You are on page 1of 4

Gà Ri

- Hình ảnh:
- Nguồn gốc:
+ là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy
trứng, thịt)
+ phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền
Bắc và Trung
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà Ri có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân ngắn.
+ Gà mái: có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen
ở cổ, đuôi và đầu cánh.
+ Gà trống: có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu
đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc
trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con
trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng
vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. 
- Hướng sản xuất:
+ Gà Ri là giống phát dục sớm: 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ.
+ Sản lượng trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm.
+ Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản
lượng 164 - 182 quả/mái/năm.
+ Khối lượng trứng: 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ ấp
nở  94%
Gà Đông Tảo
- Hình ảnh:
- Nguồn gốc:
+ là một giống gà quý hiếm
+ có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ,
đầu oai vệ, cặp chân vững chãi.
+ Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc
lông chậm
+ Gà Đông Tảo trống: có hai mãn lông cơ bản gồm mãn mận
(màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp
chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp
xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt
trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày,
cân đối nên gà bước đi vững chắc
+ Gà mái có ba mãn cơ bản gồm: mãn nõn chuối – vàng nhạt, mãn thó
hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mãn ngà – trắng sữa.
Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu
vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống
nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống.
+ Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có
màu đỏ. Đặc biệt gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích
và rái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe.
- Hướng sản xuất: Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng:
+ Hướng thịt
+ Hướng gà trống thường được dùng để lai với gà Ri, gà Lương
Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và
chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quý dùng để lai với các
giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.
Gà Lơ – go (Leghorn)
- Hình ảnh
- Nguồn gốc: là một giống gà từ Ý và là một trong những giống gà phổ
biến nhất thế giới. Gà Lơ-go thường phát triển ở vùng Địa Trung Hải
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà có thân hình nhỏ (cỡ bàn tay thì nặng 0.8 kg, cỡ tiêu chuẩn thì
nặng 2 kg)
+ Gà trưởng thành có thân hình gọn gàng, thon nhẹ, thân hơi dài. Da,
mỏ và chân có màu vàng. Chân hơi cao và không có lông ở chân. Dáng
nhanh nhẹn. Lông màu trắng hơi có ánh vàng. Mào đơn to có màu đỏ
tươi, mào có năm răng cưa. Gà trống mào thẳng đứng, gà mái mào ngả
sang một bên. Dái tai màu trắng xanh.
- Hướng sản xuất:
+ Năng suất trứng của gà đạt trung bình từ 270 – 280 trứng/ năm. Tiêu
tốn 1 quả trứng hết 0,13 – 0,16 kg thức ăn.
+ Có thể nuôi theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức
ăn tốt. Không nên nuôi quá 2 năm vì sức đẻ giảm. 
Gà Chọi
- Hình ảnh
- Nguồn gốc: Gà chọi là giống gà hiếu chiến, gồm 2 loại chính: gà đòn và
gà cựa. Thường được chăn nuôi ở miền Bắc và miền Trung với mục đích
chơi chọi hoặc đá gà . Tiêu biểu gồm có các loại gà như:
+ Gà nòi
+ Gà Cao Lãnh
+ Gà Chợ Lách
- Đặc điểm ngoại hình: gà chọi thường có chân cao, mình dài, cổ cao,
mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu
mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con
mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân
màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
- Hướng sản xuất:
+ Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối
lượng trứng 50 - 55 g/quả ( Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003 ).
+ Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được
người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương
như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để
nuôi lấy thịt.

You might also like