You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

1. Định nghĩa về rủi ro


- Rủi ro xảy ra khi có sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kì vọng (đo
lường bởi phương sai và độ lệch chuẩn), không chắc chắn và có thể dự đoán được.
 Không chắc chắn: không chắc chắn là có lợi hay có hại  quan tâm đến
bất lợi nhiều hơn
 Có thế dự đoán được: những trường hợp không dự đoán được. Ví dụ như
hiện tượng thiên nga đen  không được coi là rủi ro

2. Các loại rủi ro tài chính (đọc kèm slide)


- Định nghĩa rủi ro tài chính: Slide  liên quan đến hoạt động TC của DN

Phân loại theo phạm vi tác động có

a. Rủi ro hệ thống
- Rủi ro không thể phân tán, không thể loại bỏ nhờ đa dạng hóa danh mục đầu

b. Rủi ro phi hệ thống


- Rủi ro có thể được loại bỏ nếu nắm giữ 1 lượng chứng khoán đủ lớn
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

a. Rủi ro tín dụng


- Doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro này nhất  Ngân hàng, các tổ chức tính
dụng. Do rủi ro này có thể phát sinh trong quy trình tín dụng Ngân hàng từ lúc thẩm
định  giải ngân  thu tiền.
- Gồm
 Rủi ro vỡ nợ: người đi vay không trả được nợ
 Rủi ro chuyển hạng: rủi ro khi xếp hạng tín dụng trên cổ phiếu của DN
trên thị trường giảm. NĐT yếu cầu tăng lãi suất bù đắp rủi ro nhưng
thực tế không làm được do trái phiếu đã cố định lãi suất. Chất lượng tín
dụng của DN phát hành thay đổi nhưng lãi suất vẫn giữ nguyên

c. Rủi ro thị trường: do những biến động không chắc chắn của các yếu tố thị
trường
 Rủi ro lãi suất: biến động lãi suất ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng
Ví dụ xảy ra khi: bán trái phiếu trước khi đáo hạn  giá sẽ bị ảnh hưởng
bởi lãi suất thị trường; nắm giữ trái phiếu có lãi suất thả nổi; Vay 1 năm rồi
cho vay kì hạn 6 tháng
 Rủi ro tỷ giá: thường xảy ra với các MNE, dòng tiền vào và ra bằng 2
đồng tiền khác nhau. Ví dụ như mua NVL bằng VND nhưng bán sản
phẩm bằng USD
 Rủi ro biến động giá: mua với giá hiện tại nhưng hàng hóa phải bán theo
giá thị trường  giá thị trường thay đổi có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận
 Rủi ro thanh khoản: TCTD, NH không có khả năng trả tiền khi đến hạn.
 rủi ro này khó quản trị do liên quan đến nội bộ các tổ chức, các rủi ro
khác phát sinh có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản  đến một mức nào đó
sẽ dẫn đến rủi ro phá sản.

d. Rủi ro hoạt động


- Ví dụ: hệ thống quản lý NH không chặt chẽ  NV có thể kí khống 1 số tài
khoản  rút tiền của NH; hoặc tòa nhà không có hệ thống chữa cháy  một người
hút thuốc có thể làm cháy văn phòng.
- Rủi ro cần giải quyết bằng một quy trình chặt chẽ
- Đây là rủi ro phi tài chính nhưng cần bỏ vốn ra để đảm bảo quy trình giám sát
hoạt động được xây dựng một cách chặt chẽ nên vẫn được coi là rủi ro tài chính.

e. Rủi ro đối tác


- Rủi ro tài chính xảy ra đối với đói tác mà các nhà đầu tư, ngân hàng lựa chọn
cho vay, là một phần của rủi ro tín dụng
- Thường xảy ra tại các thị trường phái sinh, đặc biệt là OTC.
CHƯƠNG 2. LÃI SUẤT VÀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN

1. Phân biệt các loại lãi suất


- Lãi suất trái phiếu Chính phủ: lãi coupon trái phiếu  được coi là lãi suất
phi rủi ro
- Lãi suất liên ngân hàng London – LIBOR (chú ý cái này): là lãi suất mà các
NH có xếp hạng tín nhiệm AA có thể vay từ NH khác. Đây là lãi suất tham chiếu rất
quan trọng trong các giao dịch khác.
Cách xác định: hàng sáng xác định mức lãi suất các NH cho vay lẫn nhau, trung
gian TC (Sàn Giap Dịch Liên Lục Địa) sẽ lấy giá trị trung bình đề xác định mức lãi
suất Libor cho mỗi kì hạn và loại tiền
- Lãi suất liên ngân hàng (lãi suất qua đêm): các NHTM sẽ có khoản dự trữ
bắt buộc tại NHNN, 1 số NH thừa dự trữ so với bắt buộc, 1 số NH thiếu. Khi đó NH
thiếu sẽ đi vay NH thừa  đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc  vay liên ngân hàng/vay
qua đêm
“Too big to fail”: nếu 1 NH sụp đổ thì có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống NH
(do các NH thường xuyên vay tiền lẫn nhau)
- Repo rates (lãi suất mua lại): A bán cho B một tài sản tài chính và cam kết
mua lại tại mức giá cao hơn. Phần chênh hơn là lãi suất  đây là 1 cách huy động
vốn.
Thường là lãi suất overnight, cần tiền nóng cho một hoạt động nào đó.
Repo rate < Interbank offered rate do Repo có các tài sản TC đảm bảo, chứng khoán
chất lượng cao, ít có rủi ro vỡ nợ. Ví dụ như TPCP.
- Lãi suất phi rủi ro (risk-free rate): slide.

2. Các phương pháp xác định lãi suất giao ngay


Phương pháp 1 – Stripped yields (Yields on strip): không nghiên cứu
Phương pháp 2: Bootstraping: sử dụng những thông tin đã có, xác định ra các thông
tin tiếp theo, dựa trên giá TP trên TT các kỳ hạn  tính ngược ra lãi suất giao ngay
- Phương pháp nội suy: giúp xác định lãi suất giao ngay kì hạn khác.
3. Xác định lãi suất kỳ hạn
R 2 T2 - R 1 T1
Công thức: R f =
T 2 - T1

4. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất FRA? Tại sao lại tham gia FRA?
- Định nghĩa: là một giao dịch trên thị trường OTC, thiết kế để cố định lãi suất
tín dụng cho một khoản vốn cố định trong một thời kỳ cố định trong tương lai
- FRA chỉ trao đổi trên phần chênh lệch lãi suất của lãi suất trong hợp đồng FRA
và lãi suất giao ngay tại thời điểm FRA đáo hạn  là công cụ phái sinh để hạn chế rủi
ro lãi suất.
Nhưng trên thực tế các NH không sử dụng do NH không chỉ phải giao dịch phần
rủi ro mà cả phần vốn gốc.

5. Phân biệt sự khác nhau giữa giá kỳ hạn và giá trị của hợp đồng kỳ hạn
- Giá kỳ hạn là giá của tài sản đầu tư tính theo giá giao ngay của tài sản với mức
lãi suất phi rủi ro trong suốt thời gian của hợp đồng kỳ hạn
 Công thức: với TS không có thu nhập/ có thu nhập
- Giá trị của hợp đồng kỳ hạn tại thời điểm đáo hạn bằng giá giao ngay của tài
sản đầu tư tại ngày quan sát trừ đi giá kì hạn được ấn định trước trong hợp đồng 
giúp xác định lãi/lỗ của NĐT ở vị thế mua

6. Phân biệt tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư


- Tài sản tiêu dùng: tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục đích tiêu dùng, sản
xuất … Ví dụ: cà phê, gạo, lương thực, đồng
- Tài sản đầu tư: Tài sản được nắm giữ chỉ với mục đích đầu tư và sinh lời và
được nắm giữ bởi nhiều nhà giao dịch. Ví dụ: vàng, cố phiếu, trái phiếu,…
Vàng và bạc có thể vừa là tài sản tiêu dùng vừa là tài sản đầu tư
7. Trên thị trường, giá kỳ hạn của vàng có thể quan sát được dựa trên giá giao
ngay và một số chỉ tiêu khác còn giá kỳ hạn của đồng thì không thể. Bạn có
thể giải thích nguyên nhân?
- Đồng là tài sản tiêu dùng, nắm giữ với mục đích sản xuất chứ không phải đợi
giá tăng. Vì mục đích sản xuất nên các NSX vẫn mua dù giá có tăng cao  không
phản ánh được quan điểm đầu tư
- Vàng vừa là TS đầu tư vừa là TS tiêu dùng. Do có thể đầu tư sinh lời nên giá
kỳ hạn của vàng có thể được quan sát ….

8. Tại sao cần định giá hợp đồng kỳ hạn?


Tới ngày đáo hạn, giá trị hợp đồng sẽ thay đổi do sự thay đổi của lãi suất. Do đó
các định chế tài chính cần thực hiện công việc xác định giá thị trường cuta hợp đồng
kỳ hạn hàng ngày  xác định lãi lỗ

9. Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn được định giá như nhau?
Trong điều kiện lãi suất phi rủi ro trong ngắn hạn là không đổi, giá trị hợp
đồng kỳ hạn và giá của hợp đồng tương lai về cơ bản là giống nhau.
Khi lãi suất thay đôit thỉ giá trị hợp đồng kỳ hạn và giá trị hơp đồng tương
lai không còn giống nhau do nhiều yếu tố.
Trên thực tế hợp đồng tương lai và kỳ hạn tồn tại đều dựa trên quy luật
cung cầu: có người sẵn sàng mua và có người sẵn sàng bán. Tuy nhiên HĐ tương
lai: được giao dịch trên sàn  nhiều NĐT hơn  phản ứng nhanh hơn với lãi
suất.
CHƯƠNG 3. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ THỊ TRƯỜNG HĐ TƯƠNG LAI

1. Đặc điểm của một hợp đồng tương lai


- Slide

2. Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai chỉ số VN30


Ưu điểm Nhược điểm
o Giao dịch tại T0 o Đòn bẩy có tính rủi ro nếu
o Quản lý rủi ro từ biến động biến động giá bất lợi
giá o Phù hợp đầu cơ với NĐT cá
o Cơ hội sinh lời từ đầu cơ nhân/quản lý rủi ro với NĐT
biến động chỉ số tổ chức
o Đòn bẩy cao
o Tính thanh khoản cao

3. Hội tụ giá hợp đồng tương lai về giá giao ngay


Càng gần ngày đáo hạn, giá tương lai trong hợp đồng càng gần giá giao ngay
của TSCS, nếu không sẽ dẫn đến hành động arbitrage.
Tại ngày đáo hạn, nếu
ST < K ST > K
- Tham gia hợp đồng bán tương lai - Tham gia hợp đồng mua tương lai
- Mua tài sản cơ sở - Thực hiện mua tài sản theo hợp
- Thực hiện bán tài sản theo hợp đồng
đồng - Bán tài sản cơ sở ra thị trường

4. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn


- Slide

5. Tại sao cơ chế hoạt động của tài khoản ký quỹ lại bảo vệ các nhà đầu tư
tham gia thị trường hợp đồng tương lai khỏi rủi ro tín dụng
- Do có cơ marking to market và margin call. Margin là khỏan tiền kí quỹ của
nhà đầu tư với broker của mình. Giá trị trên tài khoản margin phản ánh lãi lỗ của NĐT
khi tham gia hợp đồng tương lai. Nếu bị lỗ đến một mức nhất định, NĐT sẽ nhận
được yêu cầu kí quỹ (margin call), nộp thêm tiền vào tài khoản. Do đó NĐT sẽ được
bảo vệ khỏi rủi ro tín dụng cũng như khả năng phá sản. Nếu NĐT không nạp thêm
tiền thì broker sẽ thực hiện hợp đồng đối ngược để triệt tiêu trạng thái, khi đó trung
tâm thanh toán bù trừ cũng sẽ loại trừ được rủi ro.

6. Trong khoảng thời gian đáo hạn phái sinh, nếu giá tương lai của tài sản cơ
sở lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá giao ngay, sẽ có cơ sở kinh doanh chênh lệch
giá? Giải thích luận điểm trên
Câu 3

7. Chiến lược phòng vệ với hợp đồng tương lai (slide thầy k gửi )
8. Basis

Phòng vệ hoàn toàn rủi ro: perfect hedge (khi giá future và spot bằng nhau) 
trên thực tế không có  basis không thể bằng 0  không thể phòng vệ hoàn toàn
Lí do:

Tài sản không giống: Ví dụ dùng HĐ chỉ số VN30 để phòng vệ cho danh mục
đầu tư của mình  bản chất tài sản không giống nhau, tỷ trọng cổ phiếu trong VN30
thay đổi hằng ngày.
Thời gian thực hiện: ngày T2 không bao giờ trùng với ngày spot = future, future
đáo hạn vào 1 số ngày xác định, nhi cầu phòng vệ danh mục sẽ không trùng vào ngày
đó.
CHƯƠNG 4. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI

1. Định nghĩa hợp đồng hoán đổi, hợp đồng hoán đổi plain vanilla
Hợp đồng hoán đổi là công cụ phái sinh trên thị trường OTC, trong đó có thỏa
thuận giữa 2 công ty nahừm trao đổi dòng tiền tương lai
Hợp đồng hoán đổi plain vanilla: hợp đồng hoán đổi cơ bản: trao đổi 1 dòng tiền
với lãi suất Libor và 1 dòng tiền với lãi suất cố định.

2. Tại sao hợp đồng hoán đổi được sử dụng để tái cấu trúc nghĩa vụ nợ
Trên thị trường, một số công ty có thể có LTSS khi đi vay với lãi suất cố định
nhưng lại cần một khoản vay lãi suất thả nổi, trong khi đó, một số lại đi vay với lãi
suất thả nổi do có lợi thế hơn nhưng lại cần khoản vay lãi suất cố định.
 tham gia hợp đồng hoán đổi: chuyển nghĩa vụ có LS thả nổi sang LS cố định
và ngược lại

3. Giải thích rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường của các bên khi tham gia thị
trường hợp đồng hoán đổi lãi suất (Lưu ý: Rủi ro tín dụng khi tham gia các
hợp đồng phái sinh còn được gọi là rủi ro đối tác)
Rủi ro tín dụng: phát sinh khi đối tác vi phạm các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn
Rủi ro thị trường: phát sinh từ sự biến động không chắc chắn của các yếu tố thị
trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa,…
Rủi ro tín dụng trong hợp đồng lãi suất tiềm ẩn phụ thuộc vào các biến động trên
thị trường. Nếu thị trường có những biến động thuận lợi với vị thế nắm giữ hợp đồng
Swap của công ty thì công ty đó sẽ có khả năng chịu rủi ro tín dụng.
4. Lấy ví dụ giải thích nguyên nhân của lợi thế so sanh của 1 công ty xếp hạng
AAA (công ty A) trên thị trường cho vay lãi suất cố định khi so với một công
ty xếp hạng BBB (công ty B) và ngược lại công ty B sẽ có lợi thế so sánh
trên thị trường cho vay lãi suất thả nổi
Một công ty có xếp hạng tín dụng BBB sẽ có khó khăn hơn trong việc đi vay
trực tiếp với lãi suất cố định trong khi một công ty với xếp hạng AAA lại không
gặp bất cứ khó khăn gì khi đi vay với cả hai loại lãi suất
 lấy ví dụ có số ra.

5. Giải thích tại sao khoản lỗ từ từ việc không thực hiện hợp đồng swap lại nhỏ
hơn khoản lỗ từ khoản cho vay với cùng một định chế
Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, lợi nhuận của một định chế tài chính sẽ dựa
trên sự chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định, không liên quan đến phần
vốn gốc. Trong khi với khoản cho vay thông thường, các định chế sẽ gặp rủi ro mất cả
khoản vốn gốc đó.

6.
CHƯƠNG 5. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

1. Một số loại quyền chọn khác


- Chứng quyền (Covered Warant): loại quyền chọn được phát hành bởi một tổ
chức, cho phép nhưng không bắt buộc người nắm giữ có thể mua/bán chứng khoán cơ
sở tại mức giá xác định tại một thời điểm trong tương lai.
- Quyền mua cổ phiếu cho nhân viên: Quyền mua được phát hành bởi doanh
nghiệp cho nhân viên, nhằm thúc đẩy họ hoạt động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông.
- Trái phiếu chuyển đổi: TP phát hành bởi DN. Trái chủ có quyền chuyển đổi giá
trị trái phiếu thành cổ phần tại một thời điểm nhất định nào đó với một tỷ lệ xác định

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn: 6 yếu tố
- Giá hiện tại của cổ phiếu là tài sản cơ sở (So): So tăng thì NĐT có quyền kỳ
vọng St cao. Giữa 2 quyền chọn, quyền chọn nào có tài sản cơ sở giá hiện tại cao hơn
thì hợp đồng quyền chọn mua tài sản đó sẽ có giá trị cao hơn.
- Giá thực hiện của quyền chọn K: giá trị thực hiện hợp đồng (pay-off) phụ
thuộc vào chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá thực hiện của quyền chọn
 Với long call: giá cổ phiếu tăng/K giảm  giá trị HĐ tăng, giá thực hiện
càng thấp giá trị quyền chọn càng cao
 Với long put, giá thực hiện quyền tăng/giá Cp giảm  giá trị HĐ tăng.
- Thời gian đến khi đáo hạn (T): T tăng thì giá trị HĐQC kiểu Mỹ tăng do có
thêm thời gian để lựa chọn thực hiện quyền. Không có tác động đến quyền chọn kiểu
Âu.
- Mức biến động giá cổ phiếu là tài sản cơ sở: Rủi ro biến động giá tăng  giá
trị HĐQC càng cao.
- Lãi suất phi rủi ro: Lãi suất phi rủi ro tăng thì lãi suất kì vọng sẽ tăng (công
thức CAPM)  giá trị hiện tại của dòng tiền NĐT sẽ giảm  giá trị HĐQC mua
tăng; giá trị HĐQC bán giảm.
Trên thực tế, lãi suất phi rủi ro tăng  giá cổ phiếu giảm  giá trị HĐQC mua
giảm, giá trị HĐQC bán tăng.
- Cổ tức kỳ vọng được thanh toán trên cổ phiếu là tài sản cơ sở:
Khi cổ tức tăng thì giá trị hợp đồng quyền chọn mua sẽ giảm (mua trong tương
lai thì không nhận được cổ tức), giá trị hợp đồng quyền chọn bán tăng (giá bán đã bao
gồm cổ tức)

3. Giải thích và chứng minh mối quan hệ “put-call parity”. Giải thích tại sao
luận điểm chứng minh mối quan hệ “put-call parity” được sử dụng cho
quyền chọn kiểu châu Âu lại không thể sử dụng cho quyền chọn kiểu Mỹ
- “Put-call parity” thể hiện mối quan hệ quan trọng giữa giá của hợp đồng quyền
chọn bán và quyền chọn mua kiểu châu Âu có cùng giá thực hiện và thời gian đáo hạn
- Giả sử có 2 danh mục đầu tư:
 Danh mục A: Một hợp đồng quyền chọn mua kiểu châu Âu và 1 trái
phiếu không trả cổ tức
 Danh mục B: Một hợp đồng quyền chọn bán kiểu châu Âu và 1 cổ phiếu
không trả cổ tức
Tại thời điểm đáo hạn, giá trị 2 danh mục bằng nhau  giá trị tại thời điểm t=0
sẽ là như nhau.
c+Kx e -rT =p+ S0
Nếu MQH trên không được đảm bảo  arbitrage.
Ví dụ:
c+Kx e -rT > p+ S0
 Mua danh mục C, bán danh mục A  cho vay phi rủi ro. Tại T giá trị 2 danh
mục sẽ triệt tiêu.
- “Put-call parity” không áp dụng cho HĐQC kiểu Mỹ bởi vì khi quyền thực
hiện không xảy ra tại ngày đáo hạn, 2 danh mục có giá trị bằng nhau tại thời điểm T
sẽ không có giá trị giống nhau tại thời điểm hiện tại t=0. Giả sử c+Kx e-rT < p+S 
không xảy ra kinh doanh chênh lệch giá vì nếu mua quyền chọn mua, bán quyền chọn
bán, bán cổ phiếu thì ta không thể chắc chắn được rằng khi nào quyền chọn bán sẽ
được đối tác thực hiện.
4. Điều gì xảy ra nếu cận trên không nhỏ hơn hoặc bằng So với quyền chọn
muakiểu Âu và Mỹ và không nhỏ hơn K x e^(-rT) quyền chọn bán kiểu Âu
và K với quyền chọn bán kiểu Mỹ
- Cận trên của quyền chọn mua: C, c <= So. Vì nếu lớn hơn, NĐT sẽ bán quyền
chọn mua với giá C và mua cổ phiếu với giá So, nắm giữ đến ngày đáo hạn  thu
được lợi nhuận C – So ngay tại thời điểm ban đầu  cho vay phi rủi ro.
- Cận trên quyền chọn bán
Quyền chọn bán kiểu Mỹ: P <= K. Nếu P > K thì tại thời điểm ban đầu, NĐT sẽ
bán HĐQC bán, thu được P  cho vay với lãi suất phi rủi ro. Tại ngày đáo hạn, QC
được thực hiện, NĐT sẽ dùng thu nhập từ khoản vay để mua cp với giá K  không có
rủi ro khi giao dịch. P<=K, do có thể bán bất kỳ lúc nào, không quan tâm giá trị thời
gian. Tương tự với quyền chọn bán kiểu Âu nhưng QC này chỉ được thực hiện khi đáo
hạn  chiết khấu K về thời điểm hiện tại.

5. Tương tự với cận dưới


- Quyền chọn mua kiểu châu Âu 1 cổ phiếu không trả cổ tức
Danh mục A: 1 quyền chọn mua cho 1 cổ phiếu X không trả cổ tức (K,T) và một
trái phiếu có giá trị là K tại T
Danh mục B: 1 cổ phiếu X
Giá trị 2 danh mục A phải lớn hơn danh mục B. Tương đương với
 c + Kx e^(-rT) >= So.
Ví dụ nếu Va > Vb  Bán khống danh mục B (cổ phiếu X), thu về Vb, mua danh
mục a  còn lại Vb – Va. Tại thời điểm T:
Nếu St > K, thực hiện HĐQC mua cổ phiếu với giá K, đầu tư TP thu được K
 pay-off = St – K + K = St
Nếu St < K, không thực hiện quyền  pay-off = K
- Quyền chọn bán kiểu Âu cổ phiếu không trả cổ tức
Danh mục C: Một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Âu và 1 cổ phiếu
Danh mục D: Trái phiếu (T;K)
 Giá trị danh mục C phải lớn hơn danh mục D. Tương đương:
p + So >= Kx e^(-eT) hay p >= Kx e^(-eT) – So
Nếu Vc < Vd thì mua danh mục C, bán danh mục D  thu được Kxe^(-rT) ở hiện tại.
Tại thời điểm đáo hạn
Nếu St > K: không thực hiện quyền chọn, bán cổ phiếu với giá thị trường là St > K 
trả khoản vay trái phiếu K  pay-off: St – K  phi rủi ro
Nếu St < K thì thực hiện hợp đồng QC, bán cổ phiếu với giá K  trả khoản vay K

6. Các chiến lược giao dịch sử dụng quyền chọn


Chiến lược Vị thế Mục đích
Long stock, short call Hạn chế rủi ro khi cổ phiếu
Covered call
(kiểu Âu) tăng giá
Bán (khống) TSCS, Hạn chế rủi ro khi giá ciỉ
Long call, short stock mua HĐQC mua kiểu phiếu tăng (bán khống
châu Âu nhưng lại expect giá tăng)
Mua TSCS và mua Hạn chế thiệt hại khi giá
Long put, long stock
HĐQC bán kiểu Âu giảm
Bán TSCS, bán HĐQC Hạn chế thiệt hại khi giá
Short put, short stock
bán kiểu Âu giảm
Long call1 (T;K1) Hạn chế rủi ro khi giá cp
Short call2 (T;K2) lên hoặc xuống  NĐT
Bull spreads K2 > K1 expect lợi nhuận ổn định
khi giá tăng và hạn chế tổn
thất khi giá giảm
Short put1 (T;K1) NĐT kỳ vọng giá cp giảm
Long put2 (T;K2)  mong muốn nhận mức
Bear spreads K2>K1 TN ổn định ở mức giá thấp
nhưng hạn chế được rủi ro
khi giá tăng cao
Kết hợp bull (call) và - Chi phí tham gia < giá trị
bear (put)  mua
Box spreads
Chỉ dùng được với kiểu - Chi phí tham gia > giá trị
Âu  bán
Tham gia các vị thế với NĐT kỳ vọng giá cp dao
3 giá thực hiện khác động hẹp quanh 1 mức giá
nhau. nhất định  tối đa hóa lợi
Butterfly spreads Vd: Long put K1, long nhuận quanh mức giá dự
put K3, short 2 put K2 kiến, hạn chế tổn thất khi
với K1 < K2 < K3 giá TĐ nhiều so với kỳ
vọng
Sử dụng HĐQC có giá Kỳ vọng giá cp giao động
thực hiện như nhau hẹp quanh 1 mức nhất định
Calender spreads
nhưng ngày thực hiện
khác nhau

7. Giải thích khái niệm Delta trong quyền chọn cổ phiếu


- Delta dùng để tính độ nhạy của giá quyền chọn với giá của cổ phiếu khi có sự
thay đổi nhỏ xảy ra. Delta còn là tỷ lệ giữa sự thay đổi trong giá cổ phiếu so với sự
thay đổi của giá quyền chọn.

8. Giải thích khái niệm không kinh doanh chênh lệch giá và thờ ơ với rủi ro
trong việc định giá hợp đồng quyền chọn châu Âu sử dụng cây nhị thức 1
bước
- Nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro khi họ không yêu cầu một mức tỷ suất lợi nhuận
cao hơn đối với các khoản đầu tư rủi ro hơn. Phù hợp với nghiên cứu HĐPS khi:
 Giá trị thực hiện của SPPS phụ thuộc vào giá TSCS
 Khẩu vị rủi ro được phản ánh vào kỳ vọng giá cổ phiếu  kỳ vọng khác
nhua nhưng MQH giữa giá cp và giá thực hiện quyền là không đổi
- Trong phương pháp định giá dựa trên sự thờ ơ với rủi ro và không kinh doanh
chênh lệch giá, xây dựng danh mục đầu tư phi rủi ro gồm 1 vị thế với HĐQC, 1 vị thế
với cổ phiếu. Coi danh mục đầu tư có lợi nhuận phi rủi ro  dễ dàng định giá được
quyền chọn:
Lợi nhuận từ cổ phiếu hay bất cứ khoản đầu tư nào đều là phi rủi ro
Đinh giá quyền chọn bằng việc tính pay-off kỳ vọng và chiết khấu giá trị thực
hiện của quyền chọn đó với lãi suất chiết khấu là lãi suất phi rủi ro.

You might also like