You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG HÌNH HỌC LỚP 12 - CUỐI HỌC KÌ 1

Năm học 2021-2022


Nội dung ôn tập
• Thể tích khối đa diện
• Khối tròn xoay (Hình trụ, hình nón, hình cầu)
• Góc và Khoảng cách

1 Thể tích khối đa diện



1. Cho khối lăng trụ ABC.A0 B 0 C 0 , khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng BB 0 bằng 5,
khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB 0 và CC 0 lần lượt bằng 1 và 2, hình√ chiếu vuông
15
góc của A lên mặt phẳng (A0 B 0 C 0 ) là trung điểm M của B 0 C 0 và A0 M = . Tính thể
3
tích khối lăng trụ đã cho.
2. Cho lăng trụ ABC.A0 B 0 C 0 có chiều cao bằng 8 và đáy là tam giác đều cạnh bằng 4. Gọi M ,
N và P lần lượt là tâm của các mặt bên ABB 0 A0 , ACC 0 A0 và BCC 0 B 0 . Tính thể tích của
khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm A, B, C, M , N , P.
3. Cho hình chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a và O là tâm của đáy. Gọi M , N , P ,
Q lần lượt là các điểm đối xứng với O qua trọng tâm của các tam giác SAB, SBC, SCD,
SDA và S 0 là điểm đối xứng với S qua O. Thể tích của khối chóp S 0 .M N P Q bằng bao
nhiêu?
[ = 60◦ , BSC
4. Cho chóp S.ABC có SA = a, SB = 2a, SC = 3a và ASB [ = 90◦ , CSA
[ = 120◦ .
Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC.
5. Cho chóp S.ABC có SA = a, SB = b, SC = c. Tìm giá trị lớn nhất của thể tích khối chóp
theo a, b, c.
6. Cho chóp S.ABC có SA = SB = SC = AB = BC = a. Tìm giá trị lớn nhất của thể tích
khối chóp S.ABC theo a.
7. Cho tứ diên gần đều ABCD có AB = CD = a, AC = BD = b, AD = BC = c. Tính theo
a, b, c thể tích của tứ diện.
8. Cho hình chóp tứ giác đều SABCD có cạnh đáy bằng a , cạnh bên hợp với đáy một góc 60◦ .
Gọi M là điểm đối xứng của C qua D, còn N là trung điểm của SC. Mặt phẳng (BM N )
chia khối chóp thành hai phần, tính tỉ số thể tích giữa hai phần (phần lớn trên phần bé) đó.
9. Người thợ cần làm một bể cá hai ngăn, không có nắp ở phía trên với thể tích 31,296m3 . Người
thợ này cắt các tấm kính ghép lại một bể cá dạng hình hộp chữ nhật với ba kích thước a, b, c
(có một tấm kính ngăn ở giữa). Hỏi người thợ phải thiết kế các kích thước a, b, c bằng bao
nhiêu để đỡ tốn kính nhất, giả sử độ dày của kính không đáng kể.
10. Cho lăng trụ đều ABC.A0 B 0 C 0 có AB = a, AA0 = 6a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của
AA0 , BB 0 , còn P là một điểm thuộc cạnh CC 0 sao cho CP = 2a. Mặt phẳng (M N P ) chia
V1
khối lăng trụ thành hai phần có thể tích lần lượt là V1 , V2 với V1 < V2 . Tính tỉ số .
V2

1
2 Khối tròn xoay
1. Cho hình chóp S.ABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc và SA = a, SB = b, SC = c.
Tính theo a, b, c bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

2. Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh 2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy,
góc giữa mặt phẳng (SBC) và mặt phẳng đáy bằng 30◦ . Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình
chóp S.ABC bằng bao nhiêu?

3. Một công ty sản xuất gỗ muốn thiết kế các thùng đựng hàng bên trong dạng hình lăng trụ
tứ giác đều không nắp có thể tích là 62.5dm3 . Để tiết kiệm vật liệu làm thùng, người ta cần
thiết kế thùng sao cho có tổng diện tích xung quanh và diện tích mặt đáy là nhỏ nhất, hãy
tìm giá trị nhỏ nhất đó.

4. Cho một miếng tôn hình tròn có bán kính 50cm. Biết hình nón có thể tích lớn nhất khi diện
tích toàn phần của hình nón bằng diện tích miếng tôn ở trên, tính bán kính đáy của hình nón.

3 Góc và Khoảng cách


1. Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy, đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với
BA = BC = a. Biết SB tạo với đáy một góc 60◦ , tính cosin của góc tạo bởi
a) AB và mặt phẳng (SBC).
b) góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SAC).

2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, mặt bên SAB là tam giác đều và
nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ C đến mặt phẳng
(SBD) bằng bao nhiêu?

3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A, B sao cho AB = BC = a, AD =
2a, góc giữa SB và mặt đáy bằng 60◦ . Tính theo a khoảng cách từ điểm B tới mặt phẳng
(SCD).

4. Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy, đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với
BA = BC = a, SB tạo với đáy một góc 60◦ . Gọi M là trung điểm của AC, tính theo a
khoảng cách giữa AB và SM.

You might also like