You are on page 1of 16

Trường đại học bách khoa tp hồ chí minh

Khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí

BÁO CÁO
THAM QUAN BẢO TÀNG ĐỊA
CHẤT
(22/12/2018)

MSSV
Họ và tên
Nguyễn Anh Tuấn 1814606
Nguyễn Văn Nam 1813169
MỤC LỤC......................................................................................................2
I. ĐÁ................................................................................................................3
1. Khái niệm về đá
2. Phân loại đá
II. KHOÁNG SẢN.........................................................................................5
1. Khái niệm khoáng sản
2. Phân loại khoáng sản
III. KHOÁNG VẬT.....................................................................................10
1. Khái niệm về khoáng vật
2. Trưng bày khoáng vật tại phòng khoáng vật
IV. CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT ...........................................................12
1.Quá trình magma
2.Quá trình biến chất
3.Quá trình phong hóa
4.Quá trình trầm tích
I. ĐÁ
1. Khái niệm về đá
Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất
có lịch sử hình thành riêng biệt. Các loại đá được phân loại theo thành phần
khoáng vật, nguồn gốc thành tạo. Theo nguồn gốc thành tạo có thể phân ra:
macma, đá trầm tích và đá biến chất.
2. Phân loại đá
+ Đá trầm tích
+ Đá magma
+ Đá biến chất
* 3 mẫu đá:

Đá AMPHIBOLIT
- Amphibolit là một loại đá biến chất có thành phần chủ yếu là amphibol,
đặc biệt là các loại hornblend và actinolit. Đá mácma xâm nhập kết tinh
hoàn toàn có thành phần chủ yếu là amphibol hornblend được gọi là
hornblendit. Các đá có hơn 90% amphibol, có nền là feldspar có thể gọi là
lamprophyr.
- Amphibolit có màu tối và nặng, có tính phân phiến yếu hoặc kiến trúc
phân phiến. Các phiến mỏng màu đen và trắng trong đá thường có dạng
muối tiêu.
- Niên đại ARKEI (cách đây từ 4000-2500 triệu năm), kí hiệu: AR1, là phức
hệ Kan Năck tại Kon Tum.
GABRO
- GABRO hay còn gọi là GABBRO là đá magma xâm nhập, hạt thô có màu
xẫm
- Đại Cổ Sinh (PALEOZOIC) (cách nay 570-250 triệu năm), kí hiệu:
vPR2pm, là phức hệ Phù Mỹ tại Kon Tum-Bình Định.

GRANODIORIT
-Granodiorit là một loại đá mácma xâm nhập tương tự như granit, nhưng
chứa plagioclase nhiều hơn orthoclas, kiến trúc hiển tinh, tối màu.
-Đại Cổ Sinh (PALEOZOIC)(cách nay 570-250 triệu năm), kí hiệu:
PZ 3bg  qs , là phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn tại Bắc Trung Bộ.

II, Khoáng sản


1.Khái niệm khoáng sản
-Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa
học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và
lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
2. Phân loại khoáng sản
+Khoáng sản kim loại (Metallic Minerals):

LIMONIT

- Limonit là một loại quặng sắt có độ cứng 1-4,Tỷ trọng 3,4- 4,0, không có
cát khai.
- Mẫu có màu nâu thẫm có vết vạch nâu. Tinh thể dạng thận, có cấu tạo khối
đặc sít hoặc xốp giống như cứt sắt. Limonit là sản phẩm phong hoá học
- Mẫu được lấy từ Mộ Đức-Quảng Ngãi.
CASITERIT
-

Cassiterit là quặng sản xuất thiếc, độ cứng 6-7, tỷ trọng 6,4-7,1, hệ tinh thể
bốn phương.
- Mẫu màu nâu đen chứa các hạt khoáng có ánh trơn.
- Mẫu được lấy từ Lâm Đồng.
+ Khoáng sản không kim loại (Non Metallic Minerals):
BENTONIT

- Bentonit là một đất sét phyllosilicat nhôm hút nước, bao gồm chủ yếu là
montmorillonit, màu trắng, thường hình thành từ phong hóa tro núi lửa.
- Mẫu được lấy từ Lâm Đồng.
- Felspat kết tinh từ mácma có mặt trong cả đá xâm nhập và đá phun trào, ở
dạng hạt nhỏ trong các vành (mạch) và trong các đá biến chất. Đá cấu tạo
toàn bộ là plagiocla (fenspat natri) được gọi là anorthosit. Fenspat cũng
được tìm thấy trong các loại đá trầm tích.
- Mẫu có màu trắng đục, lấy ở Quảng Nam.
+ Khoáng sản nhiên liệu

THAN BÙN
-Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn
dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.
-Mẫu có màu đen than dạng viên, người lấy mẫu tên là Mai Văn Tú.

-Nhiên liệu dạng lỏng


màu nâu đen
ở tầng MIOCEN vòm
Nam mỏ Bạch hổ do
người tên Phạm Thế Hiển
khai thác
+Nhóm đá quý:

AMETIST

Ametit (amethyst) hay còn gọi là ngọc tím và tử ngọc[1] là một loại thạch anh
màu tím, thường được sử dụng làm đồ trang sức.
-Mẫu được lấy từ Đăk Lắk, độ cứng 7, ánh thủy tinh, không cát khai.

AUGIT

Augit là một khoáng vật silicat mạch đơn có công thức hoác học (Ca,Na)
(Mg,Fe,Al)(Si,Al)2O6. Các tinh thể kết tinh theo hệ đơn tà và lăng trụ. Augit
có hai mặt cát khai đặc trưng hợp với nhau một góc gần bằng 90 độ
- Mẫu có màu đen dạng sỏi, tìm được ở Đồng Nai.
+ Nhóm nước khoáng:

NƯỚC KHOÁNG BẠC LIÊU.


Tại Bạc Liêu

Công Thức Thành Phần:


3
HCO53 Cl34 SO124
M 1,3
Na85

III, KHOÁNG VẬT


1. Khái niệm khoáng vật
- Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa
chất.
- Thuật ngữ "khoáng vật" bao hàm cả thành phần hóa học của vật liệu lẫn
cấu trúc khoáng vật.
2.

THẠCH ANH TINH ĐÁM

- Thạch anh (silic điôxít, SiO2) hay còn gọi là thủy ngọc là một trong số
những khoáng vật phổ biến trên Trái Đất. Thạch anh được cấu tạo bởi một
mạng liên tục các tứ diện silic - oxy (SiO4), trong đó mỗi oxy chia sẻ giữa hai
tứ diện nên nó có công thức chung là SiO2.
- Độ cứng 7, vết vỡ vỏ sò, tinh thể dạng lăng trụ sáu mặt kết thúc bằng chóp
sáu mặt.
- Mẫu được lấy từ Lâm Đồng, màu hơi đục do lẫn tạp chất.

TOURMALINE
- Tourmaline là một khoáng vật silicat vòng. Tourmalin là loại đá bán quý
và trang sức có nhiều màu sắc khác nhau.
- Độ cứng 7-7,5, không có cát khai, dạng tinh thể song song và kéo dài, hệ
tinh thể ba phương.
- Mẫu có màu đen được lấy từ Lâm Đồng,

FLUORIT.
- Công thức hóa học
CaF2, 8 mặt cát khai, hệ
tinh thể dạng lập
phương, độ cứng 4, ánh
thủy tinh
- mẫu có màu hồng vàng
lẫn với một số khoáng
vật khác và được lấy từ
Gia Lai.
IV. CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT
1. Quá trình magma
Macma được tạo thành do sự bổ sung của các chất dễ bay hơi vào đá bị
nung nóng. Các chất dễ bay hơi (nước và khí) được giải phóng từ các mảng
hút chìm của các lớp vỏ đại dương, các chất này xâm nhập vào các lớp đá
nằm phía trên và kích thích sự nóng chảy. Chúng có thể phá vỡ các liên kết
khoáng vật bên trong đá nóng chảy và làm cho nhiệt độ nóng chảy giảm
xuống tạo thành macma.
Magma có khả năng xâm nhập vào các lớp đá thuộc phần vỏ cạnh kề hay
phun trào ra ngoài bề mặt. Macma tồn tại ở khoảng nhiệt độ từ 650 tới 1.200
°C. Macma chịu áp suất cao trong lòng đất và khi phun trào lên bề mặt đất
qua các miệng núi lửa ở dạng dung nham và chất phun trào nham tầng. Các
sản phẩm phun trào của núi lửa thông thường chứa các chất lỏng, các tinh
thể và các khí không hòa tan mà
trước đó chưa bao giờ ra đến mặt Trái
Đất.

GRANIT

- Granit (Đá Hoa Cương) là một loại đá magma xâm nhập có thành phần
axit, kiến trúc hiển tinh, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.
- Mẫu có màu muối tiêu, kí hiệu: (K 2 cn) , là phức hệ Cà Ná tại Nam Trung
Bộ-Cà Ná-Ninh Thuận.
SPESSARTITE
- Mẫu là một loại đá magma phun trào, kiến trúc ban tinh, có màu đen xen
lẫn những hạt spessarit trắng, kí hiệu: (eJ 3 đq ) , là phức hệ Định Quán tại
Nam Trung Bộ-Bình Thuận.
2. Quá trình biến chất
- Quá trình biến chất là sự tái kết tinh ở trạng thái rắn của một đá có trước do
các biến đổi về các điều kiện vật lý và hóa học, cụ thể là nhiệt độ, áp suất và
các dung dịch hoạt động hóa học. Các biến đổi về khoáng vật, hóa học và
cấu trúc tinh thểcó thể xảy ra
trong quá trình này.

AMPHIBOLITE
- Amphibolit là một loại đá biến chất có thành phần chủ yếu là
amphibol.Amphibolit có màu tối và nặng, có tính phân phiến yếu hoặc kiến
trúc phân phiến. Các phiến mỏng màu đen và trắng trong đá thường có
dạng muối tiêu. Mẫu có kí hiệu: AR, là Hệ tầng Kim Sơn tại Kon Tum.

ĐÁ PHIẾN THẠCH ANH-MUSCOVIT


- Là đá biến chất hóa học, chứa 2 khoáng vật là thạch anh và muscovit.
- Có màu nâu đồng, kí hiệu: PR23 , là hệ Khâm Đức tại Bắc Trung Bộ.

3. Quá trình phong hóa


- Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó
khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường
không khí.

GRANIT PHONG HÓA


-Mẫu đá granit bị phong
hoá hóa học có màu nâu
tại Đồng Xoài-Sông Bé.
SAN HÔ
- Mẫu san hô hóa thạch là phong hoá sinh học, tại Cà Ná Ninh Thuận.

4. Quá trình trầm tích


- Quá trình trầm tích là
một quá trình tích tụ
và hình thành các chất
cặn lơ lửng để tạo
nên các lớp trầm tích.
BỘT KẾT
Mẫu đá trầm tích kí hiệu: N 2 kt , màu
nâu nhạt, là hệ tầng Kon Tum tại Kon
Tum.

CÁT KẾT
Mẫu đá trầm tích kí hiệu: K, màu xám, cát kết, là Hệ Tầng Đơn Dương tại
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

END

You might also like