You are on page 1of 6

I.

Cơ Chế Tác Dụng Của Bức Xạ Ion


1. Cơ chế tác dụng trực tiếp
 Năng lượng của bức xạ trực tiếp chuyển giao cho các phân tử cấu tạo tổ chức sinh học
mà chủ yếu là các đại phân tử hữu cơ => gây lên các quá trình kích thích và ion hóa các
nguyên tử, phân tử
 Tiếp theo là các phản ứng hóa học xảy ra giữa các phân tử mới tạo thành sau khi bị kích
thích hoặc ion hóa
( 2 giai đoạn trên xảy ra rất nhanh chóng khoảng phần ngàn mili giây )
Các phân tử hữu cơ quan trọng bị tổn thương gây nên các tác dụng sinh học tiếp theo: tổn
thương chức năng hoạt động, gây đột biến gen, hủy diệt tế bào,..

-Người ta có thể mô hình hóa các quá trình trên bằng sơ đồ sau đây:

 AB  (AB)* AB + hv
 AB  (AB)* A* + B* hoặc A’ + B’
Đó là kích thích phân tử. Năng lượng tia bức xạ có thể truyền cho phân tử AB  đưa AB về trạng
thái kích thích (AB)*:

 Ở trạng thái đó, phân tử (AB)* dễ kết hợp với các phân tử khác tạo phản ứng hóa
học mới hoặc chuyển giao năng lượng đã tiếp nhận hv cho phân tử khác để trở về
trạng thái ổn định ban đầu AB
 Cũng có khi phân tử ở trạng thái kích thích (AB)* bị phân li thành các phân tử nhỏ
hơn và cũng ở trạng thái kích thích A*, B*, dễ gây các phản ứng hóa học mới và
những phân tử mới với động năng nhất định A’, B’
-Các phân tử bị ion hóa theo sơ đồ sau:
 AB (AB)+ + e
AB + e ( AB)-
- Năng lượng tia bức xạ có thể ion hóa các phân tử hữu cơ tạo ra các phân tử hữu cơ âm (AB)

hoặc dương (AB)+. Các ion này dễ kết hợp vs nhau hoặc tự phân ly thành các ion A+ , B
+
,A --,B – và các phân tử nhỏ hơn với những động năng nhất định A’, B’. Các sp mới này dễ
tạo ra các pư hóa học mới vs các phân tử hữu cơ mới trong tổ chức sinh học
- Các quá trình kích thích và ion hóa các nguyên tử, phân tử các phản ứng hóa học xảy ra
giữa các phân tử trước hết gây nên các tổn thương tại đó và sau có thể lan truyền ra các
phân tử khác xung quanh
2. Cơ chế gián tiếp

 Có 1 số kết quả thực nghiệm và quan sát thực tế không giải thích được bằng lý thuyết cơ chế tác
dụng trực tiếp.
 Tồn tại cơ chế tác dụng gián tiếp. 2 cơ chế hỗ trợ cho nhau và giúp hiểu sâu sắc bản chất của
các quá trình phóng xạ sinh học. Hành động hiệu quả hơn trong công tác thực tiễn

- Kích thích phân tử nước H2O  H2O*


- Ion hoá phân tử nước H2O ( H2O)+ + e

H+ OH*

Bức xạ biến phân tử nước thành ion dương (H2O)+ hoặc ion âm (H2O)-
e + H2O (H2O)-
H* OH-

Các phân tử ở trạng thái bị kích thích H+, OH- dễ kết hợp với nhau trở thành sản phẩm mới:
H* + H* H2*

OH* + H*  H2O*

OH* + OH* H2O2 rất độc với các phân tử hữu cơ.

Lượng O2 trong môi trường càng nhiều thì lượng H2O2 sinh ra càng nhiều.

H2O* + O2 OH* + HO2*

H* + O2 HO2

HO2 + HO2 H2O2 + O2


Nếu trong nước có chất tan thì HO2* sẽ lấy điện tử của chất đó biến thành
HO2- rồi sau đó tương tác với H+ để thành Peroxyd.
HO2* + e  HO2 + H+ H2O2
Phần lớn các phân tử hữu cơ RH trong các tổ chức bị phá huỷ bởi phân tử H2O2. Ngoài ra các gốc tự
do H*, OH* cũng dễ phản ứng với các phân tử hữu cơ gây nên những biến đổi tạo ra thêm những
gốc kích thích R* và RO2* theo cơ chế sau:
RH + H* R* + H2

RH + OH* R* +H2O

Các gốc R* bị kích thích cũng dẽ gây ra các phản ứng hoá học mới làm cho số lượng các phân
tử hữu cơ bị tổn thương tăng lên rất nhiều vì các phản ứng dây truyền sau:

R* + O2 RO2*

RO2* + RH  ROOH + R*

II. Các loại tổn thương


1.Tổn thương ở mức độ phân tử
- Là cơ sở đầu tiên gây nên tổn thương ở mức độ tế bào, mô và toàn cơ thể.
- Bức xạ ion hoá có thể kích thích hoặc ion hoá các nguyên tử cấu tạo nên phân tử.
=> Từ đó phá vỡ mối liên kết, phân ly các phân tử, tạo ra các sản phẩm hoá học mới gây nên tổn
thương lớn và lan rộng hơn.
=> Bức xạ ion hoá sau khi hấp thụ sẽ xuất hiện trong tổ chức sinh học các phân tử có trọng lượng
phân tử nhỏ, có cấu trúc khác trước.
- Biểu hiện của các tổn thương:
+ Giảm hàm lượng của một hợp chất hữu cơ sau khi chiếu xạ.
Thường là các men sinh học, các protêin đặc hiệu, acid nhân… Quá trình tổng hợp và sản sinh bị
kìm hãm và một số gốc như acid amin, gốc cacboxyl bị tách lìa khỏi cấu trúc của phân tử hữu cơ.
+ Hoạt tính sinh học của các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn
do cấu trúc phân tử bị phá vỡ hoặc bị tổn thương.
+ Tăng hàm lượng một số chất có sẵn hoặc xuất hiện những chất lạ có trong tổ chức sinh học.
Thường là những chất có hại, độc cho tổ chức: Điển hình là H2O2, histamin…
- Các phân tử hữu cơ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của tế bào, giảm hoạt
động chức năng của một số mô.
+ Tổn thương phân tử AND, có 3 dạng tổn thương:
> Tổn thương các bazo và gốc đường.
> Gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc của AND.
> Phá huỷ cấu trúc không gian của phân tử AND.
Phân tử AND tổn thương sẽ ảnh hưởng đến thuộc tính di truyền mà các phân tử AND đó đảm
nhiệm.

+ Với các phân tử protein: Tổn thương phức tạp và khó phát hiện:
- Đứt gẫy mạch chính làm giảm trọng lượng phân tử protêin.
- Khâu mạch: Sự chắp nối sai lệch các mảnh lại với nhau.
- Phá vỡ cấu trúc không gian.
® Biểu hiện bên ngoài là sự thay đổi các tính chất lý hoá như độ dẫn điện, độ nhớt, trọng lượng
phân tử, độ hoà tan…

2. Tổn thương ở mức độ tế bào

a. Tổn thương chức năng


- Khi bị chiếu xạ,tế bào giảm hoặc mất khả năng sản sinh protein
 Khả năng hô hấp,chuyển hoá,trao đổi chất và năng lượng,miễn dịch ,…giảm
- Tổn thưong cấu trúc,trình tự ADN,tạo nên đột biến gen
- Ảnh hưởng tốc độ phân chia tế bào
- Gây hậu quả cho các hế thệ sau
b. Tổn thương cấu trúc
- Phụ thuộc vaò loại tế bào,liều lượng,cách chiếu
+ Với màng tế bào : tính thấm chọn lọc và giá trị các gradient tồn tại ở hai phía màng tế bào
bị thay đổi.Với liều lớn màng có thể bị thủng, rách và dễ dàng dẫn đến sự tiêu hủy tế bào.
+ Với bào tương:
o Liều lớn gây phá huỷ các tiểu thể trong bào tương:ti thể,lizozom,ribosom
o Liều nhẹ, có thể được phục hồi
+ Nhân tế bào rất nhạy cảm với tia phóng xạ, biến dạng hình dạng nhân, tổn thương NST, có
thể phá huỷ tế baò
 KẾT LUẬN : Các tổn thương phóng xạ lên tế bào có thể làm cho tế bào bị tổn thương, ảnh
hướng tới quá trình phân chia, gây biến đổi hình thái, cấu trúc, chức năng tế bào

3. Tổn thương ở các mô

- Sự hư hại của nhiều tế bào dẫn đến tổn thương ở mô. Mức tổn thương khác nhau phụ thuộc vào độ
nhạy cảm phóng xạ của từng mô.
- Phân loại các mô theo mức độ nhạy cảm:
+ Rất nhạy cảm: Tuỷ xương, tổ chức Lympho, tổ chức sinh dục, niêm mạc ruột.
+ Nhạy cảm vừa: Da và niêm mạc của các tạng.
+ Nhạy cảm trung bình: Mô liên kết, mao mạch, sụn xương.
+ Nhạy cảm thấp: Xương, các phủ tạng, tuyến nội tiết.
+ Rất ít nhạy cảm: Cơ bắp, các nơron thần kinh.
- Các tổn thương cụ thể ở một số mô:
+ Máu và cơ quan tạo máu: Khi có sự nhiễm xạ, số lượng tế bào máu ngoại vi giảm (đầu tiên là
giảm bạch cầu nhất là lymphocyd, tiếp theo là bạch cầu đa nhân, tiểu cầu sau cùng là hồng cầu), ở
tuỷ đồ thì ngược lại, đầu tiên là giảm dòng hồng cầu, tiếp theo là bạch cầu đa nhân. Sự suy giảm tế
bào máu gây nên bệnh cảnh suy tuỷ (tế bào máu giảm, xuất huyết...).
- Liều lượng: Liều hấp thụ 2÷6Gy có thể dẫn đến suy tuỷ và phải điều trị tích cực ghép tuỷ. Liều
6Gy nguy cơ tử vong cao.

+ Bào thai: Tùy liều lượng chiếu và tuỳ theo giai đoạn phát triển khác nhau của bào thai khi bị chiếu
xạ mà các loại thương tổn xảy ra khác nhau: bào thai chết, quái thai, dị tật bẩm sinh… ảnh hưởng
đến sự phát triển của thai nhi.
+ Các mô sinh dục:
- Nam giới: Bức xạ ion hoá tiêu diệt các tế bào sản sinh ra tinh trùng. Liều 5÷6Gy có thể gây vô
sinh.
- Nữ giới: Tiêu diệt các tế bào ở buồng trứng gây vô sinh, làm rối loạn hoocmon của các tế bào của
buồng trứng biểu hiện bằng rối loạn kinh nguyệt.
+ Da và niêm mạc: Tổn thương da và niêm mạc thường xuất hiện sau một kỳ tiềm tàng từ 2÷3 tuần
sau khi chiếu xạ.

- Mức độ tổn thương phụ thuộc nhiều vào liều lượng: Liều lượng 1 lần 10Gy gây viêm da đỏ, liều
15Gy gây viêm da khô, liều 30Gy gây hoại tử da.
Các biểu hiện:
- Da: Đầu tiên là viêm đỏ, viêm khô, viêm ướt. Trong viêm khô: da bị teo, bóng, khô vì ít tiết mồ
hôi và biến đổi màu sắc trên da. Trong viêm ướt: Tổ chức bị loét, nhiễm trùng và có thể gây tổn
thương xuống các mô sâu hơn lân cận.
- Niêm mạc: Tuỳ vị trí các niêm mạc mà có các tổn thương khác nhau nhưng thường làm ảnh hưởng
đến việc sản sinh các dịch do các tuyến đảm nhiệm. Đặc biệt là loét giác mạc, đục thuỷ tinh thể do
tia phóng xạ sẽ gây mù loà cho người chiếu.

4. Tổn thương toàn thân

- Độ nhạy cảm phóng xạ của các loài sinh vật khác nhau thì khác nhau.
- Độ nhạy cảm của động vật cao hơn thực vật và trong cùng một loài độ nhạy cảm còn phụ thuộc
vào từng cá thể, từng giai đoạn phát triển khác nhau.
-Con người có độ nhạy cảm phóng xạ cao nhấtvà các biểu hiện của các triệu trứng lâm sàng phụ
thuộc vào các yếu tố:
+ Sự phân bố không gian về liều lượng trong cơ thể, liều hấp thụ tổng cộng và suất liều vào cơ thể.
+ Những đặc điểm của môi trường và cơ thể bị chiếu: Tuổi, giới, tình trạng sức khoẻ…

- Biểu hiện tổn thương do nhiễm xạ được gọi là nhiễm xạ cấp hay mãn.
* nhiễm xạ cấp:
+ Khởi phát: kéo dài 1-2 ngày đầu.
+ Tiềm ẩn: Hệ thần kinh sau khi bị kích thích sẽ chuyển sang trạng thái ức chế. Thường kéo dài vài
tuần.
+ Toàn phát: Triệu chứng bộc lộ ồ ạt, rõ rệt. Không điều trị sẽ có hậu quả xấu
Bảng 6.1 -Các thể lâm sàng của bệnh nhiễm xạ cấp
Liềuhấpth
Thểlâmsàn ụ
Triệuchứng Hậuquả
g D = E/m
(Gy)
Buồnnôn, nôn.
Thểtuỷ
2,0đến 4,0 Giảmnhẹsốlượng ở Bệnhphát 3 tuầnsaukhibịchiếu
xươngnhẹ
cáctếbàomáu
Thểtuỷ 4,0đến 6,0 Suygiảmtếbàomáu Đòihỏiđiềutrịtíchcựckểcảghéptuỷxươn
xươngnặng . Nônmửa, ỉachảy g

6,0 đến Nônmửa, ỉachảy,


Thểtiêuhoá Choángcóthểchếtsauvàituần
10,0 xuấthuyết
Viêm da cấp,
Thểthầnkinh > 10,0 rốiloạnđịnhhướng, Chếtsauvàingày
choáng
+ Phục hồi: Do sức đề kháng của cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn hoặc để lại di chứng.

* Nhiễm xạ mãn: xuất hiện khi cơ thể bị chiếu một liều nhỏ nhưng trong một thời gian dài có thể
gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ .Chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, giảm bạch cầu, tiểu
cầu…ngừng tiếp xúc với phóng xạ sẽ phục hồi nhanh.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện các tổn thương ở da và niêm mạc, công thức máu có sự thay
đổi.
- Giai đoạn 3 : Xuất hiện các thể lâm sàng rõ như bệnh máu trắng, suy tuỷ xương, đục thuỷ tinh thể,
rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản, viêm loét da và niêm mạc, ung thư.

You might also like