You are on page 1of 107

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRUNG TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH VIỄN THÔNG SÀI GÒN


ĐẠI HỌC KHOA HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
TỰ NHIÊN

BÁO CÁO THỰC TẬP


ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ TRUY
NHẬP QUANG CHỦ ĐỘNG AON
VÀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP
QUANG THỤ ĐỘNG GPON

Khoa: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


Chuyên ngành: Viễn thông - Mạng
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
MSSV: 1720242
Lớp: 17DTV2
Đơn vị thực tập: Trung tâm Viễn thông Sài Gòn – TP.HCM
Địa chỉ: 12/1 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1
Giảng viên hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long
Giảng viên phụ trách: Thầy TS. Đặng Lê Khoa

TP. Hồ Chí Minh - 2021


LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Đặng Lê Khoa khoa Điện tử- Viễn
thông, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh cũng như đã tận tình chỉ dạy trong
những học kỳ vừa qua để tạo cho em một kiến thức vững chắc.

Báo cáo thực tập được hoàn thành tại Trung tâm Viễn Thông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh.
Để có được bài báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm Viễn
Thông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là anh Lê Việt Long đã trực tiếp hướng dẫn
và anh Hồ Đăng Anh ở đội Hai Bà Trưng 1 đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em với những điều
quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu, triển khai thi công và hoàn thành đề tài “tìm hiểu về
công nghệ truy nhập quang chủ động AON và công nghệ truy nhập quang thụ động GPON.

Vì thời gian thực tập không được nhiều, với kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em
không thể tránh khỏi những sai sót về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, em mong nhận được
đóng góp ý kiến từ thầy, cô, và anh Lê Việt Long để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG SÀI GÒN TP.HCM 2
1.1. Giới thiệu Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP.
HCM 2
CHƯƠNG 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG SÀI
GÒN TP. HCM 6
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG SÀI GÒN TP. HCM 7
3.1. Tổ chức quản lý, sản xuất của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM 7
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 10
3.2.1. Ban lãnh đạo Trung tâm Viễn thông Sài Gòn 10
3.2.2. Phòng Tổng hợp 10
3.2.3. Phòng kỹ thuật – điều hành 11
Nhiệm vụ 11
3.2.4. Các Đội viễn thông 12
Chức năng 12
Nhiệm vụ 12
3.2.5. Đội ứng cứu thông tin và quản lý BTS 12
Chức năng 12
Nhiệm vụ 13
3.2.6. Một số phòng ban khác 13
CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NHÂN SỰ 14
4.1. Tình hình cơ sở vật chất của trung tâm 14
4.2. Nhân sự của trung tâm 14
CHƯƠNG 5. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRONG THỜI GIAN
TỚI 16
5.1. Những thuận lợi và khó khăn của trung tâm 16
5.2. Xu hướng phát triển của trung tâm 16
CHƯƠNG 6. CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG CHỦ ĐỘNG AON 18
6.1. Khái niệm công nghệ AON: 18
6.2. Thành phần mạng AON: 19
6.2.1. Khối chức năng OLT: 19
6.2.2. Khối chức năng ONU: 21
6.2.3. Khối chức năng ODN: 22
6.2.4. Khối chức năng tự thích nghi: 23
6.3. Các phương thức triển khai: 23
6.3.1. Kết nối Point to Point: 23
6.3.2. AOEN (Active Optical Ethernet Network): 24
6.3.3. Kiến trúc 25
6.3.4. Kiến trúc Active Star Ethernet: 26
6.4. Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của công nghệ AON: 27
6.4.1. Ưu điểm: 27
6.4.2. Nhược điểm: 28
6.4.3. Ứng dụng của công nghệ AON: 28
6.5. Mạng truy nhập quang ở VNPT: 30
6.5.1. Mạng truy nhập quang trên thế giới: 30
6.5.2. Mạng truy nhập quang ở Việt Nam: 31
6.5.3. Mạng truy nhập quang ở VNPT: 32
CHƯƠNG 7. MẠNG TRUY NHẬP QUANG TỚI THUÊ BAO GPON 38
7.1. Giới thiệu mạng truy nhập quang tới thuê bao (FTTH) và GPON 38
7.1.1. Khái niệm và ưu điểm FTTH 38
7.1.2. Kiến trúc và thành phần của mạng PON 38
7.1.3. Các chuẩn mạng PON 39
7.2. GPON 40
7.3. Kiến trúc mạng truy nhập quang 41
7.3.1. Kiến trúc mạng 41
7.3.2. FTTB 42
7.3.3. FTTH 43
7.3.4. Cấu hình mạng tham chiếu 43
7.3.5. Giao diện nốt dịch vụ SNI 44
7.3.6. Giao diện mạng người dùng UNI 45
7.3.7. Các dịch vụ 45
7.3.8. Thiết bị đầu cuối đường dây OLT 45
7.3.9. Thiết bị đầu cuối mạng ONU/ONT 47
7.4. Các đặc tính cơ bản của GPON 47
7.5. Tốc độ bit 47
7.5.1. Khoảng cách logic 48
7.5.2. Khoảng cách vật lý 48
7.5.3. Khoảng cách sợi quang chênh lệch 48
7.5.4. Tỉ lệ chia 48
7.6. Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON 48
7.7. Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý PMD 49
7.7.1. Tốc độ tín hiệu danh định 49
7.7.2. Phương tiện vật lý và phương thức truyền 49
7.7.3. Tốc độ bit 49
7.7.4. Đường truyền quang giữa giao diện Old/Oru và giao diện Ord/Olu 52
7.8. Lớp hội tụ truyền dẫn GTC 55
7.8.1. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển/quản lý (C/M planes) 57
7.8.2. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng người dùng 58
7.8.3. Các chức năng chính hệ thống GTC 60
7.8.4. Điều khiển truy nhập phương tiện (Media access control flow) 60
7.9. Bảo vệ đối với phần mạng quang thụ động PON 63
7.9.1. Các dạng chuyển mạch bảo vệ 63
7.9.2. Đặc điểm và cấu hình mạng GPON kép 65
7.9.3. Các kiểu cấu hình chuyển mạch 65
7.9.4. Các đặc điểm 67
7.9.5. Các yêu cầu đối với chuyển mạch bảo vệ 67
7.9.6. Các trường thông tin yêu cầu trong khung OAM 68
7.9.7. Bảo mật 68
CHƯƠNG 8. CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI 69
8.1. Thực tế triển khai IPTV tại Việt Nam 69
8.1.1. 1 IPTV là gì? 69
8.1.2. Ưu, nhược điểm của IPTV 69
8.1.3. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VNPT 72
8.2. Dịch vụ METGAWAN 74
8.2.1. Hệ thống xDSL 74
8.2.2. Mô hình kết nối 75
8.3. Dịch vụ METRONET 78
8.3.1. Hệ thống MANE 79
8.3.2. Mô hình kết nối 80
8.3.3. Switch Layer 2 81
8.4. Dịch vụ kênh thuê riêng KTR 84
8.4.1. Một số connector thường gặp trong KTR 84
8.4.2. Mô hình kết nối Back-to-Back (B2B) qua hệ thống truyền dẫn và qua mạng
DDN 89
8.4.3. Mô hình kết nối qua port G.shdsl của ATM DSLAM trên mạng xDSL 91
8.4.4. Mô hình kết nối qua port FE của các L2-SWITCH trên mạng MANE sử
dụng công nghệ TDMoIP 92
8.4.5. Mô hình kết nối qua port FE/GE trên hệ thống truyền dẫn ngn để cung cấp
KTR EosSDH (Ethernet Over SDH). 93
8.4.6. Một số mô hìn kết nối thực tế 93
Chương 9: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG VNPT TP.HCM 96
TỔNG KẾT 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 6.1Mạng quang chủ động AON 25
Hình 6.2 Sơ đồ khối chức năng OLT 26
Hình 6.3 Sơ đồ khối chức năng ONU 27
Hình 6.4 Cấu trúc cơ bản khối phân phối quang 28
Hình 6.5 Mạng AOEN 30
Hình 6.6 Kiến trúc Home Run 31
Hình 6.7 Kiến trúc Active Star Ethernet 32
Hình 6.8 Các mạng truy nhập quang FTTx 34
Hình 6.9 Một số mô hình triển khai AON 35
Hình 6.10 Cấu hình vòng (ring) 38
Hình 6.11 Cấu hình mạng điểm nối điểm 39
Hình 6.12 Mô hình bảo vệ 1+1 39
Hình 6.13 Chuyển mạch bảo vệ trong 2F USH 40
Hình 6.14 Chuyển mạch bảo vệ trong 2F USHR/L 40
Hình 7.1 Kiến trúc mạng PON 43
Hình 7.2 So sánh các tiêu chuẩn PON 44
Hình 7.3 Kiến trúc mạng 45
Hình 7.4 Mô hình tham chiếu cho mạng GPON 47
Hình 7.5 Sơ đồ khối chức năng OLT 50
Hình 7.6 Sơ đồ các khối chức năng ONU 51
Hình 7.7 Ngăn xếp giao thức cho mặt phẳng người dùng 63
Hình 7.8 Điều khiển phương tiện trong hệ thống GTC (one T-CONT per ONU case) 64
Hình 7.9 Mô hình hệ thống bảo vệ kép 68
Hình 7.10 Hệ thống GPON kép: hệ thống quang kép 69
Hình 7.11 Hệ thống GPON kép: OLT kép 70
Hình 7.12 Hệ thống GPON kép: hệ thống kép toàn bộ 70
Hình 8.1 Sơ đồ mạng MANE tổng quát 81
Hình 8.2 Sơ đồ tổng quát dịch vụ MetroNET 82
Hình 8.3 Mô hình E-Line 82
Hình 8.4 Mô hình E-LAN 83
Hình 8.5 Mô hình kết nối dịch vụ MetroNET bằng SW port điện 84
Hình 8.6 Mô hình kết nối dịch vụ MetroNET bằng SW port quang 84
Hình 8.7 Mô hình khách hàng sử dụng SW LAN đấu trực tiếp vào MC 85
Hình 8.8 Mô hình khách hàng sử dụng Router 85
Hình 8.9 Mô hình khách hàng sử dụng Router Cisco 3400 và Cisco 878K9 85
Hình 8.10 Mô hình kết nối singleRAN cho các trạm BTS 86
Hình 8.11 Giao tiếp G.703 120 Ohm và sơ đồ chân 87
Hình 8.12 Sơ đồ đấu loopback giao tiếp V.35 88
Hình 8.13 Giao tiếp V.35 dạng DB25 và sơ đồ chân 88
Hình 8.14 Giao tiếp V.35 dạng D pin và sơ đồ chân 89
Hình 8.15 Cáp chuyển đổi từ DB25 sang D pin connector 89
Hình 8.16 Đấu nối cáp V.35 giữa modem và Router của khách hàng 89
Hình 8.17 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR B2B qua mạng Truyền dẫn 90
Hình 8.18 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR B2B qua mạng DDN 91
Hình 8.19 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR qua mạng xDSL 92
Hình 8.20 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR qua mạng MANE 93
Hình 8.21 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR EoSDH qua mạng Truyền dẫn 94
Hình 8.22 Sơ đồ kết nối thí dụ 1 95
Hình 8.23 Sơ đồ kết nối thí dụ 2 95
Hình 8.24 Sơ đồ kết nối thí dụ 3 95
Hình 8.25 Sơ đồ kết nối thí dụ 4 96
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là khoảng thời gian giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học tại
trường để áp dụng vào thực tế, những hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
hay một công ty; từ đó sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi cũng như tìm hiểu được các phương
pháp áp dụng lý thuyết vào thực tiễn có hiệu quả tốt nhất.

Được sự đồng ý của bộ môn Viễn thông – Mạng, khoa Điện tử - Viễn thông, trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, chúng em được phân công về thực tập tại Trung tâm Viễn thông Sài
Gòn thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian thực tế tại đơn vị, chúng em đã có được cái
nhìn tổng quan hơn về những kiến thức mình góp nhặt được trên giảng đường.

Chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài “tìm hiểu về công nghệ truy nhập quang AON
và công nghệ truy nhập quang GPON, một công nghệ được sử dụng do Trung tâm Viễn Thông
Sài Gòn ứng dụng vào thực tế.

1
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA


TRUNG TÂM VIỄN THÔNG SÀI GÒN TP.HCM
1.1. Giới thiệu Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM
– Tên tiếng Việt: Trung tâm Viễn thông Sài Gòn.
– Tên giao dịch quốc tế: Saigon Telecom Center.
Địa chỉ: 12/1 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM Trung
tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM được thành lập theo quyết định số 1419/QĐ-VNPT-TCCB
ngày 26/8/2014 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam; là một đơn
vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông TP. HCM; chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/10/2014, theo quy chế tổ chức và hoạt động số 888/QĐ-VNPT TP.HCM-TCCBLĐ
ngày 29/9/2014 của Giám đốc Viễn thông TP. HCM.
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn là một đơn vị của Viễn thông TP. HCM chuyên cung
cấp dịch vụ viễn thông tại TP. HCM, đang phục vụ hàng triệu khách hàng và trở thành người
bạn thân thiết nhất của mọi gia đình, của các tập đoàn kinh tế, của từng công ty cũng như
những tổ chức chính quyền, xã hội. Giải quyết truyền thông của TTVTSG góp phần mang lại
thành công trong kinh doanh, phát triển nền kinh tế và làm nên điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Viễn thông TP. HCM – TTVTSG vận hành theo nhu cầu của thị trường và luôn được
khách hàng tín nhiệm. Viễn thông TP. HCM – TTVTSG đang và sẽ tiếp tục đặt mối quan tâm
về nhu cầu khách hàng lên hàng đầu. Công nghệ và dịch vụ là thế mạnh, đáp ứng tốt về chất
lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM
Căn cứ Nghị định số 51/CP ngày 01/8/1995 của chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và
hoạt động của TCT BCVT VN Căn cứ Quyết định số 482/TCCB-LĐ ngày 14/9/1996 của
Tổng cục bưu điện về thành lập doanh nghiệp nhà nước “Bưu điện TP. HCM”.
Căn cứ Công văn số 6646 BKH/DN ngày 17/12/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc TCT BCVT VN.
Căn cứ Quyết định số 401/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 06/9/2002 của Hội đồng
quản trị TCT BCVT VN về việc phê duyệt phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh
doanh BCVT trên địa bàn TP. HCM.
2
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Ngày 31/10/2002, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt
Nam đưa Quyết định số 4351/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm dịch vụ Viễn thông Sài
Gòn. - Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định số 6/2006/QĐ-TTG thành
lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Ngày 26/10/2006, Tập đoàn chính thức đi vào hoạt động với các đơn vị thành
viên tách ra là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Công ty Viễn thông tỉnh, thành phố
và các công ty thực thuộc khác; phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh
doanh đa ngành nhằm tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh tối đa
hóa lợi nhuận
Từ ngày 01/01/2008, Bưu điện TP. HCM được tách thành hai đơn vị: Bưu điện
thành phố và Viễn thông thành phố; theo mô hình chia tách Bưu chính – Viễn thông
của tập đoàn; chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và kinh doanh mạng viễn thông, dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn TP. HCM.
Ngày 21/01/2008, Tập đoàn ra Quyết định số 787/QĐ-TCCB thành lập Trung
tâm Viễn thông Sài Gòn – đơn vị kinh tế thuộc Viễn thông thành phố, cung cấp các dịch
vụ điện thoại cố định, di động, FiberVNN… và các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng
điện thoại cố định thuộc khu vực phía Đông TP. HCM.
Mục tiêu:
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn luôn nỗ lực duy trì vị trí hàng đầu trong việc cung
cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin. Sự hài lòng và tin cậy của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ viễn thông của trung tâm là một trong những mục tiêu lâu dài.
Không chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ VT – CNTT, với tiềm lực tài chính mạnh
mẽ, Trung tâm Viễn thông Sài Gòn sẵn sàng hợp tác với khách hàng là chủ đầu tư các dự án
địa ốc trong việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng VT – CNTT với chất lượng cao và tiến độ
nhanh chóng.
Sứ mệnh:
Trung tâm luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng để phục vụ mọi nhu cầu
dịch vụ VT – CNTT một cách an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác.
Tầm nhìn:

3
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Trung tâm Viễn thông Sài Gòn luôn nỗ lực hết
mình để mang lại những dịch vụ tiện ích nhất với chất lượng cao nhất đến với khách
hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng là nền tảng và động lực để công ty ngày càng nâng
cao chất lượng phục vụ.
Môi trường:
Ngầm hóa toàn bộ mạng cáp viễn thông, cùng xã hội tạo nên môi trường đẹp, thông
thoáng cho thành phố.
Cam kết với tương lai:
Không ngừng ứng dụng công nghệ để tạo ra những giải pháp truyền thông tích cực,
hiện đại nhằm góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người, cùng cộng
đồng tiến tới xã hội thịnh vượng và làm cho môi trường càng thân thiện hơn.
Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM hoạt động kinh doanh các dịch vụ cung
cấp cho khách hàng TP. HCM như sau:
Tổ chức thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di dộng,
dịch vụ FiberVNN, MegaVNN, dịch vụ truyền hình MyTV… và các dịch vụ giá trị gia tăng
trên mạng viễn thông do đơn vị quản lý tại địa bàn các quận, huyện thuộc TP. HCM.
Lắp đặt mới các đường dây điện thoại cố định và vô tuyến cố định (đa truy cập phân
chia theo thời gian và theo mã); lắp đặt fax, tổng đài nội bộ và mạng nội bộ cho chung, cư,
cao ốc.
Thi công xây lắp các công trình viễn thông; tổ chức thực hiện việc xây dựng, lắp
đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị viễn thông trên mạng lưới và theo yêu cầu
của khách hàng trên địa bàn hoạt động phù hợp với năng lực, khả năng của đơn vị
và quy định của pháp luật.
Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: chọn hoặc đổi số điện thoại; chuyển chủ quyền
thuê bao; thuê lại số điện thoại cũ; ngăn hướng gọi; thông báo cuộc gọi; chuyển cuộc
gọi; hiển thị số máy chủ gọi; điện thoại tay ba; đăng đường chỉ dẫn; đường dây nóng;
hội nghị truyền hình, dịch vụ Internet băng thông rộng (MegaVNN)…
Đường dây điện thoại ISDN, ADSL, VoIP, điện thoại internet, dịch vụ thuê kênh
riêng, truyền số liệu.
4
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Tổ chức phục vụ các yêu cầu về thông tin liên lạc các cơ quan Đảng, chính quyền địa
phương.
Tổ chức thực hiện các việc kinh doanh các loại vật tư, thiết bị viễn thông liên quan
đến các dịch vụ đơn vị cung cấp - Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo.
Kinh doanh các thương vụ thương mại điện tử.
Kinh doanh các dịch vụ nghiên cứu thị trường.
Hoạt động marketing, quan hệ công chúng (tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm).

5
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM VIỄN


THÔNG SÀI GÒN TP. HCM
Chức năng của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc vào
Viễn thông TP. HCM, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành
VT – CNTT trên địa bàn TP. HCM, cụ thể như sau:
Tổ chức, lắp đặt, cung cấp sửa chữa, bảo đảm chất lượng cung cấp các dịch vụ VT–
CNTT trên địa bàn.
Tổ chức quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng; tiếp
nhận xử lý sự cố và ứng cứu thông tin cơ sở hạ tầng…
Tổ chức quản lý, thực hiện các dự án đầu tư mạng viễn thông và kiến trúc; tổ
chức quản lý, thực hiện các dự án di dời, nâng cấp mạng viễn thông và kiến trúc.
Cung cấp các dịch vụ viễn thông thông lệ I; tổ chức phục vụ thông tin đột xuất
theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
Nhiệm vụ của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn
Trực tiếp xây dựng, quản lý hạ tầng mạng lưới viễn thông, bảo đảm hạ tầng mạng
lưới viễn thông của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn.
Nghiên cứu, thiết kế chế tạo, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các trang thiết bị và thực
hiện tốt các nhiệm vụ khác mà Viễn thông TP. HCM giao cho.
Tổ chức kinh doanh các ngành nghề được Viễn thông thành phố phê duyệt theo
quy định của chính phủ.

6
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA


TRUNG TÂM VIỄN THÔNG SÀI GÒN TP. HCM
3.1. Tổ chức quản lý, sản xuất của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM
Các bộ phận trực thuộc Trung tâm Viễn thông Sài Gòn gồm các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ và các bộ phận sản xuất.
Các bộ phận trực thuộc Trung tâm Viễn thông Sài Gòn được tổ chức và hoạt động theo
phân cấp của Giám đốc Trung tâm Viễn thông Sài Gòn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn và pháp luật của Nhà nước.
Các bộ phận trực thuộc có cấp trưởng phụ trách, có thể có cấp phó giúp việc quản lý,
điều hành, có cán bộ quản lý giúp việc chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động trực tiếp.

Cấu trúc tổ chức của Trung tâm Viễn thông Sài Gòn TP. HCM

7
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Cấu trúc tổng quát:

Ban Giám đốcTrung tâm Viễn


thông Sài Gòn

Phòng Kĩ thuật- Điều


Phòng tổng hợp hành

Đội ứng cứu thông tin


và quản lý BTS

Đội viễn thông Bà


Huyện Thanh Quan

Đội viễn thông Bến xe


Miền Đông

Đội viễn thông Bình


Thạnh

Đội viễn thông Cây


Quéo

Đội viễn thông Hai Bà


Trưng 1

Đội viễn thông Hai Bà


Trưng 2

Đội viễn thông Tôn


Thất Đam

Đội viễn thông Tân


Định

Đội viễn thông Trần


Quang Diệu

Đội viễn thông Văn


Thánh
Đội viễn thông Hệ I

8
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Cấu trúc chi tiết: Ban Giám Đốc Trung Tâm Viễn
thông Sài Gòn

Trường phòngTổng hợp Trưởng phòng Kỹ Đội Các đội trưởng


thuật điều hành trưởng Viễn thông (Bà
Phó trưởng phòng Kế toán trưởng kiêm UWCTT Huyện Thanh
Tổ trưởng Kế toán và quản Quan, Bến xe
lý BTS Miền Đông, Bình
Phó trưởng phòng
Thạnh, Cây Quéo,
Hai Bà Trưng 1,
Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Hai Bà Trưng 2,
trưởng trưởng trưởng trưởng kế Tổ Tổ Đội phó Tân Định, Tôn
tổ bảo hành nhân sự Kế toán trưởng điều ƯCTT Thất Đạm, Trần
vệ chính tiền hoạch- kỹ hành và quán Quang Diệu, Văn
tổng lương vật tư thuật chất lý BTS Thánh, Hệ I)
hợp lượng

Đội phó viễn thông


Tổ Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân (có quy mô 20 nhân
phó viên viên viên viên viên viên viên vien trở lên)
bảo vệ văn BHLĐ, kế kế kỹ điều UwCTT
thư- môi hoạch toán, thuật hành và quản
hành trường- TSC hệ Nhân viên dịch vụ
chất lý BtS
chính PCCN Đ, thống viễn thông cấp 1
lượng
kiêm
thủ
quỹ Nhân viên dịch vụ
viễn thông cấp 2
Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhâ
viên vien viên viên viên viên n
bảo vệ tổng nhân vật tư kế kỹ viên
hợp sự toán thuật quả Nhân viên dịch vụ
tiền vật tư mạng n lý viễn thông cấp 3
lương ngoại số
Nhân vi liệu
viên Nhân Nhân viên hỗ trợ
lái xe viên dịch vụ viễn thông
kế
toán
thanh
toán
Nhân
viên
phục
vụ

9
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận


3.2.1. Ban lãnh đạo Trung tâm Viễn thông Sài Gòn
– Giám đốc Trung tâm Viễn thông Sài Gòn: người đứng đầu trung tâm, người có thẩm
quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành chung và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm.
– Phó giám đốc kỹ thuật: người phụ trách về các vấn đề kỹ thuật của trung tâm.
– Phó giám đốc điều hành: người phụ trách về vấn đề hoạt động kinh doanh của trung
tâm.
3.2.2. Phòng Tổng hợp
Chức năng
– Tham mưu, quản lý, điều hành công tác:

+ Tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương – chính sách xã hội.

+ Chăm sóc sức khỏe, an toàn – bảo hộ lao động.

+ Bảo vệ bí mật và phòng chống cháy nổ.


– Xây dựng, triển khai, giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổ chức quản lý
vốn,
chi phí; tổ chức mua, tiếp nhận, quản lý, cấp phát hàng hóa vật tư theo phân cấp -
Thực hiện công tác tài chính kế toán tại trung tâm, tổ chức theo dõi, quản lý toàn bộ
tài sản, vật tư.
Nhiệm vụ
– Công tác hành chính tổng hợp.

+ Quản lý con dấu trung tâm, đóng dấu phát hành công văn, tài liệu, kiểm tra thể thức
và thủ tục trong việc ban hành các văn bản trung tâm.

+ Theo dõi, tổng hợp, ghi biên bản các cuộc họp của trung tâm, xây dựng, quản lý,
thông báo lịch làm việc hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất của trung tâm + Tổ
chức và phục vụ các cuộc họp, hội nghị, ngày Lễ, Tết… đúng thủ tục, chế độ quy
định.
10
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

+ Bố trí phương tiện vận chuyển phục vụ cán bộ công nhân viên đi công tác.

+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của trung tâm.
– Công tác nhân sự tiền lương

+ Xây dựng các kế hoạch lao động và triển khai thực hiện nhằm đảm bảo duy trì nguồn
lực

+ Theo dõi, hướng dẫn và kiểm soát công tác bố trí nhân sự trong toàn trung tâm

+ Thanh toán lương, thưởng hàng tháng, chế độ bảo hiểm xã hội cho CB–CNV
– Thanh toán chế độ liên quan khác: ca đêm, thêm giờ, công tác phí… -
Công tác kế hoạch – vật tư

+ Tổng hợp, phân tích các số liệu, các chỉ tiêu kinh tế, chuẩn bị các nội dung kế
hoạch sản xuất trình Giám đốc trung tâm, lập kế hoạch theo dõi doanh thu và sử
dụng chi phí của đơn vị.

+ Theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất hàng tháng, quý, năm của cán bộ trực thuộc trung
tâm.
– Công tác kế toán

+ Thực hiện và phản ánh các khoản thu – chi tiền, nhập – xuất vật tư; chấp hành thu,
nộp các khoản phải nộp về Viễn thông TP. HCM theo quy định

+ Thực hiện chế độ báo cáo quyết toán tài chính theo quy định

+ Kiểm tra, theo dõi, thống kê, báo cáo công cụ, dụng cụ, tài sản cố định của trung tâm

+ Quản lý tiền mặt, báo cáo thu chi, tồn quỹ theo quy định
3.2.3. Phòng kỹ thuật – điều hành
Chức năng
Tham mưu quản lý, điều hành công tác: kỹ thuật nghiệp vụ viễn thông, phát triển
mạng viễn thông; điều hành quản lý và kiểm tra nghiệp vụ mạng viễn thông; tổ chức
quản lý, quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính trong phạm vi toàn trung tâm
Nhiệm vụ
– Triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra thực hiện các quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ,
các quy phạm, quy định

11
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Thường trực công tác phòng chống lụt bão; ngầm hóa, chuyển mạng, đổi số, kiểm
định hàng hóa nhập tư trước khi nhập kho và thanh lý
– Lập kế hoạch và đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển mạng lưới, đảm bảo
năng lực phục vụ sản xuất kinh doanh
– Điều hành xử lý sự cố mạng viễn thông theo quy định; cung cấp thông tin, đề xuất
phương án xử lý sự cố theo quy trình
– Triển khai dịch vụ mới trên mạng viễn thông do trung tâm quản lý
3.2.4. Các Đội viễn thông
Chức năng
Tổ chức cung cấp, duy trì và đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông – công nghệ
thông tin trên địa bàn quản lý
Nhiệm vụ
– Công tác phát triển và sửa chữa dịch vụ: Thực hiện theo quy trình lắp đặt dịch vụ, sửa
chữa dịch vụ, quản lý và thu hồi những thiết bị như sau

+ Tổ chức cung cấp, sửa chữa các dịch vụ viễn thông

+ Tổ chức quản lý, phân phối giao nhận vật tư cho các nhóm công nhân sản xuất +
Thực hiện công tác hoàn tất hồ sơ cho khách hàng và thu tiền đầu nối hòa mạng và
cước trả trước tại nhà
– Quản lý và khai thác mạng lưới:

+ Tổ chức đo, kiểm tra chất lượng dịch vụ, bảo trì, bảo dưỡng mạng cáp, dây lẻ, mạng
hầm cống, đảm bảo chất lượng dịch vụ

+ Đề xuất các phương pháp sửa chữa hoặc đầu tư mạng lưới nhằm đảm bảo đầy đủ
năng lực và chất lượng mạng lưới, bao gồm mạng cáp, hầm cống - Công tác quản lý và
chăm sóc khách hàng:
Theo dõi danh sách khách hàng phát sinh cước để kiểm soát doanh thu khu vực, xây
dựng phương án chăm sóc khách hàng nhằm duy trì và tăng doanh thu cho khu vực
3.2.5. Đội ứng cứu thông tin và quản lý BTS
Chức năng

12
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Tổ chức, điều hành xử lý sự cố mạng cáp đồng, cáp quang, vận hành thiết bị nguồn
điện, phụ trợ… thuộc khu vực trung tâm quản lý
Tiếp nhận, xử lý sự cố và ứng cứu thông tin cơ sở hạ tầng BTS VNPT
Nhiệm vụ
– Công tác Ứng cứu thông tin

+ Quản lý các thiết bị đo, công cụ, dụng cụ, vật tư công trình

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý sự cố thiết bị truyền dẫn, tiếp cận thuê bao,
kênh thuê riêng, thiết bị nguồn điện, phụ trợ…

+ Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy
nổ
– Quản lý hạ tầng BTS

+ Quản lý về vùng phủ sóng, mức độ phủ sóng trạm vô tuyến Vinaphone theo địa bàn
quản lý

+ Đề xuất di dời trạm thu phát sóng sang các vị trí lân cận theo yêu cầu khách quan
về cơ sở hạ tầng

+ Đầu mối quan hệ và tiếp nhận trao đổi thông tin với chủ nhà
Công tác quy hoạch thương thảo

+ Thực hiện khảo sát chọn vị trí trạm thu phát sóng di động theo quy hoạch đã được
duyệt

+ Tổ chức thuê các điểm lắp đặt Ăng-ten cho BTS


3.2.6. Một số phòng ban khác
Kế toán trưởng kiêm tổ trưởng kế toán có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung
công tác kế toán, đưa ra các giải pháp tài chính để tăng sự vận động của vốn và tài sản…
- Ban bảo vệ với nhiệm vụ đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự trong toàn bộ công ty, chống
mất mát tài sản, phá hoại sản xuất
Ban đời sống phục vụ bữa ăn cho nhân viên có nhiệm vụ: tổ chức khám bệnh
định kì, bảo đảm vệ sinh sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.

13
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NHÂN SỰ


4.1. Tình hình cơ sở vật chất của trung tâm
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn được phân công quản lý 18 trạm viễn thông và 41
trạm outdoor trên địa bàn 10 phường quận 1, 14 phường quận 3, 5 phường của quận
Phú Nhuận và toàn bộ quận Bình Thạnh.

Địa bàn được phân công quản lý

Quận Phường

Quận 1 Phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cô Giang, Cầu


Kho, Tân Định, Đa Kao, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh,
Bến Nghé, Bến Thành

Quận 3 Phường 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14

Quận Bình Thạnh Phường 1,2,3,5,6,7,11,12,13,14,15,17,19,21,22,24,25

Quận Phú Nhuận Phường 2,3,4,5,7

4.2. Nhân sự của trung tâm


Cơ cấu lao động tại Trung tâm Viễn thông Sài Gòn
Đơn vị tính: Lao động

Tổng 283 100%


Trình độ
Sau đại học 4 1.4%
Đại học 83 29.3%
Cao đẳng 11 4%
Trung cấp 31 11%
Công nhân – kỹ thuật 154 54.4%
Giới tính
Nam 257 90.8%
Nữ 26 9.2%

14
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động năm 2014)

15
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 5. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRONG THỜI GIAN
TỚI
5.1. Những thuận lợi và khó khăn của trung tâm
Trung tâm Viễn thông Sài Gòn là một trong những trung tâm mới được thành lập
gần đây nhưng bước đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Viễn thông TP. HCM giao cho.
Bên cạnh đó, ngoài những mặt thuận lợi mà trung tâm có được thì còn có những mặt
khó khăn vẫn đi cùng. - Thuận lợi của trung tâm:

+ Được sự chỉ đạo quan tâm của lãnh đạo VTTP, sự hỗ trợ kịp thời của các phòng ban
chức năng VTTP

+ Người lao động hiểu và nhận thức tốt hơn về ảnh hưởng của sản lượng, doanh thu
và chất lượng mạng lưới trực tiếp đến thu nhập của mình.

+ Bộ máy gọn nhẹ, giảm cấp quản lý trung gian, tiếp nhận kịp thời thông tin chỉ đạo,
dành thời gian phần lớn cho sản xuất trực tiếp.
– Khó khăn của trung tâm:

+ Định biên nhân sự giảm so với trước đây, đồng thời có thêm số lượng nhân sự
nghỉ, mất việc nhưng khối lượng công việc không giảm, tạo áp lực cho người lao
động.

+ Năng lực tư vấn và khả năng giao tiếp với khách hàng của anh em công nhân, kỹ
thuật còn hạn chế.

+ Trình độ tay nghề thực tế của anh em công nhân và khả năng quản lý giải quyết
công việc của các Đội viễn thông chưa đồng đều, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày
càng cao của thị trường.
5.2. Xu hướng phát triển của trung tâm
– Đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo và tự đào tạo nhằm nâng cao năng lực tư vấn,
khả năng giao tiếp với khách hàng cho đội ngũ kĩ thuật
– Tăng cường cải thiện chỉ số chất lượng mạng cáp viễn thông, đặc biệt là chăm sóc
khách hàng điện thoại cố định và có doanh thu cao
– Chủ động đề xuất mô hình, tổ chức kỹ thuật về vật tư thiết bị phù hợp với nhu cầu đa
dạng của khách hàng

16
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Nghiên cứu, hoàn thiện về kỹ thuật, đẩy mạnh các biện pháp marketing tới khách
hàng
– Nhập khẩu vật tư và thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nhất phục vụ quá trình kinh
doanh
– Phấn đấu đạt được doanh thu cao mà VTTP giao cho
– Nâng cao năng lực, chất lượng và thực hiện tốt việc quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu
mạng viễn thông thường xuyên

17
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 6. CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG CHỦ ĐỘNG AON


6.1. Khái niệm công nghệ AON:
Mạng quang chủ động (AON – Active Optical Network) là mạng quang có sự phân phối
tín hiệu quang cần sử dụng các thiết bị cần nguồn nuôi dữ liệu như một chuyển mạch, router
hoặc multiplexer. Dữ liệu từ phía nhà cung cấp của khách hàng nào sẽ chỉ được chuyển đến
khách hàng đó. Vì vậy, dữ liệu của khách hàng sẽ tránh được xung đột khi truyền trên đường
vật lý chung bằng việc sử dụng bộ đệm của các thiết bị tích cực.
Từ năm 2007, hầu hết các các hệ thống mạng quang chủ động được gọi là Ethernet tích
cực (AOEN – All Optical Ethernet Network). Đó chính là bước đi đầu tiên cho sự phát triển
của chuẩn 802.3ah nằm trong hệ thống chuẩn 802.3 được gọi là Ethernet in the First Mile
(EFM). Ethernet tích cực sử dụng các chuyển mạch Ethernet quang để phân phối tín hiệu, do
đó sẽ kết nối các căn hộ khách hàng với nhà cung cấp thành một hệ thống mạng Ethernet
khổng lồ giống như một mạng máy tính thông thường ngoại trừ mục đích của chúng là kết
nối các căn hộ và các tòa nhà với nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi tủ chuyển mạch có thể quản lý
tới 1.000 khách hàng, nhưng thông thường chỉ sử dụng cho 400-500 khách hàng. Các thiết bị
chuyển mạch này thực hiện chuyển mạch và định tuyến dựa vào lớp 2 và lớp 3. Chuẩn 802.3ah
cũng cho phép nhà cung cấp dịch vụ cung cấp đường truyền 100Mbps song công tới khách
hàng và tiến tới cung cấp đường truyền 1Gbps song công.
Một nhược điểm rất lớn của mạng quang chủ động chính là ở thiết bị chuyển mạch. Với
công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu
điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngược lại để truyền đi, điều này sẽ làm giảm
tốc độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTx. Ngoài ra do đây là những chuyển mạch
có tốc độ cao nên các thiết bị này có chi phí đầu tư lớn, không phù hợp với việc triển khai đại
trà cho mạng truy cập.

18
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.2. Thành phần mạng AON:

Hình 6.1 Mạng quang chủ động AON


Cấu hình tham chiếu của mạng truy nhập quang gồm 4 module cơ bản sau:
– Đầu cuối đường quang (OLT – Optical Line Terminal)
– Mạng phối dây quang (ODN – Optical Distribution Network)
– Khối mạng quang (ONU – Optical Network Unit)
– Module chức năng phối hợp (AF – Adaptation function)
6.2.1. Khối chức năng OLT:
Khối đầu cuối đường quang (OLT) cung cấp giao diện quang giữa mạng và ODN,
đồng thời cung cấp ít nhất một giao diện điện với phía mạng dịch vụ. OLT có thể chia
thành dịch vụ chuyển mạch và dịch vụ không chuyển mạch. OLT cũng quản lý báo hiệu và
thông tin giám sát điều khiển đến từ ONU, từ đó cung cấp chức năng bảo dưỡng cho
ONU.
OLT có thể lắp đặt ở giao diện tổng đài chuyển mạch nội hạt hoặc một vị trí ở xa. Về
mặt vật lý, nó có thể là thiết bị độc lập, cũng có thể nằm trong một thiết bị tổng thể khác.
OLT gồm bộ phận trung tâm, bộ phận dịch vụ và bộ phận chung tạo thành.

19
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 6.2 Sơ đồ khối chức năng OLT


Các chức năng của bộ phận dịch vụ: Bộ phận dịch vụ là đầu vào của các dịch vụ ít nhất
phải có tốc độ sơ cấp của ISDN và co thể cung cấp ít nhất một dịch vụ hoặc đồng thời có thể
đảm nhận từ hai loại dịch vụ khác nhau trở lên.
Các chức năng bộ phận trung tâm: bao gồm 3 chức năng chính:
– Chức năng nối chéo số: Cung cấp nối chéo giữa mạng với ODN trong độ rộng băng
tần có thể sử dụng.
– Chức năng ghép kênh truyền dẫn: Cung cấp đường truyền cho dịch vụ thu và phát
trong ODN.
– Chức năng giao diện ODN: Chức năng này căn cứ vào các loại sợi quang của ODN
để cung cấp các giao diện vật lý, đồng thời thực hiện biến đổi điện/quang và
quang/điện.
Các chức năng của bộ phận chung:
– Chức năng cấp điện: Chuyển đổi nguồn điện cung cấp từ bên ngoài thành trị số điện
yêu cầu của nội bộ.
– Chức năng OAM: Thông qua giao diện tương ứng, thực hiện sự vận hành, quản lý và
bảo dưỡng (OAM) đối với tất cả các khối chức năng và nối với quản lý mạng lớp
trên.

20
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.2.2. Khối chức năng ONU:


Khối mạng quang ONU ở giữa ODN với thuê bao. Phía mạng của ONU có giao diện
quang, phía thuê bao là giao diện điện, do đó cần có chức năng biến đổi quang/điện. Đồng
thời có thể thực hiện chức năng xử lý và quản lý bảo dưỡng tín hiệu điện. ONU có thể đặt
phía khách hàng, bao gồm các bộ phận trung tâm, bộ phận dịch vụ và bộ phận chung.

Hình 6.3 Sơ đồ khối chức năng ONU


Các chức năng của bộ phận trung tâm:
– Chức năng giao diên điện cung cấp một loạt giao diện quang vật lý, hoàn thành việc
biến đổi quang/điện, điện/quang.
– Chức năng ghép kênh thuê bao và dịch vụ: tổ hợp và phân giải các thông tin đến từ
các thuê bao khác nhau hoặc đưa tới các thuê bao khác nhau.
Chức năng bộ phận dịch vụ: cung cấp giao diện dịch vụ khách hàng, cũng cung cấp chức
năng chuyển đổi báo hiệu theo giao diện vật lý.
Các chức năng của bộ phận chung: Cấp điện và OAM. Tính chất, chức năng bộ phận
chung giống như trong OLT.

21
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.2.3. Khối chức năng ODN:


Khối mạng phân phối quang (ODN) đặt giữa ONU và OLT. Chức năng của nó là phân
phối công suất tín hiệu quang. ODN chủ yếu là linh kiện quang không nguồn và sợi quang
tạo thành mạng phân phối đường quang thụ động.

Hình 6.4 Cấu trúc cơ bản khối phân phối quang


Mạng cáp quang thuê bao được xác định trong phạm vi ranh giới từ giao tiếp sợi
quang giữa thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ (thiết bị OLT/Switch) đến thiết bị tại khách
hàng (ONU/ONT). Mạng cáp quang thuê bao gồm các thành phần cơ bản sau:
– Cáp quang gốc (Feeder Cable): xuất phát từ nhà cung cấp dich vụ (hay còn gọi
là CO) tới điểm phân phối được gọi là DP (Distribution Point).
– Điểm phân phối sợi quang (DP): là điểm kết thúc của đoạn cáp gốc.
– Cáp quang phối (Distribution Optical Cable): xuất phát từ điểm phối quang (DP)
tới các điểm truy nhập mạng (AP – Access Point).
– Điểm truy nhập mạng (AP): là điểm kết cuối của các đoạn cáp quang phối.
– Cáp quang thuê bao (Drop Cable): xuất phát từ các điểm truy nhập mạng (AP)
tới thuê bao.
– Hệ thống quản lý mạng quang (FMS – Fiber Management System): được sử
dụng để bảo dưỡng và xử lý sự cố.
– Điểm quản lý quang (FMP – Fiber Management Point): dễ dàng cho xử lý sự cố
và phát hiện đứt đường.

22
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.2.4. Khối chức năng tự thích nghi:


Khối chức năng tự thích nghi (AF) chủ yếu cung cấp các chức năng phối hợp ONU
với thuê bao. Khi thực hiện cụ thể nó có thể nằm trong ONU, cũng có thể hoàn toàn độc
lập.
6.3. Các phương thức triển khai:
Mạng AON được hiểu là kiểu kết nối điểm tới điểm (P2P – Point To Point) và AOEN
(Active Optical Ethernet Network). Có hai cấu hình chính được triển khai đó là: Kiến trúc
“Home Run” và kiến trúc “Active Star Ethernet”.
6.3.1. Kết nối Point to Point:
Cấu hình Point to Point là kết nối điểm – điểm, có một kết nối thẳng từ nhà cung cấp
dịch vụ đến khách hàng. Trong hệ thống đường quang trực tiếp mỗi sợi quang sẽ kết nối
tới chỉ một khách hàng. Vì sợi quang là sử dụng riêng rẽ, nên cấu hình mạng tương đối đơn
giản đồng thời do băng thông không bị chia sẻ, tốc độ đường truyền có thể lên rất cao. Quá
trình truyền dẫn trên cấu trúc P2P cũng rất an toàn do toàn bộ quá trình được thực hiện chỉ
trên một đường truyền vật lý, chỉ có các đầu cuối là phát và thu dữ liệu, không bị lẫn với
các khách hàng khác. Tuy nhiên cấu trúc này có một nhược điểm cơ bản mà khó có thể
phát triển cho quy mô rộng đó là giá thành đầu tư cho một khách hàng rất cao, hệ thống sẽ
trở lên rất cồng kềnh, khó khăn trong vận hành và bảo dưỡng khi số lượng khách hàng
tăng lên.

23
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.3.2. AOEN (Active Optical Ethernet Network):

Hình 6.5 Mạng AOEN


AOEN dựa vào những kĩ thuật Ethernet tiêu chuẩn, sử dụng cáp quang chuyên dụng
để cung cấp dịch vụ có băng thông cực đại và đồng bộ với độ linh hoạt tối đa. Active
Ethernet sử dụng thiết bị tiêu chuẩn IEEE. Các thiết bị điện tử thông minh được đặt ở
mạng bên thuê bao làm đơn giản quá trình khắc phục sự cố mạng. Nó có khả năng hoạt
động ở khoảng cách trên 80 km. Dễ tính toán được giá thành lắp đặt thuê bao mới và
hỗ trợ tốc độ truyền lên đến 1Gbps cho mỗi khách hàng.
Active Ethernet có thể triển khai cấu hình mạng Ring sẽ tạo nên đường dự phòng, đảm
bảo cho dịch vụ ổn định, an toàn và bảo mật cao. Active Ethernet thông thường cung cấp
tốc độ chiều lên và chiều xuống 100 Mbps tới mỗi thuê bao. Nó cũng có thể cung cấp tốc
độ cao hơn với thiết bị đầu cuối GbEthernet.

24
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.3.3. Kiến trúc

Hình 6.6 Kiến trúc Home Run


Kiến trúc này có cáp dành riêng để kết nối từ tổng đài (CO) tới từng nhà thuê bao. Các
thiết bị đầu cuối đường quang (OLTs) và bộ các thiết bị kết cuối mạng quang (ONTs) là
các thiết bị chuyển mạch hoạt động một cách chủ động, cần cấp nguồn điện để hoạt động.
Các thuê bao có thể ở cách xa 70 km từ tổng đài CO hay từ thiết bị đầu cuối đường quang
(OLT), và mỗi thuê bao được cung cấp một đường cáp chuyên dụng, cung cấp đầy đủ
băng thông hai chiều.
Về lâu dài, Home Run Fiber là cấu trúc linh hoạt nhất, tuy nhiên, nó có thể ít thu hút
hơn khi tính tới các lớp chi phí. Kiến trúc này yêu cầu nhiều sợi quang, nhiều OLT vì mỗi
nhà thuê bao cần một cổng OLT. Chi phí cho dây và kích thước của bó dây tại thiết bị kết
cuối kênh quang (OLT) có thể khiến cấu trúc mạng này tốn kém và bất tiện ở nhiều khu
vực dịch vụ. Trong bài báo gần, “Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật và cạnh tranh của FTTH trung
lập”, Anupam Banerjee và Marvin Sirbu của viện nghiên cứu Carnegie Mellon ước tính
tổng chi phí hoàn thành 728 đường dây ở CO là $ 22.600 USD.

25
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.3.4. Kiến trúc Active Star Ethernet:

Hình 6.7 Kiến trúc Active Star Ethernet


Kiến trúc Ethernet sao tích cực (ASE - Active Star Ethernet) được biết đến như kiến
trúc sao kép, ASE sẽ giảm được số lượng cáp quang và giảm giá thành bằng cách chia xẻ
cáp đầu ra. Kiến trúc sao tích cực, node từ xa sẽ được triển khai giữa CO và nhà thuê bao.
Mỗi cổng OLT và cáp đầu ra giữa CO và node từ xa được chia sẻ bởi bốn đến hàng
nghìn nhà thuê bao, tùy thuộc vào tỉ lệ chia của bộ lọc qua những đường link phân phối
dành riêng từ node từ xa. Node từ xa ở trong mạng sao tích cực có thể là bộ ghép kênh
hoặc là bộ chuyển mạch. Node từ xa chuyển mạch tín hiệu ở trong miền điện, vì thế
chuyển đổi quang sang điện, điện sang quang là rất cần thiết ở node từ xa. Như với “Home
Run Fiber”, người sử dụng ASE có thể ở cách xa khoảng 70 km tính từ nút điều khiển từ
xa, và mỗi thuê bao được cung cấp một đường cáp chuyên dụng, cung cấp đầy đủ băng
thông hai chiều. Do băng tần của cáp đầu ra CO bị chia xẻ giữa nhiều điểm đầu cuối, nên
dung lượng dư thừa tối đa sẵn có cho mỗi ngôi nhà ở đường lên và đường xuống đều ít hơn
so với cáp đến tận nhà, đây chính là nhược điểm của cấu trúc sao so với cấu trúc “Home
Run Fiber” ở trên.

26
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Ưu điểm của ASE là triển khai đơn giản, chi phí thấp, lợi nhuận cao, mô hình mạng
đơn giản. ASE làm giảm số lượng đường dây phải triển khai, giảm chi phí thông qua việc
chia sẻ đường dây. Nó tương tự như cấu trúc mạng cáp đồng hiện nay và dễ dàng cho các
nhà cung cấp dịch vụ đã có sẵn cơ sở hạ tầng. ASE cũng cung cấp những lợi ích của công
nghệ tiêu chuẩn Ethernet quang, cấu trúc liên kết mạng đơn giản hơn và hỗ trợ một loạt
các giải pháp CPE. Và quan trọng nhất, nó cung cấp sự linh hoạt rộng rãi cho việc phát
triển trong tương lai. ASE là một lựa chọn phổ biến cho các ILECs độc lập, các nhà khai
thác cáp và các khu vực tiện ích trong thành phố.
6.4. Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của công nghệ AON:
6.4.1. Ưu điểm:
– Mạng truy nhập AON có thể triển khai nhanh trong thời gian ngắn, trên diện rộng,
đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng về tốc độ đường truyền hơn hẳn so với
XDSL.
– Cung cấp dịch vụ cho khách hàng lớn, không phụ thuộc vào cự ly truyền dẫn, bảo
đảm chất lượng
– Độ ổn định cao.
– Dễ vận hành, quản lý và khai thác.
– Có thể khai thác từng giai đoạn, từng khu vực cụ thể tùy theo điều kiện và nhu cầu
của khách hàng.
– Đáp ứng nhu cầu và dịch vụ cho các viễn thông tỉnh khi đối mặt với việc cạnh tranh
của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác tại Việt Nam đang triển khai mạng
quang
truy nhập tới khách hàng và mục tiêu là nhằm vào các khách hàng lớn.
– Tầm kéo dây xa có thể lên đến 70 km mà không cần một bộ lặp nào.
– Tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén trên đường truyền gần như là không
thể).
– Mỗi một cáp sẽ được dành riêng cho một thuê bao nên tính bảo mật sẽ rất cao, cùng
với đó là khả năng xác định lỗi cao, dễ nâng cấp băng thông khi cần.

27
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

6.4.2. Nhược điểm:


– Chi phí triển khai AON cao do mỗi thuê bao sử dụng một sợi quang riêng, cần
nhiều không gian chứa cáp.
– Yêu cầu rất nhiều đường cáp dài.
– Yêu cầu khoảng cách dài hơn.
– Yêu cầu đường kết nối chuẩn và tủ cấp nguồn.
– Hệ thống phân phối nguồn trên toàn mạng truy nhập.
– Không chia sẻ được OLT hay các cổng quang.
– Vấn đề chuyển đổi quang sang điện, điện sang quang sẽ làm giảm chất lượng truyền
dẫn.
– AON phù hợp với vùng có mật độ dân cư thấp, giá thành cao do đó nó không đc sử
dụng nhiều trong thực tế.
6.4.3. Ứng dụng của công nghệ AON:

28
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 6.8 Các mạng truy nhập quang FTTx


Mạng truy nhập sợi quang rất phong phú, để đưa dịch vụ tới khách hàng bằng sợi
quang có thể thực hiện các hình thức truy nhập như: cáp quang tới vùng nông thôn FTTR,
cáp quang tới tận khu dân cư FTTC, cáp quang tới tận văn phòng FTTO, cáp quang tới tận
khu công sở FTTB, cáp quang tới tận tầng nhà FTTF, cáp quang tới tận nhà FTTH.
Trong cấu trúc FTTR, FTTC, FTTF, FTTB có điểm giống nhau là các sợi quang là sợi
dung chung. Sợi quang được đặt từ tổng đài tới thiết bị mạng quang ở đầu xa ONU và thực
hiện truyền luồng tín hiệu chung. Thiết bị mạng này thường được đặt vào các tủ thiết bị
trong các cabin tại nơi phù hợp để có thể dễ dàng lấy ra từ thiết bị này các kênh thuê bao
và phân bố thuận lợi tới mọi khách hàng, ngoài ra còn phải bảo đảm việc khai thác và bảo
dưỡng tốt. Từ ONU tới các thuê bao sẽ là cáp đồng thông thường. Cấu hình này tận dụng
được băng tần sợi quang, giảm được chi phí ban đầu. Đối với FTTC, khoảng cách từ ONU
tới thuê bao khoảng 100m. Còn đối với FTTF và FTTB, khoảng cách này còn tùy thuộc
vào khoảng cách từ nhà ở, thuê bao, công sở tới ONU, khoảng cách này nói chung là rất
gần, xấp xỉ 10m.
FTTO và FTTH sử dụng sợi quang riêng rẽ, ở đây sợi quang sẽ được đặt trực tiếp từ
tổng đài tới tận người dung và ONU ở ngay vị trí thuê bao. Tuy nhiên, FTTO và FTTH đòi
hỏi giá thành chi phí cao, cần phải xem xét cụ thể trước khi thiết kế. Để tiến tới phương án

29
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

FTTO và FTTH cần có chiến lược phát triển mạng và kế hoạch triển khai cụ thể để có
được các bước thực hiện và đầu tư hợp lý.
Hình 6.9 Một số mô hình triển khai AON
6.5. Mạng truy nhập quang ở VNPT:
6.5.1. Mạng truy nhập quang trên thế giới:

Trung Quốc là thị trường băng rộng lớn nhất Châu Á, có khoảng 69,1 triệu thuê bao
băng rộng tính đến tháng 9/2008, trong đó có 6 triệu thuê bao FTTB/H (trong đó FTTB là
chính). Công nghệ truy cập DSL vẫn thống lĩnh 90,9% thị trường (China Telecom chiếm
40 triệu thuê bao, China Netcom chiếm 25 triệu thuê bao), công nghệ cáp chiếm 0,4%,
FTTH/B chiếm đến 8,7%. Trung Quốc có xu hướng truy cập mạng tốc độ cao với chất
lượng ổn định và truyền dẫn đối xứng.
Tại Hàn Quốc, hạ tầng FTTH hỗ trợ các dịch vụ cao cấp. Mục tiêu truy cập băng rộng
là cung cấp truy cập tổng thể băng rộng, các dịch vụ đa phương tiện mọi nơi, mọi lúc. Năm
2010 có khoảng 10 triệu thuê bao tốc độ 50 – 100 Mbps, và 10 triệu thuê bao không dây
tốc độ thấp hơn 1Mbps.
Tại Nhật Bản có 28,29 triệu thuê bao băng rộng (tính đến tháng 12/2007), trong đó bao
gồm 11,329 triệu là thuê bao FTTH. Công ty NTT là công ty dẫn đầu về FTTH ở Nhật.
NTT đầu tư 5 ngàn tỷ Yên (47 tỷ USD) đến năm 2010 để nâng cấp FTTH cho các đường
dẫn cũ của 30 triệu thuê bao. NTT và Tepco đưa gói dịch vụ lên đến 1Gbps cho phép xem
TV trên FTTH.

30
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Tại khu vực châu Âu, mạng FTTx cũng chứng tỏ tiềm năng phát triển. Cuối năm
2007, công ty Deutsche Telekom của Đức chiếm tới 8 triệu thuê bao trong nước so với con
số 2,9 triệu vào giữa năm 2006. Toàn cảnh sự phát triển hệ thống FTTx tại khu vực châu
Âu tính đến cuối năm 2007 đã chỉ ra rằng thị trường FTTH còn tiếp tục phát triển mạnh tại
khu vực này. Đặc biệt, trong nhóm các dịch vụ gia đình thì con số tăng trưởng khoảng
79%. Với hơn một triệu thuê bao FTTH/B vào cuối năm 2007, châu Âu là thị trường đứng
thứ 3 sau Mỹ (2 triệu thuê bao FTTH) và Nhật Bản (11 triệu thuê bao FTTH/B).
Tại Mỹ, FTTH là giải pháp duy nhất đối với các công ty cung cấp dịch vụ nội hạt.
Tính đến cuối quý 2 năm 2008, công ty Verzon đã có tới 2 triệu thuê bao FTTH. Cuối quý
3 năm 2007, công ty Verizon đã vượt qua con số 8,5 triệu thuê bao FTTH. Năm 2010,
công ty này đạt được số lượng là 18 triệu thuê bao FTTH.
hư vậy, hệ thống cáp quang đã cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các hộ gia đình
trong hơn 10 năm qua. Số thuê bao sử dụng dịch vụ FTTH mới chỉ đạt 12 triệu và 62 triệu
thuê bao khác sử dụng các dịch vụ FTTB, FTTC hoặc FTTN. Số lượng thuê bao của dịch vụ
FTTH trên phạm vi toàn thế giới mới đạt 0.07 tỉ thuê bao. Số lượng người sử dụng dịch
vụ viễn thông để truy cập vào mạng chỉ mới ở mức khởi điểm và con số các thiết bị cho hệ
thống này cũng khá khiêm tốn. Tuy nhiên đứng trên quan điểm của các nhà sản xuất, một
xu hướng mới đã được đưa ra làm thay đổi thị trường cáp quang viễn thông thế giới trong
lĩnh vực này.
Chúng ta có thể thấy rằng thị trường FTTx nói chung và FTTH nói riêng là đầy tiềm
năng. Không chỉ ở những nước phát triển như Nhật Bản, mà cả những nước đang phát triển
khác nhu cầu đường truyền tốc độ cao như FTTH cũng là rất lớn. Tại Việt Nam, thị trường
FTTx cũng vô cùng sôi động.
6.5.2. Mạng truy nhập quang ở Việt Nam:
Trong những năm gần đây, với các đặc điểm vượt trội về băng thông, tốc độ và chất
lượng dịch vụ so với công nghệ mạng truy nhập cáp đồng, công nghệ mạng truy nhập cáp
quang mở ra xu hướng mới nhằm cung cấp các dịch vụ băng rộng cho khách hàng. Mặt
khác, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ băng
rộng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như: VNPT, FPT, Viettel… đã gấp rút triển
khai các hệ thống mạng truy nhập quang trên công nghệ AON (Active Optical Network),

31
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

GPON (Gigabit Passive Optical Network),… nhằm cung cấp các dịch vụ băng rộng, dịch
vụ FTTx (Fiber To The X) tốc độ cao, chất lượng ổn định đến nhà khách hàng bằng cáp
quang.
Đến thời điểm hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đã triển khai các gói
dịch vụ FTTx thông qua cáp quang vào nhà thuê bao trên công nghệ AON và GPON để
cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số nhà cung cấp dịch vụ FTTH sau:
– Tháng 8/2006 FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại
hình dịch vụ tiên tiến này.
– Ngày 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với tốc độ
cao đến 20Mbps/20Mbps. Các chi nhánh của VNPT tại các tỉnh thành cũng phát triển
một cách rầm rộ.
– Ngày 15/05/2009, Viettel chính thức triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet FTTH – Cáp quang siêu tốc độ nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp mà
dịch vụ truy cập Internet hiện tại (ADSL và Leased Line) chưa đáp ứng được về tốc
độ và chi phí sử dụng.
– Ngày 10/4/2010, CMCTI chính thức khai trương dịch vụ FTTH. Đây là công ty
đầu tiên tại Việt Nam triển khai loại hình FTTH dựa trên chuẩn GPON là chuẩn tiên
tiến nhất hiện nay.
Những thống kê trên cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu Việt Nam
đã và đang ra sức xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho công nghệ FTTx. Mặc dù chi
phí lắp đặt ban đầu còn cao nhưng dịch vụ FTTH sẽ dần phổ biến hơn mà trước hết là
hướng đến một số đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp, công ty, các quán game…
6.5.3. Mạng truy nhập quang ở VNPT:
Hiện nay, VNPT chủ yếu sử dụng mạng quang tích cực với công nghệ SDH, với cấu
hình Ring và điểm-điểm với những đặc điểm sau:
1. Mức độ thâm nhập cáp quang hiện nay còn hạn chế, chủ yếu ở mức mở rộng
phạm vi tổng đài nhờ các hệ thống mạng truy nhập quang DLC kết nối giữa tổng
đài đến khối chuyển mạch từ xa (RSU-Remote Switching Unit). Các hệ thống
này chủ yếu sử dụng công nghệ quang SDH tích cực với cấu hình Ring hoặc
32
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

điểm-điểm. Một số hệ thống truy nhâp quang mở rộng về phía thuê bao và có
giao diện V5.2 như FSX2000 của Fujitsu, AN2000, Honet, Faslink của Siemens,
Slic 240 của lucent…Tuy nhiên, phần truyền dẫn của các hệ thống này vẫn trên
cơ sở công nghệ PDH, SDH tích cực, và chúng có khả năng cung cấp các kênh
E1 hoặc n x 64.
2. Cấu hình Ring (Phân tập cáp trên cùng một cáp –Ring dẹt) và điểm-điểm
– Cấu hình Ring:

Hình 6.10 Cấu hình vòng (ring)


Cấu hình ring là sự kết nối của 3 hay nhiều hơn các nút ADM bởi một cáp sợi quang
tạo thành một vòng kín. Cấu hình này cho phép tối đa 16 ADM kết nối với nhau qua 2 sợi
hoặc 4 sợi quang. Cấu hình ring có khả năng duy trì mạng (hay con gọi là tự hồi phục) khi
đứt cáp tại một điểm bất kì hoặc hỏng một ADM bất kỳ bằng cách tạo đường vu hồi.

33
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Cấu hình điểm-điểm:

Hình 6.11 Cấu hình mạng điểm nối điểm


Cấu hình điểm nối điểm bao gồm 2 thiết bị ghép đầu cuối (TRM) được kết nối trực
tiếp hoặc qua các thiết bi lặp REG bằng một cáp sợi quang. Vì dọc theo hệ thống không có
các
nút trung gian, chỉ có 2 nút đầu cuối nên dung lượng tổng thấp. Hơn nữa khi cáp bị đứt thì
thong tin bị gián đoạn.
Chế độ bảo vệ 1+1:

Hình 6.12 Mô hình bảo vệ 1+1


– Ring thuộc loại USHR (Ring đơn hướng) bảo vệ mức luồng. USHR gồm có:
2F USHR/P và 2F USHR/L.

34
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 6.13 Chuyển mạch bảo vệ trong 2F USH

35
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 6.14 Chuyển mạch bảo vệ trong 2F USHR/L


– Chế độ 1+1 bảo vệ đoạn ghép kênh đối với cấu hình điểm-điểm.
– Hiệu quả dung lượng nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Vì thế, có thể thiết lập luồng không
bảo vệ để làm tăng dung lượng của hệ thống.
– Có khả năng chống lại 1 sự cố nút trên tuyến.
– Các chủng loại thiết bị chủ yếu được triển khai là AN2000, Honet, FLX150/600,
FSX2000 của Fujitsu, SMA của Siement, TN-1X của Nortel…
– Chất lượng đảm bảo BER = 10-10.
– Đồng bộ của mạng chủ yếu được phân bố từ nút tổng đài chính. Đồng bộ mạng nhằm
mục đích đồng chỉnh thời gian và tần số của tất cả đồng hồ nhờ khả năng thông tin
của các tuyến kết nối giữa chúng.
– Giao diện nhánh ở mức E1, E3, DS3, E4, STM-1(VC-4).
– Kết nối với các hệ thống khác chủ yếu ở mức E1.
– Một số hệ thống có cấu trúc ghép kênh theo cả ETSI và ANSI như Jujitsu-cho phép
luồng VC-3 nhận giao diện E3(34Mb/s) hoặc DS3(45Mb/s)
– Hệ thống được quản lý và điều khiển thông qua phần mềm ở mức đầu cuối. Việc thiết
lập luồng chưa được tự động, cần có sự tham gia của nhà khai thác.

36
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Mạng truy nhập quang của VNPT đã và đang được xây dựng theo hướng quang hoá, đó là
chiến lược đúng đắn để từng bước hiện đại hoá mạng lưới. Tuy nhiên việc lựa chọn công nghệ
truy nhập là hết sức khó khăn.

37
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 7. MẠNG TRUY NHẬP QUANG TỚI THUÊ BAO GPON


7.1. Giới thiệu mạng truy nhập quang tới thuê bao (FTTH) và GPON
7.1.1. Khái niệm và ưu điểm FTTH
Trước đây các hệ thống mạng truy nhập được sử dụng chủ yếu là cáp đồng, ứng dụng
cho các dịch vụ có lưu lượng thấp. Việc sử dụng cáp đồng có những lợi ích như chi phí thấp,
khả năng lắp đặt và triển khai đơn giản. Tuy nhiên, cáp đồng có nhiều hạn chế như băng thông
nhỏ, khả năng chống nhiễu kém, suy hao lớn, phạm vi truyền nhỏ.
Công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm này.
Truyền dẫn bằng cáp quang không bị nhiều do tín hiệu được truyền bằng ánh sáng, suy hao
nhỏ, phậm vị truyền dẫn gấp hàng chục lần so với cáp đồng và đặc biệt là băng thông của cáp
quang có thể lên tới hàng trăm GHz đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu truyền dẫn.
Những năm gần đây do sự phát triển của công nghệ làm cho việc sản xuất cáp quang dễ
dàng và giá thành của cáp quang cũng như các thiết bị đấu nối cáp hạ, do vậy cáp quang được
sử dụng rộng rãi. Thực tế tại Việt nam cũng như trên thế giới là các mạng lõi hầu hết là mạng
quang nhưng mạng truy nhập vẫn chủ yếu sử dụng cáp đồng. Mạng cáp quang truy nhập vẫn
còn nhỏ lẻ và mới chỉ được triển khai chủ yếu ở các nước có nền công nghệ thông tin phát
triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản....
Tuy nhiên với sự bùng nổ về nhu cầu băng thông hiện nay, việc triển khai một hệ thống
mạng truy nhập quang đến từng hộ gia định là một xu thế tất yếu. Đó chính là mạng FTTH–
Fiber to the home.
7.1.2. Kiến trúc và thành phần của mạng PON
Mạng FTTH bao gồm các đường quang đi từ nhà cung cấp dịch vụ được dùng chung
cho một số khách hàng. Sẽ có một đường quang đi đến một nhóm khách hàng ở gần nhau về
mặt địa lý. Tại đây đường quang dùng chung này sẽ được chia tách thành các đường quang
riêng biệt đi đến từng khách hàng.
Mạng truy nhập quang thụ động PON là kiểu mạng điểm-đa điểm. Mỗi khách hàng được
kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy không có các thiết bị
điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh đến người dùng.
Tín hiệu đường xuống được phát quảng bá tới các thuê bao, tín hiệu này được mã hóa để tránh
việc xem trộm. Tín hiệu đường lên được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy nhập
38
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

phân chia theo thời gian. OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian cho việc
truyền dữ liệu đường lên.
Trong mạng PON, OLT là thành phần chức năng chính của hệ thống đặt ở tổng đài.
ONU là thiết bị đặt ở phía người dùng.ONU kết nối tới OLT bằng các sợi quang và không có
các thành phần chủ động ở giữa. Bộ chia tín hiệu (splitter) là thành phần rất quan trọng của
hệ thống, theo tiêu chuẩn ITU G.983.1 một bộ chia sử dụng tối đa cho 32 khách hàng.

Hình 7.1 Kiến trúc mạng PON


7.1.3. Các chuẩn mạng PON
Có ba loại tiêu chuẩn chính cho mạng PON như sau:
– ITU-T G.983

+ APON (ATM Passive Optical Network): là chuẩn mạng PON đầu tiên, dựa trên công
nghệ ATM.

+ BPON (Broadband PON): là chuẩn dựa trên APON. Nó hỗ trợ thêm công nghệ WDM,
băng thông giành cho đường lên được cấp phát động .. Nó cũng cung cấp một giao diện
quản lý chuẩn OMCI giữa OLT và ONU cho phép nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng
hoạt động.

+ ITU-T G.984

39
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

+ GPON (Gigabit PON) là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Đây là chuẩn mới nhất, hỗ trợ
tốc độ cao hơn, bảo mật được tăng cường và sự đa dạng, linh hoạt trong việc lựa chọn
giao thức lớp 2: ATM, GEM hoặc Ethernet.
– IEEE 803.3ah
+ EPON (Ethernet PON hay GEPON – gigabit Ethernet PON): là một chuẩn của
IEEE/EFM cho việc sử dụng giao thức Ethernet để truyền dữ liệu
So sánh các tiêu chuẩn được chỉ ra trong bảng sau:
Công nghệ

GE-
BPON (APON) GPON
PON
(EPON)

Đặc tính

Tốc độ-đường
155/622 Mbps 1.0/1.0 Gbps 1.25/2.5 Gbps
lên/đường xuống

Giao thức cơ bản ATM Ethernet GEM

Độ phức tạp Cao Thấp Cao

Chi phí Cao Thấp Chưa rõ

Tổ chức tiêu chuẩn ITU-T IEEE ITU-T

Tiêu chuẩn hoàn thiện Rồi, 1995 Rồi, 2004 Rồi

1,000,000 thuê Mới thử


Triển khai quy mô lớn 100,000 thuê bao
bao nghiệm

Khu vực triển khai Mới thử


Bắc Mỹ Châu Á
chính nghiệm
Hình 7.2 So sánh các tiêu chuẩn PON
7.2. GPON
Hệ thống GPON thông thường gồm một thiết bị kết cuối đường dây OLT (Optical Line
Termination) và thiết bị kết cuối mạng ONU (Optical Network Unit) hay ONT (Optical
Network Termination) được nối với nhau qua mạng phân phối quang ODN (Optical

40
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Distribution Network). Quan hệ giữa OLT và ONU là quan hệ một-nhiều, một OLT sẽ kết
nối với nhiều ONU.
Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu chuẩn cho mạng PON tốc độ gigabit (GPON)
là phiên bản mới nhất đối với công nghệ mạng PON. Mạng GPON có dung lượng ở mức
gigabit cho phép cung cấp các ứng dụng video, truy nhập internet tốc độ cao, multimedia, và
các dịch vụ băng thông rộng. Cùng với dung lượng mạng gia tăng, tiêu chuẩn mới này đưa ra
khả năng xử lý IP và Ethernet hiệu quả hơn.
Mục đích tiêu chuẩn G.984.1 là cải thiện hệ thống PON theo tiêu chuẩn G.983.1 thông
qua các yêu cầu về cung cấp dịch vụ, các chính sách bảo mật, tốc độ bit danh định... Để đảm
bảo tính liên tục so với các hệ thống trước, tiêu chuẩn G.984.1 sẽ duy trì một số yêu cầu trong
tiêu chuẩn G.983.1.
7.3. Kiến trúc mạng truy nhập quang
7.3.1. Kiến trúc mạng
Hình 2 – Kiến trúc mạng cho thấy kiến trúc mạng GPON với quy mô từ mạng quang
đến hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đến mạng quang đến toàn nhà FTTB (Fiber to the
Building) đến mạng quang đến tủ cáp FTTCab (Fiber to the Cabinet). Mạng truy nhập quang
OAN được sử dụng chung cho mọi kiến trúc mạng trong hình 1 tạo điều kiện xây dựng một
mạng truy nhập quang trên toàn cầu. Phần quang của mạng có thể bao gồm các phần tử thụ
động hoặc bị động và kiến trúc mạng này có thể là điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm.

Hình 7.3 Kiến trúc mạng


Trong hình:

+ UNI là giao diện giữa mạng với người dùng


41
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

+ SNI là giao diện giữa OLT với mạng lõi


Sự khác nhau chính giữa các dịch vụ FTTB, FTTCab và FTTH là dịch vụ cung cấp khác
nhau, vì vậy trong tài liệu này các dịch vụ này sẽ được xem xét tương đương nhau.
7.3.2. FTTB
Dịch vụ mạng quang đến tòa nhà bao gồm hai trường hợp: dành cho khu vực chung cư
MDU (multi-dwelling units) và dành cho khu vực doanh nghiệp. Mỗi trường hợp này lại bao
gồm các tiêu chí dịch vụ như sau:
FTTB cho MDU:

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:


– Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,
download file ...)
– Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,
khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)
– Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh
hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.
FTTB cho doanh nghiệp:

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:


– Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, phần mềm nhóm, email, trao đổi
file...)
– Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh
hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.
– Đường thuê kênh riêng: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp
dịch vụ thuê kênh riêng với các mức tốc độ khác nhau.
– FTTC và FTTCab
Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:
– Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,
download file ...)
– Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,
khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)
42
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh
hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.
– Các dịch vụ mạng trục xDSL.
7.3.3. FTTH
Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:
– Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,
download file ...)
– Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,
khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)
– Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh
hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.
7.3.4. Cấu hình mạng tham chiếu

Mô hình mạng GPON FTTx được chỉ ra trong hình 3.

Hình 7.4 Mô hình tham chiếu cho mạng GPON


Giao diện quang tại điểm tham chiếu R/S giữa ONU và ODN đối vớiđường lên gọi là
Oru, đối với đường xuống gọi là Ord. Giao diện quang tại điểm tham chiếu S/R giữa OLT và
ODN đối với đường lên gọi là Olu, đối với đường xuống gọi là Old. Các giao diện được thể
hiện trong hình sau.

43
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 4 Cấu hình vật lý chung của mạng phân bố quang ODN
7.3.5. Giao diện nốt dịch vụ SNI
Giao diện nốt dịch vụ SNI là giao diện giữa mạng truy nhập và một nốt dịch vụ. Nếu
phía mạng truy nhập-giao diện nốt dịch vụ và nốt dịch vụ-giao diện nốt dịch vụ không ở cùng
một địa điểm thì kết nối từ xa giữa mạng truy nhập và nốt dịch vụ có thể được sử dụng bởi
đường truyền tải trong suốt. Trong thiết bị OLT sẽ bao gồm giao diện
Các ví dụ về giao diện nốt dịch vụ được chỉ ra trong bảng 2.

SNI Giao diện vật lý Dịch vụ

1000BASE- X (IEEE802.3) - Ethernet

ITU-T Rec. G.965 V5.2 POTS, ISDN (BRI), ISDN


(PRI)

ITU-T Rec. G.703 PDH DS3, ATM, E1, E3

ITU-T Rec. G.957 STM-1,4,16 E1. ATM

ANSI T1.107 PDH T1, DS3


ANSI T1.105.06, OC3, OC12 T1, DS3, ATM
ANSI T1.117

44
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Lưu ý: Một số dịch vụ đi kèm trong GPON nhưng không có giao diện nốt dịch vụ
riêng
Cột “dịch vụ” cho thấy các dịch vụ mà giao diện vật lý có thể hỗ trợ được

Bảng 7.1: Ví dụ giao diện nốt dịch vụ SNI và các dịch vụ

7.3.6. Giao diện mạng người dùng UNI


Thiết bị ONU/ONT bao gồm giao diện UNI và thiết bị OLT bao gồm giao diện SNI như
đã chỉ ra trong hình 2. Giao diện UNI tùy thuộc vào dịch vụ do nhà khai thác mạng cung cấp.
Ví dụ về giao diện UNI được chỉ ra trong bảng sau.

UNI Giao diện vật lý Dịch vụ

10BASE-T (IEEE802.3) - Ethernet

100BASE-TX (IEEE802.3) - Ethernet

1000BASE- T (IEEE802.3) - Ethernet

ITU-T Rec. I.430 - ISDN (BRI)

ITU-T Rec. I.431 - ISDN (PRI), T1, ATM

ITU-T Rec. G.703 PDH DS3, ATM, E1, E3

ITU-T Rec. I.432.5 Giao diện kim loại 25 Mbit/s ATM

ITU-T Rec. G.957 STM-1,4 ATM

ANSI T1.102, ANSI T1.107 PDH T1, DS3

Bảng 7.2: Ví dụ giao diện người dùng-mạng UNI và các dịch vụ

7.3.7. Các dịch vụ


GPON được xây dựng để cung cấp tất cả các dịch vụ hiện có và cả các dịch vụ mới cho
các thuê bao gia đình và doanh nghiệp sử dụng do khả năng truyền băng rộng của mạng. Các
dịch vụ cụ thể do các nhà khai thác mạng cung cấp sẽ tùy thuộc vào các điều kiện quy chế
riêng của từng thị trường đối với nhà khai thác mạng.
7.3.8. Thiết bị đầu cuối đường dây OLT
Thiết bị đầu cuối đường dây OLT (optical line terminal) được kết nối tới mạng chuyển
mạch qua các giao diện chuẩn. Về phía mạng phân phối, OLT bao gồm các giao diện truy

45
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

nhập quang theo tiêu chuẩn GPON về tốc độ bit, quỹ đường truyền, jitter, ... OLT gồm ba
phần chính sau đây:
– Chức năng giao diện cổng dịch vụ (service port Interface Function);
– Chức năng đấu nối chéo (cross-connect function);
– Giao diện mạng phân phối quang (ODN interface)
Các khối chức năng chính của OLT được mô tả trong Hình 5 Sơ đồ khối chức năng
OLT.

Hình 7.5 Sơ đồ khối chức năng OLT

+ Khối lõi PON (PON core shell)


Khối này gồm hai phần, chức năng giao diện ODN được mô tả trong mục sau và chức
năng nội tụ truyền dẫn (PON TC - Transmission Convergence) bao gồm khung tín hiệu, điều
khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA và quản lý ONU. Chức năng PON TC bao gồm
khung tín hiệu, điều khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA và quản lý ONU. Mỗi PON
TC lựa chọn một phương thức truyền dẫn như ATM, GEM hoặc cả hai.

+ Khối đấu nối chéo (cross-connect shell)


Khối đấu nối chéo cung cấp đường truyền giữa khối PON và khối dịch vụ. Công nghệ
để kết nối phụ thuộc vào các dịch vụ, kiến trúc bên trong OLT và các yếu tố khác. OLT cung
cấp chức năng đấu nối chéo tùy thuộc vào phương thức truyền dẫn đã lựa chọn (GEM, ATM
hay cả hai).

+ Khối dịch vụ (service shell)

46
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Khối thành thực hiện chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ và giao diện khung TC của
phần mạng PON.
7.3.9. Thiết bị đầu cuối mạng ONU/ONT
Hầu hết các khối chức năng của ONU tương tự như các khối chức năng của OLT.
Do ONU hoạt động với một giao diện PON (hoặc tối đa 2 giao diện khi hoạt động ở chế
độ bảo vệ), chức năng đấu nối chéo (cross-connect function) có thể được bỏ qua. Tuy
nhiên, thay cho chức năng này thì có thêm chức năng ghép và tách kênh dịch vụ (MUX
và DMUX) để xử lý lưu lượng. Cấu hình tiêu biểu của ONU được thể hiện trong Hình 6
Sơ đồ các khối chức năng ONU. Mỗi PON TC sẽ lựa chọn một chế độ truyền dẫn ATM,
GEM hoặc cả hai.

Hình 7.6 Sơ đồ các khối chức năng ONU


7.4. Các đặc tính cơ bản của GPON
7.5. Tốc độ bit
Về cơ bản, GPON hướng tới tốc độ truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng 1.2 Gbit/s. Tuy nhiên,
trong trường hợp dịch vụ xDSL không đối xứng cho FTTH hoặc FTTH thì không cần thiết
đến tốc độ cao như vậy. GPOn định nghĩa 7 dạng tốc độ bit như sau:

+ Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1.2 Gbit/s;

+ Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;

+ Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s

47
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

+ Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;

+ Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;

+ Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;

+ Đường lên 2.4 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s.


7.5.1. Khoảng cách logic
Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT ngoại trừ khoảng
vật lý. Trong mạng GPON, khoảng cách logic lớn nhất là 60 km.
7.5.2. Khoảng cách vật lý
Khoảng cách vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT. Trong mạng
GPON, có hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý và 10 km và 20 km. Đối với vận tốc truyền
lớn nhất là 1.25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10 km.
7.5.3. Khoảng cách sợi quang chênh lệch
Trong mạng GPON khoảng cách sợi quang chênh lệch là 20 km. Thông số này có ảnh
hưởng đến kích thước vùng phủ mạng và cần tương thích với tiêu chuẩn ITU-T Rec. G.983.1.
7.5.4. Tỉ lệ chia
Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỉ lệ chia lớn thì
đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hơn. Tỉ lệ chia 1:64 là
tỉ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên trong các bước phát triển tiếp
theo thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng.
7.6. Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON
Cấu trúc phân lớp của mạng GPON được cho trong bảng sau:

Lớp hội tụ truyền dẫn (TC- Transmission Phân lớp tương thích hội tụ truyền dẫn (TC
convergence) adaption sub- layer)

Phân lớp đóng khung GTC (GTC framing


sub- layer)

Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý (Physical Media Dependence)

Bảng 7.3: Cấu trúc phân lớp mạng GPON

48
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

7.7. Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý PMD


Các thông số của lớp PMD được chỉ ra sau đây và được tham chiếu tới các giá trị
trong phụ lục từ A đến F.
7.7.1. Tốc độ tín hiệu danh định
Tốc độ đường truyền là các tốc độ bội số của 8 kHz. Hệ thống được chuẩn hóa sẽ có các
tốc độ danh định như sau (đường xuống/đường lên):

+ 1244.16 Mbit/s/155.52 Mbit/s,

+ 1244.16 Mbit/s/622.08 Mbit/s,

+ 1244.16 Mbit/s/1244.16 Mbit/s,

+ 2488.32 Mbit/s/155.52 Mbit/s,

+ 2488.32 Mbit/s/622.08 Mbit/s,

+ 2488.32 Mbit/s/1244.16 Mbit/s,

+ 2488.32 Mbit/s/2488.32 Mbit/s.


Các thông số ở trên là các giá trị trong trường hợp xấu nhất, giả thiết hoạt động trong
nhiều loại điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) và chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian. Các
thông số này tương đương với với các thông số trong mạng quang để đạt được tỉ lệ lỗi bit

BER ≥ 1 × 10–10 trong trường hợp điều kiện suy hao và tán sắc đường truyền lớn nhất

7.7.2. Phương tiện vật lý và phương thức truyền


Tín hiệu được truyền ở cả hướng lên và hướng xuống bằng phương tiện truyền dẫn. Việc
truyền dẫn song hướng được thực hiện bằng cách ghép kênh theo bước sóng WDM để truyền
trên một sợi quang hoặc truyền đơn hướng trên hai sợi quang.
7.7.3. Tốc độ bit
– Tốc độ đường xuống
Tốc độ bit tín hiệu từ OLT tới ONU là 1244.16 hoặc 2488.32 Mbit/s. Khi OLT và đầu
xa đang hoạt động ở tốc độ danh định của nó thì tốc độ này được theo dõi bởi một đồng hồ

lớp 1 với độ chính xác 1 × 10− 11. Khi đầu xa hoạt động ở chế độ tự do, tốc độ của tín hiệu

Khi đầu xa hoạt động ở chế độ tự do, tốc độ của tín hiệu đường xuống được theo dõi bởi đồng

49
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

hồ lớp 3 với độ chính xác 4.6 × 10−6. Khi OLT hoạt động ở chế độ tự do, tốc độ của tín hiệu

đường xuống được theo dõi bởi đồng hồ lớp 3 với độ chính xác 3.2 × 10−5.

– Tốc độ đường lên


Tốc độ bit tín hiệu từ ONU tới OLT là 155.52, 622.08, 1244.16 hoặc 2488.32 Mbit/s.
Khi đang ở trạng thái hoạt động và được cấp quyền, ONU sẽ phát tín hiệu với độ chính xác
bằng độ chính xác của tín hiệu thu được ở đường xuống. ONU sẽ không phát tín hiệu khi
không đang ở trạng thái hoạt động hoặc không được cấp quyền.
– Mã hóa đường dây
Mã hóa đường lên và đường xuống sử dụng mã NRZ.
Phương thức ngẫu nhiên hóa không được định nghĩa trong lớp phụ thuộc vật lý. Quy
định sử dụng mức logic quang là:
- phát mức cao cho bit 1
- phát mức thấp cho bit 0
– Bước sóng hoạt động

+ Đường xuống
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng một sợi quang là
1480-1500 nm.
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng hai sợi quang là
1260-1360 nm.

+ Đường lên
Dải bước sóng hoạt động cho đường lên là 1260-1360 nm

+ Nguồn phát tại giao diện Old và giao diện Oru

Các thông số cho nguồn phát được cho sau đây và được tham chiếu trong các phụ lục từ
A đến F.

+ Các loại nguồn phát


Tùy thuộc vào đặc tính suy hao/tán sắc các loại nguồn phát có thể sử dụng là laser chế
độ đa chiều MLM (Multi-Longitudinal Mode) và laser chế độ đơn chiều SLM (Single-
Longitudinal Mode). Tùy thuộc vào từng ứng dụng sẽ lựa chọn nguồn phát thích hợp. Nguồn
50
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

phát SLM có thể được sử dụng thay cho nguồn MLM mà không làm giảm hiệu năng của hệ
thống.

+ Tỉ lệ chênh lệch logic


Mức logic quang được quy định như sau:

+ Mức cao cho logic “1”

+ Mức thấp cho logic “0”


Tỉ lệ chênh lệch logic EX được định nghĩa như sau:

EX = 10 log10 (A/B)

Trong đó A là mức công suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “1” và B là mức
công suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “0”.
Tỉ lệ chênh lệch logic cho hướng lên được áp dụng cho bit đầu tiên của cụm mào đầu
(preamble) tới bit cuối cùng của cụm tín hiệu.

+ Hệ số phản xạ lớn nhất của thiết bị đo tại bước sóng máy phát
Sự phản xạ từ thiết bị ONU/OLT từ mạng cáp quang được xác định bằng hệ số phản xạ

lớn nhất cho phép của thiết bị đo tại giao diện Old/Oru. Thông số này sẽ tuân theo Bảng 5 Các
thông số lớp phụ thuộc vật lý cho mạng quang ODN.

Thông số Đơn vị Giá trị

Loại cáp quang – ITU-T Rec. G.652

Dải suy hao (ITU-T Rec. G.982) dB Mức A: 5-20

Mức B: 10-25

Mức C: 15-30

Suy hao chênh lệch đường truyền quang dB 15

Mất mát đường truyền quang lớn nhất dB 1

Khoảng cách logic chênh lệch lớn nhất km 20

51
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Khoảng cách sợi quang lớn nhất giữa km 20

điểm tham chiếu S/R và R/S

Bị giới hạn suy hao đường truyền và giới


hạn địa chỉ ONU. PON sử dụng các bộ chia
Tỉ lệ chia nhỏ nhất – thụ động (chia 16 hoặc 32 đường).

Sử dụng 1 sợi quang WDM hoặc hai sợi


Truyền song hướng – quang

Bảng 7.4: Các thông số lớp phụ thuộc vật lý cho mạng quang ODN

7.7.4. Đường truyền quang giữa giao diện Old/Oru và giao diện Ord/Olu

+ Dải suy hao


Có ba mức của dải suy hao được sử dụng cho mạng quang thu động:
– 5-20 dB: loại A;
– 10-25 dB: loại B;
– 15-30 dB: loại C.
Các thông số mức suy hao được tính toán với các giá trị thu được trong trường hợp xấu
nhất bao gồm suy hao do đấu nối, các bộ suy hao quang (nếu sử dụng) hoặc do các thiết bị
quang thụ động khác ... để bao gồm tất cả các trường hợp sau:
– Thay đổi cấu hình mạng cáp trong tương lai (thêm các đấu nối, tăng thêm chiều dài
cáp)
– Thay đổi về hiệu năng của cáp quang do các yếu tố môi trường
– Suy giảm của các kết nối, suy hao quang (nếu sử dụng) hoặc các thiết bị quang thụ
động khác giữa điểm tham chiếu S và R

52
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

+ Suy hao phản xạ quang nhỏ nhất của mạng cáp tại điểm tham chiếu R/S bao gồm các
connector
Suy hao phản xạ quang toàn phần ORL (Optical Return Loss) nhỏ nhất tại điểm tham
chiếu R/S trong mạng ODN phải lớn hơn 32 dB.
Hệ số phản xạ toàn phần tại điểm tham chiếu S/R cho một mô hình ODN bị chi phối bởi
các connector trong giá phân phối quang ODF (Optical Distribution Frame). Hệ số phản xạ
lớn nhất của một thành phần riêng lẻ trong mạng là -35dB. Hệ số phản xạ từ 2 connector ODF
có thể là -32 dB. Tuy nhiên tùy theo mô hình mạng mà hệ số phản xạ toàn phần có thể xấu
hơn -32dB.

+ Hệ số phản xạ riêng lẻ giữa điểm tham chiếu S và R


Các hệ số phản xạ riêng lẻ trong mạng ODN phải tốt hơn – 35 dB.

Bộ thu tại giao diện Ord và Olu

+ Độ nhạy thu nhỏ nhất


Độ nhạy thu nhỏ nhất được xác định bằng giá trị nhỏ nhất có thể chấp nhận được của

công suất thu trung bình tại điểm tham chiếu R để đạt được tỉ lệ lỗi bit BER là 10−10. Độ nhạy

thu cần được tính đến mất mát công suất do sử dụng máy phát trong điều kiện hoạt động tiêu
chuẩn với tỉ lệ chênh lệch logic, thời gian lên và xuống của xung, suy hao phản xạ quang tại
điểm tham chiếu S, suy giảm connector thu với các giá trị trong trường hợp xấu nhất. Độ nhạy
thu không bao gồm mất mát công suất do tán sắc, jitter hoặc phản xạ từ đường dẫn quang, các
yếu tố này được tính riêng khi cấp phát mất mát đường truyền quang lớn nhất. Các yếu tố lão
hóa sẽ được tính riêng do các yếu tố này thường là vấn đề giữa nhà cung cấp mạng và nhà sản
xuất thiết bị.

+ Mức quá tải nhỏ nhất


Mức quá tải máy thu là giá trị lớn nhất có thể chấp nhận được của công suất trung bình

thu được tại điểm tham chiếu R để đạt tỉ lệ lỗi bit BER 10 −10. Máy thu sẽ có độ mạnh nhất

định để chống lại mức công suất quang tăng khi khởi động hoặc do xung đột có thể xẩy ra khi

đang đặt mức, trong các trường hợp này thì tỉ lệ lỗi bit 10−10 sẽ không được đảm bảo.

+ Mất mát đường truyền quang lớn nhất

53
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Bộ thu có thể chịu được mất mát đường truyền quang không vượt quá 1dB khi tính đến
suy hao toàn phần do phản xạ, can nhiễu giữa các tín hiệu, tạp âm. Trong hướng lên các loại
laser được chỉ ra trong các phụ lục có hệ số mất mát đường truyền quang nhỏ hơn 1 dB qua
mạng ODN. Như chỉ ra trong lưu ý 4 phụ lục D và lưu ý 5 phụ lục F, việc tăng mất mát đường
truyền quang tại đường lên do tán sắc tại tốc độ 622 Mbit/s (hoặc lớn hơn) có thể chấp nhận
được, trong trường hợp mất mát đường truyền quang vượt quá 1 dB thì sẽ được bù bằng cách
tăng công suất phát nhỏ nhất hoặc tăng độ nhậy thu nhỏ nhất.

+ Khoảng cách logic lớn nhất


Khoảng cách logic lớn nhất là chiều dài lớn nhất có thể đạt được trong hệ thống truyền
dẫn khi không tính đến quỹ đường truyền quang. Khoảng cách logic lớn nhất được đo bằng
km và không bị giới hạn bởi các thông số của lớp PMD, nhưng bị giới hạn bởi lớp hội tụ
truyền dẫn

+ Khoảng cách logic chênh lệch lớn nhất


Khoảng cách logic chênh lệch lớn nhất là sự chênh lệch lớn nhất về logic giữa tất cả các
ONU trong cùng mạng. Khoảng cách này được đo bằng km và không bị giới hạn bởi các
thông số của lớp PMD, nhưng bị giới hạn bởi lớp hội tụ truyền dẫn.

+ Hệ số phản xạ lớn nhất của bộ thu thiết bị đo tại bước sóng máy thu
Sự phản xạ từ thiết bị (ONU/OLT) về phía mạng cáp được thể hiện bằng hệ số phản xạ

cho phép lớn nhất của thiết bị đo tại giao diện Ord và Olu.

+ chênh lệch mất mát đường truyền quang


Chênh lệch mất mát đường truyền quang là sự khác nhau đường truyền quang giữa mất
mát đường truyền quang thấp nhất và mất mát đường truyền quang nhỏ nhất trong một mạng
ODN. Chênh lệch mất mát đường truyền quang lớn nhất thường là 15 dB

+ Hiệu năng Jitter


Các yêu cầu về jitter trong mạng GPON bao gồm các thông số sau đây:

+ khả năng chống các bit liên tiếp giống nhau (CID immunity)
OLT và ONU có khả năng chống các bit liên tiếp giống nhau như được chỉ ra trong bảng
từ phụ lục A đến phụ lục H.

+ Khả năng chịu công suất phản xạ


54
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Khả năng chịu công suất phản xạ là tỉ lệ cho phép của công suất trung bình đầu vào

quang của giao diện Ord và Olu trên công suất trung bình quang phản xạ khi các ánh sáng

phản xạ là ánh sáng nhiễu tại giao diện Ord và Olu.

+ Khả năng chịu công suất phản xạ được định nghĩa tại độ nhạy thu nhỏ nhất.

+ Chất lượng truyền dẫn và hiệu năng lỗi


Để thiết kế cấu trúc khung, phải đảm bảo tiêu đề của gói tin sao cho tỉ lệ lỗi bit truyền

dẫn trong khoảng 10−6 để tránh lỗi hoặc down hệ thống. Các đặc tính lỗi của lớp phụ thuộc

vật lý trong môi trường mạng nội hạt có thể được xem xét nên áp dụng cơ chế sữa lỗi đối với
các byte của tiêu đề.

Chất lượng truyền dẫn trung bình cần có tỉ lệ lỗi bit thấp hơn 10−9 trong toàn mạng PON.

7.8. Lớp hội tụ truyền dẫn GTC

+ Tổng quan
Ngăn xếp giao thức cho lớp hội tụ truyền dẫn GPON (GTC) được minh họa trong Hình
7 Ngăn xếp giao thức hệ thống GTC. Lớp GTC bao gồm hai phân lớp: phân lớp đóng khung
GTC (GTC framing sub-layer) và phân lớp tương tích hội tụ truyền dẫn (TC adaption sub-
layer). Nhìn từ quan điểm khác thì GTC bao gồm một mặt quản lý và điều khiển C/M thực
hiện quản lý dòng lưu lượng người dùng, bảo mật và các đặc tính OAM và một mặt phẳng
người sử dụng (U-plane) thực hiện truyền lưu lượng người dùng.
Trong hình 7, phần ATM, GEM, OAM và PLOAM trong phân lớp đóng khung GTC
được phân biệt theo vị trí trong một khung tín hiệu GTC. Chỉ có phần OAM mang thông tin
vận hành, quàn lý và bảo dưỡng được kết cuối tại phân lớp đóng khung GTC để lấy các thông
tin điều khiển cho phân lớp này vì thông tin trong phần OAM được gắn trực tiếp vào tiêu đề
của khung GTC. Thông tin vận hành, quản lý và bảo dưỡng lớp vật lý PLOAM (Physical
layer Operation Administration and Maintenance) được xử lý tại khối PLOAM trong phân
lớp này. Các gói tin dịch vụ SDU (Service Data Unit) trong phần ATM và GEM được chuyển
thành/từ gói tin giao thức PDU (Protocol Data Unit) của phần ATM và GEM tại mỗi phân
lớp thích ứng hội tụ tương ứng. Ngoài ra các PDU còn bao gồm dữ liệu kênh OMCI, được
xem xét ở phân lớp hội tụ này và được trao đổi với thực thể giao diện điều khiển và quản lý
ONU (OMCI-ONU Management and Control Interface). Các thực thể OAM, PLOAM và
55
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

OMCI thuộc mặt quản lý và điều khiển (C/M plane). Các SDU ngoại trừ phần OMCI và ATM,
GEM thuộc mặt người sử dụng (U plane).
Lớp đóng khung GTC là trong suốt đối với tất cả mọi dữ liệu được phát và lớp đóng
khung GTC trong OLT là lớp ngang cấp trực tiếp với các lớp đóng khung GTC trong ONU.
Khối điều khiển cấp phát băng tần động (DBA control) là khối chức năng chung, có
trách nhiệm cấp phát băng tần động cho toàn bộ các ONU.

Hình 7 Ngăn xếp giao thức hệ thống GTC

Trong lớp hội tụ GTC, OLT và ONU không cần thiết phải có cả 2 chế độ hỗ trợ giao
thức ATM hay GEM. Việc nhận dạng chế độ nào đang được yêu cầu ngay khi cài đặt hệ
thống. ONU thông báo chế độ làm việc ATM hay GEM thông qua bản tin Serial_Number.
Nếu OLT có thể giao tiếp với một trong số các chế độ mà ONU đưa ra thì nó sẽ tiến hành
thiết lập kênh giao diện điều khiển và quản lý ONU (OMCI) và thiết bị ONU sẽ xuất hiện
trong mạng. Nếu OLT không hỗ trợ chế độ hoạt động mà ONU đưa ra thì ONU sẽ được
xếp vào hàng đợi nhưng sẽ được thông báo không tương thích với hệ thống đang hoạt
động.

56
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

7.8.1. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển/quản lý (C/M planes)
Mặt phẳng điều khiển và quản lý trong phân lớp GTC bao gồm 3 phần:
– OAM và PLOAM: quản lý các chức năng phụ thuộc phương tiện vật lý PMD và các
lớp GTC.
– OMCI: cung cấp hệ thống quản lý đồng bộ các lớp cao hơn (lớp dịch vụ)
Kênh OAM được thực hiện bởi các thông tin trong tiêu đề của khung GTC. Kênh này
có đường truyền với trễ nhỏ để truyền các thông tin điều khiển khẩn cấp vì mỗi mẩu tin đều
được ánh xạ vào một trường riêng biệt trong tiêu đề của khung GTC. Các chức năng sử dụng
kênh này bao gồm: chức năng cấp phát băng thông, chức năng chuyển mạch chính, chức năng
báo hiệu cấp phát băng tần động. Các thông tin chi tiết về kênh này sẽ được đề cập đến trong
mục về chi tiết khung GTC.
Kênh PLOAM bao gồm các thông tin được dành riêng chỗ trong khung GTC. Kênh này
được dùng cho tất cả các thông tin quản lý GTC và PMD khác không được gửi qua kênh
OAM.
Kênh OMCI được dùng để quản lý các lớp dịch vụ nằm trên lớp GTC. GTC cung cấp 2
lựa chọn về giao diện truyền tải cho lưu lượng quản lý này là ATM và GEM. Chức năng GTC
cung cấp phương tiện để cấu hình các kênh tùy chọn này sao cho đáp ứng được khả năng của
thiết bị bao gồm nhận dạng luồng giao thức truyền tải (VPI/VCI hoặc Port-ID).

57
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 8 Các khối chức năng trong mặt điều khiển và quản lý

7.8.2. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng người dùng
Luồng lưu lượng trong mặt phẳng người dùng được xác định bằng loại lưu lượng (ATM
hoặc GEM) và tên luồng ảo (VPI) hay nhận dạng cổng (Port-ID). Hình 8 tổng kết các nhận
dạng theo lưu lượng và theo VPI/Port-ID. Loại lưu lượng được thể hiện phần đường xuống
hoặc số nhận dạng đường lên (allocation ID hay Alloc-ID) mang dữ liệu. Port-ID gồm 12bit
được dùng để xác định luồng trong trường hợp lưu lượng là GEM. VPI được sử dụng đối với
trường hợp lưu lượng là ATM.
T-CONT là khối truyền dẫn (transmission container) bao gồm nhiều luồng lưu lượng,
được xác định bởi nhận dạng Alloc-ID. T-CONT có chức năng cấp phát băng tần và điều
khiển QoS bằng cách cấp phát băng tần với số khe thời gian khác nhau. Lưu lượng ATM và
GEM không thể có cùng nhận dạng Alloc-ID.

58
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 7.7 Ngăn xếp giao thức cho mặt phẳng người dùng
Tổng kết các hoạt động trong mỗi luồng lưu lượng như sau:

59
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Lưu lượng ATM trong lớp GTC

+ Đường xuống, các tế bào ATM được truyền trong phần ATM (ATM partition) tới tất
cả các ONU. Phân lớp đóng gói ONU thu các tế vào và bộ tương thích hội tụ truyền
dẫn ATM (ATM TC adapter) lọc các tế bào dựa trên nhận dạng đường ảo VPI. Chỉ có
các tế bào với VPI thích hợp mới được đưa tới chức năng ATM client.

+ đường lên, lưu lượng ATM được truyền trong một hoặc nhiều T-CONTs. Mỗi T-CONT
được liên kết với một lưu lượng ATM hoặc GEM duy nhất. OLT nhận các thông tin
gắn với T-CONT có nhận dạng là Alloc-ID, và các tế bào được chuyển tiếp tới bộ thích
ứng hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter) và sau đó đến ATM client.

+ Lưu lượng GEM trong lớp GTC


Ở đường xuống, các khung GEM được truyền trong phần GEM (GEM partition) và tới
tất cả các ONU. Phân lớp đóng gói ONU lọc các khung và bộ tương thích hội tụ truyền dẫn
GEM (GEM TC adapter) lọc các tế bào dựa trên port-ID. Chỉ có các khung có Port-ID thích
hợp mới được cho chuyển tới chức năng GEM client.
Ở đường lên, lưu lượng GEM được truyền trên một hoặc nhiều T-CONT. Mỗi T-CONT
được liên kết với một lưu lượng ATM hoặc GEM duy nhất. OLT nhận các thông tin gắn với
T-CONT, và các tế bào được chuyển tiếp tới bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC
adapter) và sau đó đến GEM client.
7.8.3. Các chức năng chính hệ thống GTC
Sau đây là hai chức năng chính của lớp hội tụ truyền dẫn mạng GPON (GTC).
7.8.4. Điều khiển truy nhập phương tiện (Media access control flow)
Lớp GTC thực hiện điều khiển truy nhập cho lưu lượng đường lên. Về cơ bản các
khung dữ liệu đường sẽ chỉ ra vị trí lưu lượng đường lên sẽ được phép truyền trong các
khung đường lên đã được đồng bộ với các khung đường xuống.

60
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 7.8 Điều khiển phương tiện trong hệ thống GTC (one T-CONT per ONU case)
Khái niệm điều khiển truy nhập phương tiện trong hệ thống GTC được minh họa
trong hình 10. OLT gắn các con trỏ (pointer) vào khối điều khiển vật lý đường xuống
PCBd, con trỏ này cho biết thời gian ONU bắt đầu và kết thúc việc truyền dữ liệu. Với
cách này, chỉ một ONU có thể truy nhập phương tiện tại thời điểm bất kì, và không có
xung đột trong quá trình truyền. Các con trỏ trong các byte thông tin cho phép OLT điều
khiển phương tiện hiệu quả tại băng tần cố định 64 kbit/s. Tuy nhiên một số OLT có thể
chọn cách thiết lập các giá trị cho con trỏ tại các tốc độ lớn hơn và thực hiện điều khiển
băng tần bằng cơ chế động.
Việc điều khiển truy nhập phương tiện được thực hiện trong mọi T-CONT tuy nhiên
trong hình 9 không minh họa trường hợp ONU chỉ có 1 T-CONT.

+ Đăng ký ONU
Việc đăng kí ONU được thực hiện trong thủ tục discovery tự động. CÓ hai phương thức
đăng kí ONU. Trong phương thức A, số serial của ONU được đăng ký tại OLT qua hệ thống
quản lý (NMS hoặc EMS). Trong phương thức B, số serial của ONU không được đăng kí tại
OLT qua hệ thống quản lý.

+ Các chức năng của các phân lớp trong hệ thống GTC

+ Phân lớp đóng khung GTC (GTC framing sub-layer)


61
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Phân lớp đóng khung GTC thực hiện ba chức năng sau đây:
– Ghép kênh và phân kênh
Các thành phần PLOAM, ATM và GEM được ghép kênh vào khung TC đường xuống
tùy theo thông tin về ranh giới trong tiêu đề của khung. Mỗi thành phần được trích ra từ một
đường lên tùy theo chỉ thị trong tiêu đề.
– Tạo tiêu đề và giải mã
Tiêu đề khung TC được tạo và định dạng trong khung đường xuống. Tiêu đề trong khung
đường lên được giải mã.
– Chức năng định tuyến nội bộ dựa trên Alloc-ID
Định tuyến dựa trên Alloc-ID được thực hiện đối với dữ liệu đến/từ bộ thích ứng hội tụ
truyền dẫn ATM và GEM

+ Phân lớp thích ứng GTC và giao diện với các thực thể lớp trên
Phân lớp thích ứng bao gồm 3 bộ thích ứng phân lớp hội tụ: bộ thích ứng hội tụ truyền
dẫn ATM (ATM TC adapter), bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC adapter) và bộ
thích ứng giao diện điều khiển quản lý ONU (OMCI adapter). Các bộ thích ứng hội tụ ATM
và GEM xem xét các PDU của phần ATM và GEM trong phân lớp đóng khung GTC và ánh
xạ các PDU vào từng phần.
Các bộ thích ứng cung cấp giao diện sau đây cho các thực thể lớp trên:

+ Giao diện ATM


Phân lớp đóng khung GTC và bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn ATM liên kết với nó cung
cấp các giao diện TAM chuẩn theo tiêu chuẩn ITU-T Rec. I.432.1 cho các dịch vụ ATM. Các
thực thể lớp ATM thường có thể được sử dụng như là các
ATM client.

+ Giao diện GEM


Bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM có thể được cấu hình để tương thích các khung vào
nhiều loại giao diện truyền khung khác nhau.
Các bộ thích ứng còn nhận dạng các kênh OMCI theo tên kênh ảo/tên đường ảo
(VPI/VCI) đối với ATM và theo Port-ID đối với GEM. Bộ thích ứng OMCI có thể trao đổi
dữ liệu kênh OMCI cho các bộ thích ứng ATM TC và GEM TC. Bộ thích ứng OMCI nhận

62
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

dữ liệu từ các bộ thích ứng TC này và truyền nó tới thực thể OMCI và chuyển dữ liệu từ thực
thể OMCI tới các bộ thích ứng TC này.

+ Dòng lưu lượng và chất lượng dịch vụ QoS


Mục này đưa ra mối quan hệ giữa lớp GTC và lưu lượng người dùng, và các đặc điểm
về chất lượng dịch vụ QoS do GTC quản lý trong mạng PON.

+ Mối liên hệ giữa GTC và quản lý dữ liệu người dùng


– Dịch vụ ATM
Hệ thống GTC thực hiện quản lý lưu lượng đối với các T-CONT và mỗi T-CONT được
nhận dạng bởi 1 Alloc-ID. Một T-CONT có thể bao gồm 1 hoặc nhiều đường ảo và mỗi đường
ảo VP có thể bao gồm một hoặc nhiều kênh ảo VC. OLT giám sát lưu lượng trên mỗi T_CONT
và thực hiện điều chỉnh việc cấp phát băng tần sao cho tài nguyên mạng PON được phân bố
hợp lý. Hệ thống GTC không theo dõi và duy trì các mối liên hệ QoS giữa các VP và VC mà
các ATM client tại mỗi đầu cuối của mạng PON sẽ thực hiện chức năng này.
– Dịch vụ GEM
Hệ thống GTC thực hiện quản lý lưu lượng đối với các T-CONT và mỗi T-CONT được
nhận dạng bởi 1 Alloc-ID. Một T-CONT có thể bao gồm 1 hoặc nhiều GEM Port-ID. OLT
giám sát lưu lượng trên mỗi T_CONT và thực hiện điều chỉnh việc cấp phát băng tần sao cho
tài nguyên mạng PON được phân bố hợp lý. Hệ thống GTC không theo dõi và duy trì các mối
liên hệ QoS giữa các Port-ID mà các GEM client tại mỗi đầu cuối của mạng PON sẽ thực
hiện chức năng này.
7.9. Bảo vệ đối với phần mạng quang thụ động PON
Đối với người quản trị mạng truy nhập, kiến trúc bảo vệ của mạng GPON cần thiết
trong việc tăng cường độ tin cậy cho mạng truy nhập. Tuy nhiên, việc triển khai mạng
bảo vệ cần được xem xét như một cơ chế tùy chọn vì việc này phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế của từng nhà khai thác mạng. Mục này đưa ra một số cấu hình mạng bảo vệ kép
có thể sử dụng cho hệ thống GPON.
7.9.1. Các dạng chuyển mạch bảo vệ
Có hai loại chuyển mạch bảo vệ tương tự với chuyển mạch bảo vệ trong hệ thống SDH:
– Chuyển mạch tự động

63
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Chuyển mạch bắt buộc


Chuyển mạch tự động được kích thích khi phát hiện ra các lỗi như mất tín hiệu, mất
khung, giảm tín hiệu (tỉ lệ lỗi bit BER thấp hơn mức ngưỡng quy định) ...
Chuyển mạch bắt buộc được kích hoạt trong quá trình quản trị mạng như định tuyến lại
tuyến quang, thay thế sợi quang...
Cả hai loại chuyển mạch này đều có thể thực hiện trong mạng GPON nếu được yêu cầu
tuy đây là các chức năng tùy chọn. Cơ chế chuyển mạch thường được thực hiện bởi chức năng
OAM, do đó trường thông tin OAM cần được đặt chỗ trong khung OAM.
Hình 17 Mô hình hệ thống bảo vệ kép mô tả mô hình hệ thống bảo vệ kép cho mạng
truy nhập. Các phần liên quan đến việc bảo vệ trong mạng GPON có thể là một phần bảo vệ
giữa giao diện ODN trong OLT và giao diện ODN trong ONU qua mạng ODN, không bao
gồm giao diện SNI trong OLT
Figure 3 shows the duplex system model for the access network. The relevant part of
the protection in the GPON system should be a part of the protection between the ODN
interface in the OLT and the ODN interface in the ONU via the ODN, excluding the SNI
redundancy in the OLT.

Hình 7.9 Mô hình hệ thống bảo vệ kép

64
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

7.9.2. Đặc điểm và cấu hình mạng GPON kép


Một số kiểu hệ thống GPON kép được cho trong các hình từ 18 đến 2`. Giao thức điều
khiển cho mỗi cấu hình sẽ được đưa ra độc lập cho từng loại. Ví dụ, hệ thống kép trong hình
18 không yêu cầu giao thức chuyển mạch đối với OLT/ONU vì chuyển mạch ở đây chỉ áp
dụng cho sợi quang. Còn trong hình 19, cấu hình này không yêu cầu giao thức chuyển mạch
vì chuyển mạch chỉ được thực hiện trong OLT.
7.9.3. Các kiểu cấu hình chuyển mạch
Loại A: được thể hiện trong hình 18, là cấu hình chuyển mạch kép đối với sợi quang.
Trong trường hợp này ONU và OLT là cấu hình đơn.
Loại B: được thể hiện trong hình 19, là cấu hình kép đối với OLT và sợi quang giữa
OLT và bộ chia quang, bộ chia quang có hai cổng đầu ra/đầu vào ở phía OLT. Cấu hình này
giảm chi phí nhân đôi số lượng ONU tuy chỉ có phía OLT là có thể khôi phục được
Loại C: được thể hiện trong hình 20, là cấu hình kép cả phía OLT và ONU. Trong cấu
hình này, việc khắc phục sự cố tại một điểm bất kì đều có thể thực hiện bằng cách chuyển
mạch sang hệ thống standby. Vì vậy, cấu hình kép đầy đủ có chi phí cao nhưng độ an toàn
cao.
Loại D: được thể hiện trong hình 21. Nếu ONU được cài đặt trong tòa nhà của khách
hàng, có thể đi dây kép trong tòa nhà. Ngoài ra, nếu mỗi ONU do một người dùng sở hữu
riêng, độ tin cậy của hệ thống sẽ phụ thuộc vào từng người dùng và số lượng giới hạn các
ONU có thể có trong cấu hình kép. Cấu hình này cho phép nhân đôi một phần về phía ONU.
Hình 21 cho thấy một ví dụ trong đó có ONU kép và ONU đơn. Nguyên tắc hoạt động như
sau:
– Sử dụng hai bộ chia quang N:2 để kết nối bộ kết cuối đường dây LT (0) trong ONU#1
tới bộ chia N (0) và LT (1) trong ONU#1 tới bộ chia N (1).
– Kết nối LT trong ONU#N tới một trong các bộ chia
– Sử dụng hai bộ chia quang N:2 để kết nối LT (0) trong ONU#1 tới bộ chia
– Sử dụng hai bộ chia quang 2:1 để kết nối LT (0) trong OLT tới bộ chia (0) và LT (1)
trong OLT tới bộ chia (1)

65
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Sử dụng hai bộ chia quang N:2 và hai bộ chia quang 2:1 trong đó một cổng của bộ
chia (1) được kết nối tới bộ chia N (0) và một cổng của bộ chia (0) kết nối tới bộ chia
N (1)
– Sử dụng phương thức chế độ chờ trong cả OLT và ONU để tránh va chạm tín hiệu
quang từ LT (0) và LT (1) trong OLT hoặc LT (0) và LT (1) trong ONU#1.

Hình 7.10 Hệ thống GPON kép: hệ thống quang kép

Hình 7.11 Hệ thống GPON kép: OLT kép

66
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 7.12 Hệ thống GPON kép: hệ thống kép toàn bộ


7.9.4. Các đặc điểm
Loại A: Trong trường hợp này, mất tín hiệu và mất khung là không thể tránh được trong
quá trình chuyển mạch quang. Tuy nhiên, tất cả mọi kết nối giữa nốt dịch vụ và thiết bị đầu
cuối sẽ được giữ lại sau khi chuyển mạch quang.
Loại B: cấu hình này yêu cầu chế độ chờ lạnh đối với mạch dự phòng ở phía OLT. Trong
trường hợp này, mất tín hiệu hoặc mất khung nhìn chung là không thể tránh được trong quá
trình chuyển mạch. Tuy nhiên, tất cả mọi kết nối giữa nốt dịch vụ và thiết bị đầu cuối sẽ được
giữ lại sau khi chuyển mạch quang.
Loại C: trong trường hợp này, chế độ chờ nóng đối với cá mạch thu dự phòng có thể
thực hiện ở cả phía ONU và OLT. Ngoài ra chuyển mạch không va chạm (không có mất
khung) cũng có thể thực hiện trong cấu hình này.
Loại D: loại này có đặc điểm giống loại B.
7.9.5. Các yêu cầu đối với chuyển mạch bảo vệ
– Chức năng chuyển mạch bảo vệ nên là chức năng tùy chọn
– Cả chuyển mạch tự động và chuyển mạch bắt buộc có thể trong hệ thống GPON nếu
cầu thiết mặc dù đây là các chức năng tùy chọn
– Mọi cấu hình đã nêu ở trên đều có thể triển khai mặc dù đây là các chức năng tùy
chọn

67
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Cơ chế chuyển mạch thường được thực hiện bởi chức năng OAM, vì vậy, trường
thông tin OAM phải được dự trữ trong khung OAM.
– Mọi kết nối giữa nốt dịch vụ và thiết bị đầu cuối phải được giữ sau khi chuyển mạch.
Tùy theo yêu cầu cuối cùng việc triển khai nốt dịch vụ POTS yêu cầu quá trình mất
khung phải nhỏ hơn 120 ms. Nếu thời gian mất khung dài hơn khoảng thời gian này, nốt dịch
vụ sẽ cắt kết nối và yêu cầu thiết lập lại cuộc gọi sau khi chuyển mạch bảo vệ. Do GPON hỗ
trợ phát triển các dịch vụ hiện tại như POTS và ISDN, cần phải xem xét thời gian ngắt kết nối
này.
7.9.6. Các trường thông tin yêu cầu trong khung OAM
Do đặc tính tương tự như chuyển mạch bảo vệ trong hệ thống SDH, chuyển mạch bảo
vệ trong hệ thống GPON yêu cầu ít hơn 10 mã sử dụng trong cả đường lên và đường xuống
để nhận dạng trường thông tin trong khung OAM. Do vậy cần phải xem xét việc ánh xạ trường
thông tin trong khung OAM cho chuyển mạch bảo vệ.
7.9.7. Bảo mật
Do đặc tính phát multicast (phát tới nhiều địa chỉ) của mạng PON, GPON cũng cần các
cơ chế bảo mật để đảm bảo yêu cầu sau:
– Ngăn chặn người dùng khác giả mã dữ liệu đường xuống
– Ngăn chặn người dùng khác giả mạo ONU/ONT hay người dùng khác
– Cho phép triển khai với chi phí hiệu quả

68
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 8. CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI


8.1. Thực tế triển khai IPTV tại Việt Nam
Xu hướng số hóa và hội tụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình
đã trở thành một làn sóng lan tỏa ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Việc IPTV phát triển ở
Việt Nam chính là một hệ quả tất yếu của sự lan tỏa này. Đây cũng là hướng đi được Chính
phủ chú trọng trong lộ trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về truyền thông và công
nghệ thông tin trong thời gian tới.
8.1.1. 1 IPTV là gì?
IPTV là viết tắt của cụm từ “Internet Protocol Television” và được dịch ra là “Truyền
hình Internet”. Đây là công nghệ cho phép truyền tải các chương trình truyền hình thông qua
mạng Internet băng thông rộng.
Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống hoặc tín hiệu vệ tinh hoặc qua
cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường mạng Internet của gia đình thu tín
hiệu. Có thể thấy dịch vụ truyền hình đã được tích hợp trực tiếp với dịch vụ kết nối mạng
Internet.
8.1.2. Ưu, nhược điểm của IPTV

+ Ưu điểm
– Tích hợp đa dịch vụ: Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có thể được
sử dụng cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet, truyền hình,
điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol...) mang lại cho
người dùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
– Tính tương tác cao: IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem truyền hình
có tính tương tác và cá nhân hóa rất cao. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể
tích hợp một chương trình hướng dẫn tương tác cho phép người xem có thể tìm kiếm
nội dung chương trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên. Hoặc nhà cung cấp
dịch vụ có thể triển khai chức năng “hình-trong-hình” (picture-in-picture) cho phép
người dùng xem nhiều kênh cùng một lúc. Người dùng cũng có thể sử dụng TV để
truy cập đến các nội dung đa phương tiện khác trên PC như hình ảnh hay video hoặc
sử dụng điện thoại di động để điều khiển TV ở nhà ghi lại một chương trình ưa thích
nào đó...
69
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Một phương thức tương tác khác mà nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể triển khai là
cung cấp các thông tin mà người xem yêu cầu trực tiếp trong quá trình xem chương
trình. Ví dụ, người dùng có thể nhận thông tin về đội bóng mà họ đang xem thi đấu
trên màn hình chẳng hạn.
– Trên thực tế, tính tương tác cao hoàn toàn có thể xuất hiện ở các loại hình truyền hình
số khác như truyền hình vệ tinh hay cáp. Song, để triển khai được thì cần phải có sự
kết nối tương tác giữa đầu phát sóng và bộ thu sóng. Đây là điều mà truyền hình vệ
tinh và cáp không có được. Muốn triển khai thì hai hình thức truyền hình này buộc
phải kết hợp với các hạ tầng mạng khác như Internet hoặc điện thoại di động.
– Công nghệ chuyển mạch IP: Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền hình cáp
và vệ tinh thường gửi đi tất cả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc, cùng một thời
điểm nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy.
Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết. IPTV sử dụng công nghệ chuyển
mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ liệu chương trình truyền hình được lưu trữ
tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ liệu kênh mà người dùng yêu cầu xem là được
truyền tải đi. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung thêm được
nhiều dịch vụ cho IPTV hơn vì băng thông không còn phải là vấn đề quá khó giải
quyết nữa.
– Mạng gia đình: Kết nối vào mạng Internet trong gia đình không chỉ có TV mà còn có
các PC khác. Điều này sẽ cho phép người dùng có thể sử dụng TV để truy cập đến
những nội dung đa phương tiện trên PC như ảnh số, video, lướt web, nghe nhạc...
Không những thế một số màn hình TV giờ đây còn được tích hợp khả năng vận hành
như một chiếc TV bình thường. Tất cả liên kết sẽ trở thành một mạng giải trí gia đình
hoàn hảo.
– Video theo yêu cầu – Video on Demand (VOD): VOD là tính năng tương tác có thể
nói là được mong đợi nhất ở IPTV. Tính năng này cho phép người xem có thể yêu
cầu xem bất kỳ một chương trình truyền hình nào đó mà họ ưa thích. Ví dụ, người
xem muốn xem một bộ phim đã có cách đây vài năm thì chỉ cần thực hiện tìm kiếm
và dành thời gian để xem hoặc ghi ra đĩa xem sau.

70
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Kiểm soát tối đa chương trình TV: VOD nói chính xác cũng là một phần lợi thế này.
Đây là tính năng mà người dùng sẽ cảm thấy thích thú nhất ở IPTV bởi nó cho phép
họ có thể kiểm soát tối đa chương trình truyền hình. Không còn thụ động phải xem
những gì mà nhà cung cấp dịch vụ phát đi như ở truyền hình truyền thống hay vệ tinh
mà giờ đây người dùng sẽ được trải nghiệm khả năng kiểm soát tối đa những nội dung
mà họ muốn xem. Với VOD người dùng có thể chọn lựa những chương trình thích
hoặc ghi nó ra đĩa để xem về sau này. Nhờ đó mà thiết bị điều khiển từ xa của IPTV
sẽ có đầy đủ tính năng như điều khiển một chiếc đầu đĩa. Khi đang xem chương trình
nếu gặp phải một đoạn nào hay người dùng có thể tua để xem lại, dừng phát chương
trình hoặc tua nhanh về phía trước… Điều này cũng đơn giản bởi nội dung được cung
cấp duy nhất theo yêu cầu của người xem chứ không cung cấp rộng cho tất cả mọi
người dùng như truyền hình truyền thống.
– Truyền hình chất lượng cao HD: Xu hướng nội dung chất lượng cao hiện đã hiển hiện
thực tế. Nhờ kết nối băng thông rộng nên có thể nói chỉ trong tương lai không xa
IPTV sẽ chỉ phát truyền hình chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc người
dùng sẽ thưởng thức các chương trình có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.

+ Nhược điểm
Nhược điểm “chí mạng” của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rất cao và sự chậm trễ
trong việc truyền tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không thật sự tốt
cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất dễ bị giật hay việc
chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian. Thêm vào nữa, nếu máy chủ của nhà cung cấp
dịch vụ không đủ mạnh thì khi số lượng người xem truy cập vào đông thì chuyện chất lượng
dịch vụ bị giảm sút cũng là một chuyện rất dễ xảy ra. Đây không hẳn là nhược điểm của IPTV
mà của cả thế giới web.
Song, một thế giới mà ở đó mọi người, mọi thiết bị đều có thể được kết nối mạng là một
trong những mục tiêu mà thế giới đang hướng tới. Truyền hình IPTV cũng là một phần trong
xu hướng này. Công nghệ mạng Internet càng ngày càng phát triển mạnh mẽ đẩy băng thông
kết nối lên cao hơn góp phần giúp IPTV khắc phục nhược điểm nói trên và biến nó trở thành
công nghệ truyền hình của tương lai.

71
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

8.1.3. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VNPT


Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện là nhà cung cấp các dịch vụ
viễn thông và Internet lớn nhất với thị phần rộng nhất tại Việt Nam, chiếm 48% thị phần thuê
bao băng rộng tại Việt Nam. Mạng NGN của VNPT cho phép triển khai các dịch vụ đa dạng
với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường, giảm chi phí khai thác
mạng và dịch vụ, đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài
doanh thu từ các dịch vụ truyền thống như thoại, truyền dữ liệu tốc độ cao, dịch vụ đa phương
tiện, hiệu suất sử dụng truyền dẫn rất cao. NGN cho phép VNPT tăng cường khả năng kiểm
soát, bảo mật thông tin và độ tin cậy trong khi giảm thiểu được chi phí vận hành. Được xây
dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, NGN đáp ứng được hầu
hết các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng như doanh nghiệp, văn phòng, kết nối giữa các
mạng máy tính… NGN thống nhất mạng hữu tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm
thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây.
Ngày 28/9/2009, Công ty VASC thuộc tập đoàn VNPT đã chính thức cung cấp dịch vụ
IPTV với thương hiệu MyTV và slogan “Những gì bạn muốn”. Chỉ sau bốn tháng ra mắt, tính
đến ngày 10/3/2010, MyTV đã được cung cấp tới 36 tỉnh thành với hơn 15 000 thuê bao. Đến
nay, MyTV đã triển khai 64/64 tỉnh thành của Việt Nam chỉ sau hơn một năm. Đây là một
thành công lớn của VNPT. Dịch vụ MyTV đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người sử
dụng đặc biệt là ở khu vực miền Bắc.
Các chương trình và dịch vụ đang cung cấp trên MyTV khá phong phú và nhiều tính
năng nổi trội. Mục tiêu của MyTV là mang lại cho người sử dụng cách thưởng thức khác biệt:
“Truyền hình theo yêu cầu”. Các chương trình và dịch vụ đó là: Truyền hình (Live TV): Live
TV tương tự như dịch vụ truyền hình truyền thống.
Dịch vụ này cung cấp cho người sử dụng những chương trình truyền hình được thu lại
từ hệ thống truyền hình mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh và kênh truyền hình
riêng. Hiện nay, hệ thống của MyTV đã cung cấp 71 kênh truyền hình. Các nội dung truyền
hình được phát theo lịch trình và thời gian cố định như truyền hình truyền thống. Nhưng với
công nghệ IPTV, người sử dụng không chỉ xem một cách thụ động mà có thể sử dụng những
tính năng ưu việt như tạm dừng, lưu trữ, hướng dẫn chương trình điện tử, khóa chương trình
không dành cho trẻ em.

72
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Phim theo yêu cầu (VOD): Dịch vụ này cho phép người sử dụng lựa chọn và xem
phim lưu lại trên server.
Karaoke (KoD): Mang đến cho người sử dụng danh sách những bài hát được ưa
chuộng trong nước và quốc tế. Lời bài hát xuất hiện dưới dạng text trên màn hình TV,
Karaoke là một dịch vụ đặc biệt hấp dẫn.
Truyền hình theo yêu cầu (TVoD): Dịch vụ này cho phép bạn lựa chọn và xem lại
các chương trình đã phát trước đó. Với dịch vụ Truyền hình theo yêu cầu, bạn không
phải phụ thuộc vào thời gian phát sóng của các đài truyền hình và không bao giờ bỏ lỡ
bất cứ một chương trình truyền hình yêu thích nào.
Âm nhạc (MoD): Dịch vụ này cho phép người sử dụng lựa chọn và nghe, xem các
clip, video clip ca nhạc từ thư viện của nhà cung cấp.
Game theo yêu cầu (GoD): Dịch vụ cho phép chơi các game từ danh sách đã được
định sẵn đến STB. Người dùng trả phí cho việc chơi game.
Tiếp thị truyền hình (Tele–Marketing): Mang đến cho người sử dụng MyTV các
thông tin về sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn và mua sắm. Với mục đích giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ này giúp người sử dụng có thể đưa ra quyết định mua sắm chính xác
hơn cho mình.
Thông tin cần biết (T-Intormation): Người sử dụng có thể sử dụng tính năng này
để tra cứu các thông tin cần thiết. Những thông tin trên hệ thống MyTV rất đa dạng và
phong phú
Tạm dừng (Time Shift TV): Dịch vụ tạm dừng là dịch vụ kết hợp giữa dịch vụ Truyền
hình trực tuyến – Live TV và dịch vụ theo yêu cầu. Với chức năng dịch thời gian, có thể tạm
dừng hoặc tua đi tua lại kênh truyền hình đang phát để xem lại sau.
Lưu trữ (nPVR): Chức năng nPVR (Personal Video Recorder) cho phép người sử
dụng ghi chương trình và lưu trữ chúng trong hệ thống lưu trữ của nhà vận hành và xem lại
sau đó với đầy đủ chức năng điều khiển VCR.
Trả tiền theo từng chuyên mục (iPPV) là dịch vụ trả tiền theo từng lần xem. iPPV
là một giải pháp hiệu quả bởi vì đôi khi bạn chỉ quan tâm đến một số chuyên mục nhất định
chứ không muốn xem tất cả các kênh.

73
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Quảng cáo (Live Channel & Advertising): Quảng cáo trên kênh trực tuyến là dịch
vụ cho phép người sử dụng doanh nghiệp có nhu cầu đặt quảng cáo trên MyTV qua nhiều
hình thức: TVC, Panel, Logo, Text…
Sóng phát thanh (Broadcast Audio Channel) là dịch vụ nghe sóng phát thanh theo
yêu cầu. Với một danh sách định sẵn có trong hệ thống, các chương trình phát thanh được
phát trực tiếp theo chuyên đề cụ thể như âm nhạc, chính trị, kinh tế, xã hội… Người sử dụng
có thể lựa chọn và nghe các chương trình phát thanh trong nước, quốc
tế qua hệ thống MyTV.
Chia sẻ ảnh và clip (Media Sharing): Tính năng này cho phép người sử dụng
MyTV có thể tạo, lưu trữ và quản lý các album ảnh, clip của mình.
Ngoài ra, các giai đoạn tiếp theo sẽ có các dịch vụ tương tự nhưng với chất lượng
cao (High Definition) và thêm một số dịch vụ gia tăng giá trị khác.
8.2. Dịch vụ METGAWAN
Dịch vụ MegaWAN được cung cấp trên nền mạng MANE sử dụng cáp quang
(MetroNET lớp 3) cho các đường có tốc độ cao (từ 1024 Kbps lên đến hàng 100 Mbps) hoặc
mạng xDSL sử dụng cáp đồng cho các đường có tốc độ thấp (từ 64 Kbps lên đến 2048 Kbps).
Tất cả các đường truyền MegaWAN đều kết nối ở lớp 3 (lớp IP). Chúng ta thường tạo VRF
(Virtual Routing and Forwarding) riêng cho mỗi khách hàng trên BRAS Juniper hay trên các
NPE Cisco R7609s.
8.2.1. Hệ thống xDSL
Thiết bị mạng xDSL bao gồm:

Các Tủ IP DLAM sử dụng công nghệ IP.

Các Tủ ATM DLAM sử dụng công nghệ ATM

Các BRAS: Cisco 10K, Juniper

74
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hệ thống mạng xDSL sử dụng công nghệ ATM (Asynchronous Transfer Mode) có
uplink và trung kế là các đường E1, STM-1, STM-4. Các thiết bị Alcatel 7300 Compact,
7300UD, 7301 GENT là các Tủ ATM DSLAM. BRAS sử dụng với hệ thống này là Juniper.

Hệ thống mạng xDSL sử dụng công nghệ IP như Alcaltel 7302, Huawei, Huawei MXU,
…có uplink là các đường Ge (Giga Ethernet) đấu vào mạng MANE.
8.2.2. Mô hình kết nối
MegaWAN trên hệ thống MANE (MetroNET Layer 3): Tốc độ: từ 1024 kpbs đến hàng
100 Mbps Modem: Cisco 3400, Media Converter+Cisco 878k9, các kênh ảo được xác định
bằng VLAN. Các kênh có thể kết nối về BRAS Juniper hay các Vrf trên NPE Cisco R7609s
trên mạng MANE (trong trường hợp tất cả các đường truyền của khách hàng sử dụng cáp

75
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

quang trên MANE). Tuy nhiên, hiện nay đường truyền MegaWAN đa số đầu về BRAS
Juniper.

76
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

MegaWAN trên hệ thống xDSL: Tốc độ: nx64Kbps (n = 1-32); Sử dụng cáp đồng đấu
vào port Adsl hay Port G.shdsl nhưng khi sử dụng port Adsl tốc độ tối đa là 512 kbps. Modem:
Cisco 878K9, Cisco 877, Speedtouch 605s, Modem Adsl…; Các kênh thường đấu thông qua
BRAS Juniper.

Trên hệ thống ATM DSLAM các kênh ảo được PVC được xác định bằng VPI/ VCI (Ex:
8/35, 8/36, 8/37...) được kết nối từ Modem đến BRAS.
Trên hệ thống Ip DSLAM các kênh ảo PVC được xác định bằng VPI/ VCI (Ex: 8/35,
8/36, 8/37...) được kết nối từ Modem đến IP DSLAM, phần kênh ảo từ DSLAM lên BRAS

77
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

kết nối theo VLAN (S-C/ VLAN). Hiện nay, các đường tuyến MegaWAN cáp đồng đều đấu
qua hệ thống IP DSLAM, không qua hệ thống ATM DSLAM nữa.
Trên thực tế khách hàng thường yêu cầu nhiều kênh MegaWAN vừa cáp đồng vừa cáp
quang nên các đường này co thể đấu trên nhiều hệ thống khác nhau và được đấu chung về

một BRAS (Juniper ERX 1440).

8.3. Dịch vụ METRONET


Dịch vụ MetroNET được cung cấp trên nền mạng MANE, đường truyền sử dụng cáp
quang, thiết bị thường sử dụng là Media Converter (MC), Cisco 3400. Một vài trường hợp sử
78
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

dụng kết hợp Media converter+Cisco 878K9. Các thiết bị này được kết nối với các switch
layer 2 đặt trong Trạm thông qua port FE điện (Chuẩn 100Base-T, dạng connector RJ-45)
hoặc port FE quang (Chuẩn 100Base-Fx dưới dạng module SFP 01 core hay 02 core) hoặc
port GE quang tùy thộc vào loại Switch, Media Convertor đang sử dụng hay yêu cầu thuê
cổng Ge của khách hàng. Đường truyền kết nối theo layer 2, hình thức kết nối điểm-điểm,
hoặc điểm-đa-điểm. Chúng ta có 01 PCT cho mỗi điểm lắp đặt đường truyền MetroNET cho
khách hàng.
8.3.1. Hệ thống MANE
Thiết bị mạng MANE bao gồm:
– Các Router Cisco R7609, R7609s, R7606s.
– Các BRAS: Cisco, Juniper
– Các SW-L2: Cisco 4924

Hình 8.1 Sơ đồ mạng MANE tổng quát


Các SW-L2 như Alcaltel 6400, Transtion, Dasan 2524G, Adtran Netvanta 1234,
Huawei S3300, …dùng để cung cấp dịch vụ FiberVNN, KTR, MetroNET, MegaWAN, …

79
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 8.2 Sơ đồ tổng quát dịch vụ MetroNET


8.3.2. Mô hình kết nối
Mô hình E-LINE: Mỗi điểm được kết nối bằng một đường logic đường dùng VLAN
khác nhau, các điểm độc lập với nhau không cùng mô hình này áp dụng cho các phưong thức
kết nối điểm-điểm (P2P) hay điểm riêng biệt

Hình 8.3 Mô hình E-Line

80
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Mô hình E-LAN: Mỗi điểm được kết nối về chung một điểm (VFI) giống như 01
SW-L2 các port là các MC đặt tại khách hàng. Các đường dùng chung một VLAN, các điểm
cùng lớp mạng.

Hình 8.4 Mô hình E-LAN


8.3.3. Switch Layer 2
Switch layer 2 (SW-L2) có loại port Fasthernet (port Fe) có tốc độ cổng tối đa là 100M
(nhưng thực tế chỉ truyền được khoảng 80% băng thông tối đa của port, tức khoảng 80M)
hoặc Port GigaEthernet (Ge) có tốc độ cổng tối đa là 1 Gigabit. Các Switch như Cisco 3750,
Cisco 3400, Transition SM24-100SFP-AH, Huawei S3300 là các switch Fe. Các Switch như
Cisco 4924, Alcatle 6400, DASAN 2524G hay Lighsmart 2524G là Switch Ge.
Chuẩn kết nối của các switch chia làm 02 loại:

Port điện (chuẩn 100Base-T, 1000Base-T) có dạng connector là RJ-45.

81
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242


Port quang (chuẩn 100Bae-Fx, 1000Base-Fx) có dạng module SFP 01 core hay 02

Core.

Đối với các SW-L2 Port điện, chúng ta phải dùng 02 Media Converter đấu B2B
và dùng cáp UTP (chuẩn RJ-45) để kết nối từ Media Converter (MC) vào SW

Hình 8.5 Mô hình kết nối dịch vụ MetroNET bằng SW port điện
Đối với các SW-L2 Port quang: chúng ta chỉ dùng 01 Media Converter đấu trực tiếp cáp
quang vào Module SFP gắn trên SW.

Hình 8.6 Mô hình kết nối dịch vụ MetroNET bằng SW port quang
5. Thiết bị khách hàng
82
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Đối với dịch vụ MetroNET, chúng ta thường cung cấp cho khách hàng thiết bị là Media
Converter. Trên hệ thống sẽ tạo đường kết nối Layer 2 giữa 02 port trên các Switch có MC
đấu vào. Do đó, các Tổ VT chỉ kéo cáp đến và đấu nối MC vào là xong phần lắp đặt. Phần
còn lại là phối hợp với Tổ HTBR để kiểm tra và bàn giao dịch vụ cho khách hàng. Khách
hàng có thể đấu thẳng vào SW mạng LAN ở hai đầu để sử dụng. Nhưng số lượng MAC bị
giới hạn trên hệ thống (QĐ của tập đoàn là 4 MAC) nên một số thiết bị LAN của khách hàng
sẽ không sử dụng được.

Hình 8.7 Mô hình khách hàng sử dụng SW LAN đấu trực tiếp vào MC
Khách hàng phải trang bị Bộ định tuyến (Router) để khắc phục tình trạng giới hạn
MAC khi kết nối SW LAN vào trực tiếp MC. Chúng ta có thể tư vấn cho khách hàng sử
dụng các bộ Router giá rẻ như Draytek Vigor 2910, Vigor 2920, ...

Hình 8.8 Mô hình khách hàng sử dụng Router


Tuy nhiên, việc trang bị thêm Router làm phát sinh thêm chi phí cho khách hàng. Vì
vậy, một số khách hàng lớn (các Ngân hàng) không muốn trang bị thêm Router mà yêu cầu
VTTP trang bị. Các loại Router VTTP thường trang bị cho khách hàng: Cisco 878 hoặc Cisco

83
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

3400. Trong trường hợp này, các Tổ VT phải cấu hình thêm phần thiết bị Cisco 3400, Cisco
878K9.

Hình 8.9 Mô hình khách hàng sử dụng Router Cisco 3400 và Cisco 878K9

Đối với các đường truyền MetroNET cung cấp cho các Trạm 3G của VNP và VMS,
chúng ta đấu cáp quang vào trực tiếp thiết bị SIU của VNP, VMS. Phía trong Trạm chúng
ta đấu vào Port Ge trên các SW Alcatel 6400, Dasan hay Lightsmart.

Hình 8.10 Mô hình kết nối singleRAN cho các trạm BTS
8.4. Dịch vụ kênh thuê riêng KTR
8.4.1. Một số connector thường gặp trong KTR
Trong quá trình lắp đặt dịch vụ KTR chúng thường gặp một số giao tiếp như RS322,
V.11, V.35, G.703, D-34… dưới dạng đấu nối vật lý như BD9, DB25, RJ-45, BNC. Dưới đây
là các connector và các chuẩn thường gặp.

+ Giao tiếp E1 G.703


Giao tiếp này thường gặp trong các Modem dùng để cung cấp các đường truyền KTR:
2M giữ kênh, E1 (PSTN), 30B+D, … đấu nối qua hệ thống truyền dẫn.
Giao tiếp G.703 có 02 dạng kết nối vật lý: G.703 120 Ohm dạng RJ-45 (Balanced
Interface) và G.703 75 Ohm dạng BNC (Unbalanced Interface).
84
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Giao tiếp E1 G.703 120 Ohm dạng RJ-45 connector thường sử dụng 02 cặp dây: Cặp
thu Rx (chân 1-2) và cặp phát Tx (chân 4-5), các chân còn lại không sử dụng. Để xác định

cặp phát, cặp thu chúng ta có thể dùng LED để đo. Khi đo cặp phát đèn LED sẽ sáng lên,
cặp thu đèn LED không sáng. Chúng ta có thể dùng cáp PCM hay cáp UPT Cat 5e để đấu nối.
Để loop giao tiếp G.703 120 Ohm chúng ta đấu tắt chân 1 với chân 4 và chân 2 với chân
5 (Hình 4-1).

Hình 8.11 Giao tiếp G.703 120 Ohm và sơ đồ chân

85
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Giao tiếp E1 G.703 75 Ohm dạng BNC connector (Hình 4-2) thường rất ít sử dụng và
phải dùng cáp đồng trục để đấu nối. BNC Connector cũng thường dùng các giao tiếp E3
(34M)

Chú ý: Khi cấu hình giao tiếp E1 G.703 chúng chú ý đến các thông số sau: Line code =
HDB3; Framing No CRC4, trong vài trường hợp thì cần có CRC4 (cho các đường truyền có
tốc độ nx64Kbps); Hoặc Unframing (cho đường truyền full 2M)

+ Giao tiếp V.35


Giao tiếp này thường gặp trong các Modem dùng để cung cấp các đường truyền KTR
có tốc độ thấp từ 64Kbps đến 2048Kbps. Khách hàng thông thường sử dụng Router có giao
tiếp này rất nhiều.
Trên Modem KTR, giao tiếp này thường gặp ở dạng connector DB25 hay dạng D Pin
Connector (Hình 4-3, 4-4,4-5).

86
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 8.12 Sơ đồ đấu loopback giao tiếp V.35

Hình 8.13 Giao tiếp V.35 dạng DB25 và sơ đồ chân

87
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hình 8.14 Giao tiếp V.35 dạng D pin và sơ đồ chân


Chúng ta có thể loop giao tiếp V.35 để đo kiểm theo sơ đồ đấu nối trong hình
4-3 và thực tế chúng ta thường dùng cáp chuyển đổi các dạng connector DB25 sang
dạng D34Pin để kết nối với cổng Serial V.35 của Router khách hàng.

Hình 8.15 Cáp chuyển đổi từ DB25 sang D pin connector

Hình 8.16 Đấu nối cáp V.35 giữa modem và Router của khách hàng

88
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

8.4.2. Mô hình kết nối Back-to-Back (B2B) qua hệ thống truyền dẫn và qua mạng DDN
Qua hệ thống truyền dẫn:
Trong Phương án này, tại một phía nhà khách hàng, chúng ta thường dùng 02
modem đấu B2B, 01 modem V.35 hoặc G.703 đặt ở nhà khách hàng và 01
Modem G.703 đặt trong Trạm. Modem G.703 trong trạm sẽ đấu vào luồng 2M
của hệ thống truyền dẫn tại Trạm đó để kết nối với điểm còn lại (Hình 4-8)

Hình 8.17 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR B2B qua mạng Truyền dẫn
Sử dụng:
– Cáp đồng (Mã cáp D) hoặc cáp quang (Mã cáp M).

Modem đấu B2B: 01 modem lắp ở khách hàng và 01 Modem ở Đài/Trạm
Chủng loại Modem:
– Cáp đồng: Adtran 6540, RAD ASAMi-52, Digitel SHDL, Speedouch 690s, Telindus.

– Cáp quang: LightSmart PE-150, Dowslake FME, RAD IPMUX-2L, Digitel Fiber, …
– Giao tiếp modem trong Đài/Trạm: G.703 để đấu vào luồng 2M của hệ thống truyền
dẫn.
– Clock source của Modem Trong Đài khai báo là External để lấy clock từ mạng DDN,
Modem ở khách hàng khai báo clock theo Modem trong Đài.

89
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Tốc độ: 64Kbps – 2048Kbps, thực tế thường cung cấp các kênh có tốc độ từ 512Kbps
– 2048Kbps.

– Có thể dùng để kết nối dịch vụ thoại như: E1 hoặc 30B+D

+ Qua hệ thống mạng DDN


Trong Phương án này, tại một phía nhà khách hàng, chúng ta thường dùng 02 modem
đấu B2B, 01 modem V.35 hoặc G.703 đặt ở nhà khách hàng và 01 Modem V.35 hoặc G.703
đặt trong Trạm có Node DDN. Nếu Modem trong Trạm dùng giao tiếp G.703 thì đấu vào Port
E1 của mạng DDN. Nếu Modem trong Trạm dùng giao tiếp V.35 thì đấu vào Port SDM V.35
của mạng DDN (Hình 4-9)

Hình 8.18 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR B2B qua mạng DDN
Sử dụng:
– Cáp đồng (Mã cáp D) hoặc cáp quang (Mã cáp M).
– Modem đấu B2B: (01 modem lắp ở khách hàng và 01 ở Đài/Trạm).
Chủng loại Modem:
– Cáp đồng: Adtran 6540, RAD ASAMi-52, Digitel SHDL, Speedouch 690s, Telindus.
– Cáp quang: LightSmart PE-150, Dowslake FME, RAD IPMUX-2L, Digitel Fiber, …
– Giao tiếp modem trong Đài/Trạm: V.35 hoặc G.703 để đấu vào port V.35 hoặc
port E1 trên mạng DDN.
90
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Clock source của Modem Trong Đài khai báo là External để lấy clock từ mạng
DDN, Modem ở khách hàng khai báo clock theo Modem trong Đài.
– Tốc độ: 64Kbps – 2048Kbps, thực tế thường cung cấp các kênh có tốc độ từ 512Kbps
– 2048Kbps.
8.4.3. Mô hình kết nối qua port G.shdsl của ATM DSLAM trên mạng xDSL
Trong mô hình kết nối này, tại một phía nhà khách hàng, chúng ta chỉ dùng 01 modem
có chuẩn G.shdsl để đấu vào port G.shdsl trên tủ ATM DSLAM (không đấu vào port G.shdsl
của tủ IP DSLAM). Tất cả các kênh truyền đấu vào hệ thống xDSL theo mô hình này đều
được kết nối thông qua hệ thống Multilayer Switch (hay còn gọi là ATM Switch) – thiết bị
dùng để chuyển mạch giữa các gói tin ATM và khung dữ liệu TDM (Hình 4-10)

Hình 8.19 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR qua mạng xDSL
Sử dụng:
– Cáp đồng (Mã cáp G), đấu vào port G.shdl trên ATM DSLAM. Modem: chỉ cần 01
modem lắp ở khách hàng, Trong Đài/Trạm đấu vào port G.shdsl

– Chủng loại Modem: OneAccess 1432, RAD LA-110, VeriLink Wansuite 6430A,
Speedtouch 690S, …
91
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

– Tốc độ: 64Kbps – 2048Kbps, thực tế thường cung cấp các kênh có tốc độ từ 64Kbps
– 1024Kbps.
8.4.4. Mô hình kết nối qua port FE của các L2-SWITCH trên mạng MANE sử dụng
công nghệ TDMoIP
Trong mô hình kết nối này, tại một phía nhà khách hàng, chúng ta chỉ dùng 01 modem
có hỗ trợ công nghệ TDM over IP (TDMoIP: Công nghệ chuyển đổi khung dữ liệu TDM sang
gói tin IP và ngược lại) để đấu vào port FE của các Switch layer 2 trên hệ thống mạng MANE.
Tương tự, phía còn lại chúng ta cũng sử dụng modem TDMoIP để chuyển đổi lại không dữ
liệu TDM (Hình 4-11).
Trong thời gian tới chúng ta sẽ đầu tư CES Gateway để thực hiện tập trung tất cả các
kết nối theo mô hình này tương tự như ATM Switch.

Hình 8.20 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR qua mạng MANE
Sử dụng:
– Cáp quang (Mã cáp M), đấu vào port FE trên L2-Switch trên mạng MANE.
– Modem: chỉ cần 01 modem lắp ở khách hàng, Trong Đài/Trạm đấu vào port FE.
– Chủng loại Modem: RAD IPMUX-2L
– Tốc độ: 64Kbps – 2048Kbps, thực tế thường cung cấp các kênh có tốc độ từ 512Kbps
– 2048Kbps.

92
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

8.4.5. Mô hình kết nối qua port FE/GE trên hệ thống truyền dẫn ngn để cung cấp KTR
EosSDH (Ethernet Over SDH).
Trong Phương án này, tại một phía nhà khách hàng, chúng ta thường dùng 02 Media
Converter đấu B2B, 01 Converter FE đặt ở nhà khách hàng và 01 Converter FE đặt trong
Trạm có hệ thống Truyền dẫn NGN. Converter FE trong trạm sẽ đấu vào port FE của hệ thống
truyền dẫn NGN tại Trạm đó để kết nối với điểm còn lại (Hình 4-12).

Hình 8.21 Sơ đồ kết nối đường truyền KTR EoSDH qua mạng Truyền dẫn
Sử dụng:
– Cáp quang (Mã cáp M)
– Media Converter FE đấu B2B: (01 converter lắp ở khách hàng và 01 ở Đài/Trạm)
Giao tiếp với thiết bị khách hàng qua giao FE.
– Chủng loại Converter: Thường dùng Converter FE 02 core như: Vilink, Transition.
– Tốc độ: 64Kbps – 100M, thực tế thường cung cấp các kênh có tốc độ từ 1024Kbps
trở lên.
– Dùng để cung cấp các kênh KTR EoSDH đi Quốc tế.
8.4.6. Một số mô hìn kết nối thực tế
Thí dụ 1: ngân hàng tnhh một thành viên ANZ (VIỆT NAM) có đường truyền KTR
64Kbps, giao tiếp V.35 từ địa chị 39 Lê Duẫn, Q.1 đi 206 Phan Xích Long. Trong trường hợp
này chúng ta đấu vào port G.shdsl (Mã cáp: G) trên ATM DSLAM ở hai đầu, dùng thiết bị
Verilink 6540/RAD LA-110/Speedtouch 690s/OneAccess 1432.

93
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Sơ đồ kết nối:

Hình 8.22 Sơ đồ kết nối thí dụ 1


Thí dụ 2: Văn Phòng Đại diện SITA tại TP.HCM có đường truyền KTR tốc độ 1984Kbps
từ Văn phòng tại địa chỉ T.3, 235 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q.1 đến Sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong trường hợp này sử dụng modem Digitel C4W/Adtran 6540/ RAD ASAMi-52 đấu B2B
qua Hệ thống truyền dẫn, không đấu qua mạng DDN.

Hình 8.23 Sơ đồ kết nối thí dụ 2


Thí dụ 3: Ngân hàng ngoại thương TP.HCM (VIETCOM BANK) có nhiều máy ATM
trên địa bàn Tp.HCM sử dụng đường truyền tốc độ 128Kbps kết nối với hội sở sử dụng
đường truyền 2M giữ kênh.

Hình 8.24 Sơ đồ kết nối thí dụ 3


Trong mô hình này chúng ta sử dụng nhiều loại thiết bị (AD-3, Speedtouch 690s, VeriLink,
Lightsmart PE-150) đấu vào nhiều mạng khác nhau. Thiết bị LightSmart PE150 dùng để kết
nối đường 2M giữ kênh cho khách hàng – ghép các đường tốc độ thấp vào. Các điểm giao
94
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

dịch ATM có tốc độ thấp (128Kbps) sử dụng các loại Modem như AD-3 đấu vào Node DDN
hay Modem Speedtouch 690s, Verilink 6430A, OneAccess 1432 đấu vào Port G. shdsl trên
thiết bị ATM DSLAM.
Thí dụ 4: Cty Mai Linh có 02 đường 30B+D từ Tòa nhà 64-68 hai Bà Trưng, với đầu số
38383838 thuộc Đài Chợ Lớn (CLO). Chúng ta có thể sử dụng Modem LightSmart/Dowslake
FME/RAD IPMUX-2L để đấu nối từ khách hàng về Trạm HBT bằng cáp quang, sau đó đấu
vào thiết bị truyền dẫn theo tuyến HBT-TBI-CLO để làm đường chính kết nối về Đài CLO.
Tương tự, chúng ta có thể sử dụng Modem ADTRAN 6540/ RAD ASAMi-52/Digitel C4W
để kết nối từ khách hàng về Tram HBT bằng cáp

Hình 8.25 Sơ đồ kết nối thí dụ 4

95
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

CHƯƠNG 9: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG VNPT TP.HCM:

96
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Hộp bông chia(1 sợ dây quang trung kế chia làm 8 bông)

Máy hàn sợi quang

97
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

Máy đo suy hao đường truyền

98
Người hướng dẫn: Anh Nguyễn Việt Long Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Trọng
Giảng viên phụ trách: TS. Đặng Lê Khoa MSSV: 1720242

TỔNG KẾT
Em đã trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Viễn thông
Sài Gòn, mô hình tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ và hướng phát triển trong tương lai
của trung tâm.
Giới thiệu về mạng truy nhập chủ động AON, các kiểu kết nối, kiến trúc, ưu nhược điểm
và ứng dụng của mạng truy nhập vào Việt Nam và thế giới.
Giới thiệu về mạng truy nhập thụ động GPON, kiến trúc truy nhập, tốc độ bit, cấu trúc
của lớp mạng GPON.
Các dịch vụ triển khai như dịch vụ MegaWAN, MetroNET, dịch vụ MyTV, dịch vụ
kênh thuê riêng.
Các hình ảnh khi em được đi lắp đặt, sửa chữa khắc phục sự cố cùng với đội Hai Bà
Trưng 1 tại nhà khách hàng, văn phòng và công ty…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tuấn Lâm và Vũ Xuân Sang, “Nghiên cứu công nghệ mạng truy nhập
quang và ứng dụng cho VNPT Lạng Sơn,” Hà Nội, 2011.
[2] “Dịch vụ kênh thuê riêng KTR,” 2013.
[3] “Dịch vụ MegaWAN,” 2013.
[4] “Dịch vụ MetroNET,” 2013.
[5] Trần Phương Mai, Nguyễn Mai Phương, Hoàng Thu Thủy và Nguyễn Thị
Tưởng, “Công nghệ truy nhập mạng quang,” 2011.
[6] “Mạng truy nhập quang tới thuê bao GPON,” 2007.
[7] Ngô Ngọc Linh, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Thái Công Nghĩa và Nguyễn Minh
Thành, “Tìm hiểu dịch vụ MyTV được triển khai tại Viễn thông thành phố Hồ Chí
Minh,” 2016.

99

You might also like