You are on page 1of 3

BÀI 20: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỮU CƠ

I. TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của ...(1)....................... (trừ CO, CO 2, ure ((NH2)2CO), muối cacbonat, xianua,
cacbua,...).
- Hóa học ...(2)......................... là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
- Dựa vào thành phần ...(3)................................, hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại: ...(4)...............................
(CH4, C2H4, C6H6) và ...(5).......................................................... (C 2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3,
CH3NH2,...).
- Đặc điểm của hợp chất hữu cơ:
+ Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố ...(6)................................ có độ âm điện khác nhau không nhiều, nên liên
kết hóa học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết ...(7)...................................
+ Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...(8).....................................
+ Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan ...(9).............................., nhưng ...(10).......................... trong dung môi
hữu cơ.
+ Các hợp chất hữu cơ thường ...(11)................................ với nhiệt và ...(12)..............................
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra ...(13)............................... và theo nhiều hướng khác
nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra ...(14)............................. sản phẩm.
+ Phân tích định tính nhằm xác định ...(15)..................................................... của hợp chất hữu cơ.
+ Phân tích định lượng nhằm xác định ...(16).................................................... của các nguyên tố trong hợp chất hữu
cơ.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT CÔNG THỨC THÀNH PHẦN THUỘC LOẠI HỢP CHẤT
NGUYÊN TỐ VÔ CƠ HỮU CƠ
HIĐROCACBON DẪN XUẤT CỦA
HIĐROCACBON
1 CO2
2 CH4
3 C2H5OH
4 CH3COOH
5 CH3COOCH3
6 CO
7 Na2CO3
8 (NH2)2CO
9 C2H5NH2
10 H2NCH2COOH
11 C4H10
12 CH3CHO
13 C6H12O6
14 C4H8
15 C6H6
Câu 3:
a. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một hỗn hợp chất hữu cơ X, thu được 1,12 lít CO 2 (đktc) và 1,08 gam H2O.
Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong X.
b. Đốt cháy 5,8 gam chất X, thu được 2,65 gam Na 2CO3, 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2. Tính phần trăm khối
lượng của các nguyên tố trong X.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng
dung dịch Ba(OH)2, thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun
nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong X.

1
II. TRẮC NGHIỆM
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br.
C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 3: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong
các chất trên là bao nhiêu ?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
● Mức độ thông hiểu
Câu 4: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon(II) oxit,
cacbon(IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua,...
C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon(II) oxit,
cacbon(IV) oxit.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.
Câu 5: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 6: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là :
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 7: Thuộc tính không phải của các hợp chất hữu cơ là :
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 8: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
C. CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
Câu 9: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N,… thành các chất vô cơ dễ nhận biết.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét.
Câu 10: Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO,
người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2.
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ.
B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.

2
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi.
Câu 11: Để xác nhận trong phân tử chất hữu cơ có nguyên tố H người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua P2O5.
B. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua CuSO4 khan.
C. Đốt cháy thấy có hơi nước thoát ra.
D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc.
Câu 12: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C 6H12O6 :

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?
A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H.
C. Xác định sự có mặt của H. D. Xác định sự có mặt của C.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam chất hữu cơ X, thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Phầm trăm
khối lượng của oxi trong hợp chất hữu cơ là
A. 46,65%. B. 53,33%.. C. 33,33%. D. .
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam chất hữu cơ X, thu được 33,85 gam CO 2 và 6,96 gam H2O. Phầm trăm khối
lượng của oxi trong hợp chất hữu cơ là
A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 0%..
Câu 15: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,295 gam hợp chất X, thu được 0,44 gam CO 2 và 0,22 gam H2O và 55,8 ml nitơ
(đktc). Phầm trăm khối lượng của oxi trong X là
A. 27,39%.. B. 40,67%. C. 54,24%. D. 15,78%.
Câu 16: Đốt cháy 5,6 lít chất hữu cơ X ở thể khí, thu được 16,8 lít CO 2 và 13,5 gam hơi nước. 1 lít chất hữu cơ đó
có khối lượng 1,875 gam. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng (gam) của oxi có trong 5,6 lít
X là
A. 3,2. B. 0,8.. C. 1,6. D. 0.
Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một HCHC đơn chức X chứa C,H,N, thu được 16,80 lít khí CO 2, 2,80 lít
N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Giá trị của m là
A. 11,25. B. 10,5. C. 14,75.. D. 12,5.
● Mức độ vận dụng
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O 2 (đktc), thu được CO2 và hơi
nước theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Phầm trăm khối lượng của oxi trong X là
A. 42,55%. B. 40,67%. C. 54,24%. D. 15,78%.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam một HCHC đơn chức X chứa C,H,N bằng lượng không khí vừa đủ, thu được
17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20%
thể tích không khí. Giá trị của m là
A. 9. B. 7,6 gam. C. 8,5. D. 10,4.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào
dung dịch Ca(OH)2, thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 tăng 16,8 gam.
Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết
tủa là 39,7 gam. Giá trị của m là
A. 3,5. B. 6. C. 6,5. D. 4.

You might also like