You are on page 1of 11

CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC

Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

MỘT VÀI CẤU HÌNH TRONG HÌNH HỌC


Tóm tắt nội dung

Bài viết xoay quanh các mô hình về tâm nội tiếp – bàng tiếp, mô hình trực

tâm, mô hình hai tam giác vị tự và các tính chất chuyển đổi tương đương giữa các mô

hình này.

I – Tâm nội tiếp và bàng tiếp.


Bài toán 1: Tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc AB, AC ở E, F. BI cắt

lại EF ở K, chứng minh góc BKC vuông.

Đây là một tính chất quen thuộc trong cấu hình về tâm nội tiếp. Ở đây, nếu có một sự

chuyển đổi tương đương giữa đường tròn nội tiếp và đường tròn bàng tiếp thì tính

chất này sẽ như thế nào?

Xét bài toán 1.1

Bài toán 1.1: Tam giác ABC có đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc AC, AB ở E,

F và IAB cắt EF ở T. Chứng minh góc BTC vuông.

Rõ ràng, cách chứng minh ở bài toán 1 hoàn toàn chuyển sang tương tự cho bài toán

này và đây cũng là một kết quả khá đẹp, nhẹ nhàng.

Trang 1
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Với chú ý là T trên đường tròn đường kính BC, ta có thể suy ra một bài toán khác như

sau

Bài toán 1.2: Tam giác ABC có (IA) là đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc AC,

AB ở E, F. Vẽ các đường cao BB1, CC1 và phân giác ngoài góc B cắt CC1 ở X, phân giác

ngoài góc C cắt BB1 ở Y; C1C2, B1B2 là các tiếp tuyến của (IA). Giả sử XY cắt B1C1 ở Z và

EB2 cắt FC2 ở K, chứng minh ZIA vuông AK.

Hướng dẫn:

Từ giả thiết C1C2, B1B2 là các tiếp tuyến của (IA) ta suy ra K và A liên hợp nhau với (IA).

Kết cấu ZIA vuông AK là kết cấu đường nối tâm và cực vuông đường đối cực.

Vậy chỉ cần chứng minh Z và A liên hợp nhau.

Mà AE, AF tiếp xúc (IA) nên việc này tương đương EF qua Z.

Vẽ đường tròn đường kính BC đồng thời cho XB, YC cắt EF ở T và H thì T, H, B, C, B1,

C1 trên (BC). Cách xây dựng giao điểm X, Y, Z (ở đây định nghĩa lại Z trước) gợi ý việc

dùng Pascal.

Bài toán 1.3: Ở đây, bằng phép biến hình đơn giản, ta suy ra một cấu trúc từ bài 1

Trang 2
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Tam giác ABC có (I) là đường tròn nọi tiếp tiếp xúc AB, AC ở E, F và AI cắt lại EF tại M.

(BMI) cắt lại AB ở T và (CIM) cắt lại AC ở K. (ATM) cắt (AEF) ở điểm thứ hai là G và J

là tâm ATM. Chứng minh JA tiếp xúc (AKG).

Hướng dẫn: Với khá nhiều đường tròn, ta nghĩ đến phép nghịch đảo tâm A với

phương tích AE2 = AF2 và chú ý AT.AB = AM.AI = AE.AC.

Phép nghịch đảo biến hai đường thẳng vuông góc thành hai đường tròn trực giao.

Một cách chuyển đổi mô hình tương tự, thay tâm nội tiếp thành tâm bàng tiếp và các

giao điểm tương ứng, có thể xét bài toán sau

Bài toán 1.4: Tam giác ABC có đường tròn bàng tiếp góc A là (IA) và tiếp xúc AC,

AB ở E, F. Đường tròn (BDIA) cắt lại AB ở X và (CDIA) cắt lại AC ở Y. Trên (AXD) lấy T

sao cho ATIA vuông. Lấy J là tâm (ADX), chứng minh JT tiếp xúc (ATY).

Trang 3
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Tiếp theo, ta xét một tính chất khác về tâm đường tròn nội tiếp.

Bài toán 2: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I), BI, CI cắt lại AC, AB

ở E, F. Lấy IA là tâm bàng tiếp góc A. Chứng minh OIA vuông góc EF.

Đây là một tính chất khá thông dụng, ta có thể xét bài toán mới với mô hình trực

tâm như sau:

Tam giác ABC có H là trực tâm và AD, BE, CF là các đường cao. FD cắt HB ở Y và DE

cắt HC ở X. Lấy J là tâm (HBC), chứng minh AJ vuông XY.

Trang 4
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Với nhận xét đơn giản: AJ qua tâm Euler của tam giác ABC và áp dụng trục đẳng

phương cho hai đường tròn (DEF) với (HBC) ta suy ra kết quả. Từ đây lại chú ý A là

tâm bàng tiếp của tam giác DEF ứng với góc D nên suy ra kết quả của bài toán 2.

Từ trên, thử chuyển đổi mô hình sang đường tròn bàng tiếp. Ta có thể phát biểu:

Bài toán 2.1: Tam giác ABC có đường tròn ngoại tiếp I và đường tròn nội tiếp (I).

Phân giác ngoài các góc B, C cắt AC, AB ở E, F. Chứng minh OI vuông góc EF.

Ở đây, ta hy vọng một cách chứng minh tương tự bài toán 2. Chuyển qua mô hình trực

tâm, xem các tâm bàng tiếp là các đỉnh của tam giác, O trở thành tâm Euler và I là trực

tâm.

Trang 5
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Tam giác ABC có AD, BE, CF là các đường cao và giả sử FD cắt AC ở G, ED cắt AB ở T

và J là tâm Euler của tam giác ABC thì HJ vuông GT với H là trực tâm.

Tính chất này chỉ cần dùng phương tích và trục đẳng phương với hai đường tròn (J) và

(O) đồng thời chú ý J trên HO. Từ đây, ta suy ra kết quả của bài toán 2.1

Nhận xét: với cách đổi mô hình, bài toán có cách nhìn mới thoáng và đẹp hơn.

Những tính chất, cách chứng minh cũ đều có thể áp dụng lại.

Từ kết quả này, phối hợp thêm tính chất về hàng điều hòa trung điểm cho ta kết quả

sau

Bài toán 2.2: Tam giác ABC có (O) và (I) là đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp. Phân

giác ngoài góc C cắt AB ở F và IA là tâm bàng tiếp. Lấy J trên AB sao cho IAJ vuông OI

và BI cắt AC ở E. Chứng minh EF chia đôi JIA.

Trang 6
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Ngoài ra,với chú ý là OI cũng qua trực tâm tam giác tạo bởi các tiếp điểm của (I) với

BC, AC, AB nên có thể đưa về bài toán sau. Bản chất cùng là một mô hình

Bài toán 2.3: Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định. Tiếp tuyến tại A và

B cắt nhau ở F, tiếp tuyến tại A và C của (O) cắt nhau ở E. Lấy X trên FB sao cho

EX//AC và Y trên EC sao cho FY//AB. Gọi H là trực tâm tam giác ABC và d qua H

vuông XY. Chứng minh d luôn qua điểm cố định khi tam giác ABC thay đổi.

Bài toán 3: Tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F.
AX, BY, CZ là các đường cao và AI cắt YZ ở R. Chứng minh XR qua trực tâm tam giác DEF.

Trang 7
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Đây là một bài toán khá hay về dùng tỷ số trong chứng minh thẳng hàng. Tiến hành

đổi mô hình sang tâm bàng tiếp. Ta có thể suy ra một kết quả thú vị khác như sau

Bài toán 3.1: Tam giác ABC có đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc BC, AC, AB ở

D, E, F và AX, BY, CZ là hai đường cao đồng thời YZ cắt phân giác trong góc A tại T.

Chứng minh TX qua trực tâm HA của tam giác ABC.

Ta có thể xét cách chứng minh bài toán 3 như sau


DT 2IM
Vẽ đường cao từ D của tam giác DEF qua trực tâm T và cắt AX ở L. Ta có 
DL IA
(Hình bình hành ALDI và tính chất trực tâm). Lại chú ý hai tam giác AZY và ACB đồng dạng

AR KR DT
nahu nên suy ra  cos A và từ đây suy ra  hay có X, T, R thẳng hàng.
AK KA DL
Từ cách chứng minh này, có thể đề ra cách chứng minh tương tự cho bài toán 3.1

Với chú ý rằng nếu tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc ba cạnh ở D, E, F

thì OI là đường thẳng Euler của tam giác DEF. Chuyển sang mô hình tâm bàng tiếp IA với (IA)

tiếp xúc BC, CA, AB ở X, Y, Z thì OI A cũng là đường thẳng Euler của tam giác XYZ. Ta có thể

suy ra bài toán sau

Bài toán 3.2: Tam giác ABC có AX, BY, CZ là các đường cao và đường tròn bàng tiếp

góc A tiếp xúc BC ở D, IA là tâm bàng tiếp. AIA cắt ZY ở T, XT và OIA cắt nhau ở J. Chứng minh

JD//AIA.

Trang 8
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Nếu chuyển sang xem xét mô hình trực tâm, tam giác ABC có AD, BE, CF là các đường cao và

H là trực tâm thì A là tâm bàng tiếp góc D của tam giác DEF. Vẽ EX, FY là hai đường cao của

tam giác

Bài toán 3.3: Tam giác ABC có AD, BE, CF là các đường cao và DX, EY, CZ là các đường

cao trong tam giác DEF. Lấy M là giao của YZ với AD và T là hình chiếu của A lên EF, K trên

MX sao cho KT vuông BC. Chứng minh AK qua tâm Euler của tam giác ABC.

II – Đường tròn Mixtilinear


Một cấu trúc chuyển đổi tương tư cho đường tròn Mixtilinear. Nếu xét tam giác

ABC nội tiếp (O) có đường tròn A-mix tâm T. Nhận xét rằng (T) tiếp xúc AB, AC ở E, F

thì EF qua I và vuông AI. Nên thay tâm I thành tâm bàng tiếp góc A, E’, F’ trên AC, AB

Trang 9
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

sao cho E’F’ vuông AIA ở IA thì đường tròn tiếp xúc AC, AB ở E’, F’ cũng tiếp xúc ngoài

với (O).

Mô hình trực tâm cho ta kết quả khá đẹp như sau

Bài toán 1: Tam giác ABC có AD, BE, CF là các đường cao và đường thẳng qua A

song song BC cắt DF, DE ở X, Y. Phân giác trong góc AXD cắt AD ở T. Chứng minh

(XTY) tiếp xúc đường tròn Euler của tam giác ABC.

Từ đây, có thể chuyển tương tự một số tính chất của đường tròn Mixilinear sang

đường tròn mới này.

Trang 10
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC
Nguyễn Hoàng Vinh – THPT chuyên Lương Thế Vinh

Bài toán 2: Tam giác ABC có đường tròn A-mix tiếp xúc (O) ở A’ thì AA’ đẳng

giác với AD’ với D’ là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc A với BC.

Bài toán 2.1: Tam giác ABC có IA là tâm bàng tiếp và d vuông AIA ở IA cắt AB, AC

ở X, Y. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc BC ở D, lấy D’ trên (ABC) sao cho

AD’ và AD đẳng giác. Chứng minh (D’XY) tiếp xúc (ABC).

Trang 11

You might also like