

Nếu L0 là khoảng cách từ người đứng yên đến vật đang đứng yên, L là khoảng cách từ người
đứng yên đến vật đang chuyển động với vận tốc v(m/s) thì ta có công thức
r
v2
L = L0 . 1 − 2 ,
c

ở đây c là vận tốc ánh sáng. Câu hỏi: Nếu vật chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh
sáng thì khoảng cách L sẽ như thế nào?

Theo yêu cầu bài toán chúng ta cần tìm


r r
v2 c2
lim L0 . 1 − 2 = L0 . 1 − 2 = 0
v→c c c

Kết luận: Nếu vật chuyển động với vận tốc càng gần với vận tốc ánh sáng, thì khoảng cách giữa
người đứng yên và vật chuyển động càng gần về 0.

2.1.1 Định nghĩa điểm giới hạn

Cho X ⊂ R là 1 tập hợp số nào đó, còn a ∈ R là 1 số cố định nào đó.


2.1 Giới hạn của hàm số 19

Hình 2.1: Chuyển động của vật với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng

Định nghĩa 2.1. Nếu số a ∈ R là điểm giới hạn của tập hợp X ⊂ R, thì tồn tại dãy số (xn ) ⊂ X \ a
hội tụ về điểm a này xn → a.

Định nghĩa 2.2. Tập hợp (a − ε, a + ε), với ε > 0 là số tùy ý, được gọi là lân cận của a. Kí hiệu
O(a, ε).

2.1.2 Định nghĩa giới hạn của hàm số

Cho hàm số f (x) xác định trên tập hợp X ⊂ R và a ∈ R là điểm giới hạn của tập hợp X này.

Định nghĩa 2.3. Số A ∈ R được gọi là giới hạn của hàm số f (x) khi x → a, nếu như với mọi dãy
∀(xn ) ⊂ X \ a hội tụ về a : xn → a, dãy giá trị của hàm số tương ứng hội tụ về A : f (xn ) → A.

Ví dụ 2.1.1. Giới hạn của hàm số f (x) = x+1, khi x → 0 là 1 vì với ∀xn → 0 thì f (xn ) = xn +1 → 1.

ln n
Ví dụ 2.1.2. Tìm giới hạn I = lim
n→∞ n

ln n 1/n
Giải. lim = lim = 0(theo L’ Hopital) ⇒ SAI vì KHÔNG TỒN TẠI (ln n)0 , (n)0 , n ∈ N.
n→∞ n n→∞ 1
ln x 1/x
Cách giải đúng. lim = lim = 0(theo L’ Hopital). Do đó theo định nghĩa giới hạn của
x→∞ x x→∞ 1
ln n
hàm số với xn = n → ∞, ta có f (xn ) = → 0. Vậy I = 0.
n
Chú ý. Nếu tồn tại 2 dãy (xn ), (yn ) cùng hội tụ về a nhưng f (xn ), f (yn ) tiến tới 2 giới hạn khác
nhau thì KHÔNG TỒN TẠI giới hạn lim f (x).
x→a

1
Ví dụ 2.1.3. Tìm I = lim sin
x→0 x

1 1
Giải. Xét 2 dãy xn = 2πn+ π2 → 0 và yn = nπ → 0. Ta có lim f (xn ) = lim sin(2πn + π2 ) =
n→∞ n→∞
lim sin( π2 ) = 1 và lim f (yn ) = lim sin(πn) = 0. Vậy @I.
n→∞ n→∞ n→∞
20 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

2.1.3 Giới hạn của hàm số từ một phía

Xa+ = {x ∈ X \ x > a}, Xa− = {x ∈ X \ x < a}. Cho hàm số f (x) xác định trên tập hợp X ⊂ R
còn a ∈ R là điểm giới hạn của tập hợp Xa+ (Xa− ).

Định nghĩa 2.4. Số A ∈ R được gọi là giới hạn của hàm số f (x) khi x → a từ bên phải (từ bên trái)
nếu như lim f (x) = A ( lim f (x) = A)
x→a,x∈Xa+ x→a,x∈Xa−

Chúng được kí hiệu là lim f (x), f (a + 0) và lim f (x), f (a − 0)


x→a+0 x→a−0

Ví dụ 2.1.4.

1,
 x>0
f (x) = signx = 0, x=0

−1, x<0

Giải. Dễ dàng thấy rằng

f (0 + 0) = lim f (x) = 1
x→0+0

còn

f (0 − 0) = lim f (x) = −1.


x→0−0

Cho a ∈ R là điểm giới hạn của tập hợp Xa+ = {x ∈ X \ x > a} và tập hợp Xa− = {x ∈ X \ x < a}.
Khi đó a cũng là điểm giới hạn của tập hợp X. Khi đó ta có định lý sau:
Định lý 2.1

Đẳng thức lim f (x) = A tương đương với 2 đẳng thức sau
x→a


 lim f (x) = A
x→a+0
 lim f (x) = A
x→a−0

2.1.4 Tính chất của giới hạn của hàm số

Định lý 2.2

Nếu hàm số f (x) và g(x) với cùng 1 tập xác định X ⊂ R có giới hạn hữu hạn khi x → a :
lim f (x) = A và lim g(x) = B thì ta có đẳng thức
x→a x→a

lim [f (x) ± g(x)] = A ± B


x→a

lim [f (x).g(x)] = A.B


x→a

f (x) A
Nếu có thêm điều kiện B 6= 0 thì lim =
x→a g(x) B
2.2 Giới hạn vô cùng bé của hàm số 21

Phân loại giới hạn của hàm số


Các dạng không phải vô định
a a ∞
= ∞(a 6= 0); = 0; = ∞;
0 ∞∞ a
a.∞ = ∞(a 6= 0); q = 0(|q| < 1).

7 dạng vô định trong giới hạn hàm số


∞ 0
, , ∞ − ∞ , 0.∞ ,1∞ , ∞0 , 00
∞ 0

Tính chất của giới hạn của hàm số

1. Nếu hàm số f (x) khi x → a có giới hạn hữu hạn lim f (x) = A thì giới hạn đó là duy
x→a
nhất.
(
g(x) 6 f (x) 6 h(x), ∀x ∈ O(a, ε)
2. Nếu thì lim f (x) = A.
lim g(x) = A = lim h(x).(A − hữu hạn) x→a
x→a x→a

1
Ví dụ 2.1.5. Tính giới hạn I = lim x2 . sin
x→0 x

1 1
Giải. I = lim x2 . lim sin
SAI vì lim sin KHÔNG tồn tại.
x→0 x→0 x x→0 x
1
Cách giải đúng: −x2 6 x2 sin 6 x2 và lim (−x2 ) = lim x2 = 0. Vậy I = 0.
x x→0 x→0

2.1.5 Giới hạn của hàm hợp

Định lý 2.3

Cho lim f (x) = b, lim g(y) = c và tồn tại số δ0 > 0 sao cho với mọi ∀x ∈ X \ a thỏa mãn bất
x→a y→b
đẳng thức |x − a| < δ0 luôn có f (x) 6= b thì giới hạn của hàm hợp là lim g(f (x)) = c.
x→a

Ví dụ 2.1.6. lim sin(x2 + 2x + 3) = sin 3 vì lim x2 + 2x + 3 = 3 và lim sin y = sin 3


x→0 x→0 y→3

2.2 Giới hạn vô cùng bé của hàm số

α(x) 0
Tìm giới hạn I = lim =
x→a β(x) 0

2.2.1 Định nghĩa

Cho hàm số α = α(x) xác định trên tập hợp X ⊂ R và số a là điểm giới hạn của tập hợp X.

Định nghĩa 2.5. Hàm số α = α(x) được gọi là hàm vô cùng bé (VCB) khi x → a, nếu như giới hạn
của nó bằng 0

lim α(x) = 0.
x→a
22 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

2.2.2 Tính chất của hàm vô cùng bé

Cho hàm số α = α(x) và β = β(x) xác định trên cùng 1 tập hợp X ⊂ R và số a ∈ R là điểm giới
hạn của tập hợp X.
(
α = α(x) − V CB khi x → a
1o ⇒ α ± β = α(x) ± β(x) − V CB khi x → a
β = β(x) − V CB khi x → a
(
o α = α(x) −hàm bị chặn ∀x ∈ O(a, ε)
2 ⇒ α.β = α(x).β(x) = α(x).β(x) − V CB khi x → a
β = β(x) −V CB khi x → a
3o Nếu α = α(x) là VCB khi x → a thì với mọi ∀c ∈ R tích c.α(x) cũng là VCB khi x → a.
(
α = α(x) −V CB khi x → a
4o ⇒ α.β = α(x).β(x) = α(x).β(x) − V CB khi x → a
β = β(x) −V CB khi x → a

2.2.3 So sánh hàm vô cùng bé

Cho α = α(x) và β = β(x) là những VCB khi x → a, khi đó nếu

α(x)
1. lim = 0 thì α(x) là VCB có bậc cao hơn β(x).
x→a β(x)

α(x)
2. lim = c 6= 0(c ∈ R) thì α(x), β(x) là VCB có cùng bậc.
x→a β(x)

α(x)
3. lim = ∞ thì α(x) là VCB có bậc thấp hơn β(x).
x→a β(x)

α(x)
4. không tồn tại lim hữu hạn hay vô cùng thì α(x), β(x) được gọi là VCB không so sánh
x→a β(x)
được.

2.2.4 Vô cùng bé tương đương

Định nghĩa 2.6. Những VCB α = α(x) và β = β(x) khi x → a được gọi là tương đương nếu như
α(x) x→a
lim = 1. Kí hiệu α(x) ∼ β(x) khi x → a hay α(x) ∼ β(x).
x→a β(x)

Nguyên lý thay thế VCB tương đương: ngắt bỏ VCB cấp cao
Định lý 2.4

Khi x → a VCB α(x) ∼ α(x) còn VCB β(x) ∼ β(x). Khi đó luôn có đẳng thức

α(x) α(x)
lim = lim (2.1)
x→a β(x) x→a β(x)

nếu như có ít nhất 1 trong 2 giới hạn trên tồn tại.

Tổng hữu hạn các VCB Tổng các VCB có bậc thấp nhất của tử
lim = lim
x→a Tổng hữu hạn các VCB x→a Tổng các VCB có bậc thấp nhất của mẫu

Chú ý. Tổng các VCB có bậc thấp nhất của tử và mẫu phải TỒN TẠI, có nghĩa là chúng không
bị triệt tiêu.
2.2 Giới hạn vô cùng bé của hàm số 23

2.2.5 Những giới hạn cơ bản


sin x
1. lim = 1.
x→0 x

loga (1 + x) 1
2. lim = loga e = (a > 0, a 6= 1)
x→0 x ln a
ln(1 + x)
3. lim =1
x→0 x
1
4. lim (1 + x) x = e.
x→0

ax − 1
5. lim = ln a(a > 0, a 6= 1)
x→0 x
ex − 1
6. lim =1
x→0 x
(1 + x)µ − 1
7. lim = µ(µ ∈ R)
x→0 x
√n
1+x−1 1
8. lim = (n ∈ N)
x→0 x n

1+x−1 1
9. lim =
x→0 x 2
arcsin x arctan x
10. lim = 1, lim =1
x→0 x x→0 x
sinh x cosh x − 1 1
11. lim = 1, lim 2
=
x→0 x x→0 x 2

2.2.6 Bảng những hàm vô cùng bé tương đương

Khi x → 0 những hàm VCB sau tương đương

1
1. sin x ∼ x, tan x ∼ x, 1 − cos x ∼ x2
2
2. arctan x ∼ x, arcsin x ∼ x

3. ax − 1 ∼ x. ln a(a > 0, a 6= 1), ex − 1 ∼ x


x
4. loga (1 + x) ∼ x loga e = (a > 0, a 6= 1), ln(1 + x) ∼ x
ln a
√ x √ x
5. (1 + x)µ − 1 ∼ µ.x(µ ∈ R), 1 + x − 1 ∼ , n 1 + x − 1 ∼ (n ∈ N)
2 n
x2
6. sinh x ∼ x, cosh x − 1 ∼
2

Bảng các VCB tương đương thường gặp khi x → 0.

1. x, sin x, arcsin x, sinh x, tan x, arctan x, ln(1 + x), ex − 1 là các VCB tương đương.

x2
2. , 1 − cos x, cosh x − 1 là các VCB tương đương.
2
3. (1 + x)α − 1 và αx là 2 VCB tương đương
24 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

Cách sử dụng VCB tương đương khi tính giới hạn


Định lý 2.5

Nếu (
u(x) → 0 khi x → a
f (x) ∼ g(x) khi x → 0

thì f (u(x)) ∼ g(u(x)) khi x → a.

Định lý 2.6

Nếu α(x) → α0 6= 0 và β(x) ∼ β(x) khi x → a thì α(x).β(x) ∼ α0 .β(x) khi x → a

2.2.7 Tính giới hạn bằng cách thay vô cùng bé tương đương

sin 1 + x3 − sin 1
Ví dụ 2.2.1. Tính giới hạn I = lim √
x→0 5 1 − 2x ln cos x − 1

Giải. Khi x → 0, ta có

1 x→0 1 2x x→0 2x x→0


• (1−2x ln cos x) 5 − 1 ∼ (−2x ln cos x) = − ln(1 + (cos x − 1)) ∼ − (cos x − 1) ∼
5 5 5
2x x2 1
− (− ) = x3
5 2 5
√ √ √
√ 1 + x3 + 1 1 + x3 − 1 x→0 1 + x3 − 1 x→0
• sin 1 + x3 − sin 1 = 2 cos sin ∼ 2cos 1. ∼
2 2 2
x3 /2 1
2 cos 1. = cos 1.x3
2 2
1
2 cos 1.x3 5
Do đó I = lim 1 3 = cos 1.
x→0
5x
2

2.2.8 Những lỗi SAI thường gặp

1. Nếu f (x), g(x) là những VCB tương đương khi x → a thì f (x) + C ∼ g(x) + C, C 6= 0 SAI ???
vì f (x) + C, g(x) + C KHÔNG là VCB.

2. Nếu f (x), g(x) là những VCB tương đương khi x → a thì ln f (x) ∼ ln g(x) SAI ??? vì
ln f (x), ln g(x) KHÔNG là VCB.

3. Nếu f (x), g(x) là những VCB tương đương khi x → a thì cos f (x) ∼ cos g(x) SAI ??? vì
cos f (x), cos g(x) KHÔNG là VCB.

4. Nếu f (x) ∼ f (x), g(x) ∼ g(x) khi x → a thì f (x) ± g(x) ∼ f (x) ± g(x) có thể SAI ???
ví dụ sin x ∼ tan x khi x → 0 nhưng sin x − x và tan x − x KHÔNG tương đương nhau.
sin x − x
lim = −1/2. Nguyên nhân SAI: VCB có bậc thấp nhất ở tử và mẫu KHÔNG TỒN
x→0 tan x − x
TẠI vì hệ số của nó bằng 0. SỬ DỤNG được quy tắc ngắt bỏ VCB có bậc cao hơn khi tổng các
VCB có bậc thấp nhất phải TỒN TẠI.
2
ex − cos x
Ví dụ 2.2.2. Tìm I = lim
x→0 x2
2.3 Giới hạn vô cùng lớn của hàm số 25

1 − cos x 1 2
Giải. I = lim 2
= SAI vì ex KHÔNG là VCB khi x → 0.
x→0 x 2
2
(ex − 1) + (1 − cos x) x2 + x2 /2 3
Cách giải đúng. I = lim 2
= lim =
x→0 x x→0 x2 2

2.3 Giới hạn vô cùng lớn của hàm số

f (x) ∞
Tìm giới hạn I = lim =
x→a g(x) ∞

2.3.1 Định nghĩa

Cho hàm số f (x) xác định trên tập hợp X ⊂ R và số a là điểm giới hạn của tập hợp X.

Định nghĩa 2.7. Hàm số f (x) được gọi là hàm vô cùng lớn khi x → a nếu lim |f (x)| = +∞.
x→a

2.3.2 So sánh hàm vô cùng lớn

Cho f (x) và g(x) với cùng 1 tập xác định X ⊂ R là những VCL khi x → a, khi đó nếu
f (x)
1. lim = ∞ thì f (x) được gọi là VCL có bậc cao hơn g(x).
x→a g(x)

f (x)
2. lim = c 6= 0(c ∈ R) thì f (x), g(x) được gọi là VCL có cùng bậc.
x→a g(x)
f (x)
3. lim = 0 thì f (x) được gọi là VCL có bậc thấp hơn g(x).
x→a g(x)

f (x)
4. không tồn tại lim hữu hạn hay vô cùng thì f (x), g(x) được gọi là VCL không so sánh được.
x→a g(x)

2.3.3 Vô cùng lớn tương đương

Định nghĩa 2.8. Những hàm vô cùng lớn f (x) và g(x) khi x → a được gọi là tương đương nếu như
f (x)
lim = 1.
x→a g(x)

Quy tắc ngắt bỏ VCL cấp thấp.

Tổng hữu hạn các VCL Tổng các VCL có bậc cao nhất của tử
lim = lim
x→a Tổng hữu hạn các VCL x→a Tổng các VCL có bậc cao nhất của mẫu

Chú ý. Tổng các VCL có bậc cao nhất của tử và mẫu phải TỒN TẠI, có nghĩa là chúng không bị
triệt tiêu.
Những giới hạn cơ bản của vô cùng lớn.


1. lim = 0 (a > 1)
x→+∞ ax

lnα x
2. lim = 0 (∀α > 0, β > 0)
x→+∞ xβ

Thứ tự vô cùng lớn khi x → +∞ :

lnα x << xβ << ax , (a > 1)


26 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

2.3.4 Tìm giới hạn bằng cách thay VCL tương đương
√ √
x2 + 4 + 2x + 3 x
Ví dụ 2.3.1. I = lim √
x→+∞ x2 − 4 + x
√ x→+∞ √ x→+∞
Giải. Khi x → +∞ ta có x2 + 4 ∼ x, x2 − 4 ∼ x nên
3x 3
I = lim =
x→+∞ 2x 2
√ √
x2 + 4 − x2 + x
Ví dụ 2.3.2. I = lim
x→+∞ x
√ x→+∞ √ x→+∞
Giải. Khi x → +∞ ta có x2 + 4 ∼ x, x2 + x ∼ x nên những VCL có bậc cao nhất này
bị triệt tiêu.
4−x −x
I = lim √ √ = lim =0
x→+∞ x( x2 + 4 + x2 + x) x→+∞ x.2x

2.4 Hàm số liên tục

2.4.1 Hàm số liên tục tại 1 điểm

Cho hàm số f (x) xác định trên tập hợp số X ⊂ R và điểm x0 ∈ X là điểm cố định của tập hợp X
này.

Định nghĩa 2.9. Hàm số f (x) được gọi là liên tục tại điểm x0 ∈ X, nếu như luôn có đẳng thức

lim f (x) = f (x0 ).


x→x0

Định lý 2.7

Cho điểm x0 ∈ X là điểm giới hạn của tập hợp Xx+0 , Xx−0 có nghĩa cũng là điểm giới hạn của
tập hợp X. Khi đó để hàm số f (x) liên tục tại điểm x0 ∈ X điều kiện cần và đủ là luôn có đẳng
thức
f (x0 + 0) = f (x0 − 0) = f (x0 ). (2.2)

Định nghĩa 2.10. Hàm số f (x) được gọi là gián đoạn tại điểm x0 ∈ X nếu như nó không liên tục
tại điểm x0 đó.

Vậy hàm số f (x) gián đoạn tại điểm x0 ∈ X thì tại điểm này không xảy ra ít nhất 1 trong 2 đẳng
thức f (x0 + 0) = f (x0 − 0) = f (x0 ). Điều đó có nghĩa là:

1. có ít nhất 1 trong 2 giới hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) không tồn tại hoặc bằng vô cùng.

2. cả 2 giới hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) tồn tại hữu hạn nhưng không thỏa mãn ít nhất 1 trong
những đẳng thức trên.

2.4.2 Điểm gián đoạn loại I.

Định nghĩa 2.11. Điểm x0 ∈ X được gọi là điểm gián đoạn loại I của f (x) nếu tại x0 ∃ giới hạn hữu
hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) nhưng không thỏa mãn ít nhất 1 trong 2 đẳng thức f (x0 + 0) = f (x0 − 0) =
f (x0 ).
2.4 Hàm số liên tục 27

Định nghĩa 2.12. Điểm x0 ∈ X được gọi là điểm gián đoạn khử được của f (x) nếu tại x0 ∃ những
giới hạn hữu hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) sao cho f (x0 + 0) = f (x0 − 0) 6= f (x0 ).

Ví dụ 2.4.1. Khảo sát điểm gián đoạn của hàm số


(
|x|, x 6= 0
f (x) =
1, x=0

Giải. Rõ ràng f (0 + 0) = lim |x| = lim x = 0 và f (0 − 0) = lim |x| = lim (−x) = 0. Như
x→0+0 x→0+0 x→0−0 x→0+0
vậy f (0 + 0) = f (0 − 0) = 0 6= 1 = f (0). x0 = 0 là điểm gián đoạn khử được của f (x).

Định nghĩa 2.13. Điểm x0 ∈ X được gọi là điểm gián đoạn với bước nhảy hữu hạn của hàm số f (x)
nếu như tại điểm này tồn tại những giới hạn hữu hạn f (x0 +0) và f (x0 −0) sao cho f (x0 +0) 6= f (x0 −0).
Khi đó f (x0 + 0) − f (x0 − 0) 6= 0 được gọi là bước nhảy của hàm số f (x) tại điểm x0 .

Ví dụ 2.4.2. Hàm số

1,

 x>0
f (x) = sign(x) = 0, x=0

−1, x<0

Giải. Rõ ràng f (0 + 0) = lim 1 = 1 và f (0 − 0) = lim (−1) = −1. Như vậy f (0 + 0) 6= f (0 − 0)


x→0+0 x→0−0
và x0 = 0 là điểm gián đoạn với bước nhảy hữu hạn f (0 + 0) − f (0 − 0) = 2 của hàm số f (x).

2.4.3 Điểm gián đoạn loại II

Định nghĩa 2.14. Điểm x0 ∈ X được gọi là điểm gián đoạn loại II của hàm số f (x) nếu như tại
điểm này có ít nhất 1 trong 2 giới hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) hoặc bằng vô cùng hoặc không tồn tại.

Ví dụ 2.4.3. Khảo sát điểm gián đoạn của hàm số



 1, x 6= 0
f (x) = x
 0, x=0

1 1
Giải. Rõ ràng f (0 + 0) = lim = +∞ và f (0 − 0) = lim = −∞. Như vậy x0 = 0 là điểm
x→0+0 x x→0−0 x
gián đoạn loại II của hàm số f (x).

Ví dụ 2.4.4. Khảo sát điểm gián đoạn của hàm số



 sin 1 , x 6= 0
f (x) = x
 0, x=0

1 1
Giải. Ta sẽ chứng minh f (0 + 0) không tồn tại. Xét 2 dãy xn = 2πn+ π2 → 0 và yn = nπ → 0. Ta có
lim f (xn ) = lim sin(2πn + π2 ) = lim sin( π2 ) = 1 và lim f (yn ) = lim sin(πn) = 0. Vì vậy f (0 + 0)
n→∞ n→∞ n→∞ n→∞ n→∞
không tồn tại. Như vậy x0 = 0 là điểm gián đoạn loại II của hàm số f (x).

2.4.4 Tóm tắt các khái niệm cơ bản của chương 2


28 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giới hạn và tính liên tục của hàm số

1. Giới hạn của hàm số. Tính chất cơ bản

2. Giới hạn vô cùng bé.

3. Giới hạn vô cùng lớn

4. Hàm số liên tục. Điểm gián đoạn: loại I, loại II.

2.5 Bài tập

2.5.1 Tìm giới hạn bằng cách thay VCB tương đương

Bài tập 2.5.1. Tìm các giới hạn sau bằng cách thay VCB tương đương

ln(1 + x tan x) (ex − 1)(cos x − 1)


1. I = lim 4. I = lim
x→0 x2 + sin3 x x→0 sin3 x + 2x4
ln(cos x) sin 2x + 2 arctan 3x + 3x2
2. I = lim 5. I = lim
x→0 ln(1 + x2 ) x→0 ln(1 + 3x + sin2 x) + xex

sin(ex−1 − 1)
3. I = lim
x→1 ln x
√ √
ln(1 + a3 x) tan(3ax) 1 + x − 4 1 − 2x
Bài tập 2.5.2. 1. Tìm a ∈ R để lim + lim + lim =0
x→0 x x→0 x x→0 x

2.5.2 Tìm giới hạn bằng cách thay VCL tương đương

x2 + 14 + x
Bài tập 2.5.3. 1. I = lim √
x→+∞ x2 − 2 + x

x2 + 14 + x
2. I = lim √
x→−∞ x2 − 2 + x

2.5.3 So sánh những vô cùng lớn

Bài tập 2.5.4. 1. Vô cùng lớn nào sau đây có bậc cao nhất khi x → +∞ : 3x +
3

ln x, x ln x, 3x, x(2 + sin4 x)

2. Vô cùng lớn nào sau đây có bậc cao nhất khi x → +∞ : 2x , x2 , x2 + sin4 x, x ln x
1
Bài tập 2.5.5. 1. I = lim xex+ x
x→−∞

2.5.4 Tìm giới hạn của hàm một biến dùng giới hạn cơ bản dạng 1∞
x2
x2 + 4

Bài tập 2.5.6. 1. I = lim
x→+∞ x2 − 4
1
2. I = lim 1 + 2x4

sin2 x
x→0
1
3. I = lim 1 − tan2 x

sin2 2x
x→0
2.5 Bài tập 29

1
4. I = lim (cos x) x2
x→0
 x2
2x2 + 3

5. I = lim
x→∞ 2x2 − 1

1 x
 
1
6. I = lim e x +
x→∞ x

2.5.5 Tìm giới hạn của biểu thức có dạng f (x)g(x) khi x → a

2.5.6 Tính liên tục của hàm số

Bài tập 2.5.7. 1. Tìm a để hàm số sau liên tục tại x0 = 0



 x sin 1 , x =6 0
f (x) = x
 a, x = 0.

2. Tìm a để hàm số sau liên tục tại x0 = 0


(
ax2 + 1, x > 0
f (x) =
−x, x 6 0.

3. Tìm a để hàm số sau liên tục tại x0 = 0


(
cos x, x 6 0
f (x) =
a(x − 1), x > 0.

4. Tìm a, b để hàm số sau liên tục trên tập xác định của nó

3
 (x − 1) ,
 x60
f (x) = ax + b, 0 < x < 1
 √
x, x > 1.

5. Tìm a, b để hàm số sau liên tục trên tập xác định của nó
(
x, |x| 6 1
f (x) = 2
x + ax + b, |x| > 1.

Lời giải bài tập chương 2

2.5.1 1. lim ln(1 + x tan x) = 0, lim x2 + sin3 x = 0 nên ta có thể thay chúng bằng VCB tương đương.
x→0 x→0
x→0 x→0
Khi x → 0 thì ln(1 + x tan x) ∼ x tan x ∼ x2 vì ln(1 + u(x)) ∼ u(x) khi u(x) → 0 và tan x ∼ x.
x→0
Khi x → 0 thì x2 + sin3 x ∼ x2 .
x2
Vậy I = lim 2 = 1.
x→0 x

2. Ta có lim ln(cos x) = 0 và lim ln(1 + x2 ) = 0 nên ta có thể thay chúng bằng VCB tương đương.
x→0 x→0

x→0 x→0 −x2


Khi x → 0 thì ln(cos x) = ln(1 + (cos x − 1)) ∼ cos x − 1 ∼ .
2
x→0
Khi x → 0 thì ln(1 + x2 ) ∼ x2 .
2
−x
2 1
Vậy I = lim =− .
x→0 x2 2
30 GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN

3. Ta có lim sin(ex−1 − 1) = 0 và lim ln x = 0 nên ta có thể thay chúng bằng những VCB tương đương.
x→1 x→1
x−1 x→1 x−1 x→1 x→1
Khi x → 1 thì sin(e − 1) ∼ e − 1 ∼ x − 1 vì sin(u(x)) ∼ u(x), eu(x) − 1 ∼ u(x) khi u(x) → 0.
x→1
Khi x → 1 thì ln x = ln(1 + (x − 1)) ∼ x − 1.
x−1
Vậy I = lim = 1.
x→1 x − 1

4. Ta có lim (ex − 1)(cos x − 1) = 0 và lim sin3 x + 2x4 = 0 nên thay VCB tương đương.
x→0 x→0

x→0 x→0 −x2 x→0 −x2 −x3 x→0


Khi x → 0 thì ex − 1 ∼ x, cos x − 1 ∼ 2 nên (ex − 1)(cos x − 1) ∼ x( )= , sin3 x + 2x4 ∼
2 2
−x3
2 1
x3 . Vậy I = lim =− .
x→0 x3 2
5. Ta có lim sin 2x + 2 arctan 3x + 3x2 = 0 và lim ln(1 + 3x + sin2 x) + xex = 0 nên thay VCB tương đương.
x→0 x→0
2 x→0 x→0
Khi x → 0 thì sin 2x + 2 arctan 3x + 3x ∼ (2x + 2.3x), ln(1 + 3x + sin2 x) + xex ∼ 3x + x.
8x
Vậy I = lim = 2.
x→0 4x

√ √
ln(1 + a3 x) 3 tan(3ax) 1 + x − 4 1 − 2x
2.5.2 1. Ta có lim = a , lim = 3a, lim = 1. Do đó a cần tìm
x→0 x x→0 x x→0 x
3 3 3
thỏa mãn
( phương trình a + 3a + 1 = 0. Đặt a = u + v, ta được u + v + 1 + 3(u + v)(uv + 1) = 0.
u3 + v 3 = −1
Chọn ⇒ u3 , v 3 là nghiệm của phương trình t2 + t − 1 = 0 ⇒ Nghiệm duy nhất
uv + 1 = 0
r √ r √
3 1 + 5 3 1 − 5
a=− −
2 2
√ √
2.5.3 1. Ta cólim x2 + 14 + x = ∞ và lim x2 − 2 + x = ∞ nên thay VCL tương đương. Khi
x→+∞ x→+∞
√ x→+∞ √ x→+∞
x → +∞ thì x2 + 14 + x ∼ x + x, x2 − 2 + x ∼ x + x.
2x
Vậy I = lim = 1.
x→+∞ 2x
√ √ √
x2 + 14 + x t2 + 14 − t 14.( t2 − 2 + t) √
2. Đặt t = −x. Ta có √ = √ = √ . Khi t → +∞ thì t2 − 2 +
2
x −2+x 2
t −2−t 2
(−2)( t + 14 + t)
t→+∞ √ t→+∞
2
t ∼ t + t, t + 14 + t ∼ t + t.
14.2t
Vậy I = lim = −7.
t→+∞ (−2).2t

x→+∞ √ x→+∞ √ 1/2


2.5.4 1. Khi x → +∞ ta có 3x + ln3 x ∼ 3x; 3x ∼ 3x ;
4
x ln x x(2 + sin x)
Mặt khác, lim = +∞ và lim = 0 nên x ln x là VCL có bậc cao nhất khi x → +∞.
x→+∞ x x→+∞ x ln x
x→+∞
2. Khi x → +∞ ta có x2 + sin4 x ∼ x2
2x 2x
Mặt khác, lim 2 = +∞ và lim = +∞ nên 2x là VCL có bậc cao nhất khi x → +∞.
x→+∞ x x→+∞ x ln x

1 −t − 1
2.5.5 1. Đặt t = −x, ta có I = lim −te−t− t = lim .e t = 0 × 1 = 0
t→+∞ t→+∞ et

  x28−4 . 8x2
8 x2 −4
2.5.6 1. I = lim 1+ 2 = e8
x→+∞ x −4
1 2x4
 . sin
2. I = lim 1 + 2x4 2x4 2x
= e0 = 1
x→0
2
1
. − tan x 1
3. I = lim 1 − tan2 x = e−1/4 = √

− tan2 x sin2 2x
x→0 4
e
1
. cosxx−1 1
4. I = lim (1 + (cos x − 1)) cos x−1 2
= e−1/2 = √
x→0 e
  2x24−1 . 4x2
4 2x2 −1
5. I = lim 1+ 2 = e2
x→+∞ 2x − 1
2.5 Bài tập 31

 1 1 .(e x1 + x1 −1)x 1 1

1 1 ex − 1 +
6. I = lim
1 x 1
1 + (e x + − 1) e + x −1 = e2 vì
1
lim (e + − 1)x =
x lim x =
x→+∞ x x→+∞ x x→+∞ 1
x
2/x
lim = 2.
x→+∞ 1/x

 
1 1 1
2.5.7 1. Vì 0 6 x sin 6 |x| nên lim x sin = 0 ⇒ lim x sin
= 0. Để hàm số sau liên tục tại
x x→0 x x→0 x
x0 = 0 thì a = 0.

2. lim f (x) = lim (ax2 + 1) = 1 6= lim f (x) = lim (−x) = 0 = f (0). Đáp số. Không tồn tại a.
x→0+ x→0+ x→0− x→0−

3. lim− f (x) = lim− cos x = 1 = f (0) và lim+ f (x) = lim+ (a(x − 1)) = −a = f (0). Để hàm số sau liên tục
x→0 x→0 x→0 x→0
tại x0 = 0 thì −a = 1 hay a = −1.

4. lim+ f (x) = lim+ ax + b = b và lim− f (x) = lim− (x − 1)3 = −1 = f (0). Để hàm số sau liên tục tại
x→0 x→0 x→0 x→0
x0 = 0 thì b = −1

lim+ f (x) = lim+ x = 1 = f (1) và lim− f (x) = lim− ax + b = a + b. Để hàm số sau liên tục tại x0 = 1
x→1 x→1 x→1 x→1
thì a + b = 1 ⇒ a = 2 (do b = −1)
Đáp số. a = 2, b = −1.

5. lim+ f (x) = lim+ x2 + ax + b = 1 + a + b và lim− f (x) = lim− x = 1 = f (1). Để hàm số sau liên tục tại
x→1 x→1 x→1 x→1
x0 = 1 thì a + b + 1 = 1 hay a + b = 0.
lim f (x) = lim x = −1 = f (−1) và lim f (x) = lim x2 + ax + b = 1 − a + b. Để hàm số
x→(−1)+ x→(−1)+ x→(−1)− x→(−1)−
sau liên tục tại x0 = −1 thì 1 − a + b = −1 hay −a + b = −2
Đáp số. a = 1, b = −1.
Chương3

ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA


HÀM MỘT BIẾN

3.1. Khái niệm đạo hàm của hàm một biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32


3.2. Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
3.3. Vi phân của hàm một biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.4. Tìm giới hạn dạng vô định theo qui tắc L’ Hopital . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
3.5. Khai triển Taylor - Maclaurin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
3.6. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
3.7. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

3.1 Khái niệm đạo hàm của hàm một biến

Bài toán máy bay rơi

Trong lĩnh vực hàng không, giả sử máy bay đang bay thì hết xăng, độ cao của máy bay khi hết
xăng được mô tả bởi phương trình H(t) = H0 + v0 t − 16t2 , với H0 (km) là độ cao của máy bay
lúc hết xăng, v0 (km/h) là vận tốc của máy bay lúc hết xăng. Thời gian từ lúc hết xăng cho đến
khi máy bay đạt độ cao lớn nhất là 0, 3h. Hãy tìm vận tốc v0 của máy bay khi hết xăng?

Hình 3.1: Tìm vận tốc của máy bay khi hết xăng
3.1 Khái niệm đạo hàm của hàm một biến 33

Thời gian từ lúc hết xăng cho đến khi máy bay đạt độ cao lớn nhất là 0, 3h, có nghĩa là khi t = 0, 3
thì v(0, 3) = 0.
Theo công thức, ta có
v(t) = (H(t))0 = v0 − 32.t.

Như vậy v(0, 3) = v0 − 32.(0, 3) = 0 ⇒ v0 = 9, 6(km/h)

3.1.1 Định nghĩa đạo hàm của hàm một biến

Định nghĩa 3.1. Cho hàm số y = f (x) xác định trong lân cận của điểm x0 . Giới hạn (nếu có) của
tỉ số

f (x) − f (x0 )
lim , (3.1)
x→x0 x − x0

được gọi là đạo hàm của hàm số y = f (x) tại x0 và được ký hiệu là f 0 (x0 ) hay y 0 (x0 ).

Định nghĩa 3.2. Đạo hàm trái của y = f (x) tại x0 là giới hạn trái (nếu có)

f (x) − f (x0 )
f−0 (x0 ) = lim (3.2)
x→x−
0
x − x0

Đạo hàm phải của y = f (x) tại x0 là giới hạn phải (nếu có)

f (x) − f (x0 )
f+0 (x0 ) = lim (3.3)
x→x+
0
x − x0

Định lý 3.1

Hàm số y = f (x) có đạo hàm tại x0 khi và chỉ khi nó có đạo hàm trái và đạo hàm phải tại x0
và chúng phải bằng nhau.

f 0 (x0 ) = f−0 (x0 ) = f+0 (x0 ) (3.4)

(
x, x > 0
Ví dụ 3.1.1. Tìm đạo hàm của hàm số y = f (x) = |x| = tại x0 = 0.
−x, x < 0

Giải.
|x| − |0| x
f+0 (0) = lim = lim =1
x→0+ x−0 x→0+ x

|x| − |0| −x
f−0 (0) = lim = lim = −1
x→0− x−0 x→0 − x

Như vậy f+0 (0) = 1 6= −1 = f−0 (0). Do đó hàm số không có đạo hàm tại x0 = 0.

3.1.2 Các quy tắc tính đạo hàm


34 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Định lý 3.2

Nếu hàm số u = u(x) có đạo hàm hữu hạn u0 (x0 ) tại điểm x0 thì hàm số y = cu = cu(x) với
c ∈ R cũng có đạo hàm hữu hạn y 0 tại điểm x0 , lúc này ta có đẳng thức

y 0 = cu0 = cu0 (x0 ). (3.5)

Định lý 3.3

Nếu hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm hữu hạn u0 = u0 (x) và v 0 = v 0 (x) tại điểm x0 ∈ X
thì tại điểm này hàm số y = u ± v = u(x) ± v(x) cũng có đạo hàm hữu hạn y 0 tại điểm x0 , lúc
này luôn có đẳng thức

y 0 = u0 ± v 0 = u0 (x0 ) ± v 0 (x0 ). (3.6)

Định lý 3.4

Nếu hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm hữu hạn u0 = u0 (x) và v 0 = v 0 (x) tại điểm x0 ∈ X
thì tại điểm này hàm số y = u.v = u(x).v(x) cũng có đạo hàm hữu hạn y 0 tại điểm x0 , lúc này
luôn có đẳng thức

y 0 = u0 .v + u.v 0 = u0 (x0 ).v(x0 ) + u(x0 ).v 0 (x0 ). (3.7)

Chú ý. Công thức (3.7) cũng có thể mở rộng cho tích của hữu hạn những hàm số.

(u.v. . . . ω)0 = u0 .v. . . . .ω + u.v 0 . . . . .ω + . . . + u.v. . . . .ω 0 .

Định lý 3.5

Nếu hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm hữu hạn u0 = u0 (x) và v 0 = v 0 (x) tại điểm x0 ∈ X
u u(x)
sao cho v(x0 ) 6= 0 thì tại điểm này hàm số y = = cũng có đạo hàm hữu hạn y 0 tại điểm
v v(x)
x0 , lúc này luôn có đẳng thức

u0 .v − u.v 0 u0 (x0 ).v(x0 ) − u(x0 ).v 0 (x0 )


y0 = = . (3.8)
v2 v 2 (x0 )

3.1.3 Đạo hàm của hàm hợp

Định lý 3.6

Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm hữu hạn f 0 (x0 ) tại điểm x0 còn hàm số z = g(y) có đạo hàm
hữu hạn g 0 (y0 ) tại điểm tương ứng y0 = f (x0 ) ∈ E(f ), thì hàm hợp z = h(x) = g(f (x)) có đạo
hàm hữu hạn tại điểm x0 , lúc đó luôn có đẳng thức

h0 (x0 ) = g 0 (y0 ).f 0 (x0 ) ⇔ zx0 = zy0 .yx0 . (3.9)


3.1 Khái niệm đạo hàm của hàm một biến 35

Ví dụ 3.1.2. Tìm đạo hàm của hàm y = sin5 (4x + 3)

Giải. y 0 = 5 sin4 (4x + 3). cos(4x + 3).(4x + 3)0 = 20 sin4 (4x + 3) cos(4x + 3).

3.1.4 Đạo hàm của hàm ngược

Định lý 3.7

Cho hàm số y = f (x) tăng (hoặc giảm), liên tục trên khoảng X ⊂ R xác định từ khoảng X ⊂ R
lên toàn khoảng Y ⊂ R và có đạo hàm hữu hạn f 0 (x0 ) 6= 0 tại điểm x0 . Khi đó hàm ngược
x = g(y) = f −1 (y) có đạo hàm hữu hạn tại điểm tương ứng y0 = f (x0 ) ∈ Y, và luôn có đẳng
thức
1 1
g 0 (y0 ) = ⇔ x0y = . (3.10)
f 0 (x 0) yx0

Ví dụ 3.1.3. Tìm đạo hàm của hàm ngược của hàm y = x + x3 , x ∈ R.

Giải. Hàm số y liên tục khắp nơi và là hàm tăng, đạo hàm y 0 = 1 + 3x2 > 0, ∀x ∈ R nên
1
x0y =
1 + 3x2

3.1.5 Ý nghĩa hình học

Trong bài toán về tiếp tuyến ta đã chứng minh được rằng đối với đường liên tục y = f (x) hệ số
góc k0 của tiếp tuyến tại điểm M0 (x0 , f (x0 )) được tính theo công thức

f (x0 + ∆x) − f (x0 )


k0 = tan α0 = lim = f 0 (x0 )
∆x→0 ∆x

Như vậy, ý nghĩa hình học của đạo hàm của hàm số f (x) tại điểm x0 là hệ số góc của tiếp tuyến của
đường y = f (x) tại điểm M0 (x0 , f (x0 )).

3.1.6 Đạo hàm của những hàm sơ cấp

Những hàm hyperbolic


ex − e−x
Định nghĩa 3.3. Hàm số sinh x = được gọi là hàm sin hyperbolic.
2
ex + e−x
Định nghĩa 3.4. Hàm số cosh x = được gọi là hàm cos hyperbolic.
2
sinh x
Định nghĩa 3.5. Hàm số tanh x = được gọi là hàm tan hyperbolic.
cosh x
cosh x
Định nghĩa 3.6. Hàm số coth x = được gọi là hàm cotan hyperbolic.
sinh x

Đạo hàm của những hàm sơ cấp

Hàm hằng
y = C = const ⇒ y 0 = 0.
36 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hàm lũy thừa


y = xµ (x 6= 0) ⇒ y 0 = µxµ−1

• y = x ⇒ y0 = 1
1 1
• y= ⇒ y0 = − 2 .
x x
√ 1
• y= x ⇒ y0 = √ .
2 x
√ 1
• y= n
x ⇒ y0 = √
n
.
n xn−1

Hàm mũ
y= ax (a > 0, a 6= 1) ⇒ y 0 = ax ln a.

• y = ex ⇒ y 0 = ex . vì ln e = 1

Hàm log
1
y = loga |x|(a > 0, a 6= 1) ⇒ y 0 = .
x ln a
1
• y = ln |x| ⇒ y 0 = vì ln e = 1
x

Hàm lượng giác

• y = sin x ⇒ y 0 = cos x.

• y = cos x ⇒ y 0 = − sin x.
1
• y = tan x ⇒ y 0 =
cos2 x
1
• y = cot x ⇒ y 0 = −
sin2 x

Hàm lượng giác ngược

1
• y = arcsin x(x ∈ (−1, 1)) ⇒ y 0 = √
1 − x2
1
• y = arccos x(x ∈ (−1, 1)) ⇒ y 0 = − √
1 − x2
1
• y = arctan x, (x ∈ (−∞, +∞)) ⇒ y 0 =
1 + x2
1
• y = arccot x, (x ∈ (−∞, +∞)) ⇒ y 0 = −
1 + x2
3.1 Khái niệm đạo hàm của hàm một biến 37

Hàm hyperbolic

• y = sinh x ⇒ y 0 = cosh x

• y = cosh x ⇒ y 0 = sinh x
1
• y = tanh x ⇒ y 0 =
cosh2 x
1
• y = coth x ⇒ y 0 = −
sinh2 x

3.1.7 Đạo hàm của hàm lũy thừa-mũ

Định nghĩa 3.7. Cho hàm số u = u(x) > 0 và v = v(x) xác định trên cùng 1 tập hợp X ⊂ R khi đó
hàm số y = uv = (u(x))v(x) được gọi là hàm lũy thừa-mũ.

Định lý 3.8

Nếu hàm số u = u(x) > 0 và v = v(x) tại một số điểm x ∈ X có đạo hàm hữu hạn u0 = u0 (x)
và v 0 = v 0 (x) thì hàm số y = uv = (u(x))v(x) tại điểm x này cũng có đạo hàm hữu hạn và lúc
này luôn có đẳng thức

y 0 = uv . ln u.v 0 + v.uv−1 .u0 (3.11)

Ví dụ 3.1.4. Tìm đạo hàm của hàm số f (x) = (x + sin x)x .

Giải.
ln |f (x)| = ln |(x + sin x)x | = x ln |x + sin x|
f 0 (x) 1 + cos x
⇒ = ln |x + sin x| + x.
f (x) x + sin x
 
0 x 1 + cos x
⇒ f (x) = (x + sin x) ln |x + sin x| + x. .
x + sin x

3.1.8 Đạo hàm của hàm tham số

Định lý 3.9

Cho hàm số x = x(t), y = y(t) xác định trong lân cận của điểm t0 . Nếu x(t), y(t) có đạo hàm
tại t0 và x0 (t0 ) 6= 0 thì hàm y = f (x) có đạo hàm tại x0 = x(t0 ) và

yt0 (t0 )
y 0 (x0 ) = . (3.12)
x0t (t0 )

Ví dụ 3.1.5. Cho hàm số y = f (x) được xác định bởi công thức tham số x = 2 cos3 t, y = 3 sin3 t,
π 
t ∈ 0, . Tìm y 0 (x)
2
Giải. x(t), y(t) có đạo hàm ∀t và x0 (t) = −6 cos2 t sin t 6= 0, ∀t ∈ (0, π2 ). Do đó

yt0 9 sin2 t cos t 3 tan t


y 0 (x) = 0 = 2
=− .
xt −6 cos t sin t 2
38 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

3 tan t
Vậy y 0 (x) = − .
2

3.2 Đạo hàm cấp cao

3.2.1 Đạo hàm cấp 2

Định nghĩa 3.8. Nếu đạo hàm f 0 (x) có đạo hàm trên khoảng (a, b) thì đạo hàm của nó được gọi là
đạo hàm cấp 2 của f (x). Vậy f 00 (x) = (f 0 (x))0
2x + 3
Ví dụ 3.2.1. Cho f (x) = . Tìm f 00 (0).
x−2

−7 14 7
Giải. f 0 (x) = 2
⇒ f 00 (x) = 3
⇒ f 00 (0) = −
(x − 2) (x − 2) 4

Ví dụ 3.2.2. Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm ngược của hàm y = x + x5 , x ∈ R.

Giải. Hàm y liên tục khắp nơi và đơn điệu tăng, y 0 = 1 + 5x4 > 0, ∀x ∈ R nên

1 1
x0 (y) = = .
y 0 (x) 1 + 5x4

Tiếp tục lấy đạo hàm theo y ta được


0
−20x3

00 1
x (y) = .x0 (y) =
1 + 5x4 x (1 + 5x4 )3

Ví dụ 3.2.3. Cho hàm số y = f (x) xác định theo tham số x = t − sin t, y = 1 − cos t, t ∈ (0, 2π). Tìm
y 00 (x)

y0
 
sin t t
Giải. y 0 (x) = t0 = = cot . Tiếp tục lấy đạo hàm theo biến x ta có
xt 1 − cos t 2

t 0 0 t 0 1
   
00
y (x) = cot .t (x) = cot .
2 t 2 t x0t

1 1 1
=− 2 . =− 4
2 sin (t/2) 1 − cos t 4 sin (t/2)

3.2.2 Đạo hàm cấp n

Định nghĩa 3.9. Đạo hàm cấp n của hàm số f (x) được tính theo công thức

f (n) (x) = (f (n−1) (x))0 , n ∈ N. (3.13)

Định lý 3.10

Nếu f (x) và g(x) có đạo hàm cấp n thì c1 f (x) + c2 g(x), c1 , c2 ∈ R cũng có đạo hàm cấp n và

(c1 f (x) + c2 g(x))(n) = c1 f (n) (x) + c2 g (n) (x) (3.14)


3.2 Đạo hàm cấp cao 39

Định lý 3.11: Công thức Leibnitz.

Nếu f (x) và g(x) có đạo hàm cấp n thì f (x).g(x) cũng có đạo hàm cấp n và

n
X
(n)
(f (x).g(x)) = Cnk f (n−k) (x)g (k) (x). (3.15)
k=0

3.2.3 Một số công thức cơ bản

Một số công thức cơ bản

1. (ax )(n) = ax . lnn a.

2. (ex )(n) = ex
 nπ 
3. (sin ax)(n) = an sin ax +
2
 nπ 
4. (cos ax)(n) = an cos ax +
2
5. ((ax + b)α )(n) = an α(α − 1) . . . (α − n + 1)(ax + b)α−n
(−1)n−1 (n − 1)!
6. (loga |x|)(n) =
xn ln a
(−1)n−1 (n − 1)!
7. (ln |x|)(n) =
xn

1
Ví dụ 3.2.4. Tìm đạo hàm cấp n của f (x) =
x2 −4

Giải.  
1 1 1 1
2
= −
x −4 4 x−2 x+2
Suy ra
 (n)  (n)  (n)
1 1 1 1 1
2
= −
x −4 4 x−2 4 x+2
Với α = −1, a = 1, b = ±2, ta có
(n)
(−1)n n!

1
= (−1)(−2) . . . (−1 − n + 1)(x ± 2)−1−n =
x±2 (x ± 2)n+1

Vậy
(−1)n n!
 
(n) 1 1
f (x) = n+1

4 (x − 2) (x + 2)n+1

Ví dụ 3.2.5. Tìm đạo hàm cấp n của f (x) = x2 cos 2x.

Giải. Theo công thức Leibnitz, ta có

(x2 . cos 2x)(n) = Cn0 x2 (cos 2x)(n) + +Cn1 (x2 )0 (cos 2x)(n−1) + Cn2 (x2 )00 (cos 2x)(n−2)

Mặt khác  nπ 
(cos 2x)(n) = 2n cos 2x + ,
2
40 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

 
(n−1) n−1 (n − 1)π  nπ 
(cos 2x) =2 cos 2x + = 2n−1 sin 2x + ,
2 2
 
(n − 2)π  nπ 
(cos 2x)(n−2) =2n−2
cos 2x + = −2n−2 cos 2x + .
2 2
Vậy  
2 (n) 2 nn(n − 1)  nπ   nπ 
(x . cos 2x) =2 x − cos 2x + + 2n nx sin 2x +
4 2 2
Ví dụ 3.2.6. Tìm f (n) (0) với f (x) = arctan x.
1
Giải. f 0 (x) = ⇒ (1 + x2 )f 0 (x) = 1. Lấy đạo hàm cấp (n − 1) 2 vế ta được
1 + x2
(1 + x2 )f (n) (x) + 2(n − 1)xf (n−1) (x) + (n − 1)(n − 2)f (n−2) (x) = 0

Khi x = 0 ta có f (n) (0) = −(n − 1)(n − 2)f (n−2) (0).


Do đó khi n = 2k thì f (2k) (0) = 0, vì f (2) (0) = 0.
Khi n = 2k + 1 thì

f (2k+1) (0) = −(2k)(2k − 1)f (2k−1) (0) = . . . == (−1)k (2k)!f 0 (0) = (−1)k (2k)!,

do f 0 (0) = 1.

3.3 Vi phân của hàm một biến

3.3.1 Vi phân cấp 1

Định nghĩa 3.10. Vi phân cấp 1 của hàm số y = f (x) tại điểm x0 là

df (x0 ) = f 0 (x0 )dx. (3.16)

ex
Ví dụ 3.3.1. Cho f (x) = . Tìm df (1)
x2
ex .x2 − ex .2x ex (x − 2)
Giải. f 0 (x) = = ⇒ f 0 (1) = −e. Vậy df (1) = f 0 (1)dx = −edx.
x4 x3

3.3.2 Vi phân cấp 2

Định nghĩa 3.11. Vi phân cấp 2 của hàm số y = f (x) tại điểm x0 là

d2 f (x0 ) = f 00 (x0 )dx2 . (3.17)



Ví dụ 3.3.2. Cho f (x) = x2 − 4x + 3. Tìm d2 f (0)
−1 1 1
Giải. f 00 (x) = √ ⇒ f 00 (0) = − √ . Vậy d2 f (0) = − √ dx2 .
(x2 2
− 4x + 3) x − 4x + 3 3 3 3 3

3.3.3 Vi phân cấp n

Định nghĩa 3.12. Vi phân cấp n của hàm số y = f (x) tại điểm x0 là

dn f (x0 ) = f (n) (x0 )dxn . (3.18)


3.4 Tìm giới hạn dạng vô định theo qui tắc L’ Hopital 41

3.4 Tìm giới hạn dạng vô định theo qui tắc L’ Hopital
0 ∞
7 dạng vô định trong giới hạn hàm số: , , ∞ − ∞ , 0.∞ ,1∞ , ∞0 , 00
0 ∞

0
3.4.1 Tìm giới hạn dạng vô định cơ bản
0
f (x)
Định nghĩa 3.13. Giả sử yêu cầu tính giới hạn lim . Nếu như lúc này ta có đẳng thức lim f (x) =
g(x) x→a x→a
0
0 và lim g(x) = 0 thì ta nói rằng đây là dạng vô định 0
x→a

Định lý 3.12

Cho thỏa mãn những điều kiện sau:

1. Hàm số f (x) và g(x) xác định trên nửa khoảng (a, b](a < b)

2. Luôn có lim f (x) = 0, lim g(x) = 0


x→a x→a

3. Trên nửa khoảng (a, b] tồn tại những đạo hàm hữu hạn f 0 (x) và g 0 (x) với g 0 (x) 6= 0
f 0 (x)
4. Tồn tại giới hạn hữu hạn hay vô cùng lim 0 =K
x→a g (x)

Khi đó luôn có đẳng thức


f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =K (3.19)
x→a g(x) x→a g (x)

tan x − x
Ví dụ 3.4.1. Tính I = lim
x→0 x − sin x
1
−1
cos2 x (1 − cos x)(1 + cos x) 2
Giải. I = lim = = lim 2
= =2
x→0 1 − cos x x→0 cos x(1 − cos x) 1
Định lý 3.13

Cho thỏa mãn những điều kiện sau:

1. Hàm số f (x) và g(x) xác định trên nửa khoảng [c, +∞)

2. Luôn có lim f (x) = lim g(x) = 0


x→+∞ x→+∞

3. Trên nửa khoảng [c, +∞) tồn tại đạo hàm hữu hạn f 0 (x) và g 0 (x) với g 0 (x) 6= 0
f 0 (x)
4. Tồn tại giới hạn hữu hạn hay vô cùng lim 0 =K
x→+∞ g (x)

Khi đó luôn có đẳng thức

f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =K (3.20)
x→+∞ g(x) x→+∞ g (x)

1
ex − 1
Ví dụ 3.4.2. Tính I = lim 1
x→+∞
x
42 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải. 1
e x .(− x12 )
I = lim =1
x→+∞ − x12


3.4.2 Tìm giới hạn dạng vô định cơ bản

f (x)
Định nghĩa 3.14. Giả sử yêu cầu tính giới hạn lim . Nếu như lim f (x) = +∞ và lim g(x) = +∞
x→a g(x) x→a x→a

thì đó là dạng vô định ∞.

Định lý 3.14

Cho thỏa mãn những điều kiện sau:

1. Hàm số f (x) và g(x) xác định trên nửa khoảng (a, b](a < b)

2. Luôn có đẳng thức lim f (x) = lim g(x) = +∞


x→a x→a

3. Trên nửa khoảng (a, b] tồn tại đạo hàm hữu hạn f 0 (x), g 0 (x) với g 0 (x) 6= 0
f 0 (x)
4. Tồn tại giới hạn hữu hạn hay vô cùng lim 0 =K
x→a g (x)

Khi đó luôn có đẳng thức


f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =K (3.21)
x→a g(x) x→a g (x)

ln x
Ví dụ 3.4.3. Tính I = lim 1
x→0
x

Giải.
1
x
I = lim =0
x→0 − 12
x

Định lý 3.15

Cho thỏa mãn những điều kiện sau:

1. Hàm số f (x) và g(x) xác định trên nửa khoảng [c, +∞)

2. Luôn có lim f (x) = lim g(x) = +∞


x→+∞ x→+∞

3. Trên nửa khoảng [c, +∞) tồn tại đạo hàm hữu hạn f 0 (x) và g 0 (x) với g 0 (x) 6= 0
f 0 (x)
4. Tồn tại giới hạn hữu hạn hay vô cùng lim 0 =K
x→+∞ g (x)

Khi đó luôn có đẳng thức

f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =K (3.22)
x→+∞ g(x) x→+∞ g (x)

Ví dụ 3.4.4. Tính giới hạn khi n ∈ N, a > 1


xn
I = lim
x→+∞ ax
3.5 Khai triển Taylor - Maclaurin 43

Giải.
nxn−1 n!
I = lim x
= . . . = lim x =0
x→+∞ a ln a x→+∞ a (ln a)n

3.4.3 Những dạng vô xác định khác

1. Tìm giới hạn dạng vô định 0.∞

Định nghĩa 3.15. Giả sử yêu cầu tính giới hạn lim f (x).g(x). Nếu như lim f (x) = 0 và lim g(x) = ∞
x→a x→a x→a
thì đó là dạng vô định 0.∞.

f (x) g(x) 0 ∞
Vì f (x).g(x) = 1 = 1 nên dạng vô định 0.∞ có thể chuyển về dạng vô định và
g(x) f (x)
0 ∞

Ví dụ 3.4.5. Tính giới hạn khi µ > 0

I = lim xµ . ln x
x→0

Giải.
1
ln x x
I = lim = lim =0
x→0 x−µ x→0 −µ.x−µ−1

2. Tìm giới hạn dạng vô định ∞ − ∞

Định nghĩa 3.16. Giả sử yêu cầu tính giới hạn lim (f (x) − g(x)). Nếu như lim f (x) = lim g(x) = ∞
x→a x→a x→a
thì đó là dạng vô định ∞ − ∞

0
Dạng vô định này được chuyển về dạng vô định 0 như sau:

1 1
1 1 g(x) − f (x)
f (x) − g(x) = 1 − 1 = 1 1
f (x) g(x) f (x) . g(x)

0
Chú ý. Trên thực tế dạng vô định này chuyển về dạng vô định 0 bằng cách khác.

1
Ví dụ 3.4.6. Tính I = lim (cot2 x − x2
)
x→0

Giải.

x2 cos2 x − sin2 x (x cos x − sin x) (x cos x + sin x)


I = lim 2 2 = lim 2
. lim
x→0 x sin x x→0 x sin x x→0 sin x

x cos x − sin x cos x + x(− sin x) − cos x 2


= 2. lim 3
= 2. lim 2
=−
x→0 x x→0 3x 3

3. Tìm giới hạn dạng vô định 1∞ , 00


Những dạng vô định này đối với hàm số f (x)g(x) khi x → a sẽ được chuyển về dạng vô định quen
thuộc 0.∞ bằng cách logarit hóa.
Cho hàm số y = f (x)g(x) khi đó ln |y| = g(x) ln |f (x)|. Kết quả thu được sẽ chuyển từ dạng vô định
1∞ , 00 về dạng vô định 0.∞. Như vậy nếu lim ln |y| = K, +∞, −∞ thì lim f (x)g(x) = eK , +∞, 0.
x→a x→a
44 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hình 3.2: Khai triển Maclaurin của hàm số y = ex − 1

3.5 Khai triển Taylor - Maclaurin

Xét đồ thị hàm số y = ex − 1 và các hàm đa thức:


Nhận xét:

• Hàm số y = ex − 1 xấp xỉ với các hàm đa thức trong lận cận điểm O(0; 0).

• Bậc đa thức càng lớn thì xấp xỉ càng tốt.

• Ứng dụng: để xấp xỉ hàm số không là đa thức bởi hàm đa thức tại 1 điểm nào đó

• Câu hỏi: Vấn đề đặt ra là làm sao để tìm hàm đa thức xấp xỉ với một hàm số cho trước?

3.5.1 Công thức Taylor- Maclaurin

Định lý 3.16: Công thức Taylor

Cho hàm số f (x) xác định trong lân cận của x0 , có trong lân cận này đạo hàm đến cấp n − 1,
và cho tồn tại f (n) (x0 ). Khi đó

f 0 (x0 ) f (n) (x0 )


f (x) = f (x0 ) + (x − x0 ) + . . . + (x − x0 )n + o((x − x0 )n ), (3.23)
1! n!

o((x − x0 )n )
trong đó lim = 0.
x→x0 (x − x0 )n
3.5 Khai triển Taylor - Maclaurin 45

Định lý 3.17

Hàm số f (x), có tại điểm x0 đạo hàm đến cấp n, được biểu diễn duy nhất dưới dạng
n
X
f (x) = ak (x − x0 )k + o((x − x0 )n ),
k=0

trong đó

f (k) (x0 )
ak = , k = 0, 1, . . . , n. ⇒ f (k) (x0 ) = k!ak . (3.24)
k!

Định lý 3.18: Công thức Maclaurin

Khi cho x0 = 0 trong công thức Taylor, ta được công thức Maclaurin

n
X f (k) (0)
f (x) = xk + o(xn ), (3.25)
k!
k=0

o(xn )
trong đó lim = 0.
x→0 xn

Chú ý.

n f (2k) (0)
x2k + o(x2n+1 ). Vì f (x) = f (−x) nên
P
1. Nếu f (x) là hàm chẵn, thì f (x) =
k=0 (2k)!
n n n
X f (k) (0) k
X f (k) (0) k n
X f (2k) (0)
2f (x) = f (x)+f (−x) = x + (−x) +o(x ) = 2 x2k +o(x2n+1 ).
k! k! (2k)!
k=0 k=0 k=0

n f (2k+1) (0)
x2k+1 + o(x2n+2 ). Vì f (x) = −f (−x) nên
P
2. Nếu f (x) là hàm lẻ, thì f (x) =
k=0 (2k + 1)!
n n n
X f (k) (0) X
k f (k) (0) k n
X f (2k+1) (0) 2k+1
2f (x) = f (x)−f (−x) = x − (−x) +o(x ) = 2 x +o(x2n+2 ).
k! k! (2k + 1)!
k=0 k=0 k=0

Khi x → x0 , u(x) → 0 thì


n
X f (k) (0)
f (u(x)) = (u(x))k + o((u(x))n ).
k!
k=0

3.5.2 Một số công thức Maclaurin cơ bản

x2 xn
1. ex = 1 + x + + ... + + o(xn ).
2! n!
x2 x3 (−1)n−1 xn
2. ln(1 + x) = x− + −... + + o(xn )
2 3 n
x3 x5 (−1)n x2n+1
3. sin x = x− + −... + + o(x2n+2 )
3! 5! (2n + 1)!
46 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

x2 x4 x2n
4. cos x = 1− + − . . . + (−1)n + o(x2n+1 )
2! 4! (2n)!
α(α − 1) 2 α(α − 1) . . . (α − (n − 1)) n
5. (1 + x)α = 1 + αx + x + ... + x + o(xn )
2! n!
1
6. = 1−x + x2 − . . . + (−1)n xn + o(xn )
1+x
1
7. = 1 + x + x2 + . . . + xn + o(xn )
1−x
x3 x5 x2n+1
8. sinh x = x + + + ... + + o(x2n+2 )
3! 5! (2n + 1)!
x2 x4 x2n
9. cosh x = 1 + + + ... + + o(x2n+1 )
2! 4! (2n)!
 π
Ví dụ 3.5.1. Tìm khai triển Maclaurin của f (x) = sin 2x + đến cấp n
4
 π π π
Giải. f (k) (x) = 2k sin 2x + + k ⇒ f (k) (0) = 2k sin (2k + 1)
4 2 4
Vậy
n
 π  X 2k π
sin 2x + = sin (2k + 1).xk + o(xn ).
4 k! 4
k=0

Ví dụ 3.5.2. Tìm khai triển Maclaurin của f (x) = ex/2+2 đến cấp n

Giải.
n
x/2+2 2 x/2
X e2 k
e = e .e = x + o(xn )
2k .k!
k=0
1
Ví dụ 3.5.3. Tìm khai triển Maclaurin của f (x) = đến cấp n
2x + 3
Giải.
n  k
1 1 1X 2
= = (−1)k xk + o(xn )
2x + 3 3(1 + 2x/3) 3 3
k=0

Ví dụ 3.5.4. Khai triển Maclaurin của f (x) = ex . ln(1 + x) đến cấp 4

Giải.

x2 x3 x4 x2 x3 x4
   
f (x) =
1+x+ + + + o(x4 ) . x − + − + o(x4 ) =
2! 3! 4! 2 3 4
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
= x + (− + 1)x2 + ( − + )x3 + (− + − + )x4 + o(x4 ) = x + x2 + x3 + o(x4 )
2 3 2 2 4 3 4 6 2 3
x2
Ví dụ 3.5.5. Tìm khai triển Maclaurin của f (x) = đến cấp 6
1 + sin x
1
Giải. Khai triển đến cấp 4.
1 + sin x
2  3  4
x3 x3 x3 x3
  
1
=1− x− + x− − x− + x− + o(x4 ) =
1 + sin x 3! 3! 3! 3!

x3
   
1 4 5 2
1− x− + x − x − x3 + x4 + o(x4 ) = 1 − x + x2 − x3 + x4 + o(x4 )
2
3! 3 6 3
5 2
Vậy f (x) = x2 − x3 + x4 − x5 + x6 + o(x6 ).
6 3
3.5 Khai triển Taylor - Maclaurin 47

Ví dụ 3.5.6. Tìm y (100) (1) với y(x) = ln x.

u2 u100
Giải. Đặt u = x−1 ⇒ x = u+1. Khi đó y(x) = f (u) = ln(1+u) = u− +. . .+(−1)99 +. . . .
2 100
1
Từ đó suy ra f (100) (0) = − .100! = −99! ⇒ y (100) (1) = f (100) (0) = −99!
100

3.5.3 Tính giới hạn bằng khai triển Maclaurin

Tính giới hạn bằng khai triển Maclaurin


0
Tìm giới hạn bằng khai triển Maclaurin đối với dạng khi thay VCB tương đương bị triệt tiêu.
0
1. Xác định bậc thấp nhất của VCB ở mẫu.

2. Khai triển Maclaurin những hàm không phải là đa thức đến bậc thấp nhất của VCB ở
mẫu

3. Tổng hợp lại rồi tính giới hạn.

Một số công thức khai triển Maclaurin cơ bản đến cấp 3

x3
1. tan x = x + + o(x3 )
3
x3
2. sin x = x − + o(x3 )
3!
x3
3. arctan x = x − + o(x3 )
3
x3
4. arcsin x = x + + o(x3 )
3!

x2
cos x − 1 + 2
Ví dụ 3.5.7. Tính giới hạn I = lim
x→0 x4
Giải. VCB ở mẫu có bậc bằng 4 nên ta sẽ khai triển Maclaurin của tử đến bậc 4
x2 x4 x2 x4
cos x = 1 − + + o(x4 ) ⇒ cos x − 1 + = + o(x4 )
2 4! 2 4!
x4
+ o(x4 ) 1 o(x4 ) 1
Vậy I = lim 4! 4
= lim + 4
=
x→0 x x→0 4! x 24
arctan x − arcsin x
Ví dụ 3.5.8. Tính giới hạn I = lim
x→0 tan x − sin x

Giải.

• Khai triển Maclaurin ở mẫu số trước để xác định bậc VCB của mẫu số
x3
tan x = x + + o(x3 ), 1 3
33 ⇒ tan x − sin x = x + o(x3 )
x 2
sin x = x − + o(x3 )
3!
x3 x3 1
• arctan x = x − + o(x3 ), arcsin x = x + + o(x3 ) ⇒ arctan x − arcsin x = − x3 + o(x3 )
3 3! 2
3
− 1 x3 + o(x3 ) − 21 + o(x
x3
)
−1/2
Do đó I = lim 12 3 3
= lim o(x 3 )
= = −1
x→0
2 x + o(x )
x→0 1 +
3
1/2
2 x
48 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN


tan x − ln(x + 1 + x2 )
Ví dụ 3.5.9. Tính giới hạn I = lim
x→0 sin x − x. cos x

Giải.
Khai triển Maclaurin ở mẫu số trước để xác định bậc VCB của mẫu số
x3 x2 1
sin x = x − + o(x3 ), cos x = 1 − + o(x2 ). Vậy sin x − x. cos x = x3 + o(x3 ).
3! 2 3
Khai triển biểu thức tử số đến cấp 3, ta có

x3
• tan x = x + + o(x3 )
3
√ √
• ln(x + 1 + x2 ) = ln(1 + (x − 1 + 1 + x2 )) = ln(1 + u(x))

1 x2
• u(x) = x − 1 + (1 + x2 )1/2 = x − 1 + 1 + x2 + o(x3 ) = x + + o(x3 )
2 2

x2 2 x2
x2 (x + ) (x + )3 x2 x2 x3 x3
• ln(1 + u(x)) = (x + )− 2 + 2 + o(x3 ) = x + − − + + o(x3 ).
2 2 3 2 2 2 3

√ x3
Do đó tan x − ln(x + + o(x3 ).
1 + x2 ) =
2
x3
+ o(x3 ) 1/2 3
Vậy I = lim 23 = =
x→0 x 3
+ o(x ) 1/3 2
3

ecos x − e. 3 1 − 4x2
Ví dụ 3.5.10. Tính giới hạn I = lim 1
x→0 . arcsin 2x − 2 cosh x2
x

Giải.
(2x)3 1 4x2
arcsin 2x = (2x) + + o(x3 ) ⇒ arcsin(2x) = 2 + + o(x2 )
6 x 3
cosh x2 = 1 + o(x2 )
1 4x2
Do đó arcsin 2x − 2 cosh x2 = + o(x2 )
x 3
Khai triển tử số đến cấp 2

x2
+o(x2 ) x2
+o(x2 ) x2
• ecos x = e1− 2 = e.e− 2 = e(1 − ) + o(x2 )
2
√ 4
• 3
1 − 4x2 = (1 − 4x2 )1/3 = 1 − x2 + o(x2 )
3

√ 5e
Do đó ecos x − e. 3 1 − 4x2 = x2 + o(x2 ).
6
5e 2 2 5e
x + o(x ) 5e
Vậy I = lim 64x2 = 64 =
x→0 2
+ o(x ) 3
8
3

3.6 Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

3.6.1 Cực trị


3.6 Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số 49

Các bước khảo sát cực trị hàm số

1. Tìm tập xác định

2. Tìm f 0 (x)

3. Tìm các điểm xi (i = 1, 2, . . .) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không tồn tại

4. Lập bảng biến thiên

• Nếu đạo hàm đổi dấu từ + sang - khi qua xi thì hàm số đạt cực đại tại xi
• Nếu đạo hàm đổi dấu từ - sang + khi qua xi thì hàm số đạt cực tiểu tại xi

3.6.2 Tiệm cận

Tiệm cận

1. Nếu lim f (x) = ∞ thì x = x0 là tiệm cận đứng.


x→x0

2. Nếu lim f (x) = y0 thì y = y0 là tiệm cận ngang.


x→∞

3. Nếu lim (f (x) − (ax + b)) = 0 thì y = ax + b là tiệm cận xiên. Tìm a, b theo công thức
x→∞
f (x)
a = lim , b = lim (f (x) − ax)
x→∞ x x→∞


Chú ý. Trong một số trường hợp ta phải chia ra trường hợp x → x+0 , x → x0 , x → +∞, x → −∞.
Nếu hàm số có tiệm cận ngang về 1 phía nào đó thì sẽ không có tiệm cận xiên và ngược lại.

3.6.3 Tính lồi, lõm, điểm uốn

Khảo sát tính lồi-lõm-điểm uốn

1. Tìm tập xác định

2. Tìm f 00 (x)

3. Tìm các điểm xi (i = 1, 2, . . .) mà tại đó f 00 (x) bằng 0 hoặc không tồn tại

4. Xét dấu f 00 (x)

• Nếu f 00 (x) > 0 trong khoảng (a, b) nào đó thì đồ thị hàm số lõm trong khoảng này.
• Nếu f 00 (x) < 0 trong khoảng (a, b) nào đó thì đồ thị hàm số lồi trong khoảng này.
• Nếu f 00 (xi ) = 0 hoặc không tồn tại f 00 (xi ) và đạo hàm f 00 (x) đổi dấu khi qua xi thì
hàm số có điểm uốn tại xi

3.6.4 Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất


50 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Tìm giá trị lớn nhất-giá trị nhỏ nhất

1. y = f (x) liên tục trên khoảng (a, b) (a-có thể là −∞, b có thể là +∞) ⇒ Lập bảng biến
thiên ⇒ Kết luận

2. y = f (x) liên tục trên đoạn [a, b]

• Tìm f 0 (x) ⇒ tìm những điểm xi mà tại đó f 0 (xi ) = 0 hoặc KHÔNG TỒN TẠI đạo
hàm
• Loại những điểm xi ∈
/ [a, b]. Tính giá trị của f (x) tại những điểm xi ∈ [a, b]
• So sánh f (a), f (b) và f (xi ) với xi ∈ [a, b] ⇒ GTLN, GTNN.

Ví dụ 3.6.1. Tìm cực trị của y = |x2 − 2x| + 3

Giải.
Tập xác định D = R

( 2x − 2, nếu x2 − 2x > 0
x2 − 2x + 3, nếu x2 − 2x > 0


y = ⇒ y0 = −2x + 2, nếu x2 − 2x < 0 ⇒ y0 =
−x2 + 2x + 3, nếu x2 − 2x < 0 
không tồn tại, nếu x2 − 2x = 0

0 ⇔ x = 1.
Vậy ta có 3 điểm dừng (điểm nghi ngờ) x = 0, x = 1, x = 2

Hình 3.3: Bảng biến thiên của y = |x2 − 2x| + 3

p
Ví dụ 3.6.2. Tìm cực trị của y = 3
(1 − x)(x − 2)2

Giải.
Tập xác định D = R
4 − 3x 0 = 0 ⇔ x = 4.
y0 = p ⇒ y
3 3 (1 − x)2 (x − 2) 3
4
Vậy ta có 3 điểm dừng (điểm nghi ngờ) x = , x = 1, x = 2
3
 
1
Ví dụ 3.6.3. Tìm tất cả các tiệm cận của đồ thị của hàm số y = x ln e +
x

Giải.
1 1
Tập xác định: x 6= 0, e + >0⇔x<− ∨x>0
x e
3.6 Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số 51

p
Hình 3.4: Bảng biến thiên của y = 3
(1 − x)(x − 2)2

 
1 ln(e + t) L0 H 1
lim f (x) = lim x ln e + = lim = lim =0
x→0 + x→0+ x t→+∞,t=1/x t t→+∞ e + t
 
1 1
lim f (x) = lim x ln e + = +∞. Vậy x = − là tiệm cận đứng về phía trái.
x→(−1/e) − x→(−1/e)− x e
 
1
lim f (x) = lim x ln e + = ∞ ⇒ Không có tiệm cận ngang.
x→∞ x→∞ x
Tiệm cận xiên: y = ax + b
 
f (x) 1
a = lim = lim ln e + =1
x→∞ x x→∞ x
       
1 1
b = lim (f (x) − x) = lim x ln e + −x = lim x ln e + −1 =
 x→∞  x→∞ x x→∞ x
1 1 1
lim x ln 1 + = lim x = .
x→∞ ex x→∞ ex e
1
Vậy tiệm cận xiên là y = x +
e
Ví dụ 3.6.4. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của y = (x − 3)e|x+1| trên đoạn [−2, 4]

Giải.
(
(x − 3)ex+1 , x > −1
y=
(x − 3)e−x−1 , x < −1

x+1
 (x − 2)e , x > −1

⇒ y0 = (4 − x)e−x−1 , x < −1

@, x = −1

y 0 = 0 ⇔ x = 2 ⇒ f (−2) = −5e, f (4) = e5 , f (2) = −e3 , f (−1) = −4. Vậy GT LN = e5 ,


GT N N = −e3 .

Ví dụ 3.6.5. Khảo sát hàm số y = x3 .e−x .

Giải.

• Tập xác định D = R

• y 0 = 3x2 .e"−x + x3 .(−e−x ) = (3x2 − x3 )e−x .


x=0
y0 = 0 ⇔
x=3
52 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

• y 00 = (6x − 3x2 )e−x + (3x2 − x3 )(−e−x ) = (x3 − 6x2 + 6x)e−x .


 √
x = 3+ 3

y 00 = 0 ⇔  x = 3 − 3

x = 0

Hình 3.5: Bảng biến thiên và tính lồi lõm của y = x3 .e−x .

x3
Tiệm cận: lim = 0 ⇒ y = 0 là tiệm cận ngang về phía phải.
x→+∞ ex
Không có tiệm cận đứng, tiệm cận xiên

Ví dụ 3.6.6. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = 3 1 − x3 .

Giải.
Tập xác định D = R
x2
y0 = − p ⇒ y 0 = 0 ⇔ x = 0. Vậy ta có 2 điểm dừng x = 0, x = 1
3
(1 − x3 )2
2x
y 00 = − p ⇒ y 00 = 0 ⇔ x = 0
3 3
(1 − x ) 5

Hàm số không có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang.


Tiệm cận xiên:
√3
1 − x3
a = lim = −1
x→∞ x
√ 1
b = lim ( 3 1 − x3 + x) = lim p √ = 0.
x→∞ x→∞ 3 (1 − x3 )2 − x 3 1 − x3 + x2

Vậy tiệm cận xiên là y = −x.

3.6.5 Tóm tắt các khái niệm cơ bản của chương 3

3.7 Bài tập

3.7.1 Tìm GTLN, GTNN

Bài tập 3.7.1. Tìm GTLN, GTNN của các hàm số sau:
3.7 Bài tập 53


3
Hình 3.6: Bảng biến thiên và tính lồi, lõm của y = 1 − x3 .


3
Hình 3.7: Đồ thị của y = 1 − x3 .

r
3x + 5
1. f (x) = trên đoạn [−1, 1].
x2 + 6x + 10

Lời giải bài tập chương 3


r
1 2
3.7.1 1. GTLN= √ tại x = 0 , GTNN= tại x = −1
2 5
Chương4

PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA


HÀM MỘT BIẾN

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54


4.2. Phương pháp tính tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
4.3. Tích phân của những hàm hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
4.4. Tích phân của hàm vô tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
4.5. Tích phân của hàm lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
4.6. Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.7. Phương pháp tính tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
4.8. Tích phân suy rộng loại 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
4.9. Tích phân suy rộng loại 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

4.10. Ứng dụng của tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85


4.11. Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93

4.1 Nguyên hàm và tích phân bất định

4.1.1 Bài toán thực tế

Bài toán điều tra dân số

Theo mô hình điều tra dân số về sự tăng trưởng của dân số thế giới, tốc độ tăng trưởng của
dân số thế giới từ năm 1950 là p(t) = −0, 012.t2 + 48.t − 47925, với t là năm theo lịch, p(t)
(triệu người/năm).

1. Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì tổng dân số là 6000 triệu người. Hãy tìm hàm
tổng dân số P (t) theo năm.

2. Từ hàm tổng dân số P (t) dự đoán dân số thế giới năm 2050
4.1 Nguyên hàm và tích phân bất định 55

1. P (t) chính là hàm ngược lại của đạo hàm (nguyên hàm) - antiderivative
t3 t2
P (t) = −0, 012. + 48. − 47925.t + C
3 2
Để tìm C ta thay t = 2000 và P (2000) = 6000. Khi đó ta thu được C = 31856000 và P (t) =
−0, 004.t3 + 24.t2 − 47925.t + 31856000
2. Thay t = 2050 ta sẽ dự đoán được tổng dân số năm 2050 là P (2050) = 9250 triệu người.

4.1.2 Nguyên hàm

Định nghĩa 4.1. Hàm số F (x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng X, nếu
như F (x) liên tục và khả vi trong X và với mọi ∀x ∈ X luôn có đẳng thức

F 0 (x) = f (x) (4.1)

hoặc là dF (x) = f (x)dx.

Định lý 4.1

Nếu hàm số F (x) là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng X ⊂ R thì hàm số
Φ(x) = F (x) + C, với C là hằng số, cũng là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng X ⊂ R.
Ngược lại, nếu những hàm số F (x) và Φ(x) là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng
X ⊂ R thì tồn tại hằng số C ∈ R sao cho Φ(x) = F (x) + C.

4.1.3 Tích phân bất định

Định nghĩa 4.2. Cho hàm số F (x) là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng X ⊂ R, khi đó
biểu thức Φ(x) = F (x) + C, với C là hằng số bất kỳ, được gọi là tích phân bất định của hàm số
f (x) trong khoảng X.
R
Tích phân bất định này được kí hiệu là f (x)dx. Như vậy tích phân bất định của f (x) là
R
f (x)dx = F (x) + C, với F (x) là nguyên hàm của hàm số f (x) trong khoảng X, còn C là hằng
số bất kỳ.
Bảng công thức tích phân bất định cơ bản
R R
1. 0dx = C. 10. cos xdx = sin x + C.
dx
R R
2. 1.dx = x + C. 11. cos2 x
= tan x + C.
xµ+1 dx
xµ dx =
R R
3. µ+1 + C, µ 6= −1. 12. sin2 x
= − cot x + C.
dx
R R
4. x = ln |x| + C. 13. sinh xdx = cosh x + C.
ax
R
ax dx =
R
5. ln a + C, a > 0, a 6= 1. 14. cosh xdx = sinh x + C.
dx
R
ex dx = ex + C.
R
6. 15. cosh2 x
= tanh x + C.

√ dx dx
R R
7. = arcsin x + C, x 6= ±1. 16. sinh2 x
= − coth x + C.
1−x2
dx 1
ln | x−a
R dx
R
8. 1+x2
= arctan x + C. 17. x2 −a2
= 2a x+a | + C.

√ dx
R
= ln |x + x2 ± a2 | + C.
R
9. sin xdx = − cos x + C. 18. x2 ±a2
56 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Những tính chất của tính phân bất định


Từ định nghĩa tích phân bất định ta trực tiếp suy ra những đẳng thức sau:
R
1. d f (x)dx = f (x)dx.
R
2. dF (x) = F (x) + C.

Quy tắc tính tích phân bất định cơ bản


Quy tắc I. Nếu số a 6= 0 thì luôn có đẳng thức sau

Z Z
af (x)dx = a f (x)dx.

Quy tắc II. Luôn có đẳng thức sau

Z Z Z
(f (x) ± g(x))dx = f (x)dx ± g(x)dx.

R
Quy tắc III. Nếu ta có đẳng thức f (t)dt = F (t) + C thì ta luôn có đẳng thức

Z
1
f (ax + b)dx = F (ax + b) + C, (a 6= 0).
a

4.2 Phương pháp tính tích phân bất định

4.2.1 Phương pháp đổi biến

Nội dung chính của phương pháp đổi biến trong tích phân bất định là khẳng định đơn giản sau:
nếu tích phân bất định g(t)dt = G(t) + C thì tích phân bất định g(ω(x))ω 0 (x)dx = G(ω(x)) + C.
R R

Phương pháp đổi biến được áp dụng trong 2 trường hợp sau:
R
Trường hợp I. Khi tính tích phân f (x)dx biểu thức dưới dấu tích phân của nó có thể được
biểu diễn dưới dạng f (x)dx = g(ω(x)).ω 0 (x)dx, với ω(x) là một số hàm số biến x, thì ta chỉ cần tính
R
tích phân g(t)dt và sau đó đối với kết quả thu được ta thay biến t bởi hàm số ω(x).
Chú ý trường hợp thứ I này được áp dụng khi trong biểu thức f (x)dx có xuất hiện biểu thức
ω 0 (x)dx.

sin3 x cos xdx.


R
Ví dụ 4.2.1. Tính tính phân I =

Giải.
Đặt t = sin x, dt = cos xdx. Khi đó ta có
t4 sin4 (x)
Z Z
I = sin x cos xdx = t3 dt =
3
+C = + C.
4 4
R
Trường hợp II. Trong nhiều trường hợp việc tính tích phân f (x)dx sẽ được đơn giản hóa nếu
như trong biểu thức dưới dấu tích phân của nó thay vào vị trí của x là 1 hàm mới x = ϕ(t) biến t, khi
đó f (x)dx = f (ϕ(t)).ϕ0 (t)dt. Vì vậy để tính tính phân f (x)dx chỉ cần tính tích phân f (ϕ(t))ϕ0 (t)dt
R R

và sau đó đối với kết quả thu được ta thay t bởi hàm số t = ω(x) là hàm ngược của hàm số x = ϕ(t).
4.2 Phương pháp tính tích phân bất định 57

R√
Ví dụ 4.2.2. Tính tích phân I = a2 − x2 dx.

Giải.
Đặt x = a sin t ⇒ t = arcsin xa , dx = a cos tdt. Khi đó, ta có

a2 a2
Z p Z Z
2 2 2 2 1
I= a − x dx = a cos tdt = (1 + cos 2t)dt = (t + sin 2t) + C =
2 2 2

r !
a2 x x  x 2 1 p a2 x
= arcsin + 1− + C = x a2 − x2 + arcsin + C.
2 a a a 2 2 a

4.2.2 Phương pháp tích phân từng phần

Định lý 4.2

Cho những hàm số u = u(x) và v = v(x) khả vi trong khoảng X ⊂ R. Khi đó ta luôn có đẳng
thức sau
Z Z
udv = uv − vdu. (4.2)

R√
Ví dụ 4.2.3. Tính tích phân I = x2 ± a2 dx.

Giải.
Đặt
√  du = √ xdx ,
( 
u= ± x2 a2
⇒ x2 ± a2
dv = dx. 
v = x.

Khi đó, ta có

x2 dx
Z Z p Z
p
2 2
p
2 2 2 2 2 dx
I =x x ±a − √ =x x ±a − x ± a dx ± a √ =
2
x ±a 2 x ± a2
2

Z
p
2 2 2 dx
=x x ±a −I ±a √
x ± a2
2

Từ đó suy ra

x x2 ± a2 a2 p
I= ± ln |x + x2 ± a2 | + C.
2 2

Chú ý. Phương pháp tích phân từng phần không mạnh bằng phương pháp đổi biến tuy nhiên một
số tích phân chỉ tính được bằng phương pháp tích phân từng phần.
Những dạng tích phân sử dụng phương pháp tích phân từng phần

xk lnm xdx (k, m ∈ Z0 )


R
1.

xk sin axdx, xk cos bxdx


R R
2.

eax sin bxdx, eax cos bxdx.


R R
3.
58 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

4.2.3 Công thức truy hồi

Định lý 4.3

Luôn có đẳng thức


1 x 2n − 1
In+1 = 2
. 2 2 n
+ In , (4.3)
2na (x + a ) 2na2

với
Z
dx
In = (n ∈ N) (4.4)
(x2 + a2 )n

Chứng minh.
Áp dụng công thức tích phân từng phần, đặt
1  du = −2nxdx ,
 
 u= ,
2
(x + a )2 n (x2 + a2 )n+1

dv = dx v=x
 

Khi đó, ta có

x2 dx (x2 + a2 ) − a2
Z Z
x x x
In = 2 +2n = 2 +2n dx = 2 +2nIn −2na2 In+1
(x + a2 )n 2
(x + a )2 n+1 (x + a2 )n 2 2
(x + a ) n+1 (x + a2 )n

Từ đó suy ra  
1 x
In+1 = + (2n − 1)In .
2na2 (x2 + a2 )n

Vì Z
dx 1 x
I1 = = arctan + C
x2 +a 2 a a
nên với n = 1 ta tính được I2 . Biết I2 ta tính tiếp I3 , v.v. Quá trình này được gọi là quá trình truy
hồi.
R dx
Ví dụ 4.2.4. Tính tích phân I =
(x + 4)2
2

Giải.
Theo công thức (4.3) ta có a = 2, n = 1. Từ đó suy ra
Z Z
dx 1 x 1 dx 1 x 1 x
I= 2 2
= . 2
+ 2
= . 2 + . arctan + C.
(x + 4) 8 x +4 8 x +4 8 x + 4 16 2

4.3 Tích phân của những hàm hữu tỉ

4.3.1 Những phân số sơ cấp

Định nghĩa 4.3. Những phân số có dạng

A
1. ;
x−a
A
2. (k = 2, 3, . . .);
(x − a)k
4.3 Tích phân của những hàm hữu tỉ 59

Mx + N
3. ;
x2 + px + q

Mx + N
4. , (m = 2, 3, ...)
(x2 + px + q)m

p2
với A, a, M, N, p, q là những số cố định và q − > 0, được gọi là những phân số sơ cấp.
4

Tích phân của những phân số sơ cấp

R A
1. dx = A ln |x − a| + C.
x−a
R A A
2. dx = + C, (n 6= 1).
(x − a)n (1 − n)(x − a)n−1
 
R Mx + N M R (2x + p)dx Mp R dx
3. 2
dx = 2
+ N− =
x + px + q 2 x + px + q 2 (x + p/2) + q − p2 /4
2

 
M 2 Mp 1 x + p/2
= ln |x + px + q| + N − .p arctan p +C
2 2 2
q − p /4 q − p2 /4

 
R Mx + N MR 2x + p Mp R dx
4. 2 m
dx = 2 m
dx + N − =
(x + px + q) 2 (x + px + q) 2 (x + px + q)m
2

M (x2 + px + q)−m+1
 Z
Mp dx
= + N− ,
2 −m + 1 2 (x + px + q)m
2

trong đó Z Z
dx dx
= m
(x2 + px + q)m p2
 
p 2
x+ + q−
2 4
p p2
được tính bằng cách đặt t = x + , q − = a2 và áp dụng công thức truy hồi.
2 4

4.3.2 Tích phân của hàm hữu tỉ


R Pn (x)
Định nghĩa 4.4. Tích phân có dạng I = dx, trong đó Pn (x), Qm (x) là các đa thức với hệ
Qm (x)
số thực bậc n và m tương ứng, được gọi là tích phân của hàm hữu tỉ.

Cách tính tích phân của hàm hữu tỉ

Pn (x) K(x)
1. Nếu n > m thì ta phân tích = P (x) +
Qm (x) Qm (x)
p2
2. Nếu n < m thì ta phân tích Qm (x) = (x−a)k . . . (x2 +px+q)` , (k+. . .+2` = m, −q < 0)
4
và khi đó
Pn (x) A1 A2 Ak M1 x + N1 M` x + N `
= + 2
+ ... + k
+ ... + 2 + ... + 2
Qm (x) x − a (x − a) (x − a) x + px + q (x + px + q)`

R x2 + 2x + 6
Ví dụ 4.3.1. Tính tích phân I = dx
(x − 1)(x − 2)(x − 4)
60 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải. Phân tích


x2 + 2x + 6 A B C
= + +
(x − 1)(x − 2)(x − 4) x−1 x−2 x−4
⇒ x2 + 2x + 6 ≡ A(x − 2)(x − 4) + B(x − 1)(x − 4) + C(x − 1)(x − 2), ∀x ∈ R

Cho x = 1 ta được 9 = A(1 − 2)(1 − 4) ⇒ A = 3


Cho x = 2 ta được 14 = B(2 − 1)(2 − 4) ⇒ B = −7
Cho x = 4 ta được 30 = C(4 − 1)(4 − 2) ⇒ C = 5
(x − 1)3 (x − 4)5
Z Z Z
dx dx dx
I=3 −7 +5 = 3 ln |x−1|−7 ln |x−2|+5 ln |x−4|+C = ln
+C
x−1 x−2 x−4 (x − 2)7

R x2 + 1
Ví dụ 4.3.2. Tính tích phân I = dx
(x − 1)3 (x + 3)

Giải. Phân tích


x2 + 1 A B C D
3
= 3
+ 2
+ +
(x − 1) (x + 3) (x − 1) (x − 1) x−1 x+3
⇒ x2 + 1 ≡ A(x + 3) + B(x − 1)(x + 3) + C(x − 1)2 (x + 3) + D(x − 1)3 , ∀x ∈ R
1
Cho x = 1 ta được 2 = 4A ⇒ A =
2
5
Cho x = −3 ta được 10 = −64D ⇒ D = −
32
5
So sánh hệ số x3 ta được C + D = 0 ⇒ C =
32
3
Cho x = 0 ta được 1 = 3A − 3B + 3C + D ⇒ B = . Vậy
8
Z Z Z Z
1 dx 3 dx 5 dx 5 dx
I= 3
+ 2
+ − =
2 (x − 1) 8 (x − 1) 32 x − 1 32 x+3

1 3 5 x − 1
=− − + ln +C
4(x − 1)2 8(x − 1) 32 x + 3
R dx
Ví dụ 4.3.3. Tính tích phân I =
x − x2
5

Giải. Phân tích x5 − x2 = x2 (x − 1)(x2 + x + 1). Khi đó


1 A B C Dx + E
= 2+ + +
x5 − x2 x x x − 1 x2 + x + 1
⇒ 1 ≡ A(x − 1)(x2 + x + 1) + Bx(x − 1)(x2 + x + 1) + Cx2 (x2 + x + 1) + (Dx + E)x2 (x − 1), ∀x ∈ R.

Cho x = 0 ta được 1 = −A ⇒ A = −1
1
Cho x = 1 ta được 1 = 3C ⇒ C =
3
Đồng nhất hệ số của x4 , x3 , x2 từ 1 = A(x3 −1)+B(x4 −x)+C(x4 +x3 +x2 )+Dx4 +Ex3 −Dx3 −Ex2
ta có 
 B=0
B+C +D = 0


1

 

A+C +E−D = 0 ⇔ D=−
3
 E=1
 
C −E = 0
 

3

x−1 2x + 1 − 3
Z Z Z Z
dx 1 dx 1 1 1 1
I=− + − dx = + ln |x − 1| − dx =
x2 3 x−1 3x2 + x + 1 x 3 6 x2 + x + 1
(x − 1)2
Z
1 1 1 2 1 dx 1 1 1 2x + 1
= + ln |x − 1| − ln(x + x + 1) + 2
= + ln 2
+ √ arctan √ +C
x 3 6 2 x +x+1 x 6 x +x+1 3 3
4.4 Tích phân của hàm vô tỉ 61

4.4 Tích phân của hàm vô tỉ


  p  p  p 
R ax + b 1 ax + b 2 ax + b n
4.4.1 Tích phân dạng R x, , ,..., dx
cx + d cx + d cx + d

trong đó p1 , p2 , . . . , pn là các số hữu tỉ, a, b, c, d là các số thực.


ax + b
Cách giải: Đặt = tm , trong đó m là BSCNN của các mẫu số của p1 , p2 , . . . , pn
cx + d
R dx
Ví dụ 4.4.1. Tính tích phân I = p √
3
(2x + 1)2 − 2x + 1

Giải.
Đặt 2x + 1 = t6 ⇒ x = (t6 − 1)/2, dx = 3t5 dt. Khi đó

3t5 dt t2 dt
Z Z Z  
1 3
I= =3 =3 t+1+ dt = t2 + 3t + 3 ln |t − 1| + C
t4 − t3 t−1 t−1 2

3
Thay t = (2x + 1)1/6 ta được I = (2x + 1)1/3 + 3(2x + 1)1/6 + 3 ln |(2x + 1)1/6 − 1| + C
2

R dx
4.4.2 Tích phân dạng √
ax2 + bx + c
R dx
Ví dụ 4.4.2. Tính tích phân I = √
2
x + 2x + 5

Giải.
Z Z
dx d(x + 1) p
I= √ = p = ln |x + 1 + x2 + 2x + 5| + C.
x2 + 2x + 1 + 4 (x + 1)2 + 4

R dx
Ví dụ 4.4.3. Tính tích phân I = √
−3x2 + 4x − 1

Giải.
 
2
d x−
x − 2/3
Z
1 3 1 1
I=√ s = √ arcsin + C = √ arcsin(3x − 2) + C
3 1

2 2
 3 1/3 3
− x−
9 3

R Ax + B
4.4.3 Tích phân dạng √ dx
ax2 + bx + c
Z A
2a (2ax + b) + B − Ab
Z
Ax + B 2a
√ dx = √ dx =
ax2 + bx + c ax2 + bx + c
d(ax2 + bx + c)
Z  Z
A Ab dx
= √ + B− √
2a 2
ax + bx + c 2a 2
ax + bx + c
R 5x − 3
Ví dụ 4.4.4. Tính tích phân I = √ dx
2x2 + 8x + 1

Giải.
62 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

5
5x − 3 4 (4x + 8) − 13
Z Z Z Z
5 4x + 8 dx
I= √ dx = √ = √ dx − 13 √ =
2x2 + 8x + 1 2x2 + 8x + 1 4 2x2 + 8x + 1 2x2 + 8x + 1
Z r
5p 2 13 dx 5p 2 13 1
= 2x + 8x + 1 − √ q = 2x + 8x + 1 − √ ln x + 2 + x2 + 4x + +C
2 2 (x + 2)2 − 7 2 2 2
2

R dx
4.4.4 Tích phân dạng √
(x − α) ax2 + bx + c
1
Cách giải: Đặt x − α =
t
R dx
Ví dụ 4.4.5. Tính tích phân I = √
x 5x2 − 2x + 1

1 1
Giải. Đặt x = ⇒ dx = − 2 dt. Khi đó
t t
Z Z
dt dt p
I=− = − √ = − ln |t − 1 + t2 − 2t + 5| + C =
t2 . 1t 5/t2 − 2/t + 1
p
t2 − 2t + 5

1 − x + √5x2 − 2x + 1
r
1 1 2
= − ln − 1 + − + 5 + C = − ln +C

x x2 x x

R dx
4.4.5 Tích phân dạng √
(x2 + α) ax2 + c
r
c
Cách giải: Đặt t = a + 2
x
R dx
Ví dụ 4.4.6. Tính tích phân I = √
(x2 + 2) x2 − 1
r
xdx 1 1 tdt
⇒ x2 =
R
Giải. Biến đổi I = . Đặt t = 1− 2 2
⇒ xdx =
(1 − t2 )2
r
1 x 1−t
x2 (x2 + 2) 1−
x2
Z Z " p #
tdt dt 1 3/2 + t
I=  = = √ ln p +C

2 2
1 1 2(3/2 − t2 ) 2 6 3/2 − t
(1 − t ) .

. + 2 .t
1 − t2 1 − t2

Vậy
 r 
3/2 + 1 − 1
p
1  2
x 
I= √  ln r  + C

2 6  p 1
3/2 − 1 − 2

x

4.4.6 Tích phân Euler



R(x, ax2 + bx + c)dx, a 6= 0, b2 − 4ac 6= 0, được gọi là tích
R
Định nghĩa 4.5. Tích phân có dạng
phân Euler.
4.4 Tích phân của hàm vô tỉ 63

Phương pháp tính tích phân Euler


√ √
1. Nếu a > 0 thì đặt ax2 + bx + c = ±t ± ax
√ √
2. Nếu c > 0 thì đặt ax2 + bx + c = ±tx ± c

3. Nếu ax2 +bx+c = 0 có 2 nghiệm thực phân biệt x1 , x2 thì đặt ax2 + bx + c = ±t(x−x1 )

hoặc ax2 + bx + c = ±t(x − x2 )


R 1 − 1 + x + x2
Ví dụ 4.4.7. Tính tích phân I = √ dx
x 1 + x + x2

Giải. Vì c = 1 > 0 nên đặt 1 + x + x2 = tx + 1 ⇒ 1 + x + x2 = t2 x2 + 2tx + 1

2t − 1 1 − t − t2
⇒x= , dx = 2 dt
1 − t2 (1 − t2 )2

Từ đó √
p 1 − t + t2 1 + x + x2 − 1
1 + x + x2 = ,t =
1 − t2 x
Vậy

!2

−2tdt x2 − 1
Z
2
1+x+
I= = ln |1 − t | + C = ln 1 −
+C
1 − t2
x

4.4.7 Tích phân Chebyshev

xm (a + bxn )p dx, trong đó m, n, p là những số hữu tỉ, được gọi


R
Định nghĩa 4.6. Tích phân có dạng
là tích phân Chebyshev.

Phương pháp tính tích phân Chebyshev

1. Nếu p là số nguyên thì đặt x = ts , với s là BSCNN của các mẫu số của m, n.
m+1
2. Nếu là số nguyên thì đặt a + bxn = ts , với s là mẫu số của p
n
m+1 a + bxn
3. Nếu + p là số nguyên thì đặt = ts , với s là mẫu số của p
n xn

R dx
Ví dụ 4.4.8. Tính tích phân I = √ √
x( x + 1)10
4

Giải. Biểu thức dưới dấu tích phân x−1/2 (1 + x1/4 )−10 có p = −10 ∈ Z nên đặt

x = ts , s = BSCN N {4, 2} = 4 ⇒ dx = 4t3 dt

Khi đó
4t3 dt t+1−1
Z Z Z Z Z
tdt −9
I= =4 =4 dt = 4 (t + 1) d(t + 1) − 4 (t + 1)−10 d(t + 1) =
t2 (1 + t)10 (t + 1)10 (t + 1)10
−4 4 −1 4
= 8
+ 9
+C = √ 8
+ √ +C
8(t + 1) 9(t + 1) 4
2( x + 1) 9( x + 1)9
4

R x3 dx
Ví dụ 4.4.9. Tính tích phân I = √
(1 − x2 ) 1 − x2
64 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải.
m+1
Biểu thức dưới dấu tích phân x3 (1 − x2 )−3/2 có m = 3, n = 2, p = −3/2. Vì = 2 ∈ Z nên
n
đặt 1 − x2 = t2 . Từ đó, ta có xdx = −tdt, x2 = 1 − t2 và

1 − t2
Z Z Z Z
2 −3 dt 1 p 1
I = − (1 − t )t tdt = − dt = dt − = t + + C = 1 − x2 + √ +C
t2 t2 t 1 − x2
R dx
Ví dụ 4.4.10. Tính tích phân √
x4 1 + x2

Giải.
m+1
Biểu thức dưới dấu tích phân x−4 (1 + x2 )−1/2 có m = −4, n = 2, p = −1/2 và + p = −2 ∈ Z
n
1 + x2
nên ta đặt = t2 . Khi đó x−3 dx = −tdt và
x2
Z Z
−2 −2 −1/2 −3
I = x (x + 1) x dx = − (t2 − 1)t−1 tdt =
p
t3 (x−2 + 1)3
Z p
2
− (t − 1)dt = t − + C = x−2 + 1 − +C
3 3

4.5 Tích phân của hàm lượng giác


R
4.5.1 Tích phân có dạng R(sin x, cos x)dx

Trong đó R(sin x, cos x) là hàm phân thức hữu tỉ theo sin x, cos x.
x 2dt 2t 1 − t2
Cách giải chung. Đặt t = tan . Khi đó x = 2 arctan t, dx = , sin x = , cos x =
2 1 + t2 1 + t2 1 + t2
Chú ý. Cách đặt tổng quát này trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc tính toán phức tạp. Sử
dụng cách này khi không tìm ra cách giải khác.
R dx
Ví dụ 4.5.1. Tính tích phân I =
sin x

Giải.
x 2t 2dt
Đặt t = tan . Khi đó sin x = 2
, dx = và
2 1+t 1 + t2
Z 2dt Z
1+t2 dt x
I= = = ln |t| + C = ln tan + C.

2t t

2
1+t2

R dx
Ví dụ 4.5.2. Tính tích phân I =
cos x

Giải.
x 1 − t2 2dt
Đặt t = tan . Khi đó cos x = 2
, dx = và
2 1+t 1 + t2
Z 2dt
(1 + t) + (1 − t)dt
Z Z
1+t2 2dt
I= 1−t2
= 2
= =
2
1 − t (1 − t)(1 + t)
1+t

1 + tan x2
 x π 
= − ln |1 − t| + ln |1 + t| + C = ln x + C = ln tan + +C =

1 − tan 2 2 4
sin x + cos x 2

sin x2 + cos x2

2 2
1 + sin x
= ln + C = ln + C = ln + C.

cos x2 − sin x2 cos2 x2 − sin2 x2 cos x
4.5 Tích phân của hàm lượng giác 65

R dx
Ví dụ 4.5.3. Tính tích phân I =
4 sin x + 3 cos x + 5

Giải.
x 2t 1 − t2 2dt
Đặt t = tan . Khi đó sin x = , cos x = , dx = và
2 1 + t2 1 + t2 1 + t2
Z 2dt Z Z
1+t2 dt dt 1 1
I= 2t 1−t2
=2 2
= 2
=− +C =− x + C.
4. 1+t 2 + 3. 1+t2 +5 2t + 8t + 8 (t + 2) t+2 tan 2 + 2

Một số trường hợp đặc biệt

1. Nếu R(sin x, cos x) là hàm lẻ theo sin x, có nghĩa là R(− sin x, cos x) = −R(sin x, cos x)
thì ta đặt t = cos x.

2. Nếu R(sin x, cos x) là hàm lẻ theo cos x, có nghĩa là R(sin x, − cos x) = −R(sin x, cos x)
thì ta đặt t = sin x.

3. Nếu R(sin x, cos x) là hàm chẵn theo sin x, cos x, có nghĩa là R(− sin x, − cos x) =
R(sin x, cos x) thì ta đặt t = tan x.

R (sin x + sin3 x)dx


Ví dụ 4.5.4. Tính tích phân I =
cos 2x

Giải.
Vì hàm số dưới dấu tích phân là hàm lẻ theo sin x nên đặt t = cos x. Từ đó, ta có

dt = − sin xdx, sin2 x = 1 − t2 , cos 2x = 2t2 − 1

(2 − t2 )(−dt)
Z 2
(t − 2)dt
Z Z Z
1 3 dt
I= = = dt − =
2t2 − 1 2t2 − 1 2 2 2t2 − 1
√ √
t 3 t 2 − 1 1 3 2 cos x − 1
= − √ ln √ + C = cos x − √ ln √ + C.

2 2 2 t 2+1 2 2 2 2 cos x + 1

R (cos3 x + cos5 x)dx


Ví dụ 4.5.5. Tính tích phân I =
sin2 x + sin4 x

Giải.
Biểu thức dưới dấu tích phân là hàm lẻ theo cos x nên đặt t = sin x. Khi đó

dt = cos xdx, cos2 x = 1 − t2


cos2 x(1 + cos2 x) cos xdx (1 − t2 )(2 − t2 )dt
Z Z Z  
2 6
I= = = 1+ 2 − dt =
sin2 x + sin4 x t2 + t4 t 1 + t2

2 2
=t− − 6 arctan t + C = sin x − − 6 arctan(sin x) + C.
t sin x
R dx
Ví dụ 4.5.6. Tính tích phân I = 2
sin x + 2 sin x cos x − cos2 x
66 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải. Biểu thức dưới dấu tích phân là hàm chẵn theo sin x, cos x nên đặt t = tan x. Khi đó

t 1 dt
sin x = √ , cos x = √ , x = arctan t, dx =
1+t2 1+t2 1 + t2

Z dt Z Z
1+t2 dt d(t + 1)
I= t2
= 2
= =
+ √ 2t . √ 1 − 1 t + 2t − 1 (t + 1)2 − 2
1+t2 1+t2 1+t2 1+t2

t + 1 − √2 tan x + 1 − √2

1 1
= √ ln √ + C = √ ln √ +C

2 2 t+1+ 2 2 2 tan x + 1 + 2

sinm x cosn xdx


R
4.5.2 Tích phân dạng

sinm x cosn xdx


R
Phương pháp tính tích phân dạng

1. Nếu n là số lẻ không âm thì đặt t = sin x. Nếu m là số lẻ không âm thì đặt t = cos x.

2. Nếu cả m, n là những số chẵn không âm thì chúng ta biến đổi biểu thức dưới dấu tích
phân.
1
sin x cos x = sin 2x,
2
1 1
sin2 x = (1 − cos 2x), cos2 x = (1 + cos 2x).
2 2

sin4 x cos5 xdx


R
Ví dụ 4.5.7. Tính tích phân I =

Giải. Đặt t = sin x. Khi đó dt = cos xdx và


Z Z
1 2 1
I = t4 (1 − t2 )2 dt = (t4 − 2t6 + t8 )dt = t5 − t7 + t9 + C =
5 7 9

1 2 1
= sin5 x − sin7 x + sin9 x + C.
5 7 9
R sin3 xdx
Ví dụ 4.5.8. Tính tích phân I = √
cos x 3 cos x

Giải. Đặt t = cos x, dt = − sin xdx và


Z Z Z Z
2 −4/3 2 −4/3 −4/3
I = (1 − cos x) cos x sin xdx = − (1 − t )t dt = − t dt + t2/3 dt =

3 3 3 √
3
= 3t−1/3 + t5/3 + C = √3
+ cos x cos2 x + C.
5 cos x 5

Ví dụ 4.5.9. Tính tích phân I = sin2 x cos2 xdx


R

Giải. Z Z
1 1
I= sin2 2x = (1 − cos 4x)dx =
4 8
Z Z
1 1 1 1
= dx − cos 4xdx = x − sin 4x + C.
8 8 8 32
4.5 Tích phân của hàm lượng giác 67

R R R
4.5.3 Tích phân dạng sin mx cos nxdx, cos mx cos nxdx, sin mx sin nxdx

Công thức lượng giác biến đổi tích thành tổng

1
1. sin α cos β = [sin(α + β) + sin(α − β)]
2
1
2. cos α cos β = [cos(α +β)+cos(α −β)]
2
1
3. sin α sin β = [cos(α − β) − cos(α + β)]
2

R x x
Ví dụ 4.5.10. Tính tích phân I = cos x cos cos dx
2 4

Giải.

Z   Z Z
1 3x x x 1 3x x 1 x x
I= cos + cos cos dx = cos cos dx + cos cos dx =
2 2 2 4 2 2 4 2 2 4
Z   Z  
1 7x 5x 1 3x x 1 7x 1 5x 1 3x x
= cos + cos dx + cos + cos dx = sin + sin + sin + sin + C.
4 4 4 4 4 4 7 4 5 4 3 4 4

R a1 sin x + b1 cos x
4.5.4 Tích phân dạng dx
a2 sin x + b2 cos x
Cách giải. Phân tích a1 sin x + b1 cos x = A(a2 sin x + b2 cos x)0 + B(a2 sin x + b2 cos x)

⇔ a1 sin x + b1 cos x = A(a2 cos x − b2 sin x) + B(a2 sin x + b2 cos x)

⇔ a1 sin x + b1 cos x = (Ba2 − Ab2 ) sin x + (Aa2 + Bb2 ) cos x


(
a1 = Ba2 − Ab2
⇒ ⇒ Giải hệ tìm A, B
b1 = Aa2 + Bb2

Vậy I = A ln |a2 sin x + b2 cos x| + Bx + C


R 2 sin x + 3 cos x
Ví dụ 4.5.11. Tính tích phân I = dx
sin x + 3 cos x

Giải.

2 sin x + 3 cos x = A(sin x + 3 cos x)0 + B(sin x + 3 cos x)

⇔ 2 sin x + 3 cos x = A(cos x − 3 sin x) + B(sin x + 3 cos x)

⇔ 2 sin x + 3 cos x = (B − 3A) sin x + (A + 3B) cos x


( (
3
2 = B − 3A A = − 10
⇒ ⇔
3 = A + 3B B = 11
10

3 11
Vậy I = − ln | sin x + 3 cos x| + x + C
10 10
68 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

4.6 Tích phân xác định

4.6.1 Bài toán thực tế

Bài toán xây dựng

Các kỹ sư xây dựng được giao nhiệm vụ là sạch cổng chào của thành phố, cao 630m, rộng
x2
630m. Phương trình của cổng chào là y = 630 − . Ý tưởng của các kỹ sư là xây dựng dàn
157.5
giáo bên dưới cổng chào để có làm sạch mọi nơi trên cổng chào. Vấn đề quan tâm là diện
tích bên dưới cổng chào là bao nhiêu?

Hình 4.1: Cổng chào

Hình 4.2: Mô hình toán cổng chào

Diện tích bên dưới cổng chào là


Z 315 
x2

630 − dx = 264600(m2 )
−315 157.5

4.6.2 Khái niệm tích phân xác định

Cho hàm số f (x) xác định trên đoạn [a, b](a < b). Chia đoạn [a, b] thành n phần nhỏ hữu hạn
[xi−1 , xi ](i = 1, . . . , n) bởi những điểm x0 = a < x1 < x2 < . . . < xi−1 < xi < . . . < xn = b. Trên mỗi
n
P
phần nhỏ này [xi−1 , xi ] chọn bất kỳ một điểm ξi ∈ [xi−1 , xi ] và thành lập tổng σ = f (ξi )∆xi , với
i=1
∆xi = xi − xi−1 > 0. Kí hiệu λ = max{∆xi , i = 1, . . . , n}.
Pn
Định nghĩa 4.7. Tổng σ = f (ξi )∆xi được gọi là tổng tích phân của hàm số f (x) trên đoạn [a, b].
i=1
Tổng này còn được gọi là tổng Riemann.
4.6 Tích phân xác định 69

Định nghĩa 4.8. Số hữu hạn I ∈ R được gọi là giới hạn của tổng tích phân σ khi λ → 0(λ =
max∆xi > 0), nếu như với mọi ∀ε > 0, ∃δ = δ(ε) > 0 sao cho đoạn [a, b] bị chia thành những đoạn
nhỏ với độ dài ∆xi < δ, có nghĩa là λ < δ, luôn có bất đẳng thức |σ − I| < ε, không phụ thuộc vào
cách chia đoạn [a, b] thành những đoạn nhỏ, và cách chọn điểm ξi trên những đoạn nhỏ [xi−1 , xi ]. Lúc
này ta viết lim σ = I.
λ→0

Định nghĩa 4.9. Nếu tổng tích phân σ có giới hạn hữu hạn khi λ → 0 có nghĩa là lim σ = I thì I
λ→0
được gọi là tích phân xác định của hàm số f (x) trong khoảng [a, b]. Trong trường hợp này những số
a, b được gọi là cận trên và cận dưới của tích phân. Như vậy

Z b n
X
f (x)dx = I = lim σ = lim f (ξi )∆xi . (4.5)
a λ→0 λ→0
i=1

R1
Ví dụ 4.6.1. Tính tích phân x2 dx bằng định nghĩa.
0

b−a 1
Giải. f (x) = x2 , a = 0, b = 1. Chia đoạn [0, 1] thành n phần bằng nhau, ∆xk = = . Chọn
n n
ξk = xk , k = 1, .., n. Khi đó

1 n−1 n
x0 = 0, x1 = , . . . , xn−1 = , xn = = 1
n n n

 2  2
1 2  n 2
f (ξ1 ) = , f (ξ2 ) = , . . . , f (ξn ) = .
n n n

 2
k 1
Vậy f (ξk )∆xk = . , k = 1, ..n. Từ đó suy ra
n n

1
12 + 2 2 + . . . + n2 2n3
Z
n(n + 1)(2n + 1) 1
x2 dx = lim 3
= lim 3
= lim 3
=
0 n→∞ n n→∞ 6n n→∞ 6n 3
70 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

4.6.3 Ý nghĩa hình học

Rb
Nếu hàm số f (x) > 0 trên đoạn [a, b] thì tích phân xác định f (x)dx có ý nghĩa hình học là diện
a
tích hình phẳng được giới hạn bởi đường cong y = f (x), x = a, x = b, y = 0

Hình 4.3: Ý nghĩa hình học của tích phân xác định

4.6.4 Tính chất cơ bản


4.7 Phương pháp tính tích phân xác định 71

Tính chất cơ bản của tích phân xác định

Ra Rb
1. f (x)dx = − f (x)dx
b a

Ra
2. f (x)dx = 0
a

Rb Rc Rb
3. f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx, ∀c ∈ [a, b].
a a c

Rb Rb Rb
4. [f (x) ± g(x)]dx = f (x)dx ± g(x)dx
a a a
Rb Rb
5. a C.f (x)dx = C a f (x)dx, ∀C ∈ R

4.7 Phương pháp tính tích phân xác định

4.7.1 Công thức Newton-Leibnitz

Zb
f (x)dx = F (x)|ba = F (b) − F (a), (4.6)
a

với F (x) là nguyên hàm của hàm số f (x).

π/4
R dx
Ví dụ 4.7.1. Tính tích phân I =
π/6 cos2 x

Giải. √
π/4 π π 3
I= tan x|π/6 = tan − tan = 1 −
4 6 3

4.7.2 Tích phân từng phần

Zb Zb
udv = uv|ba − vdu, (4.7)
a a

với u = u(x), v = v(x) là những hàm khả vi liên tục trên đoạn [a, b].

R1
Ví dụ 4.7.2. Tính tích phân I = xe−x dx
0

Giải. Đặt u = x, dv = e−x dx ⇒ du = dx, v = −e−x . Áp dụng công thức tích phân từng phần ta

1
Z 1 1
I= −xe−x 0 + e−x dx = −e−1 − e−x 0 = −2e−1 + 1.
0
72 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

4.7.3 Công thức đổi biến

Zb Z β
0
f (ϕ(x)).ϕ (x)dx = f (t)dt, (4.8)
α
a

ở đây t = ϕ(x) là hàm số liên tục cùng với đạo hàm của nó ϕ0 (x) trên đoạn [a, b], α = ϕ(a), β = ϕ(b),
f (t) là hàm số liên tục trên đoạn [α, β].

Zb Z β
f (x)dx = f [ϕ(t)]ϕ0 (t)dt, (4.9)
α
a

ở đây x = ϕ(t) là hàm số liên tục cùng với đạo hàm của nó ϕ0 (t) trên đoạn [α, β], a = ϕ(α), b = ϕ(β),
f [ϕ(t)] là hàm số liên tục trên đoạn [a, b].

Re ln2 x
Ví dụ 4.7.3. Tính tích phân I = dx
1 x

dx x 1 e
Giải. Đặt t = ln x ⇒ dt = . Khi đó và
x t 0 1

1
1
t3
Z
1 1
I= 2
t dt = = (13 − 03 ) =
0 3 0 3 3

R2 √
Ví dụ 4.7.4. Tính tích phân I = 4 − x2 dx.
0

x 0 2
Giải. Đặt x = 2 sin t ⇒ dx = 2 cos tdt. Khi đó π

t 0 2

Zπ/2p Zπ/2 Zπ/2


sin 2t π/2
 
2 2 1
I= 4 − 4 sin t.2 cos tdt = 4. cos tdt = .4 (1 + cos 2t)dt = 2. t + =π
2 2 0
0 0 0

4.7.4 Tính chất của hàm chẵn, hàm lẻ

Tính chất của hàm chẵn-hàm lẻ

1. Nếu f (x) là hàm lẻ: f (−x) = −f (x) thì


Za
f (x)dx = 0
−a

2. Nếu f (x) là hàm chẵn: f (−x) = f (x) thì


Za Za
f (x)dx = 2 f (x)dx
−a 0
4.8 Tích phân suy rộng loại 1 73

π/3
R x sin x
Ví dụ 4.7.5. Tính tích phân I = dx
−π/3 cos2 x

x sin x
Giải. Hàm dưới dấu tích phân f (x) = là hàm chẵn trên [−π/3, π/3] nên
cos2 x

Zπ/3
x sin x
I=2 dx.
cos2 x
0

sin xdx 1
Đặt u = x, dv = 2
. Khi đó du = dx, v = . Từ đó suy ra
cos x cos x
 
π/3 
Z  x π  π/3   
 x π/3 dx  π 2π 5π

I = 2 − =2 − ln tan + =2 − ln tan .

cos x 0 cos x 3 cos(π/3) 2 4 0 3 12

0

R1 x2 arctan x
Ví dụ 4.7.6. Tính tích phân I = √ dx
−1 1 + x2

x2 arctan x
Giải. Hàm số dưới dấu tích phân f (x) = √ là hàm lẻ trên [−1, 1] nên I = 0.
1 + x2

4.8 Tích phân suy rộng loại 1


R +∞
4.8.1 Tích phân dạng a
f (x)dx

Định nghĩa 4.10. Cho hàm số f (x) xác định ∀x > a và khả tích trên mọi đoạn [a, b]. Khi đó trên
Rb
[a, +∞) xác định hàm số Φ(b) = a f (x)dx. Giới hạn

Z b
I = lim Φ(b) = lim f (x)dx (4.10)
b→+∞ b→+∞ a

+∞
R
được gọi là tích phân suy rộng loại 1 của hàm số f (x) trên [a, +∞) và được ký hiệu là f (x)dx.
a

Rb
Định nghĩa 4.11. Nếu giới hạn I = lim f (x)dx tồn tại và hữu hạn thì tích phân suy rộng loại 1
b→+∞ a
được gọi là hội tụ. Nếu giới hạn I không tồn tại hoặc bằng ∞ thì tích phân suy rộng loại 1 được gọi
là phân kỳ.

Ý nghĩa hình học


Trong trường hợp f (x) > 0, ∀x ∈ [a, +∞), giá trị của tích phân suy rộng hội tụ có ý nghĩa hình
học là diện tích của hình phẳng vô hạn được gới hạn bởi x = a, trục Ox và đồ thị hàm f (x)
Chú ý. Từ ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng, ta thấy nếu hàm số f (x) có giới hạn hữu
hạn và khác 0
lim f (x) = A 6= 0
x→+∞

+∞
R
và f (x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] ⊂ [a, +∞) thì tích phân suy rộng f (x)dx phân kỳ
a
74 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hình 4.4: Ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng loại 1

Rb
4.8.2 Tích phân dạng −∞
f (x)dx

Định nghĩa 4.12. Cho hàm số f (x) xác định ∀x 6 b và khả tích trên mọi đoạn [a, b]. Khi đó trên
Rb
(−∞, b] xác định hàm số Ψ(a) = a f (x)dx. Giới hạn

Z b
I = lim Ψ(a) = lim f (x)dx (4.11)
a→−∞ a→−∞ a

Rb
được gọi là tích phân suy rộng loại 1 của hàm số f (x) trên (−∞, b] và được ký hiệu là f (x)dx.
−∞

Rb
Định nghĩa 4.13. Nếu giới hạn I = lim f (x)dx tồn tại và hữu hạn thì tích phân suy rộng loại 1
a→−∞ a
được gọi là hội tụ. Nếu giới hạn I không tồn tại hoặc bằng ∞ thì tích phân suy rộng loại 1 được gọi
là phân kỳ.

Ý nghĩa hình học Trong trường hợp f (x) > 0, ∀x ∈ (−∞, b], giá trị của tích phân suy rộng hội tụ
có ý nghĩa hình học là diện tích của hình phẳng vô hạn được gới hạn bởi x = b, trục Ox và đồ thị
hàm f (x)

Hình 4.5: Ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng loại 1

+∞
R
4.8.3 Tích phân f (x)dx
−∞

Định nghĩa 4.14. Nếu hàm số f (x) xác định trên R và khả tích trên mọi đoạn [a, b] thì ∀c ∈ R tích
phân suy rộng loại 1 của hàm f (x) trên (−∞, +∞) được xác định bởi

Z +∞ Z c Z +∞
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx. (4.12)
−∞ −∞ c
4.8 Tích phân suy rộng loại 1 75

Tích phân suy rộng này được gọi là hội tụ nếu cả hai tích phân ở vế phải đều hội tụ không phụ thuộc
lẫn nhau.

4.8.4 Công thức Newton-Leibnitz

Cho hàm số f (x) có nguyên hàm là F (x) trên [a, +∞) và khả tích trên mọi đoạn [a, b]. Tích phân
+∞
R
suy rộng loại 1 f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi tồn tại giới hạn hữu hạn lim F (b) = F (+∞). Khi
a b→+∞
đó
Z +∞
f (x)dx = F (+∞) − F (a) = F (x)|+∞
a . (4.13)
a

Lập luận tương tự, ta cũng có

Z b
f (x)dx = F (b) − F (−∞) = F (x)|b−∞ . (4.14)
−∞

Rb
Tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi tồn tại giới hạn hữu hạn lim F (a) = F (−∞)
−∞ a→−∞

Z +∞    
f (x)dx = F (c) − lim F (a) + lim F (b) − F (c) (4.15)
−∞ a→−∞ b→+∞

R +∞
Tích phân suy rộng −∞ f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi tồn tại giới hạn hữu hạn lim F (a) và
a→−∞
lim F (b)
b→+∞
Z +∞
f (x)dx = F (+∞) − F (−∞) = F (x)|+∞
−∞ . (4.16)
−∞

R∞
Ví dụ 4.8.1. Tính tích phân suy rộng I = cos xdx.
0

Giải.
I = sin x|∞
0 = lim sin b − sin 0 = lim sin b.
b→∞ b→∞

Giới hạn này không tồn tại nên tích phân suy rộng I phân kỳ.
−1
R dx
Ví dụ 4.8.2. Tính tích phân suy rộng I =
−∞ x2

Giải.
1 −1

1
I=− = 1 + lim = 1.
x −∞ a→−∞ a

Như vậy, tích phân I hội tụ.


+∞
R dx
Ví dụ 4.8.3. Tính tích phân suy rộng I =
−∞ 1 + x2

Giải.
I = arctan x|+∞
−∞ = lim arctan b − a→−∞
lim arctan a =
b→+∞
π  π
= − − = π.
2 2
Vậy, tích phân I hội tụ.
76 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

+∞
2
xe−x dx
R
Ví dụ 4.8.4. Tính tích phân I =
0

Giải.
1 −x2 +∞

1 2 1 1
I=− e = lim − e−b + =
2 0 b→+∞ 2 2 2
Như vậy, tích phân I hội tụ.

Ví dụ 4.8.5. Khảo sát sự hội tụ của tích phân suy rộng


Z +∞
dx
I= , a > 0, α ∈ R
a xα

Giải. Nếu α 6= 1 thì  


1 1 1
I=− lim −
α−1 x→+∞ xα−1 aα−1

1 a1−α
1. Khi α > 1 ta có lim = 0 nên I = . Tích phân I hội tụ.
x→+∞ xα−1 α−1
1
2. Khi α < 1 ta có lim = +∞ nên I phân kỳ.
x→+∞ xα−1

3. Khi α = 1 ta có I = lim ln |x| − ln a = +∞ nên I phân kỳ.


x→+∞

Tóm lại
+∞
R dx
1. Nếu α > 1 thì I = hội tụ.
a xα
+∞
R dx
2. Nếu α 6 1 thì I = phân kỳ.
a xα

4.8.5 Tính chất cơ bản của tích phân suy rộng loại 1

Tính chất cơ bản của tích phân suy rộng loại 1

1. Cho f (x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] ⊂ [a, +∞) và c > a. Khi đó tích phân
+∞
R +∞
R
f (x)dx, f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ. Nếu chúng cùng hội tụ thì
a c

+∞
Z Zc +∞
Z
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
a a c

2. Nếu tích phân


+∞
Z +∞
Z
f1 (x)dx, f2 (x)dx
a a
+∞
R
hội tụ thì [λ1 f1 (x) + λ2 f2 (x)]dx hội tụ và
a

+∞
Z +∞
Z +∞
Z
[λ1 f1 (x) + λ2 f2 (x)]dx = λ1 f1 (x)dx + λ2 f2 (x)dx
a a a
4.8 Tích phân suy rộng loại 1 77

4.8.6 Hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện

Dấu hiệu hội tụ của tích phân suy rộng của hàm có dấu không đổi được xác định theo tiêu chuẩn
so sánh. Tuy nhiên, với hàm có dấu tùy ý trong khoảng lấy tích phân thì ta sẽ khảo sát sự hội tụ
tuyệt đối của tích phân suy rộng
Định lý 4.4

Nếu hàm f (x) và |f (x)| khả tích trên mọi đoạn [a, b] ⊂ [a, +∞) và tích phân suy rộng
+∞
R +∞
R
|f (x)|dx hội tụ thì tích phân f (x)dx hội tụ.
a a

Chứng minh.
Với ∀x ∈ [a, +∞) ta có

−|f (x)| 6 f (x) 6 |f (x)| ⇒ 0 6 f (x) + |f (x)| 6 2|f (x)|


+∞
R +∞
R
Vì 2 |f (x)|dx hội tụ nên (f (x) + |f (x)|)dx hội tụ. Mặt khác, ta có
a a
Z +∞ Z +∞ Z +∞
f (x)dx = (f (x) + |f (x)|)dx − |f (x)|dx
a a a

+∞
R
nên tích phân f (x)dx hội tụ.
a
R +∞ R +∞
Định nghĩa 4.15. Nếu tích phân a |f (x)|dx hội tụ thì tích phân suy rộng a f (x)dx được gọi
là hội tụ tuyệt đối.
R +∞ R +∞
Định nghĩa 4.16. Nếu tích phân a f (x)dx hội tụ nhưng tích phân a |f (x)|dx phân kỳ thì tích
+∞
R
phân suy rộng f (x)dx được gọi là hội tụ có điều kiện.
a

4.8.7 Dấu hiệu hội tụ của tích phân suy rộng loại 1

• Ta chỉ xét những hàm f (x) > 0, còn trường hợp f (x) 6 0 thì ta đưa về hàm −f (x) > 0 vì
+∞
R +∞
R
f (x)dx và − f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ
a a

• Nếu hàm f (x) có dấu thay đổi trên [a, +∞) thì ta xét sự hội tụ của hàm |f (x)|

Định lý 4.5

Cho f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] ⊂ [a, +∞) sao cho 0 6 f (x) 6 g(x), ∀x > a.
+∞
R +∞
R
1. Nếu g(x)dx hội tụ thì f (x)dx hội tụ.
a a

+∞
R +∞
R
2. Nếu f (x)dx phân kỳ thì g(x)dx phân kỳ.
a a

Rc
Chú ý. Bất đẳng thức 0 6 f (x) 6 g(x), ∀x > a có thể chỉ cần đúng ∀x > c > a vì f (x)dx và
a
Rc
g(x)dx là tích phân xác định nên giá trị của chúng không ảnh hưởng đến sự hội tụ của tích phân
a
suy rộng.
78 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

R∞ dx
Ví dụ 4.8.6. Khảo sát sự hội tụ của tích phân suy rộng I =
0 x2 + 2x + 2

Giải.
1 1 R∞ dx 1
Ta có 0 < < 2 , ∀x > 0. Tuy nhiên nếu xét thì không được vì 2 không xác
x2
+ 2x + 2 x 0 x 2 x
định tại x = 0. Do đó Z 1 Z +∞
dx dx
I= 2
+ 2
,
0 x + 2x + 2 1 x + 2x + 2
+∞
R dx +∞
R dx R1 dx
trong đó hội tụ vì hội tụ , còn là tích phân xác định nên I hội
1 x2 + 2x + 2 1 x 2
0 x 2 + 2x + 2
tụ
Định lý 4.6

Cho f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] ⊂ [a, +∞) và f (x), g(x) > 0, ∀x > a. Xét
f (x)
lim =λ
x→∞ g(x)

R∞ R∞
1. Nếu λ = 0 và g(x)dx hội tụ thì f (x)dx hội tụ.
a a

R∞ R∞
2. Nếu λ > 0 thì g(x)dx và f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
a a

R∞ R∞
3. Nếu λ = +∞ và g(x)dx phân kỳ thì f (x)dx phân kỳ
a a

+∞
R dx
Ví dụ 4.8.7. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √
1 x2 − 2x + 3

1
Giải. Ta có √ > 0, ∀x > 1 và
x2 − 2x + 3
1 x→+∞ 1
√ ∼ ,
x2 − 2x + 3 x
R∞ dx
mà phân kỳ nên I phân kỳ.
1 x

+∞
R (x + 1)dx
Ví dụ 4.8.8. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √
3
2 x7 − 3x − 2

x+1
Giải. Ta có √
3
> 0, ∀x > 2 và
7
x − 3x − 2
x+1 x→+∞ x 1
√ ∼ = ,
3
x7 − 3x − 2 x7/3 x4/3
R∞ dx
mà 4/3
hội tụ nên I hội tụ.
2 x

+∞
2
e−x dx
R
Ví dụ 4.8.9. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I =
−∞

Giải.
R0 2
+∞
2
e−x dx + e−x dx = I1 + I2 .
R
I=
−∞ 0
4.8 Tích phân suy rộng loại 1 79

2
2 e−x +∞
e−x , e−x
R −x
Ta có > 0, ∀x > 0 và lim = 0 mà e dx hội tụ nên I2 hội tụ.
x→+∞ e−x 0
2
2 e−x R0 x
Ta có e−x , ex > 0, ∀x 6 0 và lim = 0 mà e dx hội tụ nên I1 hội tụ.
x→−∞ ex −∞
Vậy I hội tụ
+∞
R (3 + sin x)dx
Ví dụ 4.8.10. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √
3 √
1 x4 + x + 1

(3 + sin x)
Giải. Ta có √
3 √ > 0, ∀x > 1 và
x4 + x + 1

3 + sin x 4 x→+∞ 4
√ √ 6 √ √ ∼ ,
3 4
x + x+1
3 4
x + x+1 x4/3

R∞ 4dx +∞
R 4dx
mà hội tụ nên √ √ hội tụ và I hội tụ.
1 x4/3 1
3
x4 + x + 1
+∞
R dx
Ví dụ 4.8.11. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √
1 x + cos2 x

1
Giải. Ta có √ > 0, ∀x > 1 và
x + cos2 x

1 x→+∞ 1
√ ∼ √ ,x → ∞
x + cos2 x x

R∞ 1
mà √ dx phân kỳ nên I phân kỳ.
1 x

R √
+∞
4 1
Ví dụ 4.8.12. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = x3 sin2 dx
1 x


4 1
Giải. Ta có x3 sin2 > 0, ∀x > 1 và
x

4 1 x→+∞ 1 1
x3 sin2 ∼ x3/4 = 5/4 ,
x x2 x
R∞ 1
mà 5/4
dx hội tụ nên I hội tụ.
1 x

R (2x3
+∞ − 7) arcsin(1/x)
Ví dụ 4.8.13. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √
3
dx
2 x6 + 5x − 2

(2x3 − 7) arcsin(1/x)
Giải. Ta có √3
> 0, ∀x > 2 và
x6 + 5x − 2

(2x3 − 7) arcsin(1/x) x→+∞ 2x3 (1/x) 2


√3
∼ 2
= 0,
x6 + 5x − 2 x x

R∞
mà 2dx phân kỳ nên I phân kỳ.
2

+∞
R dx
Ví dụ 4.8.14. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I =
2 xα . lnβ x
80 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải.
1 1 1
Trường hợp 1: Nếu α > 1 thì α = 1 + 2a, a > 0. Khi đó = . . Xét
xα . lnβ x x1+a xa . lnβ x
1 1
. Z +∞
x1+a xa . lnβ x x→+∞ dx
−→ 0, hội tụ ⇒ I hội tụ
1 2 x1+a
x1+a
1 1 1
Trường hợp 2: Nếu α < 1 thì α = 1 − 2a, a > 0. Khi đó = . . Xét
xα . lnβ x x1−a x−a . lnβ x
1 1 +∞
. Z
x1−a x−a . lnβ x x→+∞ dx
−→ +∞, phân kỳ ⇒ I phân kỳ
1 x1−a
2
x1−a

Trường hợp 3: Nếu α = 1 thì đặt t = ln x. Khi đó


+∞
Z
dt
I= .

ln 2

Vậy nếu β > 1 thì I hội tụ, nếu β 6 1 thì I phân kỳ.
Tóm lại
+∞
R dx
1. Nếu α > 1 thì I = hội tụ.
2 xα . lnβ x
+∞
R dx
2. Nếu α < 1 thì I = phân kỳ.
2 xα . lnβ x
+∞
R dx
3. Nếu α = 1 thì I = hội tụ nếu β > 1, phân kỳ nếu β 6 1.
2 xα . lnβ x

R xm arctan x
+∞
Ví dụ 4.8.15. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = dx
1 xn + 1

xm arctan x π
Giải. Hàm f (x) = liên tục nên khả tích trên [1, +∞). Nếu m = n thì lim f (x) =
xn + 1 x→+∞ 2
nên I phân kỳ.
xm arctan x
Nếu m 6= n thì Ta có > 0, ∀x > 1 và
xn + 1
xm arctan x x→+∞ π/2
∼ .
xn + 1 xn−m
Do đó nếu n − m > 1 thì I hội tụ. Còn nếu n − m 6 1 thì I phân kỳ.

4.9 Tích phân suy rộng loại 2


Rb
4.9.1 Tích phân dạng a
f (x)dx trên [a, b)

Cho hàm số f (x) xác định trên nửa khoảng [a, b) và không bị chặn khi x → b− . Giả sử f (x) khả
tích trên mọi đoạn [a, η] ⊂ [a, b). Khi đó trên [a, b)

Φ(η) = a f (x)dx
4.9 Tích phân suy rộng loại 2 81

Định nghĩa 4.17. Giới hạn của hàm số Φ(η) khi η → b− được gọi là tích phân suy rộng loại 2 trên
[a, b)
Z b Z η
f (x)dx = lim Φ(η) = lim f (x)dx. (4.17)
a η→b− η→b− a


Định nghĩa 4.18. Nếu giới hạn lim Φ(η) = lim a f (x)dx tồn tại và hữu hạn thì tích phân suy
η→b− η→b−
rộng loại 2 hội tụ, còn nếu giới hạn này bằng ∞ hoặc không tồn tại thì tích phân suy rộng loại 2 phân
kỳ

Ý nghĩa hình học


Trong trường hợp f (x) > 0, ∀x ∈ [a, b), giá trị của tích phân suy rộng hội tụ có ý nghĩa hình học
là diện tích của hình phẳng vô hạn được gới hạn bởi x = a, x = b trục Ox và đồ thị hàm f (x), trong
đó x = b là tiệm cận đứng của hàm số f (x)

Hình 4.6: Ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng loại 2

Rb
4.9.2 Tích phân dạng a
f (x)dx trên (a, b]

Cho hàm số f (x) xác định trên nửa khoảng (a, b] và không bị chặn khi x → a+ . Giả sử f (x) khả
tích trên mọi đoạn [ξ, b] ⊂ (a, b]. Khi đó trên (a, b]
Z b
Ψ(ξ) = f (x)dx
ξ

Định nghĩa 4.19. Giới hạn của hàm số Ψ(ξ) khi ξ → a+ được gọi là tích phân suy rộng loại 2 trên
(a, b]
Z b Z b
f (x)dx = lim Ψ(ξ) = lim f (x)dx. (4.18)
a ξ→a+ ξ→a+ ξ

Rb
Định nghĩa 4.20. Nếu giới hạn lim Ψ(ξ) = lim ξ f (x)dx tồn tại và hữu hạn thì tích phân suy
ξ→a+ ξ→a+
rộng loại 2 hội tụ, còn nếu giới hạn này bằng ∞ hoặc không tồn tại thì tích phân suy rộng loại 2 phân
kỳ

Ý nghĩa hình học


Trong trường hợp f (x) > 0, ∀x ∈ (a, b], giá trị của tích phân suy rộng hội tụ có ý nghĩa hình học
là diện tích của hình phẳng vô hạn được gới hạn bởi x = a, x = b trục Ox và đồ thị hàm f (x), trong
đó x = a là tiệm cận đứng của hàm số f (x)
82 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hình 4.7: Ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng loại 2

Rb
4.9.3 Tích phân a
f (x)dx, c ∈ [a, b] là điểm gián đoạn

Nếu hàm số f (x) không bị chặn khi x → c, với c ∈ (a, b) thì tích phân suy rộng

Z b Z c Z b
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
a a c

Hình 4.8: Ý nghĩa hình học của tích phân suy rộng loại 2

Rb Rc
Định nghĩa 4.21. Tích phân suy rộng f (x)dx được gọi là hội tụ nếu cả 2 tích phân f (x)dx và
a a
Rb
f (x)dx đều hội tụ không phụ thuộc lẫn nhau.
c

4.9.4 Công thức Newton-Leibnitz

Định lý 4.7

Cho hàm số f (x) không bị chặn khi x → b− nhưng có nguyên hàm là F (x) trên mọi đoạn
Rb
[a, η] ⊂ [a, b). Tích phân suy rộng loại hai f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi tồn tại giới hạn hữu
a
hạn lim F (η) = F (b − 0). Khi đó
η→b−

Z b −
f (x)dx = F (b − 0) − F (a) = F (x)|ba . (4.19)
a
4.9 Tích phân suy rộng loại 2 83

Định lý 4.8

Cho hàm số f (x) không bị chặn khi x → a+ nhưng có nguyên hàm là F (x) trên mọi đoạn
Rb
[ξ, b] ⊂ (a, b]. Tích phân suy rộng loại hai f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi tồn tại giới hạn hữu
a
hạn lim F (ξ) = F (a + 0). Khi đó
ξ→a+

Z b
f (x)dx = F (b) − F (a + 0) = F (x)|ba+ . (4.20)
a

Định lý 4.9

Cho hàm số f (x) không bị chặn khi x → c nhưng có nguyên hàm là F (x) trên đoạn [a, c] và
nguyên hàm G(x) trên đoạn (c, b]. f (x) khả tích trên mọi đoạn [a, η] ⊂ [a, c) và [ξ, b] ⊂ (c, b].
Ngoài ra, tồn tại giới hạn hữu hạn lim F (η) = F (c − 0) và lim G(ξ) = G(c + 0) Khi đó
η→c− ξ→c+

Z b
f (x)dx = F (c − 0) − F (a) + G(b) − G(c + 0). (4.21)
a

R1 dx
Ví dụ 4.9.1. Tính tích phân I =
0 x

1
Giải. Ta thấy lim = +∞ nên x = 0 là điểm kỳ dị
x→0+ x

I = ln |x||10 = ln 1 − lim ln |a| = +∞


a→0+

Như vậy, tích phân I phân kỳ.


R1 arccos x
Ví dụ 4.9.2. Tính tích phân I = √ dx
−1 1 − x2

Giải.
arccos x arccos x
Ta thấy lim √ = +∞ nên x = −1 là điểm kỳ dị. Còn tại x = 1 thì lim √ = 1.
x→−1+ 1−x 2 x→1− 1 − x2
Z 1
1 1
I=− arccos xd(arccos x) = − . (arccos2 x) −1
−1 2

1 π2
= − (arccos2 1 − lim arccos2 x) =
2 x→−1+ 2
Như vậy, tích phân I hội tụ.
Rb dx
Ví dụ 4.9.3. Tính tích phân I = , (a < b)
a (b − x)α

Giải.

Z b−ε
dx 1 −α+1 b−ε

I = lim = − lim (b − x) a
=
ε→0 a (b − x)α −α + 1 ε→0
1 1
= lim ε−α+1 + (b − a)−α+1
α − 1 ε→0 −α + 1
84 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

1. Nếu α < 1 thì lim ε−α+1 = 0.


ε→0

2. Nếu α > 1 thì lim ε−α+1 = ∞.


ε→0

b−ε dx
= − lim ln |b − x||b−ε
R
3. Nếu α = 1 thì I = lim a = − lim ln |ε| + ln(b − a) = ∞.
ε→0 a b−x ε→0 ε→0

Tóm lại

Rb dx
1. Nếu α < 1 tích phân hội tụ
a (b − x)α

Rb dx
2. Nếu α > 1 tích phân phân kỳ
a (b − x)α

4.9.5 Hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện

Định lý 4.10

Cho hàm f (x) và |f (x)| khả tích trên mọi đoạn [a, η] ⊂ [a, b) và không bị chặn khi x → b− . Nếu
Rb Rb
tích phân suy rộng |f (x)|dx hội tụ thì tích phân f (x)dx hội tụ.
a a

Tương tự đối với trường hợp hàm f (x) và |f (x)| khả tích trên mọi đoạn [ξ, b] ⊂ (a, b] và không bị
chặn khi x → a+ .

Rb Rb
Định nghĩa 4.22. Nếu tích phân |f (x)|dx hội tụ thì tích phân suy rộng f (x)dx được gọi là hội
a a
tụ tuyệt đối.
Rb Rb
Định nghĩa 4.23. Nếu tích phân a f (x)dx hội tụ nhưng tích phân a |f (x)|dx phân kỳ thì tích phân
Rb
suy rộng f (x)dx được gọi là hội tụ có điều kiện.
a

4.9.6 Dấu hiệu hội tụ của tích phân suy rộng loại 2

• Ta chỉ xét những hàm f (x) > 0, ∀x ∈ [a, b) (hoặc (a, b]) còn trường hợp f (x) 6 0 thì ta đưa về
Rb Rb
hàm −f (x) > 0 vì f (x)dx và − f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ
a a

• Nếu hàm f (x) có dấu thay đổi trên [a, b) (hoặc (a, b]) thì ta xét sự hội tụ của hàm |f (x)|

Định lý 4.11

Cho hàm số f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, η] ⊂ [a, b) và không bị chặn khi x → b− .
Ngoài ra, với x ∈ [a, b) luôn có
0 6 f (x) 6 g(x).
Rb Rb
Khi đó nếu tích phân suy rộng a g(x)dx hội tụ thì tích phân a f (x)dx hội tụ, còn nếu tích
Rb Rb
phân a f (x)dx phân kỳ thì tích phân a g(x)dx phân kỳ.
4.10 Ứng dụng của tích phân 85

Định lý 4.12

Cho hàm số f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, η] ⊂ [a, b) và không bị chặn khi x → b− .
f (x)
Ngoài ra, với x ∈ [a, b) luôn có 0 6 f (x), 0 6 g(x), lim =λ
x→b g(x)

Rb Rb
1. Nếu λ = 0 và g(x)dx hội tụ thì f (x)dx hội tụ.
a a

Rb Rb
2. Nếu λ > 0 thì g(x)dx và f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
a a

Rb Rb
3. Nếu λ = +∞ và g(x)dx phân kỳ thì f (x)dx phân kỳ
a a

R1 cos2 x
Ví dụ 4.9.4. Khảo sát sự hội tụ của tích phân I = √3
dx
0 1 − x2

Giải.

cos2 x cos2 x 1
lim √ = lim √ . =∞
x→1−
3
1−x 2 x→1 − 3
1+x (1 − x)1/3
nên x = 1 là điểm kỳ dị.

cos2 x cos2 x 1 x→1− cos2 1 1


√ = √ . ∼ √ . ,
3
1 − x2 3
1 + x (1 − x)1/3 3
2 (1 − x)1/3
1
khi x → 1− . Ta có α = < 1 nên I hội tụ.
3

R1 ln(1 + 3 x)
Ví dụ 4.9.5. Khảo sát sự hội tụ của I = sin x − 1
dx
0 e

Giải. √
ln(1 + 3 x) x1/3 1
lim sin x
= lim = lim 2/3 = ∞
x→0 + e −1 x→0 + x x→0 x
+

nên x = 0 là điểm kỳ dị.



ln(1 + 3 x) x→0+ x1/3 1
∼ = 2/3
esin x − 1 x x
2
khi x → 0+ . Vậy α = 3 < 1 nên I hội tụ

4.10 Ứng dụng của tích phân

4.10.1 Diện tích miền phẳng

Định lý 4.13

Cho f (x) khả tích trên [a, b]. Khi đó diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = f (x), x = a, x = b,
trục Ox là
Z b
S= |f (x)|dx. (4.22)
a
86 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hình 4.9: Diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = f (x), x = a, x = b, trục Ox

Định lý 4.14

Nếu miền phẳng D giới hạn bởi y = f (x), y = g(x), x = a, x = b thì

Z b
S= |f (x) − g(x)|dx. (4.23)
a

Hình 4.10: Diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = f (x), y = g(x), x = a, x = b

Hình 4.11: Vi phân diện tích dS

1. Tính yếu tố diện tích dS

2. Lấy tổng suy rộng các dS

Chia [a, b] thành n đoạn bởi phân hoạch a = x0 < x1 < . . . < xi−1 < xi < . . . < xn = b. Yếu tố
4.10 Ứng dụng của tích phân 87

diện tích
Si = [f (ξi ) − g(ξi )].∆xi

Diện tích hình phẳng

n
X n
X
S = lim Si = lim [f (ξi ) − g(ξi )].∆xi
n→∞ n→∞
i=1 i=1
Z b Z b
= dS = [f (x) − g(x)]dx
a a

Ví dụ 4.10.1. Tính diện tích hình phẳng, giới hạn bởi y = 4x − x2 và trục Ox

Giải. Phương trình hoành độ giao điểm của y = 4x − x2 và trục Ox


"
2 x=0
4x − x = 0 ⇔
x=4

Hình 4.12: Diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = 4x − x2 và trục Ox

4
1 3 4 32
Z  
2 2
S= (4x − x )dx = 2x − x =
0 3 0 3

y2
Ví dụ 4.10.2. Tìm diện tích hình phẳng giới hạn bởi y = (x − 1)2 và x2 − =1
2

Giải.

y2
Hình 4.13: Diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = (x − 1)2 và x2 − =1
2

Phương trình hoành độ giao điểm của parabol và hyperbol


"
2 (x − 1)4 x=1
x − = 1 ⇔ x4 − 4x3 + 4x2 − 4x + 3 = 0 ⇔ (x − 1)(x − 3)(x2 + 1) = 0 ⇔
2 x=3
88 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Z3 p √ h √
2 2 p 2 p i3 1 
3 3
 10 2 √
2
S = [ 2(x − 1)−(x−1) ]dx = 2
x x − 1 − ln |x + x − 1 − (x − 1) 1 = − ln(3+ 8)
2 1 3 3 2
1

4.10.2 Thể tích của vật thể tròn xoay

Định lý 4.15

Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình thang cong 0 6 y 6 f (x), a 6 x 6 b quanh trục Ox

Z b
Vx = π f 2 (x)dx. (4.24)
a

Hình 4.14: Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình phẳng 0 6 y 6 f (x), a 6 x 6 b quanh trục Ox

1. Tính vi phân thể tích dV : ứng với vi phân dx ta có 1 vật thể vô cùng bé là 1 lát mỏng, có thể
coi là hình trụ đáy S(x) và chiều cao dx. Do đó dV = S(x)dx

2. Lấy tổng suy rộng


Z b Z b Z b
V = dV = S(x)dx = π f 2 (x)dx
a a a

Định lý 4.16

Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình thang cong 0 6 x 6 g(y), c 6 y 6 d quanh trục Oy

Z d
Vy = π g 2 (y)dy. (4.25)
c
4.10 Ứng dụng của tích phân 89

Hình 4.15: Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình phẳng 0 6 x 6 g(y), c 6 y 6 d quanh trục Oy

Định lý 4.17

Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình thang cong 0 6 y 6 f (x), a 6 x 6 b quanh trục Oy

Z b
Vy = 2π |xf (x)|dx. (4.26)
a

Hình 4.16: Thể tích của vật thể tạo bởi khi quay hình phẳng 0 6 x 6 g(y), c 6 y 6 d quanh trục Oy

1. Tính yếu tố thể tích dV : ta hình dung lớp hình hộp này có đáy là tấm hình chữ nhật với chiều
rộng là |f (x)| chiều dài là 2π|x| và chiều cao dx. Từ đó

dV = 2π|xf (x)|dx

2. Lấy tổng suy rộng


Z b Z b
V = dV = 2π |xf (x)|dx
a a

Ví dụ 4.10.3. Tính thể tích vật thể tròn xoay, khi quay hình phẳng giới hạn bởi y 2 = (x − 1)3 , y > 0
và x = 2, quanh trục Ox.
90 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Giải.

Hình 4.17: Hình phẳng giới hạn bởi y 2 = (x − 1)3 , y > 0 và x = 2

Z 2 Z 2
1 2 π
V =π y 2 dx = π (x − 1)3 dx = π (x − 1)4 1 =
1 1 4 4
Ví dụ 4.10.4. Tính thể tích vật thể tròn xoay, khi quay hình phẳng giới hạn bởi y = x2 , x = 1, x =
2, y = 0 quanh trục Oy

Giải.

Hình 4.18: Hình phẳng giới hạn bởi y = x2 , x = 1, x = 2, y = 0

Cách 1. 2
2 2
x4
Z Z 
2 15π
V = 2π x.f (x)dx = 2π x.x dx = 2π =
1 1 4 1 2
Cách 2.  2 4
4
√ 2
Z
2 2 y 15π
V = π.2 .4 − π.1 .1 − π ( y) dy = 15π − π. =
1 2 1 2

4.10.3 Độ dài cung

Định lý 4.18
_
Cho cung AB có phương trình y = f (x), a 6 x 6 b. Khi đó độ dài cung AB là
_
Z bp
L= 1 + f 02 (x)dx. (4.27)
a

Chia đoạn [a, b] bởi những điểm A = M0 , M1 , . . . , Mi−1 , Mi , . . . , Mn = B. Độ dài cung Mi−1 Mi là
p
Li = (xi − xi−1 )2 + (yi − yi−1 )2
4.10 Ứng dụng của tích phân 91

_
Hình 4.19: Cung AB có phương trình y = f (x), a 6 x 6 b.

Theo định lý Lagrange, ta có

yi − yi−1 = f 0 (ξi )(xi − xi−1 ) = f 0 (ξi ).∆xi ,

ξ ∈ (xi−1 , xi ). Khi đó độ dài của cả cung AB là


_
n
X n p
X Z bp
L = lim Li = lim 0 2
1 + (f (ξi )) ∆xi = 1 + f 02 (x)dx
n→∞ n→∞ a
i=1 i=1

x2 ln x
Ví dụ 4.10.5. Tính độ dài cung y = − , 1 6 x 6 3.
2 4
Giải.

x2 ln x
Hình 4.20: Cung y = − , 1 6 x 6 3.
2 4
1
Ta có f 0 (x) = y 0 = x −
4x
s
1 2
Z 3   Z 3r
1 1
L= 1+ x− dx = x2 + 2
+ dx.
1 4x 1 16x 2
3 3
4x2 + 1 x2 1
Z  
1
= dx = − ln |x| = 4 + ln 3
1 4x 2 4 1 4

4.10.4 Diện tích mặt tròn xoay

Định lý 4.19

Diện tích mặt tròn xoay tạo bởi khi quay cung tròn y = f (x), a 6 x 6 b quanh trục Ox là

Z b p
S = 2π |f (x)| 1 + f 02 (x)dx (4.28)
a
92 PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN CỦA HÀM MỘT BIẾN

Hình 4.21: Diện tích mặt tròn xoay tạo bởi khi quay cung tròn y = f (x), a 6 x 6 b quanh trục Ox

p
1. Yếu tố diện tích dS = 2π|f (x)|d` = 2π|f (x)| 1 + f 02 (x)dx

2. Diện tích mặt tròn xoay là


Z b Z b p
S= dS = 2π |f (x)| 1 + f 02 (x)dx
a a

π
Ví dụ 4.10.6. Tính diện tích bề mặt tròn xoay tạo bởi khi quay cung y = sin 2x, 0 6 x 6 quanh
2
trục Ox

Giải.

π
Hình 4.22: Cung y = sin 2x, 0 6 x 6
2

Ta có y 0 = 2 cos 2x. Khi đó


Z π/2 p
S = 2π sin 2x 1 + 4 cos2 2xdx.
0

1 x 0 π2
Đặt t = 2 cos 2x ⇒ dt = −4 sin 2xdx ⇒ sin 2xdx = − dt, .
4 t 2 −2
Vậy
−2 p
π 2p
Z   Z
1
S = 2π 1+ t2 − dt = 1 + t2 dt =
2 4 2 −2
2
π √ √

π tp 2
1 p
2
= 1 + t + ln(t + 1 + t ) = [2 5 + ln(2 + 5)]
2 2 2 −2 2
4.11 Bài tập 93

4.10.5 Tóm tắt các khái niệm cơ bản của chương 4

4.11 Bài tập

4.11.1 Diện tích hình phẳng



Bài tập 4.11.1. 1. Tính diện tích miền phẳng giới hạn bởi y = x − x2 , y = x 1 − x.

4.11.2 Thể tích của vật thể tròn xoay

Bài tập 4.11.2. 1. Tính thể tích vật thể tròn xoay tạo nên khi quay miền phẳng giới hạn bởi
2
y = x , y = 0, x + y = 2 quanh trục Ox.

2. Tính thể tích vật thể tròn xoay tạo nên khi quay miền phẳng giới hạn bởi y = ln x, y = 0, x =
1, x = 2 quanh trục Ox.

3. Tính thể tích vật thể tròn xoay tạo nên khi quay miền phẳng giới hạn bởi y = x + arctan x, y =
x − arctan x, x = 0, x = 1 quanh trục Ox.

4.11.3 Độ dài cung

x3 1
Bài tập 4.11.3. 1. Tính độ dài cung y = + , 1 6 x 6 4.
12 x
1 1
2. Tính độ dài cung y = ln(1 − x2 ), − 6 x 6 .
2 2

4.11.4 Diện tích của bề mặt tròn xoay



Bài tập 4.11.4. 1. Tính diện tích bề mặt tròn xoay khi quay cung y = x2 + 4, 0 6 x 6 1 quanh
trục Ox.

Lời giải bài tập chương 4


1
4.11.1 1.
10


4.11.2 1.
15
2. 2π ln2 2 − 4π ln 2 + 2π.

3. π 2 − 2π.

4.11.3 1. 6

2. 2 ln 3 − 1
√ !
√ √ 1+ 3
4.11.4 1. π 2 3 + 2 ln √
2
Chương5

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN


THÔNG THƯỜNG

5.1. Phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94


5.2. Bài tập phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
5.3. Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
5.4. Bài tập phương trình vi phân cấp hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
5.5. Hệ phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
5.6. Bài tập hệ phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121

5.1 Phương trình vi phân cấp một

5.1.1 Giới thiệu

Phương trình vi phân đóng vai trò quan trọng của việc ứng dụng toán học trong những lĩnh vực
khoa học khác vì nhiều quá trình thực tế được mô tả bằng phương trình vi phân 1 cách dễ dàng và
đầy đủ.
Tuy nhiên, để hiểu được những ứng dụng của phương trình vi phân, chúng ta cần nắm vững những
kiến thức về khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học,v.v), kỹ thuật, v.v.

5.1.2 Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân cấp một

Định nghĩa 5.1. Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân cấp một f (x, y, y 0 ) = 0 là biểu thức
tổng quát của tập hợp vô hạn các hàm, thỏa mãn phương trình vi phân. Nó có thể được xác định ở
dạng tường minh y = F (x, C) hoặc dạng ẩn Φ(x, y, C) = 0, trong đó C là hằng số tùy ý.

5.1.3 Phương trình vi phân tách biến


5.1 Phương trình vi phân cấp một 95

Quá trình hạ nhiệt độ của bánh mỳ

Nhiệt độ của bánh mỳ mới ra lò sẽ giảm từ 100o C xuống 60o C trong vòng 20min. Nhiệt độ của
môi trường xung quanh là 25o C. Hỏi sau bao nhiêu phút từ lúc lấy bánh mỳ ra, nhiệt độ của
bánh mỳ hạ xuống còn 30o C?

Hình 5.1: Quá trình hạ nhiệt độ của bánh mỳ

1. Tốc độ làm lạnh vật thể là sự giảm nhiệt độ T trong 1 đơn vị thời gian τ và được biểu diễn bởi
dT
đạo hàm .

2. Theo định luật Newton, tốc độ làm lạnh vật thể tỉ lệ với hiệu số nhiệt độ của vật thể T và của
môi trường xung quanh t. Phương trình vi phân quá trình làm lạnh bánh mỳ là
dT
= k(T − t), k-hệ số tỉ lệ

3. Giải phương trình vi phân
dT dT
= kdτ ⇔ = kdτ
T −t T − 25
Z Z
dT
⇒ = k dτ ⇒ ln |T − 25| = kτ + ln C
T − 25
⇒ T − 25 = Cekτ

Hằng số C được tìm dựa vào điều kiện khi τ = 0min thì T = 100o C. Khi đó

100 − 25 = Cek.0 ⇒ C = 75

Hệ số tỉ lệ k được tìm dựa vào điều kiện khi τ = 20min thì T = 60o C. Khi đó
 1
k.20 k 7 20
60 − 25 = 75e ⇒e =
15
 τ
7 20
Vậy T = 75 + 25. Do đó khi T = 30o C thì
15
 τ
7 20 −20 ln 15
30 = 75 + 25 ⇒ τ = ≈ 71min
15 ln 7 − ln 15
96 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

Định nghĩa 5.2. Phương trình vi phân có dạng

P (x)dx + Q(y)dy = 0 (5.1)

được gọi là phương trình vi phân tách biến.

Nghiệm tổng quát của phương trình này là


Z Z
P (x)dx + Q(y)dy = C.

Ví dụ 5.1.1. Tìm nghiệm tổng quát của phương trình xdx + (y + 1)dy = 0

Nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là


x2 y 2
Z Z
xdx + (y + 1)dy = C ⇒ + +y =C
2 2

Những dạng phương trình có thể đưa về dạng tách biến


a. Phương trình vi phân có dạng

f1 (x).g1 (y)dx + f2 (x).g2 (y)dy = 0. (5.2)

Nếu như f1 (x), f2 (x), g1 (y), g2 (y) 6= 0 thì ta chia 2 vế của phương trình đã cho cho f2 (x)g1 (y). Khi
đó
f1 (x) g2 (y)
dx + dy = 0.
f2 (x) g1 (y)
Z Z
f1 (x) g2 (y)
⇒ dx + dy = C.
f2 (x) g1 (y)
Ví dụ 5.1.2. Giải phương trình x(y 2 − 4)dx + ydy = 0.

Chia 2 vế của phương trình đã cho cho y 2 − 4 6= 0, ta được


ydy
xdx + = 0.
y2 − 4
Lấy tích phân 2 vế, ta có
2
x2 + ln |y 2 − 4| = ln |C| ⇒ y 2 − 4 = Ce−x

b. Phương trình vi phân có dạng

y 0 = f (ax + by + c), (5.3)

với a, b, c ∈ R.
Đặt z = ax + by + c ⇒ z 0 = a + by 0 . Thay vào phương trình ta được phương trình vi phân dạng
tách biến.
Ví dụ 5.1.3. Giải phương trình y 0 = cos(x − y − 1).

Đặt z = x − y − 1 ⇒ z 0 = 1 − y 0 ⇒ y 0 = 1 − z 0 . Thay vào phương trình ta được


dz
1 − z 0 = cos z ⇒= 1 − cos z
dx
Z Z
dz dz
⇒ = dx ⇒ = dx
1 − cos z 1 − cos z
z x−y−1
⇒ − cot = x + C ⇒ cot = −C − x.
2 2
5.1 Phương trình vi phân cấp một 97

5.1.4 Phương trình vi phân tuyến tính cấp một

Vật thể rơi với khối lượng thay đổi

Quan sát hiện tượng mưa đá. Hạt mưa đá có khối lượng M (gam), rơi tự do trong không trung,
sẽ bị bốc hơi đều mỗi giây giảm m (gam). Lực cản của không khí tỉ lệ với vận tốc rơi của hạt
mưa. Hãy tìm mối quan hệ giữa vận tốc rơi của hạt mưa và thời gian rơi của hạt mưa, biết
rằng tại thời điểm ban đầu vận tốc của hạt mưa là 0(m/s) và hệ số tỉ lệ k 6= m.

Hình 5.2: Vật thể rơi với khối lượng thay đổi

• Hạt mưa đá bốc hơi đều nên tại thời điểm t khối lượng của nó là M − mt và trọng lực của nó
là (M − mt)g, với g = 9, 8m/s2 là gia tốc trọng trường. Trọng lực tính theo chiều dương, tức là
hướng xuống.

• Lực cản của không khí F1 = −k.v hướng lên trên. Lực tác động lên hạt mưa là F = (M −mt)g−kv
dv
và theo định luật 2 Newton ta cũng có F = (M − mt)
dt
• Phương trình vi phân thu được

dv
(M − mt) = (M − mt)g − kv
dt
dv k
⇔ + .v = g
dt M − mt
g(M − mt) k
• Giải phương trình này ta được v = + C.(M − mt) m với C là hằng số tùy ý.
k−m
gM k
• Tìm C theo điều kiện t = 0 thì v = 0 ta được 0 = + C.M m . Từ đó suy ra
k−m
k k
gM M − m gM 1− m
C= =
m−k m−k
98 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

k
g(M − mt) k g(M − mt) gM 1− m k
• v = + C.(M − mt) m = + .(M − mt) m =
k−m k−m m−k
m  mk
 
g 
−M + mt + 1 − t M
m−k M

Định nghĩa 5.3. Phương trình vi phân có dạng

dy
+ P (x).y = Q(x) (5.4)
dx

gọi là phương trình vi phân tuyến tính cấp một.

Nếu Q(x) ≡ 0 thì phương trình (5.4) được gọi là phương trình thuần nhất. Nếu Q(x) 6= 0 thì
phương trình (5.4) được gọi là phương trình không thuần nhất.
a. Phương pháp Lagrange.
R
1. Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất có dạng y = Ce− P (x)dx

R
2. Nghiệm tổng quát của phương trình không thuần nhất có dạng y = C(x).e− P (x)dx , với C(x)
là hàm khả vi liên tục (phương pháp Lagrange). Thay nghiệm này vào (5.4) ta được
R
C 0 (x)e− P (x)dx = Q(x)
Z R
⇒ C(x) = Q(x)e− P (x)dx dx + C

Nghiệm tổng quát của phương trình tuyến tính cấp một.
R
Z R 
− P (x)dx P (x)dx
y=e . e .Q(x)dx + C .

b. Phương pháp Euler.


R
Nhân 2 vế của phương trình (5.4) cho e P (x)dx ta được
R R R
y0e P (x)dx
+ P (x)y.e P (x)dx = Q(x).e P (x)dx
 R 0 R
⇒ y.e P (x)dx = Q(x).e P (x)dx
R Z R
P (x)dx
⇒ y.e = Q(x).e P (x)dx dx + C
R
Z R

− P (x)dx P (x)dx
⇒y=e . Q(x).e dx + C

c. Phương pháp Bernoulli


Tìm nghiệm của phương trình (5.4) ở dạng y = u(x).v(x) ⇒ y 0 = u0 v + uv 0 . Thay vào phương
trình (5.4) ta được
u0 v + uv 0 + P (x)uv = Q(x)
⇒ (u0 + P (x)u)v + uv 0 = Q(x)
Chọn u(x) là 1 nghiệm của phương trình
R
u0 + P (x)u = 0 ⇒ u = e− P (x)dx
.

Từ đó ta có R
uv 0 = Q(x) ⇒ v 0 = Q(x).e P (x)dx
5.1 Phương trình vi phân cấp một 99

Z R
P (x)dx
⇒ v(x) = Q(x).e dx + C.
R
Z R

− P (x)dx P (x)dx
⇒y=e . Q(x).e dx + C

1
Ví dụ 5.1.4. Giải phương trình y 0 + y = 3x với điều kiện y(1) = 1.
x
1
P (x) =
, Q(x) = 3x.
x
Z  Z 
R
− P (x)dx
R R 1
R 1 1 3
⇒y=e . Q(x).e P (x)dx
dx + C = e− x
dx
. 3x.e x
dx
dx + C = (x + C)
x

1
Với điều kiện đầu x = 1, y = 1 ⇒ 1 = (13 + C) ⇒ C = 0.
1
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là y = x2

Ví dụ 5.1.5. Giải phương trình 2ydx + (y 2 − 2x)dy = 0

dx 1 y
2ydx + (y 2 − 2x)dy = 0 ⇒
− x=−
dy y 2
 Z 
R 1
dy y R − 1 dy  y 
⇒x=e y . − .e y dy + C = y − + C
2 2

5.1.5 Phương trình vi phân đẳng cấp cấp một

Quỹ đạo bay của máy bay

Phi công lái máy bay từ thành phố A đến thành phố B, nằm về hướng Tây theo phương ngang
so với thành phố A. Hãy tìm phương trình quỹ đạo bay của máy bay, biết vận tốc của nó là
v(km/h) và vận tốc gió thổi từ hướng Nam với vận tốc w(km/h). Khoảng cách từ thành phố
A đến thành phố B theo phương ngang là a(km)

Hình 5.3: Quỹ đạo bay của máy bay

• Hướng thật sự của véc-tơ vận tốc của máy bay tại thời điểm t là →

u =→

v +→

w . Véc-tơ →

u là
véc-tơ tiếp tuyến với quỹ đạo bay của máy bay tại điểm M
100 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

• Chiếu véc-tơ vận tốc →



u xuống trục Ox ta được
dx
u0x = = −v. cos ϕ
dt

• Chiếu véc-tơ vận tốc →



u xuống trục Oy ta được
dy
u0y = = −v. sin ϕ + w
dt

Theo hình vẽ, ta có


y x
sin ϕ = p , cos ϕ = p
x + y2
2 x2 + y2

dx −v.x dy −v.y
⇒ =p , =p +w
dt dt
x2 + y 2 x2 + y 2
p
y − wv x2 + y 2
p
dy −vy + w x2 + y 2
⇒ = =
dx −vx x
r
y w y2
⇒ y0 = − 1+ 2
x v x
Giải phương trình vi phân với điều kiện khi t = 0 thì x = a, y = 0 ta được
a  x 1− wv  x 1+ wv
 
y= −
2 a a

x2
 
a a
Biện luận: Khi w = v thì y = 1 − 2 . Do đó khi x → 0 thì y → và máy bay sẽ không
2 a 2
đến được B.
w  x 1− w
v
Khi > 1 thì với x → 0 ta có → ∞. Do đó khi x → 0 thì y → ∞ và máy bay cũng sẽ
v a
không đến được B.
w
Khi < 1 thì với x → 0 ta có y → 0 và máy bay sẽ đến được thành phố B.
v

Hình 5.4: Biện luận quỹ đạo của máy bay

Định nghĩa 5.4. Phương trình vi phân có dạng

dy y
=f (5.5)
dx x

được gọi là phương trình vi phân đẳng cấp cấp một.


5.1 Phương trình vi phân cấp một 101

Phương pháp giải


y
Đặt u = ⇒ y = u.x ⇒ y 0 = u0 .x + u. Đưa phương trình (5.5) về dạng phương trình tách biến
x
du dx
=
f (u) − u x
y y π
Ví dụ 5.1.6. Giải phương trình y 0 = + sin với điều kiện đầu y(1) = .
x x 2
y
Đặt u = ⇒ y = ux ⇒ y 0 = u0 .x + u. Khi đó phương trình đã cho viết lại
x
du du dx
u0 .x + u = u + sin u ⇒.x = sin u ⇒ =
dx sin u x
Z Z
du dx u
⇒ = ⇒ ln tan = ln |x| + ln C

sin u x 2

u
⇒ tan = Cx.
2
y y
Thay u = ta được nghiệm tổng quát tan = Cx.
x 2x
π π
Với điều kiện đầu y(1) = , ta thay x = 1, y = ta có
2 2
π
tan = C.1 ⇒ C = 1.
4
y
Vậy nghiệm thỏa điều kiện ban đầu: tan
= x.
2x
Những phương trình đưa về dạng đẳng cấp
a. Phương trình có dạng

y 0 = f (x, y), (5.6)

trong đó f (x, y) là hàm đẳng cấp bậc 0, có nghĩa là f (tx, ty) = t0 .f (x, y) = f (x, y)

Ví dụ 5.1.7. Giải phương trình (x2 + 2xy)dx + xydy = 0

Phương trình đã cho viết lại


x2 + 2xy
y0 = − = f (x, y).
xy
t2 x2 + 2t2 xy x2 + 2xy
f (x, y) là hàm đẳng cấp bậc 0 vì f (tx, ty) = − = − = f (x, y).
t2 xy xy
y
Đặt u = ⇒ y = u.x ⇒ y 0 = u0 .x + u.
x
Như vậy phương trình đã cho viết lại

1 du 1 + 2u + u2
u0 x + u = − − 2 ⇒ x. =−
u dx u
Z Z
udu dx udu dx
⇒ = − ⇒ = −
(u + 1)2 x (u + 1)2 x
u+1−1
Z Z
dx
⇒ 2
du = −
(u + 1) x
1
⇒ ln |u + 1| + = − ln |x| + C
u+1
102 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

y
Thay u = ta có kết quả cuối cùng
x

y + x
ln |x| + ln
+ x = C ⇒ ln |x + y| + x = C.
x x+y x+y

b. Phương trình vi phân có dạng

 
a1 x + b1 y + c1
y0 = f (5.7)
a2 x + b2 y + c2

(
a b a1 x + b1 y + c1 = 0
1 1
Trường hợp 1. 6= 0. Khi đó hệ phương trình có nghiệm duy
a2 b2 a2 x + b2 y + c2 = 0
nhất là (x0 , y0 ).
Đổi biến X = x − x0 , Y = y − y0 ⇒ y 0 = Y 0 . Phương trình đã cho được viết lại
!
  Y
a 1 X + b1 Y a 1 + b1
Y0 =f ⇒Y0 =f X
Y
a2 X + b2 Y a2 + b2 X

là phương trình đẳng cấp.



a b a1 b1
1 1
Trường hợp 2. =0⇒ = = K. Đổi biến u = a2 x + b2 y ⇒ u0 = a2 + b2 y 0 .

a2 b2 a2 b2
Phương trình đã cho viết lại
 
0 a1 x + b1 y + c1
⇒ b2 y = b2 f
a2 x + b2 y + c2
 
0 Ku + c1
⇒ u − a2 = b2 .f
u + c2
 
du Ku + c1
⇒ = a2 + b2 .f
dx u + c2
là phương trình vi phân tách biến.

Ví dụ 5.1.8. Giải phương trình (2x + y + 1)dx + (x + 2y − 1)dy = 0

Phương trình đã cho viết lại


2x + y + 1
y0 = −
x + 2y − 1
(
2 1 2x + y + 1 = 0
và = 3 6= 0. Giải hệ tìm được nghiệm (x0 , y0 ) = (−1, 1).

1 2 x + 2y − 1 = 0
Đổi biến X = x + 1, Y = y − 1 ⇒ Y 0 = y 0 . Phương trình đã cho viết lại
Y
2(X − 1) + (Y + 1) + 1 2X + Y 2+ X
Y0 = = = Y
.
(X − 1) + 2(Y + 1) − 1 X + 2Y 1 + 2X

Y
Đặt u = ⇒ Y = u.X ⇒ Y 0 = u0 .X + u.
X
2+u (1 + 2u)du dX
⇒ u0 .X + u = − ⇒ 2 = −2
1 + 2u u +u+1 X

⇒ X 2 .(u2 + u + 1) = C.
Y
Thay u = ta được Y 2 + XY + X 2 = C hay (y − 1)2 + (x + 1)(y − 1) + (x + 1)2 = C
X
5.1 Phương trình vi phân cấp một 103

Ví dụ 5.1.9. Giải phương trình (x + y + 2)dx + (2x + 2y − 1)dy = 0

Phương trình đã cho viết lại


dy x+y+2
=−
dx 2x + 2y − 1

1 1
có = 0 nên đặt u = x + y ⇒ u0 = 1 + y 0

2 2
u+2 u−3
⇒ u0 − 1 = − ⇒ u0 =
2u − 1 2u − 1
du u−3 (2u − 1)du
⇒ = ⇒ =x
dx 2u − 1 u−3
2u − 1
Z Z
⇒ du = xdx + C
u−3
⇒ 2u + 5 ln |u − 3| = x + C

Thay u = x + y ta được x + 2y + 5 ln |x + y − 3| = C

5.1.6 Phương trình vi phân toàn phần

Gương parabol

Điểm phát sáng đặt tại điểm 0. Hỏi hình dạng của gương phải như thế nào để ảnh của tia sáng
khi đi qua gương song song với trục Ox?

Hình 5.5: Gương parabol

• Xét đường cong mặt cắt của gương bởi mặt phẳng xOy. Góc tới sẽ bằng góc ra gương nên
p
4OP Q là tam giác cân, OP = OQ = x2 + y 2
p
dy P R y x2 + y 2 − x x + yy 0
• tan α = = y0 = = p = ⇒ p = 1 ⇒
dx QR x2 + y 2 + x y x2 + y 2
d p 2 p
( x + y 2 ) = 1 ⇒ x2 + y 2 = x + C ⇒ y 2 = 2C x + C2

dx

Cho OS = a. Khi đó với điều kiện x = −a thì y = 0 ta được C = 2a. Vậy phương trình parabol
cần tìm là
y 2 = 4a(x + a)
104 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

Định nghĩa 5.5. Phương trình vi phân có dạng

P (x, y)dx + Q(x, y)dy = 0, (5.8)

∂Q ∂P
trong đó = , được gọi là phương trình vi phân toàn phần.
∂x ∂y

Cách tìm nghiệm tổng quát của vi phân toàn phần

Hình 5.6: Cách tìm nghiệm tổng quát của vi phân toàn phần

Nghiệm tổng quát của vi phân toàn phần là

Z x Z y
u(x, y) = P (x, y)dx + Q(x0 , y)dy = C,
x0 y0

hay

Z y Z x
u(x, y) = Q(x, y)dy + P (x, y0 )dx = C,
y0 x0

trong đó (x0 , y0 ) là điểm tùy ý mà P (x, y), Q(x, y) liên tục tại đó.

Ví dụ 5.1.10. Giải phương trình (x + y − 1)dx + (ey + x)dy = 0.

Ta có P (x, y) = x + y − 1, Q(x, y) = ey + x và Q0x = 1 = Py0 . Phương trình đã cho là phương trình


vi phân toàn phần.
Nghiệm được tìm theo công thức
Z x Z y
P (x, y)dx + Q(x0 , y)dy = C.
x0 y0
5.1 Phương trình vi phân cấp một 105

Chọn x0 = 0, y0 = 0 ta được
Z x Z y
(x + y − 1)dx + ey dy = C
0 0

 x
1 2
⇒ x + xy − x + ey |y0 = C
2 0

1
⇒ x2 + xy − x + ey − 1 = C
2
1
⇒ x2 + xy − x + ey = C + 1 = C1
2

5.1.7 Phương trình vi phân Bernoulli

Bài toán hình học giải tích


√ y0
Tìm phương trình đường cong đi qua điểm (1, 1) thỏa điều kiện xy = biết (0, y0 ) là giao
2y
điểm của tiếp tuyến tại điểm (x, y) với trục Oy.

Hình 5.7: Bài toán hình học giải tích

Giải phương trình vi phân


dy
√ y − x. dx
xy = , y(1) = 1
2y
dy 1 1 3
⇒ − y = 2x− 2 y 2
dx x

Nghiệm tổng quát là x − y(x − C)2 = 0. Với điều kiện y(1) = 1, ta được C = 0 ∨ C = 2. Vậy 2
phương trình đường cong cần tìm là xy = 1 và x − y(x − 2)2 = 0.
106 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

Định nghĩa 5.6. Phương trình vi phân có dạng

y 0 + P (x)y = Q(x)y α , α 6= 0, α 6= 1 (5.9)

được gọi là phương trình vi phân Bernoulli

y
Đặt z = yα = y 1−α . Phương trình (5.9) trở thành phương trình tuyến tính cấp một

z 0 + (1 − α)P (x).z = (1 − α)Q(x).


y
Ví dụ 5.1.11. Giải phương trình y 0 + = x2 y 4 .
x
y
Đặt z = y4
= y −3 . Phương trình đã cho trở thành phương trình tuyến tính cấp một

1
z 0 − 3 .z = −3x2 .
x
R 3
 Z R 3

dx − x dx 2
⇒z=e x . e .(−3x )dx + C .

1
⇒ z = x3 (−3 ln |x| + C) ⇒ y = p
3
x −3 ln |x| + C

5.2 Bài tập phương trình vi phân cấp một

5.2.1 Phương trình vi phân tách biến

Bài tập 5.2.1. Giải phương trình vi phân

1. x2 (y + 1)dx + (x3 − 1)(y − 1)dy = 0.

2. (xy − x)dx + (xy + x − y − 1)dy = 0.

5.2.2 Phương trình vi phân tuyến tính cấp một

Bài tập 5.2.2. Giải phương trình vi phân

1. y 0 = y cot x + sin x.

2. (x2 + 1)y 0 + 4xy = 3.

3. (1 − x)(y 0 + y) = e−x , y(2) = 1.


3 2
4. y 0 + y = 3 , y(1) = 0.
x x
y 4x2
5. 2y 0 − = .
x y
6. y 0 − 3y = 4e3x cos 5x.

7. y 0 − 4y = (8x3 − 12x2 + 10x − 3)e4x .


3y
8. y 0 = + 2e2x x3 .
x
3y 6 sin x
9. y 0 + = .
x x3
5.3 Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng 107

5.2.3 Phương trình vi phân đẳng cấp cấp một

Bài tập 5.2.3. Giải phương trình vi phân

1. 2(x + y)dy + (3x + 3y − 1)dx = 0; y(0) = 2.

5.2.4 Phương trình vi phân toàn phần

Bài tập 5.2.4. Giải phương trình vi phân

1. (x − 2y + 3)dy + (2x + y − 1)dx = 0.

2. (x − y + 4)dy + (x + y − 2)dx = 0.

3. (ex + y + sin y)dx + (ey + x + x cos y)dy = 0.

5.2.5 Phương trình vi phân Bernoulli

Bài tập 5.2.5. Giải phương trình vi phân



2xy y
1. y0 − 2
= 4√ arctan x.
1+x 1 + x2

5.3 Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng

Bài toán dao động lò xo

Hãy tìm phương trình dao động của lò xo

Hình 5.8: Dao động tự do

a. Trường hợp: dao động tự do

• Tại vị trí cân bằng, trọng lực của quả nặng bằng với lực đàn hồi của lò xo.

• Lực có xu hướng đẩy quả nặng về vị trí cân bằng tỉ lệ với ly độ, có nghĩa là bằng ky, với k là hệ
số đàn hồi của lò xo.
dy
• Phản lực tỉ lệ với vận tốc chuyển động của quả nặng, có nghĩa là lực đó bằng λ. , với λ là hệ
dt
số tỉ lệ.
108 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

dy
• Tổng lực tác động lên quả nặng là ky + λ. . Theo định luật II Newton ta có
dt

dy d2 y
ky + λ. = −m. 2
dt dt

d2 y dy
• ⇔m + λ. + ky = 0. Đây là phương trình vi phân cấp 2, thuần nhất, với hệ số hằng.
dt2 dt

b. Trường hợp: dao động cưỡng bức

• Trong trường hợp lực cản không tồn tại, còn quả nặng sẽ dao động theo 1 ngoại lực có chu kỳ,
theo quy luật là `. sin ωt.

• Trong trường hợp này, chỉ có lực có xu hướng đưa quả nặng về vị trí cân bằng là k(y + `. sin ωt).

• Theo định luật II Newton, ta được

d2 y d2 y
ky + k`. sin ωt = −m. ⇔ m. + ky = −k.` sin ωt.
dt2 dt2

5.3.1 Định nghĩa phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng

Định nghĩa 5.7. Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng là phương trình có dạng

Ay 00 + By 0 + Cy = f (x), (5.10)

trong đó A, B, C = const.

5.3.2 Phương trình thuần nhất

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất

Ay 00 + By 0 + Cy = 0

Phương trình đặc trưng


Ak 2 + Bk + C = 0

Bước 2. Tính ∆ = B 2 − 4AC

1. Nếu ∆ > 0 thì phương trình đặc trưng có 2 nghiệm phân biệt k1 6= k2 . Khi đó nghiệm của
phương trình thuần nhất là ytn = C1 ek1 x + C2 ek2 x

2. Nếu ∆ = 0 thì phương trình đặc trưng có nghiệm kép k = k0 . Khi đó nghiệm của phương trình
thuần nhất là ytn = C1 ek0 x + C2 x.ek0 x

3. Nếu ∆ < 0 thì phương trình đặc trưng có 2 nghiệm phức liên hợp k1 = a + bi, k2 = a − bi. Khi
đó nghiệm của phương trình thuần nhất là ytn = eax (C1 cos bx + C2 sin bx).
5.3 Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng 109

5.3.3 Phương pháp Euler

Bước 3. Tìm nghiệm riêng trong trường hợp f (x) = eαx .Pn (x)
Nghiệm riêng của phương trình vi phân không thuần nhất sẽ có dạng yr = xs .eαx .Qn (x), trong đó
Qn (x) là đa thức cần tìm có cùng bậc với Pn (x).

1. Nếu α không là nghiệm của phương trình đặc trưng thì s = 0 và nghiệm riêng có dạng yr =
eαx .Qn (x)

2. Nếu α là nghiệm đơn của phương trình đặc trưng thì s = 1 và nghiệm riêng có dạng yr =
x.eαx .Qn (x)

3. Nếu α là nghiệm kép của phương trình đặc trưng thì s = 2 và nghiệm riêng có dạng yr =
x2 .eαx .Qn (x)

Bước 3. Tìm nghiệm riêng trong trường hợp f (x) = eαx .(Pn (x). cos βx + Qm (x). sin βx)
Nghiệm riêng của phương trình vi phân không thuần nhất sẽ có dạng yr = xs .eαx .(Hk (x). cos βx +
Tk (x). sin βx), trong đó Hk (x), Tk (x) là những đa thức cần tìm có cùng bậc k = max{m, n}.

1. Nếu α + iβ không là nghiệm của phương trình đặc trưng thì s = 0 và nghiệm riêng có dạng
yr = eαx .(Hk (x). cos βx + Tk (x). sin βx)

2. Nếu α + iβ là nghiệm đơn của phương trình đặc trưng thì s = 1 và nghiệm riêng có dạng
yr = x.eαx .(Hk (x). cos βx + Tk (x). sin βx)

5.3.4 Nguyên lý chồng chất nghiệm

Định lý 5.1

Nếu f (x) = f1 (x) + f2 (x), trong đó f1 (x), f2 (x) là một trong 2 trường hợp đặc biệt trên thì

1. Ta tìm nghiệm riêng yr1 của phương trình

Ay 00 + By 0 + Cy = f1 (x)

2. Ta tìm nghiệm riêng yr2 của phương trình

Ay 00 + By 0 + Cy = f2 (x).

Khi đó nghiệm riêng của phương trình Ay 00 + By 0 + Cy = f (x) là yr = yr1 + yr2 .

5.3.5 Nghiệm tổng quát

Bước 4. Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng là

ytq = ytn + yr

Ví dụ 5.3.1. Giải phương trình y 00 − 2y 0 − 3y = e4x với điều kiện y(ln 2) = 1, y(2 ln 2) = 1

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 − 2y 0 − 3y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 − 2k − 3 = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = −1, k2 = 3
110 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 e−x + C2 e3x
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 − 2y 0 − 3y = e4x
Nghiệm riêng có dạng yr = xs .e4x .A. Vì α = 4 không là nghiệm của phương trình đặc trưng nên
s = 0 và yr = A.e4x .
−3 yr = Ae4x
−2 yr0 = 4Ae4x
1 yr00 = 16Ae4x
yr00 − 2yr0 − 3yr = 5Ae4x = e4x
1
⇒A=
5
1
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = C1 e−x + C2 e3x + e4x .
5
Nghiệm của phương trình thỏa điều kiện y(ln 2) = 1, y(2 ln 2) = 1 nên

 C1 e− ln 2 + C2 e3 ln 2 + 1 e4 ln 2 = 1

5
−2 ln 2 6 ln 2 1
 C1 e
 + C2 e + e8 ln 2 = 1
5

1 16
C1 + 8C2 + =1


2 5 652 491
⇒ 1 256 ⇒ C1 = , C2 = − .
 C1 + 64C2 +
 =1 75 600
4 5
652 −x 491 3x 1 4x
Vậy nghiệm của bài toán y = e − e + e .
75 600 5
Ví dụ 5.3.2. Giải phương trình y 00 − 2y 0 + 2y = x2

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 − 2y 0 + 2y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 − 2k + 2 = 0 có 2 nghiệm phức liên hợp k1 = 1 + i, k2 = 1 − i
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = ex (C1 cos x + C2 sin x)
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 − 2y 0 + 2y = x2
Nghiệm riêng có dạng yr = xs .e0x .(Ax2 + Bx + C). Vì α = 0 không là nghiệm của phương trình
đặc trưng nên s = 0 và yr = Ax2 + Bx + C.

2 yr = Ax2 + Bx + C
−2 yr0 = 2Ax + B
1 yr00 = 2A
yr00 − 2yr0 + 2yr = 2Ax2 + (2B − 4A)x + 2C − 2B + 2A
= x2
1 1
⇒ A = , B = 1, C =
2 2
1
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = ex (C1 cos x + C2 sin x) + (x + 1)2 .
2
Ví dụ 5.3.3. Giải phương trình y 00 + y 0 − 2y = cos x − 3 sin x với điều kiện y(0) = 1, y 0 (0) = 2.

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 + y 0 − 2y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 + k − 2 = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = −2, k2 = 1
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 e−2x + C2 ex
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 + y 0 − 2y = cos x − 3 sin x
5.3 Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng 111

Nghiệm riêng có dạng yr = xs .e0x .(A cos x + B sin x). Vì α = 0 + i không là nghiệm của phương
trình đặc trưng nên s = 0 và yr = A cos x + B sin x

−2 yr = A cos x + B sin x
1 yr0 = −A sin x + B cos x
1 yr00 = −A cos x − B sin x
yr00 + yr0 − 2yr = (B − 3A) cos x +(−3B − A) sin x =
= cos x − 3 sin x
(
B − 3A = 1
⇒ ⇒ A = 0, B = 1.
3B + A = 3

Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = C1 e−2x + C2 ex + sin x.


Nghiệm của phương trình thỏa điều kiện y(0) = 1, y 0 (0) = 2 nên
(
C1 e0 + C2 e0 + sin 0 = 1
−2C1 e0 + C2 e0 + cos 0 = 2
(
C1 + C2 = 1
⇒ ⇒ C1 = 0, C2 = 1.
−2C1 + C2 = 1

Vậy nghiệm của bài toán y = ex + sin x.

Ví dụ 5.3.4. Giải phương trình y 00 + y = xex + 2e−x .

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 + y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 + 1 = 0 có 2 nghiệm phức liên hợp k1 = −i, k2 = i
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 cos x + C2 sin x
Bước 3. Tìm nghiệm riêng yr1 của phương trình y 00 + y = xex
Nghiệm riêng có dạng yr1 = xs .ex .(Ax + B). Vì α = 1 không là nghiệm của phương trình đặc trưng
nên s = 0 và yr1 = ex (Ax + B)

1 yr1 = ex (Ax + B)
0 yr0 1 = Aex + (Ax + B)ex
1 yr001 = 2Aex + (Ax + B)ex
yr00 + yr = 2Axex + (2A + 2B)ex = xex
(
2A = 1 1 1
⇒ ⇒ A = ,B = − .
2A + 2B = 0 2 2

Bước 3. Tìm nghiệm riêng yr2 của phương trình y 00 + y = 2e−x


Nghiệm riêng có dạng yr2 = xs .e−x .C. Vì α = −1 không là nghiệm của phương trình đặc trưng
nên s = 0 và yr2 = Ce−x
1 yr2 = Ce−x
0 yr0 2 = −Ce−x
1 yr002 = Ce−x
yr00 + yr = 2Ce−x = 2e−x
⇒ C = 1.
1
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = C1 cos x + C2 sin x + (x − 1)ex + e−x .
2
112 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

5.3.6 Phương pháp biến thiên hằng số

Phương pháp này áp dụng để tìm nghiệm của phương trình không thuần nhất tuyến tính cấp 2
khi biết nghiệm cơ bản của phương trình thuần nhất y1 , y2 và f (x) không có dạng đặc biệt như trên.

y = C1 (x).y1 (x) + C2 (x).y2 (x),

y 0 = C10 (x).y1 (x) + C1 (x).y10 (x) + C20 (x).y2 (x) + C2 (x).y20 (x)

y 00 = C100 (x).y1 (x) + C10 (x).y10 (x) + C10 (x).y10 (x) + C1 (x).y100 (x)+

+C200 (x).y2 (x) + C20 (x).y20 (x) + C20 (x).y20 (x) + C2 (x).y200 (x)

⇒ [Ay100 (x) + By10 (x) + Cy1 (x)].C1 (x) + [Ay200 (x) + By20 (x) + Cy2 (x)].C2 (x)+

+A[C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x)]0 + A[C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x)] + B[C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x)]

= A[C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x)]0 + A[C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x)] + B[C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x)] = f (x)

Từ đó, ta chọn các hàm C1 (x), C2 (x) thỏa mãn hệ phương trình

 C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x) = 0
 C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x) = f (x) , A 6= 0
A

Dùng quy tắc Cramer để giải ta được

D1 D2
C10 (x) = , C20 (x) = ,
W (x) W (x)


y (x) y (x)
1 2
W (x) = 0 ,

y1 (x) y20 (x)


0 y2 (x) y (x)
1 0

D1 = f (x) , D2 = f (x) ,
y20 (x)
0
y1 (x)

A A

dC1 (x) −y2 (x)f (x) dC2 (x) y1 (x)f (x)


= , = ,
dx AW (x) dx AW (x)

R y2 (x)f (x)
 C1 (x) = − dx + C1 ,


⇒ AW (x)
R y1 (x)f (x)
 C2 (x) = dx + C2


AW (x)

Như vậy, nghiệm của phương trình vi phân không thuần nhất là
 Z  Z 
y2 (x)f (x) y1 (x)f (x)
y = y1 − dx + C1 + y2 dx + C2
AW (x) AW (x)
π 
Ví dụ 5.3.5. Giải phương trình y 00 + y = tan x với điều kiện y(0) = y = 0.
6

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 + y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 + 1 = 0 có 2 nghiệm phức liên hợp k1 = −i, k2 = i
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 cos x + C2 sin x
5.4 Bài tập phương trình vi phân cấp hai 113

Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 + y = tan x. Nghiệm có dạng y = C1 (x) cos x +
C2 (x) sin x, trong đó C1 (x) và C2 (x) được xác định bởi hệ phương trình
(
C10 (x) cos x + C20 (x) sin x = 0
C10 (x).(− sin x) + C20 (x) cos x = tan x

Vậy
dC1 − sin x. tan x dC2 cos x. tan x
= , = ,
dx 1.1 dx 1.1
sin2 x 0
⇒ C10 (x) = − , C (x) = sin x
cos x 2

sin2 x
Z h  x π  i
C1 (x) = − dx = − ln tan + − sin x + C1

cos x 2 4
Z
C2 (x) = sin xdx = − cos x + C2

Bước 4. Nghiệm tổng quát


  x π  
y = − ln tan + + sin x + C1 . cos x + (− cos x + C2 ). sin x

2 4
π 
Nghiệm của phương trình thỏa điều kiện y(0) = y = 0 nên
6
   π  
− ln tan + C1 . cos 0 = 0

4
 − ln tan π + π + sin π + C1 . cos π + − cos π + C2 . sin π = 0
     
12 4 6 6 6 6

3
⇒ C1 = 0, C2 = ln 3.
2

3  x π 
Vậy nghiệm của bài toán y = ln 3. sin x − cos x. ln tan + .

2 2 4

5.4 Bài tập phương trình vi phân cấp hai

5.4.1 Phương trình vi phân cấp hai

Bài tập 5.4.1. Giải phương trình

1. y 00 − 5y 0 + 6y = e−x .

2. y 00 + 4y = x2 .

3. y 00 + 2y 0 = 3x.

4. y 00 − 2y 0 + y = 2ex .

5. y 00 − 4y 0 + 3y = sin 2x.

6. y 00 + y = cos x.

7. y 00 − 4y 0 + 4y = x + e2x .

8. y 00 − 5y 0 + 6y = 22 cos 2x + 6 sin 2x.

9. y 00 + 8y 0 + 15y = −32e−x .
114 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

10. y 00 + y 0 − 6y = 8e−2x .

11. y 00 + 6y 0 + 9y = 12e3x (3x − 2).

12. y 00 − 2y 0 − 3y = −30 cos 3x.

13. y 00 + 2y 0 − 3y = (6x + 1)e3x .

14. y 00 − 4y 0 + 4y = 8e2x .

15. y 00 − 4y 0 + 3y = 6ex .

16. y 00 − 4y 0 + 5y = 8 sin x + 16 cos x.

17. y 00 − 7y 0 + 6y = 6x2 − 20x + 3.

18. y 00 − 5y 0 + 6y = 5 cos 2x.

19. y 00 − 4y 0 + 3y = 4xe2x .

20. y 00 + 3y 0 + 2y = 2x + 3 + 6ex .

5.5 Hệ phương trình vi phân

Sự phân rã của chất

Một số chất A sẽ phân rã thành 2 chất P và Q. Tốc độ hình thành của mỗi chất P và Q tỉ lệ
với khối lượng chất không bị phân rã. Cho x, y lần lượt là khối lượng chất P và Q được hình
thành tại thời điểm t. Hãy xác định quy luật phân rã chất A biết rằng tại thời điểm ban đầu
3 1
t = 0 thì x = 0, y = 0, và sau 1min thì x = c, y = c, với c là khối lượng ban đầu của chất A
8 8

Tại thời điểm t tốc độ hình thành chất P và Q sẽ là



 dx = k1 (c − x − y)

dt
dy

 = k2 (c − x − y)
dt

Nghiệm của hệ này là 


 x = C1 + C2 e−(k1 +k2 )t
k
 y = c + 2 C2 e−(k1 +k2 )t − C1
k1
Tìm C1 , C2 dựa vào điều kiện đầu khi t = 0 thì x = 0, y = 0
k1 c
 
 C1 + C2 = 0  C1 =

k ⇒ k1 + k2
 C1 − 2 C2 = c  C2 = −
k1 c
k1 
k +k
1 2

3 1 ln 2 3 ln 2
Tìm k1 , k2 dựa vào điều kiện khi t = 1 thì x = c, y = c ta được k1 = , k2 =
8 8 4 4
Vậy quy luật phân rã chất A thành 2 chất P, Q với số lượng x, y được xác định như sau:
  
3c 1
 x = 1− t


4 2
c 1
 y = 1− t


4 2
5.5 Hệ phương trình vi phân 115

5.5.1 Đưa phương trình vi phân cấp cao về hệ phương trình vi phân cấp 1

Ta có thể đưa phương trình vi phân cấp cao

y (n) = f (x, y, y 0 , . . . , y (n−1) )

về hệ phương trình vi phân cấp 1 bằng cách đặt y = y1 , y 0 = y2 , y 00 = y3 , . . . , yn = y (n−1)





 y10 = y2
 y0 = y

2 3



 ...
 y 0 = f (x, y, y 0 , . . . , y (n−1) )

n

5.5.2 Hệ thuần nhất với hệ số hằng-Phương pháp Euler

Xét hệ
dX
= AX (5.11)
dt

với những phần tử aij của ma trận A là những hằng số.


Nội dung phương pháp Euler như sau:
Tìm nghiệm của (5.11) ở dạng X(t) = eλt P, với P là véc-tơ hằng. Thế X(t) vào (5.11) ta được
λeλt P = AP eλt ⇔ AP = λP. Vậy hàm véc-tơ X(t) = eλt P là nghiệm của hệ (5.11) khi và chỉ khi λ
là trị riêng và P là véc-tơ riêng của ma trận A.
Định lý 5.2: Tìm đa thức đặc trưng
 
a11 a12 a13
Cho A =  a21 a22 a23  ∈ M3 (K), khi đó
 

a31 a32 a33


!
a a a a a a
11 12 22 23 11 13
χA (λ) = |A − λI| = −λ3 +tr(A)λ2 − + + λ+det(A)

a21 a22 a32 a33 a31 a33

ở đây tr(A) = a11 + a22 + a33 −vết của ma trận A.

Định lý 5.3: Chéo hóa được

Nếu ma trận A có n véc-tơ riêng độc lập tuyến tính P1 , P2 , . . . , Pn ứng với các trị riêng
λ1 , λ2 , . . . , λn thì các nghiệm eλ1 t P1 , eλ2 t P2 , . . . , eλn t Pn tạo thành hệ nghiệm cơ bản. Khi đó
nghiệm tổng quát của (5.11) có dạng X(t) = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2 + . . . + Cn eλn t Pn

Chú ý. Định lý không đòi hỏi các trị riêng phải phân biệt, nhưng các véc-tơ riêng phải độc
lập tuyến tính.
a. Trường hợp: các trị riêng phân biệt
Nếu A có n trị riêng phân biệt thì n véc-tơ riêng tương ứng sẽ độc lập tuyến tính do đó ta có hệ
quả sau:

Hệ quả 5.1. Nếu ma trận A có n trị riêng phân biệt λ1 , λ2 , . . . , λn với các véc-tơ riêng tương ứng
P1 , P2 , . . . , Pn thì nghiệm tổng quát của (5.11) có dạng

X(t) = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2 + . . . + Cn eλn t Pn .


116 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

b. Trường hợp: trị riêng thực bội m và ma trận A không chéo hóa được
Ứng với λ0 là trị riêng thực bội m thì các nghiệm cơ bản tương ứng của hệ (5.11) là x1 = P1 (t)eλ0 t ,
x2 = P2 (t)eλ0 t , . . . , xm = Pm (t)eλ0 t , ở đây P1 (t), P2 (t), Pm (t) là các đa thức có bậc không lớn hơn
m−1 .
c. Trường hợp: trị riêng phức
Nếu λ = α + iβ là trị riêng của ma trận thực A và
 
u1 + iv1
 
 u2 + iv2 
P = U + iV =  

 ... 

un + ivn

là véc-tơ riêng tương ứng với λ.


Nghiệm cơ bản có dạng

eλt .P = e(α+iβ)t .(U +iV ) = eαt (cos βt+i sin βt).(U +iV ) = eαt [U cos βt−V sin βt]+i.eαt [U sin βt+V cos βt]

Khi đó phương trình (5.11) có 2 nghiệm thực độc lập tuyến tính

eαt [U cos βt − V sin βt], eαt [U sin βt + V cos βt].

và là hệ nghiệm cơ bản của hệ thuần nhất. Vậy

X(t) = C1 .eαt [U cos βt − V sin βt] + C2 .eαt [U sin βt + V cos βt].



 dx = 7x + 3y

Ví dụ 5.5.1. Giải hệ phương trình dt
dy

 = 6x + 4y
dt

Phương trình đặc trưng của hệ



7−λ 3
= 0 ⇔ λ2 − 11λ + 10 = 0 ⇔ λ1 = 1, λ2 = 10.


6 4−λ
( !
6p1 + 3p2 = 0 1
Ứng với λ1 = 1 ta xét hệ ⇒ P1 =
6p1 + 3p2 = 0 −2
( !
−3p1 + 3p2 = 0 1
Ứng với λ2 = 10 ta xét hệ ⇒ P2 = .
6p1 − 6p2 = 0 1
Vậy !
x
X(t) = = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2
y
! ! !
t 1 10t 1 C1 et + C2 e10t
= C1 e + C2 e =
−2 1 −2C1 et + C2 e10t
(
x = C1 et + C2 e10t

y = −2C1 et + C2 e10t
dx


 = 6x − 12y − z
 dt


dy
Ví dụ 5.5.2. Giải hệ phương trình = x − 3y − z
 dt
 dz


= −4x + 12y + 3z

dt
5.5 Hệ phương trình vi phân 117

Phương trình đặc trưng của hệ



6−λ −12 −1

1 −3 − λ −1 = 0 ⇔ −λ3 + 6λ2 − 11λ + 6 = 0 ⇔ λ1 = 1, λ2 = 2, λ3 = 3.


−4 12 3−λ
  
5p1 − 12p2 − p3 = 0

 2
Ứng với λ1 = 1 ta xét hệ p1 − 4p2 − p3 = 0 ⇒ P1 =  1 
 

−4p1 + 12p2 + 2p3 = 0 −2

  
 4p1 − 12p2 − p3 = 0
 7
Ứng với λ2 = 2 ta xét hệ p1 − 5p2 − p3 = 0 ⇒ P2 =  3 
 

−4p1 + 12p2 + p3 = 0 −8

  
 3p1 − 12p2 − p3 = 0
 3
Ứng với λ3 = 3 ta xét hệ p1 − 6p2 − p3 = 0 ⇒ P3 =  1 
 

−4p1 + 12p2 = 0 −3

Vậy  
x
X(t) =  y  = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2 + C3 eλ3 t P3
 

z
     
2 7 3
= C1 et  1  + C2 e2t  3  + C3 e3t  1  =
     

−2 −8 −3
 
2C1 et + 7C2 e2t + 3C3 e3t
=  C1 et + 3C2 e2t + C3 e3t 
 

−2C1 et − 8C2 e2t − 3C3 e3t



 dx = 5x − y

Ví dụ 5.5.3. Giải hệ phương trình dt
dy

 = x + 3y
dt
Phương trình đặc trưng của hệ

5 − λ −1
= 0 ⇔ λ2 − 8λ + 16 = 0 ⇔ λ1 = λ2 = λ = 4.


1 3−λ

Ứng với λ = 4 ta có nghiệm cơ bản là x = e4t (a1 t + a2 ) và y = e4t (b1 t + b2 ) ⇒ x0 (t) =


a1 e4t + 4(a1 t + a2 )e4t , y 0 (t) = b1 e4t + 4(b1 t + b2 )e4t . Thay x, y, x0 , y 0 vào hệ ta được

(


 4a1 = 5a1 − b1
e4t [a1 + 4(a1 t + a2 )] = e4t [5(a1 t + a2 ) − (b1 t

+ b2 )]  4b1 = a1 + 3b1

e4t [b1 + 4(b1 t + b2 )] = e4t [a1 t + a2 + 3(b1 t + b2 )] 

 a1 + 4a2 = 5a2 − b2

 b1 + 4b2 = a2 + 3b2
(
a1 = b1

b2 = a2 − b1

Cho a1 = C1 , a2 = C2 , với C1 , C2 là những số tùy ý. Khi đó b1 = C1 , b2 = C2 − C1 . Vậy


(
x = e4t (C1 t + C2 )
y = e4t (C1 t + C2 − C1 )
118 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG


 dx

= 4x − 3y
Ví dụ 5.5.4. Giải hệ phương trình dt
dy

 = 3x + 4y
dt
Phương trình đặc trưng của hệ

4 − λ −3
= 0 ⇔ (4 − λ)2 = −9 ⇔ λ = 4 ± 3i.


3 4−λ
( ! ! !
−3ip1 − 3p2 = 0 1 1 0
Ứng với λ = 4+3i ta xét hệ ⇒P = = +i = U +iV.
3p1 − 3ip2 = 0 −i 0 −1
Nghiệm cơ bản
! ! !
x 1 1
= e(4+3i)t = e4t (cos 3t + i sin 3t) =
y −i −i
! ! !
e4t (cos 3t + i sin 3t) e4t cos 3t e4t sin 3t
= = +i
e4t (−i cos 3t + sin 3t) e4t sin 3t −e4t cos 3t

Vậy
! ! ! !
x e4t cos 3t e4t sin 3t C1 cos 3t + C2 sin 3t
X(t) = = C1 + C2 = e4t
y e4t sin 3t −e4t cos 3t C1 sin 3t − C2 cos 3t
(
x = e4t (C1 cos 3t + C2 sin 3t)

y = e4t (C1 sin 3t − C2 cos 3t)
dx


 = x−z

 dt
dy

Ví dụ 5.5.5. Giải hệ phương trình = x
 dt
dz


= x−y


dt
Phương trình đặc trưng của hệ

1 − λ 0 −1

1 −λ 0 = 0 ⇔ (1 − λ)(1 + λ2 ) = 0 ⇔ λ1 = 1, λ2 = ±i.


1 −1 −λ
  

−p3 = 0 1
Ứng với λ = 1 ta xét hệ p1 − p2 = 0 ⇒ P1 =  1 
 

p1 − p2 − p3 = 0 0


 (1 − i)p1 − p3 = 0

Ứng với λ2 = i ta xét hệ p1 − ip2 = 0

p1 − p2 − ip3 = 0

     
1 1 0
⇒ P2 =  −i  =  0  + i  −1  = U + iV.
     

1−i 1 −1

Vậy
 
x
X(t) =  y  = C1 eλ1 t P1 + C2 eαt [U cos βt − V sin βt] + C3 eαt [U sin βt + V cos βt] =
 

z
5.5 Hệ phương trình vi phân 119

           
1 1 0 1 0
= C1 et  1  + C2 e0t  0  cos t −  −1  sin t + C3 e0t  0  sin t +  −1  cos t
           

0 1 −1 1 −1
 
C1 et + C2 cos t + C3 sin t
= C1 et + C2 sin t − C3 cos t
 

C2 (cos t + sin t) + C3 (sin t − cos t)

5.5.3 Hệ không thuần nhất

Định nghĩa 5.8. Hệ

dX
= AX + F (t) (5.12)
dt
 
f1 (t)
f2 (t)
 
 
với những phần tử aij của ma trận A là những hằng số, F (t) =  ..  được gọi là hệ phương
.
 
 
fn (t)
trình tuyến tính không thuần nhất với hệ số hằng

Phương pháp khử: Từ những phương trình của hệ không thuần nhất ta dùng phương pháp khử
để đưa về phương trình vi phân cấp cao.

 dx = 4x − 3y + e−t

(1)
Ví dụ 5.5.6. Giải hệ phương trình dt
dy

 = 2x − y (2)
dt

y0 + y y 00 + y 0
Từ (2) ta có x = ⇒ x0 = . Thay x, x0 vào phương trình (1) ta được
2 2

y 00 + y 0 y0 + y
= 4. − 3y + e−t
2 2

⇒ y 00 − 3y 0 + 2y = 2e−t (3)

Phương trình đặc trưng k 2 − 3k + 2 = 0 ⇒ k1 = 1, k2 = 2. Nghiệm thuần nhất của phương trình
(3) là ytn = C1 et + C2 e2t .
1
Tìm nghiệm riêng của (3). yr = A.e−t ⇒ (yr )0 = −A.e−t , (yr )00 = Ae−t ⇒ A = .
3
1 −t
Vậy yr = e .
3
1 y0 + y 3
Nghiệm tổng quát y = C1 et + C2 e2t + e−t ⇒ x = = C1 et + C2 e2t .
3 2 2
Phương pháp biến thiên hằng số
Giả sử X1 (t), X2 (t), . . . , Xn (t) là hệ nghiệm cơ bản của hệ thuần nhất (5.11) và ta ký hiệu
 
φ(t) = X1 (t) X2 (t) . . . Xn (t)

thì nghiệm tổng quát của (5.11) viết dưới dạng

X0 = φ(t)C
120 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

với  
C1
C2
 
 
C= .. .
.
 
 
Cn
 
C1 (t)
C2 (t)
 
 
Hệ không thuần nhất (5.12) có nghiệm là Xtq = φ(t)C(t), trong đó C(t) =  .. .
.
 
 
Cn (t)
Dùng phương pháp biến thiên hằng số ta tìm được C1 (t), C2 (t), . . . , Cn (t).

dx
= 4x − 3y + e−t (1)


Ví dụ 5.5.7. Giải hệ phương trình dt
dy

 = 2x − y (2)
dt

 dx = 4x − 3y

Hệ thuần nhất tương ứng là dt Phương trình đặc trưng của hệ thuần nhất
dy

 = 2x − y
dt

4−λ −3
= 0 ⇔ λ2 − 3λ + 2 = 0


2 −1 − λ

⇔ λ1 = 1, λ2 = 2.
( !
3p1 − 3p2 = 0 1
Ứng với λ1 = 1 ta xét hệ ⇒ P1 =
2p1 − 2p2 = 0 1
( !
2p1 − 3p2 = 0 3
Ứng với λ2 = 2 ta xét hệ ⇒ P2 = .
2p1 − 3p2 = 0 2
! !
1 3
Nghiệm cơ bản của hệ thuần nhất là X1 (t) = eλ1 t P1 = et , X2 (t) = eλ2 t P2 = e2t .
1 2
Vậy nghiệm tổng quát của hệ thuần nhất
!
x
X0 (t) = = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2
y
! ! !
t 1 2t 3 C1 et + 3C2 e2t
= C1 e + C2 e =
1 2 C1 et + 2C2 e2t

Nghiệm của hệ không thuần nhất có dạng


(
x = C1 (t)et + 3C2 (t)e2t
y = C1 (t)et + 2C2 (t)e2t
(
x0 = C10 (t)et + C1 (t)et + 3C20 (t)e2t + 6C2 (t)e2t

y 0 = C10 (t)et + C1 (t)et + 2C20 (t)e2t + 4C2 (t)e2t

Thay vào hệ phương trình đã cho ta được

(1) ⇒ C10 (t)et + C1 (t)et + 3C20 (t)e2t + 6C2 (t)e2t = 4(C1 (t)et + 3C2 (t)e2t ) − 3(C1 (t)et + 2C2 (t)e2t ) + e−t

⇒ C10 (t)et + 3C20 (t)e2t = e−t (3)


5.6 Bài tập hệ phương trình vi phân 121

(2) ⇒ C10 (t)et + C1 (t)et + 2C20 (t)e2t + 4C2 (t)e2t = 2(C1 (t)et + 3C2 (t)e2t ) − (C1 (t)et + 2C2 (t)e2t )

⇒ C10 (t)et + 2C20 (t)e2t = 0 (4)

Giải (3) và (4) ta được



 C1 (t) = e−2t + C1
(
C10 (t) = −2e−2t
⇒ 1
C20 (t) = e−3t  C2 (t) = − e−3t + C2
3

Vậy 


 x = C1 (t)et + 3C2 (t)e2t
= 

 −2t t 1 −3t
= (e + C1 )e + 3 − e + C2 e2t


3



 y = C1 (t)et + 2C2 (t)e2t
= 

 −2t t 1 −3t
= (e + C1 )e + 2 − e + C2 e2t


3

Nghiệm của hệ phương trình đã cho là



 x(t) = C1 et + 3C2 e2t
1
 y(t) = C1 et + 2C2 e2t + e−t
3

5.6 Bài tập hệ phương trình vi phân

5.6.1 Hệ phương trình thuần nhất

Bài tập 5.6.1. Tìm nghiệm tổng quát của hệ phương trình thuần nhất
(
x0 (t) = 2x + 3y
1.
y 0 (t) = 2x + y
(
x0 (t) = −x + 3y
2.
y 0 (t) = −3x + 5y
(
x0 (t) = 6x − y
3.
y 0 (t) = 5x + 2y

0
 x (t) = 2x + y + z

4. y 0 (t) = x + 2y + z

 0
z (t) = −2x − 2y − z

5.6.2 Hệ phương trình không thuần nhất

Bài tập 5.6.2. Tìm nghiệm tổng quát của hệ phương trình không thuần nhất
(
x0 (t) = −3x + y + 3t
1.
y 0 (t) = 2x − 4y + e−t
(
x0 (t) = x + 2y + et
2.
y 0 (t) = −x + 3y
122 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN THÔNG THƯỜNG

5.6.3 Tóm tắt các khái niệm cơ bản của chương 5

Phương trình vi phân thông thường

1. Phương trình vi phân tách biến

2. Phương trình vi phân tuyến tính cấp một

3. Phương trình vi phân đẳng cấp cấp một

4. Phương trình vi phân toàn phần

5. Phương trình vi phân Bernoulli

6. Phương trình vi phân cấp 2 với hệ số hằng

7. Hệ phương trình vi phân

Lời giải bài tập chương 5


1
5.2.1 1. ln |x3 − 1| + y − 2 ln |y + 1| = C.
3
2. x + ln |x − 1| + y + 2 ln |y − 1| = C.

5.2.2 1. y = sin x(x + C)


3
x + 3x + C
2.
(x2 + 1)2
3. y = e−x [− ln |1 − x| + e2 ]
2x − 2
4. y =
x3
5. y 2 = x(2x2 + C)
 
3x 4
6. y = e sin 5x + C
5
7. y = e4x (2x4 − 4x3 + 5x2 − 3x + C)

8. y = x3 (e2x + C)
−6 cos x + C
9. y =
x3

5.2.3 1. 3x + 2y + 2 ln |1 − x − y| = 4

5.2.4 1. x2 + xy − x + 3y − y 2 = C
x2 y2
2. + xy − 2x + 4y − =C
2 2
3. ex + xy + x sin y + ey = C.

√ √
5.2.5 1. y= x2 + 1[(arctan x)2 + C].

1 −x
5.4.1 1. ytq = C1 e2x + C2 e3x + e .
12
1 1
2. ytq = C1 cos 2x + C2 sin 2x + x2 − .
4 8
3 3
3. ytq = C1 + C2 e−2x + x2 − x.
4 4
5.6 Bài tập hệ phương trình vi phân 123

4. ytq = C1 ex + C2 xex + x2 ex .
8 1
5. ytq = C1 ex + C2 e3x + cos 2x − sin 2x.
65 65
1
6. ytq = C1 cos x + C2 sin x + x sin x.
2
1 1 1
7. ytq = C1 e2x + C2 xe2x + x + + x2 e2x .
4 4 2
8. ytq = C1 e2x + C2 e3x + cos 2x − 2 sin 2x.

9. ytq = C1 e−3x + C2 e−5x − 4e−x .

10. ytq = C1 e−3x + C2 e2x − 2e−2x .

11. ytq = C1 e−3x + C2 xe−3x + (x − 1)e3x .

12. ytq = C1 e−x + C2 e3x + 2 cos 3x + sin 3x.


 
1 1
13. ytq = C1 ex + C2 e−3x + e3x x− .
2 4
14. ytq = C1 e2x + C2 xe2x + 4x2 e2x .

15. ytq = C1 ex + C2 e3x − 3xex .

16. ytq = e2x (C1 cos x + C2 sin x) + 3 cos x − sin x.

17. ytq = C1 ex + C2 e6x + x2 − x − 1.


5 25
18. ytq = C1 e2x + C2 e3x + cos 2x − sin 2x.
52 52
19. ytq = C1 ex + C2 e3x − 4xe2x .

20. ytq = C1 e−x + C2 e−2x + x + ex .

5.6.1

5.6.2
CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
GIỮA KỲ

6.1 Đề thi giữa kỳ giải tích 1- Ca 1 năm 2012-2013


p
Câu 6.1.1. Tìm I = lim n
(−3)n + 3n .n2
n→+∞

a −3 b 3 c 0 d +∞
 
x
Câu 6.1.2. Tìm tập xác định của hàm số f (x) = sinh arccos
x2 + 1
a (0, +∞) b R c [0, π] d [−1, 1]

(2x − 3x ) ln2 (1 + x + 2013x5 )


Câu 6.1.3. Tính giới hạn I = lim
x→0 sin x − tan x + x5
3 3 4 4
a I = −2 ln b I = 2 ln c I = ln d I = − ln
2 2 3 3
 1
sin x x
Câu 6.1.4. Tính giới hạn I = lim
x→0 x
a e b 1 c 0 1
d
e
 
sin(x − 2) −1
Câu 6.1.5. Tìm giới hạn I = lim 2
+ e x−2
x→2− x −4
1 b +∞ c 0 d Các câu kia sai.
a
4
ln(1 + x3 )
Câu 6.1.6. Tìm giới hạn I = lim √
x→0 arcsin x − 1 + 2x

a ∞ b 0 1 d 6
c
6
1
Câu 6.1.7. Tìm một tương đương của f (x) = (x2 + 1). cos khi x → +∞.
x
x
a Các câu kia đều sai b −x2 + c −x2 + x d x2
2

Câu 6.1.8. Tìm α, β sao cho αxβ tương đương với VCB ex − cos x − sin x khi x → 0
6.1 Đề thi giữa kỳ giải tích 1- Ca 1 năm 2012-2013 125

a α = 1, β = 2 1 1 1
b α = ,β = 3 c α = ,β = 3 d α = ,β = 2
6 3 2

Câu 6.1.9. Cho hàm số f (x) = |x2 − 3x + 2| + 4. Tìm tập xác định của f 0 (x).

a R\{1} b R\{1, 2} c R\{2} d R

Câu 6.1.10. Cho hàm y = y(x) xác định bởi x = 2t2 + 2t, y = 2te2t . Tính y”(x)

e2t b e2t 1 2e2t


a c d
2t + 1 2t + 1 2t + 1

Câu 6.1.11. Cho hàm y = sin(ef (x) ). Tính y 0 (x)

a f 0 (x)ef (x) cos(ef (x) ) b f 0 (x) cos(ef (x) ) c ef (x) cos(ef (x) ) d f (x)ef (x) cos(ef (x) )

Câu 6.1.12. Tìm khai triển Maclaurin hàm f (x) = e2x−1 đến bậc 3

1 2x 2x2 4x3 1 2x x2 x3
a + + + + o(x3 ) c + + + + o(x3 )
e e e 3e e e 2e 6e
2x 2x2 2x3
b 1+ + + + o(x3 ) d Các câu khác sai
e e 3e

Câu 6.1.13. Hệ số của (x − 1)2 trong khai triển Taylor hàm f (x) = 3
x tại x0 = 1 đến bậc 2 là

1 1 1 1
a − b − c d
9 3 9 3

Câu 6.1.14. Biết f (x) = (x2 + 1)ex . Tính f (10) (0)

a 90 b 91 c 10! d Các câu kia sai.


p
Câu 6.1.15. Tìm số cực trị của hàm số f (x) = 3
x2 (x − 2)

a 1 b 2 c 3 d 4
 a 3
Câu 6.1.16. Tìm điều kiện của a để f (x) = x 1 + có một cực đại tại x = −2
x
a a = −1 b a=2 c a=1 d Không tồn tại a


Câu 6.1.17. Tìm GTLN, GTNN của hàm f (x) = x + 2 x trên đoạn [0, 4]

a fmin = 0, fmax = 8 b fmin = 0, fmax = 4 c fmin = −1, fmax = 6 d fmin = 3, fmax = 8

Câu 6.1.18. Tìm tất cả tiệm cận của hàm f (x) = x ln(x − e)

a x=e b y=1 c x = e, y = x + e d Không có tiệm cận


 
1
Câu 6.1.19. Tìm số tiệm cận của hàm số f (x) = x. ln e +
x
a 2 b 1 c 3 d 4

5x4
Câu 6.1.20. Tìm số điểm uốn của hàm số f (x) = x5 − + 2x + 15
3
126 CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM GIỮA KỲ

a 1 b 0 c 2 d 3

Hướng dẫn giải các đề thi trắc nghiệm giữa kỳ

6.1.1 Dùng phương pháp Logarit hóa


(−1)n
ln[(−3)n + 3n .n2 ] ln 3n + ln n2 + ln[ n2 + 1]
I = lim e n = lim e n =
n→+∞ n→+∞

n
n ln 3 + 2 ln n + ln[ (−1)
n2 + 1]
= lim e n = eln 3 = 3.
n→+∞

Chọn câu b

6.1.2 Hàm số xác định khi


( (
x −x2 − 1 6 x x2 + x + 1 > 0
−1 6 2 61⇔ ⇔
x +1 x2 + 1 > x x2 − x + 1 > 0

Các bất đẳng thức trên đúng với mọi x ∈ R nên tập xác định của f (x) là R. Chọn câu b

x3 x3
  
5 1
6.1.3 • sin x − tan x + x = x−
− x+ + o(x3 ) = − x3 + o(x3 )
3! 3 2
2
x2 x3

• ln2 (1 + x + 2013x5 ) = x − + + o(x3 ) = x2 − x3 + o(x3 )
2 3
(x ln 2)2 (x ln 2)3 (x ln 3)2 (x ln 3)3
• 2x − 3x = ex ln 2 − ex ln 3 = 1 + x ln 2 + + − 1 − x ln 3 − − + o(x3 )
2! 3! 2! 3!
• (2x − 3x ) ln2 (1 + x + 2013x5 ) = x3 (ln 2 − ln 3) + o(x3 )
x3 (ln 2 − ln 3) + o(x3 ) ln 2 − ln 3 3
Vậy I = lim 1 3 3
= 1 = 2 ln . Chọn câu b
x→0 − 2 x + o(x ) −2 2

6.1.4
sin x
1 x −1
  
sin x sin x x
I = lim 1+ −1 x −1
x→0 x
Ta có
sin x
x −1 sin x − x x + o(x2 ) − x
lim = lim = lim =0
x→0 x x→0 x2 x→0 x2
nên I = e0 = 1. Chọn câu b

 
sin(x − 2) −1
6.1.5 I = lim− + e x−2 = +∞ vì
x→2 (x − 2)(x + 2)

sin(x − 2) 1
• lim− =
x→2 (x − 2)(x + 2) 4
−1
• lim− e x−2 = +∞
x→2

Chọn câu b

ln(1 + x3 ) 0
6.1.6 I = lim √ = = 0. Chọn câu b
x→0 arcsin x − 1 + 2x −1

6.1.7 Ta có
6.1 Đề thi giữa kỳ giải tích 1- Ca 1 năm 2012-2013 127

x→+∞
• x2 + 1 ∼ x2
1 x→+∞
• cos −→ 1
x
1 x→+∞
Do đó f (x) = (x2 + 1). cos ∼ x2 .1 = x2 . Chọn câu d
x

6.1.8 Khi x → 0 bậc x0 và x bị triệt tiêu nên ta sẽ khai triển đến bậc 2

x2
• ex = 1 + x + + o(x2 )
2!
x2
• cos x = 1 − + o(x2 )
2!
• sin x = x + o(x2 )

Do đó
x2 x2
ex − cos x − sin x = + + o(x2 ) = x2 + o(x2 ).
2! 2!
Chọn câu a


x2 − 3x + 2 + 4, nếu x2 − 3x + 2 > 0


2
6.1.9 Ta có f (x) = |x − 3x + 2| + 4 = −x2 + 3x − 2 + 4, nếu x2 − 3x + 2 < 0

4, nếu x2 − 3x + 2 = 0

(
0 2x − 3, nếu x > 2 ∨ x < 1
f (x) =
−2x + 3, nếu 1 < x < 2

Khi x2 − 3x + 2 = 0 ⇔ x = 1 ∨ x = 2 thì f 0 (1), f 0 (2) KHÔNG TỒN TẠI vì

0 f (x) − f (1) |x2 − 3x + 2| + 4 − 4 (x − 1)(2 − x)


f+ (1) = lim+ = lim+ = lim+ = lim+ (2 − x) = 1,
x→1 x−1 x→1 x−1 x→1 x−1 x→1

0 f (x) − f (1) |x2 − 3x + 2| + 4 − 4 (x − 1)(x − 2)


f− (1) = lim− = lim− = lim− = lim− (x − 2) = −1,
x→1 x−1 x→1 x−1 x→1 x−1 x→1

0 0
nên f+ (1) 6= f− (1). Và vì

0 f (x) − f (2) |x2 − 3x + 2| + 4 − 4 (x − 1)(2 − x)


f+ (2) = lim+ = lim+ = lim+ = lim+ (1 − x) = −1,
x→2 x−2 x→2 x−2 x→2 x−2 x→2

0 f (x) − f (2) |x2 − 3x + 2| + 4 − 4 (x − 1)(x − 2)


f− (2) = lim = lim = lim = lim (x − 1) = 1,
x→2− x−2 x→2− x−2 x→2− x−2 x→2−

0 0
nên f+ (2) 6= f− (2). Chọn câu b

6.1.10 Ta có
y 0 (t) 2e2t + 4te2t (y 0 (x))0t 2e2t e2t
y 0 (x) = 0
= = e2t ⇒ y 00 (x) = 0
= =
x (t) 4t + 2 x (t) 4t + 2 2t + 1
Chọn câu a

6.1.11 Ta có y 0 (x) = cos(ef (x) ).ef (x) .f 0 (x). Chọn câu b

6.1.12 Ta có
(2x)2 (2x)3
 
2x−1 1 2x 1 3
e = e = 1 + 2x + + + o(x ) .
e e 2! 3!
1 2x 2x2 4x3
Vậy f (x) = e2x−1 = + + + + o(x3 ). Chọn câu a
e e e 3e
128 CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM GIỮA KỲ


6.1.13 Khai triển Taylor hàm f (x) = 3
x đến cấp 2. Đặt X = x − x0 = x − 1 ta có

√ 1 1/3(1/3 − 1) 2
f (x) = g(X) = 3
1 + X = (1 + X)1/3 = 1 + X + X + o(X 2 ) =
3 2!

1 1
= 1 + (x − 1) − (x − 1)2 + o((x − 1)2 )
3 9
√ 1
Vậy hệ số của (x − 1)2 trong khai triển Taylor hàm f (x) = 3
x tại x0 = 1 đến bậc 2 là − . Chọn câu a
9

6.1.14 Khai triển Maclaurin f (x) = (x2 + 1)ex đến x10 , ta có

x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 x10
 
f (x) = (x2 + 1) 1 + x + + + + + + + + + + o(x10 )
2! 3! 4! 5! 6! 7! 8! 9! 10!

f (10) (0)
 
10 1 1 1 1
Hệ số của x là + = ⇒ f (10) (0) = 10! + = 9 × 10 + 1 = 91. Chọn câu b
8! 10! 10! 8! 10!

6.1.15 Tập xác định D = R


1 3x2 − 4x 3x − 4
f 0 (x) = (x3 − 2x)−2/3 (3x2 − 4x) = p = p
3 3 3 (x3 − 2x2 )2 3 3 x(x − 2)2
4
x = 0 là điểm mà tại đó f 0 (x) không xác định, x = là điểm mà tại đó f 0 (x) = 0 nên hàm số có 2 điểm
3
dừng.
4
f 0 (x) đổi dấu qua các điểm dừng x = 0 và x = nên hàm số có 2 cực trị.
3
Chọn câu b

a2 a3 a2 a3 3a2 2a3
 
a
6.1.16 Ta có f (x) = x 1 + 3 + 3 2 + 3 = = x + 3a + 3 + 2 ⇒ f 0 (x) = 1 − 2 − 3
x x x x x x x
Điều kiện cần để f (x) đạt cực trị tại x = −2 là
"
0 3a2 2a3 a=2
f (−2) = 0 ⇔ 1 − − =0⇔
(−2)2 (−2)3 a = −1

Để f (x) đạt cực đại tại x = −2 thì f 00 (−2) < 0. Ta có

6a2 6a3 6a2 6a3 3 3


f 00 (x) = + ⇒ f 00
(−2) = + = − a2 + a3 .
x3 x4 (−2)3 (−2)4 4 8

Khi a = 2 thì f 00 (−2) = 0. Lúc này x0 = −2 sẽ là điểm uốn vì đi qua x0 = −2 đạo hàm cấp 2 f 00 (x) đổi
dấu.
9
Khi a = −1 thì f 00 (−2) = − < 0.
8
Do đó a = −1. Chọn câu a

1
6.1.17 Ta có f 0 (x) = 1 + √ > 0, ∀x ∈ (0, 4) và f (0) = 0, f (4) = 8 nên fmin = 0, fmax = 8. Chọn câu a
x

6.1.18 Tập xác định: x − e > 0 ⇔ x > e


lim x ln(x − e) = e × (−∞) = −∞ ⇒ x = e là tiệm cận đứng về phía phải.
x→e+
lim x ln(x − e) = (+∞) × (+∞) = +∞ ⇒ hàm số f (x) không có tiệm cận ngang.
x→+∞
x ln(x − e)
lim = lim ln(x − e) = +∞ ⇒ hàm số f (x) không có tiệm cận xiên.
x→+∞ x x→+∞

Chọn câu a
6.1 Đề thi giữa kỳ giải tích 1- Ca 1 năm 2012-2013 129

1 ex + 1 1
6.1.19 Tập xác định: e + > 0 ⇔ >0⇔x>0∨x<−
x x e
  1
1 ln e + x ln (e + t)
lim x. ln e + = lim+ 1 = lim = 0 ⇒ x = 0 KHÔNG là tiệm cận đứng về phía
x→0+ x x→0
x
t→+∞
1
t
t= x
phải.
 
1 1 1
lim − x. ln e + = − × (−∞) = +∞ ⇒ x = − là tiệm cận đứng về phía trái.
x→− e 1 x e e
 
1
lim x. ln e + = (∞) × 1 = +∞ ⇒ hàm số f (x) không có tiệm cận ngang.
x→∞ x
 
1
x. ln e +  
x 1
lim = lim ln e + =1=a
x→∞ x x→∞ x
1
ln 1 + et t
       
1 1 ln 1 + ex e 1
lim x ln e + − 1.x = lim x ln e + − 1 = lim 1 = lim = lim = =
x→∞ x x→∞ x x→∞
x
t→0
1
t t→ t e
t= x
1
b ⇒ hàm số f (x) có tiệm cận xiên y = x + .
e
Chọn câu a

6.1.20 Ta có
20x3
f 0 (x) = 5x4 − + 2 ⇒ f 00 (x) = 20x3 − 20x2 = 20x2 (x − 1) ⇒ f 00 (x) = 0 ⇔ x = 0 ∨ x = 1
3
Tuy nhiên, chỉ khi qua điểm x = 1 đạo hàm cấp 2 f 00 (x) đổi dấu nên hàm số f (x) có 1 điểm uốn là x = 1. Chọn
câu a
CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

7.1 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 1 năm học 2013-2014

x2
Bài tập 7.1.1. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = .
|x − 2|
3 6
Bài tập 7.1.2. Tính diện tích miền D giới hạn bởi các đường cong sau y 2 − x2 = 1, y = x − 1, x = .
2 5
R4 3
Bài tập 7.1.3. Tính tích phân I = √ dx
2 (x − 1) 6x − x2 − 8
 
1
+∞ e−x + ln 1 + 2m
R x
Bài tập 7.1.4. Tìm m dương để tích phân sau hội tụ I = m−3
dx.
1 x (1 + x )m−3
m

p
Bài tập 7.1.5. Tìm nghiệm của bài toán x y 2 + 2xy + 2x2 dx = (2xy + 3x2 )dy − (2y 2 + 3xy)dx,

y(1 + 2) = 0.

Bài tập 7.1.6. Giải phương trình y 00 − 5y 0 = (x + 2)e2x − 6.

Bài tập 7.1.7. Giải phương trình y 00 − 5y 0 + 6y = (x + 2)e2x .

Bài tập 7.1.8. Giải hệ phương trình



0
 x (t) = 7x − 12y + 6z

y 0 (t) = 10x − 19y + 10z

 0
z (t) = 12x − 24y + 13z

7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014


( √
x+ x2 − 2x, x 6 0
Bài tập 7.2.1. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y =
2x − x2 , x > 0

Bài tập 7.2.2. Tính thể tích vật thể tròn xoay được tạo ra khi quay miền phẳng giới hạn bởi các
đường xy = 1, y = x, x = 9y, lấy miền x > 0, y > 0 quanh trục Oy.
+∞
R dx
Bài tập 7.2.3. Tính tích phân I = dx
e x(ln x + ln2 x + ln x)
3

R1 ln xdx
Bài tập 7.2.4. Khảo sát sự hội tụ của tích phân sau I = p .
0 x(1 − x)m
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 131

y
Bài tập 7.2.5. Giải phương trình y 0 = + x2 cos x
x
1
Bài tập 7.2.6. Tìm nghiệm của bài toán y 00 + 4y = sin 2x + 1, y(0) = , y 0 (0) = 0
4
Bài tập 7.2.7. Giải hệ phương trình
(
x0 (t) = x + 8y + e2t
y 0 (t) = 2x + y − 1

Lời giải bài tập chương 7

7.1.1 Tập xác định D = R\{2}


 2

x2 x − 4x
, x>2

 , x>2 
(x − 2)2
 
y= x−2 ⇒ y0 =
2 2
 − x , x<2 4x − x
, x<2
 

x−2 (x − 2)2

( "
x2 − 4x = 0, x > 2 x=4
y0 = 0 ⇔ ⇔
4x − x2 = 0, x < 2 x=0
Tiệm cận đứng: Vì tập xác định D = R\{2} nên ta lấy giới hạn của hàm số khi x → 2. Khi đó

x2
lim+ y = lim+ = +∞
x→2 x→2 x−2

x2
lim− y = lim− − = +∞
x→2 x→2 x−2
Vậy tiệm cận đứng là x = 2.
Tiệm cận ngang: không có vì
x2
lim y = lim = +∞
x→+∞ x→+∞ x − 2


x2
lim y = lim − = +∞
x→−∞ x→−∞ x−2
Tiệm cận xiên: Tiệm cận xiên có dạng y = ax + b, trong đó
y x2 x2 2x
a = lim = lim = 1; b = lim (y − ax) = lim − x = lim = 2.
x→+∞ x x→+∞ x(x − 2) x→+∞ x→+∞ x − 2 x→+∞ x − 2


y x2 x2 −2x
a = lim = lim − = −1; b = lim (y − ax) = lim − + x = lim = −2.
x→−∞ x x→−∞ x(x − 2) x→−∞ x→−∞ x−2 x→+∞ x − 2

Vậy, chúng ta có 2 tiệm cận xiên y = x + 2 (về phía phải) và y = −x − 2 (về phía trái).
Bảng biến thiên

x −∞ 0 2 4 +∞

f 0 (x) − 0 + − 0 +

+∞ +∞ +∞ +∞

f (x)

0 8

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0, y = 0 và cực tiểu tại x = 4, y = 8.


132 CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

x2
Hình 7.9: Đồ thị hàm số y = .
|x − 2|

3
7.1.2 Giao điểm của y 2 − x2 = 1 và y = x − 1 là nghiệm của hệ phương trình
2
 
 y = 3x − 1 x = 0, y = −1
2 ⇔ 12 13
 y 2 − x2 = 1 x= ,y =
5 5

6
06x6


Diện tích miền D bằng diện tích miền D1 cộng diện tích miền D2 , với D1 : √ 5 và
3
 − 1 + x2 6 y 6 x − 1

 2
6 12
6x6


D2 : 5 √ 5
3
 x − 1 6 y 6 1 + x2

2
Vậy

Z6/5   p 
12/5
Z p  3 
3 2 2
SD = SD1 + SD2 = x−1 − − 1+x dx + 1+x − x − 1 dx =
2 2
0 6/5

 6/5  p 12/5
3 2 xp 2
p
2
x 2
p
2
3 2 24 1
= x − x + . 1 + x + ln |1 + 1 + x | + . 1 + x + ln |1 + 1 + x | − x + x = + ln 5
4 2 0 2 4 6/5 25 2

3 3
7.1.3 I là tích phân suy rộng loại hai vì lim+ √ = +∞ và lim− √ = +∞.
x→2(x − 1) 6x − x2 − 8 x→4 (x − 1) 6x − x2 − 8
Vậy x = 2, x = 4 là những điểm kỳ dị và trong đoạn [2, 4] không có điểm kỳ dị nào khác.
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 133

3 6
Hình 7.10: Miền D giới hạn bởi các đường cong sau y 2 − x2 = 1, y = x − 1, x = .
2 5

1 dt 1 x 2 4
Đặt x − 1 = ⇒ dx = − 2 , x = 1 + , 1
. Khi đó
t t t t 1 3

Z1/3 Z1/3 Z1 √
√ d 3 t − 32

3dt dt
I=− q = −3 √ = 3 r  =
2 2
−3t + 4t − 1 2 √
t2 . 1t . 6 1 1

+1 − +1 −8 √1 2 2

1 t t 1 1/3
3
− 3 t− 3

" √  #1
√ 3 t− 2
3
√ 1
√ π π √
= 3. arcsin = 3. [arcsin (3t − 2)]1/3 = 3 + = 3.π
√1 2 2
3 1/3

7.1.4 Vì m > 0 nên khi x → +∞ ta có


 
1 1
e−x + ln 1 + 2m
x x→+∞ x2m 1
∼ =
xm−3 (1 + xm )m−3 xm−3 .xm(m−3) xm2 −3

Vậy tích phân I hội tụ khi "


2 m>2
m −3>1⇔
m < −2

Kết hợp điều kiện m > 0 ta được m > 2.

7.1.5 Chia hai vế của phương trình cho dx ta được


p
dy x y 2 + 2xy + 2x2 + 2y 2 + 3xy
=
dx 2xy + 3x2

Đây là phương trình vi phân đẳng cấp cấp một.


y
Đặt u = ⇒ y = u.x ⇒ y 0 = u0 .x + u. Khi đó phương trình đã cho trở thành
x
√ √
0 u2 + 2u + 2 + 2u2 + 3u du u2 + 2u + 2 (2u + 3)du dx
u .x + u = ⇒ .x = ⇒√ =
2u + 3 dx 2u + 3 2
u + 2u + 2 x
Z Z Z Z Z
(2u + 3)du dx (2u + 2)du du dx
⇒ √ = +C ⇒ √ + √ = +C
2
u + 2u + 2 x 2
u + 2u + 2 2
u + 2u + 2 x
134 CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

p p
⇒ 2 u2 + 2u + 2 + ln |u + 1 + u2 + u + 2| = ln |x| + C
y
Thay u = ta được
x
r  r 
y 2 y y y 2 y
2 +2 + 2 + ln + 1 + +2 + 2 = ln |x| + C

x x x x x
√ √
Vì nghiệm của phương trình thỏa mãn y(1 + 2) = 0 nên ta thay x = 1 + 2, y = 0 và thu được
√ √ √ √
2 2 + ln |1 + 2| = ln |1 + 2| + C ⇒ C = 2 2.

Vậy nghiệm của bài toán là


r  r 
y 2 y y y 2 y √
2 +2 + 2 + ln + 1 + +2 + 2 = ln |x| + 2 2

x x x x x

7.1.6 Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 − 5y 0 = 0


Phương trình đặc trưng k 2 − 5k = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = 0, k2 = 5
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 e0x + C2 e5x = C1 + C2 e5x
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 − 5y 0 = (x + 2)e2x − 6 = f1 (x) + f2 (x).
Ứng với f1 (x) = (x + 2)e2x thì nghiệm riêng có dạng yr1 = xs .(Ax + B)e2x . Vì α = 2 không là nghiệm của
phương trình đặc trưng nên s = 0 và yr1 = (Ax + B)e2x .

0 y r1 = (Ax + B)e2x
−5 yr0 1 = (2Ax + 2B + A)e2x
1 yr001 = (4Ax + 4B + 4A)e2x
yr001 − 5yr0 1 = 2x
(−6Ax − 6B − A)e = (x + 2)e2x

 A = −1
( 
−6A = 1 6
⇒ ⇒ 11
−6B − A = 2  B=−

36
 
1 11 2x
Vậy yr1 = − x− e
6 36
Ứng với f2 (x) = −6 thì nghiệm riêng có dạng yr2 = xs .Ce0x . Vì α = 0 là nghiệm đơn của phương trình đặc
trưng nên s = 1 và yr2 = Cx.
0 yr2 = Cx
−5 yr0 2 = C 6
00
⇒C=
1 yr2 = 0 5
yr002 − 5yr0 2 = −5C = −6
6
Vậy yr2 = x
5  
5x 1 11 2x 6
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = ytn + yr1 + yr2 = C1 + C2 e + − x− e + x.
6 36 5

7.1.7 Giải.
Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 − 5y 0 + 6y = 0
Phương trình đặc trưng k 2 − 5k + 6 = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = 2, k2 = 3
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 e2x + C2 e3x
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 − 5y 0 + 6y = (x + 2)e2x .
Nghiệm riêng có dạng yr = xs .(Ax + B)e2x . Vì α = 2 là nghiệm đơn của phương trình đặc trưng nên s = 1
và yr = x.(Ax + B)e2x .

6 yr = x.(Ax + B)e2x
−5 yr0 = (2Ax2 + 2Ax + 2Bx + B)e2x
1 yr00 = (4Ax2 + 8Ax + 4Bx + 2A + 4B)e2x
yr − 5yr0 + 6yr
00
= (−2Ax + 2A − B)e2x = (x + 2)e2x
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 135


( 1
−2A = 1  A = −
⇒ ⇔ 2
2A − B = 2  B = −3
 
1
Vậy yr = − x2 − 3x e2x
2
 
2x 3x 1 2
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = C1 e + C2 e + − x − 3x e2x .
2

7.1.8 Phương trình đặc trưng của hệ



7−λ −12 6

10 −19 − λ 10 = 0 ⇔ −λ3 + λ2 + λ − 1 = 0


12 −24 13 − λ

⇔ λ1 = −1 (BĐS=1), λ2 = 1 (BĐS=2)
  

 8p1 − 12p2 + 6p3 = 0 3
Ứng với λ1 = −1 ta xét hệ 10p1 − 18p2 + 10p3 = 0 ⇒ P1 =  5 
 

12p1 − 24p2 + 14p3 = 0 6

    

 6p1 − 12p2 + 6p3 = 0 2 −1
Ứng với λ2 = 1 ta xét hệ 10p1 − 20p2 + 10p3 = 0 ⇒ P2 =  1  , P3 =  0 
   

12p1 − 24p2 + 12p3 = 0 0 1

Vậy  
x(t)
X(t) =  y(t)  = C1 eλ1 t P1 + C2 eλ2 t P2 + C3 eλ2 t P3
 

z(t)
       
3 2 −1 3C1 e−t + 2C2 et − C3 et
= C1 e−t  5  + C2 et  1  + C3 et  0  =  5C1 e−t + C2 et
       

−t t
6 0 1 6C1 e + C3 e

−t t t
 x(t) = 3C1 e + 2C2 e − C3 e

⇔ −t t
y(t) = 5C1 e + C2 e
z(t) = 6C1 e−t + C3 et

7.2.1 Tập xác định D = R



2x − x2 − 0 x+ x2 − 2x − 0
Đạo hàm tại x = 0 không tồn tại vì y 0 (0+) = lim = 2, y 0 (0−) = lim− = 0.
x→0+ x−0 x→0 x−0
Vậy  x−1
 1 + √x2 − 2x , x < 0


y0 = 0
2 − 2x, x > 0 ⇒ y = 0 ⇔ x = 1.


@, x = 0

Tiệm cận đứng: Vì tập xác định D = R không có tiệm cận đứng.
Tiệm cận ngang: không có tiệm cận ngang về phía phải vì

lim y = lim 2x − x2 = −∞.


x→+∞ x→+∞

Có một tiệm cận ngang y = 1 về phía trái vì


p p 2t 2t
lim y = lim x + x2 − 2x = lim −t + t2 + 2t = lim √ = lim =1
x→−∞ x→−∞ t→+∞,t=−x t→+∞ t+ t2 + 2t t→+∞ 2t

Tiệm cận xiên: Chúng ta chỉ xét tiệm cận xiên về phía phải vì về phía trái đã có tiệm cận ngang nên
không thể có tiệm cận xiên về phía trái. Tiệm cận xiên có dạng y = ax + b, trong đó
y 2x − x2
a = lim = lim = −∞.
x→+∞ x x→+∞ x
Vậy, chúng ta không có tiệm cận xiên về phía phải.
Bảng biến thiên
136 CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

x −∞ 0 1 +∞

f 0 (x) − + 0 −

1 1

f (x)

0 −∞

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0, y = 0 và cực đại tại x = 1, y = 1.

Hình 7.11: Đồ thị hàm số


( √
x+ x2 − 2x, x 6 0
y=
2x − x2 , x > 0

7.2.2 Giao điểm của xy = 1 và y = x với x > 0, y > 0 là nghiệm của hệ phương trình


 y=x
xy = 1 ⇔ x = 1, y = 1

x > 0, y > 0

x
Giao điểm của xy = 1 và y = với x > 0, y > 0 là nghiệm của hệ phương trình
9
 x

 y=
 9 1
xy = 1 ⇔ x = 3, y =

 3
 x > 0, y > 0

Thể tích vật thể tròn xoay được tạo ra khi quay miền D quanh trục Oy bằng thể tích vật thể tròn xoay
được tạo ra khi quay miền D1 quanh trục Oy cộng
 thể tích vật thể tròn xoay được tạo ra khi quay miền D2
(
06x61  16x63
quanh trục Oy với D1 : x và D2 : x 1
6y6x  6y6
9 9 x
Vậy
Z1  Z3  1 3
x2
  
x 1 x 4 2 16π 56π 8π
VD = VD1 + VD2 = 2π x x − dx + 2π x − dx = 2π. x + 2π. x − = + =
9 x 9 9 0 9 1 27 27 3
0 1
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 137

Hình 7.12: Miền D giới hạn bởi các đường cong sau xy = 1, y = x, x = 9y, lấy miền x > 0, y > 0

7.2.2 Giao điểm của xy = 1 và y = x với x > 0, y > 0 là nghiệm của hệ phương trình


 y=x
xy = 1 ⇔ x = 1, y = 1

x > 0, y > 0

x
Giao điểm của xy = 1 và y = với x > 0, y > 0 là nghiệm của hệ phương trình
9
 x

 y=
 9 1
 xy = 1 ⇔ x = 3, y = 3

 x > 0, y > 0

Hình 7.13: Miền D giới hạn bởi các đường cong sau xy = 1, y = x, x = 9y, lấy miền x > 0, y > 0

Thể tích vật thể tròn xoay được tạo ra khi quay miền D quanh trục Oy bằng thể tích vật thể tròn xoay
138 CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

được tạo ra khi quay miền D1 quanh trục Oy cộng


 thể tích vật thể tròn xoay được tạo ra khi quay miền D2

1 1
 06y6 
 6y61
quanh trục Oy với D1 : 3 và D2 : 3
1
 y 6 x 6 9y  y6x6

y
Vậy

Z1/3 Z1  1/3 1
1 y3
  
2 2
 1 2 80 3 80π 136π 8π
VD = VD1 +VD2 = π. (9y) − y dy+π. − y dy = π. y +π. − − = + =
y2 3 0 y 3 1/3 81 81 3
0 1/3

dx x e +∞
7.2.3 I là tích phân suy rộng loại một. Đặt t = ln x ⇒ dt = , . Khi đó
x t 1 +∞
 
+∞ +∞ +∞ +∞ +∞ d t +
1
d(t2 + t + 1) 1
Z Z  Z Z Z
dt 1 t+1 dt 1 2
I= = − 2 dt = − − 2 =
t(t2 + t + 1) t t +t+1 t 2 t2 + t + 1 2

1 3
1 1 1 1 1 t+ +
2 4
 +∞  +∞  +∞
1 2 1 2t + 1 t 1 2t + 1
= ln |t| − ln |t + t + 1| − √ arctan √ = ln √
− √ arctan √ =
2 3 3 1 t2 + t + 1 1 3 3 1

ln 3 1  π π  ln 3 π. 3
= −√ − = − .
2 3 2 3 2 18

ln x R1
7.2.4 Vì f (x) = p < 0, ∀x ∈ (0, 1) nên ta sẽ xét tích phân I = (−f (x))dx. Đặt g(x) = −f (x) =
x(1 − x)m 0
ln x R1 R1
−p . Khi đó hai tích phân J = g(x)dx và I = f (x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ. Ta có
x(1 − x)m 0 0

Z1 Z1 Z1/2 Z1
ln x ln x ln x
J= g(x)dx = −p = −p + −p = J1 + J2 .
x(1 − x)m x(1 − x)m x(1 − x)m
0 0 0 1/2

Xét tích phân J1 . Khi x → 0+ ta có


ln x x→0+ − ln x
g(x) = − p ∼
x(1 − x)m x1/2

− ln x
Đối với hàm ta xét tỉ số
x1/2
− ln x
x1/2 = − ln x x→0
−→
+
0,
1 x−1/6
x2/3
− ln x − x1
vì theo quy tắc L’Hopital, ta có lim+ = lim = lim+ 6.x1/6 = 0.
x→0 x−1/6 x→0+ −1/6.x−7/6 x→0
1/2 1/2
R 1 R − ln x
Mặt khác, 2/3
dx hội tụ nên dx cũng hội tụ. Do đó, J1 hội tụ
0 x 0 x1/2
Xét tích phân J2 .
Trường hợp: m 6 0.
 
ln x 1
Vì g(x) = − p liên tục trên , 1 khi m 6 0 nên J2 hội tụ. Vậy J hội tụ.
x(1 − x)m 2
Trường hợp: m > 0. Khi x → 1− , ta có

ln(1 + (x − 1)) x→1− −(x − 1) 1


g(x) = − p ∼ m/2
= .
x(1 − x)m (1 − x) (1 − x)m/2−1
m
• Nếu − 1 < 1 ⇔ m < 4 thì J2 hội tụ. Từ đó suy ra J hội tụ khi 0 < m < 4.
2
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 139

m
• Nếu − 1 > 1 ⇔ m > 4 thì J2 phân kỳ. Từ đó suy ra J phân kỳ khi m > 4.
2
Kết hợp cả hai trường hợp, ta kết luận:

• Nếu m < 4 thì I hội tụ.


• Nếu m > 4 thì I phân kỳ

7.2.5 Phương trình đã cho tương đương


y 1
y0 =
+ x2 cos x ⇔ y 0 − .y = x2 cos x
x x
1
Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp một với p(x) = − , q(x) = x2 cos x. Do đó nghiệm của phương
x
trình đã cho là
Z  Z 
1 1
R R R R
− p(x)dx p(x)dx − −x dx 2 −x dx
y=e . q(x).e dx + C ⇔ y = e . x cos x.e dx + C
Z  Z  Z 
1
⇔ y = eln |x| . x2 cos x.e− ln |x| dx + C ⇒ y = x. x2 cos x. dx + C ⇒ y = x. x cos xdx + C
x
⇒ y = x(x sin x + cos x + C)

7.2.6 Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 + 4y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 + 4 = 0 có 2 nghiệm phức liên hợp k1 = 2i, k2 = −2i
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = e0x (C1 cos 2x + C2 sin 2x) = C1 cos 2x + C2 sin 2x.
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 + 4y = sin 2x + 1 = f1 (x) + f2 (x).
Ứng với f1 (x) = sin 2x thì nghiệm riêng có dạng yr1 = xs .e0x (A cos 2x + B sin 2x). Vì 0 + 2i là nghiệm của
phương trình đặc trưng nên s = 1 và yr1 = x(A cos 2x + B sin 2x).
4 yr1 = x(A cos 2x + B sin 2x)
0 yr0 1 = (A + 2Bx) cos 2x + (B − 2Ax) sin 2x
1 yr001 = (4B − 4Ax) cos 2x + (−4A − 4Bx) sin 2x
yr001 + 4yr1 = 4B cos 2x − 4A sin 2x = sin 2x

 A = −1
(
4B = 0
⇒ ⇒ 4
−4A = 1  B=0
1
Vậy yr1 = − x cos 2x
4
Ứng với f2 (x) = 1 thì nghiệm riêng có dạng yr2 = xs .Ce0x . Vì α = 0 không là nghiệm của phương trình
đặc trưng nên s = 0 và yr2 = C.
4 yr2 = C
0 yr0 2 = 0 1
⇒C=
1 yr002 = 0 4
yr002 + 4yr2 = 4C = 1
1
Vậy yr2 =
4
1 1
Bước 4. Nghiệm tổng quát ytq = ytn + yr1 + yr2 = C1 cos 2x + C2 sin 2x − x cos 2x + .
4 4
1 1
Với điều kiện y(0) = , ta thay x = 0, y = và thu được
4 4
1 1
C1 + = ⇒ C1 = 0.
4 4
1
Với điều kiện y 0 (0) = 0 ta tính ytq
0
= −2C1 sin 2x+2C2 cos 2x− (cos 2x−2x sin 2x) sau đó, thay x = 0, y = 0
4
ta sẽ thu được
1 1
2C2 − = 0 ⇒ C2 =
4 8
1 1 1
Vậy nghiệm của bài toán là y = sin 2x − x cos 2x +
8 4 4
140 CÁC ĐỀ THI TỰ LUẬN CUỐI KỲ

7.2.7 Cách giải 1. (


x0 (t) = x + 8y + e2t (1)
y 0 (t) = 2x + y − 1 (2)
y0 − y + 1
Từ phương trình (2) ta khử x bằng cách thay x = vào phương trình (1). Khi đó, ta có
2
y 00 − y 0 y0 − y + 1
= + 8y + e2t ⇔ y 00 − 2y 0 − 15y = 2e2t + 1
2 2

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất y 00 − 2y 0 − 15y = 0


Phương trình đặc trưng k 2 − 2k + 15 = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = −3, k2 = 5
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất ytn = C1 e−3t + C2 e5t .
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 00 − 2y 0 − 15y = 2e2t + 1 = f1 (t) + f2 (t).
Ứng với f1 (t) = 2e2t thì nghiệm riêng có dạng yr1 = ts .e2t .A. Vì α = 2 không là nghiệm của phương trình
đặc trưng nên s = 0 và yr1 = A.e2t .

−15 yr1 = A.e2t


−2 yr0 1 = 2A.e2t 2
⇒A=−
1 yr001 = 4A.e2t 15
yr001 − 2yr0 1 − 15yr1 = −15A.e2t = 2e2t

2 2t
Vậy yr1 = − .e
15
Ứng với f2 (x) = 1 thì nghiệm riêng có dạng yr2 = ts .Be0t . Vì α = 0 không là nghiệm của phương trình đặc
trưng nên s = 0 và yr2 = B.

−15 yr2 = B
−2 yr0 2 = 0 1
⇒B=−
1 yr002 = 0 15
yr002 0
− 2yr2 − 15yr2 = −15B = 1

1
Vậy yr2 = −
15
Bước 4. Nghiệm tổng quát
2 2t 1 4
ytq = ytn + yr1 + yr2 = C1 e−3t + C2 e5t − .e − 0
⇒ ytq = −3C1 e−3t + 5C2 e5t − .e2t .
15 15 15

0 y0 − y + 1
Thay ytq , ytq vào biểu thức x = ta được
2
2 2t 1
−4C1 e−3t + 4C2 e5t − e +
xtq = 15 15 = −2C e−3t + 2C e5t − 1 e2t + 1 .
1 2
2 15 30

7.2.7 Cách giải 2. (


x0 (t) = x + 8y + e2t (1)
y 0 (t) = 2x + y − 1 (2)
x0 − x − e2t
Từ phương trình (1) ta khử y bằng cách thay y = vào phương trình (2). Khi đó, ta có
8
x00 − x0 − 2e2t x0 − x − e2t
= 2x + − 1 ⇔ x00 − 2x0 − 15x = e2t − 8
8 8

Bước 1. Giải phương trình thuần nhất x00 − 2x0 − 15x = 0


Phương trình đặc trưng k 2 − 2k + 15 = 0 có 2 nghiệm phân biệt k1 = −3, k2 = 5
Bước 2. Nghiệm của phương trình thuần nhất xtn = C1 e−3t + C2 e5t .
Bước 3. Tìm nghiệm riêng của phương trình x00 − 2x0 − 15x = e2t − 8 = f1 (t) + f2 (t).
7.2 Đề thi cuối kỳ giải tích 1- Ca 2 năm học 2013-2014 141

Ứng với f1 (t) = e2t thì nghiệm riêng có dạng xr1 = ts .e2t .A. Vì α = 2 không là nghiệm của phương trình
đặc trưng nên s = 0 và xr1 = A.e2t .

−15 x r1 = A.e2t
−2 x0r1 = 2A.e2t 1
⇒A=−
1 x00r1 = 4A.e 2t 15
x00r1 − 2x0r1 − 15xr1 = −15A.e2t = e2t

1 2t
Vậy xr1 = − .e
15
Ứng với f2 (x) = −8 thì nghiệm riêng có dạng xr2 = ts .Be0t . Vì α = 0 không là nghiệm của phương trình
đặc trưng nên s = 0 và xr2 = B.

−15 x r2 = B
−2 x0r2 = 0 8
⇒B=
1 x00r2 = 0 15
x00r2 − 2x0r2 − 15xr2 = −15B = −8

8
Vậy xr2 =
15
Bước 4. Nghiệm tổng quát
1 2t 8 2
xtq = xtn + xr1 + xr2 = C1 e−3t + C2 e5t − .e + ⇒ x0tq = −3C1 e−3t + 5C2 e5t − .e2t .
15 15 15

x0 − x − e2t
Thay xtq , x0tq vào biểu thức y = ta được
8
1 2t 8
−4C1 e−3t + 4C2 e5t − e −
ytq = 15 15 = − 1 C e−3t + 1 C e5t − 1 e2t − 1 .
1 2
8 2 2 120 15
CHƯƠNG TRÌNH MATLAB

1.1.1 Các lệnh cơ bản đối với dãy số

1. Căn bậc n của 1 số x: nthroot(x,n)

2. n giai thừa: gamma(n + 1) hoặc 0 n!0

3. Khai báo dãy số: ví dụ: syms n; xn=1/n

4. Tính giới hạn của dãy số: limit(xn, n, inf)

5. Biểu diễn hình học của dãy số:


Ví dụ: N = 1000; for i = 1 : N X(i) = 1/i; plot(X(i),’.’); end;

1.1.2 Các lệnh tính giới hạn của hàm số

1. Giới hạn tại 1 điểm: limit(f,x,x0). Ví dụ: syms x; limit(sin(x)/x,x,0) ⇒ ans=1.

2. Giới hạn trái tại 1 điểm : limit(f,x,x0,’left’). Ví dụ: syms x; limit(abs(x-1)/(x-1),x,1,’left’)


⇒ ans=-1.

3. Giới hạn phải tại 1 điểm : limit(f,x,x0,’right’). Ví dụ: syms x; limit(abs(x-1)/(x-1),x,1,’right’)


⇒ ans=1.

4. Tìm hàm hợp: compose(f,g). Ví dụ: syms x; f = x ˆ 2; g = exp(x); compose(f, g) ⇒ ans =


exp(2 ∗ x).

5. Tìm hàm ngược: finverse(f). Ví dụ: syms x; f=exp(x); f inverse(f ) ⇒ ans = log(x).

6. Tìm giá trị của hàm số tại 1 điểm: subs(f,x,a). Ví dụ: syms x; f = x ˆ 2 + 1; subs(f, x, 2)
⇒ ans = 5.

1.1.3 Các lệnh cơ bản đối với biểu thức toán học

1. Rút gọn biểu thức: simplify(f). Ví dụ: syms x; f = (sin(x))ˆ2 + (cos(x))ˆ2; simplif y(f ) ⇒
ans = 1.

2. Viết biểu thức dưới dạng ngắn nhất: simple(f). Ví dụ: syms x; f = (x + 1) ∗ x ∗ (x − 1);
simple(f ) ⇒ ans = xˆ3 − x.
CHƯƠNG TRÌNH MATLAB 143

1.1.4 Các lệnh nhập - xuất thông tin

1. Nhập chuỗi ký tự từ bàn phím: input(’Hãy nhập vào giá trị x’, x)

2. Xuất thông tin: disp(’Giá trị của x là’, x)

1.1.5 Tính đạo hàm

1. Tính đạo hàm: diff(f) hoặc diff(f,x). Ví dụ: syms x; dif f (xˆ2 + 2) ⇒ ans=2*x

2. Tính đạo hàm cấp n: diff(f,n) hoặc diff(f,x,n). Ví dụ: syms x; dif f (exp(xˆ2 + 1), 4) ⇒ ans =
12 ∗ exp(xˆ2 + 1) + 48 ∗ xˆ2 ∗ exp(xˆ2 + 1) + 16 ∗ xˆ4 ∗ exp(xˆ2 + 1).

1.1.6 Khai triển Taylor-Maclaurin

1. Khai triển Maclaurin đến bậc n: taylor(f,n). Ví dụ: syms x; taylor(exp(x)*log(1+x),5) ⇒


ans = xˆ3/3 + xˆ2/2 + x

2. Khai triển Taylor tại x0 đến bậc n: taylor(f,n, x0 ). Ví dụ: syms x; taylor(exp(x+1),5, 1) ⇒
ans = exp(2)+exp(2)∗(x−1)+(exp(2)∗(x−1)ˆ2)/2+(exp(2)∗(x−1)ˆ3)/6+(exp(2)∗(x−1)ˆ4)/24

1.1.7 Giải phương trình tìm điểm nghi ngờ, điểm cực trị, điểm uốn

1. solve(f). Ví dụ: syms x; solve(xˆ2 − 1) ⇒ ans = 1; −1

1.1.8 Vẽ đồ thị

1. Vẽ hàm tham số: ezplot(x(t),y(t),[t1,t2]). Ví dụ: syms t; x=t;y=tˆ2; ezplot(x,y,[0,2])

2. Vẽ hàm y=f(x): ezplot(f,[a,b]). Ví dụ: syms x; ezplot( xˆ2 + 1,[0,2])

3. Định các giá trị đặt trên Ox: set(gca,’xtick’,[x1 , x2 , . . .])

4. Định các giá trị đặt trên Oy: set(gca,’ytick’,[y1 , y2 , . . .])

1.1.9 Tính tích phân suy rộng

1. >> syms x; >> int(1/(1 + x2 ), 0, inf ) ⇒ Ans = pi/2

2. >> syms x; >> int(1/(1 + x), 0, inf ) ⇒ Ans = Inf

3. >> syms x; >> int(1/sqrt(x), 0, 1) ⇒ Ans = 2

4. >> syms x; >> int(1/x, 0, 1) ⇒ Ans = Inf


Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Huy, Giải tích 1, NXB Đại học quốc gia TpHCM, 2013.
[2] James Stewart, Calculus. Early Transcendentals. Sixth Edition, Thomson Brooks/Cole, 2008.

You might also like