You are on page 1of 8

KHÍ CFC

Khí CFC là môi chất quen thuộc trong tủ lạnh và máy lạnh

Khí CFC là gì?

Khí CFC hay Chlorofluorocarbon. Là hợp chất của các khí hữu cơ có thành phần
bao gồm cacbon, clo và flo. Là khí nhân tạo được điều chế bởi con người. Nhằm
mục đích sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt đây là môi chất phổ biến
nhất của tủ lạnh trong thế kỷ 20.

Do quá trình sử dụng, chất CFC đã xâm nhập vào bầu khí quyển. Và Tác hại đến
môi trường. Đặc biệt là hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Phân loại khí CFC

Khí CFC được chia ra nhiều loại khác nhau như: CFC 11, CFCl3 hay CFCl2,
CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12), CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 hay. Trong đó
CFC11 là khí phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Tất cả các chất khí nầy
đều có đặc điểm chung là có khả năng xâm nhập vào khí quyển và gây nên lỗ
thủng tầng ozon.

CFC 11 là loại phổ biến nhất

Nguồn gốc khí CFC


CFC – 11 (CCl3F) và CFC – 12 (CCl2F2) được tạo ra bởi nhà khoa học người Bỉ
Frederic Swarts người. Ông đã thay đổi Clo trong CCl4 bằng F để tạo thành CCl3F
– CFC11, CCl2F – CFC12.

Sự phát triển công nghiệp đầu thể kỷ 20 . Đặc biệt ngành công nghiệp lạnh yêu cầu
phải tìm ra được môi chất có độ sôi thấp, khí phản ứng cũng như có độc tính thấp
hơn các môi chất đang phổ biến. Là chát đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, nên
CFC được lựa chọn.

Qua quá trình sừ dụng lâu dài, chất CFC đã gây ra nhiều tác động đến môi trường
đặc biệt là hiện tượng thủng tầng ozon. Vì vậy, vào năm 2000 nghị định thư
Montreal đã ra đời. Nhằm mục đích kêu gọi loại bỏ hoàn toàn khí CFC trong
ngành công nghiệp.

Điều chế khí CFC trong thực tế như thế nào?

Tổng hợp Chloroform để tạo thành CFC theo phương trình phản ứng như sau:

Phương trình hóa học: (HCl{3} + 2 HF

ightarrow HCF_{2}Cl + 2 HCl)

Đây là quá trình trao đổi halogen bằng cách Thay đổi Clo bằng F nhằm tạo thành
CFC. Quá trình hình thành bắt đầu từ khí Metan và Etan có chứa Clo.
Ngoài ra, điều chế CFC bằng phương pháp khác. Như bằng dẫn xuất Brom bằng

cách phản ứng gốc tự do của chlorofluorocarbons. Khi đó thay thế C-H bằng C-Br
nhằm tạo thành CFC.

Sự ra đời của khí CFC

Sáng chế gây rắc rối tiếp theo của Midgley là chlorofluorocarbon hay CFC hoặc
Freon. Vào cuối những năm 20 ở thế kỷ trước, các hệ thống điều hòa không khí và
làm lạnh thường sử dụng các hợp chất như amoniac (NH3), chloromethane
(CH3Cl), propane và sulfur dioxide (SO2) làm môi chất làm lạnh. Mặc dù hiệu
quả, song lại rất độc hại và dễ cháy nổ. Để khắc phục, Phân ban sản xuất tủ lạnh
Frigidaire của GM đã phát động phong trào phát huy sáng kiến, tìm kiếm hóa chất
không độc, không cháy nổ để thay thế môi chất làm lạnh nói trên. Kettering, Phó
chủ tịch của GM cùng với Midgley và Albert Leon Henne phát triển một hợp chất
mới thay thế.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dichlorodifluoromethane, chlorofluorocarbon (CFC)


đầu tiên được nhóm đặt tên là Freon. Hợp chất này ngày nay được gọi là Freon 12
hoặc R12. Freon và các CFC khác sớm thay thế các chất làm lạnh khác, và sau đó
xuất hiện nhiều trong các ứng dụng tương tự, như chất đẩy trong bình xịt khí dung
và thuốc hít hen suyễn. Năm 1930, dichlorodifluoromethane chính thức được
thương phẩm với tên gọi là Freon-12, chất CFC đầu tiên trên thế giới. Freon trở
nên phổ biến và được dùng trong sản xuất tủ lạnh, các thiết bị làm lạnh và bình xịt.
Một lần nữa, tên tuổi Thomas Midgley lại được ca ngợi ngất trời, được trao tặng
Huân chương Priestley danh giá vào năm 1941, sau đó ông còn được bổ nhiệm làm
Chủ tịch Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS). Tuy nhiên cả CFC lẫn xăng pha chì đều gây
hại cho tầng ozon. Ngày nay những phát minh của Midgley vẫn còn nhiều hệ lụy,
gây khí hậu biến đổi, xáo trộn thời tiết và nhiều mối nguy khác ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và muôn loài.

Ứng dụng Chất CFC trong thực tế như thế nào?

CFC là môi chất làm lạnh phổ biến nhất trong các thiết bị lạnh và điều hòa không
khí., đóng vai trò là chất điện đầy trong bình xịt kiến, gián, muỗi, bình chữa cháy
hoặc chất nhờn kim loại.

Một trong những ứng dụng là sử dụng CFC làm chất làm đầy

Tác hại của khí CFC đối với đời sống như thế nào?
Tác động đến con người

Chất CFC tuy có độc tính thấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người.

Khí CFC với nồng độ cao sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương. Với triệu chứng
ban đầu như uống rượu đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, co giật, run…
Nếu nồng độ cao hơn hoặc những người quá mẫn cảm với khí CFC thì có thể dẫn
đến rối loạn nhịp tim, ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.

Tác động đến nguồn nước

Khi CFC dễ dàng hòa tan trong nước sẽ thay đổi các tính chất hóa – lý – sinh của
nước. Do đó, nước trở nên độc hại đối với con người.

Đặc biệt, với ảnh hưởng trên sẽ làm giảm sự đa dạng sinh học của nước.

Vì vậy, khí CFC ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước là tương đối lớn có thể lớn hơn
môi trường đất.

Tác động đến tầng ozon? Ảnh hưởng hiệu ứng nhà kính ra sao?

Trong quá trình sử dụng các thiết bị có chứa khí CFC thì khí nầy xâm nhập vào
bầu khí quyển. Đặc biệt là CFC 11, CFCl3, CFCl2. Và bên cạnh đó là CHC1F2
(hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển.
Trong đó CFC 11, CFC 12 được phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Do
có hiệu quả cao về mặt kinh tế. Khối lượng sử dụng cũng đã tăng trong những năm
vừa qua. Tác hại của F11 và F12 là cực kỳ lớn đối với tầng ozon. Tuy nhiên, hiện
nay F11, F12 vẫn đang sản xuất với số lượng lớn đã tiềm ẩn nguy cơ gây tác hại
đến tầng ozon.

Sử dụng CFC ảnh hưởng đến tầng ozon

Trong thực tế thì CFC có tính ổn định cao và khó bi phân hủy trong điều kiên
thông thường. Khi ở thượng tầng khí quyền thì CFC được tia cực tím phân hủy.
Tốc độ phân hủy CFC tăng nhanh nếu tầng ozon bị tổn thương.
Do đó, CFC là tác nhân gây nên với hiệu ứng nhà kính. Hiện nay các nước phát
triển đã kêu gọi không sử dụng CFC mà chuyển sang sử dụng các loại chất khí
khác như R22, R32 thân thiện với môi trường hơn.

You might also like