You are on page 1of 67

Phần 5.

ĐÁ BIẾN CHẤT
Metamorphic Rocks
LEARNING OUTCOME

• Biết 02 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình


biến chất NHIỆT & ÁP SUẤT.
• Phân biệt và gọi tên được các loại đá
BIẾN CHẤT phổ biến bằng mắt thường.
• Nắm được các kiểu/môi trường biến
chất chính.
NỘI DUNG
1. Khái niệm quá trình biến chất
2. Các yếu tố gây ra biến chất
❑ Nhiệt độ
❑ Áp suất
❑ Dung dịch
❑ Thời gian
3. Các loại đá biến chất phổ biến
4. Các kiểu/môi trường biến chất
5. Biến chất và kiến tạo mảng (đọc thêm)
6. Bài tập về nhà
7. Đọc thêm
1. Định nghĩa biến chất

• Thuật ngữ “biến chất” xuất phát từ tiếng Hy


Lạp: Meta = biến đổi, Morph = hình dạng ➔
thay đổi hình dạng"
• ”Biến chất - Metamorphism” là sự thay đổi
về tổ hợp khoáng vật và kiến trúc trên đá có
trước bởi nhiệt độ và áp suất.
Dãy Rocky
Băng ở Canadian Shield

Bắc
Cascades

Đồi đen
Bằng chứng
Appalachian
Mountains
lộ thiên của
đá Biến Chất
ở Bắc Mỹ
Grand
Canyon
Llano
nhô cao
Thường nằm sâu, Đá biến chất
được nhìn thấy khi xói mòn
loại bỏ đá bao phủ, và trong lõi
của núi.
1. Định nghĩa biến chất

• Biến chất biến đổi các khu vực từ dưới thấp lên
cao.
• Đá vẫn giữ được tính rắn chắc trong quá trình
biến chất.
• Sự biến chất xảy ra ở độ sâu nóng chảy trên
50km đối với khoáng vật felsic (khoáng vật sáng
màu).
• Đá biến chất được hình thành từ:
▪ Đá núi lửa
▪ Đá trầm tích
▪ Đá biến chất khác.
Đá trầm tích
0 km Trầm tích

Đá biến chất

Đá núi lửa

Đá trầm tích


10 km
~200ºC
Đá không Sự biến
bị nóng
Sự tang nhiệt độ và

chất xảy
chảy ra ở độ
độ sâu

BIẾN CHẤT sâu


khoảng
10-
50km
50 km
Melting
~800ºC
Sự nóng chảy
2. Các yếu tố gây ra quá trình biến chất

Nhiệt độ

Áp suất

Quá trình Thời gian


biến chất

Dung dịch Đá gốc


2. Các yếu tố biến chất
Nhiệt độ - Heat

• Là điều kiện quan trọng nhất.


• Nhiệt dẫn đến sự tái kết tinh - tạo ra khoáng
vật mới và bền hơn ở nhiệt độ mới.
• Nhiệt tăng theo độ sâu.
• Hai nguồn nhiệt:
▪ Liên hệ trực tiếp tới sự biến chất - nhiệt từ
magma.
▪ Sự gia tăng nhiệt độ với độ sâu do gradient
địa nhiệt.
Nhiệt độ

• Vai trò của gradient địa nhiệt trong biến chất. Tác động lên
gradient bằng một mảng đại dương đang chìm.
2. Các yếu tố biến chất
Áp suất
Pressure (stress) = Force/meters2

• Tăng theo độ sâu → cả nhiệt độ và áp suất sẽ thay


đổi theo độ sâu.
• Áp lực áp dụng lên đá có thể là lực nén do chôn lấp
(từ tất cả các hướng) hoặc sự chênh lệch áp suất.
• Áp suất gồm:
▪ Áp suất thủy tĩnh – đẳng hướng (áp suất tác
dụng bằng nhau theo mọi hướng).
▪ Áp suất định hướng – dị hướng (áp suất khác
nhau theo những hướng khác nhau).
Áp suất

• Biến chất khu vực (Regional metamorphism) gây ra


bởi căng ứng suất nhiều hướng liên quan đến hình
thành núi.
Áp suất đẳng hướng (Confining pressure)
Áp suất định hướng (Directed Pressure)
Áp suất định hướng tạo đá thành khối, các khoáng chất định
hướng lại vuông góc với áp suất: sự phân lớp.

Source: Kenneth Murray/Photo Researchers Inc.


Áp suất định hướng (Directed Pressure)

• Sự biến dạng (dẹp) của các hạt chịu tải do hậu quả của
ứng suất cực đại.
Áp suất định hướng (Directed Pressure)

Sỏi kéo dài

• Ứng suất định


hướng gây ra sự
quay vòng cơ học
và kéo dài các
khoáng chất cấu
thành và các vùng.
2. Các yếu tố biến chất
Dung dịch - Fluids

• Nguồn dung dịch chứa trong:


• Lỗ hỗng giữa các hạt trong đá,
• Đứt gãy của đá núi lửa,
• Khoáng vật ngậm nước (sét, mica,…).
• Dung dịch chủ yếu là H2O, thành phần dễ bay
hơi và các kv hòa tan.
• Dung dịch làm tăng tốc độ của các phản ứng hóa
học, tăng cường di chuyển các ion và hỗ trợ kết
tinh lại các khoáng chất hiện có.
2. Các yếu tố biến chất

Thành phần đá gốc – Parent rock

• Hầu hết các loại đá biến chất có thành phần


hóa học tổng thể giống như đá gốc mà chúng
hình thành.

• Là các loại khoáng vật khác nhau, nhưng tạo nên


từ các nguyên tử giống nhau.

• Ngoại lệ: khi có sự có mặt của nước nóng.


2. Các yếu tố biến chất
Thời gian – Time

• Thời gian các phản ứng hóa học xảy ra trong


quá trình biến chất có liên quan với thời gian,
với sự tái kết tinh và phát triển các kv mới.

• Thời gian biến chất càng dài → các kv kết tinh


có tinh thể càng lớn → đá biến chất hạt thô.

• Các thực nghiệm cho thấy quá trình biến chất


thời gian có thể hàng triệu năm.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Có 3 loại đá biến chất phổ biến theo kiến trúc:

a. Phân phiến Slate (phiến sét),


(Foliated) Schist, Gneiss,…

b. Phân phiến yếu Mylonite,


(Weakly Foliated) Metaconglomerate.

c. Không phân phiến Marble, Quartzite, ….


(Nofoliated)

Kiến trúc đặc trưng của đá biến chất là sự phân


phiến (Foliation).
Sự phát triển của phiến do áp suất định hướng
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá phân phiến
Hình thành phụ thuộc vào bậc phân
phiến/ bậc biến chất.
Bậc phân phiến phụ thuộc vào độ sâu.
Sự phân phiến có thể hình thành theo nhiều
cách khác nhau:
◼ Sự xoay tròn khoáng vật dẹp hoặc kéo dài.
◼ Kết tinh lại các khoáng chất theo hướng ưu tiên.
◼ Thay đổi hình dạng của các hạt bằng nhau thành
hình dạng thon dài và thẳng hàng.
Thay đổi lớp/phiến đá biến chất theo độ sâu

Đá
phiến
sét

Đá
gneiss

Sự gia tăng nhiệt độ và áp suất theo độ sâu.


3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá phân phiến
Slate (Đá phiến sét)
Rất mịn,
Sự phân tách đá tuyệt
vời,
Được tạo ra bởi sự biến
chất cấp thấp của đá
phiến/ đá bùn/ đá sét.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá phân phiến
Phyllite
Sự phân cấp về mức độ
biến chất giữa stale và
schist.
Bề mặt sáng bóng và
lượn song.
Thành phần chủ yếu là
các tinh thể mususcite
và / hoặc chlorite mịn.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá phân phiến
Schist
Hạt trung bình đến hạt thô,
Khoáng vật chủ yếu là mica,
Thuật ngữ schist mô tả kết cấu,
Để chỉ ra thành phần, tên khoáng sản được
sử dụng (chẳng hạn như đá phiến mica).
Garnet mica schist (Đá phiến mica garnet) là một loại đá biến
chất cao cấp, nơi có thể dễ dàng nhìn thấy các tấm mica sáng
bóng. Các tinh thể garnet màu đỏ sẫm được gọi là almandine.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá phân phiến
Gneiss
Hạt trung bình đến hạt thô,
Xuất hiện dải,
Mức độ phân dải cao,
Bao gồm các lớp Feldspar màu sáng với các
dải khoáng vật tối màu.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Gneiss thể hiện những vân khoáng vật sáng tối.
Đá phân phiến
Đá migmatit- khi bắt đầu tan chảy 1 phần

• Nhiệt làm nóng đá, khi các khoáng chất có điểm nóng chảy
thấp nhất (thạch anh, Feldspar) ở áp suất đó tan chảy sau đó
kết tinh lại,
• Chúng ta thu được các dải đá biến chất và magma riêng biệt.
Bảng phân loại đá biến chất
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá không phân phiến
Marble (Đá hoa)
Thô, dạng tinh thể.
Đá gốc thường là đá vôi hoặc dolomite.
Bao gồm các tinh thể canxit.
Bộ khung có thể là ngẫu nhiên hoặc được định
hướng.
Được sử dụng làm đá trang trí và tượng đài.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá
không
phân
phiến

Marble
(Đá
hoa)
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá không phân phiến
Quartzite (Đá thạch anh tái kết tinh)
Được hình thành từ đá gốc của cát kết giàu
thạch anh.
Các hạt thạch anh được hợp nhất với nhau.
Hình thành trong điều kiện nhiệt và áp suất
trung gian.
3. Các loại đá biến chất phổ biến
Đá
không
phân
phiến

Quartzite
(Dùng
trong đá
xây
dựng)
Quartzite Đứt gãy

Sự khác biệt về
kiến trúc của
đá cát kết (đá
Cát kết: hạt thô và xi măng
trầm tích) và
đá Quarzite
(đá biến chất).
Đứt gãy

Quartzite: hạt lồng vào nhau


4. Các kiểu biến chất

Ba dạng biến chất chính:

Do nhiệt từ đá liền kề.


a. Biến chất tiếp xúc
(Contact metamorphism )

b. Biến chất thủy nhiệt Biến đổi hóa học từ nước nóng,
(Hydrothermal giàu ion.
metamorphism)

c. Biến chất khu vực Xảy ra trong lõi của vành đai
(Regional metamorphism ) núi và khu vực hút chìm (Các
lề hội tụ). Tạo ra khối lượng
lớn đá biến chất.
a. Biến chất tiếp xúc
(Contact metamorphism )
• Nung chảy do Magma gần đó.
• Tác dụng mạnh nhất trong đá khi tiếp xúc ngay
lập tức.
Phần mái và
phần bị biến
chất khi khu vực
này lộ thiên.
a. Biến chất tiếp xúc
(Contact metamorphism ) Metamorphic
Aureole
Đới biến chất
(Rãnh)

(Đá có trước)

(Đá núi lửa


xâm nhập)
b. Biến chất thủy nhiệt
(Hydrothermal metamorphism)
• Do dòng chảy của nước gần magma.
• Sự thay đổi hóa học gây ra khi chất lỏng
nóng, giàu ion, được gọi là dung dịch thủy
nhiệt, lưu thông qua các khe nứt và vết nứt
phát triển trong đá.
• Phổ biến nhất dọc theo trục của hệ thống
sống núi giữa đại dương (mảng phân kỳ).
b. Biến chất thủy nhiệt
(Hydrothermal metamorphism)

3. Serpentin hóa từ
đá bazan dưới biển
1. Dòng biển lạnh
đi xuống

2. Dòng biển
nóng đi lên
c. Biến chất khu vực
(Regional metamorphism)
• Hầu hết sự biến chất nhiệt động xảy ra dọc
theo ranh giới mảng hội tụ.
• Ví dụ 1: Va chạm lục địa-lục địa
✓ Áp suất nén làm biến dạng cạnh,
✓ Lục địa va chạm,
✓ Vành đai núi chính bị gấp nếp: Alps,
Himalayas và Appalachian Mts.
c. Biến chất khu vực
Biến chất nhiệt động, trước sự va chạm lục địa
đá và trầm tích
trên các cạnh
của các lục địa
hội tụ
c. Biến chất khu vực
Biến chất nhiệt động, sau sự va chạm lục địa

Đá bị ép xuống
bị biến dạng
nhiệt động bởi
áp suất giới hạn
và nhiệt

Các vật liệu và trầm tích lục địa Felsic là


nổi, chúng có mật độ thấp
Chúng nổi và bị nghiền nát.
Ví dụ 2: Trong các khu vực hút chìm.
4. Các kiểu biến chất

Các kiểu biến chất khác:


e. Biến chất chôn vùi: khi đá trầm tích bị chôn
vùi vài trăm mét, nhiệt độ sẽ >3000C → KV mới
sẽ phát triển như Zeolites.
f. Biến chất cà nát: đá bị biến dạng cơ học do 2
thể đá trượt theo 2 bên mặt đứt gãy. Nhiệt phát
sinh do sự ma sát dọc theo đới trượt, đá bị cà
nát. Biến dạng cà nát ít phổ biến.
g. Biến chất va chạm: do thiên thạch hay các
tác động tấn công bề mặt Trái đất.
Biến dạng dọc theo đứt gãy trượt qua nhau.
• Đứa gãy Breccia lộ ra ở Titus Canyon, một nhánh
dẫn xuống Thung lũng chết, CA.
• Breccia bao gồm các mảnh rất góc.
4. Các kiểu biến chất

BIẾN CHẤT VA CHẠM: Khám phá miệng núi lửa thiên thạch
gần Winslow, Arizona. (tháng 11 năm 1996)
4. Các kiểu biến chất

Các quá trình chuyển đổi khoáng vật điển hình là


kết quả của sự biến chất lũy tiến của đá phiến.
Read more/Đọc thêm
Mức độ biến chất

• Khi nhiệt độ và áp suất tăng → đá bị biến chất =


mức độ biến chất tăng.

• Mức độ biến chất: điều kiện nhiệt độ và áp suất


tương đối làm đá có trước bị biến đổi về hình
dạng và kiến trúc.
Mức độ biến chất thấp

 Xảy ra ở nhiệt độ từ 200 to 3200C, áp suất tương


đối thấp, đặc trưng bởi sự phong phú các khoáng
vật có chức nước trong kiến trúc tinh thể. Ví dụ:
▪ Các khoáng vật sét: Al2Si2O5(OH)4
▪ Serpentine: H4(Mg,Mn,Zn)3Si2O9
▪ Chlorite: (Mg,Fe)3(Si,Al)4O10(OH)2·(Mg,Fe)3(OH)6
Mức độ biến chất cao

• Mức độ biến chất cao xảy ra ở nhiệt độ > 3200C và


áp suất tương đối cao. Do mức độ biến chất tăng,
các khoáng vật chứa nước giảm do mất nước. Td:
• Muscovite - H2KAl3(Si04)3.
• Biotite - K(Mg,Fe2+)3[AlSi3O10(OH,F)2 kv chứa
nước vẫn bền trong quá trình biến chất
• Pyroxene - Ca(M, Fe) (SiO3)2
• Garnet - X3Y2(SiO4)3
Phản ứng của đá khi mức độ biến chất
tăng.
• Slate - Đá phiến sét hình thành ở mức độ
biến chất thấp → phát triển các chlorite hạt
mịn và kv sét. Sự định hướng của các kv silicat
làm đá dễ bị vỡ theo các mặt song song.
Ứng suất cực đại tác dụng ở một góc trên mặt lớp
nguyên thủy → các cát khai của đá phiến phát
triển, theo một góc so với mặt lớp nguyên thủy.
Phản ứng của đá khi mức độ biến chất
tăng.
• Đá phiến mica – Kích thước các hạt kv có
khuynh hướng tăng theo mức độ biến chất → đá
phát triển các phiến của các kv silicat (biotite và
muscovite). Các hạt thạch anh và feldspar không
bị định hướng.
• Gneiss - Khi mức độ biến chất tăng, các tấm
silicat trở nên không bền vững các kv sẫm màu
như hornblende và pyroxene bắt đầu xuất hiện
thành các dải → cấu tạo dải.
• Các kv sẫm màu xếp thành các dải thẳng góc với
ứng suất cực đại.
Phản ứng của đá khi mức độ biến chất
tăng.

• Granulite - Ở mức biến chất cao nhất, tất cả các


kv chứa nước và silicat dạng tấm trở nên không
bền → một vài kv sẽ định hướng tạo kiến trúc
granulitic tương tự như kíên trúc kết tinh của đá
magma.
Biến chất của đá Basalts và Gabbros
• Đá phiến lục - Olivine, pyroxene, và plagioclase
trong đá basalt có trước biến đổi thành
amphiboles and chlorite (có màu lục) do nước
trong lỗ hỗng phản ứng với các kv nguyên thủy ở
nhiệt độ và áp suất thấp.
• Amphibolite – Khi nhiệt độ và áp suất tăng đến
mức độ biến chất trung bình, chỉ có kv màu
amphiboles và plagioclase tồn tại → đá
amphibolite.
• Granulite - Ở mức biến chất cao nhất các
amphiboles bị thay thế bởi pyroxenes and
garnets, sự phân phiến biến mất và tạo thành
kíên trúc granulite.
Biến chất đá vôi và cát kết
• Đá hoa – Đá vôi cấu tạo chủ yếu bởi calcite - và
calcite bền trong một giới hạn dài của nhiệt độ
và áp suất → các tinh thể calcite nguyên thủy sẽ
có kích thước lớn hơn và không phân phiến.
• Quartzite – Cát kết gồm thạch anh bị biến chất
→ thạch anh sẽ tái kết tinh hình thành đá
quartzite không phân phiến.
Biến chất và kiến tạo mảng

• Hiện nay, địa nhiệt chủ yếu liên quan đến kiến tạo
mảng.
• Dọc theo các đới hút chìm, magma hình thành gần
đới hút chìm và xâm nhập nông. Do nhiệt độ cao
gần bề mặt, địa nhiệt trở nên cao (A) và biến chất
tiếp xúc (tướng sừng).
• Do sự nén ép xảy ra dọc theo đới hút chìm (vỏ đại
dương dịch chuyển về cung đảo núi lửa) đá bị đẩy
xuống sâu ở địa nhiệt bình thường hay cao hơn một
chút (B).
• Địa nhiệt cao hơn khu vực B do magma đi lên qua
Vỏ trái đất có khuynh hướng đốt nóng Vỏ. Trong
những vùng này có phiến lục, amphibolite, và tướng
granulit biến chất.
• Dọc đới hút chìm, Vỏ đại dương tương đối lạnh bị
kéo xuống sâu → địa nhiệt thấp (nhiệt độ tăng theo
độ sâu), hình thành tướng đá phiến xanh và eclogite
ở vùng C.
• Vị trí các tướng biến chất ở đới hút chìm:
• 1) zeolite, 2) prehnite-pumpellyite, 3) glaucophane schist,
• 4) eclogite, 5) greenschist, 6) amphibolite,
• 7) granulite, 8) pyroxene hornfels, 9) hornblende hornfels,
và 10) albite-epidote hornfels.

You might also like