You are on page 1of 27

KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ|TYHH

CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ TRONG ĐỀ THI (PHẦN 1)


(Live chữa full chi tiết trong LOVEVIP)

Câu 1: (ĐỀ MINH HỌA 2023) Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì
như ở hình bên. Để cung cấp 17,2 kg nitơ, 3,5 kg photpho và 8,3 kg kali cho một
thửa ruộng, người ta sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên), y kg đạm urê (độ
dinh dưỡng là 46%) và z kg phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tổng giá trị (x + y + z) là
A. 62,6. B. 77,2. C. 80,0. D. 90,0.

Câu 2: (ĐỀ MINH HỌA 2023) Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng
(LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan
tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu
thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao
nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?
A. 30 ngày. B. 60 ngày. C. 40 ngày. D. 20 ngày.
Câu 3: (CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH - LẦN 1) Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón nông
nghiệp Việt Âu có ghi độ dinh dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitơ, 15,500 kg photpho
và 33,545 kg kali cho 10000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với
đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều
được bón với lượng phân như nhau. Vậy, nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên
thì diện tích đất trồng được bón phân là
A. 2500 m². B. 5000 m². C. 2000 m². D. 4000 m².

Câu 4: (CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH - LẦN 1) Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn
nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi
hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin
propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8 (k) + 5O2 (k) + 6OH- (dd) → 3CO32- (dd) + 7H2O (l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng
lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan –
oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung
bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng
lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên
liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 111,0 giờ. B. 138,7 giờ. C. 55,5 giờ. D. 69,4 giờ.
Câu 5: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 2) Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8
và 60% C4H10 về thể tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt
cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) 890 2220 2850

Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí
biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ
A. giảm 18,9%. B. tăng 18,9%. C. tăng 23,3%. D. giảm 23,3%.

Câu 6: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 2) NPK là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trong
nông nghiệp. Để tiết kiệm chi phi, người dân có thể trộn các loại phân đơn (chỉ chứa một nguyên tố dinh
dưỡng) với nhau để được NPK. Để thu được 100 kg phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương ứng là
16-16-8, người ta trộn lẫn x kg ure (độ dinh dưỡng là 46%), y kg super photphat kép (độ dinh dưỡng là
40%), z kg phân kali đỏ (độ dinh dưỡng là 60%) và một lượng chất nền (không chứa nguyên tố dinh
dưỡng). Tổng giá trị (x + y + z) là
A. 92,17. B. 78,13. C. 88,12. D. 83,16.
Câu 7: (LIÊN TRƯỜNG VĨNH PHÚC - LẦN 3) Để tạo ra 1 tấn hạt ngô thì lượng dinh dưỡng cây ngô lấy từ
đất là: 22,3 kg N; 3,72 kg P và 10,14 kg K. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt ngô là 33,9 kg N; 6,2
kg P và 14,04 kg K. Loại phân mà người dân sử dụng là phân NPK (20-20-15) trộn với phân kali KCl
(độ dinh dưỡng 60%) và phân đạm ure (NH2)2CO (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón
hóa học cần dùng là
A. 102,8 kg. B. 90,3 kg. C. 206,5 kg. D. 200 kg.

Câu 8: (SỞ PHÚ THỌ - LẦN 1) Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cung cấp 150 kg N, 60 kg P2O5 và
110 kg K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân
KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1
hecta gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 604 kg. B. 300 kg. C. 783 kg. D. 810 kg.

Câu 9: (SỞ PHÚ THỌ - LẦN 1) Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng.
Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt
cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước
tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung
dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/l thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là
12,5 ml. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là
A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%.
Câu 10: (CHUYÊN HẠ LONG - QUẢNG NINH - LẦN 2) Để tráng 50 chiếc gương soi có diện tích bề mặt
0,4 m² với độ dày 0,1 μm người ta cho m gam glucozơ thực hiện phản ứng với lượng dư dung dịch bạc
nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³ và hiệu suất của quá trình là 65%.
Giá trị gần nhất của m là
A. 32,3. B. 26,9. C. 21,0. D. 31,2.

Câu 11: (CHUYÊN HẠ LONG - QUẢNG NINH - LẦN 2) Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có
lẫn metanol (CH3OH). Đốt cháy 15 gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 437,85 kJ. Biết khi đốt cháy 1 mol
metanol tỏa ra nhiệt lượng là 716 kJ, đốt cháy 1 mol etanol tỏa ra nhiệt lượng là 1370 kJ. Phần trăm tạp
chất metanol trong X là
A. 4%. B. 6%. C. 10%. D. 8%.

Câu 12: (TĨNH GIA - THANH HÓA - LẦN 3) Một loại phân bón hỗn hợp trên bao bì ghi tỉ lệ 10 – 20 – 15.
Các con số này chính là độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kaili tương ứng. Để sản xuất loại phân bón
này, nhà máy Z trộn ba loại hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4, KNO3 với nhau. Trong phân bón đó tỉ lệ khối
lượng của Ca(NO3)2 là a%; của KH2PO4 là b%. Giả sử các tạp chất không chứa N, P, K. Giá trị của (a
+ b) gần nhất với
A. 93,8. B. 59,3. C. 42,1. D. 55,5.
Câu 13: (TĨNH GIA - THANH HÓA - LẦN 3) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1,0 gam than là 23,0 kJ. Cần
phải đốt m gam than để làm nóng 2070 gam H2O từ 20°C lên 90°C. Biết để làm nóng 1,0 mol H2O thêm
1,0°C cần một nhiệt lượng là 75,4 J và hiệu suất sử dụng nhiệt là 75%. Giá trị của m là
A. 32,35. B. 19,79. C. 35,19. D. 26,39.

Câu 14: (PHÚC TRẠCH - HÀ TĨNH - LẦN 1) Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỉ lệ NPK là 10-20-
15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng của đạm, lân, kali tương ứng. Giả sử một nhà máy sản xuất
loại phân bón này bằng cách trộn ba loại hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4 và KNO3 với nhau. Trong phân
bón đó KH2PO4 chiếm x% về khối lượng. Biết tạp chất không chứa N, P, K. Giá trị của x là
A. 55,50. B. 38,46. C. 3,79. D. 38,31.

Câu 15: (PHÚC TRẠCH - HÀ TĨNH - LẦN 1) Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12
kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3: 2. Khi được đốt cháy hoàn
toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung
bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ’ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 15.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng
nhiệt là 80,25%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?
A. 20 ngày. B. 34 ngày. C. 32 ngày. D. 40 ngày.
Câu 16: (KIẾN AN - HẢI PHÒNG - LẦN 2) Sau mùa thu hoạch, người nông dân cần phải bón phân cung cấp
dinh dưỡng cho đất gồm 60,08 kg nitơ, 23,13 kg phot pho và 12,48 kg kali. Sau khi đã bón cho mảnh
vườn 188 kg loại phân bón trên bao bì có ghi NPK (16-16-8) thì để cung cấp dinh dưỡng cho đất người
nông dân tiếp tục bón thêm cho đất đồng thời x kg phân đạm chứa 98,5% (NH2)2CO (thành phần còn
lại là các tạp chất không chứa nitơ) và y kg supephotphat kép chứa 69,62% Ca(H2PO4)2 (thành phần còn
lại là các tạp chất không chứa photpho). Giá trị của (x + y) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 132. B. 105. C. 105. D. 119.

Câu 17: (KIẾN AN - HẢI PHÒNG - LẦN 2) Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 10,92 kg khí hóa
lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol
propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng
nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “ga” của hộ gia đình Y tương ứng với bao nhiêu số điện? (Biết hiệu suất sử
dụng nhiệt là 50% và 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)
A. 50 số. B. 60 số. C. 75 số. D. 80 số.
Câu 18: (THUẬN THÀNH - BẮC NINH - LẦN 1) Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được
xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người
ta có thể phân nước thành 4 loại:
Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
Độ cứng (mg CaCO3/lít) 0 - dưới 50 50 - dưới 150 150-300 > 300

Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người
ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau
A. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.
B. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.
D. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.

Câu 19: (ĐÔ LƯƠNG - NGHỆ AN - LẦN 1) Tinh thể CuSO4.5H2O thường dùng làm chất diệt nấm, sát
khuẩn… Khi nung nóng khối lượng CuSO4.5H2O giảm dần. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối
lượng của CuSO4.5H2O khi tăng dần nhiệt độ:

Thành phần chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200°C là
A. CuSO4. B. CuSO4.2H2O. C. CuSO4.3H2O. D. CuSO4.H2O.
Câu 20: (ĐỀ THỰC CHIẾN 01 - TYHH) Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa 10% etanol và 90%
octan về khối lượng, còn có tên là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng
nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng
nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25oC, 100kPa) được đưa trong bảng dưới
đây:
Nhiên liệu Công thức Trạng thái Nhiệt lượng cháy
(kJ.g-1)
Etanol C2H5OH Lỏng 29,6
Octan C8H18 Lỏng 47,9
Để sản sinh năng lượng khoảng 3502MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện
tiêu chuẩn?
A. 5.0 × 10–2 tấn. B. 5.2 × 10–2 tấn.
C. 7.6 × 10–2 tấn. D. 8.1 × 10–2 tấn.

Tự Học – TỰ LẬP – TỰ DO!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------
KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ|TYHH
CÂU HỎI THỰC TẾ TRONG ĐỀ THI 2023 (PHẦN 2)
(Live chữa full chi tiết trong LOVEVIP)

Câu 1: (ĐỀ CHÍNH THỨC ĐGNL HCM 2023) Cần trộn bao nhiêu kg phân có chứa 40% đạm với 35 kg phân
chứa 20% đạm để tạo ra hỗn hợp phân có chứa 35% đạm?
A. 100. B. 35. C. 105. D. 140.

Câu 2: (SỞ BẮC GIANG - LẦN 1) Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và
kinh tế cao. Theo tính toán của một nhà vườn, cứ thu được 100 kg quả vải thì cần cung cấp khoảng 1,84
kg nitơ, 0,62 kg photpho và 1,26 kg kali, để bù lại cho cây phục hồi, sinh trưởng và phát triển. Trong
một vụ thu hoạch, nhà vườn đã thu được 10 tấn quả vải và đã dùng hết x kg phân bón NPK (20 – 20 –
15) trộn với y kg phân KCl (độ dinh dưỡng 60%) và z kg urê (độ dinh dưỡng 46%) để bù lại cho cây.
Tổng giá trị (x + y + z) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 952,5. B. 968,2. C. 1043,8. D. 876,9.

Câu 3: (SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ - LẦN 1) Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực cho người
bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucozơ (C6H12O6) 5% có khối lượng
riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucozơ tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là
2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối
đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozơ mà bệnh nhân đó có thể nhận được là
A. 389,30 kJ. B. 397,09 kJ. C. 416,02 kJ. D. 381,67 kJ.
Câu 4: (SỞ GD&ĐT VŨNG TÀU - LẦN 1) Nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/(g.°C) (Có nghĩa là muốn làm
cho 1 gam nước tăng 1°C thì cân cung cấp một nhiệt lượng là 4,2J). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan
(CH4) thì lượng nhiệt toả ra là 890 kJ. Giả sử có những loại virus đang sống trong một cốc nước ở 30°C
và những loại virus này có thể ngưng hoạt động hoặc chết ở nhiệt độ 70°C. Vậy để đun 100 gam H2O
trong cốc đó từ 30°C lên 70°C thì ta cần phải đốt cháy V lít khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn, biết rằng
trong quá trình đốt và đun nóng thì nước chỉ hấp thụ được 75% lượng nhiệt. Giá trị của V gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 0,317. B. 0,564. C. 0,168. D. 0,014.

Câu 5: (CHUYÊN KHTN HN - LẦN 2) Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m² với độ
dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat
trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80%
(tính theo glucozơ). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là
A. 80. B. 70. C. 85. D. 90.

Câu 6: (CHUYÊN KHTN HN - LẦN 2) Hàn nhiệt là phương pháp hàn dựa trên cơ sở của phản ứng tỏa nhiệt
giữa một oxit kim loại với một kim loại khác có ái lực hóa học với oxi mạnh hơn. Thông dụng nhất là
phản ứng giữa nhôm và oxit sắt từ (Fe3O4).
Phản ứng xảy ra khi nung nóng một lượng nhỏ hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 1200 - 1300°C, sau đó
phản ứng tiếp tục được duy trì nhờ nhiệt độ của phản ứng và lan nhanh ra toàn khối hỗn hợp làm nhiệt
độ tăng lên đến 3000°C, nung nóng chảy sắt tạo thành thép lỏng và làm nóng chảy các tạp chất tạo thành
xỉ lỏng.
1. Chi tiết hàn; 2. Khuôn; 3. Hệ thống rót; 4. Nồi chứa; 5. Xỉ; 6. Thép lỏng
Tiến hành mở lỗ rót ở đáy nồi phản ứng để rót thép lỏng vào khuôn. Thép lỏng có nhiệt độ cao nung
chảy mép hàn, sau đó đông đặc tạo thành mối hàn. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm³ và
lượng sắt trong mối hàn bằng 90% lượng sắt được điều chế ra và các chất được lấy đúng theo hệ số tỉ
lượng. Khối lượng gần nhất của hỗn hợp tecmit cần lấy để có thể hàn được vết nứt gãy của đường ray
có thể tích là 10 cm³ là
A. 158 gam. B. 138 gam. C. 128 gam. D. 148 gam.

Câu 7: (CHUYÊN HẠ LONG - QUANG NINH - LẦN 2) Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Ban đầu trong cốc chứa dung dịch Ca(OH)2. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng
đèn thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. Tăng dần rồi lại giảm dần.
C. Giảm dần đến tắt. D. Giảm dần rồi lại tăng dần.
Câu 8: (SỞ BẮC NINH - LẦN 2) Xăng sinh học E5 (chứa 5% etanol về thể tích, còn lại là xăng, giả thiết chỉ
là octan). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365,0 kJ và 1 mol octan tỏa
ra lượng nhiệt là 5928,7 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1km thì cần một nhiệt lượng
chuyển thành công cơ học có độ lớn là 211,8 kJ. Nếu xe máy đó đã sử dụng 4,5 lit xăng E 5 ở trên thì
quãng đường di chuyển được là bao nhiêu km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của đông cơ là 25%;
khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml, của octan là 0,7 g/ml.
A. 250km. B. 180km. C. 200km. D. 190km.

Câu 9: (PHAN CHÂU TRINH - ĐÀ NẴNG) Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái. Trong
giai đoạn ra hoa và nuôi trái, cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường
vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ta cần bón vào
đất cho mỗi cây trung bình là 40 gam N và 65 gam K2O. Một khu vườn có diện tích 0,5 ha (1 ha =
10000m²) và mật độ trồng là 1 cây/4m², mỗi cây đã được bón 200 gam loại phân NPK 15–5–25. Để
cung cấp đủ hàm lượng nitơ và kali cho các cây có trong 0,5 ha đất của khu vườn thì phải cần chuẩn bị
thêm m1 kg loại phân đạm có độ dinh dưỡng 25% và m2 kg phân kali có độ dinh dưỡng 30%. Giá trị của
(m1 + m2) gần nhất với
A. 112. B. 95. C. 83. D. 102.
Câu 10: (PHAN CHÂU TRINH - ĐÀ NẴNG) Bình gas loại 12 kg chứa chủ yếu thành phần chính là propan,
butan (tỉ lệ thể tích tương ứng là 30: 70). Để tạo mùi cho khí gas, nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo
mùi đặc trưng như CH3SH (mùi tỏi, hành tây). Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan
và 1 mol butan lần lượt là 2220 kJ và 2874 kJ; giả sử một hộ gia đình cần 6000 kJ nhiệt mỗi ngày (hiệu
suất hấp thụ nhiệt 60%). Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích của việc thêm CH3SH để giúp phát hiện khí gas khi bị rò rỉ.
(b) Tỉ lệ khối lượng propan: butan trong bình gas là 50: 50.
(c) Nhiệt lượng hộ gia đình trên thực tế tiêu tốn mỗi ngày là 10000 kJ.
(d) Hộ gia đình trên sử dụng hết một bình gas trong 99,5 ngày.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 11: (LÊ XOAY - VĨNH PHÚC - LẦN 4) Bình “gas” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình X có chứa 12
kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ thể tích tương ứng là 3: 7. Khi được đốt cháy hoàn
toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung
bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “gas” của hộ gia đình X là 6.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt
là 60%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình X sử dụng hết bình ga trên?
A. 30 ngày. B. 60 ngày. C. 40 ngày. D. 20 ngày.
Câu 12: (LÊ XOAY - VĨNH PHÚC - LẦN 4) Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách KCl khỏi
quặng sinvinit, thành phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự
nhau nên người ta không dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan
khác nhau trong nước theo nhiệt độ để tách hai chất này. Biết: độ tan (S) của một chất ở nhiệt độ xác
định là khối lượng chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.
t°C 0 10 20 30 50 70 90 100
S(NaCl) 35,6 35,7 35,8 36,7 37,5 37,5 38,5 39,1
S(KCl) 28,5 32,0 34,7 42,8 48,3 48,3 53,8 56,6

Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần
không tan thu được dung dịch bão hòa.
Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.
Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất
rắn không tan.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Giá trị m1 = 281 gam.
B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.
C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.
D. Giá trị m2 = 249 gam.
Câu 13: (NGUYỄN KHUYẾN - LÊ THÁNH TÔNG) Một loại phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng ghi trên
bao bì là 20 – 20 – 15. Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150kg N, 60kg P 2O5 và
110kg K2O. Người nông dân sử dụng đồng thời phân bón NPK (20-20-15), phân kali (độ dinh dưỡng
60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Biết giá thành mỗi kg phân NPK, phân kali, phân ure lần lượt là
14,000 VNĐ, 18,000 VNĐ và 20,000 VNĐ. Tổng số tiền mà người nông dân cần mua phân cho một
hecta ngô là
A. 10,063,043 VNĐ. B. 10,829,710 VNĐ. C. 5,380,000 VNĐ. D. 9,888,405 VNĐ.

Câu 14: (SỞ HÀ NỘI) Phân tích một mẫu nước cứng thấy có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3-; trong đó
nồng độ Cl- là 0,006M và của HCO3- là 0,01M. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2M để chuyển
1 lít nước cứng trên thành nước mểm? (Coi nước mềm là nước không chứa các ion Ca2+, Mg2+)
A. 40. B. 20. C. 80. D. 60.
Câu 15: (SỞ HÀ NỘI) Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C2H5OH (D = 0,8
g/ml) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng
cạn kiệt cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được
a phần trăm thể tích khí CO2 thải vào không khí so với đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng truyền thống ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C8H18 và C9H20 (tỉ lệ
mol tương ứng 4: 3, D = 0,7 g/ml). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,46. B. 3,54. C. 2,51. D. 1,53.

Câu 16: (TRẦN HƯNG ĐẠO - NAM ĐỊNH - LẦN 1) Cho biết dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 20°C có nồng
độ là 5,56%. Lấy m gam dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 20°C để đun nóng cho bay hơi 200 gam nước,
phần còn lại làm lạnh đến 20°C. Khối lượng tinh thể KAl(SO4)2.12H2O kết tinh là
A. 23,23 gam. B. 22,95 gam. C. 22,75 gam. D. 23,70 gam.
Câu 17: (TRẦN HƯNG ĐẠO - NAM ĐỊNH - LẦN 1) Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình
thường. Nồng độ ion Ca2+ không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion Ca2+, người
ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion Ca2+ dưới dạng canxi oxalat (CaC2O4) rồi cho canxi oxalat tác dụng
với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit theo sơ đồ sau:
CaC2O4 + KMnO4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2↑ + H2O
Giả sử canxi oxalat kết tủa từ 1 ml máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 ml dung dịch KMnO4
4,88.10-4 M. Nồng độ ion Ca2+ trong máu người đó (tính theo đơn vị mg/100 ml máu) là
A. 15 mg/100 ml. B. 10 mg/100 ml. C. 20 mg/100 ml. D. 25 mg/100 ml.

Câu 18: (SƠN TÂY - HÀ NỘI - LẦN 1) Butagas là một loại khí gas dùng trong sinh hoạt, có hàm lượng phần
trăm theo khối lượng các chất như sau: butan 99,4% còn lại là pentan. Khi đốt cháy 1 mol butan, 1 mol
pentan thì nhiệt lượng tỏa ra lần lượt là 2654 kJ và 3600 kJ. Để nâng nhiệt độ của 1 gam nước (D = 1
gam/ml) lên 1°C cần 4,16 J. Khối lượng gas cần dùng để đun sôi 2 lít nước nói trên từ 20°C – 100°C là
A. 13,62 gam. B. 7,27 gam. C. 9,08 gam. D. 14,54 gam.
Câu 19: (VÕ NGUYÊN GIÁP - QUẢNG BÌNH) Một loại etxăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như
sau: heptan (10%), octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%). Khi dùng loại etxăng này để chạy động
cơ ôtô và môtô cần trộn lẫn hơi etxăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy
xảy ra vừa hết?
A. 1: 13,1. B. 1: 65,5. C. 1: 39,3. D. 1: 52,4.

Câu 20: (TIỀN HẢI - THÁI BÌNH) Một loại phân bón hỗn hợp trên bao bì ghi tỉ lệ 10 – 20 – 15. Các con số
này chính là độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kaili tương ứng. Để sản xuất loại phân bón này, nhà máy
Z trộn ba loại hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4, KNO3 với nhau. Trong phân bón đó tỉ lệ khối lượng của
Ca(NO3)2 là a%; của KH2PO4 là b%. Giả sử các tạp chất không chứa N, P, K. Giá trị của (a + b) gần
nhất với
A. 93,8. B. 59,3. C. 42,1. D. 55,5.
Câu 21: (TIỀN HẢI - THÁI BÌNH) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1,0 gam than là 23,0 kJ. Cần phải đốt m
gam than để làm nóng 2070 gam H2O từ 20°C lên 90°C. Biết để làm nóng 1,0 mol H2O thêm 1,0°C cần
một nhiệt lượng là 75,4 J và hiệu suất sử dụng nhiệt là 75%. Giá trị của m là.
A. 32,35. B. 19,79. C. 35,19. D. 26,39.

Câu 22: (SỞ SƠN LA - LẦN 1) Một trang trại cần 100 kg phân bón NPK có độ dinh dưỡng là 10-6-10 để bón
ngay (tránh sự biến đổi hóa học của phân theo thời gian), từ sự phối trộn 4 nguyên liệu: amoni sunfat
(loại có độ dinh dưỡng là 21%), supephotphat (độ dinh dưỡng là 20%), kali clorua (độ dinh dưỡng là
60%) và mùn hữu cơ (chất phụ gia). Khối lượng chất phụ gia cần dùng là
A. 6,22 kg. B. 6,02 kg. C. 5,95 kg. D. 5,71 kg.

Câu 23: (SỞ SƠN LA - LẦN 1) Butan là một trong hai thành phần chính của khí đốt hóa lỏng (Liquified
Petroleum Gas viết tắt là LPG). Khi đốt cháy 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Để thực hiện
việc đun nóng 1 gam nước tăng thêm 1°C cần cung cấp nhiệt lượng là 4,18J. Biết rằng khối lượng riêng
của nước là 1 g/ml và hiệu suất sử dụng nhiệt là 60%. Khối lượng butan cần đốt để đưa 2,5 lít nước từ
25°C lên 100°C là
A. 25,44 gam. B. 23,26 gam. C. 26,58 gam. D. 24,27 gam.
Câu 24: (YÊN LẠC - VĨNH PHÚC - LẦN 3) Một loại khí thiên nhiên (X) có thành ứng phần phần trăm về
thể tích như sau: 85,0% metan, 10,0% etan, 2,0% nitơ, 3,0% khí cacbonic. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol
metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt tỏa ra tương ứng là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm
1°C cần 4,2 J. Giả thiết rằng lượng nhiệt tỏa ra của quá trình đốt cháy X dùng để làm nóng nước với
hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%. Thể tích khí X (đktc) cần dùng để đun nóng 10,0 lít nước (khối
lượng riêng của nước 1g/ml) từ 20°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 122,83 lít. B. 123,20 lít. C. 103,58 lít. D. 104,08 lít.

Câu 25: (SỞ HÀ TĨNH - ĐỀ 1) Để có 100 kg NPK 12 – 5 – 8 một kỹ sư nông nghiệp đã phối trộn các muối
khan (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, KCl và x kg mùn hữu cơ (chất phụ gia). Giá trị của x gần nhất với
A. 22,5. B. 19,3. C. 25. D. 16,67.

Câu 26: (SỞ HÀ TĨNH - ĐỀ 1) Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol
(cồn) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu
thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5
có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol
sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ, 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1
mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi
trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe
máy chạy với tốc độ trung bình như trên thì thời gian để sử dụng hết 3 kg xăng E5 gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 2,55 giờ. B. 2,82 giờ. C. 3,55 giờ. D. 3,05 giờ.
Câu 27: (SỞ HÀ TĨNH - ĐỀ 2) Để có 100 kg NPK 12 – 5 – 10 một kỹ sư nông nghiệp đã tiến hành phối trộn
các muối khan (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, KCl và x kg mùn hữu cơ (chất phụ gia). Giá trị của x gần nhất
với
A. 22,5. B. 73. C. 16,7. D. 19,3.

Câu 28: (SỞ HÀ TĨNH - ĐỀ 2) Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol
(cồn) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu
thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5
có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol
sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ; 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1
mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi
trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe
máy chạy 3,5 giờ với tốc độ trung bình như trên thì số kg xăng E5 cần sử dụng gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 3,15 kg. B. 3,79 kg. C. 3,50 kg. D. 3,35 kg.

Câu 29: (NGÔ GIA TỰ - ĐẮC LẮC - LẦN 1) Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp
năng lượng:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 (cần 673 kcal)
Cho biết cứ 1 phút (trời nắng) mỗi cm² lá xanh nhận được 0,5 cal năng lương mặt trới nhưng chỉ có 10%
được sử dụng vào phản ứng tổng hợp Glucozơ. Hỏi 1 cây xanh có 10 lá mỗi lá 10 cm² thì cần thời gian
là bao nhiêu để tổng hợp được 0,18 gam Glucozơ và giải phóng được bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 134,6 phút, 0,1344 lit O2.
B. 92,0 phút, 0,244 lít O2.
C. 92,5 phút, 0,1344 lit O2.
D. 221,2 phút, 0,1344 lit O2.
Câu 30: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 1) Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1
tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Giả sử hiệu suất
của quá trình tinh chế là 100%. Khối lượng đường nhà máy sản xuất được mỗi ngày là
A. 1563,5kg. B. 1361,1 kg. C. 1163,1 kg. D. 113,1 kg.

Câu 31: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 1) Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu
phộng) của một tỉnh X, chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 40 kg
N, 45 kg P và 66 kg K cho mỗi ha. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (3 – 9
– 6) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Theo khuyến nghị trên,
tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 ha gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1145 kg. B. 1154 kg. C. 1167 kg. D. 1176 kg.

Câu 32: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 1) Biết khi đốt cháy 1 mol tristearin và 1 mol triolein toả
ra lượng nhiệt lần lượt là 35 807 kJ và 34 950 kJ. Tính lượng nhiệt thu được khi đốt cháy 1 kg loại chất
béo có 60% là tristearin và 30% triolein, còn lại tạp chất không sinh nhiệt.
A. 37 000 kJ. B. 38 000 kJ. C. 35 000kJ. D. 36 000 kJ.
Câu 33: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 2) Tại một xưởng sản xuất đường thủ công, 1 tấn mía
nguyên liệu được đưa vào máy ép, thu được 700 kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 12%. Sau khi chế
biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccarozơ. Giá trị của m là
A. 84,0. B. 75,6. C. 108,0. D. 93,3.

Câu 34: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 2) Biết khi đốt cháy 1 mol tristearin và 1 mol triolein toả
ra lượng nhiệt lần lượt là 35 807 kJ và 34 950 kJ. Tính lượng nhiệt thu được khi đốt cháy 1kg loại chất
béo có 30% là tristearin và 60 % triolein, còn lại tạp chất không sinh nhiệt.
A. 35 791 kJ. B. 36 465 kJ. C. 34 435 kJ. D. 36 000 kJ.

Câu 35: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 3 - ĐỀ 2) Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu
phộng) của một tỉnh X, chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 40 kg
N, 45 kg P và 66 kg K cho mỗi ha. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (13 –
13 – 13) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và một loại supephotphat (độ dinh dưỡng 17%).
Theo khuyến nghị trên, tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 ha gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 547 kg. B. 574 kg. C. 745 kg. D. 754 kg.
Câu 36: (HÙNG VƯƠNG - GIA LAI - LẦN 1) Phân bón đa yếu tố NPK 4.12.7 (kí hiệu này cho biết tỉ lệ khối
lượng N, P2O5, K2O trong phân) thân thiện với môi trường, quá trình tan trong nước không tự phân hủy
sinh khí độc, sử dụng rất an toàn cho người, động vật và thực vật. Nếu chúng ta có 3 mẫu phân bón
(NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2 và KCl, đem trộn chúng lần lượt theo tỉ lệ khối lượng gần đúng nào để có loại
phân bón NPK 4.12.7 nêu trên? (Xem phần trăm tạp chất trong phân không đáng kể.)
A. 0,14: 0,08: 0,15. B. 3,4: 1,78: 0,50. C. 8: 12: 14. D. 1,70: 1,78: 1,00.

Câu 37: (HÙNG VƯƠNG - GIA LAI - LẦN 1) Khí Biogas là loại khí sinh học, thành phần chính gồm hỗn
hợp khí metan (CH4 chiếm khoảng 50% - 60%), CO2 (>30%) và một số chất khác được phát sinh từ sự
phân hủy hợp chất hữu cơ như hơi nước, N2, O2, H2S, CO. Muốn nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1°C
cần tiêu tốn 4,18 J và khi 1,00 gam metan cháy, nhiệt tỏa ra là 55,6 kJ. Thể tích tối thiểu khí biogas (lít)
cần dùng để đun 2,5 lít nước (D = 1,00 g/ml) từ 25°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây? (Giả
sử có 65% lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy biogas được sử dụng để tăng nhiệt độ của nước)
A. 52,3. B. 50,6. C. 60,7. D. 45,6.

Câu 38: (CỤM 7 TRƯỜNG HẢI DƯƠNG - LẦN 3) Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái.
Trong giai đoạn ra hoa và nuôi trái, cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng
cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ta cần
bón vào đất cho mỗi cây trung bình là 40 gam N và 65 gam K2O. Một khu vườn có diện tích 0,5 ha (1
ha = 10000m²) và mật độ trồng là 1 cây/4m², mỗi cây đã được bón 200 gam loại phân NPK 15–5–25.
Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ và kali cho các cây có trong 0,5 ha đất của khu vườn thì phải cần chuẩn
bị thêm m1 kg loại phân đạm có độ dinh dưỡng 25% và m2 kg phân kali có độ dinh dưỡng 30%. Giá trị
của (m1 + m2) gần nhất với?
A. 102. B. 95. C. 83. D. 112.
Câu 39: (CỤM 7 TRƯỜNG HẢI DƯƠNG - LẦN 3) Khí hóa lỏng – khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu hóa
lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là C3H8 và C4H10 (butan). Trong đời sống,
các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas
12kg. Nếu một gia đình sử dụng hết bình gas 12kg trong 45 ngày để đun nấu thì trung bình 1 ngày sẽ
thải vào khí quyển lượng CO2 bao nhiêu, giả thiết loại gas có thành phần theo thể tích của propan và
butan là 40% và 60%, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 18,32 gam. B. 825 gam. C. 806 gam. D. 18,75 gam.

Câu 40: (KSHK II SỞ NAM ĐỊNH) NPK là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Để tiết kiệm chi phi, người dân có thể trộn các loại phân đơn (chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng) với
nhau để được NPK. Để thu được 100 kg phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương ứng là 16-16-8,
người ta trộn lẫn x kg ure (độ dinh dưỡng là 46%), y kg super photphat kép (độ dinh dưỡng là 40%), z
kg phân kali đỏ (độ dinh dưỡng là 60%) và một lượng chất nền (không chứa nguyên tố dinh dưỡng).
Tổng giá trị (x + y + z) là
A. 92,17. B. 78,13. C. 88,12. D. 83,16.

Câu 41: (KSHK II SỞ NAM ĐỊNH) Khí Biogas còn gọi là khí sinh học. Ở điều kiện chuẩn, khí Biogas có
chứa 60% metan về thể tích còn lại là cacbon đioxit và các khí khác (biết 1 mol khí ở điều kiện chuẩn
chiếm thể tích là 24,79 lít). Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propan và butan với tỉ lệ mol 1:
2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ, 1 mol butan tỏa ra lượng
nhiệt là 2850 kJ và 1 mol metan tỏa ra lượng nhiệt là 890,5 kJ. Trung bình 60 ngày một hộ gia đình cần
dùng hết một bình “ga” loại 12 kg (giả thiết các phản ứng xảy ra đều là 100%). Sau khi xây lắp hầm
Biogas thay thế thì thể tích khí Biogas tối thiểu phải tạo ra trong 60 ngày là
A. 20,51 m³. B. 15,32 m³. C. 27,56 m³. D. 24,90 m³.
Câu 42: (SỞ HẢI PHÒNG - LẦN 1) Khi trồng mía, ngoài vôi và phân chuồng, người nông dân còn bón cả
phân hoá học cho đất. Để đạt năng suất từ 90 – 100 tấn/1ha ở mỗi vụ mía tơ, cần bón cho mỗi hecta đất
230,4 kg nitơ, 39,7848 kg P; 179,234 kg K. Các loại phân hoá học mà người nông dân sử dụng là ure
(độ dinh dưỡng 46%); phân lân nung chảy (90% Ca3(PO4)2); NPK 15-5-27. Các tạp chất còn lại không
chứa các nguyên tố N, P, K. Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 5 ha đất có giá trị là
A. 5820 kg. B. 5758 kg. C. 5608 kg. D. 5371 kg.

Câu 43: (SỞ HẢI PHÒNG - LẦN 1) Xăng sinh học E5 chứa 5% etanol về thể tích (D = 0,8 g/ml), còn lại là
xăng truyền thống, giả thiết xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan là C8H18 và C9H20 có tỉ lệ mol tương
ứng là 4: 3; D = 0,7 g/ml). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365 kJ, 1
mol C8H18 tỏa ra lượng nhiệt là 5072 kJ và 1 mol C9H20 tỏa ra nhiệt lượng là 6119 kJ. Trung bình, một
chiếc xe máy tay ga di chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn
là 212 kJ. Nếu xe máy tay ga đó đã sử dụng hết 6,5 lít xăng E5 ở trên thì quãng đường xe di chuyển được
là (biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ là 40%)
A. 420 km. B. 390 km. C. 380 km. D. 400 km.

Tự Học – TỰ LẬP – TỰ DO!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

BẢNG ĐÁP ÁN
1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.A 7.D 8.D 9.A 10.B
11.B 12.D 13.A 14.A 15.A 16.C 17.B 18.D 19.B 20.A
21.C 22.D 23.C 24.D 25.A 26.D 27.D 28.C 29.A 30.A
31.D 32.D 33.B 34.A 35.C 36.D 37.B 38.D 39.C 40.C
41.C 42.A 43.B

You might also like