You are on page 1of 2

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)


Đọc đoạn trích :
“Mùa đông đang đến gần,
Các loài chim bắt đầu thấy lạnh,
Rủ nhau bay về nam lẩn tránh,
Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương.
Chỉ đại bàng vẫn ngồi im,
Lặng lẽ nhìn những vườn cây trụi lá.
Khi quê hương gặp những ngày băng giá,
Đại bàng không bỏ bay đi.”
( Thơ tám câu – Raxun Gamzatop – Thái Bá Tân dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Cách sống của các loài chim trong khổ trên và đại bàng trong khổ dưới có
sự khác nhau như thế nào? (0,75)
Câu 2: Hình ảnh các loài chim mùa đông “Rủ nhau bay về nam lẩn tránh/ Dù suốt
mùa hè ca ngợi quê hương” có gợi cho anh/ chị liên tưởng tới hiện tượng thường gặp
nào trong cuộc sống con người? (0,75)
Câu 3: Trong bài thơ của Raxun Gamzatop, mùa đông băng giá được hiểu theo tầng
nghĩa nào? Các tầng nghĩa của mùa đông băng giá có thể giúp chúng ta nhận ra điều
gì trong cuộc sống con người? (1,0)
Câu 4: Theo anh/ chị, Raxun Gamzatop có thể gửi gắm những thông điệp tư tưởng
nào trong bài thơ? (0,5)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung bài thơ tám câu của Raxun Gamzatop trong phần đọc hiểu,
anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình
yêu quê hương.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giừo liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa ...

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, tr.110 – 111)

You might also like