You are on page 1of 4

Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Tiết kiệm quốc gia bằng (Y-T-C).
2. Trong nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân.
3. Trong nền kinh tế đóng, nếu đầu tư là $10.000 và chính phủ có thâm hụt là $2.500 thì tiết kiệm
cá nhân là $12.500.
4. Giả sử nền kinh tế đóng có GDP là $5 tỷ, tiêu dùng là $3 tỷ, và mua sắm của chính phủ là $1 tỷ.
Như vậy, đầu tư và tiết kiệm quốc gia đều bằng $1 tỷ.
5. Tăng trong cầu vốn vay làm lãi suất cân bằng tăng lên và mức tiết kiệm cân bằng giảm.
6. Tăng trong thâm hụt ngân sách làm đường cầu vốn vay dịch sang phải.
7. Hiệu ứng lần át diễn tả trường hợp lãi suất giảm đi do chính phủ có thặng dư ngân sách
II. Trắc nghiệm
1. Các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối khoản tiết kiệm của người này với đầu tư của người
khác cầu thành một hệ thống gọi là
a. Hệ thống dự trữ liên bang
b. Hệ thống ngân hàng
c. Hệ thống tiền tệ
d. Hệ thống tài chính
2. Phát biểu nào sau đây không chính xác
a. Khi một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn thì quốc gia đó có ít tư bản hơn
b. Người cung ứng vốn vay cho vay tiền
c. Lãi suất điều chỉnh để cân bằng lượng cung và lượng cầu vốn vay
d. Nếu Mai mua thiết bị cho nhà máy của mình thì Mai đang thực hiện đầu tư tư bản
3. Phương trình nào sau đây thể hiện GDP trong nền kinh tế mở?
a. S = I – G
b. I = Y – C + G
c. Y = C + I + G
d. Y = C + I + G + NX
4. Phương trình nào sau đây thể hiện tiết kiệm quốc gia trong nền kinh tế đóng?
a. Y – I – G – NX
b. Y – C – G
c. Y – I – C
d. G + C –Y
5. Trong nền kinh tế đóng, tiết kiệm quốc gia bằng
a. Đầu tư
b. Thu nhập còn lại sau khi chi cho tiêu dùng và chi mua sắm của chính phủ
c. Tiết kiệm tư nhân cộng với tiết kiệm công cộng (tiết kiệm chính phủ)
d. Tất cả câu trên đều đúng
6. Giả sử trong nền kinh tế đóng có tiết kiệm công cộng là $3 tỷ và tiết kiệm cá nhân là $2 tỷ. Tiết
kiệm quốc gia và đầu tư trong nền kinh tế này lần lượt là
a. $5 tỷ, $5 tỷ
b. $5 tỷ, $2 tỷ

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

c. $1 tỷ, $5 tỷ
d. $1 tỷ, $2 tỷ
7. Trong nền kinh tế đóng, (T-G) là
a. Tiết kiệm quốc gia
b. Đấu tư
c. Tiết kiệm cá nhân
d. Tiết kiệm chính phủ (tiết kiệm công cộng)
8. Quốc gia A không giao dịch ngoại thương với những quốc gia khác. GDP đạt $30 tỷ. Chính phủ
của quốc gia này chi tiêu $5 tỷ cho hàng hóa và dịch vụ mỗi năm, thu $7 tỷ tiền thuế và cung
cấp $3 tỷ chi chuyển nhượng cho hô gia đình. Tiết kiệm tư nhân đạt $5 tỷ. Tiêu dùng và đầu tư
của quốc gia A lần lượt là
a. $18 tỷ và $5 tỷ
b. $21 tỷ và $4 tỷ
c. $13 tỷ và $7 tỷ
d. Không đủ thông tinh để trả lời
9. Nguồn cung của vốn vay
a. Là tiết kiệm và nguồn cầu cho vốn vay là đầu tư
b. Là đầu tư và nguồn cầu cho vốn vay là tiết kiệm
c. Và cầu của vốn vay là tiết kiệm
d. Và cầu của vốn vay là đầu tư
10. Những yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng
a. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến cung vốn vay tăng
b. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến cung vốn vay giảm
c. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay tăng
d. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay giảm
11. Nếu có thặng dư về vốn vay thì
a. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
b. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suất cân bằng
c. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
d. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suất cân bằng
12. Nếu có thặng dư về vốn vay thì
a. Cung vốn vay dịch chuyển sang phải và cầu dịch chuyển sang trái
b. Cung vốn vay dịch chuyển sang trái và cầu dịch chuyển sang phải
c. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay tăng và lượng cầu giảm vì lãi
suất tăng đến mức cân bằng
d. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay giảm và lượng cầu tặng vì lãi
suất giảm đến mức cân bằng
13. Điều gì xảy ra trong thị trường vốn vay nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ lãi suất tiết
kiệm?
a. Lãi suất sẽ tăng
b. Lãi suất không bị ảnh hưởng
c. Lãi suất sẽ giảm
d. Ảnh hưởng đến lãi suất còn mơ hồ
14. Thặng dư ngân sách
a. Tăng lãi suất và đầu tư
b. Giảm lãi suất và đầu tư
c. Tăng lãi suất và giảm đầu tư

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

d. Giảm lãi suất và tăng đầu tư


15. Hiện tượng lấn án xảy ra khi đầu tư giảm do
a. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất tăng
b. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất giảm
c. Thặng dư ngân sách làm lãi suất tăng
d. Thặng dư ngân sách làm lãi suất giảm
16. Trong nền kinh tế đóng, GDP đạt $11 tỷ, tiêu dùng $7 tỷ, thuế $3 tỷ và thặng dư ngân sách là 1
tỷ. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm quốc gia bằng
a. $4 tỷ và $1 tỷ
b. $4 tỷ và $5 tỷ
c. $1 tỷ và $2 tỷ
d. $1 tỷ và $1 tỷ

III. Bài tập


1. Các nhà kinh tế ở quốc gia A – một nền kinh tế đóng- thu thập thông tin sau về nền kinh tế cho một
năm cụ thể: (Đơn vị: tỷ đồng)
Y = 10,000 C = 6000 T=1,500 G = 1,500
Các nhà kinh tế cũng ước lượng hàm đầu tư như sau:
I = 3,500 – 100r
Trong đó, r là lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm.
a. Tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính , tiết kiệm quốc gia, đầu tư, và lãi suấ thực cân bằng
b. Giả sử chính phủ giảm mức mua hàng G còn 1000. Tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm công cộng và
tiết kiệm quốc dân
c. Lãi suất cân bằng mới trong trường hợp câu b) là bao nhiêu?
2. Giả sử nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau đây :
GDP = $110.000 Tiêu dùng = $70.000 Tiết kiệm tư nhân = $8.000
Tiết kiệm quốc gia = $12.000
a. Tính lượng đầu tư của nền kinh tế
b. Chính phủ đang có thâm hụt hay thặng dư ngân sách ? và bằng bao nhiêu ?
c. Mua sắm của chính phủ và thuế là bao nhiêu ?

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính

You might also like