You are on page 1of 5

b.

Nhà nước thượng tôn pháp luật


Nhà nước pháp quyền mà Đảng ta xây dựng là nhà nước tôn trọng pháp luật,
được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Ngay sau khi tổ
chức thành công Cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội đầu tiên (06/01/1946), Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng và thông qua Hiến pháp năm
1946, đặt nền móng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Muốn vậy,
trước hết:
* Cần làm tốt công tác lập pháp.
Theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động
một cách hợp Hiến và hợp pháp, chỉ một ngày sau khi giành được độc lập, đọc Tuyên
ngôn khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đề ra với Chính
phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là “chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.
Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu” (Hồ Chí Minh: Toàn tập). Và chỉ trong một thời gian ngắn Hồ Chí
Minh đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, khẩn trương xây
dựng và thông qua Hiến pháp 1946, đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam.
Trên cương vị là Chủ tịch nước (từ năm 1945 đến năm 1969), Hồ Chí Minh vừa là
nhà lập pháp, đồng thời là nhà hành pháp có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến
và lập pháp ở nước ta, đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến
pháp 1959, đã ký công bố 16 đạo luật, 613 Sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật, trong
đó có 243 Sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước, qua đó hình thành một thể chế bộ
máy nhà nước có nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền.
Trong bối cảnh đất nước phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc vô cùng cùng khó
khăn, sự ra đời của hệ thống luật pháp như trên thể hiện rất rõ nỗ lực của Hồ Chí
Minh và Nhà nước Việt Nam trong công tác lập pháp.
* Chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được
thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật.
Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử
dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân
dân. Pháp luật là công cụ quyền lực của nhân dân.
Để nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng luật của người dân, giáo dục ý
thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ
bản sau:
Trước hết, phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.
Biện pháp đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong
mọi tầng lớp nhân dân:
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân
hiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn.
+ Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng và Nhà nước.
Công tác giảng dạy pháp luật cần được tổ chức sâu rộng, cho mọi đối tượng, từ các
trường phổ thông, trưng học đến đại học và bồi dưỡng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực.
+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có năng lực và trình độ, có
phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công
tác pháp luật, pháp chế.
+ Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách tích
cực vào việc soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật thông qua
đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
+ Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao
trình độ chung của nhân dân
Cuối cùng, Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân
* Phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân
chủ của mình, dám nói, dám làm”.
Người chỉ rõ, nhà nước phải có các thiết chế dân chủ để Nhân dân thực sự làm
chủ và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân,
phải luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và thấm nhuần phương châm: “Việc
gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Người
yêu cầu cán bộ, công chức nhà nước phải là: “Những người tỏ ra rất trung thành và
hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân
chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng…; những
người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn…;
những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5).
Người còn nhấn mạnh rằng, nhà nước luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát,
định đoạt của Nhân dân. Nhân dân có quyền xây dựng, phê bình, giúp đỡ nhà nước.
Quyết định gì của nhà nước mà nhân dân cho là không phù hợp, nhà nước phải sửa
đổi hoặc hủy bỏ. Phải dựa vào Nhân dân mà hoàn thiện cán bộ và tổ chức của nhà
nước. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ
của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc
to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có
nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ
làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7).
Quyền lực nhà nước là quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân ủy thác cho các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Nhân dân có
quyền kiểm soát đại biểu mà mình đã bầu ra “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhân dân có quyền bãi miễn đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không
xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của
nhân dân đối với đại biểu của mình. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân
dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân
dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7).
Người khẳng định: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính
phủ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7). Người chỉ rõ: “Muốn chống bệnh quan liêu,
bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng
không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ một cách, là khéo kiểm soát.
Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau
khuyết điểm nhất định bớt đi” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5). Người nhấn mạnh
muốn kiểm soát “phải có hệ thống, phải thường làm…”, “người kiểm soát phải là
những người rất có uy tín” và “không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta
báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, “kết hợp kiểm soát “từ dưới lên” và “từ
trên xuống” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5).
Vì vậy, Người cho rằng, công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt
cho thế hệ trẻ trở nên cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một Nhà nước pháp
quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống. Việc
thực thi pháp luật có quan hệ rất lớn đến trình độ dân trí của nhân dân, vì vậy, Hồ
Chí Minh chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của
nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của
chính quyền các cấp.
* Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.
Người tuyên bố: “Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải
tà quy chính, nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước
buôn dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6). Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng và
phải đủ; tăng cường tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực
thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh, v.v.. Người phê phán những hiện
tượng thể hiện tính thiếu nghiêm minh của pháp luật, như: “thưởng có khi quá rộng,
mà phạt thì không nghiêm” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15), lẫn lộn giữa công và tội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp chặt chẽ đức trị và pháp trị. Cùng với việc nêu
cao vai trò của đạo đức cách mạng, Bác Hồ không quên vai trò quan trọng của pháp
luật. Điều đó cắt nghĩa vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người bao dung, nhân
hậu, nhưng cũng rất nghiêm khắc, không bỏ qua, bao che sai lầm, khuyết điểm, luôn
đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tá
Trần Dụ Châu khi làm Cục trưởng Cục Quân nhu đã lợi dụng chức vụ, bớt xén phần
cơm áo, vốn đã rất kham khổ, thiếu thốn của bộ đội để sống phè phỡn, truỵ lạc, lãng
phí. Vụ án được khởi tố, đưa ra Toà án quân sự, Trần Dụ Châu bị lãnh án tử hình.
Trần Dụ Châu và gia đình kháng án lên Bác Hồ, xin được khoan hồng. Vụ án đã gây
cho Bác Hồ một nỗi buồn sâu sắc. Nhưng, đối với loại sâu mọt đục khoét dân, trị một
người để cứu muôn người, Bác đã ký lệnh bác đơn chống án của Trần Dụ Châu, dù rất
đau lòng. Qua đó, có thể thấy bên cạnh đạo đức, Bác Hồ rất đề cao tính nghiên minh
của pháp luật.
* Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát
quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ các
cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán
bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.
Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ văn
hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý nhà nước, thành thạo nghiệp vụ hành chính và
nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tâm, tận lực suốt
đời phục vụ nhân dân. Người chỉ rõ “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất
liêm, bất kể kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6).
Người gửi thư "khẩn cấp" cho các uỷ ban nhân dân, các bộ, tỉnh, huyện, làng
(đầu tháng 12/1945) và gửi thư cho đồng bào Bắc Bộ (năm 1947) để răn bảo cán bộ
ngoài Đảng, trong Đảng sớm biết tu tỉnh, tẩy rửa mọi thói hư, tật xấu, tư thù, tư oán,
cậy thế, cậy thần, quân phiệt hà hiếp, kể cả hẹp hòi, chuộng hình thức, ích kỷ, hám lợi
danh; nghĩa là những điều luân lý thông thường, những yêu cầu sơ đẳng của đạo đức
làm người, của cái thiện bẩm sinh. Bên cạnh đó, Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn
quốc, Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên
các bạn phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, cho nhân
dân noi theo” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5). Đồng thời, cũng phải luôn đề phòng và
chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết chống
ba thứ giặc nội xâm là: Tham ô, lãng phí, quan liêu.
Câu hỏi
Câu 1. Muốn Nhà nước tôn thượng pháp luật cần làm những điều gì?
A. Cần làm tốt công tác hiến pháp
B. Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật
C. Chú trọng đưa pháp luật vào trong nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được
thực hành và có cơ chế quản lý việc thi hành pháp luật
D. Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của cán bộ Nhà nước,
giám sát quá trình Nhà nước thực hành pháp luật
 Đáp án B
Câu 2. Biện pháp đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong mọi tầng lớp nhân dân là gì?
A. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân
hiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai
đoạn
B. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có kỹ năng và trình độ, có
phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm
công tác pháp luật, hiến pháp.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
 Đáp án A

You might also like