You are on page 1of 162

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu “Đại số đại cương” được viết nhằm phục vụ sinh viên chuyên ngành Toán tại
Khoa Sư phạm trường Đại học An Giang.
Nội dung của tài liệu được trình bày trong 5 chương.
Chương I trình bày những kiến thức cơ sở về nửa nhóm và nhóm. Để giảm bớt khó
khăn cho sinh viên khi họ mới được làm quen với một cấu trúc đại số trừu tượng, chúng tôi
cố gắng đưa vào nhiều ví dụ cần thiết về tính ứng dụng của khái niệm nhóm giúp người học
hiểu sâu hơn những vấn đề của lý thuyết. Hầu hết các ví dụ được trình bày một cách chi tiết
và xem như một trình bày mẫu để sinh viên làm quen với cách trình bày bài giải của môn
học này. Chương II trình bày những vấn đề cơ bản về vành, trường. Một số kết quả được
trình bày ở mức độ tổng quát với dụng ý yêu cầu người học phải biết cách vận dụng những
kiến thức đã có ở chương I. Chương III và chương IV nói về một lớp vành có vai trò quan
trọng trong đại số đó là vành đa thức và những lớp vành trong đó có tính nhân tử hóa và
thuật toán Ơclit đó là vành chính và vành Ơclit. Chương V giới thiệu ứng dụng của lý
thuyết vành vào các đa thức trên trường số.
Để cuốn tài liệu có số trang vừa phải, chúng tôi không trình bày lại những kiến thức cơ
bản của đại số như tập hợp, ánh xạ, quan hệ hai ngôi và những kết quả liên quan đến tính
chất số học trên tập các số nguyên, vì các vấn đề này sinh viên đã được học ở các học phần
trước.
Tài liệu có phần bài tập cho theo từng tiết. Hệ thống bài tập tương đối phong phú từ dễ
đến khó. Việc giải các bài tập là rất cần thiết để người học có cơ sở kiểm tra mức độ nắm
bắt vấn đề của mình và hiểu sâu lý thuyết.
Tài liệu được hình thành dựa trên những cơ sở chúng tôi có được từ thực tế giảng dạy
nhiều năm cho sinh viên ngành Toán tại Khoa Sư phạm trường Đại học An Giang. Khi viết
tài liệu này chúng tôi có tham khảo một số tài liệu cùng tên của các tác giả Hoàng Xuân
Sính; Nguyễn Tiến Quang; Mỵ Vinh Quang và một số tác giả khác được liệt kê ở trang cuối
của tài liệu này. Nhân dịp này chúng tôi tỏ lòng biết ơn các tác giả nói trên. Chúng tôi hy
vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp ích cho sinh viên khi họ học và nghiên cứu Đại số.
Chắc chắn tài liệu còn có nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhiều sự góp ý
của các bạn đồng nghiệp và sinh viên để cho cuốn tài liệu được hoàn chỉnh hơn.
An Giang, tháng 05 năm 2011

Tác giả

1
MỤC LỤC
T
rang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NỬA NHÓM VÀ NHÓM 4
§1. NỬA NHÓM 4
1. Phép toán hai ngôi 4
2. Nửa nhóm 7
BÀI TẬP 10
§2. NHÓM 11
1. Nhóm 11
2. Nhóm con 17
3. Nhóm con xyclic, cấp của một phần tử 21
4. Nhóm con chuẩn tắc 25
5. Nhóm thương 29
6. Đồng cấu nhóm 31
BÀI TẬP 39
CHƯƠNG II. VÀNH VÀ TRƯỜNG 47
§1. VÀNH VÀ MIỀN NGUYÊN 47
1. Vành 47
2. Miền nguyên 52
3. Vành con 53
4. Iđêan 54
5. Vành thương 58
6. Đồng cấu vành 60
7. Đặc số của vành 64
BÀI TẬP 65
§2. TRƯỜNG 70
1. Trường 70
2. Trường con 71
3. Trường các thương của một miền nguyên 73
4. Iđêan nguyên tố và iđêan tối đại 75
BÀI TẬP 78
CHƯƠNG III. VÀNH ĐA THỨC 81
§1. VÀNH ĐA THỨC MỘT ẨN 81
1. Vành đa thức một ẩn 81
2. Bậc của đa thức 83
3. Phép chia với dư 84
4. Nghiệm của một đa thức 87
5. Phần tử đại số, phần tử siêu việt 90
6. Công thức Viet 91
BÀI TẬP 92
§2. VÀNH ĐA THỨC NHIỀU ẨN 95
1. Vành đa thức nhiều ẩn 95
2. Bậc 96

2
3. Đa thức đối xứng 100
4. Ứng dụng của đa thức đối xứng 108
BÀI TẬP 110
CHƯƠNG IV. VÀNH CHÍNH VÀ VÀNH ƠCLIT 112
§1. VÀNH CHÍNH 112
1. Tính chất số học trong vành 112
2. Vành chính 115
BÀI TẬP 122
§2. VÀNH ƠCLIT 124
BÀI TẬP 133
CHƯƠNG V. ĐA THỨC TRÊN CÁC TRƯỜNG SỐ 135
§1. ĐA THỨC VỚI HỆ SỐ THỰC VÀ PHỨC 135
1. Trường số phức 135
2. Đa thức với hệ số thực 138
3. Phương trình bậc 3 và bậc 4 139
BÀI TẬP 148
§2. ĐA THỨC VỚI HỆ SỐ HỮU TỈ 150
1. Nghiệm hữu tỉ 150
2. Đa thức bất khả quy trên trường số hữu tỉ 155
BÀI TẬP 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

3
CHƯƠNG I
NỬA NHÓM VÀ NHÓM
§1. NỬA NHÓM
1. Phép toán hai ngôi
Định nghĩa 1. Một phép toán hai ngôi trên tập hợp X là một ánh xạ
T : X X  X
(x , y )  T (x , y )
Như vậy, phép toán hai ngôi là một quy tắc cho tương ứng cặp phần tử x , y  X với
một phần tử duy nhất T (x , y ) của X . Phần tử T (x , y ) được gọi là hợp thành của x và y
đối với phép toán T .
Thay cho cách viết T (x , y ) ta sẽ viết là xTy , và ngoài ký hiệu T ta còn dùng các kí
hiệu khác như +, ·,  , ...
x  y đọc là x cộng y và kết quả đó gọi là tổng của x và y.
x .y được đọc là x nhân y và kết quả đó gọi là tích của x và y.
Đối với tích x .y , người ta thường quy ước viết gọn lại là xy.
Nếu tập hợp X đã được trang bị phép toán hai ngôi thì ta gọi X là một phỏng nhóm.
Ví dụ 1.
a) Phép cộng và phép nhân thông thường các số đều là những phép toán hai ngôi trên
các tập hợp , , , , . Phép trừ là phép toán hai ngôi trên các tập , , , , nhưng
phép trừ không phải là phép toán hai ngôi trên tập , vì chẳng hạn 1  3 không thuộc
. Phép chia không phải là phép toán hai ngôi trên các tập , , , vì phép chia cho 0 là
không xác định. Tuy nhiên, phép chia là phép toán hai ngôi trên các tập
*   \ 0 , *   \ 0 , *   \ 0.
b) Phép mũ hóa trên tập hợp các số tự nhiên khác 0
T :  *  *   *
a ,b   aTb  a b
là một phép toán hai ngôi.
c) Phép lấy ước chung lớn nhất là phép toán hai ngôi trên tập hợp *. Phép lấy bội
chung nhỏ nhất cũng là một phép toán hai ngôi trên tập hợp *.

4
d) Kí hiệu Hom (X , X ) là tập hợp các ánh xạ từ tập hợp X khác rỗng đến chính nó. Khi
đó tích ánh xạ là một phép toán hai ngôi trên Hom (X , X ).
e) Tích có hướng của hai véc tơ trong Hình học giải tích là một phép toán hai ngôi trong
tập hợp các véc tơ có cùng gốc O của không gian ba chiều.
f) Kí hiệu M n ( ) là tập hợp các ma trận vuông cấp n với phần tử là số thực. Khi đó
tích ma trận là phép toán hai ngôi trên M n ( ).
g) Phép giao và hợp của các tập hợp là một phép toán hai ngôi trên tập hợp p (X ) các bộ
phận của tập hợp X .

Định nghĩa 2. Một tập con A của X được gọi là ổn định đối với phép toán hai ngôi
T trên X nếu với mọi x , y  A thì xTy  A.

Nếu phép toán T ổn định trên A thì


T : AA  A
x , y   xTy
cũng là một ánh xạ, do đó cũng là một phép toán trên A. Phép toán này trên tập A được
gọi là phép toán cảm sinh bởi phép toán T trên X .

Ví dụ 2.
a) Phép cộng trên  ổn định trên tập con , do đó phép cộng trên  cảm sinh bởi
phép cộng trên .
b) Phép trừ trên  không ổn định trên tập con , do đó phép trừ trên  không cảm
sinh một phép toán trên .
c) Trên  xét phép toán a  b  a  b  ab. Phép toán  ổn định trên tập S   0;1 .

Thật vậy, a  b  ab  a (1  b )  b. Ta có, với mọi a ,b  S , thì


0  a (1  b )  b  1  b   b  1.

Vậy, a  b  a  b  ab  S với mọi a ,b  S .


Định nghĩa 3. Phép toán hai ngôi T trong một tập hợp X được gọi là có tính chất kết hợp
nếu với mọi x , y , z  X thì

xTy Tz  xT yTz 


được gọi là có tính chất giao hoán nếu với mọi x , y  X thì
xTy  yTx .
Ví dụ 3.

5
a) Phép cộng và phép nhân các số trên các tập hợp , , , ,  có tính chất kết hợp và
giao hoán. Phép trừ trên các tập hợp , , ,  và phép chia trên các tập * , * , * không
có tính chất kết hợp và cũng không có tính chất giao hoán.
b) Phép mũ hóa trên tập hợp * không có tính chất kết hợp và giao hoán.
c) Phép lấy ước chung lớn nhất, phép lấy bội chung nhỏ nhất trên tập hợp * có tính
chất kết hợp và giao hoán.
d) Phép nhân các ánh xạ trên tập hợp Hom (X , X ) có tính chất kết hợp nhưng không có
tính chất giao hoán (nếu tập X có nhiều hơn một phần tử).
e) Phép nhân các ma trận trên tập hợp M n ( ) có tính chất kết hợp nhưng không có tính
chất giao hoán.
f) Tích có hướng của các véc tơ trong Hình học giải tích không có tính chất kết hợp và
cũng không có tính chất giao hoán.
Sau đây ta đưa ra khái niệm các phần tử đặc biệt của phép toán.
Định nghĩa 4. Một phần tử e  X được gọi là một đơn vị trái (đơn vị phải) của phép
toán hai ngôi T trên X nếu với mọi x  X thì eTx  x  xTe  x  .

Nếu e vừa là đơn vị phải vừa là đơn vị trái thì e gọi là một đơn vị hoặc một phần tử
trung hòa của phép toán hai ngôi.
Ví dụ 4.
a) Số 0 là phần tử đơn vị của phép cộng, số 1 là phần tử đơn vị của phép nhân trong các
tập hợp số. Số 1 không phải là đơn vị mà chỉ là đơn vị phải của phép mũ hóa trên *.
b) Số 1 là đơn vị của phép lấy bội chung nhỏ nhất trên tập hợp *.
c) Phép nhân các ánh xạ trên tập Hom (X , X ) có đơn vị là ánh xạ đồng nhất idX .

d) Phép nhân các ma trận trên tập M n ( ) có đơn vị là ma trận đơn vị I n .


e) Tích có hướng của hai véc tơ không có đơn vị trái và cũng không có đơn vị phải.
Định lí 1. Nếu e1 là đơn vị trái và e2 là đơn vị phải của phép toán hai ngôi T trên X thì
e1  e2 .
Chứng minh.
Do e1 là đơn vị trái nên e1Tx  x với mọi x  X . Do e2 là đơn vị phải nên xTe2  x
với mọi x  X . Vậy, ta có e 2  e1Te 2  e1.
Hệ quả. Một phép toán hai ngôi trên một tập hợp có nhiều nhất một phần tử trung hòa.
Định nghĩa 5. Cho T là một phép toán hai ngôi trên X có phần tử trung hòa là e. Phần
tử x   X (x   X ) gọi là phần tử đối xứng trái (đối xứng phải) của x nếu
x Tx  e (xTx   e ).

6
Phần tử x gọi là phần tử đối xứng của x nếu x vừa là phần tử đối xứng trái vừa là
phần tử đối xứng phải của x , tức là: x Tx  xTx   e.

Nếu x có phần tử đối xứng thì x gọi là phần tử khả đối xứng.
Định lý 2. Nếu phép toán T trên X kết hợp, x là phần tử đối xứng trái của x , x  là phần
tử đối xứng phải của x thì x   x .

Chứng minh.
Theo giả thiết ta có x   x Te  x T (xTx )  (x Tx )Tx   eTx   x .

Vậy, x   x .

Hệ quả. Nếu phép toán T trên X kết hợp thì phần tử đối xứng của một phần tử (nếu có)
là duy nhất.

Ví dụ 5.
a) Trên , , ,  với phép cộng, mọi phần tử x có phần tử đối xứng là x .
1
b) Trên * , * , * với phép nhân, mọi phần tử x có phần tử đối xứng là .
x
c) Trên tập hợp Hom (X , X ) với phép toán nhân ánh xạ, phần tử f khả đối xứng khi và
chỉ khi f là song ánh. Phần tử đối xứng của f là ánh xạ ngược f 1 của f .

d) Nếu e là phần tử trung hòa của phép toán T trên X thì e khả đối xứng và phần tử
đối xứng của e là chính nó.
Từ đây về sau, trong lý luận tổng quát ta kí hiệu hợp thành của x và y là xy , trừ một số
trường hợp mà bắt buộc ta phải dùng các kí hiệu khác.
2. Nửa nhóm
Định nghĩa 6. Cho tập hợp X cùng với một phép toán hai ngôi đã được xác định. X
được gọi là nửa nhóm nếu phép toán có tính chất kết hợp.
Nếu phép toán trên X có phần tử trung hòa thì X được gọi là một vị nhóm.
Nếu phép toán có tính chất giao hoán thì X được gọi là nửa nhóm giao hoán hay nửa
nhóm abel. Thuật ngữ abel được đặt theo tên của nhà Toán học lỗi lạc người Na  uy, Niels
Abel (1802  1829).
Ví dụ 6.
a) Các tập hợp , , , ,  với phép toán cộng hoặc phép nhân thông thường là một vị
nhóm abel. Các tập hợp * , * , * không lập thành nửa nhóm với phép chia vì phép chia
không có tính chất kết hợp.

7
b) Tập hợp M n ( ) với phép nhân ma trận là một vị nhóm không giao hoán. Cũng như
vậy, tập hợp Hom (X , X ) với phép nhân ánh xạ là một vị nhóm và không giao hoán nếu
X có nhiều hơn một phần tử.
c) Cho tập hợp X . Trên X xét phép toán T xác định như sau: Với mọi x , y  X thì
xTy  x . Khi đó X cùng với phép toán T là một nửa nhóm.

Thật vậy, mọi x , y , z  X ta có (xTy )Tz  xTz  x ; xT (yTz )  xTy  x .

Suy ra (xTy )Tz  xT (yTz ). Vậy, phép toán T trên X có tính chất kết hợp.

Nếu X có nhiều hơn một phần tử thì nửa nhóm X không giao hoán. Thật vậy, giả sử
x , y  X , x  y , ta có: xTy  x ; yTx  y , tức là xTy  yTx .

Dễ thấy rằng mọi y  X đều là phần tử trung hòa bên phải. Thật vậy, mọi x  X ta có
xTy  x nên y là phần tử trung hòa bên phải. Nếu X có nhiều hơn một phần tử thì trong
X không có phần tử trung hòa bên trái. Thật vậy, mọi y  X chọn x  X , x  y . Khi đó,
yTx  y  x nên y không phải là phần tử trung hòa bên trái.

d) Trên tập * các số phức khác không ta xét phép toán  như sau:
a  b  a b với mọi a ,b  *.

Khi đó * cùng với phép toán  là một nửa nhóm.


Thật vậy, với mọi a ,b,c  * , ta có
(a  b )  c  (a b )  c  (a b ) c  a bc .
a  (b  c )  a  (b c )  a b c  a bc .

Suy ra (a  b )  c  a  (b  c ). Vậy phép toán  trên * có tính chất kết hợp. Ta hãy xét xem
phép toán  có phần tử đơn vị không. Giả sử e là phần tử của * , e là đơn vị phải khi và
chỉ khi với mọi a  * ta có a  e  a e  a. Như vậy, đơn vị phải của phép toán  là tất cả
các số phức có mô đun bằng 1. Bây giờ e là đơn vị trái khi và chỉ khi e  a  e a  a với
mọi a  * . Điều này không thể xảy ra. Vậy, phép toán  không có đơn vị. Chúng ta cũng
dễ thấy rằng phép toán  không có tính chất giao hoán.
Định nghĩa 7. Cho X là một nửa nhóm, x1 , x 2 ,..., x n là các phần tử của X . Ta gọi tích
của ba phần tử x1 , x 2 , x 3 kí hiệu là x1x 2x 3 xác định như sau:

x1x 2x 3  (x1x 2 )x 3  x1 (x 2x 3 ).
Một cách tổng quát tích của n phần tử x1 , x 2 ,..., x n là

x1x 2 ...x n  (x1x 2 ...x n 1 )x n , với n  3.

8
Định lí 3. Giả sử x1 , x 2 ,, x n là n n  3 phần tử của nửa nhóm X thì

x1x 2 x n  x1 x i  x i 1 x j  x m 1 x n  .

Chứng minh.
Vì X là nửa nhóm nên mệnh đề đúng với n  3.
Giả sử mệnh đề đúng với n  k , k  3, tức là

x1x 2 x k  x1 x i  x i 1 x j  x m 1 x k 

ta chứng minh mệnh đề đúng với n  k  1, tức là

x1x 2 x k 1  x1 x i  x i 1 x j  x m 1 x k 1  .

Thật vậy, ta có
x1 x i  x i 1 x j x m 1 xk 1 
 x1 x i  x l 1 x m    x m 1 x k 1 

 x1 x m  x m 1 x k  x k 1 

 x1 x m x m 1 x k   x k 1
  x1 x k  x k 1  x1 x k 1.

Định nghĩa 8. Trong một nửa nhóm X , lũy thừa bậc n n  *  của một phần tử a  X
là tích của n phần tử đều bằng a , kí hiệu là a n . Khi đó
n
a ma n  a m n , a m   a mn .
n
Trường hợp X là nửa nhóm giao hoán thì ab   a nbn , với a ,b  X .

Nếu phép toán hai ngôi trên X kí hiệu bằng dấu cộng (+) thì tổng của n phần tử đều
bằng a được gọi là bội n của a , kí hiệu là na. Lúc đó quy tắc trên được viết là
ma  na  m  n  a , n ma   nm  a

và nếu X là nửa nhóm giao hoán thì n a  b   na  nb.

Định lí 4. Nếu X là một nửa nhóm giao hoán thì tích


x1x 2 x n
không phụ thuộc vào thứ tự các nhân tử.
Chứng minh.
Vì X là giao hoán nên mệnh đề đúng với n  2.

9
Giả sử mệnh đề đúng với n  k k  2  , tức là

x1x 2 x k  x i1x i2 x ik ,

trong đó i1 , i2 , , ik  là một hoán vị của 1,2, , k .

Ta chứng minh mệnh đề đúng với n  k  1, tức là


x1x 2 x k 1  x i1x i2 x ik 1 .

Thật vậy, giả sử x k 1  x im , khi đó theo Định lí 3 và tính chất giao hoán của X ta có

x1x 2 x k 1  x i1 x im x im 1 x ik 1

  
 x i1 x im 1 x im x im 1 x ik 1  
  
  x i1 x im 1 x im 1 x ik 1  x k 1

 
 x i1 x im 1 .x im 1 x ik 1 x k 1

 x1x 2 x k  x k 1 (theo giả thiết quy nạp)

 x1x 2 x k 1.
BÀI TẬP
1.1. Trong tập hợp  xét phép toán
T :  
x , y   xy  x 2  1y 2  1
a) Chứng minh phép toán T có phần tử đơn vị.
b)  cùng với phép toán T có lập thành một nửa nhóm không?
1.2. Cho E cùng với phép toán  là một nửa nhóm. Với a  E , xét phép toán T trong E
xác định bởi xTy  x a  y. Chứng minh rằng E cùng với phép toán T cũng lập thành nửa
nhóm.
1.3. Trong tập hợp  xét phép toán
T :  
x , y   x  y  xy
Chứng minh:
a)  cùng với phép toán T lập thành một vị nhóm giao hoán.
b) Với mọi x  1 đều có phần tử đối xứng.
1.4. Trong tập hợp X các số thực không âm xét phép toán

10
T : X X  X
x , y   x 2  y2

Chứng minh X cùng với phép toán T lập thành một vị nhóm giao hoán.
1.5. Giả sử a và b là hai phần tử của một nửa nhóm X sao cho ab  ba . Chứng minh
n 2
ab   a nbn với mọi số tự nhiên n  1. Nếu a và b là hai phần tử sao cho ab   a 2b 2
thì ta có thể suy ra được ab  ba không?
1.6. Gọi X là tập hợp thương của  trên quan hệ đồng dư theo mô đun n.
a) Với mỗi cặp C a  ,C b   ta cho tương ứng lớp tương đương C a  b  . Chứng
minh như vậy ta có một ánh xạ từ X  X đến X .
b) Chứng minh X là một vị nhóm giao hoán đối với phép toán hai ngôi xác định ở a).
c) Nếu với mỗi cặp C a  ,C b   ta cho tương ứng lớp C ab  , chứng minh lúc đó
X cũng là một vị nhóm giao hoán.
1.7. Giả sử X là một tập hợp tùy ý. Xét ánh xạ
X X  X
x , y   x
Chứng minh X là một nửa nhóm đối với phép toán hai ngôi trên. Nửa nhóm đó có giao
hoán không? Có phần tử đơn vị không?
1.8. Gọi X là tập hợp thương của   * trên quan hệ tương đương S xác định bởi
a
a ,b  S c,d  khi và chỉ khi ad  bc. Ta kí hiệu các phần tử C a ,b  của X bằng ,
b
a ,b      .*

a c  ad  bc
a) Với mỗi cặp  ,  ta cho tương ứng lớp tương đương . Chứng minh như
b d  bd
vậy ta có một ánh xạ từ X  X đến X .
b) Chứng minh X là một vị nhóm giao hoán đối với phép toán hai ngôi ở a).
a c  ac
c) Nếu với mỗi cặp  ,  ta cho tương ứng lớp tương đương . Chứng minh lúc
b d  bd
đó X cũng là một vị nhóm giao hoán.
1.9. Xét tích đề các n n  1 với  là vị nhóm cộng giao hoán các số tự nhiên.

Chứng minh n cùng với phép toán


a1 ,...,an   b1 ,...,bn   a1  b1 ,...,an  bn 
là một vị nhóm giao hoán.

11
§2. NHÓM
1. Nhóm

Định nghĩa 1. Cho X là một nửa nhóm, X được gọi là một nhóm nếu thỏa mãn các
điều kiện sau:

a) X là một vị nhóm.
b) Với mỗi phần tử x  X , tồn tại x  X sao cho xx   x x  e , với e là phần tử đơn vị
của X .

Nói cách khác, một nửa nhóm X gọi là một nhóm nếu X là một vị nhóm và mọi phần
tử của X đều có phần tử đối xứng trong X .

Nếu tập hợp X là hữu hạn thì ta bảo X là một nhóm hữu hạn và số phần tử của X
gọi là cấp của nhóm. Nếu X vô hạn, ta bảo X là nhóm vô hạn. Nếu phép toán trên X là
giao hoán thì X gọi là một nhóm giao hoán hay nhóm abel. Khi X có cấp là n ta viết
X  n.

Chú ý. Nếu phép toán hai ngôi trên X kí hiệu bằng dấu cộng (+) thì điều kiện b) là
Với mỗi phần tử x  X , tồn tại x  X sao cho x  x   x   x  e , với e là phần tử đơn vị
của X .
Ví dụ 1.
a) Mỗi tập hợp , , ,  cùng với phép cộng thông thường lập thành một nhóm giao
hoán ta gọi lần lượt là nhóm cộng các số nguyên, nhóm cộng các số hữu tỉ, nhóm cộng các
số thực và nhóm cộng các số phức.
b) Mỗi tập hợp * , * , * cùng với phép nhân thông thường lập thành một nhóm giao
hoán ta gọi lần lượt là nhóm nhân các số hữu tỉ khác không, nhóm nhân các số thực khác
không và nhóm nhân các số phức khác không. Chú ý rằng mỗi tập hợp , ,  chỉ là một vị
nhóm đối với phép nhân thông thường các số (tại sao?). Cũng như vậy, vị nhóm cộng các
số tự nhiên  không phải là một nhóm.
c) Kí hiệu   là tập hợp các số hữu tỉ dương, khi đó   lập thành nhóm abel đối với
phép nhân. Tương tự tập hợp   các số thực dương cũng lập thành nhóm abel đối với phép
nhân.
d) Giả sử X là tập hợp các số phức 1, 1, i , i  và phép toán trên X là phép nhân các
số phức. Khi đó X là một nhóm abel. Thật vậy, tích hai phần tử của X là một phần tử

12
thuộc X . Phép nhân trên X là kết hợp và giao hoán do tính kết hợp và giao hoán của phép
nhân các số phức. Phần tử đơn vị là 1, mỗi phần tử của X đều có phần tử đối xứng, cụ thể
ta có:
1 và 1 có phần tử đối xứng là chính nó, i có phần tử đối xứng là i và ngược lại.
Tương tự tập hợp 1, 1 cũng lập thành một nhóm đối với phép nhân.

e) Tập hợp Sn các phép thế bậc n của tập hợp 1,2,...,n cùng với tích các phép thế là
một nhóm không giao hoán với mọi n  3. Đơn vị là phép thế đồng nhất

 1 2 ... n 
idX   
 1 2 ... n 
Mỗi phép thế
 1 2 ... n 
f    Sn ,
 f (1) f (2) ... f (n ) 
đều có phần tử đối xứng là phép thế ngược
 f (1) f (2) ... f (n ) 
f 1   .
 1 2 ... n 
Sn là nhóm hữu hạn có cấp bằng n !
f) Tập hợp các đa thức (một ẩn) với hệ số nguyên cùng với phép cộng đa thức là một
nhóm giao hoán. Cũng vậy, ta có nhóm cộng các đa thức với hệ số hữu tỉ hay hệ số thực.
g) Nếu V là một không gian vectơ, thì V là một nhóm giao hoán đối với phép cộng các
vectơ. Phần tử đơn vị của V là véc tơ O và mỗi véc tơ  V , thì phần tử đối xứng là  .
h) Tập hợp M n    các ma trận vuông cấp n với phần tử là số thực lập thành một nhóm
với phép cộng các ma trận. Phần tử đơn vị là ma trận
0 0 ... 0
0 0 ... 0
O 
... ... ... ...
 
0 0 ... 0
Mỗi ma trận A  M n ( ) đều có phần tử đối xứng là A.

Chú ý rằng M n    không lập thành một nhóm với phép nhân ma trận vì khi ma trận
A  M n    , det A  0 thì A không có phần tử đối xứng.

i) Tập hợp GL n ,   các ma trận vuông cấp n với phần tử là số thực, không suy biến
cùng với phép nhân ma trận là một nhóm không giao hoán với mọi n  1. Phần tử đơn vị là
ma trận đơn vị

13
1 0 ... 0
0 1 ... 0
In   
... ... ... ...
 
0 0 ... 1

Mỗi ma trận A GL (n , ) đều có phần tử đối xứng là ma trận nghịch đảo A 1.
k) Cho X1 , X 2 là hai nhóm với phần tử trung hòa ký hiệu lần lượt là e1 ,e 2 .

Trên tích đê các X1  X 2  (x1 , x 2 ) | x1  X1 , x 2  X 2  ta xác định phép toán bởi

(x1 , x 2 )(y1 , y 2 )  (x1y1 , x 2y 2 ), với mọi (x1 , x 2 ),(y1 , y 2 )  X1  X 2 .


Khi đó, X1  X 2 lập thành một nhóm đối với phép toán đã cho.

Thật vậy, giả sử (x1 , x 2 ),(y1 , y 2 ),(z1 , z 2 )  X1  X 2 , ta có

(x1 , x 2 )(y1 ,y 2 ) (z1 , z 2 )  (x1y1 , x 2y2 )(z1 , z 2 )   (x1y1 )z1 ,(x 2y2 )z 2 
 x1 (y1z1 ),(x 2 (y 2z 2 )   (x1 , x 2 ) (y1 , y 2 )(z1 , z 2 )  .

Điều này chứng tỏ phép toán trên X1  X 2 có tính chất kết hợp. (e1 ,e 2 ) là phần tử trung hòa
của X1  X 2 vì

(e1 ,e2 )(x1 , x 2 )  (e1x1 ,e 2x 2 )  (x1 , x 2 ); (x1 , x 2 )(e1 ,e 2 )  (x1e1 , x 2e 2 )  (x1 , x 2 )


với mọi (x1 , x 2 )  X1  X 2 .

Phần tử đối xứng của (x1 , x 2 )  X1  X 2 là (x1, x 2 ), với x1, x 2 lần lượt là phần tử đối xứng
của x1 , x 2 . Thật vậy, ta có

(x1 , x 2 )(x1, x 2 )  (x1x1, x 2x 2 )  (e1 ,e 2 );(x1, x 2 )(x1 , x 2 )  (x1x1 , x 2x 2 )  (e1 ,e 2 ).


Vậy, X1  X 2 là một nhóm, ta gọi là tích của các nhóm X1 , X 2 . Nhóm tích X1  X 2 là
giao hoán nếu các nhóm X1 , X 2 đều là những nhóm giao hoán.

Mở rộng ta cũng có tích của một họ nhóm  X I . (Xem trong phần bài tập).

m) Trong tập hợp X gồm các cặp số thực a ,b  với a  0, phép toán được xác định bởi
a ,b c,d   ac,bc  d  .
Khi đó X cùng với phép toán đã cho là một nhóm không giao hoán.
Thật vậy, trước hết ta kiểm tra tính kết hợp của phép toán:
a ,b c ,d   e , f   ac ,bc  d e , f   ace , bc  d  e  f   ace ,bce  de  f  .
a ,b  c ,d e , f    a ,b ce,de  f   ace,bce  de  f  .
Điều này chứng tỏ phép toán trong X có tính chất kết hợp.

14
Dễ thấy 1,0 là phần tử đơn vị của X và với a ,b   X thì có phần tử đối xứng là
1 b
 ,   . Nhóm X không giao hoán, chẳng hạn, ta có:
a a 
1,1 2,1   2,3   2,2    2,11,1 .
Sau đây là một số tính chất cơ bản của nhóm.
Dựa vào các Hệ quả của Định lí 1 và Định lí 2 §1, ta có
Định lí 1. Cho X là một nhóm. Thế thì
a) Phép toán trên X có duy nhất một phần tử đơn vị.
b) Mỗi phần tử của X chỉ có duy nhất một phần tử đối xứng.

Chú ý.

a) Nếu phép toán trên X là phép nhân, thì phần tử đối xứng duy nhất của x được gọi là
phần tử nghịch đảo của x , kí hiệu là x 1 và ta nói x là phần tử khả nghịch. Trong trường
hợp phép toán trên X là phép cộng, thì phần tử đối xứng duy nhất của x được gọi là phần
tử đối của x , ký hiệu x và ta nói x là phần tử khả đối.
b) Từ định nghĩa của phần tử nghịch đảo (tương ứng phần tử đối) ta có ngay
1 1
x   x ,   x   x .

Nếu nhóm là abel và phép toán của nhóm kí hiệu bằng dấu . (tương ứng dấu +) thì phần
x
tử xy 1  y 1x x   y    y   x  kí hiệu là x  y  và gọi là thương của x trên y
y
(hiệu của x và y ).
Định lí 2. Trong một nhóm, luật giản ước luôn luôn được thực hiện, nghĩa là đẳng thức
xy  xz (yx  zx ) kéo theo đẳng thức y  z .

Chứng minh. Nhân bên trái hai vế của đẳng thức xy  xz với x 1 , ta được
x 1 xy   x 1 xz  hay x 1x  y  x 1x  z , suy ra ey  ez . Từ đó y  z .

Điều còn lại được chứng minh tương tự.


Định lí 3. Một nửa nhóm X là một nhóm nếu và chỉ nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn
a) X có một đơn vị trái e.
b) Với mọi x X , có một x X sao cho x x  e.
Chứng minh. () Do X là một nhóm nên ta có ngay các điều kiện a) và b).
() Giả sử e là một đơn vị trái của nửa nhóm X . Ta chứng minh e cũng là đơn vị phải
của X và khi đó e là đơn vị của X .

15
Lấy một phần tử tùy ý x X . Theo b) tồn tại x X sao cho x x  e . Vẫn theo b) tồn tại
x X sao cho x x  e. Khi đó
xx   exx   x x xx   x ex   x x   e.
Mặt khác, ta lại có
xe  x x x   xx  x  ex  x .

Như vậy e cũng là đơn vị phải và do đó là đơn vị của X , đồng thời x cũng là nghịch đảo
phải của x do đó là nghịch đảo hai phía của x . Vậy, X là một nhóm.
Ta cũng có kết quả tương tự:
Một nửa nhóm X là một nhóm nếu và chỉ nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn:
a) X có một đơn vị phải e.
b) Với mọi x X , có một x X sao cho xx   e.
1
Định lí 4. Với x , y là hai phần tử bất kì của nhóm X , ta có xy   y 1x 1.

Chứng minh. Ta có

y x
1 1
 xy   y x x  y  y
1 1 1
ey  y 1y  e.

Suy ra y 1x 1 là nghịch đảo trái của xy. Theo Định lí 3 thì y 1x 1 cũng là nghịch đảo phải
và do đó là nghịch đảo của xy.
1
Vậy, xy   y 1x 1.

Định lí trên được mở rộng cho tích một số n tùy ý nhân tử


1
x1x 2 ...x n   x n1...x 21x11.
1 n
Đặc biệt a n   a 1  với mọi số tự nhiên n khác 0, người ta quy ước viết phần tử đó
dưới dạng a n và đặc biệt a 0  e.
Như vậy, ta nhắc lại lũy thừa bậc n , n   của phần tử x trong một nhóm X như sau:
x .x ...x ,n  0
  n


x n  e ,n  0
x 1.x 1...x 1 , n  0
 
 n

Nếu phép toán trên nhóm X là phép cộng thì

16
x
x 
 ... x ,n  0
 n

nx  e ,n  0
 x  x  ...  x , n  0
  n


Định lí 5. Một nửa nhóm khác rỗng X là một nhóm nếu và chỉ nếu các phương trình
ax  b và ya  b có nghiệm trong X với mọi a ,b  X .

Chứng minh. () Ta có x  a 1b và y  ba 1 tương ứng là các nghiệm của phương trình
ax  b và ya  b. Thật vậy, thay x  a 1b vào vế trái của phương trình ax  b ta được

a (a 1b )  (aa 1 )b  eb  b.
Điều này chứng tỏ x  a 1b là nghiệm của phương trình ax  b. Điều còn lại chứng minh
tương tự.
() Vì X   nên tồn tại a X . Gọi e là nghiệm của phương trình ya  a. Ta chứng
minh e là đơn vị trái của X . Thật vậy, giả sử b là phần tử nào đó của X thì tồn tại phần tử
c  X là nghiệm của phương trình ax  b. Khi đó

eb  e ac   ea  c  ac  b.
Vậy, e là đơn vị trái của X .
Bây giờ với phần tử bất kỳ a X ta hãy chứng tỏ a có nghịch đảo trái. Thật vậy, điều
này có được vì đó chính là nghiệm của phương trình ya  e.
Vậy, theo Định lí 3, X là một nhóm.
2. Nhóm con
Giả sử A là một bộ phận khác rỗng của nhóm X , rất có thể A cũng lập thành một
nhóm đối với phép toán trên X . Khi đó ta nói A là nhóm con của nhóm X . Ví dụ nhóm
cộng các số thực  là nhóm con của nhóm cộng các số phức .
Bây giờ ta sẽ đưa ra định nghĩa chính xác của khái niệm nhóm con theo ngôn ngữ của
phép toán đại số.

Ta nhắc lại rằng một tập con khác rỗng A của nhóm X được gọi là ổn định đối với
phép toán trên X nếu với mọi x , y  A thì xy  A. Phép toán trên A cũng chính là phép
toán trên X và được gọi là phép toán cảm sinh bởi phép toán trên X .
Định nghĩa 2. Một tập con ổn định A của một nhóm X được gọi là một nhóm con của
X nếu A cùng với phép toán cảm sinh là một nhóm.
Một nhóm X bao giờ cũng có ít nhất hai nhóm con đó là bộ phận e chỉ gồm có phần
tử trung hòa và bộ phận X . Các nhóm con này được gọi là các nhóm con tầm thường của
X.

17
Chú ý rằng bộ phận 1, 1, i , i  lập thành một nhóm đối với phép nhân, nhưng không
phải là nhóm con của nhóm cộng các số phức .
Định lí 6. Một bộ phận A của một nhóm X là một nhóm con của nhóm X nếu và chỉ
nếu các điều kiện sau đây thoả mãn
a) Với mọi x , y  A, xy  A.
b) e  A , với e là phần tử trung hòa của X .
c) Với mọi x  A, x 1  A.
Chứng minh.
() Vì A là nhóm con của X nên A là tập ổn định đối với phép toán trên X . Vậy, ta có a).
Gọi e là phần tử trung hòa của nhóm A . Khi đó
e e   e   ee .
Thực hiện luật giản ước trong nhóm X ta được e   e. Như vậy, ta có b).
Gọi x là nghịch đảo trong nhóm A của phần tử x  A. Khi đó
x x  e  x 1x .
Thực hiện luật giản ước, ta được x   x 1. Điều này chứng minh c).
() Điều kiện a) chứng tỏ A là một tập ổn định đối với phép nhân trong X và do đó
phép nhân cảm sinh trong A là kết hợp, từ đó A là nửa nhóm. Bây giờ với các điều kiện b)
và c) ta kết luận A là một nhóm. Vậy, A là nhóm con của X .
Ví dụ 2.
a) Tập hợp các số hữu tỉ có dạng 2n , n   là nhóm con của nhóm nhân các các số hữu
tỉ khác 0. Thật vậy, đặt A  2n | n  . Với x  2n , y  2m  A, ta có

xy  2n 2m  2n m  A.

Bộ phận A chứa đơn vị của nhóm * vì 1  20  A. Cuối cùng với x  2n  A thì phần
tử nghịch đảo x 1  2 n  A. Vậy, theo Định lý 6 thì tập hợp các số hữu tỉ có dạng
2n , n   là nhóm con của nhóm nhân các các số hữu tỉ khác 0.
b) Bộ phận m gồm các số nguyên là bội của một số nguyên m cho trước là nhóm con
của nhóm cộng các số nguyên .
Thật vậy, với x , y  m , x  km , y  lm , ta có
x  y  km  lm  (k  l )m  m .
Bộ phận m cũng chứa đơn vị của nhóm  vì 0  0m  m .
Với x  km  m , phần tử đối x  ( k )m  m . Vậy, m là nhóm con của nhóm
cộng các số nguyên .

18
c) Trong nhóm nhân GL n ,   các ma trận vuông cấp n với phần tử là số thực, không
suy biến, xét các bộ phận
X  A GL n ,   | A  1

Y  A GL n ,   | A  2.

Khi đó X là nhóm con của nhóm GL n ,   , còn Y không là nhóm con của nhóm
GL n ,   .

Thật vậy, với A, B  X , ta có AB  A B  1, suy ra AB  X . Hiển nhiên đơn vị của


GL n ,   là ma trận đơn vị I n cũng thuộc X vì I n  1. Cuối cùng với A  X , thì
1
A 1  X là do A1   1. Bộ phận X thỏa mãn Định lí 6 nên là nhóm con của nhóm
A
GL n ,   .

Đối với bộ phận Y ta thấy ngay I n Y do đó Y không là nhóm con của nhóm
GL n ,   .
Hệ quả. Giả sử A là một bộ phận khác rỗng của một nhóm X . Các điều kiện sau đây là
tương đương
a) A là nhóm con của X .
b) Với mọi x , y  A, ta có xy  A và x 1  A.

c) Với mọi x , y  A, ta có xy 1  A.
Chứng minh.
Theo Định lí 6, ta có ngay a) kéo theo b).
Rõ ràng, b) kéo theo c). Thật vậy nếu x , y  A thì theo b) ta có y 1  A do đó cũng theo b)
thì xy 1  A.
Cuối cùng ta chứng minh c) kéo theo a).
Thật vậy, vì A   nên tồn tại x  A. Theo c) ta có xx 1  e  A. Lại theo c) với
x ,e  A ta có x 1  ex 1  A.
Bây giờ với x , y  A ta có y 1  A và do đó theo c)
1
x y 1   xy  A.

Vậy, A là một nhóm con của X .


Trong một số trường hợp, dùng hệ quả để chứng minh một bộ phận A là nhóm con của
nhóm X lại thuận lợi hơn nhiều so với Định lí 6. Sau đây ta xét một số ví dụ.

19
Ví dụ 3.
a) Bộ phận các căn phức bậc n của đơn vị là nhóm con của nhóm * các số phức khác 0.
Kí hiệu X là tập các căn phức bậc n của đơn vị.
Hiển nhiên X  . Với  ,   X , khi đó  n  1,  n  1. Ta có
1 n 1
    n (  1 )n   n   n   1.

Như vậy,  1  X . Theo hệ quả c) thì X là nhóm con của * .

b) Tập hợp các số thực có dạng a  b 3, (a ,b  ) là nhóm con của nhóm cộng các số
thực .

 
Kí hiệu   3   a  b 3 | a ,b   . Hiển nhiên   3  là một bộ phận khác rỗng của
nhóm cộng các số thực .

Với   a1  b1 3,   a 2  b2 3    3  . Ta có

    (a1  b1 3)  (a 2  b2 3)  (a1  a 2 )  (b1  b2 ) 3    3  .

Vậy,   3  là nhóm con của nhóm cộng các số thực .

c) Bộ phận U     |   1 gồm các số phức có môđun bằng 1 là nhóm con của


nhóm nhân * các số phức khác 0.
Thật vậy, hiển nhiên U là một bộ phận khác rỗng của nhóm * . Với  ,  là hai số
1
phức tùy ý thuộc U , khi đó ta có     1. Bởi vậy  1    1    1. Vậy,

 U .
1

Theo Hệ quả c) thì U là nhóm con của nhóm nhân các số phức khác 0.
1 b 
d) Cho H là tập hợp các ma trận vuông cấp 2 có dạng   với b  . Khi đó H là
 0 1
nhóm con của GL  2;   .

Thật vậy, H là một bộ phận khác rỗng của nhóm nhân GL  2;   các ma trận vuông
cấp 2 không suy biến.
1 a  1 b   1 b 
Với A, B  H , A    , B   . Khi đó B 1    . Ta có
0 1  0 1 0 1 
 1 a   1 b   1 a  b 
AB 1     H.
0 10 1  0 1 

20
Vậy, H là một nhóm con của nhóm GL  2;   .

e) Trong nhóm X gồm các cặp số thực a ,b  với a  0, phép nhân được xác định
bởi a ,b c ,d   ac ,bc  d  . (Ví dụ 1, m, §2) tập con A  (a ,0)  X | a  0 là một nhóm
con của X .
Thật vậy, A là một bộ phận khác rỗng của X . Với a ,0  , b,0   A, ta có
1  1  a 
a ,0 b,0 a ,0  ,0    ,0   A. Điều này chứng tỏ A là nhóm con của X .
b   b 
f) Cho A là nhóm con của nhóm X , B là nhóm con của nhóm Y . Khi đó A  B là
nhóm con của nhóm tích X Y .
Thật vậy, A  B là một bộ phận khác rỗng của X Y . Giả sử (a1 ,b1 ) và (a 2 ,b2 ) là hai
phần tử của A  B , ta có
(a1 ,b1 )(a 2 ,b2 ) 1  (a1 ,b1 )(a 21 ,b21 )  (a1a 21 ,b1b21 )  A  B .
Vậy, A  B là nhóm con của nhóm tích X Y .
3. Nhóm con xyclic, cấp của một phần tử
Định lí 7. Giao của một họ bất kì những nhóm con của một nhóm X là một nhóm con
của X .
Chứng minh.
Giả sử Ai iI là họ những nhóm con của X và gọi A   Ai .
iI

Vì Ai , i  I , là những nhóm con của X nên e  Ai , với mọi i  I , do đó e   Ai  A.


iI

Vậy, A  . Với x , y  A ta có x , y  Ai với mọi i  I . Vì các Ai là những nhóm con nên


xy 1  Ai với mọi i  I . Theo hệ quả của Định lí 6 ta được A là nhóm con của X .
Nhận xét. Giả sử U là một bộ phận của một nhóm X . Thế thì tồn tại ít nhất một nhóm
con của X chứa U , chẳng hạn đó là X . Theo Định lí 7, giao A của tất cả các nhóm con
của X chứa U là một nhóm con của X chứa U . Xét quan hệ thứ tự là quan hệ bao hàm
thì đó là nhóm con bé nhất của X chứa U .
Định nghĩa 3. Giả sử U là một bộ phận của một nhóm X . Nhóm con A bé nhất của X
chứa U gọi là nhóm con sinh ra bởi U . Trong trường hợp A  X , ta nói rằng U là một hệ
sinh của X và X được sinh ra bởi U .
Nếu U  a , a  X thì nhóm con A sinh ra bởi a được gọi là nhóm con xyclic. Ta có
định nghĩa sau.
Định nghĩa 4. Một nhóm con A của X được gọi là nhóm con xyclic nếu A được sinh
ra bởi một phần tử a  X . Phần tử a gọi là một phần tử sinh của A. Kí hiệu nhóm con
xyclic sinh ra bởi a là a .

21
Cho nhóm X , nếu tồn tại a  X sao cho X  a  thì X gọi là nhóm xyclic.

Định lý 8. Nhóm con xyclic a  của một nhóm X gồm và chỉ gồm tất cả các phần tử
của X có dạng a m , m  .
Chứng minh.
Đặt A  a n | a  X , n  . Rõ ràng A  . Bây giờ với mọi x , y  A, x  a m , y  a k
trong đó m , k  . Ta có
1
xy 1  a m a k   a ma k  a m k  A.

Vậy, theo hệ quả c) thì A là nhóm con của X . Hiển nhiên A chứa phần tử a.
Bây giờ giả sử B là một nhóm con nào đó của X chứa a , ta chứng tỏ rằng B  A.
Thật vậy, giả sử x là một phần tử tùy ý của A, ta có x  a n , n  . Do B là một nhóm
chứa a nên x  a n  B . Vậy, A là một nhóm con nhỏ nhất của X chứa phần tử a nên
A  a .
Như vậy, một nhóm X là xyclic nếu và chỉ nếu các phần tử của nó gồm và chỉ gồm các
lũy thừa a m , m  , a  X . Khi đó

X  a  ...,a 3 ,a 2 ,a 1 ,a 0 ,a 1 ,a 2 ,....

Định lý 9. Cho X là một nhóm, e là phần tử đơn vị của X và a là một phần tử của X .
a) Nếu không có số nguyên dương n nào sao cho a n  e thì a i  a j , với mọi i , j  
và i  j . Trường hợp này nhóm con sinh ra bởi a là vô hạn.

b) Nếu có một số nguyên dương m bé nhất sao cho a m  e thì nhóm con sinh ra bởi a
có m phần tử và a  e  a 0 ,a 1 ,a 2 ,...,a m 1.

Chứng minh.
a) Giả sử tồn tại i , j   , i  j sao cho a i  a j .

Khi đó nhân hai vế của đẳng thức a i  a j với (a j ) 1 ta được

a i (a j ) 1  a j (a j ) 1 , suy ra a i  j  e.

Như vậy có i  j  0 sao cho a i  j  e. Điều này trái với giả thiết.

Hiển nhiên a là vô hạn.

b) Giả sử a k là một phần tử tùy ý của nhóm a . Lấy k chia cho m , ta được
k  mq  r , q , r  , 0  r  m  1.
q
Khi đó a k  a mq r  a mq .a r  a m  .a r  eq .a r  a r r  0,1,..., m  1.

22
Vậy, a  e  a 0 ,a 1 ,a 2 ,...,a m 1.

Ví dụ 4.
a) Nhóm cộng các số nguyên  là xyclic được sinh ra bởi phần tử 1.
Thật vậy, với mọi z   ta đều có z  z .1. Ngoài ra  còn được sinh bởi 1. Bởi vì
mọi z   đều có z   z  1 . Ngoài 1 và 1, nhóm cộng các số nguyên  không còn
phần tử sinh nào khác.
b) Nhóm con 1, 1, i , i  của nhóm nhân * các số phức khác 0 là một nhóm xyclic
sinh bởi i . Thật vậy, ta có
1, khi n  4k
i , khi n  4k  1
n 
i 
 1, khi n  4k  2
 i , khi n  4k  3

Vậy, i   i n \ n    1, 1, i , i.

Nhóm con 1, 1, i , i  cũng được sinh ra bởi i , vì ta cũng có

1, khi n  4k
 i , khi n  4k  1
n 
( i )  
 1, khi n  4k  2
i , khi n  4k  3

 1 n  
c) Tập hợp X     | n    là nhóm con xyclic của nhóm GL  2;   các ma trận
 0 1  
vuông cấp 2 không suy biến.
Thật vậy, trước hết ta chứng minh X là nhóm con của nhóm GL  2;   .

1 n  1 m 
Với A    ,B    là hai ma trận thuộc tập X , ta có
0 1  0 1 
1
1 n  1 m  1 n  1 m  1 n  m 
AB  
1
      X.
0 1  0 1  0 1  0 1  0 1 

Như vậy, X là nhóm con của nhóm GL  2;   .

1 1
Xét ma trận C     X . Ta có
0 1

23
1 1 1 1 1 2  3 1 2 1 1 1 3
C2        ,C  C 2C     .
0 1 0 1 0 1  0 1  0 1  0 1
Bằng quy nạp chứng minh được
1 n 
Cn    ,n   .
*

 0 1 
n
n 1  n 1 1 1 n 
Mặt khác nếu n  0, ta có C  C     .
0 1  0 1 
1 0
Trường hợp n  0, thì C 0  I 2   .
0 1
1 1
Vậy, X là nhóm con xyclic sinh bởi ma trận C   .
0 1
Định nghĩa 5. (Cấp của phần tử) Giả sử a là một phần tử bất kì của một nhóm X và A
là nhóm con sinh ra bởi a. Phần tử a gọi là có cấp vô hạn nếu A là vô hạn; trong trường
hợp này không có số nguyên dương n nào sao cho a n  e , hay a n  e khi và chỉ khi n  0.
Phần tử a gọi là có cấp m nếu A có cấp m; trong trường hợp này m là số nguyên
dương bé nhất sao cho a m  e. Nói một cách khác, cấp của một phần tử a của nhóm X là
cấp của nhóm xyclic mà nó sinh ra.
Một phần tử a  X có cấp 1 khi và chỉ khi a  e.
Ví dụ 5.
a) Các phần tử của nhóm cộng các số nguyên  trừ số 0 có cấp 1 còn lại đều có cấp
vô hạn.
b) Các phần tử của nhóm 1, 1, i , i  có cấp như sau: 1 là đơn vị có cấp 1; 1 có cấp 2;
i và i đều có cấp 4.
c) Trong nhóm nhân GL  2;   các ma trận vuông cấp 2 không suy biến, phần tử

1 1
A  có cấp . Thật vậy, theo Ví dụ 5.c) ta có
0 1
1 n 
An    , n  * .
0 1 
 1 0
Như vậy không tồn tại số nguyên dương n sao cho An  I 2 , với I 2    là đơn vị của
0 1
nhóm GL  2;   , do đó A có cấp .

Định lí 10. Mọi nhóm con của một nhóm xyclic đều là nhóm xyclic.

24
Chứng minh.
Nếu H  e thì H là nhóm xyclic sinh bởi e.

Nếu H  e thì tồn tại phần tử a n  H , n  0. Vì H là một nhóm con nên a n  H .
Trong hai số n và n sẽ có một số nguyên dương. Vậy, tồn tại các lũy thừa nguyên dương
của a trong H . Gọi k là số nguyên dương bé nhất sao cho a k  H . Ta chứng minh
H  a k . Thật vậy, giả sử a m là một phần tử tùy ý của H .
Lấy m chia cho k ta được
m  kq  r q , r  ,0  r  k  .
q
Ta có r  m  kq nên a r  a m kq  a ma kq  a m a k   H . Suy ra r phải bằng 0 vì nếu trái
lại sẽ mâu thuẫn với k là số nguyên dương bé nhất sao cho a k  H .
q
Như vậy, m  kq và do đó a m  a kq  a k  . Điều này chứng tỏ H  a k .

Một ứng dụng trực tiếp của Định lý 10 là ta chứng minh được một tính chất quan trọng
của nhóm cộng các số nguyên  sau đây.
Bộ phận A của nhóm cộng các số nguyên  là nhóm con của  khi và chỉ khi
A  m  với m  .
Điều kiện đủ chúng ta đã xét trong Ví dụ 2.b). Chúng ta chứng minh điều kiện cần.
Vì  là nhóm xyclic nên theo Định lý 10, nếu A là một nhóm con của  thì A là nhóm
xyclic. Khi đó, A được sinh bởi một phần tử m  , tức là A  m .
4. Nhóm con chuẩn tắc
Cho X là một nhóm, A là một nhóm con của X . Trên tập X ta xét quan hệ hai ngôi
S như sau:
Với mọi x , y  X thì xSy khi và chỉ khi x 1y  A.
Bổ đề 1. Quan hệ S được xác định như trên là một quan hệ tương đương.
Thật vậy, với mỗi x  X đều có x 1x  e  A  xSx . Chứng tỏ quan hệ S có tính phản
xạ.
Giả sử x , y  X sao cho xSy , tức là x 1y  A. Vì A là một nhóm nên ta có
1
x y 
1
 A, hay y 1x  A, tức là ySx . Như vậy S có tính đối xứng.

Cuối cùng với x , y , z  X sao cho xSy và ySz . Khi đó ta có

x 1y  A, y 1z  A.
Vì A là một nhóm nên
(x 1y )(y 1z )  x 1 (yy 1 )z  x 1ez  x 1z  A.

25
Từ đó suy ra xSz , và do đó S có tính bắc cầu.
Vậy, S là một quan hệ tương đương trên X và thay cho cách viết xSy ta viết x  y.
Với mỗi phần tử x  X , ta kí hiệu lớp tương đương chứa x là x và

x  y  X | x 1y  A.

Do S là một quan hệ tương đương trên X nên ta có tập hợp thương của X trên quan hệ
tương đương S gồm các lớp không giao nhau
X S  x | x  X .
Sau đây ta chứng minh:
Bổ đề 2. x  xA, với xA  xa | a  A.

Thật vậy, giả sử y  x , khi đó x  y , tức là x 1y  a  A, suy ra y  xa  xA. Vậy,


x  xA.
Đảo lại, giả sử y  xA, khi đó y  xa với a  A. Từ y  xa suy ra x 1y  a  A. Hay
x  y , cũng tức là y  x . Vậy ta có bao hàm xA  x .
Hệ quả. Giả sử x và y là hai phần tử tùy ý của nhóm X , thế thì:

a) xA  yA  x 1y  A.

b) xA  yA    x 1y  A.

Ta kí hiệu X S  x | x  X  lại như sau

X A  xA | x  X 

và gọi là tập hợp thương của nhóm X trên nhóm con A. Mỗi một phần tử của X A gọi là
một lớp ghép trái theo A.
Bây giờ nếu trên X ta xét quan hệ S như sau:
Với mọi x , y  X , xS y nếu và chỉ nếu xy 1  A.
Chứng minh tương tự ta cũng được S là một quan hệ tương đương trên X . Khi đó ta
có tập hợp thương
X A  Ax | x  X .

Mỗi một phần tử của tập hợp này có dạng Ax  ax | a  A gọi là một lớp ghép phải
theo A, và ta cũng có kết quả sau:
Giả sử x và y là hai phần tử tùy ý của nhóm X , thế thì:

a) Ax  Ay  xy 1  A.

26
b) Ax  Ay    xy 1  A.

Chú ý rằng nếu X là nhóm cộng thì lớp ghép trái và lớp ghép phải theo nhóm con A sẽ là
x  A  x  a | a  A

A  x  a  x | a  A.

Hiển nhiên rằng eA  Ae  A. Nếu nhóm X không giao hoán thì nói chung xA  Ax . Tuy
nhiên nếu nhóm con A của X thỏa mãn xA  Ax với mọi x  X thì ta gọi A là nhóm con
chuẩn tắc của X . Cụ thể ta có định nghĩa sau.

Định nghĩa 6. Cho X là một nhóm, A là một nhóm con của X . Nhóm con A gọi là
nhóm con chuẩn tắc của X nếu xA  Ax với mọi x  X . Nếu A là nhóm con chuẩn tắc
của X thì ta ký hiệu AX .

Đặc trưng cơ bản của khái niệm nhóm con chuẩn tắc được đề cập trong định lí sau.
Định lí 11. Cho A là nhóm con của nhóm X . Khi đó các điều kiện sau đây là tương
đương:
a) A là nhóm con chuẩn tắc của X .
b) xAx 1  A với mọi x  X , trong đó xAx 1  xax 1 | a  A.

c) x 1ax  A với mọi x  X , mọi a  A.


Chứng minh.
a)  b). Nếu A là nhóm con chuẩn tắc của X thì xA  Ax với mọi x  X . Giả sử y là
một phần tử tùy ý của xAx 1 , khi đó y  xax 1 trong đó a  A. Vì xA  Ax nên với
a  A, tồn tại a  A sao cho xa  a x . Như vậy, ta có y  xax 1  a xx 1  a   A. Vậy,
xAx 1  A. Đảo lại giả sử y là một phần tử tùy ý của A, do xA  Ax nên tồn tại y  A
sao cho xy   yx , hay y   x 1yx  A. Bởi vậy ta có y  x (x 1yx )x 1  xAx 1.

Vậy, xAx 1  A.

b)  c). Hiển nhiên.


c)  a). Để chứng minh A là nhóm con chuẩn tắc của X , ta phải chứng minh
xA  Ax với mọi x  X . Thật vậy, giả sử xa ,a  A là một phần tử tùy ý của xA. Theo c) ta
có y 1ay  A với mọi y  X . Lấy y  x 1 , ta được xax 1  a   A. Hay xa  a x  Ax .

Vậy, xA  Ax .

27
Đảo lại, giả sử ax ,a  A là một phần tử tùy ý của Ax . Theo c) ta có x 1ax  a   A.
Hay ax  xa   xA. Vậy, xA  Ax .

Kết luận xA  Ax .

Ví dụ 6.
a) Trong một nhóm X , bản thân nhóm X và nhóm con đơn vị e là những nhóm con
chuẩn tắc.

b) Nếu X là một nhóm abel thì mọi nhóm con của X đều là nhóm con chuẩn tắc.
c) Ký hiệu SL (n , )  A  M n ( ) | A  1. Khi đó SL (n ,  ) là nhóm con chuẩn tắc
của nhóm GL (n ,  ) các ma trận thực không suy biến cấp n.

Thật vậy, ta đã biết SL (n ,  ) là nhóm con của nhóm GL (n ,  ). (Ví dụ 2.c)

Bây giờ với mọi A GL (n , ), mọi B  SL (n ,  ). Ta có


1
A1BA  A 1 B A  B A  1.
A

Suy ra A 1BA  SL (n , ).

Vậy, SL (n ,  ) là nhóm con chuẩn tắc của nhóm GL (n ,  ).

d) Trong nhóm X gồm các cặp số thực a ,b  với a  0, phép nhân được xác định
bởi a ,b c ,d   ac ,bc  d  . Theo Ví dụ 3.e) ta đã chứng minh tập hợp
A  (a ,0)  X | a  0
là một nhóm con của X . Ta hãy xét xem nhóm con A có là nhóm con chuẩn tắc của X
không. Với x  (a , b )  X ,   (c , 0)  A. Ta có
 1 b   c bc 
x 1 x  (a ,b ) 1 (c ,0)(a ,b )   ,  (c ,0)(a ,b )   ,  (a ,b )  (c , bc  b )  A,
a a  a a 
nếu b  0,c  1. Vậy, A không là nhóm con chuẩn tắc của X . Bây giờ xét bộ phận
B  (1,b ) | b  . Khi đó B là nhóm con chuẩn tắc của X . (Bạn đọc hãy tự thử lấy).

Định lí 12. (Định lí Lagrange). Cho X là một nhóm hữu hạn, A là nhóm con của X . Khi
đó cấp của X là bội của cấp của A.

(Joseph  Louis Lagrange (1736  1813). Nhà Toán học Pháp)


Chứng minh.

28
Giả sử X  n , A  m. Trước hết ta chứng minh mỗi lớp ghép trái xA đều có số phần
tử bằng nhau và bằng m. Thật vậy, xét ánh xạ
 : A  xA
a   (a )  xa
Hiển nhiên  là một toàn ánh. Giả sử a1 ,a 2  A sao cho  (a1 )   (a 2 ), tức là xa1  xa 2 .
Thực hiện luật giản ước ta được a1  a 2 . Vậy,  là một đơn ánh và do đó là một song ánh.
Vì X là nhóm hữu hạn nên số các lớp ghép trái xA là hữu hạn. Gọi l là số các lớp
ghép trái. Do các lớp ghép trái rời nhau nên n  lm.
Tương tự ta cũng chứng minh được mỗi lớp ghép phải Ax đều có số phần tử bằng nhau
và bằng m , đồng thời cũng có l lớp ghép phải Ax .
Số l các lớp trái xA (hay lớp phải Ax ) gọi là chỉ số của nhóm con A trong X , và ký
hiệu bởi X : A .
Hệ quả 1. Cấp của một phần tử tùy ý của một nhóm hữu hạn X là ước của cấp của X .
Chứng minh.
Giả sử x là một phần tử tùy ý của X , khi đó cấp của x bằng cấp của nhóm con xyclic
sinh ra bởi x . Theo Định lý Lagrange ta có cấp của X chia hết cho cấp của x .
Hệ quả 2. Mọi nhóm hữu hạn có cấp là một số nguyên tố đều là xyclic và được sinh ra
bởi một phần tử bất kì, khác phần tử đơn vị của nhóm.
Chứng minh.
Giả sử X  p, với p là một số nguyên tố. Gọi x là một phần tử tùy ý khác đơn vị của
X . Khi đó nhóm con xyclic sinh ra bởi phần tử x có cấp bằng m , m  1. Theo Định lý
Lagrange ta có p là bội của m. Nhưng p là số nguyên tố nên p  m , tức là X  x .

Hệ quả 3. Nếu X là một nhóm hữu hạn có cấp bằng n thì x n  e với mọi x  X .
Chứng minh.
Giả sử x là một phần tử tùy ý của X , cấp của x bằng m. Theo Định lý Lagrange ta có
n  km với k là một số tự nhiên nào đó. Khi đó x n  x km  (x m )k  e k  e.
Ví dụ 7.
Xét nhóm các phép thế S 3. Nhóm này có cấp 6, gồm các phần tử là

1 2 3 1 2 3 1 2 3
e  , f1    , f2  
1 2 3 2 3 1 3 1 2 
1 2 3 1 2 3 1 2 3
f3    , f4    , f5   .
2 1 3 3 2 1 1 3 2 

29
Ta hãy tìm cấp của các phần tử của nhóm S 3.

1 2 3 
Trước hết phép thế đồng nhất e    là đơn vị của S 3 nên có cấp 1.
1 2 3 
Xét phép thế f1. Ta có f12  f2 , f13  e. Như vậy f1 có cấp 3.

Tương tự ta cũng có f22  f1 , f23  e nên f2 có cấp 3. Các phép thế f3 , f4 , f5 là những
chuyển trí nên f32  f42  f52  e và do đó chúng đều có cấp 2.

Nhận xét. Nhóm các phép thế S 3 có cấp 6 do đó các phần tử của S 3 có cấp là ước của 6.

Như đã trình bày ở trên thì không có phần tử nào của S 3 có cấp 6 nên S 3 không phải là
nhóm xyclic.
5. Nhóm thương
Định lí 13. Nếu A là một nhóm con chuẩn tắc của một nhóm X , thì:
a) Quy tắc cho tương đương với cặp xA, yA  lớp trái (xy )A là một ánh xạ từ
X A  X A đến X A .
b) X A cùng với phép toán hai ngôi xA, yA   (xy )A là một nhóm, gọi là nhóm
thương của X trên A.
Chứng minh.
a) Để chứng minh quy tắc trên là một ánh xạ thì ta phải chứng minh rằng nếu x1A  xA
và y1A  yA thì (x1y1 )A  (xy )A.

Thật vậy, vì x1A  xA và y1A  yA nên x 1x1  A và y 1y1  A do đó


1
xy   x1y1   y 1x 1x1y1  A.
Đặt x 1x1  a , ta có a  A theo giả thiết. Xét tích y 1x 1x1y1  y 1ay1  y 1ay y 1y1 

Vì A là chuẩn tắc nên y 1ay  A, và y 1y1  A theo giả thiết, vậy y 1ay y 1y1   A, hay
1
xy   x1y1   A. Bởi vậy (x1y1 )A  (xy )A.

Như vậy ánh xạ vừa chứng minh xác định một phép toán cảm sinh trên tập hợp thương
X A cho bởi quy tắc (xA)(yA)  (xy )A.
b) Bây giờ ta chứng minh X A cùng với phép toán hai ngôi đã được xác định là một
nhóm. Với x , y , z  X , thế thì  xAyA  zA   xy  AzA  xy  zA  x yz  A  xA yAzA  .

Do đó phép toán hai ngôi đã cho là kết hợp. Xét lớp trái eA  A, trong đó e là phần tử đơn
vị của A. Ta có eAxA  (ex )A  xA. Vậy, eA  A là đơn vị trái.

30
Cuối cùng với mọi xA  X A , ta có x 1AxA  (x 1x )A  eA.
Vậy, theo Định lý 3 thì X A là một nhóm.
Chú ý. Nếu X là nhóm cộng thì phép toán trên nhóm thương X A là
(x  A)  (y  A)  (x  y )  A.

Ví dụ 8.
a) Cho nhóm X , khi đó bản thân X và nhóm con đơn vị e là các nhóm con chuẩn tắc
của X . Ta hãy xét các nhóm thương X X và X e.

Trước hết ta có với mọi x , y  X thì ta luôn có x 1y  X do đó x  y. Suy ra nhóm


thương X X chỉ có một phần tử đó là lớp eX  X . Vậy, X X  eX .

Đối với nhóm thương X e , thì với mọi x , y  X ta có x  y khi và chỉ khi
x 1y  e. Từ đó ta được x  y. Vậy, X e  X .

b) Xét nhóm cộng các số nguyên  và nhóm con n của nó. Vì  là nhóm abel nên
nhóm con n là chuẩn tắc, do đó ta có nhóm thương  n   x  n  | x  . Ta ký hiệu
lớp ghép x  n   x . Quan hệ tương đương xác định bởi n là:
Với mọi x , y   thì x  y nếu và chỉ nếu x  y  n , tức x  y là một bội của n. Đây
chính là quan hệ đồng dư theo mô đun n.
Vậy, nhóm thương  n  gồm có n lớp: 0  0  n ; 1  1  n ;...; n  1  (n  1)  n .
Từ nay ta sẽ ký hiệu nhóm thương  n  bởi  n và gọi là nhóm các lớp đồng dư theo
mô đun n. Phép cộng trên  n là

(x  n )  (y  n )  (x  y )  n .

Hay viết gọn hơn là


x  y  x  y.
6. Đồng cấu nhóm
Định nghĩa 7. Một đồng cấu (nhóm) là một ánh xạ f từ một nhóm X đến một nhóm Y
sao cho
f ab   f a  f b 

với mọi a ,b  X . Nếu X  Y thì đồng cấu f gọi là một tự đồng cấu của X .

31
Một đồng cấu mà là một đơn ánh thì gọi là một đơn cấu. Một đồng cấu toàn ánh thì gọi
là một toàn cấu. Một đồng cấu song ánh thì gọi là một đẳng cấu. Một tự đồng cấu song ánh
thì gọi là một tự đẳng cấu.
Nếu f : X  Y là một đẳng cấu từ nhóm X đến nhóm Y thì ánh xạ ngược

f 1 :Y  X
cũng là một đẳng cấu.
Thật vậy, do f là một song ánh nên f 1 cũng là một song ánh. Ta chỉ còn chứng minh
f 1 là một đồng cấu. Giả sử y1 , y 2 là hai phần tử tùy ý của Y . Đặt

x1  f 1 (y1 ), x 2  f 1 (y 2 ).

Theo định nghĩa ánh xạ ngược thì y1  f (x1 ), y 2  f (x 2 ). Ta có

f 1 (y1y 2 )  f 1 ( f (x1 ) f (x 2 ))
 f 1 ( f (x1x 2 ))
 x1x 2
 f 1 (y1 ) f 1 (y 2 ).

Vậy, f 1 là đồng cấu và do đó là đẳng cấu. Khi đó ta nói X và Y đẳng cấu với nhau và
kí hiệu X  Y .
Định nghĩa 8. (Ảnh và hạt nhân của đồng cấu nhóm)
Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm Y . Ta kí hiệu

Im f  f  X   f (x ) | x  X  ,

Kerf  x  X | f  x   eY   f 1 eY  ,eY là đơn vị của nhóm Y .

Khi đó Im f gọi là ảnh của đồng cấu f , Kerf gọi là hạt nhân của đồng cấu f .
Ví dụ 9.
a) Cho các nhóm X và Y . Ánh xạ
 : X Y
x   (x )  eY
là một đồng cấu.
Thật vậy, với x1 , x 2  X , ta có  (x1x 2 )  eY  eY eY   (x1 ) (x 2 ).
Người ta gọi đồng cấu này là đồng cấu tầm thường.
b) Giả sử A là nhóm con của một nhóm X . Ánh xạ

32
i :A  X
a  i (a )  a
là một đơn cấu, gọi là đơn cấu chính tắc hay phép nhúng tự nhiên.
Đặc biệt phép đồng nhất
idX : X  X
x  idX (x )  x
là một tự đẳng cấu của X .
c) Cho A là nhóm con chuẩn tắc của một nhóm X .
Ánh xạ
p:X X A
x  p (x )  xA  x
là một đồng cấu, hơn nữa còn là một toàn cấu.
Thật vậy, với mọi x , y  X , ta có
p (xy )  (xy )A  (xA)(yA)  p (x ) p (y ).
Mặt khác với mọi xA  X A , đều tồn tại tạo ảnh thuộc X , chẳng hạn là x . Vậy, p là
một toàn cấu. Người ta gọi p là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu tự nhiên.
d) Xét ánh xạ từ nhóm nhân các số thực dương đến nhóm cộng các số thực
 :   
x   (x )  lg x
 là một đồng cấu, thật vậy với mọi x1 , x 2    , ta có
 (x1x 2 )  lg(x1x 2 )
 lg x1  lg x 2
  (x1 )   (x 2 ).

Với x , y    sao cho  (x )   (y ), nghĩa là lg x  lg y , suy ra x  y. Chứng tỏ  là một


đơn ánh. Hơn nữa  còn là toàn ánh, vì giả sử r là một số thực bất kỳ, khi đó có số thực
dương 10r sao cho  (10r )  lg10r  r .
Vậy,  là song ánh nên là một đẳng cấu.
Sau đây ta đưa ra một số tính chất của đồng cấu nhóm.
Định lí 14. Giả sử X ,Y , Z là những nhóm và f : X  Y và g :Y  Z là những đồng
cấu. Thế thì ánh xạ tích gf : X  Z cũng là một đồng cấu. Đặc biệt tích của hai đẳng cấu
là một đẳng cấu.

33
Chứng minh.
Giả sử a ,b là hai phần tử tùy ý của nhóm X . Ta có

gf ab   g  f ab  
 g  f a  f b  
 g  f a   g  f b  
 gf a  gf b  .

Vậy, gf là một đồng cấu.


Định lí 15. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm Y . Thế thì:

a) f eX   eY .
1
b) f x 1    f  x   với mọi x  X .

Chứng minh.
a) Giả sử x là một phần tử tùy ý của X . Ta có
f eX  f x   f eX x   f x   eY f x  .

Sau khi thực hiện luật giản ước ta được f eX   eY .


1
b) Ta có f x 1  f x   f x 1x   f eX   eY   f x   f  x  .
1
Suy ra f x 1    f x   .

Định lí 16. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu nhóm X đến nhóm Y , A là một nhóm con
của X và B là nhóm con chuẩn tắc của Y . Thế thì:
a) f A  là một nhóm con của Y .

b) f 1  B  là một nhóm con chuẩn tắc của X .

Chứng minh.
a) Vì A là một nhóm con của X nên eX  A do đó eY  f eX   f  A  .

Suy ra f A   .

Lấy hai phần tử tùy ý y1 , y 2  f A  . Vì y1 , y 2  f A  nên ta có x1 , x 2  A sao cho


y1  f x1  , y 2  f x 2  . Xét tích y1y 21 , ta có
1
y1y 21  f x1  f  x 2   f x1  f x 21   f x1x 21  .

34
Vì A là một nhóm con của X nên x1x 21  A. Do đó y1y 21  f x1x 21   f A  .

Vậy, f A  là một nhóm con của Y .

b) Vì B là nhóm con chuẩn tắc của Y nên eY  B . Do đó f eX   eY  B ta suy ra


eX  f 1 B  hay f 1  B   .

Lấy hai phần tử tùy ý x1 , x 2  f 1 B  . Ta chứng minh x1x 21  f 1  B  . Ta xét


1 1
f x1x 21   f  x1  f x 21   f  x1  f x 2  , nhưng f x1  , f x 2   B và f x1  f x 2   B vì
B là nhóm con. Vậy, x1x 21  f 1  B  . Do đó f 1  B  là một nhóm con của X .

Cuối cùng ta chứng minh f 1  B  là chuẩn tắc. Giả sử a  f 1  B  và x  X . Xét


1
f x 1ax   f x 1  f a  f x   f x  f a  f x   B (vì f a   B và B là chuẩn tắc). Do
đó x 1ax  f 1 B  , với mọi a  f 1  B  và mọi x  X .

Vậy, f 1  B  là một nhóm con chuẩn tắc của X .

Hệ quả 1. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm Y . Thế thì Im f là
một nhóm con của Y và Kerf là một nhóm con chuẩn tắc của X .
Chứng minh.
Vì bản thân X cũng là một nhóm con của X nên theo Định lý 16 thì Im f  f (X ) là
nhóm con của Y . Tương tự eY  là một nhóm con chuẩn tắc của Y nên f 1 eY   Kerf là
nhóm con chuẩn tắc của X .
Nếu A là một nhóm con chuẩn tắc của X , thì f (A) có thể không phải là nhóm con
chuẩn tắc của Y . Tuy nhiên nếu f là một toàn cấu, thì f mới bảo toàn tính chuẩn tắc của
nhóm con A. Cụ thể ta có hệ quả sau.
Hệ quả 2. Giả sử f : X  Y là một toàn cấu từ nhóm X đến nhóm Y . A là một nhóm
con chuẩn tắc của X . Khi đó f (A) cũng là nhóm con chuẩn tắc của Y .
Chứng minh.

Do đồng cấu f bảo toàn tính nhóm con nên f (A) là nhóm con của Y .

Bây giờ ta chứng minh tính chuẩn tắc của nhóm f (A). Thật vậy, với mọi y Y và mọi
  f (A), do f là toàn ánh nên tồn tại x  X và a  A, sao cho f (x )  y và f (a )   . Vì
A là chuẩn tắc nên x 1ax  A. Suy ra
f (x 1ax )  f (x 1 ) f (a ) f (x )  f (x ) 1 f (a ) f (x )  f (A).
Hay y 1y  f (A). Vậy, f (A) là nhóm con chuẩn tắc của Y .

35
Nếu f chỉ là một đồng cấu thì f (A) chưa hẳn là nhóm con chuẩn tắc của Y .

Chẳng hạn cho X   2 , Y  1 , 123 , 132 12 13 23.

Xét ánh xạ

f :  2  S 3 ,0  1 ; 1  12  .

Dễ thấy f là một đồng cấu. Ta có  2 là nhóm con chuẩn tắc của  2 nhưng

f   2   1 , 12  không là nhóm con chuẩn tắc của S 3.

Định lí 17. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm Y . Thế thì:
a) f là một toàn ánh nếu và chỉ nếu Im f  Y .

b) f là một đơn ánh nếu và chỉ nếu Kerf  eX .

Chứng minh.
a) Suy ra từ định nghĩa của toàn ánh và Im f .
b) Giả sử f là một đơn ánh. Với mỗi phần tử y Y có nhiều nhất một phần tử x sao
cho f x   y . Vậy, Kerf  eX .

Đảo lại, giả sử Kerf  eX . Xét hai phần tử x1 , x 2  X sao cho f  x1   f x 2  , ta suy
1 1
ra f x1  f x 2   eY . Nhưng f x1  f  x 2   f x1  f x 21   f x1x 21  .

Vậy, f x1x 21   eY tức là x1x 21  Kerf  eX . Do đó x1x 21  eX hay x1  x 2 . Vậy, f là
một đơn ánh.
Định lí 18. (Định lý đồng cấu) Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm
Y . p : X  X Kerf là toàn cấu chính tắc từ nhóm X đến nhóm thương của X trên hạt
nhân của f . Thế thì:

a) Tồn tại duy nhất một đơn cấu f : X Kerf  Y , sao cho tam giác sau giao hoán

f
X Y

p f

X Kerf

tức là f  fp.

36
b) Đồng cấu f là một đơn cấu và Im f  Imf  f (X ).
Chứng minh.
a) Đặt Kerf  A. Xét tương ứng

f : X A Y
xA  f (xA)  f (x )

Quy tắc f xác định như trên là một ánh xạ.

Thật vậy, giả sử xA  x1A. Thế thì ta có x 1x1  A. Nhưng A là hạt nhân của f nên
1
f x 1x1   f x 1  f x1   f x  f x1   eY . Tức là f x   f x1  .

Bây giờ ta chứng minh f là một đồng cấu.


Ta có với xA, yA là hai phần tử tùy ý của X A , thì

f xAyA   f  xyA   f xy  .

Do f là một đồng cấu nên f  xy   f  x  f y  , do đó

f  xAyA   f  x  f y   f  xA  f yA  .

Vậy, f là một đồng cấu.

Từ f xA   f x  với mọi x  X , ta có

f x   f xA   f  p x    f p x  với mọi x  X . Vậy, f  f p .

Giả sử còn có một đồng cấu  : X A  Y sao cho f   p. Khi đó với mọi
xA  X A , ta có  xA     p x     p  x   f x   f xA  . Vậy,   f .

b) Giả sử xA  X A sao cho f xA   eY . Nhưng f xA   f (x ), do đó ta có


f (x )  eY , suy ra x  A  eA nghĩa là xA  eA. Vậy, Ker f  eA, hay f là một đơn cấu.
Vì p là một toàn cấu và vì f  f p nên ta suy ra Im f  Imf  f (X ).
Từ Định lý đồng cấu nhóm, ta có ngay hệ quả sau.
Hệ quả. Với mọi đồng cấu f : X  Y từ một nhóm X đến nhóm Y , ta có

f  X   X Kerf .

Nếu f là toàn cấu thì Y  X Kerf .


Chứng minh.
Theo Định lý đồng cấu nhóm, ta có

37
f : X A Y
xA  f (xA)  f (x )

là một đơn cấu. Nếu xem f là ánh xạ từ X Kerf đến Im f thì f là toàn cấu. Như vậy f
vừa là đơn cấu vừa là toàn cấu nên là một đẳng cấu, do đó ta có
f  X   X Kerf .

Nếu f là toàn cấu thì f (X )  Y , do đó Y  X Kerf .


Ví dụ 10.
a) Nhóm thương của nhóm cộng các số thực  trên nhóm cộng các số nguyên  đẳng
cấu với nhóm nhân U các số phức có mô đun bằng 1.
Thật vậy, xét ánh xạ
 :  U
r  cos 2 r  i sin 2 r
Với r1 , r2  , ta có  (r1  r2 )  cos 2 (r1  r2 )  i sin 2 (r1  r2 )

  cos 2 r1  i sin 2 r1  cos 2 r2  i sin 2 r2    (r1 ) (r2 ). Chứng tỏ  là một đồng cấu.


Mặt khác với mỗi một số phức  U ,   cos   i sin  tồn tại r    sao cho
2
        
 (r )      cos  2   i sin  2   cos   i sin    . Vậy,  là một toàn cấu.
 2   2   2 
Ta có Ker  r   |  (r )  1  r   | cos 2 r  i sin 2 r  1  .

Theo Hệ quả của Định lý đồng cấu nhóm thì    U .


b) Nhóm thương của nhóm nhân GL (n ,  ) các ma trận thực không suy biến cấp n trên
nhóm nhân SL (n ,  ) các ma trận thực cấp n có định thức bằng 1, đẳng cấu với nhóm nhân
* các số thực khác không.
Thật vậy, xét ánh xạ f : GL (n ,  )  *

A A

f là một toàn cấu nhóm vì với A, B GL (n , ), ta có

f (AB )  AB  A B  f (A) f (B ).

Với mỗi một số thực r  * , có ma trận

38
r 0 ... 0
0 1 ... 0
A  GL (n , )
. . . .
 
0 0 ... 1 
thỏa f (A)  A  r . Mặt khác hạt nhân của toàn cấu f là

Kerf  A GL (n , ) | A  1  SL (n , ). Vậy, ta có GL (n ,  ) SL (n , )  *.

BÀI TẬP
2.1. Chứng minh các tập hợp sau đây với phép toán đã cho lập thành một nhóm:
a) Tập hợp các số thực dương với phép toán trên T xác định như sau: aTb  a 2b 2 với
mọi số thực a ,b  0.

b) Tập hợp các số thưc có dạng a  b 3 (a ,b  ) và (a 2  b 2  0) với phép nhân.


c) Tập hợp các số phức có dạng a  bi (a ,b  ) với phép cộng.
d) Tập hợp các ma trận vuông cấp n có định thức bằng 1 với phép nhân ma trận.
e) Tập hợp gồm các đa thức 0 và các đa thức có bậc không quá n ( n là số nguyên,
n  0, cho trước) với phép cộng các đa thức.
2.2. Chứng minh rằng mọi nửa nhóm khác rỗng hữu hạn X là một nhóm nếu và chỉ nếu
luật giản ước thực hiện được với mọi phần tử của X .
2.3. Cho X là một nhóm với đơn vị là e. Chứng minh rằng nếu với mọi a  X ta đều có
a 2  e , thì X là nhóm abel.
2.4. Cho một họ những nhóm (X )I mà các phép toán đều kí hiệu bằng dấu (.). Chứng
minh rằng tập hợp tích đề các  X  với phép toán xác định như sau
I

(x  )I .(y )I  (x y )I

là một nhóm (gọi là tích các nhóm X ).


2.5. Cho X là một tập hợp khác rỗng cùng với một phép toán hai ngôi kết hợp trong X , a
là một phần tử của X . Kí hiệu
aX  ax | x  X 
Xa  xa | x  X .

Chứng minh X là một nhóm khi và chỉ khi với mọi a thuộc X ta có aX  Xa  X .
2.6. Chứng minh rằng mọi bộ phận khác rỗng ổn định của một nhóm hữu hạn X là một
nhóm con của X .
2.7. Trong nhóm các phép thế S 4 chứng minh rằng các phép thế sau

39
e ,a  (12)(34),b  (13)(24),c  (14)(23)
lập thành một nhóm con của S 4 . Nhóm con đó có giao hoán không?
2.8. Cho Y là một bộ phận của một tập hợp X . Chứng minh rằng bộ phận S (X ,Y ) của
S (X ) gồm các song ánh f : X  X sao cho f (Y )  Y là một nhóm con của S (X ). Tìm
số phần tử của S (X ,Y ) trong trường hợp X có n phần tử và Y có k phần tử, 1  k  n.
2.9. Cho A và B là hai bộ phận của một nhóm X . Ta định nghĩa
AB  ab | a  A,b  B
A 1  a 1 | a  A.

Chứng minh các đẳng thức sau đây:


a) (AB )C  A(BC ).

b) (A1 ) 1  A.

c) (AB ) 1  B 1A 1.

d) Nếu A là một nhóm con của X thì A 1  A.


2.10. Cho X là một nhóm và A là một bộ phận khác rỗng của X . Chứng minh A là nhóm
con của X khi và chỉ khi AA1  A.
2.11. Cho A là một nhóm con của nhóm X và a  X . Chứng minh aA là nhóm con của
X khi và chỉ khi a  A.
2.12. Trong một nhóm X , chứng minh rằng nhóm con sinh ra bởi bộ phận  là nhóm con
tầm thường e , e là phần tử trung hòa của X .

2.13. Giả sử S là một bộ phận khác rỗng của một nhóm X . Chứng minh rằng các phần tử
của nhóm con sinh ra bởi S là các phần tử có dạng x1x 2 ...x n với các x1 , x 2 ,..., x n thuộc S
hoặc S 1. Tìm nhóm con của nhóm nhân các số hữu tỉ dương sinh ra bởi bộ phận các số
nguyên tố.
2.14. Cho X là một nhóm với phần tử đơn vị là e , a  X có cấp là n. Chứng minh rằng
a k  e khi và chỉ khi k chia hết cho n.
2.15. Cho a ,b là hai phần tử tùy ý của một nhóm. Chứng minh ab và ba có cùng cấp.
2.16. Giả sử X là một nhóm xyclic cấp n và a  X là phần tử sinh của nó. Xét phần tử
b  a k . Chứng minh rằng:
n
a) Cấp của b bằng , ở đây d là ƯCLN của k và n.
d
b) b là phần tử sinh của X khi và chỉ khi k nguyên tố với n. Từ đó suy ra số phần tử
sinh của X .

40
2.17. Giả sử a , b là hai phần tử của một nhóm, và giả sử ta có cấp của a bằng r , cấp của b
bằng s , với r , s nguyên tố cùng nhau, và thêm nữa ab  ba . Chứng minh cấp của ab bằng
rs.
2.18. Chứng minh rằng mọi nhóm con cấp vô hạn đều có vô hạn nhóm con.
2.19. Cho X và Y là những nhóm xyclic có cấp là m và n. Chứng minh rằng X  Y là
một nhóm xyclic khi và chỉ khi m và n nguyên tố cùng nhau.
2.20. Chứng minh rằng nếu X là một nhóm chỉ có các nhóm con tầm thường là e và X
thì X là nhóm xiclic, hữu hạn cấp nguyên tố.
2.21. Chứng minh rằng một nhóm abel cấp 6 là nhóm xiclic.
2.22. Cho A là một nhóm con của nhóm X . Giả sử tập hợp thương X A có hai phần tử.
Chứng minh A là nhóm con chuẩn tắc của X .
2.23. Chứng minh rằng trong nhóm các phép thế Sn , bộ phận An gồm các phép thế chẵn là
nhóm con chuẩn tắc của Sn .
2.24. Giả sử X là một nhóm xyclic vô hạn, và a  X là một phần tử sinh. Gọi A là nhóm
con của X sinh ra bởi a 3. Chứng minh rằng các lớp ghép trái của A bằng các lớp ghép phải
của A và số các lớp đó bằng 3.
2.25. Giả sử X là một nhóm, ta gọi là tâm của X bộ phận
C  X   a  X | ax  xa , x  X .

Chứng minh rằng C  X  là một nhóm con giao hoán của X và mọi nhóm con của C  X 
là một nhóm con chuẩn tắc của X .
2.26. Tìm tất cả các nhóm con và nhóm con chuẩn tắc của nhóm các phép thế S 3.
2.27. Giả sử X là một nhóm, x và y là hai phần tử của X . Ta gọi là hoán tử của x và y
phần tử xyx 1y 1. Chứng minh rằng nhóm con A sinh ra bởi tập hợp các hoán tử của tất cả
các cặp phần tử x , y của X là một nhóm con chuẩn tắc của X gọi là nhóm các hoán tử, và
nhóm thương X A là abel.
2.28. Chứng minh rằng muốn cho nhóm thương X H của một nhóm X trên nhóm con
H của nó là nhóm abel, ắt có và đủ là nhóm con chuẩn tắc H chứa nhóm các hoán tử
của X .
2.29. Tìm nhóm các hoán tử của S 3.
2.30. Chứng minh rằng mọi nhóm có cấp bé hơn hoặc bằng 5 là abel.
2.31. Hãy tìm các nhóm thương của:
a) Nhóm cộng các số nguyên là bội của 3 trên nhóm con các số nguyên là bội của 15.
b) Nhóm cộng các số nguyên là bội của 4 trên nhóm con các số nguyên là bội của 24.

41
c) Nhóm nhân các số thực khác 0 trên nhóm con các số thực dương.
2.32. Cho G là một nhóm hữu hạn có n phần tử. S là tập hợp các phần tử có cấp bằng 2
của G , tức là

S  x G / x  e , x 2  e.

a) Chứng minh rằng quan hệ R xác định trong G bởi xRy  (y  x hoặc y  x 1 ) là
một quan hệ tương đương.
b) Giả sử S có m phần tử, chứng minh rằng m và n có tính chẵn lẻ trái ngược nhau.

2.33. Cho G là một nhóm hữu hạn, A và B là hai bộ phận của G sao cho
AB G.

Chứng minh G  AB .
2.34. Cho G là một nhóm hữu hạn. Chứng minh rằng với bất kỳ nhóm con H của G , nếu
1
H  G , thì H  G .
2
2.35. Cho D là tập hợp các đường thẳng  trong mặt phẳng có phương trình là y  ax  b
( a  0,b là những số thực). Ánh xạ sau xác định một phép toán hai ngôi trong D.
D D  D
 1 ,  2    3
trong đó 1 ,  2 ,  3 lần lượt có phương trình là

y  a1x  b1 , y  a 2x  b2 , y  a1a 2x  b1  b2 


a) Chứng minh D là một nhóm với phép toán trên.
b) Ánh xạ
 : D  *
 a
trong đó  là đường thẳng có phương trình y  ax  b là một đồng cấu.
c) Xác định Ker .
2.36. Cho G1 ,G 2 là những nhóm với đơn vị theo thứ tự là e1 ,e 2 và G là nhóm tích
G1 G 2 , A và B là các bộ phận G1  e1 ,e2  G 2 của G . Xét các ánh xạ

p1 : G  G1 p2 : G  G 2 q1 : G1  G q 2 : G2  G
x1 , x 2   x1 x1 , x 2   x 2 x1  (x1 ,e 2 ) x 2  (e1 , x 2 )

a) Chứng minh p1 , p2 là những toàn cấu. Xác định Kerp1 và Kerp2 .

42
b) Chứng minh q1 ,q 2 là những đơn cấu. Xác định Imq1 và Im q 2 . Từ đó suy ra G1 đẳng
cấu với A, và G 2 đẳng cấu với B .
c) Chứng minh A và B là những nhóm con chuẩn tắc và AB  BA  G .
2.37. Xét nhóm X gồm các cặp số thực a ,b  với a  0, phép nhân được xác định
bởi a ,b c ,d   ac ,bc  d  , (Ví dụ 1, m , §2). Chứng minh ánh xạ
 : X  *
(a ,b )  a
là đồng cấu nhóm và Ker  .
2.38. Xét các bộ phận của GL (2,  )
 a b 
T1  2,       | ad  0 
 0 d 
 1 b 
T2  2,       | d  0 .
 0 d 

Chứng minh:
a) T1 (2,  ) là nhóm con của nhóm GL (2, ). Nhóm T1 (2,  ) có là nhóm con chuẩn tắc
của nhóm GL (2,  ) không?
b) T1 (2,  ) T2 (2, )  * .
2.39. Chứng minh rằng mọi nhóm xyclic hữu hạn cấp n đều đẳng cấu với nhau (đẳng cấu
với nhóm cộng các lớp đồng dư theo mô đun n ).
2.40. Chứng minh rằng mọi nhóm xyclic vô hạn đều đẳng cấu với nhau (đẳng cấu với nhóm
cộng các số nguyên  ).
2.41. Giả sử X là một nhóm và Y là một tập hợp được trang bị một phép toán. Giả sử có
một song ánh f : X  Y thỏa mãn tính chất f ab   f a  f b  với mọi a , b  X . Chứng
minh Y cùng với phép toán đã cho trong Y là một nhóm; thêm nữa là nhóm abel nếu X
là nhóm abel, là nhóm xyclic nếu X là nhóm xyclic.
2.42. Cho X và Y là hai nhóm xyclic có các phần tử sinh theo thứ tự là x và y và có cấp
là s và t .

a) Chứng minh rằng quy tắc  cho tương ứng với phần tử x   X phần tử y k  Y ,
trong đó k là một số tự nhiên khác 0 cho trước, là một đẳng cấu khi và chỉ khi sk là bội
của t .
b) Nếu sk  mt và  là đẳng cấu thì s , m   1.

2.43. Cho X là một nhóm giao hoán. Chứng minh rằng ánh xạ

43
 :X X
a  ak
với k là một số nguyên cho trước, là một đồng cấu. Xác định Ker .
2.44. Cho X là một nhóm. Chứng minh rằng ánh xạ
 :X  X
a  a 1
là một tự đẳng cấu của nhóm X khi và chỉ khi X là một nhóm abel.
2.45. Cho X là một nhóm. Chứng minh rằng tập hợp các tự đẳng cấu của X cùng với
phép nhân ánh xạ là một nhóm.
2.46. Giả sử X ,G1 ,G 2 là những nhóm, G  G1 G 2 và f : X  G1 , g : X  G 2 là những
ánh xạ. Xét ánh xạ
h : X G
x  h x    f x  , g x  

Chứng minh rằng h là một đồng cấu khi và chi khi f và g là những đồng cấu.

2.47. Trong tập hợp X   3 , ta xác định một phép toán hai ngôi như sau:
k3
k1 , k2 , k3 l1 ,l 2 ,l3   k1   1 l1 , k 2  l 2 , k3  l 3 
a) Chứng minh rằng X cùng với phép toán đó là một nhóm.
b) Chứng minh rằng nhóm con A sinh ra bởi phần tử 1,0,0  là chuẩn tắc.

c) Chứng minh rằng nhóm thương X A đẳng cấu với nhóm cộng các số phức có dạng
a  bi với a ,b  .
2.48. Chứng minh rằng:
a) Nhóm cộng các số thực đẳng cấu với nhóm nhân các số thực dương.
b) Nhóm cộng các số phức có dạng a  bi với a ,b nguyên, đẳng cấu với nhóm tích
  .
2.49. Cho X là một nhóm. Với mỗi phần tử a  X ta xét ánh xạ
fa : X  X

x  a 1xa
a) Chứng minh fa là một tự đẳng cấu của X , gọi là tự đẳng cấu trong xác định bởi
phần tử a.
b) Chứng minh rằng các tự đẳng cấu trong lập thành một nhóm con của nhóm các tự
đẳng cấu của X .

44
c) Chứng minh một nhóm con H của X là chuẩn tắc nếu và chỉ nếu fa H   H với
mọi tự đẳng cấu trong fa của X . Vì lí do đó, các nhóm con chuẩn tắc cũng còn gọi là các
nhóm con bất biến.
d) Chứng minh ánh xạ a  fa là một đồng cấu từ nhóm X đến nhóm các tự đẳng cấu
trong của X và hạt nhân của đẳng cấu đó là tâm C  X  của X .

e) Chứng minh rằng X C (X ) đẳng cấu với nhóm các tự đẳng cấu trong của X .
2.50. Chứng minh rằng nếu f : X  Y là một đồng cấu từ một nhóm hữu hạn X đến một
nhóm Y , thì
a) Cấp của a  X chia hết cho cấp của f a  .

b) Cấp của X chia hết cho cấp của f  X  .

2.51. Chứng minh rằng nhóm Y là ảnh đồng cấu của một nhóm xyclic hữu hạn X khi và
chỉ khi Y là nhóm xyclic và cấp của nó chia hết cấp của X .
2.52. Hãy tìm tất cả các đồng cấu từ
a) Một nhóm xyclic cấp n đến chính nó.
b) Một nhóm xyclic cấp 6 đến một nhóm xyclic cấp 18.
c) Một nhóm xyclic cấp 18 đến một nhóm xyclic cấp 6.
2.53. Chứng minh rằng ngoài đồng cấu tầm thường ra thì không có một đồng cấu nào từ
nhóm cộng các số hữu tỉ đến nhóm cộng các số nguyên.
2.54. Giả sử  * là nhóm nhân các số phức khác 0, H là tập hợp các số phức của  * nằm
trên trục thực và trục ảo. Chứng minh rằng H là một nhóm con của  * và nhóm thương
* H đẳng cấu với nhóm nhân U các số phức có mô đun bằng 1.
2.55. Gọi X là nhóm nhân các ma trận vuông cấp n không suy biến mà các phần tử là số
thực. Hãy chứng minh:
a) Nhóm thương của X trên nhóm con các ma trận có định thức bằng 1 đẳng cấu với
nhóm nhân các số thực khác 0.
b) Nhóm thương của X trên nhóm con các ma trận có định thức bằng 1 đẳng cấu với
nhóm nhân các số thực dương.
c) Nhóm thương của X trên nhóm con các ma trận có định thức dương là một nhóm
xyclic cấp hai.
2.56. Giả sử A và B là hai nhóm con chuẩn tắc của nhóm X sao cho A  B  e và

X  AB . Chứng minh rằng X đẳng cấu với nhóm tích A  B .

2.57. Giả sử A và B là hai nhóm con chuẩn tắc của nhóm X . Chứng minh:

45
a) AB là một nhóm con chuẩn tắc của X .

b) A  B là một nhóm con chuẩn tắc của X và cũng là một nhóm con chuẩn tắc của
A.

c) Tồn tại một đơn cấu  : X A  B    X A    X B  .

d) A A  B  đẳng cấu với  AB  B .

2.58. Ký hiệu X là tập hợp các căn bậc n của đơn vị trong tập các số phức . Chứng minh:

a) X là nhóm con xyclic của nhóm nhân * các số phức khác không.
b) Giả sử  ,  thuộc X ,  có cấp r ,  có cấp s. Chứng minh rằng nếu rs  n và
r , s   1 thì  là một căn nguyên thủy bậc n của đơn vị.
2.59. Cho G là một nhóm hữu hạn, f là một tự đẳng cấu của G . Ký hiệu

A  x G / f (x )  x 1.

1
Chứng minh rằng nếu A  G thì f 2  IdG .
2
2.60. Chứng minh:
a) Mọi nhóm cấp 4 hoặc đẳng cấu với  4 hoặc đẳng cấu với  2   2 .
b) Mọi nhóm cấp 6 hoặc đẳng cấu với  6 hoặc đẳng cấu với S 3.
2.61. Chứng minh nhóm cộng các số hữu tỉ không đẳng cấu với nhóm nhân các số hữu tỉ
dương.

CHƯƠNG II
VÀNH VÀ TRƯỜNG
§1. VÀNH VÀ MIỀN NGUYÊN
1. Vành
Định nghĩa 1. Tập hợp X cùng với hai phép toán hai ngôi đã cho trong X kí hiệu theo
thứ tự bằng các dấu (  ) và (.) và gọi là phép cộng và phép nhân được gọi là một vành nếu
các điều kiện sau được thỏa mãn:
a) X cùng với phép cộng là một nhóm abel.
b) X cùng với phép nhân là một nửa nhóm.

46
c) Phép nhân phân phối về hai phía đối với phép cộng, nghĩa là
x y  z   xy  xz
y  z  x  yx  zx
với mọi x , y , z  X .
Phần tử trung hòa của phép cộng kí hiệu là 0 và gọi là phần tử không của vành. Phần tử
đối xứng (đối với phép cộng) của một phần tử x kí hiệu là x và gọi là đối của x . Nếu
phép nhân giao hoán thì ta nói X là vành giao hoán. Nếu phép nhân có phần tử trung hòa
thì phần tử đó gọi là phần tử đơn vị của vành X và thường kí hiệu là e hay 1 (nếu không
có sự nhầm lẫn).
Ví dụ 1.
a) Tập hợp  cùng với phép cộng và phép nhân thông thường là một vành giao hoán có
đơn vị gọi là vành các số nguyên. Ta cũng có vành các số hữu tỉ, vành các số thực, vành các
số phức (các phép toán vẫn là cộng và nhân thông thường các số). Các vành này cũng đều
là giao hoán và có đơn vị.

 
b) Trong Chương 1. §2, chúng ta đã đề cập nhóm cộng abel  n  0, 1,..., n  1 các lớp
đồng dư theo mô đun n. Với phép cộng
x  y  x  y.
Trên  n ta định nghĩa phép nhân các lớp như sau

x y  xy.
Khi đó,  n cùng với phép cộng và phép nhân xác định như trên lập thành một vành giao
hoán có đơn vị là lớp 1, mà ta gọi là vành các lớp đồng dư theo mô đun n.
Thật vậy, trước hết ta chứng tỏ phép nhân định nghĩa như trên là hợp lý.
Giả sử x  x1 , y  y1. Thế thì

x  x1 (mod n ), y  y1 (mod n ).
Điều này kéo theo
x  x1  kn , y  y1  qn.

Từ đó, xy  x1y1  tn , với t  x1q  y1k  nqk , nghĩa là xy  x1y1 (mod n ).


Vì các phép toán cộng và nhân của các lớp được định nghĩa qua các đại diện nên dễ
thấy rằng phép nhân là kết hợp và giao hoán, luật phân phối của phép nhân đối với phép
cộng cũng được thỏa mãn.
c) Tập hợp M n ( ) các ma trận thực vuông cấp n (n  2) cùng với các phép toán cộng
và nhân ma trận lập thành một vành có đơn vị, không giao hoán.

47
Thật vậy, ta đã biết M n ( ) là một nhóm cộng abel. Bây giờ cùng với phép nhân các ma
trận thì M n ( ) là một nửa nhóm. Hiển nhiên phép nhân các ma trận có tính chất phân phối
đối với phép cộng. Vậy, M n ( ) lập thành một vành, vành này không giao hoán nhưng có
đơn vị.
d) Tập hợp các ma trận vuông cấp n  1 có dạng
a1 a2  an 
0 0  0 
 
    
 
0 0  0 
trong đó các ai là những số thực, cùng với phép cộng và phép nhân ma trận lập thành một
vành không có đơn vị, không giao hoán.
Ta đặt X là tập hợp các ma trận có dạng đã cho. Khi đó X đóng kín đối với các phép toán
cộng và nhân các ma trận.
Thật vậy, giả sử A và B là hai ma trận thuộc tập hợp X .
a1 a2  an  b1 b2  bn 
0 0  0  0 0  0
A  ,B    , ta có
         
   
0 0  0  0 0  0

a1 a2  an  b1 b2  bn  a1  b1 a 2  b2  an  bn 


0 0  0  0 0  0  0 0  0 
AB      X
              
     
0 0  0  0 0  0  0 0  0 
a1 a2  an  b1 b2  bn  a1b1 a1b2  a1bn 
0 0  0  0 0  0  0 0  0 
A.B   .    X.
              
     
0 0  0  0 0  0  0 0  0 
Lập luận tương tự như Ví dụ c) ta cũng được X lập thành một vành. Vành này không
giao hoán, không có đơn vị.


e) Tập hợp   2   a  b 2 | a ,b    với phép cộng và nhân thông thường các số
lập thành một vành giao hoán có đơn vị.
Thật vậy, trước hết ta chứng tỏ rằng phép cộng và phép nhân hai số thực đóng kín đối
với tập   2  , do đó chúng là những phép toán hai ngôi trên   2  .

Với a ,b ,c ,d  , ta có

48
(a  b 2)  (c  d 2)  (a  c )  (b  d ) 2    2 

(a  b 2)(c  d 2)  (ac  2bd )  (ad  bc ) 2    2  .

Phép cộng và nhân các số thực có tính chất kết hợp, giao hoán và luật phân phối cũng
được thỏa mãn trên   2  . Phần tử không và đơn vị của   2  lần lượt là

0  0  0 2,1  1  0 2.

Với x  a  b 2    2  thì x  a  b 2    2  .

Vậy,   2  thỏa mãn tất cả các tiên đề của một vành giao hoán.

f) Tập hợp các đa thức ẩn x với hệ số thực cùng với phép cộng và nhân đa thức lập
thành một vành giao hoán có đơn vị.
g) Cho X là một nhóm cộng abel và End (X ) là tập hợp các tự đồng cấu của nó.
Trên End (X ) ta xác định phép toán cộng như sau:
( f  g )(x )  f (x )  g (x )
với mọi f , g  End (X ), x  X .
Phép nhân là phép hợp thành các ánh xạ: fg (x )  f (g (x )),
với mọi f , g  End (X ), x  X .
End (X ) cùng với hai phép toán trên lập thành một vành có đơn vị, không giao hoán nếu
tập hợp X có quá hai phần tử. Ta gọi End (X ) là vành các tự đồng cấu của nhóm cộng
abel X .
Phần tử 0 của vành này là ánh xạ O xác định bởi O (x )  0 với mọi x  X . Phần tử đối
của f  End (X ) là ánh xạ  f xác định bởi (  f )(x )   f (x ) với mọi x  X .

h) Cho A và B là hai vành tùy ý. Trong tập X  A  B  (a ,b ) | a  A,b  B ta định


nghĩa các phép toán
a1 ,b1   a 2 ,b2   a1  a 2 ,b1  b2 
a1 ,b1 a 2 ,b2   a1a 2 ,b1b2  .
Khi đó X là một vành. Thật vậy, phép toán cộng và nhân các cặp được định nghĩa qua
các thành phần tương ứng nên phép cộng có tính chất kết hợp và giao hoán, phép nhân là
kết hợp. Ngoài ra luật phân phối cũng được thực hiện. Phần tử 0 là (0, 0). Mỗi phần tử
x  (a ,b ) có phần tử đối là x  ( a , b ).
Vành này là giao hoán nếu cả hai vành A và B đều là giao hoán.

49
Mỗi vành X đều có đầy đủ tất cả các tính chất của một nhóm cộng abel và một nửa
nhóm nhân, ngoài ra nó còn có các tính chất sau suy ra từ luật phân phối.
Định lý 1. Cho X là một vành, với mọi x , y , z  X ta có:
a) x (y  z )  xy  xz ,(y  z )x  yx  zx .
b) 0x  x 0  0.
c) x ( y )  ( x )y  xy , ( x )( y )  xy.
Chứng minh.
a) Theo luật phân phối ta có xy  x [ (y  z )  z ]  x (y  z )  xz .
Suy ra x (y  z )  xy  xz .
Tương tự, ta chứng minh được hệ thức (y  z )x  yx  zx .
b) Theo a) ta có 0x  (y  y )x  yx  yx  0  xy  xy  x (y  y )  x 0.
c) Từ a) và b) ta được
x ( y )  x (0  y )  x 0  xy  0  xy  xy.
Tương tự ( x )y  (0  x )y  0y  xy  xy .
Áp dụng hai quy tắc trên ta được ( x )( y )   x ( y )  ( xy )  xy.
Hệ quả.
a) Nếu vành X có đơn vị e và có nhiều hơn một phần tử thì e  0.
b) Với mọi x  X và mọi số n nguyên dương, ta có
( x )n  x n nếu n chẵn và ( x )n  x n nếu n lẻ.
Chứng minh.
a) Vì X có nhiều hơn một phần tử nên trong X tồn tại phần tử a  0. Ta có
ae  a. Do a  0 nên e  0.
b) Suy ra từ quy tắc c) của Định lý 1.
Định lý 2. Trong một vành X có luật phân phối suy rộng, nghĩa là với mọi phần tử
a ,b1 ,b2 ,...,bn (n  2) thuộc X ta có
n n
a bi  abi (1)
i 1 i 1

 n  n

 i b a   bia (2)
 i 1  i 1

Chứng minh.

50
Ta chứng minh đẳng thức (1) bằng quy nạp theo n.
Với n  2, theo Định nghĩa 1 ta có
a (b1  b2 )  ab1  ab2
nghĩa là tính chất này đúng với n  2.
Giả sử đẳng thức (1) đúng với n  k , tức là
k k
a bi  abi .
i 1 i 1

Ta chứng minh đẳng thức (1) đúng với n  k  1.


Theo giả thiết quy nạp ta có
k 1
 k  k
a bi  a  bi  bk 1   a bi  abk 1
i 1  i 1  i 1
k k 1
 abi abk 1  abi
i 1 i 1

nghĩa là đẳng thức (1) đúng với n  k  1, và do đó đúng với mọi n  2.


Định lý 3. Đối với mọi số nguyên n và mọi phần tử a ,b thuộc vành X , đều có
n (ab )  (na )b  a (nb ).
Chứng minh.
Thật vậy, với mọi n  0 ta có
n (ab )  ab  ab  ...  ab (tổng của n hạng tử)
 (a  a  ...  a )b  (na )b
tương tự
n (ab )  ab  ab  ...  ab
 a (b  b  ...  b )  a (nb ).
Với n  0 thì n  0 và do đó theo định nghĩa bội nguyên âm của một phần tử ta có
n (ab )   ( n )(ab )    (( n )a )b     (na )b   (na )b.
Trường hợp n  0 các đẳng thức trên hiển nhiên đúng.
2. Miền nguyên
Trong các tập hợp số ta có tính chất quen thuộc là nếu ab  0 thì phải có hoặc là
a  0 hoặc là b  0. Tuy nhiên tính chất này không phải đúng với mọi vành. Chẳng hạn
trong vành  4  0, 1, 2, 3, ta có 2.2  0.

51
Định nghĩa 2. Cho X là một vành, phần tử a  0 thuộc X được gọi là một ước bên trái
(tương ứng bên phải) của không nếu tồn tại b  X ,b  0, sao cho ab  0 (tương ứng
ba  0). Nếu a vừa là ước bên trái, vừa là ước bên phải của không thì a được gọi là ước
của không.
Ví dụ 2.
a) Trong vành  6  0, 1, 2, 3, 4, 5, các phần tử 2, 3, 4 là các ước của không.

Vì 2.3  3.2  0, 3.4  4.3  0.


 0 0 0 0 
b) Trong vành M 2 ( ), các ma trận A    , B  0 2  lần lượt là ước bên trái,
1 0  
ước bên phải của không.
Định lý 4. Trong một vành X giao hoán có đơn vị, hai tính chất sau là tương đương:
a) X không có ước của không.
b) Luật giản ước được thực hiện đối với phép nhân cho những phần tử khác không.
Chứng minh.
a)  b). Giả sử với a ,b,c  X , và a  0 sao cho ab  ac. Khi đó ta có
a (b  c )  0.
Do a  0 và X không có ước của không nên b  c  0. Từ đó b  c.
Nghĩa là phép nhân trong X giản ước được cho các phần tử khác không.
b)  a). Giả sử với a ,b  X , sao cho ab  0. Ta phải chứng minh nếu a  0 thì b phải
bằng 0. Thật vậy, từ ab  0 suy ra ab  a 0. Theo b) thực hiện luật giản ước cho a ta được
b  0.
Định nghĩa 3. Vành X được gọi là một miền nguyên, nếu X có nhiều hơn một phần tử,
giao hoán, có đơn vị và không có ước của 0.
Ví dụ 3.
a) Vành các số nguyên  là một miền nguyên. Các vành , ,  đều là những miền
nguyên.
b) Vành  6 tuy rằng có đơn vị, giao hoán nhưng có ước của không nên không là miền
nguyên.
c) Vành  n (n  1) là một miền nguyên khi và chỉ khi n là số nguyên tố.
Thật vậy, giả sử n không phải là số nguyên tố, thế thì tồn tại hai số nguyên r , s   sao
cho n  rs , trong đó 1  r , s  n. Như vậy ta có r , s là những phần tử khác không trong  n
nhưng tích của chúng r .s  0. Điều này mâu thuẫn với giả thiết  n là miền nguyên.

52
Đảo lại, n là một số nguyên tố ta chứng minh  n là miền nguyên. Do  n đã là một
vành giao hoán, có đơn vị và có nhiều hơn một phần tử, nên ta chỉ cần chứng minh  n
không có ước của không. Giả sử a và b là hai phần tử thuộc  n sao cho a .b  ab  0.
Khi đó n | ab , và do đó n | a hoặc n | b. Từ đó a  0 hoặc b  0.
3. Vành con
Định nghĩa 4. Giả sử X là một vành, A là một bộ phận của X ổn định đối với hai phép
toán trong X nghĩa là x  y  A và xy  A với mọi x , y  A. A được gọi là một vành con
của vành X nếu A cùng với hai phép toán cảm sinh trên A là một vành.
Định lý 5. Giả sử A là một bộ phận khác rỗng của một vành X . Các điều kiện sau đây là
tương đương:
a) A là một vành con của vành X .
b) Với mọi x , y  A, x  y  A, xy  A,  x  A.
c) Với mọi x , y  A, x  y  A, xy  A.
Chứng minh.
a)  b). Vì A là một vành con của X nên theo định nghĩa ta có x  y  A và xy  A
với mọi x , y  A. Mặt khác A là vành con cho nên A là nhóm đối với phép cộng, ta suy ra
với mọi x  A thì x  A.
b)  c). Với mọi x , y  A, theo b) ta có y  A, do đó cũng theo b) thì x  y  A.
c)  a). Ta chú ý rằng các phép toán cảm sinh trên A có tính chất kết hợp và phân
phối. Mặt khác theo c) thì A là một nhóm cộng abel (theo Hệ quả của Định lý 6, Chương 1,
§2).
Vậy, A là vành con của X .
Ví dụ 4.
a) Bộ phận 0 chỉ gồm phần tử không và bộ phận X là hai vành con của vành X , ta
gọi là những vành con tầm thường.
b) Vành các số nguyên  là vành con của vành các số hữu tỉ .
c) Bộ phận m  mz | z   các số nguyên là bội của một số nguyên m cho trước là
vành con của vành các số nguyên .
Thật vậy, 0  m.0  m . Giả sử x , y  m , khi đó x  mz1 , y  mz 2 .
Ta có
x  y  mz1  mz 2  m (z1  z 2 )  m.
xy  (mz1 )(mz 2 )  m (mz1z 2 )  m.
Vậy, m là vành con của vành các số nguyên .

53
Định lý 6. Giao của một họ bất kì những vành con của một vành X là một vành con
của X .
Chứng minh.
Xét một họ bất kì A I là những vành con của X và A là giao của chúng.

Vì phần tử 0 của X thuộc A với mọi   I nên ta có 0  A, suy ra A  .

Với mọi x , y  A, ta có x , y  A với mọi   I . Vì A là những vành con của vành X nên
x  y  A và xy  A với mọi   I . Từ đó x  y  A và xy  A.
Vậy, A là một vành con của X .
Giả sử U là một bộ phận của một vành X . Thế thì tồn tại ít nhất một vành con của X
chứa U , chẳng hạn đó là X . Theo Định lí 6, giao A của tất cả các vành con của X chứa
U là một vành con của X chứa U . Xét quan hệ thứ tự là quan hệ bao hàm thì đó là vành
con bé nhất của X chứa U .
Định nghĩa 5. Giả sử U là một bộ phận của một vành X . Vành con A bé nhất của X
chứa U gọi là vành con sinh ra bởi U . Trong trường hợp A  X , ta nói rằng U là một hệ
sinh của X và X được sinh ra bởi U .
4. Iđêan
Định nghĩa 6. Một vành con A của một vành X gọi là iđêan trái (tương ứng iđêan phải)
của X nếu thỏa mãn điều kiện xa  A (tương ứng ax  A) với mọi a  A và mọi x  X .
Một vành con A của một vành X gọi là một iđêan của X nếu và chỉ nếu A vừa là iđêan
trái, vừa là iđêan phải của X .
Định lí 7.
Một bộ phận A khác rỗng của một vành X là một iđêan của X nếu và chỉ nếu các
điều kiện sau đây thỏa mãn:
a) a  b  A với mọi a ,b  A.
b) xa  A và ax  A với mọi a  A và mọi x  X .
Chứng minh.
() Giả sử A là một iđêan của X . Khi đó theo định nghĩa ta có ngay ax  A
và xa  A, với mọi a  A và mọi x  X .
Như vậy điều kiện b) được thoả mãn. A là một iđêan của X nên cũng là vành con của
X , do đó là nhóm đối với phép toán cộng, từ đó ta có a).
() Từ điều kiện b) ta suy ra A đóng kín đối với phép nhân khi ta lấy x  A, do đó kết
hợp với điều kiện a) thì A là một vành con của X .
Vậy, theo định nghĩa ta có A là một iđêan của X .
Ví dụ 5.

54
a) Trong một vành X , các bộ phận 0 và X là các iđêan của X , ta gọi là những
iđêan tầm thường của X .
b) Tập hợp m, với m là số nguyên cho trước, là iđêan của vành số nguyên . Hơn
nữa mọi iđêan của  đều có dạng m, m  .
0 0
c) Tập hợp X các ma trận thực có dạng   , với a ,b   là iđêan phải của vành
a b 
M 2 ( ) các ma trận thực vuông cấp hai.
0 0 0 0 
Thật vậy, giả sử  ,  là hai ma trận thuộc X , ta có
a b  c d 
0 0 0 0   0 0 
a b   c d   a  c b  d   X .
     
c d  0 0 c d   0 0 
Với    M 2    , ta có       X.
e f  a b  e f  ac  be ad  bf 
Vậy, X là iđêan phải của vành M 2 ( ).
Bạn đọc thử xem tập hợp X có là iđêan trái của M 2 ( ) không?

Định lí 8. Giao của một họ bất kì những iđêan của một vành X là một iđêan của X .
Chứng minh.
Gọi A I là một họ bất kì những iđêan của X và A là giao của chúng.

Vì phần tử 0 của X thuộc A với mọi   I nên ta có 0  A, suy ra A  .

Với a ,b  A suy ra a ,b  A với mọi   I .

Vì A là những iđêan của vành X nên a  b  A với mọi   I . Hay a  b  A.


Vậy điều kiện a) của Định lí 7 được thỏa mãn.
Mặt khác, với mọi a  A suy ra a  A với mọi   I , và với mọi x  X , ta có

xa  A và ax  A với mọi   I . Vậy, xa  A và ax  A.


Điều kiện b) của Định lí 7 được thỏa mãn.
Vậy, A là một iđêan của X .
Giả sử U là một bộ phận của một vành X . Thế thì tồn tại ít nhất một iđêan của X
chứa U , chẳng hạn đó là X . Theo Định lí 8, giao A của tất cả các iđêan của X chứa U là
một iđêan của X chứa U . Xét quan hệ thứ tự là quan hệ bao hàm thì đó là iđêan bé nhất
của X chứa U .
Định nghĩa 7. Giả sử U là một bộ phận của một vành X . Iđêan A bé nhất của X chứa
U gọi là iđêan sinh ra bởi U , ký hiệu U . Nếu tập hợp U có hữu hạn phần tử

55
a1 ,a 2 ,...,an , thì A gọi là iđêan hữu hạn sinh. Nếu U  a , thì iđêan sinh ra bởi một phần
tử gọi là iđêan chính.
Định lí 9. (Iđêan sinh bởi một tập) Giả sử X là một vành giao hoán có đơn vị và
a1 ,a 2 ,...,an  X . Bộ phận A của X gồm các phần tử có dạng x1a1  x 2a 2  ...  x nan với
x1 , x 2 ,..., x n  X là một iđêan của X sinh bởi a1 ,a 2 ,...,an .
Chứng minh.
Giả sử a  x1a1  x 2a 2  ...  x nan ,b  y1a1  y 2a 2  ...  ynan với a ,b là hai phần tử tùy ý
thuộc A và x là phần tử tùy ý thuộc X . Ta có
a  b  (x1a1  x 2a 2  ...  x nan )  (y1a1  y 2a 2  ...  ynan )
 (x1a1  y1a1 )  (x 2a 2  y 2a 2 )  ...  (x nan  ynan )

 (x1  y1 )a1  (x 2  y 2 )a 2  ...  (x n  yn )an  A.


xa  ax  x (x1a1  x 2a 2  ...  x nan )  xx1a1  xx 2a 2  ...  xx nan  A. (2)
Vậy, A là một iđêan của X .
Vì ai  0a1  ...  0ai 1  1ai  0ai 1  ...  0an , i  1, 2,..., n nên ai  A, với i  1,2,..., n.

Bây giờ giả sử B là một iđêan của X chứa các ai , i  1, 2,..., n.

Khi đó B cũng chứa x1a1 , x 2a 2 ,..., x nan với x1 , x 2 ,..., x n  X và do đó chứa


x1a1  x 2a 2  ...  x nan . Vậy, A là iđêan của X sinh bởi a1 ,a 2 ,...,an .

Người ta kí hiệu iđêan A sinh bởi a1 ,a 2 ,...,an là

A  a1 ,a 2 ,...,an .

Chú ý. Nếu các phần tử a1  a 2  ...  an  a thì iđêan sinh bởi a là iđêan chính.

Khi đó a   ax | x  X   aX .

Định lí 10. Nếu X là một vành có đơn vị và nếu A là một iđêan của X chứa đơn vị của
X thì A  X .
Chứng minh.
Trước hết do A là iđêan của X nên A  X . Ta ký hiệu 1 là đơn vị của X . Khi đó
1  A. Vì A là iđêan của X nên với mọi x  X ta có x  1.x  A. Suy ra X  A.
Kết luận A  X .
Ngoài phép toán giao của các iđêan, sau đây chúng ta xét thêm một số phép toán giữa
chúng.
Định lí 11. Cho I 1 và I 2 là hai iđêan của vành X . Khi đó

56
I 1  I 2  a1  a 2 a1  I 1 ,a 2  I 2 

là một iđêan của X . Iđêan I 1  I 2 được gọi là tổng của hai iđêan I 1 và I 2 .
Chứng minh.
Đặt I  I 1  I 2 . Ta có 0  0  0  I .

Giả sử a  a1  a 2 ,b  b1  b2  I , với a1 ,b1  I 1;a 2 ,b2  I 2 . Thế thì

a  b  a1  a 2   b1  b2   a1  b1   a 2  b2   I .


Với mọi x  X , ta có
xa  x a1  a 2   xa1  xa 2  I 1  I 2  I
ax  a1  a 2  x  a1x  a 2x  I 1  I 2  I .

Vậy, I 1  I 2 là iđêan của X .

Nhận xét. Dễ thấy rằng tổng của các iđêan I 1 và I 2 là iđêan nhỏ nhất chứa I 1 và I 2 . Vì vậy

I 1  I 2   I 1  I 2 .
Định lí 12. Cho I và J là hai iđêan của vành X . Khi đó
n 
IJ   aibi | ai  I ,bi  J , n  1
 i 1 
là một iđêan của X . Iđêan IJ được gọi là tích của hai iđêan I và J .
Chứng minh.
Trước hết ta có 0  0.0  IJ . Giả sử
m n
a  aibi ,a   a jbj
i 1 j 1

là những phần tử thuộc IJ . Khi đó ta có


m n
a  a   aibi  a jbj  IJ .
i 1 j 1

m
Bây giờ với a  aibi  IJ , x  X ta có
i 1

m m
xa  x aibi   (xai )bi  IJ ,
i 1 i 1

m  m
ax   aibi  x  ai (bi x )  IJ .
 i 1  i 1

57
Vậy, IJ là một iđêan của X .
Nhận xét. Đối với hai iđêan I ,J ta luôn có IJ  I  J .
Ví dụ 6.
a) Trong vành các số nguyên , ta có
m  n  d 
với d là ước chung lớn nhất của m và n.
Thật vậy, nếu d  (m , n ) thì tồn tại các số nguyên u , v sao cho
d  mu  nv .
Suy ra d   m   n . Mặt khác, do d là ước của m và n nên
m  d , n   d .
Từ đó, m   n   d .
b) Giao m  n   b, với b là bội chung nhỏ nhất của m và n.
Thật vậy, giả sử m  n   b, thế thì b chứa trong m và n, và do đó b là bội
của m và n. Nếu k là một bội chung của m và n thì k thuộc m  n , do đó k là bội của
b.
Điều này chứng tỏ b là bội chung nhỏ nhất của m và n.
Ngoài ra, trong vành  ta còn có
(m )(n )  mn 
do đó m   n   (m )(n ) khi và chỉ khi m và n nguyên tố cùng nhau.
5. Vành thương
Cho A là một iđêan của vành X , khi đó do X là nhóm cộng abel nên A là nhóm con
chuẩn tắc, và ta có nhóm thương
X A  x  x  A | x  X 

Với phép cộng trên X A xác định bởi


(x  A)  (y  A)  (x  y )  A.
Vì X là nhóm cộng abel nên X A cũng là nhóm cộng abel.
Bây giờ ta chỉ ra rằng phép nhân trên X cảm sinh một phép nhân kết hợp trên X A và do
đó cùng với hai phép toán cộng và nhân, X A lập thành một vành mà ta gọi là vành
thương của X theo iđêan A.
Cụ thể ta có định lý sau.
Định lí 13. Nếu A là một iđêan của vành X , thì tương ứng

58
 X A   X A   X A
(x  A, y  A)  xy  A
là một ánh xạ. Hơn nữa X A cùng với hai phép toán

x  A, y  A  (x  y )  A
x  A, y  A  xy  A
là một vành gọi là vành thương của X trên A.
Chứng minh.
Để chứng minh quy tắc nói trong định lý là một ánh xạ, ta cần chứng tỏ lớp xy  A chỉ
phụ thuộc vào các lớp x  A và y  A mà không phụ thuộc vào sự lựa chọn của các phần tử
x , y từ các lớp đó. Thật vậy, giả sử x ' A  x  A và y ' A  y  A, ta có
x ' x  a  A, y ' y  b  A , hay x '  x  a và y '  y  b.

Do đó x ' y '   x  a y  b   xy  ay  xb  ab.

Vì A là một iđêan và a ,b  A nên ay , xb,ab  A.


Suy ra x ' y ' A  xy  A. Ngoài phép cộng đã biết

x  A  y  A  (x  y )  A
ta kí hiệu phép toán nhân như sau
x  Ay  A  xy  A.
Phép nhân cảm sinh trên X A cũng có tính chất kết hợp và luật phân phối giữa phép
nhân đối với phép cộng cũng được thỏa mãn. Vậy, X A là một vành. Vành này giao hoán
nếu X là vành giao hoán. Nếu X có đơn vị là 1 thì vành thương cũng có đơn vị là 1  A.
Ví dụ 7. Trong phần trước chúng ta đã chứng minh  n với hai phép toán cộng và nhân
các lớp lập thành một vành giao hoán có đơn vị. Bây giờ ta có thể nhận được điều này khi
xem  n là vành thương của vành  trên iđêan n.

Lấy n  4 ta có bảng cộng và bảng nhân trên  4 như sau:

+ 0 1 2 3

0 0 1 2 3

1 1 2 3 0

59
2 2 3 0 1 . 0 1 2 3

3 3 0 1 2 0 0 0 0 0

1 0 1 2 3

2 0 2 0 2

3 0 3 2 1

6. Đồng cấu vành


Định nghĩa 8. Một đồng cấu (vành) là một ánh xạ từ một vành X đến một vành Y sao
cho
f a  b   f a   f b 
f ab   f a  f b 

với mọi a ,b  X .
Một đồng cấu từ vành X đến chính nó gọi là một tự đồng cấu của X . Một đồng cấu
đơn ánh gọi là đơn cấu. Một đồng cấu toàn ánh gọi là toàn cấu. Một đồng cấu song ánh gọi
là đẳng cấu. Một tự đồng cấu song ánh gọi là một tự đẳng cấu.
Nếu f : X  Y là một đẳng cấu từ vành X đến vành Y thì f là một song ánh. Ánh xạ
ngược f 1 cũng là một đồng cấu và do đó là đẳng cấu. Khi đó ta nói X và Y đẳng cấu với
nhau và kí hiệu X  Y .
Định nghĩa 9. (Ảnh và hạt nhân của đồng cấu vành)
Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ vành X đến vành Y . Ta kí hiệu

Im f  f  X   f (x ) | x  X  ,

Kerf  x  X | f x   0Y   f 1  0Y  ,0Y là phần tử không của vành Y .


Khi đó Im f gọi là ảnh của đồng cấu f , Kerf gọi là hạt nhân của đồng cấu f .
Ví dụ 8.
a) Cho các vành X và Y . Ánh xạ
 : X Y
x   (x )  0Y
là một đồng cấu. Người ta gọi đồng cấu này là đồng cấu không.
b) Giả sử A là vành con của một vành X . Ánh xạ

60
i :A  X
a  i (a )  a
là một đơn cấu, gọi là đơn cấu chính tắc hay phép nhúng tự nhiên.
Đặc biệt phép đồng nhất
idX : X  X
x  idX (x )  x
là một tự đẳng cấu của X .
c) Cho A là iđêan của một vành X . Ánh xạ
p:X X A
x  p (x )  x  A  x
là một đồng cấu, hơn nữa còn là một toàn cấu.
Thật vậy, với mọi x , y  X , ta có
p (x  y )  (x  y )  A  (x  A)  (y  A)  p (x )  p (y ).
p (xy )  xy  A  (x  A).(y  A)  p (x ) p (y ).
Mặt khác với mọi x  A  X A , đều tồn tại tạo ảnh thuộc X , chẳng hạn là x . Vậy, p là
một toàn cấu. Người ta gọi p là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu tự nhiên.
Định lí 14. Giả sử X ,Y , Z là những vành, f : X  Y và g :Y  Z là những đồng cấu.
Thế thì tích ánh xạ
gf : X  Z
cũng là một đồng cấu. Đặc biệt tích của hai đẳng cấu là một đẳng cấu.
Chứng minh.
Giả sử a ,b là hai phần tử tùy ý của vành X .
Do f và g là những đồng cấu, nên ta có

gf ab   g  f ab    g  f a  f b    g  f a   .g  f b    gf a  .gf b  .

gf a  b   g  f a  b    g  f a   f b    g  f a    g  f b    gf a   gf b  . Định lí
15. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y . Thế thì:

a) f  0X   0Y .

b) f  x    f  x  , với mọi x  X .

Chứng minh.

61
Vì f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y , do đó f cũng là một
đồng cấu nhóm từ nhóm cộng X đến nhóm cộng Y . Theo tính chất của đồng cấu nhóm ta
có ngay f  0X   0Y , f  x    f  x  , với mọi x  X .

Chú ý rằng nếu các vành X ,Y có đơn vị thì không nhất thiết f (1X )  1Y .
Định lí 16. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y , A là
một vành con của X và B là một iđêan của Y . Thế thì:
a) f A  là một vành con của Y .

b) f 1  B  là một iđêan của X .

Chứng minh.
a) Do mỗi đồng cấu vành cũng là đồng cấu nhóm và mỗi vành con cũng là nhóm con,
cho nên ta có f A  là một nhóm con của nhóm cộng X .

Ta lấy hai phần tử tùy ý y1 , y 2  f A  , khi đó tồn tại x1 , x 2  A sao cho


y1  f (x1 ), y 2  f (x 2 ). Từ đó suy ra y1y 2  f (x1 ) f (x 2 )  f (x1x 2 )  f (A).

Vậy, f A  là vành con của Y .

b) Trước hết ta cũng có f 1  B  là nhóm con của nhóm cộng X . Bây giờ giả sử
b  f 1 (B ) và x  X . Ta có f (b )  B và do đó f (xb )  f (x ) f (b )  B , suy ra xb  f 1 (B ).

Tương tự bx  f 1 (B ).

Vậy, f 1  B  là một iđêan của X .

Hệ quả 1. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y . Thế thì
Im f là một vành con của Y và Kerf là một iđêan của X .
Chứng minh.
Vì bản thân X cũng là một vành con của X nên theo Định lý 16 thì Im f  f (X ) là
vành con của Y . Tương tự 0Y  là một iđêan của Y nên f 1  0Y   Kerf là iđêan của X .

Nếu A là một iđêan của X thì f (A) có thể không phải là iđêan của Y . Tuy nhiên nếu
f là một toàn cấu thì f mới chuyển iđêan của X thành iđêan của Y . Cụ thể ta có hệ quả
sau.
Hệ quả 2. Giả sử f : X  Y là một toàn cấu từ vành X đến vành Y . A là một iđêan của
X . Khi đó f (A) cũng là iđêan của Y .
Chứng minh.

Do đồng cấu f bảo toàn vành con nên f (A) là vành con của Y .

62
Bây giờ ta chứng minh f (A) là iđêan của Y . Thật vậy, với mọi y Y và mọi   f (A), do
f là toàn ánh nên tồn tại x  X và a  A, sao cho f (x )  y và f (a )   . Vì A là một
iđêan của X nên xa  A,ax  A. Từ đó
y  f (x ) f (a )  f (xa )  f (A)
y  f (a ) f (x )  f (ax )  f (A).
Vậy, f (A) là iđêan của Y .

Nếu f chỉ là một đồng cấu thì f (A) chưa hẳn là iđêan của Y . Chẳng hạn xét phép
nhúng tự nhiên từ vành số nguyên  vào vành các số hữu tỉ 

f :
n n

Mặc dù  là một iđêan của  nhưng f ()   không là iđêan của .

Định lí 17. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y . Thế thì:
a) f là một toàn ánh nếu và chỉ nếu Im f  Y .

b) f là một đơn ánh nếu và chỉ nếu Kerf  0.

Chứng minh.
a) Suy ra từ định nghĩa của toàn ánh và Im f .
b) Giả sử f là một đơn ánh. Với mỗi phần tử y Y có nhiều nhất một phần tử x sao
cho f x   y . Vậy, Kerf  0X .

Đảo lại giả sử Kerf  0X . Xét hai phần tử x1 , x 2  X sao cho f x1   f x 2  , ta suy
ra f x1   f  x 2   0Y .

Nhưng f x1   f x 2   f x1   f  x   f x1  x 2  . Vậy, f x1  x 2   0Y tức là


x1  x 2  Kerf  0X . Do đó x1  x 2  0X hay x1  x 2 . Vậy, f là một đơn ánh.

Định lí 18. Giả sử f : X  Y là một đồng cấu từ một vành X đến một vành Y ,
p : X  X Kerf là toàn cấu chính tắc từ vành X đến vành thương của X trên Kerf . Thế
thì:
a) Có một đồng cấu duy nhất f : X Kerf  Y sao cho tam giác sau là giao hoán.

f
X Y

p f
X Kerf
63
b) Đồng cấu f là một đơn cấu và Im f  Im f  f  X  .

Chứng minh.
Ta đặt A  Kerf . Gọi f là một tương ứng từ X A vào Y xác định như sau

f : X A Y
x  A  f (x  A)  f (x )

f x  A   f  x  , x  X . Khi đó, theo định lý đồng cấu nhóm ta suy ra f là một đơn cấu
nhóm duy nhất thỏa mãn f  fp. Bây giờ ta còn phải thử lại rằng f là một đồng cấu vành.
Thật vậy, với x1  A, x 2  A thuộc X A . Ta có

f  x 1  A  x 2  A    f  x x   A 
1 2

 f x1x 2   f  x1  f  x 2 
 f  x1  A  f x 2  A 

Vậy, f là đồng cấu vành.


Cuối cùng nhờ Định lý đồng cấu nhóm ta cũng có
Im f  Im f  f  X  .

Hệ quả. Với mọi đồng cấu f : X  Y từ một vành X đến vành Y , ta có

f  X   X Kerf .

Nếu f là toàn cấu thì Y  X Kerf .


Chứng minh.
Theo Định lý đồng cấu vành, ta có
f : X A Y
x  A  f (x  A)  f (x )

là một đơn cấu. Nếu xem f là ánh xạ từ X Kerf đến Im f thì f là toàn cấu. Như vậy f
vừa là đơn cấu vừa là toàn cấu nên là một đẳng cấu, do đó ta có
f  X   X Kerf .

Nếu f là toàn cấu thì f (X )  Y , do đó Y  X Kerf .

64
7. Đặc số của vành
Định nghĩa 10. Cho X là một vành giao hoán, có đơn vị e  0. X gọi là vành có đặc số
0 (tương ứng, đặc số n ,0  n  ) nếu trong nhóm cộng X , phần tử đơn vị e có cấp vô
hạn (tương ứng có cấp n ).
Chú ý. Từ định nghĩa cấp của một phần tử ta suy ra rằng:
a) Nếu X có đặc số 0 thì n  0 là số tự nhiên duy nhất sao cho ne  0.
b) Nếu X có đặc số n thì n là số nguyên dương bé nhất sao cho bội ne  0.
Định lí 19. Cho X là một miền nguyên có đặc số n  0. Thế thì:
a) n là một số nguyên tố.
b) Với mọi x  X thì nx  0.
Chứng minh.
a) Giả sử n không phải số nguyên tố, khi đó n là hợp số (trường hợp n  1 không xảy
ra, vì khi đó 1e  0, suy ra e  0, điều này mâu thuẫn với X là một miền nguyên). Do n là
hợp số nên tồn tại p ,q  , 0  p,q  n sao cho n  pq . Do 0  p,q  n nên
pe  0,qe  0. Tuy nhiên khi đó,
( pe )(qe )  (e
 e  ...  e )(e
 e  ...  e )  (e
 e  ...  e )  ne  0.
p q pq

Điều đó có nghĩa là X có ước của không, mâu thuẫn với X là một miền nguyên.
Vậy, n phải là một số nguyên tố.
b) Với mọi x  X , ta có nx  n (ex )  ex
 ex ex  (e  e  ...  e ) x  (ne )x  0.
 ...  
  
n n

Hệ quả. Mọi phần tử khác 0 của một miền nguyên có đặc số n  0 đều có cấp bằng nhau
và bằng n.
Chứng minh.
Giả sử x  0 là một phần tử tùy ý của miền nguyên X . Theo Định lý 19 ta có nx  0.
Từ đó suy ra cấp của x phải là ước của n. Do n là nguyên tố và vì cấp của x phải lớn hơn
1 nên cấp của x bằng n.
BÀI TẬP
1.1. Chứng minh các tập hợp sau đây với phép cộng và phép nhân các số lập thành một
vành:


a) Tập hợp   2   a  b 2 | a ,b   . 
b) Tập hợp  i   a  bi | a ,b    .
Chứng minh các vành đó giao hoán có đơn vị.

65
1.2. Chứng minh tập hợp các ma trận vuông cấp n với các phần tử là những số nguyên lập
thành một vành với phép cộng và phép nhân ma trận.
1.3. Chứng minh tập hợp các đa thức của ẩn x với hệ số nguyên lập thành một vành với
phép cộng và phép nhân đa thức.
1.4. Giả sử đã cho trong một tập hợp X hai phép toán cộng và nhân sao cho: 1) X cùng
với phép cộng là một nhóm; 2) X cùng với phép nhân là một vị nhóm; 3) Phép nhân phân
phối đối với phép cộng. Chứng minh X là một vành.
1.5. Tìm các ước của không trong các vành sau:
a) 12 .

b)  2   4 .

c) M 2 (  2 ).
1.6. Cho X là một vành có đơn vị ký hiệu bởi 1. U là tập hợp các phần tử có nghịch đảo
đối với phép nhân trong X . Chứng minh rằng cùng với phép nhân, U lập thành một nhóm.
1.7. Chứng minh tập hợp X     cùng với phép toán
a1 ,b1   a 2 ,b2   a1  a 2 ,b1  b2 
a1 ,b1 a 2 ,b2   a1a 2 ,b1b2 
là một vành giao hoán, có đơn vị. Hãy tìm tất cả các ước của không của vành này.
1.8. Vành X được gọi là vành Bool nếu x 2  x với mọi x  X .
Chứng minh rằng:
a) x  x với mọi x  X .
b) X là vành giao hoán.
c) Nếu X là vành không có ước của 0, có nhiều hơn một phần tử thì X là miền
nguyên.
1.9. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là vành con của vành các số thực  ?


a) a  b 5 | a ,b   . 
b) a  b 
2  c 3 | a ,b ,c   .

c) a  b 3

2 | a ,b   .

 
1.10. Chứng minh   3   a  b 3 | a ,b   là miền nguyên.

1.11. Chứng minh vành các số nguyên Gauss  i   a  bi | a ,b    là miền nguyên.


1.12. Cho X là vành. Tập con của X

66
C (X )  a  X | ax  xa , x  X 
gọi là tâm của vành X .
a) Chứng minh rằng tâm của vành X là vành con giao hoán của X .
b) Tìm tâm của vành M n ,   .

1.13. Chứng minh bộ phận


 a b  
I    | a ,b ,c   
 0 c  
là vành con của vành M 2 ( ) các ma trận vuông thực cấp hai.
1.14. Cho X là một vành tùy ý, n là số nguyên cho trước. Chứng minh bộ phận
A  x  X | nx  0
là một iđêan của X .
1.15. Cho X là một vành tùy ý, a  X . Chứng minh rằng bộ phận
aX  ax | x  X 
là một iđêan phải của X , và bộ phận
Xa  xa | x  X 

là một iđêan trái của X .


1.16. Tìm tất cả các iđêan của vành  2   2 .
1.17. Cho X là một vành có đơn vị ký hiệu bởi 1. Giả sử a và b là hai phần tử bất kỳ
thuộc X . Chứng minh rằng 1  ab là khả nghịch khi và chỉ khi 1  ba cũng khả nghịch. Khi
1
đó hãy tìm 1  ab  .

1.18. Phần tử a của một vành X được gọi là lũy linh nếu tồn tại số nguyên dương n sao
cho a n  0. Chứng minh rằng nếu a là một phần tử lũy linh của vành X thì 1  a là khả
nghịch.
1.19. Giả sử X là một miền nguyên và n là cấp của phần tử đơn vị e trong nhóm cộng X .
Chứng minh:
a) Bộ phận mX  mx | x  X  với m là số nguyên cho trước là một iđêan của X .

b) X mX   X nếu m là bội của n. X mX   0 nếu m không phải là bội của n.

1.20. Giả sử A là một vành, B là một tập hợp với hai phép toán cộng và nhân, f : A  B
là một song ánh thỏa mãn

67
f a  b   f a   f b 
f ab   f a  f b 

với mọi a ,b  A.
Chứng minh:
a) B là một vành.
b) Nếu A là một vành giao hoán thì B cũng là vành giao hoán.
c) Nếu A là một vành có đơn vị thì B cũng là vành có đơn vị.
d) Nếu A là một miền nguyên thì B cũng là một miền nguyên.
1.21. Hãy tìm tất cả các tự đồng cấu của vành các số nguyên.
1.22. Giả sử f : X  X là một tự đồng cấu của vành X . Chứng minh rằng tập hợp
A  x  X | f x   x  là một vành con của X .

1.23. Giả sử X là một vành tùy ý,  là vành các số nguyên. Xét tập hợp tích X   .
Trong X   ta định nghĩa các phép toán như sau:
x1 , n1   x 2 , n 2   x1  x 2 , n1  n 2  ,
x1 , n1 x 2 , n 2   x1x 2  n1x 2  n 2x1 , n1n 2 
Chứng minh rằng:
a) X   là một vành có đơn vị.
b) Ánh xạ
f :X  X 
x  (x ,0)
là một đơn cấu.
1.24. Cho A và B là hai vành tùy ý. Xét các bộ phận A  a ,0  | a  A và
B   0,b  | b  B  của vành X  A  B .

Chứng minh:
a) A và B là những vành con của X đẳng cấu theo thứ tự với A và B .
b) A và B là hai iđêan của X sao cho
A  B   0,0  và X  A  B .

c) Giả sử A và B là những vành có đơn vị, hãy tìm các đơn vị của X , A và B .
1.25. Cho X là một vành. Đặt

68
 a b  
Y    | a ,b ,c  X 
 0 c  
 0 a  
A    |a  X .
 0 0 
Chứng minh rằng:
a) Y lập thành một vành với hai phép toán cộng và nhân ma trận.
b) A là iđêan của Y và Y A  X  X .
1.26. Cho A là iđêan của vành X , p : X  X A là một toàn cấu chính tắc. Chứng minh
rằng:
a) Nếu B là iđêan của vành X , thì p (B ) là iđêan của X A .
b) Tương ứng B  p (B ) là song ánh từ tập các iđêan của X chứa A lên tập các iđêan
của X A .
Áp dụng: Tìm các iđêan của vành 10 .
1.27. Giả sử X là một vành và a  X . Chứng minh rằng:
a) Ánh xạ ha : X  X
x  ax
là một đồng cấu (nhóm) từ nhóm cộng abel X đến nhóm cộng abel X .
b) Ánh xạ h : X  End  X 

a  h a   ha

là một đồng cấu từ vành X đến vành End  X  các tự đồng cấu của nhóm cộng abel X .

c) Tìm Kerh . Chứng minh rằng h là đơn cấu khi X có đơn vị.
1.28. Cho A là một iđêan, B là một vành con của vành X . Chứng minh:
a) A  B là một vành con của vành X .
b) A  B là một iđêan của B .
c) A là một iđêan của A  B .
d) B A  B   A  B  A .

1.29. Giả sử A và B là hai iđêan của một vành X và A  B . Chứng minh rằng bộ phận
B A  x  A x  B   X A

là một iđêan của vành X A và ta có đẳng cấu

69
 X A  B A  X B.
1.30. Giả sử X là một vành giao hoán có đơn vị. A, B là hai iđêan của X sao
cho X  A  B . Chứng minh rằng
X  AB    X A    X B  .
1.31. Cho m và n là hai số tự nhiên nguyên tố cùng nhau. Chứng minh
 mn   m   n .
1.32. Chứng minh rằng mọi vành có đơn vị và có p phần tử ( p là số nguyên tố) đều đẳng
cấu với vành  p . Nếu p không phải là một số nguyên tố thì kết quả còn đúng không?

1.33. Tìm tất cả các đồng cấu vành:


a) Từ  6 đến 18 .

b) Từ 18 đến  6 .
c) Từ  đến .

1.34. Tìm tất cả các tự đồng cấu của các vành ;   2  ;  i  .

§2. TRƯỜNG
1. Trường
Định nghĩa 1. Một miền nguyên X được gọi là trường nếu trong đó mọi phần tử khác
không đều có nghịch đảo trong vị nhóm nhân X .
Hay nói một cách tương đương, tập hợp X cùng với hai phép toán hai ngôi ký hiệu bởi
(  ) và (.) là một trường nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) X cùng với phép cộng là một nhóm abel.
b) X * cùng với phép nhân là một nhóm abel, với X *  X \ 0 ,0 là phần tử trung hòa
của phép cộng.
c) Phép nhân phân phối đối với phép cộng.
Thật vậy, nếu X là một trường thì ta có ngay các điều kiện a),b),c).
Đảo lại, giả sử tập hợp X cùng với hai phép toán cộng và nhân thỏa mãn các điều kiện
a),b),c), khi đó X là một vành giao hoán, có đơn vị. Vì phần tử đơn vị e  0 nên X có
nhiều hơn một phần tử. Do X * là một nhóm nhân nên luật giản ước được thực hiện đối với
các phần tử khác 0 của X , theo Định lý 4.§1, thì điều này tương đương với X không có
ước của không. Vậy, X là một trường.
Ví dụ 1.

70
a) Tập hợp  các số hữu tỉ cùng với phép cộng và phép nhân thông thường các số là
một trường. Ta cũng có trường các số thực , trường các số phức .

b)  3  0, 1, 2 là một trường. Một cách tổng quát  p là một trường khi và chỉ khi
p là số nguyên tố. (Xem phần bài tập).

 
c) Tập hợp   2   a  b 2 | a ,b   với phép cộng và nhân thông thường các số là

một trường. Thật vậy ta đã biết   2  là một vành giao hoán có đơn vị. Với a  b 2  0

là một phần tử thuộc   2  , khi đó a  0 hoặc b  0, do đó a  b 2  0 và ta có

1 a b 2 a b
  2  2 2    2  .
a  b 2 (a  b 2)(a  b 2) a  2b a  2b
2 2

Như vậy, mọi phần tử khác 0 của   2  đều có nghịch đảo trong nó, vì vậy   2  là
một trường.
Định lý 1. Một miền nguyên hữu hạn là một trường.
Chứng minh.
Giả sử X  x 0 , x1 , x 2 , x 3 ,..., x n  , là một miền nguyên có n  1 phần tử trong đó
x 0  0, x1  1. Để chứng minh X là một trường ta cần chứng minh với mỗi phần tử khác
0 của X đều có nghịch đảo đối với phép nhân. Giả sử x i  X , x i  0. Ta xét tập hợp
x i X  x i x 0 , x i x1 , x i x 2 ,..., x i x n  là một bộ phận của X , dễ thấy rằng n  1 phần tử của x i X
là đôi một khác nhau. Thật vậy nếu x i x k  x i xl thì x k  x l (do X là một miền nguyên nên
trong X có luật giản ước cho các phần tử khác 0). Vậy, x i X  X , do đó tồn tại x j  X sao
cho 1  x i x j , hay x j là nghịch đảo của x i . Vậy, X là một trường.

2. Trường con
Định nghĩa 2. Giả sử X là một trường, A là một bộ phận của X ổn định đối với hai
phép toán cộng và nhân trong X . Nếu A cùng với các phép toán cảm sinh là một trường
thì A được gọi là một trường con của trường X .
Định lý 2. Giả sử A là một bộ phận có nhiều hơn một phần tử của một trường X . Các
điều kiện sau đây là tương đương:
a) A là một trường con của X .

b) Với mọi x , y  A, x  y  A, xy  A,  x  A, x 1  A nếu x  0.

c) Với mọi x , y  A, x  y  A, xy 1  A nếu y  0.


Chứng minh.

71
a)  b). Vì A là một trường con của X nên A cũng là vành con, do đó ta có ngay với
mọi x , y  A thì x  y  A, xy  A, x  A. Cũng do A là một trường nên với mọi
x  A, x  0 luôn tồn tại phần tử x 1 là nghịch đảo của x trong A, hay x 1  A.
b)  c). Với mọi x , y  A, theo b) ta có xy  A, x  A, y 1  A, y  0. Vì vậy, lại theo b)
ta được x  ( y )  x  y  A, xy 1  A.
c)  a). Ta chú ý rằng hai phép toán cảm sinh trên A có tính chất kết hợp, giao hoán và
thỏa mãn luật phân phối. Do đó theo c) thì A là nhóm cộng abel và A* là nhóm nhân abel.
Vậy, A là một trường con của X .
Ví dụ 2.
a) X là trường con của trường X . Bộ phận 0 không phải là một trường con của X vì
theo định nghĩa một trường phải có ít nhất hai phần tử.
b) Trường số hữu tỉ  là trường con của trường số thực , bản thân  lại là trường
con của trường số phức .
Coi một trường X như một vành, ta có thể đặt vấn đề xét các iđêan của X và một
đồng cấu từ một trường X đến một trường Y . Mặc dù một trường X có thể có nhiều
trường con nhưng nó lại chỉ có hai iđêan tầm thường là 0 và X .

Cụ thể ta có định lý sau.


Định lý 3. Một miền nguyên X là một trường khi và chỉ khi X chỉ có hai iđêan là 0 và
X.
Chứng minh.
(). Giả sử A là một iđêan của X và A  0. Vậy có một phần tử x  0 thuộc A. Vì A
là một iđêan nên x 1x = 1  A. Theo Định lý 10, §1, thì A = X .
(). Giả sử a  0 là một phần tử của miền nguyên X . Xét iđêan I  a  của X sinh bởi
a. Vì a  0 nên I  0. Do X chỉ có hai iđêan là 0 và X nên I  X . Ta có 1  X nên
1  I từ đó tồn tại một phần tử a1  X sao cho 1  aa1 , hay a1 là phần tử nghịch đảo của a.
Vậy, X là một trường.
Hệ quả. Cho f : X  Y là một đồng cấu từ một trường X đến một trường Y . Khi đó
f hoặc là đồng cấu không hoặc là một đơn cấu.
Chứng minh.
Chúng ta đã biết hạt nhân của mọi đồng cấu f : X  Y từ một trường X đến một
trường Y là iđêan của X . Theo Định lý 2 thì X chỉ có hai iđêan là 0 và X . Trong
trường hợp Ker ƒ = 0 thì f là một đơn cấu, nếu Kerf = X thì f là đồng cấu không.

72
3. Trường các thương của một miền nguyên
Miền nguyên  được chứa trong trường số hữu tỉ . Hơn nữa  là trường số bé nhất
a
chứa . Mỗi một số hữu tỉ r  , được viết dưới dạng r  ab 1  với a ,b  ,b  0. Ta
b
gọi  là trường các thương của miền nguyên . Mở rộng điều này, ta xét bài toán:

Đối với mỗi miền nguyên X có hay không một trường bé nhất X chứa X như một vành con?
Câu trả lời là có và chúng ta có thể xây dựng trường X xuất phát từ X .
Giả sử X là một miền nguyên. Xét tập hợp
X  X *  (a ,b ) | a ,b  X ,b  0.

Trên X  X * ta xác định quan hệ hai ngôi cho bởi


(a , b )  (c ,d )  ad  bc.
Ta thử lại rằng đây là một quan hệ tương đương.
Thật vậy, (a , b )  (a ,b ) do ab  ba , như vậy quan hệ  có tính chất phản xạ.
Nếu (a , b )  (c ,d ) thì ad  bc. Khi đó kéo theo cb  da và do đó (c ,d )  (a ,b ). Tức tính đối
xứng của quan hệ  được thỏa mãn.
Cuối cùng quan hệ  cũng có tính bắc cầu. Thật vậy, nếu (a , b )  (c ,d ) và
(c ,d )  (e , f ) thì ad  bc và cf  de. Điều này suy ra
(af  be )d  (ad ) f  b (ed )  bcf  bcf  0.
Do d  0 và vì X không có ước của không nên ta phải có af  be  0, nghĩa là ab  ef .

Ta ký hiệu X là tập thương (X  X * )  và trên X ta xác định quy tắc cộng và nhân
các lớp để X trở thành một trường. Cụ thể ta có:
Định lý 4. Tập thương X cùng với hai phép toán

a ,b   c,d   ad  bc,bd 


a ,b c,d   ac,bd 
là một trường. Hơn nữa X chứa X như một vành con.
Ta gọi X là trường các thương của miền nguyên X .
Chứng minh.
Ta chứng minh các quy tắc cộng và nhân nói trên không phụ thuộc vào phần tử đại diện
(a ,b ),(c , d ) của các lớp. Giả sử
(a ,b )  (a ,b) và (c ,d )  (c ,d ).

73
Thế thì ab   a b và cd   c d . Do đó
(ad  bc )b d   (ab )dd   bb(cd )  (a b )dd   bb (c d )
 (a d   bc )(bd )

  
Chứng tỏ ad  bc ,bd  a d   bc ,b d  . 
Đối với quy tắc nhân ta cũng có từ ab   a b và cd   c d kéo theo acb d   a c bd .
Hay (ac , bd )  (a c ,bd ).

Bây giờ X cùng với hai phép toán cộng và nhân xác định như trên là một trường. (Các
chứng minh chi tiết xin dành cho bạn đọc).

     
X có phần tử không là 0,1 . Phần tử đối của x  a ,b là x  a ,b . Phần tử đơn vị là

e  a ,a  . Với x  a ,b  khác phần tử  0,1 có nghịch đảo là x  b ,a  . 1

Xét ánh xạ
 :X  X
a  (a ,1)

Với a ,b  X , ta cũng thử được  (a  b )  (a  b ,1)  (a ,1)  (b ,1)   (a )   (b ).

 (ab )  (ab,1)  (a ,1)(b,1)   (a ) (b ).


Hạt nhân của đồng cấu là Ker  a  X |  (a )  0  a  X | (a ,1)  (0,1) 
 a  X | (a ,1)  (0,1)  a  X | a.1  1.0  0.

Điều này chứng tỏ  là một đơn cấu. Do  là một đơn cấu nên ta có thể đồng nhất X với
ảnh của nó bởi a   (a ) và như vậy xem X như là vành con của X .

Nhận xét. Mỗi phần tử của trường các thương X viết được dưới dạng
a
ab 1 , hay với a ,b  X ,b  0.
b
Thật vậy, (a , b )  (a ,1)(1,b )  (a ,1)(b,1) 1  ab 1.

Với cách viết đó ta có thể ký hiệu lại các phép toán trên X là:
a c ad  bc
 
b d bd
a c ac
 .
b d bd
Ta thấy lại các quy tắc cộng và nhân các số hữu tỉ.

74
Hệ quả. Trường các thương X của miền nguyên X là trường nhỏ nhất trong tất cả
những trường chứa X .
Chứng minh.
Giả sử K là một trường nào đó chứa miền nguyên X , A là một trường con của K cũng
chứa X . Ta cần chứng tỏ X  A. Thật vậy, với x là một phần tử bất kỳ thuộc X , khi đó
x  ab 1 với a ,b  X ,b  0. Do A là trường chứa X nên x  A. Bởi vậy X  A.
Mệnh đề này có nghĩa là nếu K là một trường nào đó chứa miền nguyên X , thì K chứa
trường các thương của X . Đặc biệt nếu X là một trường thì trường các thương của X
chính là X .
Ví dụ 3. Trường các thương của vành các số nguyên  là trường các số hữu tỉ .
Sau đây chúng ta xét hai lớp iđêan đặc biệt có vai trò rất quan trọng trong đại số, đó là
iđêan nguyên tố và iđêan tối đại.
4. Iđêan nguyên tố và iđêan tối đại
Định nghĩa 5. Giả sử X là một vành giao hoán, có đơn vị. Một iđêan P  X của X
được gọi là iđêan nguyên tố nếu uv  P thì u  P hoặc v  P , với mọi u , v  X . Một iđêan
A  X của X được gọi là iđêan tối đại nếu với bất kỳ iđêan B của X sao cho
A  B  X thì B  X hoặc B  A.
Định lý 5. Cho X là một vành giao hoán, có đơn vị. P và A là các iđêan của nó. Khi đó:
a) X P là miền nguyên khi và chỉ khi P là iđêan nguyên tố.
b) X A là trường khi và chỉ khi A là iđêan tối đại.
Chứng minh.
a) Giả sử P là một iđêan nguyên tố của một vành X .

 
X P  x | x  X  x  P | x  X  là vành thương của vành X trên P . Vì P là iđêan
nguyên tố nên P  X do đó X P có nhiều hơn một phần tử. Đơn vị của X P là e với e
là đơn vị của X . Do X là vành giao hoán nên X P cũng là vành giao hoán. Bây giờ giả
sử x và y là hai phần tử tùy ý của X P nếu xy  0  P thì xy  P hay xy  P . Vì P là
iđêan nguyên tố nên hoặc x  P suy ra x  P  0 hoặc y  P suy ra y  P  0.
Vậy, X P không có ước của không, do đó X P là một miền nguyên.
Giả sử X P là một miền nguyên. Khi đó X P có nhiều hơn một phần tử, do đó
P  X . Bây giờ với x , y  X sao cho xy  P , như vậy xy  P  0 suy ra x .y  0.

Vì X P không có ước của không nên suy ra hoặc x  0  P hay x  P hoặc y  0  P


hay y  P .
Vậy, P là một iđêan nguyên tố.

75
b) Giả sử X A là một trường khi đó X A có nhiều hơn một phần tử do đó A  X .
Giả sử I là một iđêan của X sao cho I  A như vậy có một phần tử x 0  I \ A.

Ta xét
x0  X A.

Vì x 0  A nên x 0 khả nghịch, nghĩa là có một phần tử x 0 sao cho

x 0 x 0  x 0x 0  e.
Hay
e  x 0x 0  a ,a  A.

Vì x 0  I và a  A  I nên e  I do đó I  X .
Vậy, A là iđêan tối đại của X .
Đảo lại, giả sử A là iđêan tối đại của X thì A  X do đó X A có nhiều hơn một phần
tử. Vì X là một vành giao hoán có đơn vị nên X A cũng là một vành giao hoán có đơn vị.

Bây giờ giả sử x là một phần tử khác không hay x  A, vậy x  A.


Xét iđêan I của X mà I  A  xX .
Khi đó I  A, x  I .
Vì A là iđêan tối đại nên I  X , suy ra e  I .
Do đó e  a  xx1 ,a  A, x1  X .
Hay
e  a  xx1  xx1  xx1.

Điều đó chứng tỏ x1 là nghịch đảo của x . Vậy, X A là một trường.


Chú ý. Từ Định lý 3 ta suy ra mọi iđêan tối đại đều là iđêan nguyên tố.
Điều ngược lại nói chung không đúng.
Ví dụ 4.
a) 0 là iđêan nguyên tố của vành số nguyên  nhưng không phải là iđêan tối đại của
.
Thật vậy, tồn tại iđêan thực sự A  m , m  0 của  chứa 0 , do đó iđêan 0 không
phải là tối đại. Hiển nhiên 0 là iđêan nguyên tố suy ra từ định nghĩa.

b) Trong một vành X , iđêan 0 là iđêan nguyên tố khi và chỉ khi X là miền nguyên.

76
Thật vậy, giả sử 0 là iđêan nguyên tố khi đó nếu x , y  X sao cho xy  0 thì x  0
hoặc y  0. Suy ra X không có ước của không, từ đó X là miền nguyên.

Đảo lại, giả sử x , y  X sao cho xy  0 , tức là xy  0. Do X là miền nguyên nên phải
có x  0 hoặc y  0, bởi vậy 0 là iđêan nguyên tố.

c) Trong một trường K , 0 vừa là iđêan nguyên tố vừa là iđêan tối đại của K .

Vì K là trường nên cũng là miền nguyên, do đó theo Ví dụ b) thì 0 là iđêan nguyên
tố. Mặt khác trong một trường chỉ có hai iđêan là 0 và chính nó. Vậy, 0 cũng là iđêan
tối đại.
d) Trong vành số nguyên , mọi iđêan đều có dạng m. Khi m  1, m là iđêan
nguyên tố khi và chỉ khi m là số nguyên tố. Khi đó m cũng là iđêan tối đại của .
Thật vậy, giả sử A  m  là iđêan nguyên tố khác không của . Khi đó m phải là số
nguyên tố, vì nếu m là hợp số thì có r , s  ,0  r , s  m sao cho m  rs. Ta có r .s  0,
mâu thuẫn với  m   m  là miền nguyên.

Đảo lại, nếu m là một số nguyên tố p, khi đó giả sử x , y   sao cho xy  p, tức là
p | xy. Vì p nguyên tố nên phải có hoặc p | x hoặc p | y. Từ đó suy ra x  p hoặc y  p.
Vậy, p là iđêan nguyên tố.
Bây giờ giả sử p  n , khi đó p  qn ,q  . Từ đó n  p hoặc n  1. Điều này
chứng tỏ p là iđêan tối đại.
Chú ý. Từ ví dụ trên ta có nhận xét: Trong vành số nguyên , mọi iđêan nguyên tố khác
không đều là iđêan tối đại.
Vì một trường cũng là một vành nên rất tự nhiên chúng ta cũng xét đặc số của trường.
Theo Định lý 14, §1, nếu X là một trường thì X chỉ có thể có đặc số 0 hoặc đặc số p, với
p là một số nguyên tố. Khái niệm đặc số cho ta một mô tả về cấu trúc của trường thông qua
hai trường  và  p .

Định lý 6. Cho X là một trường. Nếu X có đặc số 0 thì X chứa trường con đẳng cấu với
trường các số hữu tỉ . Nếu X có đặc số p thì X chứa trường con đẳng cấu với trường
 p các lớp đồng dư theo mô đun p.

Chứng minh.
Giả sử X là trường với đơn vị e. Xét ánh xạ:
 :P
n  ne

Ta có  n  m   n  m  e  ne  me   n    m 

77
 nm   nm  e  ne me    n   m  .
Vậy,  là một đồng cấu vành.
Nếu X có đặc số 0 thì
Ker  n   | ne  0  0.
Do đó  là một đơn cấu. Từ đó suy ra
   ()  X .
Hơn nữa do X là trường nên X chứa trường các thương của  (). Trường này đẳng cấu
với trường các thương của  là trường  các số hữu tỉ.

Nếu X có đặc số p thì Ker  n   | ne  0  n   | n  p  p.

Theo Định lý đồng cấu thì  p    p   Im   X . Hiển nhiên do  p là một trường nên
Im  cũng là một trường.
BÀI TẬP
2.1. Ký hiệu


  3   a  b 3 | a ,b   
  3   a  b 3 | a ,b  .

Chứng minh rằng   3  ,   3  là những trường với phép cộng và phép nhân
thông thường các số.
2.2. Chứng minh vành  n các lớp đồng dư theo mô đun n là một trường khi và chỉ khi n
là một số nguyên tố.
2.3. Chứng minh rằng trường các số hữu tỉ không có trường con nào khác ngoài bản thân
nó.

 
2.4. Chứng minh rằng bộ phận   2   a  b 2 a ,b   là một trường con của trường
số thực .

 
2.5. Chứng minh rằng bộ phận A  a  b 3 2  c 3 4 a ,b ,c   là trường con của trường số
thực .
2.6. Cho X là một vành giao hoán có đơn vị 1  0. Chứng minh rằng nếu mọi iđêan của
X , khác X , đều là iđêan nguyên tố, thì X là một trường.
2.7. Cho X và Y là những vành giao hoán, có đơn vị. f : X  Y là một toàn cấu từ X đến
Y . Chứng minh rằng nếu P là một iđêan nguyên tố của Y thì f 1 (P ) là một iđêan nguyên

78
tố của X . Kết quả này còn đúng không nếu thay giả thiết “nguyên tố” bằng giả thiết “tối
đại”? Tại sao?
2.8. Cho X là vành Bool. (Bài tập 1.8, §1) Chứng minh rằng mọi iđêan nguyên tố của X
đều là iđêan tối đại.
2.9. Tìm nhóm các ước của đơn vị trong vành  n . Từ đó hãy chứng minh a p 1  1(mod p ),
với p là một số nguyên tố và a không chia hết cho p.
2.10. Giả sử X là một trường, Y là tập hợp cùng với hai phép toán cộng và nhân trong Y ,
f : X  Y là một song ánh từ X đến Y thỏa mãn

f a  b   f a   f b 
f ab   f a  f b 

với mọi a ,b  X . Chứng minh rằng Y là một trường và X  Y .


2.11. Hãy tìm:
a) Các tự đồng cấu của trường các số hữu tỉ.
b) Các tự đồng cấu của trường các số phức giữ nguyên các số thực.
c) Các tự đồng cấu của trường các số thực.
2.12. Tìm các tự đẳng cấu của trường  i   a  bi | a ,b  .

 a b
2.13. Chứng minh rằng tập hợp các ma trận có dạng   với a ,b là những số thực là
 b a 
một trường đối với phép cộng và phép nhân ma trận, trường này đẳng cấu với trường các số
phức.
 a b
2.14. Chứng minh rằng tập hợp các ma trận có dạng   với a ,b   là một trường
 2b a 
(các phép toán vẫn là các phép cộng và nhân các ma trận) đẳng cấu với trường   2  .

2.15. Giả sử X là một trường, A là một vành con của X .


a) Chứng minh rằng nếu A có nhiều hơn một phần tử và A có đơn vị, thì phần tử đơn
vị của A trùng với phần tử đơn vị của X , và lúc đó A là một miền nguyên.

 
b) Giả sử A là miền nguyên. Chứng minh rằng bộ phận P  ab 1 a ,b  A,b  0 là một
trường con của X và P là trường các thương của A.
2.16. Giả sử p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng tập hợp các số hữu tỉ có dạng m n ,
trong đó n nguyên tố với p, là một miền nguyên. Tìm trường các thương của miền nguyên
này.
2.17. Cho X là một trường có đặc số p. Chứng minh:

79
p
a) x  y   x p  y p với mọi x , y  X .

b) Ánh xạ
 :X X
x  xp
là một tự đơn cấu của X .
2.18. Giả sử X  2 . Trong X ta xác định các phép toán cộng và nhân như sau:

a ,b   c,d   a  c , b  d 
a ,b c,d   ac  2bd , ad  bc 

a) Chứng minh rằng X cùng với hai phép toán đó là một trường.
b) Chứng minh rằng X đẳng cấu với trường   2  .

c) Tìm tất cả các tự đẳng cấu của X . Từ đó suy ra rằng tập hợp các tự đẳng cấu của X
là một nhóm xyclic đối với phép nhân ánh xạ.
2.19. Cho d  7 hoặc d  11. Chứng minh:

 
a) Bộ phận  d   a  b d | a ,b   là một trường con của trường số thực .

b) Các trường   7  và   11 không đẳng cấu với nhau.

CHƯƠNG III
VÀNH ĐA THỨC
§1. VÀNH ĐA THỨC MỘT ẨN
1. Vành đa thức một ẩn
Khái niệm đa thức đã được đề cập ở phổ thông với mức độ sơ lược. Trước khi đi đến
định nghĩa tổng quát về đa thức ta nhắc lại một số khái niệm về đa thức mà ta đã biết ở phổ
thông.
Ta gọi là đa thức đối với một ẩn x , một biểu thức có dạng
an x n  an 1x n 1  ...  a1x  a 0

Trong đó các ai , i  0,1, 2,..., n , là những số thực và an  0 nếu n  0.


Người ta ký hiệu mỗi đa thức bởi f (x ), g (x ),... Cho các đa thức:
f (x )  an x n  an 1x n 1  ...  a1x  a0

g (x )  bmx m  bm 1x m 1  ...  b1x  b0


Tổng và tích của hai đa thức f (x ) và g (x ) là

80
f (x )  g (x )  (anx n  an 1x n 1  ...  a1x  a0 )  (bmx m  bm 1x m 1  ...  b1x  b0 )
n m s
 ai x i  bi x i   (ai  bi )x i , với s  Max (m , n ).
i 0 i 0 i 0

f (x )g (x )  (anx n  an 1x n 1  ...  a1x  a 0 )(bmx m  bm 1x m 1  ...  b1x  b0 )

m  m  m n
  bi x i   bi x i    ci x i , ở đó ck   aibj .
 i 0   i 0  i 0 i  j k

Tập hợp các đa thức ẩn x với hệ số thực lập thành một vành với phép cộng và nhân các
đa thức. Vành này giao hoán có đơn vị.
Phần tử 0 là đa thức 0  0x n  0x n 1  ...  0x  0.
Phần tử đơn vị là 1  0x n  0x n 1  ...  0x  1.
Sau đây chúng ta định nghĩa đa thức một cách tổng quát hơn.
Giả sử A là một vành giao hoán, có đơn vị kí hiệu là 1. Gọi P là tập hợp các dãy
a0 ,a1 ,...,an ,..
trong đó các ai  A với mọi i  N và chỉ trừ một số hữu hạn khác không. Như vậy P là
một bộ phận của lũy thừa đề các A . Trong P ta định nghĩa phép cộng và nhân như sau
a0 ,a1 ,...,an ,...  b0 ,b1 ,...,bn ,...  a0  b0 ,a1  b1 ,...,an  bn ,...1
a0 ,a1 ,...,an ,...b0 ,b1 ,...,bn ,...  c0 ,c1 ,...,cn ,... .  2 
Với ck  a 0bk  a1bk 1  ...  akb0   a b ,k  0,1, 2,...
i j
i  j k

Vì các ai và bi bằng 0 tất cả trừ một số hữu hạn nên các ai  bi và ci cũng bằng 0 tất cả trừ
một số hữu hạn, cho nên 1 và  2  cho ta hai phép toán trong P . Ta hãy chứng minh P
là một vành giao hoán có đơn vị. Trước hết hiển nhiên phép cộng là giao hoán và kết hợp.
Phần tử không là dãy  0,0,...,0,... , phần tử đối của dãy a 0 ,a1 ,...,an ,... là dãy
 a0 , a1 ,..., an ,... . Vậy P là một nhóm cộng giao hoán. Vì A là giao hoán, nên

 ab
i  j k
i j  ba ,
i  j k
j i do đó phép nhân là giao hoán. Do phép nhân trong A có tính chất kết

hợp và phân phối đối với phép cộng, nên với mọi m  0,1,2,... ta có thể viết
 
 a   bch i j    ah bic j 
h k m  i  j k  h i  j m
 
  a b c
h i  j m
h i j     a b c
j l m h i l
h i j

81
Bởi vậy, ta có phép nhân trong P là kết hợp. Dãy
1,0,...,0,...
là phần tử đơn vị của P . Vậy, P là một vị nhóm nhân giao hoán. Cuối cùng luật phân phối
trong A cho phép ta viết

 a b
i  j k
i j  cj    ab   ac
i  j k
i j
i  j k
i j

với mọi k  0,1,2,..., từ đó ta có luật phân phối trong P .


Bây giờ ta xét dãy x   0,1,0,...,0,...

Ta có theo quy tắc nhân  2 

x 2   0,0,1,0,...,0,...
x 3   0,0,0,1,...,0,...

x n  (0,0,...,0,1,0,...)
 
n

Ta quy ước viết


x 0  1,0,...,0,...
Xét ánh xạ
 :A P
a  a ,0,...,0,...
Ánh xạ  thỏa mãn các điều kiện của một đơn cấu (vành). Do đó ta đồng nhất phần tử
a  A với  (a )  a ,0,...,0,...  P , và vì vậy A là một vành con của vành P , vì mỗi phần
tử của P có dạng
a0 ,a1 ,...,an ,...
trong đó chỉ có hữu hạn các ai khác 0, cho nên mỗi phần tử của P có dạng

a0 ,a1 ,...,an ,0,...


trong đó a 0 ,...,an  A không nhất thiết khác 0. Ta có thể viết mỗi phần tử của P dưới dạng

a0 ,...,an ,0,...  a0 ,0,...   0,a1 ,0,...  ...   0,...,an ,0,...
 a 0 ,0,...  a1 ,0,... 0,1,0,...  ...  an ,0,... (0,...,0,1,0,...)

n
n
 a 0x  a1x  ...  an x
0

82
và kí hiệu bởi f x  , g x  ,...

Định nghĩa 1. Vành P gọi là vành đa thức của ẩn x lấy hệ tử trong A, hay nói gọn hơn
là vành đa thức của ẩn x trên A, và kí hiệu là A x  . Các phần tử của vành đó gọi là đa
thức của ẩn x lấy hệ tử trong A. Trong một đa thức
f x   a0x 0  a1x  ...  anx n

các ai , i  0,1, 2,..., n gọi là các hệ tử của đa thức. Các ai x i gọi là các hạng tử của đa thức,
a0x 0 gọi là hệ tử tự do.
Nếu các ai , i  0,1, 2,... đều bằng 0 thì đa thức được gọi là đa thức không và ký hiệu bởi 0.
Trường hợp a0  0,a1  a 2  ...  an  0 thì ta gọi đa thức là đa thức hằng.
2. Bậc của đa thức
Định nghĩa 2. Cho đa thức khác 0
f x   a0x 0  ...  anx n

với an  0, n  0. Khi đó ta nói f (x ) có bậc là n , ký hiệu n  deg f (x ). Hệ tử an gọi là hệ


tử cao nhất của f x  . Đối với đa thức 0 thì bậc của nó không được định nghĩa.

Định lí 1. Giả sử f x  và g x  là hai đa thức khác 0.

a) Nếu deg f x   deg g (x ), thì ta có

f x   g x   0 và deg  f x   g x    Max (deg f (x ),deg g (x )).

Nếu deg f x   deg g (x ), và f x   g x   0, thì ta có

deg  f x   g x    Max (deg f (x ),deg g (x )).

b) Nếu f x  g x   0, thì ta có

deg  f x  g x    deg f x   deg g x  .

Định lí 2. Nếu A là một miền nguyên, f x  và g x  là hai đa thức khác 0 của vành
A x  , thì f x  g x   0 và deg  f x  g x    deg f (x )  deg g (x ).

Chứng minh.
Giả sử f x  , g x   A x  là hai đa thức khác 0

f  x   a0  ...  amx m am  0


g  x   b0  ...  bn x n bn  0

83
Nhân hai đa thức trên với nhau ta được:
f x  g x   a0b0  ...  a0bk  ...  akb0  x k  ...  ambnx m n .

am và bn khác 0 nên ambn  0 (A không có ước của không), do đó f x  g x   0 và

deg  f x  g x    m  n  deg f x   deg g  x  .

Hệ quả 1. Nếu A là miền nguyên, thì A x  cũng là miền nguyên.


Chứng minh.
Thật vậy, nếu f (x ), g (x )  A x  , f (x )  0, g (x )  0, thì
deg( f (x )g (x ))  deg f (x )  deg g (x ).
Từ đó f (x )g (x )  0. Bởi vậy A x  là một miền nguyên.
Hệ quả 2. Nếu A là một trường, thì trong vành A x  các đa thức hằng khác không là
những phần tử khả nghịch và chỉ có chúng.
Chứng minh.
Thật vậy, nếu f (x ) khả nghịch thì tồn tại g (x )  A x  sao cho
f (x )g (x )  1.
Do đó deg f (x )  deg g (x )  0, suy ra deg f (x )  0, hay f (x )  a  A,a  0.
Điều ngược lại là hiển nhiên.
3. Phép chia với dư
Định lí 3. Nếu A là một trường, f x  , g x   A x  , g x   0, khi đó tồn tại duy nhất đa
thức q x  và r x  thuộc A x  sao cho

f x   g x  q x   r x 

Trong đó deg r x   deg g (x ) nếu r x   0. Ta gọi q x  , r  x  lần lượt là thương và dư của


phép chia f x  cho g x  . Nếu r x   0 thì ta nói f x  chia hết cho g x  .

Chứng minh.
Tính duy nhất.
Giả sử f x   g  x  q  x   r  x  với deg r (x )  deg g (x ) nếu r  x   0.

Từ đó ta có
g  x  q  x   r  x   g  x  q  x   r   x 

hay g x  q x   q  x    r x   r  x   0. (1)

84
Nếu r x   r  x  thì ta phải có g x  q x   q  x    0.

Nhưng vì g x   0 và A x  là một miền nguyên nên q x   q   x   0, hay

q x   q   x  .

Giả sử r x   r   x  , khi đó ta có

r   x   r  x   g x  q x   q  x  

Vì vậy deg r  x   r x    deg g x  q x   q  x    degg  x   deg q x   q  x  

Mặt khác
deg r  x   r x    Max (deg r (x ),deg r (x ))  deg g (x )  deg g (x )  deg(q (x )  q (x )).

Điều này mâu thuẫn với đẳng thức trên.


Chú ý. Nếu một trong hai đa thức r x  và r  x  bằng 0 thì ta không thể nói đến bậc của
nó. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc chứng minh. Vì lúc đó
deg r  x   r x    deg r (x ) nếu r  x   0 và deg r  x   r x    deg r (x ) nếu r x   0.

Tính tồn tại.


Trường hợp 1. Nếu f (x )  0 hoặc deg f (x )  deg g (x ) thì định lý luôn đúng vì khi đó
q (x )  0 và r (x )  f (x ).

Trường hợp 2. Nếu f (x )  0 và deg g (x )  deg f (x ), thì sự tồn tại của hai đa thức trên
được chứng minh bằng phép quy nạp theo bậc của f (x ). Thật vậy, nếu deg f (x )  0 thì
deg g (x )  0. Khi đó f (x )  a , g (x )  b, với a ,b là hai phần tử khác không thuộc A. Ta có

a  b (b 1a )  0 và ta được q (x )  b 1a , r (x )  0. Do đó định lý đúng với deg f (x )  0. Giả


sử deg f (x )  n , n  1 và định lý đúng với các đa thức có bậc nhỏ hơn n. Đặt

f (x )  a 0  a1x  ...  anx n


g (x )  b0  b1x  ...  bmx m

Xét đa thức h (x )  anb mx n mg (x ). Ta nhận thấy rằng f (x ) và h (x ) có cùng bậc và cùng

hệ tử cao nhất. Khi đó đa thức f (x )  h (x ) có bậc nhỏ hơn n. Theo giả thiết quy nạp, tồn
tại hai đa thức q1 (x ) và r (x ) sao cho

f (x )  h (x )  g (x )q1 (x )  r (x ), với r (x )  0 hoặc deg r (x )  deg g (x ).

85
Từ đó f (x )  g (x ) anb mx n m  q1 (x )   r (x ).

Vậy, định lý đúng khi đặt q (x )  anb mx n m  q1 (x ).

Trong thực tiễn để thực hiện phép chia f (x ) cho g (x ), người ta trình bày như các ví dụ

sau để lập dãy f1 (x ), f2 (x ),...

Ví dụ 1.

a) Thực hiện phép chia f (x )  x 3  5x 2  2x  7 cho g (x )  x 2  2x  1 trên vành

 x  .

x 3  5x 2  2x  7 x 2  2x  1
x 3  2x 2  x x  7
0  7x 2  3x  7
7x 2  14x  7
0  17x  14
Từ đó, ta có x 3  5x 2  2x  7   x 2  2x  1  x  7   17x  14.

b) Thực hiện phép chia f (x )   1x 3  7x 2  2x  4 cho g (x )  2x 2  2x  1 trên vành

 11 x  .

 1x 3  7x 2  2x  4 2x 2  2x  1
 1x 3  1x 2  6x 6x  4

0  8x 2  8x  4
8x 2  8x  4
0


Vậy, ta có kết quả  1x 3  7x 2  2x  4  2x 2  2x  1 6x  4 .  
4. Nghiệm của một đa thức
Định nghĩa 3. Giả sử c là một phần tử tùy ý của vành A, f x   a0  a1x  ...  anx n là
một đa thức tùy ý của vành A x  . Nếu

f c   a0  a1c  ...  anc n  0,

thì c gọi là nghiệm của f x  . Việc tìm nghiệm của f x  trong A gọi là giải phương trình

86
đại số bậc n
an x n  ...  a0  0 an  0 

trong A.
Định nghĩa 4. Giả sử A là một trường, c là một phần tử tùy ý của A, f  x   A x  và
k  1 là một số tự nhiên, c được gọi là nghiệm bội cấp k của f x  nếu và chỉ nếu f x 
k k 1
chia hết cho x  c  nhưng f x  không chia hết cho x  c  . Trong trường hợp
k  1 thì c gọi là nghiệm đơn, k  2 thì c gọi là nghiệm kép.
Chú ý. Ngoài Định nghĩa 4, còn có dấu hiệu sau đây cho phép ta nhận biết khi nào thì phần
tử c  A là nghiệm bội của đa thức f (x ).

Cho f x   A x  , f x  nhận x  c A là nghiệm bội cấp k nếu


f (0) (c )  f (1) (c )  ...  f (k 1) c   0 và f (k ) c   0. ( f (k ) (x ) là đạo hàm cấp k của hàm đa
thức f (x )). (Bài tập 1.19)
Ví dụ 2.
3 2
a) Đa thức f x   x  3 x  1 x  2  có x  3 là nghiệm bội cấp 3, x  1 là
nghiệm kép, x  2 là nghiệm đơn.
b) Cho đa thức f x   x 4  Ax 3  Bx 2  Cx  D   x  . Tìm A, B ,C , D sao cho f x 
nhận x  2 làm nghiệm bội cấp 4.
f x  nhận x  2 là nghiệm bội cấp 4 khi và chỉ khi
4
x 4  Ax 3  Bx 2  Cx  D  x  2 

 x 4  Ax 3  Bx 2  Cx  D  x 4  8x 3  24x 2  32x  16
 A  8, B  24,C  32, D  16.
c) Đa thức f (x )  x 2n 1   2n  1 x n 1   2n  1 x n  1 (n  0) nhận x  1 làm nghiệm
bội với số bội bằng 3. Thật vậy, ta có

87
f (x )  x 2n 1  (2n  1)x n 1  (2n  1)x n
f (1)  0
f '(x )  (2n  1)x 2n  (2n  1)(n  1)x n  n (2n  1)x n 1
f '(1)  (2n  1)  (2n  1)(n  1)  n (2n  1)  0
f ''(x )  2n (2n  1)x 2n 1  n (2n  1)(n  1)x n 1  n (n  1)(2n  1)x n 2
f ''(1)  2n (2n  1)  n (2n  1)(n  1)  n (n  1)(2n  1)  0
f '''(x )  2n (2n  1)(2n  1)x 2n 2  n (n  1)(2n  1)(n  1)x n 2  n (n  1)(n  2)(2n  1)x n 3
f '''(1)  2n (2n  1)(2n  1)  n (n  1)(2n  1)(n  1)  n (n  1)(n  2)(2n  1)
 n (n  1)(2n  1)  0.

Định lí 4. (Định lý Bezout) Cho A là một trường, c  A, f x   A x  . Dư của phép


chia f x  cho x  c  là f c  .

(Etienne Bezout (1730  1783). Nhà Toán học Pháp)


Chứng minh.
Ta chia f x  cho x  c  , dư hoặc bằng 0 hoặc là một đa thức bậc 0 vì x  c  là đa
thức bậc 1. Vậy dư là phần tử r  A. Ta có
f x   x  c  q x   r
Thay x  c , ta được
f c   c  c  q c   r  0.q c   r

Vậy, r  f c  .

Hệ quả. c là nghiệm của f x  khi và chỉ khi f x  chia hết cho x  c  .

Giả sử f x   a0x n  a1x n 1  ...  an 1x  an .

Chia f x  cho x  c  , khi đó thương q x   b0x n 1  b1x n 2  ...  bn 1 và dư

r  x   f c  được tính theo sơ đồ (gọi là sơ đồ Hoocne)

a0 a1 a2 …. an

c b0  a0 b1  cb0  a1 b2  cb1  a 2 … f c   cbn 1  an

Ví dụ 3.
a) Tìm thương và dư trong phép chia f x   5x 3  2x 2  1 cho x  1.

Lập sơ đồ Hoocne:

88
5 2 0 1

1 5 7 7 6

Vậy, thương là q x   5x 2  7x  7 và dư là r x   f  1  6.

b) Cho đa thức f (x )  x 95  x 72  x 38  2x 20  3x 11  x 2  2. Hãy tìm phần dư trong phép


chia f (x ) cho x 2  1 trong vành  x  .

Giả sử thương và dư trong phép chia đa thức f (x ) cho x 2  1 lần lượt là q (x ) và


r (x ). Trong đó đa thức dư phải có dạng r (x )  ax  b. Như vậy ta có

f (x )  (x 2  1)q (x )  ax  b (*)
Ta tính được f (1)  1; f ( 1)  3. Thay vào đẳng thức (*) ta được

a  b  1
 , từ đó b  1,a  2.
 a  b  3
Vậy, dư của phép chia cần tìm là 2x  1.
c) Giả sử trong vành  x  khi chia đa thức g (x ) cho x  2 ta được dư bằng 2 và khi
chia cho x  3 được dư là 1. Hãy xác định đa thức dư trong phép chia g (x ) cho
x 2  x  6.
Tương tự như ví dư b) ta cũng có đa thức dư trong phép chia có dạng ax  b.
Ta có sự phân tích
g (x )  (x 2  x  6)q (x )  ax  b (*)
Theo giả thiết ta có hệ
 2a  b  2

3a  b  1
3 4
Từ đó tìm được dư r (x )   x  .
5 5
Định lí 5. Giả sử A là một trường và f (x ) là một đa thức bậc n của vành A x  . Khi
đó f (x ) có không quá n nghiệm phân biệt trong A.
Chứng minh.
Giả sử A là một trường và f (x )  a0x n  a1x n 1  ...  an 1x  an , (a 0  0) là đa thức bậc
n của vành A x  có nhiều hơn n nghiệm phân biệt trong A.

Gọi x1 , x 2 ,..., x m là m nghiệm phân biệt của f (x ), m  n .

89
Khi đó f (x ) được viết thành f (x )  (x  x1 )(x  x 2 )....(x  x m )g (x ).
Vì A là một trường nên
deg (x  x1 )(x  x 2 )....(x  x m )g (x )  m + deg g (x )  m  n.
suy ra deg f (x )  n. Điều này mâu thuẫn với giả thiết.
Vậy, f (x ) có không quá n nghiệm phân biệt trong A.
Nếu A là một vành tùy ý thì tính chất này không còn đúng nữa. Ví dụ đa thức
f (x )  x 3 trong vành  8 x  có tới 4 nghiệm đó là 0, 2, 4, 6.
5. Phần tử đại số, phần tử siêu việt
Định nghĩa 5. Cho A là trường con của một trường K . Một phần tử c  K gọi là phần
tử đại số trên A nếu c là nghiệm của một đa thức khác 0 lấy hệ tử trong A. Ngược lại thì
c được gọi là phần tử siêu việt trong A.
Ví dụ 4.
a) Các phần tử của trường A đều đại số trên A. Thật vậy, đa thức f x   x  c  A x 
có f c   0.

b) Phần tử 5   là phần tử đại số trên , vì 5 là nghiệm của đa thức


f x   x  5   x  . Số  là phần tử siêu việt trên .
2

c) Mọi số phức là đại số trên trường số thực . Thật vậy, số phức   a  bi là nghiệm
của đa thức x 2  2ax  a 2  b 2   x  .
Định lí 6. Cho A là một trường con của trường K và c là một phần tử của K . Khi đó bộ
phận A c   f (c )  K | f (x )  A x  là một vành con của vành K . Hơn nữa A c  là vành
con bé nhất của K chứa A và c.
Chứng minh.
Hiển nhiên A c  là một bộ phận khác rỗng của K . Giả sử f (c ), g (c )  A c  , khi đó
f (x ), g (x )  A x  . Do A x  là một vành nên f (x )  g (x )  A x  , f (x ).g (x )  A x  . Suy ra
f (c )  g (c )  A c  , f (c ).g (c )  A c  . Chứng tỏ A c  là một vành con của vành K .
Hiển nhiên A c  chứa A và c. Bây giờ giả sử B là một vành con của K chứa A và
c , ta chứng minh B  A c  . Thật vậy, giả sử f (c )  a 0  a1c  ...  anc n là một phần tử thuộc
A c  , tức là f (x )  a0  a1x  ...  an x n  A x  , trong đó a 0 ,a1 ,...,an  A. Do B là một
vành con của K chứa A và c nên f (c )  a 0  a1c  ...  anc n  B .
Định lí 7. Cho A là một trường con của trường K và c là một phần tử của K . Nếu c là
một phần tử siêu việt trên A thì A c  đẳng cấu với vành đa thức A x  của ẩn x . Nếu c là
đại số trên A thì A c  đẳng cấu với vành thương của vành A x  .

90
Chứng minh.
Xét ánh xạ
 : A x   K
f x   f c 

Dễ thấy  là một đồng cấu (vành) và Im   A c  .


Theo Hệ quả của Định lí đồng cấu vành ta có
A c   A x  Ker

Nếu c là đại số trên A thì Ker  f  x   A x  f c   0.

Vậy, A c   A x  Ker .
Nếu c là siêu việt trên A thì không tồn tại một đa thức khác không nào lấy hệ tử trên
A nhận c làm nghiệm, điều này đồng nghĩa với f (c )  0 khi và chỉ khi f (x )  0. Vậy,
Ker  0. Suy ra A c   A x  0  A x  .

6. Công thức Viet.


Cho đa thức f (x ) bậc n trên trường K .
f (x )  an x n  an 1x n 1  ...  a1x  a0 .

Giả sử f (x ) có n nghiệm trong K là x1 , x 2 ,..., x n . Khi đó ta có

f (x )  an (x  x1 )(x  x 2 )...(x  x n ).
Khai triển vế phải và so sánh các hệ tử của hai vế, ta được công thức sau gọi là công
thức Viet
n
an 1
 (x1  x 2  ...  x n )   x i
an i 1

an  2
  x i x j ,1  i , j  n
an ij

.......................................
an k
 ( 1)k  x i1x i2 ...x ik ,1  i1 , i2 ,..., ik  n
an i1 ...ik

.......................................
a0
 ( 1)n x1x 2 ...x n .
an

Cho n  3, ta có f (x )  ax 3  bx 2  cx  d . Công thức Viet là

91
b
x1  x 2  x 3  
a
c
x1x 2  x1x 3  x 2x 3 
a
d
x1x 2x 3   .
a
BÀI TẬP
1.1. Trong vành đa thức A x  , (A là trường  3 các lớp đồng dư theo mô đun 3), hãy tìm
tất cả các đa thức có bậc là:
a) 2. b) 3. c) n.
1.2. Trong vành đa thức  5 x  hãy thực hiện các phép nhân

(2x 2  4x  1)(3x 2  1x  2)

( 2x 2  4x  3) 2 .
1.3. Trong vành đa thức  6 x  hãy thực hiện phép nhân

(2x 3  4x 2  1x )(3x 2  3x  2).


Vành này có ước của 0 hay không?
1.4. Trong vành  5 x  hãy thực hiện phép chia

f (x )   1x 3  2x 2  2x  1 cho g (x )  2x 2  2x  1.

1.5. Trong vành  5 x  hãy xác định p để dư của phép chia 1x 3  px  5 cho
1x  5x  6 bằng 0.
2

1.6. Trong vành  x  chứng minh rằng đa thức (x  1) 2n  x 2n  2x  1 chia hết cho
a) 2x  1. b) x  1. c) x .
1.7. Chứng minh rằng đa thức x 2  14   15 x  có 4 nghiệm trong 15 .
1.8. Định lí 3 còn đúng nữa không nếu A là một vành có đơn vị và g (x ) là một đa thức có
hệ tử cao nhất bằng đơn vị?
1.9. Chứng minh rằng Định lí 4 và Hệ quả của nó còn đúng với A là một vành có đơn vị.
1.10. Xét đồng cấu  trong Định lí 7. Chứng minh K er là một iđêan nguyên tố.

1.11. Dùng sơ đồ Hoocne, tính f x 0 

a) f x   x 4  3x 3  6x 2  10x  16; x 0  4.

92
b) f x   x 5  1  2i  x 4  1  3i  x 2  7; x 0  2  i .

1.12. Dùng sơ đồ Hoocne, phân tích theo các lũy thừa của x  x 0

a) f x   x 4  2x 3  3x 2  4x  1; x 0  1.

b) f x   x 5 ; x 0  1.

c) f x   x 4  8x 3  24x 2  50x  90; x 0  2.

d) f x   x 4  2ix 3  1  i  x 2  3x  7  i ; x 0  i .

e) f x   x 4   3  8i  x 3   21  18i  x 2   33  20i  x  7  18i ; x 0  1  2i .

1.13. Dùng sơ đồ Hoocne, phân tích theo lũy thừa của x


a) f x  3 , với f x   x 4  x 3  1.
4 3 2
b) x  2   4 x  2   6 x  2   10 x  2   20.

1.14. Tìm đa thức bậc bé nhất sao cho


2 3
a) Chia cho đa thức x  1 còn dư 2x , và chia cho đa thức x  2  còn dư 3x .

b) Chia cho đa thức x 4  2x 3  2x 2  10x  7 còn dư x 2  x  1 và chia cho đa thức


x 4  2x 3  3x 2  13x  10 còn dư 2x 2  3.

1.15. Xác định các số thực a ,b,c sao cho đa thức

f (x )  2x 4  ax 2  bx  c

chia hết cho x  2 và khi chia cho x 2  1 có dư là x .

1.16. Tìm phần dư trong phép chia x n cho x 2  1.

1.17. Chỉ rõ số bội của


a) Nghiệm 2 đối với đa thức f (x )  x 5  5x 4  7x 3  2x 2  4x  8.

b) Nghiệm –2 đối với đa thức f (x )  x 5  5x 4  40x 2  80x  48.

1.18. Xác định hệ số a sao cho đa thức f (x )  x 5  ax 2  ax  1 nhận số 1 làm nghiệm


bội với số bội không dưới 2.
1.19. Chứng minh rằng x 0 là nghiệm bội k của đa thức f (x ) khi và chỉ khi

f (x 0 )  f (x 0 )  ...  f (k 1) (x 0 )  0, f (k ) (x 0 )  0.

93
1.20. Xác định A và B sao cho đa thức f (x )  Ax 4  Bx 3  1 chia hết cho đa thức
2
x  1 .

1.21. Xác định A và B sao cho đa thức f (x )  Ax n 1  Bx n  1 chia hết cho đa thức
2
x  1 .

1.22. Chứng minh đa thức sau có nghiệm bội ba là số 1


f (x )  n  2m  x n  nx n m  nx m  n  2m  .

1.23. Tìm số bội của nghiệm x  1 đối với đa thức f (x )  x 2n  nx n 1  nx n 1  1.

1.24. Chứng minh rằng điều kiện ắt có và đủ để đa thức f (x )  a 0x n  a1x n 1  ...  an chia
k 1
hết cho x  1 là

a0  a1  a 2  ...  an  0;

a1  2a 2  ...  nan  0;

a1  4a 2  ...  n 2an  0;
………………………
a1  2k a 2  ...  n kan  0;
1.25. Tìm số bội của nghiệm a của đa thức
x a
F (x )   f   x   f  a    f x   f a  .
2 
1.26. Tìm điều kiện để đa thức f (x )  x 5  ax 3  b có nghiệm kép khác không.

1.27. Tìm điều kiện để đa thức f (x )  x 5  10ax 3  5bx  c có nghiệm bội 3 khác không.

1.28. Chứng minh rằng đa thức f (x )  x n  ax n m  b không có nghiệm khác không có bội
cao hơn 2.
1.29. Tìm điều kiện để f x   x n  ax n m  b có nghiệm kép khác không.

1.30. Cho đa thức p (x )  x n  a1x n 1  a 2x n 2  ...  an có các nghiệm là x1 , x 2 ,..., x n .

Biết x116  x 216  ...  x n16  n. Tìm p (x ).


1.31. Cho A là một vành giao hoán có đơn, I là iđêan của A. Chứng minh rằng:
n
 
a) Tập con I x    f x   ai x i  A x  ai  I , i  0, n  là một iđêan của vành đa thức
 i 0 
A x  .

94
b) A x  I x   A I  x  .

c) I là iđêan nguyên tố của A khi và chỉ khi I x  là iđêan nguyên tố của A x  .

d) Nếu I là iđêan tối đại của A thì I x  có là iđêan tối đại của A x  không?

1.32. Chứng minh rằng A x   x   A. Do đó  x  là iđêan nguyên tố của A x  nếu A


là miền nguyên và là iđêan tối đại nếu A là trường.
1.33. Giả sử A là vành giao hoán, có đơn vị và f x   a0  a1x  ...  an x n  A x  . Chứng
minh các khẳng định sau:
a) f khả nghịch trong A x  khi và chỉ khi a 0 khả nghịch trong A, và a1 ,...,an là các
phần tử lũy linh.
b) f lũy linh trong A x  khi và chỉ khi a0 ,a1 ,...,an lũy linh trong A.
c) f là ước của không khi và chỉ khi tồn tại phần tử khác không a  A sao cho af  0.

§2. VÀNH ĐA THỨC NHIỀU ẨN

1. Vành đa thức nhiều ẩn


Phép xây dựng vành đa thức của ẩn x đã trình bày ở §1, được mở rộng cho đa thức n
biến x1 , x 2 ,..., x n với hệ tử trên vành giao hoán có đơn vị A. Chúng ta có thể định nghĩa
bằng quy nạp như sau.
Định nghĩa 1. Giả sử A là một vành giao hoán có đơn vị ta đặt
A1  A[x1 ], A2  A1[x 2 ], A3  A2 [x 3 ],..., An  An 1[x n ].
Vành An  An 1[x n ] kí hiệu là A[x1 , x 2 ,..., x n ] và gọi là vành đa thức của n ẩn
x1 , x 2 ,..., x n lấy hệ tử trong vành A. Một phần tử của An gọi là một đa thức của n ẩn
x1 , x 2 ,..., x n lấy hệ tử trong vành A, người ta kí hiệu nó bởi f (x1 , x 2 ,..., x n ) hay
g (x1 , x 2 ,..., x n ) …
Mỗi đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ) của vành A[x1 , x 2 ,..., x n ] có thể được viết dưới dạng

f (x1 , x 2 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  ...  cmx1am 1 ...x namn

với các ci  A, các ai 1 ,...,ain , i  1, 2,..., m , là những số tự nhiên và


(ai 1 ,...,ain )  (a j 1 ,...,a jn ) khi i  j .

Các ci gọi là các hệ tử, các ci x1ai 1 ...x nain gọi là các hạng tử của đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ).

Đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n )  0 khi và chỉ khi ci  0 với mọi i  1,2,..., m.

95
Cho hai đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ), g (x1 , x 2 ,..., x n )  A[x1 , x 2 ,..., x n ],

f (x1 , x 2 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  ...  cmx1am 1 ...x namn

g (x1 , x 2 ,..., x n )  d1x1a11 ...x na1n  ...  dmx1am 1 ...x namn

Trong đó (ai 1 ,...,ain )  (a j 1 ,...,a jn ) khi i  j .

Ta có tổng, hiệu, tích của f (x1 , x 2 ,..., x n ) và g (x1 , x 2 ,..., x n ) là


m
f (x1 , x 2 ,..., x n ) g (x1 , x 2 ,..., x n )   (ci  di )x1ai 1 ...x nain
i 1

a a j 1 a a jn
f (x1 , x 2 ,..., x n ) .g (x1 , x 2 ,..., x n )  cid j x1 i 1 ...x nin , i  1, 2,..., m ; j  1, 2,..., m.
i ,j

2. Bậc
Định nghĩa 2. Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n )  A[x1 , x 2 ,..., x n ] là một đa thức khác 0

f (x1 , x 2 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  cmx1am 1 ...x namn

với các ci  0, i  1,..., m và (ai1 ,...,ain )  (a j1 ,...,a jn ) khi i  j . Bậc của đa thức
f (x1 , x 2 ,..., x n ) đối với ẩn x i là số mũ cao nhất mà x i có được trong các hạng tử của đa
thức.
Nếu trong đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ) ẩn x i không có mặt thì bậc của f (x1 , x 2 ,..., x n ) đối
với nó là 0.
Bậc của hạng tử c1x1ai1 ...x nai n là tổng các số mũ ai1  ...  ain của các ẩn.
Bậc của đa thức (đối với toàn thể các ẩn) là số lớn nhất trong các bậc của các hạng tử của
nó.
Bậc của đa thức 0 người ta không định nghĩa.
Nếu các hạng tử của f (x1 , x 2 ,..., x n ) có cùng bậc k thì f (x1 , x 2 ,..., x n ) gọi là một đa thức
đẳng cấp bậc k hay một dạng bậc k . Đặc biệt một dạng bậc nhất gọi là dạng tuyến tính,
một dạng bậc hai gọi là dạng toàn phương, một dạng bậc ba gọi là dạng lập phương.
Ví dụ 1. Đa thức
f (x1 , x 2 , x 3 )  x12x 2  x12x 22  x 24  x 33  2x1x 23x 32  x1x 23  2

có bậc 2 đối với x1 , bậc 4 đối với x 2 , bậc 3 đối với x 3. Đối với toàn bộ các biến,
f (x1 , x 2 , x 3 ) có bậc 6.
Để sắp xếp các hạng tử của một đa thức khác không ta có thể sắp xếp theo lũy thừa tăng
hay giảm của một biến nào đó. Chẳng hạn trong ví dụ trên ta sắp theo lũy thừa giảm dần
của biến x1.

96
f (x1 , x 2 , x 3 )  x12 ( x 22  x 2 )  x1 (2x 23x 32  x 23 )  x 24  x 33  2.
Ngoài ra người ta còn có cách sắp xếp gọi là cách sắp xếp theo lối từ điển. Cách sắp
xếp này dựa trên quan hệ thứ tự toàn phần xác định trên tích đề các n (n  1).

Theo quan hệ đó thì (a1 ,a 2 ,...,an ),(b1 ,b2 ,...,bn )  n , ta có

(a1 ,a 2 ,...,an )  (b1 ,b2 ,...,bn ) khi và chỉ khi tồn tại một chỉ số i  1,2,..., n sao cho

a1  b1 ,...,ai 1  bi 1 ,ai  bi .

Trở lại đa thức f (x1 , x 2 , x 3 ) đã cho, các số mũ trong mỗi hạng tử cho ta một phần tử
thuộc  3 và được sắp theo quan hệ thứ tự như sau:
(2, 2,0)  (2,1,0)  (1,3, 2)  (1,3, 0)  (0, 4, 0)  (0,0, 3)  (0, 0,0).
Vậy, ta có sự sắp xếp f (x1 , x 2 , x 3 ) theo cách mới trình bày là

f (x1 , x 2 , x 3 )  x12x 22  x12x 2  2x1x 23x 32  x1x 23  x 24  x 33  2.

Hạng tử x12x 22 ứng với phần tử lớn nhất (2, 2, 0) gọi là hạng tử cao nhất của f (x1 , x 2 , x 3 ).

Định lí 1. Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n ) là một đa thức với hạng tử cao nhất là

c1x1a1 ...x nan

g (x1 , x 2 ,..., x n ) là một đa thức với hạng tử cao nhất là

dx1b1 ...x nbn

và giả sử (a1 ,...,an )  (b1 ,...,bn ). Thế thì hạng tử cao nhất của đa thức tổng
f (x1 , x 2 ,..., x n )  g (x1 , x 2 ,..., x n ) là c1x1a1 ...x nan .
Chứng minh.
Ta hãy viết f (x1 ,..., x n ) và g (x1 ,..., x n ) dưới dạng

f (x1 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  ...  cmx1am 1 ...x namn

g (x1 ,..., x n )  d1x1a11 ...x na1n  ...  dmx1am 1 ...x namn

Với c1x1a11 ...x na1n  cx1a1 ...x nan ,d1  0, (ai 1,1 ,...,ai 1,n )  (ai 1 ,...,ain ), i  2,..., m.

Ta có f (x1 ,..., x n )  g (x1 ,..., x n )  (c1  d1 )x1a11 ...x na1n  ...  (cm  dm )x1am 1 ...x namn
do đó hạng tử cao nhất của đa thức tổng là
(c1  d1 )x1a11 ...x na1n  cx1a1 ...x nan .

97
Hệ quả. Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n ),..., fk (x1 , x 2 ,..., x n ) là những đa thức có hạng tử cao nhất
theo thứ tự là c1x1a11 ...x na1n ,...,ck x1ak1 ...x nak n và giả sử

(a11 ,...,a1n )  (a 21 ,...,a 2n )  ...  (ak 1 ,...,akn )

thế thì c1x1a11 ...x na1n là hạng tử cao nhất của đa thức tổng

f (x1 , x 2 ,..., x n )  ...  fk (x1 , x 2 ,..., x n ).


Chứng minh.
Theo Định lý 1 ta có nếu f1 (x1 ,..., x n ) là đa thức có hạng tử cao nhất là c1x1a11 ...x na1n ,
f2 (x1 ,..., x n ) là đa thức có hạng tử cao nhất là c2x1a21 ...x na2n và (a11 ,...,a1n )  (a 21 ,...,a 2n ), thì
đa thức f1 (x1 ,..., x n )  f2 (x1 ,..., x n ) có hạng tử cao nhất là c1x1a11 ...x na1n . Tiếp tục, ta cũng có
kết quả như thế đối với cặp đa thức  f1 (x1 ,..., x n )  f2 (x1 ,..., x n )  và f3 (x1 ,..., x n ) thì hạng tử
cao nhất vẫn là c1x1a11 ...x na1n . Sau (k  1) lần áp dụng Định lý 1 ta có hạng tử cao nhất của đa
thức tổng f (x1 , x 2 ,..., x n )  ...  fk (x1 , x 2 ,..., x n ) là c1x1a11 ...x na1n .

Bổ đề 1. Nếu (a1 ,...,an )  (b1 ,...,bn ) thì (a1  c1 ,...,an  cn )  (b1  c1 ,...,bn  cn ) với mọi
(c1 ,...,cn )  n .

Chứng minh. Vì (a1 ,...,an )  (b1 ,...,bn ) nên có một chỉ số i  1,2,..., n sao cho

a1  b1 ,...,ai 1  bi 1 ,ai  bi .
Do đó a1  c1  b1  c1 ,...,ai 1  ci 1  bi 1  ci 1 ,ai  ci  bi  ci .

Hệ quả. Nếu (a1 ,...,an )  (b1 ,...,bn ) và (c1 ,...,cn )  (d1 ,...,dn ), thì

(a1  c1 ,...,an  cn )  (b1  d1 ,...,bn  dn ) .


Chứng minh.
Theo bổ đề 1 ta có
(a1  c1 ,...,an  cn )  (b1  c1 ,...,bn  cn )  (b1  d1 ,...,bn  dn )
Định lí 2. Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n ) và g (x1 , x 2 ,..., x n ) là hai đa thức khác 0 của vành
A[x1 , x 2 ,..., x n ] có hạng tử cao nhất theo thứ tự là c1x1a11 ...x na1n và d1x1b11 ...x nb1n . Nếu c1d1  0 thì
hạng tử cao nhất của đa thức tích f (x1 , x 2 ,..., x n )g (x1 , x 2 ,..., x n ) là c1d1x1a11 b11 ...x na1n b1n .
Chứng minh. Giả sử
f x1 ,..., x n   c1x1a11 ...x na1n  ...  cl x1al 1 ...x naln

g x1 ,..., x n   d1x1b11 ...x nb1n  ...  dmx1bm 1 ...x nbmn

đã được sắp xếp theo lối từ điển. Điều đó có nghĩa là

98
a11 ,...,a1n   ai1 ,...,ain  với mọi i  2,..., l

và b11 ,...,b1n   bj 1 ,...,bjn  với mọi j  2,.., m.

Ta sẽ chứng minh
c1d1x1a11 b11 ...x n a1n b1n
là hạng tử cao nhất của đa thức tích
f x1 ,..., x n  g x1 ,..., x n  .

Nhân f x1 ,..., x n  với g x1 ,..., x n  ta được


a bj 1 ain bjn
f x1 ,..., x n  g x1 ,..., x n   cid j x1 i 1 ...x n ( i  1,...,l j  1,.., m ).
i ,j

a bj 1 ain bjn


Mỗi hạng tử cid j x1 i 1 ...x n cho ta phần tử

a i1  bj 1 ,...,ain  bjn   n

Theo Bổ đề 1 và Hệ quả của nó, ta có các bất đẳng thức sau:


a11  b11 ,...,a1n  b1n   a11  bj 1 ,...,a1n  bjn  ,
j  2,.., m

a11  b11 ,...,a1n  b1n   ai1  b11 ,...,ain  b1n  ,


i  2,..., l

a11  b11 ,...,a1n  b1n   ai1  bj 1 ,...,ain  bjn  ,


i  2,..., l , j  2,.., m.
Vậy hạng tử
c1d1x1a11 b11 ...x n a1n b1n
chính là hạng tử cao nhất của đa thức tích.
Ta có ngay hệ quả sau.
Hệ quả. Nếu A là một miền nguyên thì A[x1 , x 2 ,..., x n ] cũng là một miền nguyên.
3. Đa thức đối xứng
Định nghĩa 3. Giả sử A là một vành giao hoán có đơn vị, f (x1 , x 2 ,..., x n ) là một đa thức
của vành A[x1 , x 2 ,..., x n ] . Đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ) được gọi là một đa thức đối xứng của n
ẩn nếu f (x1 , x 2 ,..., x n )  f (x  (1) , x  (2) ,..., x  (n ) ) với mọi phép thế

99
 1 2 ... n 
  
  (1)  (2) ...  (n ) 
f (x  (1) , x  (2) ,..., x  (n ) ) suy ra từ f (x1 , x 2 ,..., x n ) bằng cách thay trong f (x1 , x 2 ,..., x n ), x1 bởi
x  (1) ,..., x n bởi x  (n ) .

Ví dụ 2. Trong vành  x1 , x 2 , x 3  đa thức

f (x1 , x 2 , x 3 )  x13  x 23  x 33  x12x 2  x 22x 3  x 32x1  x1x 22  x 2x 32  x 3x12


là đối xứng.
Thật vậy, ta thấy rằng
f (x1 , x 2 , x 3 )  f (x 2 , x 3 , x1 )  f (x 3 , x1 , x 2 ) 
 f (x 2 , x1 , x 3 )  f (x 3 , x 2 , x1 )  f (x1 , x 3 , x 2 ).
Muốn có f (x 3 , x 2 , x1 ), ta thay x1 bởi x 3 , x 2 bởi x 2 , x 3 bởi x1 trong f (x1 , x 2 , x 3 ), ta được

f (x 3 , x 2 , x1 )  x 33  x 23  x13  x 32x 2  x 22x1  x12x 3  x 3x 22  x 2x12  x1x 32 .

Do đó f (x 3 , x 2 , x1 )  f (x1 , x 2 , x 3 ).

Định lí 3. Bộ phận gồm các đa thức đối xứng của vành A[x1 , x 2 ,..., x n ] là một vành con
của vành A[x1 , x 2 ,..., x n ].
Chứng minh.
Giả sử f x1 ,..., x n  và g x1 ,..., x n  là những đa thức đối xứng của vành A x1 ,..., x n  ,
theo định nghĩa ta có


f x1 ,..., x n   f x  1 ,..., x  n  


g x1 ,..., x n   g x  1 ,..., x n  
 1 2 ... n 
với mọi phép thế     . Thế thì
  (1)  (2) ...  (n ) 

   
f x1 ,..., x n   g x1 ,..., x n   f x  1 ,..., x  n   g x  1 ,..., x  n  ,

f x1 ,..., x n  .g x1 ,..., x n   f x   ,..., x    .g x   ,..., x   


1  n 1  n

với mọi phép thế  . Từ đó suy ra bộ phận gồm các đa thức đối xứng của vành A x1 ,..., x n 
là một vành con của vành A x1 ,..., x n  .

100
Chú ý. Có thể coi mỗi phần tử của vành A là một đa thức đối xứng đặc biệt. Thật vậy
a  A thì ta có thể viết a  ax10x 20 ...x n0 .
Các đa thức sau đây ta gọi là đa thức đối xứng cơ bản:
 1  x1  x 2  ...  x n
 2  x1x 2  x1x 3  ...  x n 1x n
 3  x1x 2x 3  x1x 2x 4  ...  x n 2x n 1x n
................
 n 1  x1x 2 ...x n 1  x1x 2 ...x n 2x n  ...  x 2x 3...x n
 n  x1x 2 ...x n .
Theo Định lý 3 thì mọi đa thức của các đa thức đối xứng cơ bản  1 ,  2 ,...,  n cũng là
một đa thức đối xứng của n ẩn x1 , x 2 ,..., x n . Chiều ngược lại cũng đúng, đó chính là nội
dung của định lý cơ bản về đa thức đối xứng dựa trên các bổ đề sau.
Bổ đề 2. Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n ) là một đa thức đối xứng khác 0 và ax1a1x a22 ...x nan là hạng tử
cao nhất của nó, thế thì a1  a 2  ...  an .
Chứng minh.
Ta phải chứng minh ai 1  ai với mọi i  2,3,..., n . Vì f x1 ,..., x n  là một đa thức đối
xứng nên nếu thay x i 1 bởi x i và x i bởi x i 1 , ta được

x1a ...x ia x ia1...x na


1 i 1 i n

cũng là một hạng tử của f x1 ,..., x n  .

Giả sử ai  ai 1 , khi đó

a1 ,...,ai 2 ,ai ,ai 1 ,...,an   a1 ,...,ai 2 ,ai 1 ,ai ,...,an  .
Điều này mâu thuẫn với giả thiết x1a1 ...x iai 11x iai ...x nan là hạng tử cao nhất.

Bổ đề 3. Giả sử a1 ,...,an là những số tự nhiên sao cho

a1  a 2  ...  an
a a a a3 a a a
thế thì đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n )   1 1 2 2 2 ... n n11 n  n n
trong đó  1 ,...,  n là các đa thức đối xứng cơ bản, có hạng tử cao nhất là

x1a1 x a22 ...x nan .


Chứng minh.

101
Các hạng tử cao nhất của  1 ,  2 ,...,  n 1 ,  n theo thứ tự là

x1 , x1x 2 ,..., x1x 2 ...x n 1 , x1x 2 ...x n

Áp dụng Định lí 2 ta có hạng tử cao nhất của f x1 ,..., x n  là


a a3 a an an
x1a1 a2 x1x 2  2 ... x1x 2 ...x n 1  n 1 x1x 2 ...x n 
 x1a1x a22 ...x nan .
Bổ đề 4. Giả sử g ( 1 ,...,  n ) là một đa thức của các đa thức đối xứng cơ bản
a a
g ( 1 ,...,  n )  c1 1a11 ... n 1n  ...  cm 1am 1 ... n mn
trong đó ci  0;i  1,..., m , và (ai1 ,...,ain )  (a j1 ,...,a jn ), i  j .

Thế thì g ( 1 ,...,  n )  0.


Chứng minh.
Trong g  1 ,...,  n  , thay  1 bằng x1  x 2  ...  x n ,...,  n bằng x1x 2 ...x n ta được một đa
thức của các ẩn x1 , x 2 ,..., x n
m
g x1  x 2  ...  x n ,..., x1x 2 ...x n   f x1 ,..., x n    fi  x1 ,..., x n 
i 1

với
a a
fi x1 ,..., x n   ci x1  x 2  ...  x n  i1 ...  x1x 2 ...x n  in , i  1,2,..., m.

Hạng tử cao nhất của đa thức fi x1 ,..., x n  theo Định lí 2 là


a a
ci x1ai1 x1x 2  i2 ... x1x 2 ...x n  in  ci x1ki1 x 2ki2 ...x nkin

với
ai1  ai2  ...  ain  ki1
ai2  ...  ain  ki2
.........................
ain  kin

Hạng tử cao nhất của mỗi đa thức fi x1 ,..., x n  cho ta phần tử ki1 , ki2 ,..., kin   n . Ta có

ki1 , ki2 ,..., kin   k j 1 , k j 2 ,..., k jn  khi i  j


vì nếu
ki1 , ki2 ,..., kin   k j 1 , k j 2 ,..., k jn  với i  j

102
thì
ai1  ki1  ki2  k j 1  k j 2  a j 1
ai2  ki2  ki3  k j 2  k j 3  a j 2
.........................................
ain  kin  k jn  a jn

với i  j , mâu thuẫn với giả thiết.

Vì n sắp thứ tự toàn phần nên bộ phận hữu hạn gồm các phần tử ki 1 , ki 2 ,..., kin  với
i  1,2,..., m có phần tử lớn nhất, chẳng hạn k11 , k12 ,..., k1n  là phần tử lớn nhất. Theo Hệ
quả của Định lí 1, ta có c1x1k11 ...x nk1n là hạng tử cao nhất của f x1 ,..., x n  . Vậy,

g  1 ,...,  n   f x1 ,..., x n  là khác 0.

Hệ quả. Giả sử
h (x1 , x 2 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  ...  cmx1am1 ...x nam n

h (x1 , x 2 ,..., x n )  c1x1a11 ...x na1n  ...  cm x1am1 ...x nam n

là hai đa thức trong đó (ai1 ,...,ain )  (a j1 ,...,a jn ) khi i  j , sao cho

h ( 1 ,...,  n )  h ( 1 ,...,  n ).

Thế thì ci  ci, i  1, 2,..., m.


Chứng minh.

Giả sử có c1  c1.

Đặt g  1 ,...,  n   h  1 ,...,  n   h   1 ,...,  n 

   
 c1  c1  1a11 ... na1n  ...  cm  cm   1am 1 ... namn .

Vì c1  c1 , nên c1  c1  0.

Theo Bổ đề 4 ta có g  1 ,...,  n   0.

Nhưng theo giả thiết thì g  1 ,...,  n   0, mâu thuẫn.

Định lí 4. (Định lý cơ bản về đa thức đối xứng)


Giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n )  A[x1 , x 2 ,..., x n ] là một đa thức đối xứng khác 0, khi đó có một
và chỉ một đa thức h (x1 , x 2 ,..., x n )  A[x1 , x 2 ,..., x n ] sao cho

103
f (x1 , x 2 ,..., x n )  h ( 1 ,  2 ,...,  n )
Trong đó  1 ,...,  n là các đa thức đối xứng cơ bản.
Chứng minh.
Sự tồn tại. Ta hãy sắp xếp f (x1 , x 2 ,, x n ) theo lối từ điển, giả sử x1a1x 2a2 x nan là hạng
tử cao nhất của f (x1 , x 2 ,, x n ). Theo Bổ đề 2, ta có

a1  a 2    an
Mặt khác theo Bổ đề 3 thì đa thức
 1a a  2a a  na1 a  na
1 2 2 3 n 1 n n

cũng có hạng tử cao nhất là x1a1x 2a2 x nan .


Xét hiệu
f1 x1 ,, x n   f x1 ,, x n    1a1 a2  2a2 a3  nan11 an  nan .

Nếu f1 x1 ,, x n   0, thì ta sắp xếp nó theo lối từ điển và giả sử

 x1b x 2b x nb
1 2 n

là hạng tử cao nhất của nó.


Theo Định lý 3 thì f1 x1 ,, x n  cũng là một đa thức đối xứng, và do đó ta có

b1  b2    bn .
Mặt khác, từ biểu thức của hiệu hai đa thức ta có
a1 ,,an   b1 ,b2 ,bn 
do đó
a1  b1.
Xét hiệu
f2 x1 , , x n   f1 x1 ,, x n    1b1 b2 2b2 b3  nbn

Nếu f2 x1 , , x n   0, ta hãy sắp xếp nó theo lối từ điển và giả sử

 x1c x nc
1 n

là hạng tử cao nhất của nó. Cũng lý luận như đối với f1 x1 ,, x n  ta được

c1  c 2    cn
Với

104
b1 ,b2 ,bn   c1 ,c2 ,cn  .
Ta nhận thấy rằng dãy a1 , ,an   b1 ,,bn   c1 ,,cn   ... không thể giảm vô hạn, tức
là quá trình lập luận trên diễn ra không thể vô tận. Sau một số hữu hạn bước ta sẽ có
0  fk  x1 , , x n    1l1 l2 2l2 l3  nln
Vậy, từ các kết quả trên ta có
f x1 , x 2 , , x n    1a1 a2  2a2 a3  nan   1b1 b2 2b2 b3  nbn     1l1 l2  2l2 l3  nln .

Vậy đa thức h  x1 , x 2 ,, x n  cần tìm là đa thức

h  x1 , x 2 ,, x n   x1a1 a2 x a22 a3 x nan   x1b1 b2 x b22 b3 x nbn    x1l1 l2 x l22 l3 x nln .
Tính duy nhất. Giả sử có một đa thức
h '  x 1 , , x n 

sao cho h '  1 , n   f x1 ,, x n  .

Thế thì
h '  1 , ,  n   h  1 ,,  n  .
Áp dụng Hệ quả của Bổ đề 4 ta có
h  x1 , , x n   h '  x1 , , x n  .

Hệ quả. Giả sử f (x )  x n  a1x n 1  ...  an là một đa thức bậc n trên trường K , có


n nghiệm 1 ,  2 ,..., n trong trường E nào đó chứa K như một trường con và giả sử
g (x1 , x 2 ,..., x n )  K x1 , x 2 ,..., x n  là đa thức đối xứng. Khi đó g (1 ,  2 ,..., n )  K .
Chứng minh.
Thật vậy, theo Định lý cơ bản về đa thức đối xứng, tồn tại   K x1 , x 2 ,..., x n  sao cho

g (x1 , x 2 ,..., x n )   ( 1 ,  2 ,...,  n ).


Mặt khác theo Công thức Viet ta có:
 k (1 ,  2 ,..., n )  ( 1)k ak  K .
Bởi vậy
g (1 ,  2 ,..., n )   ( 1 (1 ,..., n ),...,  n (1 ,..., n ))   ( a1 ,a 2 ,...,( 1)n an )  K .
Phép chứng minh Định lý 4 cho phép chúng ta biết cách biểu diễn một đa thức đối xứng
qua các đa thức đối xứng cơ bản. Trong thực tế để việc biểu diễn nhanh chóng hơn, chúng
ta có nhận xét rằng đa thức đối xứng f (x1 , x 2 ,..., x n ) có thể không phải là đẳng cấp, nhưng

105
các hạng tử có cùng một cấp của nó lập thành một đa thức đối xứng đẳng cấp, do đó
f (x1 , x 2 ,..., x n ) là tổng của những đa thức đối xứng đẳng cấp.

Bây giờ giả sử f (x1 , x 2 ,..., x n )  A x1 , x 2 ,..., x n  là đa thức đối xứng đẳng cấp bậc k và
hạng tử cao nhất là
x1a x a2 x na .
1 2 n

Bậc của f (x1 , x 2 ,..., x n ) là

a1  a 2  ...  an  k .
Các đa thức đối xứng cơ bản  1 ,...,  n có bậc theo thứ tự là 1, 2,..., n , nên đa thức tích

a 1a1 a2 2a2 a3 ... nan


cũng là đẳng cấp và có bậc là
a1  a 2  2 a 2  a3   ...  nan  a1  a 2  ...  an  k .

Do đó theo Định lý 4, ta có
f1 (x1 , x 2 ,..., x n )  f (x1 , x 2 ,..., x n )   1a1 a2  2a2 a3 ... nan
cũng là đẳng cấp bậc k nếu khác 0.
Sắp xếp f1 (x1 , x 2 ,..., x n ) theo lối từ điển và giả sử hạng tử cao nhất là

 x1b x 2b ...x nb
1 2 n

Thế thì a1  a 2  ...  an  b1  b2  ...  bn  k và a1 ,a 2 ,...,an   b1 ,b2 ,...,bn  .

Theo Định lý 4 ta có dãy hữu hạn


a1 ,a 2 ,...,an   b1 ,b2 ,...,bn   c1 ,c2 ,...,cn   ... (*)
trong đó
a1  a 2  ...  an
b1  b2  ...  bn
c1  c 2  ...  cn
.......................
và a1  a 2  ...  an  b1  b2  ...  bn  c1  c 2  ...  cn  ...  k .
Tập hợp các phần tử của dãy (*) là một bộ phận của tập hợp hữu hạn
M  (t11 ,..., t1n ),...,(tm1 ,..., tmn )

Trong đó ti 1  ti 2  ...  tin và ti 1  ti 2  ...  tin  a1  a 2  ...  an  k .


Vậy, theo Định lý 4 thì

106
m
f (x1 , x 2 ,..., x n )   i 1ti 1 ti 2 2ti 2 ti 3 ... ntin
i 1

các hệ số  i  A tìm được nhờ phương pháp hệ số bất định.

Chú ý. Nếu phần tử (ti 1 ,..., tin ) không có mặt trong dãy (*) thì  i  0.

Tập hợp M  (t11 ,..., t1n ),...,(tm1 ,..., tmn ) gọi là hệ thống số mũ của đa thức f (x1 , x 2 ,..., x n ).

Ví dụ 3.
a) Trong vành x1 , x 2 , x 3  biểu thị đa thức đối xứng

f (x1 , x 2 , x 3 )  x14  x 2 4  x 34  x13  x 2 3  x 33  3x1x 2x 3


qua các đa thức đối xứng cơ bản.
Đặt h (x )  x14  x 24  x 34 , g (x )  x13  x 23  x 33. Ta có h (x ) là đa thức đối xứng đẳng cấp
bậc 4, g (x ) là đa thức đối xứng đẳng cấp bậc 3. Ta có ngay hạng tử 3x1x 2x 3  3 3. Ta cần
biểu diễn h (x ) và g (x ) qua các đa thức đối xứng cơ bản.

Trước hết đối với h (x )  x14  x 24  x 34 , hệ thống số mũ là

M  (4,0,0), (3,1,0),(2, 2,0),(2,1,1)

h (x )  x14  x 24  x 34   14  a 12 2  b 22  c 1 3
 (x1  x 2  x 3 )4  a (x1  x 2  x 3 )2 (x1x 2  x1x 3  x 2x 3 )  b (x1x 2  x1x 3  x 2x 3 ) 2 
c (x1  x 2  x 3 )(x1x 2x 3 )
Cho x1  1, x 2  1, x 3  0, ta được b  2.

Cho x1  1, x 2  1, x 3  0, ta được 4a  b  14.

Cho x1  1, x 2  1, x 3  1, ta được a  b  c  2.


Như vậy ta được a  4,b  2,c  4.
Do đó h (x )  x14  x 24  x 34   14  4 12 2  2 22  4 1 3.

Với g (x )  x13  x 23  x 33 hệ thống số mũ là

M  (3,0,0),(2,1,0),(1,1,1).

Do đó g (x )  x13  x 23  x 33   13  a 1 2  b 3 .
Tương tự như đối với h (x ) ta cũng tìm được a  3,b  3.

Từ đó g (x )  x13  x 23  x 33   13  3 1 2  3 3 .

107
Vậy, f (x1 , x 2 , x 3 )   14  4 12 2  2 22  4 1 3   13  3 1 2  6 3 .

b) Trong vành x1 , x 2 , x 3  biểu thị đa thức đối xứng


2 2 2
f (x1 , x 2 , x 3 )  x1  x 2   x1  x 3  x 2  x 3 

qua các đa thức đối xứng cơ bản.


Đây là đa thức đối xứng thuần nhất bậc 6 có hạng tử cao nhất là x14x 22 . Do đó ta có hệ
thống số mũ là
M   4,2,0  ,  4,1,1 ,  3,3,0  ,  3, 2,1 ,  2,2,2  .

Do đó f x1 , x 2 , x 3    12 22  a 13 3  b 23  c 1 2 3  d 32


2 2 3
 x1  x 2  x 3  x1x 2  x1x 3  x 2x 3   a x1  x 2  x 3  x1x 2x 3 
3
b x1x 2  x1x 3  x 2x 3   c x1  x 2  x 3 x1x 2  x1x 3  x 2x 3 x1x 2x 3 
2
d  x1x 2x 3  .
Ta cho các giá trị đặc biệt của các ẩn như sau:
x1  1, x 2  1, x 3  0  b  4.

x1  2, x 2  x 3  1  d  27.
x1  1, x 2  x 3  2  a  4

x1  1, x 2  x 3  1  c  18.

Vậy, f x1 , x 2 , x 3    12 22  4 13 3  4 23  18 1 2 3  27 32 .

c) Trong vành  2 x1 , x 2 , x 3  biểu diễn đa thức 1x14  1x 24  1x 34 qua các đa thức đối
xứng cơ bản.
4
Trong vành  2 x1 , x 2 , x 3  ta có x1  x 2  x 3   x14  x 24  x 34 nên

1x14  1x 24  1x 34   14 .
4. Ứng dụng của đa thức đối xứng
Một số bài toán đại số sơ cấp nếu trong giả thiết có chứa những yếu tố đối xứng thì việc
giải chúng sẽ trở nên dễ dàng nhờ lý thuyết đa thức đối xứng. Sau đây chúng ta xét một số
ví dụ minh họa.
Ví dụ 4.
a) Giải hệ phương trình

108

x 2  y 2  z 2  7
 3 3 3
x  y  z  27
1 1 1 1
   
 x y z 3
Hệ phương trình đã cho được chuyển về hệ với ẩn mới
 12  2 2  7
 3
 1  3 1 2  3 3  27
3    0
 2 3

Giải hệ phương trình ta được  1  3,  2  1,  3  3.

Do đó x , y , z là nghiệm của phương trình bậc ba X 3  3X 2  X  3  0.


Phương trình này có ba nghiệm là: 3, i , i .
Vậy, nghiệm của hệ phương trình đã cho là (3, i , i ) và các hoán vị của nó.

b) Chứng minh rằng nếu x  y  z  0 thì x 4  y 4  z 4  2(xy  xz  yz ) 2 .

Ta có x 4  y 4  z 4   14  4 12 2  2 22  4 1 3 . Theo giả thiết  1  x  y  z  0 nên

x 4  y 4  z 4  2 22  2(xy  xz  yz )2 .

c) Cho đa thức f (x )  x 4  x 3  2x 2  x  1.
Gọi x1 , x 2 , x 3 , x 4 là các nghiệm của f (x ) trên trường số phức . Tính

S  x13  x 23  x 33  x 43 .
Biểu diễn S qua các đa thức đối xứng cơ bản ta được
S  x13  x 23  x 33  x 43   13  3 1 2  3 3
Theo Công thức Viet, ta có
 1  x1  x 2  x 3  x 4  1
 2  x1x 2  x1x 3  x1x 4  x 2x 3  x 2x 4  x 3x 4  2
 3  x1x 2x 3  x1x 2x 4  x1x 3x 4  x 2x 2x 4  1
Vậy, ta được S  2.
d) Phân tích đa thức f (x , y )  6x 4  11x 3y  18x 2y 2  11xy 3  6y 4 thành nhân tử.
Ta có

109
f (x , y )  6 x 4  y 4   11xy x 2  y 2   18x 2y 2
 6  14  4 12 2  2 22   11 2  12  2 2   18 22  6 14  35 12 2  16 22 .

Vế phải là một tam thức bậc hai đối với  2 . Nó có nghiệm là


3 2
 2  2 12 và  2  1 .
16
 3 
Vì vậy ta được f (x , y )  16  2  2 12    2   12    2 12   2  3 12  16 2  .
 16 

f (x , y )   2(x  y ) 2  xy  3(x  y ) 2  16xy   (2x 2  3xy  y 2 )(3x 2  10xy  3y 2 )


 (2x 2  3xy  y 2 )(x  3y )(3x  y ).
BÀI TẬP
2.1. Trong vành  x , y  hãy biểu diễn các đa thức sau qua các đa thức đối xứng cơ bản.

a) f (x , y )  x 5  y 5 .

b) f (x , y )  x 5  2x 3y 2  3x 2y 2  x 4y  xy 4  2x 2y 3  y 5.
2.2. Giải hệ phương trình
x  y  z  3
 3
x  y  z  27
3 3

x 4  y 4  z 4  113

2.3. Biểu thị các đa thức đối xứng sau đây qua các đa thức đối xứng cơ bản
a) x12x 2  x1x 2 2  x12x 3  x1x 32  x 2 2x 3  x 2x 32 .

b) x14  x 24  x 34  2x12x 22  2x 22x 32  2x 32x12 .

c) x15x 2 2  x12x 25  x15x 32  x12x 35  x 2 5x 32  x 2 2x 35 .


2.4. Biểu thị các đa thức đối xứng sau đây qua các đa thức đối xứng cơ bản
a) x1  x 2 x1  x 3  x 2  x 3  .

b) x12  x 2 2 x12  x 32 x 2 2  x 32  .

c)  2x1  x 2  x 3  2x 2  x1  x 3  2x 3  x1  x 2  .

2.5. Biểu thị các đa thức đối xứng sau đây qua các đa thức đối xứng cơ bản
a) x1  x 2 x1  x 3 x1  x 4 x 2  x 3  x 2  x 4 x 3  x 4  .

110
b) x1x 2  x 3x 4 x1x 3  x 2x 4 x1x 4  x 2x 3  .

c) x 2  x 2  x 3  x 4 x1  x 2  x 3  x 4 x 2  x 2  x 3  x 4  .

2.6. Tính tổng bình phương các nghiệm của phương trình x 3  2x  3  0.
2.7. Tính x13x 2  x1x 2 3  x 2 3x 3  x 2x 33  x 33x1  x13x 3 , trong đó x1 , x 2 , x 3 là nghiệm phương
trình x 3  x 2  4x  1  0.
2.8. Tính giá trị của hàm số đối xứng x13x 2x 3  ...

Trong đó x i là nghiệm của phương trình x 4  x 3  2x 2  3x  1  0.

2.9. Giả sử x1 , x 2 , x 3 là nghiệm của phương trình x 3  px  q  0. Tính


x1 x 2 x 3 x 2 x 3 x1
a)      .
x 2 x 3 x1 x1 x 2 x 3

b) x14x 2 2  x12x 2 4  x 2 4x 32  x 2 2x 34  x 34x12  x 32x14 .

c) x12  x 2x 3 x 2 2  x 3x1 x 32  x1x 2  .


4 4 4
d) x1  x 2  x1  x 3  x 2  x 3  .

2.10. Cho phương trình x 3  ax 2  bx  c  0. Giữa các hệ số của phương trình đã cho có hệ
thức gì, nếu bình phương của một trong các nghiệm của phương trình bằng tổng bình
phương hai nghiệm kia.
2.11. Chứng minh hằng đẳng thức
x  y  z xy  xz  yz   xyz  x  y x  z y  z  .
2.12. Cho a ,b,c là ba số thực sao cho a  b  c  abc. Chứng minh rằng:

a b 2  1c 2  1  b a 2  1c 2  1  c a 2  1b 2  1  4abc.

2.13. Chứng minh rằng nếu a ,b,c là những số thực thỏa mãn a  b  c  0 thì ta có các bất
đẳng thức:
c2
a) a 2  b 2  .
2
c4
b) a 4  b 4  .
8
c8
c) a  b 
8 8
.
128
2.14. Phân tích đa thức f (x , y , z )  2(x 2y 2  x 2z 2  y 2z 2 )  (x 4  y 4  z 4 ) thành nhân tử.

111
2.15. Giả sử x1 , x 2 , x 3 là các nghiệm của phương trình x 3  px  q  0.

Chứng minh: (x1  x 2 )2 (x 2  x 3 ) 2 (x1  x 3 ) 2  4p 3  27q 2 .

CHƯƠNG IV
VÀNH CHÍNH VÀ VÀNH ƠCLIT
§1. VÀNH CHÍNH
1.Tính chất số học trong vành
Trong chương này, vành A được xét là một miền nguyên, đơn vị của A kí hiệu là 1.
Định nghĩa 1. Cho a và b là hai phần tử của A, nếu tồn tại phần tử c  A sao cho a  bc ,
thì ta nói a là bội của b hay a chia hết cho b, kí hiệu là a b. Thay cho kí hiệu a b ta còn
viết b | a , và nói rằng b là ước của a , hay b chia hết a.

Các ước của đơn vị ta gọi là các phần tử khả nghịch, tập hợp U  u  A, u |1 lập thành
một nhóm đối với phép nhân trên A.
Ví dụ 1.
a) Trong vành các số nguyên , các phần tử khả nghịch là 1 và 1.
b) Trong vành đa thức K x  với K là một trường, các đa thức khả nghịch là các đa
thức bậc 0, nghĩa là các phần tử khác 0 của K .
c) Trong vành  p các lớp đồng dư theo mô đun p, với p là số nguyên tố, các phần tử
khả nghịch là mọi phần tử khác 0.
Một số tính chất của quan hệ chia hết
a) Với mọi a  A, thì a | 0; a | a ; 1 | a ; ( a ) | a ; a | ( a ).
b) Với mọi a ,b ,c  A,c | b và b | a kéo theo c | a.
c) Với u  A, nếu u khả nghịch, thì u | a với mọi a  A.
d) Nếu b | u với u khả nghịch, thì b khả nghịch.
e) a | b khi và chỉ khi aA  bA.
Chứng minh.
a) Thật vậy, với mọi a  A, ta có 0  a 0; a  1a ; a  ( a )( 1);  a  a ( 1).
b) Ta có c | b và b | a nên b  cq1 ,a  bq 2 .

Từ đó a  bq 2  cq1  q 2  c q1q 2  .

Vậy, c | a.

112
c) Do u khả nghịch nên tồn tại u sao cho uu  1.
Với mọi a  A, ta có a  1a hay a  uu  a  u u a  .

Vậy, u | a.
d) Ta có b | u nên u  bq . Mặt khác u khả nghịch nên có u sao cho uu  1. Từ đó

1  uu   bqu   b qu  .
Vậy, b khả nghịch.
e) Giả sử   bA, khi đó   bx , x  A. Do a | b nên b  ac ,c  A. Như vậy ta có
  (ac )x  a (cx )  aA. Vậy, bA  aA.
Đảo lại, ta có b  bA mà bA  aA nên b  aA, nghĩa là tồn tại c  A sao cho b  ac ,
hay a | b.
Định nghĩa 2. Cho a và b là hai phần tử của A, phần tử a gọi là liên kết với phần tử b nếu
tồn tại phần tử khả nghịch u sao cho a  bu.
Nhận xét. Quan hệ liên kết trên miền nguyên A là một quan hệ tương đương.
Thật vậy, ta ký hiệu quan hệ này bởi S . Với mọi x  A, ta luôn có x  x 1 hay x Sx ,
tức là quan hệ S có tính phản xạ.
Nếu x S x thì ta có x  x u , do u khả nghịch nên tồn tại u sao cho uu  1. Ta có
xu   (x u )u   x (uu )  x , nghĩa là x  S x . Tức là quan hệ S có tính đối xứng.
Giả sử x Sx và x  S x , khi đó x  x u , x   x v . Suy ra x  x u  (x v )u  x (vu ).
Do u và v khả nghịch nên vu cũng khả nghịch, từ đó xSx. Suy ra quan hệ S có tính bắc
cầu.
Vậy, quan hệ S là một quan hệ tương đương.
Như vậy nếu a liên kết với b, thì b cũng liên kết với a , và do đó ta nói a và b là liên
kết.
Ví dụ 2.
a) Hai phần tử của nhóm nhân U là liên kết.
b) Trong vành các số nguyên , hai phần tử a và a là liên kết.
c) Trong vành đa thức K x  với K là một trường, hai đa thức f (x ) và af (x ),a  K và
a  0, là liên kết.
Bổ đề 1.
Cho a ,b là hai phần tử thuộc A. Khi đó các điều sau tương đương:
a) a và b là liên kết.
b) a | b và b | a.

113
c) aA  bA.
Chứng minh.
a)  b). Thật vậy, a liên kết với b nên a  bu , với u khả nghịch, suy ra b | a. Nhưng ta
cũng có b liên kết với a. Từ đó a | b.
b)  c). Điều này được suy ra từ tính chất e) của quan hệ chia hết.
c)  a). Nếu a  0 thì b  0 và do đó a và b là liên kết. Giả sử a  0, khi đó
từ giả thiết suy ra a  bu và b  av , với u , v  A.
Ta có a  bu  (av )u  a (uv ). Thực hiện luật giản ước cho a ta được uv  1, nghĩa là
u , v là những phần tử khả nghịch. Vậy, a và b là liên kết.
Hệ quả. Cho u là một phần tử của A. Khi đó u là phần tử khả nghịch khi và chỉ khi
uA  A.
Chứng minh.
Thật vậy, u khả nghịch nghĩa là u |1. Mặt khác ta luôn có 1 | u. Bởi vậy, theo b) và c)
trong Bổ đề 1 ta có uA  1A  A.
Định nghĩa 3.
Cho x là một phần tử thuộc A. Các phần tử khả nghịch và các phần tử liên kết với x
được gọi là các ước không thực sự của x . Các ước còn lại gọi là ước thực sự.
Ví dụ 3.
a) Trong vành , 1, 8 là các ước không thực sự của 8, còn 2, 4 là các ước thực sự.
b) Trong vành  x  , đa thức 2x  6 có các ước là 1; 2;  (x  3);  (2x  6). Trong đó
2;  (x  3) là các ước thực sự. Các ước còn lại là không thực sự.
Định nghĩa 4.
a) Phần tử p  0, không khả nghịch của miền nguyên A được gọi là phần tử bất khả
quy nếu nó không có ước thực sự, ngược lại thì gọi là phần tử khả quy.
b) Phần tử p  0, không khả nghịch của miền nguyên A được gọi là phần tử nguyên tố
nếu với mọi a ,b  A, sao cho p | ab thì hoặc là p | a hoặc là p | b. Nói cách khác phần tử
p là nguyên tố nếu và chỉ nếu iđêan chính  p  là iđêan nguyên tố khác 0.

Ví dụ 4.
a) Các số nguyên tố và số đối của chúng là các phần tử bất khả quy của vành .
b) Đa thức x 2  1 là đa thức bất khả quy của vành  x  . Nhưng trong vành  x  thì
x 2  1 không phải là đa thức bất khả quy vì nó có ước thực sự chẳng hạn x  i và x  i .
c) Đa thức 2x  4 là đa thức bất khả quy trên  x  , nhưng không phải là bất khả quy
trên  x  .

114
Định lý 1. Trong miền nguyên A, mọi phần tử nguyên tố đều là phần tử bất khả quy.
Chứng minh.
Giả sử p  A là một phần tử nguyên tố. Khi đó p  0 và p không là ước của 1. Để
chứng minh p là phần tử bất khả quy ta cần chứng minh p không có ước thực sự. Thật vậy,
giả sử p  uv , do p là phần tử nguyên tố nên từ p là ước của tích uv suy ra p | u hoặc
p | v. Nếu p | u thì u  pa  uva , do đó 1  va , nghĩa là v khả nghịch. Tương tự nếu p | v
thì u khả nghịch.
Định nghĩa 5. Cho a ,b là những phần tử của miền nguyên A. Khi đó phần tử d  A được
gọi là ước chung của a và b nếu d vừa là ước của a , vừa là ước của b. Phần tử d gọi là
ước chung lớn nhất của a và b nếu d là ước chung của a và b, và d chia hết cho mọi
ước chung của a và b.
Ước chung lớn nhất của a và b được ký hiệu bởi
d  (a ,b ) hoặc ƯCLN (a , b ).
Chú ý. Ước chung lớn nhất của a và b nói chung không duy nhất. Hai phần tử d và d
cùng là ước chung lớn nhất của a và b nếu và chỉ nếu chúng liên kết với nhau, nghĩa là sai
khác nhau một nhân tử khả nghịch.
Ví dụ 5.
a) Trong vành , 6 và 6 đều là ước chung lớn nhất của 12 và 18.
b) Trong vành  x  , d1 (x )  x  1 và d2 (x )  2x  2 đều là ước chung lớn nhất của

f (x )  x 2  1 và g (x )  x 2  5x  4.
Định nghĩa 6. Các phần tử a ,b được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu ước chung lớn nhất
của chúng bằng 1. Trong trường hợp này ta thường viết
(a ,b )  1.
2. Vành chính
Định nghĩa 7. Một miền nguyên A được gọi là vành chính nếu mọi iđêan của nó là iđêan
chính.
Ví dụ 6.
a) Vành  các số nguyên là một vành chính. Thật vậy, chúng ta đã biết mọi iđêan của
 đều có dạng m, m  . Iđêan m là iđêan chính sinh bởi m.
b) Vành đa thức K x  , với K là một trường, là một vành chính.

Thật vậy, giả sử I là một iđêan của vành K x  . Nếu I  0 thì I sinh bởi 0. Bây giờ
giả sử I  0 , chọn trong I phần tử p (x ) có bậc nhỏ nhất. Khi đó phần tử f (x ) bất kỳ
thuộc I ta có
f (x )  p (x )q (x )  r (x ),

115
với r (x )  0 hoặc deg r (x )  deg p (x ) nếu r (x )  0. Bởi vì
r (x )  f (x )  p (x )q (x )  I
và do giả thiết về p (x ) nên ta phải có r (x )  0. Điều này chứng tỏ
f (x )  p (x )q (x ).
Bởi vậy I là một iđêan chính sinh bởi p (x ).
Điều ngược lại cũng đúng, nghĩa là nếu K x  là vành chính thì K là một trường.

Thật vậy giả sử a là phần tử khác 0 của K . Gọi I  a , x  là iđêan của K x  sinh bởi
a và x . Do K x  là vành chính nên I là một iđêan chính tức là tồn tại p (x )  K x  sao
cho I   p (x ). Như vậy p (x ) phải là ước chung lớn nhất của a và x . Khi đó ta có p (x ) là
ước của a , suy ra p (x ) là đa thức hằng và p (x ) là ước của x . Như vậy p (x ) phải là ước của
1, từ đó I  K x  .
Do vậy ta phải có 1  I , suy ra 1  0x  ab.
Điều đó chứng tỏ b là nghịch đảo của a , hay a khả nghịch. Vậy K là một trường.
Vậy, ta có kết quả: K x  là một vành chính khi và chỉ khi K là một trường.
c) Một trường là một vành chính.
Giả sử K là một trường, khi đó K chỉ có hai iđêan là K và 0. Iđêan K là iđêan
chính sinh bởi 1 và 0 là iđêan chính sinh bởi 0. Vậy K là một vành chính.

d) Vành các số nguyên Gauss A   i   a  bi a , b   là vành chính.

Ta đã biết vành các số nguyên Gauss là miền nguyên. Ta chứng minh A là vành chính.
2
Trước hết ta có nếu z  a  bi  A thì z  a 2  b 2  . Thêm nữa ta có nhận xét: Với mỗi
1
phần tử bất kỳ   , bao giờ cũng tồn tại a   sao cho   a  . Thật vậy, giả sử
2
n    n  1, n  .
1
Nếu n    n  thì ta chọn a   .
2
1
Nếu n     n  1 thì ta chọn a  n  1.
2
Áp dụng nhận xét trên ta có với mọi x     i   i  tồn tại z  a  bi  A sao cho
2 2 2 1 1 1
x  z    a      b      1 *  .
4 4 2
Bây giờ lấy một iđêan I không tầm thường của A, ta chứng minh I là một iđêan chính.

116
 
Xét X  z / 0  z  I ,   X  . Vì  sắp thứ tự tốt nên trong X có phần tử bé nhất.
2

2
Giả sử u  I là số phức sao cho u là số tự nhiên bé nhất của X . Xét một phần tử tùy
v
ý v  I khi đó hiển nhiên   i  . Theo (*) thì tồn tại z  A sao cho
u
2
v 2 2
 z  1 hay v  zu  u . Do u , v  I , z  A mà I là iđêan của A nên v  zu  I . Mặt
u
2
khác u là số tự nhiên bé nhất của X nên v  zu  0 hay v  zu. Vậy, I  Au.

e) Vành  x  không phải là một vành chính.


Thật vậy, xét I là một iđêan của X sinh bởi x và 2.
I  xf x   2g x  / f x  , g  x    x .

Khi đó nếu h  x   I thì hạng tử tự do của h  x  phải là một số chẵn.

Hiển nhiên I  0 , I   x  .

Giả sử I là một iđêan chính, khi đó tồn tại g x    x  , I  g x .

x  1.x  2.0  I g  x  2 g  x   1, 2 g x   1


Ta có    
2  0.x  2.1  I g  x  x g  x   1, x  g x   1
Nhưng vì I   x  nên g (x ) không thể là 1 hoặc 1.

Vậy, I không phải là một iđêan chính. Do đó  x  không thể là một vành chính.
Bổ đề 2. Trong một vành chính, ước chung lớn nhất của cặp phần tử a và b khác không
bất kỳ tồn tại.
Chứng minh.
Cho I là một iđêan sinh bởi a và b. Khi đó
I  ax  by | x , y  A.

Vì A là một vành chính nên I được sinh bởi một phần tử d nào đó, tức là
I  dA.
Vì d cũng thuộc I nên d  ax  by , với x , y  A.
Do a ,b  I  dA nên ta có a  da ,b  db, với a ,b  A. Do đó d là ước chung của a
và b.
Giả sử c cũng là ước chung của a và b. Khi đó ta có a  ca ,b  cb, với a ,b  A.

117
Suy ra d  (ca )x  (cb )y  c (a x  b y ). Vậy c là ước của d và do đó d là ước chung lớn
nhất của a và b.
Hệ quả. Nếu e là một ước chung lớn nhất của a và b thì có r , s  A sao cho
e  ar  bs .
Chứng minh.
Giả sử d là ước chung lớn nhất của a và b trong Bổ đề 2. Khi đó, e và d liên kết với
nhau, tức là tồn tại một phần tử khả nghịch u sao cho e  du. Ta có d  ax  by nên
e  (ax  by )u  a (xu )  b (yu )  ar  bs , với r  xu , s  yu. Vậy, luôn tồn tại r , s  A sao
cho
e  ar  bs .
Từ Hệ quả của Bổ đề 2, ta suy ra
Bổ đề 3. Nếu a và b là nguyên tố cùng nhau thì có r , s  A sao cho 1  ar  bs .
Hệ quả. Nếu c là ước của tích ab và c ,a nguyên tố cùng nhau thì c là ước của b.
Chứng minh.
Vì c ,a nguyên tố cùng nhau nên tồn tại r , s  A sao cho
1  ar  cs .
Nhân hai vế của đẳng thức trên với b ta được
b  abr  bcs .
Vì c là ước của ab nên tồn tại q  A sao cho ab  cq . Do đó,
b  c (qr  bs )
hay c là ước của b.
Bổ đề 4. Giả sử x là một phân tử bất khả quy, và a là một phần tử bất kỳ. Thế thì hoặc x
là ước của a hoặc x và a nguyên tố cùng nhau.
Chứng minh.
Vì x là bất khả quy nên các ước của x là các phần tử khả nghịch hoặc liên kết với x ,
do đó ước chung lớn nhất của x và a chỉ có thể là một phần tử liên kết với x hoặc một
phần tử khả nghịch. Trong trường hợp đầu tiên ta có x là ước của a , trong trường hợp thứ
hai x và a nguyên tố cùng nhau.
Bổ đề 5. Giả sử x là một phần tử khác 0 và không khả nghịch. Các mệnh đề sau đây là
tương đương:
a) x là bất khả quy.
b) x là ước của ab thì x là ước của a hoặc x là ước của b.
Chứng minh.

118
a)  b). Theo Bổ đề 4 ta có hoặc x là ước của a hoặc x và a nguyên tố cùng nhau.
Nếu x và a nguyên tố cùng nhau thì theo hệ quả của Bổ đề 3 ta có x là ước của b.
b)  a). Giả sử a là một ước của x , khi đó tồn tại b  A sao cho x  ab.
Vì x cũng là ước của x và x  ab nên x là ước của ab. Theo b) thì hoặc x là ước của
a hoặc x là ước của b. Nếu x là ước của a thì kết hợp với a là ước của x ta có x và a
liên kết. Nếu x là ước của b thì kết hợp với b là ước của x ta có x  ub với u khả nghịch.
Do đó,
x  ab  ub.
Nhưng vì x  0, nên b  0, do đó ta suy ra a  u vì A là một miền nguyên. Như vậy,
một ước a của x chỉ có thể hoặc là liên kết với x hoặc là khả nghịch. Vậy, x là bất khả
quy.
Bổ đề 6. Trong một họ không rỗng bất kỳ F những iđêan của A sắp thứ tự theo quan hệ
bao hàm, có một iđêan M của họ F là tối đại trong F .
Chứng minh.
Giả sử I 0 là một iđêan của F . Hoặc I 0 là tối đại trong F và như vậy là xong, hoặc có
một iđêan I 1 của F sao cho I 1  I 0 , I 1  I 0 . Nếu I 1 là tối đại trong F thì thế là xong, nếu
không ta lại có một iđêan I 2 của F sao cho I 2  I 1 , I 2  I 1. Tiếp tục quá trình này, hoặc
là ta được một iđêan M của F tối đại trong F , hoặc là ta được một dãy vô hạn những
iđêan phân biệt trong F
I 0  I 1...  I n  I n 1  ...

Ta giả sử trường hợp sau xảy ra. Gọi I là hợp I  I


nN
n . Dễ dàng thấy I là một iđêan

của A. Vì A là một vành chính nên iđêan I được sinh bởi một phần tử x  I . Theo định
nghĩa của hợp, có một số tự nhiên n sao cho x  I n . Điều này kéo theo I  I n và do đó
I n  I n 1 , mâu thuẫn với giả thiết các iđêan của dãy là phân biệt.
Định lý cơ bản của lý thuyết số khẳng định rằng mỗi số tự nhiên n  1 đều phân tích
được thành tích các thừa số nguyên tố, và sự phân tích là duy nhất nếu không kể đến thứ tự
các nhân tử. Chúng ta hãy mở rộng kết quả này cho vành chính (Định lý 2) và gọi đó là tính
chất nhân tử hóa của vành chính.
Trước hết ta chứng minh hai bổ đề sau.
Bổ đề 7. Trong vành chính A phần tử p khác 0 là bất khả quy khi và chỉ khi Ap là iđêan
tối đại.
Chứng minh.
Giả sử p là phần tử bất khả quy của vành chính A; I là một iđêan của A sao cho
Ap  I , và Ap  I . Như vậy có một phần tử a  I  Ap. Vì a  Ap nên a không chia hết
cho p, do đó a và p là nguyên tố cùng nhau. Từ đó suy ra tồn tại u , v  A sao cho

119
au  pv  1; vì a  I và p  Ap  I nên 1  au  pv  I , vậy I  A. Điều đó chứng tỏ Ap
là một iđêan tối đại của A.
Đảo lại, giả sử Ap là một iđêan tối đại của A. Khi đó Ap  A và do đó p không là
ước của 1. Giả sử p không bất khả quy, nghĩa là p có một ước thực sự là a  A,aa1  p. Vì
thế Aa  A (do a không là ước của 1), Aa  Ap và Aa  Ap (do a không liên kết với
p ). Như vậy có iđêan Aa mà Ap  Aa  A trái với giả thiết về tính tối đại của iđêan Ap.
 
Vậy, p phải là phần tử bất khả quy của vành chính A.
Bổ đề 8. Trong một vành chính, một phần tử là bất khả quy khi và chỉ khi là phần tử
nguyên tố.
Chứng minh.
Thật vậy, theo Định lý 1 thì trong một miền nguyên mọi phần tử nguyên tố đều bất khả
quy. Ngược lại, giả sử p  A là phần tử bất khả quy, khi đó theo Bổ đề 7 thì iđêan Ap là
một iđêan tối đại của A do đó là iđêan nguyên tố. Vậy, p là một phần tử nguyên tố của A.
Định lí 2 (Định lý nhân tử hóa). Mỗi phần tử khác 0 và không khả nghịch trong vành chính
A đều phân tích được một cách duy nhất thành tích các nhân tử bất khả quy, sai khác nhau
một thứ tự các nhân tử và một nhân tử khả nghịch.
Chứng minh.
Gọi F là tập hợp các phần tử không khả nghịch x  0 sao cho x không viết được
dưới dạng
x  p1p2 ...pn (1)
Ta hãy chứng minh F  .
Giả sử F  . Ta kí hiệu  là họ các iđêan Ax , x  F . Theo Bổ đề 6, trong họ  có
iđêan tối đại trong , giả sử đó là Am , m  F . Trước hết m không bất khả quy, vì nếu m
bất khả quy thì m có dạng (1). m không bất khả quy thì m có ước thực sự, chẳng hạn a là
một ước thực sự của m , điều đó có nghĩa là tồn tại b  A sao cho
m  ab.
Như vậy, b cũng là một ước của m , b không thể là khả nghịch vì sẽ kéo theo a liên
kết với m , b không thể liên kết với m vì sẽ kéo theo a khả nghịch, do đó b phải là ước
thực sự của m. Vì a và b là những ước thực sự của m nên ta có
Am  Aa , Am  Aa và Am  Ab, Am  Ab.
Do Am là tối đại trong  nên Aa , Ab không thuộc , do đó a và b không thuộc
F ; a và b đều khác 0, không khả nghịch và không thuộc F , nên a và b phải viết được
dưới dạng
a  p1...pi ,

b  pi 1...pn .

120
Điều này kéo theo m  ab  p1...pi pi 1...pn , mâu thuẫn với m  F .
Để chứng minh tính duy nhất, ta giả sử rằng có hai sự phân tích
x  p1p2 ...pm  q1q 2 ...qn

với các pi ,q j , i  1, m , j  1, n là những phần tử bất khả quy. Không mất tính tổng quát ta giả
sử m  n .
Khi đó ta có nhân tử bất khả quy p1 của x phải là ước của một qi nào đó. Vì A là giao
hoán nên ta có thể giả thiết rằng p1 là ước của q1. Nhưng q1 là bất khả quy, nó không có
ước thực sự, do đó p1 là ước không thực sự của q1. Hơn nữa p1 không khả nghịch cho nên
phải có p1 và q1 liên kết, tức là q1  u1p1 với u1 khả nghịch. Như vậy ta được

p1p2 ...pm  u1p1q 2 ...qn .

Do p1  0 nên ta suy ra

p2 ...pm  u1q 2 ...qn .

Lập luận tương tự ta lại có q 2  u 2 p2 , với u 2 là phần tử khả nghịch. Như vậy, ta được

p2 ...pm  u1u 2 p2q 3...qn .

Vì p2  0 ta suy ra

p3...pm  u1u 2q 3...qn .


Sau khi lặp lại quá trình đó m lần, ta được
1  u1u 2 ...umqm 1...qn .

Vì qn không khả nghịch nên ta phải có m  n.

Do vành các đa thức K x  trên trường K cũng là vành chính nên từ Định lý 2 ta có:

Hệ quả. Cho trường K . Khi đó mọi đa thức f (x )  K x  , bậc n  1 đều phân tích được
một cách duy nhất thành tích những đa thức bất khả quy, sai khác một thứ tự các nhân tử và
một nhân tử khả nghịch.
Như vậy, Định lý 2 cho ta biết mọi phần tử x  0 không khả nghịch của vành chính A
đều phân tích được một cách duy nhất thành tích các nhân tử bất khả quy. Vì tính chất này,
người ta nói vành chính là một vành nhân tử hóa. (Một miền nguyên được gọi là vành nhân
tử hóa hay vành Gauss nếu mọi phần tử khác không, không khả nghịch của nó đều phân
tích được một cách duy nhất thành tích các nhân tử bất khả quy).
Điều ngược lại không đúng nghĩa là nếu một miền nguyên trong đó mọi phần tử
x  0, không khả nghịch đều phân tích được một cách duy nhất thành tích các nhân tử bất
khả quy thì chưa chắc miền nguyên đó là vành chính. Chẳng hạn,  x  là vành nhân tử hóa
nhưng không là vành chính. (Xem phần bài tập).

121
Tuy nhiên, nếu trong một miền nguyên tồn tại phần tử x có hai sự phân tích thành tích
các nhân tử bất khả quy thì miền nguyên đó không phải là vành chính.

 
Ví dụ 7. Miền nguyên   3   a  b 3i / a ,b   không phải là vành chính.

Ta gọi chuẩn của số phức   a  bi là N     .  a 2  b 2 .

Với hai số phức  ,  ta có

 
N                 N   N    .
Như vậy nếu  là một phần tử của   3  mà  là ước của 1 thì N    1. Thật

vậy  là ước của 1 nên có     3  sao cho   1. Ta có

N    N   N     N (1)  1, mặt khác do  ,     3  nên N ( ), N (  ) là những

  
số tự nhiên, vậy N ( )  1. Vì N  2   4, N 1  3i  4, N 1  3i  4 nên
2,1  3i ,1  3i không phải là ước của 1.

Ta chứng minh 2 không có ước thực sự trong   3  .

Giả sử   x  y 3i là một ước của 2, khi đó N     x 2  3y 2 phải là ước dương của


4. Ta xét các trường hợp:
Nếu N     1 thì   1 hoặc   1. Vậy,  là ước của 1.

Nếu N     2 thì x 2  3y 2  2, điều này không thể xảy ra vì phương trình


x 2  3y 2  2 vô nghiệm nguyên.

Nếu N     4 thì ta có 2   với N ( )  1 do đó   1 hoặc   1, như vậy 2 và


 liên kết với nhau. Vậy, 2 không có ước thực sự trong vành   3  .

Tương tự như trên ta cũng chứng minh được 1  3i ,1  3i là những phần tử bất khả
quy của vành   3  .

Vậy,   3  không phải là một vành chính vì số 4 có hai sự phân tích thành một tích


những nhân tử bất khả quy đó là 4  2.2  1  3i 1  3i . 
BÀI TẬP
1.1. Trong vành đa thức  x  , chứng minh các đa thức ax 2  bx  c với b 2  4ac  0 là
những đa thức bất khả quy. Điều đó có còn đúng nữa không nếu coi các đa thức đó thuộc
vành  x  ?

122
1.2. Xét vành đa thức K x  với K là một trường.

a) Chứng minh rằng mọi đa thức bậc nhất của K x  đều là bất khả quy. Nếu K là một
miền nguyên thì điều đó còn đúng không?
b) Chứng minh rằng các đa thức bậc hai và bậc ba của K x  là bất khả quy khi và chỉ
khi chúng không có nghiệm trong K .
1.3. Trong vành  x  , xét xem các đa thức sau đây có phải là đa thức bất khả quy hay
không?
a ) f x   2x  8.
b ) g x   x 2  1.
c ) h  x   x 2  2x  2.
1.4. Giả sử a , b là hai phần tử của một vành chính A, nguyên tố cùng nhau. Chứng minh
iđêan sinh ra bởi a và b chính là A.
1.5. Trong một vành chính chứng minh các iđêan nguyên tố khác 0 là các iđêan tối đại.

1.6. Vành thương của một vành chính có phải là một vành chính không?
1.7. Vành con của một vành chính có phải là một vành chính không?

 
1.8. Chứng minh vành   2   a  b 2i | a ,b   là vành chính.

1.9. Chứng minh rằng vành  x  x 2  2 là một vành chính.


1.10. Giả sử a và b là hai phần tử của một vành chính có dạng phân tích như sau:
a  p11 p22 ...pnn
b  p11 p22 ...pnn

trong đó các pi là những phần tử bất khả quy, các i và i là những số tự nhiên, i  1, n.
Chứng minh phần tử d  p1min1 ,1  p2min2 ,2  ...pnminn ,n  là một ước chung lớn nhất của a và
b.
1.11. Giả sử A là vành giao hoán, có đơn vị, f (x ) là một đa thức bất kỳ thuộc A x  . Chứng
minh các khẳng định sau:
a) Với mọi b  A, f x  là đa thức bất khả qui của vành A x  khi và chỉ khi f (x  b )
cũng là đa thức bất khả qui của vành A x  .

b) Nếu A là một trường và a ,b  A,a  0 thì f x  là đa thức bất khả qui của vành
A x  khi và chỉ khi f ax  b  cũng là đa thức bất khả qui của vành A x  .

123
1.12. Giả sử A là trường và f x  , g x  , h x  là các đa thức khác không và
g x  , h x    1.
a) Chứng minh rằng tồn tại hai đa thức f1 x  , f2  x   A x  sao cho

f x  f  x  f2  x 
 1  .
g x  h x  g x  h x 

f x 
b) Chứng minh rằng mỗi phân thức hữu tỉ có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng
g m (x )
f (x ) r (x ) rm 2 (x ) r (x ) r (x )
m
 qm (x )  m 1  2  ...  m11  m0 , trong đó
g (x ) g (x ) g (x ) g (x ) g (x )
qm (x ), ri (x )  A x  , deg ri (x )  deg g (x ). Suy ra mỗi phân thức hữu tỉ luôn viết được dưới
dạng tổng của một đa thức với các phân thức hữu tỉ tối giản có mẫu thức là lũy thừa của
một đa thức bất khả qui.
§2. VÀNH ƠCLIT
Định lý về phép chia với dư trong vành các đa thức K x  , với K là một trường đóng
vai trò quan trọng trong các lớp vành này. Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu một lớp vành
tổng quát có thuật toán chia này.
Định nghĩa 1. Một miền nguyên A được gọi là vành Ơclit nếu có một ánh xạ
 : A*  
x   (x )
từ tập các phần tử khác 0 của A đến tập hợp các số tự nhiên  thỏa mãn các điều kiện:
a) Với mọi a ,b  A* , a | b kéo theo  a    b  .

b) Với hai phần tử a và b tùy ý của A, b  0, có q và r thuộc A sao cho a  bq  r


và  a    b  nếu r  0.

Ánh xạ  được gọi là ánh xạ Ơclit.


Ví dụ 1.
a) Từ định lý về phép chia với dư trong vành số nguyên  ta suy ra rằng vành  là
một vành Ơclit với ánh xạ
 : *  
n   (n )  n

b) Từ phép chia với dư trong vành đa thức một ẩn K x  trên trường K , ta suy ra rằng
K x  là một vành Ơclit với ánh xạ

124
*
 : K x   
f (x )   ( f (x ))  deg f (x )
c) Cho K là một trường, khi đó K là một vành Ơclit với ánh xạ
 :K*  
x   (x )  m
với m là một số tự nhiên cho trước.
Thật vậy, giả sử a và b , (b  0) là hai phần tử bất kỳ của trường K . Khi đó ta luôn có
a  b (a.b 1 ). Từ đó suy ra ánh xạ  thỏa mãn hai điều kiện của Định nghĩa 1.
d) Vành các số nguyên Gauss
 i   a  bi | a ,b  

là một vành Ơclit với ánh xạ Ơclit xác định bởi  (a  bi )  a 2  b 2 .

Thật vậy, đặt A   i  , xét ánh xạ  : A*  


2
  a  bi        a 2  b 2
Ta phải chứng minh  là ánh xạ Ơclit.
2 2 2
Ta có     suy ra nếu  |  thì         .

Với mọi x , y  A, y  0 , ta phải tìm q , r  A sao cho x  yq  r và nếu r  0 thì


 r    y  .
x
Xét     i   i  . Ta biết rằng cho một số hữu tỉ  bao giờ cũng tìm được số
y
nguyên a sao cho
1 2 1
 a  hay   a  .
2 4
Tương tự đối với số hữu tỉ  , ta có b   sao cho
2 1
 b  .
4
Đặt q  a  bi , ta có
2 2
x  yq x 2
  q     i   a  bi 
y y
2
   a      b  i

125
2 2 1 1 1
   a      b      1.
4 4 2
2 2
Suy ra x  yq  y .

Đặt r  x  yq  x  yq  r với  r    y  nếu r  0. Chứng tỏ  là ánh xạ Ơclit.

Vậy, vành  i   a  bi | a ,b   cùng với ánh xạ Ơclit  là một vành Ơclit.

Định lí 1. Nếu A là một vành Ơclit thì A là một vành chính.


Chứng minh.
Giả sử I là một iđêan của A. Nếu I  0 , thì I là iđêan sinh bởi 0. Giả sử I  0.
Gọi a là phần tử khác 0 của I sao cho  a  là bé nhất trong tập hợp   I *  , I * là tập hợp
các phần tử khác 0 của I . Giả sử x là một phần tử tùy ý của I , khi đó ta có q và r thuộc
A sao cho x  aq  r . Vì a , x  I nên r  x  aq  I . Nếu r  0 ta có  r    a  , điều
này mâu thuẫn với giả thiết  a  là bé nhất trong   I *  . Vậy r  0 và do đó I  Aa.

Do một vành Ơclit là một vành chính nên ước chung lớn nhất của hai phần tử khác
không luôn tồn tại. Hơn nữa, ước chung lớn nhất đó có thể tìm được nhờ thực hiện phép
chia với dư liên tiếp mà ta gọi là thuật toán Ơclit. Trước hết chúng ta chứng minh bổ đề sau
đây.
Bổ đề. Giả sử A là một vành chính và a ,b , r ,q là những phần tử của A thỏa mãn quan hệ
a  bq  r . Thế thì ước chung lớn nhất của a và b là ước chung lớn nhất của b và r .
Chứng minh.
Gọi I là iđêan sinh bởi a ,b và J là iđêan sinh bởi b, r . Tức là
I  ax  by | x , y  A
J  bx  ry | x , y  A.

Từ a  bq  r , ta suy ra a  J , do đó I  J . Từ r  a  bq , suy ra r  I , do đó J  I .
Vậy I  J . Nhưng A là một vành chính, nên tồn tại d  I sao cho Ad  I suy ra d là ước
chung lớn nhất của a và b. Nhưng I  J , nên d cũng là ước chung lớn nhất của b và r .
Bây giờ chúng ta có thể trình bày thuật toán để tìm ước chung lớn nhất của hai phần tử
khác không a và b như sau.
Thực hiện phép chia a cho b ta được a  bq 0  r0 .

Nếu r0  0 thì (a , b )  (b, r0 )  (b,0)  b.

Nếu r0  0 thì  (r0 )   (b ) và ta lại tiếp tục chia b cho r0

b  r0q1  r1.

126
Cũng lập luận như trên, nếu r1  0 thì (b, r0 )  (r0 , r1 )  (r0 ,0)  r0 . Nếu r1  0 thì
 (r1 )   (r0 ) và ta lại tiếp tục chia r0 cho r1.
Quá trình chia như vậy phải dừng sau một số hữu hạn bước vì dãy các số tự nhiên
 (b )   (r0 )   (r1 )  ...
không thể giảm vô hạn, tức là sau một số lần chia ắt có một phép chia với dư bằng 0
rk 1  rkqk 1  0.
Như vậy ta có
(a , b )  (b, r0 )  (r0 , r1 )  (r1 , r2 )  ...  (rk , rk 1 )  rk .

Nghĩa là ước chung lớn nhất của a và b bằng dư khác không cuối cùng rk trong dãy
chia liên tiếp trên.
Thuật toán trình bày như trên gọi là thuật toán Ơclit.
Ví dụ 2.
a) Cho f  x   x 5  x 3  x 2  x  1, g x   x 3  2x 2  x  1. Tìm ước chung lớn nhất của
f x  và g x  trong  3 x  .

Dùng thuật toán Ơclit, ta có các phép chia liên tiếp:

(i) 1x 5  1x 3  1x 2  1x  1 = (1x 3  2x 2  1x  1) (1x 2  1x  1)  2x .

(ii) (1x 3  2x 2  1x  1) = (2x 2  1x  2).2x  1.

Vậy, ước chung lớn nhất của f x  và g x  bằng 1.

Chú ý. Ta có thể giải bằng cách khác dựa vào nhận xét như sau:
Bậc của g x  bằng 3 và g x  không có nghiệm trong  3 , thật vậy ta có

g  0   1  0, g  1   2  0, g  2   1  0

mặt khác  3 là một trường nên g x  là đa thức bất khả quy của  3 x  vì vậy chỉ xảy ra
một trong hai trường hợp hoặc là f x  chia hết cho g x  hoặc là f x  và g x  nguyên
tố cùng nhau. Trường hợp thứ nhất không xảy ra vì nếu vậy thì ta có sự phân tích
x 5  x 3  x 2  x  1  x 3  2x 2  x  1 x 2  ax  b  ,a ,b   3 .

Đồng nhất hai vế của đẳng trên ta thấy không tồn tại a ,b.
Vậy, ước chung lớn nhất của chúng bằng 1.

127
b) Cho các đa thức f1 x   4x 4  2x 3  16x 2  5x  9; f2  x   2x 3  x 2  5x  4.

Dùng thuật toán Ơclit, tìm ước chung lớn nhất của f1 x  và f2 x  và tìm các đa thức

M 1  x  và M 2 x  sao cho

f1 x  M 2  x   f2  x  M1  x   d x 

trong đó d  x  là ước chung lớn nhất của f1 x  và f2 x  .

Dùng thuật toán Ơclit, ta có các phép chia liên tiếp:

(i) f1 x   f2 x  .2x  6x 2  3x  9.

 x  1 
(ii) f2 x    6x 2  3x  9      x  1 .
 3 

(iii)  6x 2  3x  9    3x  3 2x  3  0.

Như vậy ước chung lớn nhất của f1 x  và f2 x  là d (x )  x  1.

Ta có thể tìm M 1 (x ), M 2 (x ) dựa vào thuật toán trên như sau:

 x  1 
d  x   x  1   f1 x   f2 x  2x     f2  x 
 3 
 x  1   2x 2  2x  3 
 f
 1  x     f2  x  .
 3   3 

 2x 2  2x  3   x  1 
Do đó M 1  x     , M 2 x    .
 3   3 

Định lí 2. Cho a là một phần tử của vành Ơclit A. Khi đó vành thương A a  là một
trường khi và chỉ khi a là bất khả quy.

Chứng minh.

128
Thật vậy, ta đã biết A a  là một trường khi và chỉ khi a  là iđêan tối đại. Mặt khác
theo Bổ đề 8 thì a  là iđêan tối đại khi và chỉ khi a là bất khả quy. Vậy, ta có điều phải
chứng minh.

Một trường hợp riêng quan trọng của Định lý 2 là:

Định lí 3. Cho K là một trường, khi đó vành thương K x   p (x ) là một trường khi và

chỉ khi đa thức p (x ) bất khả quy trên trường K . Hơn nữa, vành K x   p (x ) luôn chứa

một vành con đẳng cấu với trường K .

Chứng minh.
Xét vành đa thức K x  và gọi I là iđêan của K x  sinh bởi p (x ). Theo Định lý 2,

vành thương K x  I là một trường. Xét phép chiếu

 : K x   K x  I
f (x )  f (x )  I

Cái thu hẹp  | K   0 là một đơn cấu. Thật vậy, với a ,b  K mà a  b thì a  b chia hết

cho p (x ). Khi đó a  b  0, hay a  b.

Vì 0 là đơn cấu nên ta có thể đồng nhất K với trường con  0 (K ), nghĩa là a  a với
a K.

Ví dụ 3.

Ký hiệu I  x 3  5 là iđêan của vành  x  sinh bởi đa thức p (x )  x 3  5   x  .

Chứng minh rằng  x  I là một trường và tìm nghịch đảo của phần tử (x  1)  I .

Đa thức p (x )  x 3  5 có bậc bằng 3 và không có nghiệm trong  nên là bất khả quy
trong  x  . Theo Định lý 3 thì  x  I là một trường.

Giả sử s (x )  I là nghịch đảo của phần tử (x  1)  I , khi đó ta có

s (x )  I  (x  1)  I   1  I .

Hay s (x )(x  1)  I  1  I . Suy ra s (x )(x  1)  (x 3  5)t (x )  1, với t (x )   x  .

129
Chúng ta tìm s (x ) và t (x ) nhờ thuật toán Ơclit. Ta có

x 3  5  (x 2  x  1)(x  1)  6

1
x  1   (x  1)( 6).
6

Suy ra 6  (x 2  x  1)(x  1)  (x 3  5).

1 1
Hay 1  (x 2  x  1)(x  1)  (x 3  5).
6 6

1 2
Vậy, nghịch đảo của phần tử (x  1)  I là (x  x  1)  I .
6

Bây giờ cho một đa thức bất khả quy p (x )  K x  , với K là một trường, khi đó có hay

không một mở rộng E của K chứa nghiệm u của p (x ) ? Câu trả lời là có và ta sẽ chỉ ra
cách xây dựng một trường mở rộng của trường đã cho để một đa thức cho trước có nghiệm.

Định lí 4. Giả sử p x   a0  a1x  ...  anx n với n  1 là một đa thức bất khả quy của vành
K x  . Thế thì có một trường E sao cho:
a) K là một trường con của E .
b) p  x  có một nghiệm u trong E .

c) Mọi phần tử của E biểu diễn một cách duy nhất dưới dạng
b0  b1u  ...  bn 1u n 1 ,

trong đó bi  K , i  0,1,..., n  1.
Chứng minh.
Gọi I là iđêan sinh bởi p x  , khi đó I là iđêan tối đại và do đó theo Định lý 3 thì
vành thương E  K x  I là một trường và ta có thể đồng nhất K với một trường con của
E bởi a  a với a  K . Với phép đồng nhất này trong E  K x  I ta có

p (x )  a0  a1x  ...  anx n  0


Hay
a0  a1u  ...  anu n  0

Trong đó u  x . Vậy, u  E là một nghiệm của p x  .

130
Cuối cùng một phần tử tùy ý của E có dạng f (x ) với f x  là một đa thức của K x  .
Lấy f x  chia cho p x  ta được

f x   p x  q x   r x  ,

với r x   b0  b1x  ...  bn 1x n 1b0 , b1 ,b1 ,...,bn 1  K , không nhất thiết khác 0. Khi đó
n 1
f (x )  p (x )q (x )  r (x )  0  r (x )  r (x )  b0  b1x  ...  bn 1x  b0  b1u  ...  bn 1u n 1.

Sự biểu diễn trên là duy nhất. Thật vậy, giả sử f (x ) còn có sự biểu diễn

c0  c1u  ...  cn 1u n 1 ,


trong đó ci  K , i  0,1,..., n  1.
Ta có
(b0  c0 )  (b1  c1 )u  ...  (bn 1  cn 1 )u n 1  0

suy ra đa thức (b0  c0 )  (b1  c1 )x  ...  (bn 1  cn 1 )x n 1 là bội của p (x ). Điều này xảy ra
khi và chỉ khi các hệ tử của đa thức bằng 0, nghĩa là bi  ci , i  0,1,,..., n  1.

Hệ quả. Giả sử f x  là một đa thức có bậc n  1 của vành đa thức K x  . Thế thì bao giờ
cũng có một trường chứa K như một trường con sao cho f x  có đúng n nghiệm trong
đó, các nghiệm có thể phân biệt hay không.
Chứng minh.
Gọi p x  là một nhân tử bất khả quy của f x  có bậc lớn hơn 1 (nếu các nhân tử bất
khả quy của f x  đều bậc 1 thì f x  có các nghiệm trong K và vấn đề được giải quyết
xong). Ta xây dựng trường E như trong Định lý 3, đa thức f x  và p  x  đều có nghiệm
trong E . Nếu f x  có n nghiệm trong E thì vấn đề được giải quyết xong, nếu không
f x  có dạng
m mk
f x    x  c1  1 ... x  ck  f1 x 

với ci  E , i  1,..., k và f1  x   E x  với 1 < deg f1 x  < deg f x  . Ta lại mở rộng


trường E thành trường E1 để f1 x  có nghiệm trong E1. Vì bậc của các đa thức là hữu
hạn nên sau một số bước hữu hạn mở rộng ta phải được một trường Ek trong đó f x  có
n nghiệm.
Ví dụ 4.
a) Tìm tất cả các phần tử của  3 x  x 2  1 .

131
Đa thức p (x )  x 2  1 không có nghiệm trong  3 nên là bất khả quy. Vậy,

 3 x  x 2  1 là một trường. Theo Định lý 4 thì mỗi phần tử của trường


 3 x  x 2  1 biểu diễn duy nhất dưới dạng

a 0  a1x , trong đó a0 ,a1   3.

Vậy, có 9 phần tử của trường  3 x  x 2  1 là

0, 1x , 1, 1  1x , 2x , 2, 2  2x , 1  2x , 2x  1x .
b) Áp dụng Định lý 4 cho K là trường số thực , p (x ) là đa thức x 2  1, ta được vành
thương  x  x 2  1 là trường chứa  và lớp x là nghiệm của đa thức x 2  1. Ký hiệu x
bởi i , khi đó mỗi phần tử của  x  x 2  1 được biểu diễn duy nhất dưới dạng
a  bi , với a ,b  .
Vậy,  x  x 2  1 chính là trường số phức .
Phép cộng và phép nhân thực hiện trong  như phép cộng và phép nhân đa thức với
chú ý là i 2  1.
(a  bi )  (c  di )  (a  c )  (b  d )i
(a  bi )(c  di )  (ac  bd )  (ad  bc )i .

c) Xét đa thức f (x )   x  , với f (x )  x 4  x 2  2.

Ta có f (x )  x 4  x 2  2  (x 2  1)(x 2  2).

Các đa thức x 2  1, x 2  2 là những đa thức bất khả quy của  x  . Ta hãy mở rộng  theo
phương pháp của Định lý 4 để x 2  1 có nghiệm. Gọi  i  là trường mở rộng đó với i là
nghiệm của x 2  1 . Vì i   i  nên  i  chứa hai nghiệm của x 2  1. Bây giờ ta lại mở
rộng  i  để x 2  2 có nghiệm. Gọi 2 là một nghiệm của x 2  2 và kí hiệu bằng
 i   2  trường mở rộng đó ta được nghiệm của x 2  2 trong  i   2  . Như vậy trong
trường  i   2  , f (x ) có bốn nghiệm là i , i , 2,  2.

BÀI TẬP
2.1. Chứng minh rằng vành gồm các số phức có dạng a  bi 2 với a ,b   là một vành
Ơclit.
2.2. Chứng minh  x  x 2  2 là một vành Ơclit.

2.3. Giả sử A là một vành Ơclit. Chứng minh A là một trường khi và chỉ khi  x  là
hằng với mọi x  A* .

132
2.4. Giả sử A là một vành Ơclit với ánh xạ Ơclit  : A  . Chứng minh tồn tại một ánh
xạ Ơclit  :A   sao cho   A    0,..., n , n  0 hay  (A )  .

2.5. Giả sử A là một vành Ơclit với ánh xạ Ơclit  . Chứng minh  (u ) là phần tử bé nhất
của  (A ) khi và chỉ khi u khả nghịch trong A.
2.6. Giả sử A là một miền nguyên. Chứng minh điều kiện cần để A là một vành Ơclit là
tồn tại một phần tử không khả nghịch x  A sao cho mọi lớp của A x có một đại diện
hoặc khả nghịch hoặc bằng 0.
 1  i 19    1  i 19  
2.7. Chứng minh rằng vành     a  b   | a ,b   
 2    2  
không phải là vành Ơclit.
2.8. Giả sử f (x )  x 5  x 3  x 2  x  1

g (x )  x 3  2x 2  x  1.

Tìm ước chung lớn nhất của f x  và g x  trong  x  .


2.9. Giả sử   3   a  b 3 |a ,b   , 
  3   a  b 3 | a ,b  .

Chứng minh rằng:


a)   3    x  x 2  3 .

b)   2    x  x 2  2 .

2.10. Chứng minh rằng  3 x  x 3  2x  1 là một trường có 27 phần tử và tìm nghịch đảo
của phần tử x 2  x 3  2x  1.

2.11. Giả sử E là một trường mở rộng của trường K , u là một phần tử thuộc E , f x  là
một đa thức bất khả quy trong K x  nhận u làm nghiệm và giả sử rằng g x   K x  cũng
nhận u làm nghiệm. Chứng minh rằng trong K x 

a) f x  là đa thức có bậc thấp nhất nhận u làm nghiệm.

b) g x  chia hết cho f x  .

2.12. Dùng thuật toán Ơclit, tìm các đa thức M 1  x  và M 2 x  sao cho

f1 x  M 2 x   f2 x  M1  x   d x  ,

133
trong đó d  x  là ước chung lớn nhất của f1 x  và f2 x  .

a) f1 x   x 4  2x 3  x 2  4x  2; f2 x   x 4  x 3  x 2  2x  2.

b) f1 x   x 5  3x 4  x 3  x 2  3x  1; f2  x   x 4  2x 3  x  2.

c) f1 x   x 6  4x 5  11x 4  27x 3  37x 2  35x  35;

f2  x   x 5  3x 4  7x 3  20x 2  10x  25.

d) f1 x   3x 7  6x 6  3x 5  4x 4  14x 3  6x 2  4x  4;

f2 x   3x 6  3x 4  7x 3  6x  2.

2.13. Dùng thuật toán Ơclit, tìm M 1  x  và M 2 x  sao cho

f1 x  M 2 x   f2 x  M1 x   1.

a) f1 x   3x 3  2x 2  x  2; f2  x   x 2  x  1.

b) f1 x   x 4  x 3  4x 2  4x  1, f2  x   x 2  x  1.

c) f1 x   x 5  5x 4  2x 3  12x 2  4x  1, f2  x   x 3  5x 2  3x  17.

d) f1 x   2x 4  3x 3  3x 2  5x  2, f2 x   2x 3  x 2  x  1.

CHƯƠNG V
ĐA THỨC TRÊN TRƯỜNG SỐ
§1. ĐA THỨC VỚI HỆ SỐ THỰC VÀ PHỨC
1. Trường số phức
Cho một đa thức thuộc vành y1  2u , y 2  y 3  u . thì chưa chắc đa thức đó đã có
nghiệm trong . Chẳng hạn x 2  1 không có nghiệm trong trường số thực . Tuy nhiên,
trong trường số phức thì tình hình lại khác. Cụ thể, mọi đa thức bậc n với hệ số phức có
đúng n nghiệm phức. Đó là nội dung của một định lý rất quan trọng gọi là “Định lý cơ bản
của đại số” được chứng minh bởi nhà Toán học người Đức Gauss.
(Johann Carl Friedich Gauss (1777  1855)).
Để đi đến định lý cơ bản trước hết ta phải chứng minh hai bổ đề sau:

134
Bổ đề 1. Giả sử f x   an x n  an 1x n 1  ...  a 0 là đa thức bậc n  1 với hệ số phức. Khi
đó bao giờ cũng có một số thực dương r sao cho với mọi z  , nếu z  r thì

an z n  an 1z n 1  ...  a1z  a 0 .

Chứng minh.
A
Đặt A  Max a 0 , a1 ,..., an 1  và r   1. Khi đó với mọi số phức z , sao cho
an
z  r ta có:

 
an 1z n 1  ...  a1z  a 0  an 1 z n 1  ...  a1 z  a 0  A z n 1  ...  z  1 
n
z 1 A n
A  z .
z 1 z 1

A A A A
Do z  r   1 nên z   1 hay z  1  . Suy ra  an .
an an an z 1

Từ đó ta có an z n  an 1z n 1  ...  a1z  a 0 .

Bổ đề 2. Mọi đa thức với hệ số thực có bậc lẻ có ít nhất một nghiệm thực.


Chứng minh.
Giả sử f x   an x n  an 1x n 1  ...  a 0  0;ai  ,an  0, n lẻ. Theo Bổ đề 1, khi x là số
thực đủ lớn về giá trị tuyệt đối thì dấu của f (x ) cũng là dấu của hạng tử cao nhất anx n . Do
n lẻ nên f (x ) sẽ đổi dấu khi x đổi dấu. Bởi vậy, tồn tại các số thực x1 , x 2 sao cho
f (x1 ) f (x 2 )  0. Mặt khác hàm đa thức f (x ) liên tục trên  nên tồn tại số thực x 0 sao cho
f (x 0 )  0.
Định lý 1. (Định lý cơ bản) Mọi đa thức f (x ) bậc n  1 với hệ số phức đều có đúng n
nghiệm phức, mỗi nghiệm được tính với số bội của nó.
Chứng minh.
Để chứng minh Định lý cơ bản, ta chỉ cần chứng minh mọi đa thức
f (x )  an x n  an 1x n 1  ...  a1x  a0 , bậc n  1 với hệ số phức có ít nhất một nghiệm phức.
Thật vậy, giả sử đa thức f (x ) có nghiệm phức  , khi đó
f (x )  (x   )g (x ) với g (x )   x  .
Vì g (x ) cũng có nghiệm phức, giả sử    là nghiệm của g (x ), ta cũng có
g (x )  (x   )h (x ) với h (x )   x  .

135
Cứ tiếp tục như vậy, cuối cùng f (x ) sẽ phân tích thành tích của n nhân tử bậc nhất trong
 x  .
Trước tiên ta xét trường hợp tất cả các hệ số ai đều là các số thực.

Ta có nhận xét rằng mọi số tự nhiên n  0 đều có thể viết dưới dạng n  2m k , với m là
một số tự nhiên và k là số tự nhiên lẻ.
Xét đa thức f ( x )  an x n  an 1 x n 1  ...  a1 x  a0 , bậc n  1 với hệ số thực. Không mất
tính tổng quát ta có thể xem an  1 và a0  0.

Giả sử deg f ( x )  2m k với k là số lẻ. Ta chứng minh qui nạp theo m.


Nếu m  0 thì deg f ( x )  k là số tự nhiên lẻ. Theo Bổ đề 2, f ( x) có ít nhất một nghiệm
thực. Vậy, khẳng định là đúng.
Ta giả sử khẳng định đúng cho m  1 và chứng minh nó đúng cho m.
Bây giờ ta xét trường mở rộng E của  sao cho f ( x) có đúng n nghiệm 1 ,  2 ,...,  n
trong E.
Giả sử c là một số thực tùy ý, ta xét các phần tử trong E có dạng
ij   i j  c( i   j ) (2) với i  j.
Số các phần tử ij là

n( n  1) 2m k (2m k  1)
Cn2    2 m 1 l ,
2 2
trong đó l  k (2m k  1) là một số lẻ.

Xét đa thức g ( x )   ( x   ij )  x l  a1 x l 1  ...  al  E  x  .


i j

Các hệ tử của g ( x) là các đa thức đối xứng cơ bản của các ij và do đó theo (2) là các đa
thức của 1 ,...,  n với hệ số thực vì c là một số thực. Hơn nữa chúng còn là những đa thức
đối xứng của 1 ,...,  n . Thật vậy, nếu ta thay  i bằng  j và  j bằng  i thì ij vẫn giữ
nguyên còn các  hi và  hj thì trao đổi cho nhau ( h khác i và j ). Do đó một phép thay thế
như trên không làm thay đổi các hệ tử của g ( x ). Theo Hệ quả của Định lí cơ bản về đa
thức đối xứng, các hệ tử a1 ,..., al của g ( x) là những số thực. Tức là g ( x)    x  và bậc
của g ( x) bằng số các phần tử ij , tức là deg g ( x )  2 m 1 l.

Vậy, theo giả thiết qui nạp, g ( x) có ít nhất một nghiệm phức.

136
Như vậy, với mỗi số thực c có thể tìm được cặp chỉ số (i, j ) trong đó 1  i  j  n sao
cho ij  i j  c(i   j ) là số phức. Vì có vô số số thực c, trong khi chỉ có hữu hạn cặp
chỉ số (i, j ) nên ta có thể tìm được hai số thực khác nhau c1 và c2 sao cho các phần tử
 i j  c1 ( i   j )  a
i j  c2 (i   j )  b
ứng với cùng một cặp chỉ số (i, j ) là các số phức.
Từ đó suy ra
ab
i   j 
c1  c2
a b
 i j  a 
c1  c2
là các số phức.
Như vậy  i và  j là các nghiệm của phương trình bậc hai x 2  ( i   j ) x   i j  0 với
hệ số phức và  i và  j là số phức.

Vậy, mọi đa thức bậc lớn hơn 0 với hệ số thực có ít nhất một nghiệm phức.
Bây giờ giả sử f ( x)  an x n  an 1 x n 1  ...  a0 , bậc n  1 với hệ số phức.

Đặt f ( x )  an x n  an 1 x n 1  ...  a0 , trong đó ai là các liên hợp của ai , i  0,..., n.

Xét đa thức F ( x )  f ( x ) f ( x )  b2 n x 2 n  b2 n 1 x 2 n 1  ...  b0

trong đó bk   a a , k  0,1,...,2n.
i  j k
i j

Ta có bk   aa
i  j k
i j  bk .

Vậy, bk là các số thực và F ( x )    x  .


Theo chứng minh trên, F ( x) có ít nhất một nghiệm phức  nên

F ( )  f ( ) f ( )  0.

Từ đó ta có hoặc f ( )  0 hoặc f ( )  0.

Nếu f ( )  0, thì an n  an 1 n 1  ...  a0  0.

Lấy liên hợp hai vế, ta được an n  an 1 n 1  ...  a0  0, tức là f    0.

Như vậy hoặc  hoặc  là nghiệm của f ( x ).

137
Hệ quả. Các đa thức bất khả quy của vành   x  là các đa thức bậc nhất.
Chứng minh.
Các đa thức bậc nhất của vành   x  hiển nhiên là bất khả quy. Ngược lại, giả sử p( x )
là một đa thức bất khả quy của   x  , theo Định lý cơ bản, p( x ) có ít nhất một nghiệm
phức  . Khi đó p( x ) chia hết cho ( x   ), do đó p( x ) liên kết với ( x   ) do tính bất khả
quy của p ( x ). Vậy, p( x ) là đa thức bậc nhất.
2. Đa thức với hệ số thực
Giả sử f ( x )  an x n  an 1 x n 1  ...  a1 x  a0 là một đa thức với hệ số thực và
  a  bi với a ,b   và b  0,
là một nghiệm phức của f (x ). Khi đó

an n  an 1 n 1  ...  a1  a0  0


lấy liên hợp hai vế, ta được
an n  an 1 n 1  ...  a1  a0  0.
Điều này chứng tỏ  cũng là nghiệm của f (x ). Như vậy f (x ) chia hết cho

g (x )  (x   )(x   )  x 2  (   )x   .
Vì    và  là các số thực nên g (x )   x  . Vì vậy nếu f (x )  g (x )h (x ) thì h (x )
cũng là đa thức với hệ số thực.
Bây giờ nếu  là nghiệm bội của f (x ) thì nó sẽ là nghiệm của h (x ) vì vậy  cũng sẽ
là nghiệm của h (x ). Vậy, ta có  và  có cùng một số bội.

Định lý 2. Các đa thức bất khả quy của   x  là các đa thức bậc nhất và các đa thức bậc
hai ax 2  bx  c với biệt số b2  4ac  0.
Chứng minh.
Các đa thức bậc nhất và các đa thức bậc hai có biệt số âm hiển nhiên là những đa thức
bất khả quy của   x  .

Ngược lại, giả sử p ( x) là một đa thức bất khả quy của   x  và  là nghiệm của
p ( x ). Khi đó nếu  là số thực thì p ( x) chia hết cho x   , suy ra p ( x) liên kết với x  
do tính bất khả quy của p ( x ). Trong trường hợp này p ( x) là đa thức bậc nhất.
Nếu  không là số thực thì  cũng là nghiệm của p( x ) và do đó p( x ) chia hết cho

( x   )( x   )  x 2  (   ) x   .

138
Đây là đa thức với hệ số thực và p( x ) phải liên kết với x 2  (   ) x   do tính bất
khả quy của p ( x ). Trong trường hợp này p ( x) là đa thức bậc hai với biệt số âm.
3. Phương trình bậc 3 và bậc 4
Theo Định lý cơ bản thì mọi đa thức f (x )   x  bậc n  1 đều có đúng n nghiệm
trong trường  các số phức.
Đối với đa thức bậc hai ax 2  bx  c với a ,b,c   ta có hai nghiệm là
b  1 b   2

2a 2a
trong đó 1 và  2 là hai căn bậc hai của biệt số b 2  4ac. Các nghiệm của phương trình
ax 2  bx  c  0 được biểu thị qua các hệ số a ,b,c bằng phép tính cộng, trừ, nhân, chia,
nâng lũy thừa, khai căn. Người ta nói đã giải phương trình bằng căn thức. Sau đây ta tìm
cách giải các phương trình bậc ba và bậc bốn bằng căn thức.
Phương trình bậc 3
Xét phương trình bậc ba với hệ số phức
x 3  ax 2  bx  c  0(1)
a
Trước tiên ta đặt x  y  , phương trình (1) trở thành
3
3 2
 a  a  a
y    a y    b y    c  0
 3  3  3
hay
 a2  2a 3  9ab
y 3  b   y   c  0.
 3 27

a2 2a 3  9ab
Đặt p  b  ,q   c , phương trình (1) được đưa về dạng
3 27
y 3  py  q  0  2 

Như vậy mọi phương trình bậc ba ta đều có thể đưa về phương trình khuyết dạng (2).
Để giải phương trình (2), ta đặt y  u  v , thay vào (2), ta được
3
u  v   p u  v   q  0

hay
u 3  v 3  3uv u  v   p u  v   q  0

suy ra

139
u 3  v 3  u  v  3uv  p   q  0.  3
Ta tìm các số phức u , v thỏa
p
3uv  p  0 hay uv   (4)
3
thay vào (3) ta được u 3  v 3  q và kết hợp với (4) ta có u 3 và v 3 là nghiệm phương trình
bậc hai
p3
t 2  qt  0
27
từ đó

q q 2 p3
u3     ,
2 4 27
q q 2 p3
v  
3
 .
2 4 27

q 2 p3 q 2 p3
Trong đó  là một căn bậc hai của  .
4 27 4 27

q q 2 p3 q q 2 p3
Gọi u1 , v1 lần lượt là căn bậc ba của    và    sao cho u1v1
2 4 27 2 4 27
thỏa mãn (4) thì ta cũng có u 2v 2 và u3v 3 thỏa mãn (4) với

u 2   u1 , u 3   2u1 và v 2   2v1 , v 3   v1.

1 3 2 1 3
Trong đó     i,    i là hai căn bậc ba nguyên thủy của đơn vị.
2 2 2 2
Như vậy ta được ba cặp số phức (u1 , v1 ),(u 2 , v 2 ),(u 3 , v 3 ) thỏa mãn (3) và (4). Bây giờ
ta đặt

y1  u1  v1

 1 i 3
(5) y 2   u1   2v1   u1  v1   u1  v1 
 2 2
 1 i 3
y 3   u1   v1   u1  v1   u1  v1 
2

 2 2
Khi đó y1 , y 2 , y 3 thỏa mãn (2). Thật vậy, từ (5) và kết hợp với u1 , v1 thỏa mãn (3) và (4) sau
khi tính toán ta được

140
y1  y 2  y 3  0
y1y 2  y1y 3  y 2y 3  3uv  p
y1y 2y 3  u13  v13  q .
Vậy, y1 , y 2 , y 3 là nghiệm của (2).
Người ta thường viết tắt (5) dưới dạng

q q 2 p3 3 q q 2 p3
y u v  3       
2 4 27 2 4 27
gọi là công thức Các  đa  nô (G.Cardano, 1501  1576. Nhà Toán học Italia).
q 2 p3
Chú ý. Đặt    khi đó ta có
4 27
(y1  y 2 )(y1  y3 )  9(u 2  v 2  uv )
y 2  y 3  i 3(u  v ).

 q 2 p3 
Do đó (y1  y 2 ) (y1  y 3 ) (y 2  y 3 )  27(u  v )  108     108.
2 2 2 3 3 2

 4 27 
Điều này suy ra phương trình (2) có nghiệm bội khi và chỉ khi   0.
Bây giờ ta xét trường hợp p ,q trong phương trình (2) là những số thực và ta khảo sát
tính chất các nghiệm của (2). Theo Bổ đề 2 ta có phương trình (2) có ít nhất một nghiệm
thực. Mặt khác nếu  là nghiệm không phải là số thực của (2) thì  cũng là một nghiệm
của (2). Bởi vậy các nghiệm của phương trình (2) nằm trong các trường hợp sau.
(i) Cả ba nghiệm y1 , y 2 , y 3 đều là các số thực, có thể phân biệt hay không.
(ii) Một nghiệm là số thực, hai nghiệm còn lại là hai số phức liên hợp.
Ta đặt
p3 q 2
  .
27 4
Nếu   0 thì u 3 , v 3 là các số thực khác nhau và do đó có ít nhất một số, chẳng hạn u 3
p
khác không. Gọi u1 là căn bậc ba thực của u 3 khi đó v1   cũng là thực, do đó trong
3u1
công thức (5), y1 là nghiệm thực còn y 2 và y 3 là hai nghiệm phức liên hợp.
q
Nếu   0 thì u 3  v 3   là các số thực, do đó u  v cũng là thực. Nếu q  0 thì
2
công thức (5) cho ta y1  2u , y 2  y 3  u . Như vậy, phương trình (2) có ba nghiệm thực,

141
trong đó có một nghiệm là nghiệm kép. Trường hợp q  0 thì p  0, khi đó phương trình (2)
có dạng y 3  0, bởi vậy y1  y 2  y 3  0.

Nếu   0 thì u 3 và v 3 là hai số phức liên hợp. Vì vậy ta có u 3  v 3 và u 3  v 3  0.

Do đó ta cũng có u  v và u  v  0.

p 2
Vì uv    0 ( p  0 do   0) nên uv  uv  u v  u  uu . Vậy v  u , tức u và v
3
là hai số phức liên hợp. Bởi vậy công thức (5) cho ta y1 , y 2 , y 3 là các nghiệm thực và theo
chú ý trên thì chúng đôi một phân biệt.
Ví dụ 1. Giải các phương trình sau:
1 i 3
a) x 3  3    x  2i  0 1
2 2 

Đặt x  u  v thay vào (1), ta được


  1 i 3 
u 3  v 3  3 u  v  uv       2i  0  2 
 2 2  

1 i 3
Ta chọn u , v thỏa mãn uv    .
 2 2 
u 3  v 3  2i
 3
Khi đó, ta có  3 3  1 i 3 
u v      1
 2 2 
2
suy ra u 3 , v 3 là nghiệm của phương trình bậc hai t 2  2it  1  t  i   0.

Phương trình này có một nghiệm kép u 3  v 3  i .


1 i 3

Ta chọn u1  i  v1  2 2  3  1 i.
i 2 2
Vậy, các nghiệm của phương trình (1) là
3 1 3 1
x1  u1  v1  i   i  i;
2 2 2 2
1 i 3
x2   u1  v1   u1  v1    3  i ;
2 2

142
1 i 3 3 1
x3   u1  v1   u1  v1    i.
2 2 2 2
b) y 3  9y 2  21y  5  0  2 

Đặt y  x  3, phương trình (2) trở thành


3 2
 x  3  9 x  3  21x  3  5  0

 x 3  6x  4  0  3

Đặt x  u  v. Phương trình  3 được biến đổi về


3
u  v   6 u  v   4  0

 u 3  v 3  u  v  3uv  6   4  0.
Ta tìm các số phức u , v thỏa mãn 3uv  6  0 hay uv  2. Như vậy ta có
u 3v 3  8
 3 3
u  v  4

Do đó u 3 và v 3 là nghiệm của phương trình bậc hai


z 2  4z  8  0.
 1 1   3 3 
Ta có u 3  2  2i  2 2    i   2 2  cos  i sin .
 2 2   4 4 
 3 3 
  k 2  k 2 
Từ đó u  2  cos 4  i sin 4

 3 3 
 
  
Chọn k  0, ta được u1  2  cos  i sin   1  i .
 4 4
2 2
Ta chọn v1 sao cho u1v1  2, suy ra v1    1  i.
u1 i  1
Vậy, ta có nghiệm của phương trình (3) là
1 3
x1  u1  v1   i u1  v1   1  3,
2 2
1 3
x 2  u1  v1   i u1  v1   1  3,
2 2
x 3  u1  v1  2.

143
Do đó phương trình (2) có các nghiệm là y1  2  3, y 2  2  3, y 3  5.
Chú ý. Ta nhận thấy y  5 thỏa phương trình (2) nên phương trình được biến đổi về dạng

(y  5)(y 2  4y  1)  0
y  5
y  5  .
 2  y  2  3
y  4y  1  0 y  2  3

Phương trình bậc 4
Phép giải một phương trình bậc bốn với hệ số phức có thể qui về một phép giải một
phương trình bậc ba và hai phương trình bậc hai. Nội dung cụ thể như sau.
Cho phương trình bậc bốn với hệ số phức
x 4  ax 3  bx 2  cx  d  0 1

a 2x 2
Chuyển ba hạng tử cuối sang vế phải rồi cộng vào cả hai vế, ta được
4
2
 2 ax   a
2
 2
 x     b  x  cx  d

 2   4 
Sau đó cộng vào hai vế của phương trình này tổng
 2 ax  y 2

 x  y  ,
 2  4
với y là một ẩn mới, ta được
2
 2 ax y   a  2  ay y2
2

x      b  y  x    c  x   d  2
 2 2   4   2  4

Do vế trái của (2) là một bình phương đúng nên tam thức f x  ở vế phải buộc phải có biệt
số triệt tiêu, tức là
2
 ay   a2  y2 
 c   4 b  y  d   0
 2  4  4 
hay
y 3  by 2  ac  4d  y  d a 2  4b   c 2   0  3

Giả sử y0 là một nghiệm của phương trình (3). Thay y  y0 vào phương trình (2), ta
được

144
2
 2 ax y0  2
x      x   
 2 2
Phép giải phương trình đã cho qui về việc giải hai phương trình bậc hai (a ) và (b ) sau
ax y0
x2    x   (a )
2 2
ax y0
x2    x   (b )
2 2
Hai phương trình bậc hai (a ) và (b ) sẽ có tất cả bốn nghiệm, đó là nghiệm của phương trình
bậc bốn đã cho.
Vậy phép giải một phương trình bậc bốn đã được đưa về phép giải một phương trình
bậc ba và hai phương trình bậc hai. Phương pháp giải trình bày trên đây do L.Ferrari
(1522  1565), nhà Toán học người Italia tìm ra.
Ví dụ 2. Giải các phương trình bậc bốn sau
a) x 4  3x 3  3x 2  3x  2  0 1

Chuyển ba hạng tử cuối sang vế phải của phương trình (1)


x 4  3x 3  3x 2  3x  2
9x 2
rồi cộng vào cả hai vế, ta được
4
2
 2 3  3 2
 x  x    x  3x  2.
 2  4

 3x  y 2
Cuối cùng cộng vào hai vế tổng  x 2   y  ta được
 2  4
2
 2 3 y  3 2  1  y2
 x  x     y   x  3  1  y  x   2 (2).
 2 2  4  2  4
Ta buộc y sao cho vế trái của (2) triệt tiêu biệt số
2
 1   3   y2 
9  1  y   4  y     2   0.
 2   4  4 
Sau khi khai triển ta được
y 3  3y 2  y  3  (y  3)(y 2  1)  0.
2 2
 3 3   3x 1 
Chọn y  3 và thay vào (2), ta được  x 2  x       .
 2 2  2 2

145
Từ đó ta được hai phương trình
3 3 3 1
x2  x   x  ,
2 2 2 2
3 3 3 1
x2  x    x  .
2 2 2 2
Hay x 2  3x  2  0, x 2  1  0.
Hai phương trình này cho ta bốn nghiệm 1, 2, i , i và đó chính là nghiệm của phương
trình đã cho.
Chú ý. Vì tổng các hệ số của phương trình đã cho bằng 0 nên x  1 là nghiệm. Dùng sơ đồ
Hooc ne ta biến đổi phương trình về dạng
x 4  3x 3  3x 2  3x  2  (x  1)(x 3  2x 2  x  2)  0.

Nhân tử (x 3  2x 2  x  2) được biến đổi thành

x 3  2x 2  x  2  x 2 (x  2)  x  2  (x  2)(x 2  1).
Từ đó ta được
(x  1)(x  2)(x 2  1)  0.
và tìm được các nghiệm 1, 2, i , i .
b) x 4  2ix 3  2ix  1  0 (3)
Chuyển hai hạng tử cuối sang vế phải của phương trình (3)
x 4  2ix 3  2ix  1
rồi cộng x 2 vào cả hai vế, ta được
(x 2  ix )2  x 2  2ix  1.

y2
Cuối cùng cộng vào hai vế tổng x  ix  y 
2

4
2
 2 y y2
 x  ix    x  2ix  1  (x  ix )y  .
2 2

 2 4
Hay
2
 2 y y2
 x  ix    (y  1)x 2
 (iy  2i )x  1  . (4)
 2 4
Ta buộc y sao cho vế trái của (4) triệt tiêu biệt số

 y2 
(iy  2i )2  4(y  1)   1  0.
4 

146
Từ đó ta được y 3  0 suy ra y  0.
Thay y  0 vào (4)
2 2
x 2
 ix   x 2  2ix  1  ix  1 .

Từ đó ta được hai phương trình


x 2  ix  ix  1, x 2  ix  ix  1.
Hai phương trình này cho ta các nghiệm i , i . Trong đó i là nghiệm bội ba.
Người ta (N.Abel; E.Galois) đã chứng minh được rằng một phương trình tổng quát bậc
lớn hơn bốn không thể giải được bằng căn thức. Cụ thể với mỗi số tự nhiên n  4 tồn tại
phương trình bậc n với hệ số thực không giải được bằng căn thức (mặc dù nó luôn luôn có
nghiệm, do Định lý cơ bản). Hơn nữa E.Galois đã tìm ra được tiêu chuẩn để biết một
phương trình đã cho giải được bằng căn thức hay không. (Evariste Galois (1811  1832).
Nhà Toán học Pháp).
BÀI TẬP
1.1. Hãy phân tích các đa thức cho sau đây thành một tích những đa thức bất khả quy trong
vành đa thức  x 

a) f (x )  x 2  i .

b) g (x )  x 4  1  i .

c) h (x )  x 2  4i  3 .

d) l (x )  x 7  1  i 3.
1.2. Biểu diễn hình học các nghiệm của đa thức
f x   x p  1, p  1;
m
g x   x  a   b, a  0, m  1 .

Từ đó suy ra rằng f x  và g x  có không quá hai nghiệm chung.

1.3. Tìm các nghiệm phức của đa thức


3
f x   1  x 2   8x 3.

Phân tích đa thức f x  thành tích những đa thức bất khả quy với hệ số thực.

1.4. Trong vành  x  chứng minh rằng đa thức f x  chia hết cho đa thức g x  khi và chỉ
khi mọi nghiệm của g x  đều là nghiệm của f x  và mọi nghiệm bội cấp k của g x 
cũng là nghiệm bội cấp không bé hơn k của f x  .

147
Trong các bài tập từ bài 1.5 đến bài 1.17 dưới đây, các đa thức đã cho xét trong vành
 x  .

1.5. Chứng minh rằng đa thức f x   x 3k  x 3l 1  x 3n  2 chia hết cho đa thức


g x   x 2  x  1 với k ,l , n là những số tự nhiên.

1.6. Khi nào thì đa thức f x   x 3m  x 3n 1  x 3p  2 với m , n , p là những số tự nhiên, chia


hết cho đa thức g x   x 2  x  1?

1.7. Khi nào thì đa thức f (x )  x 3m  x 3n 1  x 3p  2 với m , n , p là những số tự nhiên, chia


hết cho đa thức g (x )  x 4  x 2  1?

1.8. Tìm điều kiện để đa thức f  x   x 2m  x m  1 với m là số tự nhiên, chia hết cho đa
thức g x   x 2  x  1.

1.9. Chứng minh rằng đa thức f x   x ka1  x ka2 1  ...  x kak k 1 chia hết cho đa thức
g x   x k 1  x k 2  ...  1. Với k ,ai , i  1, 2,..., k  1 là những số tự nhiên khác không.

1.10. Với những giá trị nào của m thuộc tập hợp số tự nhiên thì đa thức
m
f x   x  1  x m  1 chia hết cho đa thức g (x )  x 2  x  1?

1.11. Với những giá trị nào của m thuộc tập hợp số tự nhiên thì đa thức
m
f x   x  1  x m  1 chia hết cho đa thức g (x )  x 2  x  1?
m
1.12. Với giá trị nào của m thuộc tập hợp số tự nhiên thì đa thức f (x )  x  1  x m  1
2
chia hết cho đa thức g (x )  x 2  x  1 ?
m
1.13. Tìm điều kiện để đa thức f x    x  1  x m  1, m thuộc  chia hết cho đa thức
2
g (x )  x 2  x  1 .
m m
1.14. Các đa thức f (x )  x  1  x m  1 và F (x )  x  1  x m  1, m thuộc , có chia
3
hết cho đa thức g (x )  x 2  x  1 không?

1.15. Chứng minh rằng nếu đa thức f x n  , n thuộc , chia hết cho x  1 , thì nó chia hết
cho đa thức x n  1.
k
1.16. Chứng minh rằng nếu đa thức f x n  chia hết cho x  a  thì nó chia hết cho đa thức
n k
x  a n  với a là một số thực khác 0, n và k là những số tự nhiên.

148
1.17. Chứng minh rằng nếu đa thức F  x   f1 x 3   xf2 x 3  chia hết cho đa thức x 2  x  1
thì f1 x  và f2 x  chia hết cho đa thức x  1.

1.18. Giải các phương trình bậc ba sau đây


a) x 3  9x 2  18x  28  0.
b) x 3  x  6  0.
c) x 3  18x  15  0.
d) x 3  3x 2  6x  4  0.
1.19. Giải các phương trình
a) x 4  3x 3  x 2  4x  6  0.
b) x 4  4x 3  3x 2  2x  1  0.
c) x 4  2x 3  8x 2  2x  7  0.
d) x 4  6x 3  6x 2  8  0.
e) x 4  2ix 3  2ix  1  0.
§2. ĐA THỨC VỚI HỆ SỐ HỮU TỈ
1. Nghiệm hữu tỉ
Cho f (x )  an x n  an 1x n 1  ...  a1x  a0 ,an  0, là đa thức với hệ số hữu tỉ, khi đó ta có
thể viết f (x ) dưới dạng
f (x )  b 1 (bn x n  bn 1x n 1  ...  b1x  b0 )  b 1g (x )

trong đó b là mẫu số chung của các phân số ai , i  0,..., n và

g (x )  bnx n  bn 1x n 1  ...  b1x  b0


là đa thức với hệ số nguyên. Khi đó các nghiệm của g (x ) cũng chính là các nghiệm của
f (x ). Vậy việc tìm nghiệm của đa thức với hệ số hữu tỉ được đưa về tìm nghiệm của một
đa thức với hệ số nguyên. Mặt khác nếu bn  1 thì nhân g (x ) với bnn 1 ta được

bnn 1g (x )  (bnx )n  bn 1 (bn x )n 1  ...  b1bnn 2 (bn x )  b0bnn 1

Đặt y  bn x , ta được đa thức theo biến y

bnn 1g (x )  y n  bn 1y n 1  ...  b1bnn 2y  b0bnn 1  h (y ).


y0
Nếu y0 là nghiệm của h (y ) thì x 0  là nghiệm của g (x ).
bn

149
Từ các lập luận trên ta thấy rằng việc tìm nghiệm của đa thức với hệ số hữu tỉ được đưa
về việc tìm nghiệm của đa thức với hệ số nguyên có hệ số cao nhất bằng 1.
Định lý sau cho phép ta tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức với hệ số nguyên.
Định lý 1. Cho đa thức f (x )  x n  an 1x n 1  ...  a1x  a 0 với hệ số nguyên và có hệ số cao
nhất bằng 1. Khi đó nếu  là nghiệm hữu tỷ của f (x ) thì
a)  là số nguyên.
b)  là ước của hệ số tự do a 0 .
Chứng minh.
a
a) Giả sử   với a ,b  ,b  0 và (a ,b )  1, là nghiệm hữu tỷ của f (x ). Khi đó
b
n n 1
a  a  a 
f ( )     an 1    ...  a1    a 0  0
b  b  b 
hay
a n  an 1a n 1b +…+ a1abn 1  a0bn  0
hay
b (an 1a n 1  ...  a1abn 2  a0bn 1 )  a n .

Từ đó b chia hết a n . Nhưng vì a và b nguyên tố cùng nhau, nên áp dụng liên tiếp Hệ quả
của Bổ đề 3, Chương 4, §1,2 ta được b chia hết a. Bởi vậy b  1. Vậy,  là một số
nguyên.
b) Ta có
f ( )   n  an 1 n 1  ...  a1  a0  0
hay
 ( n 1  an 1 n 2  ...  a1 )  a 0 .
Điều này kéo theo  là ước của a 0 .

Như vậy các nghiệm nguyên của f (x ), nếu có, phải là ước của số hạng tự do a 0 . Vì vậy,
muốn tìm nghiệm nguyên của f (x ) ta chỉ việc xét các ước của a 0 , và sau đó thử xem các
ước đó có là nghiệm của f (x ) hay không. Để giảm bớt số lần kiểm tra, người ta đưa vào
nhận xét sau đây.
Giả sử  là một nghiệm nguyên của f (x ), khi đó f (x ) chia hết cho x   , và ta có sự
phân tích
f (x )  (x   )q (x ).

150
Theo sơ đồ Hooc ne thì q (x ) là đa thức với hệ số nguyên, bởi vậy q (1) và q ( 1) là
những số nguyên, từ đó
f (1) f ( 1)
  và 
1 1
nếu  khác 1 và 1.
Vì vậy trước hết ta tính f (1) và f ( 1) để xem 1 và 1 có là nghiệm của f (x ) không,
sau đó ta chỉ xét các ước   1 của a 0 sao cho
f (1) f ( 1)
  và 
1 1
để xem chúng có phải là nghiệm của f (x ) không.
Ví dụ 1.
a) Tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức
f x   x 5  2x 4  6x 3  3x 2  42x  48.
Nghiệm hữu tỉ nếu có của f (x ) chỉ có thể là ước của 48.

Ta có f (1)  78  0, f  1  8  0.

Tập hợp các ước của 48 là 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 16, 24, 48 .

f 1 f  1
Các ước   1 của 48 thỏa điều kiện ,   là   2,   3.
 1 1 
Thử bằng sơ đồ Hoocne

Vậy, 1 2 6 3  42  48 ta có
2 1 0 6 9  24 0

3 1 3 15 36 84

f x    x  2  x 4  6x 2  9x  24  .

Nghiệm hữu tỉ của f x  là x  2.

b) Tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức


f  x   x 5  8x 4  20x 3  20x 2  19x  12.
Trước hết f (x ) có tổng các hệ số bằng 0 nên nhận 1 làm nghiệm. Chia f (x ) cho x  1 ta
được f (x )  (x  1)g (x ), với g (x )  x 4  7x 3  13x 2  7x  12.

151
Ta nhận xét rằng g ( )  0 với mọi   0 nên g (x ) không có nghiệm âm. Vì vậy chúng
ta chỉ xét các ước dương của số hạng tự do: 1, 2,3, 4,6,12.
Ta có g (1)  12, g ( 1)  40. Chỉ có các số 3 và 4 thỏa điều kiện
g (1) g ( 1)
  và 
1 1
nên chúng có thể là nghiệm của g (x ). Thử bằng sơ đồ Hoocne

1 7 13 7 12

3 1 4 1 4 0

4 1 0 1 0
Vậy, ta có
f (x )  (x  1)(x  3(x  4)(x 2  1).

Các nghiệm hữu tỉ của f x  là 1,3, 4.

c) Tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức


f (x )  4x 4  7x 2  5x  1.
Nhân đa thức f (x ) với 4 ta được

4 f (x )  16x 4  7.4x 2  5.4x  4  (2x )4  7(2x )2  10(2x )  4

 y 4  7y 2  10y  4, với y  2x .
Ta tìm nghiệm hữu tỉ của g (y )  y 4  7y 2  10y  4.
Ta có g ( 1)  0 nên y  1 là nghiệm của g (y ). Chia g (y ) cho y  1, ta được

g (y )  (y  1)(y 3  y 2  6y  4)  (y  1) 2 (y 2  2y  4).
Nhân tử y 2  2y  4 không có nghiệm hữu tỉ.
Vậy, g (y ) có nghiệm hữu tỉ y  1 là nghiệm kép và do đó f (x ) có nghiệm hữu tỉ
1
x   là nghiệm kép.
2
Trong ví dụ c), bằng cách đặt ẩn mới ta đã đưa đa thức f (x )  4x 4  7x 2  5x  1 có hệ
số cao nhất khác 1 về đa thức g (y ) có hệ số bằng 1 và tìm nghiệm hữu tỉ của g (y ) theo
Định lý 1. Định lý 2 sau đây cho chúng ta cách tìm nghiệm hữu tỉ của một đa thức với hệ số
nguyên có hệ số cao nhất khác 1.

152
p
Định lý 2. Giả sử , với p,q   nguyên tố cùng nhau, là nghiệm của đa thức
q
an x n  an 1x n 1  ...  an với hệ số nguyên. Khi đó

a) p là ước của hệ số tự do a 0 và q là ước của hệ số cao nhất an .


b) p  mq là ước của f (m ), với m nguyên. Đặc biệt p  q là ước của f (1), p  q là ước
của f ( 1).
Chứng minh.
p
a) Giả sử , với p ,q  ,q  0,( p,q )  1, là nghiệm của đa thức
q
f  x   an x n  an 1x n 1    a1x  a0 ,an  0

với hệ số nguyên. Ta chứng minh q an và p a0 .

p
Do là nghiệm của f x  nên ta có
q
n n 1
p p p p
f    an    an 1      a1    a 0  0.
q  q  q  q 
Suy ra an p n  an 1pn 1q    a1pq n 1  a 0q n  0. (*)

Hay an p n  q an 1pn 1    a1pq n  2  a0q n 1  , từ đó q chia hết an pn .

Vì p và q nguyên tố cùng nhau nên p và q n cũng nguyên tố cùng nhau, bởi vậy ta phải có
q an .

Mặt khác cũng từ (*) ta suy ra p  an pn 1  an 1p n 2q    a1q n 1   a 0q n . Do đó

p chia hết a0q n . Cũng lập luận như trên ta cũng được p a0 .

b) Phân tích f x  theo các lũy thừa của x  m bằng sơ đồ Hoocne ta được
n n 1
f x   an x  m   bn 1 x  m     b1 x  m   b0  g (x  m ). Các hệ số b0 ,b1 ,,bn 1
đều nguyên vì m nguyên.
p p
Ta có f m   b0 . Do là nghiệm của f x  nên thay x bởi ta được
q q

p p   p  mq 
f    g  m   g    0.
q  q   q 

153
p  mq
Tức là là nghiệm của g (x  m ).
q
Theo câu a) ta có p  mq phải là ước của b0 hay chính là ước của f m  .

Trong trường hợp m  1 thì p  q là ước của f 1 , m  1 thì p  q là ước của f  1 .

Ví dụ 2. Tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức f x   10x 5  81x 4  90x 3  102x 2  80x  21.

p
Theo Định lý 2, nếu phân số tối giản   là nghiệm của đa thức
q
f x   10x 5  81x 4  90x 3  102x 2  80x  21, thì khi đó p | 21 và q |10.
Các giá trị của p có thể là 1, 3, 7, 21.
Các giá trị của q có thể là 1, 2,5,10.

Ngoài ra p ,q phải thỏa mãn các điều kiện  p  q  | f 1 và  p  q  | f  1 .

Ta có f 1  24, f  1  384. Ta lần lượt xét các phân số


1 1 3 3 7 7 21 21 1 3 7 21
3; 7; 21;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  ;  .
2 5 2 5 2 5 2 5 10 10 10 10
Sau khi loại các giá trị không thỏa mãn điều kiện
 p  q  | f 1  24,  p  q  | f  1  384,
1 3
ta được các giá trị có thể là nghiệm của f x  là 7; ; .
2 5
Thử bằng sơ đồ Hoocne

10  81 90  102 80  21

7 10  11 13  11 3 0

1
10 6 10 6 0
2

3
10 0 10 0
5

Đa thức 10x 2  10 vô nghiệm hữu tỉ.

154
1 3
Vậy, f x  có ba nghiệm hữu tỉ là 7, , .
2 5
2. Đa thức bất khả qui trên trường số hữu tỉ
Trong §1 ta đã mô tả được tất cả các đa thức bất khả quy trên trường số thực và phức.
Nếu như trên các vành  x  và  x  , việc xem xét một đa thức có bất khả quy hay không
là một việc hết sức đơn giản thì trên vành  x  , công việc này khá phức tạp. Các đa thức
bậc hai và bậc ba của vành  x  nếu vô nghiêm trên  thì là bất khả quy. Đối với các đa
thức bậc lớn hơn ba có thể không có nghiệm hữu tỉ nhưng không phải là bất khả quy.
Chẳng hạn đa thức f (x )  x 4  2x 2  1 vô nghiệm trên  nhưng vẫn có ước thực sự là
x 2  1, vì f (x )  x 4  2x 2  1  (x 2  1)2 .
Trong mục này chúng ta sẽ đưa ra một vài điều kiện đủ để nhận biết một đa thức là bất
khả quy trên . Trước tiên ta đưa ra một số khái niệm cần thiết.
Định nghĩa 1. (Đa thức nguyên bản) Một đa thức với hệ số nguyên f (x )   [ x ] được gọi
là nguyên bản nếu các hệ số của nó có ước chung lớn nhất là 1.
Nhận xét. Mỗi đa thức f (x )  [ x ] bao giờ cũng viết được dưới dạng tích của một phân
a
số tối giản và một đa thức nguyên bản f (x ) = f  (x ).
b
Bổ đề Gauss. Tích của hai đa thức nguyên bản là nguyên bản.
Chứng minh.
Giả sử
f  x   a0  a1x  ...  amx m
g  x   b0  b1x  ...  bn x n
là hai đa thức nguyên bản. Ta cần chứng minh với một số nguyên tố p tùy ý, các hệ số của
đa thức tích f x  g x  không chia hết cho p.

Ta thấy rằng các hệ số của f x  và g x  không chia hết cho p vì f x  , g x  là hai đa thức
nguyên bản.
Giả sử a0 ,...,ar 1 ,bo ...,bs 1 chia hết cho p còn ar và bs không chia hết cho p. Xét cr s
là một hệ số của đa thức tích f x  g x 

cr s  ...  ar 1bs 1   arbs  ar 1bs 1  ...

trong đó ...  ar 1bs 1  và ar 1bs 1  ... chia hết cho p nhưng arbs không chia hết cho p vì
p là số nguyên tố. Do đó cr s không chia hết cho p.

155
Ví dụ 3. f x   x 2  2, g x   20x  7 là hai đa thức nguyên bản và đa thức tích
f x  g x  = 20x 3  7x 2  40x  14 cũng là một đa thức nguyên bản vì các số 20, 7, 40, 14
không có ước chung nào khác ngoài 1 và 1.
Định lý 3. Giả sử f (x )   x  , bậc n  1. Khi đó f (x ) bất khả quy trong  x  khi và chỉ
khi f (x ) là đa thức nguyên bản và f (x ) bất khả quy trong  x  .
Chứng minh.
). Giả sử f (x ) khả quy trong  x  . Khi đó
f (x )  g (x )h (x )
với g (x ), h (x )   x  và deg g (x )  n , deg h (x )  n. Ta có thể viết g (x ) và h (x ) dưới dạng
a c
g (x )  g * (x ), h (x )  h * (x )
b d
trong đó a ,b,c ,d là các số nguyên, (a ,b )  1, (c ,d )  1 và g * (x ), h * (x ) là các đa thức nguyên
bản.
Do đó ta có
r
f (x )  g * (x )h * (x )
s
Với r , s là các số nguyên và (r , s )  1.

Chú ý rằng vì f (x )   x  nên s phải là ước của mọi hệ tử của g * (x )h * (x ). Theo Bổ đề


Gauss, g * (x )h * (x ) là đa thức nguyên bản nên s  1. Vậy f (x )  rg * (x )h * (x ). Điều này
mâu thuẫn với f (x ) bất khả quy trong  x  . Mặt khác f (x ) là đa thức nguyên bản vì nếu
trái lại thì f (x ) sẽ có sự phân tích thực sự f (x )  af * (x ), trong đó a là ước chung lớn nhất
của các hệ số của f (x ), f * (x ) là đa thức nguyên bản. Điều này trái với f (x ) là bất khả quy
trong  x  .
). Giả sử f (x ) là đa thức nguyên bản, bất khả quy trong  x  . Ta chứng minh f (x ) là
bất khả quy trong  x  . Giả sử

f (x )  g (x )h (x ) với g (x ), h (x )   x  .

Khi đó, vì f (x ) bất khả quy trong  x  nên một trong các đa thức g (x ), h (x ) (chẳng
hạn g (x )) phải khả nghịch trong  x  , tức là g (x )  a  . Mặt khác f (x ) là đa thức
nguyên bản nên a  1. Vậy, f (x ) bất khả quy trong  x  .
Từ Định lý 2 ta có ngay hệ quả sau.

156
Hệ quả. Nếu f x  là một đa thức với hệ số nguyên có bậc lớn hơn 0 và f x  không bất
khả quy trong  x  thì f x  phân tích được thành một tích những đa thức bậc khác 0 với
hệ số nguyên.
Tiêu chuẩn Aidenstainơ. (F.Eisenstein (1823  1852). Nhà Toán học người Đức) Giả sử
f x   a0  a1x  ...  anx n (n  1)
là một đa thức với hệ số nguyên, và giả sử có một số nguyên tố p sao cho p không chia
hết hệ số cao nhất an , nhưng p chia hết các hệ số còn lại và p 2 không chia hết hạng tử tự
do a 0 . Thế thì đa thức f x  là bất khả quy trong  x  .

Chứng minh.
Giả sử f x  có những ước thật sự trong  x  . Theo Hệ quả của Định lý 3, f  x  có
thể viết dưới dạng f x   g x  h x  , trong đó

g x   b0  b1x  ...  br x r , bi  ,0  r  n

h  x   c0  c1x  ...  csx s , ci  ,0  s  n

Ta có a0  b0c0

a1  b1c 0  b0c1
……………….
ak  bkc0  bk 1c1  ...  b0ck
…………….....
an  brcs

Theo giả thiết p chia hết a0  b0c0 nên p chia hết b0 hoặc p chia hết c0 (do p là
nguyên tố). Giả sử p chia hết b0 , thế thì p không chia hết c 0 , vì nếu thế thì p 2 sẽ chia hết
a 0  b0c0 , mâu thuẫn với giả thiết. p không thể chia hết mọi hệ số của g (x ), vì nếu thế thì
p sẽ chia hết an  brcs , trái với giả thiết. Vậy, giả sử bm là hệ số đầu tiên của g (x ) không
chia hết cho p.
Xét hệ tử
ak  bkc0  bk 1c1  ...  b0ck

trong đó ak ,bk 1 ,...,b0 đều chia hết cho p. Vậy, bkc0 phải chia hết cho p. Do p là số nguyên
tố nên ta suy ra hoặc bk hoặc c0 phải chia hết cho p. Điều này mâu thuẫn với giả thiết về
bk và c0 .

157
Ví dụ 4. Dùng tiêu chuẩn Aidenstainơ, chứng minh các đa thức sau là bất khả quy trong
 x  .

a) Đa thức f x   x 4  4x 3  6x 2  12x  2 thỏa mãn tiêu chuẩn Aidenstainơ với p  2.


Vậy, f x  bất khả quy trong  x  .

b) Đa thức x n  px n 1  px n 2  ...  p
với p là một số nguyên tố tùy ý, là bất khả quy trong  x  .

c) f x   x 4  8x 3  12x 2  6x  3

Đặt y  x  1. Ta biểu diễn f x  theo y  x  1 bằng sơ đồ Hoocne

1 8 12 6 3

1 1 7 5 1 2

1 1 6 1 2

1 1 5 6

1 1 4

1 1

Từ sơ đồ trên ta được g y   y 4  4y 3  6y 2  2y  2.

Với p  2 thì g y  thỏa tiêu chuẩn Aidenstainơ, do đó g y  bất khả quy trong  x  .
Từ đó suy ra f x  bất khả quy trong  x  . (Xem Bài tập 1.11. Chương IV).

Tiêu chuẩn Aidenstainơ rất có hiệu quả trong việc kiểm tra tính bất khả quy của các đa
thức trong  x  . Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp không thể áp dụng tiêu chuẩn này
cho các đa thức trong  x  . Do đó người ta đã đưa ra một phương pháp khác để kiểm tra
tính bất khả quy của các đa thức này. Dưới đây là một phương pháp và nó được gọi là
phương pháp thu gọn đa thức theo mô đun của một số nguyên tố p, còn gọi là tiêu chuẩn
bất khả quy thu gọn.
Tiêu chuẩn bất khả qui rút gọn
Giả sử f (x )  a0  ...  anx n (n  1) là đa thức với hệ số nguyên và giả sử tồn tại số
nguyên tố p sao cho hệ số cao nhất an không chia hết cho p và đa thức

f (x )  a 0  ...  a nx n   p x 

158
là bất khả qui trên trường  p . Khi đó f (x ) bất khả qui trong  x  .

Chứng minh.
Giả sử f (x ) khả quy trong  x  . Khi đó f (x )  g (x )h (x ) với g (x ), h (x )   x  và
deg g (x )  0,deg h (x )  0. Vì p không là ước của an nên p không là ước của hệ tử cao
nhất của g (x ) hoặc của h (x ). Ta nhận thấy rằng

deg g (x )  deg g (x ),deg h (x )  deg h (x ).

Trong  p x  , f (x )  g (x )h (x ) với deg g (x )  0,deg h (x )  0. Do đó f (x ) khả quy


trong  p x  , điều này mâu thuẫn. Vậy, f (x ) bất khả quy trong  x  .

Ví dụ 5. Dùng tiêu chuẩn bất khả qui rút gọn, chứng minh các đa thức sau là bất khả quy
trong  x  .

a) f (x )  7x 3  6x 2  9x  23.

Trong  2 x  ta có f (x )  1x 3  1x  1.

f (x ) là đa thức bậc 3 và f (0)  f (1)  1  0 nên không có nghiệm trong  2 . Vì vậy


f (x ) là đa thức bất khả quy trong  2 x  . Theo tiêu chuẩn bất khả qui rút gọn thì f (x ) là
đa thức bất khả quy trong  x  .

b) f (x )  7x 4  7x 3  14x 2  6x  1.

Xét trong  2 x  ta có f (x )  1x 4  1x 3  1 là đa thức bất khả quy.

Giả sử ngược lại f (x ) không bất khả quy trong  2 x  . Khi đó vì f (x ) không có
nghiệm trong  2 nên trong sự phân tích f (x ) thành tích các nhân tử sẽ không có nhân tử
bậc nhất. Vậy ta phải có
f (x )  1x 4  1x 3  1  (1x 2  ax  1)(1x 2  bx  1).

Thế x  1 vào hai vế ta được 1  ab , hay a  b  1. Thay a  b  1 vào đẳng thức


trên ta sẽ gặp mâu thuẫn. Vậy, f (x ) bất khả quy trong  2 x  và do đó f (x ) bất khả quy
trong  x  .

BÀI TẬP
2.1. Tìm nghiệm hữu tỉ của các đa thức

159
a) x 3  6x 2  15x  14.
b) 2x 3  3x 2  6x  4.
c) x 6  6x 5  11x 4  x 3  18x 2  20x  8.
d) x 5  2x 4  6x 3  3x 2  42x  48.
2.2. Chứng minh rằng đa thức f x  với hệ số nguyên không có nghiệm nguyên nếu
f  0 và f 1 là những số lẻ.

2.3. Giả sử p  x  là một đa thức với hệ số nguyên và p x  bất khả quy trong  x  .
Chứng minh rằng trong  x  , nếu p x  | f x  g  x  thì hoặc p x  | f x  hoặc
p x  | g x  .

2.4. Trong vành  x  , chứng minh rằng mọi đa thức, khác 0 và khác 1, đều có thể viết
dưới dạng tích những đa thức bất khả quy.
2.5. Dùng tiêu chuẩn Aidenstainơ để chứng minh các đa thức sau đây là đa thức bất khả
quy trong  x  .

a) x 4  x 3  2x  1.

b) x p 1  x p 2  ...  x  1 với p là số nguyên tố.


Hướng dẫn: Đặt x  y  1.
2.6. Dùng tiêu chuẩn bất khả quy rút gọn để chứng minh các đa thức sau là đa thức bất khả
quy trong  x  .

a) 3x 3  6x 2  7x  13.
b) 3x 3  8x 2  13x  11.
c) 5x 4  7x 3  4x  1.
d) x 5  8x 4  3x 2  4x  7.
2.7. Tìm điều kiện cần và đủ để đa thức x 4  px  q bất khả quy trong  x  .

2.8. Giả sử f x    x  a1  x  a 2  ...  x  an   1, với các ai là những số nguyên phân biệt.


Chứng minh rằng f x  là bất khả quy trong  x  .

2.9. Trong vành  x  , chứng minh rằng đa thức f x   x 3  3n 2x  n 3 , với n là một số tự


nhiên khác 0, là một đa thức bất khả quy.
2.10. Chứng minh rằng nếu đa thức f (x )  ax 2  bx  c với a ,b,c  ,a  0, có nghiệm hữu
tỉ thì ít nhất một trong ba số a ,b,c chẵn.

160
2.11. Cho đa thức f (x )  ax 3  bx 2  cx  d   x  với ad là một số lẻ và bc là số chẵn.
Chứng minh f (x ) có ít nhất một nghiệm không hữu tỉ.
2.12. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên n  1, đa thức
xn x n 1 x2 x
p (x )    ...    1
n ! (n  1)! 2! 1!
không có nghiệm hữu tỉ.
2.13. Chứng minh f (x )  x 4  3x 2  2x  1 là đa thức bất khả quy trong  x  .

2.14. Chứng minh rằng một đa thức trong  2 x  có một nhân tử 1x  1 nếu và chỉ nếu nó
có một số chẵn các hệ số khác không.
2.15. Tìm tất cả các đa thức bất khả quy có bậc nhỏ hơn hoặc bằng 4 trên  2 .

161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Huy Hiền. 2005. Bài tập đại số đại cương. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn Hữu Việt Hưng. 1999. Đại số đại cương. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Hoàng Kỳ – Vũ Tuấn. 1978. Bài tập toán cao cấp. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Ngô Thúc Lanh. 1986. Đại số và số học, tập 1. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn Tiến Quang. 2008. Đại số đại cương. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Mỵ Vinh Quang. 1999. Đại số đại cương. TP Hồ Chí Minh: Chi nhánh NXB Giáo dục.
Hoàng Xuân Sính. 1997. Đại số đại cương. Hà Nội: NXB Giáo dục.
S. Lang. Algebra, Columbia University, New York (Phần I bản dịch tiếng Việt). Hà
Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 1974.

162

You might also like