You are on page 1of 3

 20 năm về trường

Tuổi thanh xuân hay được con người ta ví như một cơn mưa rào, bởi cho dù bạn có bị cảm
lạnh vì tắm mưa, bạn cũng muốn được đắm chìm trong cơn mưa ấy một lần nữa.Cứ khi
nhắc về nó ta lại ùa về cảm giac tiếc nuối kì lạ,tiếc cho những buổi trưa ngủ gật trên bàn
học, tiếc lời cô giảng những bài thơ, tiếc cả một mối tình chớm nở nhưng chóng tàn. Đâu ai
đi qua tuổi trẻ 2 lần, thế nên xin hãy thật trân trọng những khoảnh khắc ấy. Trân trọng
những kỉ niệm đẹp, trân trọng cả nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp. Không sai, nơi tôi nhắc đến
chính là cái nơi mà hay được con người ta gọi ta cho tên thân thương là “ ngôi nhà thứ hai”-
mái trường.Trường cho ta khát khao, cho ta ước mơ còn cho ta cả tuổi thanh xuân hồn
nhiên trong sáng nhất. Bạn phải thật sự trở về thăm nơi ấy thì mới biết cảm giác “ hồi xuân”
là như thế nào. Và tôi đã thật sự trở về thăm lại ngôi nhà ấy- Trường THCS Phan Chu Trinh
sau 20 năm xa cách.

Nhớ cái nắng hè hôm ấy, trời tuyệt đẹp, gió thổi nhè nhẹ, lòng tự dưng lại nhớ đến cái tuổi
học trò tinh nghịch nên tôi quyết về thăm trường một chuyến. Trên đường đi,chân cứ bước,
lòng cứ rạo rực, nhớ cái hồi con là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ, cái con đường lúc ấy lấm
lem lắm, hễ trời mưa là trơn trượt ,nhưng giờ đây đã được sửa sang lại- trải bê tông bóng
nhẵn, lòng cũng cảm thấy mừng thay lũ trẻ. Những khúc quoanh bên đường vẫn được đánh
dấu chắc nịch bới các cây cổ thụ cao lớn, hồi xưa bọn tôi còn hay trêu nhau ngoài ở trường
thì trên đường cũng có anh bảo vệ đấy. Cái hương lúa đương thì thoang thoảng trong gió
thật không lẫn đi đâu được! Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ xanh mướt,cảm
tưởng như chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy có thể tạo thanh những cơn
sóng nhỏ.Tôi còn may măn bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, họ hỏi thăm nhau
về việc đồng áng, tin tưởng cả vào mùa vụ lần này.Nhóc nhà tôi cũng gặp được mấy đứa
bạn trường cũ, hào hứng nói chuyện lắm, nhìn mà tôi lại rạo rực những kỉ niệm xưa. Mới
chìm vào dòng kỉ niệm xưa chốc thôi mà đã không biết mình tơi trường từ khi nào. Vẫn là
cái tên Phan Chu Trinh ấy nhưng sao giờ đây khác lạ quá!

Đứng trươc cổng trường, lòng tôi không giây phút nào ngừng bồi hồi, ngỡ như mình đang
được trở về 20 năm về trước vậy. Đang buổi trưa hè, ít ai qua lại ngôi “nhà “ấy, nên bác bảo
vệ thấy tôi liền háo hức chạy ra, giọng bác khàn khàn như đang xúc động lắm:

- Có phải là Nhiên đây không?. Hiếm ai về thăm trường lắm đấy, đừng chỉ đứng ngoài
ngắm cổng như thế chứ, vào đây.

Bác giờ đã già , không vợ không con, xưa nay chỉ ở ngay cái phòng bảo vệ, xưa mỗi khi
rảnh tôi hay lại ghé lại tâm sự với bác, bởi thế nên bác thương tôi lắm, coi tôi như con gái
ruột. Nhìn bác đã già lại đơn côi như vậy lòng tôi không khỏi xót xa. Bác cứ thủ thỉ rằng
mình mê cái công việc này lắm, năm nào cũng mong được nhìn từng lứa học trò mới vào
trường. Tâm sự được một lúc rồi cả hai bác cháu cùng nhau đi thăm lại trường, nhìn xung
quoanh đâu đâu cũng đầy ắp kỉ niệm cũng chúng tôi, mọi kí ức trong tôi như một cuốn phim
đang được chiếu lại. Xưa học bài “ cổng trường mở ra” của Lí Lan tôi hay thắc mắc tại sao
người ta lại bảo đằng sau cánh cổng trường là cả một thế giới kì diệu, nhưng khi ra khỏi
trường tôi mới thật sự hiểu được sự kì diệu ấy .

Mọi thứ dường như đã được sửa sang mới lại để đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, nhưng
cái tên Phan Chu Trinh vẫn giữ được sự khang trang và đẹp đẽ vốn có. Sân trường giờ đây
rộng lăm, chắc ít nhất phải gấp ba lần cái thời ấy tôi học, ở giữa được đặt vô số các hàng
ghế đá, còn được chia thành các khu tập luyện thể thao nữa. Cây xanh và hoa cũng không
thiếu, nhưng đều được trồng lại mới, mỗi cây bằng lăng xưa là vẫn còn nguyên vẹn. Theo lời
bác bảo vệ thì do cái cây ấy mang đến may mắn cho nhà trường, phần nào vì nó cũng đã quá
già rồi, không ai nỡ mang nó đi. Không biết có phải linh cảm hay không nhưng tôi chợt nhìn rõ
lại thì thấy trên thân cây vẫn khắc tên lớp “ 9a3” rõ rành rạch, nhớ lúc ấy cây vẫn còn bé tí mà
giờ đây lớn quá. Nhìn dòng chữ mà tôi bật cười, xưa tuy đã là anh chị lớn nhất trường rồi
nhưng chúng tôi vẫn còn trẻ con quá nhỉ, chắc là “ bác” bằng lăng đây đã chịu đau lắm.
Bước vào những phòng học, một làn không khí vô cùng trong lành lan tỏa khiến tôi cảm thấy vô
cùng thoải mái. Các thiết bị dạy học đã khác nhiều so với ngày xưa. Ngày đó, cái bảng chỉ là một
tấm gỗ được quét lên một lớp sơn đen, bây giờ được thay thế bằng đèn chiếu. Một phần, nó làm
giờ học thật sự sinh động hơn; phần khác, nó giúp các thầy cô đỡ mệt nhọc và bụi phấn không còn
bay bạc trắng mái tóc hay vấy bẩn quần áo nữa. Dãy bàn học cũng đã được đổi mới. Những chiếc
bàn gỗ chông chênh trước kia được thay bằng i-nốc bóng láng nên các bạn học sinh ngồi học rất
thoải mái. Vẫn là chiếc bàn ấy, vẫn là chiếc ghế ấy, chỉ chúng tôi là không còn mà thôi.

Nghe tiếng tim thúc giục, tôi cứ vội đi từ phòng này sang phòng khác, mãi rồi bỗng đụng phải một
người, chính là dáng người ấy, là giọng nói ấy, tôi xúc động gọi to” cô Hồng”. Trái với đấy, cô lại mất
khoảng 5p mới nhận ra tôi, có lẽ do thời gian trôi nhanh quá, mang theo cả kí ức của cô.Đến khi cô
nhận ra thì cô mới tất bật hỏi han:

- Ôi Nhiên đây à con? Mới đấy mà lớn quá. Dạo này cuộc sống thế nào rồi
- Con khỏe. Con vẫn khỏe cô ạ- tôi xúc động trả lời

Tôi, cô và cả bác bảo vệ như được một chuyến xe đi về kí ức xưa, cứ ngồi tâm sự cùng nhau
mãi vậy. Đã hơn 20 năm rồi tôi mới lại được cảm nhận hơi ấm ấy của cô. Có lẽ cô đã quá
tận tâm với nghề, mái tóc dài thướt tha năm ấy cũng đã đi theo thời gian. Tôi thấy được
trong ánh mắt cô ánh lên sự vui mừng, vui vì con về lại trường xưa thăm mình, mừng vì con
giờ đây đã thành công. Tận đến khi ra về cô vẫn đứng nhìn tôi mà vẫy tay, ánh mắt ấy cứ
như muốn níu tôi lại đây một chút nữa.

Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Thời
gian trôi đi mãi mãi không trở lại nhưng có một thứ vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi, đó là
hình bóng về mái trường mến yêu, là khoảng thời gian tươi đẹp được gắn bó bên thầy cô, bạn
bè.

You might also like