You are on page 1of 8

Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022

Chuyên đề 3: AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT – PROTEIN


A. -AMIN
I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1. Khái niệm : Amin là hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3
bởi gốc hiđrocacbon.
Ví dụ : CH3–NH2 ; CH3–NH–CH3 ; CH3–N–CH3 ; CH2=CH–CH2–NH2 ; C6H5NH2.
2. Phân loại :
a) Theo gốc hiđrocacbon :
– Amin béo : CH3NH2, C2H5NH2, ...
– Amin thơm : C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...
b) Theo bậc amin :
– Bậc amin : là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin
được phân loại thành:
Amin bậc I Amin bậc II Amin bậc III
R–NH2 R–NH–R’ R–N–R’

1 gốc R 2 gốc R , R’ R’’ 3 gốc R , R’, R’’
R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon
Ví dụ : CH3–CH2–CH2–NH2 CH3–CH2–NH–CH3 (CH3)3N
Amin bậc I Amin bậc II Amin bậc III
3. Công thức :
– Amin đơn chức : CxHyN
– Amin đơn chức no : CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N
– Amin đa chức no : CnH2n+2–z(NH2)z hay CnH2n+2+zNz
4. Đồng phân :
– Đồng phân về mạch cacbon. – Đồng phân vị trí nhóm chức. – Đồng phân về bậc của amin.
5. Danh pháp :
a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức :
Tên gốc hiđrocacbon + amin
Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ...
b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế :
Tên hiđrocacbon + vị trí + amin
Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...
c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin :
Tên gọi của một số amin
Hợp chất Tên gốc - chức Tên thay thế Tên thường
CH3NH2 Metylamin Metanamin
C2H5NH2 Etylamin Etanamin
CH3CH2CH2NH2 Propylamin Propan - 1 - amin
CH3CH(NH2)CH3 Isopropylamin Propan - 2 - amin
H2N(CH2)6NH2 Hexametylenđiamin Hexan - 1,6 - điamin
C6H5NH2 Phenylamin Benzenamin Anilin
C6H5NHCH3 Metylphenylamin N – Metylbenzenamin N – Metylanilin
C2H5NHCH3 Etylmetylamin N – Metyletanamin
* Lưu ý:
– Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.
– Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính :
+ Có 2 nhóm ankyl  thêm 1 chữ N ở đầu.
Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–etyl metyl amin.
+ Có 3 nhóm ankyl  thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).
Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–etyl đimetyl amin.
+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau  2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.
Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metyl propyl amin.
– Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.
GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 1
Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022
Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).
6– TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong
nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
– Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và
benzen . Anilin Để lâu trong không khí anilin bị oxi hóa , chuyển sang màu nâu đen.

II – CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC



1. Cấu tạo phân tử : R  NH 2
– Trong phân tử amin đều có nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo cho –
nhận giống NH3  Vì vậy các amin có tính bazơ giống NH3 (tức tính bazơ của amin = tính bazơ của
NH3).
2. Tính chất hoá học :
a) Tính bazơ :
* Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng
phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac.
CH3NH2 + HOH  CH3NH3+ + OH–
Metylamin Metyl amino hiđroxit
– Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C  2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận
proton H+
 tính bazơ yếu  dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.
Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổi màu quỳ tím và
phenolphtalein.

* So sánh tính bazơ của các amin: Amin thơm < amoniac < amin béo bậc 1 < amin béo bậc 2
Vd: so sánh tính bazo của các amin :
(C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3< CH3NH2< C2H5NH2 <CH3NH CH3
Tính bazơ của amin phụ thuộc vào mật độ electron trên nguyên tử nitơ:
+ Nhóm đẩy e(ankyl, -OH) sẽ làm tăng mật độ electron trên nguyên tử N nên tính bazơ tăng.
+ Nhóm hút e (C6H5-,R-C6H4-, O2N-C6H4-, -NO2) sẽ làm giảm mật độ electron trên nguyên tử N nên tính
bazơ giảm.
+ Tính bazơ của amin bậc 3 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có ảnh hưởng hiệu ứng không
gian của các gốc R.
* Tác dụng với axit : R–NH2 + HCl  R–NH3Cl
Ví dụ : CH3NH2 + HCl  CH3NH3Cl; C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl (phenylamoni
clorua)
b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin :Tương tự như phenol, anilin tác dụng với nước brom tạo thành
kết tủa
trắng 2,4,6–tribrom anilin.)  không dùng dd Br2 để phân biệt phenol & anilin.

(C6H5NH2 +3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ trắng +3HBr)


 Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa :
Ví dụ : 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
* Lưu ý : Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, vào dung dịch amin (dư)  hiđroxit kết tủa  kết tủa tan (tạo
phức chất).

B- AMINO AXIT
I – ĐỊNH NGHĨA, CÔNG THỨC, CẤU TẠO VÀ DANH PHÁP;
1. Định nghĩa : Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino
(–NH2), vừa chứa nhóm chức cacbonxyl (–COOH). VD: H2N – CH2 – COOH ; CH3 – CH[NH2] –
COOH
2. Công thức :(H2N)m–R–(COOH)n
GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 2
Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022
* Công thức amino axit no chứa 1 nhóm COOH , NH2: CnH2n+1O2N (n > 1)
* Công thức amino axit Bất kì : CxHyOzNt
3. Cấu tạo phân tử :
– Trong phân tử amino axit, nhóm –NH2 và nhóm –COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy
amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
– Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

4. Đồng phân -Danh pháp :


a) Tên thay thế : Axit + vị trí (số) + amino + tên gốc axit (đuôi ic)
b) Tên bán hệ thống :
Axit + vị trí (, , ...) + amino + tên thông thường của gốc axit (đuôi ic)
Khi gọi tên cần chú ý vị trí của nhóm –NH2 gắn với cacbon :
7 6 5 4 3 2 1
C  C  C  C  C C  COOH
     
ômêga epxilon đenta gama beta alpha
Ví dụ : H2N–CH2–COOH : Axit amino axetic
CH3–CH–COOH : Axit –amino propionic(–alanin)
NH2
H2N(CH2)5COOH : Axit –amino caproic (điều chế tơ capron)
H2N(CH2)6COOH : Axit –amino enangtoic (điều chế tơ enan)

Công thức Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên Kí hiệu
thường
CH2 -COOH
Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly-75
NH2
CH3 - CH - COOH Axit Axit
Alanin Ala-89
NH2 2 - aminopropanoic - aminopropinoic
CH3 - CH – CH -COOH Axit - 2 amino -3 - Axit
Valin Val-117
CH3 NH2 metylbutanoic  -aminoisovaleric
HOOC(CH2)2CH - COOH Axit Axit Axit
Glu-147
NH2 2 - aminopentanđioic  - aminoglutamic glutamic
H2N (CH2)4 CH COOH Axit Axit
NH2 2,6 - điaminohexanoic Lysin Lys-146
,-điaminocaproic
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Các amino axit là các chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn
tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).
- Các amino axit trong tự nhiên là  - aminoaxit

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC


1. Phân li trong dung dịch :
H 2 N – R – COOH H 2 N – R – COO   H  H 3 N + – R – COO –

2. tác dụng với quì tím: (H2N)m–R–(COOH)n


Khi m = n  Amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu.
m > n  Amino axit có tính bazơ, quỳ tím hoá xanh.
m < n  Amino axit có tính axit, quỳ tím hoá đỏ.

2. Tính chất lưỡng tính :


– Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm –COOH) :
H2N–R–COOH + NaOH  H2N–R–COONa + H2O
GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 3
Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022
Ví dụ : H2N–CH2–COOH+ NaOH  H2N–CH2–COONa + H2O
– Tác dụng với axit (do có nhóm –NH2) :
H2N–R–COOH + H+  H3N+–R–COOH
Ví dụ : H2N–CH2–COOH + HCl  ClH3N–CH2–COOH
3. Tác dụng với rượu (phản ứng este hoá) :
khí HCl
H2N–R–COOH + C2H5OH H2N–R–COOC2H5 + H2O
khí HCl
Ví dụ : H2N–CH2–COOH + C2H5OH H2N–CH2–COOC2H5 + H2O
4. Tham gia phản ứng trùng ngưng (phản ứng giữa nhóm –COOH và –NH2)  poli amit :
Do có nhóm –NH2 và nhóm –COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng cho
polipeptit.
H2N–R–COOH + H2N–R–COOH  H2N–R–CO–NH–R–COOH + H2O

(Nhóm amit)
to
Ví dụ : nH2N–[CH2]5–COOH   ( NH–[CH2]5–CO )n + nH2O
Axit –aminocaproic Nilon–6 (tơ capron)
(hay Axit 6–aminohexanoic)
to
nH2N–[CH2]6–COOH   ( NH–[CH2]6–CO )n + nH2O
Axit –aminoenantoic Nilon–7 (tơ enang)
(hay Axit 7–aminoheptanoic)

IV- ỨNG DỤNG


- Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là  - aminoaxit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể
sống.
- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia
vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt); axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
- Axit 6 - aminohexanoic và axit 6 - aminoheptanoic là nguyên liệu dùng sản xuất nilon -6 và nilon - 7.

C- PEPTIT VÀ PROTEIN
I- PEPTIT
1. Khái niệm :
– Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α–amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết
peptit.
– Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit.
Ví dụ : H2N–CH –CO– NH–CH–CO – NH–CH–CO–....–NH–CH–COOH
R1 R2 R3 Rn
đầu N Liên kết peptit đầu C

2. Phân loại : Có 2 loại


a) Oligopeptit : Gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α–amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit,
tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit ......
b) Polipeptit : Gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α–amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
3. Cấu tạo và đồng phân , Danh pháp :
a) Cấu tạo và đồng phân
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α–amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất
định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.
- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α–amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n! .
b) Danh pháp :
– Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N,
rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
Ví dụ:

Glyxylalanylvalin (Gly – Ala – Val)


4. Tính chất vật lí : Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 4
Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022
5. Tính chất hóa học :
a) Phản ứng màu biure : trừ đipeptit không pứ Cu(OH)2
Cu(OH)2 : H2N-R-CO-NH-R-CO-NH -R-NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím
b) Phản ứng thủy phân : xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng.
– Sản phẩm : các α-amino axit. hoặc các peptit ngắn hơn (đipeptit, tripeptit,…)

II- PROTEIN
1. Khái niệm : Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
2. Phân loại : 2 loại :
– Protein đơn giản : được tạo thành chỉ từ các α–amino axit.
Ví dụ : anbumin (lòng trắng trứng), fibroin (tơ tằm), …
– Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân tử không phải protein
(phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat, Ví dụ : nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein
chứa chấtbéo...
3. Tính chất vật lí :
a) Hình dạng :
– Dạng sợi : như keratin (trong tóc), miozin (trong cơ), fibroin (trong tơ tằm).
– Dạng cầu : như anbumin (trong lòng trắng trứng), hemoglobin (trong máu).
b) Tính tan trong nước : Protein hình sợi không tan, protein hình cầu tan.
c) Sự đông tụ : Là sự đông lại của protein và tách ra khỏi dung dịch khi đun nóng hoặc thêm axit,
bazơ, muối.
4. Tính chất hóa học :Giống như peptit: pứ biure, thủy phân
Protein Abumin (Protein trong lòng trắng trứng)
HNO3 đặc Kết tủa vàng (do sản phẩm có nhóm NO2)
Cu(OH)2 Phức chất màu tím đặc trưng (phản ứng biure)

BÀI TẬP TỰ LUẬN


I- AMIN
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho
1. CH3NH2 + H2O 2. CH3NH2+ HCl →
3. C6H5NH2 + HCl → 4. 2C6H5–NH2 + H2SO4 →
5. CH3NH2 + HCOOH → 6. C6H5NH2 + CH3COOH →
7. C6H5NH2 + 3Br2 → 8. CH3NH3Cl + NaOH →
Câu 2. Xác định bậc của các hợp chất sau:
C2H5OH CH3CH(OH)CH3 C2H5NH2 CH3CH(NH2)CH3 CH3NHC2H5 C6H5N(CH3)2 (CH3)3N

Câu 3. Đọc tên thay thế (tên quốc tế) các amin sau:
CH3CH2CH2NH2. CH3NHCH3 CH3CH2NHCH3 CH3N(CH3)2 C6H5NHCH3 C2H5NHCH2CH2CH3

Câu 4: Sắp xếp các chất sau theo thứ thự tính bazơ tăng dần:
a. CH3NH2 (1); (CH3)2NH (2); C6H5NH2 (3); KOH (4); NH3 (5); C2H5NH2(6)
........................................................................................................................................
b.
metylamin.(1) etylamin (2) điphenylamin (3) đimetylamin (4) Amoniac (5) phenylamin (3)

........................................................................................................................................
Câu 5. Viết các đồng phân amin có CTPT: C2H7N; C3H9N, C4H11N , C5H13N, C7H9N(amin thơm)
Câu 6: Cho biết hiện tượng xảy ra của các TN sau(viết pứ nếu có)
TN1: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl dư vào, rồi lại nhỏ dung dịch NaOH vào.
TN2: Cho dd quỳ tím vào 2 dd sau: CH3NH2 và C6H5NH2
TN3: Cho nước Brom Anilin và phenol
TN4: Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.
TN5: Để lâu anilin trong không khí.

GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 5


Tài Liệu TL khối 12 Năm 2021-2022
II- AMINO AXIT
Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho
1/ NH2CH2COOH + NaOH   2/ NH2CH2COOH + HCl 
3/ NH2CH2CH(NH2)COOH + HCl 
 4/ HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH + NaOH 

5/ NH3ClCH2COOH + NaOH  6/ NH2CH2COONa + HCl 
xt,t o HCl ,t 0
7/ n NH2CH2COOH 
 8/ NH2CH2COOH + C2H5OH 
Khí

xt,t o
9/ n CH3CH(NH2) COOH  
 NaOH  HCl
Câu 2: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin  X  Y
Câu 3: -Viết các đồng phân aminoaxit có CTPT: C2H5NO2, C3H7NO2, C4H9NO2 , C5H11NO2
-Gọi tên (Tên thay thế; Tên bán hệ thống; Tên thường của các amimoaxit tự nhiên)
Câu 4. Cho quì tím dãy các chất sau: nhận xét hiện tượng :
a/
CH3NHCH3 HCOOH NH2CH2COOH NH3 C2H5NH2 CH3COONa HCOOCH3 C6H5NH2

b/
NH3ClCH2COOH NH2CH2CH(NH2)COOH NH2CH2COONa HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH

Câu 5: Chọn ý đúng - sai


1/ Để khử mùi tanh của các (đặc biệt là cá mè) người ta thường dùng các loại quả chua (như khế, me,
chanh,…) do thành phần của các loại quả này chứa bazơ. axit
2/ Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
3/ Amin thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. s
4/ Có bốn đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N
5/ Amin là hợp chất hữu cơ tạp chức, được hình thành khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng
gốc hiđrocacbon. s
6/ Anilin tác dụng với nước brom tạothành kết tủa màu vàng. s
7/ Tất cả amin đều có tính bazơ, đều làm quỳ tím hoá xanh. s
8/ Dung dịch metylamin trong nước làm quì tím hóa xanh.
9/ Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
10/ Anilin tác dụng với nước brom tạothành kết tủa trắng.
11/ Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước. s
12/ Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
13/ Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước,có mùi tương tự aminiac, độc
14/ Dãy đồng đẳng amin no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2n+3N
15/ Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng
16/ Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
17/ Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước.
18/ Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
19/ Cho dung dịch HCl vào anilin, ban đầu tách lớp sau đó đồng nhất.
20/ Amin CH3 – CH(NH2) – CH3 tên là Etylmetylamin sai
21/ Thêm vài giọt phenolphtalein vào dd etyl amin thấy xuất hiện màu xanh sai ( màu hng)
22/ Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch Brom. sai
23/ Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
24/ Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen
25/ Propan-2-amin (isopropyl amin) là một amin bậc hai sai ( bc 1)
26/ Tên gọi thông dụng của benzen amin (phenyl amin) là anilin
27/ Tính bazơ tăng dần theo chiều: điphenylamin, anilin, amoniac, metylamin.
28/ Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
29/ Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước va có vị ngọt.
30/ Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các  -amino axit.
31/ Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
32/ Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
33/ Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
34/ Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
35/ Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
GV: : Nguyễn Thanh Phong Trang 6
Tài liệu ôn thi 12 Năm học 2018-2019
36/ Trong phân tử, các amino axit đều chỉ có một nhóm NH2 và một nhómCOOH.
/ Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịchHCl.
14/CH3CH(NH2)COOH tên gọi Anilin
15/ Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt
16/ Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
18/ Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
19/ Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7
20/ Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl
21/ Có thể dùng quì tím để phân biệt ba dung dịch C6H5ONa và C6H5NH3Cl và H2NCH2COOH
22/ Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng
ngưng
23/ Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước
24/ Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
25/ Các axit amin có nhóm -NH2 ở từ vị trí số 6 trở lên là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon.
26/ Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).
27/ Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.
III- PEPTIT – PROTEIN
Câu 1: Đọc tên các peptit sau:
1. H2N-CH2- CO-NH-CH2- CO-NH-CH(CH3)-COOH
2. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(CH3)-COOH
3. H2N-CH2- CO-NH-CH2-CO- NH-CH(CH(CH3)2)- COOH
4. H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2 - COOH
Câu 2: Từ glixin và alanin
1. Có thể tạo ra bao nhiêu Đipeptit và Tripeptit
2. Viết công thức các Đipeptit và Tripeptit đó theo tên tương ứng.
Câu 3: Viết phương trình phản các peptit sau:
HCl
1. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH + H2O 

2. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH + NaOH  
3. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH + NaOH
Câu 4: Cho biết hiện tượng xảy ra của các TN sau:
TN1: Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi.
TN2: Cho Cu(OH)2 vào dung dịch; gly-ala; ala-gly-gly. gly-gly, gly- ala- gly
TN3: Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng
TN4: Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa (anbumin lòng trắng trứng).
Câu 5: Khi thủy phân không hoàn toàn peptit: .(viết peptit theo ký hiệu tên).
1. Ala-Gly-Val-Gly-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau
2. Ala-Gly-Gly-Ala -Val-Gly- Gly-Ala-Val được tối đa bao nhiêu tripeptit khác nhau
3. Đồng phân đipeptit có công thức phân tử C6H12N2O3 (chỉ chứa gốc α-amino axit)
4. Đồng phân tripeptit có công thức phân tử C6H12N2O3 (chỉ chứa gốc α-amino axit)
Câu 6: chọn ý đúng - sai
1/ Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
2/ Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
3/ Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
4/ H2N-CH2- CO-HN-CH2- CH2- COOH là một đipeptit.
5/ Protein có phản ứng màu biure.
6/ Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
7/ Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
8/ Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử nito
9/ Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
10/ Trùng ngưng các -amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit
11/ Trong 1 phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
12/ Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím.
13/ Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
GV: Nguyễn Thanh phong Trang7
Tài liệu ôn thi 12 Năm học 2018-2019
14/ Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
15/ Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
16/ Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.
17/ Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2N-R-COOH, số liên kết peptit là (n – 1)
18/ Liên kết –CO–NH– của các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.
19/ Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
20/ Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
21/ Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
22/ Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
23/ Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.
24/ Tơ nilon -6 có chứa liên kết peptit.
25/ Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
26/ Phân tử các protein đơn giản gồm chuỗi các polipeptit tạo nên.
27/ Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện chất màu vàng.
28/ Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa 3 tripeptit khác nhau.
29/ H2N-CH2- CO-HN-CH2 - CH2 - COOH có chứa 1 liên kết peptit trong phân tử
30/ Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với nhau.
31/ Phân tử Gly-Ala-Ala-Val-Gly có chứa 5 nguyên tử oxi.

GV: Nguyễn Thanh phong Trang8

You might also like