You are on page 1of 14

Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

1. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CĂN BẢN

3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

4. PHÂN TÍCH DUPONT

5. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN

ThS. Hồ Sỹ Minh 1
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tài chính: Là quá trình sử dụng tập hợp các khái niệm, các
phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin nhằm đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu của phân tích tài chính:
- Đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh
doanh của một doanh nghiệp.
- Nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp.
- Nhận biết được những thiếu sót, tồn tại về tài chính của doanh nghiệp.
- Cơ sở để doanh nghiệp lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm
nhất định trong năm (thường vào ngày 31/12) theo hai cách phân loại vốn
và nguồn hình thành vốn cân đối nhau, bao gồm: các loại tài sản, nợ và
vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) của một doanh nghiệp.
Tài sản: Phản ánh giá trị toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập bảng báo
cáo đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Nợ và vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn): Phản ánh nguồn hình thành các loại tài
sản, vốn sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tính đến thời điểm báo
cáo, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp.

ThS. Hồ Sỹ Minh 2
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ví dụ 1: Bảng cân đối kế toán Công ty Ông Thọ vào ngày 31/12/2015
(ĐVT: Tỷ VNĐ)
TÀI SẢN 2014 2015 NỢ VÀ VỐN CSH 2014 2015
TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ PHẢI TRẢ
- Tiền mặt 200 152 - Vay ngân hàng 250 130
- Khoản phải thu 100 458 - Khoản phải trả 152 140
- Hàng tồn kho 220 400 VỐN CHỦ SỞ HỮU
TÀI SẢN DÀI HẠN - Vốn chủ sở hữu 800 1.028
Tài sản cố định ròng 920 850 - Lợi nhuận giữ lại 238 562
TỔNG TÀI SẢN 1.440 1.860 TỔNG NỢ VÀ VCSH 1.440 1.860

BÁO CÁO THU NHẬP


Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh): Là một báo
cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
trong năm của doanh nghiệp, bao gồm: doanh thu bán hàng và các khoản
chi phí của doanh nghiệp trong thời gian hạch toán.
Thu nhập: Là nguồn thu nhập dự tính hay thực tế của doanh nghiệp từ hoạt
động sản xuất – kinh doanh hay thực hiện các dịch vụ khác.
Chi phí: Bao gồm tất cả các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp cần thiết để
sản xuất ra sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.
Thu nhập ròng: Là hiệu giữa tổng thu nhập và tổng chi phí tại một thời điểm
phân tích.

ThS. Hồ Sỹ Minh 3
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

BÁO CÁO THU NHẬP


Ví dụ 2: Báo cáo thu nhập của Công ty Ông Thọ vào ngày 31/12/2015
(ĐVT: Tỷ VNĐ)
Khoản mục tính Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu 7.000 7.500
- Giá vốn hàng bán 5.800 6.100
Lợi nhuận gộp 1.200 1.400
- Chi phí kinh doanh 800 825
- Khấu hao 50 50
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 350 525
- Lãi vay 38 53
Thu nhập trước thuế (EBT) 312 472
- Thuế TNDN (25%) 78 118
Lợi nhuận ròng sau thuế 234 354

BÁO CÁO NGÂN LƢU


Báo cáo ngân lƣu (Báo cáo luân chuyển tiền tệ): Là bảng tường trình quá trình thu
chi tiền mặt của doanh nghiệp trong năm để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế.
Ngân lƣu từ hoạt động kinh doanh: Là nguồn ngân lưu thu được từ bán sản phẩm
do doanh nghiệp sản xuất hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
Ngân lƣu từ hoạt động đầu tƣ: Là ngân lưu có được từ các hoạt động đầu tư như
thanh lý hay đầu tư mới vào tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh
nghiệp.
Ngân lƣu từ hoạt động tài trợ: Là nguồn vốn có được để hỗ trợ cho các hoạt động
sản xuất – kinh doanh và đầu tư nhờ phát hành cổ phiếu phổ thông và trái phiếu
của doanh nghiệp.

ThS. Hồ Sỹ Minh 4
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

BÁO CÁO NGÂN LƢU


Ví dụ 3: Báo cáo ngân lưu của Công ty Ông Thọ vào ngày 31/12/2015
(ĐVT: Tỷ VNĐ)
Khoản mục tính Giá trị
I. NGÂN LƢU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận ròng 354
Điều chỉnh khấu hao 50
Điều chỉnh thay đổi trong vốn lưu động
Tăng trong các khoản phải thu - 358
Tăng trong hàng tồn kho - 180
Giảm trong các khoản phải trả - 12
Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh - 146

BÁO CÁO NGÂN LƢU


Ví dụ 3: Báo cáo ngân lưu của Công ty Ông Thọ vào ngày 31/12/2015
(ĐVT: Tỷ VNĐ)
Khoản mục tính Giá trị
II. NGÂN LƢU TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
Thanh lý tài sản cố định 20
Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư 20
III. NGÂN LƢU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
Vay ngân hàng -120
Vốn chủ sở hữu 228
Chia cổ tức -30
Ngân lưu ròng từ hoạt động tài trợ 78
TỔNG NGÂN LƢU RÕNG (I + II + III) -48

ThS. Hồ Sỹ Minh 5
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

Tỷ số tài chính: Là giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính
với nhau.
Các phƣơng pháp so sánh trong phân tích tỷ số tài chính:
- So sánh các tỷ số tài chính giữa năm phân tích và năm báo cáo.
- So sánh các tỷ số tài chính với trung bình ngành.
- So sánh các tỷ số tài chính với đối thủ cạnh tranh.
Các tỷ số tài chính:
- NHÓM 1: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
- NHÓM 2: TỶ SỐ ĐÒN BẪY TÀI TRỢ
- NHÓM 3: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG
- NHÓM 4: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
- NHÓM 5: TỶ SỐ THỊ GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG

NHÓM 1: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN


Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (CR – Current Ratio): cho thấy
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn phải
trả.
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện hành (CR) =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR – Quick Ratio): cho thấy khả
năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản
cao của một doanh nghiệp.
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh (QR) =
Nợ ngắn hạn

ThS. Hồ Sỹ Minh 6
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

NHÓM 2: TỶ SỐ VỀ ĐÕN BẪY TÀI TRỢ


Tỷ số Nợ/Tổng tài sản (D/A – Debt/Assets): là tỷ lệ vốn vay dưới mọi
hình thức trên tổng tài sản được đưa vào sử dụng trong sản xuất – kinh
doanh dưới mọi hình thức.
Hệ số Nợ/Tổng tài sản (D/A) = Tổng nợ
Tổng tài sản

Khả năng thanh toán lãi vay (TIE – Times Interest Earning): là tỷ lệ đo
lường khả năng thanh toán lãi vay tư thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ
số này đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) =
Chi phí lãi vay (I)

NHÓM 3: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG


Vòng quay tồn kho (VTK): đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình
thức tồn kho (hay hàng dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp.
Vòng quay tồn kho (VTK) = Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân
Vòng quay tài sản cố định (VTSCĐ): cho biết mỗi đồng tài sản cố định
ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Vòng quay tài sản cố định (VTSCĐ) =
Tài sản cố định ròng
Vòng quay tổng tài sản (VTTS): cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Vòng quay tổng tài sản (VTTS) =
Tổng tài sản

ThS. Hồ Sỹ Minh 7
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

NHÓM 3: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG


Kỳ thu tiền bình quân (DSO): đo lường thời gian trung bình thu tiền từ
khách hàng mua theo phương thức tín dụng
Khoản phải thu bình quân x 365
Kỳ thu tiền bình quân (DSO) =
Doanh thu tín dụng
Kỳ trả tiền bình quân: đo lường thời gian trung bình doanh nghiệp trả tiền
cho nhà cung cấp theo phương thức tín dụng.
Khoản phải trả bình quân x 365
Kỳ trả tiền bình quân =
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay các khoản phải trả: đo lường số vòng quay các khoản phải
trả cho hàng mua tín dụng của công ty trong một năm.
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay các khoản phải trả =
Kỳ trả tiền bình quân

NHÓM 4: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return On Sales): cho biết có
bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu.
Lợi nhuận ròng sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (ROS) =
Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity): là tỷ
số đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp
để tạo ra thu nhập và lãi vay cho các cổ đông cổ phần thường. ROE
cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH (ROE) =
Vốn chủ sở hữu

ThS. Hồ Sỹ Minh 8
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

NHÓM 4: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN


Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return On Assets): là tỷ số đo
lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh
nghiệp. ROA cho biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng sau thuế


Tỷ suất lợi nhuận trên Tài sản (ROA) =
Tổng tài sản

NHÓM 5: TỶ SỐ THỊ GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG


Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS – Earning Per Share): là phần lợi
nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần phổ thông.

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) = Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phần ưu đãi
Số CP phổ thông

Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu (P/B – Price/Book Value): so
sánh giá trị giữa thị giá và thư giá cổ phiếu.

Tỷ số P/B = Thị giá cổ phiếu


Giá trị sổ sách

ThS. Hồ Sỹ Minh 9
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

NHÓM 5: TỶ SỐ THỊ GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG


Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E – Price/Earning Per
Share): đo lường tỷ số thị giá cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phần.
Tỷ số P/E = Thị giá một cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phần
- Tỷ số P/E cho biết mất bao lâu mới có thể thu hồi lại vốn đầu tư ban
đầu từ lợi nhuận của doanh nghiệp (giả định lợi nhuận không đổi).
- Tỷ số P/E cho biết chi phí phải trả để có được 1 đồng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
- Nghịch đảo của tỷ số P/E cho biết tỷ suất lợi nhuận tương đối trên vốn
đầu tư.

Ưu điểm:
- Sử dụng nguồn thông tin kế toán và tài chính nên kết quả phân tích có
độ tin cậy cao.
- Tích hợp dữ liệu dễ, tính toán liên quan và có hệ thống theo thời gian.
- Được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin

ThS. Hồ Sỹ Minh 10
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

Nhược điểm:
- Một công ty thường kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nên rất khó
để so sánh với số liệu của ngành.
- Mọi doanh nghiệp đều đặt mục tiêu cao hơn mức bình quân của ngành,
do vậy, nếu cao hơn mức bình quân vẫn chưa kết luận được là tốt.
- Lạm phát có thể ảnh hưởng không tốt đến các báo cáo tài chính, nó có thể
làm cho giá trị so sánh lệch xa với giá trị thực.
- Tính mùa vụ trong kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị các
tỷ số vào những thời kỳ khác nhau.

Nhược điểm:
- Kỹ thuật “đánh bóng” số liệu (Window Dressing) thường được sử dụng
trong kế toán tài chính.
- Các chế độ kế toán khác nhau sẽ cho ra những kết quả báo cáo khác nhau.
- Rất khó để có thể kết luận một thông số nào đó tốt hay là xấu vì chỉ tiêu
này tốt có thể làm cho các chỉ tiêu khác xấu đi.
- Việc sử dụng các tỷ số tài chính một cách độc lập sẽ rất khó đưa ra nhận
xét mà yêu cầu người phân tích phải am hiểu chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.

ThS. Hồ Sỹ Minh 11
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG DUPONT

Tỷ suất lợi nhuận trên Tài sản = Lợi nhuận ròng


Tổng tài sản
(ROA – Return On Assets)

ROA = Lợi nhuận ròng X


Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản

ROA = Lợi nhuận ròng biên X Vòng quay tài sản


(ROS)

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG DUPONT

Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH = Lợi nhuận ròng


Vốn chủ sở hữu
(ROE – Return Of Equity)

ROE = Lợi nhuận ròng X


Doanh thu X
Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE = Lợi nhuận ròng biên X Vòng quay tài sản X Đòn bẩy tài chính
(ROS)

ROE = ROA X Đòn bẩy tài chính

ThS. Hồ Sỹ Minh 12
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

- Bản chất: So sánh sự thay đổi của nguồn vốn và cách thức sử dụng
vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập
Bảng Cân đối kế toán.
- Mục đích: Xác định rõ nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng vốn.
- Nguyên tắc lập Bảng tài trợ:
+ Các khoản mục bên Tài sản tăng hoặc Nguồn vốn giảm: sử dụng
vốn
+ Các khoản mục bên Tài sản giảm hoặc Nguồn vốn tăng: tạo nguồn

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Bảng Báo cáo nguồn và sử dụng vốn Công ty Ông Thọ (ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN Năm 2014 Năm 2015 THAY ĐỔI SỬ DỤNG NGUỒN
1. Tiền mặt 200 152 - 48 48
2. Khoản phải thu 100 458 358 358
3. Hàng tồn kho 220 400 180 180
4. Tài sản cố định 920 850 - 70 70
NGUỒN VỐN
1. Vay ngân hàng 250 130 - 120 120
2. Khoản phải trả 152 140 - 12 12
3. Vốn chủ sở hữu 800 1.028 228 228
4. Lợi nhuận giữ lại 238 562 324 324
TỔNG CỘNG 1.440 1.860 670 670

ThS. Hồ Sỹ Minh 13
Chương 8: Phân tích báo cáo tài chính

Ví dụ 4: Hãy hoàn thành các bảng báo cáo tài chính của công ty Ông Phúc biết các số
liệu sau đây:
(ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN Giá trị NỢ VÀ VỐN CSH Giá trị
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG [ 1 ] A. NỢ PHẢI TRẢ [6]
- Tiền mặt 500 1. Nợ ngắn hạn [7]
- Khoản phải thu [ 2 ] - Khoản phải trả 400
- Hàng tồn kho [ 3 ] - Phiếu thanh toán [8]
B. TSCĐ ròng [ 4 ] - Chi phí phát sinh 200
2. Nợ dài hạn [9]
B. Vốn chủ sở hữu 3.750
TỔNG TÀI SẢN [ 5 ] TỔNG NỢ VÀ VCSH [ 10 ]

Ví dụ 4: Hãy hoàn thành các bảng báo cáo tài chính của công ty Ông Phúc biết các số
liệu sau đây: 1. GVHB = 67,50%
(ĐVT: Triệu đồng) Doanh thu
Khoản mục tính Giá trị
2. CR = 3 (lần)
1. Doanh thu 8.000
3. DSO = 42 (ngày)
2.Giá vốn hàng bán [ 11 ]
3. Lợi nhuận gộp [ 12 ] 4. ROS = 7%
4. Phí bán hàng và quản trị [ 13 ] 5. D/A = 50%
5. Lãi phải trả 400 6. VTK = 3 (lần)
6. Thu nhập trước thuế [ 14 ]
7. 1 năm = 365 (ngày)
7. Thuế TNDN (28%) [ 15 ]
8. Lợi nhuận sau thuế [ 16 ]

ThS. Hồ Sỹ Minh 14

You might also like