You are on page 1of 5

CÂU HỎI KAHOOT NHÓM 6 – THUYẾT TRÌNH LẦN 2 VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG

MINH

Câu 1: Hợp đồng thông minh không thể sửa đổi sau khi triển khai, do đó nó có khả năng
chống giả mạo.

A. Đúng

B. Sai

-> Không thể sửa đổi. Không thể sửa đổi hợp đồng thông minh sau khi triển khai. Chỉ có
thể “xóa” chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước. Do đó, có thể nói rằng hợp
đồng thông minh giống như một mã chống giả mạo.

Câu 2: Đâu không phải là ưu điểm của hợp đồng thông minh?

A. Không cần dựa trên sự tin cậy.


B. Chỉ thực hiện khi các điều kiện được thỏa.
C. Được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra lỗi phát sinh
D. Tất cả đều sai.
 Chúng ta sẽ không được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra lỗi phát sinh do pháp luật các
nước hiện nay chưa có chính sách để khai thác, quản lý smart contract
Câu 3: Hợp đồng thông minh là hợp đồng an toàn nhất hiện nay và hầu như không có bất kỳ
rủi ro nào.
A. Đúng
B. Sai
 Bản chất của Smart Contract là rất an toàn, nhưng nếu bạn để lộ một số thông tin
nhạy cảm hoặc bị các hacker khai thác các thông tin đó thì chắc chắn sẽ gặp những
trường hợp rắc rối.

Câu 4: Câu 4: Hacker muốn điều chỉnh, thay đổi thông tin trong hợp đồng sẽ cần phải có
bao nhiêu sự đồng ý của các node hoạt?

A. Trên 50%
B. Trên 60%
C. Trên 70%
D. Trên 80%
 Blockchain sẽ đảm bản sự an toàn cho tài liệu của bạn. Không một hacker nào có thể
đe dọa đến chúng. Mỗi hợp đồng thông minh đều chứa mật mã được mã hóa dưới
dạng ngôn ngữ lập trình đặc biệt. Sau đó, chúng lại được phân phối khi về hệ thống
các node và lưu lại vĩnh viễn trên blockchain. Vì thế, tính bảo mật của hợp đồng
thông minh rất cao. Hacker nếu muốn điều chỉnh, thay đổi dù chỉ là một thông tin nhỏ
trong hợp đồng sẽ cần phải có sự đồng ý của hơn 50% các node hoạt động trong cùng
hệ thống.

Câu 5: Ai là người đầu tiên phát minh ra hợp đồng thông minh (smart contract)?
a. Nick Szabo
b. Ethereum
c. Vitalik Buterin
d. Smart Contract
 Thuật ngữ "hợp đồng thông minh" lần đầu tiên được đề cập đến bởi một trong số
những người được cho là cha đẻ của bitcoin - Nick Szabo vào năm 1994 . Vào thời
điểm đó, ông định nghĩa hợp đồng thông minh là một công cụ để chính thức
hóa và bảo mật mạng máy tính bằng cách kết hợp các giao thức với giao diện
người dùng. Szabo đã thảo luận về khả năng sử dụng hợp đồng thông minh
trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng
Câu 6: hợp đồng thông minh được hình thành từ mấy yếu tố?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
 hợp đồng thông minh được hình thành từ 4 yếu tố: chủ thể hợp đồng, điều khoản hợp
đồng, chữ ký số và nền tảng phân quyền.
Câu 8: chọn đáp án sai
a. Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hoạt động đã được lập trình.
b. HĐTM chỉ thực hiện khi được kích hoạt và sẽ tự động hóa tất cả các tác vụ.
c. Sau khi triển khai, hợp đồng thông minh có thể sửa đổi.
d. HĐTM hoạt động công khai, ai cũng có thể xem mà không sửa được mã nguồn.
 Không thể sửa đổi hợp đồng thông minh sau khi triển khai. Chỉ có thể “xóa”
chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước. Do đó, có thể nói rằng
hợp đồng thông minh giống như một mã chống giả mạo.
Câu 9: Đâu là đặc điểm của hợp đồng thông minh khác với hợp đồng truyền thống?
A. Viết dưới dạng văn bản

B.Có thể tự ý điều chỉnh tùy thích

C.Được viết bởi ngôn ngữ lập trình chuyên biệt

D. Cần ít nhất một bên thứ ba giám sát

-> Hợp đồng truyền thống viết theo dạng văn bản, hợp đồng thông minh viết bởi ngôn ngữ
lập trình chuyên biệt

Câu 10: Các nền tảng nào sau đây chủ yếu được blockchain hỗ trợ trong hợp đồng thông
minh?

A. Tezos

B. Cardano

C. EOS.IO

D.Ethereum

-> Về cơ bản có thể nói rằng tất cả các loại tiền điện tử đều dựa trên hợp đồng thông
minh. Tuy nhiên, thuật ngữ hợp đồng thông minh thường được liên kết với mạng
Ethereum (vì nền tảng phần mềm của nó tập trung vào việc lưu trữ các hợp đồng thông
minh và các ứng dụng phi tập trung trên một blockchain).

Câu 11: " Hợp đồng thông minh rất an toàn, không bao giờ gặp nguy cơ bị tấn động bởi
hacker"

A. True B. False

-> Bản chất của Smart Contract là rất an toàn, nhưng nếu bạn để lộ một số thông tin
nhạy cảm hoặc bị các hacker khai thác các thông tin đó thì chắc chắn sẽ gặp những
trường hợp rắc rối.

Câu 12: Sau khi mã hóa các dòng lệnh trong HĐTM, thì các bên có thể sửa, bổ sung điều
khoản, vô hiệu hoặc chấm dứt HĐ.
a/ True
b/ False

-> Nếu các bên có mong muốn sửa đổi hoặc bổ sung điều khoản hợp đồng, vô hiệu hay
chấm dứt hợp đồng thì HĐTM chưa cho phép thực hiện điều này. Cách duy nhất khắc phục
tình trạng trên là dự liệu được trước đó khả năng thực hiện hợp đồng có thể bị thay đổi và
liệt kê ra những trường hợp đó qua việc mã hóa dòng lệnh

Câu 13: Để tạo lập 1 HĐTM, các bên tham gia cần giao kết hợp đồng, quá trình này bao
gồm mấy bước?

a/ 2 bước

b/ 3 bước

c/ 4 bước

d/ 5 bước

 2 bước gồm: đề nghị giao kết hợp đồng và (2) chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Câu 14: Theo luật, HĐTM sẽ bị vô hiệu nếu 1 trong các bên ký kết là:

a/ Người vi phạm hành chính

b/ Người mất năng lực hành vi dân sự

c/ Người đã đủ tuổi thành niên

d/ Người vi phạm luật giao thông

 Theo luật, HĐ sẽ bị vô hiệu nếu 1 trong các bên ký kết là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; hoặc việc ký kết hợp đồng là do sự
nhầm lẫn hoặc bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Câu 15: Hợp đồng thông minh được soạn thảo bằng:

a/ Ngôn ngữ ký hiệu

b/ Ngôn ngữ thoại truyền thống


c/ Ngôn ngữ lập trình

d/ Ngôn ngữ thao tác dữ liệu

 HĐTM là dạng thức hợp đồng được vận hành tự động hoàn toàn và soạn thảo bằng
ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ duy nhất mà máy tính hiểu được

Câu 16: Trên mạng Trên mạng lưới Ethereum, Hợp đồng thông minh bao gồm

A. 1 mã hợp đồng và 2 khóa công khai

B. 2 mã hợp đồng

C. 1 mã hợp đồng và 1 khóa công khai

D. 2 khóa công khai

-> Hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên một mã hợp đồng và khóa công
khai. Khóa công khai bao gồm 2 loại là khoá do người tạo hợp đồng cung cấp và khóa
đại diện cho hợp đồng có vai trò như một mã định danh kỹ thật cho mỗi hợp đồng
được tạo.

You might also like