You are on page 1of 14

SEMINAR BÀI 1

ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG MARKETING DƯỢC

Sản phẩm lựa chọn: sữa rửa mặt thorakao hạt nghệ bổ sung tinh chất hoa hồng

I. Đặt vấn đề :
Theo dữ liệu của Euromonitor, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có hiệu suất hoạt
động của thị trường cao nhất, cùng với một số thị trường khác như Đông Âu, Châu
Mỹ Latin hay Trung Đông. Hiệu suất của thị trường Châu Á Thái Bình Dương xếp
thứ 2 bên cạnh Tây Âu. Trong số các thị trường mới nổi ở Châu Á Thái Bình Dương,
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn. Hơn nữa, ngay cả khi quy mô
của thị trường Việt Nam là nhỏ, nhưng lại có sự tăng trưởng cao so với các quốc gia
trong khu vực. Tính riêng năm 2018, doanh thu thị trường sản phẩm dưỡng da tại Việt
nam là 8,3 nghìn tỷ đồng, Trong giai đoạn từ 2017-2022, sản phẩm dưỡng da dự kiến
sẽ ghi nhận CAGR là 11% để đạt được 12.4 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.
( theo Euromonitor ).

 Quy mô thị trường


1. Số lượng người tiêu thụ : Nữ giới tiêu thụ mỹ phẩm nhiều hơn nam giới, đặc
biệt độ tuổi tiêu thụ tập trung từ 15-64 tuổi. Theo tổng cục thống kê, năm 2017
Việt nam có 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi, trong đó có 32.974.072 là nữ.
2. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ
Năm nay 2020 theo dữ liệu từ Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường toàn
cầu có trụ sở tại London: thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3
tỷ USD.

Hiện tại, các thương hiệu nước ngoài chiếm 90% thị phần mỹ phẩm của Việt
Nam, với Hàn Quốc đứng đầu là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực châu Á.
Mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm 10% thị phần.
 Khái quát về công ty
Công ty TNHH SX Mỹ Phẩm Lan Hảo tiền thân từ Hãng Mỹ Phẩm Lan Hảo.
Thành lập từ năm 1957, chính thức lên công ty 1961 với một số mặt hàng
truyền thống: kem dưỡng da trân châu, dầu gội đầu hoa hồng, xà bông thơm,
nước bóng tóc Parafine & chải tóc hiệu Brillantine. Năm 1969 hãng đã mở chi
nhánh tại Campuchia và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các nước Ðông Nam
Á.
Hiện nay công ty có hơn 70 loại sản phẩm bao gồm các loại kem thoa da,
dưỡng da, chăm sóc da, dầu gội đầu, các loại nước hoa, kem đánh răng, chất tẩy
rửa...được sự tín nhiệm của khách hàng từ trước thập niên 60, và cũng là một
trong nghững công ty đi đầu về phát minh sáng chế mỹ phẩm từ thảo dược
thiên nhiên làm đẹp cho phụ nữ.
 Khái quát về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, nếu nói hàng ngoại đang lấn lướt thì cũng không có
gì là quá. Bằng kinh nghiệm lâu năm, bằng nguồn tài chính mạnh, sản phẩm có
chất lượng, mẫu mã da dạng, hàng hóa ngoại dễ dàng chinh phục người tiêu
dùng Việt Nam. Các sản phẩm này luôn có chỗ đứng trong các siêu thị, trung
tâm thương mại, các chợ với đầy đủ chủng loại khác nhau. Từ các loại mỹ
phẩm cao cấp mà số tiền có khi lên đến vài triệu đồng một sản phẩm đến các
sản phẩm phổ thông với giá chỉ vài chục ngàn đồng. Trên các quầy hàng mỹ
phẩm, hàng loạt các sản phẩm có tên tuổi của Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ
chiếm đại đa số diện tích trưng bày, ở những vị trí đẹp nhất. Trong khi đó mỹ
phẩm Việt chỉ thưa thớt một vài sản phẩm thông dụng được người tiêu dùng
biết đến và trung thành từ nhiều năm qua như: Thorakao, Việt Hương, mỹ
phẩm Sài Gòn, Lana,... và một số sản phẩm của doanh nghiệp khác

Trong nội dung chính của đề tài này, nhóm chỉ tập trung phân tích các đối thủ
cạnh tranh của Thorakao với có những dòng sản phẩm chăm sóc da mặt chiết
xuất từ nghệ như : E100, Biona (Đại Việt Hương), Hazeline (Unilever), Lana...
Công ty TNHH SX & TM Đại Việt Hương (Vietcos)9
Công ty Đại Việt Hương (Vietcos) được sáng lập bởi một nhóm kỹ sư hoá và
bác sỹ y khoa công tác tại Đại học Cần Thơ cách đây hơn 15 năm với những
thương hiệu nổi tiếng đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng Việt là Biona và
E100.
4.2 Công ty Cổ phần Sao Thái Dương
Công ty CP Sao Thái Dương được thành lập từ năm 2002. Mặc dù còn rất trẻ
nhưng thương hiệu Thái Dương dành được sự tín nhiệm của đông đảo người
tiêu dùng Thủ đô Hà Nội cũng như nhân dân trong cả nước. Các nhãn hiệu
Kem nghệ Thái Dương, Gót sen, Dầu gừng Thái Dương, Lưu ly, Tây Thi, Quí
Phi, Búp Ngọc ... đã trở nên khá quen thuộc và gần gũi với khách hàng. Các sản
phẩm kem nghệ và sửa rửa mặt nghệ của Thái Dương, tuy mới xuất hiện trên
thị trường gần đây nhưng cũng là một đối thủ nặng ký của dòng sản phẩm chăm
sóc da mặt từ nghệ của Thorakao.
4.3 Công ty Mỹ Phẩm Lana
Cũng như Công ty Đại Việt Hương, Lana là công ty mỹ phẫm khá nổi trên thị
trường Việt Nam, đã từng nhiều lần đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng
cao. Hiện tại Lana có khá nhiều dòng sản phẩm bao gồm như: chăm sóc da mặt,
chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể, chăm sóc răng miệng, chăm sóc em bé, trang
điểm, nước hoa, chăm sóc nhà và xe hơi, các sạn phẩm khác.
2.Nội dung
 Giới thiệu/Phân tích đặc tính sản phẩm/dịch vụ:

S W
 Sản phẩm chiết xuất từ thiên  Chưa định vị rõ thương hiệu của
nhiên sản phẩm, tạo sự nhầm lẫn trong
 Là 1 thương hiệu mạnh trong  Chưa tạo sự khác biệt trong định
những thập niên trước đây vị
 Lựa chọn được phân khúc chọn  Chưa có kế hoạch marketing
lọc để tiếp cận thị trường toàn diện cho chiến lược phát
 Sản phẩm tương đối đa dạng và triển sản phẩm, thương hiệu
phù hợp với xu hướng tiêu dùng  Thiết kế bao bì chưa được bắt
của 1 vài phân khúc ở thị trường mắt
Việt Nam
 Giá cả hợp lý, dễ chấp nhận với
người thu nhập trung bình- thấp
 Hàng Việt Nam chất lượng cao
và đạt được nhiều giải thưởng
quốc tế
 Hàng Việt Nam chất lượng cao
và đạt được nhiều giải thưởng
quốc tế
 Mạng lưới phân phối rộng khắp
đất nước từ các chợ, đại lý, cửa
hàng mỹ phẩm cho đến nhà
thuốc, siêu thị
 Nguồn nguyên liệu thảo mộc có
sẵn trong nước

O T
 Thị trường tăng trưởng cao,  Đối thủ cạnh tranh nhiều cả
mạnh mẽ trong và ngoài nước, môi trường
 Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm làm cạnh tranh khốc liệt
đẹp có nguồn gốc thiên nhiên có  Tâm lý chuộng hàng ngoại nhập
độ an toàn cao ngày càng gia của người Việt
tăng  Các thương hiệu ngoại có công
 Chính sách của nhà nước nghệ vốn lớn, quản lý chuyên
khuyến khích “Người Việt Nam nghiệp, ngân sách mạnh dành
dùng hàng Việt Nam” cho R&D( nghiên cứu) và quảng
 Xuất khẩu sang các thị trường cáo tiếp thị
nước ngoài
 Phân khúc bình dân vẫn còn rất
nhiều tiềm năng
 Thị trường trong nước còn đang
bỏ ngỏ mà nhu cầu rất lớn

Xác định khách hàng phù hợp với sản phẩm


 Độ tuổi: từ 15- 22 tuổi
Lý do: độ tuổi này gặp nhiều vấn đề về da đặc biệt là vấn đề về mụn do các biến đổi tâm-
sinh lý, đang bắt đầu quan tâm tới nhan sắc và có thu nhập thấp đến trung bình hoặc đang
phải phụ thuộc tài chính gia đình.
 Giới tính: nữ
Lí do: nhan sắc là mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Đẹp mịn màng, tươi trẻ, an toàn và
trắng sáng là cần thiết để tự tin.
 Thu nhập: thấp đến trung bình hoặc đang phải phụ thuộc tài chính gia đình, có thể
mua được sản phẩm có giá cả phải chăng.
 Lối sống: giản dị, quan tâm tới làn da khỏe mạnh, đẹp tự nhiên và giải quyết các vấn
đề về mụn do biến đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này.
 Địa lý: tập trung chính vào nhóm khách hàng ở nông thôn, khu vực vùng ven đô thị,
nơi thu nhập và khoản tiền dành cho mỹ phẩm đang còn thấp, phù hợp với giá cả của
Thorakao.
 Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên và người mới đi làm.
Lý do: độ tuổi này gặp nhiều vấn đề về da, có nhu cầu chăm sóc nhan sắc, khả năng tài
chính phù hợp với giá của sản phẩm.

3.1 Chiến lược phân phối


3.1.1 Phân tích nhu cầu khách hàng:
Theo như khảo sát của Euromonitor ( 2011), nhu cầu mua các sản phẩm về mỹ phẫm chiếm
16.5% trong tổng số các ngành hàng và dự báo sẽ còn tăng trong những năm tới. Điều này
cho thấy người tiêu dùng đang có nhu cầu cao về mỹ phẩm và sản phẩm chủ yếu là các loại
sản phẩm chăm sóc làn da của họ. Kênh mua sắm ưa thích của họ vẫn là kênh phân phối
truyền thống như: chợ, tạp hóa, cửa hàng mỹ phẩm … và đang có xu hướng chuyển sang các
kênh phân phối hiện đại. Ngoại trừ khu vực miền Nam (TP.HCM), chợ vẫn là kênh mua sắm
phổ biến của người tiêu dùng các vùng khác. Trong đó, TP.HCM: 26%; Hà Nội: 56%; Đà
Nẵng: 63%.16
3.1.2 Mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc.
Căn cứ vào mục tiêu phân phối:
 Chiếm lĩnh thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thị trường nông
thôn và thị trường xuất khẩu.
 Xây dựng lại hình ảnh sản phẩm.
 Kiểm soát thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm của thị trường:
 Thị trường nông thôn và xuất khẩu.
 Lượng khách hàng tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa được tận dụng một cách hiệu
quả.
 Độ tập trung về mặt địa lý còn bị phân tán, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
3.1.3 Lựa chọn chiến lược phân phối
Sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi (Extensive distribution strategy) có thể dự trữ lượng
hàng ở cửa hàng càng nhiều càng tốt. Hơn nữa loại hang này tiện lợi cho việc lưu trữ tương
đối lâu.
3.1.4 Mục tiêu phân phối
mục tiêu là vị trí số 1 trong tâm trí khách hàng tại thị trường Việt Nam khi nhắc tới nhãn
hiệu sữa rửa mặt trị mụn từ nghệ. Chính vì thế mục tiêu phân phối sẽ mở rộng thị trường,
mở thêm các đại lý ở các vùng nông thôn và miền trung.
Theo như khảo sát tại các địa phương ở các tỉnh miền Trung thì nhu cầu về mặt hàng ở đây
cao nhưng lượng hàng ở ngay chính các đại lý phân phối vẫn diễn ra tình trạng không có
hàng. Điều này cho thấy các yếu điểm ở kênh phân phối ở các tỉnh miền trung. Vì thế cần
mở thêm kho hàng ở khu vực miền trung đặt ở Huế vì đây là nơi trung tâm của miền trung.
Cơ cấu dân số ở khu vực miền trung cơ cấu dân số trẻ và thu nhập đã tăng trong các năm
gần đây, đặc biệt mức độ tiêu thụ mỹ phẩm ở đây cũng tăng dần.
3.1.5 Quản trị kênh phân phối.
Tuyển chọn thành viên của kênh.
Tiếp tục duy trì với các với hệ thống các thành viên có thâm niên và uy tín đã hợp tác
với công ty trong suốt thời gian qua. Đồi thời tìm kiếm thêm các thành viên mới đủ các đặc
điểm như:
 Điều kiện tín dụng và tài chính.
 Sức mạnh bán hàng.
 Dòng sản phẩm.
 Danh tiếng.
 Khả năng chiếm lĩnh thị trường.
 Khả năng quản lý.
 Quan điểm, thái độ
 Quy mô.
Bên cạnh đó công ty sẽ cho các thành viên tham gia thấy được các yếu tố như:
 Dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận tốt.
 Sự giúp đỡ về quản lý.
 Sự trợ giúp về quảng cáo xúc tiến
 Các chính sách buôn bán công bằng và quan hệ hữu nghị. Khuyến khích các thành
viên hoạt động
Các trung gian phải được thường xuyên khuyến khích hoạt động để tạo mối liên hệ chặt chẽ
với công ty, kịp thời khen thưởng động viên và tiến hành các hoạt động xúc tiến đối với các
thành viên như là những bạn hàng, khách hàng của công ty.
Một số chương trình có thể áp dụng để khuyến khích trực tiếp các thành viên kênh của mình
là:
 Trợ cấp quảng cáo.
 Chi phí cho sản phẩm mẫu trưng bày.
 Biếu, tặng hàng hóa.
 Ấn định mức doanh số bán hàng đảm bảo.
 Chi phí vận chuyển tới người bán buôn, bán lẻ.
 Ưu tiên cho việc tự do quản lý trả hàng.
 Đóng góp vào những dịp kỷ niệm đặc biệt.
 Phần quà cho người mua khi đi xem phòng trưng bày.
 Điều chỉnh giá hàng tồn kho.
 Đề cập đến tên cửa hiệu hoặc của nhà phân phối trong các quảng cáo.
 Cử người kiểm tra hàng hóa trong kho, vận chuyển hàng. Đánh giá các thành viên.
Công ty sẽ tiến hành đánh giá hoạt động các thành viên kênh như mức doanh số, hàng
tồn kho, thời gian giao hàng, các dịch vụ mà họ cung cấp và quy trình xử lý hàng thất thoát,
hư hỏng một cách định kỳ hoặc đột xuất.
3.1.6 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm:

NHÀ SẢN XUẤT

Đại lý phân
phối chính
Hệ Thống Cửa hàng mỹ Đại lý xuất
Siêu Thị phẩm khẩu
Đại lý phân
phối,
cửa hàng nhỏ
lẻ

KHÁCH
HÀNG
Hệ thống phân phối của Thorakao bao gồm:
 7 nhà phân phối chính đặt tại: Hà Nội, TP Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Cần Thơ, Bến Tre.
 4 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại TP HCM
 Hệ thống siêu thị: Coop Mart, Big C, CityMart, Siêu thị Hà Nội….
 Các cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm.
 Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Singapore, Ðài Loan, Campuchia, Lào,
Trung Quốc, Úc, New Zealand, Mỹ, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Nga, Các nước Châu phi...

3.2 CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG VÀ KHUYẾN MÃI.


3.2.1 Đối tượng truyền thông: Đối tượng truyền thông chính là nhóm khách hàng mục
tiêu giới tính nữ có độ tuổi từ 15 -22, nghề nghiệp là học sinh, sinh viên và người
mới đi làm. Sinh sống ở vùng nông thôn, vùng ven, có mức thu nhập trung bình –
thấp. Giản dị, mong muốn có làn da khỏe mạnh, sạch mụn,không có nhiều tiền,
không có tâm lý thích hàng ngoại.
3.2.2 Ý nghĩa và thông điệp truyền thông
3.2.2.1 Thông điệp truyền thông
Quyết định chọn câu “Sạch mụn đẹp da – mặn mà sắc Việt” làm thông điệp chung cho
toàn bộ chiến lược truyền thông.
3.2.3 Công cụ truyền thông: Với những đối tượng truyền thông trên, chúng tôi tập trung
khai thác mạnh các công cụ truyền thông, cụ thể như sau:
Công cụ Chi tiết

Trên radio các đài như đài phát thanh . PrintAd ấn tượng trên các báo,
tạp chí có số lượng bán ra lớn như Tuổi trẻ, Mực tím, Sinh viên Việt
Quảng cáo Nam, Hoa học trò, …

Editorial, Advertorial, Pictorial…trên các báo


Event họp báo và lệ ra mắt bao bì mới của sản phầm Tài trợ chương
PR trình liên quan đến học sinh, sinh viên.

Đẩy mạnh in ấn các banner, leaflet, standee, catalogue cho sản phẩm và
POSM được đặt tại các địa điểm phân phối trong toàn hệ thống.

Cho người bán lẻ: trưng bày, mua hàng có chiết khấu… Cho
Khuyến mãi người tiêu dùng: tặng quà kèm theo.

Đặt banner, popup trên các mạng xã hội như facebook,


Đăng các bài PR, printad, banner trên báo mạng phổ biến như
Digital www.vnexpress.net, kenh14.vn, www.zing.vn, www.facebook.com…
marketing Nâng cấp website công ty với giao diện bắt mắt, thông tin cập nhật
đầy đủ, truy cập dễ dàng: www.thorakaovn.com.
3.3 Chiến lược phân phối
3.3.1 Phân tích nhu cầu khách hàng:
Theo như khảo sát của Euromonitor ( 2011), nhu cầu mua các sản phẩm về mỹ phẫm chiếm
16.5% trong tổng số các ngành hàng và dự báo sẽ còn tăng trong những năm tới. Điều này
cho thấy người tiêu dùng đang có nhu cầu cao về mỹ phẩm và sản phẩm chủ yếu là các loại
sản phẩm chăm sóc làn da của họ. Kênh mua sắm ưa thích của họ vẫn là kênh phân phối
truyền thống như: chợ, tạp hóa, cửa hàng mỹ phẩm … và đang có xu hướng chuyển sang các
kênh phân phối hiện đại. Ngoại trừ khu vực miền Nam (TP.HCM), chợ vẫn là kênh mua sắm
phổ biến của người tiêu dùng các vùng khác. Trong đó, TP.HCM: 26%; Hà Nội: 56%; Đà
Nẵng: 63%.16

3.3.2 Mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc. Căn cứ vào mục tiêu phân
phối:
 Chiếm lĩnh thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thị trường nông thôn và
thị trường xuất khẩu.
 Xây dựng lại hình ảnh sản phẩm.
 Kiểm soát thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm của thị trường:
 Thị trường nông thôn và xuất khẩu.
 Lượng khách hàng tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa được tận dụng một cách hiệu quả.
 Độ tập trung về mặt địa lý còn bị phân tán, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
3.3.3 Lựa chọn chiến lược phân phối
Sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi (Extensive distribution strategy) có thể dự trữ lượng
hàng ở cửa hàng càng nhiều càng tốt. Hơn nữa loại hang này tiện lợi cho việc lưu trữ tương
đối lâu.
3.3.4 Mục tiêu phân phối
mục tiêu là vị trí số 1 trong tâm trí khách hàng tại thị trường Việt Nam khi nhắc tới nhãn
hiệu sữa rửa mặt trị mụn từ nghệ. Chính vì thế mục tiêu phân phối sẽ mở rộng thị trường,
mở thêm các đại lý ở các vùng nông thôn và miền trung.
Theo như khảo sát tại các địa phương ở các tỉnh miền Trung thì nhu cầu về mặt hàng ở đây
cao nhưng lượng hàng ở ngay chính các đại lý phân phối vẫn diễn ra tình trạng không có
hàng. Điều này cho thấy các yếu điểm ở kênh phân phối ở các tỉnh miền trung. Vì thế cần
mở thêm kho hàng ở khu vực miền trung đặt ở Huế vì đây là nơi trung tâm của miền trung.
Cơ cấu dân số ở khu vực miền trung cơ cấu dân số trẻ và thu nhập đã tăng trong các năm
gần đây, đặc biệt mức độ tiêu thụ mỹ phẩm ở đây cũng tăng dần.
3.3.5 Quản trị kênh phân phối.
Tuyển chọn thành viên của kênh.
Tiếp tục duy trì với các với hệ thống các thành viên có thâm niên và uy tín đã hợp tác
với công ty trong suốt thời gian qua. Đồi thời tìm kiếm thêm các thành viên mới đủ các đặc
điểm như:
 Điều kiện tín dụng và tài chính.
 Sức mạnh bán hàng.
 Dòng sản phẩm.
 Danh tiếng.
 Khả năng chiếm lĩnh thị trường.
 Khả năng quản lý.
 Quan điểm, thái độ
 Quy mô.
Bên cạnh đó công ty sẽ cho các thành viên tham gia thấy được các yếu tố như:
 Dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận tốt.
 Sự giúp đỡ về quản lý.
 Sự trợ giúp về quảng cáo xúc tiến
 Các chính sách buôn bán công bằng và quan hệ hữu nghị. Khuyến khích các thành
viên hoạt động
Các trung gian phải được thường xuyên khuyến khích hoạt động để tạo mối liên hệ chặt chẽ
với công ty, kịp thời khen thưởng động viên và tiến hành các hoạt động xúc tiến đối với các
thành viên như là những bạn hàng, khách hàng của công ty.
Một số chương trình có thể áp dụng để khuyến khích trực tiếp các thành viên kênh của mình
là:
 Trợ cấp quảng cáo.
 Chi phí cho sản phẩm mẫu trưng bày.
 Biếu, tặng hàng hóa.
 Ấn định mức doanh số bán hàng đảm bảo.
 Chi phí vận chuyển tới người bán buôn, bán lẻ.
 Ưu tiên cho việc tự do quản lý trả hàng.
 Đóng góp vào những dịp kỷ niệm đặc biệt.
 Phần quà cho người mua khi đi xem phòng trưng bày.
 Điều chỉnh giá hàng tồn kho.
 Đề cập đến tên cửa hiệu hoặc của nhà phân phối trong các quảng cáo.
 Cử người kiểm tra hàng hóa trong kho, vận chuyển hàng.
 Đánh giá các thành viên.
Công ty sẽ tiến hành đánh giá hoạt động các thành viên kênh như mức doanh số, hàng
tồn kho, thời gian giao hàng, các dịch vụ mà họ cung cấp và quy trình xử lý hàng thất thoát,
hư hỏng một cách định kỳ hoặc đột xuất.
3.3.6 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm:

NHÀ SẢN XUẤT

Đại lý phân
phối chính
Hệ Thống Cửa hàng mỹ Đại lý xuất
Siêu Thị phẩm khẩu
Đại lý phân
phối,
cửa hàng nhỏ
lẻ

KHÁCH
HÀNG
Hệ thống phân phối của Thorakao bao gồm:
 7 nhà phân phối chính đặt tại: Hà Nội, TP Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Cần Thơ, Bến Tre.
 4 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại TP HCM
 Hệ thống siêu thị: Coop Mart, Big C, CityMart, Siêu thị Hà Nội….
 Các cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm.
 Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Singapore, Ðài Loan, Campuchia, Lào,
Trung Quốc, Úc, New Zealand, Mỹ, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Nga, Các nước Châu phi...
3.3 Chiến lược sản phẩm
-Tung sữa rửa mặt hạt nghệ Thorakao bổ sung tinh chất hoa hồng ra thị trường với bao bì
mới, tính năng mới vào tháng 10 năm 2021.
-Nhằm phù hợp và thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, trong tương lai sẽ
phát triển thêm quy cách đóng gói 50gm/tube (thay vì hiện tại chỉ có 100gm/tube).
-Ngoài ra, hiện tại, sữa rửa mặt hạt nghệ, bổ sung tinh chất hoa hồng là dòng sản phẩm phục
vụ cho phái nữ. Để mở rộng nhãn hàng này, trong tương lai, chúng tôi dự kiến phát triển
thêm dòng sản phẩm sửa rửa mặt hạt nghệ dành cho nam giới với những tính năng ưu việt.
3.4 Chiến lược giá 
-Với những thành công trong hiện tại khi lựa chọn phân khúc giá bình dân hợp với túi tiền
của người thu nhập trung bình và khu vực phân phối tập trung phát triển khu vực nông thôn,
chúng tôi quyết định vẫn giữ nguyên định vị Thorakao trong phân khúc giá trung bình
nhưng có tăng giá để bù vào việc lạm phát và dần thu hẹp khoảng cách giá với các thương
hiệu của nước ngoài nhưng sản xuất ở Việt Nam như Pond’s, Hazaline, Biore (Kao)…
-Chúng tôi có bảng phân tích giá trên 1gr của các sản phẩm cùng tính năng, cùng thành phần
chính (chiết xuất) như sau:
SRM Nghệ trị mụn E100 100g/ 28500đ
SRM nghệ Thái Dương 90g/ 20,000đ
SRM Nghệ-Trứng gà Lana 100g/ 30,500đ
SRM Nghệ Thorakao 100g/ 32,000đ
Hazaline Nghệ 50g/ 23,200đ
Biore trị mụn 50g/ 23,000đ 
-Trên bảng phân tích ta thấy Thorakao đang có giá cao nhất so với các nhãn hiệu nội địa, tuy
nhiên lại thấp hơn tương đối so với các nhãn hiệu của công ty nước ngoài.
- Mua combo 2 tube sữa rửa mặt Thorakao 50g/100g tặng một tube dùng thử kem nghệ
Leyna 1g

3. Kết luận
Việc nghiên cứu thị trường là những bước đầu tiên của việc phát triển sản phẩm
của bất kì công ty nào. Nó giúp các nhà sáng lập tránh được các quyết định khó
khăn và từ đó có những đối sách hợp lý để công việc được dễ dàng hơn.
Nghiên cứu thị trường là công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường và đưa các
biện pháp thâm nhập thị trường hợp lý.
Sữa rửa mặt Thorakao hạt nghệ bổ sung tinh chất hoa hồng ra đời đáp ứng được
mong muốn của bạn gái có làn da sạch mụn, đẹp, khỏe tự nhiên, an toàn cho
làn da với giá cả trung bình thật sự sẽ là một điểm nhấn cho thị trường mỹ
phẩm trong nước khi các nhãn hiệu lớn đang tập trung cho dòng sản phẩm làm
trắng da. Với những phân tích và nhận định xuyên suốt như chúng tôi đã trình
bày ở trên, Sữa rửa mặt Thorakao hạt nghệ bổ sung tinh chất hoa hồng thực sự
một sản phẩm thiết thực, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng cho làn da
mặt của mình. Chúng tôi tin rằng sản phẩm được khi đưa ra thị trường sẽ thành
công và đánh dấu một bước quan trọng của nhãn hiệu Thorakao trong việc duy
trì và phát triển nhãn hiệu có từ lâu đời của mình.
4. Link tham khảo: https://www.thorakao.com
5. Đóng góp của từng thành viên:
STT MSV Họ tên Đóng góp
1 1701439 Nguyễn Thị Quỳnh Như Phần 2.1; 2.2
2 1701476 Trần Minh Quang Phần 2.1; 2.2
3 1701552 Nguyễn Thị Lệ Thu Phần 2.1; 2.2
4 1701566 Phạm Thị Thu Thuỷ Phần 1
5 1701576 Đào Minh Thuỷ Phần 1
6 1701648 Trần Sơn Tùng Phần 3.3
7 1701666 Hạ Thị Vân Phần 3.3

You might also like