You are on page 1of 2

BÀI TẬP LỚN GIẢI TÍCH 1

Phần 1 Sử dụng Tổng Riemann, thực hành tính thể tích, diện tích bề mặt của
vật thể. Quá trình được thuật lại bằng một video.
Thời gian thực hiện: Tuần 45 đến tuần 50, nộp bài trên e-learning trước
23h Chủ nhật của tuần 50.
Phần 2 Báo cáo.
Thời gian: Tuần 51 hoặc 52.

Yêu cầu nội dung Phần 1

1. Số vật thể tối thiểu = số thành viên nhóm.


Trong đó, có ít nhất: thể tích của một vật thể có hình dạng bất kỳ
(không phải khối tròn xoay, có thể cắt thành lát mỏng); thể tích của 2
vật thể có dạng tròn xoay; diện tích bề mặt của một vật thể có dạng
tròn xoay.
2. Thể tích vật thể 1 có hình dạng bất kỳ: Chia thành n1 lát cắt có độ dày
dx (n càng lớn, xấp xỉ càng tốt). Tính diện tích các mặt cắt bằng một
phần mềm bất kỳ (SketchAndCalc, Geogebra, ...), lưu ý tỉ lệ giữa đơn
vị thực và đơn vị trên phần mềm tính toán. Từ đó dùng tổng Riemann
(trái, phải, trung tâm) để ước tính thể tích của vật.
Đối chiếu kết quả vừa tìm được với số liệu đo thể tích trực tiếp hoặc
thông số có sẵn trên mỗi vật thể.
3. Thể tích của vật thể 2 có dạng tròn xoay: xấp xỉ bởi tổng thể tích của
n2 khối trụ tròn có chiều cao dx. Bán kính đáy mỗi khối trụ có thể
đo đạt thủ công (nếu vật thể cắt lát được) hoặc đo trên Geogebra.
Đối chiếu kết quả vừa tìm được với số liệu đo thể tích trực tiếp hoặc
thông số có sẵn trên mỗi vật thể.
4. Thể tích của vật thể 3 có dạng tròn xoay: xấp xỉ bởi tổng thể tích
của n3 ống trụ tròn có bề dày dx. Chiều cao ống trụ nên đo trên
Geogebra.
Đối chiếu kết quả vừa tìm được với số liệu đo thể tích trực tiếp hoặc
thông số có sẵn trên mỗi vật thể.

1
5. Diện tích bề mặt của vật thể có dạng tròn xoay: xấp xỉ bởi tổng diện
tích của n4 mặt nón cụt có chiều cao dx. Bán kính 2 đáy mỗi mặt nón
cụt có thể đo đạt thủ công (nếu vật thể cắt lát được) hoặc đo trên
Geogebra.

Yêu cầu hình thức Phần 1

1. Chụp hình lại mỗi bước làm để ghép lại thành một video (hình ảnh rõ
nét, dễ nhìn).

2. Trước mỗi dạng phải có thông tin vắn tắt về tổng Riemann, có thể là
hình ảnh viết tay/đánh máy/cắt từ sách, slide bài giảng.

3. Có thể chèn thuyết minh, nhạc (phù hợp), các hiệu ứng cho sinh động.
Cuối video là hình ảnh các thành viên với công việc của mình.

Nộp kèm một file PDF thể hiện bảng tỉ lệ công việc và mức độ
hoàn thành của mỗi thành viên.

Phần 2 - Báo cáo

- Dùng tích phân ước tính diện tích bề mặt của vật thể có dạng tròn
xoay:

• Từ các số liệu thu được, tìm một hàm xấp xỉ f (x), a ≤ x ≤ b. Sao cho
mặt tròn xoay tạo bởi đồ thị y = f (x) có hình dạng tương đối giống
vật thể đã chọn.

• Từ đó, sử dụng tích phân ước tính diện tích bề mặt của vật thể.

• Các bước đều được thực hiện trên các phần mềm tính toán, SV share
màn hình trình bày toàn bộ bước làm.

- Làm một bài tập phần Tích phân / Phương trình vi phân

You might also like