You are on page 1of 3

Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

PHIẾU BÀI TẬP (16) PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ


Tên học sinh:...............................................................Trường: ........................................

Bài 1: Khoanh tròn câu chọn


Câu 1: Cho các nhận xét sau:
– Mục đích của phân tích định tính là xác định nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
– Mục đích của phân tích định lượng là xác định khối lượng (hoặc thành phần phần
trăm về khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
– Trong phân tích định tính, không xác định được sự có mặt của nguyên tố oxi.
– Trong phân tích định lượng thì kết luận chính xác (có hoặc không) nguyên tố oxi.
Số lượng nhận xét đúng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Để xác định nguyên tố X trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ Y, người ta đốt
cháy Y trong một lượng oxi vừa đủ, sản phẩm thu được sục vào nước vôi trong dư,
thấy xuất hiện kết tủa. Nguyên tố X là
A. cacbon. B. nitơ. C. hiđro. D. oxi.
Câu 3: Hình bên minh họa cho thí
nghiệm xác định sự có mặt
của nguyên tố Cacbon và
Hidro trong hợp chất hữu
cơ. Vậy X và Y lần lượt
A. CuSO4 khan, H2SO4 đặc.
B. CuSO4.5H2O, H2SO4 đặc.
C. CuSO4 khan, Ca(OH)2.
D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.
Câu 4: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một
thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu đúng


A. Thí nghiệm xác định nguyên tố Nitơ. B. Bông trộn CuSO4 khan để hút CO2.
C. Có thể thay Ca(OH)2 bằng Ba(OH)2 D. Đây là phương pháp phân tích định lượng.
Au – Trang 1
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 5: Phát biểu sai về hình bên


A. Thí nghiệm xác định sự có mặt của các
nguyên tố C, H và O. Ca(OH)2
B. Bông trộn CuSO4 khan để hút H2O.
C. Dung dịch Ca(OH)2 để nhận biết CO2.
D. CuO để oxi hóa C6H12O6.

Câu 6: Nung hợp chất hữu cơ X với lượng dư CuO thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí
N2. Vậy trong X chứa các nguyên tố
A. Cacbon và Hidro. B. Cacbon, Hidro và Nito.
C. Cacbon, Hidro và có thể có Nito, oxi D. Cacbon, Hidro, Nito và có thể có Oxi.
Câu 7: Công thức nào sau đây không đúng?
A. m C  12.n CO . 2
B. m H  2.n H O .
2

C. m N  14.n N 2
D. mO  m hchc  (mC  m H  ...) .

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X trong một lượng O2 vừa đủ, thu được
sản phẩm gồm 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Kết luận nào sau đây không đúng về X?
A. Có 2,4 gam Cacbon. B. Có 0,6 gam Hidro.
C. Có 1 gam Oxi. D. Không có mặt nguyên tố Oxi.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ X trong một lượng O2 vừa đủ, thu được
sản phẩm gồm 0,2 mol khí CO2 và 0,2 mol H2O. Kết luận nào sau đây sai về X?
A. Có 2,4 gam Cacbon. B. Hidro chiếm 13,33% về khối lượng.
C. Khối lượng Oxi lớn hơn Cacbon. D. Có ba nguyên tố.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ trong một lượng O2 vừa đủ, thu được
sản phẩm gồm x mol CO2 và x mol H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua
bình (1) đựng CuSO4 khan và bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư.
Số lượng phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
– Khối lượng bình (1) tăng lên 18x gam.
– Bình (2) có 100x gam kết tủa.
– Giá trị của m  14 x gam.
– Nếu toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì khối lượng bình
này sẽ tăng lên 62x gam.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 2: 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thấy
khối lượng bình tăng lên 14,2 gam; đồng thời có 39,4 gam kết tủa trắng.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.

Au – Trang 2
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

2. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì thấy
khối lượng bình tăng lên 28,4 gam; đồng thời có 40 gam kết tủa trắng.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.
3. Đốt cháy hoàn toàn 18,4 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản
phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thì
thấy khối lượng bình tăng lên 56,8 gam; đồng thời có 40 gam kết tủa trắng và phần
nước lọc. Đun sôi phần nước lọc lại thu thêm 20 gam kết tủa trắng nữa.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.
4. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng 300mL dung dịch Ba(OH)2 2M thì
thấy khối lượng bình tăng lên 56,8 gam; đồng thời có 78,8 gam kết tủa trắng và
phần nước lọc. Đun sôi phần nước lọc lại thu thêm kết tủa trắng nữa.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.
Bài 3: 1. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong (dư) thì thu
được 40 gam kết tủa trắng và đồng thời khối lượng dung dịch giảm 11,6 gam.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.
2. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 78,8
gam kết tủa trắng và phần nước lọc; đồng thời khối lượng dung dịch giảm 38 gam.
Đun sôi phần nước lọc lại thu thêm 19,7 gam kết tủa trắng nữa.
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong X.
3. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thấy
khối lượng bình tăng lên 32,8 gam; đồng thời có 30 gam kết tủa trắng và phần nước
lọc. Phần nước lọc này tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thu thêm 10 gam kết tủa
trắng nữa.
Tính khối lượng của từng nguyên tố có trong X.
4. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thì thấy khối
lượng bình tăng lên 28,4 gam; đồng thời có 59,1 gam kết tủa trắng và phần nước lọc.
Phần nước lọc này tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu thêm 19,7 gam kết tủa
trắng nữa.
Tính khối lượng của từng nguyên tố có trong X.

Au – Trang 3

You might also like