You are on page 1of 6

Thorakao

- Thành lập từ năm 1957, được biết đến là Công ty TNHH SX Mỹ phẩm
Lan Hảo; năm 1987, tái lập với thương hiệu truyền thống Thorakao.
Được biết đến với nguyên liệu làm hoàn toàn bằng thiên nhiên, bán
rộng rãi trên thị trường miền Nam.
- Năm 1969, Công ty đã có 6 chi nhánh miền Nam, 1 chi nhánh
Campuchia và bắt đầu xuất khẩu sáng các nước Đông Nam Á.
- Sau năm 1987, thương hiệu Thorakao bắt đầu nhận ra tình trạng “sính
ngoại” của khách hàng nên chớp thời cơ chuyển sang thị trường nước
Nga. Sau những thành công nho nhỏ, dần dần Thorakao đã có mặt trên
các thị trường Nhật, Mỹ, Dubai hay Hàn Quốc.
- Nhưng sau thời gian vắng bóng, Thorakao nhận thấy rằng không thể
đối đầu trực diện với đối thủ ở sân nhà nên xác định cho mình thị
trường mục tiêu xa hơn, đó là khu vực nông thôn. Ngoài ra, Thorakao
bán hàng thông qua online hoặc các đại lý phân phối để tiết kiệm tối đa
chi phí. Lúc này, giá dao động hơn chục ngàn đến trăm ngàn đồng cho
mỗi sản phẩm thì phù hợp với thị trường nông thôn bởi mức chi tiêu
cho chăm sóc, làm đẹp của người nơi đây còn thấp. Nhờ vậy các dòng
sản phẩm có giá thành thấp phục vụ tầng lớp bình dân nhưng vẫn giữ
được nét riêng. Hiện tại, doanh nghiệp vẫn đang cố gắng xây dựng hệ
thống địa lý ở các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Huế, Vũng Tàu,
Cần Thơ.Từ đây sản phẩm của Thorakao sẽ tiếp tục phân phối tới tay
người tiêu dùng ở nông thôn xa trung tâm.
- Hiện tại, Thorakao đang nỗ lực cho ra đời những sản phẩm độc đáo
như trị được tóc bạc cho các bạn trẻ, trị tổn thương do nhiều mụn, trị
hôi nách từ râu ngô… với chất lượng rất tốt từ cây cỏ của người Việt.
Những sản phẩm mới sẽ duy trì tính độc đáo trong khi giá thành vẫn
phải đảm bảo ở mức rẻ so với thị trường.
- Co giãn cầu theo giá:
-

Baresoul
- Baresoul - Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt Nam được thành lập từ
năm 2015 với một mong muốn duy nhất. Đó là giúp các cô gái tìm thấy niềm
vui mỗi ngày trong việc chăm sóc và làm đẹp cho bản thân. Thông qua cách
đặt tên thương hiệu, Baresoul khẳng định thông điệp muốn truyền tải về vẻ
đẹp nguyên bản của mỗi con người.
- Baresoul mong muốn là một nốt lặng nhẹ nhàng, một nốt trầm xao xuyến để nhắc nhớ người dùng về
cái đẹp ban sơ của bản thân. Hãy sử dụng mỹ phẩm thuần chay Việt Nam và tạm quên đi những hình
ảnh sống ảo, những xu hướng làm đẹp thịnh hành. Sự giản dị cũng chính là nét riêng của thương hiệu
khi Baresoul không ồ ạt ra mắt các sản phẩm đại trà. Thay vào đó, nhãn hàng chỉ tập trung vào 4 dòng
sản phẩm chính.
- Bao gồm mỹ phẩm dành cho môi, cơ thể, tóc và các phụ kiện. Mỗi sản phẩm đều được Baresoul lựa
chọn và nghiên cứu kĩ lượng từ thành phần thiên nhiên cho đến công năng. Từ đó để người dùng
không chỉ cảm nhận được tác dụng thuần tuý của các dòng sản phẩm mỹ phẩm thuần chay Việt Nam.
Mà hơn thế là còn có thể tìm thấy sự vui tươi, thư giãn và tận hưởng trong từng khoảnh khắc.
- Baresoul đã từng chia sẻ rằng, nhãn hàng sẽ không dựa vào lứa tuổi, giới tính hay khuyết tật để phân
biệt vẻ đẹp. Đồng thời, thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt Nam này cũng tích cực ủng hộ các
chương trình giáo dục hỗ trợ phụ nữ. Ngoài kinh doanh sản phẩm, Baresoul còn rất năng nổ trong
việc tham gia hợp tác với nhiều chương trình học ý nghĩa khác.

- Điển hình như bổng khuyến học, gây quỹ từ thiện, hỗ trợ người khuyết tật và
trẻ em bệnh tim,… Tinh thần nhân đạo này là ý nghĩa và giá trị thu hút người
dùng ủng hộ các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay của Baresoul. Đó là lý do
giúp Baresoul luôn là một trong các thương hiệu mỹ phẩm thuần chay tại
Việt Nam được tín nhiệm và tin dùng nhất tính đến hiện tại.

- L’oreal Paris: tung ra các loại mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da và chăm sóc tóc
với mức giá giao động từ 7$-25$ dành cho những khách hàng có thu nhập khá
hoặc trung bình khá.

- Maybeline: Công ty đã tung vào thị trường những dòng sản phẩm bình dân với
mức giá 5$-9$, có giá thấp hơn dòng cao cấp rất nhiều nhưng lại cao hơn giá các
sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ cạnh tranh. Điều này nói lên rằng, dù ở
phân khúc nào cũng luôn chứng minh mình là một công ty mỹ phẩm cao cấp với
chất lượng vượt trội.

- Lancoome: chuyên các dòng mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm và nước hoa với
mức giá giao động 30$-500$ dành cho những khách hàng có thu nhập cao.
- Sở dĩ L’oreal đề ra 3 loại giá khác nhau để tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu
của mình, đồng thời có thể tiếp cận với các tầng lớp khách hàng

- L’Oréal phân loại theo thị trường mục tiêu của họ, chẳng hạn như thị trường mỹ
phẩm đại chúng, chuyên nghiệp, cao cấp. Vì vậy giá cả cũng tùy thuộc vào từng
phân khúc.

Chiến lược giá cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của thương hiệu mỹ phẩm Cocoon. Dưới
đây là một số gợi ý về chiến lược giá của Cocoon:

1. Định vị giá trị sản phẩm: Cocoon cần định vị giá trị sản phẩm của mình trong thị trường mỹ phẩm. Điều
này bao gồm việc xác định sản phẩm Cocoon là cao cấp, trung bình hay giá phải chăng, và đưa ra giá cả
phù hợp với định vị của thương hiệu.
2. Nghiên cứu giá cả cạnh tranh: Cocoon cần nghiên cứu giá cả của các đối thủ cạnh tranh trong ngành mỹ
phẩm để đưa ra mức giá hợp lý và cạnh tranh. Cocoon có thể lựa chọn giá cả cạnh tranh để thu hút khách
hàng hoặc chọn mức giá cao hơn để tạo dựng định vị là sản phẩm cao cấp và chất lượng.
3. Chiến lược định giá đa cấp: Cocoon có thể áp dụng chiến lược định giá đa cấp bằng cách cung cấp các dòng
sản phẩm khác nhau với mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng. Ví dụ, Cocoon có
thể cung cấp các sản phẩm cao cấp với mức giá cao hơn cho các khách hàng có nhu cầu cao cấp, và các sản
phẩm giá rẻ hơn cho khách hàng có ngân sách hạn chế.
4. Chiến lược giá kèm theo các chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Cocoon có thể sử dụng các chương trình
khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt như giảm giá, quà tặng, chương trình khách hàng thân thiết để hỗ trợ việc tiếp thị
và tạo động lực cho khách hàng mua sản phẩm Cocoon.
5. Đánh giá lại chiến lược giá định kỳ: Cocoon cần theo dõi và đánh giá lại chiến lược giá định kỳ để đảm bảo
nó phù hợp với tình hình thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của
thương hiệu.

Định vị thương hiệu mỹ phẩm thuần chay “Made in Vietnam”


Điều tạo nên sự khác biệt của Cocoon so với bất cứ thương hiệu mỹ phẩm nào khác trên thị trường, chính là họ
đã rất thành công trong việc tạo nên một Cocoon "rất Việt Nam".

Chất "Việt Nam" của Cocoon không chỉ đơn giản là một thương hiệu "made in Vietnam" mà nó còn nằm ở
việc thương hiệu này luôn sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn thuần Việt, từ các thành phần quen thuộc có
thể tìm thấy trên khắp dải đất hình chữ S như rau má, bí đao đến những đặc sản của từng vùng miền như cà phê
Đắk Lắk, hoa hồng Cao Bằng, dầu dừa Bến Tre,...

Mỗi sản phẩm được ra mắt là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, thấu hiểu về các vấn đề về da, mái tóc
người Việt của Cocoon.
3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu khách hàng


Với sự thông minh và nhạy bén của mình, Cocoon đã bắt kịp xu hướng làm đẹp hiện nay đó là Vegan (thuần
chay) và Cruelty Free (không thử nghiệm trên động vật). Vì vậy, các sản phẩm của Cocoon đều là những sản
phẩm từ thiên nhiên không chỉ tốt cho con người mà còn có lợi cho xã hội.
Các sản phẩm 100% thuần chay của Cocoon được đăng ký bởi tổ chức The Vegan Society - một tổ chức từ
thiện giáo dục lâu đời trên thế giới, cung cấp thông tin và hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống
thuần chay.
100% thuần chay: Hãng không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật thường thấy trong mỹ phẩm
như : mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm,.. Thay vào đó hãng
vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật.
100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật: các công thức mỹ phẩm của Cocoon được nghiên cứu và được
thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in-Vivo
test). Hãng không thực hiện các bài thử nghiệm lên động vật như: thỏ, chuột, lòng đỏ trứng gà đã thụ tinh,... vì
tính nhân đạo và lời hứa bất di bất dịch với khách hàng và cộng đồng.
Bên cạnh đó, Cocoon còn tự hào là thương hiệu mỹ phẩm 100% sản xuất tại Việt Nam, sử dụng nguồn nguyên
liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho làn da. Hãng cam kết không sử dụng các chất có hại và “gây nghiện”
cho da - một yếu tố giúp ghi điểm và tạo lòng tin nơi khách hàng.
Ngoài ra, Cocoon vinh dự là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông qua trong chương trình
Leaping Bunny cam kết không thử nghiệm trên động vật cũng như không có sự tàn ác đối với động vật của tổ
chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật từ tổ chức bảo vệ quyền
lợi động vật PETA.
Thiết kế sản phẩm của Cocoon
Mẫu mã, bao bì của Cocoon được đầu tư kỹ lưỡng, đề cao tính đơn giản nhưng vẫn giữ được vẻ trang nhã. Chủ
yếu là các gam màu nóng, đồ họa trang trí thể hiện tên sản phẩm.
Các thông tin về sản phẩm như thành phần, công dụng, cách dùng đều được in rõ ràng trên sản phẩm. Logo, tên
thương hiệu, tem đảm bảo, số lô, ngày sản xuất, mã vạch… đều được in trên bao bì và vỏ hộp.
Với thiết kế bao bì như vậy, Cocoon khẳng định sự rõ ràng, minh bạch trong công đoạn điều chế, giúp khách
hàng phân biệt được thật - giả, nâng tầm giá trị cho hàng hóa Việt Nam nói chung và thương hiệu Cocoon nói
riêng.
3.2. Chiến lược giá cả (Price)
Cocoon sử dụng chiến lược giá cạnh tranh để thu hút được khách hàng và tăng độ phổ biến của sản phẩm.
Cocoon cung cấp các sản phẩm ở mức giá tầm trung từ 160.000 VNĐ đến 260.000 VNĐ. Điều này giúp thu hút
khách hàng từ mọi tầng lớp trong thị trường. Thương hiệu này cũng tạo ra các gói combo sản phẩm để giúp
khách hàng tiết kiệm chi phí khi mua nhiều sản phẩm cùng lúc.
Nếu định gía thấp, khách hàng có thể sẽ nghĩ rằng đây là sản phẩm kém chất lượng hoặc sẽ khiến cho nhãn hàng
lãi ít hơn. Còn nếu định giá sản phẩm quá cao thì sẽ không thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng.
Trên thị trường mỹ phẩm, các sản phẩm thuần chay và sử dụng nguyên liệu tự nhiên 100% vẫn còn khá hiếm.
Vì vậy, việc Cocoon định giá sản phẩm ở mức tầm trung này là một chiến lược hiệu quả. Đồng thời, việc định
giá không quá thấp giúp Cocoon duy trì vị thế của một thương hiệu chất lượng cao.
Chính vì vậy, giá cả phù hợp với sản phẩm chính là chiến lược Marketing về giá của thương hiệu mỹ phẩm này.
Với mức giá như vậy sản phẩm của Cocoon phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Thực tế, các sản phẩm của
Cocoon không chỉ có giá cả phải chăng mà chất lượng cũng rất tốt nên rất thu hút mọi đối tượng.
3.3. Chiến lược phân phối (Place)
Một yếu tố quan trọng nữa quyết định sự thành bại của Cocoon trong chiến lược Marketing mix 4P chính là
chiến lược phân phối. Thương hiệu đã đưa ra nhiều rất hình thức để phân phối các sản phẩm của mình như:
mạng xã hội, cửa hàng, nhà phân phối chính thức, Internet…
Ngoài hệ thống cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Cocoon còn có hệ thống phân
phối sản phẩm rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và trực tuyến trên website của
thương hiệu. Hiện tại, thương hiệu Cocoon đã có mặt tại hơn 300 điểm bán tại các hệ thống phân phối mỹ phẩm
như: Watsons, SammiShop, Hasaki,… và nhiều hệ thống khác trên toàn quốc.
Bên cạnh những cửa hàng truyền thống, Cocoon cũng bán trực tuyến trên 2 website chính thức là
cocoonvietnam.com và myphamthuanchay.com cùng với các kênh thương mại điện tử như Shopee và Lazada.
Điều này giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của Cocoon và mua hàng nhanh chóng.
Ngoài ra, điều này còn cho thấy thiện chí của nhãn hàng đối với khách vàng và cho thấy Cocoon luôn chọn
những gì tốt nhất cho khách hàng của mình. Các cửa hàng đang phân phối chính thức sản phẩm chính hãng của
Cocoon phần lớn đều nằm ở các địa điểm hội tụ nhiều yếu tố có lợi cho việc bán hàng như chỗ để xe phù hợp,
khu dân cư đông đúc, vị trí hài hoà,…
3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Cocoon sử dụng các chiến lược quảng cáo và xúc tiến online và offline để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Thương hiệu này sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok để quảng bá
sản phẩm và các chương trình khuyến mãi đặc biệt. Ngoài ra, Cocoon còn tổ chức các sự kiện trực tiếp, tham
gia các triển lãm mỹ phẩm để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Thị trường ngách mỹ phẩm


Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam rất rộng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cùng
sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều thương hiệu đã chọn chiến lược tiếp cận thị trường ngách để phát
triển. Cocoon là một ví dụ tiêu biểu cho sự thành công trong ngách này.

Mỹ phẩm thuần chay (Vegan Cosmetics)

Những năm gần đây, truyền thông liên tục đưa tin nhằm tăng cường việc bảo vệ động vật và các vấn đề liên
quan đến môi trường. Đặc biệt, ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM nhiều người tiêu dùng đã dần chuyển
sang sử dụng các loại mỹ phẩm không chứa thành phần từ động vật.

Ví dụ:

 Các sản phẩm: Son môi, kem nền, phấn má, mascara và các sản phẩm chăm sóc da được sản xuất
từ các nguyên liệu hữu cơ, không chứa thành phần động vật như sáp ong, sáp trứng cá, collagen
động vật, v.v.
 Khách hàng mục tiêu: Chủ yếu là nữ giới ở độ tuổi từ 20-40, có thu nhập trung bình khá trở lên,
sống tại các thành phố lớn và có nhận thức về việc bảo vệ động vật, bảo vệ sức khỏe bản thân.
 Kênh phân phối: Ngoài các cửa hàng truyền thống, việc kinh doanh online và qua mạng xã hội
(Facebook, TikTok, Instagram) cũng đóng vai trò quan trọng.
 Giá cả: Thường có mức giá trung bình đến cao hơn so với mỹ phẩm thông thường.
Đặc điểm:

 Thị trường ngách này đòi hỏi sự minh bạch và chứng nhận về việc không sử dụng thành phần động
vật. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để đảm bảo rằng họ được sử dụng các sản phẩm
không gây hại cho động vật.
 Xây dựng niềm tin và tạo sự nhận diện thương hiệu là việc quan trọng để thu hút những người tiêu
dùng có ý thức về việc bảo vệ động vật.
 Thị trường này đang phát triển nhanh chóng do sự gia tăng về nhận thức của người tiêu dùng, cơ
hội đầu tư vào các mỹ phẩm hữu cơ, không chứa thành phần động vật tại Việt Nam là rất tiềm năng.
Các thương hiệu trong thị trường ngách này thường tập trung vào việc tạo dựng niềm tin về chất lượng sản
phẩm, cũng như tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và marketing để thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Mức giá phổ biến nhất cho các sản phẩm của innisfree là từ 200.000-300.000đ, đây
là tầm giá dễ chịu đối với các bạn học sinh - sinh viên, nhân viên văn phòng.
Khoảng 900.000đ là sản phẩm có mức giá cao nhất của hãng. Ngoài ra, giá bán của
các dòng sản phẩm cũng tăng theo mức độ phức tạp của độ hiệu quả, công nghệ sử
dụng và độ tuổi của người tiêu dùng.

You might also like