You are on page 1of 37

Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

CHƯƠNG 1. ĐẤT ĐÁ TRONG XÂY DỰNG VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN


CÔNG TRÌNH
1. TRÁI ĐẤT
1.1. Cấu trúc bên trong trái đất
1.1.1. Khái niệm về trái đất
Trái đất còn được gọi một cách phổ biến là “Địa cầu”, phản ánh quan niệm
thông thường về hình dạng của trái đất là hình cầu. Tuy nhiên, trái đất không phải có
dạng hình cầu đơn giản mà hình dạng của nó phức tạp hơn nhiều. Newton cho rằng
dưới tác dụng của lực hấp dẫn, trái đất bị ép theo phương trục quay và có dạng của
elipsoid. Tại hội nghị trắc địa thế giới lần thứ 16 (Grenoble, 1975), các nhà khoa học
đã thống nhất xác định kích thước của trái đất như sau: Re = 6378,140 km (bán kính
xích đạo); Rp = 6356,779 km (bán kính cực); d = 1/298,275 (độ dẹt thực tế của trái
đất); M  5,976  10 kg (khối lượng) và khối lượng riêng trung bình 5,516 g/cm3. Đất đá
24

trong vỏ trái đất có khối lượng riêng trung bình thay đổi từ 2,5 - 2,9 g/cm3 và nhỏ hơn
nhiều so với khối lượng riêng trung bình của trái đất. Điều này chứng tỏ ở dưới sâu
của trái đất phải có thành phần vật chất khác với đất đá bên trên mặt.
1.1.2. Cấu trúc bên trong trái đất
Trên cơ sở nghiên cứu tốc độ truyền sóng địa chấn, có thể chia cấu trúc bên
trong của trái đất thành các lớp hình cầu đồng tâm và được giới hạn bởi các bề mặt
hoặc vùng bề mặt không liên tục. Mỗi lớp được cấu tạo bởi vật liệu riêng biệt với vận
tốc truyền sóng địa chấn biến đổi và có xu hướng tăng dần theo chiều sâu. Cấu trúc
bên trong của trái đất bao gồm: vỏ trái đất, manti và nhân trái đất. Các lớp này lại được
phân chia thành các quyển nhỏ hơn dựa vào tính chất vật lý và hóa học của chúng (vỏ
lục địa, vỏ đại dương, thạch quyển, quyền mềm, manti trên, manti dưới, nhân ngoài và
nhân trong).
a) Vỏ trái đất và thạch quyển
Vỏ trái đất là lớp cứng ngoài cùng của trái đất, bao gồm chủ yếu đất đá có khối
lượng riêng trung bình nhỏ hơn 3g/cm3 và được ngăn cách với manti bằng ranh giới
địa chấn Moho. Vỏ trái đất được chia thành vỏ lục địa và vỏ đại dương, chiều dày
trung bình vỏ trái đất ở lục địa là 40km và ở đại dương là 12km. Trừ chiều dày lớp
nước biển, chiều dày trung bình của vỏ đại dương là 7 km (hình 1.1).

Hình 1.1. Cấu trúc bên trong của trái đất


Thạch quyển (quyển đất đá) là quyển cứng ngoài cùng của trái đất, bao gồm vỏ
trái đất và phần rắn của thượng manti nằm trên quyển mềm.
1
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Ở quyển đất đá chủ yếu là đá magma rồi đến đá biến chất, đá trầm tích và vật
liệu trầm tích chiếm tỷ lệ thấp nhất, nhưng diện bao phủ lớn nhất phần trên cùng của
vỏ trái đất nên là đối tượng hay bắt gặp trong xây dựng.
b) Manti
Lớp manti phân bố từ phần dưới vỏ trái đất đến ranh giới địa chấn Gutenberg ở
độ sâu 2900 km, nằm giữa vỏ trái đất và nhân trái đất. Lớp manti cũng không đồng
nhất nên chia thành lớp manti trên và lớp manti dưới (ranh giới nằm ở độ sâu 960 km).
Lớp manti trên và quyển mềm: Lớp manti trên có cấu trúc không đồng nhất
phản ánh tốc độ truyền sóng ngang thay đổi phức tạp. Nơi đây tập trung nguồn nhiệt
chủ yếu của trái đất, là nguyên nhân phát sinh ra động đất, núi lửa và các chuyển động
kiến tạo khác. Trong manti trên có một lớp quyển có bề dày khoảng 150 - 400km, ở đó
tốc độ sóng ngang giảm đi một cách đột ngột, chứng tỏ thành phần vật chất phải ở
trạng thái dẻo - mềm và được gọi là quyển mềm.
Lớp manti dưới có cấu trúc đơn giản hơn manti trên và các biến động trong
manti dưới cơ bản không ảnh hưởng đến các hiện tượng địa chất diễn ra ở vỏ trái đất,
đây được xem là vùng yên tĩnh của trái đất.
c) Nhân trái đất
Nhân trái đất là khối cầu nằm dưới ranh giới địa chấn Gurtenbeg và có khối
lượng riêng trung bình khoảng 11 g/cm3. Nhân được chia thành nhân ngoài và nhân
trong. Nhân trong ở trạng thái rắn, nhân ngoài ở trạng thái lỏng và ranh giới giữa
chúng nằm ở độ sâu 5100 km. Căn cứ vào đặc điểm truyền sóng địa chấn, tính chất vật
lý (khối lượng riêng) của nhân trái đất và so sánh với các thiên thạch sắt, hầu hết các
nhà nghiên cứu cho rằng thành phần của nhân chủ yếu là sắt và niken. Tuy nhiên,
trong nhân cũng giàu các nguyên tố nhẹ hơn làm dung môi như C, S, Si, H và có thể
có cả O2. Nhân là nơi tạo ra từ trường cho trái đất.
1.2. KHOÁNG VẬT
1.2.1. Khái niệm về khoáng vật
Khoáng vật là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học thông thường kết tinh
và được tạo ra như là kết quả của các quá trình địa chất (theo hiệp hội khoáng vật quốc
tế).
Đến nay có khoảng trên 5000 khoáng vật, trong đó có gần 50 khoáng vật phổ
biến tham gia vào quá trình tạo đá và được gọi là khoáng vật tạo đá. Trong tự nhiên
khoáng vật tồn tại ở dạng vô định hình, dạng keo và dạng kết tinh (thể rắn), đại đa số
kháng vật ở thể rắn (thạch anh, mica, felspat), chỉ một số ở thể lỏng (thủy ngân, dầu
mỏ, nước) và một số ở thể khí (cacbonic, mêtan).
Khoáng vật có thể được hình thành trong các điều kiện khác nhau, nếu khoáng
vật hình thành liên quan với các quá trình xảy ra ở trong vỏ trái đất và manti được gọi
là khoáng vật có nguồn gốc nội sinh. Ngược lại, khoáng vật có nguồn gốc ngoại sinh là
những khoáng vật hình thành ở phần mặt trái đất và chủ yếu liên quan với quá trình địa
chất ngoại sinh.
1.2.2. Hình dạng tinh thể và cấu trúc của khoáng vật

2
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Các khoáng vật khác nhau khi kết tinh cho các kiểu tinh thể khác nhau và hình
dạng tinh thể phản ánh cấu trúc bên trong của khoáng vật. Trong địa chất công trình
thường quan tâm đến các đặc tính không gian của hình dạng tinh thể và chia thành 3
loại tương đối sau:

Hình 1.2 Một số hình dạng tinh thể Hình 1.3 Cấu trúc ô mạng của khoáng vật
khoáng vật graphit và kim cương
Tinh thể phát triển theo một phương (hình 1.2a): gồm các tinh thể có dạng hình
cột, hình que, hình sợi tóc (khoáng vật amphibol, turmalin).
Tinh thể phát triển theo 2 phương (hình 1.2b): gồm các tinh thể có dạng hình
tấm, hình vẩy (khoáng vật mica, chlorit, graphit).
Tinh thể phát triển theo 3 phương (hình 1.2c): gồm các tinh thể có dạng hình
hạt, hình cầu (khoáng vật halit, thạch anh kim cương)
Đá chứa khoáng vật dạng que, dạng sợi thì kém giòn và có tính dị hướng cao;
đá chứa khoáng vật dạng tấm thì giòn và thường có cấu tạo phân phiến, phân lớp điển
hình; đá chứa khoáng vật dạng hạt thì dễ đồng nhất và đẳng hướng trong nhiều tính
chất cơ lý.
1.2.3. Một số tính chất của khoáng vật
a) Nhóm các tính chất quang học
Tính chất quang học thể hiện ở tính hấp phụ ánh sáng, phản xạ ánh sáng và đặc
điểm thấu quang của khoáng vật. Tính chất này thể hiện bằng độ trong suốt, ánh, màu
sắc và màu vết vạch.
Độ trong suốt phản ánh mức độ thấu quang khi ánh sáng xuyên qua khoáng vật.
Tùy thuộc vào mức độ thấu quang chia ra: khoáng vật trong suốt (thạch anh thủy tinh
(SiO2); spat băng đảo canlcit (CaCO3)); khoáng vật nửa trong suốt như thạch cao tinh
thể (CaSO4.2H2O) và khoáng vật không trong suốt như pryrit (FeS2); magnetit
(Fe3O4), graphit (C).
Ánh thể hiện đặc điểm phản xạ, khúc xạ và hấp thụ ánh sáng của khoáng vật đối
với ánh sáng thấy được, ánh hầu như không phụ thuộc vào màu của khoáng vật. Các
khoáng vật tạo đá có các ánh sau: ánh thuỷ tinh (khoáng vật thạch anh, calcit); ánh tơ
(khoáng vật atbet); ánh mờ (đất kaolinit); ánh xà cừ (khoáng vật mica đen) và ánh kim
loại (pyrit).
Màu sắc thể hiện sự hấp thụ các bước sóng khác nhau đối với ánh sáng nhìn
thấy được của khoáng vật. Nếu khoáng vật hấp thụ đều đặn với các bước sóng ánh
sáng thì nó có màu đen đến xám. Nếu khoáng vật chỉ hấp thụ chọn lọc một số bước
3
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

sóng thì khoáng vật có các màu khác nhau. Trong nhiều trường hợp đặc điểm màu sắc
của khoáng vật được dùng để đặt tên cho khoáng vật như vàng, bạc, ruby.
Màu vết vạch là màu của bột khoáng vật để lại trên một mặt ráp màu trắng (ví
dụ vạch khoáng vật vào tấm sứ trắng không tráng men). Màu vết vạch của khoáng vật
nhiều khi khác với màu của bản thân khoáng vật ở dạng khối (ví dụ pyrit có màu vàng
rơm nhưng vết vạch có màu đen). Màu vết vạch của khoáng vật tương đối ổn định và
các khoáng vật trong suốt không có màu vết vạch.
b) Nhóm các tính chất cơ học
Tính chất cơ học bao gồm tính cát khai, mặt vỡ, độ cứng phản ánh đặc tính của
khoáng vật khi bị ngoại lực tác dụng và liên quan với cấu trúc tinh thể của khoáng vật.
Tính cát khai (tính dễ tách vỡ) là khả năng khoáng vật có thể tách ra theo những hướng
nhất định cùng với sự tạo thành mặt phẳng gương khi có lực tác dụng bên ngoài. Mặt
phẳng mà qua đó khoáng vật tách ra gọi là mặt cát khai. Nhiều khoáng vật khi bị tách
vỡ chúng không tách ra được những mặt phẳng, mà tạo ra các vết có độ lồi lõm và
hình dạng khác nhau.
Tùy theo mức độ tách vỡ và tùy theo mức độ bằng phẳng của các mặt cát khai,
có thể chia ra nhiều mức độ cát khai khác nhau: cát khai rất hoàn toàn (hình 1.4); cát
khai hoàn toàn; cát khai rất rõ ràng và không có tính cát khai.
Tính cát khai của khoáng vật phụ thuộc vào cách sắp xếp của các đơn vị cấu trúc bên
trong của khoáng vật và mức độ bền vững của liên kết trong cấu trúc. Đá chứa khoáng
vật có mức độ cát khai càng kém thì càng bền vững về tính chất cơ lý và ngược lại.
Độ cứng là khả năng khoáng vật chống lại lực cơ học bên ngoài tác dụng lên bề
mặt của khoáng vật. Độ cứng của khoáng vật phụ thuộc vào đặc điểm hóa tinh thể
(phụ thuộc vào sự sắp xếp của nguyên tử, ion trong cấu trúc mạng tinh thể) của chúng.
Tinh thể có mối liên kết ion thường có độ cứng thấp hơn tinh thể có mối liên kết đồng
hóa trị. Có thể xác định độ cứng khoáng vật bằng thang độ cứng tương đối hoặc bằng
độ cứng tuyệt đối.
Độ cứng tuyệt đối được xác định bằng thiết bị đo độ cứng (máy đo).
Để thuận tiện cho việc so sánh các khoáng vật với nhau, ngay từ TK19 nhà
khoáng vật người Áo là Mohs đã đưa ra một hệ thống các khoáng vật có độ cứng “tiêu
chuẩn” được xác định bằng thực nghiệm gồm 10 khoáng vật và ngày nay được xem là
thang độ cứng tiêu chuẩn (hình 1.5).

4
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Hình 1.4. Tính cát khai rất hoàn toàn Hình 1.5. Thang độ cứng tương đối
của khoáng vật mica và thang độ cứng tuyệt đối
Trong thực tế, cũng có thể xác định độ cứng tương đối của khoáng vật bằng các
vật dụng thông thường, đơn giản (móng tay có độ cứng 2,5; mảnh kính thủy tinh có độ
cứng khoảng 5 - 5,5; lưỡi dao thép có độ cứng khoảng 5 - 5,5). Đa số các khoáng vật
tạo đá thông thường có độ cứng từ 2 đến 7. Trong thành phần khoáng vật của đá, càng
chứa nhiều khoáng vật có độ cứng cao thì có cường độ kháng nén của đá càng lớn.
c) Một số tính chất đặc trưng khác
Các khoáng vật có tỷ trọng nặng nhẹ khác nhau, một số có từ tính (manhetit),
có tính điện áp (thạch anh) và có khoáng vật có khả năng phát sáng.
Tỷ trọng của khoáng vật là tỷ số giữa khối lượng riêng của khoáng vật và khối lượng
riêng của nước. Các khoáng vật khác nhau có tỷ trọng không giống nhau và phụ thuộc
vào cấu trúc tinh thể, thành phần hóa học của khoáng vật (hổ phách có tỉ trọng là 1,
bạch kim có tỉ trọng 21,5) và phổ biến các khoáng vật có tỉ trọng nằm trong khoảng từ
2,5 - 3,5.
Có thể phân chia các khoáng vật theo 3 nhóm tỷ trọng sau: khoáng vật nhẹ có tỷ
trọng từ 0,6 - 3,0; khoáng vật tỷ trọng trung bình từ 3,0 - 4,0 và khoáng vật nặng có tỷ
trọng lớn hơn 4,0.
1.2.4. Phân loại và mô tả một số khoáng vật tạo đá chính
a) Phân loại khoáng vật
Phân loại khoáng vật là dựa trên sự tổ hợp các yếu tố mang tính chất đặc trưng
cho khoáng vật, để ghép chúng vào các lớp và các nhóm sao cho mỗi đơn vị trong hệ
thống thể hiện tính đặc trưng nhất của khoáng vật. Những yếu tố thường dùng để hệ
thống hóa các khoáng vật là thành phần hóa học, đặc điểm cấu trúc, các đặc điểm về
tính chất và nguồn gốc. Trong đó yếu tố thành phần hóa học và cấu trúc là quan trọng
nhất.
Dựa trên thành phần hóa học, có thể hệ thống hoá khoáng vật vào các lớp và
các nhóm sau :
- Lớp các nguyên tố tự sinh, ví dụ khoáng vật Ag, Au.
- Lớp sunfua, ví dụ khoáng vật pyrit FeS2, thần sa HgS, covelit CuS, galena
PbS.
- Lớp halogenua, ví dụ khoáng vật halit NaCl, fluorit CaF2, cryolit Na3AlF6.
- Lớp cacbonat, ví dụ khoáng vật calcit CaCO3, magnesit MgCO3, malachit
CuCO3.Cu[OH]2, đolomit CaMg(CO3)2.
- Lớp sunphat, ví dụ khoáng vật thạch cao CaSO4.2H2O, barit BaSO4.
- Lớp photphat, ví dụ khoáng vật apatit Ca5(PO4)3(Cl,F,OH).
- Lớp oxyt và hydroxit, ví dụ khoáng vật thạch anh SiO2, hematit Fe2O3, cuprit
Cu2O.
- Lớp silicat, ví dụ khoáng vật orthoclas KAl2[AlSi3O8], zircon ZrSiO4.
- Lớp hữu cơ, ví dụ khoáng vật mêtan CH4, hổ phách C10H16O, dầu mỏ.

5
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Trong các lớp, có thể dựa vào cấu trúc tinh thể để chia tiếp tục ra thành các phụ
lớp hoặc nhóm. Trong số tất cả các khoáng vật trong tự nhiên, chỉ có một số khoáng
vật đóng vai trò chính trong việc cấu thành nên các loại đất đá, phổ biến nhất là các
khoáng vật thuộc các lớp silicat, oxyt, cacbonat, sunphat, sunfua.
Dựa vào tính chất quan trọng và số lượng tham gia vào thành phần vật chất chia
ra: Khoáng vật tạo đá (gồm 50 khoáng vật tham gia chủ yếu vào thành phần các đá
trong vỏ trái đất) và khoáng vật phụ (chỉ xuất hiện với số lượng ít, dưới dạng hiếm).
b) Mô tả các khoáng vật tạo đá chính
 Lớp oxit và hyđroxit
Các khoáng vật thuộc lớp oxit và hyđroxit chiếm khoảng 17% khối lượng vỏ trái
đất, trong lớp này hay gặp khoáng vật tạo đá như thạch anh, opal và limonit.
Thạch anh (SiO2) là khoáng vật phổ biến và chiếm 12% trong vỏ trái đất, thạch anh
thường không màu đôi khi màu trắng sữa, xám; ánh thủy tinh, không có cát khai, vết
vỡ vỏ sò, độ cứng 7; tỷ trọng 2,5 - 2,8. Thạch anh được thành tạo do sự đông nguội
của magma, có trường hợp được kết tủa từ dung dịch trong điều kiện giàu oxy và silic
của khí quyển. Thạch anh là thành phần chính tạo đá magma và dựa vào hàm lượng
SiO2 để phân loại đá magma.
Opal (SiO2n.H2O) là khoáng vật vô định hình, không màu, màu trắng hoặc
vàng đỏ. Trung bình trong khoáng vật opal chứa 6% nước, tối đa lên đến 34%. Opal có
ánh xà cừ hoặc thủy tinh, độ cứng 5,0 - 5,5 và tỷ trọng 1,9 - 2,5. Opal được thành tạo
trong khe nứt và lỗ rỗng ở phần trên của vỏ trái đất do kết tủa của dung dịch chứa silic
và cũng có thể thành tạo ở vùng ven biển do sự ngưng keo của các dung dịch silic
được sông vận chuyển đến hoặc do xương của một số sinh vật biển.
Limonit (Fe2O3.nH2O) là khoáng vật tồn tại ở trạng thái keo, có độ cứng 4,0 - 4,5
và khi vụn rời độ cứng giảm xuống gần 1. Limonit có màu nâu, màu vàng và vết vạch
vàng nâu đến đỏ; tỷ trọng 2,7 - 4,3. Limonit được thành tạo do sự oxi hóa các hợp chất
sắt nâu và sunfua trầm đọng dưới đáy hồ.
 Lớp sunfua
Trong lớp sunfua liên quan đến khoáng vật tạo đá nhiều nhất là khoáng vật pyrit
(FeS2). Pyrit thường tạo thành tinh đám hoặc dạng khảm, dạng khối hạt. Pyrit có màu
vàng, vết vạch màu đen, ánh kim, không có tính cát khai, vết vỡ xù xì, độ cứng 6,0 -
6,5; tỷ trọng 5,0; có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh.
 Lớp cacbonat
Có khoảng 80 khoáng vật và chiếm khoảng 1,7% khối lượng vỏ trái đất, thường
tạo thành lớp trầm tích biển rất dày, khoáng vật tạo đá phổ biến là calcit và đolomit.
Calcit (CaCO3) thường ở dạng tập hợp khối hạt, không màu, ánh thủy tinh, cát khai rất
hoàn toàn theo 3 phương, độ cứng 3, tỷ trọng 2,71; calcit dễ sủi bột do tác dụng với
axit HCl (loãng 10%). Khoáng vật có nguồn gốc nhiệt dịch, ngoại sinh, trầm tích sinh
hóa và là thành phần chính của đá vôi.
Đolomit [CaMg(CO3)2] thường ở dạng tập hợp hạt, tinh thể có lỗ rỗng, tinh thể
có mặt thoi, màu trắng phớt xám với các sắc khác nhau, vết vạch màu trắng, ánh thủy
tinh, cát khai hoàn toàn, độ cứng 3,5 - 4 và tỷ trọng 1,8 - 2,9. Đolomit phân biệt với
6
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

calcit là không sủi bột khi tác dụng với axit HCl (loãng 10%). Đây là khoáng vật có
nguồn gốc ngoại sinh.
 Lớp sunfat
Có khoảng 260 khoáng vật, chiếm không quá 0,1% khối lượng vỏ trái đất, có độ
cứng và tỷ trọng không lớn, khoáng vật tạo đá bao gồm anhidrit và thạch cao.
Anhydrit (CaSO4) có tinh thể hình lăng trụ hoặc phiến mỏng, tập hợp thành khối đặc
sít, có khi dạng que. Màu trắng, khi có tạp chất màu xám, đỏ và đen. Anhydrit có ánh
thủy tinh, độ cứng 3,0 - 3,5; cát khai hoàn toàn và tỷ trọng 2,8 - 3,0. Khi chịu nước và
áp lực nhỏ thì anhydrit biến thành thạch cao và tăng thể tích đến khoảng 30%.
Thạch cao (CaSO4.2H2O) tinh thể dạng tấm, ít khi dạng sợi; có màu trắng, khi
lẫn tạp chất có màu xám, vàng đồng, nâu, đỏ hoặc đen. Ánh thủy tinh, độ cứng 2 và có
tính cát khai hoàn toàn.
 Lớp Silicat
Lớp khoáng vật silicat chiếm hơn 90% vỏ Trái Đất, khoáng vật thuộc lớp silicat
thường có màu sặc sỡ và có độ cứng lớn. Lớp silicat được chia thành các nhóm sau:
nhóm felspat (khoáng vật felspat natri - canxi và felspat kali); nhóm mica (khoáng vật
biotit và muscovit); nhóm amfibon (khoáng vật amfibon); nhóm pyroxen (khoáng vật
pyroxen); nhóm olivin (khoáng vật olivin); nhóm tan (khoáng vật tan); nhóm clorit
(khoáng vật clorit) và nhóm các khoáng vật sét (khoáng vật kaolinit, hydromica và
montmorilonit).
Olivin (Mg,Fe)2SiO4) là khoáng vật không có tính cát khai, nhưng khi bị vỡ thì
có các vết nứt, độ cứng tương đối từ 6,5 - 7 và thường sẫm màu như màu lục, lục phớt
vàng, màu oliu, đôi khi có màu nâu, thường có dạng khối.
Pyroxen là khoáng vật có cấu trúc tinh thể gồm các mạch đơn của các tứ diện
silic - oxy kết hợp với các ion Fe+, Mg2+, Ca2+, Al3+. Màu lục sẫm đến đen, vết
vạch không màu; độ cứng 5 - 6; tỷ trọng 3,2 - 3,4. Tính cát khai kém, mặt cát khai
vuông góc nhau.
Amphibol là khoáng vật có cấu trúc tinh thể dạng mạch kép gồm có các tứ diện
silic -oxy kết hợp với các ion Fe+, Mg2+ để tạo nên khoáng vật sắt - manhe và kết hợp
với các ion Ca2+, Na+, Al3+. Amphibol cũng gần giống pyroxen về thành phần, tuy
nhiên nó vẫn còn có chứa nhóm OH-. Amphibol có màu lục sẫm, đen giống pyroxen,
vết vạch không màu, độ cứng 5 - 6; tỷ trọng 3,2 và có tính cát khai hoàn toàn.
Biotit (K(Mg,Fe)3[AlSi3O10(OH)2]) còn gọi là mica đen. Các lớp của biotit
hay các loại mica khác đều tách dễ dàng. Khoáng vật thường ở dạng khối dày có màu
lục sẫm, nâu hoặc đen; độ cứng 2,5 - 3 và tỷ trọng 2,8 - 3,2.
Muscovit (KAl2[AlSi3O10(OH)2]) hay còn gọi là mica trắng. Khoáng vật ở
dạng khối dày, có màu vàng nhạt, nâu hoặc xanh lục; độ cứng 2 - 2,5 và tỷ trọng 2,8 -
3,1.
Felspat là một nhóm khoáng vật tạo đá phổ biến nhất thuộc nhóm silicat và
chiếm 54% các khoáng vật trong vỏ trái đất. Felspat là silicat của Al với K, Na hay Ca,
có tính cát khai hoàn toàn theo hai phương; độ cứng 6; tỷ trọng 2,55 - 2,76. Felspat có
hai loại phổ biến là orthoclas (K - felspat) và plagioclas (Na hoặc Ca - felspat).
7
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Orthoclas (KAlSi3O8) có màu trắng, xám hay phớt hồng, vết vạch màu trắng và
tỷ trọng 2,57.
Plagioclas (Ca, Na)Si3O8) có hai mặt cát khai, có thể không màu hoặc trắng,
xám xanh và đen. Sự biến đổi plagioclas tạo thành 2 khoáng vật là anbit và anotit.
Nhóm khoáng vật sét là thành phần chủ yếu trong các đất loại sét, thường gặp
nhất là các khoáng vật sét kaolinit, hydromica (ilit) và montmorilonit. Do cấu trúc
mạng tinh thể nên chúng thường bị vỡ vụn thành dạng vảy nhỏ và dạng tấm phân tán
nhỏ (<0,002mm). Khoáng vật sét là tên gọi chung của nhiều loại khoáng vật thuộc họ
alumosilicat lớp, trong thành phần hóa học của chúng có cả SiO2 và Al2O3 rất nhạy
cảm với nước nên chúng ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất cơ lý của khối đất.
Khoáng vật sét kaolinit [Al4Si4O10(OH)8] thường có màu trắng hoặc hơi
nhuốm màu vàng, phớt nâu, phớt đỏ. Kích thước các tinh thể thường lớn hơn 0,1μm;
khối lượng riêng đạt 2,58 - 2,59 g/cm3; có tính cát khai hoàn toàn, phản ứng tỏa nhiệt
lớn, điểm cực đại ở nhiệt độ 550 - 610C. Kaolinit được hình thành do sự phong hóa
các khoáng vật alumosilicat (felspat, mica) trong các đá magma, biến chất hoặc trầm
tích trong môi trường axit (pH = 5 - 6) khi giàu các axit hữu cơ, axit cacbonic,...
Kaolinit có thể sinh thành trong điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng thuận lợi nhất là
trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, trong môi trường axit, nên rất phổ biến trong các
loại đất ở nước ta. Nó có thể tích tụ lại trong vỏ phong hóa hoặc bị rửa trôi vận chuyển
đi xa và trầm đọng lại.
Khoáng vật sét montmorilonit [Al2[Si4O10](OH2)]: Tinh thể có nhiều hình
dạng khác nhau; màu trắng, phớt xám, đôi khi phớt xanh, hồng lục; khi khô có ánh mỡ.
Tỷ trọng không nhất định, dễ tách hoàn toàn, độ cứng của từng vãy chưa rõ. Mối liên
kết giữa các mạng tinh thể yếu hơn kaolinit, do đó các phần tử nước có dễ dàng chui
vào khoảng giữa các lớp oxit silic nằm liền kề làm cho montmorilonit có khả năng
trương nở mạnh hơn kaolinit.
Khoáng vật sét hydromica có tính chất trung gian giữa kaolinit và
montmorilonit; có thể được thành tạo do các khoáng vật mica bị phong hóa và có khả
năng hấp phụ một lượng nước nhất định làm cho thể tích bị trương nở.
1.3. ĐẤT ĐÁ TRONG VỎ TRÁI ĐẤT
Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất có
lịch sử hình thành riêng biệt.
Đá có chứa 1 khoáng vật gọi là đá đơn khoáng (thạch cao, đá vôi) và đá chứa từ
2 khoáng vật trở lên gọi là đá đa khoáng.
Các đá cấu tạo nên vỏ trái đất gồm 3 nhóm chính: đá magma, đá trầm tích và đá
biến chất. Các đặc điểm cơ bản của đá bao gồm thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu
tạo, thế nằm và các đặc điểm riêng.
Thành phần khoáng vật là khái niệm chỉ sự có mặt của các khoáng vật trong đá
và tỷ lệ hàm lượng của chúng.
Kiến trúc là tổng hợp các đặc trưng thành tạo của đá, được xác định bằng mức
độ kết tinh, kích thước hạt, mức độ đồng đều hạt và hình dạng của hạt. Kiến trúc thể
hiện đặc điểm của các hợp phần trong đá.
8
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Cấu tạo là khái niệm chỉ sự sắp xếp trong không gian của các thành phần tạo đá
và mức độ chặt xít của chúng. Cấu tạo thể hiện mức độ đồng nhất của khối đá.
Thế nằm là khái niệm chỉ hình dạng, kích thước và mối liên hệ tiếp xúc của
khối đá với đá vây quanh. Thế nằm thể hiện tư thế của khối đá trong tự nhiên.
Đặc điểm riêng là khái niệm chỉ những đặc điểm mà chỉ riêng loại đá đó mới
có. Thể hiện nguồn gốc của đá, nhằm phân biệt các loại đá với nhau.
1.3.1. Đá magma
a) Magma và đá magma
Vật liệu nguyên thủy tạo thành đá magma là một khối silicat nóng chảy có
thành phần phức tạp (rắn, lỏng, khí), tồn tại ở nhiệt độ cao (1000 - 1300C), áp suất
lớn nằm sâu trong lòng đất, vật liệu đó được gọi là dung thể magma.
Đá magma được hình thành do quá trình nguội lạnh và đông cứng của dung thể
magma. Quá trình nguội lạnh và đông cứng của dung thể magma diễn ra ở sâu trong
lòng đất hoặc gần trên bề mặt đất tạo thành đá magma xâm nhập. Khi dung thể magma
phun trào lên trên mặt đất nguội lạnh và đông cứng tạo thành đá magma phun trào
(hay còn gọi là đá phún xuất).
b) Thành phần khoáng vật của đá magma
Thành phần khoáng vật trong đá magma chủ yếu là các khoáng vật thuộc lớp
silicat: thạch anh 12%; felspat 60%; mica 4%; amphibol và pyroxen 17%; các silicat
khác chiếm 6% và các khoáng vật còn lại chiếm 1%.
c) Đặc điểm kiến trúc của đá
Kiến trúc của đá magma biểu hiện mức độ kết tinh, hình dạng, kích thước của
tinh thể, mức độ đồng đều của các tinh thể và được chia thành các kiểu kiến trúc sau:
Kiến trúc toàn tinh (hay còn gọi là kiến trúc hạt hoặc kiến trúc hiển tinh) được
tạo thành khi dung thể magma ở dưới sâu, do tính dẫn nhiệt của đá kém nên dung thể
đông nguội chậm, thời gian kéo dài để các tinh thể lớn lên, đông cứng tạo thành đá
magma có kiến trúc toàn tinh. Các khoáng vật trong đá đều kết tinh, ranh giới phân
cách giữa chúng rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Kiến trúc pocphia (hay còn gọi kiến trúc ban tinh) chỉ thấy bằng mắt thường
một số tinh thể lớn rải rác trên nền tinh thể rất nhỏ (vi tinh) hay không kết tinh (hình
1.6c).
Kiến trúc ẩn tinh (kiến trúc vi tinh) các tinh thể rất nhỏ không phân biệt bằng
mắt thường chỉ thấy dưới kính hiển vi.
Kiến trúc thuỷ tinh (không kết tinh) được thành tạo do dung thể magma đột
ngột hạ nhiệt độ và đông cứng lại, các khoáng vật chưa kết tinh. Kiểu kiến trúc này dễ
thấy nhất khi dung nham phun ở đáy biển.
d) Đặc điểm cấu tạo
Xét đến vị trí tương đối trong không gian của các thành phần trong đá, chia cấu
tạo của đá magma như sau:
- Cấu tạo khối khi các khoáng vật sắp xếp không theo một quy luật.

9
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

- Cấu tạo dòng khi các khoáng vật sắp xếp định hướng dòng chảy của dung thể
magma.
- Cấu tạo hạnh nhân khi trong đá có các lỗ rỗng và được lấp đầy bởi các khoáng
vật thứ sinh (opal, thạch anh, clorit, calcit).
e) Thế nằm của đá magma
Thế nằm của đá magma cho biết hình thù của khối đá trong tự nhiên.
Đối với đá magma xâm nhập bao gồm thế nằm sau: dạng nền, dạng nấm, dạng
lớp, dạng mạch (tường).
Dạng nền để chỉ các khối đá magma có hình dạng không quy tắc nhưng kích
thước rất lớn, diện tích phân bố có thể tới hàng trăm, hàng ngàn ha. Giới hạn dưới của
khối đá thường không xác định được và đá vây quanh không bị biến đổi về thế nằm
(hình 1.6a).
Dạng nấm để chỉ các khối đá magma có hình nấm hoặc thấu kính dày. Diện tích
phân bố rộng vào khoảng vài chục hecta (ha). Các đá vây quanh nhất là ở phía trên bị
uốn cong theo hình dạng nấm (hình 1.6b).
Dạng mạch, lớp được hình thành do magma xâm nhập theo các khe nứt giữa
các mặt tầng đá. Bề dày lớp nhỏ, thường chỉ vài mét đến vài chục mét nhưng phạm vi
phân bố tương đối lớn, có thể tới vài hecta (hình 1.6c).
Đối với đá magma phun trào có các thế nằm sau: dạng lớp phủ, dạng dòng chảy
và dạng vòm.

a) Dạng nền b) Dạng nấm c) Dạng mạch, lớp


Hình 1.6. Thế nằm của đá magma xâm nhập
Dạng lớp phủ là dang nằm của đá phun trào phủ trên một diện tích rộng, có thể
tới hàng ngàn km2. Thường được hình thành do dung nham magma phun trào lên mặt
đất theo các khe nứt kéo dài của vỏ trái đất (hình 1.7a).

a) Dạng lớp phủ b) Dạng dòng chảy c) Dạng vòm


Hình 1.7 Thế nằm của đá magma phun trào (phun xuất)
Dạng dòng chảy hình thành do magma trào qua miệng núi lửa lấp đầy các khe
rãnh của thung lũng và có chiều dài lớn hơn chiều rộng rất nhiều, có thể kéo dài đến 30
10
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

- 40km. Và hơn nữa phụ thuộc vào độ nhớt của dung nham và hình dạng thung lũng
(hình 1.7b).
Dung nham giàu silic có tính nhớt lớn, có thể đông đặc tại chỗ hình thành dạng
vòm, dạng tháp (hình 1.7c).
Ý nghĩa nghiên cứu thế nằm của đá magma đối với công tác xây dựng:
Đối với magma xâm nhập có thế nằm dạng nền, dạng nấm thì đạt yêu cầu xây
dựng vì phạm vi phân bố của chúng rộng, bề dày lớn và móng công trình đặt lên đó ổn
định.
Đối với đá magma có thế nằm dạng lớp, dạng mạch thì cần phải khảo sát sự phù
hợp giữa phạm vi phân bố của khối đá và phạm vi xây dựng công trình.
Đối với đá magma phun trào thì cần chú ý đến bề dày vì chúng thường tạo
thành các lớp mỏng phủ trên lớp trầm tích mềm yếu phía dưới.
f) Đặc điểm riêng của đá magma
Đá magma thường xuất hiện các khe nứt nguyên sinh do dòng magma nguội lạnh, thể
tích của chúng bị co lại làm xuất hiện các khe nứt nhỏ. Khe nứt nguyên sinh không phá
hoại sự liên kết của khối đá mà chỉ làm giảm độ bền của cả khối đá.
g) Phân loại và mô tả một số đá magma
Dựa vào hàm lượng phần trăm thành phần SiO2 có trong đá, chia đá magma
thành các nhóm sau: Nhóm đá magma axit (SiO2 > 65%); nhóm đá magma trung tính
(SiO2 = 55 - 65%); nhóm đá magma bazơ (SiO2 = 45 - 55%) và nhóm đá magma siêu
bazơ (SiO2 < 45%).
 Nhóm đá magma axit (SiO2 > 65%)
Thành phần khoáng vật tạo đá chủ yếu là thạch anh, felspat kali, plagioclas, mica
và đôi khi có hornblend. Các khoáng vật thẫm màu là biotit, augit. Đại diện cho nhóm
đá này là: granite, ryolit (chủ yếu gặp phổ biến ở Miền Bắc).
Granite là đá có kiến trúc toàn tinh, hạt lớn, cấu tạo đặc sít, đẳng hướng (dạng khí),
nguồn gốc xâm nhập. Thành phần khoáng vật chính chủ yếu là khoáng vật felspat,
thạch anh và mica. Khoáng vật phụ có các khoáng vật như augit, hornblend, ngoài ra
có thể gặp manhetit, pyrit, ziacon. Màu của đá có thể từ xám sáng đến hồng.
Ryolit là đá có kiến trúc vi tinh, cấu tạo đặc sít, đẳng hướng (dạng khối) nguồn
gốc phun trào. Thành phần khoáng vật tương tự như đá granite, khoáng vật sẫm màu
có biotit, amphibol, pyroxen. Màu của đá có thể màu trắng, xám, lục nhạt và vàng
nhạt.
 Nhóm đá trung tính (SiO2 = 55 - 65%)
Khoáng vật tạo đá chính là plagioclas, hornblend, đôi khi có pyroxen và khoáng
vật sẫm màu có amphibol, mica. Khoáng vật màu chiếm trên 25%. Đại diện cho nhóm
đá này là điorit (xâm nhập) và andezit (phun trào).
Điorit là đá có kiến trúc ban tinh (pocphia) các tinh thể felspat lớn nổi hẳn lên,
cấu tạo đặc sít, đẳng hướng (dạng khối) và nguồn gốc xâm nhập. Khoáng vật chủ yếu
là plagioclas trung tính (oligiocla, anđêzit và hornblend đôi khi có biotit). Màu của đá
từ xám, xám lục có khi màu xẫm và đen.
11
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Anđêzit có kiến trúc toàn tinh, khoáng vật plagioclas nổi lên trên nền vi tinh đặc
trưng chứa nhiều thuỷ tinh và có nguồn gốc phun trào. Khoáng vật tạo đá tương tự như
điorit. Anđêzit tương đối sáng màu hơn bazan, đôi khi có màu phớt tím, phớt lục, thậm
chí màu xám xẫm không khác gì bazan.
 Nhóm đá bazơ (SiO2 = 45 - 55%)
Thành phần khoáng vật tạo đá chính gồm: plagioclas, pyroxen đôi khi có thêm
olivin, hornblend và biotit. Lượng khoáng vật màu chiếm 45 - 50% và các đá xâm
nhập bao gồm gabro và phun trào có bazan.
Gabro có kiến trúc toàn tinh hạt lớn. Thành phần khoáng vật chủ yếu là
plagioclas bazơ, khoáng vật màu xẫm có pyroxen, amphibol, olivin, đôi khi có
manhetit. Đá có màu từ lục xẫm đến đen.
Bazan có kiến trúc pocphia, trong đá các hạt plagioclas và augit kết tinh rõ.
Thông thường đá có cấu tạo khối và cấu tạo lỗ rỗng. Đá có nguồn gốc phun trào và
thành phần khoáng vật tương tự như gabro. Đá có màu từ xám thẫm đến đen và thế
nằm của đá bazan thường ở dạng lớp phủ, dạng mạch.
 Nhóm đá siêu bazơ (SiO2 < 45%)
Khoáng vật tạo đá chính là olivin, pyroxen, amphibol, đôi khi có ilmenit,
manhetit, cromit, bạch kim. Nhóm đá này chủ yếu gặp đá xâm nhập sâu như peridotit
và dunit.
Peridotit có thành phần chủ yếu là augit, ngoài ra còn có olivin và một số
khoáng vật quặng.
Dunit có thành phần chủ yếu là khoáng vật olivin.
h) Nhận xét chung về tính chất xây dựng của đá magma
Ở Việt Nam, đá magma thường gặp ở các tỉnh như: Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ
An, Kon Tum, Bình Định, Đà Nẵng. Các loại đá magma xâm nhập ít bị biến đổi, có độ
bền lớn và khả năng chống thấm nước cao. Vì vậy, thích hợp cho xây dựng các hồ
chứa nước, đường hầm. Các đá phun trào có khả năng chịu lực kém hơn đá xâm nhập,
dễ thấm nước nên không thích hợp cho việc làm nền các hồ chứa nước hay xây dựng
các đường hầm. Trong đá magma có các khe nứt nguyên sinh làm tăng mức độ phong
hóa, giảm độ bền, tăng tính biến dạng và tăng tính thấm nước. Vì vậy, khi dùng đá
magma làm nền công trình cần phải xem xét mức độ phong hóa, nứt nẻ của đá để tránh
những sự cố có thể xảy ra nhằm đảm bảo cho công trình ổn định và khai thác lâu dài.
Nhìn chung, đá magma có độ bền cao, dễ khai thác, dễ gia công nên được sử dụng
rộng rãi trong xây dựng công trình như làm nền công trình, môi trường xây dựng, vật
liệu xây dựng, đá ốp lát, điêu khắc và làm vật liệu chịu lửa.
1.3.2. Đá trầm tích
a) Khái niệm đá trầm tích
Đá trầm tích được thành tạo trong những điều kiện nhiệt độ, áp suất bình
thường trên mặt đất. Do các đá có trước trong tự nhiên (đá magma, đá trầm tích, đá
biến chất) bị phá hủy rồi được vận chuyển - trầm động và trải qua quá trình hoá đá.

12
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Đá trầm tích thường có đặc điểm là phân lớp, ranh giới giữa các lớp khá rõ
ràng, mỗi một lớp đồng nhất về thành phần. Có sự phân lớp là do thay đổi điều kiện
thành tạo, thay đổi chu kỳ trầm tích (độ lớn hạt) và giai đoạn trầm tích, lớp có thể song
song hoặc xiên chéo. Các đá trầm tích thường có độ lỗ rỗng lớn (trừ trầm tích hoá
học), trong đá trầm tích thường chứa hoá thạch hoặc những dấu vết của của sinh vật để
lại trong đá, đây là đặc điểm đặc trưng của đá trầm tích.
b) Các giai đoạn tạo đá trầm tích
Quá trình tạo đá trầm tích có thể chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Phá huỷ đá ban đầu và tạo nên các hạt vụn gọi là giai đoạn tạo
vật liệu trầm tích.
- Giai đoạn 2: Dưới tác dụng của gió và dòng nước, vật liệu trầm tích được vận
chuyển, tuyển chọn và được trầm đọng lại thành lớp hạt vụn hoặc bùn sét hoặc kết tủa
dung dịch gọi là trầm tích mềm rời.

Hình 1.8. Quá trình phân dị trầm tích


- Giai đoạn 3: Dưới tác dụng của áp lực, trọng lực và các dung dịch kết tủa
trong nước, trầm tích mềm rời được nén chặt hoặc gắn kết lại thành đá gọi là giai đoạn
hoá đá.
Sau nữa đá trầm tích có thể tiếp tục bị biến đổi dưới tác dụng của nhiều nhân tố
khác nhau và được gọi là giai đoạn hậu sinh.
Trong đá trầm tích có thể có đầy đủ các khoáng vật đã biết, nhưng trong một
loại đá thì thành phần khoáng vật thường đơn giản và đồng nhất. Thành phần khoáng
vật trong đá trầm tích bao gồm khoáng vật nguyên sinh, khoáng vật thứ sinh và
khoáng vật thuần túy của đá trầm tích.
Khoáng vật nguyên sinh thường là những mãnh đá hay khoáng vật do phong
hóa vật lý các đá có trước. Đây là thành phần chủ yếu của đá trầm tích vụn (cuội, sỏi,
cát), trong đó phổ biến hơn là khoáng vật thạch anh, felspat, ziacon.
Khoáng vật thứ sinh được thành tạo từ các khoáng vật nguyên sinh bị phong
hoá hóa học (khoáng vật sét).
Khoáng vật thuần túy của đá trầm tích được hình thành do sự lắng đọng của
dung dịch thật, sự ngưng keo có hay không có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của
sinh vật (khoáng vật thạch cao, muối mỏ, opal).
c) Kiến trúc của đá
Kiến trúc của đá trầm tích vụn cơ học và đá sét bao gồm hai hợp phần là hạt
vụn và ximăng gắn kết.

13
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Kiến trúc của phần hạt vụn được phân chia dựa vào kích thước và hình dáng
của hạt. Dựa vào kích thước hạt gồm có kiến trúc hòn lớn (d > 200 mm); kiến trúc hạt
dăm, cuội (d = 20 - 200 mmm); kiến trúc sạn, sỏi (d = 2 - 20 mm); kiến trúc cát (d =
0,05 - 2mm); kiến trúc bột (d = 0,005 - 0,05mm) và kiến trúc sét (d < 0,005mm). Hình
dạng hạt bao gồm những đặc tính về độ tròn, độ cầu, độ dẹt và những dấu vết bề mặt.
Hạt vận chuyển càng xa càng bị mài mòn, hình dạng hạt càng tròn cạnh.

a) b) c)
Hình 1.9. Các kiểu kiến trúc ximăng gắn kết của đá trầm tích
Thành phần chủ yếu của ximăng gắn kết là các chất như: cacbonat, silic,
photphoric. Trong thực tế gặp các kiểu kiến trúc xi măng gắn kết sau:
- Kiến trúc ximăng cơ sở có thành phần ximăng thành tạo đồng thời với hạt vụn
và có tỷ lệ thành phần lớn hơn, cường độ và tính chất của đá chủ yếu quyết định bởi
cường độ và tính chất của ximăng (hình 1.9a).
- Kiến trúc ximăng tiếp xúc chỉ phát triển ở nơi tiếp xúc giữa các hạt vụn. Trong
đá có nhiều lỗ rỗng, đá gắn kết rất yếu và cường độ thấp (hình 1.9b).
- Kiến trúc xi măng lấp đầy các lỗ rỗng, ngoại trừ ranh giới tiếp xúc giữa các
hạt vụn với nhau. Đá gắn kết tốt nhất và có cường độ cao (hình 1.9c).
- Kiến trúc của đá trầm tích hóa học và sinh hoá bao gồm: kiến trúc vô định
hình gặp trong đá trầm tích do ngưng keo; kiến trúc tha hình gặp trong đá vôi và hạt có
dạng méo mó và kiến trúc tự hình các khoáng vật có dạng đa diện.
d) Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của đá trầm tích phổ biến có các dạng sau: cấu tạo khối, cấu tạo dòng
và cấu tạo phân lớp.
Cấu tạo phân lớp là cấu tạo đặc trưng nhất của đá trầm tích. Các lớp có thể khác
nhau về thành phần khoáng vật, thành phần hạt, các tạp chất… Cấu tạo phân lớp được
hình thành do sự thay đổi trầm tích có chu kỳ hoặc do tích tụ gián đoạn. Cấu tạo phân
lớp có thể gặp phân lớp nằm ngang, phân lớp xiên đơn, phân lớp xiên chéo…, (hình
1.10a,d).
Cấu tạo dòng được hình thành do các hạt sắp xếp, định hướng theo phương
dòng chảy, hướng gió. Đá trầm tích loại này có tính dị hướng (hình 1.10b).
Cấu tạo khối là cấu tạo mà các hạt tạo đá sắp xếp lộn xộn, đây là kiểu cấu tạo
rất phổ biến trong đá vụn cơ học (cát kết, cuội kết) và hình thành do trầm tích lắng
đọng nhanh, vật liệu chuyển tới liên tục, nước luôn luôn bị khuấy động. Cấu tạo này
làm cho đá đồng nhất, đẳng hướng và bền vững (hình 1.10c).
e) Thế nằm của đá
Thế nằm của đá trầm tích bao gồm thế nằm nguyên sinh và thế nằm thứ sinh.
14
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Thế nằm nguyên sinh được hình thành trong quá trình hình thành trầm tích, bao
gồm các kiểu dạng lớp nằm nghiêng hoặc hơi xiên; dạng lớp vát nhọn, thấu kính và
dạng lớp xiên chéo.
Thế nằm thứ sinh hình thành do chuyển động kiến tạo hoặc uốn nếp như thế
nằm nếp uốn (nếp lồi, nếp lõm) hoặc thế nằm đơn nghiêng.
f) Các đặc điểm riêng của đá trầm tích
Đá trầm tích thường có tính phân lớp, phân lớp có thể song song hoặc xiên
chéo, ranh giới giữa các lớp khá rõ ràng, mỗi lớp đồng nhất về thành phần. Khi xây
dựng công trình phải chú ý đến tính phân lớp này vì hiện tượng trượt thường xảy ra
theo mặt lớp.
Đá trầm tích vụn cơ học có nền gắn kết ximăng nên cường độ của đá được
quyết định bởi tính chất và thành phần của ximăng gắn kết. Đá trầm tích hoá học hình
thành do sự ngưng keo nên cường độ phụ thuộc vào tính chất và thành phần của keo
gắn kết.
Đá trầm tích thường chứa các hoá thạch, đây là một dấu hiệu đặc trưng để nhận
biết đá trầm tích.
Ngoài ra, đá trầm tích thường có độ lỗ rỗng lớn (loại trừ trầm tích hoá học).
g) Phân loại và mô tả một số đất đá trầm tích
Đá trầm tích được phân chia thành các nhóm: đá vụn cơ học, đá sét và đá trầm tích
sinh hoá.
 Trầm tích vụn cơ học và đá sét
Cuội kết, dăm kết là trầm tích vụn đã được gắn kết, trong đó các hạt có d >
2mm chiếm trên 50%.
Cát kết là loại đá mà các hạt có đường kính d = 0,1 - 2,0mm chiếm trên 50%.
Cát kết được chia ra: cát kết hạt thô (d > 0,5mm), cát kết hạt vừa (d = 0,25 - 0,5mm)
và cát kết hạt nhỏ (d < 0,25mm). Ngoài ra, dựa vào khoáng vật tạo đá có cát kết thạch
anh, dựa vào thành phần ximăng có cát kết ximăng vôi.
Bột kết là loại đá mà các hạt có đường kính d = 0,005 - 0,1mm chiếm trên 50%,
đá bột kết có cường độ nhỏ hơn đá cát kết.
Sét kết là loại đá do đất sét thoát nước kết chặt sít lại và thường tạo thành các
lớp mỏng. Căn cứ vào thành phần có thể chia: sét kết vôi, sét kết sắt, sét kết silic. Sét
kết có cường độ yếu nhất, chỉ có sét kết silic là có cường độ tương đối lớn hơn. Cần
chú ý đến tính hoá mềm của đá sét kết khi ngập nước, nhất là các công trình thuỷ công.
 Trầm tích sinh hoá
Bảng 1.1. Phân loại đá trầm tích sinh hóa chủ yếu
Tên các loại trầm tích Thành phần chủ yếu Tên các loại đá chủ yếu
Oxit nhôm, sắt Oxit nhôm chứa nước Laterit, Bauxit
Silit Oxit silic Diatomic, Opal
Fotforit Fotfat Fotfat (Apatit)
Cacbonat canxi Đá vôi, đá vôi vỏ sò
Cacbonat
Cacbonat manhe Đolomit
Sunphat và Halpgennua Sunfat, Ca, Mg, và halit Thạch cao, Anhydrit, muối mỏ
15
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Than, Bitum Cacbon, Cacbua hydro Than bùn, sét chứa dầu
Trong trầm tích sinh hoá, đặc biệt cần chú ý đến đá vôi và hỗn hợp của nó. Đá
vôi có thể là trầm tích hoá học hay nguồn gốc sinh vật, đá thường có cấu tạo khối đặc
sít, tinh thể nhỏ. Thành phần chủ yếu là calcit rồi đến đolomit và tạp chất chứa trong
đá có thể là manhetit, thạch anh, sét. Dựa vào tạp chất có thể phân chia: đá vôi silic, đá
vôi bùn, đá vôi sắt. Màu của đá vôi phần nhiều là màu sẫm, xám nhạt, vàng xám, phụ
thuộc vào màu của tạp chất. Đá vôi vỏ sò, đá vôi san hô thuộc nguồn gốc sinh vật, đá
vôi chứa sét tạo thành do hỗn hợp vôi sét. Ngoài ra, còn có đá vôi chứa đolomit chiếm
trên 50% thì gọi là đá đolomit .
Đá vôi là đá có cường độ lớn, nhưng dễ bị nước hoà tan và để lại các hang hốc,
khe rãnh (karst) sẽ gây khó khăn cho công trình ngầm và mất nước ở hồ chứa. Đá vôi
dùng làm vật liệu xây dựng quan trọng để rải đường, lát mái đập, xây móng.
h) Nhận xét chung về tính chất xây dựng của đá trầm tích
Đá trầm tích chỉ chiếm 5% khối lượng vỏ trái đất nhưng diện bao phủ chiếm
75% diện tích bề mặt trái đất nên ảnh hưởng nhiều đến xây dựng công trình.
Đá trầm tích cơ học có khả năng chịu lực lớn, tuy nhiên đá có tính phân lớp và
trong đá có các khe nứt sinh ra do chuyển động của trái đất, tác dụng của phong hóa
làm ảnh hưởng đến sức chịu tải của đá. Vì vậy, khi xây dựng công trình trên trầm tích
cơ học cần phải nghiên cứu trạng thái, kiến trúc và cấu tạo của đá.
Đá trầm tích hóa học có độ bền cơ học cao, thích hợp cho việc làm nền công
trình, nhưng một số đá có tính hòa tan, nứt nẻ, hang hốc do hoạt động karst. Vì vậy,
cần quan tâm đến sự hình thành và phát triển karst trong quá trình xây dựng và khai
thác công trình.
Đá trầm tích hữu cơ thường yếu, dễ bị tan rã khi gặp nước và không thuận lợi
để làm nền công trình.
Đá trầm tích được sử dụng làm vật liệu xây dựng như đá vôi (đá ốp lát, đá hộc,
đá dăm, nung vôi, xi măng), đá cát kết, đá bột kết, sét kết.
1.3.3. Đá biến chất
a) Quá trình thành tạo đá biến chất
Đá biến chất được thành tạo do các đá có trước trong tự nhiên (đá magma, đá
trầm tích, đá biến chất yếu) dưới tác dụng của các tác nhân biến chất bị biến đổi mãnh
liệt về thành phần, tính chất.
Các tác nhân biến chất bao gồm nhiệt độ cao, áp suất lớn và các hoạt chất hóa
học. Dưới tác dụng của các tác nhân biến chất làm cho thành phần, kiến trúc và cấu tạo
của đá có trước dần dần bị biến đổi và tạo thành loại đá mới (đá biến chất) với thành
phần, kiến trúc và cấu tạo khác so với đá ban đầu.
b) Các kiểu biến chất
Dựa vào sự chiếm ưu thế của yếu tố biến chất (nhiệt độ, áp suất, chất bốc) có
thể phân chia thành các kiểu biến chất cơ bản sau:
Biến chất tiếp xúc xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối magma nóng chảy với
đá vây quanh. Quá trình biến chất do yếu tố nhiệt độ chủ yếu gọi là biến chất tiếp xúc

16
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

nhiệt, khi có sự trao đổi chất với đá vây quanh gọi là biến chất tiếp xúc trao đổi (hình
1.11).
Biến chất khu vực thường xảy ra ở dưới sâu, sự gia tăng áp suất kèm theo nhiệt
độ là tác nhân chính của quá trình biến chất và càng xuống sâu thì quá trình biến chất
xảy ra càng mạnh (hình 1.12).
Biến chất động lực xảy ra do tác dụng chủ yếu của áp lực được sinh ra trong
quá trình kiến tạo làm cho đá mất nước, giảm độ rỗng, liên kết chặt hơn. Ví dụ như: đá
granite biến chất tạo thành đá milonit, các đá núi lửa axit bị biến chất tạo thành đá
pocfiaroit (hình 1.13).

Hình 1.11. Biến chất tiếp xúc Hình 1.12. Biến chất khu vực

Hình 1.13. Kiểu biến chất động lực


c) Thành phần khoáng vật
Thành phần khoáng vật của đá biến chất bao gồm khoáng vật nguyên sinh
(khoáng vật của đá ban đầu bị biến đổi trong quá trình biến chất như thạch anh,
felspat) và khoáng vật thứ sinh (hình thành trong quá trình biến chất, đây là những
khoáng vật nội sinh như clorit).
Nhìn chung, khoáng vật của đá biến chất có tỷ trọng lớn, nghèo nước hoặc
không chứa nước, cường độ cao nhưng kém ổn định trong môi trường.
d) Kiến trúc
Các đá biến chất cũng có đặc điểm riêng về đặc điểm kiến trúc bên trong. Kiến
trúc của đá biến chất bao gồm: kiến trúc biến tinh, kiến trúc phân phiến hay vảy.

17
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Kiến trúc biến tinh là kiến trúc của đa số các đá biến chất và được hình thành
trong quá trình tái kết tinh của các đá ở trạng thái rắn (sự biến tinh). Kiểu kiến trúc này
của đá biến chất cũng giống như đá magma và để phân biệt người ta thêm chữ “biến
tinh’’. Ví dụ, đá magma ban đầu có kiến trúc hạt đều, sau khi bị biến chất tạo ra kiểu
kiến trúc mới biến tinh đều hay biến tinh không đều (hình 1.14). Ở đá biến chất, trong
nhiều trường hợp mối liên kết cũng như mạng lưới tinh thể chưa hoàn chỉnh, vì thế
liên kết hạt kém bền vững hơn so với đá magma.
Kiến trúc phân phiến hay kiến trúc vảy được hình thành do sự tăng trưởng của
các sản phẩm khoáng vật và thường xảy ra trong điều kiện áp lực định hướng, theo
phương vuông góc với áp lực và làm xuất hiện tính phân phiến của nhiều đá biến chất.
Đá phiến sericit được hình thành do quá trình biến đổi thành các dạng hạt vảy nhỏ gọi
là sericit. Các sericit được sắp xếp theo các phương song song với nhau như áp lực
định hướng.

Hình 1.14. Kiến trúc biến tinh của đá biến chất


e) Cấu tạo của đá biến chất
Cấu tạo khối được đặc trưng bằng sự sắp xếp đều đặn trong không gian của các
thành tạo khoáng vật, đá không có tính phân phiến, phân dãi rõ rệt, ví dụ như đá hoa,
đá quarzit có cấu tạo khối.
Cấu tạo gơnai (cấu tạo sọc dãi) là sự kết hợp giữa cấu tạo dãi, nếp nhăn và mắt
kính. Cấu tạo dãi được đặc trưng bằng sự xen kẻ, song song các dãi khoáng vật khác
nhau và chúng thường được phân biệt bởi màu sắc. Cấu tạo nếp nhăn biểu hiện ở sự
phát triển các vi uốn nếp của các lớp mỏng. Cấu tạo mắt kính tương tự như phocphia
nhưng các hạt khoáng vật tinh thể lớn có dạng tròn, kéo dài theo một phương trên nền
cơ sở hạt rất bé.
Cấu tạo phân phiến hình thành do các khoáng vật có dạng phân phiến mỏng,
kéo dài và sắp xếp song song với nhau.
f) Thế nằm của đá biến chất
Tùy thuộc vào điều kiện hình thành mà đá biến chất có các dạng thế nằm sau:
- Đá biến chất tiếp xúc có thế nằm dạng đới bao quanh (dạng vành đai).
- Đá biến chất động lực có thế nằm dạng tuyến dọc theo đứt gãy.
- Đá biến chất khu vực thường giữ nguyên thế nằm của đá ban đầu.
g) Phân loại và mô tả một số đá biến chất
Yếu tố ảnh hưởng đến tính năng xây dựng của đá biến chất đầu tiên phải kể đến
là cấu tạo. Do vậy, dựa vào cấu tạo chia đá biến chất thành các nhóm sau: đá có cấu
18
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

tạo gơnai (tiêu biểu là đá gơnai), đá có cấu tạo khối (đá quarzit, đá hoa) và đá có cấu
tạo phân phiến (phiến sét).
Đá gơnai là loại đá biến chất cao nhất, có thành phần tương tự như đá granite
(thạch anh, felspat, mica và một số khoáng vật màu khác), sáng màu và rất giàu
felspat; kiến trúc hạt biến tinh trong đó thạch anh và felspat có kích thước hạt xấp xỉ
nhau. Nói chung, gơnai là loại đá dùng làm nền công trình tương đối tốt nhưng nếu
hàm lượng mica tăng lên thì cường độ giảm đi, tốc độ phong hoá tăng. Ở miền Trung -
Tây Nguyên đá gơnai phân bố ở Kontum, Đăklắc, Plâyku.
Đá quarzit được thành tạo do đá thạch anh bị biến chất, thường chứa ít mica,
granit, quặng sắt. Đá có màu vàng nhạt hoặc xám; cấu tạo khối, đôi khi còn bảo tồn
cấu tạo phân lớp của đá cát kết nguyên thủy, kiến trúc hạt biến tinh.
Đá hoa được tạo thành do đá cacbobat bị biến chất thành; kiến trúc hạt mịn đến
hạt trung bình, màu sáng (khi có tạp chất có màu xám thẫm, màu hồng, màu nâu, màu
vàng); cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật chủ yếu calcit, ngoài ra còn gặp đolomit,
tan, đá hoa thường gặp ở vành tiếp xúc giữa đá vôi và khối xâm nhập granit.
Phiến sét là loại biến chất đầu tiên của đá sét, độ lỗ rỗng giảm nhưng thành
phần chưa có sự biến đổi gì lớn. Chuỗi biến chất xảy ra từ đá sét đến phiến sét, phylit,
phiến sét mica. Ngoài ra, tiêu biểu còn có đá phiến mica. Thành phần bao gồm: mica,
thạch anh, clorit có dạng lớp mỏng rõ rệt.
h) Nhận xét chung về tính chất xây dựng của đá biến chất
Đá biến chất có cường độ đủ cao đáp ứng yêu cầu xây dựng. Các đá biến chất
không phân phiến có tính chất xây dựng tương tự đá magma xâm nhập, các đá phân
phiến thì giống đá trầm tích cơ học.
Khả năng ổn định của khối đá biến chất phụ thuộc vào mức độ phong hóa, nứt
nẽ của khối đá. Vì vậy, khi xây dựng công trình cần nghiên cứu đặc điểm của đá biến
chất trong khu vực để đảm bảo an toàn cho công trình.
Đá hoa được sử dụng rộng rãi để làm vật liệu (điêu khắc, bột đá), các đá khác
chủ yếu làm đá hộc để kè bờ dốc, bờ sông và cốt liệu trong bê tông. Tính phân phiến
gây khó khăn khi khai thác khối đá có kích thước lớn.
BÀI 2. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐẤT XÂY DỰNG
2.1. Sự hình thành của đất
Đất được hình thành do kết quả của quá trình phong hóa đá gốc, sau đó được
vận chuyển và lắng đọng lại trong quá trình trầm tích trên bề mặt đất. Chúng là những
mảnh vụn rời rạc chưa được gắn kết với nhau trong quá trình trầm tích.
Các yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành đất là khí hậu, vật liệu gốc (đá
ban đầu), địa hình, sinh vật và thời gian.
Theo nguồn gốc và điều kiện hình thành chia ra: trầm tích lục địa, trầm tích
vũng vịnh và trầm tích biển. Trầm tích lục địa gồm các loại đất thành tạo trong đất liền
(tàn tích, sườn tích, bồi tích, lũ tích, hồ tích, băng tích, phong tích). Trầm tích vũng
vịnh là dạng đặc biệt của trầm tích thềm lục địa, bao gồm trầm tích tam giác châu,
trầm tích cửa sông. Trầm tích biển là những loại đất được hình thành ở biển.

19
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

2.2. Các thành phần cấu tạo của đất


Trường hợp tổng quát, đất gồm ba thành phần: rắn, lỏng và khí.
Phần rắn: gồm các hạt khoáng chất rắn thường chiếm phần lớn thể tích của đất.
Phần lỏng: chủ yếu là nước chiếm chỗ trong các lỗ rỗng của đất.
Phần khí: chiếm phần còn lại trong các lỗ rỗng của đất, gồm chủ yếu là không
khí.
Các tính chất của những thành phần này, tỷ lệ số lượng giữa chúng trong đất,
các tác dụng điện phân tử, hóa - lý, cơ học và các tác dụng tương hỗ khác giữa các
thành phần của đất quyết định bản chất của đất.
2.2.1 Thành phần rắn (cứng) của đất:
Chủ yếu gồm các hạt khoáng vật nguyên sinh hoặc thứ sinh có kích thước từ vài
xentimet đến vài phần trăm, phần nghìn milimet. Do vậy, các tính chất của đất phụ
thuộc vào thành phần khoáng chất của chúng.
a. Thành phần khoáng của đất (TPKV)
Thành phần khoáng chất của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng của
đá gốc và vào mức độ tác dụng của phong hoá đối với các đá gốc đó.
Các khoáng vật nguyên sinh: Thường gặp trong đất thiên nhiên là fenpat, thạch
anh và mica. Các hạt đất có chứa thành phần khoáng này thường có kích thước lớn.
Đối với các nhóm hạt lớn thường ít khi khác nhau về tính chất cơ - lý của chúng, ngay
cả những loại đất có lịch sử khác nhau, đồng thời thành phần khoáng cũng không có
ảnh hưởng nhiều tới tính chất cơ - lý của chúng.
Các khoáng vật thứ sinh: Tùy theo tính chất hòa tan trong nước chia thành hai
loại:
Khoáng vật thứ sinh không hòa tan trong nước, thường gặp nhiều nhất là
Mônmôrilônit, Ilit và Kaolinit (khoáng vật sét) và là thành phần chủ yếu của các hạt
sét nhỏ. Các hạt đất càng nhỏ thì tỷ diện tích của chúng càng lớn và ảnh hưởng đến
tính chất cơ lý của đất càng lớn.
Các khoáng vật thứ sinh hòa tan trong nước thường gặp là: Canxit, mica trắng,
thạch cao và muối mỏ,v.v...khi gặp nước thì bị hòa tan.
b. Thành phần hạt của đất
Trong tự nhiên đất do các hạt to nhỏ có thành phần khoáng vật khác nhau hợp
thành. Kích thước của các hạt thay đổi trong một phạm vi rất rộng lớn, từ hàng chục,
hàng trăm xentimet như các hòn đá tảng, cuội, đến vài phần trăm, vài phần nghìn
milimet như hạt sét. Hạt đất càng nhỏ thì tỷ diện tích càng lớn, do đó năng lượng mặt
ngoài càng lớn và tính chất của đất càng phức tạp. Còn đối với đất hạt to thì lỗ rỗng

20
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

giữa các hạt lớn, nên tính thấm nước lớn hơn đất hạt nhỏ. Điều đó nói lên rất nhiều
tính chất cơ - lý của đất có liên quan đến thành phần hạt của đất.
Khi nghiên cứu thành phần hạt của đất, trước hết phải tiến hành phân tích hạt
đất để phân chia đất thành các nhóm hạt. Nhóm hạt là nhóm các hạt đất có kích thước
khác nhau trong phạm vi nhất định nào đó nhưng tính chất cơ lý gần giống nhau. Ở
nước ta, việc phân chia các nhóm hạt theo mục đích xây dựng hiện nay thường dùng
bảng phân loại (bảng 1.2) sau đây:
Bảng 1.2. Phân nhóm theo đường kính hạt
Nhóm hạt Phân Kích thước hạt Tính chất chung
nhóm (mm)
Lớn >800
Đá lăn
Vừa 800 - 400
đá hộc
Nhỏ 400 - 200
Rất lớn 200 - 100
Đá dăm Lớn 100 - 60 Tính thấm lớn, không dính, độ dâng cao của
cuội Vừa 60 - 40 nước mao dẫn rất nhỏ, không giữ được nước
Nhỏ 40 - 20
Thô 20 - 10
Sạn, sỏi Vừa 10 - 5
Nhỏ 5-2
Thô 2 - 0,5 Dễ thấm nước, không dính, độ dâng cao của
Vừa 0,5 - 0,25 nước mao dẫn không lớn, gặp nước không nở
Hạt cát
Nhỏ 0,25 - 0,05 ra, khi khô không co lại, rời rạc, không thể hiện
tính dẻo, tính nén lún nhỏ.
Thô 0,05 - 0,01 Tính thấm nhỏ, hơi dính khi ướt, nước mao dẫn
Hạt bụi Nhỏ 0,01 - 0,002 dâng lên tương đối cao và nhanh, gặp nước nở
ra, khô không co nhiều.
Hầu như không thấm nước, tác dụng của nước
màng mỏng rõ rệt, lúc ẩm có tính dẻo, tính dính
Hạt sét < 0,002
lớn, gặp nước nở ra nhiều, khô co lại nhiều, tính
nén lún lớn.
Thành phần hạt hay thành phần cấp phối của đất là lượng chứa tương đối của
các nhóm hạt trong đất (tính theo % trên tổng khối lượng đất khô)
gi
Pi (%)  với gi – là khối lượng nhóm hạt thứ i
g
 Phương pháp xác định
- Phương pháp dùng rây: Phương pháp này dùng cho các loại đất hạt cát và lớn
hơn. Các cỡ rây như sau: 200; 100; 10; 5; 2; 1; 0,5; 0,25; 0,1mm.
- Phương pháp thuỷ lực (tỷ trọng kế): Dùng cho đất loại sét có d<0,1mmm và
dựa vào tốc độ lắng chìm của các hạt đất trong môi trường nước.
Nếu trong đất đồng thời có cả hai nhóm hạt đã nêu trên thì phải kết hợp cả hai
phương pháp thí nghiệm trên để xác định.
Kết quả thí nghiệm phân tích hạt của đất được biểu thị bằng đường cong cấp
phối của đất, vẽ trên hệ trục tọa độ bán logarit, trong đó trục hoành biểu thị logarit của
21
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

đường kính hạt còn trục tung thì biểu thị lượng chứa phần trăm của những hạt có
đường kính nhỏ hơn một đường kính đã cho nào đó. Chẳng hạn theo kết quả phân tích,
biểu diễn bởi đường cong cấp phối I của đất ở hình (1.14) thì lượng chứa hạt bụi là
72%, lượng chứa hạt cát 17% và lượng chứa hạt sét là 11%.
§¸ H¹t c¸t
H¹t cuéi H¹t sái H¹t bôi H¹t sÐt
100% t¶ng 100%
H¹t c¸t
83% (17%)
B' B
I) D10=0,0046mm
50
D60=0,041mm H¹t bôi
Cu=9 (72%)
II I
II) D10=0,17mm
D60=0,40mm
Cu=2,35 A' A 11%
10 H¹t sÐt
0 (11%)
100 10 1,0 0,1 0,01 0,001(mm)

Hình 1.14. Đường cong tích lũy hạt


Đường cong cấp phối của đất được dùng để xác định tên gọi, đường kính có
hiệu và hệ số không đồng đều của đất.
Hệ số không đồng đều được ký hiệu là Cu và được xác định theo công thức:
D 60
Cu  (1.1)
D10

Trong đó: D10 - là đường kính mà những hạt bằng nó và nhỏ hơn nó chiếm
10%; D60 - là đường kính mà những hạt có kích thước bằng và nhỏ hơn nó chiếm 60%
tổng khối lượng đất khô.
Hệ số không đồng đều Cu của một loại đất càng lớn thì cấp phối càng tốt và
ngược lại khi Cu càng nhỏ thì cấp phối càng kém.
Nhận xét: Đồ thị đường cong cấp phối càng thoải thì đất càng tốt.
c. Hình dạng hạt đất:
Hình dạng hạt đất rất khác nhau từ dạng hình cầu đến dạng tấm mỏng và hình
kim, do đó mà tính chất của đất sẽ khác nhau khi hình dạng của các hạt khác nhau.
Thông thường các nhóm hạt có kích thước lớn như hạt cát trở lên thì có hình
dạng tròn nhẵn hoặc sắc cạnh. Trong trường hợp này hình dạng của hạt đất sẽ có ảnh
hưởng nhiều đến tính chất của đất.
Đối với những nhóm hạt có kích thước nhỏ (như hạt sét hay hạt keo) có dạng
hình kim hoặc tấm mỏng. Tính chất cơ lý của đất không phụ thuộc vào hình dạng hạt
mà phụ thuộc vào TPKV của hạt đất.
2.2.2. Thành phần nước trong đất:
Đất trong tự nhiên luôn luôn chứa một lượng nước nhất định. Nước là một thành
22
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

phần có tác dụng rất chặt chẽ với các hạt đất, nhất là đối với các loại đất hạt nhỏ và có
chứa các chất hữu cơ. Do mối liên quan tác dụng tương hỗ đó đã làm ảnh hưởng rất
lớn đến tính chất cơ - lý của đất. Nước trong đất gồm nước trong khoáng vật của hạt
đất, nước kết hợp mặt ngoài hạt đất (nước hút bám, nước liên kết mạnh, nước liên kết
yếu), nước tự do (nước mao dẫn và nước trọng lực).
2.2.1. Nước trong khoáng vật của hạt đất:
Là loại nước tồn tại ở những vị trí nhất định trong mạng tinh thể của khoáng vật
dưới dạng ion (H+ và OH-) hoặc dưới dạng phân tử (H2O), nó là một bộ phận của
khoáng vật nên loại nước này ít ảnh hưởng đến tính chất cơ - lý của đất.
2.2.2. Nước kết hợp mặt ngoài hạt đất:
Được giữ lại trên bề mặt hạt đất do tác dụng hóa học, hóa - lý và điện phân tử.
Không chịu chi phối bởi trọng lực và cũng không truyền áp lực thủy tĩnh. Nó có ảnh
hưởng đên tính chất cơ lý của đất.
- Nước hút bám : Là loại nước bám rất chặt vào ngay mặt ngoài của hạt đất. Nó
không có khả năng hòa tan các loại muối, không thể trực tiếp di chuyển từ hạt đất này
sang hạt đất khác, tỷ trọng của loại nước này lớn hơn 1 và có giá trị khoảng 1,5.
Lượng chứa nước hút bám phụ thuộc vào từng loại đất, với đất cát là 0,5%, với đất sét
pha là 5 7% và đối với đất sét là 10  20%. Khi đất sét chỉ có nước hút bám thì đất ở
trạng thái rắn.
- Nước liên kết: Là loại nước bao ở ngoài nước hút bám và có thể phân ra thành
hai loại: nước liên kết mạnh và nước liên kết yếu.
Nước liên kết mạnh: Liên kết chặt với hạt đất, khó tách ra. Nó không chịu tác
dụng của trọng lực, chỉ khi nó hấp thụ đầy đủ nhiệt năng thì nó mới thoát khỏi ra khỏi
mặt hạt ở trạng thái hơi nước. Tỷ trọng của nó từ 1,2 đến 1,5. Nước liên kết mạnh có
thể chuyển từ hạt đất có bề dày màng nước lớn đến hạt đất có bề dày màng nước nhỏ
dưới tác dụng của lực hút phân tử. Khi trong đất tồn tại (có mặt) nước liên kết mạnh
thì đất ở trạng thái nửa rắn và chưa thể hiện tính dẻo.
Nước liên kết yếu: Là phần bọc ngoài cùng của nước liên kết, chiếm phần chủ
yếu trong màng nước liên kết và có thể bị tách ra khỏi bề mặt hạt đất. Tỷ trọng lớn hơn
1. Khi đất có chứa loại nước này và nếu kết cấu của đất bị phá hoại thì đất sẽ thể hiện
tính dẻo
2.2.3. Nước tự do:
Nước tự do là loại nước ở ngoài phạm vi tác dụng của lực điện phân tử của hạt
đất do đó nó có thể chuyển dịch ở trạng thái lỏng dưới tác dụng của ngoại lực như áp
lực thủy tĩnh và áp lực mao dẫn và có thể phân thành nước mao dẫn và nước trọng lực.
- Nước mao dẫn: Nước mao dẫn là nước chiếm một phần hay toàn bộ lỗ rỗng
của đất và có bề mặt giới hạn bởi các mặt khum.
23
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

- Nước trọng lực: Nước trọng lực là loại nước tồn tại trong các lỗ rỗng của đất
và có những tính chất thông thường của nước ở trạng thái lỏng nói chung. Nước này
vận động dưới tác dụng của trọng lực. Theo quan điểm xây dựng, đối với loại nước
này chúng ta cần lưu ý xét đến các vấn đề sau: khả năng hòa tan và phân giải của
nước, ảnh hưởng của áp lực thủy tĩnh đối với đất và ảnh hưởng của lực thấm do sự
chuyển động của nước trong đất đối với tính ổn định của đất.
2.3. Thành phần khí trong đất:
Nếu các lỗ rỗng trong đất thiên nhiên mà không chứa đầy nước, thì khí (thường
là không khí) sẽ chiếm chỗ trong các lỗ rỗng đó. Căn cứ vào sự ảnh hưởng của khí đối
với tính chất cơ - lý của đất, thì có hai dạng khí cơ bản trong đất cần phải xét đến là
khí tự do và khí hòa tan trong nước. Các khí tự do lại chia ra làm khí lưu thông với khí
trời và khí không lưu thông với khí trời - gọi là khí kín.
Các khí lưu thông với khí trời có nhiệt độ và áp suất gần giống nhiệt độ và áp
suất của không khí ở điểm đang xét. Khi có tác dụng của tải trọng ngoài lên đất thì các
khí này dễ dàng thoát ra khỏi đất.
Các khí kín (khí không lưu thông với khí trời) thường gặp trong các đất dính,
chủ yếu là trong đất sét. Sự xuất hiện của các khí kín ở trong đất sét có liên quan tới
kích thước to nhỏ khác nhau của các đường lỗ rỗng chằng chịt phức tạp trong đất. Loại
khí kín này tồn tại trong các đường lỗ rỗng của đất, ở trong tình trạng bị cách ly không
có khả năng vận động, thường thấy khi có các màng nước, cũng như nước mao dẫn và
nước tự do bất động choán một phần lỗ rỗng.
Sự tồn tại khí kín trong đất dính có ảnh hưởng lớn tới tính chất cơ học của đất,
các bọc khí này sẽ làm giảm tính thấm của đất, làm tăng tính đàn hồi và có ảnh hưởng
tới quá trình nén lún của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài.
Khí hòa tan trong nước, tùy theo thành phần hóa học có thể ảnh hưởng khác
nhau tới thành phần khoáng vật của đất. Một số khí tạo ra quá trình ôxy hóa, một số
khác lại tạo ra quá trình cacbonat hóa đất. Khi nhiệt độ tăng lên và áp lực giảm đi, khí
hòa tan trong nước ở các lỗ rỗng tách ra và trở thành khí tự do, lúc đó xảy ra sự phá
hoại kết cấu của đất. Điều này cần được xét tới khi đào hố móng, và khi lấy mẫu ở các
lỗ khoan lên để phân tích các tính chất cơ học của đất trong phòng thí nghiệm.
BÀI 3. CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ CỦA ĐẤT
Đất là một hệ phân tán gồm ba pha chủ yếu: pha rắn (hạt đất), pha lỏng (nước)
và pha khí, trong tự nhiên tỷ lệ ba pha thường thay đổi, đặc biệt là pha lỏng (hình
1.15). Khi tỷ lệ ba pha thay đổi thì trạng thái vật lý thay đổi và dẫn đến các đặc trưng
về cơ học của đất cũng thay đổi. Tỷ lệ về phân phối về trọng lượng và thể tích của các
pha trong đất (chủ yếu là pha rắn và pha lỏng) gọi chung là các đặc trưng về tính chất
vật lý của đất.

24
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Hình 1.15 Mô hình cấu tạo 3 pha của đất xây dựng

Trong đó: Q, Qh, Qn, Qk lần lượt là trọng lượng của mẫu đất, hạt rắn, nước và
khí của đất.
V, Vh, Vn, Vk, Vr lần lượt là thể tích tự nhiên, thể tích hạt, thể tích nước, thể tích
khí và thể tích lỗ rỗng của đất.
5.1. Các chỉ tiêu vật lý xác định bằng thí nghiệm
5.1.1 Dung trọng tự nhiên của đất (  )
Dung trọng là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái tự nhiên (g/cm3,
T/m3; N/cm3; kN/m3).
Q
 (1.2)
V

Dung trọng tự nhiên thông thường thay đổi từ 1,4 – 2,1 T/m3 và phụ thuộc vào
pha rắn và trạng thái của đất đá. Khi độ ẩm thay đổi, mức độ chặt xốp thay đổi thì
dung trọng tự nhiên thay đổi. Dung trọng tự nhiên của đất được xác định trên mẫu
nguyên dạng bằng phương pháp dao vòng theo TCVN 4202-2012 hoặc phương pháp
bọc sáp parafin (mẫu có kết cấu phá hủy).

5.1.2 Độ ẩm tự nhiên của đất (W)


Độ ẩm của đất đá là tỷ số giữa trọng lượng nước có trong đất và trọng lượng đất đã
sấy khô (thường sấy ở 1000C – 1050C, đơn vị độ ẩm được biểu thị % hoặc số thập
phân)
Qn
W .100 (%) (1.3)
Qh
Độ ẩm của đất thay đổi tùy thuộc vào lượng nước chứa trong đất và độ rỗng của
đất. Lượng nước chứa trong đất, ngoài sự phụ thuộc vào độ lỗ rỗng và mức độ lấp đầy
nước trong các lỗ rỗng, nó còn phụ thuộc vào khả năng hấp phụ nước của hạt đất. Đất
loại sét khi có hàm lượng hạt sét càng cao và tính ưa nước càng lớn thì độ ẩm thường
càng lớn. Độ ẩm của đất thay đổi trong phạm vi rộng, từ vài % (đất loại cát) đến
>100% (đất có chứa hữu cơ, than bùn). Độ ẩm của đất thường được xác định bằng
phương pháp sấy khô đất trong phòng bằng tủ sấy đến trọng lượng không đổi ở nhiệt
25
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

độ 100-1050C theo TCVN 4196-2012 hoặc đốt cồn.


5.1.3. Dung trọng hạt của đất (  h )
Dung trọng hạt là là trọng lượng của một đơn vị thể tích phần hạt rắn của đất
(g/cm3, T/m3; N/cm3; kN/m3 )
Qh
h  (1.4)
Vh
Do dung trọng hạt của đất chỉ đặc trưng cho pha rắn của đất đá, vì vậy chỉ phụ
thuộc vào thành phần vật chất cấu tạo nên pha rắn, đó là thành phần khoáng vật của
đất. Khi trong đất có khoáng vật nặng thì trọng lượng riêng lớn, ngược lại đất chứa
hữu cơ và than bùn thì trọng lượng riêng nhỏ. Trọng lượng riêng của đất được xác định
bằng phương pháp bình tỷ trọng theo TCVN 4195-2012. Trọng lượng riêng một số
loại đất như sau: cát và cát pha  h  2,60  2,65 g/cm3; sét pha  h  2,67  2,70 g/cm3.
Tỷ trọng của đất khác với dung trọng hạt đất, nó là đại lượng không có thứ nguyên.
Qh Q
  h (1.5)
 0 .Vh Vh
Tỷ trọng của đất không phụ thuộc vào độ lỗ rỗng và độ ẩm của đất mà phụ thuộc
vào tỷ trọng các hạt khoáng vật trong đất. Tỷ trọng của đất thông thường thay đổi từ
2,5- 2,8; đất chứa khoáng vật nặng thì tỷ trọng lớn và đất chứa hữu cơ thì tỷ trọng bé.
Tỷ trọng được xác định bằng phương pháp bình đo tỷ trọng theo TCVN 4195-2012.
5.2. Các chỉ tiêu vật lý của đất xác định bằng tính toán

5.2. 1. Dung trọng khô của đất (  k )


Dung trọng khô của đất là trọng lượng của hạt đất trong một đơn vị thể tích đất tự
nhiên (g/cm3, T/m3; N/cm3; kN/m3 )
Qh
k  (1.6a)
V
Dung trọng khô tương đối ổn định vì nó không phụ thuộc vào độ ẩm mà nó phụ
thuộc vào độ rỗng và thành phần khoáng vật của đất đá. Trong đất xốp rời có lượng
hữu cơ ít thì dung trọng khô chỉ phụ thuộc vào cách sắp xếp các hạt. Trong xây dựng
dung trọng khô được dùng để đánh giá mức độ chặt, xốp của đất, khi  k càng lớn thì
đất càng chặt. Nó được dùng rất nhiều trong việc đánh giá chất lượng đất đắp thuộc
các lĩnh vực xây dựng giao thông và thủy lợi.
Giá trị dung trọng khô có thể xác định theo độ ẩm W và dung trọng tự nhiên theo
biểu thức :
Qn V    k  
W    k  T/m3; g/cm3 (1.6b)
Qh V . k 1W
5.2. 2. Độ lỗ rỗng của đất (n)
Độ lỗ rỗng của đất đá là tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng trong đất và thể tích toàn bộ
26
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

mẫu đất.
Vr
n .100 (1.7)
V
k
Hay độ lỗ rỗng còn được xác định theo công thức sau: n  1  (1.8)
. 0
5.2.3. Hệ số rỗng của đất, e
Hệ số rỗng là tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng trong đất và thể tích hạt rắn trong mẫu đất.
Vr
e (1.9)
Vh
Quan hệ toán học giữa độ rỗng (n) với hệ số rỗng (e) có thể suy ra từ các biểu thức
sau :
e n
n (1.10a) ; e (1.10b)
1 e 1 n
Hiện nay, việc xác định độ rỗng và hệ số rỗng của đất đá thường được tính toán từ
các chỉ tiêu vật lí khác, vì việc xác định độ rỗng trực tiếp rất khó khăn. Do đó có thể
xác định hệ số rỗng theo biểu thức sau:
. 0 (1  0,01W ) h
e  1 (1.11a) hoặc e  1 (1.11b)
 k
5.2.4. Độ ẩm toàn phần của đất (Wtf )
Độ ẩm toàn phần của đất nghĩa là độ ẩm về lý thuyết ứng với lúc nước chứa đầy
các lỗ rỗng trong đất (đất ở trạng thái bão hòa) và được xác định theo công thức sau
Qn (bãohòa) n.V . 0 
W    e. 0 (1.12)
tf
Qh 1  n.V .. 0  h

5.2.5. Độ bão hoà (G)


Độ bão hoà là tỷ số giữa trọng lượng nước chứa trong đất và trọng lượng nước khi
chứa đầy trong các lỗ rỗng của đất.
Vn Q W W . h
G  n hoặc G   (1.13a)
Vr Vn . 0 Wtf e. 0
Đối với đất cát, có thể căn cứ độ bão hòa có thể đánh giá trạng thái của đất như
sau: Đất ít ẩm (0<G≤0,5), đất ẩm vừa (0,5<G≤0,8), đất bão hòa (G>0,8)
Độ bão hòa còn có thể xác định bằng các công thức nội suy sau :
W . k W . h W . h (1  n)
G   (1.13b)
n e n
5.2.6. Dung trọng bão hòa của đất(  bh
)
Dung trọng bão hoà là dung trọng của đất khi các lỗ rỗng chứa đầy nước g/cm3,
T/m3; N/cm3; kN/m3).

27
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Qh  Qn bãohòa 
 bh  (1.14a)
V
Hay  bh   dn   0 (1.14b)
5.2.7. Dung trọng đẩy nổi
Dung trọng đẩy nổi là dung trọng của đất khi bị ngập dưới mặt nước tự nhiên, tức
là bằng tỷ số giữa trọng lượng nổi của phần thể tích rắn trong khối đất và thể tích của
khối đất đó (g/cm3, T/m3; N/cm3; kN/m3 )
Qh   0 .Vh  0    0 
 đn   (1.15a)
V 1 e
Dung trọng đẩy nổi cũng bằng dung trọng bão hòa theo công thức sau:
 dn   bh   0 (1.15b)
Dung trọng đẩy nổi của đất đá được dùng để tính ổn định của nền, mái dốc trong
đới bão hòa nước và đánh giá hiện tượng cát chảy.
Bảng1.3. Bảng tổng hợp tính chất vật lý đất
STT Chỉ tiêu xác định Công thức tính toán
. 0 (1  0,01W )  n
1 Hệ số rỗng e 1; e  h 1 ; e 
 k 1 n
e
2 Độ lỗ rỗng n
1 e
3  .0,01W 0,01W .
G G
Độ bão hòa  0 1  0,01W    ; e

k
4 Dung trọng hạt h  ;  h  . o
1 n

5 Dung trọng khô  k   h 1  n  ;  k 
1 0,01W
 đn 
  1 o ;     
6 Dung trọng đẩy nổi hạt đất đn bh 0
1 e

BÀI 4. PHÂN LOẠI ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI CỦA ĐẤT
4.1. Phân loại đất
Phân loại đất nhằm có cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với thực tế
tự nhiên hơn, từ đó có thể sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình. Để phân loại
đất, khi chọn các đặc trưng cần phải chú ý làm sao cho các đặc trưng này thỏa mãn các
yêu cầu sau:
- Phản ánh được một cách khách quan và đầy đủ các đặc điểm của đất là một
sản vật tự nhiên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
- Phải thích hợp với mục đích sử dụng đất vào xây dựng công trình.

28
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Trong cơ học đất chia ra đất rời và đất dính


 Đối với đất rời
Do tính dính không có nên độ lớn và thành phần cấp phối của hạt đất có khả
năng phản ánh được đầy đủ các tính chất cơ lý của đất như tính thấm, tính nén lún và
cường độ chống cắt, v.v... Phân loại đất rời theo TCVN 9362:2012 thể hiện bảng 1.4.
Phương pháp xác định: dựa vào nguyên lý cộng dồn hàm lượng % các hạt nằm
trên sàn (phương pháp rây), nếu thỏa mãn như bảng thì dừng lại và xác định tên đất
gi
Pi   Ai (%) (1.16a)
g
g1
P1   A1 (%) (1.16b)
g
g2
P2  A2   A1  A2 (%) (1.16c)
g
Bảng 14. Phân loại đất theo Việt Nam TCVN 9362:2012
Số thứ tự Tên đất Căn cứ để phân loại
Đất rời Hàm lượng cỡ hạt
1 Tảng lăn Cát hạt có d > 200mm chiếm trên 50%
2 Dăm cuội Cát hạt có d > 10mm chiếm trên 50%
3 Sỏi sạn Cát hạt có d > 2mm chiếm trên 50%
4 Cát sạn Cát hạt có d > 2mm chiếm trên 25%
5 Cát thô Cát hạt có d > 0,5mm chiếm trên 50%
6 Cát vừa Cát hạt có d > 0,25mm chiếm trên 50%
7 Cát nhỏ Cát hạt có d > 0,1mm chiếm trên 75%
8 Cát bụi Cát hạt có d > 0,1mm chiếm ít hơn 75%

 Đối với đất dính


Đối với đất dính trạng thái dẻo là một trạng thái đặc biệt quan trọng vì tính dẻo
của đất dính là kết quả tác dụng tương hỗ giữa hạt đất và nước. Do đó khi phân loại đất
dính làm nền công trình người ta dựa vào chỉ tiêu chỉ số dẻo là thích hợp nhất, chỉ số
dẻo ký hiệu là  hoặc là IP (Index plastic) theo bảng phân loại (1.5)
=IP = Wnh - Wd (1.17)
Trong đó:Wnh , Wd - là độ ẩm giới hạn nhão và độ ẩm giới hạn dẻo của đất.
Bảng 1.5. Phân loại đất dính theo chỉ số dẻo TCVN 9362:2012
Loại đất sét Chỉ số dẻo IP,%
Á cát (cát pha) 1 ≤ Ip ≤ 7
Á sét (sét pha) 7 ≤ Ip ≤ 17
Sét Ip > 17
29
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

 Ngoài ra còn có phân loại đất bùn


Đất bùn có đặc điểm là kết cấu dễ bị phá hủy khi chịu tác dụng của tải trọng
ngoài còn rất nhỏ, đất bùn được phân loại như sau:
Bảng 1.6. Phân loại đất bùn
Loại bùn Hệ số rỗng
- Bùn á cát e  0,9
- Bùn á sét e  1,0
- Bùn sét e  1,5
 Phân loại theo AASHTO
Bảng 1.7. Phân loại đất và các hỗn hợp nhóm hạt đất của
Hiệp hội Đường bộ quốc gia Mỹ M-145 ( AASHTO).

 Theo hệ thống phân loại thống nhất cuả Mỹ USCS


Bảng 1.8. Hệ thống phân loại đất thống nhất (ASTM D - 2487)

Phân chia rộng Tên gọi điển hình Tiêu chuẩn phân loại theo phòng thí nghiệm
hiệu
1 2 3 4
Sỏi cuội Sỏi cuội cấp phối tốt, sỏi cuội Hàm lượng D60 ( D30 ) 2
không GW Cu  4 Cc   1 3
Đất Đất lẫn cát, không hoặc ít hạt nhỏ sỏi cuội, cát D10 [( D60 )  ( D10 )]
sỏi cuội sỏi hoặc ít xác định từ
có hạt Sỏi cuội cấp phối kém, sỏi cuội Không đạt những chỉ số yêu cầu
cuội <50% GP đường cong
nhỏ lẫn cát, hoặc không có hạt nhỏ cho GW
hơn lượng cấp phối.
50% hạt có Sỏi cuội lẫn bụi cát (trong xây Tùy theo Các giới hạn
trên đường d dựng đường phân biệt GMd và hàm lượng Atterberg thấp
Sỏi cuội GMu Các giới hạn
rây kính
lẫn cát GMu; LL  28 ; IP  6 là d, hạt nhỏ hơn hơn đường A
Atterberg trên
N020 lớn hơn LL>28 là u) mặt rây hoặc IP<4
hạt nhỏ đường A, IP
0(0,0 mặt rây N0200 đất Các giới hạn
(hạt nhỏ tỏng khoảng 4-7
74m N04(4,7 sỏi cuội Atterberg thấp
đáng kể) GC Sỏi cuội lẫn sét cát cần có tên kép
m) 6 mm) phân biệt hơn đường A
như sau: với IP>7

30
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020
Ít hơn 5% D60 ( D30 ) 2
Cát cấp phối tốt, có lẫn ít sỏi, ít Cu  6 Cc   1 3
Cát sạch SW GW, GP,
Đất hoặc không có hạt nhỏ D10 [( D60 )  ( D10 )]
hoặc SW, SP
sỏi
không có Lớn hơn
cuội Cát Cát cấp phối kém, có lẫn sỏi, ít Không đạt những chỉ số yêu cầu
hạt nhỏ SP 12%; GM,
hơn <50% hoặc không có hạt nhỏ cho GW
GC,SM,SC
50% lượng
Các giới hạn
trên hạt qua
Cát lẫn bụi (chỉ số d, u như trong Atterberg thấp Các giới hạn
rây mặt rây SMu d
loại GM) Từ 5% đến hơn đường A Atterberg trên
N020 N04(4,7 Cát có
12% cần hoặc IP<4 đường A, IP
0(0,0 6 mm) lẫn hạt
dung một tên Các giới hạn tỏng khoảng
74m nhỏ
gọi kép Atterberg thấp 4-7 cần có tên
m) SC Sỏi cuội lẫn sét cát
hơn đường A với kép
IP>7
Biểu đồ tính dẻo

60
Đất sét rất dẻo
50
)
A" -20
g " (W L
Đất hạt nhỏ ờn

Chỉ sổ dẻo I p
40 3
Đư =0,7
 50% qua Bụi và sét có
Bụi vô cơ và cát rất mịn, cát nhỏ 30
Ip

mặt rây giới hạn ML Đất sét ít dẻo CL


Đất bột rất dẻo
lẫn bụi sét độ dẻo nhỏ
N0200(0,074 chảy <50 20

mm) 10 ML và
Đất hữu cơ rất
CL - ML dẻo OH
OL
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Giới hạn nhão WL

4.2. Đánh giá trạng thái của đất

4.2.1. Đối với đất rời


a. Độ chặt của đất
Độ chặt tự nhiên của các đất rời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trạng thái của
đất rời khi làm nền cho các công trình. Vì những loại đất rời này hoàn toàn không có
tính dẻo, cho nên trạng thái vật lý của nó được biểu thị bằng độ chặt là hợp lý nhất, có
thể đánh giá thông qua hệ số rỗng e như sau:
Bảng 1.8. Tiêu chuẩn và độ chặt của đất cát
Độ chặt
Loại cát
Chặt Chặt vừa Xốp
Cát sỏi, cát to, cát vừa e < 0,55 0,55  e  0,70 e > 0,70
Cát nhỏ e < 0,60 0,60  e  0,75 e > 0,75
Cát bụi e < 0,60 0,60  e  0,80 e > 0,80
Ngoài ra người ta còn đưa ra chỉ tiêu độ chặt tương đối ký hiệu là D để đánh giá
trạng thái của đất cát và được định nghĩa như sau:
emax  e
D (1.18)
emax  emin
Trong đó: emax - Là hệ số rỗng của đất cát ở trạng thái xốp nhất, được xác định
trong phòng thí nghiệm bằng cách đổ nhẹ cát khô vào bình có vạch đo dung tích không
có chấn động, từ đó xác định được  min
k
và tính emax.

31
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

emin - Là hệ số rỗng của đất cát đó ở trạng thái chặt nhất được xác định trong
phòng thí nghiệm, bằng cách đổ cát vào bình có vạch đo dung tích, rung chặt từ đó xác
định được  max
k
và tính emin.
e - Là hệ số rỗng của đất cát đó ở trạng thái tự nhiên.
Căn cứ vào độ chặt tương đối D người ta đánh giá độ chặt của đất cát như sau:
D 1/3 Đất cát xốp
1/3< D 2/3 Đất cát chặt vừa
2/3< D  1 Đất cát chặt
Ngoài ra có thể đánh giá độ chặt của đất rời thông qua kết quả thí nghiệm ở hiện
trường bằng xuyên động và xuyên tĩnh.
Bảng 1.10. Độ chặt theo thí nghiệm xuyên động
Số lần búa rơi (N) Độ chặt tương đối (D) Trạng thái của đất
1–4 < 0,2 Rất xốp
5–9 0,2 - 0,33 Xốp
10 – 29 0,33 - 0,66 Chặt vừa
30 – 50 0,66 - 1,0 Chặt
> 50 >1 Rất chặt
Bảng 1.11 Sức kháng mũi xuyên theo độ chặt của đất cát (100 Kpa)
Độ sâu Cát thô Cát vừa Cát nhỏ
(m) Chặt Chặt vừa Chặt Chặt vừa Chặt Chặt vừa
5 150 150 - 100 100 100 - 60 60 60 - 30
10 220 220 - 150 150 150 - 90 90 90 - 40
b. Chỉ tiêu đánh giá độ ẩm của đất rời
Đối với đất rời, mức độ khô hay ẩm, ít ảnh hưởng đến cường độ của đất, nên nó
giữ nguyên được kết cấu tự nhiên của nó khi độ ẩm thay đổi. Tuy vậy, để chọn độ sâu
đặt móng các công trình trên nền đất cát thì đặc trưng này lại rất cần. Vì vậy theo qui
phạm về nền dùng độ bão hòa để phân loại trạng thái của đất cát như sau:
G  0,5 : Thuộc đất hơi ẩm
0,5 < G  0,8 : Thuộc đất ẩm
G > 0,8 : Thuộc đất bão hòa nước
4.2.2. Đối với đất dính
a. Các trạng thái độ ẩm của đất
Đối với đất dính thì không thể tách rời trạng thái độ chặt riêng rẽ với trạng thái
độ ẩm, đối với đất dính khi lượng nước chứa trong đất thay đổi thì trạng thái vật lý của
đất sẽ thay đổi. Các loại đất dính có thể tồn tại ở trạng thái cứng khi độ ẩm rất nhỏ, và
khi độ ẩm tăng dần lên thì đất bớt cứng chuyển dần sang trạng thái dẻo, độ ẩm tiếp tục
tăng nữa thì đất sẽ dẫn đến trạng thái chảy nhão.

32
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Để đánh giá trạng thái của đất dính người ta dùng đặc trưng độ sệt (hay độ đặc),
ký hiệu là B. Công thức định nghĩa của độ sệt là:
W  Wd
B (1.19)
Wnh  Wd

Trong đó : W, Wnh, Wd - Là độ ẩm tự nhiên, giới hạn nhão và giới hạn dẻo của đất
 Độ ẩm giới hạn nhão (Wnh):
Là độ ẩm ranh giới giữa trạng thái dẻo và trạng thái nhão. Nó được xác định
bằng cách nhào đất tự nhiên với nước cho đến trạng thái mà khi thả quả chuỳ tiêu
chuẩn nặng 76gam, đầu nhọn 300. Mũi chùy lún sâu vào đất 10mm trong 5 giây. Hoặc
ở Tây Âu và Mỹ thì dùng cách làm của Casagrande: Cho đất đã nhào trộn vào một bát
chỏm cầu (r = 54mm, đất dày 8mm), cắt đất thành hai phần một rãnh hình chữ V, làm
rung bằng cách nâng lên thả rơi xuống. Nếu sau 25 lần như vậy hai má đất vừa chập
vào nhau thì đất đã tới giới hạn nhão, đem xác định độ ẩm của đất ấy thì đó là giới hạn
nhão của đất (Hình 1.16).

Hình 1.16. Thiết bị Casagrande


 Độ ẩm giới hạn dẻo (Wd):
Là độ ẩm ranh giới giữa trạng thái cứng và trạng thái dẻo. Nó được xác định
bằng độ ẩm của đất mà ta có thể lăn đất trên một tấm kính mờ cho khô dần và hình
thành các dây đất có đường kính 3mm, dài 10cm khi các dây đất này bắt đầu rạn nứt.
b. Đánh giá trạng thái của đất qua độ sệt B
Theo quy phạm hiện nay người ta phân trạng thái của đất dính theo các trạng
thái như bảng (1.12).
Bảng 1.12. Đánh giá trạng thái của đất dính theo TCVN 9362-2012
Đất và trạng thái Độ sệt B
Đất cát pha (á cát) :
- Rắn B<0
- Dẻo 0B1
- Chảy (nhão) B>1
33
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Đất sét pha và sét ( á sét, sét):


- Rắn B<0
- Nửa rắn 0  B  0,25
- Dẻo 0,25 < B  0,5
- Dẻo mềm 0,5 < B  0,75
- Dẻo chảy 0,75 < B  1
- Chảy ( nhão) B>1
Trạng thái của dính đất còn có thể xác định bằng phương pháp xuyên tĩnh hiện
trường. Tuy vậy, khi sử dụng các kết quả đó cũng cần phải kiểm tra lại theo chỉ tiêu độ
sệt xác định qua độ ẩm.
Bảng 1.13. Xác định trạng thái của đất theo kết quả xuyên tĩnh
Sức kháng mũi xuyên (Kpa) Trạng thái của đất
10.000 Cứng
10.000 - 5.000 Nửa cứng
5.000 - 2.000 Dẻo
2.000 - 1.000 Dẻo mềm
< 1.000 Dẻo chảy

BÀI 5. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ - LÝ THƯỜNG XẢY RA TRONG ĐẤT


5.1. Tính dính của đất
Tính dính là khả năng chịu lực kéo (dù rằng lực đó rất nhỏ) của các loại đất
dính. Đất có khả năng chịu lực kéo vì giữa các hạt đất dính có những liên kết kết cấu
giữ chặt nó lại với nhau. Dựa vào bản chất và nguyên nhân tạo thành nó, người ta có
thể phân ra thành hai loại như sau: lực dính do lực hút phân tử gây ra và lực dính do
các liên kết xi măng và các liên kết kết tinh có sẵn giữa các hạt
5.2. Tính co và nở của đất
Tính co là khả năng giảm thể tích trong quá trình bốc hơi nước, còn tính nở là
khả năng tăng thể tích của đất dính khi ngậm nước.
Hiện tượng trương nở đó thường làm cho cường độ của đất giảm xuống, toàn
bộ khối đất bị biến dạng và phá hỏng, do đó gây ra nhiều tác hại cho các công trình
xây dựng trên nền đất đó, phá hoại tính ổn định của bờ dốc, bờ đường, gây bùng nền,
v.v...
Khi đất sét bị khô nứt sẽ co lại, khi đất co thì chuyển vị của các điểm trong khối
đất xảy ra không giống, do đó gây ra tình hình ứng suất không đều và làm cho khối đất
nứt nẻ, cường độ giảm đi, tính thấm tăng lên. Vì vậy, khi dung làm đất đắp đê, đắp
đập, hay đắp nền đường cần phải lưu ý hiện tượng này.
5.3. Tính tan rã của đất:

34
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Tính chất tan rã của đất là tính chất của đất khi bỏ vào nước thì phát sinh hiện
tượng mất hết tính dính và trở thành một khối rời rạc, có thể là do hiện tượng trương
nở phát triển mà thành.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tan rã là thành phần khoáng vật, thành phần
hạt, thành phần hóa học và nồng độ ion trong trong dung dịch chứa trong đất và nước,
kết cấu và cơ cấu của đất.
Khi đánh giá tính chất tan rã của đất người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
- Thời gian tan rã: là thời gian tan rã hoàn toàn của một mẫu đất nhất định.
- Đặc điểm và các hiện tượng xảy ra trong quá trình tan rã.
- Tốc độ tan rã, tính bằng hàm lượng phần trăm phần đất bị tan rã so với mẫu
đất ban đầu để trong một đơn vị thời gian.
Tính tan rã của đất có một ý nghĩa thực tế rất lớn khi đánh giá đất làm vật liệu
đắp đập, đắp đê, đắp đường, đánh giá ổn định của bờ dốc, bờ kênh đào, đánh giá tính
chất chống xói lở của đất v.v... Căn cứ vào đặc tính tan rã của đất ta có thể phán đoán
mức độ ảnh hưởng đến việc thi công, sử dụng các công trình mà từ đó đề ra biện pháp
xử lý, đề phòng cho thích hợp.
5.4. Hiện tượng Tikxotrofia trong đất:
Do ảnh hưởng của tải trọng động, một số đất sét và đất bùn có thể chuyển sang
trạng thái chảy nhão rồi biến thành dung dịch, lúc này đất hoàn toàn mất hết lực dính
kết cấu và nếu để sau một thời gian không tác dụng tải trọng động nữa, các đất ấy lại
hoàn toàn phục hồi các đặc tính cũ như là kết cấu, độ sệt, độ rỗng, v.v... Quá trình đó
có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Hiện tượng xảy ra như trên gọi là hiện tượng
Tikxotrofia. Đất mang tính chất này gọi là đất Tikxotrofia.
Điều kiện xảy ra hiện tượng Tikxotrofia:
- Đất chứa nhiều hạt phân tán nhỏ như hạt keo, đặc biệt là chứa nhiều Bentônít
hay nói rõ hơn là chứa nhiều loại khoáng vật Mônmôrilônit.
- Đất đó phải bão hòa nước.
- Đất đó chịu tác dụng của tải trọng động.
Dựa vào các điều kiện trên có thể nhận thấy rằng hiện tượng Tikxotrofia thường
hay xảy ra ở những loại đất trầm tích trẻ, chứa nhiều hạt keo.
Vì hiện tượng đó có ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện ổn định của các công trình
xây dựng, do đó trong xây dựng cần phải quan tâm chú ý đến, đặc biệt là khi thi công
đóng cọc có thể gây ra ảnh hưởng hoặc làm hư hỏng các công trình lân cận.
5.5. Hiện tượng biến loãng của đất cát:

35
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

Hiện tượng biến loãng (chảy lỏng) của đất cát có thể gặp ở các đất cát nhỏ no
nước, khi chịu tải trọng rung ở những điều kiện nhất định. Nếu các loại này được dùng
làm nền cho các móng máy, hoặc làm vật liệu đắp các đê, đập thì trong những điều
kiện ấy, đất nền sẽ bị đùn ra ngoài, hoặc khối đất đắp sẽ bị đổ sụp, gây ảnh hưởng tai
hại cho công trình.
Giáo sư N.M.Gerxevanov và giáo sư N.N.Maxlov cho rằng: Đất cát nhỏ bão
hòa nước phát sinh hiện tượng chảy lỏng (biến loãng) là vì, khi có tác dụng của tải
trọng động thì áp lực nước lỗ rỗng xuất hiện đột ngột và có trị số lớn ở tại vị trí tác
dụng của tải trọng động đó, rồi truyền đi rất nhanh lên toàn bộ khối đất bão hòa nước.
Trong những trường hợp nếu trị số áp lực đó vượt quá trọng lượng bản thân của đất ở
trong nước thì các điểm tiếp xúc giữa các hạt bị phá hoại và đất chuyển sang hoàn toàn
như một dung dịch.
Cường độ chống cắt của đất cát lúc này hầu như bằng không và cả khối đất
hoàn toàn mất sức chịu tải, dẫn đến sự phá hoại công trình.
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu người ta thấy rằng hiện tượng biến loảng dễ xảy ra
hơn cả ở các đất cát có hình dạng tròn nhẵn, đường kính D10 của hạt bé hơn 0,1mm, hệ
số không đồng đều Cu < 5 và độ rỗng (n) vào khoảng 0,44 đồng thời trong đất có chứa
một ít hạt sét.
Hiện tượng biến loãng có ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng, do đó
việc đề phòng, tránh hiện tượng này xảy ra là sự cần thiết đối với chúng ta và hiện nay
thường dùng các biện pháp sau đây:
- Giảm bớt cường độ của tải trọng động.
- Làm tăng độ chặt của đất cát.
- Tăng cường khả năng thoát nước của đất cát.
- Cải thiện tình hình phân bố ứng suất trong đất.
5.6. Tính đầm chặt của đất:
Là tính chất của đất có thể tạo ra 1 kết cấu mới chặt hơn khi chịu tác dụng của
tải trọng đầm nén, xung kích. Tính chất này của đất rất thuận lợi cho việc dùng đất làm
vật liệu để xây dựng những công trình bằng đất như đắp nền đường, đê, đập. Trong
thực tế khi làm nền đường, đắp đập, đắp đê và gia cố nền thường cần phải đầm đất tới
một độ chặt cần thiết để cho các công trình nêu trên đủ độ bền vững, ổn định và các
tính thấm, tính nén lún, v.v... giảm đi. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đầm
chặt đất là: cấp phối của đất, độ ẩm của đất, công đầm nén.
Thiết bị thí nghiệm bao gồm
* Thí nghiệm proctor thông thường:
* Thí nghiệm proctor cải tiến:
36
Chương 1- Địa kỹ thuật 2020

* Thí nghiệm proctor do công binh Mỹ cải tiến:


* Thí nghiệm CBR ( California Bearing Ratio)
5.7. Tính thấm của đất:
Tính thấm là một đặc tính quan trọng của đất, cần được chú ý đến khi nghiên
cứu các tính chất cơ học của chúng. Ảnh hưởng của tính thấm gây ra hiện tượng xói
đùn đất nền dưới các công trình xây dựng nói chung và dưới các công trình thủy lợi
nói riêng, ngoài ra còn gây ra các hiện tượng sụt lở các mái dốc.

37

You might also like