You are on page 1of 2

Vấn đề bán phá giá ở Việt Nam với

cơ hội kinh doanh bình đẳng


20/05/2010

Sản phẩm tương tự: Về cơ bản, việc bán phá giá có liên quan đến vấn đề
phân biệt về giá giữa các thị trường. Nói chung, bán phá giá nảy sinh khi
một sản phẩm được bán để xuất khẩu ở một nước giá thấp hơn giá sản
phẩm này được bán ở trên thị trướng nội địa. Sự khác biệt giữa các giá
này, tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá xuất khẩu, được định nghĩa là biên
phá giá (dumping margin). Nếu sản phẩm, trong trường hợp được xuất
khẩu có một sản phẩm tương tự được bán ở thị trường chính quốc thì giá
ngoài nhà máy của sản phẩm này khi được xuất khẩu hoặc được bán ở thị
trường chính quốc sẽ được so sánh để xác định biên phá giá. Tuy vậy,
nếu sản phẩm này khi xuất khẩu không có sản phẩm hoàn toàn tương
ứng về phương diện đặc điểm lý tính có bán ở thị trường chính quốc thì
phải cố gắng tìm ra sản phẩm nội địa được bán là sản phẩm gần giống
nhất đối với sản phẩm xuất khẩu này. Sản phẩm giống nhau được bán
trên thị trường chính quốc này mà có đặc điểm giống nhất với sản phẩm
xuất khẩu được gọi là ‘‘sản phẩm tương tựʼ‘. Giá của sản phẩm tương tự
này, sau một số điều chỉnh nhất định được gọi là ‘‘giá chuẩnʼ‘ và sẽ được
dùng để đo lường xem liệu một sản phẩm xuất khẩu có phải được bán
phá giá hay không.Các công ty đa quốc gia (MNC) đã thực hiện chiến
lược bán phá giá và sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ
để giành thị trường nhằm thôn tính các doanh nghiệp nội địa theo kiểu
‘‘cá lớn nuốt cá bé‘‘. Họ làm được điều này là do khả năng tài chính hùng
mạnh từ công ty mẹ mà các công ty nhỏ tại nước chủ nhà sẽ không đủ
lực về tài chính để lao vào các cuộc cạnh tranh hoàn toàn bất lợi cho
mình Chẳng hạn như trong cuộc đấu tranh giành thị trường của các công
ty nước giải khát tại TP.HCM đã từng tồn tại cuộc đối đầu giữa hai công ty
liên doanh khổng lồ về nước giải khát là công ty Coca Cola và công ty
Pepsi Cola. Các công ty nước giải khát nội địa như Festi, Hoà Bình,
Chương Dương, ... không đủ sức trong cuộc cạnh tranh và đành phải bỏ
cuộc. Riêng công ty nước giải khát Tribeco nhờ có sự thay đổi chiến lược
kinh doanh nên vẫn còn tồn tại nhưng trong thế yếu (công ty đã giảm
khoảng 50% công suất nước ngọt để sản xuất sữa đậu nành để không
làm ảnh hưởng đến sản xuất, đến đời sống công nhân, cố gắng kìm giữ
thị phần nước ngọt sao cho đừng xuống quá thấp, đồng thời dùng lãi từ
các năm trước cộng với lãi từ sữa đậu nành chuyển qua để hạn chế thua
lỗ. Mục tiêu hiện nay của công ty Triheco là bảo toàn được đồng vốn
trước các đòn cạnh tranh không cân sức của hai người khổng lồ là Coca
Cola và Pepsi Cola).

You might also like