You are on page 1of 8

Political – Economic – Social – Technological – Environment - Legal

Cơ hội:
- Cấu trúc xã hội ổn định, hệ thống pháp luật tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện, Chính phủ
có những chính sách hỗ trợ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nới lỏng chính sách cho
vay, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
- Chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa” trong quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội
nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác
thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới. Khi vai trò trên trường quốc tế của
Việt Nam được nâng cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nói
chung cũng như các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong ngành hàng RTD nói
riêng tại Việt Nam được đẩy mạnh xuất khẩu.
- Hệ thống pháp luật được cải thiện đáng kể. Những điều luật quy định chặt chẽ về vệ
sinh an toàn thực phẩm, đăng ký giấy phép kinh doanh, công bố ra mắt thương hiệu,
sản phẩm… với những hình thức xử vi phạm triệt để làm cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trong ngành hàng RTD tại Việt Nam bớt gánh nặng hơn. Tình
trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường được kiểm soát.
- Thực trạng ô nhiễm rác thải bao bì làm nâng tầm quan trọng của việc sử dụng loại bao bì
có tỷ lệ thu gom và tái chế cao. Việc bắt kịp xu hướng tiêu dùng “xanh” sẽ trở thành lợi
thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn, cũng như tranh thủ
được sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp.
- GDP có xu hướng tăng lên, đời sống người dân ngày càng tốt hơn. Thu nhập tăng khiến
nhu cầu tiêu dùng tăng theo, chi tiêu nhiều hơn dẫn đến xu hướng tiêu dùng của họ có sự
thay đổi. Với tác đô ̣ng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 cùng sự gia tăng đáng kể về bệnh
tiểu đường, cao huyết áp và ung thư đã khiến người dân Viê ̣t Nam có xu hướng tâ ̣p trung
vào tăng cường hê ̣ thống miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Họ đã nâng cao tiêu chuẩn của
mình, chú trọng giữ gìn sức khỏe trong tương lai, dần hướng đến hướng tới những thức
uống lành mạnh, có nhiều dinh dưỡng, thành phần hữu cơ, hạn chế bổ sung đường và các
hóa chất tổng hợp. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm lành
mạnh, chi tiêu ít hơn cho các loại nước ngọt có ga hay bia, rượu.
- Việt Nam có điều kiện khi là một nước có khí hậu nhiệt đới, sở hữu nguồn nguyên liệu
trái cây tươi, sạch sẽ, chất lượng đạt chuẩn, giá cả đầu vào phải chăng hơn so với nguyên
liệu trái cây ngoại nhập.
- Việt Nam ngày càng phát triển khiến niềm tin, niềm tự hào của người dân với đất nước
ngày càng mạnh mẽ. Lòng tự tôn dân tộc những năm gần đây được đẩy lên cao hơn bao
giờ hết khiến người dân có ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn, có thiện cảm với những
sản phẩm mang bản sắc văn hóa nước nhà. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhất là từ
khi bùng phát dịch Covid, Nhà nước vẫn luôn tăng cường vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”, hỗ trợ tích cực phát triển thị trường nội địa theo hướng bền
vững, từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa
Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu
vực và thế giới. Đây là một cơ hội lớn để phát triển cho các nhãn hàng thuộc những doanh
nghiệp nội địa Việt Nam.

- Đại dịch đã tạo nên công cuô ̣c chuyển đổi số dễ dàng hơn bao giờ hết, đã khiến người tiêu
dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến
nhanh hơn và tốt hơn. Khách hàng ưu tiên mua hàng online vì tính tiện lợi, an toàn, không
cần tiếp xúc. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển xây dựng hệ thống
bán hàng online qua các website trực tuyến, nhất là mở gian hàng trên các sàn thương mại
điện tử lớn khi kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại
mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai. Trong bối cảnh khó khăn chung, thương mại
điện tử được coi là giải pháp quan trọng giúp gia tăng doanh thu, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp đồ uống.

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành bia, rượu, tăng dần
tỷ trọng ngành nước giải khát. Chính phủ ban hành các chính sách phòng chống tác hại
rượu bia, các doanh nghiệp được khuyến khích ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả
tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng, sử dụng nguyên liệu trong nước, sản xuất nước
khoáng thiên nhiên.
- Công nghệ phát triển, các dây chuyền hiện đại, có thể tự động giúp giảm bớt các khoản
chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận, sản phẩm mới được tạo ra từ dây chuyền công nghệ tiên
tiến sẽ mang chất lượng vượt trội hơn, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

- Đi đôi với thu nhập cao thì khối lượng công việc của người lao động ngày nay cũng nhiều
và gây áp lực lớn hơn trước kia. Người tiêu dùng bận rộn hơn, theo đó cũng có nhu cầu
thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao, nhất là từ lần bùng phát dịch thứ 4 vì sự tiện lợi
của chúng.

- Thời điểm thích hợp để điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát
triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế
bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường và đổi mới từ phát triển các dòng
sản phẩm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hơn…

- Các doanh nghiệp sẽ có ưu thế khi cân bằng được mối quan tâm về sức khỏe, cũng như
khả năng chi trả của người tiêu dùng khi người tiêu dùng gặp vấn đề phải đối mặt với nhu
cầu quản lý cân nặng và tìm kiếm sự cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và sự hưởng
thụ cho phép bản thân tiêu thụ thực phẩm, đồ uống thoải mái.
Khả năng nắm bắt
Ma trận Cơ Hội
Cao Thấp
- Việt Nam tăng cường quan hệ
- Xu hướng tiêu dùng “xanh”, bảo hợp tác thương mại và đầu tư
vệ môi trường đang được quan với các quốc gia trên thế giới là
tâm. điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh
- Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả xuất khẩu.
nhiều hơn để hướng tới những
thức uống lành mạnh, có nhiều - Chuyển dịch cơ cấu nội bộ
dinh dưỡng, thành phần hữu cơ, ngành theo hướng giảm dần tỷ
hạn chế bổ sung đường và các trọng ngành bia, rượu, tăng dần
hóa chất tổng hợp. tỷ trọng ngành nước giải khát.
- Người tiêu dùng gặp vấn đề
phải đối mặt với nhu cầu quản lý - Thời điểm thích hợp để điều
cân nặng và tìm kiếm sự cân bằng chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền
giữa dinh dưỡng lành mạnh và sự thống và kênh hiện đại, phát
hưởng thụ cho phép bản thân tiêu triển các ứng dụng tăng cường
Cao
thụ thực phẩm, đồ uống thoải trải nghiệm khách hàng khi mua
mái. sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì,
- Lòng tự tôn dân tộc của người nhãn hiệu sản phẩm thân thiện
Mức dân những năm gần đây được đẩy với môi trường và đổi mới từ
độ lên cao hơn bao giờ hết, người phát triển các dòng sản phẩm
hấp tiêu dùng có thiện cảm với những tăng cường sức đề kháng, hệ
dẫn sản phẩm mang bản sắc văn hóa miễn dịch.
nước nhà.
- Công cuô ̣c chuyển đổi số dễ
dàng hơn, khách hàng tiếp nhận
các sàn thương mại điện tử, kênh
mua hàng trực tuyến nhanh hơn
và tốt hơn, hình thành thói quen
ưu tiên mua hàng online.

- Chính phủ có những chính sách


hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh. - Hệ thống pháp luật tại Việt
- Công nghệ phát triển, các dây Nam ngày càng hoàn thiện,
chuyền hiện đại, mang lại lợi ích tình trạng hàng giả, hàng nhái
Thấp
tối đa cho doanh nghiệp. tràn lan trên thị trường được
- Nhu cầu thực phẩm thiết yếu, kiểm soát.
đóng gói tăng cao vì có tính tiện
lợi.

Bảng 3.1: Cơ hội

3.2.2 Xác định nguy cơ:


- Nhu cầu thị trường nội địa của nhóm sản phẩm nước trái cây rất lớn. Trong khi đó, đất
nước đang tích cực hội nhập toàn cầu, đa phương hóa cũng như chủ động hội nhập quốc
tế, các nhà đầu tư nước ngoài đang coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư tiềm năng. Điều
này khiến cho doanh nghiệp trong nước phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh
nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia sẽ có những chiến lược cạnh tranh,
tấn công mạnh mẽ khi gặp trường hợp có thêm một đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhảy
vào tranh giành, gây xáo trộn thị phần vốn có.
- Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác
nhựa thải ra đại dương mỗi năm. Các doanh nghiệp buộc phải giải quyết mối quan hệ
giữa lợi nhuận và tăng trưởng “xanh”, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc
thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng “xanh”. Doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi mô hình sản
xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy
trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm
có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.
- Tình hình lạm phát tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng đồng tiền Việt Nam
vẫn đang trên đà trượt giá. Thu nhập của người dân tuy đang dần được cải thiện và có sự
tăng trưởng nhưng nhìn chung vẫn nằm ở mức thấp nên họ rất nhạy cảm về giá, có xu
hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, giá cả nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng,
các doanh nghiệp buộc phải có những kế hoạch marketing hợp lý để xử lý thị trường đầu
ra của mình mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp được tăng
trưởng, hay ít nhất là có sự ổn định.

- Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tài chính không đầy đủ dẫn đến việc giảm nhu cầu mua sắm,
khách hàng phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, ưu tiên thúc đẩy việc mua sắm có kế
hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý, điều này sẽ làm giảm sức
mua các sản phẩm trong ngành hàng RTD.

- Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-
19, đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt
gãy chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Đi đôi với lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ lại là thói quen “hướng ngoại” đã ăn sâu vào
tiềm thức khiến cho người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm của các thương hiệu
nước ngoài thay vì hàng Việt Nam nếu 2 sản phẩm ở cùng 1 mức giá. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp trong nước phải có nguồn vốn đủ vững chắc để cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh để định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng
bằng các chiến lược giá.

- Máy móc sản xuất ngày càng hiện đại hơn, khiến cho các doanh nghiệp trong ngành thức
uống đóng chai tại Việt Nam ráo riết chạy đua các thiết bị, công nghệ để tăng sức cạnh
tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành có mức độ sử dụng vốn đầu tư, công
nghệ và trang thiết bị kỹ thuật còn rất khác nhau tùy vào nguồn lực và đặc điểm riêng
biệt của doanh nghiệp.

- Chu kỳ sống của nước ép trái cây đang dần bị rút ngắn bởi hiện tại trên thị trường có rất
nhiều sản phẩm thay thế. Từ các thương hiệu nước ép trái cây nhập khẩu đến các startup
nghiên cứu ra những loại nước uống thuần thiên nhiên tốt cho sức khỏe xuất hiện rất
nhiều trên thị trường.

- Đại dịch không thể xác định được sẽ kéo dài đến bao giờ tác động mạnh mẽ và hết sức
nghiêm trọng đến doanh nghiệp trong ngành, sức chống chọi của các doanh nghiệp đã có
dấu hiệu đuối dần khi nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng
lưu kho không đủ vì một số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta buộc phải thực hiện
giãn cách xã hô ̣i khiến cho đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung
ứng… Các biện pháp của Chính phủ để cải thiện vấn đề liên quan đến logistics và phân
phối cũng chưa phù hợp với tất cả địa phương trên cả nước, tạo nên khó khăn cho doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

- Phải điều chỉnh cơ cấu chi phí để đáp ứng nhu cầu sản xuất, trang bị môi trường
đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, cắt giảm nhân sự, đảm bảo quản
lý hiệu quả các mô hình làm việc từ xa và tại chỗ kết hợp. Chi phí xét nghiệm cho
lao động cũng sẽ trở thành một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp khi không có
được sự hỗ trợ từ Chính phủ.
- Hình thức bán hàng online phù hợp với khu vực đô thị, còn các thị trường ở khu vực
nông thôn, miền núi vẫn còn nhiều khó khăn.

- Một số siêu thị lớn do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hiện đang hạn chế đưa hàng Việt
vào hệ thống của họ.

Xác suất xảy ra


Ma trận thách thức
Cao Thấp
Mức Cao - Doanh nghiệp trong nước - Một số siêu thị lớn do nhà đầu
độ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt tư nước ngoài sở hữu hiện đang
nghiêm từ các doanh nghiệp nước hạn chế đưa hàng Việt vào hệ
trọng ngoài, nhất là các tập đoàn đa thống của họ.
quốc gia.
- Doanh nghiệp buộc phải giải - Đại dịch làm gián đoạn nguồn
quyết mối quan hệ giữa lợi lao động, giảm sản lượng công
nhuận và tăng trưởng “xanh”, nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá
các chính sách hỗ trợ của Nhà trị nông nghiệp.
nước trong việc thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng “xanh”. - Mạng lưới logistics và phân
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tài phối chưa ổn định, bị tác động
chính không đầy đủ dẫn đến mạnh mẽ bởi đại dịch khiến
việc giảm nhu cầu mua sắm, lượng hàng lưu kho không đủ vì
khách hàng phải tiết kiệm để một số vùng kinh tế trọng điểm
chi tiêu cẩn thận hơn, ưu tiên của nước ta buộc phải thực hiện
thúc đẩy việc mua sắm có kế giãn cách xã hô ̣i khiến cho đứt
hoạch, có chủ đích và chuyển gãy nguồn lao động, nguyên vật
sang tiêu dùng bền vững, hợp liệu và cả chuỗi cung ứng…
lý.

- Thói quen “hướng ngoại” đã


ăn sâu vào tiềm thức khiến cho
người tiêu dùng có xu hướng
chọn sản phẩm của các thương
hiệu nước ngoài thay vì hàng
Việt Nam nếu 2 sản phẩm ở
cùng 1 mức giá.

- Chu kỳ sống của nước ép trái


cây đang dần bị rút ngắn bởi
hiện tại trên thị trường có rất
nhiều sản phẩm thay thế.
- Hình thức bán hàng online
phù hợp với khu vực đô thị,
còn các thị trường ở khu vực
nông thôn, miền núi vẫn còn
nhiều khó khăn.

- Các doanh nghiệp trong ngành


thức uống đóng chai tại Việt
- Đồng tiền Việt Nam vẫn đang
Nam ráo riết chạy đua các thiết
trên đà trượt giá. Khách hàng
bị, công nghệ để tăng sức cạnh
có xu hướng thắt chặt chi tiêu
tranh.
nên rất nhạy cảm về giá. Trong
- Chi phí để đáp ứng nhu cầu
Thấp khi đó, giá cả nguyên vật liệu
sản xuất, trang bị môi trường
đầu vào ngày càng tăng, doanh
đảm bảo an toàn y tế và lao
nghiệp phải cân đối giá bán để
động tại nơi làm việc, cắt giảm
có doanh thu đảm bảo lợi
nhân sự, đảm bảo quản lý hiệu
nhuận của mình
quả các mô hình làm việc từ xa
và tại chỗ kết hợp.

You might also like