You are on page 1of 243

2008 | PDF | 243 Pages

buihuuhanh@gmail.com
BÙI MINH TOÁN (Chủ biên) - NGUYÊN THỊ LƯƠNG

G I Á O T R Ì N H

N G Ữ P H Á P T I Ê N G V I Ệ T

(Sách dành cho các trường Cao đẳng Sư phạm)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM


Mã số: 01.01.291681 ĐH 2007
M Ụ C L Ụ C
• •

Lòi nói đẩu

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ PHÁP


I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC
li. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN CỦA NGỮ PHÁP HỌC
1. Đơn vị ngữ pháp "
2. Ý nghĩa ngữ pháp "
3. Hình thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp "
4. Phỏm trù ngữ pháp "
5. Quan hệ ngữ pháp "
Tóm tắt chương "
Câu hỏi và bài tập "
Tài liệu tham khảo chương I

CHƯƠNG li. TỪ LOẠI TIÊNG VIỆT


I. KHÁI NIỆM Từ LOẠI VÀ TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH
1. Khái niệm từ loỏi Ví
2. Tiêu chí phân đinh 7.
li. HỆ THỐNG Từ LOẠI TIẾNG VIỆT
1. Sự phân biệt thực từ và hư từ
2. Danh từ
3. Số từ ::
4. Động từ
5. Tính từ "
6. Đỏi từ "
7. Phụ từ (phó từ, từ kèm) ti
8. Quan hệ từ li
9. Tình thái từ ii
III. Sự CHUYỂN LOẠI CỦA Tử íí
IV. VẤN ĐỂ Từ LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VẮNỞ TRUNG HỌC c ơ SỞ í!
Tóm tắt chương li
Câu hỏi và bài tập li
Tài Liệu tham khảo chương li li
CHƯƠNG HI. CỤM TỪ TIÊNG VIỆT 63
I. KHÁI NIỆM CỤM Từ 63
1. Phân biệt cụm từ tự do và cụm từ cố định 63
2. Phân biệt các loỏi cụm từ tự do 64
li. CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI CỤM Từ Tự DO 6 5

1. Cụm từ chủ-vị 65
2. Cụm từ đẳng lập 68
3. Cụm từ chính phụ 7 1

IM. CỤM DANH Từ 72


1. Khái niệm 72
2. Chức năng 73
3. Phẩn trung tâm 74
4. Phần phụ trước 75
5. Phần phụ sau 78
IV. CỤM ĐỘNG Từ 82
1. Khái niệm 82
2. Chức năng 82
3. Phần trung tâm 83
4. Phần phụ trước 84
5. Phần phụ sau : -.87
V. CỤM TÍNH Từ 98
1. Khái niệm 98
2. Chức năng 99
3. Phần trung tâm 99
4. Phần phụ trước 100
5. Phần phụ sau 100
VI. VẤN ĐỂ CỤM Từ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂNở TRUNG HỌC c ơ SỞ 103
Tóm tắt chương 104
Câu hỏi và bài tập 104
Tài liệu tham khảo chương MI 109

CHƯƠNG IV. BỈNH DIỆN NGỪ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT no
I. MỘT SỐ VẤN ĐỂ KHÁI QUÁT VỀ CÂU m
1. Câu và phát ngôn 111
2. Các đặc trưng cơ bản của câu 112
3. Khái quát về ba bình diện của câu 113

4
li. BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU
1. Các thành phẩn câu
2. Các kiểu cấu tỏo ngữ pháp của câu
MI. VẤN ĐỂ VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
Ở TRUNG HỌC Cơ SỞ -.
1. Về các thành phần câu
2. Về các kiểu cấu tỏo ngữ pháp của câu
Tóm tắt chương
Câu hỏi và bải tập
Tài liệu tham khảo chương IV

CHƯƠNG V. BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA CỦA CÂU TIÊNG VIỆT


I. NGHĨA MIÊU TẢ CỦA CÂU
li. NGHĨA TÌNH THÁI
III. VẤN ĐỂ VỀ NGHĨA CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
ở TRUNG HỌC Cơ SỞ
Tóm tắt chương
Càu hỏi và bài tập
Tài liệu tham khảo chương V

CHƯƠNG VI. BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG CỦA CÂU (Câu trong hoỏt động giao tiếp)
I. Sự HIỆN THỰC HÓA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG PHÁT NGÔN
1. Tỉnh lược thành phần câu
2. Tách câu
3. Lựa chọn trật tự các thành phần câu
li. MỤC ĐÍCH NÓI CỦA CÂU TRONG GIAO TIẾP
1. Câu nghi vấn
2. Câu cầu khiến
3. Câu cảm thán
4. Câu trần thuậr.
IU. HÀNH ĐỘNG NÓI VÀ CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Khái niệm hành động nói
2. Cách thực hiện hành động nói
3. Câu ngôn hành
IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU
1. Nghĩa tường minh ỵ
2. Nghĩa hàm ẩn
3. Phân loỏi nghĩa hàm ẩn 228
4. Cơ chế tỏo hàm ý cho câu 230
V. CẤU TRÚC TIN TRONG CÂU 232
VI. VẤN ĐỂ CÂU TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾPỞ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC Cơ SỞ 237
Tóm tắt chương 238
Càu hỏi và bài tập 239
Tài liệu tham khảo chường VI 240
L Ờ I N Ó I Đ Ẩ U

Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt được biên soỏn theo chương trình đào tỏo giáo viên Ngữ
văn thuộc Dự án Đào tỏo Giáo viên Trung học cơ sớ, Bộ Giáo dục và Đào tỏo. Giáo trình phục
vụ cho việc dỏy và học học phần Ngữ pháp tiêng Việt trong trường Cao đẳng Sư phỏm.
Trong khi biên soỏn giáo trình, các tác giả luôn quán triệt mục tiêu đào tỏo, cố gắng
bám sát chương trình Cao đẳng Sư phỏm, đồng thời gắn với nội dung dỏy và học ngữ pháp
tiêng Việt ở Trung học cơ sở. Vì vậy nội dung các chương, mục trong giáo trình không quá
đi sâu vào những vấn đề lí thuyết ngón ngữ học hoặc Việt ngữ học, mà cố gắng đáp ứng
những yêu cấu thực tiễn của nhà trường, nhất là cấp Trung học cơ sở. Mặt khác, giáo trình
vẫn đặt ra nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và có tính cập nhật, rèn luyện
những kĩ năng cần vếu nhất trong học tập, nghiên cứu và giảng dỏy ngữ pháp tiêng Việt để
vừa nâng cao kiến thức và kĩ nâng cho sinh viên, vừa chuẩn bị cho sinh viên làm tốt công
việc dỏy ngữ pháp tiếng Việt ở Trung học cơ sở.
Cấu trúc của giáo trình đi theo trình tự của các đơn vị ngữ pháp từ thấp đến cao: từ,
cụm từ, câu. Trước khi đi vào những vân đề cụ thể của ngữ pháp tiếng Việt, giáo trình có
dành một chương (chương ì) để trình bày khái quát một số vấn đề đỏi cương về ngữ pháp
nhằm chuẩn bị kiến thức chung. Sau đó chương l i dành cho vấn đề từ loỏi tiêng Việt,
chương HI trình bày về cụm từ tiêng Việt. Những vấn đề về câu là phong phú nhất và cũng
phức tỏp nhất, nên giáo trình dành cả ba chương tiếp theo lần lượt trình bày về ba bình diện
của câu: bình diện ngữ pháp (chương IV), bình diện ngữ nghĩa (chương V) và bình diện
ngữ dụng (chương V I ) .
Để tỏo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, ở đầu mỗi chương cùa giáo trình đều có
nêu những kiến thức cần có khi tiếp cân nội dung từng chương và những kết quả cần đỏt tới
khi học tập, còn cuối mỗi chương sách đều có phần tóm tắt nội dung cơ bản của từng
chương, sau đó cung cấp những câu hỏi và bài tập thực hành, trong đó có một số bài tập
vận dụng kiến thức và kĩ nâng vào việc giải quyết những yêu cầu dỏy học ở Trung học cơ
sở. Cũng nhầm mục đích hướng nghiệp cho sinh viên, nên cuối mồi chương sách đều có
mục giới thiệu nội dung dỏy học tương ứng ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở. Cuối
cùng là danh mục tài liệu tham khảo có quan hệ mật thiết đến nội dung từng chương đê
sinh viên có thể tiếp cận nhằm mở rộng kiến thức.
Giáo trình này có thể sử dụng để dỏy và học ở cả chương trình đào tỏo giáo viên dỏy
một môn (môn Ngữ văn), và cả ở chương trình đào tỏo giáo viên dỏy hai môn, trong đó
môn Ngữ văn là môn thứ nhất. Trong chương trình đào tỏo giáo viên dỏy một môn, thời
lượng dỏy và học là 4 đơn vị học trình, do đó 6 chương trong giáo trình có thể phân bô như
sau: học trình Ì gồm 2 chương đầu, học trình 2: chương 3, học trình 3: chương 4, học trình 4:

7
chương 5 và chương 6. Trong chương trình đào tỏo giáo viên dỏy 2 môn, thời lượng chỉ có 3
đơn vị học trình. Do đó sinh viên cần tự đọc chương Ì, còn học trình Ì gồm chương 2 và 3,
học trình 2: chương 4, học trình 3: chương 5 và 6 (nội dung của chương 6 có một số điểm
đã được dỏy và học chi tiết trong học phần Ngữ dụng học). Tuy nhiên, trong thực tiễn
giảng dỏy, các thầy cô giáo và các trường Cao đẳng Sư phỏm có thể điều chỉnh để phân bố
thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước khi xuất bản, Giáo trình đã được GS.TS. Hoàng Trọng Phiến, GS.TS. Lê A,
GS. Nguyễn Khắc Phi đọc và góp cho nhiều ý kiến bổ ích. Các tác giả xin chân thành cám
ơn các Giáo sư, đồng thời chúng tôi cũng mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của
quý thầy cô giáo, các bỏn sinh viên và bỏn đọc nói chung về nội dung và hình thức của
sách để bổ sung, điều chỉnh giáo trình ngày một tốt hơn. Chúng tôi cũng chân thành cám
ơn Ban điều hành Dự án Đào tỏo Giáo viên Trung học cơ sở cùng Nhà xuất bản Đ ỏ i học Sư
phỏm Hà N ộ i đã tỏo điều kiện để giáo trình có thể phục vụ rộng rãi cho việc dỏy và học
trong các trường Cao đẳng Sư phỏm.
C á c tác giả
C H Ư Ơ N G I

MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG

VỀ NGỮ PHÁP

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Nắm được bản chất của ngữ pháp, phán biệt được ngữ pháp với các bộ phận khác
của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, phong cách). Nắm được những khái niệm cơ bản của ngữ
pháp hầc: đơn vị, ý nghĩa, hình thức, phương thức, phạm trù, quan hệ ngư pháp.
- Bước đầu vận dụng được những kiên thức đại cương về ngữ pháp vào việc hầc tập,
nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt.

KIÊN THỨC CẦN CÓ


- Có những kiến thức phổ thông vê ngữ pháp tiếng Việt đã được trang bị ở các cấp tiểu
hầc, trung hầc cơ sở và trung hầc phổ thông, như những kiến thức về từ, về cụm từ, vé câu,
các thành phấn câu và kiểu câu....
- Có những kiến thức vờ kĩ nâng cần yếu vế các bộ phận ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa
tiêng Việt mà các hầc phẩn trước trong chương trình Cao đẳng Sư phạm đã trang bị cho
sinh viên.
- Có một số kiến thức vé ngữ pháp của một ngoại ngữ đã hầc ở phổ thông hoặc ở Cao
dẳng Sư phạm, nhất là ngoại ngữ thuộc hầ ngôn ngữ Ân - Âu. Những kiến thức đó để đối
chiêu, so sánh với tiếng Việt, và cũng dùng làm cơ sỏ để khái quát hoa thành những nhận
định chung về các khái niệm cơ bản trong ngữ pháp đại cương.

Mỏ ĐẦU
Hệ thống tổ chức của mỗi ngôn ngữ thường được cấu thành nhờ những bộ phận cơ bản
là ngữ ám, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp. Ớ những học phần trước (ngữ âm học, từ vựng -
ngữ nghĩa học) đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống ngữ âm tiếng Việt, hệ thống từ vựng -
ngữ nghĩa tiếng Việt. Học phần này đi vào hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt.
Song, trước khi tìm hiểu hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, cần có một số kiến thức đỏi
cương về ngữ pháp. Đây là những kiến thức chung về ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung.
Chúng đã được ngành ngữ pháp học tổng kết từ nhiều ngổn ngữ trên thế giới. Những kiến
thức đỏi cương này sẽ làm cơ sở cho việc tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

9
I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC
1. Trong cơ cấu tổ chức của hệ thông ngôn ngữ, ngoài các bộ phận ngữ ám và từ N ựng -
ngữ nghĩa, còn có ngữ pháp. Vậy ngữ pháp là gì?
Theo quan niệm thông thường, ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các luật lệ vé sự câu
tỏo của các từ, sự biến đổi của các từ và sự kết hợp các từ thành câu, đóng thời còn là các
quy tắc cấu tỏo của các cáu, các đoỏn vãn và văn bản.
Ngữ pháp học là một chuyên ngành nghiên cứu về ngữ pháp của một ngôn ngữ. Song
nhiều khi thuật ngữ ngữ pháp cũng dược dùng với ý nghĩa của thuật ngữ ngữ pháp học
(cũng giống như tình hình sử dụng thuật ngữ cùa các ngành khoa học khác: sử/ sử học;
sinh vật / sinh vật học,...).
So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có một số đặc điểm sau đây:
- Ngữ pháp có tính tàm tượng và khái quát hơn. Chính vì các quy luật và các phép tắc
tỏo nên ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải chỉ thuộc về một từ hay một câu cụ thể nào
mà là chung cho tất cả các từ hay các câu cùng một loỏi nên ngữ pháp có tính trừu tượng và
khái quát cao. Cũng vì thế, các quy luật tổ chức của ngữ pháp thường được biếu hiện dưới
dỏng mô hình hay sơ đồ. v ề mặt này, ngữ pháp giống như các quy tắc trong hình học.
Trong hình học, một hình vuông có thể được tỏo nên từ các chất liệu khác nhau (phân,
mực, que tre, thanh kim loỏi,...), có những màu sắc khác nhau, có độ lớn nhỏ khác nhau
nhưng luôn luôn phải có những đặc trưng cơ bản, có tính khái quát. Đó là: có 4 cỏnh bằng
nhau và 4 góc đều vuông.
Tương tự như vậy, trong ngữ pháp các từ thuộc từ loỏi danh từ, chảng hỏn, có những
hình thức âm thanh khác nhau: có thể có ý nghĩa cụ thể khác nhau, có nguồn gốc khác
nhau, có phỏm vi sử dụng khác nhau.... nhưng đều phải có đặc trưng chung: có ý nghĩa sự
vật, có những quy luật biến đổi và két hợp, những khả năng giống nhau trong việc tỏo câu.
- Ngữ pháp có tính ổn định làu bền hơn. Trong quá trình phát triển lịch sử, ngôn ngữ
có biên đổi. Nhưng trong các bộ phận cấu thành của ngôn ngữ thì từ vựng là bộ phận dễ
biến động nhất (nhiều từ mới xuất hiện, nhiều nghĩa mới nảy sinh, và các từ cũ, nghĩa cũ
mất đi....); thứ đến là ngữ âm. Còn ngữ pháp thì tuy cũng có biên đổi nhưng chậm hơn rất
nhiều, có thê coi là ổn định. Chính vì thê mà hiện nay đọc các văn bản cổ, ta thường gặp
nhiều từ cổ phải chú thích, còn ít thấy phải chú thích các hiện tượng ngữ pháp.

2. Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp học bao gồm hai phân ngành
Từ pháp hầc: có nhiệm vụ nghiên cứu các quy tắc cấu tỏo từ, các quy tắc biến đổi từ
các đặc tính ngữ pháp của các từ loỏi. Đôi với tiêng Việt, nhìn chung, các từ không có hệ
thống biến đổi từ, nên nhiệm vụ chù yếu của từ pháp học tiêng Việt là nghiên cứu đặc tính
ngữ phấp cùa các từ loỏi, các tiểu loỏi. Còn các quy tắc cấu tỏo từ thì thường được khảo sát
ớ từ vụn" học vì ở tiếng Việt các phương thức cấu tỏo từ và các kiểu cấu tỏo từ liên quan
mật thiết với các loỏi ý nghĩa từ vựng, các hệ thống từ vựng.

10
Cú pháp hầc: nghiên cứu các quy tắc kết hợp từ thành các cụm từ, các câu. Để hoàn
thành được các nhiệm vụ này, cú pháp học phải giải quyết những ván đề như câu tỏo cua
cụm từ, các loỏi cụm từ, các thành phần câu, các kiểu câu,...
Đối với tiếng Việt, từ pháp học khi giải quyết những vấn đề về đặc tính ngữ pháp của
các từ loỏi, lỏi có liên quan mật thiết với cú pháp học. Bởi vì đặc tính ngữ pháp của từ loỏi
trong tiêng Việt thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp các từ, ở khả nâng và đặc điểm cấu tỏo
cụm từ và cấu tỏo câu. Vì thế ở tiếng Việt hai bộ phận từ pháp học (từ loỏi) và cú pháp học
có liên quan mật thiết với nhau.
Hiện nay có một quan niệm mới là phải mở rộng phỏm vi của ngữ pháp tới cả lĩnh vực trên
câu. Vì thế đỏi tượng và nhiệm vụ của ngữ pháp học không chi dừng lỏiở việc nghiên cứu các
quy tấc cấu tỏo từ, biến đổi từ, kết hợp các từ thành cụm từ và câu, cũng như các quy tắc tố chức
câu, mà còn cả các quy tắc liên kết càu và các đơn vị trên câu dế tỏo thành vãn bản. Vì thế,
trong ngành ngữ pháp học đã hình thành một phân ngành mới là ngữ pháp hầc văn bản.
Do đó hiện nay, ngữ pháp học bao gồm ba phân ngành: ngữ pháp hầc vê từ (cấu tỏo từ,
từ loỏi), ngữ pháp hầc vê câu (cụm từ và cáu), và ngữ pháp hầc văn bàn (đoỏn vãn và vãn bản).

li. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN CỦA NGỮ PHÁP HỌC

1. Đơn vị n g ữ p h á p
Đó là những đơn vị (yêu tố) ngôn ngữ có hai mặt: mặt hình thức âm thanh và cấu tỏo,
mặt nội dung ý nghĩa. Những đơn vị chỉ có mặt âm thanh là các đơn vị ngữ âm (ám vị, âm
tiết), những đơn vị chỉ xét ở mặt ngữ nghĩa là các đơn vị ngữ nghĩa (nghĩa vị, nét nghĩa,...).
Trong ngôn ngữ, những đơn vị có cả hai mặt bao gồm: hình vị, từ, cụm từ, câu, đoạn văn,
văn bản.
Tuy thế, các đơn vị hai mật như trên chỉ được coi là đơn vị ngữ pháp khi chúng được
xem xét ở bình diện ngữ pháp, ở đặc điểm ngữ pháp, cụ thể là được xem xét ở một trong
những bình diện sau đây:
- Kiểu cấu tạo, loại hình cấu tạo: Cấu tỏo bằng các thành tố như thế nào? Theo
phương thức nào? Có thể xếp vào kiểu nào?
- Quan hệ ngữ pháp trong nội bộ đơn vị: Các thành tố cùa đơn vị có quan hệ với nhau
như thế nào? M ỗ i thành tố giữ vai trò và chức năng như thế nào?
- Quan hệ ngữ pháp với các đơn vị ngữ pháp khác khi cùng tham gia vào việc cấu tỏo
các đơn vị khác lớn hơn như thế nào?
- Ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị đó: Đó là ý nghĩa chung của cả một phỏm trù ngữ pháp
có đơn vị đó, hoặc là ý nghĩa quan hệ của đơn vị đó trong một đơn vị ngữ pháp lớn hơn.
- Hình thức ngữ pháp của đơn vị đó: hình thái biến đổi, hình thức thể hiện của đơn vị
đó qua các khả năng kết hợp với các đơn vị khác.

li
Ví dụ: từ nhỏ nhen: Nêu xem xét từ này ở bình diện ngữ nghĩa (nghĩa: to ra hẹp hòi,
luôn để ý đến những việc nhỏ nhặt, những lợi ích riêng trong quan hệ đối xử với người
khác) thì lúc đó nó là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa. Cả việc xem xét nó trong các mối
quan hệ gần nghĩa, trái nghĩa, hệ thống ngữ nghĩa,... thì đó cũng là việc kháo sát nó với tư
cách là đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa. Từ nhô nhen chỉ xuất hiện với tư cách đơn vị ngữ pháp
khi ta xem xét nó ở các phương diện như:
- Cấu tỏo: Nó là một từ láy, gồm hai tiêng có quan hệ láy phụ âm đầu.
- Từ loỏi: Nó là một tính từ, có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ đặc điểm, tính chất,
có khả nâng kết hợp với từ chỉ mức độ (rất nhỏ nhen).
- Vai trò ngữ pháp: có thể làm trung tám cho một cụm từ chính phụ (cụm tính từ), ỏ
trong câu nó có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp. Chảng hỏn: Con người ấy (rất) nhỏ nhen.
Các đơn vị khác như hình vị, cụm từ, câu, đoỏn vãn, văn bản cũng là những đơn vị có
nhiều bình điện. Chúng chỉ được coi là đơn vị ngữ pháp khi xem xét ở bình diện ngữ pháp.
Vậy đơn vị ngữ pháp là những đơn vị ngôn ngữ có hai mặt: hình thức và ý nghĩa (hình
vị, từ, cụm từ, câu, đoỏn vãn và vãn bản), có những đặc điểm ngữ pháp nhất định.

2. Ý nghĩa n g ữ p h á p
Các đơn vị của từ vựng và các đơn vị của ngữ pháp là các đơn vị có hai mặt: ý nghĩa
và hình thức. ơ mặt ý nghĩa, người ta phân biệt ý nghĩa từ vipĩg và ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của tửng từ. Tuy rằng ý nghĩa từ vựng của mỗi từ là
một tập hợp nhiều nét nghĩa, trong đó có cả nét nghĩa phỏm trù (có mặt ở nhiều từ cùng
loỏi) và những nét nghĩa chuyên biệt, làm nên ý nghĩa từ vựng riêng cho m ỗ i từ. Ví dụ từ
chạy trong từng Việt có nghĩa gốc gồm một tập hợp các nét nghĩa sau đây:
chạy: hoỏt động (nét nghĩa phỏm trù), dời chỗ, bằng chân, trên mặt đất, của người hay
động vật, với tốc độ cao.
Ý nghĩa từ vựng này làm cho từ chạy chảng những khác nghĩa với những từ như nhà,
chó, mèo, xanh, vàng, đẹp,... mà còn khác nghĩa với những từ như: đi, bò, bơi, ngủ, ăn:...
Y nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung của cả một loại từ hoặc một tiểu loại của từ. Ví dụ:
- Các từ: người, hầc sinh, cá, mèo, ghế, bút, tính chất, màu sắc,... đều có ý nghĩa
chung là ý nghĩa sự vật.
- Các từ: đi, chạy, bò, bay, hầc, đánh, ngủ, nghiên cứu, khảo sát,... có nghĩa ngữ pháp
chung là chỉ hoạt động hoặc trạng thái.
- Các từ: đẹp, xấu, vàng, chăm chỉ, lười, thông minh có nghĩa chung là chỉ tính chất
đặc điểm.
Các ý nghĩa: sự vật, hoỏt động hoặc trỏng thái, tính chất hoặc đặc điểm.... là các ý
nghĩa ngữ pháp. Rõ ràng ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa có tính khái quát, chung cho nhiều từ

12
cùng loỏi, cùng phỏm trù. Ngoài ý nghĩa phỏm trù như trên, ý nghĩa ngữ pháp có thể là ý
nghĩa nảy sinh trong quan hệ của các từ trong câu.
Xét các ví dụ sau:
(1) Nó đọc sách.
(2) Tôi đá bóng.
(3) Họ xem phim.
(4) Trâu ăn cỏ.
(5) Xe này chở lúa.
Các từ: sách, bóng, phim, cò, lúa, ngoài ý nghĩa ngữ pháp chỉ phỏm trù sự vật trong
các câu trên còn có ý nghĩa chung khác: tất cả đều chỉ đối tượng của các hoỏt động do các
động từ trong câu biểu hiện. Các từ: nó, lôi hầ, trâu, xe có ý nghĩa chung là chủ thể hoỏt
động. Rõ ràng các ý nghĩa chung này nảy sinh do quan hệ của các từ trong câu. Nếu thay
đổi quan hệ thì ý nghĩa ngữ pháp này cũng thay đổi. Ví dụ:
(6) Tôi mua cái xe này.
Ta thấy xe ở đây đã có ý nghĩa quan hệ khác: chỉ đối tượng hoỏt động chứ không phải
chủ thể hoỏt động như ở ví dụ (5) trên.
Thật ra ý nghĩa quan hệ cũng là ý nghĩa phỏm trù chung, nhưng những phỏm trù này
chỉ nảy sinh khi từ dùng trong cáu. Ngoài ra còn một số ý nghĩa ngữ pháp khác mà sau này
sẽ đề cập đến.

3. Hình thức ngữ p h á p và p h ư ơ n g thức ngữ p h á p


a) Hình thức ngữ pháp: là sự biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp nhờ các yếu tố vật chất
của ngôn ngữ. Xét ví dụ sau đây:
(7) "Công việc cùa chúng ta rất khó khán. Nhưng chúng ta nhất đinh sẽ vượt qua
những khó khăn ấy".

ơ ví dụ này, có hai từ khó khăn. Từ thứ nhất có nghĩa ngữ pháp chỉ "tính chất" (chung
cho tất cả các tính từ), ý nghĩa này được bộc lộ nhờ hình thức kết hợp với từ rất ở trước. Từ
khó khăn thứ hai có ý nghĩa sự vật (chung cho tất cả những danh từ); ý nghĩa đươc bộc l ộ
nhờ hình thức kết hợp với từ những ờ trước và từ ấy ở sau
b) Các hình thức ngữ pháp để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp trong ngổn ngữ thì rát đa
dỏng, nhưng chúng luôn thuộc về một số phương thức nhất định, có tính hữu han. Đó là các
phương thức ngữ pháp. Phương thức ngữ pháp chính là cách thức chung trong việc biểu
hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Có thể kể đến một số phương thức sau:
- Phương thức hư từ: ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng cách dùn° hư từ.
Ví dụ: từ rất, từ những ở ví dụ trên đây, từ bằng ở ví dụ sau:
(8) Chúng tôi học tiếng Việt.

13
(9) Chúng tôi học bâng tiếng Việt.
ơ (8) ý nghĩa phương tiện hoỏt động trong "tiếng Việt" được biểu hiện băng hư tư
bằng, còn ớ (9), ý nghĩa đối tượng hoỏt động cùa các từ ấy lỏi được biếu hiên bàng cách
không dùng hư từ.
- Phương thức trật tự từ: Trật tự sắp xếp của các từ trong câu cũng là mót phương thức
ngữ pháp. Các từ trong câu giống nhau nhưng trật tự sắp xếp khác nhau thì ý nghĩa của càu
khác nhau. Ví dụ:
(10) M ẹ yêu con/ Con yêu mẹ.
( l i ) Học b ỏ n / B ỏ n học.
- Phương thức ngữ diệu: Ngữ điệu là một đặc điểm âm thanh cùa lời nói và bao gồm
nhiều phương điện: giọng lên cao hay xuống thấp, nói nhanh hay chậm, liên tục hay có chỗ
ngừng nghỉ, mỏnh hay yếu,... Có nhiều trường hợp, các câu bao gồm những từ ngữ như
nhau nhưng ngữ điệu khác nhau nên ý nghĩa cũng khác nhau. Chảng hỏn, các câu mang
ngữ điệu khác nhau sau đây biếu hiện các ý nghĩa và mục đích nói khác nhau:
(12) Anh đi. (hỏ giọng - câu kể)
(13) Anh đi? (lên giọng - câu hỏi)
- Phương thức láy: Láy là lặp lỏi (hoàn toàn hay bộ phận) thành phần âm thanh của
một đơn vị nào đó. Việc lặp lỏi một từ có thể diễn đỏt được ý nghĩa số nhiều (người người,
ngành ngành, nhà nhà,...), ý nghĩa nhiều lần của hoỏt động (gật gật, vẩy vẫy, lắc lắc, đi đi,
lại lại,...).
Những phương thức ngữ pháp kể trên là những phương thức có tính chất đặc thù của
tiếng Việt và những ngôn ngữ cùng loỏi hình với tiếng Việt. Song chúng được sử dụng cả
trong các ngôn ngữ thuộc loỏi hình tổng hợp - biến hình từ (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Pháp,...), tuy rằng chúng không mang tính chất điển hình đ ố i với các ngôn ngữ này. Đối
với các ngôn ngữ tổng hợp - biên hình từ, thì phương thức có tính điển hình, đặc thù là
phương thức dùng phụ tố: trong thành phần của mỗi từ có các phụ tố diễn đỏt các ý nghĩa
ngữ pháp. Khi các phụ tố thay đổi thì các ý nghĩa ngữ pháp cũng thay đ ổ i . Ví dụ:
(14) Tiếng Nga: kniga (số ít, giống cái, chủ cách), knigi (số nhiều, chủ cách), knigu
(số ít, tán cách),...
(15) Tiêng Pháp: chanter (hát - nguyên dỏng), chante (ngôi thứ ba, số ít, hiện tỏi),
chan tcz (ngôi thứ hai, sò nhiều, hiện tỏi),...
Các phương thức ngữ pháp điển hình cho từng ngôn ngữ, từng loỏi hình ngốn ngữ
đươc người bản ngữ thường xuyên sử dụng trong hoỏt động nói và viết để tỏo nên những
sàn phẩm ngôn ngữ như cụm từ và câu. Các ngôn ngữ đều có khả năng diễn đỏt các ý nghĩa
tương ứng như nhau, nhưng chi khác nhau ở chỗ:

14
a) Các ý nghĩa đó có nhát thiết (bắt buộc) phải được biếu hiện trong tất cả các trường
hợp mà đơn vị ngữ pháp xuất hiện hay không;
b) Chúng được biểu hiện nhờ phương thức ngữ pháp nào.
So sánh hai câu tương đương vê nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Nga (hai ngôn ngữ
khác biệt về loỏi hình) sau đây, ta sẽ thấy rõ điều đó:
(16) Tiếng Nga: Ona protsitaỉa tvuji( knign.
(17) Tiếng Việt: cỏ ấy đã đầc xong quyển sách của anh.
Về phương thức ngữ pháp, trong cáu tiếng Nga không dùng phương thức hư từ. Các ý
nghĩa ngữ pháp chủ yếu được biếu hiện bằng phụ tố. Ở từ (ma (cồ ây) biểu hiện ý nghĩa
ngôi thứ ba, số ít, gióng cái, chủ cách. Ở từprotsitala (đã đọc xong), phu tố - la biêu hiện ý
nghĩa thời quá khứ, số ít, giống cái, thức tường thuật; còn phụ tó pro- biếu hiện ý nghĩa thể
hoàn thành. Ớ từ knigu (sách) phụ tố -// biểu hiện số ít, giông cái, tân cách. Còn ờ đỏi từ sỏ
hữu tvujư (của anh), phụ tố - ju biêu hiện các ý nghĩa số ít, giống cái, tân cách.
Trong câu tiếng Việt, dùng các hư từ: đã thể hiện nghĩa quá khứ hoàn tất; quan hệ từ
của (nghĩa quan hộ sở hữu), đổng thời trật tư các từ trong câu thể hiện được các quan hệ
ý nghĩa chủ thê - hoạt động - đối tượng cùa hoạt động (chủ - vị - bổ). Trong câu tiêng
Việt không nhất thiết phải thể hiện các ý nghĩa về giống, về số, về cách. Đó không phải
là các ý nghĩa ngữ pháp trong câu tiếng Việt, tuy rằng khi cần thiết, một trong số các ý
nghĩa tương ứng vẫn có cách thể hiện (ví dụ: Ý nghĩa đơn vị ở danh từ quyển, ý nghĩa nữ
giới ờ danh từ cô,...).

4. Phỏm trù n g ữ p h á p
M ỗ i ý nghĩa ngữ pháp tỏo cơ sở cho việc hình thành một phỏm trù ngữ pháp. Tất nhiên
những ý nghĩa ngữ pháp này phải dươc biểu hiện bằng hình thức ngữ pháp thuôc về những
phương thức ngữ pháp nhất định.
Ví du: Tất cả các danh từ trong tiếng Việt tỏo thành phỏm trù danh từ trẽn cơ sở có
cùng một ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa sự vật và hình thức ngữ pháp thông nhất (khả năng kết
hợp với các từ mang ý nghĩa chỉ số lượng và khả năng làm vị ngữ với từ là).
MỖI phỏm trù ngữ pháp là sự tập hợp cùa mót số đơn vị ngữ pháp trên cơ sở có cùng
chung một ý nghĩa ngữ pháp. Các ý nghĩa ngữ pháp này có thể được tách thành một số
phương diện đối lập. Chảng hỏn, phàm trù giống bao gồm: giống đực, giông cái và có thế
là gióng trung; phỏm trù số bao gồm: số ít, số nhiều....
Các loỏi phàm trù ngữ pháp sau đây thường tồn tỏi trong các ngôn ngữ:
- Phỏm trù cùa các dỏng thức ngữ pháp của từ: Các phỏm trù này phổ biến đối với các
ngôn ngữ tổng hợp - biến hình từ. Từ trong các ngôn ngữ này tồn tỏi dưới nhiều dang thức,
mỗi dỏng thức là sự thể hiện của một (hay một vài) ý nghĩa ngữ pháp thuôc một (hay một
vài) phàm trù ngữ pháp. Ví dụ: dang thức bù ga (tiếng Nga: sách) có các ý nghĩa thuộc các

15
phỏm trù: số (số ít), giống (giống cái), cách (chủ cách). Ở tiêng Việt, có quan niệm cho
rằng "dỏng láy" của từ thường biểu hiện ý nghĩa về số lượng nhiều (người người, nhờ nhà,
gật gật, vẫy vẩy...).
- Phỏm trù các từ loỏi: Một từ trong ngôn ngữ, tuy thuộc vào đặc điểm trong ý nghĩa
ngữ pháp khái quát và trong hoỏt động ngữ pháp lỏi thuộc về một phỏm trù từ loai hoặc tiểu
loỏi nhất định. Ví dụ các phỏm trù danh từ, động từ, tính từ, số từ, đỏi từ, phụ từ....
- Phỏm trù các chức năng ngữ pháp của từ: Khi cấu tỏo cụm từ hoặc cáu, mỗi từ có
một chức năng ngữ pháp nhất định. Những từ có cùng chức nâng ngữ pháp như nhau thì
hợp thành một phỏm trù. Đ ố i với câu, phỏm trù này có thể gọi là phỏm trù các thành phần
câu. Ví dụ: phỏm trù chủ ngữ, phỏm trù vị ngữ, phỏm trù trỏng ngữ....
- Phỏm trù các loỏi hình kết cấu ngữ pháp: Các đơn vị ngữ pháp (từ, cụm từ, câu) có
cùng một kiểu cấu tỏo ngữ pháp, do đó thường có cùng một loỏi ý nghĩa ngữ pháp, cũng
hợp thành một phỏm trù ngữ pháp. Ví dụ: phỏm trù từ đơn, phỏm trù từ ghép, phỏm trù cụm
từ chính phụ, phỏm trù câu đơn, phỏm trù câu ghép, phỏm trù cụm động từ ban phát,...

5. Quan h ệ n g ữ p h á p
Trong hoỏt động giao tiếp (trong lời nói, trong vãn bản) các từ thường phải kết hợp với
nhau để tỏo nên những kết cấu ngữ pháp lớn hơn, nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp.
Trong sự kết hợp ấy, giữa các từ luôn luôn có các mối quan hệ với nhau.
Các kết cấu ngữ pháp có thể có nhiều tầng bậc. Trong một kết cấu ngữ pháp lớn có thể
có các kết cấu ngữ pháp nhỏ hơn làm thành phần cho nó. Giữa các kết cấu ngữ pháp nhỏ
này cũng có các mối quan hệ ngữ pháp. Ở phần cụm từ và câu dưới đay, chúng ta sẽ thấy
quan hệ ngữ pháp có thể là quan hệ giữa các từ với nhau, cũng có thể là quan hệ giữa từ và
cụm từ trong nội bộ một cáu.
Quan hệ ngữ pháp chính là quan hệ giữa các đơn vị ngữ pháp này khi chúng cùng
nhau cấu tỏo đơn vị ngữ pháp lớn hơn.
Quan hệ ngữ pháp được hình thành trên cơ sở các quan hệ ý nghĩa giữa các đơn vị ngữ
pháp, đồng thời được hình thành trên cơ sở vai trò và cương vị của mỗi đơn vị ngữ pháp
trong kết cấu ngữ pháp lớn hơn. Khái quát nhất, các quan hệ ngữ pháp được phân biệt
thành ba loỏi:
a) Quan hệ chủ - vị (còn gầi là quan hệ tường thuật hay là quan hệ vị ngữ tính)
Đó là quan hệ giữa hai thành tố (từ hoặc cụm từ), trong đó một thành tố (chủ ngữ)
biểu hiện đối tượng được nói đến trong câu, còn một thành tố (vị ngữ) biểu hiện nội dung
nói về đối tượng đó. Nội dung này có thể là một đặc trưng (hoỏt động, trỏng thái, tính chất,
đặc điểm, quá trình, tư thế) của đối tượng, có thể là một lời nhận định về đối tương, có thể
là một quan hệ nào đó của đôi tượng.
Ví dụ: (18) Nó //học.

16
(19) Tôi / / l à học sinh.
(20) Quyển sách này // rất bổ ích cho thiếu nhi.
Chù ngữịC) li Vị ngữ (V)
Quan hê chủ - vị tương ứng với quan hệ giữa hai thành tố cùa một phán đoán trong tư
duy. Trong quan hệ chủ - vị, cả hai thành tố đều quan trọng. Chúng có quan hệ qua lai, chê
định lan nhau.
Trong tiếng Việt, quan hệ chù - vị được biểu hiên thông qua một số phương tiện hình
thức sau đây:
- Trật tự: c thường đi trước V.
- V thường được bắt đầu bằng các phụ từ biếu hiên các ý nghĩa tình thái:
(21) Cháu tôi cũng da ng tập bơi.
(22) Anh ây sẽ không đến đây.
Còn c nêu biêu hiện bằng danh từ thì thường được xác định ý nghĩa bằng các từ chỉ
định (ấy, này, nọ, đó, đây,...)-
Giữa c và V có thế có chỗ ngắt nếu c là mót kết cấu gồm nhiều từ, nhiều âm tiết.
Ở các ngón ngữ mà từ có biến hoa hình thái (như các tiếng Anh, Pháp, Nga) hình thức
để biểu hiên quan hệ chú vị là hình thức cùa V: V phải có hình thái thích hợp về giống, số,
ngôi với c và thích hợp với các ý nghĩa tình thái của câu (tường thuật, hay mệnh lệnh, hay
giả thiết,..., quá khứ, hiện tỏi hay tương lai....)- Ví dụ câu tiếng Pháp:
(23) Nous habitons une nouvelle maison. (Chúng tôi ở trong một ngôi nhà mới.)
Trong ví dụ này, động từ vị ngữ habitons (ở) có hình thái ngôi thứ nhất, số nhiều (hợp
với chù ngữ - chúng tỏi), thời hiện tỏi, thức tường thuật, dỏng chủ động.
Quan hệ chủ - vị có thế tồn tai giữa hai thành phần nòng cốt cùa câu đơn bình thường
(các ví du nêu trên), cũng có thể tồn tỏi trong một cụm chủ - vị làm thành phần câu. Ví dụ:
(24) Nó biết mầi người không đến.
Ì
ơ ví dụ này, quan hệ chủ - vị tổn tỏi chẳng những giữa hai thành phần nòng cốt cùa
câu (C: Nó, V: biết,...) mà tồn tỏi cả ở cụm từ mầi người không đến.
(C: mọi người, V: khống đến)
b) Quan hệ đảng lập (còn gọi là quan hệ liên hợp, bình đảng, song song ngang hàng). Đáy là
quan hệ giữa các thành tô ngang hàng nhau, bình đảng VỚI nhau. Những đặc điểm chính là:
- Số lượng các thành tố có thế nhiều hơn hai. Ví dụ:
(25) Sống chiến đâu, lao động và hầc tập theo gương Bác Hồ vĩ đỏi.
- Các thành tở có bản chất ngữ pháp (đỏc điểm từ loỏi) giông nhau hoặc tương tự. Ở ví
dụ trên, bốn thành tố cùng là động từ, đồng thời chúng biếu hiên các ý nghĩa cùng một
phỏm trù (ớ ví dụ trên: phàm trù hoỏt động).

17
- Các thành tố có cương vị ngữ pháp ngang hàng chức nân" n°ữ pháp giống nhau. có
quan hệ giống nhau với một yếu tố khác. Trong ví dụ trên, cả 4 thành tó đêu ngang hàng
nhau, quan hệ của mỗi một trong 4 thành tố đó với bộ phận còn Lỏi cùa câu đều gióng nhau.
- Thứ tự sắp xếp của các thành tố trong quan hệ đảng lặp không phải do ban chất ngữ
pháp và chức năng ngữ pháp của chúng quy định. Thứ tựấy linh hoỏt, có thê thay đói được.
Ví dụ, có thể nói: Sống, lao động, chiến đâu và học tập,...
c) Quan hệ chính phụ (còn gầi là quan hệ phụ thuộc)
Đó là mối quan hệ giữa hai thành tố, một thành tố đóng vai trò chính, mốt thành tố
đóng vai trò phụ. Quan hộ chính phụ có một số đặc điếm cơ bản như sau:
- Về mật ý nghĩa, thành tố phụ bổ sung hay hỏn định ý nghĩa cho thành tó chính được
cu thể hơn. Ví dụ:
(26) Đó là những hầc sinh tiên tiến
11 phụ. t.t.chính. t.t. phu
- Về mật ngữ pháp, quan hệ chính phụ có những đặc điểm sau:
+ Thành tố chính và thành tổ phụ không nhất thiết có cùng bản chất ngữ pháp. cùng từ
loỏi (ở ví dụ trên: hầc sinh là danh từ, tiên tiến là tính từ).
+ Thành tố chính quyết định bản chất ngữ pháp, chức năng ngữ pháp và quan hệ ngữ
pháp của cả kết cấu với các yếu tố khác ngoài kết cấu (ở ví dụ trên, thành tó chính là một
danh từ, tỏo nên một cụm danh từ, cả cụm danh từ này cùng với từ lù làm thành bộ phận vị
ngữ của câu.).
+ Quan hệ chính phụ có mức độ chặt chẽ khá cao, nên trật tự giữa thành tò chính và
thành tố phụ khó thay đổi (ở ví dụ trên, không thể thay đ ổ i trật tự thành: những tiên tiến
hầc sinh).
Ở các phần trình bày về cụm từ và cáu sau này, chúng ta sẽ thấy quan hệ chính phụ có
thể tồn tỏi trong nội bộ một cụm từ, có thể tổn lỏi giữa các từ và cụm từ đóng vai trò thành
phần câu.
Ớ tiếng Việt, trong ba loỏi quan hệ ngữ pháp trên đây thi quan hệ chính phụ và quan
hệ đẳng lập còn tồn tỏi trong cấu tỏo nội bộ của một từ ghép. Còn quan hệ chù - vị không
tồn tỏi trong từ, vì từ chỉ có chức năng định danh, trong khi quan hê chủ - vị chù yếu phúc
vụ cho chức năng thông báo.
Quan hệ ngữ pháp trong từ được gọi là quan hệ từ43háp, còn quan hệ ngữ pháp giữa
các từ hoặc giữa các cụm từ gọi là quan hê cú pháp. Trong tiếng Việt, như đã nói ờ trên,
quan hệ từ pháp trong từ ghép có phần giông với hai loỏi quan hệ cú pháp đăng lập và
chính phụ. Chính vì thế từ ghép thường được phân biệt làm hai loỏi: từ ghép đãng lặp và từ
ghép chính phụ. Cũng chính vì thế, việc phân biệt từ ghép và cụm từ tiêng Việt la một vấn
để phức tỏp.

18
TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Ngữ pháp là một bộ phận cấu thành của hè thống ngôn ngữ, bên cỏnh các bộ phận
khác là ngữ âm và từ vựng - ngữ nghĩa. Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc về sự cấu tỏo từ, sự
biến đổi từ, sự kết hợp từ để tỏo nén các đơn vị lớn hơn là cụm từ và câu. Đồng thời ngữ
pháp cũng bao gồm những quy tắc câu tỏo cáu, liên kết các cáu thành đoỏn văn và thành
vãn bản. Theo quan niệm phổ biến, ngữ pháp bao gồm: từ pháp học, cú pháp học và ngữ
pháp văn bản. Ngữ pháp có tính khái quát và tính ổn định.
2. Các dơn vị ngữ pháp tỏo nên một hệ thông từ cấp độ tháp đến cấp độ cao: hình vị,
từ, cụm từ, câu, đoỏn vãn, vãn bản. M ỗ i đơn vị ngữ pháp luôn luôn có hai mặt: ý nghĩa ngữ
pháp và hình thức ngữ pháp. Hình thức ngữ pháp thuộc về một số phương thức ngữ pháp
nhất định, tiêu biểu là các phương thức: hư từ, trật tự từ. ngữ điệu, láy, phụ tố,... Còn ý
nghĩa ngữ pháp chung, khái quát là cơ sờ đê tập hợp các đơn vị ngữ pháp thành những
phỏm trù ngữ pháp. Đó là các phỏm trù dỏng thức ngữ pháp của từ, phỏm trù từ loỏi, phỏm
trù thành phần câu, hoặc phỏm trù các kết câu ngữ pháp.
Mặt khác, các đơn vị ngữ pháp khi đươc sử dụng trong hoỏt động giao tiếp ngôn ngữ
lỏi luôn luôn kết hợp VỚI nhau để tao thành đơn vị ngữ pháp lớn hơn. Vì thế giữa các đơn vị
ngữ pháp có các quan hệ ngữ pháp, cơ bản nhát là ba loỏi quan hệ: quan hệ chù - vị, quan
hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH


Ì. Ngữ pháp là gì? Ngữ pháp có những đặc điểm nổi bật nào so với ngữ âm và từ vựng?
2. Ngữ pháp học gồm những phân ngành nào? Nêu nội dung chù yêu cùa từng phân ngành.
3. Thế nào là đơn vị ngữ pháp? Hãy xác định các đơn vị ngữ pháp (hình vị từ, cụm từ,
câu) trong câu văn sau:
Vịnh Hỏ Long xứng đáng là một di sản thiên nhiên cùa loài người.
4. Các đơn vị ngữ pháp có quan hệ cấp bậc với nhau như thê nào? Trình bày qua các ví
dụ cụ thể.
5. Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp khái quát của mỗi loỏt từ
sau đây:
a) xanh, đỏ, vuông, tròn, to, lớn, đẹp đẽ, hùng vĩ, mấp mồ, lập loe, xinh tươi, thông minh...
b) bàn, nhà, ghế, bút, xe đỏp, tàu hoa, máy nổ, quần áo, phông màn, máy móc, xe cộ....
c) nghi, ngủ, nghi ngơi, ngồi, nằm, chơi bời, làm lụng, lang thang, nói cười, cười cợt...
6. Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp chung của các từ in nghiêng đậm trong các câu sau:
- Trăng vào cứa sổ đòi thơ.
- Một tiêng chìm kêu sáng cả rùng.
- Mùa thu đã đi qua còn gửi lỏi
Một ít vàng trong năng trong cây

19
Một ít buôn trong gió trong may
Một ít vui trên môi người thiêu nữ.
7. Hình thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp là gì? Hãy phân tích các phương thức
ngữ pháp sau đây qua các ví dụ cụ thế: phương thức hư từ, trật tư từ, phu to.
8. Trong câu văn sau đày có dùng những hư từ nào? Tác dụng cùa các hư từ đó như thê
nào trong việc biểu hiện ý nghĩa?
Những vùng đất hoang cỏ dai bao la của Tây Bắc đã là đang biến thành những ruộng
đổng xanh tót và xom làng tươi vui.
9. Phán tích sư khác nhau về trật tự từ trong các cáu vãn sau đáy dẫn đèn sự khác nhau
như thế nào về ý nghĩa ngữ pháp cùa các từ và ý nghĩa của cả câu:
Ì) Yêu trẻ, trẻ đến nhà. Yêu già, già để tuổi cho.
2) Khói ám tường. Tường ám khói.
10 Phỏm trù ngữ pháp là gì? Nêu những phỏm trù ngữ pháp chính cùng với các ví
du cụ thể.
11. Quan hệ ngữ pháp là gì? So sánh đặc điếm cùa quan hệ đảng lập và quan hệ chính
phu trong tiêng Việt.
12. Xác định quan hệ chính phụ và quan hệ chu - vị trong hai càu sau:
Dàn ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
13. Phăn tích các quan hệ ngữ pháp (từ pháp và cú pháp) trong câu sau:
Đó đây những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nỏ nu cười
tươi đó.
14. Phàn tích các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, càu) và quan hệ ngữ pháp cùa
chúng trong cáu sau:
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mò, nguyên liệu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngón Độc lập)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I


1. Diệp Quang Ban, Hoàng Vãn Thung. Ngữ pháp tiếìiạ Việt, tập 1. NXB Giáo dục,
1999 (đọc phần M ở đầu).
2. Đỏ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ hầc, tập Ì, tập 2. NXB Giáo
dục, 2001 (đọc Phần 1).
3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiện, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ hoe và tiếng
Việt. NXB Giáo dục, 2000 (đọc phần thứ nhất).
4. Nguyễn Thiện Giáp. Đoàn Thiện Thuật. Nguyễn Minh Thuyết. Dẫn luận ngàn ngũ
hoe. NXB Giáo đúc, 1995 (đọc Chương 6: Ngữ pháp).
5, Đinh Trọng Lác, Bùi Minh Toán. Tiếng Việt. tạp 2. NXB Giáo dục (tái ban lãn 2)
năm 2001. (dóc Chương 4).

20
C H Ư Ơ N G li

T Ử L O Ạ I T I Ê N G V I Ệ T

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Năm được tiêu chí phán loại, hệ thống từ loại và đặc điểm tiêu biểu của các từ loại
trong tiếng Việt, của cức tiếu loại tiêu biểu trong các từ loại tiếng Việt.
- Có kĩ núng phân rích tử loại tiếng Việt trong văn bún. nắm dược những phương thức
chuyên loạt cua các từ và vạn dụng vào sự phân tích từ loại trong vân bàn, đồng thời có kĩ
năng sứ dụng tử đúng theo đặc điểm từ loại cùa chúng.
- Bước đầu biết vận dung kiến thức và kĩ năng vé từ loại vào việc tìm hiểu chương
trình và sách giáo khoa phần từ loại tương ứng ở Trung hầc cơ sỏ, chuẩn bị để giáng dạy
rốt những nội dung đó ỞTning hầc cơ sỏ.

KIẾN THỨC CẦN CÓ


- Có kiến thức đã hầc ở trường phổ thông về từ loại tiếng Việt.
- Có kiến thức đại cương về ngữ pháp dã được cung cấp ở chương ì.
- Có kiến thức vê từ loại cùa một ngoại ngữ đã được hầc ỏ phổ thông hay ở cao đẳng
đê có thê so sánh đối chiếu, trên cơ sở đó hiểu rõ đặc điểm tử loại trong tiếng \ lệt.

Mỏ ĐẦU

Số lượng từ trong mỗi ngôn ngữ là rất lớn. Nhưng không phải mỗi từ đều hoàn toàn
khác với những từ khác. Vốn từ trong mỏi ngôn ngữ hình thành những loỏi, nhữno lớp.
những hê thống lớn nhỏ có những đặc điểm giống nhau. Những từ có đặc điểm giòn" nhau
tỏo nên một loỏi. Đặc điểm giống nhau cùa các từ có thể thuôc về ngữ âm, có thể thuộc vé
cấu tỏo, có thể thuộc về ngữ nghĩa, có thể thuộc về ngữ pháp,... Xét theo đặc điểm noữ
pháp, các từ họp thành từ loai theo những đặc điểm giống nhau về sự biến đổi từ hoặc vê
khá năng kết hợp, khả năng tỏo câu. Chương này dành để khảo sát các từ loỏi (và tiểu loỏi
của từ tiếng Việt theo đặc điểm ngữ pháp cùa chúnơ.
Mỗi từ loai sẽ lần lượt được xem xét theo đặc điếm tiêu biểu về ý nghĩa ngữ pháp vi'
đặc điểm trong hoỏt động ngữ pháp. Sau đó xem xét những tiểu loỏi cơ bản của mỗi từ loai
Cuối cùng đề cập đến một hiên tượng thường gặp trong thực tế sử dung: biện tượno chuyẽr
loỏi của từ tiếng Việt.

21
I. KHÁI NIỆM T ừ LOẠI VÀ TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH
1. Khái n i ệ m t ừ loỏi
Các từ trong mỗi ngôn ngữ tuy có số lượng rất lớn, nhưng giữa chúng vẫn có những
điểm gióng nhau.
Những điểm giống nhau như vậy là cơ sở để tập hợp các từ thành các loỏi, các lớp. các
nhóm nhưng không phải sự tập hợp theo nhóm ở bình diện nào cũng được gọi là từ loỏi.
- Có những từ giống nhau (toàn bộ hay gần toàn bộ) về hình thức âm thanh.
Chúng hóp thành các từ đồng âm, hoặc gần âm.
- Các từ có thê giống nhau ở bình diện câu tỏo: chúng được tỏo ra theo cùng một mỏ
hình, một kiêu. Đó là các từ cùng một kiêu cấu tỏo. Trong tiếng Việt dựa vào kiểu câu tỏo,
các từ được phân định thành từ đơn, từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phu), từ láy
(từ láy hoàn loàn, từ láy bộ phận phụ âm đầu, từ láy bộ phận vần),...
- Các từ có thể có điểm giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thông ngữ nghĩa
với các mức lớn nhỏ khác nhau: các từ cùng trường nghĩa, các từ gần nghĩa, các từ đổng
nghĩa, các từ trái nghĩa,...
- Các từ còn có thể có những điểm giông nhau xét theo các phương diện khác như:
chức nàng, nguồn gốc, phỏm vi sử dụng, đặc điểm phong cách. Chúng hợp thành các lớp từ
xét theo nguồn gốc (ví dụ: từ gốc Việt, từ góc Hán, từ gốc Ân - Âu,...), các lớp từ nghề
nghiệp, các lớp từ địa phương, các lớp từ thuộc các phong cách chức năng khác nhau.
Ngoài các phương diện trên, các từ còn được xem .xét ở phương diện đặc điểm ngữ
pháp. Các từ có những đặc điểm ngữ pháp giông nhau tạo nên một tứ loại, mặc dù chúng
có thể khác nhau về âm thanh và kiểu cấu tỏo hay khác nhau về ý nghĩa từ vựng, khác nhau
về nguồn gốc, phỏm vi sử dụng, đặc điểm phong cách....
Ví dụ: hai từ trong tiếng Việt là nhanh và mĩ lệ khác nhau về nhiều phương diện:
- Về âm thanh và cấu tỏo: nhanh là từ một tiếng, còn mĩ lệ là từ nhiều tiếng hơn nữa
mỏi từ có thành phần âm thanh (các phụ ám, nguyên âm, thanh điệu) khác nhau.
- Về nghĩa từ vung (tỏm thời giới hỏn trong nghĩa gốc): từ nhanh chi đặc điểm về tốc độ
cùa hoỏt động (trên mức trung binh), còn từ mĩ lệ chỉ đặc điểm về hình thức của sự vật (đẹp).
- Về nguồn gốc: nhanh là một từ Việt, còn mĩ lệ là từ gốc Hán, nhanh là một từ đa
phong cách, trong khi mĩ lệ thiên về phong cách vãn chương....
- Về các phương diện trên, nhanh và mĩ lệ không cùng một loai, một hệ thông. Nhím*
nếu xem xét về đặc điểm ngữ pháp thì hai từ đó lỏi có nhiều điểm giốn° nhau:
+ Cả hai đều có ý nghĩa thuộc phỏm trù nghĩa khái quát chỉ đặc điếm.
+ Cả hai đều có thể đóng vai trò trung tâm cùa một cụm từ chính phụ: kết hợp ờ phía
trước với phụ từ chỉ mức độ (cúc kì nhanh, cực kì mĩ lệ...).

22
+ Cả hai đều có thê làm vị ngữ trong câu một cách trực tiếp:
Ví du: Nó nhanh.
Phong cảnh ở đày mĩ l ệ .
Như vậy, nhanh và mĩ lệ giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp và thuộc cùng một từ
loỏi, một hệ thống.
Từ đó có thể xác định:
Từ loại là lớp các tứ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân định
được từ loỏi thì cần xác định được đặc điểm ngữ pháp của từ.

2. Tiêu chí p h â n định


Muốn phàn loỏi các từ cùa một ngôn ngữ, hoặc muốn xác định từ loỏi cho các từ, cần
phải căn cứ vào các tiêu chí nhất định. Đó là các tiêu chí nào? Cho đến nay, ngành Việt
ngữ học đã thõng nhất dùng các tiêu chí sau đây:

2.1. Ý nghĩa ngữ pháp khái quát


Đây là loỏi ý nghĩa phỏm trù, có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho
các từ thuộc cùng một từ loỏi.
Ví dụ:
- Các từ: năm, bốn, hai, bốn mốt, sáu mươi, trâm, triệu, vỏn, dăm, mươi,... có nghĩa
khái quát chỉ số lượng.
- Các từ: ăn, đi, chỏy, học tập, xây dựng, nghiên cứu, dấu tranh, chiên đấu,... có ý
nghĩa khái quát chung là chỉ hoỏt động.
Trong một phỏm trù ý nghĩa lỏi có các ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp hơn, hẹp hơn.
Các ý nghĩa khái quát thấp hơn, hẹp hơn này là tiêu chí để xác định các tiêu loỏi của từ.
Ví dụ: trong phỏm trù ý nghĩa sự vật có thê phân biệt: '
+ Nghĩa sự vật đơn thê: Đó là nghĩa khái quát chung của những từ gọi tên các sự vật
tổn tỏi dưới dỏng cá thế: công nhân, trâu, bàn, ghế,...
+ Nghĩa sự vật tổng thê: Đó là ý nghĩa khái quát chung cùa những từ gọi tên tổng thể
nhiều sự vật cùng một loỏi: máy móc, xe cộ, cơm nước, thóc gỏo,...
Tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp khái quát là một tiêu chí quan trọng, vì ý nghĩa ngữ pháp
cùa từ chi phôi những đặc điểm trong hoỏt động ngữ pháp của từ. Nhưng nếu chi càn cứ
vào ý nghĩa ngữ pháp thì chưa đủ. Nếu chỉ căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp thì không thấy
được đặc điểm khác biệt của từ loỏi trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các loỏi hình
ngôn ngữ khác nhau. Hơn nữa nếu chi căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp thì không thấy được sự
thống nhát giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của từ. Vả
lỏi việc phán định từ loỏi chi dựa trên tiêu chí ý nghĩa sẽ không có tác dụng tích cực đối với
thực tiễn sứ dụng từ vào hoỏt động giao tiếp (nói, viết).

23
Vì thế, ngoài tiêu chí về ý nghĩa ngữ pháp khái quát, còn cần phải sử dung các tiêu chí
về hình thức ngữ pháp.

2.2. Đặc điểm về hình thút: ngữ pháp


Hình thức ngữ pháp cùa từ tiếng Việt không bộc l ộ trong bản thân từ (trong hình thức
cấu tỏo từ hay hình thức biến đổi như từ cùa nhiều ngôn ngữ khác). Từ tiêng Việt chì bộc ló
các đặc điểm ngữ pháp trong hoỏt động cáu tao các đơn VỊ lớn hơn: cùm từ và câu. Vì vây,
khi xem xét phương diện hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt, cần phải dưa vào kha năng
kết hợp cùa từ khi cấu tỏo cụm từ và khả nâng đảm nhiệm các thành phán câu.
2.2.1. Khả năng kết hợp của từ để cấu tạo cụm từ
Vì từ cùa từng Việt không bộc lộ đặc điểm ngữ pháp cùa từ loỏi mà nó là thành viên
qua hình thức ngữ âm, hình thức cấu tỏo, hình thức biên đổi cùa bản thán nó. mà chì thể
hiện đặc điểm ngữ pháp khi kết hợp với các từ xung quanh (trước và sau nó), cho nén cần
cân cứ vào các từ xung quanh để xác định đặc điểm ngữ pháp, bản chất từ loỏi cùa từ.
Năm 1948, Lẽ Văn Lý đã đề xuất tiêu chuẩn phân định từ loỏi tiếng Việt dựa vào các
từ chứng. Các từ chứng là các từ thường kết hóp với một từ loỏi nhất định và do đó làm
chứng cứ cho bản chất từ loỏi của từ loai đó. Vì vậy, muốn phán định được từ loỏi cua các
từ cần xem xét khả năng kết hóp với các từ chứng.
Tiêu chí về khả năng kết hợp của từ được các nhà nghiên cứu tiếng Việt điêu chỉnh, bổ
sung và được công nhận là một tiêu chí quan trọng trong việc phàn định từ loỏi.
Ví du: các từ người, con, cái. nhà mấy, tư tưởng,.., đều có khả năng kết hợp như sau:
+ VỚI các từ chỉ lượng, tức số từ và lượng từ (sáu. bày, vài, mươi,...) ờ phía trước: vài
người, mươi cái, sáu nhà máy, những đứa trẻ, tất cả mọi người,...
+ Với các chỉ từ (này, kia, ấy, nầ, đó...) ở phía sau: người này, con ấy, nhà máy kia. tư
tường nọ,...
Khả năng kết hợp (ở trước và ở sau) VỚI các từ chứng đó xác định các từ trẽn thuộc từ
loỏi danh từ.
Năm 1960, Nguyễn Tài cẩn cũng dựa vào khả năng kết hợp của từ, nhưng giới han rõ
trong khuôn khổ của một đoản ngữ (một cụm từ chính phụ). Lúc đó khả năng kết hợp với
các từ chứng được xây dựng thành tiêu chí khả nàng cấu tỏo một đoản ngữ, một cùm từ. Có
những từ loỏi có thể làm trung tâm (hỏt nhân, thành tố chính) cho mốt cụm từ. Có nhũn" từ
loỏi không thể có khả nâng đó, mà chi có khả năng đóng vai trò thành tó phu. Lai có nhữn°
từ loỏi không thể làm thành tó chính lẫn vai trò thành tổ phu, mà chi làm nhiệm vụ n ố i kết
các thành tố hoặc nằm ngoài cấu tỏo của cùm từ. Căn cứ vào những khả năng khác nhau đó
có thê phân định các từ loỏi khác nhau.
Trong số các từ loai có thể làm thành tố chính của cùm từ, lỏi căn cứ vào các từ phụ
đác trưng cho từng loai cùm từ (các từ chứng) đế phân định các từ - thành tô chính. Nsươc

24
lai. các từ - thành tố phu của cụm từ cũng được phàn định thành các tiểu loỏi căn cứ vào
chỗ nó phụ thuộc vào từ - thành tố chính thuộc loỏi nào.
Như thế, tiêu chí khả năng kết hợp cùa từ đã được nhìn nhận theo khả nàng (hay
không có khả năng) câu tỏo cùm từ và khả năng (hay không có khả nâng) đảm nhiệm thành
tỏ chính hay thành tó phụ cùa cụm từ, hơn nữa, đó là khả năng cấu tỏo loỏi cụm từ nào.
2.2.2. Khả năng cấu tạo câu, đảm nhiệm chức vụ các thành phần câu
Đảy cũng là một phương diện bộc l ộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ trong
tiếng Việt. Hoỏt động câu tỏo câu chú yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm vai trò cùa
hai thành phần chính (chù ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt của cáu đơn bình thường.
Căn cứ vào đó có thể phán biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần
chính (danh từ, động từ, tính từ, đai từ) và các từ chỉ đàm nhiệm được vai trò của các thành
phần phu (số từ, phó từ), hoặc chì đảm nhiệm vai trò nối kết các thành phần câu (quan hệ
từ). Ngoài ra còn có những từ loỏi không đảm nhiệm vai trò cấu tỏo một thành phấn nào
trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của càu, mà chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái của cáu (tình 'thái
từ, trợ từ, thán từ).

li. HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIÊNG VIỆT


1. S ự p h â n biệt thực t ừ và h ư t ừ
Nhìn một cách tổng quát, các từ của tiếng Việt trước hết được phân biệt theo các đặc
điểm về ý nghĩa ngữ pháp và các đặc điểm hình thức trong hoỏt động ngữ pháp thành hai
phỏm trù lớn là thực từ và hư từ.

1.1. Thực từ
Các đặc điếm cơ bản:
- Thực từ có ý nghĩa từ vựng. Thực từ thường gắn VỚI chức năng tri nhận và định danh
các đối tượng của hiện thực: có thể dùng thực từ để gọi tên các sự vật. hoỏt động, trang
thái, tính chất,...
Ví dụ: gió, cây, đi, trả lời, xanh, hùng vĩ,...
- Thực từ có thể đảm nhiệm vai trò cùa thành tố chính và cả vai trò cùa thành tố phụ
trong cấu tỏo của cụm từ và cùa câu.
Ví dụ: Những cơn gió sớm đẫm mùi hói.
Trong cáu này, hai thành phần chính con giỏ và đảm (chú ngữ và vị ngữ) đều là các
thực từ, còn các thành tô phu cùa cụm từ và của câu như đinh ngữ sớm, bổ ngữ mùi hồi
c ũ n là các thực từ, trái lỏi từ những chi đóng vai trò thành tò phụ trong cụm từ.
ơ

1.2. Hưtừ
- Hư từ cũng có ý nghĩa, nhưng nghĩa của hư từ không thế liên hê tới một đối tượng
nào trong thực tế. Do đó, hư từ không thể thực hiện được chức năng định đanh. Hư từ chì
bổ sung một sò ý nghĩa ngữ pháp nào dó cho thực từ.

25
Ví dụ: Nó lại đến.
Từ lại bổ sung ý nghĩa tái diễn tương tự cùa hành động cho từ đến.
- Hư từ không thể đảm nhiêm vai trò thành phán chính trong câu tao cùa cùm từ và
của cáu. Hư từ chỉ có vai trò:
+ hoặc đi kèm với thực từ để làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó cho thúc từ. ví
dụ: mỗi naười; sẽ đầc; rất tốt.
+ hoặc dùng biểu thị quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu, ví du: Tôi và người ban
đang dóc quyến sách của nó.
+ hoác dùng làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái. ví du: ôn Trời lỏi mưa rồi dấy. em ỏ!
(Cũng có ý kiến cho răng các từ loai trơ từ, thán từ, tình thái từ không phải là hư từ.
cũng không phải là thực từ, mà chiếm vị trí riêng trong hệ thống từ loỏi tiêng Việt. Trong
giáo trinh này, chúng tỏi đi theo quan niệm cho rằng các từ loỏi trên cũng thuộc phàm trù
hư từ, đối lập với phỏm trù thực từ, bời vì chúng, cũng như các từ loai hư từ khác, không có
chức năng định danh, không thể làm thành tó chính trong cụm từ và trong câu).
Tuy có sự phân biệt thúc từ và hư từ. nhưng cà hai đều cẩn thiết và quan trong đôi với
hoỏt động ngôn ngữ, nhất là ờ tiếng Việt, một ngôn ngữ dùng hư từ làm một trong những
phương thức ngữ pháp chù yếu. Trong hoỏt động nhãn thức tư duy và giao tiếp bâng ngón
ngữ không thế không có thực từ, cũng không thể không có hư từ.
Số lượng hư từ thường ít hơn thực từ, nhưng hư từ lỏi có tần số sử dụng cao.
Trong lịch sử phát triển cùa một ngón ngữ, cũng như trong thúc tế sử dung ngồn ngữ
hàng ngày có thể diễn ra sự chuyển hoa của một từ từ thưc từ sang hư từ và có thể ngươc
lai. Ví du, từ rằng trong Truyện Kiêu còn đươc dùng là một thực từ (động từ) có nghĩa là
"nói" (Ví dụ: Sinh rằng chị cũng núc cười, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.)
Ngày nay, từ ràng chỉ còn được dùng là một hư từ làm nhiêm vụ liên kết giữa đông từ
chỉ hoỏt động nhặn thức, suy nghĩ hay nói năng với phần phụ chi nội dung của các hoat
động đó. Ví dụ: Tỏi nói rủng họ đi vắng.
Phức táp là những trường hợp sư chuyển hoa từ thưc từ sang hư từ chưa hoàn tất. Lúc
đó cùng một từ có thể dùng vừa như thực từ vừa như hư từ, tuy mức độ đâm nhát khác
nhau, ví dụ: từ khá chù yêu dược dùng với tư cách tính từ (thực từ) chi phẩm chất cao hơn
mức trung bình, như trong cáu: Nó hoe rất khá.
Nhưng nó được dùng như mót phu từ (hư từ) chỉ để thế hiên ý nghĩ mức đố cho mót
thúc từ: Bộ phim ấy cũng khả hay...
Tóm lỏi. tuy có sư phán biét rõ rệt thực từ và hư từ nhưng vẫn có thể diễn ra nhữno sư
chuyến hoa linh hoỏt trong sử dung giữa hai phàm trù từ loai đó.
Nhìn tổng thể hệ thống từ loai cùa tiếng Việt có thể biểu hiên qua sơ đồ sau:

26
Thực từ Hư từ

Danh từ Động từ Tính từ Số Đỏi từ Phụ (phó) Tình thái từ (Trợ từ,
Quan hệ từ
từ từ Thán từ)

Ghi chú:
Trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở cớ một số điểm cần lưu ý:
- Bên cỏnh số từ có từ loỏi lượng từ. Lượng từ được quan niệm là những từ chỉ lượng
sự vật, thường dùng kèm với danh từ chỉ sư vật. Nhưng lương từ không thế dùng độc lập để
đàm nhiêm vai trò thành phần câu như sỏ từ, không thế dùng lượng từ để tính đếm sự vật.
Ví dụ về lượng từ: những, các, mồi, mầi, từng,..,
Như vậy, lương từ có nhiều đặc điếm gióng phu từ. Hơn nữa, lượng từ có số lượng rất
ít. Vì thê giáo trình này quan niệm lượng từ chi là một tiểu loỏi cùa phụ từ.
- Bên cỏnh đỏi từ còn có chỉ từ. Chi từ là những từ dùng để chỉ định sự vật trong
không gian hoặc thời gian. Ví dụ về chỉ từ: đó, dây, đấy, này. nay nãy, nấy, nầ, kia, ấy ...
Các chỉ từ cũng có số lượng ít, và có nhiều đặc điểm giống đỏi từ, cho nên giáo trình này
theo quan niệm hợp nhất chỉ từ từ loỏi đỏi từ thành một tiếu loỏi đỏi từ (đỏi từ chỉ định).
- Bèn cỏnh tình thái từ còn có trợ từ và thán từ. Ví du về trợ từ: chính, đích, cà ngay,...
Ví dụ về thán từ: ôi. chao ôi, ủa, ối chào,...
Trợ từ và thán từ đều có chức năng bộc lộ nghĩa tình thái, chứ khống phải nghĩa biểu
hiện. Đồng thời chúng cũng không thể đóng vai trò là thành phần chính hay phụ trong cấu
trúc ngữ pháp của câu. Vì vậy có thể thống nhất chúng trong một từ loỏi lớn là tình thái từ.
Hơn nữa quan niệm như vậy tỏo nên sự nhất quán với bình diện nghĩa của câu (nghĩa tình
thái) và bình diện cấu tỏo ngữ pháp của câu (thành phấn tình thái), tuy rằng phỏm trù tình
thái cùa câu còn bao trùm một phỏm vi rộng lớn hơn (xin xem ở chương 4, 5, 6 dưới đây).

2. Danh t ừ
Danh từ là một từ loỏi lớn, bao gồm một số lượng từ rất lớn và đóng vai trò quan trọng
tron" hoỏt động nhận thức, tư duy và giao tiếp cùa con người.

2.2. Đặc điểm cơ bản


- Danh từ có ý nghĩa khái quát chi sự vật (bao gồm các thực thể như người, động vật,
đồ vật cày CỐI, các vật thể tự nhiên, các hiện tượng và cà các khái niệm trừu tượng thuộc
phỏm trù tinh thần).
Ví dụ: cóng nhân, nhà máy, sư từ, cam, quýt, núi, sóng, biến, cuộc sông, cuộc dời, tư
tưởng, ý nghĩ, cách thức,...
- Danh từ có khá năng kết hợp với các từ chi số, chỉ lượng ở trước và các chì từ ớ sau
để tao nén một cụm từ mà nó là trung tâm. Nói cách khác, danh từ có khả năng đóng vai

27
trò trung tâm trong một cụm từ chính phụ mà thành tỏ phu đi trước là những từ chi sỏ
lượng sự vật, còn thành tổ phụ đi sau là những từ chi định.
Ví du: Ba người ấy
Những tư tưởng đó
Mây /;/ỉà kia
Đôi VỚI cáu, danh từ có thể đảm nhiệm vai trò cùa các thành phần càu, cà thành phán
phụ và cả thành phẩn chính (chù ngữ và vị ngữ). Khi làm vị ngữ, danh từ thường cần có lừ là,
Các ví dụ: - Hùng là hầc sinh.
- Trâng lồng cô thụ, bóití> lồng hoa.
- Đó là một truyền thống quỷ báu của ta.
Tuy nhiên, như sẽ được trình bày ở phần tiếp theo, các tiểu loỏi danh từ không biểu ló
các đặc điểm trên đây một cách đóng đểu, mà ờ mức độ đậm nhỏt khác nhau.
Có một cách nhận diện danh từ đơn giản và tường minh. Đó là căn cứ vào kha nàng
kết hợp với từ nghi vấn nào đế càu tỏo câu hỏi (nói cách khác đó cũng là khả năng cáu tỏo
câu thuộc một loỏi nhất định). Có thê xác định như sau: danh từ là những từ có thể kết hợp
với từ nghi vấn nào ở sau để câu tỏo một câu hòi. Những từ có khả năng đó đều là danh từ.
Các từ không có khả nâng đó không phải là danh từ.
Các ví dụ: Hầc sinh nào?
Nhà máy nào?
Tít tưởng nào?
Thắng (tên riêng) nào?
Khi dùng tiêu chí này cần lưu ý:
- Phản biệt từ nghi vàn nào với phó từ nào chi sự thúc dục. Phó từ nào có thể kết hợp
với các từ không phải danh từ: Đi nào!; Ăn nào! (cáu cầu khiến)
- Phàn biệt từ nghi vấn nào và các từ nghi vấn thế nào, như thế nào. Các từ sau có thể
kết hợp với các từ không phải danh từ:
Ăn thê nào?
Đẹp như thế nào?
Chỉ có từ nghi vấn nào mới là từ chứng đế nhận diện danh từ. Muốn xác định từ loai
của một từ X nào đó, ta cho từ X kết hóp với từ nghi vấn nào ở phía sau. Nếu kết hơp được
và tỏo nên một càu hỏi, thì từ X chính là một danh từ.
(Xem bài: Bùi Minh Toán. Từ loại tiêng Việt: kha năng thực hiện hành vi hoi. Tỏp chí
Ngôn ngữ số 2, 1996)

2.2. C á c tiêu loại danh từ


Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp khái quát và dác điếm về hoỏt đông câu tao cụm từ và câu (khả
nâng kết hợp vói các từ khác), danh từ được phân biẽt thành danh từ nống và danh từ chum

28
2.2.1. Danh từ riêng
Đặc điểm:
Chỉ tên riêng cùa người hoặc vật;
- Két hợp hỏn chế với các từ chỉ số lượng và các từ chỉ định (chỉ từ). Vì là tên riêng
của một cá thể xác định, nên danh từ riêng không cần xác định về mặt lượng và không cần
chỉ định để phán biệt với các cá thế khác.
Ví dụ: Không thể nói: ba Hà Nội (-)
Hồ Xuân Hương ấy (-)
Chí khi có sư trùng tên riêng thì mới có thể nói:
ơ đây có hai Tháng, anh hỏi Thắng cao hay Thắng thấp?
Các danh từ riêng chỉ người hay chí vật (địa danh) đểu được phân biệt bằng cách viết
hoa theo những quy định chung cùa chữ viết tiếng Việt hiện nay.
2.2.2. Danh từ chung
Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung tất cả các cá thế trong cùng một lớp sự vật.
Ví dụ: từ ghế là một tên chung cho tát cả các vặt do con người tỏo ra, có chân, có một
mặt phảng, để con người có thể ngồi trên đó. Các cá thể ghế có thể khác nhau về các
phương diện: hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc,... nhưng đều được con người gọi
tên bằng một tên chung là ghế.
Các danh từ chung bao gồm một số lượng từ rất lớn. Chúng thường được phân biệt
theo các diện đối lặp thành các tiếu loỏi sau đây:
2.2.2.1. Danh rư tổng hợp hay tổng thề (đối lặp với danh từ không tổng hợp, hoặc danh
từ đơn thể)
Đặc điểm:
- Chúng chi gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau
và hợp thành một loỏi sự vật.
Ví dụ: quán áo, vợ chồng, nhà cửa, binh lính, sách vớ, bếp núc, máy móc, bỏn bè ...
- Chúng không kết hợp trực tiếp VỚI số từ (chính xác), không kết hợp với danh từ chi
đơn vị cá thế, nhưng có thể kết hợp với các từ chi tống thể {tất cư, cà. toàn thể, hết thày....)
và các từ chì đơn vị tổng thê {bộ, đàn, tốp, dông, đoàn, lũ...).
Ví dụ: - Không nói:
+ hai quán áo, nam nhà cửa
+ chiếc máy móc, cây tre pheo,...
- Có thế nói:
+ tất cá quần áo, hết thảy bỏn bè,...
+ tốp binh lính, chổng sách vớ,...

29
Vẽ cáu tao, danh từ tổng hợp có cáu tỏo theo kiểu từ ghép đảng láp. có thê có mót
tiêng mờ nghĩa hoác một tiếng có gốc thuộc ngón ngữ khác (như đất nước. quân áo. xe cố.
tre pheo,...) hoặc từ láy (máy móc. ban bè, gai góc....).
Trong các danh từ không tổng hợp lai có những diện đói lập khác, dựa vào đó có
những sự tách biệt các tiểu loỏi sau:
2.2.2.2. Danh từ tàm tượng (đói lập với các danh từ cụ thẻ)
Đặc điểm:
- Chúng chi các khái niệm trừu tương thuộc phỏm trù tinh thần (không thể cam nhấn
dươc băng các giác quan).
Ví dụ: tư tương, thái dỏ, quan điếm, lập trường, ý nghĩ. dỏo đức, ý nghĩa, cuộc sóng.
sức sóng, mém vui, noi buôn, cái ăn, cái đẹp...
- Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các từ có ý nghĩa số lương (số từ hoặc lương từ):
hai, ba, những, các, vài, mấy, mầi, mỗi,...
Ví dụ: hai quan điểm. một thái độ, vài ý nghĩ. những nỗi buồn, các ý nghĩa, mỗi cái
đẹp,...
Đỏi khi giữa danh từ trừu tượng và từ chi sổ lượng có thể dùng một danh từ đơn vị.
Ví dụ: một nền đỏo đức, những luồng tư tường, những nỗi tám tư,...
Đối láp với các danh từ trừu tượng là các danh từ cụ thể, nghĩa là các danh từ chỉ sụ
vật cụ thể, có thể tri nhặn băng giác quan. Sò lượng các danh từ cụ thế là rát lớn. Cho nên
trong nội bộ danh từ cu thể vẫn có thế phán biệt các tiểu loỏi sau đáy.
2.2.2.3. Danh từ chì dơn vị
Đặc điểm:
- Chúng chỉ các đơn vị sự vặt;
- Chúng két hơp trực tiếp sau số từ, lượng từ, không có một từ nào chen vào giữa.
Ví dụ: ba cái, bón quyển, sáu tờ. các ngòi (nhà),...
Tiêu biếu là những danh từ chi đơn vị sau đáy:
+ Danh từ chi đơn vị tự nhiên
Đó là các danh từ chỉ rõ dỏng tôn tỏi tự nhiên cùa sự vật. Chúng vừa có ý nghĩa chi
đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ loỏi sự vặt (được phản biệt theo quan niêm của người bàn ngữ).
Vì vậy các danh từ chi đơn vị tư nhiên còn được gói là loỏi từ hay danh từ chi loỏi. danh từ
loai thế.
Đó là các danh từ như: cái. con, chiếc, cày, tăm, bức. tờ. quyên, cục, hòn, giầt, sợi,
hạt.... Trong đó tiêu biếu cho việc thế hiên loỏi bát động vật là các loỏi từ cái. chiếc, còn
tiêu biểu cho việc thế hiện ý nghĩa động vật là loai từ con,
Các danh từ chi đơn vị tự nhiên mang màu sắc hình tượng và biếu cam.

30
Chúng thế hiện cách nhìn, cách cảm đối với sự vật cùa người Việt Nam. Vì vậy có
nhiêu danh từ khác nhau chi dơn vị tự nhiên được dùng dể biếu hiện một sự vật, tuy thuộc
vào cách nhìn nhặn sự vật trong từng tình huống.
Ví dụ: cái cờ, chiếc cờ, cây cờ, ngọn cờ, lá cờ
+ Danh từ chỉ đơn vị do lường, tính toán
Đó là các danh từ chỉ dơn vị đo lường, tính toán VỚI các sự vật là chất liệu.
Các đơn vị này có tính quy ước chính xác.
Ví dụ: cân, lít, mét, tạ, tấn, mơn, sào,...
Chúng được dùng trực tiếp sau số từ và trước các danh từ chất liệu:
Ví dụ: hai lít nước; ba cân đường; năm cán thịt,...
+ Danh từ chí đơn vị tập thể
Chúng chỉ đơn vị cho các sự vật tồn tỏi dưới dỏng tống thế. Vì vậy chúng thường dùng
trước các danh từ tổng hợp (tổng thể) và sau các từ chì lượng.
Đó là các từ như: bộ, cặp, bần, tụi, dàn. đoàn. tốp. lũ. chồnq, đông....
Ví dụ: vài bộ bàn ghế, một đàn trâu bò, máv tốp binh lính, những đông máy móc.
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian
Đó là các từ: giờ, phút, ẹ/cív. ngày, thúng, năm, tuần, quy, mùa, thê ki, thiên niên kì,...
+ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chính
Đó là các từ: làng, xã, tinh. huyện, thôn, xóm, quận, phường, tổ, nhóm, đoàn, tiêu đội,
đại đội,...
+ Danh từ chi đơn vị hành động, sự việc
Chúng được dùng để chi đơn vị hành động sự việc như: lần. hun, trận, chuyến, phen.
cuộc, cú, nắm, bó, gánh, vốc, ngụm,...
Các danh từ đơn vị trẽn đây dễ dàng dùng trực tiếp sau số từ nên được quỵ vào các
danh từ đếm đươc. Thuộc vào số các danh từ đêm được còn có các danh từ chì sự vặt đơn
thể mà mục sau đây sẽ trình bày (tuy rằng muốn đêm được, danh từ đơn thê thường phải có
mót danh từ đơn vị đứng giữa nó và số từ).
2.2.2.4. Danh từ chỉ sự vật đơn thể
Đặc điểm:
- Chúng chỉ các sự vật có thể tổn tỏi thành từng đơn thế. Các sự vật đó là người (hay
bộ phận cơ thể người), động vật, cây cối, đồ vật và cả các vật thể tự nhiên.
Ví dụ: công nhân, học sinh, chân, tay, gà, chó, lơn, cam, táo, chuối, xe, nhà, ỏ tô.
trường học, núi, sông, mày, gió, đường, mương,...
- Chúng thường kết hợp với các từ chi số lượng thòng qua một danh từ chì đơn vị tự nhiên
(loỏi từ). Vì vậy chúng còn được quy vào nhóm danh từ đếm được (gián tiếp), hoặc nhóm các
danh từ biệt loỏi (chỉ các sự vật được phàn loỏi nhờ các danh từ chi các đơn vị tự nhiên).

31
Ví du: bốn cái mũ,
năm mươi công nhàn,
ba con gà,
những quá núi,
vài cày cam,
vài quyến sách.
Trong sử dụng, có những đanh từ chi sư vật dơn thế chuyến thành danh từ đơn VỊ. Khi
dó ý nghĩa của chúng đã thay đổi (nghĩa sự vật đơn the thành nghĩa dơn VỊ) và cách dùng
cũng thay đổi (kết hợp gián tiếp chuyến thành kết hợp trực tiếp với số từ).
So sánh:
danh từ chi sự vật đơn thế danh từ đơn vi
một cái thúng một thúng thóc
một cái thuyền mót thuyền muối
2.2.2.5. Danh từ chì chất liệu
Đặc điểm:
- Chỉ các chất, chứ không phải các vát;
- Khi cán tính đém. danh từ chỉ chất liệu có thê kết hóp với các từ chỉ số lương thông
qua các danh từ chì đơn vị tính toán đo lường.
Đó là các từ như: nước, đát, rượu, xăng, dầu, mỡ, còn, thịt, sắt, thép, muối, đường. sữa,...
Ví du: một lít nước,
mót cán dường,
ba tán sắt,
máy hóp sữa.
Tóm lỏi, từ loai danh từ trong tiếng Việt có thê phán biệt thành mót số tiểu loỏi. Các
tiểu loai dó khác nhau vé ý nghĩa ngữ pháp khái quát và vê hình thức trong hoat đỏng ngữ
pháp. Về phương diên hình thức ngữ pháp, danh từ phán chia thành các tiếu loai chù yếu
theo sự khác biệt trong khá năng kết hơp VỚI các từ chi sò lượng: có khá nàng kết hóp hav
không, kết hợp trực tiếp hay gián tiếp qua danh từ chi đơn vị tư nhiên hay danh từ chi đơn
vị đo lường tính toán.
Có thê tổng hóp sự phán chia các tiểu loai danh từ trong bàn" sau:

Danh từ riêng
Danh từ tổng hơp
Danh
từ Danh từ chỉ sư vật trừu tượng
trong Danh Danh từ
tiêng tư không Danh từ Danh từ chì đơn vi
Viêt chung tổng chỉ sự
Danh từ chì sự vát đơn thể
hợp vát cụ
thể Danh từ chỉ chất liệu

32
3. Số từ
3.1. Đặc điểm cơ bản
- Số từ dùng để chi số lượng hay thứ tự sự vật.
- Có khả năng kết hợp với danh từ làm thành tố phụ chỉ số lương sự vật (khi đó số từ đi
trước danh từ), hoặc chỉ thứ tự sự vật (số từ đi sau danh từ).
Ví dụ: ba con trâu
nhà mười bảy
- Trong cảu, số từ cũng có khả năng dộc lập thực hiện chức vụ của các thành phần câu,
như làm vị ngữ. Nhưng khả năng này rất hỏn chế.
Ví dụ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
3.2. Các tiểu loại cơ bản
- So từ chi số: bao gôm các số từ chi số lượng xác định (một, hai, ba mươi, trăm, ngàn,
triệu,...), và sô từ chỉ sò lượng phòng dinh, không chính xác (dăm, mươi, dăm bảy, ba bôn,.. .)•
- Số từ chỉ thứ tự: cấu'tỏo y nguyên như so từ chì số hoặc có thêm yếu tố thứ hay số.
Khi dùng với danh từ chỉ sự vật thì số từ chỉ thứ tự đặt sau danh từ chỉ sự vật.
Ví dụ: nhà mười bảy,
phòng sô 6,
bàn thứ nhất.
Chú ý:
- Các từ đói, chục, trăm, tá,... tuy cũng có nghĩa số lượng nhưng có nhiều điểm giông danh
từ: có thể dùng với số từở trước và từ chỉ định ờ sau. Ví dụ: hai chục này, ba đôi ày,...
- Số từ luôn đi với danh từ để chỉ số lượng hay thứ tư sự vật mà danh từ biểu hiện, và
gân bó khá chặt chẽ VỚI danh từ. Hơn nữa, số lượng các số từ không lớn, chúng cũng không
có vai trò lớn lao trong cấu tỏo cáu. Cho nên tồn tỏi một quan niệm cho rằng số từ là một
tiểu loỏi của danh từ (gọi là danh từ chi số).
- Trong sách Ngữ vãn Trung học cơ sờ hiện nay có từ loỏi lượng từ. Lượng từ có một
số đặc điếm vừa giống số từ, lỏi có một số đặc điểm giông phụ từ (phó từ):
+ Lương từ, về ý nghĩa, thường chi lượng sự vật mà danh từ biểu hiện, do đó lượng từ
thường đi trước danh từ làm thành tố phụ cho danh từ. Vé mặt này, lượng từ giỏng số từ.
Ví du: Những (các, mỗi, mầi. từng, cả, tất ca....) học sinh này
+ Nhưng lượng từ không thế dùng để tính đêm sự vật, không thể dùng độc lập làm
thành phần cáu hay cụm từ mà không có danh từ. v ề mặt này lượng từ giống phó từ, nghĩa
là thuộc phỏm trù hư từ.
Xét theo những dặc điểm như trên, dồng thời xét thấy số lượng các lương từ không
lớn cho nên giáo trình này đưa những từ chỉ lượng trên đây vào từ loỏi phó từ.

33
4. Động t ừ
4.1. Vân đế phạm trù vị từ trong tiêng Việt
Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, ngoài từ loỏi cơ bản là danh từ, có hai từ loai cơ
bản khác là động từ và tính từ. Ở tiếng Việt, trong một mức độ nhất định cũng có thể thấy
có sự khác biệt giữa hai từ loỏi này, nhưng bên cỏnh đó, hai từ loỏi này bộc l ộ trong tiếng
Việt nhiều điểm gần gũi VỚI nhau hơn.
Trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ân - Âu, mức độ khác biệt giữa động từ và tính từ rất
rõ, đặc biệt là trong hoỏt động ngữ pháp cùa chúng, ở đó tính từ biểu l ộ nhiều điểm gần gũi
với danh từ hơn, mà khác biệt với động từ. Chẳng hỏn ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chát
chẽ với danh từ, và luôn tương hợp với danh từ về các phỏm trù giống, số, cách. Hơn nữa
tính từ hỏn chê trong vai trò làm vị ngữ độc lập (khi làm vị ngữ, tính từ cần biến đổi thành
hình thức ngắn đuôi, hoặc cần có sự trợ giúp của trợ động từ).
Ớ tiêng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện:
- Về ý nghĩa, có thể quan niêm cả hai từ loỏi đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng cùa
thực thế, đối lập với danh từ là từ loỏi biêu hiện thực thê. Ta có sự lưỡng phân:
Thực thể // Đặc trưng của thực thể
Danh từ // Động từ và tính từ.
- Về khả năng kết hợp trong cụm từ:
Cả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng động từ
dể dàng kết hợp VỚI các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) hơn, còn tính từ thì phần
nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lẩm, cực kì, vô cùng...) hơn.
- Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câu:
Cả hai từ loỏi động từ và tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các thành
phần câu, đặc biệt là các chức năng vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Hơn nữa cả hai đều có thể
làm vị ngữ một cách trực tiếp. Còn danh từ, không thể làm vị ngữ trực tiếp.
Ví dụ về khả năng kết hợp với phụ từ của động từ và tính từ:
đi (động từ) đẹp (tính từ)
sẽ + +
không + +
vẫn + +
hãy + (.)
rất (-) +
Ví dụ về khả năng làm vị ngữ trực tiếp:
Con ngựa ấy // đi.
Con ngựa ấy // đẹp.

34
Chính vì sự gần gũi giữa tính từ và động từ như vậy, nên đã từng có ý kiến cho rằng
trong tiếng Việt hai từ loỏi này nằm trong một phỏm trù từ loỏi chung là vị từ (hoặc thuật
từ). Còn trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu thì tính từ cùng với danh từ có thể họp
thành một từ loỏi lớn là tĩnh từ, đối lập với động từ. Biểu hiện các quan hệ ấy thành sơ đồ
như sau:

Từ loỏi Danh từ
Tính từ Động từ
Ngôn ngữ

Tiếng Nga, Pháp.... Tĩnh từ Động từ

Tiếng Việt Danh từ VỊ từ

Tuy động từ và tính từ trong tiếng Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vần có
những sự khác biệt. Vì vậy, trong phần lớn các công trình nghiên cứu hoặc giảng dỏy tiếng
Việt, động từ và tính từ vẩn được xem xét như hai từ loỏi riêng biệt. Giáo trình này, một
mặt chỉ ra sự gần gũi của-động từ và tính từ trong tiếng Việt, mặt khác vẫn thừa nhận sự
khác biệt cùa chúng, và xem xét chúng như những từ loỏi riêng biệt.

4.2. Đặc điểm cơ bản của động từ


- Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoỏt động, trỏng thái (trỏng thái vật lí,
tâm lí, sinh lí).
Ví dụ: ăn, đi, rơi, chảy, đau đớn, yêu mến.
Chúng có khả năng kết hợp với các phó từ, đặc biệt là, khác với các tính từ, chúng có
khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy, dìũig, chớ). Nói khác đi, động từ có
khả năng làm thành tô chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố phụ tiêu biểu của nó là
các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Ví dụ:

Phó từ động từ

đã ăn
vẫn ăn
không ăn
đừng ăn

- Ở trong cáu, động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, thành phần
phụ cũng như thành phần chính. Riêng chức năng vị ngữ, động từ có thể đảm nhiệm được
một cách trực tiếp.

35
Ví du: + Nó // đi.
V
+ Những người công nhân xây dựng li đang thiết kế cầy cầu.
Định ngữ V
Đôi khi, đỏng từ có thế đàm nhiệm chức vụ chù ngữ, hoặc làm vị ngữ ma vàn cần có
từ là (khi câu thế hiện một điều suy luận). Ví dụ:
+ Thi đua // là yêu nước.
c V
Chức năng tiêu biếu nhát của động từ trong cáu là vị ngữ. Nhưng động từ có thẻ hoàn
thành nhiệm vụ của thành phần bố ngữ, định ngữ, trỏng ngữ và cả chù ngữ.

4.3. Các tiểu loại cơ bản


Động từ là một phỏm trù lớn, bao gồm rất nhiều từ. Có thể phân loỏi động từ theo nhiều
tiêu chí: dựa vào các phu từ đi kèm, dựa vào khả năng dùng độc lập, dưa vào khả nàng chi
phối của động từ với các thành tó phu di sau... Dưới đây trình bày hai cách phân loai:
- Phân loỏi theo khả năng dùng độc lập trong cáu.
- Phán loỏi theo sư chi phối đỏi với các thành tố phụ đi sau.
Thật ra, hai sự phân loỏi này có quan hệ với nhau: đều quan tàm đến sự kết hợp cùa
đỏng từ với các thành tò phu đi sau.
4.3.1. Các động từ thường không dùng độc lập
Đó là các động từ thường không dùng một mình đế làm thành phần câu, mà phải dùng
với một từ khác (có cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
Ví dụ:
Không thể nói: Có thế nói:
+ Nó toan + Nó toan về.
+ Anh phái + Anh phải làm.
+ Cô Tấm biến thành + Cô Tấm biến thành quả thị.
Tính chát không độc lập của động từ nhóm này không phải hoàn toàn tuyệt đói. Trong
những điều kiện về ngữ cành và vãn canh nhất định, đỏng từ không độc lặp ván có thể
dùng một mình làm thành phan câu.
Các dộng từ thường không dùng dộc lập bao gồm các nhóm nhỏ sau đây:
- Nhóm dộng từ tình thái: chi sự cần thiết (cơn, nén, phái, càn phái....), chỉ khả năng
(có thể, không thể, chẳng thể, chưa thể) chi ý nghĩa tình thái về ý chí (dinh, toan. dám,
quyết, nữ,...), chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn (mong, muốn. ước.) chì tình trỏng
tiếp thụ chịu đựng (bị, được, phái, mắc,...).

36
Ví dụ: Anh nén giữ sức khoe.
Tỏi không thể nói với anh dược.
Họ phải làm việc mười hai tiếng mót ngày.
- Nhóm động từ chi sự biên hoa: hoa, thành, biến thành, hoa thành, trỏ nên, trỏ thành,
hoa ra, sinh ra,...
Ví dụ: Nó đã trờ thành người tốt
Anh ấy sinh ra lười biêng.
- Nhóm động từ chi diên tiên cùa hoỏt động: bất đáu. tiếp túc. thói, ngừng, bò. kết thúc...
Ví dụ: Tôi mới bát đầu công việc.
Nó đã bò học.
Anh ấy thòi làm việc ờ đáy rồi.
- Nhóm động từ quan hệ:
+ Quan hè đồng nhất: là, làm
Ví dụ: Trước kia, anh ấy là chính trị viên đỏi đội.
Cha tối làm thợ cơ khí ỏ nhà máy.
+ Quan hệ sở hữu, sở thuộc: có, gồm, thuộc về. thuộc, bao gồm,...
Ví dụ: Điền có bon cái ghê mây.
Tinh tỏi gồm 8 huyện
Quân Cầu Giây thuộc thành phó Hà Nội.
+ Quan hệ so sánh: như, bằng, hơn, kém, giống, khác, rựa. V như, hệt như...
Ví trụ: Anh áy gióng cha lắm.
Con ngựa này khác các con ngưa khác.
Ngoài ra còn một số loỏi quan hệ khác như quan hê sự vật - chất liệu (bằn") quan hê
sự việc - nguyên nhân (vì, tại, bài. do, nhờ...), quan hệ sự kiện - mục đích (để. cho. đặng).
4.3.2. Động từ độc lập
Đó là các động từ có thế đươc dùng một mình trong một chức nâng cú pháp cùa câu
Chúng có thể hoàn thành các chức năng cú pháp trong câu. Chúng có số lượn" lớn và bao
gồm nhiều tiểu loỏi. Dựa vào ý nghĩa và khá năng chi phới các thành tố phụ, chúno thườn"
được phân trước hét thành hai nhóm: nội động và ngoỏi động.
4.3.2.1. Nội động từ (động từ vô tác)
- Ý nghĩa: chỉ hoai động, trỏng thái tự thán, không tác động đến một đối tượng nào khác
- Hình thức kết hợp: ở trong cáu, chúng không thế có thành tố phu chỉ đối tương chiu
sự tác động.

37
Ví dụ: đi, đứng, nằm, ngồi, nghỉ, nghỉ ngơi, lo lắng, hồi hộp
Nội động từ gồm các nhóm nhỏ tiêu biểu như sau:
+ Nhóm chỉ tư thê: đíùig, nằm, ngồi, quỳ,...
+ Nhóm chỉ sự tự di chuyển: đi, chạy bò, bay, nhảy, bơi. lăn, lé, trườn....
Trong nhóm này có các động từ chỉ sự tự di chuyển có hướng: ra, vào, lên. xuống,
sang, quơ, vê, lại, đến tới, lui, tiến...
+ Nhóm động từ chỉ quá trình: chảy, rơi, cháy, rụng, ùa, héo, chết, sống,...
+ Nhóm chỉ trỏng thái tám lí, sinh lí: băn khoăn, hổi hộp, lo sợ. dan đớn, mỏi mệt, ray
rin, thao thúc...
+ Nhóm chỉ trỏng thái tồn tỏi: có, còn, mát, hết, mầc, lặn, tàn, tan, tan tác...
4.3.2.2. Ngoại động từ (động từ chuyển tác)
- Ý nghĩa: chỉ những hoỏt động có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó.
- Hình thức kết hợp: khi dùng trong câu, các động từ này thường đòi hỏi thành tố phụ
chỉ đối tượng chịu sự tác động.
Ví dụ: (động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng) đá bóng, xây nhà, diệt giặc, phá hàng
rào, kiên thiết đất nước, lập chính quyền, xây dựng quan điểm tư tưởng...
Căn cứ vào ý nghĩa tiểu phỏm trù và khả nâng chi phối các thành tố phụ sau, các ngoỏi
động từ có thể chia tách thành một số nhóm nhỏ:
+ Các động từ tác động: chỉ hành động tác động vào đối tượng, hoặc làm hình thành
đối tượng, hoặc huy diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng.
Ví dụ: đánh người,
đóng một cái tủ,
xé rách quyển sách...
Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng.
+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian.
Ví dụ: kéo thuyền (vào bờ);
ném đá (vào cửa sổ).
Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đôi tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích di chuyển.
+ Các động từ chỉ hoỏt động phát nhận (cho, lấy) như: cho, tặng, trà, vay, lấy cướp,
hiến dâng, thí, biếu, thu, nộp, lây trộm, lấy cắp,...
Đó là các hoỏt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.
Trong câu, các động từ này đòi hỏi hai thành tô phụ đi sau để được trọn n°hĩa:
thành tố phụ chỉ vật nhận (hoặc vật phát) và thành tố phụ chỉ kẻ được nhận hoặc chịu
tổn thất (kẻ phát).

38
Ví dụ: Nó cho tôi cái bút.
Họ mượn thư viện rất nhiều sách.
Anh ấy chuyển bức thư cho tôi.
+ Các động từ chì hoỏt động nối kết các đối tương (ít nhất là hai) như: nối, hoa, trộn,
phơ, liên kết. kết hợp, hợp nhất. thống nhất. sáp nhập....
Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau.
Ví dụ: Tôi trộn bột với đường.
Nó pha sữa với cà phê.
Tôi nối điểm A với điểm B.
+ Các động từ chỉ hoỏt động cầu khiến, sai khiến như: hắt, sai, khiến, mời, đề nghị,
yêu cầu, khuyên bảo, rủ, lệnh, cử, cắt, bảo ...
Đây là các hoỏt động tác động đến một đối tượng khác và khiến đối tượng này phải thực
hiện (hoặc không thực hiện) một hành động, hay phải chuyển sang một trỏng thái nào đó.
Vì vậy trong câu, động từ loỏi này đòi hói hai thành tố phụ để trọn n»hĩa:
- Thành tố phụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sư sai khiến, thường được biểu hiện bằn"
danh từ (cụm danh từ) hoặc đỏi từ.
- Thành tô phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến, thường được biểu hiện bằn" động từ
(cụm động từ).
Chúng trả lời cho các câu hỏi sai khiến ai?, làm gì?

Ví dụ: Nó bảo tôi làm việc này.


Ông yêu cẩu cơ quan cấp nhà ở.
Chúng tôi mời anh đến chơi.
Chị khuyên tôi đừng đến.
Hoỏt động sai khiến, cẩu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau: bắt - yêu cầu đề
nghị - mời - khuyên...
Gần với hoỏt động sai khiến là hoỏt động gây khiên: gây ra cho đối tượng một trỏng
thái nào đó, một hệ quả nào đó. Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi
sau, nhưng thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.
Ví dụ: Nó bẻ cái bút gãy làm đỏi.
Tôi chặt khúc cây làm hai đoỏn.
Họ chia số hàng hoa đó thành hai phần.
+ Các động từ chỉ hoỏt động đánh giá đối tượng. Các động từ này cũng đòi hỏi hai
thành tố phụ đi sau:
- Thành tô phu chỉ đôi tượng chịu sự đánh giá, thường được biểu hiện bằng danh từ
(cụm danh từ) hoặc đỏi từ.

39
- Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá. thường được biểu hiện bâng các két càu: la
(làm) + danh từ (cụm danh từ), hoặc tính từ (cụm tính từ).
Ví dụ các động từ: cho, gầi, coi, công nhận, tôn, báu, thừa nhận, dành giá,...
Lão gọi con chó là Cậu Vàng.
Chúng tỏi bầu óng ây làm chủ tịch.
Họ cóng nhận anh ấy rất tích cực.
+ Các động từ chỉ các hoỏt động cảm giác. tri giác, nhặn thức, suy nghĩ, nói năng.
Ví dụ: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu,...
Các độn" từ này có thế chỉ có thành tố phụ chi đối tượng đi sau (được biểu hiên bằng
danh từ, cụm danh từ, đỏi từ), chảng hỏn:
Tòi biết nó.
Tôi thấy cái ỏ tỏ.
Nhưng các động từ này có thể có thành tố phu chi nội dung cảm nghĩ nói năng. Loai
thành tố phụ này có đặc điểm:
- Có câu tỏo là một cụm chủ vị;
- Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ từ như rằng hoặc là.
Ví dụ:
Tỏi biết là nó đi vắng.
Nó thây răng cái ỏ tỏ chở đầy hàng.
Ông tuyên bố rằng nó vô tội.
Giữa các tiểu loỏi và các nhóm động từ trẽn đây không phải có một đường ranh giới
tuyệt đối. Khi sử dụng trong hoỏt động giao tiếp, các động từ có thể có sự chuyển hoa:
chuyển tiếu loỏi, chuyển nhóm. Khi đó cả ý nghĩa cùa động từ, cả khả năng chi phoi các
thành tố phụ cũng thay đổi.
Ví dụ: động từ cho
- Là động từ phát nhận: chì hoỏt động cho ai cái gì, và chi phoi hai thành tố phụ: chỉ
người nhận và vật đem cho (đều được biếu hiện bàng danh từ, cùm danh từ hoác đỏi từ):
Nó cho tôi nhiêu tiền.
- Là động từ sai khiên (với nghĩa cho phép, tao điều kiên) biếu hiện hoỏt dóng tao điều
kiện cho ai làm việc. Nó cũng chi phối hai thành tỏ phu: một chỉ đỏi tương (biếu hiện bâng
danh từ, cụm danh từ, dỏi từ) còn một chi nội dung sai khiến (được biểu hiện băng đỏng từ.
cụm động từ).
Ví dụ: Nó cho tỏi vào rỏp xem phim.
Thầy giáo cho học sinh nghi.

40
- Là động từ đánh giá (với nghĩa coi, công nhận), biểu hiện hoỏt động công nhân ai là gì,
hoặc có phẩm chất gì. Nó cũng chi phối hai thành tó phụ, nhưng ngoài thành tố phụ thứ nhất
chi dối tượng, còn có thành tố phụ thứ hai chi nội dung đánh giá (có dùng từ là hoặc từ làm).
Ví dụ: Tôi cho nó là người can đảm.
Họ cho anh ây là sung sướng nhất.
4.4. Sự phản loại theo các dặc trung dộng I tĩnh và chủ ý/không chủ ý
Ngoài sự phán loỏi các động từ theo khả nâng chi phôi (khả năng kết hợp) các thành tô
phụ như trên, trong thời gian gần dây, trong khuynh hướng ngữ pháp chức nàng còn có một
sự nhìn nhận và phán loỏi khác vé phỏm trù vị từ nói chung và động từ nói riêng.
Theo ngữ pháp chức năng, mỏi sư tình (sự thế. sự kiện) trong hiện thực mà câu phản
ánh, tỏo nên nghĩa miêu tả của câu. Nội dung cùa mỗi sự tình đó có một cái lõi được biểu
hiện bàng một vị từ, và có các tham tố (tham thể). Tuyệt đỏi đa số các vị từ được biểu hiện
bằng động từ hoặc tính từ, còn các tham tố - bằng các danh từ, cụm danh từ, đỏi từ (xem
chi tiết ờ chương 5).
Ngữ pháp chức năng phân biệt các sự tình theo hai đặc trưng (+- động), (+ - chù ý).
Mỗi loỏi sự tình có một loỏi vị từ biểu hiện. Do đó, cùng với sự phân loỏi các sự tình là sự
phân loai các vị từ theo hai đặc trưng (+- đông) và (+- chù ý). Có thể hình dung sự phân
loỏi như sau:

— — Đ ặ c trưng
Động Chủ ý
Vị từ
hành động + +

quá trình + -

trỏng thái - -

tư thế - +

Từ sự phán loỏi trên ta có:


VỊ từ hành động: mang đặc trưng (+ động), (+ chủ ý)
Ví dụ: (tôi) di; (nó) học: (họ) làm việc
- Vị từ quá trình: mang đặc trưng (+ đòng), (- chủ ý)
Ví dụ: (lá) rơi; (nước) chày
(bom) nổ; (củi) cháy
- VỊ từ trỏng thái: mang đỏc trưng (- động), (- chú ý)
(các tính từ cùa quan niệm truyền thông thuộc về vị từ trỏng thái).

41
Ví du: (núi) cao; (ao thu) lanh lẽo
(tay) mỏi; (đầu) nhức
Vị từ tư thế: mang đỏc trưng (- động), (+ chủ ý)
Ví du: (con nhỏ) năm; (ho) quỳ; (đứa bé) đứng.
Sư phán loai các vị từ như trên chù yếu dưa vào các đặc trưng (động), (chù ý) cùa các
sự tình mà vị từ biểu hiện. Cho nén cần xác định các biểu hiện hình thức của các đác trưng
nghĩa mà vị từ biểu hiện tương ứng với các sự tình. Những cố găng bước đáu áp dung
những thành tựu của ngữ pháp chức nàng vào lĩnh vực từ loỏi tiếng Việt đã có mót số két
quả nhất định (về các đác trưng động, chủ ý, và các loỏi vị từ kể trên xem chương 5: Nghĩa
của cáu).

5. Tính t ừ
5.1. Đặc điểm cơ bản
- Tính từ có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoat động.xrùa
trỏng thái.
- Gần gũi với động từ, tính từ cũng có khả năng kết hợp với các phụ từ. Tuy nhiên,
thường tính từ rất ít kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh, ngược lỏi phần lớn các tính từ dễ
dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ.
Nói cách khác, tính từ có thế đảm nhiệm vai trò thành tố chính của một cùm từ chính
phu mà các thành tố phụ là các phụ từ, trong đó khá tiêu biểu là các phụ từ chi mức độ.
Ví du:
Phụ từ Tính từ
sẽ đẹp
không đẹp
vẫn đẹp
rất đẹp

Đôi khi tính từ cũng có thể kết hóp với phu từ chỉ mệnh lệnh:
Đừng xanh như lá, bỏc như vôi.
(Ho Xuân Hương)
- Cũng giống như động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp. Ngoài ra trong cáu. tính
từ có thể đảm nhiệm chức nâng cú pháp của nhiêu thành phần khác:
+ làm định ngữ: Đó là phim mới.
+ làm bổ ngữ: Anh nói nhanh như gió.
+ làm trỏng ngữ: Xưa có một người nóng dân nghèo.
+ làm chủ ngữ: Hiếu thào là đức tính tốt cùa những người con.

42
5.2. Các tiểu loại tính từ
5.2.1. Cản cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, có thể phân biệt hai loại tính từ
5.2.1.1. Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất
Những đặc điểm này không thể "lượng hoa" đươc, mà chỉ có thể được sắc thái hoa. Đó
là các nhóm tính từ:
+ Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng,...
+ Chỉ kích thước, hình dáng: to, nhỏ, lớn, bé,...
+ Chỉ mùi vị: cay, đắng, ngọt, bùi, mặn, chát, chua, thơm, thối, hắc...
+ Chỉ tính chất vật lí: cứng, mềm, dẻo, giòn, rắn, câng, chùng, nhão, nát.
+ Chỉ phẩm chất cùa sự vật: tốt, xâu, hay, dờ. xinh, đẹp, tồi
+ Chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, ác, dữ, lành, điềm đỏm, nóng nảy, cục. phúc hậu...
+ Chỉ đặc điểm sinh lí: khoe, yếu, mỏnh, cường tráng, tráng kiện, ốm yếu,...
+ Chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu, đần, dốt, thông minh, lanh lợi, khôn khéo, mưu trí, xảo
trá, gian giảo...
+ Chỉ cách thức hoỏt động: nhanh, chậm, vững, thỏo, bền, chắc, rề rà, chậm chỏp.
5.2.1.2. Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Những đặc điểm này có thể "lượng hoa" (nhờ một thành tố phụ có số từ chính xác đi
sau: dày 400 trang).
Ví dụ: cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày, xa, gần,...
5.2.2. Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các
thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ
5.2.2.1. Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau
Tuy theo thang độ của các đặc điểm tính chất mà các tính từ đó có thê két hợp với các
thành tố phụ khác nhau: hơi, khá, khí, rất, lắm, vô cùng, cực, cực kì, tuyệt.
Ví dụ:
+ rất đẹp
+ khá hay
+ vô cùng dũng cảm
+ cực kì thông minh
Có thẻ thê hiện mức độ nhờ sự kết hợp với các thành tỏ phụ khác:
Ví du:
+ đẹp như tiên, cao như núi
+ sâu đến ngực, cao đến lưng trời,
+ sâu thăm thảm, cao vời vợi.

43
5.2.2.2. Các tính từ chi dặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau
Các tính từ này không kết hợp vói các thành tố phu chi mức độ. Có hai loỏi:
+ Các tính từ chi tính chất đươc phân hoa thành hai cực rõ rét, giữa hai cực dó không
có các thang độ chuyển tiếp.
Ví dụ: đực/cái, trống/mái, riêng/chung, cõng/tư, âm lịch/dương lịch
+ Các tính từ được cấu tao theo phương thức ghép, trong đó các hình vị đi sau vừa sác
thái hoa ý nghĩa cho hình vị đi trước, vừa chi mức độ cao nhất cùa đặc điểm tính chất mà
hình vị đi trước biếu hiện.
Ví dụ: xanh lè, đen kịt, cao ngát, thơm phức, đò au, trắng xoa, bỏc phếch, trọc lóc,
xanh um, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu,...
N°oài ra trong tiếng Việt còn có lớp từ tượng thanh, tức những từ mà âm thanh cùa nó
mô phòng các âm thanh cùa tự nhiên. Một sỏ từ tượng thanh có ý nghĩa sự vật (gọi tên sự
vật theo âm thanh mà chúng phát ra).
Những từ đó thuộc loai danh từ, ví dụ: con mèo, con bò, con tắc kè, xe binh bịch, xe
cút kít...
Có nhiều từ tượng thanh cấu tỏo theo kiểu láy đế mô phỏng âm thanh tự nhiên: róc
rách, lộp độp, đì đóm, dùng đoàng, loảng xoảng, leng keng, tí tách, ào ào...
Các từ láy tượng thanh đươc các nhà nghiên cứu tiếng Việt quan niệm khác nhau:
hoặc là động từ, hoặc là tính từ. Nếu căn cứ vào công dụng, ý nghĩa của chúng (chúng
thường miêu tả tính chất của một hoỏt động, một quá trình: chim hót líu lo, nước chảy róc
rách) và chức năng thường làm thành tô phụ cho động từ (như phần lớn các tính từ) thì có
thế quan niệm các từ láy tượng thanh là tính từ.
Nhưng xét về nét nghĩa mức độ, thì các từ láy tượng thanh này, rõ ràng không hàm
chứa nét nghĩa mức độ. Chúng không kết hợp với các thành tố phụ chi mức độ.

6. Đỏi t ừ

6.1. Đặc điểm


Đỏi từ có chức năng đế xưng hô, để trò, hoặc đế thay thê (thay thê cho các từ thuộc
danh từ, động từ, tinh từ, số từ).
Khi thay thế cho từ thuộc loỏi từ nào thì đỏi từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản cua từ
loỏi ấy. Ví dụ:
(Ì) Họ sông và chiên đâu.
(Họ là từ chỉ những người được nói đến, thay thế cho danh từ chí những người này.
Trong câu trên, nó làm chù ngữ.)
(2) Bỏn tôi thích xem phim. Tôi cũng thê.

44
Đai từ có nhiều điểm giống các từ loỏi thuộc thực từ: có thể làm thành phần chính
trong câu, nhưng nó vẫn khác các thực từ ờ chỏ: Đỏi từ không có chức năng định danh,
không liên hệ tới đối tượng cụ thế trong hiện thực. Đỏi từ chỉ thực hiện chức năng dể trỏ và
đế thay thế. Ví dụ từ tôi không dùng để biếu hiện một người nào mà chỉ đế người nói tự
xưng, để thay thế cho bất kì người nói nào.
Vì vậy, có thể không COI đỏi từ là thực từ. hoặc cho rằng đỏi từ không tiêu biểu cho
thực từ. Đó đều là những quan niệm có cơ sở trong thực tê ngón ngữ.

6.2. Các tiểu loại cơ bản


6.2.1. Căn cứ vào chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thành ba nhóm:
- Các đỏi từ thay thê cho danh từ: tói, tao, chúng tôi, mày, nó, ho, chúng
Các đỏi từ này có khá nũng hoàn thành các chức năng ngữ pháp cùa danh từ: có thê
đảm nhiệm vai trò cùa các thành phần câu; khi làm VỊ ngữ cũng cần từ lủ.
Ví du:
Nỏn nhân là nó. Còn thú phỏm là ai?
- Các đỏi từ thay thế cho động từ, tính từ: thế. vậy, như thê. như vậy. Các đỏi từ nàv
cũng có khả nâng kết hợp với các phụ từ như các động từ và tính từ; đồng thời cũng có khả
năng và cách thức thực hiện các chức nâng ngữ pháp trong câu như các động từ và tính từ
(hoặc cụm động từ hoặc cụm tính từ).
Ví du: (Ì) Công việc trước đâv rất khó khăn, trì trệ. Bây giờ công việc vẫn thê. (Công
việc vẫn khó khản, trì trệ.)
(2) Tôi thích đá bóng, em tôi cũng vậy. (Em tôi cũng thích đá bóng.)
- Các đỏi từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bây, bấy nhiêu. Những đỏi từ này có
những đặc điếm ngữ pháp như số từ: thường làm thành tố phụ trước cho danh từ đế biểu
hiện ý nghĩa số lượng. Ví dụ: bao nhiêu người, bấy nhiêu sách vở...
6.2.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể tách các đại từ thành các tiểu loại sau:
- Các dỏi từ xưng hô: người nói tư xưng (tôi. tao, chúng tôi, chúng ta, chúng mình,
mình, chúng tớ), người nói gọi người nghe {mày, chúng mày. mi, ngươi...), hoặc chi người
được nói tới (nó, hổn, y thị, chúng nó, hầ, chúng....). Ngoài ra, trong tiếng Việt, nhiều danh
từ chỉ quan hệ thân tộc dược dùng như đỏi từ xưng hô: ông, bờ, anh, chị. em, chán. cô, dì
chú bác,... (dùng rộng trong giao tiếp xã hội).
Các đỏi từ xưng hô cùa tiếng Việt cũng phàn biệt theo ngôi và số. Có thế trình bày
trong bảng sau:

45
Số ít Số nhiều
Ngôi 1 tôi, tao, tớ, ... chúng tỏi, chúng ta, ta,...
Ngôi li mày, mi, ... chúng mày, chúng bay,...
Ngôi III nó, hắn, y, thị,... họ, chúng,...

Các danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong gia đình và trong xa hội thì không phán
biệt theo ngôi: cùng một từ có thể dùng ở cả ba ngôi, tuy theo tình huống giao tiếp.
- Các đỏi từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ, đó, đấy, đây, này, bày, bấy,... Các đai từ này
thường được làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ, nhưng cũng có thể dùng độc lập.
Chúng chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ: Những em học sinh này rất ngoan.
Đó là một truyền thống quý báu cùa ta.
Đây là xe gắn máy, còn kia là những chiếc máy bơm.
Sách Ngữ vãn ở THCS tách các dỏi từ chỉ định thành một từ loỏi riêng là chỉ từ. Song
căn cứ vào đặc điểm gần gũi với đỏi từ của chúng, và sô lượng không lớn cùa chúng, giáo
trình này thòng nhất các từ chỉ định trong từ loỏi lớn là đỏi từ.
- Các đỏi từ để hòi (nghi vấn): hỏi vé người và sự vật (ai, cái gì,...), về nơi chôn (đâu),
về thời gian (bao giờ), về đỏc điểm, tính chất (nào, sao,...), về số lượng (bao, bao nhiêu,...).
Ví dụ: Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình
Câu hòi hư vô thổi nghìn nên tắt
Ta vì ai? Sẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lỏi triệu chồi xanh.
(Chê Lan Viên)
Trong tiêng Việt, tất cả các đỏi từ để hỏi còn được dùng theo nghĩa phiếm chỉ: chúng
không nhằm vào mục đích để hỏi, mà chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời
gian, mọi đặc điểm tính chất và số lương.... nhưng không ám chỉ mót đối tượng cụ thể nào.
Ví dụ:
+ Việc ai người nấy biết.
+ ơ đáu tre cũng xanh tốt.
(Thép Mới)
+ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,...
(Hồ Chí Minh)

Trong việc dùng đỏi từ, nhất là đỏi từ xưng hò, người Việt Nam ta rất chú ý đến việc
bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với người khác. Đó cũng là một trong những sác thái
riêng cùa đỏi từ xưng hô tiêng Việt.

46
7. Phụ t ừ ( p h ó từ, t ừ kèm)
7.1. Đặc điểm
- Vê mật ý nghĩa, phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên (định danh), mà chỉ
làm dấu hiệu cho một loỏi ý nghĩa nào đó mà thôi.
- Phụ từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính của cụm từ, chúng chuyên làm
thành tô phụ trong cụm từ để bổ sung cho thành tố chính một ý nghĩa nào đó. Vì thê chúng
được coi là các từ chứng, làm bộc l ộ bản chất ngữ pháp của các từ làm thành tố chính.
- Phụ từ không thể một mình đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu, mà
thường cùng với từ chính đảm nhiệm chức năng cùa một thành phần câu.
Ví dụ: Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Trong ví dụ này từ đang là một phụ từ làm dấu hiệu chỉ thời gian tiếp diễn. Nó đi kèm
với từ đỏ, làm thành tố phụ cho từ đó và tỏo thành cùm từ đang đỏ ngần cây (cả cụm này
làm vị ngữ cùa câu.)
Vì chức nâng như thê, nên phụ từ còn đươc gọi là từ kèm, hoặc phó từ. Số lượn" của
chúng không lớn.

7.2. Các tiểu loại cơ bần


Căn cứ vào bàn chất ngữ pháp cùa các từ chính mà phụ từ thường đi kèm, các phụ từ
được phân chia thành hai nhóm:
7.2.1. Các phụ từ thường đi kèm với danh từ: các phụ từ này làm thành tố phụ trước cho danh
từ và chiêm vị trí thứ hai trong két cấu của cụm danh từ. Chúng làm dấu hiệu cho ý n»hĩa về
lượng sự vật, nhưng khác sỏ từ ở chỗ: chúng không thể dùng độc lập để tính đếm. Chúng
thường được gọi là các lượng từ. Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, từng, một... Ví dụ:
Trong lớp tối, mỗi người có một vẻ riêng.
7.2.2. Nhóm các phụ từ thường đi kèm với động từ và tính từ: các phụ từ này làm thành tô phụ
trước hay sau cho đông từ hoặc tính từ. Có thể tách biẽt chúng thành một số nhóm nhỏ như sau:
+ Các phụ từ chì ý nghĩa thời - thể: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ, sắp....
+ Các phụ từ chỉ sự tiếp diễn tương tự, dồng nhất: đều, cũng, vẩn, cứ cỏn lại
+ Các phụ từ chỉ ý khảng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng.
+ Các phụ từ chỉ ý mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ (đi trước động từ), đi, nào (đi sau)
+ Các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá (đi trước), quá, lắm, vô củng cực kì (đi sau)
+ Các phụ từ chì sư hoàn thành {xong, rồi), chì kết quả (được, mất ra....) chỉ ý tư lúc
(lấy), chỉ ý tương hỗ (nhau), chỉ sự phôi hợp (cùng. với), chì cách thức (ngay liến luôn
nữa, mãi, dần,...). Các phụ từ này thường đi sau động từ.
Một số ví dụ:
Họ cũng sẽ không đến.

47
Các anh cứ đi đi nào!
lìm đừng khóc nữa.
Có thế tháy rằng các phụ từ tuy không có ý nghĩa thuần nhất trong nội bộ như các từ
thuộc các từ loỏi khác, nhưng điều cơ bản là chúng chuyên thực hiện chức năng đi kèm làm
thành tó phụ cho các từ loỏi cơ bán (danh, đông, tính).
Chúng không thế độc lập làm thành phần cáu.

8. Quan hệ từ
8.1. Đặc diêm
- Quan hệ từ là những từ biếu thị quan hê ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các
bõ phận cùa câu hoặc giữa các câu với nhau.
- Chúng không thể đảm nhiệm được vai trò thành tỏ chính lần vai trò thành tố phụ
trong cụm từ, chúng cũng không thế đảm nhiệm đươc chức nâng của các thành phần câu.
Chúng chỉ thục hiện được chức năng liên kết các từ, các cụm từ hay các cáu với nhau. Vì
thế chúng còn được gọi là các từ nối, kết từ hoặc từ quan hệ.
Ví dụ:
+ Anh không xuống thuyền của chúng tôi mà di bộ dọc bờ sông.
+ Họ có thể đọc sách bâng tiếng Anh vờ tiêng Pháp.
8.2. Các tiểu loại cơ bán
Căn cứ vào loỏi quan hệ ngữ pháp mà từ biếu thị, có thể phân biệt các quan hệ từ
thành các nhóm:
- Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đảng lập: và, với, rồi, nhưng, song, mà, chứ
hay, hoặc...

- Các quan hệ từ phúc vụ cho quan hệ chính phụ: của, bằng, ràng, với vì tai bởi do
nên, để, cho,...
Vi du:
+ Mật đát và bầu trời đểu tươi sáng. (đẳng lập)
+ Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn de Vàm cho nòi giống ta suy nhược, (chính phụ)
Trong thực tể sử dụng, các quan hệ l ừ có thể được dùng thành cặp để liên kết các bộ
phàn của câu với nhau, nhất là trong các câu ghép: nêu...thì hề (giá)... thì dù mặc dù
(mặc dầu)...thì..., vì (tỏi, bời. do)... nên..., tuy... nhưng không nhưng... ma con,...
Ví dụ:
+ Nếu trời mưa to thì chúng ta không đi nữa.
+ Không nhũn" nỏ không đến mà nó còn không cho em nó đến.
Một số phụ từ cũng có thể được dùng trong chức nâng của quan hệ từ đế nối kết các
từ, các cùm từ.

48
Ví du:
Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lỏi thẳng tay khủng bỏ Việt Minh hơn nữa.
(Hồ Chí Minh)

Các phụ từ đã,... lại trong ví dụ này liên kết hai vị ngữ của câu và biểu hiện quan hệ
tàng tiên.

9. Tình thái t ừ
9.1. Đặc điếm
- Các tình thái từ là những từ biếu lộ thái độ, tình cảm cùa người nói (người viết) đối
với nội dung của càu hoặc đôi với người cùng tham gia hoỏt động giao tiếp (người nghe,
người đọc).
- Các tình thái từ không thế đóng vai trò thành phần cấu tỏo trong cùm từ hay trong
câu, chúng chì được dùng trong cáu đế bày tó thái độ tình cảm.
Ví dụ:
+ Cháu chào ông ỏ! (tỏ ý kính trọng người nghe).
+ Chúng ta đi chơi nhài (hỏi, thân mật)

9.2. Các tiểu loại cơ bản


Có thể phân biệt các nhóm tình thái từ như sau:
- Các trợ từ nhấn mỏnh: Những từ này dùng đế nhân mỏnh vào từ, cụm từ hay một câu
nào đó mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn mỏnh. Đó là những từ
như: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những, đến, tận, ngay,... Ví du:
+ Hai ngày sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lai quay về nhà
thương Chợ Quán.
(Trần Đình Vân)
+ Nó mua những tám cái vé.
+ Nó làm việc cà ngày lễ.
- Các tiểu từ tình thái: Đây là những từ thường làm dâu hiệu chỉ rõ mục đích nói của
câu (hỏi, ra lệnh, kê, cảm thán,...). Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái nghi
vấn, cầu khiến hay cảm thán. Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái đỏ, tình cảm của người nói
người viết.
Ví du:
1
+ Chúng ta di xem phim nhé .
+ Đã báo mài
+ Trời có mưa đâu?

49
Khi thêm các tiêu từ tình thái vào sau một thực từ hay một cụm tư thi chúng có tác
dụng tinh thái hoa cho các từ hay cụm từ đó: các từ hay cụm từ đó trơ thành các cáu (phai
ngôn). Ví dụ:
+ Cà phê —> Cà phê nhé?
+ Đọc báo —> Đọc báo à?
+ Ngàv mai —» Ngày mai ư?
Những từ này tuv bao gom một sò lượng không nhiêu nhưng diễn đỏt những sác thái
tình cảm, cảm xúc tê nhị, phức tỏp. Chúng bao gồm những từ như: à, ư. nhi. nhé. chứ. vậy,
đáu, chăng, ừ, ỏ, ha. hử. .. Nhờ chúng mà người nói hay người viết có thể bày to những sác
thái tinh tê trong thái đò, tình cam đối với người nghe, người đọc hoặc đổi VỚI nôi dung
được nói tới.
- Các từ cảm thán: Đó là những từ dùng đẻ bộc lộ trực tiếp xúc cảm của người nói.
Chúng không thể dùng làm ten gọi cho xúc cảm được, mà chi làm dâu hiệu cho nhữns xúc
cảm mà thỏi. Chúng không the làm thành phán cho cụm từ hay câu, nhưng lai có thể tách
riêng khỏi câu để làm thành một câu riêng biệt.
Trong khi sử dụng chúng thường gán liền với một ngữ diệu hay cứ chi. nét mặt. điệu
bộ của người nói.
Các từ cảm thán có thó dùng để gọi đáp {(ri, Víi//ẹ. dạ, ham. thưa, ừ....), có thể dùng để
bộc lộ cảm xúc vui mừng. ngỏc nhiên, đau đớn, sợ hãi. tức giận,...(ôi! trời ơi, ó. ('; liu. 0
kìa, ái. ối, than ôi. hỡi ôi. eo ôi, ôi giời ỏi,...). Có thế nói, chúng dùng đế bóc lộ những cảm
xúc đột ngột, manh mẽ thuốc các loỏi khác nhau.
Ví du:
+ o hay . Sao lỏi vất thang lỏi thê này'
1 1

(Trần Đăng)
+ o, sao mà ngu si làm vậy?
(Chu Vãn)

IM. S ự CHUYỂN LOAI CỦA TỬ


Từ trong tiếng Việt không có hình thức ngữ âm riêng cho từng từ loỏi, cũng không
biên đổi hình thức ngữ am để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau và quan hệ ngũ
pháp khác nhau. Do dó có nhiêu trường hợp vần cùng một hình thức ngữ ám Iihưns khi thi
mang những đặc điểm ngữ pháp cùa từ loỏi (tiếu loỏi) này, khi thì mang các đặc điếm ngi
pháp cùa từ loỏi (tiếu loai) khác. Ì liên tượng đó được gọi la sự chuyến loỏi cua từ.
Trong hiện tượng chuyến loỏi, cẩn chú ý:
a) Từ chuyến đối cà \ nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.
So sánh:

50
+ ì l ọ mang đến một cái cán. (Ì)
+ Sau đó, họ sẽ cân thóc. (2)
Ở cảu (Ì) từ cân có ý nghĩa sự vật (đồ vật), có sự két hóp với danh từ chi đơn vị {cái),
và sò từ một. Đó là những đặc điểm cùa danh từ.
Ớ càu (2), từ cân có ý nghĩa chỉ hoỏt động. có sư kết hợp với phụ từ sẽ, với thành tỏ
phụ chi dối tượng thóc, hơn nữa ớ câu này từ càn làm VỊ ngữ trực tiếp. Đó là những đặc
điểm cơ bán cùa động từ tác động.
Nếu một từ chi có sự chuyên đổi ý nghĩa từ vựng, mà không có sư thay đổi về các đặc
điểm hoỏt dộng ngữ pháp thì đó chi là sự chuyển nghĩa từ vựng, không phải là sự chuyên
loỏi về ngữ pháp. Ví dụ so sanh:
+ Đó là cái lá bàng.
+ Trong cơ thê có hai lá phối.
Ó cả hai câu trên từ lá vẫn có ý nghĩa sư vật, tuy chì các vật cụ thể khác nhau, và các
đặc điếm ngữ pháp giỏng nhau (kết hợp VỚI từ chi lương ở phía trước). Đó vẫn là một danh
từ, nhưng có sự chuyển nghĩa từ vựng.
b). Sư chuyển loỏi có thể diễn ra giữa các từ loỏi và cà giữa các tiêu loỏi của một từ
loỏi. Khi có sự chuyên tiêu loỏi thì cũng diễn ra sự thay dối cả ý nghĩa khái quát và cả ở
dặc điểm hình thức.
So sánh:
+ Tôi cho nó một quyển sách. (Ì)
+ Tôi cho nó đi chơi. (2)
+ Tỏi cho nó là người tốt. (3)
Trong câu (1) từ cho chi hoỏt động phát nhận. nên chi phôi hai thành tô phụ: người
nhận (nó) vả vật đem cho (một quyến sách).
Trong câu (2), từ cho chỉ hoỏt động gãy khiên, nên chi phối hai thành tố phụ: đói
tượng (nó) và nội dung sai khiến (đi chơi).
Trong câu (3), từ cho chì hoỏt động đánh giá, nén chi phôi hai thành tố phụ: đói tương
(nó) và nội dung đánh giá (là người tốt).
Ba từ cho đều là động từ nhưng thuộc ba tiểu loỏi khác nhau.
c) Có những sự chuyến loỏi đã ổn định, được ca xã hội sử dụng và được ghi nhận trong
từ điển theo hình thức một từ ngữ âm nhưng nhiều từ loai.
Ví dụ: sự chuyển đổi giữa danh từ chỉ công cu và dộng từ chi hoỏt động bằng công cụ
ấy: cày, bừa, cuốc, cào, cân, dục, bào, cưa, dùi, khoan... M ỗ i từ như vậy đều có thế thường
xuyên (lược dùng như danh từ hoặc đòng từ.
Trái lai. có sự chuyến loai chi diên ra lãm thời trong từng hoàn cảnh giao tiếp trong lời
nói của một cá nhân. Nó chưa phổ biên trong toàn xã hỏi, chưa đươc ghi nhân trong từ

51
điên. Mặc dầu vậy, sư chuyển đổi đó vẫn phải diễn ra theo quy luật: chuyên đòi ý nghía
ngữ pháp đồng thời với sự chuyển đối vé hình thức kết hợp.
Ví dụ:
Đầu óc căng thẳng vì tiếng bom, tiêng đỏn, tiếng rú và trong mỗi một người đêu phải
trải qua những bực tức, giận dữ, lo âu và cà sợ sệt nữa.
Trong câu này có 4 từ cần chú ý: bực tức, lo tiu. giận dữ, sợ sệt. Từ điên tiêng Việt ghi
nhận gián dữ là tính từ. còn 3 từ kia là động từ. (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chu biên,
H.. 1988)
Thế nhưng trong câu trẽn cả 4 từ đã có sư chuyển loỏi. v ề ý nghĩa, trong càu trên
chúng không biểu hiện hoỏt động, trỏng thái hay tính chất. mà biểu hiện nghĩa sư vật trừu
tương (những xúc cảm tám lí).
Vé hình thức kết hợp, chúng không kết hợp và không có khả nâng kết hợp với các phu
từ (từ chứng của đỏng từ và tính từ), trái lỏi, chúng két hợp với từ những (phu từ cho danh
từ để chỉ số lượng nhiều). Đổng thời về chức năng cú pháp, chúng làm thành tỏ phu chỉ đối
tượng cho đông từ trải qua.
Như vậy, trong câu trên đãv. 4 từ: bực tức, giận dữ, lo âu, sợ sệt đã lâm thời được dùng
như các danh từ. Đó là sự chuyển loai lãm thời của từ trong ngôn bản, trong hoỏt động giao
tiếp. Cũng giống như những sự chuyển hoa lãm thời cùa từ ờ các bình diện khác (ý nghĩa từ
vựng, hình thức ngữ âm, cấu tỏo, sác thái phong cách chức năng...).

IV. VẤN ĐỂ T ừ LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC c ơ sở
1. Trong chương trình và sách aiáo khoa ở Trung học cơ sở, tiếng Việt không tách
thành môn học riêng mà năm trong mòn Ngữ văn. Nội dung dỏy học từ loỏi tiếng Việt vì thê
được đan xen với các phần vãn học và làm vãn, để đảm bảo nguyên tắc tích hợp. Khống có
phần riêng về từ loỏi. Các từ loỏi tiếng Việt được phân bố trong chương trình từ lớp 6 đến
lớp 8, đồng thời còn được ôn tập và-tổng kết ớ lớp 9. Sự phân bố như vậy vừa để thúc hiện
nguyên tắc tích hóp, vừa đê thực hiện các nguyên tắc khác trong dỏv học, như nguyên tắc đi
từ đơn giản đến phức tỏp, lừ hiện tượng phố biến đến hiện tượng có tần số thấp hơn. ...
2. Các từ loỏi được xác định trong sách giáo khoa Trung học cơ sớ chú yếu theo đặc
trưng về ý nghía ngữ pháp khái quát và chức năng của chúng. Điêu đó nhằm múc đích dễ
tiếp nhận cho học sinh phổ thông. Song vẫn cẩn chú ý đến đặc trưng về khả năng kết hóp.
nhất là đối với những từ loỏi cơ bán như danh từ, động từ, tính từ. Khi nhận diện từ loỏi
trong câu, hoặc khi nói về những trường hợp chuyển loai cùa từ thì cần phối hóp những đặc
trưng về ý nghĩa với những đặc trưng về chức nâng và khả năng kết hợp của từ. Trong bài
tống kết về ngữ pháp ở sách Ngữ văn 9 tập 2, đối với các từ loỏi cơ bán là danh từ. động từ.
tính từ, sách giáo khoa đã yêu cầu nêu cả đặc điểm về ý nghĩa khái quát. và cả đặc điểm về
khả năng kết hơp. (trang 131)

52
3. Hệ thông từ loỏi mà sách giáo khoa Trung học cơ sở trình bàv có đôi điểm cần lưu ý.
Đó là:
- Tách lượng từ thành một từ loỏi riêng, v ề ý nghĩa và chức năng, lượng từ có điểm
gần gũi với số từ: chi lượng sự vật mà danh từ biểu hiện, thường làm thành tố phu cho danh
từ. Nhưng lượng từ lỏi có điếm giống phụ từ (phó từ): chỉ làm thành tò phụ và khổng thể
dùng độc lập khi không có thành tố chính. Vì vậy trong một số công trình về tiếng Việt,
lượng từ có thê được gộp chung với số từ, hoặc với phụ từ thành một từ loỏi. Khi dỏy theo
sách giáo khoa (tách thành từ loỏi riêng), cũng nên thấy được những điểm giao nhau như
vậy của các từ loỏi.
- Tách chi từ thành từ loỏi riêng. Các từ này (đó, kia, này nọ, nay, náy. nãy, ấy, đấy,
đây,...) có những điếm gần gũi với đỏi từ, và chăng số lượng của chúng không lớn, nên có
quan niệm đưa chúng vào từ loỏi đỏi từ, gọi là tiểu loỏi đỏi từ chi định. Khi dỏy theo sách
giáo khoa (tách thành từ loỏi chỉ từ), cũng nên thấy điểm gần gũi cùa chúng với đỏi từ.
- Tách trợ từ, thán từ khỏi tình thái từ. M ỏ i từ loỏi như vậy có nét riêng về chức nâng
và cách sử dụng. Trợ từ chuyên thực hiện chức năng nhấn mỏnh hoặc biểu thị thái độ đánh
giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Thán từ thì chuyên dùng để bộc lộ
cảm xúc, tình cảm cùa người nói hoặc dùng đê gọi đáp (cũng đồng thời bộc lộ thái độ tình
cảm đối với người đối thoỏi). Còn tình thái từ thì chuyên dùng để biêu thị mục đích nói của
câu, nhưng đồng thời cũng biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Cho nên có thể tập
hợp cả ba nhóm đó thành một từ loỏi chung là tình thái từ như một số công trình nghiên
cứu đã thực hiện. Lúc đó tất cả các nhóm tình thái từ đều có một đặc trưng chung là làm
dấu hiệu cho ý nghĩa tình thái, đối lập với các từ loỏi khác có chức năng là biểu hiện nghĩa
miêu tả.
Với sự nhìn nhận như vậy, 12 từ loỏi trong sách ngữ văn Trung học cơ sở (danh từ,
động từ, tính từ, số từ, lượng từ, đỏi từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái
từ) tương đương với 8 từ loỏi ở những cống trình nghiên cứu khác (danh từ, động từ, tính
từ, sô từ, đỏi từ. phó từ, quan hệ từ, tình thái từ).
4. Do yêu cầu về cấp học, chương trình Ngữ văn ờ Trung học cơ sở chưa yêu cẩu phải
nhận thức và phân biệt các tiểu loỏi trong mỗi từ loỏi. Nhưng khi cần thiết phân biệt các
cấu trúc lớn hơn từ, như cụm từ và câu, thì cần nhận ra sự khác biệt về ý nghĩa và khả năng
kết hợp của các tiêu loỏi khác nhau trong một từ loỏi lớn. Vì vậy ờ Cao đảng Sư phỏm,
trong giáo trình ngữ pháp có phán tích những tiểu loỏi tiêu biểu trong một từ loỏi để sinh
viên có cơ sớ nhặn thức và kĩ năng, chuẩn bị dỏy tốt phần từ loỏi nói riêng và phần ngữ
pháp nói chung ờ Trung học cơ sở.
5. Vấn đề chuyển loỏi của từ là một hiện tượng thường gập trong thực tiễn sử dụng
t i ế n Việt. Cần chú ý đến sự biến đổi cả về ý nghĩa khái quát, cả về khả năng kết hợp của
0

từ. Sách Ngữ văn ở Trung học cơ sở chưa có điểu kiện đề cập đến một cách chi tiết, nhưng

53
sinh viên Cao đảng cần nắm nguyên tắc chung của sự chuyến loai là giữ nguyên hình thức
âm thanh, nhưng có sư chuyến đổi vé ca hai phương diện ý nghĩa ngữ pháp khai quát và
khả năng kết hợp cùa từ.

TÓM TẮT CHƯƠNG


Ì. Sỏ lượng từ trong mỗi ngón ngữ là rất lớn. Nhưng chúng hình thành những hệ thòng
lớn nhỏ trên cơ sờ những đặc điếm giông nhau nào đó. Từ loỏi chính là các loai từ phân
lập trên cơ sờ những đỏc diêm về ngữ pháp của từ. Những dặc điểm ngữ pháp cua từ thế
hiện cả ờ mật ý nghĩa và cà ở mặt hình thức ngữ pháp. Vì vậy khi phán định từ loỏi trong
tiếng Việt cần dựa trẽn các tiêu chí sau:
- Ý nghĩa ngữ pháp khái quát. Đó là ý nghĩa chung của cả từ loỏi, bao trùm lẽn tai cả
các từ thuộc từ loỏi đó.
- Khả năng kết họp cua từ với các từ di trước và các từ đi sau khi cấu tỏo mót cụm từ
chính phụ. Những từ kết hợp điển hình cho một từ loỏi được gọi là các từ chứng. M ỗ i từ
loỏi có một số từ chứng điển hình.
- Khả năng đảm nhiệm chức nâng các thành phần cáu. Có những từ loỏi có thể đàm
nhiệm chức năng thành phần chính (danh từ, dộng từ, tính từ, đỏi từ), có từ loai chì đảm
nhiệm chức năng thành phần phụ (phụ từ, số từ, lương từ), có từ loỏi chi thực hiện chức
nâng liên kết (quan hệ từ), có từ loỏi chi thực hiện chức năng của các thành phần tình thái
(tình thái từ).
2. Hệ thống từ loỏi cùa tiếng Việt trước hết bao gồm hai phàm trù lớn: thúc từ và hư
từ. Thực từ có ý nghĩa từ vựng, thường có chức năng định danh và có thê đảm nhiệm chức
năng chính trong thành phần cụm từ và câu. Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, không thế thực
hiện chức năng định danh. Hư từ chi làm dâu hiệu cho một sò loỏi ý nghĩa ngữ pháp hay ý
nghĩa tình thái. Hư từ chỉ có thê đàm nhiệm vai trò thành phần phụ trong cụm từ, hoặc đảm
nhiệm chức năng liên kết, hay chức năng cùa các thành phần tình thái trong câu.
3. Các thực từ trong tiếng Việt bao gom ba từ loỏi cơ bản là: danh từ, động từ, tính từ.
Ba từ loỏi này khác biệt nhau về ý nghĩa ngữ pháp, về khả nâng kết hợp với từ chứng và về
chức năng vị ngữ trong cáu. Thường đi kèm với danh từ và làm thành phần phụ cho danh từ
là số từ (và lượng từ), cho nên số từ có thể được coi là một tiểu loỏi cùa danh từ. Còn đòng
từ và tinh từ trong tiếng Việt có một sò điểm gần gũi nhau, nên cũng có thể gộp thành một
từ loỏi lớn là vị từ. Ngoài ra, đỏi từ thường thực hiện chức năng để trỏ và để thay thế, nén
khi thay thế cho từ thuộc từ loỏi nào (danh từ, dộng từ, tính từ, số từ) thì đỏi từ mang đặc
điếm của từ loỏi ấy.
4. Các hư từ trong tiếng Việt có vai trò quan trọng về ngữ pháp. Hư từ là một trong
những phương tiện ngữ pháp quan trọng nhất. Tiêu biểu cho hư từ là phụ từ (phó từ) và
quan hệ từ. Phụ từ là dấu hiệu cho một số ý nghĩa ngữ pháp, và trong cụm từ, trong cáu. hư

14
từ đàm nhiêm vai trò thành tố phu đế bổ sung ý nghĩa cho thực từ. Quan hê từ thì chi đảm
nhiêm vai trò liên kết và bộc lộ các quan hệ chính phụ hay dáng lập giữa các từ, các cụm từ
va các câu. Ngoài ra, trong hè thống từ loỏi cứa tiếng Việt còn có tinh thái từ (trợ từ, thán
từ, tiếu từ tình thái). Tinh thái từ chi làm dấu hiệu cho những ý nghĩa tình thái, và đảm
nhiệm chức năng của thành phần tình thái trong câu.
Trong mỗi từ loỏi cùa tiếng Viêt, thực từ cũng như hư từ, đều gồm một số tiếu loỏi.
Các tiếu loỏi trong một từ loai. ngoài những dác điếm chung, còn có những điểm khác biệt
cả về ý nghĩa ngữ pháp cùa tiểu loỏi và cả vé đặc điếm trong kha nàng kết hợp.
5. Trong tiếng Viêt có hiện tượng chuyến loỏi của từ. Đó là hiện tượng những từ có
cùng một hình thức âm thanh, nhưng có thế sử dung theo những dác điếm ngữ pháp khác
nhau. Khi chuyển loai, hình thức âm thanh của từ vẫn giữ nguyên, chỉ có thay đổi vê ý
nghĩa ngữ pháp và khả nâng kết hơp cũng như khá nâng đàm nhiêm các thành phần cáu.
Đổng thời cũng có cả hiện tượng chuyển tiểu loai của từ, theo cùng một nguyên tắc: giữ
nguyên hình thức âm thanh, chỉ biến đổi về ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp, khả năng
cú pháp cùa từ. Những hiện tượng chuyến loỏi và chuyển tiểu loai có thế mang tính ổn định
(đã xảy ra từ làu và hiện nay tồn tỏi phổ biến trong lời nói) hoặc mới chi có tính lâm thời (chỉ
xảy ra nhất thời trong lời nói của cá nhân trong một tình huóng giao tiếp nhất định).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Ì. Từ loỏi là gì?
2. Những tiêu chí cơ bản để phân định từ loai trong tiếng Việt. Phân tích qua các ví du
cụ thể.
3. So sánh cơ sở để xác định từ loỏi của từ tiếng Việt và một từ tiêng nước ngoài dưới
đây mà anh chị biết (các từ tương dương về nghĩa từ vựng):
t. Việt: nói
t. Pháp: parler
t. Anh: to peak
t. Nga: govorit '
4. Sư khác biệt giữa thực từ và hư từ thể hiện trong tiếng Việt ở những điểm cơ bản
nào? Ví dụ.
5. So sánh những từ đồng ám nhưng khác biệt vé bàn chất thực từ - hư từ trong các cặp
cáu sau:
a) Ông áy rất giàu, nhiều cùa lắm.
a') Đây là sách của tôi.
b) Nó vừa cho tói một quyển sách.
b') Nó đã mua cho tỏi quyến sách ấy.

55
c) H ọ sẽ về nhà.
c') Chúng tôi đang nói về anh ấy.
6. Danh từ có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy giải thích mối quan hệ giữa ý nghĩa
ngữ pháp khái quát (ý nghĩa sự vật) của danh từ và đặc điểm trong khả nàng tỏo cụm
từ cùa danh từ.
7. Xác định các danh từ trong đoỏn văn sau:
Những xóm làng trên cù lao sông Tiền có từ bao đời nay, không hề biên động. Có
những vườn cây mới trồng, nhưng bỏt ngàn là những vườn cây quả cổ thụ. Những rãnh
nước được xẻ từ sông vào tưới tắm cho gốc cây bốn mùa ẩm ướt.
Cóc, mận, mãng cầu, chôm chôm, vú sữa, xoài tượng, xoài cát,... mọc chen nhau.
Đứng trên mui vững chắc cùa chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái
được những trái cây trĩu quả từ hai phía cù lao. Những người chù vườn tốt bụng và hào
phóng thây thê chì cười, ánh mát thích thú nhìn khách.
8. Xác định tiêu loỏi cho các danh từ trong các câu sau:
a) Nhà cửa đế lợn rừng nó vào nó phá cũng mặc chúng bay.
b) Nhìn sự vui sướng của mẹ tôi, cha tôi lỏi cắm đầu quỳ bò trên giường vẽ tiếp. Lần này
người vẽ một bức tranh tươi sáng. Một con nghé tơ vểnh tai nghe tiêng sáo của cậu múc đồng
trên lưng. Chiếc lá sen cách điệu rất tài tình che bóng y như chiếc tán trên đầu chú bé.
c) Mấy thứ đồ đỏc nặng và cồng kềnh như cái giường sất; cái phuy đựng nước,...
d) Chị ấy đi chợ mua được một cân muối, hai cân thịt, một lít dầu. và một chai rượu.
9. Động từ tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản như thế nào? Phân tích qua các ví dụ
cụ thể.
10. Xác định động từ trong đoỏn thơ sau:
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gỏt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi, nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gỏt môi riêng tư.
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nói lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.
(Phỏm Tiến Duật)
11. Phán biệt ý nghĩa và đặc điểm hình thức cùa các động từ làm trong các câu sau đáy:
a) Chúng tói đang làm bài tập toán.

56
b) Chuyện ấy xảy ra làm tôi rất buồn.
c) Anh áy làm trưởng phòng kĩ thuật ờ nhà máy tôi.
12. Xác định các động từ độc lập và các động từ thường không dùng độc lập trong đoỏn
thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phái ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi lùi xa làng xóm khuất
Bòn phía nhìn không bóng một hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngũ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chảng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương.
(Chế Lan Viên)

13. Phân tích đặc điểm cơ bản cùa tính từ tiêng Việt. Vì sao có thê coi tính từ và động từ
tiêng Việt họp thành một phỏm trù từ loai chung?
14. Xác định các tính từ trong đoỏn thơ sau:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phang lặng
Soi ánh nắng pha lê...
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bẽn sóng.
(Xuân Diệu)

15. Xác định tiểu loỏi cùa các tính từ trong đoỏn thơ sau:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Máy vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhò

57
Giữa biển lớn tình yêu
Đế ngàn năm còn vỗ.
(Xuân Quỳnh)
16. Đặc điểm cơ bản của số từ và các tiêu loỏi cơ bản của số từ. Cho ví du.
17. Đỏi từ có đặc điếm cơ bản như thế nào? Những đỏi từ nào có thể thay thê cho động
từ. tính từ? Cho ví dụ.
18. Việc dùng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (ông, bà, anh, chị, em. chú. bác. cò. dì.
thím. cậu, mợ cụ, con, cháu.) vào việc xưng hô rộng rãi trong giao tiẻp xã hội có
những khác biệt như thế nào so với việc dùng các đỏi từ xưng hố?
19. Xác định các đỏi từ và phàn tích tác dụng của chúng trong các câu sau:
a) Hai cha con mày ở nhà coi nấm coi niẽc đi, tao ra làm cái giàn cho bầu leo, nó bò
nghêu ngoáo lắm rồi.
(Đinh Quang Nhã)
b) Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng, họ đánh mãi rồi cũng biết.
c) A i còn lỏ gì lài đi thúng của vợ chồng anh.
d) Bao giờ cũng vậy, hễ có mót chuyện nguy hiểm đã qua rồi thì chuyện đó lỏi trở
thành một chuyên vui.
(Nguyễn Quang Sáng)
e) 0 hay, làm sao mà bao giờ bà cũng nói thế?
20. Đặc điểm cơ bản của phụ từ là gì? Kể các tiểu loỏi phụ từ, kèm theo các ví du cu thể.
21. Xác định các phu từ và xếp loai chúng theo các tiểu loỏi trong các câu vãn sau:
a) Hàng tranh mỗi năm một khá giả.
b) M ồ i khi Keng diện bộ quàn áo mới, Ngọ lỏi vờ đứng sững, nheo mát nhìn anh....
c) Hoa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quàn" Bình.
d) Nếu em muôn. toàn bỏ những bức tranh này và cả những cái anh sẽ vẽ, tất cả đều
thuộc về em.
e) Anh không thay đổi được em, mà em cũng không thav đổi được anh.
g) Anh sẽ không bao giờ hiểu được những gì đang làm tôi khổ.
22. Phán tích sự giống nhau và khác nhau trong nghĩa và cách dùng cùa các phu từ
(cũng, đểu. vẫn, còn. lỏi) qua các câu sau:
a) Anh không đi thì tôi cũng không đi.
b) M ọ i người đều nhảy, trừ chị Lộc.
c) Trời mưa to mà họ vẫn tiếp tục làm việc.
d) Tôi còn học một năm nữa mới thi tốt nghiệp.

58
e) Hòm nay trời lai mưa.
g) M ọ i người đều can ngăn, nhưng nó cứ làm.
23. Tim các phu từ đi sau động, tính từ trong các cảu sau và xác định ý nghĩa bổ sung
cho các thành tố chính của chúng:
a) Anh nghĩ mãi cho đến gần súng.
b) Nó không còn sợ hãi nữa.
c) Anh thổi sáo đấy ư? Em thích nghe lắm đấy nhé.
d) Tao thì tao chỉ sợ suối lũ lên cuốn mất xác mày thỏi.
e) Thẻ là tỏi đã nhân ra người thanh niên làm nghề cắt tóc đó.
24. Đặc điếm cơ bản của quan hệ từ là gì? Các tiểu loai chính của quan hệ từ như thê
nào? Cho ví dụ.
25. Xác định quan hệ từ và công dụng của chúng trong các câu sau:
Tuy tuổi nhỏ. nhung chỉ nghe mợ Du nói từng ấy câu, tỏi nhận thây ngay tỏi sao có sự
gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con này, và tôi nhân thấy rõ ràng sự đau khổ cùa một người
đàn bà đã bị đuổi ra khỏi cửa mót gia đình, nay lén lút trờ về đươc thăm nom con giây phút.
(Nguyên Hóng)
26. Phân biệt sự khác nhau giữa các quan hệ từ cùng chỉ mục đích (để, cho, mà) qua các
câu sau:
a) Các vị giáo viên phổ biên và giải thích cho các em rõ, để tránh những hậu quà đáng tiếc.
b) Tỏi mua sách cho con tôi học.
c) Dán ta lai đánh đổ chế độ quán chù mấy mươi thê kỉ mà lặp nén chế độ dán chú
cộng hoa.
(Tuxâu ngón Độc lập)
d) H ọ đã hi sinh vì nén độc lập của Tổ quốc.
27. Trong các càu sau, từ mà thuộc về các từ loỏi nào? Trường hóp nào từ mà được gọi
là quan hệ từ?
a) Cua, ếch thường làm mà ờ bờ sông, bờ ruộng.
b) Tối đã đọc xong tờ báo mà anh cho mượn hỏm qua.
c) Chiếc xe này còn tốt mà giá lỏi hỏ.
d) Anh nén mua quyển sách này mà dóc.
e) Tói đã nói rồi mà!
28. Nhóm các từ "nếu, giá, hễ, ngỏ, giả thừ" đều chi giả thiết hoặc hệ quả (có thể tao
thành cập với từ thì hoặc là). Hãy cấu tao các câu chỉ quan hệ giả thiết (điều kiện) -
hệ quả với mỗi từ đó.

59
29. Hãy dự kiến nội dung và cách hướng dẫn cho học sinh lớp 7 giải bài tập sau đây:
"Gỏch dưới các từ là quan hệ từ trong đoỏn văn sau đây:
Ngày Tết đầu năm sắp tới, các quan lang và mị nương đua nhau lên rừng. xuống biển
tìm các vật quý để mừng tuổi vua Hùng. Riêng nàng út bé bóng không tìm đươc thứ gì có
thể làm vua cha vừa lòng đẹp ý. Nghĩ tủi thân, nàng út ngồi khóc thút thít. M ộ t người cao
lớn chợt hiện đến bên rồi hỏi nàng tỏi sao mà khóc. Nàng út nói cho người đó biêt rằng
mình không tìm được thứ gì mừng tuổi vua cha. Người cao lớn cười nói: " M ọ i khi nàng út
thường làm bánh giả chơi bày cỗ. Nay, nàng út hãy làm thứ bánh đó dâng Cha. Nhưng chớ
có bỏ đất cát vào lá như mọi khi, mà hãy đổ gỏo nếp vào". Nàng út mừng rỡ chỏy đi lấy lá
chít cuộn lỏi như hình chóp, bò gỏo nếp vào trong, cho vào nồi luộc ". (Ngữ văn 9)
30. Xác định các quan hệ ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa mà các quan hệ từ được dùng
trong các câu sau thể hiện:
a) Cây đèn bàn với cái chao lụa màu xanh nhỏt ở trong tầm tay cùa hai người.
b) Điệp nghĩ đến một vùng biên giới mà anh chỉ biết trên bản đồ và chỉ có thể hình
dung thực địa bằng tưởng tượng.
c) Ông phải nói hơi lớn gần như thét bằng một giọng trầm và hơi khàn cùa người tuổi
cao sức yêu.
d) Dầu không được biết thêm những việc anh đang làm, thành công hay thất bỏi.
nhưng gương mỏt anh luôn luôn ám ảnh tỏi như một nhắn nhủ, một an ủi, một kêu gọi.
e) Chỉ còn bảy ngày nữa là Tết mà vẫn chưa thấy anh về, chẳng những chị nóng ruột
mà tôi cũng bổn chồn lây.
31. Đặc điểm cơ bản của tình thái từ là gì? Tinh thái từ bao gồm những tiểu loỏi như thế nào?
32. Xác định và phân loỏi các tình thái từ trong các câu sau:
a) Ngay từ lúc ông ta thoỏt vào, Duyên đã chột dỏ.
b) Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa.
c) Bà đồ Uẩn đặt lên chiếu một mâm đầy những thịt cá.
d) Anh mà làm thế rồi rối như canh hẹ!
e) Chính anh ấy nói cho em biết.
33. Hãy thay từ à trong câu sau bàng những từ khác mà vẫn tỏo được câu hỏi. Phân biệt
sác thái ý nghĩa khác nhau của chúng.
Chúng ta về à?
34. Xác định các tình thái từ trong các câu sau, chỉ ra sắc thái ý nghĩa cùa chúng:
a) M ày với nó là thế nào hả.
b) Anh cho em đi với.
c) Áy rẽ lôi này cơ mà!
d) Tôi có biết gì đâu?

60
35. Hiện tượng chuyến loỏi là gì? Căn cứ vào đâu để xác định sự chuyển loỏi cùa từ?
36. Xác định từ loỏi cho tất cá các từ trong đoỏn thơ sau đây:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hỏn êm đềm mãi mãi

Đã hòn rồi, hôn lỏi


Cho đèn mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dỏt...

Cũng có khi ào ỏt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến.
Ngập bên của ngày đèm

Anh không xứng là biển xanh


Nhưng cũng xin làm bê biếc
Đê hát mãi bén gánh
Một tình chung không hết

Đê những khi bọt tung trắng xoa


Và gió vé bay toa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoa
Bài yêu bờ lắm lãm em ơi!
(Xuân Diệu)
37. Hãy dự kiến nội dung và cách thức hướng dem cho học sinh lớp 9 làm bài tập sau đâv:
"Trong những đoỏn trích sau đáy, các từ in đậm vốn thuộc lừ loỏi nào và ờ đây chùn"
được dùng như từ thuộc lừ loai nào?
a. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lỏ lùng. Còn anh khôn"
ghìm nối xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
b. Làm khí tượng, ở được cao thê mới là lí tướng chứ.
(Nguyên Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )
c. Những băn khoán ấy làm cho nhà hội hoa không nhận xét đươc gì cò con gái n°ồi
trước mặt dằng kia.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )

ỎI
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG li

1. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiêng \'iợt. rạp /• NXB Giáo đúc
1999 (tái bản) (đọc phần Từ loỏi).
2. Lẻ Biên. Từ loại tiếng Việt hiện đại. N X B Giáo đúc, H. 1998.
3. Nguyền Tài cẩn. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện dại. NXB Khoa hoe xã hội
1975.
4. Đinh Vãn Đức. Ngữ pháp tiếng \ 'lệt (từ loại). NXB ĐH&THCN. Ì 986.
5. Đinh Trọng Lỏc. Bùi Minh Toán. Tiếng Việt. rập 2. NXB Giáo đúc. 2001 (tái bàn).
6. Nguyên Anh Qué. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. N X B Khoa học Xã hội. H.. 1988
7. Nguyễn Thị QUY. VỊ từ hành động tiếng Việt và các thơm rổ của nó. NXB Khoa học
Xã hội, TP. HCM., 1995.
8. Nguvẻn Kim Thán. Nghiên cứu vẻ ngữ pháp tiếng Việt, tập Ị. NXB Khoa hoe Xỉ
hội, 1963.
9. Bùi Minh Toán. Từ loại tiếng Việt: khá năng thực hiện hành vi hòi. Táp chí Ngỏr
ngữ, số 2 năm 1996.
10. ƯBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hôi, 1983.

62
C H U Ô N G IM

C Ụ M T Ừ T I Ê N G V I Ệ T

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Năm dược khái niệm cụm từ, thành phần cứu tạo của các loại cụm tứ tiêng Việt.
- Có kĩ năng phân tích câu rạo cùa cụm từ tron q cáu, trong vãn bán, nâng cao kĩ năng
nói và viết theo dùng các quy tắc cấu tạo cụm từ tiếng \ lệt.
- Bước chiu vận dung được kiến thức và kĩ HÚ nu vé cụm lừ vào việc chuẩn bị ạiùiìg dạy
phần tương ứtig trong chương trình Ngữ văn ờ Tnuiẹ hầc cơ sứ.

KIÊN THỨC CẦN CÓ


- Có kiên thức vê cụm từ theo chương trình Ngữ văn mà trường phô thông đã trang bị.
- Có kiến thức vê các từ loại tiếng Việt mà chương thứ hai trong hầc phần Ngữ pháp
tiếng \ lệt ừ Trường Cao đắng đã dê cập đến.
- Vận dụng một số hiếu biết vé ngoại lì mi de so sánh, dối chiêu.

Mỏ ĐẦU
Khi nói và viết, mỏi người không phái luôn luôn dùng các từ riêng lẻ, có lập, mà cần
kết hợp các từ để tỏo nên những đơn vị ngón ngữ lớn hơn. Các dơn vị dó chính là sản phẩm
tỏo ra đế phục vụ cho hoai động giao tiếp. Các đơn vị đó là cụm từ, cáu, đoan, vãn bản,
trong đó cụm từ là loỏi đơn vị trực tiếp tỏo nên bơi các từ.
Trong thực tế giao tiếp bằng tiếng Việt có nhiêu loỏi cụm từ khác nhau. Chương này sẽ
xem xét cấu tỏo của các loai cùm từ trong tiêng Việt. M ỏ i loỏi cụm từ là một kiểu kết cấu, có
một mò hình cấu tỏo nhất định. Do đó, tuy số lượng các cụm từ cu thế trong thúc tiền giao
tiếp là vô han, nhưng kiêu kết cáu của cụm từ lai là hữu hỏn. Năm được cấu tỏo cùa các loỏi
cụm từ chảng những là cơ sở cho việc phán tích, lĩnh hội lời nói của người khác, mà còn là
căn cứ lí luận đế tỏo lập lời nói của bản thân minh được chính xác, chuẩn mực.

I. KHÁI NIÊM CỤM Từ

1. P h â n biệt cụm t ừ t ự do và c ụ m t ừ c ô định


Trong quá trình giao tiếp (nói và viết), các từ thường xuyên phái kết hợp với nhau đè
tao nên những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn nhăm đáp ứng những nhu cáu trong tư duy và giao
tiếp. Trong số các đơn vị ngôn ngữ đó có dơn vị được gọi là cụm từ. VỚI nghĩa rộng, có thể
hiểu cụm từ là tố hợp các từ theo một quan hệ ý nghĩa và quan hê ngữ pháp nhất định. nằm
tron "lới hỏn cùa một câu, đảm nhiệm chức nâng một thành phần cú pháp trong câu.
0

63
Trước hết cần phân biệt cụm từ tự do và cụm từ cố định.
Cụm từ tự do là cụm từ được tỏo ra một cách tức thời trong quá trình giao nép. Nó
không có sần từ trước, đổng thời nó cũng "tan biên" đi, sau khi hành động giao nép két
thúc. Cũng như cáu và văn bản, cụm từ tư do chỉ được sản sinh ra trong quá trình giao tiêp,
và do đó nó thuộc về lĩnh vực lời nói. Nó đươc tao ra trên cơ sở vật liệu là các từ và theo
các quy tắc ngữ pháp của mót ngôn ngữ.
Việc lĩnh hội (việc hiểu) các cụm từ tự do phải dựa vào ý nghĩa cùa các từ tao ra và
quy tắc tổ hợp các từ đó. v i dụ: Khi có các từ trán. án, cò, tuy theo nhu cầu biểu hiên tư
tường và nhu cầu giao tiếp, chúng ta có thể tự do tỏo ra các cụm từ như sau:
+ cỏ trâu ăn (rất ngon)
+ (bò) ăn cỏ trâu
+ trâu ăn cỏ.
Còn cụm từ cố định thì cũng được tỏo nên bời các từ, nhưng quan hê của các từ đã cố
định hoa. Những cùm từ cố định được hình thành trong lịch sử. M ỗ i lần giao tiếp, chúng lỏi
đươc tái hiện. v ề mặt này, chúng giống như các ám vị, các hình vị và các từ. M ồ i lần được
sử dung, chúng giữ nguyên cả khối hình thức âm thanh cũng như ý nghĩa. Chúng được lĩnh
hội như một đơn vị có sẩn từ trước với tính chỉnh thể về hình thức ám thanh và ý nghĩa. Các
thành ngữ, quán ngữ chính là các cụm từ cố đinh.
Ví dụ: mẹ tròn con vuông, trong ấm ngoài êm, gà trống nuôi con, nhìn chung, tóm
lỏi, kết quả là,... Các cụm từ cố định (ngữ cô định) do tính có sẵn, tính chinh thể về hình
thức ảm thanh và ý nghĩa nên được từ vựng học nghiên cứu.

2. P h â n biệt c á c loỏi c ụ m t ừ t ự do
Quan niệm rộng về cụm từ (từ đáy dùng thuật ngữ cụm tứ thay cho cụm rù tự do) cho
rằng cụm từ là sự tổ hợp cùa các từ theo mọi quan hệ cú pháp miễn là các từ có sư phù hợp
về nghĩa với nhau. Theo quan niệm này, giữa các thành tố cùa cụm từ có thể có quan hệ cú
pháp chính phụ, hoặc đảng lập, hoặc chù vị.
Từ đó có ba loỏi cụm từ là: cụm từ chính phụ, cụm từ đảng lập và cụm từ chủ vị.
Ví dụ:
- Cụm từ chính phụ: những con chim nhỏ;
sẽ làm xong
- Cụm từ đảng lập: sách và vở;
đi hay ờ;
- Cụm từ chủ vị: (Phim) tôi xem (rất hav).
Quan niệm hep về cụm từ (cụm từ theo quan niệm này còn được gọi là: nhóm từ, ngữ,
đoản ngữ, từ tổ,...) chi coi các tổ hợp có một thành tố chính và các thành tò phụ đứng quây
quần xung quanh mới là cụm từ.

64
Nghĩa là, theo quan niệm đó, chỉ có quan hệ cú pháp chính phụ mới tỏo nên cụm từ, và
cụm từ theo quan niệm này chỉ tương ứng với loỏi cụm từ chính phụ theo quan niệm rộng.
Quan niệm hẹp về cụm từ đặc biệt nhấn mỏnh đến các tổ hợp chính phụ.
Đây là tổ hợp có tính chất chặt chẽ khá cao trong tổ chức, là loỏi tổ hợp bộc l ộ khá rõ
bản chất từ loỏi của các thành tố (đặc biệt đối với các ngôn ngữ như tiếng Việt), hơn nữa là
loỏi tô hợp một trung tâm, nén về mặt giáo dục ngôn ngữ, có thể dựa vào cấu trúc c^ủa loỏi
tô hợp này mà thực hiện các thao tác mở rộng hoặc cô rút các thành tố (từ một từ thành
một tổ hợp chính phụ hoặc từ một tổ hợp chính phụ thành một từ). Vì thế trong tuyệt đỏi đa
số các công trình nghiên cứu và công trình giảng dỏy tiếng Việt, từ lâu nay, không thể bỏ
qua loỏi tổ hợp này.
Tuy nhiên không nên nghĩ rằng, các tổ hợp đẳng lập và chủ vị không có những đỏc
trưng và vai trò cùa chúng. Hơn nữa để nhận thức toàn diện cơ câu bên trong của ngôn ngữ,
không thể không biết đến những tổ hợp đó. Vì thế trong tài liệu này, khi trình bày về cụm
từ, chúng tôi cũng đi theo quan niệm rộng về cụm từ, tuy rằng vẫn dành phần trọng tâm
trong sự trình bày cho loỏi cụm từ chính phụ.

li. CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI CỤM TỪ T ự DO

1. Cụm t ừ chủ - vị (còn gọi là cụm từ tường thuật)


Cụm từ chủ - vị là cụm từ có hai thành tố chính, trong đó một thành tố đóng vai trò
chủ ngữ, một thành tố đóng vai trò vị ngữ, theo trật tự thông thường chủ ngữ đi trước, vị
ngữ đi sau. Nhưng cụm chù - vị khác với câu ở chỗ không có chức năng thông báo, không
thực hiện được hành động nói như một câu (về chức năng thông báo và hànỈLđộng nói, xin
xem ở các chương 4, 5, 6).
1.1. Cụm từ chú - vị có hình thức câu tỏo bề ngoài giống như hai thành phần chính cùa
một càu đơn độc lập. Có thể nói, về cơ bản, câu đơn có hình thức câu tỏo thế nào thì cụm
chủ vị có hình thức cấu tỏo như thế.
So sánh: - Câu đơn độc lập:
Em học sinh ấy // không thuộc bài.
c V
- Cụm từ chủ - vị trong câu:
Tôi biết em hầc sinh ấy không thuộc bài.
c V
+ Đóng vai trò c và V trong cụm c - V có thể là một thực từ, hoặc một cụm từ chính
phụ có thực từ là thành tố chính. Thông thường, đóng vai trò c là một danh từ, một đỏi từ,
hoác một cụm danh từ, còn đóng vai trò V là một vị từ hoặc một cụm vị từ.

65
Ví dụ:
(1) c và V trong cụm c - V đểu là từ:
Tôi thấy nó đến.
Ngôi trường tôi hầc núp dưới rừng cọ.
(2) c là cụm danh từ, V là cụm vị từ:
Những bà, những chị, những em đều uống cỏn những l i rượu do người câm rót ra.
(Nguyễn Quang Sáng)
(cụm c - V được gỏch dưới)
+ c trong cụm c - V có thể là vị từ (cụm vị từ) còn V cũng là cụm vị từ với từ là:
Anh Ba Đẩu nói: về Đất đỏ là về quê hương chi Võ Thi Sáu.
(Anh Đức)
+ V trong cụm c - V có thể có cấu tỏo bằng động từ tiếp thụ (được, bị, phải), nghĩa là
cụm c - V có cấu tỏo hình thức theo kiểu câu diễn đỏt nghĩa bị động, tiếp thụ.
Ví dụ:
Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho.

(Nam Cao)
+ Cụm c - V có thể có cấu tỏo giống dỏng câu hỏi: có từ nghi vấn.
Ví dụ:
Chẳng lẽ lỏi đi hỏi thăm cô ta có biết chi Tính không?

(Nguyễn Minh Ghâo)


Nghe câu nói..., chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng.

(Thỏch Lam)
Và có thể có cấu tỏo hình thức giống các dỏng câu mệnh lệnh, cầu cảm thán, nhất là
khi cụm c - V là lời dẫn trực tiếp.
Ví dụ:
Lúc đó tôi bảo anh ấy: "Anh hãy về nghỉ đi!"
+ Cũng giống về hình thức với cấu tỏo của câu đơn độc lập hai thành phần, cụm c - V
có thể có các thành phần phụ ở ngoài thành phần c - V.
Ví dụ:

Tôi để nguyên cả quần áo tây và chỉ ngay ngáy lo đêm nay một vài chú rận có thể rời
sơ mi tôi để đi du lịch*a cái chăn bông thoang thoảng nước hoa.
(phần cụm chủ vị có trỏng ngữ "đêm nay")
+ Cũng giống như ở câu đơn độc lập, ở cụm chủ vị, vị ngữ có thể được tình thái hoa
bằng các phụ từ.

66
Ví dụ:
Huân không ngờ rằng thân hình mình vẩn giữ mãi được vẻ đẹp ngày trước.
(Nguyễn Khải)
Nhìn chung về hình thức cấu tỏo, cụm chủ vị có cấu tỏo giống với câu đơn hai thành
phần. Do đó nếu được tách riêng ra bằng ngữ điệu thích hợp thì cụm chủ vị có thể thành
một câu độc lập.
Nhưng nằm trong câu, cụm chủ vị chỉ là một bộ phận, một thành phần câu, nên nó
không mang ngữ điệu đặc trưng của câu, không có chức nâng thông báo như câu, không có
cấu trúc tin như câu.

1.2. V ề chức năng ngữ pháp


Cụm chủ vị có thể hoàn thành chức năng của nhiều thành phần cụm từ và câu.
+ Làm định ngữ cho danh từ:
Ví dụ:
Cái nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi.
(Nam Cao)
+ Làm bổ ngữ cho động từ, tính từ:
Ví dụ:
Mình nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy.
(Tô Hoài)
+ Làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ:
Mấy tâm cửa kính buồng Huệ Chi thỉnh thoảng lại rung rung làm trong nhà vang
lộng hẳn lên.
(Nguyên Hồng)
+ Làm vị ngữ trong câu:
Ví dụ:
Cây cam này quả to và ngầt lắm.
(Nguyền Minh Châu)
Cụm c - V còn có thể đảm nhiệm vai trò một vế trong câu ghép. Chúng có thể liên kết
với nhau nhờ các quan hệ từ hay chỉ bằng phương tiện ngữ điệu: quãng ngắt.
Các ví dụ:
Pháp I chạy, Nhật I hàng, vua Bảo Đại ỉ thoái vị.
c V c V c V

(Hồ Chí Minh)

67
Nêu nó có tính tắt mắt, thì tao mất nhiều lẩn rồi.
(Nguyễn Công Hoan)

2. Cụm t ừ đ ẳ n g lập
(còn gọi là cụm từ bình đẳng, song song hay liên hợp)
2.1. Cụm từ đẳng lập là cụm từ có từ hai thành tô trở lên (mỗi thành tố tối thiểu là một từ)
gắn bó với nhau bằng quan hệ ngữ pháp đẳng lập.
Ví dụ:
+ mặt đất và bầu trời
+ (họ) sống và chiến đấu.
+ (xe này) cũ nhưng còn tốt.
+ một đèo, một đèo, lỏi một đèo.
2.2. Cụm từ đẳng lập có nhũng đặc điểm cơ bản như sau:
ũ. Số lượng các thành tố có thể nhiều hơn hai, về lí thuyết là vô hạn
Các thành tố trong cụm đẳng lập giống như các số hỏng trong chuỗi phép cộng. Việc
thêm thành tố vào, hay bớt thành tố đi không làm ảnh hưởng đến đặc điểm bản chất của
cụm từ đẳng lập.
Ví dụ:
(Ì) Sống, chiến đấu, lao động và hầc tập theo gương Bác H ồ vĩ đỏi. (4 thành tố)
(2) Tôi mua được nhiều thứ: sách, bút, vỏ, chì, thước, cặp... (6 thành tố)
b. Các thành tô trong cụm từ thường có bản chất từ loại giống nhau (thuộc cùng một
từ loại) hoặc gần nhau
Trong ví dụ (1) vừa nêu, các thành tố đều là động từ.
Trong ví dụ (2), các thành tố đểu là danh từ, ngoài ra có các cụm mà các thành tố đều
là tính từ, đều là đỏi từ, đều là số từ (nghĩa là đều cùng từ loỏi thực từ).
Những từ loỏi gần nhau thì cũng có thể nằm trong cụm từ đẳng lập.
Ví dụ: + Danh từ và đỏi từ (thay thế cho danh từ):
Tôi và hầc sinh đều đồng ý.
ơ đây và ở mầi nơi đều như vậy.
+ Động từ và tính từ (hoặc cụm động từ, cụm tính từ):
Anh ấy rất khoe và thích chơi thể thao.
H ọ rất yêu đời nhiừig còn bồng bột.
Trong các ví dụ trên, các từ và cụm từ (chính phụ) nằm trong cùng một cụm từ đẳng
lập vì chúng có bản chất từ loỏi gần nhau.

68
c. Các thành tố trong cụm đẳng lập có ý nghĩa khái quát nằm trong cùng một phạm
trù ngữ nghĩa

Ví dụ:

Xưa và nay đều thế cả (cùng phỏm trù thời gian);


Anh sáng và phù sa (cùng phỏm trù sự vật trong thiên nhiên (nghĩa đen), hoặc cùng
phỏm trù các sự vật thuộc lĩnh vực tinh thần (nghĩa bóng).
Nếu các thành tố không cùng phỏm trù ý nghĩa thì không thể có quan hệ đảng lập dược.
Ví dụ không thể nói:
+ cây và đi
+ tôi và cũ
ả. Các thành tố có quan hệ ngữ pháp và cương vị ngữ pháp giông nhau với một yếu tô
' ỏ ngoài cụm

Ví dụ:
H ọ đã sống và chiến đấu ở đây.
Trong câu này sống, chiến đấu tỏo nên cụm từ đẳng lập, vì vậy:
+ Chúng có quan hệ giống nhau với từ đã ở trước: (đã là thành tố phụ của cả hai).
+ Chúng có quan hệ giống nhau với giới ngữ đi sau: ở đáy. Chúng đều là thành tố
chính, còn ở đây là thành tố phụ làm bổ ngữ.
+ Chúng có quan hệ giống nhau với từ hầ đi trước: chúng đều là vị ngữ, còn từ hầ là
chủ ngữ.
Vì vậy có thể triển khai các thành tố trong cụm từ đang lập với các yếu tố bên ngoài
một cách riêng rẽ, tỏo nên các cụm từ cũng đẳng lập với nhau.

Công thức chung:


X (a + b)y = xay + x.b.y
H ọ đã sống và chiến đấu ở đây. => H ọ đã sống ở đày và họ đã chiến đấu ở đây.
đ. Các thành tố trong cụm từ đẳng lập có thể liên kết với nhau bằng hai phương thức

+ Ngữ điệu liệt kê: quãng ngắt (chữ viết: dấu phẩy);

+ Quan hệ từ đẳng lập.


Khi có nhiều thành tố thì quan hệ từ chỉ dùng trước thành tố cuối cùng.

Ví dụ đã dẫn:
Sông chiến đấu, lao động, và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đỏi.

69
e. Trật tự sắp xếp các thành lố trong cụm từ đẳng lập có mức độ tự do, lỏng leo hơn ỏ
các loại cụm từ chính phụ hoặc cụm chủ - Ví
Nghĩa là trật tự đó không bị chi phối bởi các nhân tố ngữ pháp. Khi ta đổi chỗ các
thành tố thì bản chất ngữ pháp, vai trò ngữ pháp của từng thành tố, cũng như bản chất và
vai trò ngữ pháp của cả cụm từ không thay đổi.
Về mặt nghĩa biểu hiện, cụm từ đẳng lập cũng không thay đổi khi đổi chỗ các thành tố.
Ví dụ:
Sống, chiến đấu, lao động và học tập: (+)
Chiến đấu, lao động, sống và học tập: (+)
Lao động, sống, học tập và chiến đấu: (+)
Vấn đề trật tự các thành tố trong cụm đẳng lập là vấn đề rất đáng lun ý. ơ đây có sự
tác động của nhiều nhân tố đến sự sắp xếp thứ tự của các thành tố. Tuy về mặt ngữ pháp
không có gì ràng buộc chặt chẽ trật tự đó, nhưng lỏi có những nhân tố thuộc các lĩnh vực
khác chi phối, có thể đó là nhân tố thuộc thói quen trong quan niệm, trong nếp nghĩ, nhận
thức của người Việt.
Ví dụ:
+ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc.
(Hồ Chí Minh)
Có thể đó là nhân tô phụ thuộc vào trình tự thời gian hoặc không gian của sự kiện
được biểu hiện. Ví dụ:
+ Ông chủ bút đứng dậy chào, bắt tay, mời ngồi.
(Nguyễn Công Hoan)
Đó có thể là nhân tố thuộc phỏm trù ngữ nghĩa: trong hai thành tố động từ, động từ
biểu hiện ý nghĩa phỏm trù trỏng thái được sắp xếp trước động từ biểu hiện ý nghĩa hoỏt
động. Ví dụ:
+ Chúng tôi ngồi xung quanh bàn, nói chuyện vui vẻ. (không nói: Chúng tôi nói
chuyện vui vẻ, ngồi xung quanh bàn.)
Cũng có thể đó là một nhân tố thuộc về nhịp điệu của câu: các thành tố phải được sắp
xếp sao cho câu có nhịp điệu thích hợp. Ví dụ:
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
Đó có thể là nhân tố thuộc về bình diện thông báo của câu: các thành tố phải được sắp
xếp sao cho nổi bật trọng tâm thông báo của câu (khi trong các thành tố của cụm đẳng lập
có thành tố mang trọng tâm thông báo của câu).

70
Ví dụ, so sánh hai câu nói:
(1) Nó xấu người nhimg đẹp nết. (thiên về khẳng định phần "đẹp nết")
(2) Nó đẹp nết nhưng xấu người, (có ý chê "xấu người")

3. C ụ m t ừ c h í n h phụ (còn g ọ i là c ụ m t ừ phụ thuộc)


3.1. Khái niệm
Cụm từ chính phụ là cụm từ có một thành tố chính và một hay nhiều thành tố phụ ở
trước và sau thành tố chính.
Ví dụ: một cái bàn,
đang xem phim hoỏt hình,
rất giỏi về toán,...
(thành tố chính được in đậm)

3.2. Những nhận xét chung về câu tạo của cụm từ chính phụ
- Ngoài thành tố chính (trung tâm, hỏt nhân), căn cứ vào vị trí, có thể phàn biệt các
thành tố phụ trước và các thành tố phụ sau. Ví dụ:
đang xem phim hoỏt hình
TTP trước TT chính TTP sau
Có thể chỉ có thành tố chính với thành tố phụ trước, hoặc thành tố phụ sau (1).
Ví dụ:
đang xem, rất hay
xem phim, hay lắm
- Về mặt cấu tỏo, thành tố chính thường chì có một từ (thực từ), trái lỏi mồi thành tố
phụ có thể là một từ, một cụm từ (chính phụ, đẳng lập hoặc chù vị).
Ví dụ: TTP là từ: rất giỏi văn,
TTP là cụm từ chính phụ: rất giỏi về văn hầc dân gian:
TTP là cụm từ đẳng lập: những quyển sách của thầy giáo và hầc sinh.
TY? là cụm chủ vị: quyển sách mà tôi vừa mua.
Về đặc điểm từ loỏi và ý nghĩa ngữ pháp của các thành tố: đóng vai trò thành tố chính
chỉ là các thực từ (danh từ, động từ: tính từ), trong khi đó vai trò của các thành tố phụ có
thể được thực hiện bằng các thực từ hoặc các hư từ. Các hư từ thường đảm nhiệm vai trò
các thành tố phụ trước để hỏn định, bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.
Ví dụ:
vẫn sẽ thưởng kẹo cho các em
TTP trước TT chính TTP sau

71
- v ề vị trí so với thành tố chính, các thành tố phụ trước thường có vị trí ổn định, còn
các thành tố phụ sau có vị trí linh hoỏt hơn. Tuy nhiên sự linh hoỏt này còn phu thuộc vào
việc dùng hư từ và độ dài các thành*tố. So sánh:
+ đưa nó một quyển sách (+)
+ đưa một quyển sách nó (-)
+ đưa một quyển sách cho nó (+)
- Về cách thức liên hệ giữa thành tố phụ và thành tố chính: các thành tố phụ trước
được liên kết trực tiếp với thành tố chính, còn các thành tố phụ sau có thể thuộc về một
trong hai trường hợp: liên kết trực tiếp (không dùng quan hệ từ), liên kết gián tiếp (có thể
dùng quan hệ từ).
Ví dụ:
+ rất giòi toán
+ rất giỏi (về) toán
Căn cứ vào từ loỏi của từ đóng vai trò thành tố chính, các cụm từ chính phụ được phân
biệt làm ba loỏi: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Cũng có một số cụm từ có đỏi từ
làm thành tố chính (hai chúng tôi, tất cả họ, cũng vẫn thế, sẽ cứ như vậy,...), nhưng tần số
xuất hiện thấp hơn, và về cấu tỏo, chúng tương ứng với các cụm từ cùa các danh từ, các
động từ, các tính từ mà đỏi từ thay thế, nên ở đáy không dành phần miêu tả riêng cho
chúng. Cũng có một vài cụm từ có số từ là thành tố chính nhưng rất hãn hữu và thành phần
nghèo nàn (hơn ba mươi, độ một trăm, khoảng năm trăm,...)- ớ đây ta chỉ tập trung vào ba
loỏi cụm từ chính phụ.
Như vậy, các loỏi cụm từ tiếng Việt có thể hệ thống hoa trong bảng sau:

Cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ)


Cụm từ chủ vị
Cụm Cụm từ đẳng lập
từ Cụm Cụm danh từ
tự từ
do chính Cụm động từ
phụ Cụm tính từ

HI. CỤM DANH T ừ

1. Khái n i ệ m
Cụm danh từ là cụm từ chính phụ có danh từ làm thành tố chính.
ơ dỏng đầy đủ, cùm danh từ gồm ba phần: phần trung tâm (hỏt nhân, chính) ờ giữa,
phần phụ trước và phần phụ sau. M ỗ i phần phụ trước và phẩn phụ sau lỏi có thể gom nhiều
thành tô phụ.

72
Ví dụ:

Phần phụ trưóc Phẩn trung tàm Phần phụ sau


Những xóm làng trên cù lao sõng Tiền
Tất cả ba người thợ xây dụng ấy

Trong thực tế sử dụng, cụm danh từ có thể chỉ gồm phần trung tâm với thành tố phụ
trước, hoặc với thành tố phụ sau.
Ví dụ:
- thành tố phụ trước + trung tâm:
mỗi người;
năm vấn đề;
mọi nhà
- trung tâm + thành tố phụ sau:
nhà tỏi,
nhà máy ấy;
bàn làm việc.

2. Chức n ă n g

Trong câu, cụm danh từ có thể thực hiện các chức năng như chức nâng của danh từ.
Ví dụ:
+ Làm chủ ngữ:
Tất cà những cái tôi đầc để nghiền ngẩm chỉ là một số rối loỏn khô khan.

(Nguyên Hồng)
+ Làm vị ngữ (thường khi có sự kết hợp với từ là):
Bồi dưỡng thế hệ cách mỏng cho đời sau là một việc quan trong và cẩn thiết.
+ Làm bổ ngữ cho động từ hoặc tính từ (tức là làm thành tố phụ đi sau):
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà me chồng.

(Nam Cao)
+ Làm định ngữ (thành tố phụ sau) cho một danh từ khác:
MỖI năm hai kì, việc doanh thương của ông dân biểu Tạ Đình Hách được đem ra tính sổ

(Vũ Trọng Phụng)


+ Làm trỏng ngữ:
Những nám còn đi hầc ỏ trường làng, nó hay bị thầy giáo phỏt.
Ngoài ra cụm danh từ còn có thể đảm nhiệm chức năng của các thành phần khác tron"
câu: TP đề ngữ, TP chú giải,...

73
3. Phần trung t â m (hỏt n h â n , c h í n h )
Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tỏo của cụm danh từ. Nó là phần quyết định tổ
chức của cụm danh từ cả về mặt ý nghĩa khái quát, cả về mật bản chất ngữ pháp, và các
quan hệ ngữ pháp với các yếu tố ở ngoài cụm danh từ.
3.1. Phần trung tâm luôn luôn là danh từ, trong đó các danh từ riêng hỏn chê xuất hiện
trong vai trò thành tố trung tâm. Bởi vì các danh từ riêng đích thực chỉ là tên riêng của một
cá thể (người hay vật) nên ý nghĩa của chúng có tính xác định. Chúng không có nhu cầu bổ
sung ý nghĩa về lượng bằng các thành tố phụ, cũng không cần hỏn định bằng các thành tố
phụ để phàn biệt các sự vật.
Các danh từ riêng chỉ xuất hiện trong vai trò thành tố trung tâm cụm danh từ ở một số
trường hợp:
+ Khi đã chuyển nghĩa theo phép ẩn dụ để chỉ chung lớp sự vật có một đặc tính điển
hình, lúc đó thật ra nó không còn là danh từ riêng nữa.
Ví dụ: Đó là những sỏ Khanh của thời đỏi ngày nay.
+ Khi người nói (viết) muốn biểu hiện một sắc thái tình cảm, sắc thái tu từ bằng các
thành tố phụ cho danh từ riêng.
Ví dụ: Hà Nội ngàn năm vân hiến của chúng ta đang từng ngày đổi mới.
+ Khi có sự trùng tên, để phân biệt các sự vật, cần có thành tố phụ cho danh từ riêng.
Ví dụ: Chúng tôi có hai Thắng, anh hỏi Thắng cao hay Thắng thấp.
3.2. Các tiểu loỏi danh từ chung đều có thể đóng vai thành tố trung tâm. Nhưng mỗi tiểu
loỏi danh từ chung khi đóng vai trò trung tâm thì có ảnh hưởng đến sự có mặt của các
thành tố phụ.
Nếu ở trung tâm chỉ có một danh từ, thì danh từ ấy dù thuộc tiểu loỏi nào, nó vẫn một
mình đóng vai trò trung tâm.
Một số ví dụ:
+ Những bài ghi này đã cũ rồi.
+ Cần đấu tranh với những tư tưởng lỏc hậu.
+ Tôi mua cái này, chứ không mua cái ấy.

Khi có một danh từ đơn vị (đặc biệt là danh từ đơn vị tự nhiên) kết hợp với một danh
từ đơn thể, thì vấn đề xác định trung tâm phức tỏp hơn.
Ví dụ:
những cuốn sách mới kia
ba cái bàn gỗ này
hai con trâu đang húc nhau đó.

74
Về các trường hợp này đã từng có những quan niệm khác nhau:
- Danh từ chỉ sự vật đơn thể là thành tố chính, danh từ chỉ đơn vị là thành tố phụ.
Quan niệm này xuất phát từ chỗ coi ý nghĩa đơn vị chỉ là ý nghĩa bổ sung cho danh từ chỉ
sự vật. Theo quan niệm này,ở các trường hợp ví dụ trên, người ta chủ yếu nói đến các sự
vật sách, bàn, trâu, cho nên các danh từ này phải đóng vai trò chính.
- Quan niệm khác cho rằng danh từ đơn vị (loỏi từ) là thành tố chính, còn danh từ chỉ
sự vật đơn thể đi sau là thành tố phụ. Quan niệm này xuất phát từ các cân cứ:
+ Trong nhiều trường hợp, danh từ đơn vị có thể thay thế danh từ chỉ sự vật đơn thể và
xuất hiện một mình.
Ví dụ: Hai con đang hức nhau đó (là trâu của tối).
+ Nếu dùng hình thức đặt câu hỏi thì từ nghi vấn chỉ có thể đặt vào vị trí của danh từ
chỉ sự vật đơn thể, nghĩa là có thể thay thê cho danh từ đó, chứ không thể đặt vào vị trí từ
chỉ đơn vị.
Ví dụ: cái gì? con nào?
- Quan niệm thứ ba cho rằng ở những trường hợp này tổ hợp kép của hai danh từ đều
nằm ở vị trí thành tố trung tâm. Tổ hợp này có mức độ khá chặt chẽ, và ý nghĩa của hai
danh từ đều có sự phối hợp với nhau.
Trong tài liệu này, đ ố i với các trường hợp đã nêu trên, chúng ta cũng giải quyết theo
quan niệm thứ ba, nghĩa là nằmở vị trí thành tố trung tâm là một tổ hợp kép gồm hai danh
từ: danh từ đơn vị và danh từ chỉ sự vật đơn thể. Khi chỉ có một trong hai danh từ đó xuất
hiện, thì một mình nó đóng vai trò thành tố trung tâm.
Ví dụ: Ba con trâu này (đều của nhà nó).
Con này cày rất khoe.
Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà. (trâu đỏ chỉ máy cày - một cách nói mỉa mai)

4. Phần p h ụ trước
Phần phụ trước của cụm danh từ bao gồm hai loỏi thành tố phụ:

4.1. Thành tố phụ chỉ ý nghĩa sô lượng


Đảm nhiệm vai trò thành tố phụ chỉ số lượng cho danh từ - thành tố chính có thể là các
từ thuộc các nhóm sau đây:
- Các từ chỉ số lượng chính xác: Đó là tất cả các số từ thuộc hệ số đếm từ nhỏ đến lớn:
một, hai, luận, mười, ba mươi, một ngàn,...
- Các từ chỉ số lượng phỏng định: vài, ba, dăm, mươi, vài ba, dăm bảy,...
Ví dụ: Ăn đi vài con cá
Dăm bảy cái chột nưa - (Tố Hữu)

75
- Các phụ từ chỉ số lượng (lượng từ): nhữììg, các, một, mầi, mỗi, tìrng,..-
Ví dụ:
Nhũng người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền
(Ca dao)

- Một dàn tộc đã gan góc chống ách nồ lệ của Pháp hơn 80 nám nay, một dãn tộc đã
gan góc đứng về phe dồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do,
dân tộc đó phải được độc lập.
(ì Tồ Chí Minh)

- Mỗi người vì mầi người


Mầi người vì mỗi người.
7 Bác đến từng nhà thăm các cụ già.

4.2. Thành tố phụ chỉ tổng lượng


Thành tố phụ này bổ sung cho danh từ trung tâm ý nghĩa tổng lượng (tổng thể các sự
vật, hoặc toàn thể sự vật):
Thành tố này đứng ở vị trí ngoài cùng, phía bên trái của cụm danh từ, nghĩa là ở vị trí
đầu tiên của cụm danh từ.
Đảm nhiệm vai trò của thành tố phụ này là các từ có ý nghĩa tổng lượng như: tất
cả, toàn thể, hết thảy, lai ihảy, toàn bộ, cả, đỏi đa số, đ ỏ i bộ phận, tuyệt đ ỏ i đa số, tuyệt
đỏi bộ phận, ...
Ví dụ:
+ Toàn thể dán tộc Việt Nam quyết đem rất cá tinh thần và lực lượng, tính mỏng và
của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
+ Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức.
(Chính Hữu)
Khi thành tố chính gồm danh từ đơn vị và danh từ đơn thể thì thành tố phụ chỉ tổng
lượng ở trước thành tố phụ chỉ số lượng theo thứ tự:
TTP chỉ tổng lượng + TTP chỉ số lượng + TT trung tâm.
Ví dụ:
+ Tất cả năm con trâu
+ Toàn bộ năm mươi ngôi nhà của xóm tôi.

76
Khi thành tố chính là danh từ tổng thể hoặc danh từ trừu tượng thì thành tố phụ chỉ
tổng lượng ở ngay trước danh từ chính.
Ví dụ:
+ Toàn bộ tư rường của nhà văn ấy
+ Tất thảy bàn ghế ở đây (đều mới đóng).
Trong những ngữ cảnh hoặc văn cảnh xác định, các từ có nghĩa tổng lượng có thể
dùng độc lập mà không có danh từ trung tâm. Lúc đó nó thay thê cho toàn bộ cụm danh từ,
trong đó có danh từ chính:
Ví dụ:
+ Tất cả (mọi người) đã sẩn sàng.
+ Tất cả để chiến thắng (hàm ý tất cả mọi thứ: vật chất/ tinh thần; sức người/ sức của....).
4.3. Ghi chú về thành tố phụ trước của cụm danh từ
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu và giảng dỏy về ngữ pháp tiếng Việt, ở phần phụ trước
của cụm danh từ còn ghi nhận thành tố phụ chỉ xuất mà từ cái đảm nhiệm. Đặc điểm của
thành tố này được ghi nhận là:
Có tác dụng chỉ xuất sự vật do danh từ chính biêu hiện: tức là tách riêng sự vật, chỉ
đích danh vào nó, nhấn mỏnh nó.
- Thành tố này đứng ngay trước danh từ chính (bao gồm cả tổ hóp kép: danh từ đơn vị
+ danh từ đơn thể) và ngay sau thành tố phụ chỉ số lượng. '
Ví dụ: Những cái con mèo hay ăn vụng ấy
- Khác với danh từ chỉ đơn vị cái, từ cái chỉ xuất không thể thay thế bằng từ chiếc.
So sánh: + cái bút - chiếc bút => cái là danh từ chỉ đơn vị.
+ cái con mèo này. Không thể thay thế là: chiếc con mèo này => cái là từ chỉ xuất.
- Khác với từ chỉ đơn vị cái, từ cái chỉ xuất có thể dùng trước mọi tiểu loỏi danh từ, kể
cả trước danh từ trừu tượng, danh từ chỉ chất liệu, danh từ chỉ người,...
Ví dụ:
+ cái tư tường lỏc hậuấy
+ cái đường này (ân không ngọt)
+ cái cậu học sinh này.
Những điểm nói trên là cơ sở để ùng hộ cho quan niệm phân xuất từ cái chỉ xuất thành
một thành tố phụ trước trong cụm danh từ.
Nhưng cũng có lí do để không tán thành với quan niệmấy:
- Ý nghĩa và chức năng của từ cái chỉ xuất gắn với thái độ, tình cảm của người nói
(tách bỏch, chỉ đích danh, nhấn mỏnh), chứ không phải do ý nghĩa sự vật của danh từ chế

77
định. Trong khi đó các ý nghĩa tổng lượng sự vật, số lượng sự vật hay các ý nghĩa hỏn định
sự vật, chỉ định sự vật mà các thành tố phụ của danh từ biểu hiện đều gắn bó mật thiêt với ý
nghĩa sự vật của danh từ.
- Thành tố phụ này chỉ được biểu hiện bằng một từ duy nhất (từ cái). Đáy là điều quá
đặc biệt, trái với tính hệ thống của ngôn ngữ.
Có thể thấy rằng từ cái chỉ xuất này có chức nâng và tác dụng giống với nhiều trợ từ
tình thái khác. Có cả các trợ từ tình thái dùng trước danh từ để nhấn mỏnh sự vật như:
chính, đích, những, cả, chỉ,...
Ví dụ:
Chính những sinh viên ấy làm việc này.
Anh ấy mua những ba cái vé.
H ọ làm việc cả ban đêm.
Vì vậy cần quan niệm từ cái thuộc về số các trợ từ tình thái để biểu hiện ý nghĩa tình
thái. Nhóm từ này không gắn với cấu tỏo của một cụm từ nào, mà dùng ở nơi nào cần thể
hiện thái độ của người nói. Nó là một yếu tố thuộc bình diện dụng học, chứ không thuộc
bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Tóm lỏi, ở phần phụ trước của cụm danh từ có thành tố phụ chỉ tổng lượng và thành tố
phụ chỉ số lượng. Cả hai đều thiên về đặc trưng ở mặt lượng của sự vật mà danh từ trong
câu biểu hiện. Điều đó khác biệt với các thành tố phụ sau của cụm danh từ: thiên về biểu
hiện các đặc trưng về chất của sự vật.

5. Phần phụ sau


Phẩn phụ sau của cụm danh từ, so với phần phụ trước, thì đa dỏng hơn về cấu tỏo,
phong phú hơn về ý nghĩa, linh hoỏt hơn về thứ tự sắp xếp và thường lớn hơn về độ dài
kích thước,...
Tuy thế, xét theo công dụng, có thể quy các thành tố phụ sau của cụm danh từ thành
hai loỏi chính:
- Thành tố phụ hỏn định hay miêu tả sự vật;
- Thành tố phụ chỉ định sự vật.

5.1. Thành tô phụ hạn định hay miêu tả


- Đây là thành tố phụ thường đứng ngay sau danh từ trung tâm.
Thành tố phụ này nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện để miêu
tả cụ thể về nó, hỏn định nó khỏi sự vật cùng loỏi.
Ví dụ:
+ (Đó là) một truyền thống quý bán của ta

78
+ Từ những năm đau thươììg chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
5.1.1. Xét về bản chất từ loại
Thành tố phụ này rất đa dỏng: các thực từ đều có thể đảm nhiệm vai trò của thành tố
phụ hỏn định hoặc miêu tả:
+ Là tính từ:
bàn vuông, nhà mới; học sinh tiên tiến
+ Là danh từ:
bàn gỗ, nhà ngói, học sinh Việt Nam
+ Là động từ:
bàn làm việc; nhà xây; học sinh tốt nghiệp
+ Là đỏi từ:
bàn này, nhà tôi; học sinh (của) nó
+ Là số từ:
bàn một; nhà thứ ba; học sinh thứ tư

5.1.2. Xét về cấu tạo


Loỏi thành tố phụ này có thể có cấu tỏo là từ (như các ví dụ trên), hoặc là cụm từ tự
do thuộc các loỏi cụm từ đảng lập, cụm từ chủ vị, cụm từ chính phụ (cụm danh, cụm động,
cụm tính).
+ Là cụm từ đẳng lập:
(Đó là) những cuốn sách của thầy giáo và hầc sình
+ Là cụm từ chủ vị:
Ngôi nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi.
+ Là cụm danh từ:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất

(Nguyền Đình Thi)


+ Là cụm động từ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

(Nguyễn Đình Thi)

79
+ Là cụm tính từ:
Những ngả dường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phủ sa
(Nguyễn Đình Thi)

+ Là cụm từ cố định:
Hắn là một thằng đáu bò đầu bướu.
(Nam Cao)

5.1.3. Xét về cách thức liên kết với thành tố chính


Khác với thành tố phụ trước, và khác với thành tố phụ sau để chỉ định, thành tố phụ
miêu tả sự vật có hai cách thức liên kết:
+ Liên kết trực tiếp: không và không thể dùng quan hệ từ:
Lũ chúng tơ ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
(Chế Lan Viên)

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước


(Hồ Chí Minh)

+ Liên kết gián tiếp: có và có thể dùng quan hệ từ:


Ô kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi, ai lỏi hỏi chào
(Tố Hữu)

Tỏi đó có một ngôi nhà bằng gạch


Ở trường hợp liên kết gián tiếp, khi dùng quan hệ từ, thành tố phụ thiên về biểu hiện ý
nghĩa quan hệ (quan hệ sở hữu, chất liệu, công cụ, quan hệ mục đích,...). Còn khi không
dùng quan hệ từ, thành tô phụ thiên về biểu hiện quan hệ đặc trưng, lúc đó quan hệ cùa nó
với thành tố chính chặt chẽ hơn.
So sánh:
Phương pháp làm việc của khoa học / phương pháp làm việc khoa học
Quan điểm của quần chúng / quan điểm quần chúng
5.1.4. Trường hợp có nhiều thành tố phụ
Ở vị trí thành tố phụ hỏn định hoặc miêu tả, cùng một thành tố chính (trung tâm) có
thể đồng thời có nhiều thành tố phụ. M ỗ i thành tố phụ có công dụng riêng, khi đó các
thành tô phụ cần được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
Có một số xu hướng sắp xếp chính:

80
- Thành tố phụ nêu đặc trưng khái quát đặt ngay sau trung tâm, thành tố phụ nêu đặc
trưng khu biệt đặt xa trung tâm:
Ví dụ: Trường Đỏi học Sư phỏm Ngoỏi ngữ Hà Nội
- Thành tố phụ có quan hệ từ (gián tiếp) đật xa, còn thành tố phụ không có quan hệ từ
đặt sát ngay sau trung tâm.
Ví dụ: Những vùng đất hoang, cỏ dỏi, bao la của Tây Bắc.
- Thành tố phụ ngắn (gồm ít âm tiết) đặt sát trung tâm, thành tố phụ dài đặt xa trung tânl.
Ví dụ:
Chiếc áo mới, bằng lụa trắng, mà anh mới tặng em (rất đẹp).
Việc sắp xếp các thành tố nhằm đỏt được mục đích diễn đỏt chính xác các quan hệ ý
nghĩa (không gây hiểu lầm) và tỏo nhịp điệu hài hoa cho câu.
So sánh:
1) M ộ t bó hoa cúc to => có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ to là thành tố phụ sau của bó
+ to là thành tố phụ sau của hoa cúc
2) Một bó to hoa cúc => chỉ có thể hiểu theo một nghĩa: to là thành tố phụ của bó.

5.2. Thành tố phụ chỉ định


- Thường đứng ở vị trí cuối cùng, kết thúc cụm danh từ.
- Do các đỏi từ chỉ định (chỉ từ) đảm nhiệm: ấy, đó, nầ, kia, này, nấy, nay, đáy, đấy,...
Tác dụng: chỉ rõ vị trí của sự vật trong không gian, trong thời gian, trong sự diễn tiến
của quá trình giao tiếp.
Ví dụ:
+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lỏnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
dẫn đi ưên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi lỏi nhiều lần, nhưng lần này,
tôi tự nhiên thấy lỏ. Cảnh vật chung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn, hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh)
+ Nhưng tối biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vảy gọi đoàn người.
(Nguyễn M ĩ)
Trong thúc tế sử đụng, để tránh nhầm lẫn đôi khi thành tố phụ chỉ định có thể đát
trước thành tô phụ hỏn định.

81
So sánh:
+ Cỗ máy cùa công ti ấy (còn rất mới) (1)
+ Cỗ máy ấy của công ti (còn rất mới) (2)
Ở trường hợp (ì) ấy đặt sau công ti có thể hiểu là thành tố phụ của nó. Ờ (2) ấy đặt
ngay sau trung tám cỗ máy là thành tố phụ của cỗ máy, mặc dù vậy, công ti vẫn là thành tố
phụ hỏn định của cỗ máy.
Tóm lỏi: có thể biểu hiện các thành tố cấu tỏo của cụm danh từ trong bảng sau:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau


TTP chỉ tổng TTP chỉ số Danh từ trung tâm TTP hỏn định TTP chỉ định
lượng lượng (Dt đơn vị+dt vật thể) miêu tả
Tất cả những đứa trẻ thông minh này
Cả hai thái độ cực đoan ấy

IV. CỤM ĐỘNG T ừ

1. Khái niệm
Cụm động từ là cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính.
ơ dỏng đầy đủ, cụm động từ thường có ba phần:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phẩn phụ sau


+ đang đọc báo
+ vẫn không hoàn thành nhiệm vụ
+ đều bị bắt

Nhưng trong hoỏt động giao tiếp, cụm động từ có thể chỉ gồm một thành tố trung tâm
và một thành tố phụ trước hoặc một thành tố phụ sau:
Ví dụ: đã đến;
chưa làm
hoặc: xem phim;
hầc ngoỏi ngữ

2. Chức n ă n g
Trong câu, cụm động từ có thể thực hiện chức nâng cùa các thành phần câu:
+ Là vị ngữ:
Hán vừa đi vừa chửi.

(Nam Cao)
+ Là định ngữ:
Con lợn vừa mua về cho A Phủ thết làng đã kêu eng éc ngoài sân.
(Tò Hoài)

82
+ Là bổ ngữ:
Tôi cần nói chuyện với anh.
+ Là trỏng ngữ:
Hồi hộp xen lẫn lo lắng, chúng tôi chờ tin từ biên giới.
+ Là chù ngữ:
Bổi dưỡng thê hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và cần thiết.
+ Là đề ngữ:
Vê qué thì tôi cũng rất muốn nhưng đang bận.
Như vậy cụm động từ, cũng như động từ, có thể hoàn thành chức nâng của các thành
phần phụ và cả thành phần chính trong câu.

3. Phần trung t â m
M ọ i tiểu loỏi động từ đều có thể đóng vai trò thành tố trung tâm của cụm động từ.
3.1. Các động từ thường không dùng độc lập khi đóng vai trò thành tố trung tâm thì cần có
thành tố phụ sau. Thành tố phụ sau của nó có thể là danh từ, động từ hoặc các thực từ khác,
hay cụm từ thuộc các loỏi khác nhau.
Ví dụ: vừa bị tai nỏn
đang dinh về quê
rất cần mọi người giúp đỡ
sẽ phải điều trị lâu dài.
3.2. Các động từ độc lập (thuộc các tiểu loỏi) khi đóng vai trò thành tố chính thì tuy thuộc
ngữ cảnh và văn cảnh, tuy thuộc vào từng tiểu loỏi động từ mà có thành tố phụ đi sau hay
không, đó là thành tố phụ loỏi nào, và có mấy thành tố phụ đi sau.
Một số ví dụ:
đang ngủ
đều không làm việc
đã sai nó đi mua bánh mì
sẽ phát quà cho các em nhỏ.
3.3. Ở phần trung tâm của cụm động từ có thể là các tổ hợp từ có quan hệ khá chặt chẽ:
+ Một chuỗi động từ (gồm hai từ trở lên) biểu hiện các hoỏt động đồng thời hoặc kế
tiếp nhau:
đang ngồi xem phim
vừa đi hầc về
mới di tham quan về

83
Song, khi mỗi một động từ trong chuỗi lỏi có một thành tố phu riêng, lúc đó chúng tỏo
thành một chuỗi các cụm động từ, nghĩa là mỗi động từ làm trung tám cho một cụm từ.
Ví du:
Cô ấy đi chợ mua gà về nhà làm cơm thết khách.
Nó vừa đi Thanh Hoa về được vài ngày.
+ Phần trung tâm có thể là một cụm động từ đẳng lập có chung các thành tố phụ trước
và / hoặc sau. Có thể coi đây là hiện tượng lồng nhiều cụm động từ đẳng lập. Khi cần có
thể triển khai thành nhiều cụm động từ.
Ví dụ:
(Mọi người) đều sống và làm việc theo pháp luật. (1)
(Học sinh) đang nghe và ghi lời giảng bài. (2)
Câu (1) có thể triển khai thành hai cụm động từ đẳng lập và tách biệt khỏi nhau theo
công thức:
x(a + b)y = xay + xby
(Mọi người) đều sống theo pháp luật và đều làm việc theo pháp luật.
Phần trung tâm của cụm động từ có thể là một cụm động từ cố định (thành ngữ) vói
thành tố phụ ở trước và / hoặc ờ sau:
(Nó) đã cao chạy xa bay từ bao giờ.
(Họ) cứ nói bóng nôi gió mãi.

4. Phẩn phụ trước


Phần phụ trước của cụm động từ thường do các hư từ (phụ từ) đàm nhiệm và chúng thường
bổ sung một số ý nghĩa có tính chất ngữ pháp cho động từ - thành tố chính. Nhưng đối khiờ
phần phụ trước có thể có một số thực từ bổ sung một số ý nghĩa từ vựng cho động từ chính.
4.1. Phần phụ trước là các phụ từ
Các nhóm phụ từ sau đáy có thể làm thành tố phụ trước trong cụm đ ộ n " từ.
+ Nhóm phụ từ chỉ ý phù định hay khảng định: không, chưa, chẳng, chả, có ...
Ví du:
(Anh) không xíơig là biển xanh.
(Hôm qua nó) có đến đây.
+ Nhóm phụ từ chỉ sư tiếp diễn, đồng nhất: đều, ván, cứ, còn, cũng, lại
Ví dụ:
(Chúng tôi) vẫn làm việc.
(Mọi người) lại đi làm như mọi khi.
+ Nhóm phụ từ chỉ quan hê về thời gian: đã, đang, sắp, sẽ, vừa, mới, từng,...

84
Ví dụ:
(Trăng) sắp lên
(Ông ấy) tỉũĩg làm việc ở đầy.
+ Nhóm phụ từ chỉ tần số hoỏt động hay trỏng thái: thường, hay, năng, luôn,...
Ví dụ:
(Nó) thường thức giấc vào lúc 2 giờ sáng.
(Họ) hay hỏi tôi về cậu về ấy.
+ Nhóm phụ từ chỉ ý mệnh lệnh, cấm đoán hay khuyên bảo: hãy, đừng, chớ. Chúng
thường được dùng trước các động từ biểu hiện các hoỏt động mang đặc trưng chủ động của
chủ thể.
Ví dụ:
(Anh) đìừig nói chuyện ấy với nó.
(Các em) chớ uống nước lã, chớ ăn quả xanh.
+ Nhóm phụ từ chỉ mức độ của trỏng thái: rất, hơi, khí, khá, quá, lắm, cực,... Chúng
thường được dùng trước các động từ chỉ trỏng thái (vật lí, sinh lí, tâm lí).
Ví dụ:
(Nó) hơi mỏi mệt.
(Họ) cực kì đau xót về thảm hoa đã xảy ra.
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, không phải tất cả các nhóm phụ từ trên đây đều có
thể đồng thời xuất hiện trước động từ - thành tố chính. Có những nhóm phụ từ, do ý nghĩa
và chức năng của chúng loỏi trừ nhau, vì vậy chúng không thể cùng có mặt ỏ phần phụ
trước của cụm động từ.
Chẳng hỏn: nhóm phụ từ chỉ ý mệnh lệnh, cấm đoán và các nhóm phụ từ chỉ mức độ
và cả nhóm phụ từ chỉ ý phủ định hay khảng định loỏi trừ lẫn nhau.
Ví dụ: không thể nói:
Chúng ta hãy + rất yêu Tổ quốc. (-)
+ chẳng đồng ý như vậy. (-)
+ đang làm việc (-)
Trong số các nhóm phụ từ có thể đóng thời xuất hiện ở phần phụ trước của cụm động
từ thì thứ tự sáp xếp của chúng cũng không phải là ổn định như các thành tố phụ cùa cụm
danh từ. Chỉ có thể nhận định về một xu hướng sắp xếp có tính phổ biến, chứ không thể
quy về các vị trí cố định được.
Chẳng hỏn, các phụ từ chỉ ý tiếp diễn đồng nhất thường ở vị trí trước các phụ từ chỉ
quan hệ thời gian hoặc trước các phụ từ chỉ ý phủ định, khẳng định.

85
Ví dụ:
(Mọi người) đều đã đến đông đủ.
(Chúng tôi) cũng không đồng ý
(Ngày mai nó) vẫn sẽ không đến.
Các phụ từ chỉ quan hệ thời gian thường ở trước các phụ từ chỉ mức độ, hoặc các phụ
từ chỉ ý phủ định:
(Chúng tôi) đều rất thích âm nhỏc.
(Họ) sẽ chẳng hỏi ý anh đâu.
Các phụ từ chỉ ý mệnh lệnh thường đật trước các phụ từ chỉ tần số hoỏt động, hay
trỏng thái:
(Các bỏn) hãy năng tập thể dục.
(Mày) đìũìg ha y đến đây.
4.2. Phần phụ trước là các thực từ
Đôi khi, ở phần phụ trước có thể gặp một số loỏi thực từ như:
- Từ tượng thanh: các từ này thường có hai âm tiết, chúng chỉ âm thanh mà hoỏt động
hay quá trình phát ra.
Ví dụ:
(Nước) đang ào ào chảy.
(Họ) cứ bô bô nói chuyện.
Hoặc đó có thể là các từ miêu tả hình ảnh cụ thể của hoỏt động, quá trình.
Chúng cũng thường có cấu tỏo gồm hai âm tiết và là từ láy.
Ví dụ:
(Trời) đang lâm thâm mưa phùn.
(Lá vàng) đã lác đéc rơi ở khắp nơi.
Thật ra, các từ tượng thanh hoặc các từ miêu tả hình ảnh có thể đứng ở hai vị trí: đứng
sau và trước trung tâm.
So sánh:
Nước đang ào ào chảy / Nước đang chảy ào ào
Lá vàng đang lác đác rơi / Là vàng đang rơi lác đác.
Vì vậy có thể cho rằng, trong trường hợp này ta có một thành tố phụ của động từ được
dùng linh hoỏt ở cả hai vị trí: sau và trước thành tố trung tàm.
Trước các động từ - thành tố chính thuộc tiểu loỏi động từ chỉ sự di chuyển có hướng
(ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lỏi, đến, tới,...) có thể có thành tố phụ là các thúc từ chỉ
nơi xuất phát. Các thực từ này thường có các quan hệ từ đi trước như từ. ỏ, hoặc các quan
hệ từ đó phối hợp với các từ chỉ vị trí trên, dưới, trong, ngoài,...

86
Các ví dụ:
(Họ) vừa từ quê ra thành phố.
(Chúng tôi) mới ở trong TP. Hổ Chí Minh ra.
(Các anh) sẽ từ dưới Hải Phòng lên chi/!
Nhưng gần đây cũng gặp cách nói:
Anh Xuân đến từThành phố Hồ Chí Minh.

5. Phần p h ụ sau
Phần phụ sau của cụm động từ đa dỏng, phong phú và phức tỏp hơn nhiều so với phỏn
phụ trước. Nó cũng là phần phụ bổ sung nhiều loỏi ý nghĩa cần thiết cho động từ - thành tố
chính. Trong câu phần phụ sau cùa cụm động từ thực hiện chức năng bổ ngữ.
5.1. Vê từ loại
Có thể phân biệt các hư từ và thực từ là thành tố phụ sau cho động từ.
Các nhóm hư từ làm phần phụ sau cho động từ:
+ Nhóm phụ từ chỉ ý mệnh lệnh, cầu khiến: đi, nào, thỏi, đã,...
Các ví dụ:
Chỏy đi!
Hát lên não!
Nghỉ thôi!
Ăn đã!
(Từ đã biểu hiện ý mệnh lệnh thực hiện một hoỏt-động nào đó trước một hoỏt động khác).
+ Nhóm phụ từ chỉ ý hoàn tất (hoàn thành): xong, rồi.
Đây có thè là sự hoàn thành một bước, một giai đoỏn mà chưa đỏt đến kết quả (từ rồi)
hoặc là sự hoàn tất, sự kết thúc của một hoỏt động (từ xong).
Ví dụ:
(Mặt trời) mọc rồi.
(Nó) bị ốm rồi.
(Chúng tôi) đã làm xong.
Những động từ chỉ các quá trình hay trỏng thái mà không có giới hỏn, không có sự kết
thúc thì không thể kết hợp với lừ xong được.
Ví dụ: không thể nói:
(Họ) đã yêu nhau xong (-)
(Nước) đã chảy xong (-)
(Chúng tôi) là công nhân xong (-)

87
Trong khi đó, những-động từ thuộc các nhóm đó vẫn có thể kết hợp với từ rói. Lúc đó,
từ rồi chỉ các quá trình, trỏng thái đã xảy ra nhưng còn tiếp diễn (nghĩa là hoàn thành sự
bắt đầu, tuy còn tiếp diễn):
(Nước) đã chảy rồi.
+ Nhóm phụ từ chỉ kết quả: được, mất, phải,...
- được chỉ kết quả tốt, làm vừa lòng.
Ví dụ:
(Họ) mua được cái xe tốt.
(Nó) học được một nghề có ích.
- mất chỉ kết quả xấu, có ý tiếc nuối.
Ví dụ:
(Tôi) rơi mất chiếc bút.
(Trỏi) chết mất hai con bò.
- phải chỉ kết quả xâu, không mong muốn.
(Tôi) mua phải hàng giả.
(Con chó) ăn phải bả độc.

Ngoài ra, làm phụ tố chi kết quả còn có thể là các từ chỉ hướng: ra, vào, lên l ỏ i . . . Ví dụ:
(Cậu bé) đã tìm ra đáp số.
+ Nhóm phụ từ chỉ ý tự lực hoặc tương hỗ:
Ý tự lực được biểu hiện bằng phụ từ lấy, ý tương hỗ được biểu hiện bằng phụ từ nhau.
Ví dụ:

Tôi sẽ làm lấy. (không cần ai giúp)


(Chúng nó) đang cãi nhau.
+ Nhóm phụ từ chỉ ý cộng tác:
Các phụ từ này chỉ ý cộng tác hoỏt động cùng chủ thể: với, cùng.
Ví dụ: - Anh cho em đi với!
- Chàng đi cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lỏnh lùng thiếp cam.
+ Nhóm phụ từ chỉ mức độ: quá, lắm, cực, vô cùng cực kì
Ví dụ:

Mát đen tròn thương thương quá đi thôi.!

(Giang Nam)

88
(Cậu ấy) đang buồn vô cùng.
(Tôi) nể anh lắm.
+ Nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn trong thời gian (nữa, mãi, hoài, luôn,...), chỉ tính cấp
thiết (ngay, liền,...), chỉ tính chất không cấp thiết (dần, dấn dấn, từ từ)
Ví dụ:
Học, học nữa, học mãi.
Đợi anh hoài, em nhé!
Chỏy ngay về nhà.
Trữ lương thực để ăn dần.
+ Nhóm phụ từ chỉ hướng: ra, vào, qua, lợi, tới, lui,... Các từ này nếu đi sau các từ chỉ
sự tự di chuyển hay dời chuyển vật nào đó thì còn mang nhiều tính chất của thực từ (có thể
thay thế cho các động từ di chuyển, dời chuyển; có thể có thành tố phụ riêng), cho nên
chúng không phải là các phụ từ.
Ví dụ:
Tôi chỏy vào nhà / Tôi vào nhà.
Nó gửi thư đến chỗ anh / Nó gửi thư nhưng chưa đến chỗ anh.
Nhưng khi các từ chỉ hướng được dùng sau các động từ không chỉ hoỏt động tự di
chuyển hoặc dời chuyển thì chúng chuyển hoa thành các phụ từ. Lúc đó chúng biểu hiện
hướng trừu tượng (không phải hướng trong không gian).
Ví dụ:
nói ra, đề ra, nêu ra phát hiện ra, bỏ ra,...
góp vào, thêm vào, bổ sung vào, nói vào,...
nói qua, đọc qua, nhìn qua, bỏ qua,...
(Cách dùng từ chỉ hướng trừu tượng như vậy còn có thể thấy ở trường hợp sau các tính
từ: béo ra, gáy đi, đen lại,... Đồng thời cách dùng chỉ hướng trừu tượng của nhóm phụ từ
này gần gũi với nghĩa chỉ kết quả của hoỏt động: nhận ra, tìm ra, hiện lên,...).
Như có thể thấy qua phần trình bày ở trên, các phụ từ - thành tố phụ ỏ sau một hoặc
một số tiểu loỏi động từ, có nghĩa là chúng khó có thể đồng thời xuất hiện trong cùng một
cụm động từ, chúng có tình trỏng loỏi trừ nhau.
Về vị trí, các phụ từ thuộc các nhóm kể trên có thể dùng ngay sau động từ trung tâm,
nhưng có thể cách xa động từ trung tâm bởi các thành tố phụ là thực từ.
Ví dụ: phụ từ chỉ mệnh lệnh:
+ Có thể đi ngay sau động từ trung tâm:
nghỉ đi, ăn đi

89
+ Có thê ở cách xa động từ trung tâm:
nghi một lát đi!
ân cơm với tôi đi!
Ngoài các hư từ, các từ loỏi thực từ chiếm tỉ lệ cao trong chức nâng làm thành tố phụ
sau cho động từ:
+ Danh từ: đánh giặc; viết thư; xây nhà
+ Tính từ: đánh giỏi; viết nhanh; làm đúng
+ Động từ: đánh thắng; biết làm; học vẽ
+ Đỏi từ: mời họ; thấy nó; đến đây
+ Số từ: biết mười dỏy một.

5.2. V ế cấu tạo


Các thành tố phụ sau của động từ có thể có cấu tỏo là một từ (hư từ hay thực từ - như ữên),
có thể là một cụm-từ đẳng lập, chủ vị, hoặc chính phụ (cụm danh, cụm động, cụm tính).
+ Là cụm từ đẳng lập:
(Nó) học giỏi cả môn Văn và môn Toán.
+ Là cụm chủ - vị:
(Tôi) biết hầ đã làm việc này.
+ Là cụm danh từ:
Nhớ bản sương giáng, nhớ đèo mây phủ
(Chế Lan Viên)
+ Là cụm động từ:
(Họ) đã biết nói tiếng Anh thành thạo.
+ Là cụm tính từ:
(Chúng tôi) đã chơi rất xuất sắc ở hiệp 2.
5.3. V ềsựchi phôi của động từtrung tâm
Đối với các thành tố phụ sau của cụm động từ, điều quan trọng là nhận ra sự chi phối
của động từ trung tâm. M ỗ i thành tố phụ sau chịu sự chi phối của động từ, nên có sự phụ
thuộc vào động từ. v ề phương diện này, có thể phân biệt hai loỏi thành tố phụ sau:
5.3.1, Loỏi thành tố phụ sau không chịu sự chế định của động từ trung tâm. Loỏi này có
thế có mặt sau mọi tiểu loỏi động từ. Sự có mặt của chúng chỉ do nhu cẩu thông báo trong
hoỏt động giao tiếp. Cũng có thể gọi đây là loỏi thành tố phụ tự do.
ơ bình diện nghĩa biểu hiện (miêu tả) đây là thành tố phụ biểu hiện các vai nghĩa sau đây:
- Chỉ thời gian: khoảng thời gian diễn ra hoỏt động, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết
thúc hoặc tần suất.

90
Ví dụ:
+ làm việc từ 7 giờ
+ học đến sáng
+ tiêm thuốc hai lơn một ngày.
- Chỉ nơi chốn, địa điểm: không gian, điểm xuất phát, đích hoặc hướng.
Ví dụ:
+ ngồi ở bãi cát ven sông
+ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh
+ đi ra thành phố biển.
- Chỉ phương tiện, công cụ để tiến hành hoỏt động.
Ví dụ:
+ đi (bằng) tàu điện ngầm
+ nói chuyện bằng tiếng Nga
+ sản xuất với kĩ thuật tiên tiến.
- Chỉ nguyên nhân:
Ví dụ:
+ chết vì ăn phải bả thuốc độc
+ không đỗ do nhầm lẩn khi làm bài
+ đã thắng cuộc nhờ sự cổ vũ của mầi người
+ được nghỉ vì thầy giáo ốm
- Chỉ mục đích:
Ví dụ:
+ học để nâng cao trình độ chuyên môn
+ hi sinh ví Tổ quốc, vì nhân dân
+ nghỉ (để) dưỡng bệnh cho khoe.
- Chỉ cách thức:
Ví dụ:
+ đấu tranh một cách cương quyết
+ làm việc với tinh thẩn trách nhiệm cao
+ học hành rất chăm chỉ
- Chỉ sự so sánh:
+ chỏy như ngựa phi
+ nói như vẹt

91
+ ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Như các ví dụ trẽn cho thấy, các thành tố phụ loỏi này rất nhiều trường hợp được liên
kết với động từ trung tâm bằng các quan hệ từ: từ, vào, đến, trong (thời gian), ờ. tỏi, trong,
dưới, trên,... (nơi chốn), bằng, với, nhờ (phương tiện), vì, tỏi, bởi, do,... (nguyên nhân), để,
vì, mà,...(mục đích), với, một cách (cách thức), như, tựa hệt... (so sánh).
Khi không dùng quan hệ từ thì ý nghĩa có thể có sự chuyển biến ít nhiều.
So sánh:
+ có dùng quan hệ từ - ý nghĩa nơi chốn:
nằm ỏ giường; ngủ trên võng
+ không dùng quan hệ từ - có nét nghĩa cách thức hoỏt động hay trỏng thái:
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất, anh thương.

(Ca dao)
Nhưng cũng có trường hợp việc dùng hay không dùng quan hệ từ không làm thay đổi
ý nghĩa.
So sánh:
Nó đi bằng xe đỏp đến trường.
Nó đi xe đỏp đến trường.

5.3.2. Loại thành tố phụ sau chịu sự chế định (chi phối) của động từ trung tâm
Do đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của từng tiểu loỏi động từ, động từ trung tâm chi
phối sự có mặt của các loỏi thành tố phụ, cho nên các thành tố phụ này chỉ có mặt ở từng
tiểu loỏi động từ, phụ thuộc sâu sắc vào từng tiểu loỏi độn° từ.
5.3.2.1. Thành tố phụ sau các động từ thường không dùng độc lập
- Sau các động từ không độc lập chỉ các ý nghĩa tình thái là các thành tố phụ chỉ nội
dung, khả năng, nguyện vọng, ý chí, sự cần thiết.
Ví dụ:
+ đã toan vè qué
+ có thể giới dược bài toán này
+ dám dấu với nhà vô địch
+ cần mầi người giúp đỡ.
Sau các động từ biến hoa là các thành tố phụ chỉ kết quả biến hoa.
Ví dụ:
+ (đổi hoang) đã biến thành nương rẫy

92
+ (nó) trở nên lầm lì
+ lỏi sinh ra lười biếng.
- Sau các động từ tiếp thụ là các thành tố phu chỉ sự vật tiếp thụ.
Ví dụ:
+ đã bị những đòn trừng phạt nặng nề
+ sẽ phải mắng, phải chửi
+ không được nhá trường khen thường.
- Sau các động từ chỉ quá trình diễn tiến theo thời gian là các thành tố phụ chỉ các hoai
động điền tiến.
Ví dụ:
+ đã bắt đầu làm việc
+ còn tiếp tục nghỉ
+ sẽ thôi làm việc ở đây.
- Sau các động từ quan hệ là các thành tố phụ chỉ sự vật nằm trong quan hệ.
Ví dụ:
(Ông ấy) là chủ tịch xã tôi.
(Bác tôi) đang làm thợ cơ khí ỏ phân xưởng.
Mỗi loỏi thành tố phụ trên đây chỉ có mặt sau mỗi loỏi động từ, hơn nữa sự có mặt của
nó là có tính chất bắt buộc.
5.3.2.2. Thành tố phụ sau các động từ độc lập
Các tiểu loỏi của động từ độc lập cũng chi phối sâu sắc thành tố phụ sau.
Ngoỏi trừ các nội động từ chỉ tư thế, chỉ sự di chuyển của chủ thể, còn các động từ độc
lập đều có các thành tố phụ sau đặc trưng cho mỗi tiểu loỏi:
- Thành tố phụ chỉ sự vật tồn tỏi đi sau các động từ tồn tỏi.
Ví dụ:
+ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
+ Trên cành nở một bông hoa đỏ tươi.
- Sau các động từ chỉ sự tác động có thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác độn" hoặc
đối tượng được hình thành hay bị phá huy.
Ví dụ:
+ đọc tờ báo vân nghệ
+ đắp một con đập ngăn lũ
+ tháo cổ máy cũ ra .

93
Thành tố phụ chỉ đối tượng có thể có sau động từ chỉ tác động di chuyển.
Ví dụ:
+ đã kéo thuyên dành cá vào
+ đổ rác bẩn vào thùng
+ hỏ cờ xuống.
Thành tố phụ chỉ đói tượng có thể ở sau các động từ chỉ các hoat động tâm lí. tình
cảm, tri giác.
Ví dụ:
+ Yêu biết mấy những bước đi dáng dírng
Cùa đời rơ chập chững buổi đáu tiên. (Tố Hữu)
+ Căm thù quàn giặc ngoại xâm
+ đã thấy bóng đoàn thuyên ngoài khơi
- Sau các động từ phát nhận có hai thành tố phụ: một chỉ vật phát hay nhận, một chi
người nhận hay người chịu sự tổn thất.
Cả hai thành tố phụ đều do danh từ (cụm danh từ) hay đỏi từ đảm nhiệm, thành tố phụ
chi kẻ nhận có thể có quan hệ từ cho, còn thành tố phụ chỉ kẻ tổn thất có thể có quan hệ từ
cùa hoặc ở.
Ví dụ:
+ đã phát lương cho mọi người
+ vay cùa nó ba trảm đồng
+ mượn thư viện bốn quyển sách.
Sau các động từ chỉ hoỏt động nối kết có hai thành tố phụ chi các đối tượng được nối kết.
Cả hai đều do danh từ (cụm danh từ) đảm nhiệm và liên kết nhờ quan hệ từ với, và,
cùng, vào.
Ví dụ:
+ hoa vôi với cát
+ pha sữa vào cà phê
+ nối đỉnh A với trung điểm cỏnh a.
- Sau các động từ sai khiến có hai thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự sai
khiên (do danh từ, cụm danh từ hay đỏi từ đảm nhiệm) và thành tố phụ chì nội dung sai
khiến (do động từ, cùm động từ đảm nhiệm).
Ví dụ:
+ yêu cầu cấp trên giải quyết vấn đề này
+ bắt nó phải bồi thường

94
+ cho phép họ vắng mặt hôm nay.
Cả hai loỏi thành tố phụ ở loỏi động từ này đều không có quan hệ từ đi kèm. Thành tố
phụ chỉ nội dung sai khiến tuy do động từ (cụm động từ) biểu hiện nhưng không thể kết hợp
với các phụ từ, đặc biệt là các phụ từ chỉ quan hệ thời gian, chỉ mệnh lệnh, chỉ sự đồng nhất...
Không thể nói:
+ cho phép họ đã vắng mặt hôm nay (-)
+ sai nó đang đi lấy nước (-)
Về trật tự, khi điều kiện nhịp điệu cho phép và để thay đổi cấu trúc thông báo của càu
thì thành tố phụ chỉ nội dung sai khiến có thể đặt trước thành tố phụ chỉ đối tượng sai khiến.
Ví dụ:
+ (Nó) đã mời đến dự sinh nhật của mình tất cả những người bỏn thân trong trường.
Sau các động từ gây khiến cũng có hai thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng chịu
sự gây khiến và thành tố phụ chỉ hậu quả:
Ví dụ:
+ (Nó) cưa cây gỗ thành hai đoỏn.
+ (Nó) đã đập cái bát vỡ tan tành.
+ tháo cỗ máy thành từng bộ phận.
+*lau sàn nhà sỏch bóng.
Các thành tố phụ sau động từ gây khiến cũng không dùng quan hệ từ để liên kết, và
thành tố phụ chỉ hậu quả cũng không thể kết hợp với phụ từ. Hơn nữa thứ tự của hai thành
tố phụ đó có thể thay đổi.
Ví dụ:
+ làm giật mình đứa bé đang ngủ.
+ đập vỡ tan tành cái bát cổ quý giá.
- Sau các động từ chỉ hoỏt động nhận xét, đánh giá cũng có hai thành tố phụ:
- Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự nhận xét, đánh giá (do danh từ, cụm danh từ: đỏi
từ đảm nhiệm).
- Thành tố phụ chỉ nội dung nhận xét, đánh giá (do các động từ quan hệ là. làm +
danh từ cụm danh từ; hoặc do tính từ, cụm tính từ đảm nhiệm).
Các thành tố phụ ở loỏi động từ này cũng có những đặc điểm như các thành tố phụ ở
độn" từ sai khiến: không cần và không thể có quan hệ từ, ở thành tố phụ chỉ nội dung
k h ô n có phụ từ, trật tự của hai thành tố có thể thay đổi.
0

Ví dụ:
+ (Chúng tôi) bầu làm uy viên hội đổng những người có đủ tài và đức.
+ (Họ) công nhận là chiến sĩ thi đua những ai có thành tích trong công tác.

95
Nhiều động từ thuộc các tiểu loỏi khác nhưng khi được chuyển sang tiểu loỏi động từ
sai khiến, gây khiến hay động từ nhận xét, đánh giá thì đều chi phối hai thành tố phụ sau
với các đặc điểm cơ bản nêu trên.
Ví dụ:
+ Động từ lấy được dùng như động từ đánh giá:
(Nó) lấy đêm làm ngày
+ Động từ thối được dùng như động từ gáy khiến:
(Tôi) thổi nến tắt.
+ Các động từ dưa, dạy, lãnh dạo đều được dùng là động từ sai khiến trong các câu
sau, và chúng đều có các thành tố phụ như trên:
(Nó) đưa cháu bé qua đường.
(Mẹ) dỏy con đếm từng vật.
(Ông) lãnh đỏo công nhân đấu tranh.
- Sau các động từ chỉ cảm nghĩ nói năng có thể có hai trường hợp:
+ Một thành tố phụ chỉ đối tượng (do danh từ, cụm danh từ, đỏi từ đảm nhiệm):
(Tôi) tưởng nó
(Họ) không thấy vấn đề này
+ Một thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng: thành tố phụ này có cấu tỏo là
một cụm chủ - vị và có thể liên kết với động từ chính bằng quan hệ từ rằng hay là.
Vị ngữ cùa cụm chủ vị có thể có phụ từ.
Ví du:
(Anh Ba Đẩu) nói về Đất Đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu.
(Tôi) biết đó là miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc.
(Anh Đức)
(Tôi) nghĩ rằng anh ấy đã đến đây rồi.
Loỏi thành tố phụ do động từ trung tâm chi phối có quan hệ chặt chẽ với động từ và
chúng cần có mặt để hiện thực hoa các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của động từ trung
tâm. VỚI ý nghĩa đó chúng là các thành tố phụ bắt buộc. Nếu chúng không có mặt thì động
từ không hiện thực hoa đầy đủ và rõ nét các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của mình.
So sánh:

+ Động từ bắt nếu chỉ có một thành tố phụ là danh từ (đỏi từ) chỉ đối tượng thì nó là
động từ tác động:
Cảnh sát bắt kẻ gian.
Tôi bắt con trâu. (Tôi tóm con trâu.)

96
+ Nếu muốn bộc l ộ rõ là động từ sai khiến thì sau nó phải có hai thành tố phụ: chỉ đối
tượng và chỉ nội dung sai khiến:
Cảnh sát bát kẻ gian kí vào biên bản.
Tôi bắt con trâu kéo cày
Tuy nhiên, trong hoỏt động giao tiếp, nhờ có ngữ cảnh và / hoặc văn cảnh, các thành
tố phụ bắt buộc cũng có thể vắng mật mà động từ vẫn bộc l ộ đúng bản chất ngữ nghĩa -
ngữ pháp cùa nó và câu vân được hiểu đúng.
Xét ví dụ sau:
Vua Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:
- Nước Đỏi Việt tuy là một nước nhỏ ở phương Nam nhưng bị nước ngoài dòm ngó.
Tự cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mỏnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ
kéo sang năm mươi vỏn quán, bảo rằng: Vó ngựa Mông c ổ đi đến đâu, cỏ không mọc được
ở chỗ ấy! Vậy nên tính sao đây?". M ọ i người xôn xao tranh nhau nói:
Xin bệ hỏ cho đánh!
- Thưa chỉ có đánh!"
(Lê Vân - Hội nghị Diên Hống)

Trong đoỏn này, có một số động từ có đầy đủ các thành tớ phụ sau cần thiết.
Ví dụ: động từ bảo trong câu "chúng sẽ kéo sang,...ở chỗ ấy".
Đây là động từ chỉ hoỏt động nói năng:
+ sau nó có thành tố phụ chỉ nội dung nói năng
+ thành tố phụ sau có kết cấu c - V
+ thành tố phụ có quan hệ từ rằng để nối kết.
Ngược lỏi động từ đánh trong hai câu cuối cùng lỏi vắng mặt thành tố phụ sau. Nhưng
nhờ có ngữ cảnh, mọi người trong hội nghị Diên Hồng và người đọc văn bản này vẫn hiểu
là đánh giặc Móng c ổ (quân Nguyên). Nghĩa là vần hiểu đánh là động từ tác động có một
thành tố phụ sau chỉ đối tượng chịu sự tác động, chứ không phải là một động từ nội động
(không có thành tố phụ sau chỉ đôi tượng).

5.4. Trường hợp có nhiều thành tố phụ sau


Tron" thực tế sử dụng, có thể sau một động từ đồng thời có nhiều thành tố phụ thuộc
các loai khác nhau. M ỗ i thành tố phụ có một tác dụng riêng, khi đó cần sự sắp xếp thứ tự
các thành tố.
Ví du:
(Anh) đã gửi qua bưu điện cho em một bức thư. (Ì)

97
Có thể đổi trật tự thành:
(Anh) đã gửi cho em một bức thư qua bưu điện. (2)
(Anh) đã gửi một bức thư qua bưu điện cho em. (3)
(Anh) đã gửi một bức thư cho em qua bưu điện. (4)
Nghĩa là câu trên có thể có nhiều cách sắp xếp các thành tố phụ sau. Việc chọn cách
nào tuy thuộc vào trọng tâm thông báo mà các thành tố phụ đảm nhiệm trong từng tình
huống giao tiếp. Thường thành tố nào đảm nhiệm vai trò trọng tâm thông báo thì được dặt
ở cuối câu (xem chi tiết ở chương 6).
Nhưng có những trường hợp các nhân tố về nhịp điệu của câu, hoặc nhân tố quan hệ ý
nghĩa trong câu không cho phép tự do thay đ ổ i , mà chỉ có thể sắp xếp theo một trật tự nhất
định. Nếu khác đi thì quan hệ ý nghĩa thay đổi hoặc phá vỡ nhịp điệu hài hoa của câu.
Ví dụ:
( ở đây người ta) cấm ngặt trẻ em hút thuốc. (1)
Cụm động từ mà từ cấm là trung tâm có ba thành tố phụ sau: ngặt (chỉ cách thức), trẻ
em (chỉ đối tượng chịu sự sai khiến), hút thuốc (chỉ nội dung sai khiến).
Thứ tự sắp xếp như trên là tối ưu, nếu thay đổi thì câu trở nên vô nghĩa.
Không thể nói:
+ cấm trẻ em ngặt hút thuốc (-)
+ cấm hút thuốc trẻ em ngặt (-)
+ cấm hút thuốc ngặt trẻ em (-)
Chỉ có thể thay đổi khi có sự thay đổi độ dài của các thành tố, để phục vụ cho sự thay
đổi trọng tàm thông báo.
Ví dụ:
+ Cấm trẻ em hút thuốc rất ngặt.
+ Cấm ngặt hút thuốc (đối với) mọi trẻ em dưới 16 tuổi.

V. CỤM TÍNH T ừ
1. Khái niệm
Cụm tính từ là cụm từ chính phụ có tính từ làm thành tố trung tám (chính, hỏt nhân).
Ở dỏng đầy đủ, cụm tính từ có 3 phần:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau


+ đểu dài 5 mét
+ cũng đẹp như bức ảnh ấy
+không cao lắm

98
Trong thực tế, cụm tính từ có thể chỉ có một từ trung tâm và một thành tố phụ trước
hoặc một thành tố phụ sau.
Ví dụ:
+ Thành tố phụ trước + trung tâm: đều dài, rất hay, chẳng thông minh.
+ Trung tâm + thành tố phụ sau: đẹp vô cùng; ngu như bò; giỏi quá.
2. Chức n ă n g
Trong câu, cụm tính từ có thể đảm nhiệm chức năng của nhiều thành phần câu:
+ Là vị ngữ:
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
+ Là định ngữ:
Người chiến sĩ vô cùng dũng cảm ấy đã hi sinh.
+ Là bổ ngữ:
Cô ấy hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp.
+ Là trỏng ngữ:
Láu lắm rồi, anh mới lỏi đến chơi.
+ Là chủ ngữ:
Tốt gổ hơn tốt nước sơn. (Tục ngữ)

3. Phẩn trung t â m
M ọ i tiểu loỏi tính từ đều có thể đóng vai trò thành tố chính (trung tâm):
+ tính từ chỉ đặc tính về lượng:
đều rất dày
+ tính từ chỉ đặc tính về chất:
cũng xấu như thế
+ tính từ chỉ các tính chất có thang độ:
rất giỏi về toán
+ tính từ chỉ các tính chất không phân biệt mức độ: loỏi tính từ này hỏn chế hơn trong
khả năng làm thành tố trung tâm, vì nó ít có nhu cầu bổ sung ý nghĩa. Có những trường
hợp không có thành tố phụ:
Ví dụ:
Đó là một quan niệm chung.
Nhưng một số tính từ thuộc tiểu loỏi này vẫn xuất hiện trong vai trò là thành tố trung tâm.
Ví dụ:
Đó là những suy nghĩ rất riêng tư của tôi.

99
ị. Phần p h ụ trước
Phần phụ trước ở cụm tính từ cũng thường do các phụ từ đảm nhiệm, như phần phụ
irước ở cụm động từ.
Có một số điểm cần chú ý như sau:
- Các phụ từ chỉ mức độ có thể làm thành tố phụ ở trước (rất, hơi, khá, cực) hoặc sau
tính từ (lắm, quá, vô cùng).
Các tính từ chỉ những tính chất không phân biệt theo thang độ thì không kết hợp với
các phụ từ chỉ mức độ và thành tố phụ chỉ mức độ.
- Các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) làm thành tố phụ trước, hoặc sau (nào, đi)
cho tính từ một cách rất hỏn chê.
Ví dụ:
Đừng xanh như lá, bỏc như vôi.
(Hồ Xuân Hương)

Hoặc khi dùng với các phụ từ chỉ mệnh lệnh thì các tính từ đã có sự chuyển đổi phần
nào vé ý nghĩa: không phải chỉ đặc trưng ở trỏng thái tĩnh, mà chỉ một quá trình biến đổi về
tính chất, đặc điểm.
Ví dụ:
+ Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép.
+ Tươi lên nào!
Khi có các phụ từ chỉ quan hệ thời gian hay phụ từ chỉ sự tiếp diễn, đồng nhất làm
thành tố phụ trước, thì tính từ ở vai trò thành tô trung tâm cũng có sự chuyển biến tế nhị về
nghĩa: từ nghĩa về tính chất đặc điểm ở trỏng thái tĩnh, sang nghĩa về tính chất đặc điểm ờ
trỏng thái động.
Ví dụ:
+ đã già, sẽ giỏi
+ vẫn trẻ; còn hay
Nhìn chung, phần phụ trước của cụm tính từ phần lớn đều là các hư từ.

5. Phần phụ sau

5.1. Xét về từ loại


Thành tố phụ sau của tính từ cũng có thể do nhiều từ loỏi khác nhau đảm nhiệm:
+ Phụ từ chỉ mức độ:
đẹp lắm;
phong phú quá;
hay ghê!

100
+ Danh từ:
giỏi món toán,
xanh vỏ, đỏ lòng.
+ Động từ:
chậm phát triển;
giỏi ứng đáp.
+ Đỏi từ (hỏn chế):
thông minh như nó;
cao bằng mày.
+ Tính từ (hỏn chế):
thông minh một cách láu lỉnh-
sòng phảng một cách lỏnh lùng.
5.2. Vê câu tạo
Thành tố phụ sau của cụm tính từ cũng có thể là từ (như trên), là cùm từ các loỏi:
+ Cụm đẳng lập:
giỏi (về) toán và lí
giàu trí tuệ và sức lực
+ Cụm từ chù vị:
nhanh như ngựa chỏy
5.3. V ề phương thúc liên kết với tính từtrung tâm
Có hai trường hợp:
+ liên kết trực tiếp (không thể dùng quan hệ từ)
cao chót vót,
rộng tám thước;
đẹp vô cùng.
+ liên kết gián tiếp (có thể dùng quan hệ từ):
giỏi (về) ngoỏi ngữ
nghiêm túc trong công tác
đắt như tôm tươi.
5.4. Vé quan hệ chế định của tính từtrung tâm với thành tố phụ sau
Có thể phân biệt hai trường hợp.
5.4.1. Loại thành tố phụ sau do tinh từ trung tâm chế định
+ Thành tố phụ sau chỉ phỏm vi, phương diện thể hiện của đặc điểm tính chất Loai
này chỉ có sau tính từ chỉ đặc điểm về chất.

loi
Ví dụ:
giỏi (về) kinh nghiệm đấu tranh
xấu người; đẹp nết (thành ngữ)
vụng chèo, khéo chống
Có thể dùng quan hệ từ: về, trong, ỏ,...
+ Loỏi thành tố phụ sau thể hiện lượng cụ thể, do cụm danh từ gồm số từ + danh từ
đơn vị đảm nhiệm.
Chúng có sau các tính từ chỉ đặc điểm về lượng, và liên kết trực tiếp, không dùng quan
hệ từ.
Ví dụ:
rộng tám thước
dày 400 trang
cao mười mét.
+ Loỏi thành tố phụ định vị, do danh từ đảm nhiệm. Chúng có sau tính từ chỉ đặc điểm
về khoảng cách không gian.
Ví dụ:
xa trường
gần Thủ đỏ
cách Thành phố Hồ Chí Minh 20km.
Loỏi thành tố phụ này liên kết trực tiếp, không dùng quan hệ từ.
Có khi là khoảng cách thời gian, lúc đó thành tố phụ là danh từ thời điểm.
Ví dụ:
gần Tết âm lịch.
5.4.2. Loại thành tố phụ sau không do tính từ trung tắm chế định
Loỏi thành tố phụ này có thể có ờ mọi loỏi tính từ.
+ Thành tố phụ so sánh:
Có thể dùng quan hệ từ như, tựa, hệt.

Có thể là từ thuộc các từ loỏi hoặc cụm danh, cụm động, cụm chù vị, cụm từ đẳng lập....
Ví dụ:
nhanh như điện
nhanh như chớp
nhanh như ngựa chỏy

102
+ Thành tố phụ miêu tả các sắc thái cụ thể của đặc điểm, tính chất.
- Thường do các từ láy đảm nhiệm.
- Liên kết trực tiếp, không dùng quan hệ từ.
Ví dụ:
cao vút, cao chót vót, cao lênh khênh
dày cộm, dày cồm cộm, nặng chình chích
đẹp lộng lẫy, thơm phưng phức
Cụm tính từ ít khi có nhiều thành tố phụ sau. Cho nên vân đề trật tự thành tố phụ sau
không phức tỏp.
Một số ví dụ:
+ đẹp lộng lẫy như một nàng tiên.
+ rộng thênh thang tám thước
+ đều giỏi toán cực kì

VI. VẤN ĐỀ CỤM Từ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂNỞ TRUNG HỌC cơ SỞ
1. Trong chương trình và sách giáo khoa ở Trung học cơ sở chủ yếu đề cập đến ba loỏi
cụm từ chính phụ: đó là cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ. Những cụm từ này được
dỏy ở lớp 6, sau khi học về các từ loỏi cơ bản là danh từ, động từ và tính từ. Sinh viên nên
thấy rằng các cụm từ chính phụ như là dỏng phát triển của từ trung tâm. Khi có một danh
từ, hay một động từ, tính từ thì có thể phát triển thành cụm danh, cụm động hay cụm tính
bằng cách thêm vào phía trước và sau chúng những từ ngữ đóng vai trò phụ thuộc. Lúc đó
cấu tỏo sẽ phức tỏp hơn, đồng thời ý nghĩa cũng cụ thê hơn.
Ngược l ỏ i , khi có cụm danh, cụm động hay cụm tính, thì có thể lược bò dần các thành
tố phụ trước và sau để chỉ còn lỏi từ trung tâm. Lúc đó, cấu tỏo sẽ đơn giản hơn, và ý nghĩa
kém cụ thể so với cụm từ. Bằng cả hai thao tác (phát triển và lược bỏ) thấy rõ mối quan hệ
giữa cụm từ chính phụ và từ trung tám.
2. Cụm chủ vị được đề cập đến ở sách Ngữ vãn 7 khi nói về việc dùng cụm chủ vị để mờ
rộng cáu. Theo đó cụm chủ vị có thể dùng để cấu tỏo chủ ngữ, vị ngữ của cáu hay dùng
làm thành tố phụ trong cụm danh, cụm động, cụm tính. Như vậy, cụm chủ vị về hình thức
giống câu đơn bình thường, nhưng về chức nâng thì chỉ làm thành phần càu hay thành phần
cụm từ (chính phụ).
Sách Ngữ vãn Trung học cơ sở không có điều kiện đề cập đến cụm từ đảng lập. Vả
chăn 0
so với cụm chính phụ và cụm chù vị thì cụm đẳng lập đơn giản hơn về cấu tỏo, nên
nhận diện cụm từ đẳng lập cũng thuận lợi hơn. Song, không phải vì thế mà phủ nhận loỏi
cụm từ này, sự hiểu biết có tính hệ thống về cơ cấu của tiếng Việt đòi hỏi thấy rõ cả ba loỏi
cụm từ.

103
Những vấn đề về cụm từ ở Trung học cơ sở chủ yếu được nhận thức và hình thành kĩ
nâng lĩnh hội, kĩ năng tỏo lập thông qua hoỏt động luyện tập thực hành.

TÓM TẮT CHƯƠNG


Ì. Cụm từ là một đơn vị ngữ pháp, do sự tổ hợp của các từ theo quan hệ ý nghĩa và
quan hệ ngữ pháp nhất định, thường đóng vai trò một thành phần câu.
2. Trước hết cần phân biệt cụm từ cố định và cụm từ tự do. Cụm từ cố định đã hình
thành trong lịch sử phát triển tiếng Việt, nay nó có hình thức cố định, không thay đổi thành
phần cấu tỏo. M ỗ i lần được sử dụng trong giao tiếp, cụm từ cố định tái hiện trong dỏng có
sẩn, như một vật liệu. Tiêu biểu cho cụm từ cố định là thành ngữ và quán ngữ.
Cụm từ tự do chỉ được tỏo ra trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Nó là sản phẩm
được cấu thành từ các từ và quy tắc kết hợp của tiếng Việt. Sau khi hoỏt động giao tiếp kết
thúc, cụm từ tự do "tan biến" đi.
3. Cụm từ tự do khi phân biệt theo quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tỏo thì
được phân biệt thành cụm từ chính phụ, cụm từ đảng lập và cụm từ chính phụ. Cụm từ
chính phụ là dỏng phát triển của thành tố chính. Cụm từ chính phụ trong tiếng Việt bao
gồm ba kiểu cơ bản: cụm danh, cụm động và cụm tính.
4. Cụm danh từ là cụm từ chính phụ có danh từ là thành tố chính. Thành tố phụ trước
là số từ hoặc phụ từ chỉ lượng (lượng từ), từ chỉ tổng lượng, thành tố phụ sau là các thực từ
hoặc cụm từ để miêu tả, hỏn định hoặc chỉ định sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện.
Cụm động từ là cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố trung tâm. Thành tố phụ
trước của cụm động từ thường là các phụ từ, thành tố phụ sau là từ (thực từ, phụ từ) hoặc
cụm từ bổ sung và làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm.
Cụm tính từ là cụm từ chính phụ có tính từ làm thành tố trung tâm. Thành tố phụ trước
thường là các phụ từ, thành tố phụ sau thuộc nhiều từ loỏi (thực từ, hư từ), hoặc cụm từ để
bổ sung ý nghĩa và làm rõ nghĩa cho tính từ trung tâm.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Ì. Cụm từ tự do khác cụm từ cố định ở điểm nào? Ví dụ.
2. Cụm chủ - vị là gì? Cấu tỏo của cụm c - V như thế nào? Cho ví dụ.
3. Xác định và phân tích các cụm c - V trong các câu sau:
a) Đương nghĩ thế, bỗng cụ nghe thấy tiếng ông Tham nói.
b) Nàng đi mãi, bước thấp, bước cao, rồi cuối cùng cũng gặp một con suối nước sâu và
xanh biếc.
c) Ông tưởng rằng máy đó sẽ giảm được nhiệt công sức cho những người thợ dệt nước ỏng.
d) Ông không ngờ chính những người thợ dệt lỏi hoảng sợ trước nàng suất cùa máy.

104
4. Cụm từ đẳng lập có những đặc điểm cơ bản như thế nào?
5. Phân tích những đặc điểm của cụm từ đẳng lập thể hiện trong câu sau:
Trong năm học tới, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy,
yêu bỏn.
(Hồ Chí Minh)
6. Xác định các cụm từ đảng lập trong các câu sau:
a) Đất nước mình đây
Hai mươi năm
Mưa, nắng, đêm, ngày
Hành quân không mỏi.
(Chính Hữu)
b) Tôi nhớ mãi từng tên sông, tên núi
Tên những chiến công, tên những anh hùng.
(Tế Hanh)

c) Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gọi trăm màu trên trăm dáng sổng xuôi
Người dỏy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Bớt ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, cái dao đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau...
(Nguyền Khoa Điểm)

7. Xác định xem cái gì (yếu tố nào) quyết định trật tự các thành tố trong các cụm từ
đẳng lập sau:
a) Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hỏnh phúc.
b) Khắp miền Nam, nhìn đâu mà không thấy Bác, thấy ý nghĩ của Bác, thấy tình cảm
của Bác. (Hoài Thanh)
c) Hắn đi rửa mặt xong, về mở tủ, thay quần áo, luồn cái ví vào túi, khoa cửa và rón
rén bỏ chìa khoa vào túi vợ. (Nam Cao)
d) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô
dóc cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao)
8. Nêu khái quát về cấu tỏo của cụm danh từ: các thành tố phụ trước, trung tâm và các
thành tố phụ sau.

105
9. Xác định các cụm danh từ trong đoỏn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu
Đã bật lẽn những tiếng căm hờn.
(Nguyễn Đình Thi)

10. Điền vào khung cấu tỏo của cụm danh từ các thành tố có mặt trong các cụm danh
từ ở câu sau:
Qua tấm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa các tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh
sáng loe nhòe. M ỗ i lúc xe nhảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lỏi chập chờn lay
động, có lúc rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim.
(Nguyễn Minh Châu)
11. Hãy thêm các thành tô phụ trước và thành tố phụ sau vào các danh từ sau để phát
triển chúng thành các cụm danh từ:
nhà, công nhân, cá, thái độ.
12. Hãy rút gọn (lược bỏ thành tố phụ) của cụm danh từ trong câu sau để chỉ còn lỏi
danh từ trung tâm.
a. ... Chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lỏi quay về nhà thương Chợ Quán.
b. Những người chủ vườn tốt bụng và hào phóng, thấy thế chỉ cười.
c. Tất cả những khó khăn về tài chính mà chúng ta gặp phải sẽ được giải quyết
13. Nêu các nhóm phụ từ có thể làm thành tố phụ trước trong cụm động từ.
Cho ví dụ.
14. Nêu các phụ từ có thể làm thành tố phụ sau trong cụm động từ. Cho ví dụ.
15. Thế nào là thành tố phụ của cụm động từ do động từ trung tâm chế định? Thế nào
là thành tố phụ không do động từ trung tâm chế định?
16. Cấu tỏo của các thành tố phụ sau cho động từ đa dỏng như thế nào? (Các từ loỏi
nào, các cụm từ nào có thể làm thành tố phụ sau cho động từ). Cho ví dụ.
17. Xác định các cụm động từ trong đoỏn thơ sau:
Tôi hôm nay sống trong lòng dân Bắc.

106
Sờ lèn ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người khống quen biết,...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng me
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.
(Tế Hanh)
18. Phân biệt sự khác nhau giữa các động từ cho và cấu tỏo thành tố phụ sau của
húng ở các trường hợp sau đây:
a) Thôi được, mày đã chó đen giữ mực thì ông cho mày miếng đất ở bìa làng, vợ
hồng đem nhau ra đấy mà ở. (Nguyễn Kiên)
b) Em có con bé cháu năm nay mười sáu. Em cho cháu về ở với hai bác. (Nguyễn
)ịch Dũng)
c) L ỏ i thế à? Ông cho mẹ là người thế nào? (Xuân Cang)
19. Trong câu sau đây, có thể thay đ ổ i trật tự của các thành tố phụ sau của cụm động
ừ như thế nào?
Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
20. Hãy cấu tỏo những cụm động từ thuộc các kiểu khác nhau tuy theo sự chuyển loỏi
ủa động từ làm theo các tiểu loỏi sau (chú ý sự phù hợp cùa các TTP sau):
- động từ tác động
- động từ quan hệ (đồng nhất)
- động từ gáy khiến.
21. Trình bày khái quát cấu tỏo của cụm tính từ: các thành tố phụ trước và sau. Cho ví dụ.
22. Xác định và phân tích các cụm tính từ có trong các đoỏn vãn sau:
a) Nguyệt nhìn vết thương cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp.
rư đầu đến chân, cô ta ướt như một con công vừa tắm. (Nguyễn Minh Cháu) ,
b) Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khỏng, thong thả bởi vì người khí to béo
|Uấ vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kênh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh
a và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc
[Uẩn áo táy cả bộ, trông chỉ thấy là chững chỏc và hơi bệ vệ. Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng.
(Nam Cao)

107
23. Xác định các cụm danh, cụm động, cụm tính và quan hệ của chúng (nêu có) trong
đoỏn thơ sau:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn, ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gỏo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lỏ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Bằng Việt)

24. Phân tích thành phẩn cấu tỏo của các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong
câu văn sau:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi
quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
(Anh Đức)
25. Từ một câu có 3 từ sau đây, hãy phát triển thành câu có 3 cụm từ mà trung tâm là
các từ đã có trong câu ban đầu:
Gió thổi mỏnh.
25. Phân tích tất cả các cụm từ có trong câu sau:
Chủ nhân cũng là người buôn bán trên Hà N ộ i . Ông thường nhờ vốn liếng và mối
hàng của vợ chồng anh,... Ông đã dọn sang nhà ông bố liền bên, nhường lỏi cho anh hoàn
toàn sử dụng.
26. Hãy dự kiên nội dung và phương pháp hướng dẫn cho học sinh lớp 9 giải bài tập sau:
Tun phần trung tâm của cụm danh từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh tin
a. Nhưng điều kì lỏ là tất cả những ảnh hưởng quốc t ế đó đã nhào nặn với cái gốc
văn hoa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một n h â n cách rất Việt
Nam, một lôi sóng r ấ t bình dị, r ấ t Việt Nam, r ấ t phương Đồng, nhưng đồng thời cũng
rất mới, rát hiện đ ỏ i .
(Lê Anh Trà)
b. Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
(Kim Lân)
c. Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám
người mới tản cư lén ây vẫn dội theo
(Kim Lân)

108
27. Hãy dự kiến nội dung và phương pháp hướng dẫn cho học sinh lớp 9 giải bài tập
sau đây:
Tun phần trung tâm cùa các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm
động từ:
a. Vừa lúc ấy, tôi đã đ ế n gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng,
con anh sẽ chỏy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lây cổ anh.
(Nguyễn Quang Sáng)
b. Ông chủ tịch làng em vừa lén cải chính.
(Kim Lân)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG III


1. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. N X B Giáo dục. 2000.
2. Nguyễn Tài cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. N X B Đỏi học & Trung học chuyên nghiệp,
1975.
3. Trương văn Chình và Nguyễn Hiến Lê. Khảo luận vé ngữ pháp Việt Nơm. Đỏi học
Huế, 1963.
4. Nguyễn K i m Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. N X B Khoa học Xã
hỏi, 1964.
5. Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. N X B Vãn học, 1996.
6. Bùi Minh Toán (đồng tác giả). Tiếng Việt, tập 2. N X B Giáo dục, 2001 (tái bản).
7. U B K H X H V N . Ngữ pháp tiếng Việt. N X B Khoa học Xã hội, 1983.

109
C H Ư Ơ N G IV

" BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP

CỦA CÂU TIÊNG VIỆT

MỤC TIẾU CẦN ĐẠT


- Nắm được cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt: các thành phần ngữ pháp. các kiều
cấu tạo ngữ pháp của cáu. Đổng thời, qua đó củng cố và nàng cao hiểu biết vé đặc tntog
cơ bản của câu, nhận thức được một cách khái quát ba bình diện của câu (ngữpháp, ngữ
nghĩa, ngữ dựng) và mối quan hệ giữa ba bình diện ấy.
- Có năng lực lĩnh hội và phân tích được cấu tạo ngữ pháp của cáu tiếng Việt, nhận ra
được cái chuẩn mực và cái sai chuẩn mực trong câu. Từ đó nâng cao kĩ năng nói và viết
tiếng Việt phủ hợp với chuẩn mực ngữ pháp của câu.
- Chuẩn bi kiến thức, kĩ năng và phương pháp cho việc dạy những vân đê vé cáu ở
trường Trung hầc cơ sỏ, đáp íúĩg một cách thiết thực những yêu cầu giáng dạy cáu nói
riêng, và tiếng Việt nói chung ở THCS.

KIÊN THỨC CẦN CÓ


Đê hầc tốt chương này, càn có:
- Nhữìig kiến thức xà kĩ năng đã được trang bị vé câu trong chương trình Ngữ văn ở
trường Trung hầc cơ sở và Trung hầc phổ thông.
- Những kiến thức vờ kĩ năng vê từ loại, về cụm từ tiếng Việt, vé Ngữ pháp đại cương
mà các chìíơììg ỉ, li, HI trong giáo trình này đã đề cập đến. Ngoài ra vốn ngoại ngữ đã có
sẽ có tác dụng so sánh đối chiếu với tiếng Việt để nhận rơ lìhữtĩg nét đồng nhất, phổ quát
của các ngôn ngữ và những nét riêng biệt trong ngữ pháp tiếng Việt.

MỞ ĐẦU
Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, nếu nhìn nhận từ cấp độ thấp đến cao. thì sau
các đơn vị âm vị, hình vị, từ, cụm từ, là đến đơn vị câu. Câu thường được xem là đơn vị tối
thiểu đế tiến hành hoỏt động giao tiếp. Nó vừa là phương tiện của hoỏt động giao tiếp, vừa
là sản phẩm được tỏo ra trong hoỏt động giao tiếp.
Cũng vì thế, câu là đơn vị có nhiều bình diện. Trước khi đi vào bình diện nghĩa
(chương 5) và bình diện ngữ dụng (chương 6), chương này tiến hành tìm hiểu về bình diện
cấu tỏo ngữ pháp của câu.

no
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ CÂU
1. C â u và p h á t n g ô n
Câu và phát ngôn không phải là hai đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau như ám
vị - hình vị - từ - cụm từ. Sự phân biệt câu với phát ngôn cũng tương tự như sự phân biệt âm
vị với âm tố. Chúng cùng một cấp độ nhưng xuất phát từ các phương diện nghiên cứu khác
nhau mà người ta phân biệt câu với phái ngôn.
- Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, cũng tức là ờ, bậc trừu tượng, khái quát, đơn vị
ngôn ngữ được tỏo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, cụm từ tự
do) theo những quy tắc ngữ pháp nhất định được gọi là cáu.
- Ở phương diện sử dụng, mỏi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhàm một mục
đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Càu cụ thể đó được gọi là phát ngôn.
Nói rõ hơn, phát ngôn chính là câu trong hoỏt động giao tiếp.
Ví dụ:
(1) Cái tay trông đẹp nhỉ.
(Nam Cao)

(2) Thỏch Sanh lỏi thật thà tin ngay.


{Thạch Sanh, Truyện cổ tích)

Ở góc độ câu, các ví dụ trên sẽ được phân tích về mặt ngữ pháp:
(1) Cái tay I trông đẹp nhỉ.
CN VN
(2) Thạch Sanh I lại thật thà tin ngay.
CN VN
Cả (1) và (2) đều là câu đơn hai thành phần, có mô hình CN - V N .
Ở góc độ phát ngôn ví dụ (1) và (2) phải được đật trong hoàn cành giao tiếp cụ thể.
Để hiểu được nghĩa cùa phát ngôn, cần phải biết ít nhất là: Phát ngón do ai nói ra? Nói
trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
Với phát n°ôn (1), nếu đó là lời của Chí Phèo nói với Thị Nở trong một đêm trăng ỏ vườn
chuối khi khôn" say (rượu) thì đó là lời khen - khen bàn tay đẹp. Nhưng nếu đó lỏi là lời của
người mẹ (trong truyện "Bài học quét nhà" của Nam Cao), đang trong tâm trỏng bực tức, cáu
giận lỏi nhìn thấy sự lóng ngóng, vụng về cùa đứa con gái mới 6 tuổi - lần đầu tiên cầm chổi
tập quét nhà - thì đó lỏi là lời mỉa mai, mát mẻ, chê trách với thái độ không hài lòng.
Ở bác trừu tượng, khái quát, càu không gắn với tình huống sử dụng mà ở trỏng thái cô
lập và việc phân tích câu cũng chí tập trung vào mỏt cấu tao ngữ pháp.
Nhưng n°ày nay, câu cũng như một số đơn vị khác của ngôn ngữ (từ, cụm từ, thành
phần cáu) không chỉ được nghiên cứu riêng về mật cấu trúc mà cả mặt sử dụng và mặt

IU
nghĩa, đặc biệt là nghĩa trong ngữ cảnh. Bởi vậy, khái niệm câu cũng không chỉ bó hẹp
trong phỏm vi cáu - cấu trúc nữa. Chính xác hơn, nên gọi là câu - phát ngón. Nghĩa là, câu
được xét ở cả phương diện cấu trúc lẫn tình huống sử dụng cụ thể. Song trong giáo trình
này, đê giản tiện, vẫn dùng thuật ngữ câu thay cho thuật ngữ câu - phát ngôn.

2. C á c đ ặ c t r ư n g c ơ bản của c â u
Người ta thường nhắc đến đặc trưng của câu về các mặt: chức nâng, nội dung và hình thức.

2.1. V ề chức năng


Lâu nay, vẫn cho rằng thông báo là chức năng của câu. Điều đó đúng nhưng chưa đủ.
Bởi thông báo chỉ là một trong số các hành vi ngôn ngữ - hành vi được thực hiện bằng
ngôn ngữ (còn gọi là hành động nói). Theo Austin - một trong những người khởi xướng và
xây dựng lí thuyết hành vi ngôn ngữ: khi chúng ta nói là chúng ta đã hành động - hành
động bằng ngôn ngữ.
Ví dụ:
(3) Ê-mê-li! Con đi cùng cha!
(Tố Hữu)
"Ế-mê-li!" câu thực hiện hành động hô gầi. Câu "Con đi cùng cha" thực hiện hành
động vẻn cấu. Do đó, có thê nói: về chức năng, câu được dùng để thực hiện hành động
ngôn ngữ (hành động nói)...
2.2. V ề nội dung
Tỏo nên nội dung câu là các thành phần nghĩa của câu. Từ góc độ đó có thể hiểu, về
nội dung, câu biểu thị:
- Hiện thực được phản ánh vào câu như: vật, việc, hiện tượng, hành động, trỏng thái,
tính chất, quan hệ... Hiện thực này sẽ tỏo nên phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc, nghĩa biểu
hiện) của câu - phát ngôn.
- Quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe và sự đánh giá chủ quan của
người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. N ộ i dung này chính là một yếu tố tỏo
nên phần nghĩa tình thái của câu.

2.3. V ề hình thúc


2.3.1. Hình thức ngữ âm của câu
(Ì. Khi nói
Câu có ngữ điệu kết thúc (hỏ giọng ở câu trần thuật, cao giọng ở câu hỏi...). Với tiếng
Việt, người nói thường dùng các tiểu từ tình thái cuối câu (à, ừ, nhỉ, nhé, hả, chứ. đi, thôi,
nào, với, chứ,..) để thể hiện rõ hơn ngữ điệu kết thúc và mục đích của câu.
Ngữ điệu kết thúc là một trong những dấu hiệu để phân biệt câu với dơn vị không phải
là câu. Ví dụ:

112
(4) Trời! Hôm nay nắng to quá!
(5) Trời hôm nay nắng to quá!
ơ (4), sau trời có ngữ điệu kết thúc (dấu!) nên là câu cảm thán. ở (5), sau trời không
có ngữ điệu kết thúc vì trời là thành phần chủ ngữ của câu.
b. Khi viết
Câu được nhận diện nhờ hình thức:
- Chữ cái đầu của âm tiết đầu câu được viết hoa.
- Cuối càu có một trong các dấu:.!?
2.3.2. Hình thức ngữ pháp của câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn. Để có được nó, người sử dụng phải kết hợp các
đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, cụm từ tự do) với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất
định của ngôn ngữ. Số lượng các câu cụ thể (tức là phát ngôn) là vô hỏn, nó được xây dựng
từ những mô hình cấu trúc cú pháp mang tính trừu tượng, khái quát và hữu hỏn. Các cấu
trúc cú pháp của câu thường gặp là:
- Cấu trúc câu đơn:
(6) Tôi/ đã trở thành một chàng d ế thanh niên, cường tráng.
c V
(Tô Hoài)
- Cấu trúc câu ghép:
(7) Sách vở/ là vũ khí của con, tóp học/ là đơn vị cùa con, trận địa/ là cả hoàn cầu và
c, V, c 2 v 2 c, v 3

chiến thắng/ là hển vãn minh nhân loỏi.


c 4 v 4

(Etmônđô dơ Amixi, Những tấm lòng cao cá)


- Cấu trúc câu phức:
(8) Cầy tre/ mang những đức tính của người hiền// là tượng trung cao quý của dân tộc Việt Nam.
Co Vo
c V
- Cấu trúc câu đặc biệt:
(9) A ! Sông Ngân! Sông Ngân!
(Nguyên Hồng)

3 Khái q u á t v ề ba bình d i ệ n của c â u


Nếu trước đáy, câu chỉ được nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp thì nay, nó được tìm
hiểu ở cả ba bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. Tỏi sao vậy? Xuất phát từ sự

113
nghiên cứu về tín hiệu, người ta thấy rằng mỗi tín hiệu cần được xem xét trên ba bình diện:
kết học, nghĩa học, dụng học. Mà ngôn ngữ cũng là một hệ thống túi hiệu và câu là sản
phẩm được tỏo ra bởi sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ với nhau theo những quy tắc nhất
định nên nó cũng cần được nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.

3.1. Bình diện ngữ pháp


Bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ
(gọi là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu):
- Cú pháp cụm từ nghiên cứu cấu tỏo ngữ pháp của các loỏi cụm từ, đặc biệt là cụm từ
chính phụ. Chẳng hỏn, cụm từ chính phụ tiêng Việt thường gồm ba phần: phần phụ trước,
phần trung tâm, phần phụ sau. Phần trung tâm do thực từ (như danh từ, động từ, tính từ,...)
đảm nhận.
- Cú pháp câu nghiên cứu:
+ Các đặc điểm, chức nâng của các thành phần câu (như chủ ngữ, vị ngữ, các thành
phần phụ của câu).
+ Các kiểu cấu tỏo của các loỏi câu: câu đơn bình thường, câu ghép. câu phức, câu
đặc biệt.

3.2. Bình diện ngữ nghĩ


a
Bình diện ngữ nghĩa của câu bao gồm hai bộ phận nghĩa: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.
3.2.1. Nghĩa miêu tả của câu (còn gầi là nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện)
Là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tượng, sự vật, hoỏt động, trỏng thái, tính chất,
quan hệ... ngoài thực tế khách quan. N ộ i dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc
(hay sự thể, sự tình). M ỗ i câu thường ứng với một sự việc.
Ví dụ:
(10) Thỏch Sanh đã cứu công chúa.
( l i ) Cuối cùng, Sơn Tinh đã thắng Thúy Tinh.
Câu (10) phản ánh sự tình Thạch Sanh cứu công chúa.
Câu ( l i ) phản ánh sự tình Thúy Tinh thắng Sơn Tinh.
Các dỏng sự tình như trên được chia làm hai thành phần:
- Nội dung của sự tình gồm: hành động (làm gì), trỏng thái (ra sao, như thế nào),
phẩm chất (tốt hay xấu), quan hệ (đồng nhất, hơn, k é m ) . . . . N ộ i dung của các sự tình
thường do các động từ, tính từ hay các từ chỉ quan hệ biểu thị.
- Các nhân tố tham gia vào sự tình, gọi là các tham tố (hay tham thể) thường được
biểu thị bằng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ.
Ví dụ:
(12) Dân trong vùng lập cho trằn tinh một miếu thờ.

114
Nghĩa sự vật của câu trên gồm:
+ Hoỏt động: lập.
+ Chủ thể của hoỏt động: dân trong vùng.
+ Đ ố i thể của hoỏt động: một miếu thờ.
+ Tiếp thể (kẻ tiếp nhận): trằn tinh.
Như vậy, nghĩa sự việc của câu là sự phản ánh sự việc trong hiện thực.
3.2.2. Nghĩa tình thái của câu
Đó là phần nghĩa bao gồm nhiều phương diện. Trong giáo trình này tỏm thời đề cập
đến những phương diện sau đây:
- Thái độ, quan hệ của người nói đối với người nghe.
- Sự đánh giá người nói với hiện thực được phản ánh trong câu.
Ví dụ:
(13) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình:
- Con gái tôi vẽ đây ư!
(Tỏ Duy Anh)
Nghĩa tình thái của câu in nghiêng ở ví dụ trên được nhận diện qua:
+ Thái độ âu yếm đầy yêu thương, tự hào của người nói đối với con gái - đ ố i tượng
được nhắc đến trong câu (thể hiện qua cách hô gọi: con gái tôi).
+ Sự ngỏc nhiên của người bố - tức người nói - trước hiện thực: con gái - vẽ (thể hiện
qua tổ hợp: đây ừ).
Ngoài nghĩa sự vật và nghĩa tình thái, câu còn một phần nghĩa liên quan đến tình
huống sử dụng. Phần nghĩa đó sẽ được nói đến ở bình diện ngữ dụng của câu.

3.3. Bình diện ngữ dụng của câu


Bình diện này nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc
sử đụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu -
phát ngôn trong tình huống cụ thể đó (gọi là nghĩa ngữ dụng của câu).
Nghĩa ngữ dụng của câu trừu tượng, phức tỏp, khó xác định hơn nhiều so với nghĩa sự
vát của câu. Bởi loai ý nghĩa này chỉ xuất hiện qua hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh sử dụng
câu Mà hoàn cảnh giao tiếp ở đây không đơn thuần là địa điểm, thời gian cụ thể của cuộc
giao tiếp bởi ở đó còn có người sử dụng câu (người phát và người nhận câu). H ọ không
phải là con người trừu tượng, cô lập, chung chung mà là những con người cụ thể bằng
xương bằng thịt. Ngoài sự hiểu biết chung, mỗi người lỏi có rất nhiều cái riêng: tuổi tác,
nghề nghiệp vị thế xã hội, vốn kinh nghiệm, khả nàng nhận thức, thói quen ứng xử, điều
kiên sống trỏng thái tâm lí tình cảm, dụng ý phát ngôn khi giao tiếp... Các yếu tố, các quan
hê rất riêng và phức tỏp đó của mỗi cá nhân đều có liên quan đến sản phẩm họ tỏo ra khi

115
giao tiếp: câu - phát ngôn. Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và phức
tỏp. Trong sách này, bình diện ngữ dụng của câu sẽ chỉ đề cập đến một số vấn đề sau:
- Sự hiện thực hóa cấu trúc cú pháp của câu trong phát ngôn (những hiện tượng tỉnh
lược, tách câu, lựa chọn trật tự thành phần câu).
- Mục đích nói của câu và những cách sử dụng câu theo l ố i trực tiếp và gián tiếp.
- Hành động nói trong câu,
- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu,
- Cấu trúc tin trong câu.

li. BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU


1. Các thành phần câu
1.1. Thành phần nòng cốt
Thành phần nòng cốt (thành phần chính) của câu là thành phần đảm bảo cho câu được
trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tỏi độc lập,
tách biệt với vãn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng. Trong trường hợp bình thường, câu có hai
thành phần nòng cốt: chủ ngữ và vị ngữ.
1.1.1. Chủ ngữ
a. Khái niệm
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua l ỏ i với thành phần
vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.
Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ không phải là quan hệ một chiều như quan hệ chính
phụ của cụm danh từ, động từ hay tính từ; cũng không phải là quan hệ đẳng lập như ở cụm
từ đẳng lập. Bởi các thành tố trong cụm từ đẳng lập không phụ thuộc vào nhau. Chẳng hỏn,
để tỏo thành cụm từ đẳng lập, từ thông minh không bị quy định phải kết hợp với một từ cụ
thể nào độ, nó có thể kết hợp với nhiều từ khác nhau, như: thông minh và chăm chỉ, thông
minh và xinh xắn, thông minh nhưng lười, thông minh nhưng cẩu thả. Sự kết hợp này là tuy
thuộc vào chủ ý của người nói.
Còn quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là quan hệ qua lại. Nghĩa là thành tố này có
quan hệ với thành tố kia và ngược l ỏ i ; m ố i quan hệ đó có tính quy định, ràng buộc
nhau. Bởi chủ ngữ nêu đ ố i tượng được nói đến trong câu, còn vị ngữ nêu đặc điểm của
chính đ ố i tượng ấy, nên ngoài quan hệ ngữ pháp (quan hệ qua l ỏ i giữa hai thành phần
chính của câu), chúng còn có quan hệ logic sự vật - tức loỏi logic nằm trong chính bản
thân sự vật có trong hiện thực. Chẳng hỏn, nếu chủ ngữ của câu nêu đ ố i tượng là cá thì
vị ngữ mới có thể nêu các đặc điểm của cớ như: bơi, lướt, nhảy, hay đớp mồi, cắn cáu
chứ không thể là bay, phi, hay hót, nở (trừ những trường hợp nhân hoa hay dùng từ
theo phép chuyển nghĩa).

116
Bởi vậy mới nói mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ có tính quy định ràng buộc. Sự
quy định ràng buộc đó là do chính logic của đối tượng đòi hỏi chứ không chỉ phụ thuộc vào
ý định chủ quan của người nói.
Các vai nghĩa cụ thể mà chủ ngữ biểu hiện sẽ được trình bày ở chương V, mục 1.4.1.
b. Cấu tạo của chủ ngữ
Chủ ngữ thường được cấu tỏo bởi một từ hoặc một cụm từ.
* Chủ ngữ có cấu tạo là một từ
Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường do danh từ hoặc đỏi từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
( Ì ) Biến luôn thay đ ổ i màu tuy theo sắc mày trời.
(Vũ Tú Nam)
(2) Minh Huệ là tác giả của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".
(3) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng d ế thanh niên, cường tráng.
(Tô Hoài)
Các thực từ khác như: động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng ít
được sử dụng.
(4) Thi đua là yêu nước. Lao động là vinh quang.
(5) Hiên lành là cha quỷ quái. Im lặng là vàng.
(6) Mười ba là con số người ta hay kiêng.
(7) Đ ố i với chúng mình thì thếlằ sung sướng.
(Nam Cao)
(8) Trông về phía sau, đây là đền Quan Thánh, kia là chùa Trấn Quốc.
(Theo Phan K ế Bính)
* Chủ ngữ có cấu tỏo là một tổ hợp từ.
Tổ hợp từ được hiểu là một kiến trúc gồm nhiều từ có quan hệ với nhau. Các loỏi tổ
hợp từ sau có thể làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt:
- Cụm từ chính phụ:
+ Cụm danh từ:
(9) Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn.
(Theo Thúy Lan, báo Người Hà Nội)
(10) Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trâm.
(Tô Hoài)
( l i ) Em gái tôi tên là Kiều Phương.
(Tỏ Duy Anh)

117
+ Cụm động từ:
Ví dụ:
(12) Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
(Bánh chưng, bánh giầy)
(13) Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đầc sách.... là thói quen tốt. Hút
thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự\ằ thói quen xấu.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
(14) Soi sáng cho cảnh vật vắng lặng chìm đắm lúc bấy giờ là hơi sương bàng bỏc.
(15) Vẽ đi vẽ lại cái tríơig còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo.
(Theo Xuân Yên)
+ Cụm tính từ: Ví dụ:
(16) Tốt gổ hơn tốt nước sơn.
- Cụm từ đẳng lập:
Ví dụ:
(17) Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công ngàn việc khác nhau.
(Thép Mới)
- Chủ ngữ là cụm từ cô định:
(18) Chỉ tay năm ngón là thói thường của những kẻ có quyền lực.
(19) Rán sành ra mỡ là bản tính của người keo kiệt.
- Chủ ngữ là cụm túc -V:
(20) Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất.
(Đoàn Giỏi)
- Chủ ngữ là kết cấu gồm từ phủ địnhlkhẳng định + Danh từ (Đại từ phiếm chỉ):
Ví dụ:
(21) Chẳng (có) ai hiểu tôi cả.
(22) Không có gì quý hơn độc lập tự do.
(Hồ Chí Minh)
(23) Bây giờ chẳng còn ai ngủ nữa.
(Nam Cao)
(24) Không một ai mà không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà.
(Bâng Sơn)
- Chủ ngữ là kết cấu song hành chỉ khoảng cách không gian.
(25) Từ thời con gái đến thời làm mẹ là một khoảng cách không dài của người con gái.

118
Trước chủ ngữ thường không có quan hệ từ, trừ những trường hợp chủ ngữ chỉ một khoảng
không gian hay thời gian, lúc đó có thể có quan hệ từ trước chủ ngữ (xem ví dụ 25). Đó cũng
chính là điểm khác biệt giữa chủ ngữ và một số thành phần khác của câu như trỏng ngữ và
khởi ngữ - cũng đứng trước nòng cốt câu.
Ví dụ về trỏng ngữ và khởi ngữ:
(26) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư.
(Nam Cao)
(27) Đ ố i với gia đình vợ, Thứ vẫn cố ý không thân mật lắm.
(Nam Cao)
c. Vị trí của chủ ngữ
Nhìn chung, chủ ngữ đứng trước vị ngữ, chỉ trong một số trường hợp, vị ngữ mới được
đặt trước chủ ngữ (xem dưới đây, mục 1.2.1. Vị trí của vị ngữ).
1.1.2. Vị ngữ
a. Khái niệm
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lỏi với thành phần
chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu thị.
b. Cấu tạo của vị ngữ
Về mặt nghĩa, vị ngữ thường nêu đặc trưng (về hành động, trỏng thái, tính chất) của
vật, hiện tượng được nói ở chủ ngữ hoặc quan hệ của nó với sự vật khác. Do đó, về cấu tỏo,
vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ. Khi vị ngữ là danh từ thì trước
đó thường có từ là.
Sau đây là những cấu tỏo cụ thể của vị ngữ:
- Vị ngữ là động từ - cụm động từ:
Ví dụ:
(1) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa.
(Trần Mỏnh Hảo)
(2) Vào đêm trước ngày khai trường, mẹ không ngủ được.
(Theo Thúy Lan)
(3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hừng dàn tộc.
(Hồ Chí Minh)
- Vị ngữ là tính từ - cụm tính từ:
Ví dụ:
(4) Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngầt
lời cây móng rồng thơm như mít chín.
(Trần Mỏnh Hảo)

119
(5) Tre là thẳng thắn, bất khuất.
(Thép Mới)
- Vị ngữ có cấu tạo: là + danh từ (cụm danh từ):
Ví dụ:
(6) Những đêm trâng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(Trích Đất nước ngàn năm)
(7) Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tình hoa của dân tộc.
(Phỏm Văn Đồng)

(8) Bồ các là bác chim ri.


Chim ri là dì sáo sậu.
(9) Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người.
(Theo Thành Mỹ)

Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể, có thể bỏ là trước danh từ.
Ví dụ:
(10) Cô ấy sinh viên Trường Đỏi học Sư phỏm Hà N ộ i đấy.
- Vị ngữ là cụm từ đẳng lập:
Ví dụ:
(Ì Ị ) Mùi nước mưa mới ấm, ngón ngầt, ngai ngái. (Tô Hoài)
- Vị ngữ là cụm chủ - vị:
Ví dụ:
(12) Cái chàng D ế Choắt, người! gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
(Tô Hoài)
(13) Người nào người nấy, mặtI xanh như tàu lá chuối.
(Nguyên Hồng)
(14) Cá chưn hai váy/ xoè. Cả mòi vẩy trắng/ li ti như bạc mới. Cá gùng ria trê! dài
vểnh lên.
(Theo Nguyễn Thị c ẩ m Thỏnh)
Khi vị ngữ có cấu tỏo là cụm chủ - vị thì câu chứa nó là câu phức vị ngữ.
- Vị ngữ là cụm từ cố định.
Ví dụ:
(15) Anh ta mèo mù vớ cá rán.
(16) Ông ấy rán sành ra mỡ.
(17) Phen này anh ta chuột sa chình gạo.

120
Trong những trường hợp vị ngữ có cấu tỏo là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính
từ, cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị, cụm từ cố định,... thì vị ngữ có ý nghĩa khái quát là biểu
hiện đặc trưng của sự vật nêu ở chủ ngữ (hoỏt động, trỏng thái, tính chất, đặc điểm . . . ) .
- Vị ngữ có cấu tạo: từ chỉ quan hệ + danh từ (cụm danh từ)lđộng từ (cụm động từ)
Ví dụ:
(18) Việc ấy tại anh.
(19) Anh ấy ngoài vườn.
(20) Cái bàn này để hầc còn cái kia để ăn cơm.
(21) Chiếc tủ này bằng gỗ lát đấy.
(22) Cái áo này của tôi.
Khi vị ngữ có cấu tỏo gồm từ chi quan hệ + danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động
từ) thì vị ngữ biểu thị quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với sự vật (hay hành động) được nêu
ở danh từ, cụm danh từ (hay động từ, cụm động từ) đi sau từ chỉ quan hệ. Các mối quan hệ
mà vị ngữ biểu thị thường là: quan hệ nguyên nhân (ví dụ 18), quan hệ định vị (ví dụ 19)
quan hệ mục đích (ví dụ 20), quan hệ vật liệu (ví dụ 21), quan hệ sở hữu (ví dụ 22).
Khi chủ ngữ và vị ngữ có cấu tỏo là các cụm từ chính phụ thì ngoài từ trung tâm, còn
có các thành tố phụ của cụm từ. Thành tố phụ của cụm danh từ thường được gọi là định
ngữ, thành tố phụ của động từ, tính từ thường được gọi là bổ ngữ. Các thành tố phụ này đã
được khảo sát ở phần cụm từ (xem chương HI).
c. Vị trí và đặc điểm về ngữ điệu
Vị ngữ thường đứng liền ngay sau chủ ngữ, giữa chủ ngữ và vị ngữ không cần ngăn
cách bằng dấu phẩy hay liên từ nào.
Ví dụ:
(23) Bóng tre trùm lén âu yếm làng, bán, xóm, thôn.
(Thép Mới)
Tuy nhiên, để phục vụ cho một mục đích tu từ nào đó, có thể dùng một ữong các cách sau:
- Đặt vị ngữ trước chủ ngữ:
Ví dụ:
(24) Đã tan {ác những bóng thù hắc ám.
Đã sáng lợi trời thu tháng Tám.

(Tố Hữu)
(25) Vinh quang thay Tổ quốc chúng ta!
(26) Thật vĩ đại cái trầm lặng đầy tin tưởng của những con người!

(Thép Mới)

121
- Dùng dấu phẩy ngân cách chủ ngữ với vị ngữ:
Ví dụ:
(27) Đoạn này, khá lắm, bác Tố ỏ.
(Nguyền Tuân)
(28) Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc, chỉ ân khoai.
(Nam Cao)
(29) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới)
Dấu phẩy thứ hai ở ví dụ (28) và dấu phẩy đầu ở ví dụ (29) về mặt ngữ pháp không
cần thiết. Chúng được sử dụng nhằm mục đích tu từ: nhấn mỏnh vào nội dung thông tin của
vị ngữ (bị bao) chỉ ăn khoai ở ví dụ (28). Và ở ví dụ (29), dấu phẩy tách chủ ngữ với vị ngữ
thứ nhất khiến cho số lượng âm tiết ở mỗi thành phần câu cân đối (kết hợp với cách phối âm
bằng - trắc), tỏo cảm nhận về nhíp quay đều đặn nhưng nặng nề, kéo dài của cối xay tre.
- Cũng có thể dùng dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ với vị ngữ khi bộ phận
chủ ngữ là một cụm danh từ có định ngữ phát triển dài (định ngữ đó thường là cụm động
từ, tính từ hay cụm c - V).
Ví dụ:
(30) Những ai không quên quá khứ, luôn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
(31) Một ông lão đầu tóc bỏc phơ, da dẻ hồng hào, khoan thai chống gậy đi lỏi phía anh.
- Dùng các từ: thì, mà để nhấn mạnh chủ ngữ hoặc vị ngữ:
Ví dụ:
(32) Người thì mớ bảy mở ba.
Người thì áo rách như là áo tôi.
(33) Anh mà cũng nói thế thì tôi biết tin ai.
(34) Cô ấy thì cao không tới, thấp không thông.
1.2. Các thành phẩn phụ của câu
Các thành phần phụ (và cả các thành phần biệt lập - xem mục 1.3) là các thành phần
nằm ngoài nòng cốt của câu. Sự có mặt của chúng, nhìn chung, không đóng vai trò quyết
định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập về ngữ pháp của câu. Ngoài các thành tố
phụ nằm trong các cụm từ chính phụ (định ngữ, bổ ngữ), câu có hai thành phần phụ là
trỏng ngữ và khởi ngữ (đề ngữ)
1.2.1. Trạng ngữ
ơ. Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian,
nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân... của sự tình được nêu trong

122
câu. Trạng ngữ có thể đíơig trước, sau hay chen giữa nòng cốt câu. Trong nhiều trường
hợp, trước trạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập, đồng thời trạng ngữ thường được
tách biệt với phần nòng cốt cáu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu phẩy).
b. Các loại trạng ngữ
Tham gia vào cấu trúc nghĩa miêu tả, tức cấu trúc vị từ - tham thể, trỏng ngữ thường
đảm nhận các vai nghĩa chỉ: thời gian, không gian, tình huống, cách thức - phương tiện,
nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ. Vì vậy, căn cứ vào ý nghĩa của trỏng ngữ có
thể phân biệt các trỏng ngữ sau:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian xảy ra sự tình nêu trong câu. Thời gian đó có
thể xác định (hiện tỏi, quá khứ hay tương lai) cũng có thể là hằng định hay phiếm chỉ. Thời
gian có thể chỉ một thời điểm hay một thời đoạn.
Ví dụ:
(1) Anh không ngờ đời Hỏnh tiếp sau đó cho đến ngày lấy chồng đã phải lưu lỏc khắp
nơi... Bảy giờ Hỏnh là bác sĩ và con cái đã lớn.
(Nguyễn Minh Châu) (thời điểm - hiện tỏi)

(2) Y nhớ một lần y ở Hà N ộ i về quê. Hồi ấy, vợ chồng y mới ăn riêng.
(Nam Cao) (thời điểm - quá khứ)

(3) Sang năm, chúng ta sẽ đem đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển.
(Nguyễn Minh Châu) (thời điểm - tương lai)

(4) Từ đầu năm đến giờ, chẳng mấy khi cô ấy ở nhà.


(Nam Cao) (thời đoỏn - xác định)

(5) Thỉnh thoảng, nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra.
(Nam Cao) (thời gian - phiếm định)

(6) Một trăm bỏc này, chẳng vào đâu thực. Hàng ngày, chồng bà có thể thu hơn ngần
ấy lãi.
(Nguyễn Công Hoan) (thời gian - hằng định)

- Trạng ngữ chỉ không gian: biểu thị nơi xảy ra sự tình
Không gian mà trỏng ngữ biểu thị có thể là không gian cụ thể (rộng hay hẹp), cũng có
thể là không gian phiếm chỉ (không cụ thể).
Ví dụ:
(7) Dưới gầm trời này, tôi lo gì không thừa chiếc giường hẹp để tôi lăn kềnh tấm thân
thước rưỡi.
(Nguyễn Công Hoan) (không gian rộng, không cụ thể)

123
(8) Xa xa, tiếng tí tách của một dòng nước chảy uể oải từ kẽ đá.
(không gian rộng, không cụ thể)
(9) Ngoài miền Bắc, Thăng nghĩ, chắc là gia đình Phận đã biết Phận gặp Thăng và yêu
Thăng.
(Nguyễn Minh Châu) (không gian rộng, cụ thể)

(10) Dưới vành khăn xếp nhiễu tây, cái mặt phèn phỏt như rơi xuống sân đình đánh
"huỵch".
(Ngô Tất Tố) (không gian hẹp)

(Ì 1) Đó là cái cổng nhà Lợi. Phía trên lối ra vào, nó xây thêm một tầng nữa.
(Lê Lựu) (hướng không gian)
Nếu một câu có hai trỏng ngữ chỉ không gian thì trỏng ngữ đầu thường nêu một
không gian rộng, trỏng ngữ đi sau nêu không gian hẹp hơn, cụ thể hơn.
Ví dụ:
(12) Suốt dầc đường, từ ngoài cánh đồng trở về, cô bé và con mèo chỉ đ ố i thoỏi bằng
mấy tiếng đơn giản.
(Nguyễn Minh Châu)
Trỏng ngữ chỉ không gian có thể có quan hệ từ (ở, tỏi...) hay các từ chỉ vị trí (trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau,...) dẫn nhập.
- Trạng ngữ chỉ tình huống: nêu (biểu thị) tình huống diễn ra sự tình.
Loỏi trỏng ngữ này thường được cấu tỏo bởi tổ hợp: quan hệ từ + danh từ (hoặc cụm
danh từ.
Ví dụ:
(13) Giữa sống chết, người lính không có gì ngoài tình yêu thương đùm bọc của người
xung quanh.
(Lê Lựu)
(14) Trong tấm áo dài màu thiên thanh từ ngày may chưa bao giờ xỏ tay, bà trẻ đẹp
đến nỗi chính ông Phán cũng phải lấy làm ngỏc nhiên.
(Nguyễn Minh Châu)
(15) Qua hàng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe.
(Theo Khánh Hoài)
Trong nhiều trường hợp, trỏng ngữ chỉ tình huống được cấu tỏo là động từ, cụm động
từ, tính từ, cụm tính từ, hay kết cấu chủ - vị. (Trường hợp này cũng có thể coi là vị ngữ phụ,
đứng trước nòng cốt câu).

124
Ví dụ:
(16) Chưa nghe hết cảu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
(Tô Hoài)

(17) Đàng hoàng trong bộ quân phục, tôi như lấy lỏi được sinh khí, dẫu rằng toàn thân
vẫn đau nhừ, đầu óc váng vất.
{Truyện ngắn chần lầc, 92-94)
- Trạng ngữ chỉ cách thức - phương tiện: nêu cách thức thực hiện hành động hay
phương tiện để chủ thể thực hiện hành động.
Ví dụ:
(18) Chân tay run lên như điện giật, ông trợn mắt hỏi không ra tiếng.
(Vũ Trọng Phụng)
(19) Từng nhát một, cối giã gỏo nổi lên tiếng ken két thong thả.
(Nguyễn Công Hoan)
(20) Anh muốn làm việc một cách thẳng thắn, tự do.
(Nguyễn Công Hoan)
(21) Lại hai nách hai con, chị bế chúng vào ngồi trong chõng.
(Ngô Tất Tố)
(22) Bằng sắc mặt ôn hoa và dể dãi, Nghị Quế nhìn vào mắt chị Dậu.
(Ngô Tất Tố)
(23) Theo ánh sáng lấp lánh của các ao ruộng, chị Dậu lần đường đi đến nhà hàng
cơm ban trưa, định trú chân đến sáng. (Ngô Tất Tố)
(24) Nhờ cái đặc biệt của hai chòm râu, chị Dậu nhận ra ông Phủ.
(Ngô Tất Tố)
Trỏng ngữ chỉ phương tiện thường được dẫn nhập bằng quan hệ từ bâng, qua, nhờ,...
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: chỉ ra nguyên nhân, lí do dán đến sự tình nêu trong câu.
Ví dụ:
(25) Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vần có đủ cả cơm lẫn rượu.
(Nam Cao)
(26) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư. •
(Nam Cao)
(27) Còn tôi, chỉ vì hai đổng bạc mà phải tuyệt giao với một người yêu.
(Nguyễn Công Hoan)

125
(28) Vi hai đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình.
(Nguyên Hồng)

Như các ví dụ đã cho thấy, trỏng ngữ chỉ nguyên nhân thường được dẫn nhập bằng
một quan hệ từ: Vỉ, do, bởi, tại, nhờ, bởi vì, tại vì,...
- Trạng ngữ chỉ mục đích : nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt được.

Ví dụ:
(29) Để có thể sớm trở về cơ quan tiếp tục làm việc, tôi cũng phải tự chữa bệnh cho tôi.
(Nguyễn Minh Châu)

(30) Để thưởng mỗi thành tích của nó, quan thầy gắn cho nó một cái mề đay.
(Nguyễn Công Hoan)

(31) Các công ti, dể chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động.
(Nam Cao)

Trỏng ngữ chỉ mục đích thường được dẫn nhập bằng quan hệ từ để, cho, vì....
c. Cấu tạo của trạng ngữ
Cấu tỏo của trỏng ngữ khá đa dỏng, nó có thể là từ, cụm từ, tổ hợp từ. Cụ thể:
* Trạng ngữ có cấu tạo là một từ:
- Danh từ. chỉ có ở trỏng ngữ chỉ thời gian và trỏng ngữ chỉ không gian.
Ví dụ:
(32) Hôm nay, cháu hãy đóng trước một suất.
(Ngô Tất Tố)

(33) Chung quanh, những người hiếu kì đứng vòng trong vòng ngoài để thoa mãn trí
tò mò.
- Tính tít. chỉ có ở trỏng ngữ chỉ không gian, thời gian, cách thức.
Ví dụ:
(34) Xa xa, tiếng tí tách của một dòng nước chảy uể oải từ kẽ đá.
(35) Láu lâu, nó mới dám ngẩng đầu lên nhìn tôi.
(Nguyễn Công Hoan)
- Đại từ: chỉ có ở trỏng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ:
(36) Bây giờ, chị chỉ ăn rồi lỏi chơi.
(Ngô Tất Tố)

126
* Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ:
- Cụm chính phụ:
+ Cụm danh từ: thường gặp ở những trỏng ngữ chỉ thời gian, không gian, phương tiện.
Ví dụ:
(37) Mấy hôm nầ, trời mưa lớn.
(Tô Hoài)
(38) Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút.
(Ngô Tất Tố)
+ Cụm động từ.
Ví dụ:
(39) Tan buổi hầu kiện, chị Dậu lật đật chỏy xuống cổng đình tìm con.
(Ngô Tất Tố)
+ Cụm tính từ:
Ví dụ:
(40) Chập choạng tối, chúng tôi đến làng Mai. (Nam Cao)
(41) Xam chiêu, chúng tôi đến một lèn đá.
(Nguyền Minh Châu)
+ Cụm từ đẳng lập:
Ví dụ:
(42) Hôm qua và hôm kia, u bán hai gánh khoai lang được năm hào mà đã tiêu gì đâu.
(Ngô Tất Tố)
(43) Ngày và đém, phải cắm đèn cắm đóm mới khỏi vướng vấp va đập.
(Lê Lựu)
+ Két cấu song hành chỉ khoảng cách thời gian-không gian, phạm vi đối tượng -sự vật.
Ví dụ:
(44) Từ sáng đến tối, nó chỉ nhởn nhơ rong chơi.
(Nguyên Hồng)
- Cụm từ chủ vị:
Ví dụ:
(45) Hai tay đút túi quần, lão cúi đầu mà đi, có vẻ ngẫm nghĩ như một nhà triết học.
(Vũ Trọng Phụng)
(46) Tay xách cái nón, chị bước lên thềm nhà.
(Ngô Tất Tố)

127
Về mặt cấu trúc, phần in nghiêng trong ví dụ (45) và (46) đều là những cụm chủ vị
độc lập, không nằm trong một thành phần câu nào. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào hình thức
của câu thì (45) và (46) đều là câu ghép. Nhưng về mặt ngữ nghĩa thì các chủ ngữ trong
mỗi câu (hai tay - lão, tay - chị) lỏi có quan hệ bộ phận - chỉnh thể với nhau và cụm chủ -
vị chỉ bộ phận thường đứng trước nòng cốt câu, chỉ trỏng thái, tư thế của chủ thể khi thực
hiện hành động nêu ở vị ngữ nòng cốt. Vì vậy, có thể xem phần in nghiêng ở câu (45) và
(46) là thành phần trỏng ngữ chỉ tình huống, có cấu tỏo dỏng đặc biệt: cụm chủ - vị. Theo
đó, câu (45) và (46) sẽ thuộc kiểu câu phức thành phần trỏng ngữ.
ả. Vị trí của trạng ngữ
Trỏng ngữ là thành phần câu có vị trí khá linh hoỏt. Nó có thể đứng đầu, đứng cuối
hay giữa nòng cốt càu.
Ví dụ:
- Đứng đầu: Từ sáng đến tối, nó chỉ nhởn nhơ rong chơi. (Nguyên Hồng)
- Đứng giữa: Nó, từ sáng đến tối, chỉ nhởn nhơ rong chơi.
- Đứng cuối: Nó chỉ nhởn nhơ rong chơi, từ sáng đến tối.
Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy:
- M ộ t số trỏng ngữ chỉ thời gian và cách thức thường chỉ đứng đầu hay sau chủ ngữ,
nhất là khi chúng được cấu tỏo bằng một từ.
Ví dụ:
(47) Khuya, bố mới về.
(48) Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá.
(Nam Cao)
(49) Hôm nay, ông Nhĩ có vẻ khoe ra nhỉ.
(Nguyễn Minh Châu)
(50) Bấy giờ, chị chỉ ăn rồi l ỏ i chơi.
(Ngô Tất Tố)
(51) Trước kia, mỗi bát có năm xu.
V (Nam Cao)
(52) Cố hôm, người tiêm đẩy kim đến vã mồ hôi, thuốc vẫn không chỏy.
(Lê Lựu)
- Vị trí thường gặp của các loỏi trỏng ngữ là trước nòng cốt câu, bởi:
+ Trỏng ngữ biểu thị các ý nghĩa về thời gian, không gian, tình huống, cách thức,
phương tiện, nguyên nhản... Một cách khái quát, có thể gọi đó là ý nghĩa cảnh huống (hay
bối cảnh) mà sự tình diễn ra. M ố i quan hệ giữa trỏng ngữ và nòng cốt là mối quan hệ cảnh
huống - sự tình, nên cảnh huống được đặt trước sự tình thì cũng là điều tất nhiên, dễ hiểu.

128
+ Ngoài chức nàng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt cáu, nhiều trỏng ngữ còn đồng thời
thực hiện nhiệm vụ liên kết câu chứa nó với câu trước.Vị trí đầu câu rất thuận lợi cho sự
liên kết đó.
Ví dụ:
(53) Vợ thì động thấy con khóc đã quát tháo rủa con và rùa luôn kiếp mình. Mỗi lần
thế, hắn khổ hơn bị người ta chặt cổ.
(Nam Cao)

1.2.2. Khỏi ngữ


a. Khái niệm
Khởi ngữ là thành phần phụ, đíơig trước nòng cốt câu, được dùng để nêu một đôi
tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói (do đó có người gầi là đề ngữ). Trước
khởi ngữ có thể có quan hệ từ "về, đối với"...
b. Các loại khởi ngữ
Về phương diện nghĩa, khởi ngữ có vai trò thê hiện đề tài của câu nói. Dựa vào mối
quan hệ giữa đề tài mà khởi ngữ biểu thị với các thành phần của câu, có thể chia khởi ngữ
thành hai loỏi sau đây:
- Loỏi khởi ngữ không có môi tương quan .nào về nghĩa biểu hiện với một thành phần
khác trong câu (không phải là một tham tố trong sự tình mà nòng cốt câu biểu hiện).
Ví dụ:
(1) V ề chính trị, chúng tuyệt đ ố i không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tùy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn
thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều.
(Hồ Chí Minh)
(2) V ề các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin tưởng ở tiếng ta, không
sợ nó thiếu giàu và đẹp.
(Phỏm Văn Đồng)
(3) Sống, anh ấy đã được là một anh hùng; chết, anh ây sẽ được là một vĩ nhân.
(Vũ Trọng Phụng)
(4) Giàu thì anh chê là trụy lỏc. Nghèo thì anh chê là ích kỉ, nhỏ nhen, nô l ệ . Vậy thì ý
anh thế nào?
(Nam Cao)
(5) Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha; nhớn thì nhờ vợ; già thì nhờ con. ú i chao ôi là nam nhi!
(Vũ Trọng Phụng)

129
- Khới ngữ có mối tương quan về nghĩa biểu hiện với một thành phấn khác trong câu
(cùng chỉ một tham tố trong sự tình mà cảu biểu hiện).
Đây là loỏi khởi ngữ được tỏo nên bằng các từ ngữ đồng sở chỉ với một thành phần
khác trong câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ...
- Khỏi ngữ có quan hệ với chủ ngữ:
Khi có quan hệ với chủ ngữ, giữa khởi ngữ với chủ ngữ có thể có những kiêu quan hệ sau:
+ Quan hệ đồng nhất: khởi ngữ và chủ ngữ cùng biểu hiện một đối tượng.
Ví dụ:
(6) ừ, thế như anh thì anh còn thiếu thốn cái gì, khao khát cái gì nữa.
(7) C h ú thì chú chỉ tiếc vài ba trang giấy.
(Nam Cao)
(8) M ộ t d â n tộc đã gan góc chóng ách nô l ệ của P h á p hơn 80 n ă m nay, một dán
tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chông p h á t xít mảy n ă m nay, dán tộc đó phải
được tự do.
(Hồ Chí Minh)
(9) M ộ t con người đã t r ả i qua nhiều t h ă n g t r ầ m trong cuộc sông, con người đó

không dễ dàng gục ngã.
+ Quan hệ bao hờm ịhav quan hệ tập hợp - thành viên): khởi ngữ nêu lên một tập hợp
còn chủ ngữ nêu lên một (một số) thành viên trong tập hợp ấy.
Ví dụ:
(10) M ấ y đứa con chú tôi, đứa nào cũng nghịch như quỷ sứ ấy.
(Nguyên Hồng)
( l i ) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh, có người không cầm được nước mắt.
(Nguyễn Quang Sáng)
(12) Cây coi vài đám um tùm, lảu đài mấy toa ẩn hiện.
(Theo Phan K ế Bính)
(13) Hai mẹ con, một người chí tử, một người chí hiếu.
(Vũ Trọng Phụng)
+ Quan hệ thành viên - rập hợp: trường hợp này, khởi ngữ thường là một tổ hợp đẳng
lập gồm nhiều thành viên, còn chủ ngữ là tập hợp của các thành viên ấy.
Ví dụ:
(14) M ộ t bà n h à cày cấy nhiều, không thể tin vào ai m à giao p h ó một phần còng
việc, một bà buôn bán ngược xuôi được mỗi mụn con cái thì l ỏ i quật quẹo luôn, một

130
ông là em họ hai đứa trẻ nhỏ làm cai thầu, ba người ấy đến bây giờ mới rõ mật chúng
mà không hiểu sao lỏi đối với chúng một cách sốt sắng đến như thế.
(Nguyên Hồng)

(15) Phải lắm, tói với anh, ta còn phải nói nhiều chuyện, bàn luận nhiều điều lắm.
(16) Bán lỏc, trèo sáu, câu cá, làm lính chỏy cờ hiệu, nhĩừig nghiệp ấy chỉ dắt đến
một chỗ tắc tị.
(Vũ Trọng Phụng)

- Khởi ngữ có quan hệ với vị ngữ:


Ví dụ:
(17) Bây giờ cơ chế thị trường, mở công ti thì cũng mở được đấy nhưng mở ra có hoỏt
động được không mới là quan trọng.
(18) Kể đẹp thì cô ta dẹp thật nhưng không thông minh.
(19) Học thì nó hầc được nhưng phải cái lười.
(20) Ăn thì tôi ăn được nhưng ngủ thì kém lắm.
(21) Nói thì ai chả nói được. Khó là làm ấy chứ.
- Khỏi ngữ có quan hệ với bổ ngữ của động từ:
Ví dụ:
(22) Cái ý kiến này nảy ra, chính họ cũng không ngờ.
(Nguyên Hồng)

(23) Truyện Kiều, tôi thuộc lòng từ hồi cấp một.


(24) Điều muốn nói với anh, tôi đành giữ kín trong lòng, không nói nữa.
(Nam Cao)

(25) Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết.
(Phỏm Vãn Đồng)

(26) Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi.
(Nam Cao)

(27) Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quẻ, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển
lúc mới mầc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy.
(Trần Hoài Dương)

c. Cấu tạo của khởi ngữ


Khởi ngữ thường được cấu tỏo bởi một từ hoặc một cụm từ.
- Khỏi ngữ có cấu tạo là một từ:
Khi khởi ngữ là một từ thì từ đó có thể thuộc các từ loỏi: danh từ, động từ, tính từ, đại
từ. (xem các ví dụ 3, 4, 5, 6, 7, 12, 17, 18, 19, 20,21).

131
Ví dụ: xem thêm ví dụ sau;
(28) Câu thì cá không cắn mồi.
(Vũ Trọng Phụng)

- Khởi ngữ có cấu tạo là một cụm từ


+ Khởi ngữ là một cụm từ chính phụ.
(xem các ví dụ 8, 9, 10, l i , 13, 14, 26)
Ví dụ: xem thêm ví dụ sau:
(29) Cậu nói thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. (Nam Cao)
+ Khỏi ngữ là một cụm từ đắng lập.
Xem ví dụ 16 ở trên.
+ Khởi ngữ là một cụm chã vị.
Xem ví dụ 25 ở trên.
Trong một số trường hợp, trước khởi ngữ có thể dùng hư từ về, đối với, còn..., (ví dụ
Ì, 2), sau khởi ngữ có thê dùng hư từ thì, là, mà,...(xem ví dụ 31, 32 phía dưới).
ả. Vị trí của khỏi ngữ
Nếu trỏng ngữ có vị trí khá linh động trong câu thì vị trí của khởi ngữ lỏiổn định. Nó
thường đứng trước nòng cốt câu (các ví dụ đã dẫn ở trên). Tuy nhiên, cần chú ý một số
trường hợp sau đây:
- Trước khỏi ngữ cố thể có trạng ngữ hay liên ngữ, tình thái ngữ.
Ví dụ:
(30) Trước cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt.
- Khởi ngữ đứng chen giữa chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ:
(31) Cô ấy đẹp thì có đẹp (nhưng vô duyên)
(32) Hắn làm thì làm cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mồng tơi. (Nam Cao)
- Một câu cũng có thể có hai, ba khởi ngữ.
Ví dụ:
(33) Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tỏi tôi ăn.
(Dẫn theo Diệp Quang Ban, 1992)
1.3. Các thành phần biệt lập của câu
Đây là các thành phần càu không tham gia vào việc biểu hiện nghĩa miêu tả của câu
(không biểu hiện tham tố nào trong sự tình mà câu biểu hiện), đổng thời thường được tách
biệt khỏi phần còn lỏi của câu bằng ngữ điệu.

132
1.3.1. Tình thái ngữ
ơ. Khới niệm
Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu - phát ngồn (nghĩa tình thái
cùng với nghĩa miêu tả tỏo nên bình diện nghĩa của câu). Tuy nhiên, so với nghĩa miêu tả
thì nghĩa tình thái rộng và phức tỏp hơn nhiều. Trong phần này, giới hỏn ở sự trình bày về
các tình thái ngữ thể hiện hai loại ý nghĩa tình thái:
- Quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Quan hệ của người nói với nội dung của câu nói.
Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị chúng cũng rất đa dỏng. Chỉ xét riêng ở cấp độ câu
- phát ngôn đã có nhiều yếu tố tham gia biểu thị ý nghĩa tình thái như: ngữ điệu, dấu câu,
các phụ từ tình thái, động từ tình thái, từ tình thái, quán ngữ tình thái
Như vậy, xét cả về nội dung lẫn phương tiện thê hiện, tình thái ngữ chỉ là một trong
các hình thức được dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái của câu - phát ngôn.
Cũng chính vì sự phức tỏp của bản thân đối tượng nén cho đến nay trong giới nghiên
cứu vẫn tồn tỏi những ý kiến khác nhau về thành phần tình thái.
Sách này chỉ xem xét các thành phần tình thái thể hiện bằng các yêu tố ngôn ngữ
chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái (gọi chung là các biểu thức tình thái), tỏm thời
chưa xem xét các từ ngữ nằm trong cấu trúc cú pháp cùa cụm từ, của câu, nhưng vẫn mang
sắc thái tình thái.
Theo tinh thần đó, tình thái ngữ được hiểu là các biểu thức tình thái chuyên biệt,
không nằm trong nòng cốt cáu, được dùng để biển thị một số ý nghĩa tình thái của cáu -
phát ngôn như ý kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ cùa người nói với người nghe và với sự
tình được phản ánh trong câu.
Các ý nghĩa tình thái đó không phải chỉ có ở tình thái ngữ. Bởi như đã nói, tình thái
ngữ chỉ là một trong số các phương tiện ngôn ngữ được người nói dùng để biểu thị ý nghĩa
tình thái của câu - phát ngôn.
b. V ề ý nghĩa
Tinh thái ngữ không biểu thị ý nghĩa miêu tả (nghĩa biểu hiện, nghĩa sự việc) của câu
mà biểu thị nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái, như trên đây đã giới hỏn, thường gặp trong
ba trường hóp: tình thái chỉ ý kiến, tình thái chỉ quan hệ thái độ - tình cảm, tình thái hô đáp.
- Tình thái chỉ ý kiến: được dùng để biểu thị ý kiến chủ quan của người nói với nội
dung sự tình được phản ánh trong câu.
Tinh thái chỉ ý kiến rất phong phú, sau đây là một số kiểu thường gặp:
+ Tình thái khẳng định: thường được biểu thị bằng các biểu thức tình thái: nhất định,
chắc chắn, hẳn là, chính, đích thị, thế nào.... cũng..., chỉ có mới..., chỉ mới

133
Ví dụ:
(Ì) Chính mắt tôi đã nhìn thấy nó vừa ở đây mà.
(2) Nhất định chúng ta sẽ thắng.
(3) Thế nào tôi cũng đến.
(4) Chỉ có thầy lớn mới biết dỏy cho học trò những điều cơ bản nhất.
Chỉ có thầy giỏi mới đào tỏo được trò giỏi.
(Theo Xuân Yên)
+ Tình thái phủ định (bác bỏ): làm gì có, đàu có, đâu mà, (không) đời nào, bao giờ,
thì có, đâu phải
Ví dụ:
(5) Đời nào anh lỏi chịu làm một viên chức quèn như tôi.
(6) Tôi nói thế bao giờ.
(7) Đâu phải tôi không tin anh.
+ Tình thái biểu thị sự đánh giá:
* Đánh giá về lượng, mức độ: chí ít, ít nhất, ít ra, là cùng, là mấy, bất quá.... chứ mấy,
bất quá.... là cùng
Ví dụ:
(8) Đọc cuốn tiểu thuyết này, ít ra cũng phải ba tối mới xong.
(9) Giải quyết vụ này, bất quá anh chỉ tốn dăm ba triệu chứ mấy.
(10) Từ nhà anh đến nhà tôi chỉ 5km là cùng.
* Đánh giá vê tính có ỉílvô lí: ai lại, ai đời, lẽ ra , công bằng mà nói, đằng thẳng ra,
đáng lẽ...
Ví dụ:
( l i ) Cha mẹ ơi, ai đời lỏi ăn trứng với tỏi.
(12) Công bằng mà nói, cô ta cũng xinh.
(13) Lẽ ra , việc ấy anh nên nói trước với tôi một câu.
* Đánh giá, nhận định vé điều kiện may mắnlkhông may mắn: cũng ma x, ma y sa o,
may ra , hầa may, chẳng may, không may
Ví dụ:
(14) Cũng ma y cháu đã sớm nhận ra sai lầm.
(15) May sao bộ đội biên phòng đã kịp đến giúp bà con dân bản.
(16) Thật không may, hôm đó trời lỏi mưa to nên chuyến đi đành hoãn lỏi.

134
* Đánh giá, nén nguyên nhân, lí do: chẳng qua, âu cũng là
Ví dụ:

(17) Nàng bỗng nhớ tới thằng con - thằng Hi. Song chẳng qua vì cái ý trong gia đình
mà nàng nghĩ đến con mà thôi. Chứ nào phải vì tình mẫu tử.
(Nhất Linh)

(18)Thôi, âu cũng là cái duyên số, biết làm sao được.


- Tình thái chỉ quan hệ, thái độ, tình cảm:
+ Chỉ thái độ hoài nghi: ngộ nhỡ, hình như, chẳng lẽ, không khéo, tôi e (rằng), tôi đồ
(rằng), hay là, chưa biết chừng....
Ví dụ:
(19) Tôi e làm như vậy không ổn.
(20) Hay là bán quách cái Tý cho cụ ấy. (Ngô Tất Tố)
(21) Chắc gì nó đã tới đấy.
+ Chỉ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ: hoa ra, té ra
Ví dụ:
(22) Té ra tôi với anh còn có họ kia đấy.
(23) Hoa ra chị biết chuyện rồi à.
+ Chỉ thái độ chấp nhận miễn cưỡng: vậy, thôi vậy, đành vậy, âu (cũng) đành...
Ví dụ:
(24) Để tôi đi vậy.
(25) Thôi vậy, anh về đi, để tôi làm nốt.
+ Chỉ thái độ (cách xử sự) lịch sự (còn gọi là phần đưa đẩy hay uyển ngữ): cảm phiên,
làm ơn, xin lỗi, nói trộm vía, nói trộm bóng....
Ví dụ:
(26) Làm ơn, xem giúp tôi mấy giờ rồi?
(27) Nói trộm vía, cháu bé nom kháu quá.
(28) Xin loi, anh có thể không hút thuốc.
+ Chỉ thái độ tình cảm vui buồn bất ngờ (còn gầi là phần cảm thán): ôi, a, ối, trời, lạy
trời, trời ơi, giời ơi là giời, than ôi, hỡi ơi....

Ví dụ:
(29) Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
(30) Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

135
Khi thành phần cảm thán được tách riêng thành câu thì đó là câu đặc biệt - cảm thán.
Ví dụ:
(31) Giời ơi là giời} Sao cái thân tôi lỏi khổ thế này.
- Tình thái hô đáp (còn gầi là hô ngữ):
Là phần các nhân vật tham gia giao tiếp dùng biểu thức ngôn ngữ để gầi hay đáp lã
gọi nhằm thu hút sự chú ý với (lời gọi) hay chứng tỏ sự "cộng tác" của mình với (lời đáp)
người đối thoỏi. Các biểu thức này thường mang tính quy ước.
+ Biếu thức ngôn ngữ dùng để hô (gầi) thường là: các đỏi từ xưng hô, danh từ riêng,
danh từ chung + ơi/ạ/ thưa/ bẩm...
Trước biểu thức hô gọi, có thể thêm: thưa, bẩm, lạy (thể hiện thái độ kính trọng), này,
ê, nè (tỏ thái độ thân tình hay coi thường), hỡi, bớ
+ Biểu thức ngôn ngữ đáp lời thường là: vâng, dạ....
Ví dụ:
(32) Chàng ơi, cho thiếp đi cùng
Đói no, thiếp chịu, lỏnh lùng, thiếp cam. (Ca dao)
(33) Đồng bào ơi] Anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người!
(Tố Hữu)

(34) Bẩm các quan, mời các quan hãy đi xem động đã.
(35) Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.
(Tô Hoài)

(36) Nó là thế này, ông giáo ạ.


(Nam Cao)

(37) Dạ, tôi hiểu rồi.


Chú ý:
Sự phân chia thành phần tình thái thành 3 loỏi: phần chỉ ý kiến, phần biểu thị quan hệ
- thái độ và phần gọi đáp chỉ mang tính chất tương đối. Bởi thực tế, các ý nghĩa tình thái
thường đan xen vào nhau. Chẳng hỏn, các biểu thức tình thái chỉ ý kiến thường có kèm
theo cả thái độ của người nói với sự tình mà mình có ý kiến như: ai lợi, ai đời. đáng lẽ,
cũng ma y, ma y sa o.... Ngược l ỏ i , như: tôi e, chắc gì, hay là, không khéo, chưa biết
chừng vừa biểu thị thái độ vừa chứa đựng cả ý kiến chủ quan của người nói. Còn các
biểu thức hô đáp thì ngoài chức nâng gọi đáp còn là những chỉ dẫn về mối quan hệ - tình
cảm giữa những người tham gia giao tiếp.

136
c. Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình thái ngữ
Phương tiện ngón ngữ thường được dùng để biểu thị tình thái ngữ khá đa dỏng. Nó có
thể là:
- Một từ: chính, đích thị, quả thật, ôi, a, ối, vảng, dạ...
- Tô hợp gôm hai, ba từ tình thái: thôi thì, thôi.... vậy, bất quá.... là cùng, bất quá
chứ mấy
- Quán ngữ tinh thái: té ra, hoa ra, đẳng thẳng ra, nói cho củng, án cũng là, công
bằng mà nói, đời nào. ai lại, ai đời ...
- Kết cấu chủ vị: tôi e (là), tôi đồ (là)
ả. Vị trí của tình thái ngữ
Trong càu, vị trí của thành phần tình thái không cố định.
- Có nhóm thường đứng trước nòng cốt câu: ai đời. thì ra, hoa ra, váng, dạ...
- Có nhóm thường đứng cuối câu: thì có, mới chết
- Có nhóm có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc giữa chủ ngữ với vị ngữ: nhất định,
thế nào, may sao, cũng ma y, chẳng lẽ, không lẽ, chẳng qua, được cái, phải cái...
1.3.2. Phụ chú ngữ (giải ngữ câu)
Thành phần này còn được gọi là thành phần xen, phụ chú, chú thích, giải thích giải
ngữ, chú ngữ, đồng vị ngữ...
a. Khái niệm
Có những cách định nghĩa khác nhau về thành phần mà sách này gọi là phụ chú ngữ,
nhưng nhìn chung, có thể chia thành hai cách hiểu:
- Cách thứ nhất: cho đó là thành phần phụ nằm trong câu, đượcdùng để giải thích hay
bổ sung nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức nâng ngữ pháp với bộ
phận được chú thích (Hoàng Trọng Phiến).
- Cách thứ hai: cho rằng đây là thành phần có thể cùng chức năng hoặc không đồng
chức năng ngữ pháp với bộ phận được nó chú giải bởi nó không chỉ là thành phần phụ giải
thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó của câu mà nó còn được dùno để " l ả i
thích, bổ sung một điều cần chú thích cho toàn câu.
Sách này hiểu theo cách thứ hai, cho rằng phụ chú ngữ là bộ phận chêm xen nằm
ngoài cấu trúc cú pháp của câu, dùng để chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan
đến sự tình nêu trong câu, giúp người nghe, người đầc hiểu rõ hơn về nội dung của cảu hay
dụng ý của người chú giải.
b. Ý nghĩa - chức năng
Tuy phụ chú ngữ không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu nhưng nội dung ý nghĩa của
nó lỏi liên quan đến nội dung cùa thành phần câu đứng ngay trước nó hoặc đến nôi dung cùa

137
toàn câu. Nó có tác dụng làm sáng tỏ cho phần có liên quan bằng việc giải thích, chứng
minh, bổ sung, bình luận, nhấn mỏnh, bày tỏ.... Đó cũng chính là chức năng - thực hiện một
hành động nói cụ thể nào đó của phần phụ chú ngữ. Sau đây là một số ví dụ minh họa:
- Phụ chú ngữ có chức năng giải thích:
Ví dụ:
(1) Buổi mai hôm ấy, một buổi mơi đấy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay
tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
(2) Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như
sau (...)
(Phỏm Văn Đồng)
(3) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi buồn lắm.
(Nam Cao)
- Phụ chú ngữ có chức năng chíừig minh:
Ví dụ:
(4) Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết đấy chứ chả
vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó.
(Nam Cao)
(5) Vả lỏi, dẫu có rủ được anh làm như tôi: khoác ba lô lên vai, đi hết làng nầ đến
làng kia để nhận xét nông thôn một cách kĩ càng hơn, cũng chẳng ích gì.
(Nam Cao)
- Phụ chú ngữ có chức năng bình luận:
Ví dụ:
(6) Em đi nhanh về chiếc giường, đặt Em Nhỏ quàng tay vào con V ệ Sĩ:
- Em để nó ở lỏi - giầng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng
nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa?
(Khánh Hoài)
(7) Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với
thiên nhiên, một'thứ thiên nhiên Táy Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm
địa một thứ kẻ thù số một.
(Nguyễn Tuân)
(8) Vị "chúa tỉnh" - mỗi viên công sứ ỏ Đông Dương quả là một vị chúa rỉnh - ra lệnh
cho bọn quan lỏi dưới quyền: trong một thời hỏn nhất định, phải nộp cho đủ một số người
nhất định.

138
- Phụ chú ngữ có chức năng biểu cảm:
Ví dụ:
(9) Cô gái nhà bên {có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn {thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)
c. Vị trí và đặc điểm ngữ điệu
Phụ chú ngữ thường đứng ngay sau phần được chú thích và được ngăn cách với các bộ
phận khác của câu bằng một quãng ngắt, khi viết đánh dấu bằng một trong các dấu: dấu
phẩy, hai chấm, dấu ngang cách, dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: xem các ví dụ Ì, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 đã dẫn ở trên.
ả. Phương tiện ngón ngữ biểu thị phụ chú ngữ
Phụ chú ngữ có thể được tỏo nên bởi một từ, một tổ hợp từ, một kết cấu tương đương
một câu hay một chuỗi câu.
- Phụ chú ngữ là một từ. v ề mặt từ loỏi, hầu hết các từ loỏi thực từ đều có thể được
dùng làm phụ chú ngữ. Dỏng cấu tỏo là một từ thường hav được dùns trons loỏi văn bản
khoa học.
Ví dụ:
(10) Một vương triều phong kiến mới được thành lập, đứng đầu là Hoàng đế Quang
Trung (Nguyễn Huệ).
( l i ) Chiều cao (sân) của bể là lm50.
- Phụ chú ngữ là một tổ hợp từ. Loỏi này được sư dụng nhiều uliẵí. Tổ họp từ làm phụ
chú ngữ có thể là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Đặc biệt, với chức năng chú giải,
phụ chú ngữ thường được tỏo nên bởi một tổ hợp từ được mở đầu bằng một trong các từ
ngữ có ý n°hĩa Hải thích như: chẳng hạn, tức là, nghĩa lả, ví dụ, nhất là, đặc biệt là
Ví dụ:
(12) Đường Lê Duẩn (tức đường Nam Bộ) chỏy qua công viên I enin
(13) Thơ - độc biệt là thơ trữ tình - có sức lay động lòng người nên được nhiều người
yêu thích.
- Phụ chú ngữ cố thể là một kết cấu tương đương một câu, thậm chí là một chuỗi câu.

Ví dụ:
(14) "Tiếng Việt ta giàu lắm, phong phú lắm (đây là nói về làm văn, chớ còn về các
môn học khác: khoa học, kĩ thuật, kinh tế, triết học, thì tiếng ta vẫn còn nghèo, phải dùng

139
chữ nước ngoài, nhưng chỉ nên dùng danh từ gì thật cần thiết và tiếng nước ta không có).
Chúng ta nên bỏ thói quen dùng chữ nước ngoài thay tiếng Việt Nam theo kiểu dùng chữ:
"kiều l ộ " thay chữ "cầu đường"; "cầu đường" là tiếng Việt Nam dể nghe, dẻ hiểu lỏi hay,
vì sao không dùng? Ở đây, có nhiều chuyện nói, nhưng chỉ nói đôi câu".
(Phỏm Văn Đồng)

1.3.3. Liên ngữ


Liên ngữ còn được gọi là thành phần chuyển tiếp, thành phần liên kết, thành phần nối
kết, ...
a. Khái niệm
Liên ngữ là thành phơn biệt lập, không nằm trong cấu trúc cú pháp cơ bản của cáu,
thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý của cảu chứa nó với ý của các phần
văn bản có liên quan, đíùig ở trước hoặc sau nó.
b. Chức năng của liên ngữ
* V ề mặt ngữ pháp: liên ngữ có chức nâng liên kết (nối kết) các câu, các đoỏn, các
phẩn của văn bản có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Ghi chú: các trường hợp kết nối từ với từ, cụm từ với cụm từ, vế câu với vế câu không
được coi là liên ngữ. Ví dụ:
(1) Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
(2) HỂ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét
sỏch nó đi.
Liên ngữ có chức năng:
- Nối ý của cáu chứa nó với ý của câu trước, các cáu trước:
Ví dụ:
(3) Từ hôm đó, thầy Mỏnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đỏi hiền.
Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay. sao.
(Ngữ văn ố - tập 1)
(4) Có người phỏm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến.
(Ngữ vân 7 - tập 2)
(5) Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ
nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ây vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút
xuống, dưới sông, thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
(Ngữ vân 7 - tập 2)
(6) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tù kính,
trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong

140
hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những cùa quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đỏo, làm cho tinh thần yêu nước
của tất cả mọi người đêu được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ vãn 7 -tập 2)
- Nối ý của cáu trước với câu chứa liên ngữ và các câu sau nó:
Ví dụ:
(7) Khi người da trắng chết đi, họ thường dỏo chơi các vì sao và quên đi đất nước họ
sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tối chẳng thể quên được những mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ
mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần cùa mẹ và mẹ cũng là một
phần của chúng tôi. Những bóng hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con
người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
(Ngữ văn 6 - tập 2)
(8) Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đỏi khái có thể rút vào hai việc.
Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lỏi nó cũng còn dỏi lắm (....); lão viết văn tự cho
tôi để không còn ai tơ tưởng nhòm ngó đến (..)• Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không
biết sống chét lúc nào (....); lão còn được hãm nhăm đồng bỏc với năm đồng bỏc vừa bán
chó được là ba mươi đồng bỏc, muốn gửi tỏi, để lỡ có chết thì tôi đưa ra, nói với hàng xóm
giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả....
(Ngữ văn 8 - tập Ì)
- Nối Ý của đoạn chứa nó với các phấn văn bàn trước đó
Ví dụ:
(9) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiếu người, không
tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến cồng của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp
nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mỏc cảm tự ti đối với mọi người.
(Ngữ vân 7 - tập 2)
(10) Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức. Trong các xưởng thuốc súng
ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngỏt cùa bọn "bô sơ" nhưng lỏi nhiễm phải những luồng
khí độc đỏ ố i cùa người Pháp; đằng nào cũng thê thói (...)
(Ngữ văn 8 - tập 2)
* V ề mặt ý nghĩa
Liên ngữ khổng biểu thị ý nghĩa sự vật cùa câu nhưng nó có chức năng tường minh
hóa, cụ thể hóa mói quan hệ nghĩa giữa các đơn vị mà nó kết nối. Chảng hỏn:
- Ý nghĩa nhàn quả: vì, vì vậy, bài thể, cho nên, do đó, do vậy, nhờ có
- Ý nghĩa tương phản: nhưng, song, tuy, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, vả lại, thế mà
có điền ấy vậy mà, còn, trái lại, trái với

141
- Ý nghĩa tương đồng: ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, hơn nữa. một mặt, mặt khác,
với lại...
Ví dụ:
( l i ) Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lọ (cưới) cho bằng được. Nhiơìg lão
không .cho bán. A i lỏi bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi thì cưới vợ, về ở đâu?
Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy thì dẫu có bán
vườn đi cũng không đủ cưới.
(Nam Cao)
- Ý nghĩa trình tự: thứ nhất, thứ hai, thoạt tiên, sau đó, cuối cùng
- Ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nói tóm lại, nói một cách tổng quát, rốt cuộc,
kết cục...
' [dụ:
(12) Kết cục, anh chàng "hầu cận ông Lí" yếu hơn chị chàng con mọn.
(Ngô Tất Tố)
- Ý nghĩa cụ thể hoa: nghĩa là, tức là, cụ thể là, ví dụ, chảng hỏn, ví như...
Xem ví dụ (6) ở trên, từ nghĩa là.
* V ề mặt dụng hầc
Lập luận là một vấn đề quan trọng của dụng học. Tham gia vào cấu tỏo cùa một lập
luận, liên ngữ thường đảm nhận vai trò:
- Liên kết (nối kết) các luận cứ: thứ nhất, thứ hai, thoạt tiên, sau đó, còn, nhưng ...
- Dần nhập luận cứ: vì, bởi, do, nhờ, bởi lẽ....
- Dần nhập kết luận: cho nên, vì vậy, như vậy, do đó, do vậy, tóm lại
- Làm rõ định hướng của lập luận.
+ Liên kết các luận cứ có quan hệ đồng hướng: và, rồi, thứ nhất, thứ hơi, thoạt tiên,
sau đó, vả lại, với lại, mặt khác, ngoài ra, đồng thời, hơn nữa,
+ Liên kết các luận cứ, luận điểm có quan hệ nghịch hướng: nhưng, mà, còn, thực ra,
trái lại, tuy nhiên, song
c. Các phương tiện ngôn ngữ được dùng làm liên ngữ
Liên ngữ thường do các phương tiện ngôn ngữ sau thể hiện:
- Quan hệ từ, tổ hợp quan hệ từ: ví, do, nên, bởi, tại, nếu, tuy, nhưng, và, còn, mà, vì
thế, do dó, cho nên, bởi vậy, bởi thế..... (xem các ví dụ 2, 4, 5, 6, 10).
- Các từ ngữ chuyên dùng để nối kết hay chuyển tiếp: tóm lại, vả lại, với lợi. thế là,
thứ nhất, thứ hai, nghĩa là, ấy vậy mà, thoạt tiên, sau dó, rốt cuộc, cuối cùng, thế chổng là,
nhìn chung (xem các ví dụ 1,3, 4, 6, 7, -8, 9, 10).

142
d. Vị trí của liên ngữ
Liên ngữ thường đứng ở đầu câu, đầu đoỏn (các ví dụ đã dẫn) để nối kết câu hay đoỏn
chứa nó với câu hay đoỏn khác (thường nối kết với câu hay đoỏn đi trước).
Ghi chú:
Liên kết, nối kết là chức nàng đặc trưng, chuyên biệt của thành phần liên ngữ (tên
"liên ngữ" cũng là để biểu thị chức năng mà thành phần này đảm nhiệm). Song nó không
phải là thành phần duy nhất dùng để nối kết. Một số thành phần khác như: trỏng ngữ, khởi
ngữ, tình thái ngữ trong những ngữ cảnh nhất định, ngoài chức năng chuyên biệt cũng đảm
nhận thêm chức năng nối kết.

2. Các k i ể u cấu t ỏ o n g ữ p h á p của c â u


2.1. Tiêu chí và kết quả phân loại
2.1.1. Tiêu chí phân loại
Phân loỏi câu theo cấu tạo ngữ pháp. Ngữ pháp học thường lấy số lượng kết cấu c - V
(cụm chủ vị) nòng cốt làm tiêu chí. Kết cấu c - V nòng cốt được phân biệt với kết cấu c - V "bị
bao". Cụ thể:
- Kết cấu c - V nòng cốt là một cấu trúc cú pháp - nghĩa độc lập, không "bị bao" trong
một cấu trúc lớn hơn, được coi là hỏt nhân để cấu tỏo nên câu.
- Kết cấu c - V "bị bao" là cấu trúc không độc lập cả về cú pháp lẫn nghĩa. Bởi nó chỉ
là một bộ phận của một cấu trúc cú pháp lớn hơn: là bổ ngữ trong cụm động từ hay là định
ngữ trong cụm danh từ - hoặc mới chỉ là một thành phần chính của câu - chủ ngữ hay vị
ngữ (chi tiết xem phần câu phức thành phần).
Ví dụ:
(1) Cô T ô / / l à một quần đảo.
c V
(2) Tôi // cho là tôi Ị giỏi.
Co Vo
c V
ở hai ví dụ trên, kí hiệu c - V là kết cấu c - V nòng cốt, kí hiệu Q> - V là kết cấu c - V
0

"bị bao".
2.1.2. Kết quả phấn loại
Dựa vào số lượng kết cấu c - V nòng cốt, có thể chia câu thành các loỏi chính: câu
đơn câu ghép, câu phức thành phần. Ngoài ra, cũng thuộc kiểu câu theo cấu tỏo còn có cảu
đặc biệt. Tổng hợp lỏi, có 4 loỏi câu sau:
- Câu đơn,
- Câu ghép,

143
- Cáu phức thành phần.
- Cáu đặc biệt.
Trong một tình huống giao tiếp nhất định, một hay một số thành phần cáu có thế tỉnh
lược (vắng mặt) mà câu vẫn đứng vững và trọn nghĩa. Đó là nhờ mối liên hệ với ngữ cảnh
hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng tỉnh lược hay rút gọn, và
tỏo ra biên thể tỉnh lược (hay rút gọn cùa câu - cả câu đơn, câu ghép và câu phức). Những
biến thể tỉnh lược đó có thể quy về biến thể đầy đủ của các kiểu câu (đó cũng là điểm để
phán biệt hiện tượng rút gọn với kiểu câu đặc biệt). Hiện tượng này sẽ được đề cập đếnở
chương V I , mục ì, Sự hiện thực hóa cấu trúc ngữ pháp của câu trong phát ngôn).

2.2. Miêu tả các kiểu câu theo cấu tạo


2.2.1. Câu đơn (bình thường)
Bình thường, câu đơn dược cấu tạo bằng một két cấn chủ vị (cụm chủ vị). Bời vì với hai
thành phần nòng cốt như thế, câu đơn đáp ứng được nhu cầu tôi thiểu về tư duy và giao tiếp
của con người. Do đó, kiểu cáu có hai thành phần nòng cốt được gọi là câu đơn bình thường.
Ví dụ:
(3) Thất bỏi / là mẹ cùa thành công.
c V
(4) Quyền tự do / là cùa quý báu nhất của loài người.
c V
(Nghiêm Toàn, Việt luận)
(5) Trăng / lên. Gió / mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng / gỏn sóng.
c V c V c V
(Hà Ánh Minh, Báo Người Hà Nội)
Nếu chỉ có hai thành phần nòng cốt thì đó là câu đơn tối thiểu. Cáu đơn có các thành
phần phụ, hoặc thành phần biệt lập, là câu đơn mờ rộng thành phần (với điều kiện: các
thành phần câu khổng chứa kết cấu c - V "bị bao").
Ví dụ:
(6) Đến bây giờ, tôi / mới nhận ra mẹ tôi. (Nguyên Hồng)
TN c V
(7) Mấy đứa con chú tôi, đứa nào / cũng nghịch như quỷ sứ ấy.
KN c V
(Nguyên Hồns)
(8) Lỏy trời, đây / chỉ là một giấc mơ.
TTN c V

144
(9) Do đó, trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy / là quan trọng nhất.
LN TN c V
(Theo Nguyền Thanh Tú)

Các câu được miêu tảở phần nói về chủ ngữ và vị ngữ trên đây đều là cáu đơn bình thường.
2.2.2. Câu ghép
ũ. Khái niệm
Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị nòng cốt trỏ lên nhưng không có kết cấu
chủ vị nào bị bao bởi một kết cáu chủ vị khác, mỗi kết cáu là một vẻ cáu, nêu lén một sự
việc; các sự việc trong câu ghép có quan hệ nghĩa với nhau và được thê hiện ra bằng một
quan hệ ngữ pháp nào đó.
b. Đặc điểm của câu ghép
- Về cấu tạo: Câu ghép có hai hoặc hơn hai kết cấu c - V nòng cốt.
- Về nghĩa : M ỗ i kết cấu c - V thông báo một sự việc, nên về nghĩa, câu ghép có ít nhất
hai sự việc. Các sự việc này tỏo nên phần nghĩa miêu tả của câu.
- Về quan hệ: Các kết cấu c - V (thuộc quan hệ cú pháp) cũng như các sự việc (thuộc
quan hệ nghĩa) trong câu ghép có quan hệ "một đối một". Nghĩa là toàn bộ kết cấu c - V
này, sự việc này có quan hệ với toàn bộ kết cấu c - V kia, sự việc kia.
- V ề phương tiện ngôn ngữ cơ bản: Phương tiện cơ bản được dùng để biểu thị mối
quan hệ nghĩa giữa các vế cùa câu ghép là hư từ (quan hệ từ, phụ từ) hay một số đỏi từ.
Ví dụ:
(1) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị áy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh)

(2) Khó khăn càng nhiều, quyết tâm càng cao.


Ngoài ra, phương thức ngữ điệu và phương thức trật tự cũng được sử dụng để biểu thị
quan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép.
Ví dụ:
- Dùng ngữ điệu:
(3) Nhìn lên non, non cao thăm thẳm
Nhìn xuống đất, đất tối mịt mùng.
- Dìm? phương thức trật tự (để biểu thị quan hệ tâng tiến).
(4) N°ười ta sẽ khinh y, vợ V sẽ khinh y, chính y sẽ khinh V.
(Nam Cao)

145
(5) Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, thành Phong
Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
(S(ỉỉĩ Tinh. Thủy Tinh)

- Dùng phương thức trật tự (để biểu thị quan hệ thời gian):
(6) Tiêng gió nhẹ lan khắp đâu đó, lá khô trên đất tí tách muốn trở mình đón nắng.
(Hải Hồ)

Chú ý: Để phân biệt cáu ghép với câu đơn và câu phức thành phần, cần chú ý những
trường hợp sau:
- Kiểu câu có quan hệ chỉnh thể - bộ phận:
Ví dụ:
(7) Đầu đội mũ dạ, mất đeo kính trắng, ỏng bước đi một cách oai vệ.
(8) Tay vắt lên trán, ông trầm ngâm suy nghĩ.
Về mặt ngữ pháp, các phần in nghiêng của các câu trên đều là các kết cấu c - V độc
lập, không "bị bao", có thể là một vế của câu ghép, nhưng về mặt nghĩa vì các chủ ngữ
trong câu (đầu, mắt - ông và tay - ông) có mối quan hệ đặc biệt: quan hệ chỉnh thể - bộ
phận nên kết cấu c - V có chủ ngữ chỉ bộ phận, về nghĩa, thường biểu thị tư thế - trỏng thái
của chủ thể - chỉnh thể và có vị trí linh hoỏt trong câu như một trỏng ngữ. Với các đặc
trưng đó, không nên xếp kiểu câu có quan hệ chỉnh thể - bộ phận vào loỏi câu ghép. Đó là
những câu phức thành phần trỏng ngữ (hay câu phức vị ngữ phụ).
- Kiểu câu có: từ chỉ thời gian (khi, lúc, dạo, hồi....), nơi chôn (chỗ. chôn, nơi,...) + C- V.
Ví dụ:
(9) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn.
(Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí)

(10) Khi Táy bắt đầu tấn công xuống miệt này, ông/ liền cho con trai đi Vệ quốc đoàn.
( l i ) Chỗ các anh dang đíũig, người ta sắp xây một câu lỏc bộ thể dục thể thao.
Phần in nghiêng ở câu (9), (10), ( l i ) là trỏng ngữ. Chúng đều là các cụm danh từ, có
cấu tỏo: danh từ trung tâm (khi, chỗ) + kết cấu c - V "bị bao". Đây là những câu phức
thành phần định ngữ cho các danh từ khi, lúc, nơi, chồ,...
- Kiểu câu có một chủ ngữ nhưng nhiêu vị ngữ
Ví dụ:
(12) Thể ca Huê// có sôi nổi, tươi vui,/ có buồn cảm, bâng khuâng/, có tiếc thương ai oán.
c V, v 2 V,
(Theo Hà Ánh Minh, Báo Người Hà Nội)

146
(13) Nguồn gốc cùa vãn chương // là tình cảm, / là lòng vị tha.
c V, V,
(Hoài Thanh)

Những câu kiểu này đều là câu đơn có một chủ ngữ, và nhiều vị ngữ đẳng lập.

c. Các loại câu ghép


Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các vế của câu ghép, ngữ pháp học thường chia cáu
ghép thành hai loỏi: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
* Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập còn gọi là câu ghép song song, câu ghép liên hợp, câu ghép chuỗi, ...
- Đặc điểm
+ V ề quan hệ, câu ghép đẳng lập thường có từ hai vế câu trở lên, các vế có quan hệ
ngữ pháp bình đảng với nhau.
Trong tiếng Việt, hiện tượng ghép yếu tố B bên cỏnh yếu tố A theo quan hệ bình đẳng
là một hiện tượng có ở các bậc: hình vị, từ, nhóm từ và câu. Các yếu tố được ghép theo
quan hệ đó có những đặc điểm sau: A và B phải đồng loỏi, đồng chức năng, bình đẳng với
nhau trong mối quan hệ với yếu tố khác ở bên ngoài chúng, trật tự giữa chúng có thể thay
đổi mà ý nghĩa vẫn giữ nguyên (về quan hệ đẳng lập, xem chương ì). Song các đặc điểm đó
chỉ hoàn toàn đúng ở các bậc: hình vị và từ. Từ bậc nhóm từ trở lên, do quan hệ nghĩa giữa
A và B phức tỏp hơn, và còn do sự chi phối của nhiều nhân tố khác (nhịp điệu của câu, cấu
trúc nghĩa và cấu trúc tin trong câu,...) nên nhiều trường hợp, các vế tuy có quan hệ đãng
lập nhưng vẫn không thay đổi được vị trí.
Ví dụ:
(14) A i làm sai, người nấy chịu.
(15) M ẹ nói sao, con nghe vậy.
Trong những trường hợp này, tuy quan hệ ngữ pháp giữa các vế vẫn là đẳng lập,
nhưng quan hệ lập luận là tiền đề và hệ luận nên hai vế không thể thay đổi vị trí.
+ V ề các phương tiện kết nối các vê câu:
Để liên kết và biểu thị môi quan hê nghĩa giữa các vế, câu ghép đẳng lập sử dụng các
từ nối. Cụ thể, đó là:
• Các quan hệ từ, cặp quan hệ từ: và, với, cùng, mà, rồi, hay, hay là, hoặc là, còn,
nhưng, chứ. thà.... chứ, thà... còn hơn
• Các cập phụ từ: vừa vừa, càng càng. đã lại còn, đã còn, chưa đã,
không những mà còn. không chỉ mà còn
• Các cặp đỏi từ: sao.... vậy, đâu.... đấy, ai.... người nấy, bao nhiêu bấy nhiêu

147
Ngoài ra, cáu ghép đẳng lập còn sử dụng:
• Phương thức ngữ điệu (quãng ngắt, dấu phây):
Ví dụ:
(16) Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó là con cú, con cáo.
• Phương thức trật tự:
Ví dụ:
(17) Con ngoan, con giỏi, cả nhà đều vui.
- Các loỏi câu ghép đẳng lập:
Dựa vào mối quan hệ nghĩa giữa các vế, có thể chia câu ghép đẳng lập thành các loỏi sau:
+ Cáu ghép có quan hệ thời gian giữa các vế:
• Thời gian đồng thời: giữa các vế có thể không dùng từ nối, có thể dùng cặp từ vừa...
vừa, vừa.... thì.
Ví dụ:
(18) Từ xưa đến nay, mỗi khi To quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lỏi sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mỏnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh)
• Thời gian kế tiếp: giữa các vế có thể không dùng từ nối, hoặc dùng các từ: rồi,
vừa đã,...
Ví dụ:
(19) Lúc vào lễ, bài vãn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười.
(Tiếu lâm Việt Nam)
(20) Mưa tỏnh, phía đông một mảng trời trong vắt.
(21) Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lỏnh ở đâu đến
làm người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thỏch Lam)
(22) Run rẩy cất bát cháo, anh vừa mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí
trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
(Ngố Tất Tố)
• Câu ghép có quan hệ liệt ké: giữa các vế không dùng từ nối.
Ví dụ:
(23) Sách vở là vũ khí của con. lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và
chiên thắng là nền vãn minh nhân loỏi.
(Et-môn-đô dơ A-mi-xi, Những răm lỏng cao cả)

148
(24) Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát. lời cây cam ngầt,
lời cày móng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua...
(Trần Mỏnh Hảo)

+ Câu ghép có quan hệ tương phản (đối lập): thường dùng các từ nối: mà, nhưng, còn,
song, tuy nhiên...
Ví dụ:
(25) Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?
(Nam Cao)

(26) Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.


(Nam Cao)
(27) Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa, còn cô em út hiền lành, tính
hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sầ Dừa)
Có thể không dùng từ nối:
Ví dụ:
(28) Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói.
+ Câu ghép có quan hệ lựa chần: Câu ghép có nhiều vế, mỗi vế nêu một sự kiện và
một trong các sự kiện đó sẽ được lựa chọn.
Có thể chia quan hệ lựa chọn thành 2 loỏi:
• Lựa chần chưa có định hưởng: thường dùng các quan hệ từ giữa các vế: hoặc, hoặc
là, hay, hay là.
Ví dụ:
(29) Hoặc anh sẽ đến tôi, hoặc tôi sẽ đến anh.
(30) Anh đi hay anh ở?
• Lựa chần có định hướng: thường dùng cặp từ: thà... chứ, thà rằng... còn hơn.
Ví dụ:
(31) Thà rằng chúng ta chờ đợi thêm chứ chúng ta nhất định không chịu thất bỏi.
(32) Thà rằng ăn cả chùm sung
Còn hơn ăn nửa trái hồng dở dang.
Các sự kiện được nêu ở các vế câu có hàm ý so sánh, sau khi so sánh, bất đắc dĩ phải
nhận lấy sự kiện nêu ở vế trước.
+ Câu ghép có quan hệ loại bỏ: câu ghép có hai vế, có thể:
• Khan" định sự kiện ỏ vế đầu, phủ định sự kiện vế sau, với mô hình:
c, - VịChứCi- v .
2

149
Ví dụ:
(33) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu.
(Nam Cao)

• Phủ định sự kiện ở vế đầu, khảng định sự kiện nêu ở vế sau, có mỏ hình:
chẳng bao giờ c, - V , (mà) C - v thì có
2 2

không phải c, - Vị mà là c - v 2 2

Ví dụ:
(34) Vãn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có.
(Tiếu làm Việt Nam)

(35) Không phải nó làm việc ấy đâu mà là tôi làm đấy.


(36) Món quà sinh nhật Trinh mang đến cho mình mới quý giá làm sao. Nó không
phái là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được mà
nó là cả một tấm lòng trân trọng của Tanh.
(Theo Trần Hoài Dương)

+ Câu ghép có quan hệ tăng cấp: là loỏi câu ghép diễn đỏt ý: có sự kiện này còn có sự
kiện kia. V ế sau khẳng đinh hoặc tăng thêm ý nghĩa của cả câu lên một mức cao hơn.
Để diễn đỏt quan hệ tăng cấp đó, thường sử dụng các cặp từ nối: không những.... mà
còn, vừa... vừa, càng càng, đã... mà còn.
Ví dụ:
(37) Trời đã tối mà đường lỏi ghồ ghề, khó đi.
(38) Không những một người lo mà cả nhà lo.
(39) Trời càng về khuya, cái lỏnh càng thấm xương.
+ Câu ghép có quan hệ bổ sung: là loỏi câu ghép, vế trước nêu lên một sự kiện, vế sau
nêu sự kiện bổ sung thêm ý nghĩa cho vế trước. Giữa các vế không dùng từ nối.
• V ế sau giải thích cho nội dung của vế trước:
(40) Kết cục, anh chàng "hầu cận ông li"' yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này
túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố)

(41) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một
hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)

• V ế sau xác nhận và khẳng định thêm cho vế trước:


(42) Tôi biết anh vẫn còn giận tôi, mà anh giận tôi là phải.

150
* Câu ghép chính phụ
Câu ghép loỏi này còn gọi là câu ghép có quan hệ phụ thuộc, hay câu ghép liên kết.
- Đặc điểm chung:
+ Vê mối quan hệ giữa các vế câu:
• Quan hệ ngữ pháp, các vế trong câu ghép chính phụ không có quan hệ bình đẳng,
ngang bằng nhau, mà có vế giữ vai trò là vế phụ, vế kia là vế chính.
• Quan hệ ngữ nghĩa : Sự kiện ở các vế câu gắn bó chặt chẽ với nhau thành cặp trong
mối quan hệ ràng buộc, chi phối nhau, theo kiểu: có sự kiện nàv là do có sự kiện kia, sự
kiện này là nguyên nhân, điều kiện, mục đích hay hệ quả cùa sự kiện kia.
+ Quan hệ lập luận: Sự kiện trong các vế câu ghép chính phụ thường quan hệ với nhau
theo kiểu luận cứ với kết luận, nên có thể xem mỗi câu ghép chính phụ là một lập luận
ngắn gọn gồm tối thiểu một luận cứ và một kết luận.
• Kết luận được nêu ở câu ghép có thể đã là hiện thực:
Ví dụ:
(43) Chúng ta sở dĩ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng (kết luận) bởi vì chúng ta biết
không có gì quý hơn độc lập tự do (luận cứ).
• Kết luận cũng có thể là một giả định chưa xảy ra: nếu có điều kiện A thì sẽ có kết
luận B.
Ví dụ:
(44) Nếu bỏn sợ sặc nước (luận cứ) thì bỏn sẽ không biết bơi (kết luận).
+ V ề vị trí của các vế trong câu ghép chính phụ: V ế phụ thường đứng trước, vế chính
đứng sau, nhưng trong ngữ cảnh cụ thể, tuy thuộc vào vai trò trong cấu trúc tin của câu mà
vế phụ có thể đứng sau vế chính.
Ví dụ:
(45) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh)
(46) Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn
của người Việt ta rất đẹp.
(Phỏm Vãn Đồng)
+ V ề các phương tiện nối kết các vế: Câu ghép chính phụ chủ yếu sử dụng các cặp
quan hệ từ để liên kết và biểu thị mối quan hệ nghĩa giữa các vế câu:
• Ở dỏng đầy đủ (khi vế phụ đi trước vế chính), câu ghép chính phụ thường sử dụng
cặp quan hệ từ để nối kết: vì.... nên, do.... nên, hễ.... thì, nếu.... thì, giả sử thì, mặc dầu
... nhưng.

151
• Dỏng không đầy đủ, chỉ có một quan hệ từ, hoặc ở vế chính hoặc ờ vé phụ.
Ví dụ:
(47) Nếu hôm nay là ngày cuối cùng bỏn còn tồn tỏi trên trái đất này, ban hãy liệt kê
một danh sách tất cả những thành quả đã đỏt được, những điều khiến ban tự hào và những
gì làm cho bỏn luôn thây hỏnh phúc.
(Trích "Bí mật cùa hạnh phúc")

(48) Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo (....)
(Hồ Chí Minh)

(49) Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao)

- Các loại cáu ghép chính phụ:


Dựa vào mối quan hệ nghĩa giữa hai vế câu, có thể chia câu ghép chính phụ thành các
loỏi sau:
+ Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - hệ quả (câu ghép nhân - quả):
V ế nguyên nhân thường sử dụng quan hệ từ: Ví, bởi vì, tại vì, do, bởi, tại, nhờ, sỏ dĩ, là
vì, bởi chưng
V ế kết quả dùng kết từ nên, cho nên, mà...
Ví dụ:
(50) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)

(51) Nguyễn Huệ biết đây là hai sứ giả cùa Ngọc Hoàng xuống ban ấn, kiếm nén ông
nâng bảo vật lên, cung kính cảm tỏ trời đất, cảm tỏ lưỡng xà.
(Theo Nguyễn Xuân Nhân)
Trong câu ghép nhân - quả, mỗi vế nêu lên một sự kiện. Các sự kiện có quan hệ lập
luận: sự kiện ở vế nguyên nhân là luận cứ dẫn đến kết luận - ở sự kiện kết quả.
+ Câu ghép chỉ điêu kiện, giá thiết - hệ quả:
Phương tiện nôi kết cùa hai loỏi câu ghép này rất phong phú. Kết quả khảo sát cho
thấy tiếng Việt có tới hơn 60 hư từ chỉ điều kiện - giả thiết. Đó là:
• Các quan hệ từ:
Nêu, nếu như, nêu mà, nếu là..
Giá, giá mà, giá như, giả sử, giả thử, giá phỏng, giá dụ..
Giả, giả mà, giả như, giả sử, giả phỏng, giả dụ, giả tỉ..
Ví, ví như, ví bằng, ví chăng, ví thử, ví dù, ví dầu, ví phòng, ví mà..
Lỡ, nhỡ, lỡ mà, nhỡ mà, lỡ ra, nhỡ ra, lỡ như, nhỡ như, ngộ nhỡ, ngộ mà..

152
Miễn, miễn là, miễn sao, trữ phi, nhược bâng, bất luận, bất kì. vô luận
• Một số cặp phu từ: có mới, có thì,....
Các hư từ chỉ hệ quả/kết quả thì chỉ có: thì, là. mới
Ngoài các cặp phụ từ, một số động từ tình thái cũng được dùng đế chỉ ý nghĩa điều
kiện - giả thiết: muốn.... thì, phải.... thì, chỉ cần... thì (sẽ),...
Cũng như ở các loỏi câu ghép chính phụ khác, các từ chỉ quan hệ nêu trên có thể đồng
thời xuất hiện cả cặp, có thể chỉ xuất hiện một từ.
• Giữa hai vế thì vế chỉ điều kiện, giả thiết là vế phụ. Trật tự các vế: vế phụ thường
đứng trước, vế chính đứng sau. Cũng có thể vê chính đật trước, khi đó chi giữ lỏi từ nối ở
vế giả thiết, điều kiện, bỏ từ nối ở vế chí hệ quả.
• Về ý nghĩa: Quan hệ giữa hai vế câu chỉ điều kiện/giả thiết - hệ quả là quan hệ giữa
tiền để với hệ quả. M ồ i vế câu nêu lên một sự kiện, các sự kiện này thường chưa xảy ra,
không phải là hiện thực ở thời điểm đang nói.
Ví dụ:
(52) Nếu có người tới mua hoa thì có bảo họ ra vườn nhé.
(53) Đi đâu cũng được, miễn là về đúng giờ.
Các sự kiện trong các vế câu cũng có thể đã xảy ra nhưng lỏi trái với giả thiết mà
người nói mong muốn.
Ví du:
(54) Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(Tô Hoài)
• Để diễn đỏt giả thiết, điều kiện mong muốn thì dùng các từ: giá, giá mờ, giá như,...
Ví dụ:
(55) Giá ông được đi tù 10 năm, có phải cả nhà được sung sướng không?
(Nguyễn Công Hoan)
(56) Giá một thằng là trai, một thằng là gái thì có phải tuyệt không.
(Nam Cao)
• Để diễn đỏt điều không mong muốn, có thể đùng hư từ: ngộ, lỡ, nhỡ, ngộ nhỡ...
Ví dụ:
(57) (...) Tôi lỏy cô. Nhỡ cồ đổ bệnh cho tôi thì bỏ mẹ tôi.
(Nguyễn Công Hoan)
(58) Lỡ ra, cơn bệnh vật lên, lỏi lả người đi thì tôi biết làm thế nào.
(Ngô Tất Tố)

153
Cặp từ: hễ... thì... được dùng để diễn đỏt quan hệ điều kiện - hệ quả như một điều tất
yếu, có tính quv luật.
Ví dụ:
(59) Cái giông nhà quê chúng mày, hẻ thấy tiền là y như tối mắt lỏi.
(Nguyên Hồng)
(60) Hễ bao giờ ông chủ tờ Đời M ớ i đến toa báo mà ngậm cái tẩu thuốc lá chệch sang
một bên hàm và hay khịt mũi thì y như hôm ấy, ông có việc gì chẳng bằng lòng.
(Nguyễn Công Hoan)

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến: là loỏi câu mà vế phụ nêu lên
một sự kiện được coi như một bất lợi, một cản trở cho sự phát triển của sự kiện nêu ở vế
chính, nhưng dẫu vậy, sự kiện được nêu ở vế chính lỏi khảng định kết quả ngược lỏi - vẫn
tăng tiến, bất chấp mọi cản trở.
Ví dụ:
(61) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Tố Hữu)
(62) Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bỏc màu.
(Nguyền Duy)
Loỏi câu này thường dùng các từ nối:
• Ớ vế phụ: dù, mặc dù, dẫu rằng, tuy rằng, dù cho, cho dù....
• Ớ vế chính: vẫn, cũng, nhiOìg...
- Câu ghép có qua n hệ sự kiện - mục đích : là loỏi câu gồm một vế nêu lên mục đích,
một vế miêu tả sự việc, hiện tượng có liên quan đến mục đích đó. Sự việc, hiện tượng nêu ở
vế mục đích mới chỉ là dự định, chứ chưa xảy ra trong hiện thực.
Ví dụ:
(63) Sách vãn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đỏi đ ế ta
thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loỏi.
(Theo Thành Mỹ)

(64) Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dỏy các em được
sung sướng.
(Thanh Tịnh)
Câu ghép chỉ mục đích thường dùng các từ nối có ý nghĩa mục đích ờ vế phụ: đề, để
cho, nhằm để, cốt để....

154
Mô hình cấu tỏo chung:
Cj - V , đểc2 - v 2

hoặc £ ) / C , - V „ C - V
2 2

- CáVỉ p/ỉá« èiệ/ CÓM g/ỉéy? /?ỈZ/C úf/'c/ỉ với:


+ Câu đơn có trỏng ngữ chỉ mục đích:
Ví dụ:
(65) Đê bồi dưỡng cách mạng cho đời sau, Đảng cẩn phải châm lo giáo dục đỏo đức
cách mỏng cho thanh niên.
+ Câu đơn có vị ngữ chỉ mục đích:
Ví dụ:
(66) Bàn này để hầc. Bàn kia để ăn cơm.
- Cáu ghép chính phụ có quan hệ so sánh: thường có hai vế, vế chính nêu sự việc cần
so sánh, vế phụ nêu sự việc để so sánh. Các vế được nối với nhau bởi các từ chỉ quan hệ so
sánh: như, giống, khác, đồng nhất,....
+ Chỉ quan hệ giống nhau, hoặc đồng nhất: dùng từ ngữ so sánh: như, khác gì, khác
nào, chẳng khác nào, chẳng khác gì....
Mô hình:
Cị - Vị như (giống như) C - V 2 2

chẳng khác gìlkhác gì


Ví dụ:
(67) Anh yêu em như anh yêu đất nước.
(Nguyễn Đình Thi)
(68) Anh làm vậy khác nào anh chửi vào mặt tôi.
+ Chỉ quan hệ hơn kém, dùng từ nối: hơn, còn hơn
Mô hình:
C| - Vị hơn/còn hơn Q - V 2

Thà c, - V, còn hơn c - v


2 2

Ví dụ:
(69) Làm thợ giỏi hơn là làm thầy dốt.
(70) Chết vinh còn hơn sống nhục.
Cần phân biệt câu ghép có quan hệ so sánh với:
+ Vị ngữ có ý nghĩa so sánh:
Ví dụ:
(71) Thân em như hỏt mưa sa... (Ca dao)

155
+ Trỏng ngữ so sánh:
Ví du:
(72) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ.
(Thanh Tịnh)
* Trường hợp câu ghép có nhiên tâng bậc
Thông thường, câu ghép có hai vế. Các trường hợp có trên ba vế câu được ghép với
nhau theo những quan hệ khác nhau sẽ tỏo thành câu ghép có nhiều tầng bậc. Tuy nhiên,
không nên coi đó là một kiểu câu riêng bởi cái gọi là câu ghép nhiều tầng bậc thực chất là
hiện tượng sử dụng phôi hợp các kiểu câu theo cấu tỏo nhằm diễn đỏt các mối quan hệ
phức tỏp, đan giằng nhau giữa các sự kiện được phản ánh ở các vế câu.
Về lí thuyết, một câu có thể có nhiều tầng bậc và có độ dài tùy ý. Song trong thực tế,
để đảm bảo hiệu quả giao tiếp nên độ dài và số bậc trong câu không thể là vô hỏn. Quan hệ
giữa độ dài và số bậc không phải bao giờ cũng tỉ lệ thuận với nhau. Nghĩa là, không phải
câu có độ dài lớn sẽ là câu có nhiều tầng bậc. Bởi có câu tuy đài, nhưng chỉ là sự phát triển
về lượng chứ không có nhiều bậc.
Về số bậc trong cáu ghép: gọi là câu ghép nhiều tầng bậc, nhưng trong sử dụng, thường
chỉ gặp câu ghép hai bậc. Nghĩa là, các vế trong câu ghép quan hệ với nhau theo hai bậc.
+ Bậc 1: quan hệ toàn câu;
+ Bậc 2: quan hệ giữa các kết cấu c - V trong từng vế câu.
Ví dụ:
(73) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi
cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn mà vợ con
các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ đuợc muôn đời tế
lễ mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc
chí mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lun truyền; chẳng những danh hiệu ta
không bị mai một mà tên họ các ngươi cũng được sử sách lưu thơm.
(Trần Hưng Đỏo)
Nếu coi cấu trúc toàn càu trên gồm 5 vế bậc Ì (mỗi vế cách nhau bằng dấu chấm
phẩy), thì mỗi vế bậc Ì lỏi là một câu ghép: P[, p , p , P , p thuộc kiểu câu ghép có quan
2 3 4 5

hệ tăng tiến. Toàn bộ năm vế bậc Ì liên kết lỏi thành một câu ghép lớn thuộc kiểu đẳng lập.
CG

a b a b a b a b a b

156
Bậc ì : quan hệ toàn câu có 5 vế bậc Ì: Pj, p „ P , P , p .
3 4 5

Các vế bậc Ì có quan hộ đẳng lập với nhau.


Bậc 2: quan hệ trong mỗi vế bậc Ì của càu trên là quan hệ tàng cấp trong một câu
ghép, có mô hình:
chẳng những a mà b
(74) Bỏn sợ sặc nước thì bỏn không biết bơi; Bỏn sợ nói sai thì bỏn không nói được
ngoỏi ngữ.
{Theo Hồng Diềm)
Câu ghép trên có 2 bậc với mỏ hình:
CG

Ạ Ạ
a (thì) b a (thì) b-
Bậc Ì: quan hệ toàn câu, có 2 vế lớn bậc Ì: p, và p, có quan hệ đẳng lập.
Bậc 2: quan hệ trong mỗi vế lớn là quan hệ của cáu ghép chỉ điều kiện giả thiết (nếu a
thì b).
(75) Hắn tăng hết tốc độ, nhưng chiếc máv bay bổng như bị một ngọn roi quất, lắc
một cái dữ dội làm xiêu hẳn người, rồi lửa lem lém bắt vào ngay chung quanh buồng lái.
(Nguyền Đình Thi)
Câu ghép trên có hai bậc:
- Bậc 1: Hắn tăng hết tốc độ, I nhưng chiếc máy ba\ buồng lái.
vế Ì vê 2
Quan hệ giữa hai vế bậc Ì là quan hệ tương phản.
- Bậc 2: chiếc máy bay xiêu hẳn người,/ rồi lừa lem lém buồng lái.
vé Ì vê 2
Quan hệ giữa hai vế bậc 2 là quan hệ kế tiếp theo thời gian.
2.2.3. Câu phức thành phần
ũ. Khái niệm về câu phức thành phần
Câu phức thành phần là kiểu cáu gồm ĩ kết cấu c - V trỏ lên, trong đó chỉ có một kết
cấu c - V nòng cốt. Kết cấu c - V (hay các kết cấu c - V) còn lại được gầi lờ kết cấu c - V
"bị bao " vì nó được dùng để tạo nén một thành phần nào đó của cáu (như chủ ngữ, vị ngữ,
khỏi ngữ, trạng ngữ, phụ chú ngữ) hay của cụm từ nằm trong cáu (như bố ngữ, định ngữ).
Ví dụ:
(Ì) Con gái Huế nội tám thật phong phú, ám thầm, kín đáo và sáu thẳm.
(Hà Ánh Minh)

157
Câu trẽn có 2 kết cấu c - V, trong đó:
+ Kết cấu c - V nòng cốt là:
Con gái Huế// nội tâm thật phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thảm.
c V
+ Kết cấu c - V "bị bao":
nội tàm/ thật phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm.
c V
Kết cấu c - V "bị bao" trên giữ chức năng vị ngữ - vị ngữ nòng cốt nên cảu trên gọi là
câu phức vị ngữ.
(2) Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
(Nguyễn Thái Vận)
Câu trên cũng có 2 kết cấu c - V, trong đó:
+ Kết cấu c - V nòng cốt là:
Căn nhà tôi ở// núp dưới rừng cọ.
c V
+ Kết cấu c - V "bị bao": tôi I ở làm định ngữ cho danh từ trung tâm "cân nhà". Bởi
vậy, câu trên được gọi là câu phức định ngữ.
b. Đặc điểm của cảu phức thành phần
Như đã nêu ở phần khái niệm, câu phức thành phần gồm 2 kết cấu c - V trở lên, trong
đó chỉ có một kết cấu c - V nòng cốt, kết cấu c - V còn lỏi là kết cấu c - V "bị bao". Như
vậy, muốn làm rõ đặc điểm của câu phức thành phần, trước tiên cần phân biệt kết cấu c - V
nòng cốt với kết cấu c - V "bị bao".
- Kết cấu c - V nòng cốt là một cấu trúc cú pháp - nghĩa độc lập. Trong phỏm vi cấu
trúc của câu đơn, nó là cấu trúc lớn nhất, không "bị bao" bởi một cấu trúc lớn hơn. v ề nội
dung, nó phản ánh một sự tình độc lập. Do đó, về vai trò, chức năng, nó được xem là hạt
nhân câu tạo nên cán đơn, được dùng để thông báo.
Ví dụ:
(3) Tiếng Việt của chúng ta // rất đẹp.
c V
(Phỏm Văn Đồng)
(4) Người ta // là hoa của đất.
c V
K h i tham gia vào câu ghép, m ỗ i kết cấu c - V nòng cốt giữ vai trò là một vế của
cáu ghép.

158
Ví dụ:
(5) Trông về phía sau, kia// là đền Quan Thánh, đây// là chùa Trấn Quốc.
TN c V c V
(Phan K ế Bính)
Ví dụ (5) là một câu ghép có 2 kết cấu c - V nòng cốt. M ỗ i kết cấu đó là một vế cùa
câu ghép đẳng lập.
- Kết cấu c - V "bị bao" là cấu trúc không độc lập cả về cú pháp lẫn nghĩa. Bởi, tuy có
cấu tỏo là một kết cấu c - V nhưng nó không phải là kết cấu cú pháp - nghĩa bao trùm lớn
nhất làm hỏt nhàn cho một câu đơn hay vế của một câu ghép mà lỏi nằm trong một thành
phần của câu hay của cụm từ - nên mới gọi là kết cấu c - V "bị bao". Cụ thể, cả kết cấu c - V
bị bao đó mới chỉ là một thành phần của câu như: chù ngữ, vị ngữ, khởi ngữ...
Ví dụ:
(6) Từng tảng mây khói đen / là là hỏ thấp xuống mặt kênh // làm tối sầm mặt đất.
Co Vo
c V
(Đoàn Giỏi)
Ó câu trên, kết cấu c - V "bị bao" nằm trong bộ phận chủ ngữ của câu: từng máng
mâ\ khói đen! là là hạ thấp xuống mặt kênh. Cả kết cấu đó mới làm chủ ngữ cho vị ngữ
"làm tối sầm mặt đất".
(7) Cái cây phải bỏng // lá / dày như chiếc bánh bích quy.
Co V()
c V
Ở câu trên, bộ phận vị ngữ "lá dày như chiếc bánh bích quy" có cấu tỏo là một kết cấu
c - V, trong đó, lá: chủ ngữ; dày như chiếc bánh bích quy: vị ngữ. Đó là kết cấu c - V "bị
bao", cả kết cấu đó mới làm vị ngữ, nêu đặc điểm cùa chủ ngữ: "cái cây phải bỏng".
- Kết cấu c - V "bị bao" còn làm bổ ngữ trong cụm động từ hay định ngữ trong cụm
danh từ.
Ví dụ:
(8) Tôi // chỉ thấy người trong sách / đi lỏi nói chuyện với nhau thôi.
Co v„
c V
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)
ở câu trên, bộ phận vị ngữ "chì tháy người trong sách đi lỏi nói chuyện với nhau thối"
là cụm động từ, cụm động từ đó có đông từ trung tâm: thấy; bổ ngữ cho thấy là một kết cấu
c - V "bị bao": người trong sách đi lại nói chuyện với nhau.

159
(9) Cái áo Chiêu / mặc // biến thành áo lụa màu xanh.
Co Vo
c V
(Nguyễn Tuân)

Ở câu trên, bộ phận chủ ngữ "cái áo Chiêu mặc" là một cụm danh từ. trong đó "áo"
là danh từ trung tám, "Chiêu mặc " là định ngữ cho áo. Định ngữ đó có cấu tỏo là một kết
cấu c - V "bị bao": Chiêu mặc.
Về mặt nội dưng, kết cấu c - V "bị bao" vì giữ chức năng là một thành phần của câu,
của cụm danh từ hay động từ nên nội dung của nó là nội dung cùa thành phần mà nó đảm
nhiệm. Chảng hỏn, ở ví dụ (7), kết câu c - V "lá dày như chiếc bánh bích quy " giữ chức
nâng vị ngữ, nêu đặc trưng về "lá " của "cái cây phải bỏng ". ơ ví dụ (8). kết câu c - V
"người trong sách đi lại nói chuyện với nhau " giữ chức năng bổ ngữ, nêu nội dung của
điều "thấy". Còn ở ví dụ (9), kết cấu c - V: Chiêu mặc, giữ chức năng định ngữ, làm rõ
nghĩa cho danh từ trung tâm "áo ".
c. Các loại câu phức thành phân
Trong thực tế hoỏt động, các thành phần câu: chù ngữ, vị ngữ. trỏng ngữ, khởi ngữ,
phụ chú ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ như (định ngữ,
bổ ngữ) đều có thể có cấu tỏo là một kết cấu c - V. Kết cấu c - V tỏo nên thành phần của
câu, của cụm từ chính là kết cấu c - V "bị bao" và câu chứa nó là câu phức thành phần.
Như vậy, nếu gọi tên câu phức thành phần theo chức nâng mà các kết cấu c - V "bị
bao" đảm nhận, sẽ có các loỏi: câu phức chủ ngữ, cáu phức vị ngữ, câu phức trỏng ngữ. câu
phức khởi ngữ, cáu phức định ngữ, câu phức bổ ngữ. Dưới đây sẽ nêu ví dụ về các loỏi câu
phức thường gặp.
* Câu phức thành phẩn chủ ngữ
Là câu phức thành phần mà chủ ngữ có cấu tạo là một kết cấu c -V "bị bao ".
Ví dụ:
(10) Mầi người đều ủng hộ là một thuận lợi cơ bản.
( l i ) Hương sen thơm mát từ cánh đỏng đua lén làm dịu hẳn cái nóng ngót ngát cùa
trưa hè.
Ì
(Tập dầc lớp 2. 1980)
Cụm chù vị làm chủ ngữ thường xuất hiện trong những cáu mà vị ngữ cùa câu bắt đáu
bằng động từ gây khiến (làm, làm cho, khiến cho . . . ) , hoặc từ là. Cụm chù vị làm chù ngữ
dễ được danh hoa nhờ các từ việc, sự. cuộc, điêu....

160
* Cáu phức thành phẩn vị ngữ
Là câu phức thành phấn mà vị ngữ có cấu rạo là một kết cấu C- V.
Ví dụ:
(12) Cái chàng Dế (Thoắt //, người I gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
(Tô Hoài)

(13) Người nào người nấy //, mặt I xanh như tàu lá chuối.
(Nguyên Hồng)

(14) Cá chim// hai vây/ xoè ra. Cá mòi// vảy trắng/ li ti như bạc mới. Cá gùng// ria trê/
dài vểnh lên.
(Theo Nguyễn Thị cẩm Thỏch)

Loỏi câu này có đặc điểm:


- Chủ ngữ nòng cốt và chủ ngữ "bị bao", về nghĩa có quan hệ chỉnh thể - bộ phận: cái
chàng Dê Choắt - người, người nào người nấy - mặt, cá chim - hai váy cá mòi - vảy trắng...
- Câu phức vị ngữ có thể chuyển thành câu đơn nếu hoán vị hai chủ ngữ cho nhau:
Người cái chàng D ế Choắt gày gò và dài lêu nghêu....; Mật người nào người nấy xanh như
tàu lá chuôi; Hai vây cá chim xoè ra...
Nội dung của hai kiểu câu trên về cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên nếu dùng câu
phức vị ngữ thì phần chỉnh thể được nhấn mỏnh, còn dùng câu đơn thì thành phần được
nhấn mỏnh lỏi là bộ phận cùa chỉnh thể.
Câu phức vị ngữ thường được dùng để miêu tả đặc điểm về một bộ phận của đối tượng
nào đó.
* Câu phức thành phần khỏi ngữ:
Là câu phức thành phấn mà khởi ngữ được cấn tạo bởi kết cấu C- V.
Ví dụ:
(15) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta
đều biết: bữa cơm, đổ dùng, cái nhà, lối sống.
(Phỏm Vãn Đồng)
(16) Hạnh phúc ở đâu, đôi khi có những người đèn tận cuối đời vẫn thốt lên cáu hỏi
đó trong sự lẫn lộn, muộn màng và tiếc nuối.
(Bi mật của hạnh phúc)
Trong thực tê sử dụng ngôn ngữ, cáu phức khởi ngữ có tần số sử dụng thấp, thường chỉ
được dùng dưới dỏng nêu câu hòi, nhấn mỏnh cho phần bổ ngữ của câu.

161
* Cáu phức thành phần trạng ngữ:
Là cáu phức thành phần mà trạng ngữ có cấu tạo lờ một kết cấu c - V.
Ví dụ:
(17) Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ.
(Ngô Tất TỐ)
(18) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp dùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.
(Nguyên Hồng)

Tỏi sao lỏi cho các kết cấu c - V in nghiêng ở hai ví dụ trên là trỏng ngữ chứ không là
vế của câu ghép. chúng tôi đã lí giải ở mục trỏng ngữ có cấu tỏo là cụm c - V.
* Câu phức thành phàn bô ngữ
Là câu trong đó có chứa một (hoặc hơn một) bổ ngữ được rạo nên bởi một kết cấu c - V.
Ví dụ:
(19) Oan Đi-xnày từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng.
(Trái tim có những điêu kì diệu)
Câu phức bổ ngữ thường có ở những câu chứa các loỏi động từ sau: động từ chỉ cảm
nghĩ - nói năng (nghe, hiểu, thấy, nghĩ, nói, báo, đồn....), động từ chỉ ý muôn, ý thích
{muốn, thích), động từ chỉ quan hệ (là), động từ bị động (bị, được).
Các động từ trên thường giữ chức năng vị ngữ chính hoặc vị ngữ phụ (trỏng ngữ chỉ
tình huống) trong câu, do đó, bổ ngữ có kết cấu c - V cũng thường "bị bao" trong hai
thành phần đó.
Ví dụ:
(20) Chị Cốc đã trỏng thấy Dế Choai đang loay hoay trước cửa hang.
(Tô Hoài)
(21) Trỏng lão cười như mếu và dôi mất lão áng ộc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão
mà oà lên khóc. (Nam Cao)
* Câu phức thành phần đinh ngữ
Là câu phức thành phần trong đó kết cấu c - V bị bao giữ chức năng làm định ngữ
cho một danh từ nào đó ở trung tâm
Ví dụ:
(22) D ế Choắt là tên tôi đã đặt một cách chế giễu và trịch thượng.
(Tô Hoài)
Định ngữ với chức năng chung là làm cho người, vật, việc... nêu ở danh từ trung tâm
được xác định, cụ thể hóa. Do đó, sử dụng định ngữ nói chung và định ngữ có kết câu c - V
nói riêng là giải pháp giảm số lượng danh từ riêng, v ề lí thuyết, tất cả các danh từ, kể cả

162
danh từ riêng, đều có thể thêm vào sau nó một định ngữ có kết cấu c - V, nhưng thường
gặp hơn là các danh từ trống nghĩa (điểu, cái), các danh từ chỉ thời gian, địa điểm không
xác định (khi, hồi, dạo, lúc, nơi, chỗ...).
Ví dụ:
(23) Điều tôi dự đoán, thật không sai.
(Nguyền Tuân)
(24) Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.
(Theo Phan Huy Chú)
(25) Mùa xuân! M ỗ i khi Hầa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự
đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
(26) Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
(Nguyễn Thái Vận)
Định ngữ là phần phụ cùa cụm danh từ. Trong câu, cụm danh từ thường đảm nhận các
chức nâng: chủ ngữ, trỏng ngữ, bổ ngữ nên định ngữ có kết cấu c - V cũng thường bị bao
trong các thành phần đó.
2.2.4. Câu đặc biệt
ũ. Khái niệm
Cảu đặc biệt là cáu không cáu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, mà chỉ được tạo thành
bởi một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhimg vẫn là một cấu trúc cú
pháp độc lập, có chức năng thực hiện một hành động ngôn ngữ như những câu bình thường.
Nếu như câu đơn bình thường có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ thì câu đặc
biệt chỉ có một thành phần chính. Khó có thể xác định - và cũng không cần thiết phải xác
định đó là thành phần nào: chủ ngữ hay vị ngữ.
Tuy chỉ có một thành phần chính nhưng nó vẫn là một câu và không thiếu, khuyết hay
ẩn một thành phần nào cả. Tự bản thân nó đã trọn vẹn cả về nghĩa lẫn cấu trúc mà không
cần dựa vào ngữ cảnh hay văn cảnh. Nó là một cấu trúc độc lập, kín tự thân. Do đó, khác
với dỏng tỉnh lược của câu, câu đặc biệt không cần và không thể "khôi phục thành phần
"cho đầy đù hơn.
b. Đặc điểm vê cấu tạo
Câu đặc biệt cũng như câu đơn hai thành phần, ngoài thành phần chính còn có thể có
các thành phần phụ khác. Thành phần chính của câu đặc biệt có thể được cấu tỏo bởi một
từ hoặc một cụm từ chính phụ hay đảng lập.
- Cáu đặc biệt là một từ: từ tỏo nên câu đặc biệt có thể là danh từ, vị từ, thán từ.

163
Ví dụ:
(1) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
(Hà Ánh Minh)

(2) Trang! Trang! Lỏi đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
(Trần Hoài Dương)

(3) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thui. Bịch.


(Nguyễn Công Hoan)

(4) Chị Dậu vẫn thiết tha:


- Khốn nạn\ Nhà cháu đã không có, dẫu ông mắng chửi cũng đến thế thôi.
(Ngô Tất Tố)

(5) Ha hai Cơm nguội!


Bác N ồ i Đồng run như cầy sấy:
- Bùng bong! Ái Ái! Lỏy các cậu, các ông, ân thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất.
(Nguyễn Đình Thi)

- Câu đặc biệt là cụm từ.


+ Cụm từ đẳng lập
Ví dụ:
(6) Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bin dĩa , bực mình. Chửi tục, cạn nhau, thở dài.
(Nguyễn Công Hoan)
+ Cụm từ chính phụ: thành phần chính của câu đặc biệt có thể là cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ.
Ví dụ:
(7) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
(Thép Mói)
(8) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông sang ngách nhà ta? Dẻ nghe nhũ
(Tô Hoài)

(9) Lo tha y] Nguy tha y] Khúc đê này hỏng mất.


(Phàm Duy Tốn)
Nếu với câu đơn và câu ghép, kết cấu c - V nòng cốt được coi là hỏt nhàn để tỏo nên
câu thì với câu đặc biệt cũng có thể COI từ hay cụm từ (không phân định chủ ngữ hay vị
ngữ) là nòng cốt đặc biêt (NCĐB) để tỏo nên câu đặc biệt. Nòng cốt đó có thể một mình
tỏo thành câu đặc biệt (xem các ví dụ 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8).

164
Các nòng cốt đặc biệt cũng có thể kết hợp với nhau để tỏo thành câu ghép.
Ví dụ:
(10) Còn gỏo, còn tiền, còn đệ tử.
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Tú Xương)
M ỗ i dòng thơ trên có 3 nòng cốt đặc biệt.
Ngoài thành phần nòng cốt, câu đặc biệt còn có thể có các thành phần phụ khác như:
trỏng ngữ, khởi ngữ, hô ngữ, phụ chú ngữ.
Ví dụ:
( l i ) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.
TN NCĐB
(Thép Mới)
(12) Đây đó, trên vách động, còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.
TO, T N 2 NCĐB
(Trần Hoàng)
(13) Thóc, còn 2 tấn.
KN NCĐB
(14) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
NCĐB Tro PCN
(Vũ Bằng)

c. Chức năng - tác dụng cảu đặc biệt


Như đã nêu ỏ phần khái niệm, câu đặc biệt dẫu chỉ có một trung tâm cú pháp chính
nhưng vẫn được coi là câu, vì nó đảm nhận chức năng thực hiện một hành vi ngôn ngữ
(hành động nói) như câu đơn bình thường.
Câu đặc biệt thường dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoỏn.
- Thông báo, liệt kê về sự tồn tỏi của sự vật, hiện tượng.
- Bộc l ộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
Dựa vào các chức nâng, tác dụng trên, có thể chia câu đặc biệt thành 4 loỏi sau:
- Câu đặc biệt dùng để xác định thời gian, nơi chốn.
Ví dụ:
(15) Ga xép. Một giờ đêm. Không một bóng người.

165
- Câu đặc biệt dùng dè thông báo, liệt kê về sự tồn tại của sự vật.
Ví dụ:
(16) Bỗng trong vòm trời tối thẩm, vang lên một hồi rền ầm ĩ. Tiếng sấm mưa mới.
(Tô Hoài)

(17) Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
(Ếch ngồi đáy giếng - Truyện ngụ ngôn)

Ở những câu dặc biệt dùng để thông báo về sự tồn tỏi của sự vật, hiện tượng, ngoài
thành phần chính thường có thêm phần phụ trỏng ngữ (ví dụ 16, 17). Trỏng ngữ trong các
câu đó có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó xác định vị trí, địa điểm, thời gian mà sự vật,
hiện tượng được phản ánh trong câu tồn tỏi.
- Cáu đặc biệt được dùng để bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ:
(18) Hai vợ chồng mừng lắm. Nhung lạ thay] Đứa trẻ đến khi lên ba vẫn không biết
nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
(Thánh Gióng, Truyền thuyết)
(19) Ha ha! Một lưỡi gươm!
(Sự tích Hồ Gươm, Truyền thuyết)
- Câu đặc biệt dùng để hô gầi.
Ví dụ:
(20) A Di Đà Ptĩậú Không có Ngài thì tính mỏng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy
gì đền đáp cho xứng.
(Theo Quỳnh Cư)
(21) Hỡi ơi Lão Hợcl Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.
(Nam Cao)
(22) Vâng] Ông giáo dỏy cũng phải!
(Nam Cao)
(23) Thằng kia] Ông tưởng mày chết đêm qua.
(Ngô Tất Tố)
(24) Quốc dán Việt Nơm\
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân.
(Hồ Chí Minh)

166
III. VẤN ĐỂ CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
Ở TRUNG HỌC C ơ SỞ
Trong chương trình Ngữ vãn ở Trung học cơ sở, những vấn đề liên quan đến cấu tỏo
ngữ pháp của câu được dành cho một dung lượng không nhỏ. Có thể hệ thông hoa như sau:

1. v ề c á c t h à n h phần c â u
Học sinh trung học cơ sở được trang bị những kiên thức và kĩ năng, tuy ờ mức độ giản
lược, nhưng khá đầy đù:
- Về hai thành phần chính trong câu: ở chương trình lớp 6.
- Về thành phần trỏng ngữ: ở chương trình lớp 7.
- Về thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập (cảm thán, hô gọi, chú thích và
thành phần tình thái): ở chương trình lớp 9. Chú ý: Ở chương trình lớp 9, sách Ngữ văn
tách tình thái ngữ ra nhiều thành phần: cảm thán, hô gọi, thành phần tình thái.

2. Về c á c kiểu cấu tỏo n g ữ p h á p của c â u


Chương trình Ngữ văn ở Trung học cơ sở đề cập đến tất cả các kiêu câu theo cấu tỏo
ngữ pháp:
- Câu đơn được bố trí dỏy ở lớp 6, nhưng tập trung vào loỏi câu đơn trần thuật, đồng
thời phân biệt theo câu tỏo của vị ngữ trong câu đơn thành ba loỏi: câu đơn động từ, câu
đơn tính từ và câu đơn danh từ.
- Câu đặc biệt được bố trí ở chương trình lớp 7.
- Câu ghép được bố trí ở chương trình lớp 8. Trong Ngữ vãn 8, tuy không phân biệt
câu ghép thành đẳng lập và chính phụ, nhưng chú ý đến sự phán biệt theo phương tiện liên
kết các vế câu:
+ Câu ghép có dùng từ nối giữa các vế câu.
+ Câu ghép không dùng từ nối, mà chỉ dùng ngữ điệu, dấu câu.
Đồng thời chú ý phân biệt câu ghép theo quan hệ ý nghĩa giữa các vê câu.
- Còn loỏi cáu phức thành phần thì được trình bày trong Ngữ văn 7 dưới dỏng "Dùng
cụm chủ vị để mở rộng câu", cùng với những phép biến đổi câu khác như: rút gọn câu, biến
đổi câu chủ động và câu bị động. Như vậy, nếu mở rộng câu bằng cụm chủ vị làm thành
phần câu hay thành phần cụm từ thì ta có câu phức thành phần.

TÓM TẮT CHƯƠNG


Trong chương 4 này có những nội dung chính cần chú trọng là:
Ì. Câu là một loỏi đơn vị ngôn ngữ có những đặc trưng riêng biệt về chức năng, về nội
dung, về hình thức ngữ âm và ngữ pháp. Câu có thể được xem xét về ba bình diện: cấu tỏo

167
ngữ pháp (kết học), nội dung ngữ nghĩa (nghĩa học), hoỏt động trong giao tiếp (dụng học).
2. Trong cấu tỏo ngữ pháp của câu cần phân biệt các thành phần câu. Bình thường,
câu có hai thành phần chính (nòng cốt): chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra, câu còn có thể có
thành phần phụ: trỏng ngữ, khởi ngữ, và thành phần biệt lập: tình thái ngữ. phụ chú ngữ,
liên ngữ. M ỗ i thành phần câu đều có đặc điểm riêng về chức năng, về ý nghĩa khái quát, về
cấu tỏo, về vị trí trong câu, về hư từ và ngữ điệu.
3. Về mặt ngữ pháp, câu còn được xác định theo những kiểu cấu tỏo ngữ pháp. Các
câu được phân biệt thành câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt, câu ghép và càu phức
thành phần.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của câu thể hiện trong câu sau đây:
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
2. Thế nào là ba bình diện của câu? Phân tích sơ bộ về ba bình diện của câu đối với
càu sau đây:
- D ế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.
(Tô Hoài)
3. Xác định thành phần câu trong những câu sau:
- Riêng chỉ có Tuyết, cỏ gái của dòng họ Hoàng ấy, là biết rõ thân phận mình.
(Lê Lựu)
- Trong trời đất, không gì quý bằng hỏt gỏo.
{Bánh chiừìg, bánh dày)

- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng - Hà N ộ i , được khởi công xây dựng năm 1898.
(Thúy Lan)
4. Phân tích cấu tỏo của chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau;
- Thần dỏy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
- Luôn mấy hôm liền, tôi thấy lão Hỏc chỉ ăn khoai.
- Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch.
(Nam Cao)
5. Tìm các thành phần chính và phụ của câu trong các câu cho dưới đây:
- Một đêm nọ, con mèo mẹ kia đã chuồi mình ra khỏi cánh tay bảo vệ đầy tình âu yếm.
- Rồi hai tay hai đứa, chị ẵm chúng nó vào trong cái phản.
- Ngày nào, chị cũng để ra mấy tiếng hí húi trồng cỏ ở cái vồng hoa ngoài sân.

168
6. Phân tích cấu tỏo ngữ pháp của các câu sau:
- Làm thơ, thì không có nghề. Đi buôn thì không có vốn.
(Nam Cao)

- Đối với gia đình vợ, Thứ vẫn cố ý không thán mật lắm.
(Nam Cao)

- Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi.


7. Tun liên ngữ và phân tích tác dụng của nó trong những câu sau;
- Thoỏt tiên, chúng tóm những người khoe mỏnh, nghèo khó, những người này chỉ
chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giấu.
Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ, hoặc gia đình họ ...
(Ngữ vân 8, tập 2)
8. Phân tích cấu tỏo của câu ghép sau:
- Lịch sử vẫn thường sẵn những trang đau thương mà hiếm những trang vui vẻ: bậc
anh hùng hay gập bước gian nan, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn.
(Nguyền Đình Thi)
- Tháp Ep-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng
của nước Pháp.
9. Dự kiến hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập sau:
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa ma ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một đường dài.
(Nguyễn Thành Long)
c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lỏi điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cái lược, đưa cho tôi và nhìn
tói hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng)
d. Ông lão bỗng ngừng lỏi, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lấm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lỏi đốn đến thế được.
(Kim Lân)
10. Dự kiến hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập sau:
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chiu gọi.
(Nguyễn Quang Sáng)

169
b. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.
(Nguyễn Thành Long)
c. Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm được bao nhiêu là việc nữa.
(Đỗ Chu)
l i . Xác định kiểu câu trong đoỏn sau:
- Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc ấy là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu rủ
người yêu dỡ vách ra rừng chơi. M ị nín khóc, M ị lỏi bồi hồi.
(Tô Hoài)
12. Phàn tích ngữ pháp các câu văn trong đoỏn sau:
Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực
lẽn, những cơn sóng nhỏ lãn tân mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát...
Trăng sáng vằng vặc. Dường như càng về khuya, bầu trời càng xanh ương, tràng càng sáng.
(Khuất Quang Thuỵ)
13. Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập sau:
Hãy phân tích thành phần của các câu sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng.
(Tô Hoài)
b. Sau một hồi trống thúc vang đội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sấp hàng
dưới hiên rồi đi vào lớp.
(Thanh Tịnh)
c. Còn tấm gương bằng thúy tinh tráng bỏc, nó vẫn là người bỏn trung thực, chân
thành, thẳng thắn, không hề nói dôi, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc á c . . .
(Băng Sơn)
14. Phân tích l ỗ i của các câu cho dưới đây. Hãy chữa lỏi cho đúng.
a. Tôi hi vọng rằng quý công ti sẽ cảm thấy hài lòng khi tiếp nhận hồ sơ xin việc cùa
tôi và sẽ rất vinh hỏnh được đón nhận thư trả lời của quý công ti trong thời gian sớm nhất.
('Trích Đơn xin việc, Lê Công Thành)
b. (Các vụ tai nỏn giao thông ngày càng tăng, gây ra nhiều nhức nhối cho xã hội. Đã
tới lúc chúng ta cần lập lỏi trật tự an toàn giao thông). Mầi người dán phải nghiêm chỉnh
chấp hành luật lệ giao thông tà một biện pháp phòng chống ách tắc và tai nạn giao thông.
(Trích bài viết của sinh viên)
c. (Phụng vừa cười vừa nói với tôi). Tuy mới ra trường, tuổi đời và tuổi nghé so với anh
chỉ đáng mặt làm "cháu " nhiúig bao giờ Phụng cũng gầi tôi bằng chị hết sức trịnh trầng.
(Phỏm Thị Minh Thư, Có một đêm như thê)

170
d. Ở lứa tuổi thích trái ô mai, thích viên kẹo ngọt, hay vòi vĩnh bố mẹ, xin người lớn
đừng buộc các em phải ra trước sân trường hô những câu thuộc lòng mà chính bản thân các
em chưa hiểu rõ những từ trong đó.
(Báo Hà Nội mới, số 314, năm 2000)
e. Dù món quà sinh nhật có giá trị vật chất lớn đến đâu chăng nữa - có thể là một
chiếc nhẫn lỏm cương đắt giá, một chiếc xe máy sang trọng, thậm chí là cả một ngôi nhà
lộng lẫy.
(Trích bài viết của sinh viên)
g. Qua gần quá nửa cuộc đời long đong chống trả với số phận của nhân vật Đào, một
con người chịu nhiều bất hỏnh cô đơn nhưng vẫn có niềm tin mãnh liệt vào hỏnh phúc.
(Trích bài viết của sinh viên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG IV


Ì. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục, H, 2000.
2. Nguyễn Tài cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đỏi học & Trung học chuyên nghiệp,
1975.
3. Cao Xuân Hỏo. Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. NXB Khoa học Xã hội, 1991.
4. Hoàng Trọng Phiến. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đỏi học và Trung học chuyên nghiệp,
1980.
5. Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. NXB Khoa học Xã hội,
1964.
6. Bùi Minh Toán (đồng tác giả). Đại cương ngôn ngữ hầc, tập Ì. NXB Giáo dục, tái bản,
2003.
7. Viện K H X H . Ngữ pháp tiếng Việt. N X B Khoa học Xã hội, H 2002.

171
C H Ư Ơ N G V

* BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA

CỦA CÂU TIÊNG VIỆT

YÊU CẦU CẦN ĐẠT


- Nắm được các thành phần nghĩa của cân: nghĩa miêu tà và nghĩa tình thái (cấu trúc
vị tố - tham thể với các loại vị tô và các vai nghĩa , các loại nghĩa tình thái và biểu hiện của
chúng trong càu tiếng Việt, ...). Đồng thời xác định được mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa
miêu tả, nghĩa tình thái và cấu trúc ngữ pháp của câu: tương quan giữa các thành tố trong
nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái và các thành phần ngữ pháp của cáu.
- Vận dụng được những hiểu biết vê bình diện nghĩa của câu vào việc phán tích thành
phán nghĩa trong câu, phân biệt với các thành phàn ngữ pháp của cáu, đồng thời nâng cao
nâng lực tạo câu khi nói và viết.
- Chuẩn bị kĩ về kiến thức, kĩ nâng và phương pháp để thâm nhập và dạy tốt những nội
dung tương íừtg trong chương trình ngữ văn ở Trung hầc cơ sở.

KIẾN THỨC CẦN CÓ


- Có kiến thức Ngữ văn của Trung hầc cơ sỏ và Trung hầc phố thông vê nghĩa và cấu
tạo ngữ pháp của câu.
- Có kiên thức vê cấu tạo của cụm từ và cáu tạo ngữ pháp của cáu mà các chương HI
và chương IV trong giáo trình này đã trang bị và luyện tập thực hành.

Mỏ ĐẦU
Như đã nêu ở phần khái quát, bình diện ngữ nghĩa của câu gồm hai thành phần nghĩa:
nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.
- Nghĩa miêu tả phản ánh hai thành tố của một sự việc (sự tình): đặc trưng/quan hệ và
thực thể. Cấu trúc nghĩa đó được thể hiện qua cấu trúc vị tố - tham thể. Do đó, phân tích
tìm hiểu nghĩa miêu tả của câu là tìm hiểu:
+ Các loỏi vị tố và các loỏi tham thể.
+ M ố i quan hệ giữa cấu trúc vị tố - tham thể với câu trúc ngữ pháp của câu - cũng tức
là mối quan hệ giữa các vai nghĩa với các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, khởi ngữ, bổ
ngữ, trỏng ngữ.
- Nghĩa tình thái rất rộng và trừu tượng, chương này tập trung tìm hiểu 4 loai nghĩa
tình thái và các phương tiện thể hiện nó:

172
+ Tinh thái của hành động nói.
+ Tinh thái liên cá nhãn.
+ Tinh thái chủ quan.
+ Tinh thái khách quan.

I. NGHĨA M IÊU TẢ CỦA CÂU


Nghĩa này còn được gọi là nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề.

1. Khái niệm
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Người ta dùng ngôn ngữ
để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau. Một phần nghĩa tỏo nên nội dung của
thôn" tin là các vật, việc, hiện tượng - gọi chung là sự việc hay sự tình trong thực tế khách
quan được phản ánh vào câu - một trong các đơn vị của ngôn ngữ. Đó chính là phần nghĩa
miêu tả của câu.
Chan" hỏn thực tế đã xảy ra sự việc: Bố mẹ tôi mua sắm cho em gái tôi tất cả những
gì cẩn cho công việc vẽ. Phân tích ra, sự việc đó có:
- Một hành động đã xảy ra: mua sắm.
- Người thực hiện hành động mua sắm: bố mẹ tôi.
- Người nhận được vật mua sắm: em gái tôi.
- Vật mà bố mẹ tôi mua sắm: tất cả những gì cần cho công việc vẽ.
Sự việc trên nếu được ai đó phản ánh vào ngôn ngữ (nói hay viết) thì ta sẽ có câu:
(1) Bố mẹ tôi mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ.
Và 4 thành tố phân tích ở trên trở thành nội dung của câu (1). Đó chính là phần nghĩa
miêu tả của câu. Nó được nhận diện từ chính các từ ngữ có trong câu mà không phải dùng
các thao tác suy ý.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra: Nghĩa miêu tá của cáu là nghĩa biểu thị vật,
việc hiện tượng (gầi chung là sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong
cáu, qua lăng kính chủ quan của người nói (viết).

2. Cấu t r ú c nghĩa miêu t ả


Xét các ví dụ sau:
(2) Trinh tặng Lan một chùm ổ i .
(3) Nam rất dũng cảm.
(4) Hà N ộ i là Thủ đô của nước Việt Nam.
Xét ở phương diện nghĩa miêu tả, mồi câu trên phản ánh một sự việc. M ỗ i sự việc gồm
hai loỏi thành tố:
- Thành tố thứ nhất - là thành tố cốt lõi - nêu đặc trưng hay quan hệ trong sự việc.

173
Phần này trả lời cho một trong các càu hỏi: Sự vật được phản ánh (đã. đang. sẽ) thực hiện
hành động gì? Có trỏng thái ra sao? Có phẩm chất (tính chất) gì? Có quan hệ như thế nào
(đồng nhát, so sánh, sở hữu, mục đích...) với đối tượng có liên quan? Phương tiện ngôn ngữ
được dùng để thể hiện các đặc trưng hay quan hệ là các động từ, tính từ, các từ chi quan hệ,
đôi khi cả danh từ - gọi chung là vị tố. Trong các ví dụ đã dần, phương tiện ngôn ngữ được
sử dụng là động từ "tặng " ở (2), tính từ "dũng câm " ở (3) và từ quan hệ "là " ờ (4).
- Thành tố thứ hai là các nhân tố tham gia vào chính sự việc mà câu phản ánh - gọi
chung là các tham thể. Chảng hỏn, ở các ví dụ (2), (3), (4) có các tham thể sau: Trinh (chủ
thể hành động trao nhận), Nam (thể mang tính chát), Hà Nội (thê bị đóng nhất), Lan (tiếp
thể), một chùm ối (đối thể trao nhận), Thủ đô của nước Việt Nam (thể đồng nhát). Phương
tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện các tham thể, chù yếu là các danh từ, cụm danh từ
(như các ví dụ đã phân tích) đỏi từ và một số ít là động từ, cụm động từ.
Ví dụ:
(5) Yêu cầu mọi người giữ trật tự.
Với sự việc trên, có hai tham thê liên quan đến hành động "yêu cầu " là: "mầi người"
(cụm danh từ) - đối thể và "giữ trật tự" (cụm động từ) - nội dung yêu cầu.
Tóm lại, cấu trúc nghĩa miêu tả là cấu trúc nghĩa của sự việc được phản ánh vào câu,
gồm hai thành tô chính: đặc trimgl quan hệ và các thực thể có liên quan. Các thực thể được
gọi chung là tham thể. Như vậy, cấu trúc đặc trưng/quan hệ - vai nghĩa (hay dặc trung -
tham thể) là cấu trúc nghĩa miêu tả của câu. Phân tích cấu trúc nghĩa cùa chúng là chỉ ra
đặc trưng hay quan hệ và các tham thể của sự việc được thể hiện như thế nào ờ trong câu
(xem các ví dụ Ì, 2, 3, 4, 5 đã phân tích).
Trong cấu trúc nghĩa miêu tả, phần nêu đặc trưng hay quan hệ được coi là phần nòng
cốt vì nó giữ vai trò chủ đỏo, chi phối các tham thể có liên quan cả về số lượng lẫn vai
nghĩa. Chẳng hỏn, trong các ví dụ đã dần:
- Đặc trưng tính chất "dũng cảm " ở ví dụ (3) chỉ đòi hỏi Ì tham thể: Nam - với chức
nâng nghĩa: thể mang đặc trưng "dũng cảm ".
- Quan hệ đồng nhất "là " ở ví dụ (4) đòi hỏi 2 tham thể: thể bị đồng nhất - Hà Nội và
thê đồng nhất - Thủ dô của nước Việt Nam.
- Đặc trưng hành động "trao tặng " ở ví dụ (2) lỏi đòi hòi phải có 3 tham thể: Trinh -
chủ thê của hành động tặng, Lan - thê tiếp nhận hành động tặng và một chùm ổi - đối thể
trao tặng.
Mỗi đặc trưng hay quan hệ còn tự án định vai nghĩa cụ thê cho các thực thể đi cùng nó.
So sánh các cấu trúc nghĩa miêu tả sau:
(6) Việt tặng Nga một quyển sách.
(7) Việt mượn Nga một quyển sách.

174
(8) Chiều nay, Việt sẽ đến (nhà) Nga.
(9) Việt rất quý Nga.
Do tham gia vào các cấu trúc nghĩa khác nhau, chịu sự chi phôi của các đặc trưng
khác nhau: trao tặng (6), vay mượn (7), dời chuyển (8), giãi bày (9) mà các tham thể Việt,
Ngơ, một quyển sách trong các câu trúc nghĩa trên sẽ đảm nhận các vai nghĩa khác nhau.
Cụ thể, Việt (6) giữ vai nghĩa chủ thể trao tặng, Việt (7): chủ thể vay mượn, Việt (8): chủ
thể dời chuyển, Việt (9): chủ thể giãi bày. Tương tự như vậy, Nga (6) giữ vai nghĩa: thể tiếp
nhận, Nga (7): thể cho mượn, Nga (8j: chỉ đích đến, Nga (9): thể tiếp nhận tình cảm.
Như vậy, hai thành tố: đặc trưng Ị quan hệ và tham thể của cấu trúc nghĩa miêu tả
luôn có quan hệ quy định - ràng buộc nhau. Dưới đâv sẽ di sâu phân loỏi từng thành tố đó.

3. P h â n loỏi c á c t h à n h t ố trong cấu t r ú c nghĩa miêu tả


3.1. Thành tô nêu đặc trung hay quan hệ
Như đã nói, phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu thị đặc trưng hay quan hệ của sự việc
được gọi chung là vị tố. V ị tố có quan hệ với vị từ. nhưng không đồng nhất với vị từ.
Trong tiếng Việt, ở bình diện ngữ pháp, vị từ là khái niệm thường chỉ tập hợp hai từ
loỏi: động từ và tính từ. Hai từ loỏi này có nhiều điểm chung về ý nghĩa, khả năng kết hợp,
vị trí cũng như chức năng ngữ pháp. Do đó, có thể nói, khái niệm vị từ ở bình diện ngữ
pháp thuộc phỏm trù từ loỏi.
Nhưng ở bình diện ngữ nghĩa, khái niệm vị ró'trong cấu trúc vị tô - tham thể lỏi không
thuộc phỏm trù từ loỏi bởi:
- Thứ nhất: các vị tố trong cấu trúc vị tố - tham thể không chỉ bao gồm các động từ,
tính từ (như ờ các ví dụ Ì, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) mà đôi khi còn có cả danh từ.
Ví dụ:
(10) Cậu bé này bốn tuổi.
( l i ) Ngôi nhà ấy núm gian.
- Thứ hai, xét về mặt chức năng, nếu Vỉ từ thuộc bình diện ngữ pháp - cũng như các từ
loỏi khác - còn ỏ dỏng cô lập, trong từ điển, chưa đi vào hoỏt động, chưa gắn với một chức
năng cụ thể nào cùa câu thì vị tó'thuộc bình diện ngữ nghĩa không ở dỏng cô lập, luôn nằm
trong một cấu trúc vị tố - tham thê cụ thể. giữ vai trò là hỏt nhân nghĩa của sự việc được
phản ánh vào câu và có quan hệ chi phôi với các tham thể cùng nằm trong cấu trúc nghĩa.
Bởi vậy, nghĩa cùa nó cũng chịu sự chi phối của các tham thể có liên quan, không ổn định
bất biến như nghĩa cùa các vị từ thuộc bình diện ngữ pháp - còn nằm trong từ điển.
Chẳng hỏn, nếu xét ờ dỏng cổ lập, chưa đi vào hoỏt động thì các từ: ngồi đứng quỳ
thuộc loỏi vị từ chỉ tư thế mang đặc trưng (- động) và (+ chú động), nhưng khi các từ đó
tham gia vào các cấu trúc vị tố - tham thể khác nhau, chịu sự chi phối của các tham thể
trong từng cấu trúc thì các đác trưng của các vị từ đó cũng sẽ thay đổi.

175
Xét các ví dụ sau:
(12) Một buổi chiều, tôi đang ngồi hóng mát ngoài hiên thì Lan đến chơi.
(13) Cám ơn em, mời em ngồi xuống.
Ngồi ở (12) là động từ chỉ tư thế mang đặc trưng (- động) và (+ chủ động). Còn ở
(13), ngồi lỏi là động từ chỉ hoạt động chuyển từ trỏng thái đíúìg sang ngồi - theo yêu cầu
của người khác - nên nó mang đặc trưng (+ động) và (+ chủ động).
Từ những phân tích trên, có thể rút ra nhận xét: vị tố, trong cấu trúc vị tố - tham thể
là phương tiện ngôn ngữ (thường là động từ. tính từ, từ quan hệ) dùng để biểu thị đặc trưng
I quan hệ của sự việc được phán ánh trong câu, có quan hệ chi phối với các tham thể có
liên quan, và thuộc phạm trù chức năng - nghĩa .
Dưới đây sẽ phân loỏi vị tố - với tư cách là thành phần nêu đặc trưng / quan hệ của sự
việc trong cấu trúc vị tố - tham thể.
Khi phân loỏi vị tố, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:
- Ý nghĩa.
- Đặc trưng (± động), (± chủ ý).
- Số lượng các tham thể.
a. Dựa vào ý nghĩa của vị tố
Đây là tiêu chí phân loỏi vị tố thường gập trong ngữ pháp truyền thống. Cách phân loỏi
nà)' cho những loỏi chủ yếu sau đây:
- Vị tố dời chuyển: đi, đíữig, chạy, bò, trườn, bay....
- VỊ tố tác động làm thay đổi vị trí của vật: biíng, bê, cõng, mang. vác, ném, lia...
- Vị tố tác động làm thay đổi trỏng thái vật lí của vật: dâm, chém, chặt, cắn, đập...
- Vị tố tác động làm đối tượng bị hủy diệt: thiêu, hủy, diệt, phá, đập
- Vị tố tỏo tác: xây, đắp, đào, tô, vẽ, sáng tác, viết...,
- Vị tô nói năng: nối, bảo, kể, chỉn, rủa
- Vị tố cầu khiến: yêu cầu, ra lệnh, khuyên, cấm...
- Vị tố cảm nghĩ: nghĩ, đoán, tưởììg...
- Vị tố trao nhận: trao, gìn, tặng, ban, phát...
- Vị tố trỏng thái: buồn, lo, vui, sợ. ngủ, thức...
- Vị tố quan hệ: của, bằng, là. dể. vì...
- Vị tố đặc điểm, tính chất: xinh, đẹp, thông minh, xanh, đỏ...
b. Dựa vào đặc tnmg (± động) và (± chủ ý)
Đây là hai tiêu chí đã được nhà ngôn ngữ học s. Dik (1978) sử dụng để phân loỏi các
sự việc (sự tình, sự thể). Phương tiện ngôn ngữ biểu thị các đặc trưng của sự việc là các vị
tố. Do đó, (± động) và (± chủ ý) cũng là hai đặc trưng nghĩa cơ bản của các vị tố.

176
Dựa vào hai tiêu chí trên, vị tố và sự tình mà câu phản ánh được chia thành 4 loỏi, mỗi
loỏi mang hai đặc trưng:
- Loỏi vị tô có đặc trưng (+ động) và (+ chủ ý): là các vị tỏ chỉ hành động (đi, chạy,
nhảy, kêu, gào, đánh, đập, chầc, khuân, vác, xây, đắp...).
- Loỏi vị tô có đặc trưng (+ động) và (- chù ý): là các vị tố chỉ quá trình (rơi, khô, héo,
phai, thám, ngâm, chảy, trôi ).
- Loỏi vị tố có đặc trưng (- động) và (+ chủ ý): là loỏi vị tố chỉ tư thế (ngồi, đírng, quỳ,
cúi, nằm, lom khom....).
- Loỏi vị tố có đặc trưng (- động) và (- chù ý): là các vị tố chỉ trạng thái, tính chất,
quan hệ (lo, sợ, vui, mìơig, to, nhỏ, đẹp, xấu, là, của, vì, để, bằng....).
Các vị tố chỉ hành động, quá trình, tư thế, trỏng thái, tính chất thường được sử dụng rất
phổ biến. Riêng nhóm vị tố chỉ quan hệ, tần số xuất hiện thấp. Nhóm này, vốn là các từ chỉ
quan hệ, được đưa vào cấu trúc vị tố - tham thể để biểu thị mối quan hệ giữa các tham thể
nên được gọi là vị tố. Điều này cũng chứng tỏ khái niệm vị tố trong cấu trúc vị tố - tham
thể thuộc phỏm trù chức nâng - nghĩa chứ không thuộc phỏm trù từ loỏi. Vị tố quan hệ
cũng có những đặc trưng (-động) (- chủ ý) như vị tố trỏng thái, nhưng luôn luôn đòi hỏi hai
tham thể. Nhóm vị tố chỉ quan hệ gồm một số từ tiêu biểu như sau:
- Là: chỉ quan hệ đổng nhất.
Ví dụ:
(14) Kiều Phương là em gái tôi.
- Của: chỉ quan hệ sở thuộc.
Ví dụ:
(15) Áo này cùa tôi, áo kia của anh.
- Có: chỉ quan hệ sở hữu.
Ví dụ:
(16) Nam có chiếc cặp sách mới.
- Bằng: chỉ quan hệ nguyên liệu.
Ví dụ:
(17) Chiếc cặp của Nam bâng da.
- Để: chỉ quan hệ mục đích.
Ví dụ:
(18) Bàn tròn để ăn cơm. Bàn chữ nhật để tiếp khách.
- Tại, vì: chỉ quan hệ nguyên nhân.

177
Ví dụ:
(19) Việc đó to'anh.
- Như, khác, giống,...: chỉ quan hệ so sánh.
Ví dụ:
(20) Nam khác Lan.
- Hóa, hóa ra, hóa thành, trở thành, trở nên: chỉ quan hệ biên hóa, nhưng có đặc trưng
(+ động) và (- chủ ý) của một quá trình thay đổi, biến hóa.
Ví dụ:
(21) Từ khi lớn, nó trở nén lầm lì, ít nói.
(22) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng d ế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)

c. Dựa vào số lượng các tham thể mà vị tố đòi hỏi


Như đã nói, mối quan hệ giữa vị tố và các tham thê là mối quan hệ chi phối nhau. Để
làm rõ nghĩa miêu tả cho càu, mỗi vị tố - trong một cấu trúc vị tố - tham thể cụ thể - sẽ tự
ấn định số lượng và vai nghĩa (tức chức nâng) cho các tham thê mà nó đòi hỏi. Do đó, có
cấu trúc nghĩa miêu tả chỉ cần một tham thể bắt buộc, có cấu trúc đòi hỏi phải có 2, 3 tham
thể bắt buộc thì mới rõ nghĩa (Về tham thể bắt buộc, hay còn gọi là tham thê cơ sở, xem
mục 1.3 dưới đây). Dựa vào mối quan hệ chi phối đó của vị tố với các tham thể bắt buộc,
có thể chia vị tố thành các loỏi sau:
- Loại vị tố đòi hỏi một tham thể bắt buộc: Đó là các vị tố biểu thị nghĩa: trỏng thái
tâm lí, trỏng thái sinh lí, chỉ đặc điểm, tính chất.... Các vị tố này thường chi đòi hỏi Ì tham
thể bắt buộc - là thể mang trỏng thái, tính chất, đặc điểm.
Ví dụ:
(23) Nó ốm rồi.
{ốm: vị tố chỉ trỏng thái sinh lí; nó: thể ở trỏng thái ốm)
(24) Đôi càng tôi mẫm bóng.
{mẫm bóng: vị tố chỉ tính chất; đòi càng tôi: thể mang tính chất mẫm bóng)
(25) Thằng bé đang buồn.
{buồn: vị tố chỉ trỏng thái tâm lí; thằng bé: thể mang trỏng thái buồn)
Các vị từ chỉ hoỏt động dời chuyển có thể có Ì tham thể bắt buộc (chù thể) hoặc ĩ
tham thể bắt buộc (chủ thể và đích).
Ví dụ:
(26) Tôi đi.
(Tôi: chủ thể hoỏt động đi)

178
(27) Tôi đi tới trường.
(Tói: chủ thể của hành động; trường: đích đến)
- Loại vị tố đòi hỏi 2 tham thể bắt buộc: Đó là các vị tố tác động làm dời chuyển vật,
làm thay đổi trỏng thái vật lí của vật, làm vật bị biến hóa, hủy diệt; các vị tố tỏo tác, vị tố
cảm nghĩ.
Ví dụ:
(28) Sơn Tinh đem lễ vật đến trước.
(Sơn Tinh: chù thê thực hiện hành động đem; lề vật: tham thể chỉ vật được dời
chuyển- đối thê)
(29) Tôi đỏp phanh phách vào các ngần cỏ.
(Tôi: chủ thể của hành động đỏp; các ngần cỏ: vật chịu sự tác động của đỏp - đối thể)
(30) Thỏch Sanh chém chằn tinh.
(Thỏch Sanh: chủ thể hủy diệt; chằn tinh: đ ố i thể bị hủy diệt)
(31) Họa sĩ vẽ tra nh.
(Họa sĩ: chủ thể tỏo tác; tranh: đối thể được tỏo tác)
(32) Bôi mẹ t ỏ i rất tin vào thẩm định của chú Tiến Lê.
(Bỏ mẹ tôi: chủ thể của tin; thẩm định của chú Tiến Lể: đối thể của niềm tin)
- Loại vị tô đòi hỏi 3 tham thể bắt buộc:
+ VỊ tố trao nhận đòi hỏi: chủ thể thực hiện hành động, tiếp thể chỉ người nhận, đối
thể chỉ vật được trao nhận.
Ví dụ:
(33) Tòi tặng mẹ một chiếc áo len.
+ Vị tố cấu khiến đòi hỏi: chủ thể cầu khiến, đ ố i thể chỉ người được cầu khiến và nội
dung cầu khiến.
Ví dụ:
(34) Lỏc Long Q u â n sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
+ Vị tố dời chuyển vật tới một vị trí khác đòi hỏi 3 tham thể: chủ thể thực hiện hành
động, đối thể được di chuyển, đích chuyển vật tới.
Ví dụ:
(35) Tói rót nước vào cốc.
(36) L ẻ T h ậ n vứt thanh sắt xuống nước.
Một số vị tố không đòi hỏi tham thể nào đi kèm. Đó là trường hợp của một số câu đặc biệt.
Ví dụ:
(37) ỐiĩMưa rồi.
(38) Chao ôi, nóng quá!

179
3.2. Tham thể (hoặc vai nghĩa )
Tham thể là các thực thể tham gia vào cấu trúc đặc trưng /quan hệ - tham thể của sự
tình, và thường được biểu thị bằng danh từ, cụm danh từ hoặc các từ ngữ tương đương.
Tham thể thường được chia thành hai loỏi: tham thể bắt buộc (cơ sở) và tham thể mở rộng.
3.2.1. Tham thể cơ sỏ (còn gầi là tham thể bất buộc hay diễn tố)
Tham thể cơ sỏ là loại tham thể mà sự hiện diện của nó là do nội dung ý nghĩa của vị
tố trong cùng cấu trúc nghĩa dôi hỏi.
Nói cách khác, để cho phần nghĩa miêu tả - thể hiện qua cấu trúc vị tố - tham thể -
được rõ ràng, trọn ý, mỗi loỏi vị tố đòi hỏi phải có một hay một số tham thể cùng tham gia.
Các tham thể đó chịu sự ấn định cùa vị tố và được gọi là tham thể cơ sở (hay tham thể bắt
buộc hoặc diễn tố).
Ví dụ:
(39) Chị Dậu vội vàng đặt con xuống đất.
Tham thể: chị Dậu - chủ thể của hành động đặt; con: đối thể của đặt; xuống đất: tham
thể chỉ đích của hành động đặt - là các tham thể cơ sở. Sự có mặt của chúng là bắt buộc, do
nghĩa của vị tố đặt đòi hỏi, làm cho nghĩa của câu (39) được rõ ràng, đủ ý (các tham thể đã
phân tích từ ví dụ 23 đến ví dụ 36 là các tham thể cơ sở).
Do chịu sự ấn định của vị tố nên các tham thê cơ sở thường đi với một loỏi vị tô nhất
định. Chẳng hỏn:
- Tham thể chỉ đích: đi với vị tố tự dời chuyển, vị tố tác động làm vật dời chuyển.
- Tham thể chỉ đối thể chịu tác động của hành động: đi với các vị tố chỉ hành động tác động.
- Tham thể chỉ chủ thể cầu khiến, đối thể được cầu khiên và nội dung cầu khiên: đi với
vị tố cầu khiến (xem ví dụ 34).
- Các tham thể chủ thể trao nhận, tiếp thể, vật được trao nhận: đi với loỏi vị tô trao
nhận (xem ví dụ 33).
- Các tham thể chủ thể húy diệt, đối thể bị hủy diệt: đi với loỏi vị tố hủy diệt (xem ví
dụ 30).
Trong cấu trúc vị tố - tham thể, mỗi vị tô tùy theo đặc trưng của nó mà đòi hỏi một sô
lượng nhất định các tham thể cơ sở (thường là từ Ì đến 3: xem các ví du từ 23 đến 36),
cũng có vị tố không đòi hỏi tham thể cơ sở nào (xem ví dụ 37, 38).
Như vậy, mỗi loỏi tham thể cơ sở thường chỉ có mặt ở một hay một vài loỏi vị tô (sự
tình) nhất định.
3.2.2. Tham thể mỏ rộng (còn gầi là tham thể không bắt buộc hay chu tố)
Tham thể mỏ rộng là loại tham thể mà sự xuất hiện của nó nhằm bổ sung thêm một
phương diện nghĩa nào đó cho cấu trúc nghĩa vị tố - thơm thể. Chúng không do bàn chất
của vị tố quy định, chúng có thể có mặt ở nhiều (hay tất cả) các loại vị tố (sự tình).

180
Ví dụ:
(40) Chị Dậu chào chồng bằng hai hàng nước mắt.
Cấu trúc nghĩa miêu tả của ví dụ (40) có hai tham thể cơ sở: chị Dậu - chủ thể của
hành động "chào"; chồng - đối thể được chào; tham thể mở rộng: "bằng hai hàng nước
mắt" - chỉ phương tiện của hành động chào. Sự có mật của hai tham thể cơ sở là do nội
dung nghĩa của vị tố chào đòi hỏi, nếu thiếu nó, cấu trúc nghĩa miêu tả của ví dụ (40) sẽ
không hoàn chỉnh, khó tồn tỏi. Còn sự có mật của tham thể mở rộng "bằng hai hàng nước
mắt" chỉ bổ sung thêm một chi tiết cho cấu trúc nghĩa của ví dụ (40) và nếu thiếu nó thì
cấu trúc nghĩa nòng cốt: chị Dậu chào chồng vẫn tồn tỏi được. Sự hiện diện của tham thể
mở rộng trong câu chỉ tuy thuộc nhu cầu thông tin và tình huống giao tiếp.
Tham thể mở rộng thường bổ sung cho cấu trúc đặc trưng - tham thể các phương diện sau:
- Cách thức - phương tiện:
Ví dụ:
(41) Bây giờ, Liên vội vàng vào thắp đèn...
(Thỏch Lam)

(42) Bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.


(Ngô Tất Tố)

(43) Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai.


(Ngô Tất Tố)

(44) Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình.


(Trần Mỏnh Hảo)

- Thời gian, nơi chốn:


' Ví dụ:
(45) Sau trận bão, chân trời, mặt bể sỏch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
(Nguyễn Tuân)

(46) Một tuần sau, em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi.
(Tỏ Duy Anh)

(47) Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lỏi nhớ tới
những năm tháng chống đế quốc M ỹ oanh liệt và oai hùng.
(Thúy Lan)

(48) Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền vãn hóa lâu đời.
(Thép Mới)

(49) Cô giáo đang giảng bài trên lớp.

181
(50) Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ôtô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ
mỗi lúc một ríu ran.
(Khánh Hoài)
- Nguyên nhân:
Ví dụ:
(51) Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trờ nên thâm trầm
và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
(Hoài Thanh)
(52) Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả Vỉ ông nhiều rồi.
(53) Điều đáng sợ hơn là bỏn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ Vỉ không cố gắng hết mình.
(Trái tim có những điều kì diệu)
- Mục đích:
Ví dụ:
(54) Cuốn sách sẽ cùng bỏn chia sẻ những trải nghiệm chân thành, thực tế đế khám
phá ra những khía cạnh của hạnh phúc.
(Thành Mỹ)
(55) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sản.
(Nguyễn Thái Vận)
(56) Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên.
(Theo Đầu Nguồn)
- Điều kiện:
Ví dụ:
(57) Đời sống tinh thần của nhân loỏi nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
(Hoài Thanh)
(58) Cây sẽ chẳng sống được nếu thiếu ánh mặt trời.
- Nhượng bộ:
Ví dụ:
(59) Đẩu còn nhỏ tuổi, nó đã phải làm nhiều việc của người lớn.
(60) Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn, nó lỏi hiện ra một hình
dáng khác.
(Theo Xuân Yên)
* Một số điểm cần lưu ý về tham thể:
- Tham thể mở rộng dẫu không trực tiếp chịu sự chi phối của vị tố, không nhất thiết

182
buộc phải có mặt trong cấu trúc vị tố - tham thể, sự xuất hiện của nó là nhằm bổ sung thêm
một phương diện nghĩa, nhưng vì nằm trong cùng một cấu trúc nghĩa, nên ý nghĩa cùa nó
phải phù hợp với ý nghĩa của vị tố, phải được vị tố thừa nhận. Chẳng hỏn, xét lỏi ví dụ (40):
"Chị Dậu chào chồng bằng hai hàng nước mắt". Trong ví dụ (40), "bằng hai hàng nước
mắt" là tham thể mở rộng, chỉ phương tiện chào, được vị tố chào chấp nhận, bởi trong thực
tế, ngoài chào nhau bằng lời, người ta có thể chào bằng tav, bằng nụ cười và bằng mắt.
Ánh mắt, hai hàng nước mắt, nheo mắt, nháy mắt... là những đặc trưng thuộc về mắt nên
nó có thể được chấp nhận là phương tiện cùa hành động chào, chào bằng mắt. Vị tố chào
không chấp nhận những phương tiện chào không xảv ra trong thực tê như: chào bằng tai,
bằng mái tóc. bằng cẳng chân.
- Vé tên gầi: Tên gọi các tham thể cơ sở cũng như tham thể mở rộng chưa có sự thống
nhất như tên gọi các thành phần ngữ pháp trong câu. Song nhìn chung, các tham thể cơ sở
thường được gọi theo chức năng nghĩa (vai nghĩa) mà vị tố ấn định cho nó trong cấu trúc vị
tố - tham thể. Chẳng hỏn, Giáo sư Cao Xuân Hỏo gọi bằng các tên: vai tác thể, vai hành
thể, vai dộng thể, vai lực thể, vai đương thể, vai đối thể, vai tiếp thể, vai đích; còn Giáo sư
Diệp Quang Ban gọi là thể động, thể tĩnh, thể cảm nghĩ, thể nói năng, thể mục tiêu, thể tiếp
nhận... Còn các tham thể mở rộng do không chịu sự chi phối trực tiếp của vị tố nên thường
được gọi bằng chính ý nghĩa mà nó biểu thị. Cụ thể, Giáo sư Cao Xuân Hỏo gọi là: vai
phương thức, vai phương tiện, vai kết quả, vai lối đi..., còn Giáo sư Diệp Quang Ban gọi là
cảnh huống: thời gian, không gian, nguyên nhân, điều kiện, mục đích, kết quả, đường đi,
nghịch đôi...
- Sự khác biệt giữa tham thể cơ sở và tham thể mở rộng là có cơ sở lí luận - dựa vào sự
chi phối/không chi phối của vị tố với các tham thể (Xem chương HI, Cụm động từ). Tuy
nhiên, trong thực tế sử dụng, ở những trường hợp cụ thể, có những thực thể khi đi với vị tố
này thì là tham thể mở rộng, nhưng khi đi với vị tố khác lỏi là tham thể cơ sở.
Ví dụ:
(61) Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.
(Anh Đức)
(62) Ở cái chốn này, chúng tôi đã học được nhiều điều bổ ích.
Cùng là yếu tố chỉ nơi chốn, nhưng "cái chốn này" ờ ví dụ (61), do đi với vị tố
"yêu" - chỉ đ ố i tượng được tiếp nhận tình yêu của chù thể "Sứ" nên nó là tham thể cơ sở,
buộc phải có mặt thì sự việc nêu ở ví dụ (61) mới trọn nghĩa. Còn trong cấu trúc nghĩa ở
ví dụ (62), "cái chốn này" không chịu sự chi phối trực tiếp của vị tố "hầc", được sử
dụng để làm rõ hơn nơi chốn của sự việc "chúng tôi đã hầc được nhiều điêu bổ ích " sự
có mặt của nó trong cấu trúc câu của ví dụ (62) là không bắt buộc - bởi vậy, nó giữ vai
trò là tham thể mở rộng.

183
4. Mối quan h ệ giữa c ấ u t r ú c vị t ố - tham t h ể vói cấu t r ú c n g ữ p h á p của c â u
Cấu trúc vị tố - tham thể là cấu trúc nghĩa, được dùng để biểu thị một phần nghĩa của
câu: nghĩa miêu tả, nó thuộc bình diện ngữ nghĩa. Còn các thành phần như: chù ngữ, vị
ngữ, trỏng ngữ, đề ngữ... là khái niệm thuộc bình diện ngữ pháp, được dùng đế biểu thị cấu
trúc cú pháp gọi tắt là cấu trúc chủ - vị. Hai cấu trúc đó có quan hệ với nhau, bơi chúng là
hai mặt: nghĩa và ngữ pháp của câu, cùng được thể hiện ở một hình thức ngôn ngữ. Do đó,
tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc vị tố - tham thể và cấu trúc ngữ pháp cùa câu là tìm
xem nghĩa miêu tả/nghĩa sự việc được thể hiện như thế nào ở các thành phần câu. Đó là
những ý nghĩa gì? Cụ thể hơn là tìm hiểu chức nâng nghĩa (vai nghĩa) cùa các thành phần
câu: chủ ngữ, vị ngữ, trỏng ngữ, đề ngữ, bổ ngữ - các thành phần ngữ pháp tham gia biểu
thị nghĩa miêu tả (sự vật) của câu.
Song, trước khi tìm hiểu nghĩa sự vật của các thành phần câu, cần lưu ý một vài điểm
khác biệt giữa cấu trúc nghĩa và cấu trúc cú pháp:
- V ề yếu tố trung tâm ỏ mỗi cấu trúc: Nếu ở cấu trúc cú pháp, chù ngữ và vị ngữ được
coi là hai thành phần chính của câu thì ở cấu trúc nghĩa miêu tả - cấu trúc vị tố - tham thể
chỉ có một thành phần chính là vị tố. Vị tố giữ vai trò trung tâm, chi phối, ấn định số lượng
và chức năng nghĩa cho các tham thể trong cùng một cấu trúc. v ề mặt ngữ pháp, vị tố giữ
chức năng vị ngữ của câu.
- Vê ranh giới của từng thành phần trong cấu trúc cú pháp và câu trúc nghĩa : Về cơ
bản, hầu như mỗi thành phần ngữ pháp của câu đều ứng với một thành phần nghĩa. Nói
cách khác, mỗi thành phần câu đều đảm nhận một vai nghĩa cụ thể. Nên ranh giới cùa
thành phần câu cũng là ranh giới của thành phần nghĩa. Nhưng riêng với thành phần vị
ngữ, cụ thể hơn là khi vị ngữ có cấu tỏo là cụm động từ hay cụm tính từ có bổ ngữ đi sau
thì tình hình không như vậy: ranh giới giữa thành phần câu và thành phần nghĩa không
tương ứng với nhau. Tỏi sao lỏi vậy? Bởi, với những câu có vị ngữ là một cụm động từ (hay
cụm tính từ) thì ở bình diện ngữ pháp, ta có thể phân tích chúng theo hai cấp độ: cụm từ và
câu. Ở cấp độ cụm từ, nêu phán tích cấu tỏo của vị ngữ, ta có: vị tố trung tâm + bổ ngữ/các
bổ ngữ.
Ví dụ:
(63) Hùng đầc sách.
dầc sách: cụm động từ, gồm động từ trung tâm: đầc, bổ ngữ: sách.
nhưng ở cấp độ câu thì giữ chức năng vị ngữ của câu là cả cụm động từ "đầc sách "
chứ không chỉ có riêng động từ "đầc ",
Còn ở bình diện ngữ nghĩa, tất cả các yếu tố đều chỉ được xét ờ cùng một cấp độ -
trong cấu trúc nghĩa miêu tả - được gọi chung là cấu trúc vị tố - tham thể. Ở cấu trúc đó, vị
tố giữ vai trò trung tâm, còn các bổ ngữ và cả chủ ngữ có vị thế bình đẳng với nhau trong
mối quan hệ với vị tố.

184
Bởi thế, ranh giới của vị tố chỉ trùng với ranh giới của vị ngữ trong các trường hợp vị
ngữ có cấu tỏo là một từ. Với các VỊ ngữ có cấu tỏo là cụm động từ hay cụm tính từ có bổ
ngữ đi sau thì khi phân tích nghĩa miêu tả của chúng, sẽ có hai phần nghĩa: nghĩa của vị tố
trung tâm và nghĩa của các bổ ngữ.
Ngoài những trường hợp có sự tương ứng giữa một thành tố trong cấu trúc nghĩa với
một thành phần ngữ pháp của câu (chảng hỏn, chù thể thường được thể hiện ở chủ ngữ cùa
câu), còn có những trường hợp không có sự tương ứng như thế:
- Cùng một vai nghĩa có thể được biểu hiện thành những thành phần ngữ pháp khác
nhau trong cáu. Điều đó tuy thuộc vào nhu cầu trong từng hoàn cành giao tiếp cụ thể. Ví
dụ: chù ngữ và bổ ngữ có thể đều biểu hiện vai nghĩa đôi thể, hay tiếp thể, bổ ngữ và trỏng
ngữ đều có thể biểu hiện vai nghĩa thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích,...(xem
chi tiết ở phần sau đây).
- Một số thành phần ngữ pháp trong cáu không biêu hiện vai nghĩa nào trong cấu trúc
nghĩa miêu tả. Đó là các thành phần: tình thái ngữ (chuyên thể hiện nghĩa tình thái, không
tham gia biểu hiện nghĩa miêu tả), liên ngữ (chuyên thực hiện chức năng nối kết các câu,
các đoỏn), phụ chú ngữ (thực hiện chức nâng ghi chú thêm thông tin bổ sung). Định ngữ
cũng không biểu hiện vai nghĩa riêng biệt nào mà cùng với danh từ trung tâm của nó biêu
hiện một vai nghĩa thống nhất.
- Trong những tình huống giao tiếp cụ thê, một hay một vài vai nghĩa trong câu trúc vị
tố - tham thể (kể cả các vai nghĩa là tham thể cơ sở) có thể không cần biểu hiện thành
thành phần ngữ pháp trong câu, tuy rằng trong thực tế, các tham thể đó vẫn tham dự trong
sự tình mà câu phản ánh. Đó chính là trường hợp của các dỏng rút gọn (tỉnh lược) của câu
(Xem chương IV - Cấu tỏo ngữ pháp của câu).
Với tinh thần như vậy, dưới đáy sẽ chỉ đề cập đến vai nghĩa của các thành phần:
chủ ngữ, trỏng ngữ, bổ ngữ, khởi (đề) ngữ trong những trường hợp phổ biến, thường
gập của chúng...
4.1. Các vai nghĩa của chủ ngữ
Về mặt ngữ pháp, chủ ngữ là thành phần chính của câu, cùng với thành phần chính thứ
hai - vị ngữ - tỏo nên nòng cốt của câu. Nhưng về mặt nghĩa, chủ ngữ không phải trong mọi
trường hợp đều thể hiện vai nghĩa thuộc loỏi tham thể cơ sở nói chung, vai nghĩa chủ thể
nói riêng. Có thể những trường hợp chủ ngữ thể hiện vai nghĩa chủ thể chiếm một tần số
cao, nhưng chủ ngữ không đồng nhất với vai nghĩa chủ thể, như nhiều người nhầm tưởng.
Có nhiều trường hợp chủ ngữ thể hiện những vai nghĩa khác, kể cả các vai nghĩa là tham
thể mở rộng. Việc chọn vai nghĩa nào trong cấu trúc của sự tình mà câu phản ánh đóng vai
chủ ngữ phụ thuộc vào nhiệm vụ thông báo của câu, vào mối quan hệ của câu trong văn
bản, vào tình huống giao tiếp, vào cấu trúc thông tin của câu (xem thêm ở chương VI).

185
Sau đây chỉ đề cập đến những trường hợp thường gặp về vai nghĩa của chủ ngữ:
4.1.1. Chủ ngữ - chủ thể hành động
Ví dụ:
(64) Lấy làm lỏ, T h u ậ n đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem.
(Sự tích Hồ Gươm, Truyền thuyết)
(65) Phú ông gầi bơ con gái rơ, hỏi lần lượt tìừig người.
(Sầ Dừa)
(66) Phật trao cho em một bông hoa cúc.
(Vì sao hoa củ có nhiêu cánh nhỏ)
4.1.2. Chủ ngữ - chủ thể cảm nghĩ
Ví dụ:
(67) Nhưng t ỏ i lại tưởng thế là không ai dám ho he gì. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.
(Tô Hoài)

(68) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đẩy sương thu và gió lỏnh, mẹ tôi âu yếm nắm
tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)

(69) Nếu ai buồn phiên can có thì gương cũng buồn phiên càu có theo như để ơn ủi,
để chia sẻ cho người đỡ buồn.
(Theo Băng Sơn)

4.1.3. Chủ ngữ - chủ thể nói năng (phát ngôn)


Ví dụ:
(70) X u â n nói: "Tôi mà xấu thì cũng chảng ai đẹp được".
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
(71) Bà m ẹ hỏi ngay: "Dễ thế kia à? ..."
(Vũ Trọng Phụng, số đỏ)

4.1.4. Chủ ngữ - thể mang trạng thái (tính chất, đặc điểm)
Ví dụ:
(72) Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
(Theo Lí Lan)

(73) Tiếng Việt của c h ú n g ta rất giàu và đẹp.


(Phỏm Vãn Đồng)

186
4.1.5. Chủ ngữ- đối thể (đối tượng của hành động)
Ví dụ:
(74) Ngày nay, hoa cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.
(Theo An-ma-nách)

(75) Quan Hình bộ Thượng thư trong Kinh bắt giải ông Huấn Cao và các bỏn đồng chí
ông vào Kinh. P h á p trường lập ở trong ấy kia.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

4.1.6. Chủ ngữ - tiếp thể (người hay vật tiếp nhận)
Ví dụ:
(76) Bức tranh của nó được trao giải Nhất.
(77) Em được nhà Phật trao cho một bông hoa cúc trắng.
(Theo An-ma-nách)

4.1.7. Chủ ngữ- thể không gian hoặc thời gian


Ví dụ:
(78) M ộ t ngày mới bắt đầu.
(79) Đường phố H à Nội vào giờ này thật là sôi động.

4.1.8. Chủ ngữ-phương tiện


Ví dụ:
(80) Xe này chở khách, chứ không chở hàng.
(81) Kéo này chỉ cắt giấy.
4.1.9. Chủ ngữ-nguyên nhân
Ví dụ:
(82) Bão làm đổ nhiều cây lớn trên đường.
(83) Con mèo làm vỡ chiếc lọ hoa đẹp.
4.1.9. Chủ ngữ - thể trong quan hệ
Ví dụ:
(84) N h à m ẹ L ẽ là một gia đình một mẹ với mười một người con.
(Thỏch Lam)

(85) T h â n chị như cánh hoa sen.


(Ca dao)

(86) Ván lát sàn cũng toàn bằng những loỏi gỗ quý hiếm.
(Hà Cẩm Anh)

187
(87) Thịt chó của m ụ Tam để bán chứ không phải để cho hôi thối.
(Nam Cao)
Như đã nói ở trên, hiện nay quan niệm của ngôn ngữ học về số lượng các tham thể
(vai nghĩa) cũng như tên gọi và đặc trưng của các tham thể vẫn chưa đỏt được sự thống
nhất. Vì thế danh sách các vai nghĩa của chủ ngữ mà trên đây đề cập đến không có tính
chất đóng kín tuyệt đối. Còn có thê gặp những vai nghĩa khác ở chủ ngữ. Điều quan trọng
là cần phân biệt vai nghĩa (thuộc bình diện nghĩa miêu tả) với thành phần ngữ pháp của câu
(thuộc bình diện ngữ pháp).

4.2. Các vai nghĩa của trạng ngữ


Tham gia vào cấu trúc nghĩa miêu tả, trỏng ngữ thường đảm nhận các vai nghĩa chỉ: thời
gian, không gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ.
Đó là các vai nghĩa không bắt buộc, có các tên gọi là: tham thể mở rộng, chu tố, cảnh
huống. Chúng không bổ nghĩa cho riêng vị tố trung tám mà bổ sung thêm một phương diện
nghĩa nào đó cho cả sự việc được nêu trong câu. Dưới đây sẽ dẫn ví dụ minh họa cho từng
vai nghĩa của trỏng ngữ.
4.2.1. Vai thời gian: chỉ thời gian xảy ra sự việc nêu trong câu. Thời gian đó có thể chỉ một
thời điểm hay một thời hạn xác định (hiện tỏi, quá khứ hay tương lai), cũng có thể là phiếm
chỉ hay thời gian hằng định.
Ví dụ:
(88) Bây giờ, Hỏnh là bác sĩ và con cái đã lớn.
(Nguyễn Minh Châu)
(89) Từ đầu năm đến giờ, chẳng mấy khi cô ấy ở nhà.
(Nam Cao)

(90) Một tràm bỏc này, chẳng vào đâu thực. Hàng ngày, chồng bà có thể thu hơn
ngần ây lãi.
(Nguyễn Công Hoan)

4.2.2. Vai không gian: biểu thị nơi xảy ra sự việc. Không gian mà trỏng ngữ biểu thị có thể
là không gian cụ thê (rộng hay hẹp), cũng có thể là không gian phiếm chỉ.
Lưu ý: Trong câu tồn tỏi, trỏng ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng - khó GÒ thể
lược bỏ như ở các kiểu câu khác. Vì vậy, có thể xếp vai nghĩa của trỏng ngữ ở câu tồn tỏi
vào loỏi tham thể cơ sở.
Ví dụ:
(91) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
(Thép Mới)

188
(92) Đó đây, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.
(Trần Hoàng)

(93) Đó là cái cổng nhà Lợi. Phía trên lối ra vào, nó xây thêm một tầng nữa.
(Lê Lựu)

4.2.3. Vai tình huống: nêu tình huống diễn ra sự việc.


Ví dụ:
(94) Giữa sống chết, người lính không có gì ngoài tình yêu thương đùm bọc của người
xung quanh.
(Lê Lựu)
(95) Tan buổi hổn kiện, chị Dậu lật đật chỏy xuống cổng đình tìm con.
(Ngô Tất Tố)

4.2.4. Vai cách thức - phương tiện: nêu cách thức hay phương tiện để chù l U Ẩ
:ltfv diện
hành động.
Ví dụ:
(96) Từng lát một, cối giã gỏo nổ lên tiêng ken két thong thả.
(Nguyễn Công Hoan)
(97) Lại hai nách hai con, chị bế chúng vào ngồi trong chõng.
(Ngô Tất Tố)
(98) Bàng một giầng dịu dừng, chị mời chúng lùi vào nhà.

4.2.5. Vai nguyên nhân: chỉ ra nguyên nhân, lí do dẫn đến sự việc trong câu.
Ví dụ:
(99) Vì hơi đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình.
(Nguyên Hồng)
(100) Vườn cày xung quanh tốt tươi, nhờ nguồn nước này.
(Theo Quà tặng của cuộc sống)
4.2.6. Vai mục đích: nêu lên cái đích mà chủ thể cần đỏt được.
Ví dụ:
( l o i ) Để thưởng mỗi thành tích của nó, quan thầy gắn cho một cái mề đay.
(Nguyễn Công Hoan)
(102) Các công ti, để chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động.
4.2.7. Vai điểu kiện: nêu các điều kiện để chủ thể thực hiện hành động hay có trỏng thái
biểu thị ở vị ngữ.

189
Ví dụ:
(103) Đời sống tinh thần của nhân loỏi, nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
(Hoài Thanh)

(104) Giá như không nghĩ đến mẹ, tôi đã sang Pháp từ năm ngoái rồi.
(Vũ Trọng Phụng)

4.2.8. Vai nhượng bộ: nêu các điều kiện mà sự tồn tỏi của nó không ngăn cản được việc
chủ thể vẫn cứ thực hiện hành động (hay trỏng thái, quan hệ) được biểu thị ở vị ngữ.
Ví dụ:
(105) Tuy đỡ hơn mười hai giờ, nhưng ông Sứ vẫn còn ngồi ở bàn giấy.
(Nguyễn Cồng Hoan)
(106) Dù trầng quan, người ta cũng không nể quan nữa.
(Lê Lựu)
4.3. Các vai nghĩa của bố ngữ
Bổ ngữ là tên gọi theo chức năng cú pháp trong cụm động từ. v ề mặt nghĩa, khi tham
gia vào cấu trúc vị tố - tham thể, bổ ngữ sẽ có tư cách của một tham thể. Tên gọi riêng cho
từng tham thể - bổ ngữ, cũng như các tham thể - chủ ngữ, sẽ được gọi theo vai nghĩa mà
chúng đảm nhận. Dựa vào sự chi phối của vị tố trung tâm, vai nghĩa cùa các bổ ngữ được
chia làm hai loỏi:
4.3.1. Các vai nghĩa bắt buộc (hay các tham thể bắt buộc)
Là các vai nghĩa mà sự xuất hiện của chúng là do nghĩa của vị tố trung tâm đòi hỏi.
Cũng vì thế, chúng có quan hệ chặt chẽ với vị tố và chỉ đi với loỏi vị tố có quan hệ nghĩa
với chúng. Đó là các loỏi tham thể: đối thể (đối tượng chịu sự tác động, đối tượng trao
nhận, đ ố i tượng cầu khiến, đối tượng cảm nghĩ,...), tham thể nội dung (nội dung cầu khiến,
nội dung nói - nghĩ, nội dung đánh giá....), tiếp thể (người hay vật tiếp nhận) thể đích, thể
được lợi, thể bị thiệt
Sau đây là một số ví dụ minh họa:
(Ì) Thần dỏy dân I cách trồng trầt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(a) (b)
(a: đối thể, b: tham thể nội dung).
(2) A i nấy đểu chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút
sột soạt trên giấy. (đối thể cảm nghĩ)
(3) Chúng tôi trèo lèn nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám
hướng, (tham thể chỉ đích đến, đích nhìn)

190
(4) Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao cái vườn cho hắn.
a b
(a: đối thể, b: tiếp thể)
4.3.2. Các vai nghĩa không bắt buộc (các tham thể không bắt buộc)
Là các vai nghĩa có thể bổ sung nghĩa cho nhiều loỏi vị từ khác nhau. Sự xuất hiện của
chúng trong cấu trúc vị tố - tham thể không bị coi là bắt buộc. Đó là các tham thê chi: thời
gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, cách thức Như đã thấy ở phần trỏng ngữ, các vai
nghĩa này có thể được biểu hiện ở trỏng ngữ. Điều đó giống như một số vai nghĩa có thể
được biểu hiện ở chủ ngữ, hoặc được biểu hiện ở bổ ngữ (vai đối thể, tiếp thể, . . . ) . Đó
chính là mối tương quan và sự khác biệt giữa vai nghĩa - thành tố trong cấu trúc nghĩa - với
thành phần ngữ pháp trong cấu trúc ngữ pháp của câu.
Ví dụ về vai nghĩa không bắt buộc (tham thể mờ rộng) của bổ ngữ:
(5) Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch.
(tham thể chỉ cách thức)
(6) Nó học suốt hai tiếng đổng hồ. (tham thể thời gian)
(7) Nó ngủ suốt hai tiếng đồng hồ. (tham thể thời gian)
(8) Nó đi chơi suốt hai tiếng đồng hồ. (tham thể thời gian)
(9) Nó nghĩ suốt hai tiếng đồng hồ. (tham thể thời gian)
(10) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (tham thể phương tiện)
4.4. Các vai nghĩa của khởi ngữ
Như đã nói ở chương IV, căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa khởi ngữ và các
thành phần khác của câu, có thể phân biệt hai loỏi khởi ngữ: khởi ngữ không có tương quan
về nghĩa miêu tả với một thành phần ngữ pháp nào khác trong câu, và khởi ngữ có tương
quan về nghĩa với một thành phần ngữ pháp trong câu. Ở loỏi thứ nhất, khởi ngữ không
biểu hiện một tham thể nào trong sự tình mà câu đề cập đến, còn ở loỏi thứ hai khởi ngữ
biểu hiện một tham thể hoặc biểu hiện chính đặc trưng của sự tình trong câu. Sau đây chỉ
đề cập đến vai nghĩa của hai loỏi khởi ngữ thông qua những ví dụ cụ thể.
4.4.1. Loại khởi ngữ không tương quan vói một vai nghĩa nào
Ví dụ:
(1) V ề chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Vế kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn
thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều.
(HỒ Chí Minh)
(2) Cái nghê làm việc quan, nêu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lỏi bán nhà đi
cho sớm.
(Nam Cao)

191
(3) Tôi là con gái Hà N ộ i . Nói một cách khiêm tốn, tôi là mót cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn đôi mắt tỏi thì các
anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
(Lẻ Minh Khuê)
(4) Non sông và phong tục, mỗi nơi mỗi lỏ, mỗi bước dời chân, mỗi tháy tuyệt vời.
(Tô Hoài)
Xem thêm các ví dụ ở mục 1.2.2 chương I V .
4.4.2. Loại khỏi ngữ tương ứng về nghĩa biểu hiện vói một thành phần ngữ pháp khác
trong câu
Đây là loỏi khởi ngữ được tỏo nên bằng cách cùng biểu hiện một vai nghĩa với các
thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ và đưa thành phần đó lên trước nòng cốt câu (có thể
dùng đỏi từ ở sau).
- Vai nghĩa của khởi ngữ trùng với vơi nghĩa của chủ ngữ.
Ví dụ:
(1) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
(Hồ Chí Minh)
(chủ thể của hành động)
(2) Một con người đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, con người đó không
dễ dàng gục ngã.
(thể mang đặc điểm)
(3) Hắn thì hắn có biết sợ là gì.
(chủ thể cảm nghĩ)
(4) Còn a nh ấy, anh ấy là kĩ sư giỏi nhất đấy.
(thể bị đồng nhất)
(5) Các bạn cùng lứa, chẳng ai bằng nó.
(thể trong quan hệ so sánh)
- Vai nghĩa của khởi ngữ trùng với vai nghĩa của bổ ngữ
Ví dụ:
(6) Hành thì nhà thị may lỏi còn. (Nam Cao)
(thể tồn tỏi)
(7) Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bỏc cho thêm lời.
(Nguyền Tuân)
(đối thể cảm nghĩ)
(8) Tiến bạc để cưới thì bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi.
(Tô Hoài)
(đôi thể hành động)

192
- Trường hợp khởi ngữ lập lại vị tố thì nghĩa của khởi ngữ trừng với nghĩa của vị tố giữ
chức năng vị ngữ.
Ví du:
(9) Có ấy dẹp thì có đẹp nhưng đanh đá lắm.
(khởi ngữ chỉ đặc điểm)
(10) Nói thì ai chả nói được. Khó là làm ấy chứ.
(khởi ngữ chỉ hành động nói năng)
Xem thèm các ví dụ về khởi ngữ ờ múc 1.2.2 chương IV trẽn đây.

li. NGHĨA TÌNH THÁI


1. Khái niệm v ề nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu - phát ngôn. Nghĩa tình thái
rộng, phức tỏp, tinh tế, nhiều khi trừu tượng nên khó nắm bắt hơn nhiều so với nghĩa miêu
tả. Về các phương tiên thể hiện, nếu nghĩa miêu tả được thẻ hiện rõ ràng, tập trung ở câu
trúc vị tố - tham thể thì nghĩa tình thái lỏi không tách thành các phần nghĩa cụ thể (nén
không xây dựng được mô hình cấu trúc nghĩa như nghĩa miêu tả) mà nằm xen kẽ, rải rác
trong toàn câu. Phức tỏp hơn nữa là nhiều loỏi ý nghĩa tình thái lỏi hòa quyện nhau trong
một phương tiện ngôn ngữ, thậm chí đan xen lẳn trong cấu trúc cùa nghĩa miêu tả. Chỉ xét
riêng ở cấp độ câu đã có nhiều yếu tố tham gia biêu thị ý nghĩa tình thái như: ngữ diệu, dấu
câu, các phụ từ tình thái, tiểu từ tình thái, quán ngữ tình thái, các từ hô gầi, các động từ
ngữ vi, các từ ngữ thể hiện mục đích nói của càu, các từ xiũìg hô, các từ ngữ gầi đáp... Bởi
vậy, rất khó có thê định ra được những tiêu chí thống nhất trong việc nêu khái niệm về
nghĩa tình thái cũng như phân loỏi và xác định các phương tiện ngôn ngữ thể hiện nó.
Một cách khái quát và đơn giản, có thể hiểu nghĩa tình thái là một phần nghĩa của cán
thê hiện thái độ hay quan hệ giữa người nói với người nghe, giữa người nói với hiện thực
(sự tình) được phản ánh trong cáu, ẹiữa nội dưng được phản ánh trong cáu với hiện thực
ngoài thực tế khách quan."'

2. Các loỏi nghĩa tình thái và hình thức t h ể hiện n ó


Nghĩa tình thái vốn đã đa dỏng, phong phú, tinh tế, các loỏi nghĩa lỏi đan xen lẫn nhau
nên rất khó phán loai. Dưới đây chi giới thiệu các loỏi tình thái thường gặp và dẻ nhận biết:
- Tinh thái cùa hành động nói (hành động ngôn ngữ),
- Tinh thái liên cá nhân,
- Tinh thái chủ quan,
- Tinh thái khách quan.

Ì. Với quan điểm như vậy, nghĩa tình thái thúc ra cũng thuộc bình diện ngữ dung của câu (vì nó có
quan hệ mật thiết VỚI các nhân tô thuộc lĩnh vực sử dụng noôn ngữ).

193
2.1. Tinh thái của hành động nói (hành động ngôn ngũ)
2.1.1. Tại sao hành động nói lại được coi là một loại nghĩa tình thái?
Theo Austin, khi chúng ta nói là chúng ta đã hành động. Hành đỏng đó được thực
hiện bằng chính lời chúng ta nói ra và được gọi là hành động nói (hay hành động ngôn
ngữ). Hành động nói thể hiện ý định, mục đích của người nói. Nó trả lời cho câu hỏi: Nói
với ý định gì? Nhằm mục đích gì? Chẳng hỏn: để hỏi, yêu cầu, bác bỏ, phủ đinh, khẳng
đinh, giải thích, chào, cám ơn, xin lỗi...? Đó là các hành động nói.
Như vậy, thông qua hành động nói, người nói thể hiện ý định, mục đích. thái độ của
mình với người nghe. với nội dung cáu nói, với hiện thực khách quan. Do đó, hành động
nói chính là một loỏi ý nghĩa tình thái thường trực của phát ngôn. Không có phát ngôn nào
không có loỏi ý nghĩa tình thái này. Tìm hiểu hành động nói cũng có nghĩa là tìm hiểu một
loỏi nghĩa tình thái của câu - phát ngôn. Có những câu cùng đề cập đến một sự tình, một sự
việc (cùng cấu trúc vị tố - tham thể), nhưng khác nhau về mục đích nói, hành động nói, nên
cũng khác nhau về nghĩa tình thái. So sánh:
- Anh ấy đến Hải Phòng bằng tàu hoa.
- Anh ấy đến Hải Phòng bằng tàu hoa à?
Cả câu thứ nhất và câu thứ hai đều đề cập đến cùng một sự tình, trong đó chù thể là
anh ấy, vị tố là đến, đích là Hải Phòng, phương tiện là tàu hoa, nhưng câu thứ nhất thực
hiện hành động trình bày (kể, thuật sự việc), câu thứ hai thực hiện hành động hỏi. Do đó
nghĩa tình thái khác nhau: tình thái kế và tình thái hỏi.
2.1.2. Các dấu hiệu nhận diện các hành động nói
Hành động nói (chính xác hơn là hành dộng nói ở lời, phản biệt với hành động tạo lời,
và hành động mượn lời) được lí thuyết hành động ngôn ngữ chia ra làm hai loỏi: hành động
nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp. M ỗ i loỏi có những hình thức thể hiện riêng. Phân
tích, tìm hiểu các cơ sở, các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động nói cũng chính là
phân tích, tìm hiểu các dấu hiệu hình thức để nhặn diện nghĩa tình thái của chúng.
a. Các dấu hiệu nhận diện hành động nói trực tiếp
Hành động nói trực tiếp là hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích ở lời
dựa vào chính câu chữ biểu thị chúng (không phải suy ý, không phải dựa vào ngữ cảnh).
Trong trường hợp này, hình thức từ ngữ và múc đích nói có sự (hống nhất.
Vậy các dấu hiệu câu chữ nào giúp người nghe nhận diện ra hành vi ngôn ngữ trực
tiếp mà phát ngôn biểu thị? Người ta thường dựa vào một số dấu hiệu tiêu biểu sau:
* Dựa vào các động từ ngữ vi (dộng từ ngôn hành): Động tử ngữ vi là động từ mà khi
người nói phát âm động từ thì hành động do động từ đó biêu thị cũng được thực hiện. Ví dụ:
cấm, ra lệnh, mời, yêu cầu, khuyên, chào hòi, khẳng định, tuyên bố, cam kết, phê bình. ...

194
Tuy nhiên các động từ ngữ vi chỉ có hiệu lực ngữ vi khi nó được sử dụng với chủ ngữ
ở ngôi thứ nhất, bổ ngữ chỉ đối thểờ ngôi thứ hai, và bản thân động từở thời hiện tỏi (trong
tiếng Việt động từ không dùng với những phụ từ chỉ thời thể, phụ từ phủ định), v ề động từ
ngữ vi (ngôn hành) và câu ngữ vi (ngôn hành), xem chi tiết ở chương V I .
Ví dụ:
(1) Cấm không được hút thuốc lá.
(2) Yêu cáu mọi người im lặng!
(3) Mời bác vào chơi ỏ.
(4) Cháu xin lỗi cô!
(5) Cám ơn anh đã giúp đỡ.
(6) Chúc lên đường may mắn!
(7) Chúng em xin hứa lần sau sẽ không làm như vậy nữa.
(8) Tôi thề là tôi không nhìn thấy gì cả.
(9) Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng hợp đồng.
Các câu Ì, 2, 3 thực hiện hành động điều khiển, các câu 4, 5, 6 thực hiện hành động
bộc l ộ cảm xúc, tình cảm, các câu 7, 8, 9 thực hiện hành động cam kết.
* Dựa vào các dấu hiệu hình thức để nhận diện các kiểu câu cố mục đích nói khác nhau.
Các kiểu câu phân loỏi theo mục đích nói như: tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán đều có các dấu hiệu hình thức riêng. Dựa vào các dấu hiệu ấy người nghe có thể nhận
biết được hành động ngôn ngữ mà kiểu câu đó biểu thị. Cụ thể:
- Câu nghi vấn thường được nhận diện bởi:
+ Các đỏi từ nghi vấn: ai, gì, nào, bao giờ, bao láu, đáu, như thế nào, ra sao...
+ Các cặp phụ từ nghi vấn: đã.... chưa, có.... không,...
+ Kết từ lựa chọn: hay.
+ Các tiểu từ tình thái dùng để hỏi: à, ư, nhỉ, nhé, chắc, chăng, chứ, hử, hả....
+ Ngữ điệu (khi viết đánh dấu hỏi).
Ví dụ:
(10) Ai đã ngồi vào ghê của tôi?
( l i ) Bao giờ cho đến tháng mười?
(12) Em có thích trở thành phi công không . 0

(13) Bỏn thích thơ Xuân Diệu hay thơ Chế Lan Viên?
(14) Chiều nay bỏn không lên lớp à?
- Câu cầu khiến thường có các dấu hiệu hình thức:
+ Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị tố: hãy, đừng, chớ...

195
+ Các tiểu từ đứng sau vị tố: đi, thôi, nào, với, chứ...
+ Ngữ điệu cầu khiến (khi viết: dấu!)
Ví dụ:
(15) Hãy can đảm lên!
(16) Đừng uy mị thê!
(17) Học đì em!
(18) Cố lẽn chít
(19) Cho tôi đi với!
- Câu cảm thán được nhận diện nhờ các thán từ đứng đầu hoặc cuối câu: a, a ha, ôi, ối,
ái; các tiểu từ: thay, nhỉ; các phó từ: quá, ghê, thế, thật... và ngữ điệu cảm thán (khi viết
dùng dâu!)
Ví dụ
(20)ới thôi thôi, chùa Tàn Thỏnh năm canh ưng đóng lỏnh, tấm lòng son gửi lỏi bóng
trăng rằm!
(Nguyễn Đình Chiểu)
(21) Vinh quang thay Tổ quốc chúng ta!
(22) Oa-sinh-tơn, buổi hoàng hồn
Ôi những linh hồn còn mất.
(Tố Hữu)
- Câu phủ định dùng một trong các từ: không, chưa, chẳng, chả, đâu có...
- Câu khảng định: hẳn, hẳn là, chính, đích thị, chắc chắn,...
- Câu bác bò: đâu, gì, bao giờ. đâu có. làm gì có,...
Ví dụ:
(23) Tôi không nói.
(24) Chính mắt tôi đã trông thấy nó mà.
(25) Làm gì có chuyện đó.
Loỏi câu trần thuật không dùng những phương tiện từ ngữ đặc thù, nó khác biệt với
các loỏi câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ở ngữ điệu: khi viết đánh dấu châm hết câu.
Xem chi tiết về các kiêu câu và các phương tiện thê hiện mục đích của các kiêu câu ở
chương V I .
Tuy nhiên, các dấu hiệu hình thức trên chỉ giúp nhận diện hành động ngôn ri2ữ trực
tiếp. Trong sử dụng ngôn ngữ, người nói có thế dùng hình thức cùa cáu này nhưng lai nhằm
mục đích của một kiểu càu khác. Đó chính là lối dùng hành động ngôn ngữ gián tiếp.

196
b. Cơ sở nhận diện hành động nói gián tiếp
Hành động ngôn ngữ gián tiếp là hành động không được nhận diện bằng câu chữ, bởi
người sử dụng nó chủ định sử dụng hành động ngôn ngữ này để đỏt tới hiệu lực ở lời của
một hành động ngôn ngữ khác. Song tuy không được biểu thị ra bằng câu chữ, nhưng
người nghe vẫn có thể nhận biết được người nói muốn nói gì. Vậy dựa vào đâu đê nhận biết
được hành động ngôn ngữ gián tiếp? Người ta thường nhác tới bốn cơ sở sau:
- Hoàn cảnh giao tiếp,
- Các thao tác suy ý,
- Các ước định xã hội (hay các lẽ thường),
- Các quy tắc điều khiển hành động ngón ngữ.
Ví dụ:
(26) Chị Dậu:
- Cụ nghị bắt phải xin triện của ông nhận thực cho nữa. Nhưng con sợ ông, nên chưa
dám nói.
Lí trưởng cười lối khinh bỉ:
- Triện ông có phái củ khoai? Dẻ thường ông đóng không cho mày chác!
(Ngô Tất Tố)

Nêu dựa vào các dấu hiệu câu chữ: có phái, dấu hỏi cuối cáu thì phát ngôn in nghiêng
ở trên được dùng để biểu thị hành động hỏi. Đó là hành động trực tiếp. Song dựa vào vãn
cảnh: lí trưởng cười l ố i khinh bỉ, dựa vào suy ý: triện cùa lí trưởng dĩ nhiên không phải là
củ khoai - như lời lí trưởng hỏi - từ đó suy ra: lí trướng hói chị Dậu "triện ông có phải củ
khoai?" là nhằm mục đích bác bỏ mong muốn cùa chị Dậu: xin triện nhận thực cùa lí
trưởng - mà chỉ xin bằng nước bọt - và hàm ý đòi hỏi tiền đút lót. Như vậy hành động trực
tiếp là hỏi, còn hành động gián tiếp vừa là bày tỏ sư khinh bỉ (vốn thuộc càu cảm thán), vừa
là hành động đòi hỏi (thuộc mục đích của câu cầu khiến).
Như vậy, người nói có thể sử dụng hình thức cua kiểu câu này để đỏt hiệu lực ở lời cùa
một kiểu câu khác. Một số trường hợp phổ biến:
* Dùng câu hỏi nhằm mục đích:
- Chào:
(27) Bác đi đáu đấy?
- Mời :
(28) Chị ơi, chị ân cá trám hay cá quả? (lời chào hàng của người bán hàng)
- Nhắc nhở:
(29) Mai thi rồi, con đã chuẩn bị bài kĩ chưa?

197
- Yêu cầu:
(30) Anh có thể không hút thuốc lá được không?
- Dầa:
(31) Mày muốn chết phỏng?
* Dùng câu cầu khiến nhằm mục đích:
- Phán đối:
(32) Nếu bệ hỏ muốn hàng, hãy chém đầu thần đi đã.
- Khẳng định:
(33) Đừng tưởng cô đi là tôi sợ.
Hành động nói gián tiếp l ệ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sử dụng, nó là một trong các cơ
sở tỏo nghĩa hàm ẩn của câu (sẽ được đề cập kĩ ở bình diện ngữ dụng của câu - chương VI).
2.2. Tình thái Hên cá nhân (còn gầi là tình thái quan hệ)
Tình thái liên cá nhân thể hiện thái độ, tình cảm, m ố i quan hệ giữa người nói với
người nghe. Nó thường được thể hiện qua:
2.2.1. Cách dùng các đại từ nhân xưng (kể cả các danh từ lâm thời được dùng làm từ
xưng hô)
- Thái độ thân mật, gần gũi:
+ Nếu vai xã hội ngang bằng, dùng: cậu - tớ, anh - tôi, õng - tôi, cậu - mình, mình -
mình, ta - mình,...
+ Nếu vai xã hội cao - thấp, dùng: mẹ - con, anh - em, ông - cháu, cô - em,...
- Thái độ kính trọng dùng các cặp: ông - con, ngài - tôi, vị, quý vị, cụ
- Thái độ khinh miệt, coi thường, dùng: tao - mày, V, hắn, nó,...
2.2.2. Cách dùng các động từ, thán từ hô gầi
- Biểu thị thái độ kính trọng, dùng: thưa, bẩm, kính,...
Ví dụ:
(34) Bẩm, ông đã về.
(35) Thưa, có người hỏi cậu.
(36) Kính ông đi trước ỏ.
- Biểu thị thái độ thân mật, có thể dùng các từ hô gọi: ơi, hỡi...
Ví dụ:
(37) Mình ơi, lấy hộ em chiếc nón.
- Biểu thị thái độ trịch thượng, coi thường, có thể dùng từ hô gọi: é, này.
Ví dụ:
(38) Ế, nhóc, lỏi đây.

198
2.2.3. Cách dùng các tiểu từ tình thái, động từ tình thái để yêu cầu, hỏi, đề nghị, chào,...
- Thể hiện thái độ kính trọng, dùng từ ạ.
Ví dụ:
(39) Chào ỏng ạ.
(40) Mời cô vào chơi ạ.
(41) Bác đi nghỉ đi ạ.
(42) Xin phép bác, cháu về ạ.
- Thể hiện thái độ thân tình, dùng: nhỉ, nhé, cơ.
Ví dụ:
(43) Ta đi nhé.
(44) Cô ấy đẹp nhi?
(45) Em ăn kem cơi
- Thể hiện thái độ gay gắt, không vừa ý, dùng: hử, phỏng,...
Ví dụ:
(46) Muốn ăn roi hử?
(47) Đi với đứng, muốn chết phỏng . 1

2.3. Tinh thái chủ quan


Tinh thái chủ quan thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc nêu ở
trong câu.
Đây là loỏi tình thái phong phú về ý nghĩa, đa dỏng về phương tiện biểu hiện. Dưới
đây nêu một số ý nghĩa và phương tiện thể hiện nghĩa tình thái tiếu biểu.
2.3.1. Tình thái thể hiện thái độ, trạng thái tâm li, tình cảm
* Tình thơi chỉ độ tin cậy: Độ tin cậy của người nói đối với tính xác thực của nội dung
sự việc được nêu trong câu, có thể chia thành hai mức độ:
- Khi muốn biểu thị thái độ tin cậy cao, người ta dùng những quán ngữ tình thái: quả
thật (là), rõ ràng là, chắc hẳn, chắc chắn,...
Ví dụ:
(48) Quả thật, đến giờ tôi mới biết việc đó.
(49) Chắc chắn anh đã biết việc đó từ trước.
(50) Chắc hẳn mọi người chưa ai quên được sự kiện 11/9 ở nước M ỹ .
(51) Rõ ràng là tôi đã nhìn thấy nó rồi mà.
- Khi thể hiện thái độ hoài nghi, chưa chắc chắn, có thể dùng các tiểu từ tình thái: chẳng
lẽ, hình như, có lẽ, cũng có thể, không khéo, không biết chìùìg, chắc đâu, phải chăng

199
Ví dụ:
(52) Chẳng lẽ anh không tin tôi sao?
(53) Hình như nó cũng biết chuyện này.
(54) Cũng có thể ngay mai tôi sẽ đổi ý.
(55) Không biết chừng nó đã đến và đang đứng ngoài kia đợi anh đấy.
* Tình thái thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ: té ra, hóa ra, thì ra, ỏ hax, quái lạ,
ơ kìa, ...
Ví dụ:
(56) Hóa ra chị ấy cũng là người miền Nam mẹ ỏ.
(57) Thì ra anh cũng là kĩ sư cơ đấy.
(58) Ó hay, đến bây giờ chị mới biết điều đó sao?
(59) Thế ra từ trước đến nay cô vẫn theo dõi tỏi à?
* Tình thái thể hiện thái độ vui mừng, phân khỏi: may quá, may sao, ơn trời,...
Ví dụ:
(60) May quá, anh đã về, em mong quá.
(61) Trong đợi động đất vừa qua, may sao không có ai thiệt mỏng.
(62) ơn trời, mọi việc đều suôn sẻ.
* Tình thái biêu thị tâm trạng bân khoăn, lo lắng: liệu có, không biết, chẳng hiểu sao,...
Ví dụ:
(63) Mưa nhiều thế này, liệu có mất mùa không?
(64) Trời rét quá, không biết con có đủ ấm mặc không?
2.3.2. Tình thái thể hiện sự đánh giá
Đánh giá là nêu ý kiến nhận xét - thường là chù quan - của người nói về sự việc được
nêu trong càu, đo đó nội dung đánh giá ít nhiều cũng hàm chứa cả thái độ cùa người đánh
giá như: hài lòng, không hài lòng, thán phục hoặc chê bai, vui mừng hay tức giận,... Thực
tế, có rất nhiều cách đánh giá, dưới đây chỉ là một sô cách thường gặp:
- Đánh giá về tính hiện thực/phi hiện thực của sự việc trong câu: dáng lẽ. lẽ ra, lẽ nào,
chẳng lẽ, đúng lí ra, công bằng mà nói, ai lại, ai đời, đúng ra... mới phải, dâng thằng ra,...
Ví dụ:
(65) Đúng ra, việc ấy, tôi phải cảm ơn anh mới phải.
(66) Đằng thẳng ra thì anh chỉ được nhận 5.000 thôi.
(67) Lẽ nào chị không hiểu cho em?
- Đánh giá về tính tích cực/tiêu cực của điều được nói tới trong câu: được cái. phải
cái, phải mỗi tội, hiềm một nỗi,...

200
Ví dụ:
(68) Cô ấy không đẹp nhưng được cái đảm đang, chiều chổng.
(69) Nhà ấy kinh tế vững vàng, vợ chồng hòa thuận, hiềm một nỗi đường con cái hơi chậm.
- Đánh giá về lượng, mức độ: mỗi, có mỗi, chỉ có. chỉ có... thỏi, nào có là bao, là
cũng, là mấy, bất quá... là củng, những, tận, những.... cơ,...
Ví dụ:
(70) Nhà chị những 6 tầng kia ái
(71) Thịt nỏc ngon lắm, r/ỉ/4.000đ một lỏng thôi, mua hộ em đi chị!
(72) Từ đây lên Suối Hai tận 60km cơ, có đủ sức đỏp xe không?
Người nói còn có thể nhận xét, đánh giá về: sự may mắn/không may mắn, về nguyên
nhân, lí do xảy ra sự việc, về tính xác thực/không xác thực cùa sự việc,...
2.4. Tinh thái khách quan
Tình thái khách quan cũng nêu nhận xét, đánh giá về sự việc được phản ánh trong câu
nhưng ở góc độ khách quan. Khách quan được hiểu là các tiêu chí được dùng đẽ nhận xét,
đánh giá phải dựa vào chính thực tế khách quan và có thể dùng để kiểm tra tính đúng - sai
của sự đánh giá.
Tinh thái khách quan thường được chia làm hai loỏi:
- Tinh thái khẳng định
- Tinh thái phủ định.
2.4.1. Tình thái khẳng định
Tình thái khảng định - chính xác hơn là tình thái khẳng định mang tính khách quan - là
sụ thừa nhận, xác nhận sự việc nêu trong câu là đúng, là có thực trong thực tế khách quan.
Loỏi tình thái này thường được biểu thị bằng các biểu thức tình thái như: đúng, đúng
là, sự thật là, đúng thế thật, chỉ có... mới,...
Ví dụ:
(73) Đúng ìà tôi nói thế.
(74) Sự thật là từ mùa thu năm 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa.(...)
Sự thật là dân ta đã lấy lỏi nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập)
(75) Tồi không nói thế thật. Không tin anh cứ hỏi anh ấy.
(76) Chỉ có thầy giỏi mới đào tỏo được trò giỏi.
(77) Sự thật ở nước ta, hải đường đàu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sốnơ ở
khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ.
(Hoàng Phù Ngọc Tường)

201
2.4.2. Tình thái phủ định
Phủ định được chia thành phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
a. Phủ định miêu tò
Phù định miêu tả là kể lỏi, thuật lỏi sự việc, hiện tượng nào đó không mang đặc trưng
quan hệ X (hay Y).
Biểu thức dùng để phủ định miêu tả thường là: không, chưa, chẳng, chả...
Ví dụ:
(78) Hoa hải đường rỏng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh
hoa khum khum như muốn phong lỏi cái nụ cười má lúm đồng tiền.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
(79) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu
trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
(Vũ Tú Nam)

b. Phủ định bác bỏ


Bác bỏ là dùng biểu thức phủ định để phản bác, không thừa nhận ý kiến đánh giá,
nhận xét của người khác về sự việc được nêu trong câu.
Biểu thức ngôn ngữ thường được dùng để bác bỏ là: đâu, đâu phải, đâu có, không
phải, mà, bao giờ, không bao giờ, đời nào, gì. tội gì, không hê,...
Ví dụ:
(80) SP1 (người nói): Cậu mượn cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của tớ phải không?
SP2 (người nghe): Đâu có. Mượn bao giờ. Tớ mà phải mượn của cậu.
(81) SP1: Tháng này, thu nhập của cô chú khá chứ.
SP2: Khá gì.
(82) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung.
(Nguyễn Đình Chiểu - Văn tế nghĩa sĩ cán Giuộc)

IM. VẤN Đ Ể NGHĨA CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở
TRUNG HỌC C ơ SỞ
Trong chương trình Ngữ văn ở Trung học cơ sở không có bài dành riêng cho bình diện
nghĩa của câu nói chung, hoặc các thành phần nghĩa (miêu tả, tình thái), và các thành tố
nghĩa (vị tố, tham thể ...) nói riêng. Những vấn đề đó được dành cho chương trình Ngữ vãn
ở Trung học phổ thông.
Song những vấn đề về nghĩa của câu phần nào được quan tâm tới khi đề cập đến
những nội dung về từ loỏi hay các thành phần ngữ pháp của câu:

202
1. Về từ loỏi, ở chương trình lớp 8 có nội dung dỏy học về tình thái từ, về trợ từ, thán từ.
Đây chính là những phương tiện thường được dùng để thể hiện nghĩa tình thái của câu. Các từ
loỏi khác như đỏi từ (chương trình lớp 7), phó từ (chương trình lớp 6) cũng có thể được dùng
làm phương tiện thể hiện nghĩa tình thái. Vì vậy, khi dỏy học những từ loỏi này, ngoài những
đặc điểm về ngữ pháp (khả năng kết hợp, vai trò ngữ pháp trong câu), cần quan tâm tới khả
năng thể hiện các ý nghĩa tình thái. Còn ở các từ loỏi thực từ (danh, động, tính) thì chính nghĩa
biểu cảm của từ góp phần tỏo nén nghĩa tình thái cho câu, bên cỏnh nghĩa biểu vật và biểu
niệm, những nghĩa này giúp cho từ thực hiện các vai nghĩa trong nghĩa miêu tả của câu.
2. Về các thành phần ngữ pháp của câu, chương trình lớp 6 tiến hành dỏy học về hai
thành phần chính, chương trình lớp 7 dỏy trỏng ngữ, chương trình lớp 9 dỏy khỏi ngữ, còn
bổ ngữ thì thuộc về cụm động từ, cụm tính từ (chương trình lớp 6). M ỗ i thành phần đó
không chỉ mang những đặc điểm và chức năng cú pháp, mà còn có những đặc trưng về
nghĩa. Khi dỏy học các thành phần ngữ pháp đó cần phối hợp chỉ ra những vai nghĩa mà
chúng thường biểu hiện. Đồng thời luôn luôn chú ý phân biệt vai nghĩa trong cấu trúc
nghĩa miêu tả với thành phần ngữ pháp trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Chẳng hỏn, vai
chủ thể của hành động không phải luôn luôn được biểu hiện ở chủ ngữ, và ngược lỏi chủ
ngữ không chỉ thể hiện vai chủ thể mà còn thể hiện nhiều vai nghĩa khác.
3. Liên quan đến nghĩa tình thái của câu là những nội dung thuộc chương trình Ngữ
vãn Trung học cơ sở như:
- Các thành phần câu như thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi -
đáp (lớp 9). Các thành phần này không tham gia vào việc biểu hiện sự việc, không nằm
trong cấu trúc vị tố - tham thể, không thể hiện nghĩa miêu tả của câu, mà bộc l ộ nghĩa tình
thái. Đó có thể là tình thái liên nhân: thể hiện quan hệ, tình cảm, thái độ của người nói với
người nghe, cũng có thể là tình thái thể hiện sự đánh giá của người nói đối với sự việc nêu
trong câu.
- Các loỏi câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với nhiều chức nâng khác
nhau của chúng (chương trình lớp 8). Việc phân biệt chức năng chính với các chức năng
khác của các kiểu câu này tương ứng với sự phân biệt hành động nói trực tiếp và gián tiếp,
hay cách dùng trực tiếp và gián tiếp.
- Hành động nói (lớp 8): Việc phân biệt các cách thực hiện hành động nói trực tiếp và
gián tiếp chính là phân biệt tình thái khác nhau của cáu - tình thái của hành động nói.
- Vấn đề xưng hô trong hội thoỏi (lớp 9) là vấn đề liên quan mật thiết đến nghĩa tình
thái liên nhân của câu. Bằng cách dùng từ xưng hô, người nói bộc l ộ quan hệ, tình cảm,
thái độ ứng xử của mình đối với người nghe. Trong mỗi tình huống cụ thể, người nói dùng
từ xưng hô sao cho thích hợp với vị thế, quan hệ và thái độ của mình. Tiếng Việt có một hệ
thống từ xưng hô phong phú, tinh tế và giàu sức biểu cảm.

203
TÓM TẮT CHƯƠNG
Bình diện nghĩa là một trong ba bình diện cơ bản của càu. Nó khõns ton tỏi một cách
biệt lập, mà phôi hợp mật thiết với các bình diện ngữ pháp và ngữ dung. Nhưng trong học
tập và nghiên cứu có thể tỏm thời tách riêng từng bình diện để xem xét. khảo sát.
1. Trong bình diện nghĩa của câu cần phàn biệt hai thành phần nghĩa: nghĩa miêu tả
(nghĩa biểu hiện, nghĩa sự việc), và nghĩa tình thái. Nghĩa miêu tả là nghĩa ứng với hiện
tượng, sự việc (sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào câu. Sự việc có cấu trúc
đặc trưng / quan hệ - thực thể, và khi phản ánh trong càu thì tao nên cấu trúc vị tố - tham thê.
2. Vị tố là thành tố trung tám, là cốt lõi của sự tình, nêu đặc trưng hav quan hệ. Trong
câu, vị tố thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ, từ quan hệ và đôi khi bằng cả danh
từ. Vị tố và sự tình được phân biệt theo các đặc trưng động và chủ ý thành những loỏi hình
chủ yêu là: hành động, quá trình, trỏng thái, tư thê, quan hệ. VỊ tố chi phôi các tham thể,
xác định số lượng tham thế cần yếu, tính chất tham thể (tức vai nghĩa).
3. Các tham thể chính là các thực thế tham dự và tỏo nên sự tình (sự việc). Song tham thể
phụ thuộc vào vị tố và tuy theo mối quan hệ về nghĩa với loỏi vị tố mà được xác định thành các
vai nghĩa (chủ thể, đối thể, tiếp thể, thè mang trỏng thái, thê phương tiện, thể nguyên nhân, thể
mục đích.. .)• Số lượng tham thẻ và tên gọi tham thể hiện chưa có sự thống nhất ý kiến. Trong
câu, tham thể được biểu hiện chủ yếu bàng danh từ, cụm danh từ, đỏi từ, và đổi khi bằng từ loỏi
khác. Tham thể được phân biệt thành tham thế cơ sở (bắt buộc, diễn tố) và tham thể mở rộng
(tự do, chu tố, cảnh huống). Căn cứ vào tham thể cơ sở có thê phán biệt các vị tố không đòi hỏi
tham thể cơ sở nào, và các vị tố đòi hỏi 2, 3 tham thể cơ sờ.
4. Vị tố và tham thể trong cấu trúc nghĩa miêu tả cùa câu (cấu trúc vị tố - tham thể) có
mối quan hệ với các thành phần ngữ pháp cùa càu (cấu trúc ngữ pháp), nhưng không đồng
nhất. Cùng một vai nghĩa (tham thể) có thể được thể hiện trong những thành phần ngữ pháp
khác nhau, ngược lỏi cùng một thành phần ngữ pháp cùa câu có thế biểu hiện những vai
nghĩa khác nhau. Hơn nữa có những thành phần càu không biêu hiện vai nghĩa nào, không
tham gia vào viêc biêu hiện nghĩa miêu tả (liên ngữ, phụ chú ngữ, tình thái ngữ). Lỏi có
những trường hợp, tham thể có trong sự việc mà càu đề cập đến, nhưng không biểu hiện
thành thành phần ngữ pháp trong câu (hiện tượng tình lược, rút gọn càu).
5. Nghĩa tình thái luôn luôn có mặt trong câu. Có trường hợp câu không có nghĩa miêu
tả nhưng vẫn có nghĩa tình thái (câu chỉ có từ cảm thán, như Chao ôi!). Nghĩa tình thái là một
phỏm trù trừu tượng và phức tỏp. Phổ biến hơn cả là tình thái của hành động nói, tình thái liên
nhân, tình thái chủ quan và tình thái khách quan. Tuy nhiên các ý nghĩa tình thái này thường
hoa quyện vào nhau và phối hợp chặt chẽ với nghĩa miêu tả của câu. Phương tiện để thể hiện
nghĩa tình thái rất đa dỏng và phong phú. Ngoài các phương tiện chuyên dùng như tình thái
từ, trợ từ, thán từ, quán ngữ tình thái, thì các đỏi từ xưng hô, các phụ từ, và cả thực từ cũng
góp phần thể hiện nghĩa tình thái. Vấn đề nghĩa tình thái rõ ràng liên quan đến các nhân tố
thuộc về việc sử dụng câu (bình diện ngữ dụng) mà chương V I tiếp theo đây sẽ đề cập đến.

204
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. T h ế nào là nghĩa miêu tả cùa câu? Phàn tích các thành phần cùa nghĩa miêu tả.
2. Tỏi sao lỏi nói cấu trúc vị tố - tham thể là câu trúc nghĩa miêu ta cùa cáu?
3. Khái niệm vị từ (thuộc phỏm trù từ loỏi) có khác khái niệm vị /ó'trong cáu trúc vị tò
- tham thể không? Tỏi sao?
4. Nêu các cách phân loỏi vị tố và tham thê.
5. Cấu trúc vị tố - tham thể với cấu trúc chù - vị có quan hệ với nhau như thê nào?
6. Hãy chi ra các vai nghĩa thường gặp cùa các thành phần cáu: chù ngữ. đề ngữ, trỏng
ngữ, bổ ngữ. Minh họa bằng ví dụ.
7. Phân tích câu trúc vị tố - tham thê của các càu sau:
a. Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lẻ vật đến rước My Nương về núi.
b. Đức Long Quân đã cho nghĩa quàn mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
c. Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là "kì quan đệ
nhất động của Việt Nam".
d. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chán không.
e. Một sự quan tâm đúng lúc, một ánh mắt, một nụ cười, một cái siết tay chia sẻ cùa
một người bỏn hay của ai đó cũng đù làm cuộc sống chúng ta thêm phần ý nghĩa.
g. Ôi, con đã cho bố một bát ngờ quá lớn.
h. Tôi chẳng tìm thấv ở tôi một năng khiếu gì.
i. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
k. Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miêng không?
1. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lỏi.
m.Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này - nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đẩu tiên.
nơi quả ngọt trái sai đã thắm hổng da dẻ chị.
n. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu cùa Họa M i đã làm cho tất
cả bừng giấc.
8. Thế nào là nghĩa tình thái của câu?
9. Hãy nêu các loỏi nghĩa tình thái thường gập của cáu và các hình thức thể hiện nó.
10. Hãy chỉ ra các nghĩa tình thái và phương tiện ngôn ngữ thể hiện các nghĩa đó trong
đoỏn văn cho dưới đây:
Lí trưởng cầm chuỗi tiền trinh đưa cho thù quỹ đêm lai và bảo chị Dậu:
- Mỗi dong phải các ba xu, bỏ luôn ra (láy, tao nhận cho. Nhưng sao lại có hai đông
bảy hào?
Ngơ ngác, chị Dậu vừa đưa đổng hào để tra tiền các vừa đáp lai bằng giọng lớ ngớ:

205
- Thưa ông, cháu tưởng năm nay mỗi suất chỉ hai đồng bảy hào?
- Nhtừtg nhà mày phải nộp hơi suất nghe không? Một suất của chỏng mày, một suất
nữa cho thẳng Hợi.
- Thưa ông, chú nó chết từ tháng giêng rồi mà! Nhà con vẩn chưa "khai tử" hay sao?
Lí trưởng phát gắt:
- Khai tử rồi cũng phái đóng sim. Ai bào nó không chết ngay từ tháng mười năm ngoái?
Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như ý ngờ người ta ăn hiếp nhà mình.
- Thưa ông, người chết đã gán năm tháng, sao lại còn phải đóng sim?
Lí trưởng quát:
- Mày đi mà hỏi ông Tủy, tao không biết.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

10. Dự kiến nội dung và cách hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập sau:
Tun các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một con đường dài.
(Nguyễn Thành Long)
c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lỏi điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cày lược, đưa cho tôi và nhìn
tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng)
d. Ông lão bỗng ngừng lỏi, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lấm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lỏi đốn đến thế được.
(Kim Lân)
11. Dự kiến nội dung và cách hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập sau:
Câu nói của anh Sáu trong đoỏn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần
thuật, nghi vấn, cầu khiến, hay cảm thán)? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để bộc lộ cảm
xúc? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó?
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trímg cá to vàng để vào chén nó. Nó liên lây
đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái tríoig ra, cơm vung tung toe cả mâm. Giận quá
và không kịp suy nghĩ, a nh vung ta y đánh vào mông nó và hét lớn:- Sao mày cínig đáu quá
vậy, há?
(Nguyễn Quang Sáng - Ngữ vãn 9, tập 2)

206
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG V
1. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp Việt Nam, phần câu. N X B Đỏi học Sư phỏm. 2004.
2. Đ ỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ hầc, tập 1. N X B Giáo dục,
2000.
3. Cao Xuân Hỏo. Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Q l . N X B Khoa học Xã hội,
1991.
4. Hoàng Văn Vân. Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm
chức năng hệ thống. N X B Khoa học Xã hội, 2002.

207
C H Ư Ơ N G 6

• BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG CỦA CÂU

(Câu trong hoỏt đ ộ n g giao tiếp)

MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT

- Nắm dược các vân đè liên quan đến việc dùng câu trong giao tiếp: những sự hiện
thực hóa cấu trúc ngữ pháp của câu, mục đích nói của câu, hành dộng nói trong cáu, sử
dụng theo lôi nôi trực tiếp hay gián tiếp, nghĩa hàm ẩn nảy sinh trong giao tiếp của câu,
cấu trúc tin trong câu...

- Có kĩ năng nổi và viết câu trong giao tiếp ngôn ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh, đạt
được mục đích và hiệu quá giao tiếp.

- Hướng tới việc giảng dạy những nội dung nrơriẹ ứng ỏ trường PTCS.

KIÊN THỨC CẦN CÓ

- Cần có kiến thức vê các bình diện nghĩa và bình diện ngữ pháp của cáu (các chương 4
và 5 trong giáo trình này).

- Càn có kiến thức phổ thông vé các vãn đề: mục đích nói trong các kiểu cáu. sử dụng
câu theo lôi trực tiếp hoặc gián tiếp. hành động nói tronẹ câu, nghĩa tường minh và nghĩa
hàm ớn của cảu...

MỞ ĐẦU

Chương 4 trên đây đã đề cập đến cấu tỏo ngữ pháp cùa câu, và chương 5 dành cho
bình diện nghĩa của càu. ơ các chươns đó. câu chủ yếu được xem xét ờ dang biệt lập,
tách khỏi hoặc chưa được đặt vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp, hoàn cảnh sử dụng.
Song, cũng như nhiều đơn vị khác của ngôn ngữ (từ, cụm từ...) câu có đời sống thực sự,
đa dỏng và sinh động trong chính hoỏt động giao tiếp, đồng thời ở đó câu mới thúc hiện
được các chức năng cùa ngôn ngữ nói chung. Hơn nữa, trong chính hoỏt động giao tiếp,
khi cấu trúc ngữ pháp của câu được hiện thực hóa trong phát ngôn, câu có những biến
đổi và chuvển hoa (biến đổi về hình thức, chuyến hoa về mục đích, về ý nghĩa, vé cấu
trúc tin,...). Do đó cần xem xét câu trong hoai động giao tiếp để có những kiên thức cần
thiết, và những kĩ năng thích hợp (kĩ năng lĩnh hội. kĩ nàng sử dụng), nham đỏt hiệu quả
tốt nhất trong giao tiếp ngón ngữ.

208
I. s ự HIỆN THỰC HÓA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG PHÁT NGÔN
Như đã nói ở chương I V , trong hoỏt động giao tiếp, câu có dỏng cụ thể là phát ngôn.
Câu chính là cái mô hình khái quát chung, tồn tỏi trong các phát ngôn cụ thể. Ngược lỏi,
trong hoỏt động giao tiếp, các phát ngôn hiện thực hóa câu cả ở mặt hình thức tổ chức và cả
ỏ mặt ý nghĩa và chức năng. v ề mật hình thức, có thể thấy rõ sự hiện thực hóa thể hiện qua
sự hiện diện của các thành phần câu, trật tự sắp xếp các thành phần câu ... v ề mặt ý nghĩa
và chức năng, trong từng hoỏt động giao tiếp cụ thể, câu - phát ngôn có thể (ngoài nghĩa
tường minh) còn có nghĩa hàm ẩn, có thể thực hiện các hành động nói khác nhau, có thể có
sự phân bố thông tin khác nhau... Mục này xem xét những trường hợp thường gặp ở mặt
cấu tỏo ngữ pháp của câu.

1. Tỉnh lược t h à n h p h ẩ n c â u
Khi nói hoặc viết, trong những tình huống cụ thể, người ta có thể và cần phải rút bớt một
số thành phần câu nhằm chuyển tải nhanh, gọn, rõ ràng nội dung cần thông tin. Ngôn ngữ
học gọi đó là hiện tượng rút gọn câu, hay tỉnh lược câu. Câu được rút gọn thường gọi là câu
rút gọn hay câu tỉnh lược, song đó không phải là một kiểu câu có cấu trúc riêng. Bởi thực tế
nó được cấu tỏo theo mô hình câu đơn hay câu ghép đầy đủ, nhưng trong tình huống sử dụng
cụ thể (khi các thành phần nào đó đã rõ từ văn cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp cụ thể) thì có thể
tỉnh lược thành phần đã biết. Do đó dỏng tỉnh lược của câu có một số đặc điểm như sau:
- Chỉ hiện diện một từ hay một cụm từ chính phụ hoặc đẳng lập;
- Được sử dụng trong một vãn cảnh hay một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, và gắn bó chặt
chẽ với vãn cảnh hay hoàn cảnh đó;
- Có thể khôi phục chính xác thành phần hay những thành phần tỉnh lược, khi dựa vào
vãn cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp. Lúc đó câu trở lỏi dỏng đầy đủ.
Có thể tỉnh lược thành phần trong câu đơn hay vế trong câu ghép. Thường gặp những
trường hợp tỉnh lược sau:
1.1. Tỉnh lược chủ ngữ trong câu đơn
Ví dụ:
(1) Phú ông cười mủn:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chỉnh cốm vàng, mười tấm lụa đào, mười
con lợn béo, mười vò rượu tâm, đem sang đây.
(Sầ Dừa)

(2) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng
bày. Nghĩa là phải ra sức giời thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nước của tất cả mầi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)

209
1.2. Tinh lược vị ngữ trong câu dơn
Ví dụ:
(3) Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũns khiêng đù bốn cái
ghế ra sân. Rồi Điền gọi vợ con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con lớn một chiếc.
(Nam Cao)
(4) Nghĩa về đến cửa. Cở bà Xuất với Ngãi và Đê Cụt.
(Tô Hoài)
Tỉnh lược vị ngữ thường xảy ra trong hội thoỏi. Ví dụ:
(5) - A i vừa đến?
- Anh Bình.

1.3. Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữtrong câu đơn


- Lúc đó câu chỉ còn những từ ngữ vốn đóng vai trò phụ trong câu. Đây là trường hợp
thường xảy ra trong hội thoỏi. Ví dụ:
(6) - Cậu đang đọc truyện gì vậy?
- Truyện Tây du kí.
Nhưng hiện tượng tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ cũng có cả trong ngôn ngữ đơn thoỏi:
(7) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
(Lê Minh Khuê)

Trong các vãn bản khoa học, hay vãn bàn hành chính, vãn bản chính luận. khi cần nêu
những luận điểm cơ bản, khi lập đề cương, khi nêu đề mục, người ta cũng thường dùng câu
tỉnh lược một trong hai thành phần chính. Ví dụ:
(7) Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý:
- Thể hiện rõ ràng chính xác luận điểm trong cáu chủ đề.
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật
luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dần để lập luận có sức thuyết phục.
(Hướng dẫn làm vãn)
1.4. Tinh lược thành phẩn phụ trong câu đơn
Việc tỉnh lược thành phần phụ thường xảy ra khi một số câu đi liền nhau cùng có chung
một hay một số thành phẩn phụ. Lúc đó thành phần phụ thường chỉ có mật ờ câu đầu tiên,
các câu đi sau không cần có mặt thành phần phụ. Nhưng việc vắng thành phần phụ thường
không được coi là hiện tượng tỉnh lược vì sự có mật hay không có mặt của thành phần phu
nhìn chung không có vai trò quyết định đối với cấu trúc và tính tự lập của câu. Ví dụ:

210
(8) Hết mùa hoa, chưn chóc cũng vãn. Cây gỏo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã,
lỏi trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
(Vũ Tú Nam)
Trong ví dụ (8), có thể coi trỏng ngữ "hết mùa hoa" là thành phần phụ chung ở cả hai
câu, nhưng ở câu thứ hai nó khổng cần xuất hiện.
1.5. Tỉnh lược vế trong câu ghép
Trong ngôn ngữ hội thoỏi và cả trong ngôn ngữ đơn thoai, khi một vế trong câu ghép
đã rõ thì vế đó có thể được tỉnh lược. Ví dụ:
(9) - Chủ nhật này, chúng ta đi tham quan chứ?
- Nếu trời không mưa.
(10) - Sao các cậu đến muộn thế?
- Vì đường bị tắc.
2. Tách c â u
Trong vãn viết, người ta có thể tách một thành phần câu, một thành phần phụ của cụm
từ, một vế cùa câu ghép - thường ở vị trí cuối câu - thành một câu riêng để nhấn mỏnh ý,
hoặc thê hiện những tình huống, những cảm xúc, những thông tin bổ sung nhưng quan
trọng.. Nếu xét riêng phần bị tách thì nó có thể chỉ gồm một cụm từ, không có cấu trúc đầy
đủ của một câu. Song các phần bị tách đó không phải do tỉnh lược nên không cẩn khôi
phục cho đầy đủ. Dựa vào mối quan hệ với câu đi trước, phần tách ra vẫn đảm nhiệm được
vai trò giao tiếp, và khi nhập vào với câu đi trước thì lỏi trở thành một câu có cấu trúc đầy
đủ. Thường gặp những trường hợp sau đây:
2.1. Tách trạng ngữ
Ví dụ:
( l i ) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói
của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(Đặng Thai Mai)
1.2.2. Tách bổ ngữ
Ví dụ:
(12) Chúng uống với nhau rất là nhiều. V à rất là nhiều. (Nam Cao)
(13) Tôi nghĩ đến sức mỏnh cùa thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.
(Phỏm Hổ)
1.2.3. Tách định ngữ
Ví du:
(14) Tinh lỏi khẽ nâng lên một cành ổ i . Còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm sáu quả
tròn, láng bống.
(Trân Hoài Dương)

211
2.4. Tách vị ngữ
Ví dụ:
(15) Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
(Lê Minh Khuê)

2.5. Tách vê của câu ghép


Ví dụ:
(16) Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưa. Để
ngời điểm.
(Nguyễn Công Hoan)

Như vậy việc tách thành phần câu hay vế câu thành một câu riêng cũng luôn luôn đòi
hỏi phải nằm trong văn cảnh hay hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Việc tách như thế nhằm mục
đích nhất định về tu từ, về biểu cảm, về thông tin. Bộ phận được tách thường nằm ở cuối
câu đi trước, và khi gộp lỏi với câu đi trước thì lỏi tỏo nên một câu vãn thống nhất.

3. Lựa c h ọ n t r ậ t t ự c á c t h à n h p h ẩ n c â u
Có những thành phần câu hay những kiểu câu, xét ở dỏng biệt lập, tách khỏi văn cảnh
hay hoàn cảnh sử dụng thì cho phép nhiều khả năng sắp xếp thứ tự thành phần câu mà kết
cấu ngữ pháp và nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả) của câu không thay đổi. Nhưng khi được
sử dụng trong một vãn cảnh cụ thể hay một hoàn cảnh giao tiếp cụ thê, người nói hay viết
lỏi cần lựa chọn một sự sắp xếp tối ưu để hiện thực hóa trong phát ngôn nhằm đỏt hiệu quả
giao tiếp cao nhất. Sự lựa chọn trật tự sắp xếp thường xuyên diễn ra trong hoỏt động giao
tiếp ngôn ngữ. Dưới đây đề cập đến một số trường hợp thường gặp:

3.1. Lựa chần trật tự sắp x é p giữa các thành phần đẳng lập (song song, đồng chút)
Trong trỏng thái biệt lập của câu, các thành phần đẳng lập có khả năng tự do nhất về
thứ tự sắp xếp trong câu mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp và nghĩa miêu tả.
Nhưng trong hoỏt động giao tiếp (trong văn bản) sự sắp xếp của chúng cần được lựa chọn
sao cho thích hợp nhất với các bình diện khác: với nhịp điệu và âm hưởng của câu, với
nhiệm vụ thông báo, với giá trị lập luận, với sự phân bố thông tin... trong từng hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Một số ví dụ:
(17) Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng. bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)

212
(18) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đổng lúa chín.
(Thép Mới)

(19) Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ nhiùìg
rất sắc.
Hắn nghiến răng nói tiếp:
- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bát con giải huyện.
(Nam Cao)

3.2. Lựa chần trật tự sắp xếp giữa thành phần phụ và thành phán chính
Trật tự sắp xếp giữa thành phần phụ và thành phần chính của cụm từ và của câu
thường chặt chẽ hơn trật tự giữa các thành phần đảng lập. Nhưng nằm trong một văn
cảnh nhất định, có những điều kiện hỗ trợ nhất định và do đòi hỏi của những nhân tố
thuộc nhiều bình diện (ngữ âm, thông tin, liên kết vãn bản . . . ) , trật tự sắp xếp của
chúng cũng trở nên linh hoỏt hơn, tỏo điều kiện cho sự lựa chọn một trật tự sắp xếp t ố i
ưu. Một số ví dụ:
(20) Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
(Nguyễn Trãi)

(21) Của ong bướm này đây tuần tháng mật


Này đây hoa của đổng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
(Xuân Diệu)

(22) So sánh những câu văn sau đều có thành phẩn biểu hiện thời gian, nhưng ở mỗi
trường hợp, thành phần đó đặt ở một vị trí khác nhau:
a. Một đêm khuya, M ị nghe tiếng gõ vách (...). MỊ vừa bước ra, lập tức có mấy người
choàng đến, nhét áo vào miệng M Ị , rồi bịt mắt cõng M ị đi.
Sáng hôm sau, M Ị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra.
(Tô Hoài)
b. ...Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả
làng Vũ Đỏi cũng không ai biết.
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám
ngắt trong một váy đụp.

(Nam Cao)

213
c. .. .Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử,
con trai thống lí.
Cô M ị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô khổng nhớ, cũng không ai nhớ.

(Tô Hoài)

3.3. Trật tự trong câu ghép


Ớ nhiều loỏi câu ghép, nếu trong trỏng thái biệt lập, chưa được sử dụng vào hoỏt động
giao tiếp, các vế của câu ghép cũng có nhiều khả nâng sắp xếp trật tự so với nhau. Nhưng
khi hành chức trong hoỏt động giao tiếp, câu ghép cần lựa chọn một trật tợ tối ưu, trật tự
này phục vụ cho nhiệm vụ của câu ở bình diện thông báo, lập luận, hoặc liên kết vãn bản.
Nghĩa là khi sử dụng trong hoỏt động giao tiếp chỉ có một trật tự là duy nhất thích hợp.
Một số ví dụ:
(23) Tiêng Việt của chúng ta rất giàu; tiêng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống
tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh láu đời và phong
phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu
tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dipig
nước và giữ nước.
(Phỏm Vãn Đồng)

(24) Trong những năm gần đây, các phương pháp đầc nhanh đã dược phổ biến khá
rộng, nhung nó không phải là điều mới lạ. Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà
chính trị, nhà văn l ỗ i lỏc... đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê-ông
đọc tốc độ 2000từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000từ/ phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang
sách chỉ mất vài giây.
(Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987-1990)

Như vậy, cùng một cấu trúc ngữ pháp, biểu hiện cùng một sự tình, nhưng khi được sử
dụng trong một vãn cảnh cụ thể hay trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, các thành phần
trong câu đơn hay các vế trong câu ghép có thể thay đổi vị trí, và lựa chọn sự sắp xép trật
tự tối ưu. Điều đó giúp cho câu và toàn bộ văn bản đỏt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

li. MỤC ĐÍCH NÓI CỦA CÂU TRONG GIAO TIẾP


Nói hay viết một câu không phải chỉ để cập đến một sự tình, một vấn đề nào đó, mà
còn luôn luôn nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích cụ thể phụ thuộc vào từng
hoàn cảnh giao tiếp. Nhưng ngôn ngữ học thường khái quát thành 4 mục đích cơ bản,
tương ứng với 4 loỏi câu. M ỗ i loỏi câu này hướng tới một mục đích nhất định, đồng thời có
các phương tiện ngôn ngữ riêng (các hình thức ngôn ngữ đặc thù).

214
1. C â u nghi v ấ n (câu hỏi)
Đây là loỏi câu dùng khá phổ biến trong giao tiếp.
Mục đích thực sự của câu nghi vấn là nêu điều người nói chưa biết hoặc còn hoài nghi,
và mong muốn được người nghe trả lời, cung cấp thông tin vào điểm còn chưa biết, chưa rõ.
Về phương diện hình thức, câu nghi vấn dùng những từ ngữ chuyên dụng và/ hoặc ngữ
điệu nghi vấn. Ngữ điệu nghi vấn được đánh dâu bằng dấu hỏi (?) ở cuối câu.
Ví dụ:
(ỉ) "- Lúc ông lên năm, mẹ đi chợ có hay mua quà không?
- Chá nhớ.
- Lên sáu?
- Cũng chả nhớ. "
(Nguyễn Đức Thuận)
Ở ví dụ trên, câu thứ nhất và cáu thứ ba đều là câu nghi vấn. Câu thứ nhất dùng cả cặp
từ nghi vấn có.. .khống... và cả ngữ điệu nghi vấn (đánh dấu chấm hỏi), còn câu thứ ba chỉ
dùng ngữ điệu (đánh dấu chấm hỏi). Đó là những câu hỏi của kẻ hỏi cung đối với một
người tù cộng sản.
Có thể phân biệt 4 loỏi câu nghi vấn:

1.1. Câu nghi vân tổng quát


Người nói dùng câu hỏi loỏi này khi mới chỉ biết một sự việc nào đó xảy ra, nhưng
chưa hề biết một chi tiết nào về sự việc đó. Người nói muốn biết thông tin về toàn bộ sự
việc. Trong câu hỏi dùng ngữ điệu nghi vấn và từ nghi vấn gì, cái gì...
Câu trả lời cho câu hỏi tổng quát phải là câu có cấu trúc đầy đủ, không thể là dỏng
tỉnh lược hay rút gọn được. Bởi vì câu trả lời phải cung cấp thông tin về toàn bộ sự việc.
Ví dụ:
(2) 'Thơm: - (Có tiếng rầm rầm ỏ ngoài) Cái gì thế?
Ngầc: - Các ông ấy đợi đằng sau nhà.
(Nguyễn Huy Tưởng)
1.2. Câu nghi vấn chuyên biệt
Người nói đã biết nhiều chi tiết về sự việc, nhưng còn chưa biết về một chi tiết của sự
việc và chỉ hỏi về chi tiết đó thôi. Trong câu, ngoài ngữ điệu nghi vấn, thường dùng một
trong các đỏi từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, đâu, mấy, bao nhiêu, bao giờ, thể nào, như
thế nào, bao láu...
Đỏi từ nghi vấn đặt ở vị trí tương ứng với điều chưa biết trong sự việc mà câu biểu
hiện (chứ không nhất thiết đặt ở đầu câu như trong một số ngôn ngữ khác).

215-
Đ ố i với câu nghi vấn chuyên biệt, câu trả lời có thể có cấu trúc đầy đủ, nhưng thường
là ở dỏng rút gọn: tỉnh lược điều đã biết trong câu hỏi, chỉ cần có được nội dung trả lời cho
điểm hỏi. Ví dụ:
(3) "- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài."


(Ngô Tất Tố)
(4) "- Ớ đâu vào đây?
- ơngoài vào.
- Ngoài nào?
- ơ ngoài khu du kích vào.
(Tô Hoài)

2.3. Câu nghi vân lựa chần


Người nói nêu ra hai hoặc nhiều khả nâng khác nhau, và mong muốn người nghe, khi
trả lời, chọn một khả nâng, còn loỏi trừ các khả năng khác.
Câu hỏi thường dùng quan hệ từ hay, hay là.
Ví dụ:
(5)"- Anh vế hẳn hay còn đi nữa? "
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)

(6) "-Mình đầc hay thôi đầc?


(Nam Cao)
Câu hỏi lựa chọn có thể dùng cập phụ từ có...không..., đã...chưa..., có phải...hay
không..., rồi...hay chưa,...
Ví dụ:
(7) "- Trên đời ông thích cái gì? (Câu nghi vấn chuyên biệt)
- Chẳng biết nữa!
- Có uống rượu không? (Câu nghi vấn lựa chọn)
- Không!
- Có hút thuốc không?(Câu nghi vấn lựa chọn)
- Không!
- Có thích hát văn nghệ không? (Câu nghi vấn lựa chọn)
- Không!"
(Nguyễn Đức Thuận)

216
2.4. Câu nghi vân giả thiết
Trong câu hỏi, người nói vừa hỏi, vừa nêu một giả thiết ít nhiều đã có tính khảng định
và mong muốn người nghe cho biết ý kiến về điều giả thiết. Ngoài ngữ điệu nghi vấn, câu
nghi vấn loỏi này còn thường dùng ở cuối câu một hay một vài tình thái từ: ờ, ư, hả, hử,
chứ, nhỉ, nhé, chăng, ru,...
Ví dụ:
(8) "Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt
chừng như vần còn mệt mỏi lắm."
(Ngô Tất Tố)

(9) "- Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?"
(Kim Lân)

2. Câu cầu khiến (câu k h i ế n , c â u m ệ n h lệnh, c â u lệnh)


Mục đích của câu cầu khiến là nêu mệnh lệnh, yêu cầu, hay thúc giục, khuyên bảo, ...
để người nghe thực hiện (hay đừng thực hiện) một hành động hay có một trỏng thái nào đó, ...
Câu cầu khiến có dùng những phương tiện ngôn ngữ đặc thù. Ngoài ngữ điệu cầu
khiến (khi viết được đánh dấu bằng dấu chấm than), câu cầu khiến còn có thê dùng những
phụ từ hãy, chớ, đừng... ở trước, hay đi, thôi, nào, ...ờ sau bộ phận thể hiện ý cầu khiến,
hoặc có thể dùng các động từ tình thái như nên, cần, phải... ở trước vị ngữ của câu.
Ví dụ:
(10) "Tôi sửng sốt nhìn anh ta. Nhưng hai anh lính khác giục tôi:
- Chạy mau đi!"
(Anh Đức)
( l i ) "Hãy nhớ lấy lời tôi!"
(Tố Hữu)
Câu khiến có nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau.
- Mức độ cao và có tính bắt buộc thực hiện là mệnh lệnh. Thường sử dụng khi các
nhân vật có vị thế khác nhau. Câu thường ngắn gọn, có khi chỉ là một từ phối hợp với ngữ
điệu. Ví dụ: các mệnh lệnh như sau:
(12) "-Đứng lại!"
(13) "-Tất cả trật tự!"
- Mức độ thấp hơn là đề nghị, yêu cầu. Người nghe có thể thực hiện hoặc không thực
hiện. Ví dụ:

217
(14) "- Anh nói nữa di! - Ông giục.
- Báo cáo hết!"
(Nguyễn Thành Long)

(15) "...chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thấy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. "
(Ngô Tất Tố)

- Khuyên nhủ thường nhẹ nhàng hơn. Người nghe cũng có thể thực hiện hoặc là không
nhưng không phải vì lời khuyên mà mất lòng.
Ví dụ:
(16) "- Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá ..."
(Kim Lân)

(17) "...tên chủ sự vẫn nhỏ nhẹ:


- Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ít ngày, bây giờ bỏ mặc người ta dang dỏ."
(Trần Đình Vàn)

3. C â u cảm t h á n (câu cảm)


Câu cảm thán có mục đích bộc l ộ rõ rệt và trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ của
người nói. Mặc dù, ở bình diện nghĩa, bất cứ câu nào cùng có nghĩa tình thái. Nhưng câu
cảm thán vẫn là loỏi câu có mục đích riêng, khi nó bộc l ộ trực tiếp cảm xúc. Có những
trường hợp một câu trần thuật và một câu cảm thán cùng đề cập đến một trỏng thái cảm
xúc, tình cảm nhưng mục đích của càu trần thuật là kể lỏi, thuật lỏi sự việc, còn mục đích
của câu cảm thán là bộc l ộ trực tiếp cảm xúc. So sánh:
Càu trần thuật: Chúng tôi rất vui.
Câu cảm thán: Ôi, vui quá!
Vì thế, ở câu cảm thán thường dùng phương tiện ngốn ngữ đặc thù. Ngữ điệu cảm thán
rõ rệt được đánh dấu bằng dấu chấm than (!) khi viết.
Trong câu cảm thán thường dùng các thán từ, từ tình thái: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi
(ơi), trời ơi, ồ; ô hay, ái chà, úi chà, ưa, ối, ái... các từ chỉ mức độ cao như: biết bao, xiết
bao, vô cùng, cực kì, biết chừng nào, thay...

Ví dụ:
(18) "Nhân vẫn gào lên, giọng the thè:
- Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em làm gì mà lại khổ thế em ơi!"

(Chu Vãn)

218
(19) "Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không thể địch nổi với
thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!
(Phỏm Duy Tốn)
Đối với câu cảm thán, trật tự thường dễ dàng thay đổi: các từ ngữ cảm thán cùng với vị
ngữ có thể ở trước chủ ngữ. Ví dụ (18) ở trên và các ví dụ sau:
(20) Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi!
(Nguyễn Du)

4. Câu trần thuật ( c ò n g ọ i là c â u tường thuật, c â u kể)


Loỏi câu này có tần số sử dụng cao.
Mục đích cơ bản của câu trần thuật là: kể lỏi sự việc, hiện tượng, miêu tả tính chất,
đặc điểm, trỏng thái, biểu hiện quan hệ của sự vật, hay trình bày nhận định, ý kiến.
Một số ví dụ về câu trần thuật:
(21) Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phản.
(Nguyễn Minh Châu)
(22) Những tia nắng sớm đang từ tít di chuyển từ mặt nước lên những bãi bờ bên kia sông...
(Nguyễn Minh Châu)
(23) Tôi là con gái Hà Nội.
(Lê Minh Khuê)
(24) Tác phẩm vừa là kết tinh của tám hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho
mầi người sự sống mà nghệ sĩ ma ng trong lòng.
(Nguyễn Đình Thi)
Câu trần thuật có thể ở dỏng câu khẳng định, hay phủ định. Những câu ví dụ trên là
thuộc dỏng khẳng định, còn có những càu dỏng phủ định như:
(25) Anh không dám nhìn vào mặt con.
(Nguyễn Minh Châu)
(26) Hầm của Nho không bị sập.
(Lê Minh Khuê)
Về phương diện hình thức, câu trần thuật tiếng Việt không dùng những từ ngữ chuyên
dùng trong các loỏi câu khác. Nghĩa là hình thức của nó thuộc về dỏng "tiêu cực", "âm
tính", "không được đánh dấu". Tuy nhiên, về ngữ điệu, câu trần thuật vẫn có nét riêng biệt
so với các loỏi câu khác. Chưa có sự phân tích chi tiết, cụ thể về ngữ điệu của câu trần
thuật tiếng Việt, nhưng người ta thường miêu tả ngữ điệu trần thuật là ngữ điệu kết thúc hỏ
giọng ở cuối câu. Khi viết ngữ điệu đó được đánh dấu bằng dấu chấm cuối câu.

219
IM. HÀNH ĐỘNG NÓI VÀ CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Khái niệm h à n h đ ộ n g nói ( h à n h vi n g ô n ngữ)
1.1. Trong cuộc sống, con người thực hiện nhiều hành động. Có những hành động được
thực hiện bằng các cơ quan thuộc cơ thể con người như đi, chạy được thực hiện bằng chân.
Có những hành động con người thực hiện bằng những phương tiện vật chất như cuốc đái
bằng cuốc, cưa gỗ bằng cưa... Có những hành động thuộc lĩnh vực vật chất (đi, chạy, cuốc,
cưa), có hành động thuộc lĩnh vực tinh thần (nghĩ, đoán, liên tưởng,...). M ỗ i hành động
như thế thường có phương tiện và mục đích của nó.
Nói năng cũng là hoỏt động. Và khi con người nói một câu là thực hiện một (hoặc một
vài) hành động. Hành động nói (còn gọi là hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn ngữ) là hành
động được thực hiện khi nói và thực hiện bàng phương tiện ngôn ngữ. Hành động nói thực
hiện khi người ta tỏo ra một phát ngôn, một câu (một diễn ngôn trong một cuộc giao tiếp).
M ỗ i hành động đó gắn với một mục đích nhất định: trần thuật, miêu tả, hỏi, sai. hứa,
khuyên, mời, chào, cám ơn, xin lỗi, lệnh, nhờ, thách...

1.2. Ngôn ngữ hầc phân biệt ba loại hành động nói
- Hành động tạo lời: là hành động của các cơ quan phát âm (hay cử động của tay để
tỏo chữ viết), hành động huy động các từ và các quy tắc kết hợp từ ngữ đê tỏo các câu, tỏo
các lời hay các đoỏn văn, bài văn. Ngữ âm học và cú pháp học đã từng nghiên cứu các hành
động này.
- Hành động mượn lời: là hành động nhằm gây ra những biến đ ổ i trong nhận thức,
trong tâm lí, trong hoỏt động, có một tác động nào đó đối với ngữ cảnh. Ví dụ:
Trong giờ làm bài thi, khi nghe giám thị nói câu "Hết giờ rồi", các thí sinh có người
bỏ bút, đọc lỏi bài rồi nộp bài, có người vội vàng viết nốt vài chữ, vài câu. Có người lo lắng
vì chưa làm được bài, có người thở phào nhẹ nhõm vì kết thúc thời gian căng thẳng trong
giờ thi... Hành động mượn lời thể hiện ở hiệu quả mà câu nói gây ra.
- Hành động ở lời (hay còn gọi là hành động ngôn trung, hành động tỏi l ờ i . . . ) : là hành
động mà đích của nó nằm ngay trong việc tỏo nên câu (phát ngôn) - sản phẩm nói hay viết.
Đích của hành động nói phân biệt các hành động ở lời và được dùng làm tên gọi cho mỗi
hành động ở lời. Ví dụ:
Khi nói một lời hứa (Chẳng hỏn: Tôi hứa sẽ giúp anh việc ấy.): là thực hiện hành động
hứa. Hành động này có mục đích (đích) là hứa: người nói tự ràng buộc mình vào trách
nhiệm thực hiện một hành động.
Khi đích của hành động ở lời được thoa mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Khác với hành
động mượn lời, hành động ở lời ít nhiều có tính quy ước. Việc thực hiện và hồi đáp lỏi một
hành động ở lời nào đó phải theo những phương thức ít nhiều có tính chung đ ố i với một
cộng đồng.

220
Ví dụ: Khi cáu nói thực hiện một hành động ở lời là câu hỏi thì lời hồi đáp của người
tiếp nhận (người nghe) thường thực hiện hành động ở lời là đáp.
1.3. Trong ba loỏi hành động nói trên thì hành động ở lời có quan hệ gắn bó nhất với múc
đích của câu. Nhưng ngôn ngữ truyền thống khi xem xét mục đích nói (mục đích phát
ngôn, mục đích giao tiếp) của câu thì chỉ phân xuất một cách rất khái quát thành bồn loỏi:
trần thuật (kể), nghi vấn (hỏi), cầu khiến (lệnh), cảm thán (cảm). Sự thực thì các hành động
nói (hành động ở lời) có số lượng lớn hơn nhiều và rất đa dỏng về đặc trưng tính chất so với
bốn loỏi câu kê trên.
Chẳng hỏn, loỏi câu trần thuật với các dấu hiệu ờ phần trên đã xác định, thực ra, có thể
ứng với nhiều hành động nói khác nhau. M ỗ i câu sau đây đều là một câu trần thuật (không
có dấu hiệu đặc trưng của các loỏi câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, ngữ điệu được đánh dấu
bằng dấu chấm), nhưng mỗi câu thực hiện một hành động nói (hành động ở lời) khác nhau:
(1) Ngày xưa có một anh nông dân nghèo, (hành động trần thuật)
(2) Tôi xin tuyên bố khai mỏc đỏi hội. (hành động tuyên bố)
(3) Ngày mai, tôi sẽ đến thăm anh. (hành động hứa)
(4) Anh ấy có lẽ đến muộn. (hành động phỏng đoán)
(5) Hàng của chúng tôi được bảo hành 3 năm. (hành động đảm bảo)
Như vậy số lượng hành động ỏ lời không thể giới hỏn ở con số 4 như bốn loỏi câu đã
được phân xuất theo mục đích phát ngôn. Cho đến nay ngôn ngữ học chưa đỏt được sự
thống nhất ý kiến về số lượng và cả về việc phân loỏi các hành động ở lời. Nhưng có một
sự phân loỏi được nhiều người sử dụng là sự phàn loỏi của Searle. Tác giả phân thành năm
nhóm hành động ở lời:
1) Nhóm hành động trình bày (còn gọi là hành động miêu tả, xác tín): Các hành động
kiểu này có đích là kể lỏi, trần thuật hay miêu tả một sự tình nhằm làm cho người nghe biết
sự tình đó. Bản thân người nói tin rằng nội dung trình bày là đúng. Ví dụ các hành động ở
lời như kể, miêu tá, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, tường trình, tố cáo, khai, khai báo,
kết luận, tổng kết, tóm tắt,...
2) Nhóm hành động điều khiển: có đích là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện
một hành động nào đó trong tương lai. Người nói thực sự mong muốn người nghe thực hiện
hành động đó. Ví dụ các hành động ở lời như: lệnh, sai, sai khiến, yêu cầu, bảo, để nghị,
cử, phái, xin, cho phép, chỉ thi, kiến nghị, chỉ định, khuyên, mời. hỏi, tra, chất vấn,... Chú
ý: Searle xếp hỏi vào nhóm hành động điều khiển.
3) Nhóm hành động cam kết (ước kết): có đích là đặt người nói vào trách nhiệm thực
hiện một hành động trong tương lai. Người nói thực sự có ý định, có mong muốn thực hiện
hành động đó. Ví dụ các hành động ở lời như: hứa, cam kết, cam đoan, giao ước, đảm bào,
thoa thuận, thề, nguyện, đe. dầa, thách thức...

221
4) Nhóm hành động biểu cảm (bộc lộ): có đích là bày tỏ trỏng thái tâm lí của người
nói. Người nói thực sự có, thực sự cảm thấy cái trỏng thái tàm lí được bày tỏ. Ví dụ các
hành động ở lời biểu cảm như: than (hở, thán phục, cảm thán khen, chê, cám ơn, xin lỗi,
ân hận, tiếc, thương, ca ngợi...
5) Nhóm hành động tuyên bố: có đích là làm cho điều được nêu ra trong câu có hiệu
lực. Người nói tin rằng mình có đủ quyền để tuyên bố và điều mình tuyên bố sẽ có hiệu lực
ngay. Ví dụ: các hành động ở lời như tuyên bố, tuyên ớn, buộc tội...
Tuy nhiên sự phân loỏi của Searle cũng chỉ có tính tương đối. Có trường hợp cùng một
hành động ở lời có thể thuộc về một vài nhóm. Do đó vấn đề vẫn còn cần được khảo sát
tiếp theo.

2. C á c h thực hiện h à n h d ộ n g nói


Có trường hợp hành động ở lời được sử dụng đúng với mục đích của nó. Đó là hành
động nói trực tiếp và câu được sử dụng như vậy là câu dùng theo l ố i trực tiếp. Nhưng cũng
có những trường hợp hành động ở lời được sử dụng nhằm đỏt được đích của một hành động
khác. Đó là những hành động nói gián tiếp.
Ví dụ: Xét đoỏn vãn sau đây (mỗi câu chúng tôi đánh số ở cuối câu cho tiện theo dõi):
(7) "Anh thanh niên làng chỉ có một cái cổng gỏch nhỏ, quay lỏi bảo tôi (1).
- Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây (2).
- Cám ơn anh nhé (3). Lát nữa tôi sẽ sang nhà anh chơi (4).
Tôi vỗ vai anh bảo vậy (5). Tôi toan vào (6). Anh vội ngăn tôi lỏi (7):
- Khoan đã (8). Anh đê em gọi cho anh trong nhà xícLcon chó lỏi (9). Con chó to và
dữ lắm (10)".
(Nam Cao. Đôi mắt)

Đoỏn văn trên có 10 câu. Có câu là lời người kể chuyện (câu Ì, 5, 6, 7), có câu là lời
của nhân vật (câu 2, 3, 4, 8, 9, 10). Trong đó câu Ì, 5, 6, 7 là các câu thực hiện hành động
nói một cách trực tiếp: hành động trực tiếp của các câu đó là hành động thuộc nhóm trình
bày và đều có đích là kể lỏi các sự việc.
Câu 2, 10 là lời nhân vật "anh thanh niên", cũng thực hiện hành động trực tiếp là trần
thuật. Câu 3 là lời nhân vật "tôi" trực tiếp thực hiện hành dộng cảm ơn (thuộc nhóm biểu
cảm). Câu 8 (lời anh thanh niên) trực tiếp thực hiện hành động ngăn cản (thuộc nhóm hành
động điều khiển).
Các câu trên dù thực hiện những hành động thuộc các nhóm khác nhau, nhưng đều
giống nhau ở cách thức thực hiện trực tiếp: hành động và đích của hành động có sự thống
nhất với nhau. Chúng đều là những hành động trực tiếp và câu được dùng theo l ố i trực tiếp.

222
Ở các câu 4 và 9 tình hình có khác. Xét về hình thức của câu thì cả hai câu đều là cáu
trần thuật, trong đó không có dấu hiệu nào của càu nghi vấn, cầu khiến, hay biểu cảm.
Nhưng hai câu đó không thực hiện hành động trình bày, không có mục đích thuật lỏi, kể lỏi
sự việc. Câu 4 thực ra thực hiện hành động cam kết, nhằm mục đích hứa hẹn hành động
(hẹn sang chơi nhà anh thanh niên). Còn câu 9 thực hiện hành động ở nhóm điều khiển, cụ
thể là anh thanh niên đề nghị nhân vật "tôi" hãy để mình thực hiện hành động "gọi trong
nhà xích chó l ỏ i " . Như thế ở câu 4, hành động cam kết không được thực hiện trực tiếp (so
sánh với cách nói: tôi hẹn với anh lát nữa sẽ sang nhà anh chơi) mà thông qua một hình
thức câu trần thuật. Ở câu 9, hành động điều khiển (đề nghị) không được thực hiện trực
tiếp (so sánh với cách nói trực tiếp:''Ánh hãy để em gọi cho anh trong nhà xích con chó
lỏi"). Cách thực hiện hành động nói như ở câu 4 và câu 9 là cách gián tiếp, đó là những
hành động nói gián tiếp. Còn về mặt câu (hình thức ngôn ngữ) thì đó là những câu thực
hiện mục đích nói một cách gián tiếp.
Như vậy hành động nói (hành vi ngôn ngữ) gián tiếp là hành động nói được thực hiện
thông qua một hành động nói khác. Trong thực tiễn giao tiếp, ở nhiều trường hợp, nhân vật
giao tiếp thường tiến hành hành động nói theo cách gián tiếp. Một số ví dụ khác:
+ Hành động nói trực tiếp là hỏi, nhưng gián tiếp là khuyên nhủ, động viên:
(8) "Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá...
Biết thế nào hả con, ai giàu ba hầ, ai khó ba đời? "
+ Trực tiếp: hỏi, gián tiếp: ra lệnh
(9) "Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ!
(Hồ Phương)
+ Trực tiếp: trần thuật, thông báo, gián tiếp: yêu cầu.
(10) 'Trờ/ mưa rồi đây" (yêu cầu: mang quần áo đang phơi vào trong nhà).
+ Hành động trực tiếp thuộc nhóm trình bày, nhưng gián tiếp là thực hiện hành động
điều khiển (yêu cầu).
( l i ) "Anh ơi, chị Xuân vừa mua dược một chiếc vòng tay rất đẹp. " (=>Anh hãy mua
cho em một chiếc vòng tay như thế.)
+ Hành động trực tiếp là hành động hỏi, nhưng gián tiếp thực hiện hành động thuộc
nhóm biểu cảm (than):
(12) "Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật vật, nó bần tiện thế? "
(Nam Cao)
(13) "Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao!"

(Nguyễn Du)

223
Muốn nhận biết được hành động ở lời (hành động nói) gián tiếp cần phải căn cứ vào
các phương diện sau đây:
- Nhận biết hành động ở lời trực tiếp nhờ các phương tiện chì đản chuyên biệt. Chẳng
hỏn: nhờ các từ nghi vân mà nhận ra được hành động trực tiếp hỏi, nhờ các từ cảm thán mà
nhận ra hành động trực tiếp thuộc nhóm biểu cảm (bộc l ộ ) . . .
- Căn cứ vào nội dung sự việc mà câu đề cập đến. N ộ i dung sự việc thường có quan hệ
với người nghe. Từ đó mà rút ra hành động gián tiếp là hành động thường hướng đến người
nghe. Chẳng hỏn ở ví dụ trên đây "Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây
giờ!", có một hành động trực tiếp là hỏi. N ộ i dung sự việc của câu hỏi là "ra" (bọn mày ra).
Do đó hành động gián tiếp ở đây là một lệnh (thuộc nhóm điều khiên): Bọn mày phải đi ra!
- Căn cứ vào ngữ cảnh, trong đó có quan hệ giữa người nói và người nghe. Chính ngữ
cảnh giúp cho việc nhận biết đúng hành động ở lời gián tiếp. Ngữ cảnh có thể là lời hồi đáp
của người nghe.
Ví dụ:
(14) "Chờ khi đứa con trai đã biOĩg thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua, lúc gán sáng em có nghe tháy tiêng gì không?
Liên giả vờ không nghe cáu chồng vừa hỏi. Trước mắt chị hiện ra một cái bờ đất lở
dốc đítng của bờ bên này, và đém đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những
tảng đất đổ oà vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón ta\ gầy guộc âu
yếm vuốt ve bén vai chồng.
- Anh cứ yên tám. vất vở, tốn kém đến bao nhiêu, em với các con củng chăm lo cho
anh được."
(Nguyễn Minh Châu. Bến quê)
Trong ví dụ này, lượt lời thứ hai của người chồng có hình thức câu hỏi, thực hiện hành
động trực tiếp là hỏi. Nhưng căn cứ vào tình huống giao tiếp (anh đau ố m lâu ngày, vợ con
phải chăm sóc vất vả...) và căn cứ vào lời hồi đáp của người vợ (Liên), ta suy ra hành động
gián tiếp là bộc lộ tâm trỏng buồn chán, sốt ruột về tình cảnh đau ốm, và mong chấm dứt
được những ngày tháng đau ốm khổ sở ấy.
Như vậy có hai cách thức thực hiện hành động nói: trực tiếp và gián tiếp. Hành động
nói trực tiếp là hành động sử dụng đúng với mục đích vốn có của nó. Hành động nói gián
tiếp là hành động nhằm đỏt được đích của một hành động khác.
Từ sự phân biệt hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp đẫn đến sự phân
biệt hai cách sử dụng câu:
- Sử dụng câu theo cách trực tiếp: Đó là cách sử dụng câu đúng với múc đích vốn có

224
của nó. Nói một cách khác, trong cách sử dụng câu trực tiếp có sự thống nhất (sự phù hợp)
giữa hình thức của loỏi càu (thể hiện thông qua các phương tiện từ ngữ riêng và ngữ điệu)
và mục đích (chức năng) của nó. Chẳng hỏn:
+ Sử dụng câu có hình thức câu trần thuật để kể, để tả, để trình bày quan hệ hay để
nêu nhận định. Ví dụ:
(15) "Ruộng rẫy là chiến trường..."
(Hồ Chí Minh)

+ Sử dụng câu có hình thức câu nghi vấn để hỏi. Ví dụ:


(16) " U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ?"
(Ngô Tất Tố)

- Sử dụng câu theo l ố i gián tiếp: Đó là cách sử dụng câu không đúng, không phù hợp
với mục đích (chức nâng) vốn có của nó. Nói khác đi, khi sử dụng gián tiếp thì hình thức
cấu tỏo câu không thống nhất với mục đích nói (với chức nâng) của nó.
Ví dụ:
+ Sử dụng câu có hình thức câu nghi vấn nhưng nhằm mục đích than vãn (biểu lộ, bộc lộ):
(17) "Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lỏi nhếch nhác, mếu khóc.
- u nhất định bán con đấy ư? u không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn cái thân con
thếnàv! Trời ơi!...Ngày mơi con 'chơi với ơi? Con ngủ với ai? " (Ngô Tất Tố)
+ Sử dụng câu có hình thức câu trần thuật, nhưng nhằm mục đích cấm đoán (thuộc
nhóm điều khiển):
(18) " Ở đây không được hút thuốc lá. " (biển đề trong bảo tàng)
Cách dùng gián tiếp làm cho câu có nghĩa hàm ẩn.

3. Cầu n g ô n h à n h (câu n g ữ vi)


Trong cách thức thực hiện hành động nói trực tiếp có một loỏi câu tiêu biểu gọi là câu
ngôn hành (hay câu ngữ vi). Trong câu ngôn hành có động từ ngôn hành. Khi nói một câu
thuộc loỏi này thì chính là đã thực hiện cái hành động mà động từ ngôn hành đặt tên. Ví dụ:
(19) Tôi hứa sẽ giải quyết vụ này. —» thực hiện hành động hứa
(20) Chúng tôi đảm bảo chất lượng của hàng hoa. —> thực hiện hành động đảm bảo
(21) Em mời các anh uống nước. -> thực hiện hành động mời
Những động từ hứa, đảm báo, mời trong những câu trên đây được dùng trong chức
năng ngôn hành. Những động từ này cũng thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng chúng đều
là những động từ gọi tên các hoỏt động nói năng của con người như: chào, hỏi, báo, báo
cáo, bẩm, bảo đảm, chỉ thị, cho phép, chúc, lệnh, mời, hứa, hẹn, cảm ơn, cảm tạ, cấm,
công nhận, đề nghị, khuyên, nhờ, thề, thách, thừa nhận...

225
, Một số ví dụ về câu ngôn hành thực hiện các hành động thuộc các nhóm khác nhau:
+ Thực hiện hành động thuộc nhóm điều khiển:
(22) Ta ra lệnh cho nhà người phải nói.
(23) (Máy bay chuẩn bị cất cánh) đề nghị quý khách thắt dây an toàn.
(24) M ẹ đô con đàu là chữ a.
(25) Mình khuyên bỏn nên mua cái xe ấy.
+ Thực hiện hành động thuộc nhóm cam kết (hứa hẹn):
(26) Con hứa với mẹ lần sau con không đi chơi về muộn.
(27) X i n nguyện một lòng trung thành với Tổ quốc.
(28) Chúng tôi, sáu trăm nghĩa sĩ, tình như ruột thịt, nghĩa như keo sơn, thề đồng tử
đồng sinh, quyết đuổi giặc cứu nước.
+ Thực hiện hành động nhóm biểu cảm (bộc lộ):
(29) (Thần K i m Quy cho vua một chiếc móng thần. Vua cầm tay Thần nói): Xin đa tạ
Người thần!
(30) (Mã Lương cầm cây bút bằng vàng sáng lấp lánh mà ông cụ đã đưa cho, sung
sướng reo): Cây bút đẹp quá! Cháu cám ơn ông!
(31) Con xin lỗi mẹ, con trót làm vỡ cái phích.
+ Thực hiện hành động thuộc nhóm trình bày:
(32) ừ, tao thừa nhận tao bất tài vô dụng. (Còn mày thì sao?)
(33) Con khẳng định là anh ấy đã ra đi rồi.
(34) Tôi kết luận là những người này vô tội.
Tuy nhiên, những động từ trên đây, đê cấu tỏo được một câu có hiệu lực ngôn hành,
cần thoa mãn một số điểu kiện khắt khe, cơ bản nhất là phải đáp ứng cả ba điều kiện cơ
bản sau đây:
1) Chủ ngữ của động từ ngôn hành phải là từ ngữ chỉ ngôi thứ nhất, nghĩa là từ ngữ gọi
tên người nói, hay từ ngữ thay thê cho người nói. Nếu chủ ngữ là từ ngữ chỉ ngôi l i hay
ngôi HI thì câu không phải là câu ngôn hành.
So sánh:
a. (Con nói với mẹ) "Con xin lỗi m ẹ " -> câu ngôn hành thực hiện hành động xin lỗi.
, b. (Câu nói với mẹ) "Nó đã xin lỗi mẹ r ồ i "—> Không phải là câu ngôn hành mà là câu
trần thuật, kể lỏi sự việc.
2) Bổ ngữ của động từ ngôn hành phải là từ ngữ chỉ ngôi thứ hai, nghĩa là từ ngữ gọi
tên hay thay thế cho người nghe. Nêu bổ ngữ lỏi là từ ngữ ở ngôi thứ IU hay ngôi thứ ì thì
không có câu ngôn hành.

226
So sánh:
a. Mình khuyên cậu nên mua cái xe ấy -> Câu ngôn hành thực hiện hành động khuyên
(nhóm điều khiển).
b. Mình đã khuyên nó nên mua cái xe ấy -> Câu trần thuật kể lỏi sự việc.
3) Động từ vị ngữ (động từ ngôn hành) phải ở thời hiện tỏi. Đ ố i với tiếng Việt, động từ
đó phải không có các phụ từ chỉ thời gian (vừa, mới, từng, đã, đang, đương, sắp, sẽ...), phụ
từ phủ định (không, chưa, chẳng, chả...) đi kèm. So sánh:
a. Em mời anh uống nước -> Câu ngôn hành thực hiện hành động mời (nhóm điều khiển).
b. Em đã mời anh uống nước, nhưng anh chẳng đáp. -> Câu trần thuật, kể lỏi sự việc.
Tóm lỏi, khi nói (hay viết) một câu người ta thực hiện một (hay một vài) hành động
nói. Hành động nói chính là hành động được thực hiện khi nói và bằng phương tiện ngôn
ngữ. Có thể thực hiện hành động nói một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó cách thực
hiện trực tiếp rõ ràng nhất là dùng câu ngôn hành.

IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ẩ N C Ủ A C Â U


Khi được sử dụng trong hoỏt động giao tiếp ngôn ngữ, ngoài nghĩa tường minh, câu
còn có thể có nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh còn gọi là nghĩa hiển ngôn, nghĩa theo câu
chữ, nghĩa hàm ẩn còn gọi là hàm ngôn. Vấn đề này chủ yếu được khảo sát trong giáo trình
Ngữ dụng học. Ở đây chỉ đề cập đến như một hiện tượng nảy sinh khi câu được sử dụng
trong hoỏt động giao tiếp.

1. Nghĩa tường minh


Nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) là nghĩa được biểu hiện thông qua nghĩa của các
từ ngữ có mặt trong câu và các quy tắc ngữ pháp kết hợp với các từ ngữ đó. Nghĩa này luôn
luôn có mặt trong câu được tổ chức theo đúng quy tắc ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa. Nghĩa
này không bị chi phối chặt chẽ bởi hoàn cảnh sử dụng câu. Trong một câu biệt lập, tách rời
khỏi hoàn cảnh sử dụng vẫn có nghĩa tường minh.
Ví dụ: (1) Câu thơ của Nguyễn Khuyến:
Trời thu xanh ngắt, mấy tầng cao.
Nghĩa tường minh của câu này là nghĩa đề cập đến cảnh trời mùa thu với sắc tròi xanh
trong, không cỏ một gỏn mây và không gian thoáng đãng, rộng lớn, đồng thời là cả cảm
giác nhẹ nhõm, khoan khoái của con người.
Người nói (viết) chỉ cần sử dụng đúng các từ ngữ và quy tắc ngữ pháp của một ngôn
ngữ là có thể tỏo ra một câu với nghĩa tường minh. Còn người nghe (đọc) thì cũng dựa vào
các yếu tố đó mà lĩnh hội nghĩa tường minh.

227
2. Nghĩa h à m ẩ n
Nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn) là nghĩa không được biểu hiện trực tiếp nhờ các yếu tố
ngôn ngữ, mà chỉ được suy ra dựa trên cơ sở nghĩa tường minh và hoàn cảnh giao tiếp
(hoàn cảnh sử dụng câu), đồng thời căn cứ vào những quy tắc chung trong giao tiếp ngôn
ngữ của cộng đồng. Do đó nghĩa hàm ẩn có sự phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ (2): Nguyễn Khuyên viết:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thê à?
Câu có một nghĩa tường minh là: Ngày trước, việc quan cũng có một tính chất nào đó
(tính chất nhận hối l ộ , nhận tiền) giống như thời buổi Nguyễn Khuyên. Từ đó suy ra thời
buổi Nguyễn Khuyến sống, việc quan cũng được giải quyết, định đoỏt bằng tiền như thời
trước, thời mà Nguyễn Du phê phán trong Truyện Kiêu. Bời vậy câu thơ mang sắc thái mỉa
mai, chua chát, phê phán sâu sắc đ ố i với chính xã hội đương thời của Nguyễn Khuyến.
Nghĩa hàm ẩn của nó thuộc kiểu dùng "xưa" để nói về "nay".

3. P h â n loỏi nghĩa h à m ẩ n
Nghĩa hàm ẩn thường được phân biệt thành hai loỏi: tiền giả định và hàm ý.
3.1. Tiến giả định (TGĐ)
Đó là những nội dung, những hiểu biết mà người nói cho rằng người nghe đã biết, cho
nên bất tất phải nói ra, phải đề cập đến, mọi người mặc nhiên đã biết, đã thừa nhận.
Chẳng hỏn, trong câu thơ trên đây của Nguyễn Khuyến có một TGĐ quan trọng là:
đời trước và đời Nguyễn Khuyến đều có người làm quan, đều có việc quan.
Tiền giả định có một số đặc điểm như sau:
- Là những điều mà cả hai nhân vật giao tiếp đều đã biết, do đó TGĐ rất ít giá trị
thông tin và không phải là mục đích thông tin chính của giao tiếp.
- Mặt khác, TGĐ lỏi là cần thiết để hình thành nghĩa tường minh cho càu. Không dựa
trên một TGĐ tương ứng thì câu không thể có nghĩa tường minh tương ứng.
Nếu TGĐ không đúng thì nghĩa tường minh của câu cũng không đúng. Ví dụ:
(3) Sáng nay, nó phóng xe máy như bay trên phố.
Câu trên có một TGĐ là: Nó biết đi xe máy. Nhưng nếu thực tế là nó không biết đi xe
máy thì nghĩa tường minh của câu trên là không đúng với thực tế.
Vì thế, nhiều khi người nói tỏo ra một TGĐ giả để "bắt nỏn" nguôi nghe.
Ví dụ:
(4) Cậu trả cho tớ quyển sách vật lí đi!

228
Câu có TGĐ là: Cậu mượn tớ quyển sách. Nhưn^ trong thực tế, người nghe lỏi không
mượn. Lúc đó có thể có hai khả năng: người nghe pủản bác lỏi TGĐ, hoặc chấp nhận (do
quên chẳng hỏn) có mượn.
- Tuy không trực tiếp nói ra, nhưng TGĐ có liên quan đến một yếu tố ngôn ngữ trong
câu, vẫn ít nhiều được đánh dấu bởi yếu tố ngôn ngữ trong câu.
Chẳng hỏn, trong câu thơ trên đây của Nguyễn Khuyên, TGĐ "đời trước và đời nay
đều có người làm quan, có việc quan "được biểu l ộ qua các từ: "làm quan", "cũng", "thế",
"đời trước". Trong ví dụ (3), TGĐ "nó biết đi xe m á y " có quan hệ đến cụm từ "phóng xe
máy" trong câu.
- TGĐ giữ nguyên khi câu chuyển sang dỏng phủ định hoặc câu chuyển đ ổ i mục đích
nói, hành động nói.
Chẳng hỏn: Câu ví dụ (2) ở trên chuyển sang dỏng phủ định là:
Đời trước làm quan không như thế (hoặc: Đời trước không làm quan như thế.)
ở dỏng phủ định này, câu vẫn có TGĐ là "đời trước và đời nay - đời Nguyễn Khuyến -
đều có người làm quan, có việc quan.
Hoặc câu ví dụ số (4) chuyển từ dỏng câu cầu khiến sang dỏng câu hỏi:
Cậu có trả tớ quyển sách vật lí không?
hay chuyển sang dỏng câu tường thuật:
Cậu chưa trả tớ quyển sách vật lí.
đều vẫn có TGĐ như cũ là: Cậu có mượn tớ quyển sách vật lí.
Với những đặc điểm như trên, TGĐ khác biệt với hàm ý, mặc dù cả hai đều thuộc lĩnh
vực nghĩa hàm ẩn của câu.

3.2. Hàm ý
Đó là những nội dung thông tin mà người nói có ý định truyền báo đến người nghe,
nhưng không nói trực tiếp mà để người nghe suy ra. Việc suy ý này phải dựa vào TGĐ
nghĩa tường minh và hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh).
- Chẳng hỏn, từ câu thơ của Nguyễn Khuyến ở ví dụ (2) suy ra rằng: Đời nay (đời
Nguyễn Khuyến), việc quan (việc hầu kiện quan) đều phải có tiền mới xong. Câu thơ
không nói về đời nay (đời Nguyễn Khuyến) mà nói về "đời trước", nhưng người ta suy ra
được hàm ý mỉa mai, sâu cay, độc địa đối với đương thời của Nguyễn Khuyến. Hàm ý này
được suy ra từ:
- Nghĩa tường minh của câu: đời trước, quan (làm quan) đều giải quyết công việc bằng
tiền. Từ "cũng" còn báo hiệu quan hệ đồng nhất giữa "đời trước" với một đời khác (đời
Nguyễn Khuyến).

229
- Hoàn cảnh giao tiếp: Nguyễn Khuyến viết câu thơ đó trong bài thơ Vịnh Kiều. Thời
Nguyễn Khuyến sông là thời chế độ phong kiến lụi tàn và buổi đầu cùa chế độ thực dân
nửa phong kiến. Quan lỏi bộc l ộ nhiều mặt thối tha. Nguyễn Khuyến mượn chi tiết trong
Truyện Kiêu: do một kẻ bán tơ vu vỏ mà gia đình Kiều gặp hoỏn nỏn. Muốn cho quan giải
quyết công việc để tha cho cha và em trai, Thúy Kiều đã phải bán mình để lấy tiền nộp cho
quan. Nhờ có tiền, cha và em trai được tha.
Cùng nằm ở lĩnh vực nghĩa hàm ẩn, nhưng hàm ý khác TGĐ ở những đặc điểm sau:
- Hàm ý không phải là những điều mà cả người nói và người nghe đã biết như TGĐ.
Hàm ý chính là nằm trong ý định truyền báo của người nói và được người nghe suy ra. Do
đó hàm ý luôn có giá trị thông tin và nhiều khi là thông tin quan trọng nhất trong câu.
- Hàm ý phụ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp (hoàn cảnh rộng và tình huống cụ
thể), trong khi TGĐ ít phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Chẳng hỏn: câu ví dụ số (3) trên kia nếu dùng để hồi đáp cho một câu hỏi là:
- "Sáng nay, nó nghỉ làm việc vì ốm phải không?
(trả lời: - Sáng nay, nó phóng xe máy như bay trên phố.)
thì hàm ý có nghĩa khẳng định: Nó chẳng ốm đâu! Nó nghỉ việc vì chuyện khác.
Còn nếu dùng câu đó trong tình huống khác (tình huống người đ ố i thoỏi cho rằng: Nó
không biết đi xe máy, chỉ đi bộ thôi) thì lỏi có hàm ý phản bác, nêu dẫn chứng để khẳng
định: Nó đi xe máy thành thỏo.
- Khác với TGĐ, hàm ý thay đ ổ i khi câu chuyển sang dỏng phủ định hay chuyển đổi
mục đích nói, hành động nói.
Chẳng hỏn: Câu ví dụ số (3) có thể chuyển sang dỏng phủ định như sau "Không hề có
chuyện sáng nay nó phóng xe máy như bay trên đường phố." Ở dỏng phủ định như vậy,
câu không thể có hàm ý phủ định lí do ốm đau mà nghỉ việc, hay hàm ý khẳng định trình
độ đi xe máy thành thỏo của nó.

4. Cơ c h ế t ỏ o h à m ý cho c â u
Giao tiếp ngôn ngữ trong xã hội luôn luôn diễn ra theo một số quy tắc và phương châm
mà cộng đồng thoa thuận tôn trọng để đỏt được mục đích và hiệu quả. Có thể có trường hợp,
do non yếu về trình độ ngôn ngữ, hoặc do khuyết tật mà vô tình người ta vi phỏm các quy tắc.
Nhưng có cả trường hợp người nói chủ ý (có ý thức) vi phỏm quy tắc. Người nói một mặt
phải tôn trọng các quy tắc đó và giả định người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác
lỏi chủ ý vi phỏm quy tắc và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phỏm đó của
mình. Những sự vi phỏm chủ ý như vậy là cơ sở để xuất hiện và để lí giải hàm ý.
Có nhiều quy tắc chung trong giao tiếp ngôn ngữ và cũng có nhiều sự vi phỏm các quy
tắc ấy. Dưới đây chỉ trình bày sự vi phỏm một số phương châm thuộc quy tắc cộng tác hội
thoỏi thường được nêu ra.

230
4.1. Vi phạm phương châm quan hệ: cố ý đi chệch ra khỏi đề tài của cuộc thoại,
của văn bán
Ví dụ:
(5). Trong truyện Đôi mắt của Nam Cao, nhân vật anh thanh niên làng (vác bó tre) cố
ý đi chệch ra khỏi đề tài "hỏi đường - chỉ đường" trong cuộc chuyện trò với anh Hoàng khi
anh ta đột nhiên "đọc thuộc lòng.. .cả một bài dài đến dăm trang giấy." về ba giai đoỏn của
cuộc trường kì kháng chiến. Những câu trong đoỏn đó đều có nhiều hàm ý: bộc l ộ một
cách mãn nguyên, tự đắc về sự hiểu biết lí luận, hãnh diện một cách hồn nhiên về sự tham
gia vào công cuộc kháng chiến, ý thức rõ rệt về sự đóng góp của cá nhân...
(6) Trong công trình nghiên cứu về Phong cách của Nguyễn Du trong 'Truyện Kiều "
của tác giả Phan Ngọc có những câu, mới xem qua, tưởng như vượt ra ngoài đề tài đang
bàn luận đến:
"Cái thước tuy thẳng nhưng nhúng một đầu xuống nước thì thấy nó bị gãy bằng một
đường gấp khúc. Lí trí bảo cái thước thẳng, con mắt bảo cái thước cong, để điều hoa mâu
thuẫn, người ta nói: giác quan sai lầm".
(Phan Ngọc)

Sự chủ ý đi chệch đề tài đó có hàm ý: trong cuộc sống cũng như trong khoa học
"Muốn tìm cách giải quyết sự tranh chấp này, phải tìm độ khúc xỏ của tình cảm."
Dĩ nhiên sự vi phỏm quan hệ (chủ ý đi chệch khỏi đề tài của cuộc hội thoỏi hoặc văn
bản) như trên là chỉ xét theo nghĩa tường minh của câu. Còn theo nghĩa hàm ẩn thì vẫn
nằm trong đề tài chung của văn bản.

4.2. Vi phạm phương châm về lượng


Khi người nói chủ ý cung cấp thiếu lượng tin cần thiết hay thừa lượng tin so với yêu
cầu của hoỏt động giao tiếp ở vào thời điểm mà câu xuất hiện thì cũng xuất hiện hàm ý.
Ví dụ:
a. Thiếu lượng tin cần thiết
(7) Ở truyện Chí Phèo, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối cùng. Bá Kiến tưởng Chí
Phèo đến để xin tiền, nên quảng cho năm hào. Nhưng Chí Phèo nói: "Tao không đến đây
để xin năm hào!" (lần thứ nhất) rồi "Tao đã bảo tao không đòi tiền" (lần thứ hai). Cả hai
câu đều có hàm ý mà Chí không nói hết (nếu không cần tiền thì đến để làm gì?). Chỉ đến
lần thứ ba, Chí mới tường minh hoa hàm ý là "Tao muốn làm người lương thiện".
b. Thừa lượng tin so với yêu cầu của cuộc thoại
Chính ở ví dụ trong truyện Đôi mắt trên đây, chỉ cần chỉ đường cho anh Hoàng là xong,
nhưng anh thanh niên lỏi nói dài dòng về ba giai đoỏn của cuộc kháng chiến, điều đó vừa vi
phỏm phương châm quan hệ, vừa vi phỏm phương châm về lượng và đó là những câu có hàm ý.

231
4.3. Vi phạm phương châm vế chất
Khi chủ ý nói điều sai sự thật thì câu cũng có một hàm ý nào đó.
Ví dụ:
(8) Câu ca dao:
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lún ăn ghém thì mình lấy ta
Bao giờ chỏch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Những sự việc nói ra không bao giờ là chân thực nên câu ca dao có hàm ý: chẳng bao
giờ 'mình lấy ta" hoặc "ta lấy mình".

4.4. Vi p h ỏ m p h ư ơ n g c h â m c á c h thức
Phương châm này đòi hỏi phải rõ ràng, tránh l ố i nói tối nghĩa, mập mờ hay mơ hồ,
đồng thời hãy nói ngắn gọn, mỏch lỏc. Khi người nói cố ý vi phỏm phương châm này thì
câu có hàm ý.
Ví dụ:
(9) Những câu nói luẩn quẩn, vòng quanh, trùng lặp kiểu "Chiến tranh vẫn là chiến
tranh", "Trẻ con vẫn là trẻ con", "Anh vẫn là đàn ông kia mà!"... đều có hàm ý.
-5,
Cũng có thể coi là cố ý vi phỏm cách thức để tỏo hàm ý khi người nói (viết) dùng cách
nói gián tiếp, thực hiện những hành động ngôn ngữ gián tiếp. Đây là cách thức rất phổ biến
để tỏo hàm ý. M ỗ i khi nhận ra một câu dùng theo l ố i gián tiếp là lĩnh hội được hàm ý.
Ví dụ:
(10) "Cái mặt hắn không trẻ cũng không già, nó không phải là mặt người: nó là mặt
của một con vật lỏ, nhìn mặt các con vật có bao giờ biết tuổi"? (Nam Cao, Chí Phèo).
Phần gỏch dưới có dỏng câu nghi vấn nhưng không nhằm thực hiện hành động hỏi, mà
nhằm phủ định (nhìn mặt những con vật không bao giờ biết tuổi) và khẳng định (Chí Phèo
đúng là một con vật).
Như vậy, khi sử dụng trong hoỏt động giao tiếp, ngoài nghĩa tường minh, câu còn có
thể có nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn, hàm ý là phần nghĩa mang giá trị thông tin.
Hàm ý nằm trong ý định truyền báo của người nói, nhưng người nghe cần thực hiện quá
trình suy ý mới lĩnh hội được. Hàm ý thường được tỏo ra khi người nói chủ ý vi phỏm các
phương châm hội thoỏi.

V. CẤU TRÚC TIN TRONG CÂU


ở bình diện nghĩa, câu có cấu trúc nghĩa miêu tả (biểu hiện). Đó là cấu trúc bao gồm
vị tố và các tham thể của sự tình (hay các vai nghĩa trong sự tình).

232
Ở bình diện ngữ pháp, câu có cấu trúc ngữ pháp. Cấu trúc ngữ pháp bao gồm các
thành phần ngữ pháp cùa câu, các kiểu cấu tỏo ngữ pháp của câu.
Cấu trúc nghĩa và cấu trúc ngữ pháp đều có thể tồn tỏi trong câu cả ở trong trường hợp
câu ở dỏng biệt lập, tách khỏi ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp. Nghĩa là hai loỏi cấu trúc
này không phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng câu trong hoỏt động giao tiếp.
Ví dụ trong câu:
( ỉ ) Hôm qua, tôi đã chuyển cho anh ấy bức thư đó rồi.
Cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc ngữ pháp như sau:

Hôm qua tôi (đã) chuyển (rồi) cho anh ấy bức thư đó
Cấu trúc nghĩa
biểu hiện thời gian chủ thể vị tố tiếp thể đối thể
(các vai nghĩa)
Cấu trúc ngữ trỏng ngữ chủ ngữ vị ngữ bổ ngữ bổ ngữ
pháp (gián tiếp) (trực tiếp)

Ở bình diện sử dụng trong hoỏt động giao tiếp, câu còn có cấu trúc tin. Cấu trúc tin
của mỗi câu thường bao gồm hai phần:
- Phần tin cũ ha y phần tin đã biết, tin cho sẵn (hoặc gọi ngắn gọn là cái cũ (cái đã
biết, cái cho sẵn);
- Phần tin mới.
Phần tin cũ của câu là phần tin ở thời điểm trước khi nói ra câu đó, người nói và cả
người nghe đã biết, hoặc dễ dàng liên tưởng, dẻ dàng suy ra từ những tin đã biết. Do đó nó
không phải là trọng tâm thông tin, không có giá trị thông tin. Khi cần thiết, phần mang tin
cũ dễ dàng được lược đi.
Còn phần mang tin mới là phần tin mà ở thời điểm nói hay viết ra một câu, được đưa
vào lần đầu tiên trong cuộc giao tiếp. Phần thông tin mới "Đó là cái thông tin mà lần đầu
tiên anh ta (tức người nói) đưa vào ý thức của người nghe.". Còn thông tin cũ "đó là cái
thông tin mà cả người nói lẫn người nghe đều đã đoán định được trong lúc phát ra câu. Cái
thông tin chung này là điểm xuất phát dựa trên cơ sở những khái niệm đã "bay vào không
khi"' mà cái thông tin mới có thể liên hệ. Thông tin cũ có thể là chung do môi trường chung
xung quanh mà trong đó người nói và người nghe có hoỏt động trao đổi qua lỏi. Thường
thường nó dựa trên cơ sở những câu đã phát ra. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nói
rằng hoàn cảnh chung xung quanh được tỏo nên bằng con đường ngôn ngữ học".
(Wallace L.Chaíe. Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. NXB Giáo dục, 1998, tr.272)
Phần tin mới luôn có giá trị thông tin. Thường thì mỗi câu nói ra hay viết ra phải có cả
tin cũ và tin mới, trừ những trường hợp người ta cố ý lặp lỏi từ ngữ hay câu văn đã biết như

233
một biện phấp tu từ nhằm một mục đích nào đó về tu từ, về biểu cảm, lúc đó câu chỉ toàn
tin đã biết... Mặt khác, có thể có câu không có phẩn tin cũ mà chỉ có phần tin mới. Đó là
những câu tỉnh lược hoàn toàn phần tin cũ (tỉnh lược câu, rút gọn câu), hoác những câu có
phần tin cũ, tin đã biết chính là hoàn cảnh hay tình huống giao tiếp, còn các từ ngữ có mặt
trong câu đều thể hiện tin mới (câu đặc biệt), hay những câu mở đầu cho một văn bản, ở đó
không có phần tin đã biết, mà toàn bộ chỉ là tin mới.
Khác với cấu trúc nghĩa hiểu hiện và cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc tin của câu phụ thuộc
sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp, vào hoàn cảnh sử dụng câu. Chỉ có đặt câu trong hoàn
cảnh sử dụng cụ thể mới có thê xác định được phần tin cũ và phần tin mới của câu. Cùng
một thành phần từ ngữ, cùng một cấu trúc nghĩa biểu hiện, cùng một cấu trúc ngữ pháp
nhưng khi được sử dụng trong những tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, câu có
cấu trúc tin khác nhau, có sự phân bố phần tin cũ, tin mới khác nhau.
Trở lỏi với ví dụ (1) đã dẫn ra ở trên: "Hôm qua, tôi đã chuyển cho anh ấy bức thư đó
rồi". Phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể mà câu đó có thê có những cấu trúc tin khác
nhau, mặc đù cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc ngữ pháp vẫn là một. Tuy thuộc vào từng
hoàn cảnh mà m ỗ i một trong năm thành tố của cấu trúc nghĩa và cấu trúc ngữ pháp ở câu
đó là tin cũ hay tin mới. Rõ nhất là những tình huống câu đó được dùng để trả lời cho
những câu hỏi khác nhau:
- Nếu dùng nó để trả lời cho một câu hỏi như "Cậu đã chuyển bức thư đó cho anh ấy
bao giờ?" (nghĩa là trong tình huống người hỏi đã biết tất cả các chi tiết: cậu - chuyển - bức
thư đó - cho anh ấy, chỉ còn chưa biết về thời gian) thì trong câu trả lời (Hôm qua, tôi đã
chuyển bức thư đó cho anh ấy rồi), trỏng ngữ chỉ thời gian (hôm qua) là phần tin mới.
- Trong tình huống khác, mọi chi tiết về sự việc trên đều đã biết, trừ chi tiết về chủ thể
(ai chuyển?), thì khi dùng làm câu trả lời cho câu hỏi "Hôm qua, ai đã chuyển bức thư đó
cho anh ấy?", chủ ngữ chủ thể (tôi) là phần tin mới.
- Trong các tình huống còn lỏi, lần lượt các bổ ngữ chỉ đ ố i thể (bức thư đó), bổ ngữ chỉ
tiếp thể (cho anh ấy), thậm chí vị tố (chuyển), hoặc tổ hợp của các thành tố này (chuyển
bức thư đó cho anh ấy) đều có thể là phần tin mới, còn các bộ phận khác trong câu là phần
tin cũ.
Như vậy trong tình huống hỏi - đáp, câu hỏi bao gồm một phần tin đã biết và một
phần tin chưa biết, cần biết, còn câu trả lời thì bao gồm một phần tin đã biết và một phần
tin mới (hoặc chỉ có tin mới).
Nhưng không chỉ có trong tình huống hỏi - đáp mà cả trong trường hợp độc thoỏi,
trong văn bản viết, cấu trúc tin của mỗi câu cũng có sự phân biệt tin cũ/ tin mới khá rõ
ràng. Lúc đó phần tin cũ được xác định dựa vào những điều thông thường mà m ọ i người đã
biết hoặc dựa vào phần tin đã được cung cấp từ những câu đi trước.

234
Xét ví dụ sau:
(2) "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xám lãng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua mầi sự nguy hiểm khó khăn; nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. "
(Hồ Chí Minh)
Trong đoỏn vãn, phần gỏch dưới mỗi câu là phần tin mới. Câu đầu, nếu là câu mở
đầu vãn bản thì toàn bộ câu là phần tin mới, nếu trước đó đã nói đến dân ta thì đến câu
này dán ta là phần tin cũ. Từ câu thứ hai, phẩn tin cũ đều là phần tin đã biết nhờ những
câu đi trước. Cho nên nó được biểu hiện bằng đỏi từ (đó, ấy, nó). Hoặc tin cũ được biểu
hiện bằng những từ ngữ có quan hệ liên tưởng (truyền thống —> từ xưa đến nay, lòng yêu
nước —> tinh thần ấy...).
Do đó, trong văn bản, những từ ngữ ở những câu đi sau mà lặp lỏi hoặc có quan hệ
liên tưởng dễ dàng với từ ngữ ở câu đi trước, hay thay thế bằng đỏi từ cho từ ngữ ở những
câu đi trước... thì những từ ngữ lặp lỏi, hay liên tưởng, hay thay thế đó thường thể hiện tin
cũ. Về thành phần ngữ pháp, những từ ngữ đó thường đóng vai trò khởi ngữ, chủ ngữ, vị
ngữ phụ... tức là những thành phần thường ở đầu câu. Còn các từ ngữ ở cuối câu thường
dành để thể hiện tin mới.
Ví dụ:
- Thành phần khỏi ngữ (đề ngữ) thể hiện tin cũ, tin cũ này là tin đã biết từ những câu
đi trước.
(3) "Đang ốm thế này thì chỉ ăn được cháo hành, ra được mồ hôi thì nhẹ nhõm người
ngay ấy mà... Thế là vừa sáng thị đã chỏy đi tìm gỏo. H à n h thì n h à thị may l ỏ i còn."
(Nam Cao)
ở câu cuối cùng khởi ngữ (hành) và chủ ngữ (nhà thị) đều là những thành phần thuộc tin
cũ (lặp lỏi những điều đã biếtở những câu trước) chỉ có vị ngữ (may lỏi còn) là phần tin mới.
- Thành phần vị ngữ phụ thể hiện tin cũ, đã biết từ những câu đi trước.
(4) "Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười."
(Nam Cao)
Ở câu thứ hai, vị ngữ phụ "thấy thị h ỏ i " là phần tin cũ. Nó đã được báo trước ở câu thứ
nhất, do đó nó là hiên tượng lặp lỏi từ ngữ (thị, hỏi) của câu thứ nhất.
Tin cũ bố trí ở đầu câu, làm điểm xuất phát cho sự trình bày và dễ dàng liên kết để tỏo
mỏch lỏc đối với những câu đi trước. Điều đó tỏo thuận lợi cho sự triển khai từ tin cũ sang
tin mới. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Có những trường hợp tin mới lỏi đi trước tin cũ,
hoặc hai tin xen kẽ vào nhau. Ví dụ:
(5) "Bác viết thật dễ hiểu. Đó là điều đầu tiên chúng ta cảm thấy khi được nghe Bác
nối hay khi đầc những bài Bác viết. Một bài thơ, một lời kêu gầi cho đến một cảu dặn dò

235
của Bác đều có tính chất như vậy. Một người mẹ vừa ở cũ sinh ba , một nhờ trí thức que)
suy nghĩ bằng chữ chuyên môn,... tất cả đều nhận ra nét dễ hiểu trong cách nói của Người"
(Nguyễn Phan Cảnh

(người mẹ ở cữ sinh ba: Sinh thời, mỗi lần biết tin một người phụ nữ sinh ba con, Bác
gửi thư và quà chúc mừng, động viên. Ý nói đối với một người dân bình thường).
Ở đoỏn văn này, câu Ì là câu mở đầu cho đoỏn văn nhưng ngữ cảnh trước đó cho biế
đoỏn vãn bản đang nói về Bác. Do đó chỉ có phần "viết thật dễ hiểu" là tin mới. Nhưng tì
câu sau đó thì tin "viết thật dễ hiểu" là tin cũ. Ở câu 2, nó được thay bằng đỏi từ đó, ở cài
3 nó được diễn đỏt bằng cụm từ "có tính chất như vậy (như vậy: đỏi từ), ở câu 4, nó được
lặp lỏi ỏ phần "tất cả đều nhận ra nét dễ hiểu trong cách nói của Người". Như vậy, ở câu Ì
và câu 2 phân bố tin theo trật tự: tin cũ - tin mới, ở câu 3 và 4, trật tự là: tin mới - tin cũ.
Còn ở câu vãn đã dẫn đến trong phần trên (ví dụ 2) "Đó là một truyền thống quý bái
của ta.", phần tin mới "một truyền thống quý báu" xen giữa hai phần tin cũ: đó (đỏi từ tha)
thế cho điều đã nói ở câu đi trước: một lòng nồng nàn yêu nước) và của ta (lặp lỏi từ ta c
càu đi trước "dân ta").
Như vậy, muốn xác định được cấu trúc tin và sự phân bố tin cũ - tin mới cần phải cãr
cứ vào tình huống giao tiếp (trong hội thoỏi) hoặc vị trí của câu và quan hệ của câu đó đô']
với các câu khác, nhất là những câu đi trước (trong*văn bản đơn thoỏi).
Còn về các phương tiện ngôn ngữ trong câu thì có thể nhận thấy:
- Tin cũ thường được biểu hiện bằng đỏi từ thay thế, bằng các từ ngữ lặp lỏi hay cc
quan hệ liên tưởng rõ ràng với những từ ngữ ở những câu đi trước, hoặc bằng các cụm tì
kết thúc bằng chỉ từ...
- Tin mới thường được đánh dấu bằng nhấn giọng khi nói, hoặc bằng các hư từ đáiử
dấu: chính, đích, cả, ngay, đến, những... và có thể phối hợp cả hai phương tiện đó. Ví dụ:
(6) "Thì ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoe hơn cả tôi, ông giáo ỏ!
(Nam Cao;
(7) "Bà bưng một mâm đầy những thịt cá".
(8) "Ngay cả anh cũng không tin em ư?"
Như vậy, cấu trúc tin của câu thể hiện ở quan hệ và sự phân bố giữa các phần tin cũ vì
tin mới. Thông thường câu có sự phân biệt giữa hai phần tin như thế. Việc xác định được
cấu trúc tin của câu phụ thuộc chặt chẽ vào hoàn cảnh sử dụng câu (tình huống giao t i q
hoặc vị trí của câu trong văn bản, tức văn cảnh). Tin cũ thường ở trước tin mới nhưng cũnị
có thể ở sau tin mới, hoặc xen kẽ với phần tin mới. Cũng có những câu chỉ có tin mới: cài
ở đầu văn bản, đầu cuộc hội thoỏi, hoặc những câu đã tỉnh lược toàn bộ phần tin cũ.

236
VI VẤN ĐỂ CÂU TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC C ơ SỞ
Trong chương trình Ngữ vãn Trung học cơ sờ, đối với cáu, ngoài những vấn đề về
thành phần câu (thành phần chính, thành phần phụ, thành phần biệt lập), về các kiểu cấu
tỏo ngữ pháp của câu (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt, câu ghép), về một số phép
biến đổi câu (tỉnh lược hay rút gọn, tách cáu, lựa chọn trật tự cho các thành phần câu ...)
còn dỏy và học một số vấn đề liên quan đến bình diện sử dụng câu trong hoỏt động giao
tiếp. Đó là những vấn đề sau:
- Rút gọn câu, mở rộng nòng cốt câu, chuyển đổi kiểu câu (lớp 7), lựa chọn trật tự từ
trong câu (lớp 8);
- Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau, đặc điểm hình thức và
chức năng của các kiểu câu (lớp 8);
- Các hành động nói trong câu (lớp 8);
- Nghĩa tường minh và hàm ý trong câu (lớp 9).
1. Trong vấn đề các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau, sách Ngữ văn
Trung học cơ sở phân biệt bôn kiểu câu; câu nghi vấn, câu cầu khiên, câu cảm thán và câu
trần thuật. M ỗ i kiểu câu được phân tích về hai phương diện:
- hình thức ngôn ngữ: từ ngữ, ngữ điệu (chỉ có kiểu câu trần thuật là không có hình
thức từ ngữ chuyên biệt);
- chức năng (mục đích) giao tiếp.
Từ đó phân biệt hai cách sử dụng câu: trực tiếp và gián tiếp. Khi dùng theo cách gián
tiếp, câu thực hiện chức năng khác với chức năng tiêu biểu của nó.
2. Vấn đề hành động nói. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm
mục đích nhất định. Sách Ngữ văn 8 đề cập đến một số hành động nói thường gặp. Đó là
những hành động như: hỏi, trình bày, điều khiên, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. Đồng thời sách
Ngữ vân 8 cũng trình bày hai cách thực hiện hành động nói: cách dùng trực tiếp (hành
động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó),
cách gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác, có chức nâng chính
không phù hợp với hành động đó).
3. Vấn đề nghĩa tường minh và hàm ý. Sách Ngữ vãn 9 phân biệt: nghĩa tường minh là
phần thông báo được diễn đỏt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, còn hàm ý là phần thông báo
tuy không được diễn đỏt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thê suy ra từ những từ
ngữ ấy. Để sử dụng hàm ý đỏt hiệu quả, sách Ngữ văn 9 trình bày hai điều kiện:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Đó là những kiến thức cần yếu về nghĩa tường minh và hàm ý của câu trong hoỏt động
giao tiếp.

237
TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương 6 xem xét câu trong hoỏt động giao tiếp, nghĩa là xét câu trong mối quan hệ
với các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách
thức giao tiếp).

1. Khi hoỏt động trong giao tiếp ngôn ngữ cấu trúc ngữ pháp trừu tượng của câu được
hiện thực hóa trong phát ngôn. Trong sự hiện thực hóa đó diễn ra những sự chuyển hóa và
biến đổi: một hay một số thành phần câu có thể (và cần phải) tỉnh lược, kể cả v ế của câu
ghép khi nội dung ý nghĩa cùa chúng đã rõ từ vãn cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp, một số
thành phần câu được tách thành câu riêng, có giá trị thông tin độc lập, đồng thời mỗi thành
phần hay về câu luôn đòi hỏi được lựa chọn một vị trí sắp đặt tối ưu nhất.
2. M ỗ i câu luôn luôn có mục đích giao tiếp nhất định. Thông thường, theo mục đích,
câu được phân thành bốn loỏi: trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiên. M ỗ i kiểu câu đó
có đặc điểm hình thức riêng (từ ngữ, ngữ điệu) và nhằm mục đích nhất định. Nhưng bốn
kiểu câu trên chỉ là kết quả khái quát hoa về mục đích giao tiếp. Nếu xem xét câu theo
hành động nói thì câu còn thực hiện nhiều hành động nói rất đa dỏng. Người ta có thê nói
đến năm nhóm hành động nói là: trình bày, điều khiển, cam kết, biêu cảm và tuyên bố.
Hành động nói có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Câu cũng có hai cách sử dụng:
theo lối trực tiếp và theo l ố i gián tiếp. Sử dụng theo l ố i trực tiếp thì có sự thống nhất giữa
hình thức ngôn ngữ của câu và mục đích của nó, còn sử dụng theo l ố i gián tiếp thì không
có sự tương ứng giữa các đặc điểm về hình thức ngôn ngữ với mục đích (với hành động
nói) của câu. Tiêu biểu cho cách sử dụng trực tiếp câu (hành động nói trực tiếp) là câu
ngôn hành.
3. Được sử dụng trong hoỏt động giao tiếp, ngoài nghĩa tường minh, câu còn có thể có
nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý chính là những nội
dung ý nghĩa của câu không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ, nhưng vẫn nằm trong ý
định truyền báo của người nói, và người nghe cần phải suy ra cân cứ vào nghĩa tường minh
của câu, vào hoàn cảnh giao tiếp và căn cứ vào những lẽ thường trong giao tiếp ngôn ngữ.
Hàm ý có thể được tỏo ra nhờ một số cách thức, trong đó người nói (người viết) thường chủ
ý vi phỏm một hoặc một vài phương châm hội thoỏi nào đó.
4. Cũng trong hoỏt động giao tiếp, câu có cấu trúc thông tin. Cấu trúc này phụ thuộc
vào từng hoàn cảnh (tình huống) giao tiếp, hoặc phụ thuộc vào vị trí của câu trong vãn'bản.
Cấu trúc tin thường phân biệt trong câu hai thành phần: tin cũ (đã biết) và tin mới. Tin cũ
thường đi trước tin mới, nhưng có thể ngược lỏi, hoặc các tin đó xen kẽ vào nhau.

238
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Đặc điểm hình thức và chức nâng cơ bản của mỗi kiểu cáu trần thuật, nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán là gì?
2. Thế nào là hành động nói? Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp khác nhau
như thế nào? Cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp câu khác nhau như thế nào?
3. Câu ngôn hành là gì? Có những điều kiện nào để một đông từ thực sự được dùng trong
chức năng ngôn hành?
4. Tiền giả định là gì? Tiền giả định có những đặc điểm gì?
5. Hàm ý khác tiền giả định như thế nào? Những cách thức tỏo hàm ý thường dùng là
những cách thức như thế nào?
6. Cấu trúc tin của câu khác cấu trúc nghĩa biêu hiện và câu trúc ngữ pháp như thế nào? Quan
hệ và sự phân bố giữa tin cũ và tin mới ưong câu có những biểu hiện cụ thể như thế nào?
7. Hãy dự kiến việc hướng dẫn cho các học sinh lớp 9 làm bài tập sau đây trong SGK
Ngữ văn 9 (NXB Giáo dục, 2005, tr.74-75):
"Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoỏn trích sau đây:
Bác lái xe bắt anh lỏi chỗ nhà hội hoa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoa sĩ lão thành nhé và cô đây chính là kĩ sư nông
nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm q u á . Anh
hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa ở Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )
8. Bài tập sau đây trong SGK Ngữ vân 9, tập Ì (NXB Giáo dục, 2005, t r . l Ì) ở bài Các
phương châm hội thoại. Anh (chị) hãy đọc bài tập và dự kiến hướng dẫn cho học sinh
lớp 9 giải bài tập.
"Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoỏi nào đã không được tuân thủ:
Có nuôi được k h ô n g ?
Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được,
gặp ai cũng hỏi.
Một người bỏn an ủi:
- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!
Anh kia giật mình hỏi lỏi:
- Thế à? Rồi có nuôi được không?
(Theo Truyện cười dán gian Việt Nam)
9. Phân tích hàm ý trong câu trả lời của A Phủ và cách thức tỏo hàm ý đó trong đoỏn hội
thoỏi sau:

239
"Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắt được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ân cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về."
(Tô Hoài - \ 'ợ chổng A Phủ)

lo. Xác định và phân tích những câu có hàm ý trong đoỏn hội thoỏi sau:
"-.. .Thế còn anh, anh nghĩ gì về người dân bảo hộ của chúng ta nào?
- ích cho chúng ta lắm đấy. Cái lò ở Găng-be đã bán rồi. Cái gương của Hê-ra Miếc-ten
cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc thì không thu hút được công
chúng lắm vì không thuộc giới thượng lưu. Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cỏn
ráo như B.Đ.D vậy. Nhật báo chảng còn cái gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì...
- Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi?
- Không, ga sau. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta."
(Nguyễn Ái Quốc - Vi hành)
11. Phân tích tin cũ và tin mới trong m ỗ i câu ở đoỏn văn sau:
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lỏnh. M ẹ tôi âu yếm nắm tay
tôi, dắt đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi l ỏ i nhiều lần, nhưng
lần này, tôi tự nhiên thấy l ỏ . Cảnh vật chung quanh t ố i đang có sự thay đ ổ i lớn: hôm nay
tôi đi học.
(Theo Thanh Tịnh)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG li


1. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ hầc, tập Ì và tập 2. N X B Giáo
dục, H., 2003.
2. Bùi Minh Toán, Nguyền Ngọc San. Tiếng Việt, tập IU (Giáo trình Cao đảng Sư phỏm)
NXB Giáo dục, H. 2000.
3. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng hầc, tập ì. NXB Giáo dục, H., 1998.
4. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng hầc Việt ngữ. N X B Đỏi học Quốc gia Hà N ộ i , H., 2000.
5. Cao Xuân Hỏo. Sơ thảo ngữ pháp chức năng Q l . N X B Khoa học Xã hội, TPHCM
1991.
6. Hoàng Phê. Lôgic ngôn ngữ hầc. N X B Khoa học Xã hội, H., 1989.
7 Diệp Quang Ban. Ngữ pháp Việt Nam - Phán câu. N X B Đỏi học Sư phỏm, H., 2005.

240
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO
Tổng biên tập L Ê A

Người nhận xét:


GS.TS. LÊ A
GS.TS. HOÀNG TRONG PHIÊN

Biên táp nội dung:


NGUYỄN HỒNG NGA

Kĩ thu át vi tính:
TRỊNH CAO KHAI

Trình bày bìa:


PHẠM VIỆT QUANG

GIÁO TRÌNH NGỮ P H Á P TIÊNG VIỆT

In 1.000 bản, khổ 17 X 24 em, tỏi Công ty in Thanh Bỉnh.


Số đăng kí KHXB: 35-2008/CXB/548-70/ĐHSP ngày 27/12/2007.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2008.

You might also like