You are on page 1of 15

SINH LÝ THẬN

1) Vỏ thận có nhiều cấu trúc nào sau đây, CHỌN CÂU SAI:
a) Cầu thận.
b) Ống lượn gần.
c) Ống lượn xa.
d) Ống góp tủy.
2) Cấu tạo cầu thận KHÔNG có thành phần nào sau đây:
a) Chùm mao mạch tiểu cầu thận.
b) Tiểu động mạch vào và tiểu động mạch ra.
c) Mạch thẳng vasa recta.
d) Bao Bowman.
3) Lượng máu cung cấp cho thận:
a) 120mL/phút.
b) 120mL/phút mỗi thận.
c) 1200ml/phút.
d) 1200mL/phút mỗi thận.
4) Máu chảy trong mạch thẳng vasa recta:
a) Ít và chậm.
b) Tuy nhiều nhưng chậm.
c) Tuy ít nhưng nhanh.
d) Nhiều và nhanh.
5) So với các mao mạch khác của cơ thể thì tính thấm của mao mạch cầu thận:
a) Cao gấp hàng trăm lần.
b) Cao gấp hàng chục lần.
c) Thấp hơn hàng chục lần.
d) Thấp hơn hàng trăm lần.
6) So với huyết tương thì các ion dương trong dịch lọc cầu thận:
a) Nhiều hơn 5%.
b) Nhiều hơn 50%.
c) Thấp hơn 5%.
d) Thấp hơn 50%.
7) Gọi áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận là 𝑃 , áp suất keo của máu trong mao mạch cầu thận là 𝑃 , áp suất thủy
tĩnh trong bao Bowman là 𝑃 thì áp suất lọc cầu thận 𝑃 tính bằng:
a) 𝑃 = 𝑃 − 𝑃 + 𝑃 .
b) 𝑃 = 𝑃 − (𝑃 + 𝑃 ).
c) 𝑃 = 𝑃 + 𝑃 − 𝑃 .
d) 𝑃 = 𝑃 − (𝑃 + 𝑃 ).
8) Hệ số lọc cầu thận Kf giảm khi:
a) Màng lọc cầu thận mỏng hơn.
b) Diện tích mao mạch cầu thận tăng.
c) Màng lọc cầu thận dày hơn.
d) Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận tăng.
9) Ở bờ màng đáy ống lượn gần, Na+ được tái hấp thu nhờ:
a) Cơ chế khuếch tán thụ động theo nồng độ.
b) Cơ chế khuếch tán thụ động theo điện tích,
c) Cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát.
d) Na+ - K+ - ATPase.
10) Đoạn nào của quai Henle, nephron cận tủy tái hấp thu Na+ và Cl- theo cơ chế tích cực thứ phát:
a) Nhánh xuống dày.
b) Nhánh xuống mỏng.
c) Nhánh lên mỏng.
d) Nhánh lên dày.
11) Tác dụng của aldosterone giúp cho sự tái hấp thu Na+ ở đoạn sau ống lượn xa là:
a) Tăng tổng hợp protein mang và enzyme cần thiết.
b) Tăng cường khuếch tán thụ động ion Na+ theo nồng độ.
c) Tăng cường khuếch tán thụ động ion Na+ theo điện tích.
d) Tạo ra những cấu trúc như kênh dẫn Na+ trên màng tế bào.
12) Cơ chế tái hấp thu nước ở ống góp tủy là do chênh lệch thẩm thấu:
a) Dịch kẽ tủy thận là ưu trương, dịch đi vào ống góp là nhược trương.
b) Dịch kẽ tủy thận là ưu trương, dịch đi vào ống góp là đẳng trương.
c) Dịch kẽ tủy thận là ưu trương ít, dịch đi vào ống góp là ưu trương nhiều.
d) Dịch kẽ tủy thận là ưu trương, dịch kẽ vỏ thận là đẳng trương.
13) Thận điều hòa áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào là do:
a) Thận kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát.
b) Thận kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác thèm muối Na+.
c) Thận tái hấp thu nước nhờ hormon ADH.
d) Thận tái hấp thu nước nhờ ANF.
14) Đáp ứng của thận khi thể tích máu tăng, CHỌN CÂU SAI:
a) Lưu lượng máu thận tăng sẽ làm tăng mức lọc cầu thận.
b) Tăng áp suất động mạch thận sẽ làm tăng mức lọc cầu thận.
c) Co tiểu động mạch vào cầu thận.
d) Thận tăng thải Na+ ra nước tiểu nhờ ANF.
15) Sự bài tiết H+ vào lòng ống thận bị ngừng lại khi pH dịch ống thận:
a) Thấp hơn 4,5.
b) Cao hơn 4,5.
c) Thấp hơn 5,4.
d) Cao hơn 5,4.
16) HCO₃- được tái hấp thu qua màng tế bào bờ ống thận dưới dạng:
a) HCO₃-.
b) CO₂.
c) H₂CO₃.
d) (NH₄)₂CO₃.
17) Khả năng tái hấp thu ở ống lượn gần tăng lên vì:
a) Tế bào biểu mô ống lượn gần có cấu trúc bờ bàn chải ở bờ lòng ống.
b) Tế bào biểu mô ống lượn gần có cấu trúc bờ ban chải ở giữa các tế bào.
c) Lòng ống lượn gần có đường kính lớn nhất so với các ống thận khác.
d) Dịch bào tương tế bào biểu mô là ưu trương trong khi dịch lòng ống là nhược trương.
18) Tính ưu trương của dịch kẻ tủy thận có vai trò:
a) Giúp tái hấp thu nước ở ống góp.
b) Giúp tái hấp thu nước ở ống lượn gần.
c) Giúp tái hấp thu natri ở ống lượn gần.
d) Giúp bài tiết ion H+ ở ống lượn xa.
19) Sự lọc và tái hấp thu glucose ở thận trong điều kiện bình thường:
a) Glucose không lọc qua cầu thận nên không có glucose trong dịch lọc và nước tiểu.
b) Glucose được lọc qua cầu thận nhưng không có glucose trong dịch lọc và nước tiểu.
c) Glucose được lọc qua cầu thận, nên có glucose trong dịch lọc và nước tiểu.
d) Glucose được lọc qua cầu thận, có glucose trong dịch lọc lúc đầu, không có glucose trong nước tiểu.
20) Cơ chế bài tiết H+ tại ống lượn gần:
a) Khuếch tán thụ động do chênh lệch nồng độ.
b) Vận chuyển tích cực nguyên phát nhờ H+ - ATPase.
c) Vận chuyển tích cực thứ phát cùng chiều với natri.
d) Vận chuyển tích cực thứ phát ngược chiều với natri.
21) Mức lọc cầu thận (GFR):
a) Lượng dịch lọc qua các tiểu cầu thận của cả 2 thận trong 1 phút.
b) Lượng dịch lọc qua các tiểu cầu thận của cả 2 thận trong 1 giây.
c) Lượng dịch lọc qua các tiểu cầu thận của cả 1 thận trong 1 phút.
d) Lượng dịch lọc qua các tiểu cầu thận của cả 1 thận trong 1 giây.
22) Áp suất có tác dụng đẩy dịch qua màng lọc sang bao Bowman:
a) Áp suất keo của máu trong mao mạch tiền cầu thận.
b) Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman.
c) Áp suất thẩm thấu của huyết tương.
d) Áp suất thủy tĩnh của mao mạch tiểu cầu thận.
23) Cơ chế tái hấp thu natri tại ống lượn gần, CHỌN CÂU SAI:
a) Khuếch tán thụ động tại bờ lòng ống do chênh lệch nồng độ.
b) Khuếch tán thụ động tại bờ màng đáy do chênh lệch điện tích.
c) Bơm Na+ - K+ - ATPase tại bờ màng đáy.
d) Vận chuyển tích cực thứ phát đồng vận chuyển với natri tại bờ lòng ống.
24) Tái hấp thu nước và natri ở quai Henle của các nephron cận tủy:
a) Nước và natri được tái hấp thu nhiều ở cả nhành xuống và nhành lên của quai Henle.
b) Nước được tái hấp thu nhiều ở nhánh xuống và tái hấp thu rất ít ở ngành lên của quai Henle.
c) Nước được tái hấp thu ít ở ngành xuống và tái hấp thu nhiều ở ngành lên của quai Henle.
d) Natri được tái hấp thu nhiều ở ngành xuống và tái hấp thu ít ở ngành lên của quai Henle.
25) Điểm khác biệt giữa dịch lọc qua cầu thận và huyết tương:
a) Nồng độ Na+, Cl-, HCO₃- trong dịch lọc cao hơn huyết tương.
b) Nồng độ Na+, Cl-, HCO₃- trong dịch lọc thấp hơn huyết tương.
c) Nồng độ Na+ trong dịch lọc cao hơn huyết tương, còn Cl-, HCO₃- trong dịch lọc thấp hơn huyết tương.
d) Nồng độ Na+ trong dịch lọc thấp hơn huyết tương, còn Cl-, HCO₃- trong dịch lọc cao hơn huyết tương.
26) Yếu tố kích thích thận tiết renin, CHỌN CÂU SAI:
a) Lưu lượng máu đến thận giảm.
b) Huyết áp động mạch thận giảm.
c) Na+ máu giảm.
d) K+ máu giảm.
27) Quá trình lọc và hấp thu glucose và protein ở thận khác nhau ở chỗ nào?
a) Glucose được lọc qua cầu thận, protein rất ít lọc qua cầu thận.
b) Glucose được tái hấp thu rất ít ở ống thận, protein được tái hấp thu nhiều ở ống thận.
c) Glucose không được lọc qua cầu thận, protein được tái hấp thu nhiều ở ống thận.
d) Glucose được tái hấp thu ở ống góp, protein được tái hấp thu ở quai Henle.
28) Khi tiểu động mạch vào giãn sẽ làm:
a) Giảm dòng máu đến cầu thận.
b) Giảm mức lọc cầu thận (GFR).
c) Tăng mức lọc cầu thận (GFR).
d) Tăng lượng creatinin thải ra ngoài nước tiểu trong 24h.
29) Cấu tạo của nephron (theo thứ tự):
a) Tiểu cầu thận - ống lượn gần - ống lượn xa- quai Henle - ống góp.
b) Tiểu cầu thận - ống lượn gần – quai Henle - ống lượn xa - ống góp.
c) Tiểu cầu thận – quai Henle - ống lượn gần - ống lượn xa - ống góp.
d) Tiểu cầu thận - ống lượn gần - ống lượn xa - ống góp – quai Henle.
30) Màng lọc cầu thận gồm các cấu trúc sau (theo thứ tự):
a) Tế bào nội mô của mao mạch – màng đáy – tế bào biểu mô của bao Bowman.
b) Màng đáy – tế bào nội mô của mao mạch – tế bào biểu mô của bao Bowman.
c) Màng đáy – tế bào biểu mô của bao Bowman – tế ào nội mô mao mạch.
d) Tế bào biểu mô của bao Bowman – tế bào nội mô của mao mạch – màng đáy.
31) Yếu tố làm tăng mức lọc tiểu cầu thận (GFR):
a) Sự co tiểu động mạch vào.
b) Sự giãn tiểu động mạch ra.
c) Kích thích thần kinh giao cảm thận.
d) Tăng áp suất thủy tĩnh của mao mạch tiểu cầu thận.
32) P1: áp suất thủy tĩnh của mao mạch tiểu cầu thận, P2: áp suất keo của máu trong mao mạch tiểu cầu thận, P3: áp
suất thủy tĩnh trong bao Bowman. Áp suất lọc của tiểu cầu thận tính theo công thức:
a) P1+P2+P3.
b) P1-P2-P3.
c) P1-P2+P3.
d) P2-P1+P3.
33) Lượng dịch lọc đi qua bao Bowman trong 24 giờ:
a) 125ml.
b) 1,8 lít.
c) 18 lít.
d) 180 lít.
34) Khác biệt giữa nephron vỏ và nephron cận tủy là:
a) Số lượng nephron vỏ ít hơn so với nephron cận tủy.
b) Dòng máu đến các nephron cận tủy nhiều hơn so với nephron vỏ.
c) Cầu thận của nephron cận tủy nằm sâu trong tủy thận.
d) Quai Henle của nephron cận tủy nằm sâu trong thận.
35) Phần lớn các chất trong dịch lọc được tái hấp thu ở đoạn nào của hệ thống ống thận:
a) Ống lượn gần.
b) Ống lượn xa.
c) Quai Henle.
d) Ống góp.
36) Thành phần nào sau đây bình thường được tái hấp thu 100% khi qua hệ thống ống thận:
a) Na+.
b) HCO₃-.
c) Glucose.
d) Ure.
37) Sự tái hấp thu nước và natri dưới tác dụng của ADH và aldosterone diễn ra ở:
a) Ống lượn gần và ống lượn xa.
b) Quai Henle và ống góp.
c) Ống lượn gần và quai Henle.
d) Đoạn sau ống lượn xa và ống góp.
38) Na+ được táp hấp tho ở ống thận gần theo cơ chế nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Na+ được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát ở bờ màng đáy.
b) Na+ được vận chuyển tích cực thứ phát và khuếch tán thụ động ở bờ lòng ống.
c) Nồng độ Na+ rất cao ở lòng ống và rất thấp ở trong tế bào nên Na+ trong lòng ống đi vào tế bào.
d) Trong tế bào có điện thế âm, trong lòng ống có điện thế dương do Na+ lòng ống khuếch tán vào tế bào.
39) Độ thẩm thấu của dịch ở phần nào của nephron là SAI:
a) Dịch từ ống gần đổ vàoquai Henle có độ thẩm thấu là 300 mosm/L.
b) Dịch từ khe tủy thận, từ vùng tủy ngoài tới vùng tủy trong có độ thẩm thấu tăng 300 mosm/L tới 1200 mosm/L.
c) Dich trong ống đến chóp quai Henle có độ thẩm thấu là 300 mosm/L.
d) Dịch từ quai Henle đi vào ống xa có độ thẩm thấu là 100 mosm/L.
40) Phần nào sau đây của ông thận KHÔNG vận chuyển tích cực Na+ từ lòng ống vào tế bào:
a) Ống gần.
b) Ngành xuống của quai Henle.
c) Ngành lên của quai Henle.
d) Ống xa.
41) Sự tái hấp thu Na+ là như sau, NGOẠI TRỪ:
a) 65% Na+ được tái hấp thu ở ống gần.
b) 27% Na+ được tái hấp thu ở ngành lên của quai Henle.
c) Ở quai Henle, sự tái hấp thu Na+ phụ thuộc vào aldosterone.
d) Sự tái hấp thu Na+ diễn ra theo cơ chế tích cực nguyên phát ở bờ có màng đáy.
42) Trong những yếu tố điều hòa sự tổng hợp và bài tiết aldosterone sau đây, yếu tố nào là ÍT quan trọng nhất:
a) Renin.
b) Nồng độ Na+ huyết.
c) Nồng độ K+ huyết.
d) Hormone hướng vỏ thượng thận ACTH.
43) Áp suất máu trong mao mạch cầu thận cao, thuận lơi cho sự lọc là do các yếu tố sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Tiểu động mạch vào cầu thận là ngành thẳng và ngắn của tiểu động mạch gian thùy.
b) Lưới mao mạch cầu thận gần động mạch chủ bụng.
c) Tiểu động mạch ra có đường kính nhỏ hơn tiểu động mạch vào.
d) Tiểu động mạch vào có sức cản tương đối lớn.
44) Câu nào KHÔNG ĐÚNG đối với màng lọc cầu thận và sự thấm qua màng?
a) Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận có khe hở với đường kính là 70 A⁰.
b) Màng đáy có lỗ lọc đường kính khoảng 110 A⁰.
c) Lớp tế bào biểu mô của bao Bowman có lỗ lọc đường kính là 70 A⁰.
d) Toàn bộ albumin có trọng lượng phân tử lớn không qua màng lọc cầu thận được.
45) Khi thiếu ADH, phần nước lọc được tái hấp thu nhiều nhất tại nơi nào sau đây của ống thận:
a) Ống gần.
b) Quai Henle.
c) Ống xa.
d) Ống góp vỏ.
46) Độ thẩm thấu của dịch khi đi qua các phần khác nhau của nephron là như sau, NGOẠI TRỪ:
a) Dịch đẳng trương khi vào quai Henle.
b) Dịch ưu trương khi qua ngành xuống của quai.
c) Dịch đẳng trương khi rời quai Henle.
d) Dịch đẳng trương khi vào ống góp.
47) Trong ống xa, sự tái hấp thu Na+ tăng lên là do nguyên nhân nào sau đây?
a) Kích thích thần kinh giao cảm thận.
b) Bài tiết hormone lợi niệu natri của tâm nhĩ.
c) Bài tiết ADH.
d) Bài tiết aldosterone.
48) Số lượng K+ được bài xuất bởi thận sẽ giảm trong điều kiện nào sau đây?
a) Tăng dòng dịch trong ống xa.
b) Tăng mức aldosterone máu tuần hoàn.
c) Tăng chế độ ăn K+.
d) Giảm tái hấp thu Na+ bờ ống xa.
49) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự tái hấp thu nước:
a) Ống gần tái hấp thu 65% nước.
b) Quai Henle tái hấp thu 15% nước.
c) Ống xa tái hấp thu nước 27lít/24h.
d) Ống góp tái hấp thu 9,3% nước.
50) Câu này sau đây đúng với aldosterone?
a) Có tác dụng hoạt hóa AMP vòng.
b) Làm tăng bài tiết K+.
c) Làm tăng tái hấp thu H+.
d) Có tác dụng trên ống gần.
51) Aldosterone có tác dụng mạnh nhất ở đoạn nào của ống thận:
a) Cầu thận.
b) Ống gân.
c) Đoạn mỏng của quai Henle.
d) Ống góp vỏ.
52) Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận?
a) Tăng mức lọc cầu thận.
b) Tăng bài xuất Na+.
c) Tăng tính thấm của ống xa và ống góp với nước.
d) Tăng sự bài xuất nước.
53) Các yếu tố sau đây tham gia điều hòa mức bài xuất nước tiểu, NGOẠI TRỪ:
a) Các chất thẩm thấu không được tái hấp thu làm tăng nước tiểu.
b) Áp suất keo của huyết tương giữ nước làm giảm nước tiểu.
c) Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lượng nước tiểu.
d) Áp suất động mạch thận tăng làm tăng lượng nước tiểu.
54) Sự sản xuất và trung hòa ion H+ ở thận chịu ảnh hưởng của những chất sau, NGOẠI TRỪ:
a) Hệ bicarbonate trong dịch ống.
b) Hệ phosphate trong dịch ống.
c) Hệ phosphate trong huyết tương.
d) Ion NH4+ trong dịch ống.
55) Sự bài tiết ion H+ ở ống gần được kết hợp với quá trình nào sau đây?
a) Sự bài tiết ion K+.
b) Sự tái hấp thu ion Ca²+.
c) Sự tái hấp thu NH₃.
d) Sự tái hấp thu ion bicarbonate.
56) Câu nào sau đây sai với số phận của ion H+ ở trong dịch ống thận?
a) Có thể kết hợp với NH₃.
b) Có thể kết hợp với HCO₃-.
c) Có thể kết hợp với HPO₄²-.
d) Có thể giữ lại ở dạng H+ tự do.
57) Men carbonic anhydrase có vai trò quan trọng trong tất cả các khâu sau, NGOẠI TRỪ:
a) Tạo HCO₃- trong tế bào ống gần.
b) Tạo CO₂ trong lòng ống gần.
c) Tạo H₂CO₃ trong tế bào biểu mô ống gần.
d) Tạo CO₂ trong lòng ống xa.
58) Tỷ lệ lọc cầu thận, CHỌN CÂU SAI:
a) Là số phần trăm của dòng huyết tương thận được lọc qua cầu thận.
b) Trị số trung bình thường là trên 19%.
c) Áp suất thủy tĩnh bọc Bawman có ảnh hưởng đến tỷ lệ lọc.
d) Bị tác dụng bởi áp suất keo của mao mạch quanh ống.
59) CHỌN MỘT CÂU SAI:
a) Áp lực thủy tĩnh của mao mạch cầu thận bị ảnh hưởng bởi thần kinh giao cảm.
b) Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận giảm dưới 50mmHg thì cầu thận không lọc được.
c) Sự giảm sức cản của động mạch thận sẽ làm giảm áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận.
d) Áp suất thủy tĩnh cảu mao mạch cầu thận tăng hơn mao mạch ở các nơi khác là do nó gần động mạch chủ bụng.
60) Khi nào độ lọc cầu thận giảm:
a) Khi huyết áp hệ thống tăng.
b) Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm.
c) Hoạt động thần kinh giao cảm tăng.
d) Tiểu động mạch ra co lại.
61) CHỌN MỘT CÂU SAI:
a) Sự đưa glucose qua bờ lòng ống vào tế bào biểu mô là khuếch tán thụ động.
b) Sự tái hấp thu glucose ở ống thận là cần thế năng của Na+ do vận chuyển tích cực nguyên phát mà có.
c) Không có sự tái hấp thu glucose ở ngành xuống của quai Henle.
d) Sự tái hấp thu glucose diễn ra ở ống lượn gần của thận.
62) Độ thẩm tháu của dịch ống, CÂU SAI:
a) Dịch ống gần có thẩm thấu là 300 mosm/L.
b) Độ thẩm thấu của dịch trong ngành xuống của quai Henle thì lớn hơn ở ống gần.
c) ADH có tác dụng đến độ thẩm thấu của ống góp.
d) Độ thẩm thấu của dịch ở đoạn cuối của ống xa thì nhỏ hơn ống gần.
63) Sự tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp, CÂU SAI:
a) Được xác định bởi cơ chế tăng nồng độ ngược dòng.
b) Ảnh hưởng bởi mức tái hấp thu tích cực Na+ ở ngành lên của quai Henle.
c) Cũng phụ thuộc vào sự hoạt động của quai mao mạch vasa recta.
d) Phụ thuộc vào một hormone của thùy sau tuyến yên.
e) Có vai trò của aldosterone vỏ thượng thận.
64) Tái hấp thu protein, CÂU SAI:
a) Protein được tái hấp thu vào mao mạch quanh ống.
b) Tái hấp thu protein diễn ra ở ống gần.
c) Protein lọt qua màng tế vào biểu mô ở bờ lòng ống theo cơ chế ẩm bào.
d) Sự tái hấp thu amino acid ở bờ lòng ống theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát đồng vận chuyển với ion Na+.
65) CHỌN MỘT CÂU SAI:
a) Ức chế sự bài tiết ADH sẽ dẫn đến ưu trương dịch ngoại bào.
b) Suy thượng thận có thể làm nhược trương dịch ngoài bào.
c) Áp suất thẩm thấu của máu giảm kích thích sự bài tiết ADH.
d) ADH được dự trữ ở thùy sau tuyến yên.
66) CHỌN MỘT CÂU SAI:
a) Men carbonic anhydrase có ở trong tế bào biểu mô và ở trong lòng ống gần.
b) Sự tái hấp thu HCO₃- diễn ra ở bờ màng đáy của tế bào biểu mô.
c) Men carbonic anhydrase là men có tác dụng một chiều.
d) Sự bài tiết H+ làm giảm độ pH của dịch ống.
67) CHỌN MỘT CÂU SAI:
a) Sự tổng hợp NH₄+ diễn ra ở trong lòng óng.
b) NH₃ góp phần trung hòa ion H+ ở lòng ống.
c) NH₃ được tạo ra do quá trình khử amin của các amino acid.
d) Anion kết hợp với NH₄+ là từ bicarbonate.
68) Trong bệnh đái tháo nhạt, CÂU SAI:
a) Độ thẩm thấu của huyết tương sẽ tăng lên.
b) Nồng độ ADH trong máu tăng.
c) Độ thẩm thấu của nước tiểu giảm.
d) Ống góp không thấm nước.
69) Phần nào sau đây của ống thận KHÔNG vận chuyển tích cực Na+ từ lòng ống:
a) Ống gần.
b) Ngành xuống của quai Henle.
c) Ngành lên quai Henle.
d) Ống xa.
70) Aldosterone làm giảm sự bài tiết của chất nào sau đây ở ống thận?
a) H+.
b) Na+.
c) K+.
d) NH₃.
71) Trong những yếu tố điều hòa sự tổng hợp và bài tiết aldosterone sau đây, yếu tố nào là ÍT quan trọng nhất?
a) Angiotensin II.
b) Nồng độ Na+ huyết.
c) Nồng độ K+ huyết.
d) Hormon hướng vỏ thượng thận ACTH.
72) Số lượng nephron của một người bình thường là:
a) 10.000 – 20.000.
b) 100.000 – 200.000.
c) 1.000.000.
d) Trên 2.000.000.
73) Thành phần dịch lọc trong bao Bowman, CHỌN CÂU SAI:
a) Nước.
b) Các ion Na+, K+, Cl-, HCO₃-.
c) Glucose.
d) Nhiều protein,
74) Hồng cầu bình thường không xuất hiện trong nước tiểu vì:
a) Hồng cầu di chuyển rất chậm trong búi mao mạch tiểu cầu thận.
b) Hồng cầu không đến được màng lọc tiểu cầu thận.
c) Hồng cầu được tái hấp thu hoàn toàn ở ống thận.
d) Hồng cầu có kích thước quá lớn so với lỗ lọc ở màng lọc tiểu cầu thận.
75) Bình thường glucose không xuất hiện trong thành phần nào sau đây của nephron:
a) Bao Bowman.
b) Ống góp.
c) Ống lượn gần.
d) Mao mạch tiểu cầu thận.
76) Tỷ lệ % dịch lọc được tái hấp thu khi đi qua hệ thống ống thận là:
a) 1%.
b) 10%.
c) 50%.
d) 99%.
77) Chức năng thận:
a) Tạo nước tiểu.
b) Tham giao điều hòa nội môi.
c) Vai trò nội tiết.
d) Chọn a, b, c.
e) Chọn a, c.
78) Khả năng lọc của cầu thận:
a) 50 ml/phút.
b) 80ml/phút.
c) 100ml/phút.
d) 125ml/phút.
e) 180ml/phút.
79) Các yếu tố ảnh hưởng mức lọc cầu thận:
a) Lưu lượng máu.
b) Vai trò thần kinh thực vật.
c) Vai trò huyết áp do tim.
d) a, b, c đúng.
e) a, b đúng.
80) Thành phần dịch lọc cầu thận không có:
a) Các ion.
b) Protein.
c) Tế bào máu.
d) a, b, c đúng.
e) a, b đúng.
81) Cấu trúc màng lọc cầu thận có:
a) 2 lớp.
b) 3 lớp.
c) 4 lớp.
d) 5 lớp.
e) 6 lớp.
82) Động mạch bao quanh ống thận bắt nguồn từ:
a) Động mạch thận.
b) Tiểu động mạch vào.
c) Tiểu động mạch ra.
d) Động mạch gian thùy.
e) Động mạch tiểu thùy.
83) Các yếu tố tăng mức lọc cầu thận, NGOẠI TRỪ:
a) Lưu lượng máu tăng.
b) Áp suất keo tăng.
c) Áp suất nang Bowman giảm.
d) Áp suất thủy tĩnh tăng.
e) Kích thước lỗ tăng.
84) Điều hòa mức lọc cầu thận nhờ vai trò:
a) Thần kinh giao cảm.
b) Chất renin.
c) Cấu trúc màng lọc cầu thận.
d) a, b, c đúng.
e) a, b đúng.
85) Sự tái hấp thu glucose ở ống thận, NGOẠI TRỪ:
a) Theo cơ chế chủ động.
b) Đồng vận chuyển với Na+.
c) Luôn tái hấp thu 100% tất cả nồng độ đường trong máu.
d) Ngưỡng tái hấp thu glucose tối đa là 300-320mg/ph.
e) Glucose từ tế bào vào dịch khe là vân chuyển tăng cường.
86) Sự tái hấp thu nước ống thận gần là:
a) Cơ chế thụ động.
b) Cơ chế tích cực.
c) Do ADH.
d) Do aldosterone.
e) Do ANF.
87) Kết quả tái hấp thu nước ở ống thận:
a) Tại ống thận gần là 65%.
b) Tại quai Henle là 15%.
c) Tại ống thận xa 9-10%.
d) Cả a, b, c đúng.
e) Cả a, b, c sai.
88) Đặc điểm sinh lý mạch vaso recta:
a) Nhánh xuống nước đi ra lòng mạch, muối và ure đi vào lòng mạch.
b) Nhánh lên nước vào ra lòng mạch, muối đi ra lòng mạch.
c) Lượng máu đi qua hệ thống này là 20% tổng lượng máu qua thận.
d) Do đó vai trò mạch thẳng là duy trì tính ưu trương của tủy thận.
e) Cả 4 câu trên đúng.
89) Vai trò của aldosterone đối với tế bào ống thận là tái hấp thu:
a) Nước.
b) Na+.
c) Na+ và K+.
d) HCO₃-.
e) Glucose.
90) Yếu tố ANF được tiết ra ở tế bào:
a) Thận.
b) Gan.
c) Tâm nhĩ phải.
d) Tuyến thượng thận.
e) Tuyến yên.
91) ANF có tác dụng bài tiết:
a) Natri.
b) Kali.
c) Nước.
d) HCO₃-.
e) Chọn a, b, c, d.
92) Vai trò của angiotensin II, NGOẠI TRỪ:
a) Co tiểu động mạch.
b) Tăng tái hấp thu Na+.
c) Chất tạo ra do tác dụng của renin.
d) Tăng huyết áp.
e) Lợi tiểu.
93) Hệ đệm NH₃ có ở:
a) Ống thận gần.
b) Ống thận xa.
c) Quai Henle.
d) Chọn a, b, c.
e) Chọn a, b.
94) Hệ đệm hoạt động động khi pH nước tiểu:
a) 7.
b) 6.
c) 5.
d) 5,5.
e) 4,5.
95) Vai trò 1,25-(OH)₂D₃:
a) Tăng hấp thu Ca²+ ở ruột.
b) Giảm tạo xương.
c) Giảm bài tiết Ca²+ ở thận.
d) Tăng bài tiết phosphate.
e) Chọn a, b, c, d.
96) Khái niệm về ngưỡng glucose của thận:
a) Nếu nồng độ glucose trong huyết tương lớn hơn ngưỡng này thì sẽ có glucose trong nước tiểu.
b) Nếu nồng độ glucose trong huyết tương lớn hơn ngưỡng này thì sẽ có glucose trong dịch lọc.
c) Nếu nồng độ glucose trong dịch lọc lớn hơn ngưỡng này thì sẽ có glucose trong nước tiểu.
d) Nếu nồng độ glucose trong huyết tương thấp hơn ngưỡng này thì sẽ không có glucose trong dịch lọc.
97) Thay đổi áp suất thẩm thấu của dịch lọc từ đầu ngành xuống đến cuối ngành lên trong quai Henle của nephron cận
tủy:
a) 300-600-800-1000-1200 (mosm/L).
b) 100-300-600-1200-1400 (mosm/L).
c) 300-600-1200-600-300-100 (mosm/L).
d) 1400-1200-600-300-100 (mosm/L).
98) Sự di chuyển của nước và natri ở mạch thẳng vasa recta:
a) Ở ngành xuống của mạch vasa recta nước đi từ mô kẽ vào lòng mạch.
b) Ở ngành lên của mạch vasa recta nước đi từ lòng mạch ra mô kẽ.
c) Ở ngành xuống của mạch vasa recta natri đi từ lòng mạch ra mô kẽ.
d) Cả 3 đều sai.
99) Để qua được màng lọc tiểu cầu thận, đường kính các phân tử phải nhỏ hơn:
a) 10 angstroms.
b) 70 angstroms.
c) 110 angstroms.
d) 160 angstroms.
100) Mức lọc cầu thận tăng lên là do nguyên nhân nào sau đây?
a) Co tiểu động mạch vào.
b) Kích thích thần kinh giao cảm thận.
c) Chèn ép bao thận.
d) Giảm nồng độ protein huyết tương.
e) Giảm dòng máu thận.
101) Câu nào sau đây đúng với aldosterone?
a) Có tác dụng hoạt hóa AMP vòng.
b) Có tác dụng trên ống thận gần.
c) Được bài tiết do tăng áp suất thẩm thấu máu.
d) Làm tái hấp thu K+.
e) Làm tăng bài tiết K+.
102) 1,25(OH)2-D+ có tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Làm tăng hấp thu Ca²+ và PO₄³- ở các tế bào biểu mô ruột,
b) Làm tăng tái hấp thu Ca²+ và PO₄³- ở ống thận.
c) Kích thích quá trình hủy xương, huy động Ca²+ và PO₄³- từ xương ra máu.
d) Làm giảm Ca²+ và PO₄³- huyết.
e) Làm giảm Ca²+ và PO₄³- nước tiểu.
103) Động học của sự lọc cầu thận phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận và bao Bowman chống lại áp suất keo của mao mạch cầu thận.
b) Hệ số lọc là mức lọc cầu thận đối với 1 mmHg áp suất loc.
c) Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman.
d) Áp suất keo của máu trong mao mạch cầu thận.
e) Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận.
104) Na+ được tái hấp thu ở ống gần theo cơ chế sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Trong tế vào có điện thế âm, tròng lòng ống có điện thế dương do Na+ nên Na+ khuếch tán vào tế bào.
b) Na+ đươc tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát ở bờ màng đáy.
c) Nồng độ Na+ rất cao ở lòng ống và rất thấp ở trong tế bào, nên Na+ khuếch tán từ lòng ống vào tế bào.
d) Na+ được vận chuyển tích cực thứ phát và khuếch tán thụ động ở bờ lòng ống.
e) Ở bờ bàn chảy có protein mang Na+, nó có thể mang thêm các chất khác và đồng vận chuyển từ lòng ống vào tế
bào.
105) Thông số nào sau đây KHÔNG đo được bằng clearance?
a) Dòng huyết tương tủy thận.
b) Dòng máu thận.
c) Mức lọc cầu thận.
d) Dòng huyết tương có hiệu quả của thận.
e) Dòng nước tiểu bài xuất.
106) Hệ mạch máu của nephron bao gồm các phần nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Lưới mai mạch quanh ống.
b) Lưới mao mạch dinh dưỡng trong cầu thận.
c) Tiểu động mạch vào cầu thận.
d) Tiểu động mạch ra.
e) Quai mao mạch thẳng vasa recta.
107) Angiotensin II có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Gây co mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.
b) Kích thích tủy thượng thận bài tiết aldosterone.
c) Gây bài tiết noradrenalin làm tăng dẫn truyền qua synapse.
d) Gây bài tiết ADH.
e) Gây co tiểu động mạch ra của cầu thận.
108) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với cơ chế điều hòa tự động mức lọc cầu thận và dòng máu thận?
a) Khi có ít Na+ và Cl- đến macula densa, làm tế bào cạnh tiểu cầu thận bị kích thích tiết ra renin, làm co tiểu động
mạch ra.
b) Co tiểu động mạch ra cũng làm tăng mức lọc cầu thận.
c) Giãn tiểu động mạch vào và co tiểu động mạch ra làm tăng mức lọc cầu thận.
d) Mức lọc cầu thận giảm thấp sẽ kích thích macula densa gây giãn tiểu động mạch vào.
e) Giãn tiểu động mạch vào làm tăng dòng máu thận.
109) Giảm sức cản của tiểu động mạch vào cầu thận sẽ làm giảm yếu tố nào sau đây?
a) Tỷ lệ lọc.
b) Mức lọc cầu thận.
c) Áp suất keo của máu mao mạch quanh ống.
d) Dòng huyết tương thận.
e) Không câu nào là đúng.
110) Mức lọc cầu thận và dòng máu thận tăng lên trong trường hợp nào sau dây:
a) Cả 2 tiểu động mạch và và ra đều co.
b) Cả 2 tiểu động mạch vào và ra giãn.
c) Chi có tiểu động mạch ra co.
d) Tiểu động mạch vào thì co, còn tiểu động mạch ra thì giãn.
e) Chỉ có tiểu động mạch vào cao.
111) Các câu nào sau đây đều đúng với sự tái hấp thụ amino acid và protein ở ống gần, NGOẠI TRỪ:
a) Amino acid được vận chuyển từ lòng ống vào tế bào bằng cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát đồng vận chuyển.
b) Amino acid được vận chuyển từ tế bào vào dịch kẽ bằng cơ chế khuếch tán tăng cường.
c) Protein được vân chuyển từ tế bào vào dịch kẽ nhờ cơ chế khuếch tán tăng cường.
d) Có 30g protein được lọc qua cầu thận mỗi ngày.
e) Protein được tái hấp thu bằng ẩm bào từ lòng ống và tế bào biểu mô.
112) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với vị trí của nephron?
a) Một số quai Henle thọc sâu vào vùng tủy.
b) Cầu thận, ống gần, ống xa nằm ở trong cùng cận tủy.
c) Một số nephron nằm ở vùng tủy.
d) Môt số nephron nằm ở vùng cận tủy.
e) Đa số nephron nằm hoàn toàn trong vùng vỏ.
113) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự tái hấp thu nước?
a) Ống xa tái hấp thu nước 18L/24h.
b) Nước tiểu chiếm 0,7% nước, tức 1,26L/24h.
c) Ống gần tái hấp thu 65% nước.
d) Quai Henle tái hấp thu 15% nước.
e) Ống góp tái hấp thu 10% nước.
114) Áp suất máu trong mao mạch cầu thận cao, thuận lợi cho sự lọc là do các yếu tố nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Tiểu động mạch vào có sức cản tương đối lớn.
b) Dòng máu thận lớn, chiếm trên ¼ cung lượng tim.
c) Tiểu động mạch ra có đường kính nhỏ hơn tiểu động mạch vào.
d) Lưới mao mạch cầu thận gần động mạch chủ bụng.
e) Tiểu động mạch vào cầu thận là ngành thẳng và ngắn của tiểu động mạch gian thùy.
115) Thay đổi nồng độ thẩm thấu của tủy thận từ vỏ thận đến sát bể thận:
a) 300-600-800-1000-1200 (mosm/L).
b) 100-300-600-1200-1400 (mosm/L).
c) 300-600-1200-600-300-100 (mosm/L).
d) 1400-1200-600-300-100 (mosm/L).
116) Khi tiểu động mạch co (giai đoạn đầu):
a) Tăng dòng máu đi ra khỏi tiểu cầu thận.
b) Giảm mức lọc cầu thận (GFR).
c) Tăng mức lọc tiểu cầu thận (GFR).
d) Giảm lượng creatinin thải ra nước tiểu trong 24h.
117) Ống thận được chia thành mấy đoạn chính:
a) 1.
b) 2.
c) 3.
d) 4.
118) Phức hợp tiểu cầu thận là:
a) Phần đầu của ống lượn xa tiếp xúc với tiểu cầu của cùng một nephron.
b) Phần đầu của ống lượn gần tiếp xúc với tiểu cùa của cùng một nephron.
c) Phần cuối của quai Henle tiếp xúc bới tiểu cầu của cùng một pephron.
d) Tất cả đều sai.
119) Yếu tố nào sau đây KHÔNG ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận:
a) Các áp suất ở tiểu cầu thận.
b) Sự co tiểu động mạch ra.
c) Kích thích thần kinh phó giao cảm thận.
d) Huyết áp.
120) Tế bào biểu mô của ống thận gần:
a) Có nhiều ty thể trong thể bào để cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển tích cực.
b) Có ít ty thể vì không cần nhiều năng lượng để phục vụ chức năng sinh lý.
c) Có ít vi nhung mao hơn ống thận xa.
d) Có nhiều vị nhung mao để bắt các chất trong dịch lọc.
121) Có mấy loại nephron:
a) 1.
b) 2.
c) 3.
d) 4.
122) Ở bệnh nhân suy thận mạn tính có hiện tượng thiếu máu do thiếu sản xuất:
a) Erythropoietin.
b) Sắt.
c) Vitamin D3.
d) Renin-angiotensin.
123) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự bài tiết ion H+:
a) Ion H+ được bài tiết ra lòng ống theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở ống gần, đoạn dày ngành lên quai
Henle và ống xa.
b) Ở ống xa sau và ống góp, ion H+ còn được bài tiết do cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát,
c) Cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát chiếm 5% toàn bộ ion H+ bài tiết.
d) Nồng độ ion H+ cô đặc cao làm tăng độ pH của dịch ống.
e) Khi độ pH đạt tới 4,5 nó sẽ làm ngưng bài tiết ion H+.
124) Câu nào KHÔNG ĐÚNG đối với sự điều hòa thăng bằng toan kiềm của máu:
a) Khi bị toan huyết, mức bài tiết ion H+ của thận tăng, và tăng lượng ion bicarbonate ra dịch ngoại bào.
b) Khi bị kiềm huyết, nồng độ ion bicarbonate trong dịch ngoại bào giảm, thận giảm bài tiết H+ và ion bicarbonate
được tái hấp thu.
c) Các ion bicarbonate thừa sẽ bị loại qua nước tiểu mang theo ion Na+.
d) Hai hệ đệm vận chuyển ion H+ quá mức là hệ phosphate và hệ NH₃.
e) Một số hệ đệm ion H+ khác là hệ urate và citrate.
125) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với hệ đệm NH₃ của thận:
a) NH₃ trong tế bào ống thận là được rút ra từ glutamine dưới sự xúc tác của men glutaminase.
b) Một số NH₃ cũng được tạo thành từ sự khử axit amin của axit glutamic và các amino axit khác.
c) NH₄+ có thể khuếch tán qua màng để trở lại tế bào.
d) Lượng NH₄+ ở một số nước tiểu kiềm gần như bằng không, là lượng đó ở một nước tiểu axit mà cao (?).
126) Sự tái hấp thu Na+ ở ống gần, CÂU NÀO SAI:
a) Một phần Na+ được tái hấp thu bằng khuếch tán thụ động.
b) Tái hấp thu Na+ bằng các đồng vận chuyển với glucose và amin acid.
c) Có liên quan với cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ngược chiều.
d) Nước được tái hấp thu một cách cân xứng với sự tái hấp thu Na+.
e) Sự tái hấp thu Na+ được sự hỗ trợ của hormon aldosterone.
127) Tái hấp thu Na+ ở ống xa, CHỌN CÂU SAI:
a) Tái hấp thu Na+ có kèm theo tái hấp thu Cl-.
b) Không kèm theo sự tái hấp thu nước.
c) Có liên quan với Na+ - K+ - ATPase.
d) Được hỗ trợ bởi aldosterone.
e) Ức chế sự tái hấp thu Na+ sẽ gây lợi niệu.
128) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự tái hấp thu một số chất ở ống gần:
a) Các cation được tái hấp thu theo cơ chế tích cực.
b) Phần lớn các anion được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động theo các cation.
c) Ion bicarbonate được tái hấp thu từ lòng ống vào tế bào theo cơ chế khuếch tán.
d) Một số anion cũng được tái hấp thu bằng cơ chế tích cực như: Cl-, urate, phosphate, sulfate, nitrate.
e) Ure được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động.
129) Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào:
a) Độ thẩm thấu của dịch ngoại bào chủ yếu là do nồng độ của Na+, nó chiếm hơn 90%.
b) Glucose và ure không tạo ra độ thẩm thấu.
c) Do ADH giữ nước, làm giảm áp suất thẩm thấu.
d) Cảm giác khát xuất hiện khi tế bào mất nước.
e) Cơ thể thèm ăn muối khi giảm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào.
130) Các yếu tố sau đây tham gia điều hòa thể tích máu và dịch ngoại bào, NGOẠI TRỪ:
a) Phản xạ thể tích: khi thể tích máu tăng, thể tích nước tiểu tăng.
b) Yếu tố lợi tiểu natrij của tâm nhĩ.
c) Tác dụng của aldosterone.
d) Angiotensin II.
e) Tác dụng của ADH, làn tăng natri ngoại bào.
1D, 2C, 3C, 4A, 5A, 6C, 7B, 8C, 9D, 10D, 11A, 12B, 13C, 14C, 15A, 16B, 17A, 18A, 19D, 20D, 21A, 22D, 23B, 24B,
25D, 26D, 27A, 28C, 29B, 30A, 31D, 32B, 33D, 34D, 35A, 36C, 37D, 38D, 39C, 40B, 41C, 42D, 43D, 44D, 45A, 46C,
47D, 48D, 49C, 50B, 51D, 52C, 53C, 54C, 55D, 56D, 57D, 58D, 59C, 60D, 61A, 62D, 63D, 64A, 65C, 66C, 67D, 68B,
69B, 70B, 71D, 72C, 73D, 74D, 75B, 76D, 77D, 78D, 79D, 80C, 81B, 82C, 83B, 84D, 85C, 86A, 87D, 88E, 89B, 90C,
91A, 92E, 93E, 94E, 95AC, 96A, 97C, 98D, 99B, 100D, 101E, 102D, 103A, 104B, 105E, 106B, 107B, 108A, 109E,
110C, 111C, 112C, 113E, 114A, 115A, 116C, 117C, 118A, 119C, 120A, 121B, 122A, 123D, 124B, 125C, 126E, 127B,
128A, 129B, 130E.

You might also like