You are on page 1of 126

Tiếng Việt chuyên ngành

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CHỦ ĐỀ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ...............................................................................................................2
BÀI 1. DÒNG ĐIỆN............................................................................................................................................2
BÀI 2. CHẤT DẪN ĐIỆN, CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT BÁN DẪN..........................................................5
BÀI 3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN...............................................................................9
BÀI 4. ĐIỆN TRỞ.............................................................................................................................................13
BÀI 5. CẦU CHÌ................................................................................................................................................16
BÀI 6. ĐỊNH LUẬT OHM TRONG MẠCH ĐIỆN..........................................................................................18
BÀI 7. ĐỊNH LUẬT KIRHOF TRONG MẠCH ĐIỆN....................................................................................21
BÀI 8. SO SÁNH CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN....................................................................................................24
BÀI 9. MÁY ĐIỆN............................................................................................................................................26
BÀI 10: MÁY BIẾN ÁP....................................................................................................................................28
CHƯƠNG II. CHỦ ĐỀ CƠ HỌC, CƠ KHÍ......................................................................................................31
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG...................................................................................................................................31
BÀI 2. CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON...............................................................................................................35
BÀI 3. VẬN TỐC..............................................................................................................................................39
BÀI 4. GIA TỐC................................................................................................................................................43
BÀI 6. GIA TỐC GÓC......................................................................................................................................50
BÀI 7. LỰC VÀ MÔ MEN................................................................................................................................54
BÀI 8. LỰC QUÁN TÍNH................................................................................................................................57
BÀI 9. MA SÁT................................................................................................................................................61
BÀI 10. KỸ THUẬT CƠ KHÍ..........................................................................................................................65
CHƯƠNG III. CHỦ ĐỀ MÁY VI TÍNH , PHẦN MỀM..................................................................................70
BÀI 1. HỆ THẬP PHÂN....................................................................................................................................70
BÀI 2. HỆ NHỊ PHÂN.......................................................................................................................................73
BÀI 3. MÁY TÍNH.............................................................................................................................................77
BÀI 4. PHẦN MỀM...........................................................................................................................................81
BÀI 5. HỆ ĐIỀU HÀNH....................................................................................................................................85
BÀI 6. MICROSOFT WINDOWS.....................................................................................................................89
BÀI 7. MICROSOFT OFFICE..........................................................................................................................93
BÀI 8. MÁY TÍNH TRỢ GIÚP THIẾT KẾ......................................................................................................97
BÀI 9. ĐIỆN THOẠI.......................................................................................................................................101
BÀI 10. MẠNG MÁY TÍNH...........................................................................................................................104
CHƯƠNG V. CHỦ ĐỀ KINH TẾ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG.........................................................108
BÀI 1. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ................................................................................................................108
BÀI 2. TIỀN TỆ...............................................................................................................................................110
BÀI 3. LẠM PHÁT..........................................................................................................................................112
BAÌ 4. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN...........................................................................................................115
BAÌ 5. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN..........................................................................................................117
BAÌ 6. TÀI NGUYÊN NƯỚC.........................................................................................................................120
BÀI 7. MÔI TRƯỜNG....................................................................................................................................122
Bài 8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG...................................................................................................................125

Trang 1
Tiếng Việt chuyên ngành

CHƯƠNG I. CHỦ ĐỀ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Bài 1. DÒNG ĐIỆN


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Vì đại lượng đặc
trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện, từ "dòng điện" thường được hiểu là cường
độ dòng điện. Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích
di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng
chữ I. Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.

Là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích, dòng điện quy ước là dòng
chuyển động tương đương của các điện tích dương.
Trong thực tế, ta có thấy dòng điện xuất hiện ở các hiện tượng tự nhiên như:
+ Sét là một dòng điện mạnh, gồm các ion hay electron di chuyển bởi lực
Culông giữa các đám mây mang điện trái dấu, hoặc giữa đám mây tích điện và mặt
đất.
+ Gió Mặt Trời, là các điện tích bay ra từ Mặt Trời, khi rơi vào khí quyển Trái
Đất có thể gây ra hiện tượng cực quang.
+ Dòng di chuyển của các electron trong dây kim loại khi nối giữa hai điện cực
của một pin.
+ Trong điện tử học, dòng điện có thể là dòng chuyển động của electron trong
dây dẫn điện kim loại, trong các điện trở, hay là dòng chuyển động của các ion trong
pin, hay dòng chảy của của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.
+ Trong plasma, các electron, ion âm và dương có thể di chuyển tự do, và sẽ di
chuyển thành dòng, khi nằm trong điện trường.
+ Trong dung dịch điện phân, các ion âm và dương có thể di chuyển giữa hai
điện cực.
+ Trong nước đá hay một số chất rắn điện phân, các proton có thể di chuyển
Để xác định giá trị của cường độ dòng điện, ta có thể áp dụng định luật Ohm.
Định luật Ohm nói rằng cường độ dòng điện chạy qua một điện trở tuân theo biểu
thức:

Trang 2
Tiếng Việt chuyên ngành

Với:
+ I là cường độ dòng điện, đo bằng ampe;
+ U là hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở, đo bằng vôn;
+ R là điện trở, đo bằng ohm.
Dòng điện được chia thành dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích, có
chiều và trị số không đổi theo thời gian. Dòng điện một chiều được tạo ra từ các
nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời. Trong dòng một chiều, các điện tích
chuyển động theo cùng một hướng, khác với dòng điện xoay chiều.
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời
gian. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc
được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch
lưu dùng các Thyristor.
1.1.2.Từ vựng
- Dòng điện - Cường độ dòng điện
- Dòng điện một chiều - Hiệu điện thế
- Dòng điện xoay chiều - Điện trở
- Điện tích
1.1.3. Câu hỏi, bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả dòng điện?
3. Dòng điện quy ước có chiều chuyển động như thế nào?
4. Lấy ví dụ về dòng điện xuất hiện trong các hiện tượng tự nhiên.
5. Dòng điện một chiều được tạo ra bằng cách nào?
6. Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách nào?
7. Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều khác nhau ở điểm nào?
8. Theo Định luật Ohm, cường độ dòng điện chạy qua một điện trở luôn tỷ lệ thuận
với hiệu điện thế trên hai đầu vật dẫn và tỷ lệ nghịch với hệ số tỷ lệ là điện trở của vật
dẫn (điện trở của vật dẫn điện phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn điện và có giá trị ổn
định tại một điều kiện môi trường ổn định, ví dụ nhiệt độ). Hãy viết biểu thức minh
họa và giải thích tên, ý nghĩa, đơn vị đo cho các đại lượng trong biểu thức đó. Áp
dụng định luật ohm để tính giá trị cường độ dòng điện của mạch điện, cho biết giá trị
điện trở và điện áp tại hai đầu điện trở đó.

Trang 3
Tiếng Việt chuyên ngành

1.2. Kỹ năng nghe, nói


1.2.1. Nghe điền khuyết

DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU


Khái niệm một chiều trong kỹ thuật điện là để nói đến dòng chuyển dời (1)
………………… của các hạt mang điện trong môi trường (2)…………….., như dây
dẫn. Một chiều thường được viết tắt là 1C (một chiều) hay DC (theo viết tắt tiếng
Anh: “Direct Current”).
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các (3)
……………... Dòng điện (4)……………..được tạo ra từ các (5)…………….. như
pin, ắc quy, tế bào năng lượng mặt trời. Dòng điện một chiều có thể (6)
……………..trong vật dẫn như (7)……………..hoặc trong các vật liệu bán dẫn, vật
liệu cách điện hoặc trong chân không ví như trong các chùm ion hoặc chùm electron.
Trong dòng một chiều, các điện tích (8)……………..theo cùng một (9)……………..,
khác với (10)……………...
Nguồn điện một chiều là nguồn điện phát ra (11)…………….., dòng điện này
có chiều (12)…………….., độ lớn có thể vẫn (13)……………..nhưng trị số của nó
luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+),
hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0″.
Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại (14)……………... Đầu ra các bộ
chỉnh lưu từ dòng xoay chiều sang dòng một chiều sử dụng điốt, cầu điốt hoặc
thyristor. Với yêu cầu dòng điện lớn cần dùng các thyristor.
1.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Dòng điện một chiều có thể được tạo ra từ các nguồn nào?
2. Dòng điện có thể di chuyển trong không khí được không?
3. Dòng điện một chiều có độ lớn biến thiên hay không đổi?
4. Giá trị của dòng điện một chiều có thể âm hay không?
5. Khi cần dòng điện một chiều có giá trị lớn thì dùng nguồn nào để tạo nó?

Bài 2. CHẤT DẪN ĐIỆN, CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT BÁN DẪN
2.1. Kỹ năng đọc
2.1.1. Bài đọc
Nếu chúng ta nối một nguồn pin qua một vật thể sẽ xuất hiện sự chuyển dời có
hướng của các hạt mang điện tích tự do về phía cực dương. Sự chuyển động của các
điện tử tạo nên dòng điện. Căn cứ vào khả năng cho phép dòng điện chạy qua như thế

Trang 4
Tiếng Việt chuyên ngành

nào mà vật liệu điện được chia thành ba nhóm, đó là: chất dẫn điện, chất cách điện và
chất bán dẫn.
Trong đó, chất dẫn điện là chất cho phép dòng điện chạy qua một cách dễ dàng.
Chất dẫn điện có thể là những vật rắn, lỏng và trong những điều kiện nhất định có thể
là khí.
Chất dẫn điện ở thể rắn là các kim loại và hợp kim. Tất cả các kim loại đều dẫn
điện, tuy nhiên có một số kim loại dẫn điện kém, chẳng hạn như mangan, là một chất
dẫn điện kém. Đồng là một chất dẫn điện tốt, do vậy mà nó hay được dùng làm dây
cáp điện. Một chất phi kim loại có thể dẫn điện rất tốt đó là carbon (than chì). Nước
muối là một ví dụ của chất dẫn điện ở thể lỏng.
Chất cách điện (Insulators) là chất dẫn điện kém.Các vật liệu này được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc
của dòng điện với người hoặc các dòng điện khác. Cao su, ni lông, sứ và không khí là
những chất cách điện. Không có một chất cách điện nào là tuyệt đối. Ví dụ: gỗ khô là
chất cách điện, nhưng nếu bị ẩm, nó dẫn điện được, vì thế, đứng trên ghế gỗ ẩm mà
tiếp xúc với điện thì vẫn bị điện “giật”. Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện
rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện), cách điện lỏng (ví dụ: dầu máy biến áp), cách
điện khí (không khí ở trạng thái bình thường).
Chất bán dẫn (Semiconductor) là vật liệu trung gian ở giữa chất dẫn điện và
chất cách điện.Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có
tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Gọi là “bán dẫn”, có nghĩa là có thể dẫn điện ở một
điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện. Tính dẫn điện của
chất bán dẫn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (như độ tinh khiết, loại tạp chất,
nhiệt độ, ánh sáng, điện trường…). Các chất bán dẫn có thể là nguyên tố (silic, sêlen,
gecmani…) hoặc là các hợp chất (các loại ôxit, các loại muối…), v.v…
Cũng như vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn được sử dụng
rất rộng rãi trong kỹ thuật điện và điện tử.
2.1.2. Từ vựng
- Vật liệu: là vật chất dùng để làm cái gì đó
- Vật liệu điện: là vật liệu được sử dụng trong ngành điện.
- Dòng điện: là dòng chuyển rời có hướng của các hạt mang điện tích dưới tác dụng
của lực điện trường.
- Chiều dòng điện: là chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. Như vậy,
trong vật dẫn điện (vật dẫn), dòng điện sẽ đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế
thấp. Ngược lại, trong nguồn điện, dòng điện đi từ cực có điện thế thấp đến cực có
điện thế cao hơn.

Trang 5
Tiếng Việt chuyên ngành

- Điện trường: Là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh một điện tích.
- Điện tích: Khi một vật nhiễm điện, ở trong vật đó có điện và xuất hiện những điện
tích. Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
- Chất dẫn điện:
- Chất cách điện:
- Chất bán dẫn:
- Chất rắn: vật chất tồn tại ở thể rắn. Ví dụ như các kim loại…
- Chất lỏng:
- Chất khí: Các chất khí là tập hợp các nguyên tử hay phân tử hay các hạt nói chung
trong đó các hạt có thể tự do chuyển động trong không gian. Lực tương tác giữa các
hạt rất yếu, và các hạt chủ yếu tương tác với nhau qua va chạm ngẫu nhiên, hoặc với
thành chứa. Các hạt chuyển động với tốc độ và hướng ngẫu nhiên, và các vận tốc của
các hạt chỉ thay đổi đáng kể thông qua các va chạm ngẫu nhiên với nhau hoặc với
thành vật chứa.
- Kim loại: tên gọi chung của các đơn chất có ánh gọi là ánh kim, có tính dẫn điện và
dẫn nhiệt tốt: bạch kim, vàng và bạc là những thứ kim loại quý.
- Hợp kim: Kim loại tạo thành bởi sự hỗn hợp một kim loại nguyên chất với nhiều
nguyên tố khác.
- Cao su: cây cùng họ với thầu dầu, mọc ở vùng nhiệt đới có chất nhựa mủ rất cần cho
công nghiệp; chất đàn hồi và dai chế từ mủ cây cao su.
- Ni lông: Chất hữu cơ nhân tạo có thể tráng thành lá mỏng hoặc đổ thành sợi để dệt.
- Hữu cơ: (hữu: có; cơ: bộ máy, cơ cấu)
- Sứ: đồ gốm làm bằng đất thó trắng nung chín và tráng men.
- Nước muối:
- Nhiệt độ thấp: miền nhiệt độ từ 0 K ≈ -273,15oC đến 120 K ≈ -153oC (theo quy ước
của vật lí học và kĩ thuật làm lạnh). Ngày nay phương pháp làm lạnh bằng chùm laze
đã cho phép đạt tới nhiệt độ ≈ 1.10-6 K.
- Nhiệt độ phòng: khoảng 250C.
2.1.3. Câu hỏi, bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này có thể là:
A. Vật liệu điện
B. Chất cách điện
C. Các loại vật liệu điện
D. Sự dịch chuyển của dòng điện

Trang 6
Tiếng Việt chuyên ngành

2. Theo bài đọc điều gì không đúng với chất cách điện:
A. Hoàn toàn không dẫn điện
B. Chất dẫn điện yếu
C. Ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người
D. Ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với dòng điện khác
3. Dòng điện chạy như thế nào trong vật dẫn và trong nguồn điện?
4. Thế nào là chất dẫn điện? Lấy ví dụ minh họa.
5. Thế nào là chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.
6. Thế nào là chất bán dẫn? Lấy ví dụ minh họa.
7. Tính dẫn điện của chất bán dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
8. Chất dẫn điện dùng để làm gì?
9. Chất cách điện dùng để làm gì?
10. Chất bán dẫn dùng để làm gì?
11. Chất dẫn điện có thể tồn tại ở những thể nào? Cho ví dụ minh họa.
2.2. Kỹ năng nghe, nói
2.2.1. Nghe điền khuyết. Nghe và điền từ còn thiếu vào chỗ trống
CÁC LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
ĐƯỢC DÙNG TRONG CHẾ TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN
Để (1)……………….. các bộ phận mang điện trong (2)……………….., người
ta sử dụng (3)………………..cách điện. Những vật liệu này đòi hỏi phải có (4)
……………….. cao, độ (5)………………..tốt, chịu ẩm, chịu được hoá chất và có (6)
………………..nhất định.
Độ bền về nhiệt của chất cách điện bọc (7)………………..quyết định (8)
………………..của dây và do đó quyết định tải của nó. Nếu tính năng chất cách điện
càng cao thì lớp cách điện có thể mỏng và (9)………………..của máy giảm.
Chất cách điện chủ yếu ở thể rắn gồm 4 nhóm:
a. Chất hữu cơ thiên nhiên: giấy, vải, lụa.
b. Chất vô cơ: xi măng, mica, sợi thuỷ tinh.
c. Các chất tổng hợp.
d. Các loại men, sơn cách điện.
Chất cách điện tốt nhất là mica, song tuơng đối đắt nên chỉ dùng trong các máy
có (10)………………..cao, do đó thường dùng các vật liệu có sợi như giấy, vải, sợi..
Chúng có độ bền cơ học tốt, mềm, rẻ tiền nhưng dẫn nhiệt kém, hút ẩm, cách
điện kém. Do đó, dây dẫn cách điện sợi phải được (11)………………..để cải thiện
tính năng của (12)………………...

Trang 7
Tiếng Việt chuyên ngành

Ngoài ra chất cách điện có thể ở thể khí: không khí, hydro, nito; hoặc thể lỏng:
dầu máy biến áp..
+ Vật liệu khí: không khí là một chất cách điện tốt tuy nhiên để cách điện tốt
hơn người ta thường dùng khí trơ, hydro hoặc sử dụng trong trường hợp cần cách điện
và (13)………………..bên trong vật liệu.
+ Vật liệu lỏng (dầu máy biến áp): đây là loại vật liệu cách điện rất quan trọng trong
(14)…………...vì nó có thể len lỏi vào các khe rất nhỏ và có thể sử dụng để dập hồ quang.
2.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Vật liệu cách điện được dùng để làm gì trong chế tạo máy phát điện?
2. Yếu tố nào của chất cách điện bọc dây dẫn quyết định tải của dây dẫn?
3. Có phải nếu tính năng chất cách điện càng thấp thì lớp cách điện có thể càng mỏng
không?
4. Tại sao mica là chất cách điện tốt nhất mà lại không được sử dụng phổ biến?
5. Tại sao người ta thường dùng các vật liệu có sợi như giấy, vải, sợi… để chế tạo
máy phát điện?
6. Để cải thiện tính năng của vật liệu cách điện có sợi người ta đã làm gì?
7. Chất cách điện ở thể rắn có thể chia làm mấy nhóm?
8. Dầu máy biến áp dùng để làm gì?
Bài 3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN
3.1. Kỹ năng đọc
3.1.1. Bài đọc
Mạch điện là một tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn (phần
tử dẫn), tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện gồm
ba phần tử cơ bản là: nguồn điện, vật tiêu thụ điện còn gọi là phụ tải (tải), dây dẫn và
các thiết bị phụ trợ như thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động. Các linh kiện điện
tử bao gồm điện trở, cuộn cảm, tụ điện, đi ốt, khóa chuyển mạch và bóng bán dẫn.
Tùy theo dòng điện chạy trong mạch là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay
chiều mà ta có mạch điện một chiều hay mạch điện xoay chiều.
Hình vẽ để biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu quy ước gọi là sơ đồ mạch điện
hay sơ đồ.
Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị
biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng (máy phát điện), hóa năng (pin, acqui),
nhiệt năng thành điện năng.
Dây dẫn làm bằng kim loại (đồng, nhôm…) để dẫn dòng điện (truyền tải năng
lượng điện) từ nguồn đến tải. Trên sơ đồ, dây dẫn được biểu thị bằng một điện trở dây,
kí hiệu rd.

Trang 8
Tiếng Việt chuyên ngành

Phụ tải (tải) là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi năng lượng điện thành
các dạng năng lượng khác như cơ năng (động cơ điện, nam châm điện…), nhiệt năng
(bếp điện, lò điện, hàn điện…), quang năng (đèn điện), hóa năng (bình điện phân, mạ
điện…)…Trên sơ đồ, các tải như đèn điện, bếp điện, lò điện … được biểu thị bằng
một điện trở, còn các tải như động cơ điện, mạ điện, điện phân … được biểu thị bằng
một sức điện động E và điện trở trong r0.
Các thiết bị phụ trợ như thiết bị đóng cắt và điều khiển mạch điện (cầu dao, máy
cắt điện…), thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơle…), dụng cụ đo các đại lượng của mạch
(ampe – met, vôn - mét)…
Hình vẽ: Mạch điện đơn giản (a) và sơ đồ của nó (b)

a) b)

Hình 2.1 Mạch điện


a) Mạch điện đơn giản; b) Sơ đồ mạch điện
Mạch điện được cấu
thành từ các yếu tố hình học cơ bản sau:
+ Nhánh: Là bộ phận của mạch điện gồm có các phần tử nối tiếp nhau trong đó
có cùng một dòng điện chạy qua. Ký hiệu số nhánh bằng chữ m.
+ Nút: Là điểm gặp nhau của 3 nhánh trở lên. Số nút thường ký hiệu là n.
+ Vòng/ Mạch vòng : Là nối đi khép kín của các nhánh. Ký hiệu số vòng bằng
chữ v.
i(t) i(t)
m=4
R n=2
a, V1 V2 V3 v=6
i1 (3 vòng
i3 V4 độc lập)
i2 c,
b,

Hình 2.2: Các thành phần của mạch điện

Mạch điện không có điểm nút nào gọi là mạch điện không phân nhánh. Mạch
không phân nhánh chỉ có một dòng điện duy nhất chạy qua tất cả các phần tử của nó.
Ngược lại, nếu mạch có điểm nút thì gọi là mạch điện phân nhánh.

Trang 9
Tiếng Việt chuyên ngành

3.1.2.Từ vựng
1. Mạch điện 9. Nguồn điện
2. Mạch điện xoay chiều, 10. Phụ tải (tải)
3. mạch điện một chiều 11. Dây dẫn
4. Mạch điện phân nhánh, 12. Thiết bị đóng cắt, đo lường,
5. mạch điện không phân nhánh bảo vệ, tự động.
6. Sơ đồ mạch điện 13. Linh kiện điện tử
7. Nhánh, nút, vòng 14. Năng lượng:
8. Thiết bị điện
3.1.3. Bài tập
1. Tiêu đề của bài đọc có thể là:
A. Khái niệm về mạch điện
B. Sơ đồ mạch điện
C. Các thiết bị điện
D. Các yếu tố hình học cơ bản của mạch điện
Bài tập 2. Viết lại câu
Viết lại các câu sau, thay thế các từ in nghiêng bằng các cụm từ trong đoạn văn
sao cho nghĩa của chúng không thay đổi.
1. Phụ tải chuyển đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác.
2. Nguồn điện là thiết bị cung cấp năng lượng cho mạch điện.
3. Đồng (Cu) là vật liệu để chế tạo dây dẫn điện.
4. Đèn điện chuyển đổi năng lượng điện thành ánh sáng (quang năng).
5. Bếp điện chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt năng.
6. Động cơ điện chuyển đổi điện năng thành cơ năng.
7. Trên sơ đồ, điện trở đại diện cho các tải như đèn điện, bếp điện, lò điện …
Bài tập 3. Những đại từ in đậm trong các câu sau đây đề cập đến điều gì?
1. Nó có thể là máy phát điện, pin và acqui, cặp nhiệt điện, pin quang điện.
a) Nguồn điện
b) Thiết bị
c) Điện năng
d) Năng lượng
2. Trên sơ đồ, các tải như đèn điện, bếp điện, lò điện, …, chúng được biểu thị
bằng một điện trở, còn các tải như động cơ điện, mạ điện, điện phân, …, được
biểu thị bằng một sức điện động E và điện trở trong r0.
a) Sơ đồ
b) Các tải như đèn điện, bếp điện, lò điện

Trang 10
Tiếng Việt chuyên ngành

c) Điện trở
d) Tải
3. Trên sơ đồ, nó được biểu thị bằng một điện trở dây, kí hiệu rd.
a) Dây dẫn
b) Kim loại
c) Dòng điện
d) Tải
4. Mạch điện không phân nhánh chỉ có một dòng điện duy nhất chạy qua tất cả các
phần tử của nó.
a) Mạch điện không phân nhánh
b) Dòng điện
c) Phần tử
d) Mạch điện

Bài tập 4. Diễn tả chức năng


- Mạch điện có chức năng gì?
- Mạch điện tạo thành những vòng kín cho phép dòng điện chạy qua.
Như vậy, chức năng của mạch điện là tạo thành những vòng kín cho phép dòng
điện chạy qua. Nối các phần tử sau của mạch điện với chức năng tương ứng của
chúng:

Các phần tử Chức năng


1. Nguồn điện a.Đóng cắt và điều khiển mạch điện
2. Cầu dao b.Đo lường các đại lượng của mạch
3. Phụ tải c. Truyền tải năng lượng điện từ nguồn đến tải
4. Dây dẫn d. Cung cấp năng lượng cho mạch điện
5. Ampe – met, vôn – e. Bảo vệ mạch điện
met, oat - met
6. Cầu chì f. Tiêu thụ điện năng và biến đổi chúng thành
các dạng năng lượng khác
Bài tập 5. Cho mạch điện như hình vẽ
Hãy xác định số nút, số nhánh, số vòng của mạch điện trên.

Trang 11
Tiếng Việt chuyên ngành

3.2. Kỹ năng nghe


3.2.1. Nghe và sửa lại câu cho đúng theo thông tin trong bài
1. Mạch điện là một tập hợp các thiết bị nối với nhau bằng các dây dẫn.
2. Mạch điện gồm bốn phần tử cơ bản.
3. Nguồn điện có chức năng đóng cắt và điều khiển mạch điện.
4. Cầu dao có chức năng đo lường các đại lượng của mạch điện.
5. Phụ tải có chức năng cung cấp năng lượng cho mạch điện.
6. Dây dẫn có chức năng tiêu thụ điện năng và biến đổi chúng thành các dạng năng
lượng khác.
7. Ampe – met, vôn –met, oat – met có chức năng bảo vệ mạch điện.
8. Cầu chì có chức năng truyền tải năng lượng điện từ nguồn đến tải.
9. Mạch điện được cấu thành từ bốn yếu tố hình học cơ bản.
10. Mạch điện phân nhánh chỉ có một dòng điện duy nhất chạy qua tất cả các phần tử
của nó.
3.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Mạch điện là gì?
2. Mạch điện có mấy loại, đó là những loại nào?
3. Mạch điện phân nhánh khác mạch điện không phân nhánh ở chỗ nào?
4. Mạch điện được cấu thành từ những yếu tố hình học cơ bản nào?
5. Thiết bị điện là gì?
6. Nguồn điện là gì?
7. Phụ tải (tải) có chức năng gì?
8. Dây dẫn có thể được làm từ loại vật liệu nào?
9. Trong mạch điện có cần thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động không?
10. Người ta phân tích các yếu tố hình học cơ bản của mạch điện để làm gì?

Bài 4. ĐIỆN TRỞ


4.1. Kỹ năng đọc
4.1.1. Bài đọc
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật
thể dẫn điện, được ký hiệu bởi chữ R. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế
giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:

Trang 12
Tiếng Việt chuyên ngành

trong đó:
U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Đoạn dây dẫn có điện trở 1Ω là đoạn dây có dòng điện 1A chạy qua, điện áp
giữa hai đầu dây là 1V.
Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện G được đo bằng siêmen. Giá trị
điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém. Khi vật dẫn cản trở dòng điện, năng lượng
dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, ví dụ như nhiệt năng, gây
ra tổn thất điện năng. Khi dòng điện cường độ I chạy qua một vật có điện trở R, điện
năng được chuyển thành nhiệt năng với công suất theo phương trình sau:

trong đó:
P là công suất, đo theo W
I là cường độ dòng điện, đo bằng A
R là điện trở, đo theo Ω
Hiệu ứng này có ích trong một số ứng dụng như đèn điện dây tóc hay các thiết bị
cung cấp nhiệt bằng điện, nhưng nó lại là không mong muốn trong việc truyền tải điện
năng. Các phương thức chung để giảm tổn thất điện năng là: sử dụng vật liệu dẫn điện
tốt hơn, hay vật liệu có tiết diện lớn hơn hoặc sử dụng hiệu điện thế cao. Các dây siêu
dẫn được sử dụng trong một số ứng dụng đặc biệt, nhưng có thể sẽ trở thành phổ biến.
4.1.2. Từ vựng
- Đại lượng vật lý - Nhiệt năng
- Dòng điện - Dòng điện một chiều
- Dẫn điện - Dòng điện xoay chiều
- Hiệu điện thế - Điện trở
- Cường độ dòng điện - Linh kiện thụ động
- Độ dẫn điện - Mạch điện
- Năng lượng
4.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc có thể là:
A. Định luật ohm cho điện trở
B. Điện dẫn
C. Điện trở gây tổn thất điện năng
D. Khái quát về điện trở
2. Theo bài đọc, điều gì không đúng với điện trở:

Trang 13
Tiếng Việt chuyên ngành

A. Cho phép dòng điện chạy qua vật dẫn điện


B. Ngăn trở dòng điện chạy qua vật dẫn điện
C. Điện trở tỷ lệ nghịch với độ dẫn điện
D. Dòng điện qua điện trở sinh ra nhiệt
3. Từ biểu thức:

Phát biểu định luật ohm viết cho R và giải thích tên, ý nghĩa, đơn vị đo cho các
đại lượng trong biểu thức trên. Áp dụng định luật ohm để tính giá trị R, cho biết
giá trị của U, I.
4. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện G được đo bằng siêmen. Giá
trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém. Hãy viết biểu thức cho điện dẫn.
5. Điện trở khác điện dẫn ở chỗ nào?
6. Dòng điện chạy qua vật dẫn có điện trở R sẽ gây ra hiệu ứng gì?
7. Tổn thất điện năng là gì?
8. Làm thế nào để giảm tổn thất điện năng?
9. Em hiểu thế nào về dây siêu dẫn?
10. Tại sao tổn thất điện năng là điều không mong muốn trong truyền tải điện ?
4.2. Kỹ năng nghe, nói
4.2.1. Nghe điền khuyết
1. cung cấp 8. máy phát điện
2. truyền tải 9. nguyên lý
3. phân phối 10. chuyển động quay
4. phân phối 11. bốc hơi
5. năng lượng điện 12. mặt trời
6. lưới điện 13. phản ứng hóa học
7. mạng tiêu thụ 14. năng lượng hóa học
SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG
Đoạn 1. Sản xuất điện năng
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến
người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Thực
chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng
điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ.
Đoạn 2. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện
Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất
bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắc hoạt động là

Trang 14
Tiếng Việt chuyên ngành

các nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các hình thức
khác như trong pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu hay từ năng lượng mặt trời, ...
Đoạn 3. Các hình thức sản xuất điện năng gồm:
Sản xuất điện năng với tuabin: Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát
điện tại các nhà máy điện, máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của
tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện.
+ Sản xuất điện năng với động cơ pít tông: Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động
cơ pít tông (động cơ đốt trong), nhiên liệu dầu diesel, khí sinh học hay khí thiên nhiên.
+ Sản xuất điện năng với bảng tế bào quang điện voltaic: Các tế bào này chuyển
đổi năng lượng mặt trời trực tiếp thành dòng điện, các vật liệu bán dẫn khi nhận năng
lượng ánh sáng mặt trời giải phóng electron và tạo ra dòng điện.
+ Sản xuất điện năng với các phản ứng hóa học: Trong các pin, ắc quy hay tế bào
nhiên liệu, năng lượng hóa học được lưu bên trong qua các phản ứng hóa học biến đổi
thành điện năng.
4.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Tiêu đề của bài đọc có thể là gì?
2. Quá trình cung cấp điện năng đến người tiêu dùng gồm mấy giai đoạn? đó là
những giai đoạn nào?
3. Năng lượng điện có phải là điện năng không?
4. Điện năng được sản xuất ở đâu?
5. Điện năng được sản xuất dựa trên nguyên tắc cơ bản nào?
6. Có những hình thức sản xuất điện năng nào?
7. Sản xuất điện năng với tuabin được thực hiện dựa trên nguyên lý nào?
8. Sản xuất điện năng với động cơ pít tông được thực hiện dựa trên nguyên lý nào?
9. Sản xuất điện năng với bảng tế bào quang điện voltaic được thực hiện dựa trên
nguyên lý nào?
10. Sản xuất điện năng với các phản ứng hóa học được thực hiện dựa trên nguyên lý nào?
BÀI 5: CẦU CHÌ
5.1. Kỹ năng đọc
5.1.1. Bài đọc
Cầu chì là một thiết bị bảo vệ mạch điện sử dụng nhằm phòng tránh các hiện
tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ.
Thomas Edison được cấp bằng sáng chế năm 1890 cho phát minh về cầu chì
trong hệ thống phân phối điện thành công của ông.
Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch
điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm được điều này, điện trở

Trang 15
Tiếng Việt chuyên ngành

của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần
thích hợp.
Về cấu tạo, thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối
tiếp với hai dầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện
tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị
điện,...
Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì,
v.v... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.
Cầu chì được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện gia dụng, các đường dây tải
điện, các thiết bị điện gia dụng như: máy sấy, máy pha cà phê,...
Hiện nay, trong các công trình hiện đại, cầu chì được thay thế bằng aptomat với
nhiều đặc điểm ưu việt hơn.
5.1.2. Từ vựng
- Thiết bị bảo vệ - Hệ thống phân phối điện
- Hiện tượng quá tải - Mạch điện gia dụng
- Thiết bị dẫn dòng - Thiết bị điện gia dụng
- Hệ thống điện
5.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc là gì?
2. Cầu chì là gì? Cầu chì có nhiệm vụ gì trong mạch điện?
3. Ai là người đã phát minh ra cầu chì?
4. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên lí gì?
5. Làm thế nào cầu chì có thể bảo vệ được mạch điện?
6. Để cầu chì hoạt động tốt thì cấu tạo của cầu chì phải đảm bảo điều gì?
7. Cầu chì được lắp đặt ở vị trí nào trong mạch điện?
8. Ngoài cầu chì ta có thể sử dụng thiết bị nào để bảo vệ mạch điện?
9. Em hiểu hiện tượng quá tải trong mạch điện có nghĩa là gì?
10. Tác hại của quá tải gây ra như thế nào đối với các thiết bị điện?
5.2. Kỹ năng nghe, nói
5.2.1. Nghe và viết lại câu
1. Cầu chì là một thiết bị tiêu thụ điện năng.
2. Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự tách ra khỏi mạch điện khi cường độ
dòng điện trong mạch tăng đột biến.
3. Cầu chì gồm một dây chì mắc song song với hai đầu dây dẫn trong mạch
điện.

Trang 16
Tiếng Việt chuyên ngành

4. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của
mạch điện.
5. Cầu chì có nhiều tính năng ưu việt hơn aptomat.
5.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Cầu chì là gì? Cầu chì có nhiệm vụ gì trong mạch điện?
2. Ai là người đã phát minh ra cầu chì?
3. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên lí gì?
4. Làm thế nào cầu chì có thể bảo vệ được mạch điện?
5. Để cầu chì hoạt động tốt thì cấu tạo của cầu chì phải đảm bảo điều gì?
6. Cầu chì được lắp đặt ở vị trí nào trong mạch điện?
7. Ngoài cầu chì ta có thể sử dụng thiết bị nào để bảo vệ mạch điện?
8. Em hiểu hiện tượng quá tải trong mạch điện có nghĩa là gì?
9. Hiện tượng quá tải gây ra tác hại như thế nào đối với các thiết bị điện?

Bài 6. ĐỊNH LUẬT OHM TRONG MẠCH ĐIỆN


6.1. Kỹ năng đọc
6.1.1. Bài đọc
Để tính toán các mạch điện, ta thường áp dụng một số định luật cơ bản như định
luật ôm (ohm), định luật Kiêchôp (Kirhof).
Với các mạch điện đơn giản, là mạch điện có kết cấu hình học đơn giản, ta có thể
áp dụng định luật ohm để tính toán. Định luật Ohm nói rằng hiệu điện thế trên hai đầu
vật dẫn luôn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện, với hệ số tỷ lệ là điện trở của vật dẫn
điện, (điện trở của vật dẫn điện phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn điện và có giá trị
ổn định tại một điều kiện môi trường, ví dụ nhiệt độ).
Biểu thức của định luật Ohm được viết như sau: U=R.I
Trong đó, U là hiệu điện thế trên hai đầu vật dẫn, đơn vị đo là vôn (V)
I là cường độ dòng điện qua vật dẫn, đơn vị đo là ampe (A), là
lượng điện tích di chuyển qua vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

R: điện trở của vật dẫn - đặc trưng cho sự cản trở dòng điện, đơn vị: ohm ().
* Đoạn mạch nối tiếp
- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
U = U1 + U2 + U3 +.......+ Un
R1 R2 R3 Rn

I U1 U2 U3 Un

Trang 17
Tiếng Việt chuyên ngành

- Tổng trở cả mạch


R = R1 + R2 + R3 +.......+ Rn
- Cường độ dòng điện trong mạch
I = I1 = I2 = I3 =.......= In
* Đoạn mạch song song:
R1
R2
R3

Rn
- Cường độ dòng điện trong mạch chính
I = I1 + I2 + I3 +.......+ In
- Điện trở tương đương
1 1 1 1 1
    ....... 
R R1 R2 R3 Rn

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch


U = U1 = U2 = U3 =......= Un
6.1.2. Từ vựng
- định luật ôm (ohm) - dòng điện
- định luật Kiêchôp (Kirhof) - điện trở
- đoạn mạch nối tiếp - cường độ dòng điện
- đoạn mạch song song - tổng trở
- hiệu điện thế
6.1.3. Câu hỏi, bài tập
1.Phát biểu định luật ohm. Viết biểu thức minh họa và giải thích tên, ý nghĩa, đơn
vị đo cho các đại lượng trong biểu thức đó.
2. Áp dụng định luật ohm để tính giá trị cường độ dòng điện của mạch điện, cho
biết giá trị điện trở và điện áp tại hai đầu điện trở đó.
3.So sánh đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song về các tính giá trị
các đại lượng U, I, R.
6.2. Kỹ năng nghe, nói
6.2.1. Nghe điền khuyết
HỆ PHÁT ĐIỆN THỦY TRIỀU DẠNG GUỒNG
Công ty Bangor Hydro Electric của Hoa Kỳ vừa phát triển hệ thống điện dựa
vào năng lượng (1)……………… ở vùng biển Maine. Nơi đây được coi là vùng có
thủy triều cao nhất thế giới, với biên độ thường xuyên lên tới (2)……………… mét.

Trang 18
Tiếng Việt chuyên ngành

Các tua-bin cấu trúc cánh xoắn “vỏ đỗ” theo dạng guồng, trục ngang. Mỗi hệ
thống gồm 4 mô-đun đồng trục kéo (3)……………… ở giữa. Cả hệ thống nằm trên hệ
khung chân đế vững chãi.
  (4)………………của guồng tua - bin gần (5)……………… mét, chiều dài
guồng (6)……………… mét, góc nghiêng của “cánh” tạo mô-men: Khoảng (7)
………………độ. Hệ thống 4 guồng có thể tạo ra sản lượng điện khoảng (8)
………………, đủ để cung cấp năng lượng cho 25 đến 30 gia đình. Hệ thống này có
lợi thế là thủy triều lên hoặc xuống tạo ra dòng chảy vào hoặc ra, đều sinh công quay
máy.
Phương pháp lắp đặt hệ thống là dùng cần cẩu đặt trên xà lan đưa hệ thống ra
khơi, thả xuống độ sâu (9)……………… mét. Mặt phẳng đáy không nghiêng, nhờ đó,
guồng hoạt động cân bằng ổn định. Cáp biển sẽ đưa điện vào bờ. Có thể tiên lượng
việc bảo trì hằng năm thuận lợi, nhờ cẩu cả “giàn” lên xà-lan để bảo dưỡng, sau đó lại
thả trở lại vị trí cũ.
Đây là loại máy phát điện (10)………………đầu tiên tạo ra điện mà không cần
một (11)………………. Hy vọng, cơ cấu này sẽ cung cấp năng lượng để tạo (12)
……………… ở bất cứ nơi nào thuộc Bắc, Trung và Nam Mỹ.
 6.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Hệ thống phát điện thủy triều dạng guồng là công trình nghiên cứu của tổ chức nào?
2. Hệ thống phát điện thủy triều dạng guồng được đặt ở đâu? Tại sao nó lại được đặt ở đó?
3. Trong hệ thống phát điện thủy triều dạng guồng, máy phát điện được đặt ở vị trí nào?
4. Để lắp đặt hệ thống phát điện thủy triều dạng guồng, ta dùng những phương tiện gì?
5. Tại sao hệ thống phát điện thủy triều dạng guồng có thể tạo ra điện mà không cần
một con đập?

Bài 7. ĐỊNH LUẬT KIRHOF TRONG MẠCH ĐIỆN


7.1. Kỹ năng đọc
7.1.1. Bài đọc
Với những mạch điện có kết cấu hình học phức tạp hơn, ta có thể áp dụng các
luật Kirhof để tính toán. Luật Kirhof bao gồm luật Kirhof 1 và luật Kirhof 2.
*Luật Kirhof 1
- Phát biểu: Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng 0.
 i k (t) = 0 i1
nót
i3
i2
A

Trang 19
Tiếng Việt chuyên ngành

Với quy ước nếu dòng đi vào nút lấy dấu (+) thì dòng
đi ra khỏi nút lấy dấu (-) hoặc ngược lại.
Ví dụ: Viết phương trình theo luật Kirhof 1 cho nút A ở
hình bên -i1 + i2 - i3 = 0
 i1 + i3 = i2 (*)
Từ (*) ta có cách phát biểu 2: Tổng các dòng điện đi vào nút bằng tổng các
dòng điện rời khỏi nút.
- Ý nghĩa:
+ Về vật lý, luật Kirhof 1 nói lên tính liên tục của dòng điện (tại một nút không
có ứ đọng điện tích).
+ Về hình học, nó khẳng định sự tồn tại yếu tố nút trong mạch điện.
*Luật Kirhof 2
- Phát biểu: Đi theo một vòng kín bất kỳ có chiều tuỳ chọn tổng đại số các sụt áp
trên các phần tử R, L, C bằng tổng đại số các sức điện động trong vòng đó.
 di k 1 
  Rkik + Lk dt
+
Ck
 ek
 i k dt  = vßng
vßng 

- Ý nghĩa:
+ Về vật lý, luật Kirhof 2 nói lên tính chất thế của mạch điện (đi theo một vòng
khép kín độ tăng điện thế bằng không).
+ Về hình học nó khẳng định sự tồn tại yếu tố vòng, nhánh trong kết cấu mạch.
- Vị trí các luật Kirhof trong bài toán mạch
Hai luật Kirhof cho ta mối liên hệ giữa các lượng dòng, áp, công suất điện từ ở
các nút, các vòng. Đồng thời mô tả những tính chất cơ bản của mạch điện, đó là những
luật cơ bản và là điểm xuất phát điểm của toàn bộ bài toán mạch. Về nguyên tắc, khi
khảo sát mạch điện bao giờ ta cũng phải xuất phát từ các luật Kirhof.
- Số phương trình độc lập theo các luật Kirhof
Phương trình độc lập là phương trình không thể suy ra từ những phương trình đã
có. Một mạch điện bất kỳ có n nút và m nhánh, ta có thể viết được n -1 phương trình
Kirhof1 và m - (n - 1) phương trình Kirhof 2 độc lập. j
i1 i3
Ví dụ: Viết hệ phương trình độc lập theo các luật
Kirhof 1, 2 mô tả trạng thái của mạch điện hình bên. i2
Giải:Với chiều dương của dòng và vòng chọn R R3
1
như hình vẽ, ta viết được 3phương trình độc lập theo R2
các luật Kirhof 1, 2: C
e1 3

L2 e3

Trang 20
j
Tiếng Việt chuyên ngành


i  i  i   j (1)
1 2 3
 di 2
R1i1  R 2i 2  L 2  e1 (2)
 dt
 di 2 1
 R 2i 2  L 2 dt  R 3i3  C  i3dt  e3 (3)
 3

ĐỌC THÊM: PHÂN LOẠI BÀI TOÁN MẠCH ĐIỆN


Một cách tổng quát ta phân bài toán mạch điện thành hai loại: Bài toán phân
tích mạch và bài toán tổng hợp mạch.
- Bài toán phân tích mạch: cho mạch, cho các thông số của các phần tử, và
nguồn kích thích, yêu cầu tìm các trạng thái của mạch (dòng, áp, công suất).
- Bài toán tổng hợp: cho trước yêu cầu về dòng, áp, công suất cần tìm thông số
và kết cấu của mạch sao cho thoả mãn yêu cầu đó.
Bài toán phân tích chỉ có một lời giải, bài toán tổng hợp có thể có nhiều lời giải
khác nhau.Vấn đề đặt ra là sau khi tổng hợp cần tìm lời giải tối ưu.
Ngoài ra, theo chế độ làm việc của mạch ta phân ra bài toán mạch ở chế độ xác
lập và bài toán mạch ở chế độ quá độ. Theo tính chất của các phần tử, ta phân ra bài
toán mạch tuyến tính và bài toán mạch phi tuyến.
7.1.2. Từ vựng
- luật Kirhof 1
- luật Kirhof 2
- kết cấu hình học
- phương trình độc lập
- chế độ xác lập
- chế độ quá độ
- mạch tuyến tính
- mạch phi tuyến
- bài toán phân tích mạch
- bài toán tổng hợp mạch

Trang 21
7.1.3. Bài tập
1. Phát biểu định luật kirhof 1 và kirhof 2.
2. Vận dụng các luật kirhof 1 và kirhof 2 viết hệ phương trình độc lập mô tả trạng thái
của mạch điện cho trước.
3. Trình bày các loại bài toán mạch.
4. Bài toán phân tích mạch khác bài toán tổng hợp mạch ở chỗ nào?
7.2. Kỹ năng nghe
7.2.1. Nghe điền khuyết
1. phát minh 4. dẫn điện
2. phát hiện 5. bóng đèn
3. điện thế 6. công suất
LỊCH SỬ MÁY PHÁT ĐIỆN
Cách đây hơn 200 năm, Michael Faraday phát minh ra máy phát điện đầu tiên của
nhân loại từ việc phát hiện ra sự chênh lệch điện thế được tạo ra giữa hai đầu một vật dẫn
điện. Đến nay, đó vẫn là một phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người bởi vì nó đã giúp
toàn bộ thế giới thay đổi và bước sang một trang mới.
Từ những năm đầu thế kỷ 19, khi kỷ nguyên máy móc và các thiết bị công nghiệp
bắt đầu ra đời, đó cũng là thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng vọt. Không chỉ với các tầng
lớp quý tộc, những người bình dân cũng mong muốn được sống một cuộc sống tương đối
tiện nghi, được thắp sáng bởi những bóng đèn nhỏ dù rất thô sơ. Đó cũng là lý do thôi
thúc Michael Faraday sáng chế ra máy phát điện, trước hết để nâng cao đời sống người
dân, sau là để phục vụ cho một số ngành công nghiệp như sản xuất, vận tải…
Máy phát điện đầu tiên của nhân loại khá thô sơ về kiểu dáng cũng như tính năng bởi
nhu cầu người dân trong xã hội thời này tương đối đơn giản. Về sau, khi nhu cầu và mức
sống của người dân tăng cao, máy phát điện cũng được cải biến và nâng cấp để đáp ứng
và bắt kịp những nhu cầu đó. Qua nhiều năm tháng, từ một máy phát điện thô sơ năm nào,
thế giới đã đón nhận hàng trăm loại máy phát điện công suất khác nhau, thoải mãn tất cả
mọi yêu cầu dù là khó tính nhất.
7.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1.Máy phát điện được chế tạo ra dựa trên cơ sở nào?
2.Ai là người phát minh ra máy phát điện đầu tiên trên thế giới và vào khi nào?
3.Máy phát điện được phát minh đã tác động đến cuộc sống con người như thế nào?
4.Michael Faraday sáng chế ra máy phát điện vào khi nào?
5.Các máy phát điện khác nhau cơ bản ở thông số nào?
BÀI 8. SO SÁNH CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU HÌNH SIN CÙNG TẦN SỐ
8.1. Kỹ năng đọc
8.1.1. Bài đọc
sin(t + )
a = Am 
Hàm điều hoà có dạng tổng quát: cos(t + )
(4.1)
Được biểu diễn bằng đường cong trên hình 2.3 và được phân biệt với nhau bởi các thông
số đặc trưng:
+ Biên độ: kí hiệu Am - là trị số cực đại và nói lên độ lớn bé của của hàm điều hoà.
+ Góc pha (t+): nói rõ trạng thái pha của hàm điều hoà ở mọi thời điểm t trong cả
quá trình diễn biến, trong đó:

a
Biên độ

t
0
t
> 0

a = A msin  t +  

Hình 2.3: Hàm điều hòa


- Tần số góc : nói lên sự biến thiên về góc pha của hàm điều hoà, có đơn vị rad/s.
- Góc pha đầu  : Nói rõ trạng thái ban đầu (thời điểm t = 0) của hàm điều hoà. Có đơn vị
là rad, nhưng theo thói quen lại hay dùng là độ.
Tại t = 0: a(0) = -Am sin _ nếu < 0
a(0) = Am sin _ nếu > 0
Vậy cặp (biên độ; góc pha) làm thành một cặp số đặc trưng cho độ lớn và góc pha
của hàm điều hoà. Muốn so sánh các hàm điều hoà bất kỳ ta so sánh các đặc trưng của
chúng với nhau.
Dòng điện, điện áp điều hoà trong mạch có dạng tổng quát:
sin(t  i ) sin(t   u )
i  Im  u  Um 
cos(t   i ) ; cos(t   u ) (4.2)
còn gọi là dạng tức thời, chúng có cặp đặc trưng:
[Im; (t+i)]; [Um; (t+u)]
Khi trong mạch có các dòng điện, điện áp cùng tần số chúng chỉ còn đặc trưng bởi
cặp (biên độ; pha đầu), khi đó để so sánh chúng với nhau, ta so sánh xem:
+ Biên độ của đại lượng này hơn (kém) đại lượng kia bao nhiêu lần, tức là đi lập tỷ
số giữa các biên độ.
Um
?
Im
Ví dụ: ta lập tỷ số giữa các biên độ của điện áp và dòng điện:
+ Góc pha của đại lượng này lớn hơn (vượt pha, vượt trước, sớm pha) hoặc nhỏ hơn
(chậm sau, chậm pha) so với góc pha của đại lượng kia bao nhiêu và độ chênh lệch về góc
pha giữa các đại lượng gọi là góc lệch pha.
Ví dụ: góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện ký hiệu :
  (t   u )  (t   i )   u   i
  u  i    0 : Điện áp vượt trước dòng điện một góc .
 ψ u  ψ i  φ  0 : Điện áp chậm sau dòng điện một góc .
 ψ u  ψ i  φ  0 : Điện áp trùng pha với dòng điện.
π
 φ
2: Điện áp vuông pha với dòng điện.
 φ π : Điện áp ngược pha với dòng điện.
8.2. Từ vựng
- Đại lượng - Tần số
- Hình sin - Góc pha
- Tần số - Góc pha đầu
- Hàm điều hòa - Góc lệch pha
- Biên độ
8.3. Bài tập
1. Muốn so sánh các hàm điều hoà bất kỳ ta làm thế nào?
2. Thế nào là góc lệch pha?
3. Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện ký hiệu là gì?
4. Giá trị và dấu của góc lên pha nói lên điều gì?
5. Điện áp vượt trước dòng điện một góc  khi nào?
6. Điện áp chậm sau dòng điện một góc  khi nào?
7. Điện áp trùng pha với dòng điện khi nào?
8. Điện áp vuông pha với dòng điện khi nào?
9. Điện áp ngược pha với dòng điện khi nào?
8.2. Kỹ năng nghe, nói
8.2.1. Nghe điền khuyết
1. Biên độ, kí hiệu Am - là trị số ______________ và nói lên độ lớn bé của của
hàm điều hoà.
2. Góc pha (t+): nói rõ trạng thái pha của ____________ ở mọi thời điểm t trong
cả quá trình diễn biến.
3. Tần số góc : nói lên sự biến thiên về ___________ của hàm điều hoà.
4. Góc pha đầu  : Nói rõ __________ ban đầu (thời điểm t = 0) của hàm điều hoà.
5. Cặp (biên độ; góc pha) làm thành một cặp số ___________ cho độ lớn và góc
pha của hàm điều hoà.
6. Muốn so sánh các hàm điều hoà bất kỳ ta so sánh các ____________ của chúng
với nhau.
7.  là ký hiệu của ___________ giữa điện áp và dòng điện.
8.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
1. Muốn so sánh các hàm điều hoà bất kỳ ta làm thế nào?
2. Thế nào là góc lệch pha?
3. Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện ký hiệu là gì?
4. Giá trị và dấu của góc lên pha nói lên điều gì?\
5. Biện áp vượt trước dòng điện một góc  khi nào?
6.Điện áp chậm sau dòng điện một góc  khi nào?
7. Điện áp trùng pha với dòng điện khi nào?
8. Điện áp vuông pha với dòng điện khi nào?
9. Điện áp ngược pha với dòng điện khi nào?

Bài 9. MÁY ĐIỆN


9.1. Kỹ năng đọc
9.1.1. Bài đọc
Năm 1831, Faraday khám phá ra định luật cảm ứng điện từ, một trong những định
luật quan trọng làm nền tảng cho ngành chế tạo máy điện. Vào cuối thế kỉ 19, một vài loại
máy điện sơ khai đã ra đời với công suất nhỏ, điện áp thấp. Từ đó đến nay, nó đã không
ngừng được hoàn thiện. Trên cơ sở các loại vật liệu mới với chất lượng ngày càng cao,
các máy điện với dải công suất và điện áp ngày càng lớn (hàng trăm Mw, hàng chục Kv)
đã được ra đời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những máy điện cực nhỏ đến vài mw.
Máy điện có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay máy điện được
dùng trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật, như trong công nghiệp, giao thông vận tải, y
học, ... Nó bao gồm các máy biến đổi cơ năng thành điện năng (gọi là máy phát điện)
hoặc điện năng thành cơ năng (gọi là động cơ điện), hoặc biến đổi thông số điện áp, dòng
điện, biến đổi tần số, số pha, loại dòng điện, khuếch đại công suất. Các máy điện làm việc
dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Về cấu tạo máy điện gồm hai bộ phận chính: lõi
thép, làm bằng vật liệu sắt từ để dẫn từ cho máy (gọi là mạch từ); dây quấn, làm bằng dây
điện từ dùng để dẫn điện (gọi là mạch điện).
Theo nguyên lý biến đổi năng lượng máy điện được chia ra làm các loại sau:
+ Máy điện tĩnh: Đặc trưng cho máy điện tĩnh đó là máy biến áp. Máy điện tĩnh nhìn
chung dùng để biến đổi thông số điện năng.
Ví dụ: Máy biến áp biến đổi
các thông số U1, I1, f1 thành U2, I2, U1; I1; f U2; I2; f
f2 hoặc ngược lại.
Hình 2.4: Máy biến
+ Máy điện quay hoặc chuyển động thẳng,thường gặp là động cơ hoặc máy phát.
áp
9.1.2. Từ vựng
1. Máy điện 7. Mạch từ
2. Định luật cảm ứng điện từ 8. Mạch điện
3. Công suất 9. Máy biến áp
4. Dải công suất 10. Máy điện tĩnh
5. Máy phát điện 11. Máy điện quay
6. Động cơ điện 12. Lực điện từ
9.1.3. Bài tập
1. Ai là người khám phá ra định luật cảm ứng điện từ và vào khi nào?
2. Cơ sở của ngành chế tạo máy điện là gì?
3. Máy điện sơ khai nhất được ra đời vào thời điểm nào?
4. Trên cơ sở nào các loại máy điện hiện đại được ra đời ngày càng phong phú và đa
dạng?
5. Máy điện có được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người hay không?
6. Máy biến áp có phải là một loại máy điện hay không?
7. Máy điện làm việc dựa trên nguyên lý gì?
8. Lõi thép của máy điện dùng để làm gì?
9. Dây quấn của máy điện dùng để làm gì?
10. Theo nguyên lý biến đổi năng lượng, máy điện được chia ra làm mấy loại, đó là
những loại nào?
9.2. Kỹ năng nghe, nói
9.2.1. Nghe và viết lại câu
1. Năm 1821, Faraday khám phá ra định luật cảm ứng điện từ.
2. Các loại máy điện hiện đại đều có công suất rất lớn.
3. Máy điện chỉ được sử dụng trong các ngành sản xuất có liên quan đến kỹ thuật điện.
4. Máy phát điện dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng.
5. Động cơ điện dùng để biến đổi cơ năng thành điện năng.
6. Cấu tạo của máy điện gồm 3 bộ phận chính.
7. Lõi thép của máy điện được gọi là mạch điện.
8. Dây quấn của máy điện được gọi là mạch từ.
9.2.2. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
1. Ai là người khám phá ra định luật cảm ứng điện từ và vào khi nào?
2. Cơ sở của ngành chế tạo máy điện là gì?
3. Máy điện sơ khai nhất được ra đời vào thời điểm nào?
4. Trên cơ sở nào các loại máy điện hiện đại được ra đời ngày càng phong phú và đa dạng?
5. Máy điện có được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người hay không?
6. Máy biến áp có phải là một loại máy điện hay không?
7. Máy điện làm việc dựa trên nguyên lý gì?
8. Lõi thép của máy điện dùng để làm gì?
9. Dây quấn của máy điện dùng để làm gì?
10. Theo nguyên lý biến đổi năng lượng, máy điện được chia ra làm mấy loại, đó là
những loại nào?
Bài 10: MÁY BIẾN ÁP
10. 1. Kỹ năng đọc
10.1.1. Bài đọc
Máy biến áp (MBA) là thiết bị điện từ tĩnh,
MBA
làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng để Sơ cấp Thứ cấp
biến đổi điện áp của nguồn điện xoay chiều nhưng
U1, I1, f U2, I2, f
vẫn giữ nguyên tần số, dùng để truyền tải và phân
phối điện năng. Hình 2.5:Hình 10.1
Sơ đồ cung cấp
điện trên máy biến áp
Trên sơ đồ cung cấp điện, máy biến áp được
ký hiệu như hình 2.5:
+ Đầu vào MBA nối với nguồn điện, gọi là sơ cấp, các đại lượng các thông số phía
sơ cấp có chỉ số 1: U1, I1, ...
+ Đầu ra nối với tải, gọi là thứ cấp, các đại lượng các thông số phía thứ cấp có chỉ
số 2: U2, I2, ...
+ Nếu điện áp thứ cấp cao hơn so với điện áp sơ cấp gọi là MBA tăng áp.
+ Nếu điện áp thứ cấp thấp hơn so với điện áp sơ cấp gọi là MBA giảm áp.
Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn,
ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV sang mức hạ thế 220 V hay 400 V dùng trong sinh
hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường chuyển hiệu điện thế mức
trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay
cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Trong truyền tải điện năng với
khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng
để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục sạc, ... dùng cho các thiết bị điện
với hiệu điện thế nhỏ (230 V sang 24 V, 12 V, 3 V, ...).
10.1.2. Từ vựng
- Máy biến áp - Điện năng
- Sơ cấp - Cao thế
- Thứ cấp - Trung thế
- Truyền tải - Hạ thế
- Phân phối - Thiết bị điện từ tĩnh
10.1.3. Bài tập
1. Máy biến áp dùng để làm gì?
2. Máy biến áp hoạt động dựa theo nguyên lí nào?
3. Máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp khác nhau ở chỗ nào?
4. Tại sao trước khi truyền tải điện năng đi xa lại phải tăng giá trị điện áp lên cao?
10.2. Kỹ năng nghe, nói
10.2.1. Nghe điền khuyết
CHỌN MÁY BIẾN ÁP CHO NHÀ MÁY ĐIỆN
Máy biến áp là một thiết bị rất quan trọng, trong hệ thống điện, tổng công suất các
máy biến áp là rất lớn và chiếm khoảng từ 4 đến 5 lần tổng công suất các máy phát điện.
  Vì vậy, vốn đầu tư cho máy biến áp là rất cao. Người ta mong muốn chọn số lượng
máy biến áp ít và công suất nhỏ mà vẫn đảm bảo an toàn cấp điện cho các hộ tiêu thụ.
  Chọn máy biến áp trong nhà máy điện và trạm biến áp là chọn loại, số lượng, công
suất định mức và hệ số biến áp. Công suất định mức của máy biến áp là công suất liên tục
truyền qua máy biến áp với điều kiện làm việc định mức trong suốt thời hạn làm việc.
   Máy biến áp được chọn phải đảm bảo khả năng tải hết công suất phát từ nhà máy,
đồng thời khi một máy biến áp ngừng thì máy biến áp còn lại phải đủ cung cấp công suất
cần thiết cho phụ tải.
1. Tổng công suất của các máy biến áp chiếm khoảng ___________ tổng công suất
các máy phát điện.
2. _____________ cho máy biến áp là rất cao.
3. Người ta mong muốn chọn số lượng máy biến áp ít và ___________ nhỏ mà vẫn
đảm bảo an toàn cấp điện cho các hộ tiêu thụ.
4. Chọn máy biến áp trong nhà máy điện và trạm biến áp là chọn loại, số lượng,
____________ và hệ số biến áp.
10.2.2. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
1. Việc chọn máy biến áp cho nhà máy điện có quan trọng không? Vì sao?
2. Người ta có mong muốn gì khi chọn số lượng máy biến áp cho nhà máy điện?
3. Chọn máy biến áp cho nhà máy điện cần phải chú ý đến điều gì?
4. Công suất định mức có phải là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn máy biến áp
cho nhà máy điện không?
CHƯƠNG II. CHỦ ĐỀ CƠ HỌC, CƠ KHÍ
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Chuyển động: một danh từ dùng để mô tả di
chuyển của một vật từ vị trí này đến vị trí khác.
Newton là nhà khoa học đầu tiên đưa ra các định luật
về vật chuyển động tạo dựng nền tảng cho Vật lý
Hình 3.1. Ví dụ về chuyển động
chuyển động. Có ba dạng chuyển động thường
gặp trong Vật lý là: Chuyển động tịnh tiến; Chuyển động quay một trục cố định; Chuyển
động song phẳng.
Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật
luôn song song với chính nó. Chuyển động thứ hai là chuyển động quay một trục cố định,
khi vật rắn quay quanh một trục, moãi ñieåm cuûa noù chuyeån ñoäng treân moät quyõ
ñaïo troøn vuoâng goùc vôùi truïc quay, coù taâm naèm treân truïc quay vaø coù baùn
kính baèng khoaûng caùch töø ñieåm ñoù ñeán truïc quay... Chuyển động song phẳng có
thể coi là tổng hợp của chuyển động tinh tiến và chuyển động quay quanh một trục.
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Một vật có thể chuyển động so với
vật này nhưng đứng yên so với vật khác. Nói cách khác, trạng thái chuyển động phụ thuộc
vào việc lựa chọn hệ quy chiếu. Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó
vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời
có một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện. Cùng một sự kiện vật
lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác nhau.
1.1.2. Từ vựng
- Newton: I-xăc Niu-tơn (1643 – 1727) là một nhà vật lí, nhà thiên văn học, nhà
triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại – một tài năng đã đem lại nhiều thay đổi cho nền
khoa học của nhân loại. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nông thôn ở nước Anh.
- Vật lý: một cách tổng quát nhất đó là khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự
tương tác".
- Trục quay: Đường thẳng đứng yên trong chuyển động quay.
- Vật rắn, hay đầy đủ là vật rắn tuyệt đối, là một tập hợp vô số các chất
điểm mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ luôn luôn không đổi.
- Vật thể: được xem là vật rắn tuyệt đối khi biến dạng của nó là quá bé hoặc không
đóng vai trò qua trọng trong quá trình khảo sát
- Quỹ đạo: Đường được vẽ nên từ sự chuyển động của một vật thể
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Chuyển động là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả chuyển động của một đối tượng?
3. Trong bài đọc liệt kê mấy dạng chuyển động thường gặp? Hãy kể tên các dạng
chuyển động đó.
4. Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Lấy ví dụ thực tế.
5. Thế nào là chuyển động quay quanh một trục cố đinh? Lấy ví dụ thực tế.
6. Bán kính là gì?
7. Nêu sự khác nhau giữa chuyển động và đứng yên?
8. Theo bài đọc thế nào là tương đối?
9. Hiểu thế nào là vị trí
10. Hệ quy chiếu là gì
11. Ta đang ngồi trên một chiếc ô-tô đang chạy, vậy ta đứng yên hay chuyển động?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Chuyển động một danh từ dùng để mô tả_________ của một vật từ vị trí này
đến vị trí khác
2. Newton là nhà khoa học gia dầu tiên đưa ra các_________ về vật tạo dựng nền
tảng cho Vật Lý Chuyển Động
3. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của
vật ____________ với chính nó
4. Chuyển động thứ hai là chuyển động quay một trục cố định, khi vật rắn quay
quanh một trục, mỗi điểm của nó chuyển động trên một ____________ tròn
vuông góc với trục quay, có tâm nằm trên trục quay và có bán kính bằng
khoảng cách từ điểm đó đến trục quay.
5. Chuyển động _____________ có thể coi là tổng hợp của chuyển động tinh tiến
và chuyển động quay quanh một trục.
6. Chuyển động hay đứng yên có _____________. Một vật có thể chuyển động
so với vật này nhưng____________ so với vật khác
7. Trong cơ học, hệ quy chiếu là một____________, dựa vào đó vị trí của mọi
điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có
một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện
8. Cùng một sự kiện vật lý, khi ta _____________ hệ quy chiếu thì vị trí và thời
gian xảy ra sẽ khác nhau.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
a. Thời gian
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và
khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của
các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời
điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn ngữ của
loài người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật. Định nghĩa về thời gian là một
định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói
đến nó, ví dụ "thời gian trôi",... và do đó dứt khoát phải có một cách hiểu chung nhất.
Thời gian là một thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể.
Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng (luôn vận động). Giả sử
rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật
luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó
có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người ta so sánh một
quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ
tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của trái đất hay sự
biến đổi của mặt trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của mặt trăng (tháng âm
lịch),... hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến
đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật".
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ
đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến
vĩ mô (và kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động
lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn có những quan hệ tương
hỗ với nhau và vì thế "vị trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng
thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian. Theo Stephen Hawking,
thời gian có liên quan đến entropi (trạng thái động lực học) vĩ mô. Hay nói cách khác thời
gian là một đại lượng mang tính vĩ mô. Nó luôn luôn gắn với mọi mọi vật, không trừ vật
nào. Thời gian gắn với từng vật là thời gian riêng, và thời gian riêng thì có thể khác nhau
tuỳ thuộc vào bản chất của vật đó và hệ quy chiếu gắn với nó, ví dụ với mỗi hệ chuyển
động có vận tốc khác nhau thời gian có thể trôi đi khác nhau. Thời gian của vật này có thể
ảnh hưởng đến vật khác.
Như vậy, "thời điểm" là một trạng thái vật lý cụ thể (có thể xác định được) của một
hệ và "thời gian" là diễn biến của các trạng thái vật lý của một hệ (xem hệ vật lý kín).
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Các yếu tố liên quan tới thời gian trong bài viết?
3. Thời điểm và thời gian có như nhau không?
4. Thời gian riêng là gì?
5. Em hiểu thế nào là “thế giới không ngừng vận động”.

b. Newton
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học,
nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được
nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và
có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch Julius,
ông sinh ngày 25 tháng 12  Nnăm 1642 và mất
ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory,
ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất
ngày 31 tháng 3 năm1727.
Luận thuyết của ông về Philosophiae
Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên Hình 3.2. Nhà bác học Isaac Newton
lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản
năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng
của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp
theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu
trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất
giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lí thuyết của ông về trọng lực,
ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.
Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính).
Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng
trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.
Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi
phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newtontổng quát.
Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh
hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh
hưởng hơn Albert Einstein.
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Những người nào xuất hiện trong bài viết?
3. Newton được cho la còn có nhiều ảnh hưởng hơn cà nhà bác học vĩ đại nào?
4. Hãy nêu các phát minh về toán học của Newton
5. Newton thọ bao nhiêu tuổi.

Bài 2. CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Chuyển động một danh từ dùng để mô tả di chuyển của một vật từ vị trí này đến vị
trí khác. Newton là nhà khoa học đầu tiên đưa ra các định luật về vật tạo dựng nền tảng
cho Vật Lý Chuyển Động của mọi vật bao gồm 3 định luật sau: 
Các định luật của Newton về chuyển động (gọi tắt là các định luật Newton) là tập
hợp ba định luật cơ học phát biểu bởi nhà bác học người Anh Isaac Newton, đặt nền tảng
cho cơ học cổ điển (còn gọi là cơ học Newton). Các định luật Newton được công bố lần
đầu tiên năm 1687 trong cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên
lý toán học trong triết học tự nhiên, vật lý từng được xem là môn triết học về tự nhiên).
Ba định luật cơ bản này cùng với một định luật nổi tiếng khác của Newton, định luật vạn
vật hấp dẫn, lần đầu tiên giải thích khá thuyết phục các quan sát của Kepler về chuyển
động của các hành tinh.
Ba định luật của Newton về chuyển động được phát biểu (lần đầu tiên) như sau:
Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng
yên hoặc chuyển động thẳng đều..
Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ
lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực,
thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng
ngược chiều.
Ngoài 3 định luật cơ bản trên Newton còn có thêm một định khá quan trọng đó
định luật nói về lực hấp dẫn. Định luật được phát biểu như sau: “mọi vật hấp dẩn tỉ lệ
nghịch với khoảng cách bình phương”.

1.1.2. Từ vựng
1. Newton: I-xăc Niu-tơn (1643 – 1727) là một nhà vật lí, nhà thiên văn học, nhà
triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại – một tài năng đã đem lại nhiều thay đổi cho nền
khoa học của nhân loại. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nông thôn ở nước Anh.
2. Nhà khoa học: Người học giả chuyên làm công tác nghiên cứu khoa học tự
nhiên hay xã hội.
3. Định luật: định: giữ nguyên; luật: khuôn phép định ra. Qui tắc về quan hệ và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội: Vật chất, vũ trụ biến chuyển
theo những định luật của nó
4. Triết học, Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự
nhận thức thế giới.
5. Hành tinh: là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao
6. Lực: Tác dụng làm biến đổi hoặc truyền gia tốc cho một vật nào đó: lực đẩy lực
nén.
7.Gia tốc: Độ tăng giảm vận tốc trong một đơn vị thời gian của một vật đang
chuyển động.
8. Cân bằng: Trạng thái mà trong đó tất cả các lực và tất cả các xu hướng đều hoàn
toàn loại trừ lẫn nhau. Con lắc đang ở vị trí cân bằng
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Chuyển động là gì?
2. Tên cuốn sách mà trong đó 3 định luật chuyển động được trình bày lần đầu tiên?
3. Trong bài đọc liệt kê bao nhiêu định luật của Newton
4. Khi nào một vật đứng yên? Lấy ví dụ thực tế.
5. Thế nào là hợp lực bằng không? Lấy ví dụ thực tế.
6. Gia tốc là gì?
7. “A tác dụng lên B một lực”có nghĩa là thế nào?
8. Em hiểu thế nào là lực hấp dẫn?
9. Theo bài đọc thế nào là “khoảng cách”?
10. Tỉ lệ nghịch là gì?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Các định luật của Newton về chuyển động (gọi tắt là các định luật Newton) là
tập hợp ______________ cơ học phát biểu bởi nhà bác học người Anh Isaac
Newton, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển 
2. Các định luật Newton được công bố lần đầu tiên ___________ trong
cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán học
trong triết học tự nhiên, vật lý từng được xem là môn triết học về tự nhiên).
3. Ba định luật cơ bản này cùng với một định luật _____________ khác của
Newton, định luật vạn vật hấp dẫn, lần đầu tiên giải thích khá thuyết phục các
quan sát của Kepler về chuyển động của các hành tinh.
4. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực
có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển
động ____________.
5. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc
________ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
6. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác
dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, _____________, nhưng
ngược chiều.
7. Ngoài 3 định luật cơ bản trên Newton còn có thêm một định khá ___________
đó định luật nói về lực hấp dẫn.
8. Định luật được phát biểu như sau: “mọi vật hấp dẩn tỉ lệ nghịch với
_____________ bình phương”.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
a. Cơ học cổ điển
Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian
và tương tác giữa chúng.
Thông thường khi nói đến cơ học người ta hiểu ngầm là cơ học cổ điển, dựa trên
cơ sở của các định luật Newton. Cơ học cổ điển nghiên cứu chuyển động của các vật vi
mô có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc của ánh sáng, được xây dựng bởi các  nhà
vật lý như Galileo Galilei, Isaac Newton và các nhà toán học sau này như William Rowan
Hamilton, Joseph Louis Lagrange... Chuyển động của các vật thể (các hạt) có vận tốc gần
bằng vận tốc ánh sáng được nghiên cứu trong cơ học tương đối, còn chuyển động của các
vi hạt được nghiên cứu trong cơ học lượng tử
Cơ học cổ điển là cơ sở cho sự phát triển các ngành khoa học kỹ thuật và công
nghệ như:chế tạo máy, xây dựng. Chúng ta cũng không được phép quên rằng mặc dù
ngày nay đã có rất nhiều những phát minh và khám phá trong cơ học lượng tử và cơ học
tương đối ở thế kỉ 20 nhưng những nghiên cứu về hệ hỗn độn trong những năm 1970, về
những áp dụng của cơ học cổ điển vẫn là một phần to lớn trong lâu đài vật lý học. Mặt
khác, vẫn còn đó nguyên vẹn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong cơ học cổ điển,
đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dao động kép.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Cơ học cổ điển dược xây dựng bởi nhà bác học nào?
3. Tại sao lại gọi là cơ học cổ điển?\
4. Cơ học tương đối và cơ học lượng tử nghiên cứu những gì?
5. Cơ học cổ điển là cơ sở cho các ngành khoa học nào.
b. Lực hấp dẫn
Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ thuận
với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của hai vật.
Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên theo mô hình chuẩn được
chấp nhận rộng rãi trong vật lý hiện đại, ba lực cơ bản khác là lực điện từ, lực hạt nhân
yếu, và lực hạt nhân mạnh. Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong số các lực đó, nhưng lại có
thể hoạt động ở khoảng cách xa và luôn thu hút. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên
các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các
vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể khác; nếu không có nó các vật
thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như chúng ta biết hiện nay sẽ không thể
tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của
chúng quanh Mặt Trời, Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự hình thành thủy triều,
và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác mà chúng ta quan sát được.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Lực hấp dẫn là một trong số bao nhiêu lực cơ bản?
3. Nếu không có lực hâp dẫn thì điều gì sẽ xảy ra?
4. Lực hấp dẫn gây ra những hiện tượng gì trên trái đất?
5. Hãy viết công thức của lực hấp dẫn?
Bài 3. VẬN TỐC
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Vận tốc là đại lượng vật lý mô tả mức độ nhanh chậm lẫn chiều của chuyển động.
Vận tốc ở đây được hiểu là vận tốc dài hay vận tốc tuyến tính, phân biệt với vận tốc góc.
Trong vật lý, vận tốc được biểu diễn bởi vectơ (có thể hiểu là "đoạn thẳng có hướng"). Độ
dài của vectơ vận tốc cho biết tốc độ nhanh chậm của chuyển động, và chiều của vectơ
biểu thị chiều của chuyển động. Do đó, vận tốc là một đại lượng hữu hướng, khác với tốc
độ, một đại lượng vô hướng đơn thuần mô tả tính nhanh chậm của chuyển động. Tốc độ là
độ lớn của vectơ vận tốc.
Đối với một vật chuyển động thẳng đều, tốc độ và chiều chuyển động không thay
đổi theo thời gian. Do đó, vector vận tốc có giá trị xác định và không đổi.
Nếu đã biết chiều chuyển động, điều chúng ta quan tâm là tốc độ chuyển động, hay
quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Để tính tốc độ chuyển động, chúng ta
đơn giản lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. Trong một
chuyển động thẳng của một chất điểm, nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và ta
chọn chiều đó làm chiều dương thì độ lớn của độ dời bằng quãng đường đi được của chất
điểm.
s
v
t
Trong đó, s là quãng đường, t là thời gian và v là tốc độ của chuyển động thẳng
đều
Trong hệ đo lường SI, quãng đường đo bằng mét (m), thời gian đo bằng giây (s) thì
tốc độ có đơn vị là mét trên giây (m/s). Tốc độ có thể có những đơn vị khác, chẳng hạn
như kilomet trên giờ (km/h hoặc kgh), phụ thuộc vào đơn vị mà ta chọn cho quãng đường
và thời gian. Như vậy, khi nói một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s (giả sử ta
đã biết chiều chuyển động nên vận tốc ở đây đơn giản là tốc độ), điều đó có nghĩa là cứ
mỗi một giây, vật đi được quãng đường 5 mét. 1km/h≈0,28m/s.Vận tốc âm thanh là
344m/s.
Nếu quan tâm đến chiều chuyển động, ta có thể quy ước một trong hai chiều là
chiều dương và gán cho vận tốc giá trị dương khi vật chuyển động cùng chiều với chiều
dương đã chọn và giá trị âm khi vật chuyển động theo chiều ngược lại.

1.1.2. Từ vựng
1. Tuyến tính: tuyến tính nói chung là sự biến đổi tuân theo quy luật hàm bậc nhất
y=ax+b, đồ thị là một đường thẳng.
2. Chuyển động thẳng đều: Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật
có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. Chuyển động
thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là:vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.
3. Chất điểm: Chất điểm hoặc khối điểm là một khái niệm vật lý lý thuyết chỉ
những vật có khối lượng đáng kể nhưng kích thước có thể bỏ qua trong quá trình khảo sát
các tính chất vật lý của chúng
4. Hệ SI: Hệ đo lường quốc tế (viết tắt SI) là hệ đo lường được sử dụng rộng rãi
nhất.
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Chuyển động là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả chuyển động của một đối tượng?
3. Vận tốc và tốc độ khác nhau ở điểm nào?
4. Dùng các thuật ngữ có trong bài đọc, bạn hãy mô tả khái niệm về vector?
5. Tại sao vector vận tốc của chuyển động thẳng đều có giá trị không đổi?
6. Nếu vật A chuyển động nhanh hơn vật B, thì vận tốc của vật nào có giá trị lớn hơn?
7. Nói vận tốc đi được của anh A lớn hơn của anh B nghĩa là gì?
8. Hãy kể tên các đơn vị đo vận tốc mà bạn biết? Có thể liệt kê hết tất cả các đơn vị
đó không? Tại sao?
9. Khi nào vận tốc có giá trị dương?
10. Khi nào vận tốc có giá trị âm?
11. Cho vật thể chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 m/s. Hỏi trong thời gian 2
phút, vật đó đi được quãng đường là bao nhiêu?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Vận tốc là đại lượng vật lý mô tả ______________ nhanh chậm lẫn chiều của
chuyển động.
2. Độ dài của vectơ vận tốc cho biết tốc độ nhanh chậm của chuyển động, và
chiều của vectơ ____________ chiều của chuyển động
3. Do đó, vận tốc là một đại lượng _____________, khác với tốc độ, một đại
lượng vô hướng đơn thuần mô tả tính nhanh chậm của chuyển động
4. Đối với một vật chuyển động _____________, tốc độ và chiều chuyển động
không thay đổi theo thời gian.
5. Do đó, vector vận tốc có giá trị xác định và _____________
6. Để tính tốc độ chuyển động, chúng ta đơn giản lấy ____________ đi được chia
cho thời gian đi hết quãng đường đó.
7. Trong một chuyển động thẳng của một ____________, nếu chất điểm chuyển
động theo một chiều và ta chọn chiều đó làm chiều dương thì độ lớn của độ dời
bằng quãng đường _______________ của chất điểm.
8. Nếu quan tâm đến chiều chuyển động, ta có thể quy ước một trong hai chiều là
chiều dương và gán cho vận tốc giá trị dương khi vật chuyển động cùng chiều
với chiều dương đã chọn và giá trị âm khi vật chuyển động theo chiều
_____________.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
* Vận tốc trung bình
Khi vận tốc của vật thay đổi theo thời gian, người ta có thể sử dụng khái niệm vận
tốc trung bình. Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định được định nghĩa
là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.
Phương trình toán học mô tả phát biểu này được viết như sau:

: vận tốc trung bình


: vị trí cuối
: vị trí đầu
t : thời điểm cuối
t0 : thời điểm đầu
kết quả phép trừ vector còn gọi là độ dịch chuyển
Vận tốc trung bình trên những khoảng thời gian khác nhau có thể mang những giá
trị khác nhau.
Thêm nữa, cần phân biệt với tốc độ trung bình được định nghĩa là tổng quãng
đường đi được chia cho khoảng thời gian được xét.

: tốc độ trung bình


s: tổng quãng đường đi được trong khoảng thời gian được xét
t: khoảng thời gian được xét
s1, s2,..., sn là những quãng đường thành phần đi được trong các khoảng thời gian
thành phần t1, t2,..., tn
Theo định nghĩa này, tốc độ trung bình không phải là độ lớn của vận tốc trung bình.
Khi nghiên cứu chuyển động biến đổi một cách chi tiết và chính xác, một đại lượng
quan trọng hơn vận tốc trung bình được sử dụng. Đó là vận tốc tức thời.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Theo bài viết vận tốc trung bình có thay đổi giá trị theo thời gian không?
3. Đại lượng được cho là quan trọng hơn vận tốc trung bình?
4. Giải thích các đại lượng trong công thức tính vận tốc trung bình.
* Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời mô tả sự nhanh chậm và chiều chuyển động tại một thời điểm nào
đó trên đường đi của vật. Nếu vận tốc trung bình cho ta một cái nhìn tổng quát về vận tốc
của vật trong một khoảng thời gian xác định thì vận tốc tức thời cho ta một cái nhìn cụ
thể, tại một thời điểm.
Để tính vận tốc tức thời tại một thời điểm ta xét vận tốc trung bình trong khoảng
thời gian vô cùng nhỏ tính từ thời điểm đó. Khái niệm giới hạn trong toán giải tích là công
cụ quý giá giúp ta làm điều này.

Phương trình toán học trên cho biết:


khi khoảng thời gian được xét tiến dần đến 0 thì vận
tốc trung bình tiến dần đến vận tốc tức thời (tại thời
điểm t0). Giới hạn này đồng nghĩa với đạo hàm của vị
trí theo thời gian. Từ đó, vận tốc tức thời được định
nghĩa như sau:

Trong đó:
là vectơ vận tốc tức thời
là vectơ vị trí như một hàm số của thời gian
t là thời gian
Diễn đạt bằng lời: Vận tốc tức thời là đạo hàm của vị trí theo thời gian.
Đơn vị đo vận tốc
Trong hệ đo lường quốc tế SI, vận tốc có đơn vị mét trên giây (m/s). Các đơn vị
khác có thể được dùng để đo vận tốc là km/h, km/s, m/ph...
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Theo bài viết vận tốc trung bình có liên quan gì tới vận tốc tức thời?
3. Em còn biết đơn vị đo nào của vận tốc nằm ngoài hệ SI không?
4. Vận tốc tức thời có mối quan hệ gì tới vị trí

Bài 4. GIA TỐC


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian. Nó
là một trong những đại lượng cơ bản dùng để mô tả chuyển động. Cũng như vận tốc, gia
tốc là đại lượng hữu hướng (vector). Thứ nguyên của gia tốc là độ dài trên bình phương
thời gian. Trong hệ đơn vị quốc tế SI, gia tốc có đơn vị là m/s² (mét trên giây bình
phương).
Chuyển động tăng tốc khi vectơ gia tốc cùng chiều với chiều chuyển động; giảm
tốc khi vectơ gia tốc ngược chiều với chiều chuyển động; đổi hướng khi véc tơ gia tốc có
phương khác với phương chuyển động.
Gia tốc trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể là tỉ số giữa sự thay đổi vận
tốc (trong khoảng thời gian đang xét) và khoảng thời gian đó. Nói cách khác, gia tốc trung
bình là biến thiên của vận tốc chia cho biến thiên của thời gian, là đạo hàm của vận tốc
theo thời gian, và là đạo hàm bậc hai của vị trí chất điểm theo thời gian.

Gia tốc tức thời của một vật tại một thời điểm là sự thay đổi về vận tốc trong một
khoảng thời gian vô cùng nhỏ quanh thời điểm đó chia cho khoảng thời gian vô cùng nhỏ
này. Nó có thể được tính theo công thức:

trong đó: a là gia tốc


v là vận tốc đơn vị m/s
t là thời gian đơn vị s.
1.1.2. Từ vựng
- Đại lượng: Cái có thể đo được bằng cách nào đó.
- Thứ nguyên: Thứ nguyên của một đại lượng là một tính chất vật lí mà đại lượng
đó mô tả. Các thứ nguyên cơ bản bao gồm: thời gian [t], độ dài [l], khối lượng [m]. Thứ
nguyên của các đại lượng dẫn xuất là tổ hợp của các đại lượng cơ bản
- Biến thiên: (Các biến trong toán học) thay đổi giá trị.
- Công thức, Nhóm kí hiệu dùng để biểu thị một định luật, một quy tắc khái niệm
nguyên lí
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Chuyển động là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả chuyển động của một đối tượng?
3. Vận tốc và gia tốc khác nhau ở điểm nào?
4. Dùng các thuật ngữ có trong bài đọc, bạn hãy mô tả khái niệm về vô cùng bé?
5.G trị gia tốc của chuyển động thẳng đều la bao nhiêu?
6. Nếu vật A chuyển động nhanh hơn vật B, thì gia tốc của A có chắc chắn lớn hơn
của B không?
7. Nói gia tốc của A lớn hơn của B nghĩa là gì?
8. Hãy kể tên các đơn vị đo gia tốc mà bạn biết? Có thể liệt kê hết tất cả các đơn vị
đó không? Tại sao?
9. Khi nào gia tốc có giá trị dương?
10. Khi nàogia tốc có giá trị âm?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian.
Nó là một trong những ______________ cơ bản dùng để mô tả chuyển động
2. Thứ nguyên của gia tốc là độ dài trên bình phương thời gian. Trong hệ đơn vị
____________ SI, gia tốc có đơn vị là m/s
3. Chuyển động ______________ khi vectơ gia tốc cùng chiều với chiều chuyển
động; _____________ khi vectơ gia tốc ngược chiều với chiều chuyển động;
đổi hướng khi véc tơ gia tốc có phương khác với phương chuyển động.
4. Gia tốc trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể là __________ giữa sự
thay đổi vận tốc (trong khoảng thời gian đang xét) và khoảng thời gian đó.
5. Nói cách khác, gia tốc trung bình là biến thiên của vận tốc chia cho biến thiên
của thời gian, là ____________ của vận tốc theo thời gian, và là đạo hàm bậc
hai của vị trí chất điểm theo thời gian.
6. Gia tốc tức thời của một vật tại một thời điểm là sự thay đổi về vận tốc trong
một khoảng thời ____________ nhỏ quanh thời điểm đó chia cho khoảng thời
gian vô cùng nhỏ này

7. Nó có thể được tính theo__________:


8. a là __________ đơn vị m/s2
9. v là ___________ đơn vị m/s
10. t là __________ đơn vị s.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
1.3 Bài đọc thêm
* Máy gia tốc hạt 
Máy gia tốc hạt (máy gia tốc hạt nhân, máy gia tốc hạt cơ bản) là các thiết bị sử
dụng các năng lượng bên ngoài truyền cho các hạt nhằm tăng vận tốc và do đó, năng
lượng của hạt chuyển động.
Máy gia tốc hạt đầu tiên dạng Cyclotron đặt tại Đại học California tại
Berkeley năm 1929 bởi Ernest Lawrence
Trong các máy gia tốc thẳng, các hạt điện tích được tăng tốc nhờ lực điện mạnh.
Chẳng hạn trong máy gia tốc có chiều dài 4 km của phòng thí nghiệm Stan-fot, các
electron được gia tốc đến năng lượng đạt giá trị 50 GeV.
Trong các máy gia tốc tròn, hạt điện tích chuyển động theo các quỹ đạo tròn dưới
một từ trường đều có hướng vuông góc với vận tốc hạt. Đồng thời nằm trong một hộp
hình tròn gồm hai nửa hộp rỗng hình chữ D nối vào một hiệu điện thế xoay chiều. Tất cả
đều nằm trong chân không. Khi đó, điện trường xoay chiều giữa hai hình D có tác dụng
tăng tốc cho hạt trong quá trình chuyển động: Vận tốc hạt ngày càng tăng lên cùng với
bán kính quỹ đạo. Khi động năng của hạt tăng lên đến giá trị đủ lớn thì người ta cho chùm
bắn vào một tấm "bia" để tạo ra cac phản ứng hạt nhân.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Máy gia tốc hạt chế tạo nhằm mục đích gì?
3. Máy gia tốc hạt đầu tiên được đặt ở đâu?
4. Nguyên lý hoạt động của máy gia tốc hạt
5. Máy gia tốc hạt của phòng thí nghiệm Stan-fot dài bao nhiêu mét?
* Hiệu ứng Coriolis (Co- ri - ô- lit)
Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất
đều chịu hiệu ứng Coriolis.
Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam
bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động
dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm
lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương
Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự
do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ
qua ảnh hưởng của gió).
Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho
trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau.
Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó
chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động
nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực
Coriolis. Sau đây là một vài ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis:
Trên bắc bán cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái;
Ở Bắc bán cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn (tương ứng, ở bán
cầu nam – bờ trái);
Ở bắc bán cầu, các xoáy nước và xoáy của gió cuồng phong, lốc xoáy hầu như đều
xoay theo chiều kim đồng hồ (ở nam bán cầu thì ngược lại).
Ví dụ, nếu từ một miền nào đó trên bắc bán cầu có luồng gió bắt đầu thổi về
phía Cực Bắc, nghĩa là luồng gió này tiến về những vùng vĩ tuyến có vận tốc dài nhỏ hơn
so với nó, do vậy gió thổi tới các miền ở phương Bắc không theo chiều Bắc mà theo chiều
Đông-Bắc. Càng xa điểm xuất phát bao nhiêu thì thành phần "phương Đông" càng lớn
bấy nhiêu. Đối với người quan sát trên mặt đất thì hiện tượng này trông như thể có
một lực nào đấy tác động từ phía Tây về phía Đông. Lực này chính là lực Coriolis.
Hiệu ứng Coriolis phải được để ý tới trong các lĩnh vực như pháo binh, tên lửa đạn
đạo (không phải "tên lửa hành trình", vì loại này tự lái tìm mục tiêu), hoa tiêu hàng
không, hàng không vũ trụ.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Hiệu ứng Coriolis gây ra những hiện tượng gì?
3. Theo bài viết những lĩnh vực quan tâm đến Hiệu ứng Coriolis gồm những gì?
BÀI 5. VẬN TỐC GÓC
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Vận tốc góc thể hiện tốc độ và hướng của chuyển động quay của vật thể.
Vận tốc góc của chuyển động quay của vật thể là đại lượng véc tơ thể hiện mức độ
thay đổi theo thời gian vị trí góc của vật và hướng của sự
chuyển động này.
Độ lớn của vận tốc góc bằng tốc độ góc và hướng
của véc tơ vận tốc góc được xác định theo quy ước, ví dụ
như quy tắc bàn tay phải.
Trong vật lý, tần số góc (hay tốc độ góc; ký hiệu là
Ω hay ω) là tốc độ quay. Nó cũng là độ lớn vô hướng
của vector vận tốc góc. Ngoài ra vector tần số góc Hình 5.1: Biểu diễn vận tốc góc
cũng được hiểu như vận tốc góc.
Tần số góc có đơn vị đo là nghịch đảo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế (SI),
tần số góc được đo bằng rad trên giây.
Một vòng quay là 2π rad, bằng tốc độ góc ω nhân với thời gian đi hết một vòng
quay (chính là chu kỳ Τ). Vậy nên:
2
  2f với f là tần số.
T
Tần số góc có thể hiểu như là một bội số của tần số. Nó được sử dụng thay tần số
để tránh việc xuất hiện nhiều của π, trong các lĩnh vực liên quan nhiều đến chuyển động
quay và dao động, như cơ học lượng tử, điện động lực học...
1.1.2. Từ vựng
1. Tốc độ: Vận tốc
2. Vật thể: Vật có những thuộc tính vật lí nhất định.
3. Quy ước: Kết quả của sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên (người, đoàn thể,
quốc gia...) về một việc nhất định, thường không dựa trên tính chất tự nhiên của sự vật;
Quy ước quốc tế về hệ thống đơn vị đo lường.
4. Quy tắc, Điều được nêu lên và công nhận làm mẫu mực để từ đó suy ra cách làm
cho đúng
5. Nghịch đảo: Nói hai số có tích bằng 1 x 3 và 1/3 là hai số nghịch đảo
6. Tần số: là số lần cùng một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.
7. Dao động: là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó.
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Vận tốc góc là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả chuyển động của một đối tượng?
3. Vận tốc và vận tốc góc khác nhau ở điểm nào?
4. Mối liên hệ giữa vận tốc góc và thời gian?
5.Giá trị vận tốc của chuyển động quay đều quanh một trục cố định có thay đổi hay
không?
6. Giá trị vận tốc góc phụ thuộc vào những đại lượng nào?
7. Khi vận tốc của vật quay A lớn hơn vận tốc góc của vật quay B ta có thể kết
luận được điều gì?
8. Hãy kể tên các đơn vị đo vận tốc góc mà bạn biết? Có thể liệt kê hết tất cả các
đơn vị đó không? Tại sao?
9. Cho vật quay có tần số f = 25 (1/s). Tính vận tốc góc () của vật?
10. Cho vật quay vận tốc góc  = 25 (1/s). Tính chu kỳ (T) của vật?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Vận tốc góc thể hiện tốc độ và hướng của _____________ của vật thể.
2. Vận tốc góc của chuyển động quay của vật thể là đại lượng véc tơ thể hiện
___________ thay đổi theo thời gian vị trí góc của vật và hướng của sự chuyển
động này.
3. Độ lớn của vận tốc góc bằng tốc độ góc và hướng của véc tơ vận tốc góc được
xác định theo quy ước, ví dụ như quy tắc __________ phải.
4. Trong vật lý, vận tốc góc (hay tốc độ góc; ký hiệu là Ω hay ω) là tốc độ quay.
Nó cũng là độ lớn ___________ của vecto vận tốc góc.
5. Tần số góc có đơn vị đo là _____________ thời gian. Trong hệ đo lường quốc
tế (SI), tần số góc được đo bằng rad trên giây.
6. Một vòng quay là 2π rad, bằng tốc độ góc ω nhân với thời gian ___________
một vòng quay (chính là chu kỳ Τ).
7. Tần số góc có thể hiểu như là một _____________ của tần số
8. Nó được sử dụng thay tần số để tránh việc xuất hiện nhiều của π, trong các lĩnh
vực liên quan nhiều đến chuyển động quay và _____________, như cơ học
lượng tử, điện động lực học...
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
* Dao động 
Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó.
Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại
nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Dao động cơ học là một biến thiên liên tục giữa động
năng và thế năng
Một ví dụ về dao động cơ học là con lắc đồng hồ. Vị trí cân
bằng trong ví dụ này là khi con lắc đứng im không chạy.
Một dao động được nghiên cứu nhiều trong cơ học là dao
động tuần hoàn, tức là dao động lặp đi lặp lại như cũ quanh vị trí
cân bằng sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian
ngắn nhất mà vật lặp lại vị trí cũ được gọi là chu kì của dao động.
Mọi dao động tuần hoàn đều có thể được biểu diễn thành chuỗi
Fourier của các dao động điều hoà có tần số cơ bản khác nhau.
Trong cơ học cổ điển, dao động điều hòa là một hệ thống cơ
học thực hiện dao động mà chuyển động của có thể mô tả bởi
những hàm số điều hòacủa thời gian, mà cụ thể ở đây thường là
hàm sin và cosin .
Chuyển động của dao động tử điều hòa gọi là dao động điều Hình 5.2: Lò xo
hòa. Mọi chuyển động này đều có thể phân tích thành tổng của
các dao động điều hòa đơn.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Dao động điều hòa là gì?
3. Theo bài viết dao động tuần hoàn được biểu diễn bằng gì?
4. Các hàm số mô tả điều hòa theo thời gian.
* Tần số:
Trong khoa học và đời sống nói chung, chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp
lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Như
vậy đơn vị đo chu kỳ là đơn vị đo thời gian.
Trong toán học và một số lĩnh vực khác, chu kỳ có thể hiểu là độ dài giữa hai cấu
trúc lặp lại. Trong thiên văn học, chu kỳ quay của một thiên thể nói chung quanh một tâm
nào đó là thời gian để thiên thể này hoàn thành một vòng quay trên quỹ đạo của nó, ví dụ
chu kỳ quay của Mặt Trời và Hệ Mặt Trời xung quanh tâm Ngân Hà, chu kỳ quay của
một hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, chu kỳ quay của một vệ tinh tự nhiên trên
quỹ đạo quanh hành tinh chủ của nó.
Khái niệm chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh hay vệ tinh có thể có giá trị khác
nhau, tùy theo cách chọn điểm mốc tính.
Chu kỳ tính theo một vị trí cố định trong không gian, tức là lấy nền các sao làm
chuẩn, được gọi là chu kỳ theo sao. Đây là chu kỳ đích thực, đúng nghĩa là một vòng quay
chính xác của hành tinh hay vệ tinh đó. Thông thường khi nói chu kỳ quỹ đạo mà không
nói gì thêm thì đây chính là chu kỳ theo sao.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Chu kỳ quay có ý nghĩa gì?
3. Chu kỳ quỹ đạo là gì?
4. Theo bài đọc các loại chu kỳ nào được kể đến?

Bài 6. GIA TỐC GÓC


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Gia tốc góc là: đại lượng đặc trưng cho sự thay
đổi vận tốc góc của vật rắn. Gia tốc góc trung bình: khi
vật rắn quay quanh trục cố định mà vận tốc góc  của
nó biến thiên (tăng hoặc giảm) một lượng Δ trong
khoảng thời gian Δt thì gia tốc góc trung bình của vật

rắn là   . Vectơ gia tốc góc đặt trên trục quay, Hình 5.3: Gia tốc góc

cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc góc, tuỳ thuộc vận tốc góc (giá trị) tăng
hoặc giảm theo thời gian.
Gia tốc tức thời: Lấy giới hạn khi thời gian ∆t0 thì công thức

; gọi là gia tốc tức thời của vật rắn. Do gia tốc góc là đạo hàm bậc

nhất theo thời gian của vận tốc góc nên giá trị của gia tốc góc của vật rắn sẽ quyết định
vật rắn đó quay đều, quay nhanh dần hay quay chậm dần. Khi vật quay đều vận tốc góc là
không đổi nên gia tốc góc lúc này bằng không. Khi vật quay nhanh dần vận tốc góc tại
thời điểm sau lớn hơn tại thời điểm trước (1 < 2) nên gia tốc góc có giá trị dương và
ngược lại khi vật quay chậm dần (1 > 2) gia tốc góc có giá trị âm.
Ví dụ chuyển động tròn của một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo một quỹ
đạo địa tĩnh, một hòn đá được cột với một sợi dây và quay tròn (ném tạ), một chiếc xe đua
chạy qua một đường cong trong một đường đua, một electron chuyển động vuông góc với
một từ trường đều, và bánh răng quay trong một máy cơ khí.
1.1.2. Từ vựng
1. Đặc trưng: Những đặc điểm nổi bật của một đối tượng.
2. Cố định: Không có sự thay đổi vị trí
3. Giá trị: Độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên: Giá trị dương/ âm
4. Tức thời: Được xác định hoàn toàn trong một thời điểm rất ngắn:
5. Vệ tinh: Thiên thể nhỏ quay quanh một hành tinh (Ví dụ: Mặt trăng là vệ tinh
của trái đất).
6. Nhân tạo: Do người làm ra, chứ không phải có sẵn trong tự nhiên.
7. Địa tĩnh: Không thay đổi vị trí so với trái đất
8. Máy: Hệ thống dùng để chuyền hoặc biến đổi năng lượng nhằm thực hiện một
số công việc thay sức người:
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Gia tốc góc là gì?
2. Hãy liệt kê các từ ngữ mà bạn biết để mô tả chuyển động của một đối tượng?
3. gia tốc góc và vận tốc góc khác nhau ở điểm nào?
4. Mối liên hệ giữa gia tốc góc và chuyển động của vật rắn?
5.Giá trị gia tốc góc của chuyển động quay đều quanh một trục cố định là bao nhiêu?
6. Giá trị gia tốc góc phụ thuộc vào những đại lượng nào?
7. Thế nào là gia tốc góc trung bình?
8. Thế nào là gia tốc góc trung bình?
8. Hãy kể tên các đơn vị đo gia tốc góc mà bạn biết? Có thể liệt kê hết tất cả các
đơn vị đó không? Tại sao?
9. Cho vật quay ban đầu có vận tốc góc (1 = 10 rad/s) sau 10 giây vận tốc của nó
là (2 = 20 rad/s); Hãy xác định giá trị gia tốc góc của vật?
10. Cho vật quay vận tốc góc ban đầu 1 = 25 (rad/s). Gia tốc góc của vật là  = 5
rad/s2. Hãy tính vận tốc góc của vật tại thời điểm sau đó 5 giây.
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Gia tốc góc là: đại lượng __________cho sự thay đổi vận tốc góc của vật rắn.
2. Vectơ gia tốc góc đặt trên trục quay, cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ
vận tốc góc, tuỳ thuộc vận tốc góc (giá trị) tăng hoặc giảm theo thời gian.
3. Do gia tốc góc là đạo hàm bậc nhất theo thời gian của vận tốc góc nên giá trị
của gia tốc góc của vật rắn sẽ quyết định vật rắn đó _________, quay
___________ hay quay __________
4. Khi vật quay đều vận tốc góc là _________ nên gia tốc góc lúc này _________
5. Khi vật quay nhanh dần vận tốc góc tại thời điểm sau lớn hơn tại thời điểm
trước (1 < 2) nên gia tốc góc có ___________ và ngược lại khi vật quay
chậm dần (1 > 2) gia tốc góc có ____________
6. Chuyển động tròn có thể lấy ví dụ như chuyển động của một __________ bay
quanh Trái Đất theo một quỹ đạo địa tĩnh
7. một hòn đá được cột với một sợi dây và __________ (ném tạ), một chiếc xe
đua chạy qua một ___________ trong một đường đua, một electron
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3. Bài đọc thêm
a. Chuyển động quay 
Chuyển động quay của vật rắn là một chuyển động mà trong đó có hai điểm bất kỳ
của vật luôn luôn cố định trong suốt quá trình chuyển động. Đường thẳng nối 2 điểm này
gọi làtrục quay, tất cả các điểm nằm trên trục quay đều cố định, cac điểm nằm ngoài trục
quay sẽ quay trên các quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và có
tâm nằm trên trục quay. Ví dụ: chuyển động của Trái Đất quanh trục của mình; hay một
điểm trên một bánh xe đang lăn, một điểm trên cánh quạt điện. Đây là một chuyển động
phức, bao gồm chuyển động tịnh tiến của trọng tâm vật thể và chuyển động quay quanh
một trục nào đó. Khối tâm của vật thể có thể được coi như một chất điểm.
Chuyển động vừa tịnh tiến vừa quay - chuyển động song phẳng:
Đôi khi một lực có thể gây ra một chuyển động vừa tịnh tiến, vừa quay (ví dụ: một
quả bóng đá khi bị sút lệch tâm, thì nó sẽ chuyển động vừa tịnh tiến, vừa xoay – theo một
đường cong).

Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Hợp của chuyển động quay và tiinhj tiến được gọi là chuyển động gì? Tại sao lại
gọi như vậy
3. Lấy ví dụ của chuyển động vừa tịnh tiến vừa quay?

b. Vệ tinh
Một vệ tinh là bất kỳ một vật thể nào quay quanh một vật thể khác (được coi là vật
thể chính của nó). Mọi vật thể thuộc Hệ Mặt Trời,
gồm cả Trái Đất, đều là vệ tinh của Mặt Trời, hay
là vệ tinh của các vật thể đó, như trong trường
hợp của Mặt Trăng.
Người đầu tiên đã nghĩ ra vệ tinh nhân tạo
dùng cho truyền thông là nhà viết truyện khoa
học giả tưởng Arthur C. Clarke vào
năm 1945 ([2]). Ông đã nghiên cứu về cách
phóng các vệ tinh này, quỹ đạo của chúng và nhiều khía cạnh khác cho việc thành lập một
hệ thống vệ tinh nhân tạo bao phủ thế giới. Ông cũng đề nghị 3 vệ tinh địa tĩnh
(geostationary) sẽ đủ để bao phủ viễn thông cho toàn bộ Trái Đất. Tuy nhiên, vệ tinh nhân
tạo đầu tiên là Sputnik 1 được Liên bang Xô viết phóng lên ngày 4 tháng 10 năm 1957.
Đa số các vệ tinh thường được mô tả đặc điểm dựa theo quỹ đạo của chúng. Mặc
dù một vệ tinh có thể bay trên một quỹ đạo ở bất kỳ độ cao nào, các vệ tinh thường được
xếp theo độ cao của chúng.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Vệ tinh nhân tạo do ai sáng lập?
3. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên tên là gì? Của nước nào chế tạo?
4. Các vệ tinh được mô tả theo đặc điểm nào của nó?
Bài 7. LỰC VÀ MÔ MEN
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Trong vật lý, lực là một đại lượng vật lý được
dùng để biểu thị tương tác giữa các vật, làm thay đổi
trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của
các vật. Lực cũng có thể được miêu tả bằng nhiều cách
khác nhau như đẩy hoặc kéo. Lực tác động vào một vật
thể có thể làm nó xoay hoặc biến dạng, hoặc thay đổi về
ứng suất, và thậm chí thay đổi về thể tích. Theo định luật
Newton II, F=ma, một vật thể có khối lượng không đổi
sẽ tăng tốc theo tỉ lệ nhất định với lực tổng hợp theo khối lượng của vật.
Các khái niệm liên quan đến các lực gia tốc gồm lực đẩy, tăng vận tốc của vật; kéo
lê, giảm vận tốc của vật, và xoắn, làm thay đổi tốc độ quay quanh một trục. Các lực tương
tác không đồng đều lên trên tất cả các phần của vật cũng sẽ gây ra các ứng suất cơ học.
Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên và được đặc trưng bởi 3 yếu tố:
Điểm đặt của lực; phương, chiều của lực; cường độ của lực.
Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác động gây ra sự quay quanh
một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động
quay từ khái niệm lực trong chuyển động thẳng. Mô men lực, τ, là một véc tơ mô men,
bằng kết quả phép nhân véc tơ của lực tác dụng, F, với véc tơ cánh tay đòn (véc tơ khoảng
cách từ điểm tác dụng tới tâm quay), r.
τ = r × F
Mô men lực được đưa ra từ khi Archimedes khám phá ra nguyên lý hoạt động
của đòn bẩy. Trong một đòn bẩy, Archimedes thấy rằng độ lớn của khả năng tác động
lực tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và đồng thời tỷ lệ thuận với khoảng cách từ điểm tác
dụng lực tới tâm quay (cánh tay đòn).
1.1.2. Từ vựng
1. Trạng thái: Cách tồn tại của một vật xét về những mặt ít nhiều đã ổn định,
không đổi : Các thiên thể ở trạng thái không ngừng chuyển động
2. Hình dạng: Hình của một vật làm phân biệt nó với những vật khác loại
3. Biến dạng: Sự thay đổi hình dạng
4. Ứng suất: Cường độ nội lực trên một đơn vị diện tích
5. Thể tích: Đại lượng thể hiện tính chất của một vật chiếm một khoảng không gian
lớn hay nhỏ
6. Kéo lê: Kéo không nhấc khỏi mặt đất một cách nặng nề
7. Yếu tố: Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng
8. Tác động: Gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Lực là gì? Mômen lực là gì?
2. Em hãy giải thích các đại lượng trong công thức của định luật Newton II?
3. Nêu các yếu tố đặc trưng của Lực
4. Đơn vị của Lực là gì?
5.Lực được biểu diễn bằng cái gì?
6. Giải thích các đại lượng trong công thức tính Mômen?
7. Mômen lực được ra bởi nhà bác học nào ?
8. Vật dụng nào của Archimedes liên quan chặt chẽ đến Moomen lực?
9. Đơn vị của Mômen lực là gì?
10. Mômen và Lực có thể so sánh được với nhau không? Tại sao?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Trong vật lý, lực là một đại lượng vật lý được dùng để biểu thị ____________
giữa các vật, làm thay đổi trạng thái __________ hoặc làm biến đổi hình dạng
của các vật.
2. Lực cũng có thể được miêu tả bằng nhiều cách ___________ như đẩy hoặc kéo
3. Lực tác động vào một vật thể có thể làm nó xoay hoặc _________, hoặc thay
đổi về ứng suất, và thậm chí thay đổi về thể tích.
4. Theo định luật Newton II, F=ma, một vật thể có khối lượng ____________ sẽ
tăng tốc theo tỉ lệ nhất định với lực tổng hợp theo khối lượng của vật.
5. Các khái niệm liên quan đến các lực gia tốc gồm lực đẩy, tăng ___________
của vật; kéo lê, giảm ____________ của vật, và xoắn, làm thay đổi tốc độ quay
quanh một trục.
6. Các lực tương tác ____________ lên trên tất cả các phần của vật cũng sẽ gây
ra các ứng suất cơ học.
7. Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên và được đặc trưng
bởi 3 yếu tố: _______ của lực; phương, ________ của lực; _________ của lực.
8. Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện ______________ gây ra sự
quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể.
9. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ _____________ lực trong
chuyển động thẳng.
10. Mô men lực được đưa ra từ khi Archimedes khám phá ra ____________ hoạt
động của đòn bẩy
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
a. Ác-si-mét (Archimedes)
Archimedes của Syracuse  phiên âm tiếng Việt
là Ác-si-mét; khoảng (287 trước Công Nguyên –
khoảng 212 trước Công Nguyên) là một nhà toán
học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên
văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông
được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa
học hàng đầu của thời kỳ cổ đại. Trong số các cải tiến vật
lý của ông có các nền tảng của thuỷ tĩnh, tĩnh học và m
ột sự giải thích nguyên lý đòn bẩy. Ông được coi là người
thiết kế những cỗ máy cải tiến, gồm các máy vây thành
và bơm đinh ốc mang tên ông. Các thực nghiệm hiện đại đã kiểm nghiệm các tuyên bố
rằng các cỗ máy của Archimedes thiết kế có khả năng nhấc bổng những chiếc tàu chiến và
đốt cháy tàu bằng cách sử dụng một mạng lưới gương.
Archimedes nói chung được coi là nhà toán học vĩ
đại nhất thời cổ đại và là một trong những người vĩ đại nhất
mọi thời đại. Ông đã sử dụng phương pháp vét cạn để tính
toán diện tích theo cung của một hình parabol với tổng của
một chuỗi vô hạn, và đưa ra ước tính chính xác đáng ngạc
nhiên của số pi. Ông cũng định nghĩa đường xoắn ốc mang
tên ông, lập công thức tính cho các thể tích của các bề mặt xoay và một hệ thống khéo léo
để thể hiện các con số rất lớn.
Archimedes chết trong trận Bao vây Syracuse khi ông bị một tên lính La Mã giết
dù đã có lệnh không được làm hại ông. Ciceromiêu tả việc tới thăm mộ Archimedes, bên
trên có một hình cầu nội tiếp bên trong một hình trụ. Archimedes đã chứng minh rằng
hình cầu có hai phần ba thể tích và diện tích bề mặt của hình trụ (gồm cả các đáy của hình
trụ), và coi đó là một trong những thành tựu toán học lớn nhất của mình.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Ac-si-met tham gia trong các lĩnh vực khoa học nào?
3. Ac-si-met mất ở đâu? Tại sao?
b. Đòn bẩy
Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn
giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến
đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con
người. (Lợi về lực). Đòn bẩy là một vật rắn được sử
dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến
đổi lực tác dụng của một vật lên một vật
khác. Archimedes đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm
tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất lên." Đòn bẩy và nguyên
tắc đòn bẩy được sử dụng nhiều trong các máy móc,
thiết bị cũng như các vật dụngthông thường trong đời
sống hằng ngày. Công thưc mô-men của đòn bẩy  : Khoảng cách đến tâm Trọng lượng
vật thể.
Đòn bẩy được ứng dụng trong quân sự:máy bắn đá do Archimedes chế tạo nhằm
mục đích đánh đuổi quân xâm lược La Mãxâm lăng thành phố Syracuse quê hương ông.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Đòn bẩy có tác dụng gì?
3. Lấy ví dụ việc sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống hàng ngày.

Bài 8. LỰC QUÁN TÍNH


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Lực quán tính, hay còn gọi là lực ảo, là một lực xuất hiện và tác động lên mọi khối
lượng trong một hệ quy chiếu phi quán tính, như là hệ quy chiếu quay.

Lực quán tính không xuất phát từ bất kỳ tương tác vật lý nào mà là từ gia tốc
tự xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính. Dựa vào định luật 2 Newton , lực quán tính
luôn tỉ lệ thuận với khối lượng tác động vào.
Một lực quán tính xuất hiện khi một hệ quy chiếu có gia tốc so với một hệ quy
chiếu khác. Một hệ quy chiếu có thể được gia tốc theo bất kỳ cách nào, nên lực quán tính
cũng là tùy ý (nhưng phải phụ thuộc vào gia tốc của hệ quy chiếu). Tuy nhiên, bốn lực
quán tính đã được định nghĩa theo những cách gia tốc thường xảy ra : một lực gây ra bởi
bất kỳ gia tốc tương đối theo một đường thẳng (lực quán tính tịnh tiến), hai lực gây ra từ
bất kỳ chuyển động quay nào (lực quán tính ly tâm và lực Coriolis) và lực cuối, còn gọi là
lực Euler, gây ra bởi sự thay đổi tốc độ quay.
Lực quán tính tịnh tiến: Trong hệ quy chiếu chỉ có gia tốc tịnh tiến
Gọi hệ quy chiếu là hệ quy chiếu phi quán tính chuyển động có gia tốc tịnh tiến
so với hệ quy chiếu quán tính , mọi khối lượng trong hệ quy chiếu phải chịu

tác động của lực quán tính tịnh tiến :

Theo nguyên lý Đa-lăm-be ngoại lực tác dụng lên cơ hệ + lực quán tính (coi như
ngoại lực ) Þ cơ hệ được coi là cân bằng và có thể áp dụng các phương trình cân bằng tĩnh
học.  
Fquántính  mas
 
1.1.2. Từ vựng
 Fquántính  0
F
1. Hệ quy chiếu: là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể
và vị trí của các vật thể khác được xác định.
2. Hệ quy chiếu quán tính: được định nghĩa là hệ quy chiếu trong đó không xuất
hiện lực quán tính. Điều này có nghĩa là mọi lực tác động lên các vật thể trong hệ
quychiếu này đều có thể quy về các lực cơ bản.
3. Hệ quy chiếu phi quán tính: Là hệ quy chiéu có gốc toạ độ gắn với 1 vật
chuyển động có gia tốc
4. Cơ hệ: Một hệ thống cơ học
5. Phương trình: Từ toán học chỉ đẳng thức chứa một hay nhiều ẩn số
6. Tĩnh học: Môn học về sự cân bằng của các lực, không gây chuyển động.

1.1.3. Bài tập


1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Lực quán tính là gì
2. Em hãy giải thích các đại lượng trong công thức của định luật Newton II?
3. Lực quán tính bắt nguồn từ đại lượng nào của vật
4. Đơn vị của Lực quán tính là gì?
5. Em hãy phát biểu nguyên lý đa – lăm - be
6. Lực quán tính tịnh tiến bắt nguồn từ chuyển động nào?
7. Lực quán tính ly tâm bắt nguồn từ chuyển động nào?
8. Lực Euler bắt nguồn từ đâu?
9. Lực quán tính và Lực có thể so sánh được với nhau không? Tại sao?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Lực quán tính, hay còn gọi là ________, là một lực xuất hiện và tác động lên
mọi khối lượng trong một hệ quy chiếu phi quán tính, như là _________ quay.
2. Lực quán tính không xuất phát từ bất kỳ _____________ vật lý nào mà là từ
gia tốc tự xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính
3. Dựa vào định luật 2 Newton , lực quán tính luôn ____________ với
khối lượng tác động vào.
4. Một lực quán tính xuất hiện khi một hệ quy chiếu có _____________ so với
một hệ quy chiếu khác.
5. Một hệ quy chiếu có thể được gia tốc theo bất kỳ cách nào, nên lực quán tính
cũng là ____________
6. Gọi hệ quy chiếu là hệ quy chiếu phi quán tính chuyển động có gia tốc tịnh
tiến so với hệ quy chiếu quán tính , mọi ___________ trong hệ quy

chiếu phải chịu tác động của lực quán tính ___________ :

7. Ngoại lực tác dụng lên ________ + lực quán tính (coi như ngoại lực ) Þ cơ hệ
được coi là __________ và có thể áp dụng các phương trình cân bằng tĩnh học.
8. Lực quán tính tịnh tiến: Trong hệ quy chiếu chỉ có gia tốc _____________
9. Tuy nhiên, bốn lực quán tính đã được định nghĩa theo những cách gia tốc
thường xảy ra : một lực gây ra bởi bất kỳ gia tốc tương đối theo một
_____________(lực quán tính tịnh tiến), hai lực gây ra từ bất kỳ
_____________ nào (lực quán tính ly tâm và lực Coriolis) và lực cuối, còn gọi
là lực Euler, gây ra bởi sự ____________ tốc độ quay.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
a. Lực quán tính ly tâm
Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy
chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính. Nó là hệ quả của trường gia tốc, xuất hiện
trong hệ quy chiếu phi quán tính mà trong trường hợp này là hệ quy chiếu quay. Cũng có
thể hiểu lực li tâm là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo
một đường cong (thành phần lực vuông
góc với vận tốc và làm đổi h ướng vận Pqt
Pqt1
tốc), để giữ cho vật nằm cân bằng trong M
Pqt1 Pqt2
m1
hệ quy chiếu quay. r
r1

Chúng ta cảm thấy lực này khi r3


r2 m2 Pqt
Pqt3 m3
ngồi trong xe ô-tô đang đổi hướng, hay Pqt2 Pqt3
chơi trò cảm giác mạnh như xe lao tốc
độ ở công viên. Lực này được ứng Hình 3.5 : Biểu diễn lực quán tính ly tâm
dụng để tạo nên một trường gia
tốc giúp phân loại các thành phần trong hỗn hợp vật chất, như máy phân tích ly tâm hay
để vắt quần áo trong máy giặt.
Trong hệ quy chiếu quán tính, khi không có lực gì tác động vào các vật thể, chúng
giữ chuyển động thẳng đều, theo định luật 1 Newton. Tuy nhiên chuyển động thẳng đều
này lệch với chuyển động quay của hệ quy chiếu quay. Ví dụ: một người ngồi trong xe ô-
tô đang đổi hướng, nếu không có lực ma sát giữa người và ghế, người sẽ tiếp tục đi thẳng,
còn ô-tô và ghế đổi hướng. Người bị dịch chuyển, một cách tương đối, lệch khỏi ghế.
Nhìn trong hệ quy chiếu quay, các vật thể, vốn chuyển động thẳng đều trong hệ
quy chiếu quán tính, bị đẩy ra theo phương xuyên tâm quay. Lực đẩy vật thể ra, quan sát
trong hệ quy chiếu này, chính là lực ly tâm.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Lực quán tính ly tâm có tác dụng gì?
3. Tại sao lại gọi là hệ quy chiếu quán tính?
4. Lấy ví dụ về lực quán tính trong thực tế.

b. Lực hướng tâm 


Lực hướng tâm là một loại lực cần để làm cho một vật đi theo một quỹ đạo
cong. Isaac Newton đã mô tả lực này trong cuốnPrincipia của ông. Bất kỳ lực nào (trọng
lực, lực điện từ, v.v.) hoặc sự kết hợp các lực với nhau đều có thể đóng vai trò là lực
hướng tâm. Ta có thể thấy một ví dụ về chuyển động tròn đều trên hình bên phải.
Nguồn gốc của lực hướng tâm
Đối với một vệ tinh bay trong quỹ đạo quanh trái đất, lực hướng tâm do lực trọng
trường tạo thành giữa vệ tinh và trái đất, và tác dụng lực hướng về tâm khối lượng của hai
vật. Đối với một vật được gắn vào đầu một sợi dây đang quay theo trục đứng, lực hướng
tâm là thành phần nằm ngang của lực căng dây, tác dụng hướng về tâm khối lượng giữa
trục quay và vật quay. Đối với một vật đang xoay quanh chính nó, lực căng bên trong là
lực hướng tâm giữ cho vật là một khối.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Lực hướng tâm sinh ra do đâu?
3. Lực hướng tâm có tác dụng gì?
4. Lấy ví dụ việc ứng dụng lực hướng tâm.

Bài 9. MA SÁT
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Ma sát (friction) là một hiện tượng rất phổ biến
trong tự nhiên cũng như trong kỹ thuật. Ma sát xuất hiện
khi hai vật tiếp xúc với nhau, chuyển động hoặc có xu
hướng chuyển động tương đối với nhau thì trên bề mặt tiếp
xúc của chúng xuất hiện lực cản, lực đó được gọi là lực Hình 3.6: Lực ma sát
ma sát. Lực ma sát có chiều ngược với vận tốc tương đối
và chống lại chuyển động tương đối đó.
Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt
thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường là do va chạm giữa
phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của
bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay
quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được
chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.
Về bản chất vật lý, lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong cuộc sống là lực
điện từ, một trong các lực cơ bản của tự nhiên, giữa các phân tử, nguyên tử.
Có thể xấp xỉ lực ma sát tỷ lệ với lực ép hai bề mặt lên nhau, áp lực F0 vuông góc
với hai bề mặt, và hệ số ma sát, k, giữa các vật liệu:
F = F0k
Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, nó biểu thị tỉ số của lực ma
sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sát phụ thuộc vào
chất liệu làm nên vật; ví dụ như, nước đá trên thép có hệ số ma sát thấp (hai vật liệu có
thể trượt dễ dàng trên bề mặt của nhau), cao su trên mặt đường có hệ số ma sát lớn(hai
loại vật liệu không thể dễ dàng trượt trên bề mặt của nhau). Các hệ số ma sát có thể nằm
trong khoảng từ 0 cho tới một giá trị lớn hơn 1- trong điều kiện tốt, lốp xe trượt trên bê
tông có thể tạo ra hệ số ma sát với giá trị là 1,7.
1.1.2. Từ vựng
1. Lực cản Sức chống lại chuyển động hoặc chống lại tác dụng biến dạng
2. Động năng: là dạng năng lượng để một vật chuyển động, nó tỉ lệ với bình
phương vận tốc và khối lượng của vật
3. Năng lượng: Đại lượng lý học do khả năng sản xuất công của một hệ thống.
4. Thế năng: Thế năng là dạng năng lượng tích lũy do tư thế của vật
5. Phân tử: Phần nhỏ nhất của một chất còn giữ nguyên những tính chất hoá học
của chất đó
6. Nguyên tử: Phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học, gồm một hạt nhân ở giữa
và một hay nhiều electron xung quanh
7. Đơn vị: Đại lượng dùng để so sánh với những đại lượng cùng loại xem mỗi đại
lượng này chứa nó hay được chứa nó bao nhiêu lần
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Ma sát là gì
2. Lực ma sát thường xuất hiện ở đâu?
3. Chiều của lực ma sát và chiều chuyển động quan hệ như thế nào?
4. Đơn vị của Lực ma sát là gì?
5. Lực ma sát làm chuyển hóa động năng như thế nào?
6. Giải thích các đại lượng trong công thức F = F0k.
7. Hệ số ma sát là gì?
8. Hệ số ma sát có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?

1.2. Kỹ năng nghe, nói


1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Ma sát (friction) là một hiện tượng ____________ trong tự nhiên cũng như
trong kỹ thuật.
2. Ma sát xuất hiện khi hai vật __________ với nhau, chuyển động hoặc có xu
hướng chuyển động _____________ với nhau thì trên bề mặt tiếp xúc của
chúng xuất hiện lực cản, lực đó được gọi là lực ma sát
3. Lực ma sát có chiều ngược ___________ tương đối và chống lại chuyển động
tương đối đó
4. Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa
____________ thành năng lượng ở dạng khác.
5. Việc chuyển hóa _____________ thường là do va chạm giữa phân tử của hai
bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc _____________ tích lũy một phần thành
điện năng hay quang năng.
6. Trong đa số trường hợp trong thực tế, ____________ của các bề mặt được
chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng
7. Về bản chất vật lý, lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong _____________
là lực điện từ, một trong các lực cơ bản của tự nhiên, giữa các ____________,
nguyên tử.
8. Có thể xấp xỉ lực ma sát tỷ lệ với lực ép hai ____________ lên nhau, áp lực F 0
vuông góc với hai bề mặt, và hệ số ma sát, k, giữa các _______________:
9. Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có ___________, nó biểu thị tỉ số
của lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng ____________ lên chúng.
10. Các hệ số ma sát có thể nằm trong khoảng từ _________ cho tới một giá trị lớn
hơn ___________ trong điều kiện tốt, lốp xe trượt trên bê tông có thể tạo ra hệ
số ma sát với giá trị là _____________.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
1.3 Bài đọc thêm
a. Ứng dụng ma sát
Lực ma sát có thể được ứng dụng để làm biến dạng các bề mặt như trong kỹ thuật
đánh bóng, mài gương, sơn mài, ... Nó được dùng để hãm tốc độ các phương tiện giao
thông trên Trái Đất, chuyển động năng của phương tiện thành nhiệt năng và một phần
động năng của Trái Đất.
Nhiệt năng sinh ra bởi lực ma sát còn được ứng dụng để đánh lửa, trong đá lửa,
hoặc các dụng cụ tạo lửa của người tiền sử như theo một số giả thuyết.

Hình 3.8: Ví dụ về ứng dục của lực ma sát


Giảm ma sát: Lực ma sát cũng gây nhiều ảnh hưởng đôi khi ngược với mong
muốn. Nó ngăn trở chuyển động, gây thất thoát năng lượng. Nó mài mòn các hệ thống cơ
học cho đến lúc các hệ thống này bị biến dạng vượt qua ngưỡng cho phép của thiết kế.
Nhiệt năng sinh ra bởi lực ma sát có thể gây chảy hoặc biến chất vật liệu, thay đổi hệ số
ma sát. Trong các trường hợp như vậy, có thể áp dụng các phương pháp làm giảm ma sát.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Tại sao có ma sát?
3. Giảm ma sát bằng cách nào?
4. Theo em ma sát có lợi hay có hại?
b. Xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ
biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ
định luật bảo toàn mômen quán tính.
Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu Phi,
Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước phương
Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng
xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường
dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của
các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Lịch sử của xe đạp?
3. Xe đạp có còn phát triển nữa không? Tại sao?
4. Xe đạp giữ được thăng bằng là do đâu?
5. Tại sao nói “xe đạp thân thiện với môi trường sinh thái”

BÀI 10. KỸ THUẬT CƠ KHÍ


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để
tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên
lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật
lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các
phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy
móc và thiết bị sản xuất, vũ khí ...
Công nghệ cơ khí thường tạo ra các giả lập mô phỏng hoạt động của các đối tượng,
như quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi
phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể.
Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Chúng
phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo và
cũng còn là một tiêu chí kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sửa chữa. Trước cuối thế
kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự trợ giúp của bảng vẽ cơ
khí. Sự ra đời của máy tính với giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện
được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết
kế (CAD).
Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí bao gồm: động học, tĩnh học, sức bền vật
liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động học, thủy
lực, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt động lực học. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi
phải có kiến thức và năng lực áp dụng những khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và
hóa học. Với một mức độ nhỏ, cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử - một mục tiêu viễn
cảnh của nó là tạo ra một tập hợp phân tử để xây dựng được những phân tử và vật liệu
bằng con đường tổng hợp cơ học.
1.1.2. Từ vựng
1. Máy móc: Máy nói chung, để chuyển hoặc biến đổi năng lượng hay chuyển động
2. Thiết bị: Sự trang bị máy móc, dụng cụ.
3. Mô phỏng Làm theo một cái mẫu, một đối tượng:
4. Tối ưu: Tốt, phù hợp, thuận lợi đến mức độ cao nhất:
5. Hiệu quả: Kết quả đích thực: hiệu quả kinh tế Lao động có hiệu quả cao.
6. Kỹ thuật: Toàn thể những phương tiện lao động và những phương pháp chế tạo
ra những giá trị vật chất
7. Chế tạo: Biến nguyên liệu thành đồ dùng: Phấn đấu làm chủ kĩ thuật chế tạo cơ
khí cùng loại xem mỗi đại lượng này chứa nó hay được chứa nó bao nhiêu lần
8. Kỹ sư: Nhà chuyên môn thông thạo một kỹ thuật và lấy kỹ thuật ấy làm chức nghiệp
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì? Kỹ thuật là gì, cơ khí là gì?
2. Kỹ thuật cơ khí là gì?
3. Nêu phạm vi hoạt động của kỹ thuật cơ khí?
4. Trước khi lựa chọn một thiết kế cơ khí công nghệ cơ khí thực hiện quá trình gì?
5. Sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế là gì?
6. Các mục đích của một bản vẽ kỹ thuât.
7. CAD là gì?
8. Các chuyên ngành của kỹ thuật cơ khí là gì?
9. Theo bài viết các yêu cầu của người kỹ sư gồm những gì?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Điền vào chỗ trống các từ còn trống
1. Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các ____________
vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích.
2. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học_____________ và năng
lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế
trong các lĩnh vực như _____________, máy bay và các phương tiện giao
thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và
thiết bị sản xuất, vũ khí ...
3. Công nghệ cơ khí thường tạo ra các giả lập ______________ hoạt động của
các đối tượng, như quy trình ___________ thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự
thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn
một thiết kế cụ thể.
4. Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm __________ của khâu thiết kế.
5. Chúng phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các___________
cần thiết để chế tạo và cũng còn là một ___________ kiểm soát kỹ thuật đối
với các mức độ sửa chữa
6. Trước cuối thế kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự
trợ giúp của bảng vẽ cơ khí. Sự ra đời của ___________ với giao diện người
dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các ____________ và
các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết kế (CAD).
7. Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí bao gồm: động học, tĩnh học,
______________, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, _____________, điều
khiển học, khí động học, thủy lực, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt
động lực học.
8. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực áp dụng những
khái niệm trong môi trường ___________ và hóa học.
9. Với một mức độ nhỏ, cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử - một mục tiêu
____________ của nó là tạo ra một tập hợp ___________ để xây dựng được
những phân tử và vật liệu bằng con đường tổng hợp cơ học.
1.2.1. Nghe đoạn văn và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên
cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai
bài đọc thêm trong băng rồi trả lời các câu hỏi.
1.3. Bài đọc thêm
Cơ khí là một ngành khoa học giới thiệu quá
trình sản xuất cơ khí và phương pháp công nghệ gia
công kim loại và hợp kim để chế tạo các chi tiết máy hoặc kết cấu máy.
Một số khái niêm liên quan
1. Sản phẩm
Trong sản xuất cơ khí cũng như trong các lĩnh vực sản xuất khác, sản phẩm là một
danh từ quy ước chỉ vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn chế tạo cuối cùng của một cơ sở sản
xuất (ví dụ như ở một tổ sản xuất hoặc phân xưởng của nhà máy). Sản phẩm không phải
chỉ là máy móc hoàn chỉnh đem sử dụng được mà còn có thể là cụm máy hay chỉ là chi
tiết máy. Ví dụ: Nhà máy sản xuất xe đạp có sản phẩm là xe đạp, nhưng nhà máy sản xuất
ổ bi thì sản phẩm lại là các ổ bi.
2. Chi tiết máy
Đây là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưng của nó là không thể tách
ra được và đạt mọi yêu cầu kỹ thuật. (Ví dụ, bánh răng, trục xe đạp). Có thể xếp tất cả các
chi tiết máy vào hai nhóm: - Chi tiết máy có công dụng chung (ví dụ: bu lông, bánh răng;
trục) là các chi tiết máy dùng trong nhiều máy khác nhau. Chi tiết máy có công dụng
riêng chỉ được dùng trong một số máy nhất định. (ví dụ: trục khuỷu, van, cam…)
3. Bộ phận máy
Đây là một phần của máy, bao gồm hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với
nhau theo những nguyên lý máy nhất định (liên kết động hay liên kết cố định): (ví dụ như
may ơ trước, may ơ sau của xe đạp, hộp tốc độ v.v…) Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều
máy khác nhau về tính năng, hình dáng, kích thước v.v… Tuy nhiên bất kỳ máy nào cũng
đều cấu tạo bởi nhiều bộ phận máy. Ví dụ: máy tiện gồm các bộ phận máy như bàn máy, ụ
động, ụ đứng, hộp tốc độ, bàn dao v.v…
4. Cơ cấu máy
Đây là một phần của máy hoặc bộ phận
máy có nhiệm vụ nhất định trong máy. Ví dụ:
đĩa, xích, líp của xe đạp tạo thành cơ cấu chuyển
động xích trong xe đạp. Một cơ cấu máy có thể
là một bộ phận máy, nhưng các chi tiết trong một
cơ cấu có thể nằm ở trong các cụm khác.
5. Phôi
Hình : Phôi
Đó là một danh từ kỹ thuật có tính chất
quy ước chỉ vật phẩm được tạo ra của một quá trình sản xuất này chuyển sang một quá
trình sản xuất khác. Ví dụ: quá trình đúc, là quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi
kim loại đông đặc trong khuôn ta nhận được một vật đúc kim loại có hình dáng kích
thước theo yêu cầu. Những vật đúc này có thể là: - Sản phẩm của quá trình đúc. - Chi tiết
đúc: nếu như không cần gia công cắt gọt nữa. - Phôi đúc: nếu vật đúc phải qua gia công
cắt gọt như tiện, phay bào… Như vậy trong trường hợp này sản phẩm của đúc được gọi là
phôi đúc của quá trình gia công cơ khí. Hiện nay các phương pháp chế tạo phôi trong sản
xuất cơ khí bao gồm đúc; gia công áp lực (rèn, dập) và hàn, cắt kim loại bằng khí, hồ
quang điện, tia lửa điện, lade.
Câu hỏi:
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Sản phẩm là gì?
3. Chi tiết máy là gì?
4. Bộ phận máy là gì?
5. Cơ cấu máy là gì?
6. Phôi là gì?

CHƯƠNG III. CHỦ ĐỀ MÁY VI TÍNH , PHẦN MỀM


Bài 1. HỆ THẬP PHÂN
1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Hệ thập phân (hay hệ đếm cơ số 10) là một hệ đếm có 10 ký tự dùng chỉ số lượng.
Trong hệ thập phân, 10 ký tự (còn gọi là con số) khác nhau được dùng để biểu đạt 10 giá
trị riêng biệt (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9), tức là 10 con số.
Những con số trong hệ thập phân còn được dùng cùng với dấu thập phân (ví dụ:
dấu "phẩy") để định vị phần thập phân sau hàng đơn vị. Con số còn có thể được dẫn đầu
bằng các ký hiệu "+" hay "-" để biểu đạt số dương và số âm nữa.
Các số có nhiều con số, đứng trước hoặc sau dấu thập phân, có thể được nhóm lại
thành các nhóm có 3 con số, bắt đầu từ dấu thập phân, chạy theo hướng về cả hai chiều,
trái và phải. Sự phân nhóm thường được thi hành bởi một dấu phẩy (Anh) hoặc dấu chấm
(Việt), hoặc một khoảng trống. Việc dùng dấu chấm thay thế cho dấu phẩy, để phân chia
phần thập phân, cũng có thể được cân nhắc.
Hệ thập phân là một hệ đếm dùng vị trí định lượng , bao gồm hàng đơn vị, hàng
chục, hàng trăm v.v. Vị trí của một con số ám chỉ một phép nhân (mũ 10) với con số ở vị
trí đó, và mỗi con số về bên tay trái, có giá trị gấp mười lần con số kế bên, ở bên tay phải.
Số mười là một số đếm, biểu tượng của 10 ngón của hai bàn tay (hoặc bàn chân).
Từ "con số" trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới có cùng nghĩa ám chỉ đến cấu trúc sinh vật
học của ngón tay, hoặc ngón chân. Trong tiếng Việt chữ "phần mười" ám chỉ đến số
lượng nhỏ bằng 1/10 của một số lượng nào nào đó, và "mười lần" ám chỉ đến một số
lượng được nhân gấp 10 lần số lượng đang có.
1.1.2. Từ vựng
- Số dương: Là một số có giá trị lớn hơn 0. Số dương có thể đặt một dấu "+" ở
trước nó. Chúng thuộc tập hợp số thực R
- Số âm: Là một số có giá trị nhỏ hơn 0. Trong toán học, số âm thường được biểu
diễn bằng một dấu trừ - trước giá trị dương tương ứng.
- Thi hành = thực hiện
- Cùng nghĩa = Đồng nghĩa: Là hiện tượng có mức độ khác nhau, về sự sở hữu
những nét cơ bản giống nhau về mặt nghĩa.
- Biểu tượng: Là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá
trình.
1.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Hệ thập phân là gì?
3. Hệ thập phân có bao nhiêu ký tự? Hãy liệt kê các ký tự đó?
4. Dấu thập phân được dùng để làm gì?
5. Làm thế nào để biểu đạt số “+”hay "-" trong hệ thập phân?
6. Cho số: 126326; Hỏi: số thứ 2 từ bên trái sang gấp bao nhiêu lần số thứ 2 từ bên
phải sang?
7. Cách diễn đạt các số có nhiều con số trong hệ thập phân như thế nào?
8. Từ “phần mười” có nghĩa là gì?
9. Từ “mười lần” có nghĩa là gì?
10. Số “1.020.680” được đọc như thế nào?
1.2. Kỹ năng nghe, nói
1.2.1. Nghe điền khuyết
1. Hệ thập phân là một hệ đếm có 10 ký tự dùng chỉ _______________.
2. Những con số trong hệ thập phân còn được dùng cùng với dấu thập phân để
_____________ phần thập phân sau hàng đơn vị.
3. Các số có nhiều con số, đứng trước hoặc sau dấu thập phân, có thể được nhóm
lại thành các nhóm có 3 con số, ______________ từ dấu thập phân, chạy theo hướng về
cả hai chiều, trái và phải.
4. Việc dùng _____________ thay thế cho dấu phẩy, để phân chia phần thập phân,
cũng có thể được cân nhắc.
5. Vị trí của một con số ám chỉ một phép nhân với con số ở vị trí đó, và mỗi con số
về bên tay trái, có giá trị gấp _____________ con số kế bên, ở bên tay phải.
6. Số mười là một số đếm, _____________ của 10 ngón của hai bàn tay.
7. Con số còn có thể được dẫn đầu bằng các ______________ "+" hay "-" để biểu
đạt số dương và số âm nữa.
8. Trong hệ thập phân, 10 ký tự khác nhau được dùng để ______________ 10 giá
trị riêng biệt.
1.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi.
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.

1.3. Bài đọc thêm

Phân số thập phân


Phân số thập phân là một phân số có mẫu số với số mũ của 10. Phân số thập phân
thường được biểu thị là một số không có mẫu số, dùng dấu thập phân cho vào tử số (với
số không dẫn đầu nếu cần), và con số ngay sau dấu phân số có giá trị tương đương với
một phân số mẫu số là 10, chẳng hạn.

Phân số Số thập phân


8 8
 1
0,8
10 10
833 833
 8,33
100 10 2
83 83
 2 0,83
100 10
8 8
 4 0,0008
10000 10
80 80
 4 0,008
10000 10
Phần nguyên và phần phân số của các số được tách biệt bởi dấu thập phân.
Trong tiếng Anh, thay vì dấu phẩy người ta dùng dấu chấm (.) để làm dấu tách ly phần
phân số ra khỏi số nguyên, trong khi tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác dùng dấy phẩy.
Thường những số có giá trị nhỏ hơn 1 được biểu đạt bằng một phân số thập phân với số
1
không dẫn đầu, chẳng hạn 0,25 (thay vì ). Những số không nối theo sau trở thành
4
không cần thiết, dầu vậy trong khoa học, kỹ thuật và kế toán, những số không nối theo sau
có thể cần phải để lại để biểu đạt mức độ chính xác yêu cầu, đảm bảo sự an tâm về tính
chính xác của con số. Tuy 0,080 và 0,08 là tương đương về giá trị, trong kỹ thuật 0,080
1
ám chỉ đến một đo lường với sai số  0,0005 , trong khi 0,08 ám chỉ đến một đơn
2000
1
vị đo lường với sai số  0,005 .
200
Câu hỏi:
1. Thế nào là phân số thập phân?
2. Phân số thập phân thường được biểu thị như thế nào?
3 7 30
3. Tìm các phân số thập phân có giá trị bằng phân số sau: ; ; ?
5 4 125
4. Trình bày cách chuyển phân số thành phân số thập phân?
9 21 600 720
5. Các phân số thập phân sau được đọc như thế nào: ; ; ; ?
10 100 1000 10000

Bài 2. HỆ NHỊ PHÂN


2.1. Kỹ năng đọc
2.1.1. Bài đọc
Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số hai) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một
giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường là 0 và 1; chúng thường
được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện
thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0). Do có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực
hiện về mặt vật lý, chẳng hạn như trên các mạch điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần
kiến tạo căn bản trong các máy tính đương thời.
Bất cứ số nào cũng có thể biểu đạt được trong hệ nhị phân bằng một dãy đơn
vị bit (binary digit, số ký nhị phân), do đó có thể được diễn giải bằng bất cứ một cơ cấu có
khả năng thể hiện hai thể trạng biệt lập. 
Song hành với chữ số Ả Rập thường dùng, số nhị phân thường được biểu đạt bằng
hai ký tự 0 và 1. Khi được viết, các số nhị phân thường được ký hiệu hóa gốc của hệ số.
Những phương thức ký hiệu thường được dùng có thể liệt kê ở dưới đây:
- 100101 binary (đặc tả phân dạng hệ số)
- 100101b (chữ b nối tiếp ám chỉ phân dạng hệ số nhị phân - lấy chữ đầu
của binary trong tiếng Anh, tức là "nhị phân")
- Bin 100101 (dùng ký hiệu dẫn đầu để đặc tả phân dạng hệ số nhị phân - bin cũng
được lấy từ binary)
- 1001012 (ký hiệu viết nhỏ phía dưới ám chỉ gốc nhị phân)
Khi nói, mỗi ký tự số của các giá trị số nhị phân thường được phát âm riêng biệt,
để phân biệt chúng với số thập phân. Chẳng hạn, giá trị "100" nhị phân được phát âm là
"một không không", thay vì "một trăm", để biểu đạt cụ thể tính nhị phân của giá trị đang
nói đến, đồng thời đảm bảo sự chính xác trong việc truyền tin qua lại. Vì giá trị "100"
tương đương với giá trị "4" trong hệ bát phân, nên nếu được truyền đạt là "một trăm" thì
nó sẽ gây sự hỗn loạn trong tư duy.
Cách chuyển đổi cơ số 10 sang cơ số 2 được thực hiện như sau:

13 2

1 6 2

0 3 2

1 1 2

1 0

Cho x là một số ở cơ số 10. Chia (nguyên) liên tiếp x cho 2 tới khi x bằng 0. Số tương
ứng ở cơ số 2 nhận được bằng cách viết ngược lại dãy các con số dư (chỉ là 0 hoặc 1)
theo trình tự xuất hiện của chúng.
Ví dụ: Với x = 13 thì trình tự xuất hiện các số dư là 1, 0, 1, 1. Vậy trong cơ số 2, số
13D được biểu thị bởi 1101B.
Giá trị nhị phân là : 1101B
Cách chuyển đổi cơ số 2 sang cơ số 10 được thực hiện như sau:
Cho số x ở cơ số 2, gồm n chữ số. Ta đánh số thứ tự cho các chữ số từ phải sang
trái, giả sử đó là x0, x1, ..., xn-2, xn-1. Khi đó, số y trong cơ số 10 tương ứng được tính theo
công thức:
Y = xn - 12n-1 + xn-22n-2 + ... + x121+ x020.
Ví dụ: X = 1101B thì y = 1.23 + 1.22+0.21+1.20 = 8 + 4 + 0 + 1 = 13D
2.1.2. Từ vựng
- Lũy thừa: Là một phép toán thực hiện trên hai số a, b, ký hiệu là  , đọc là lũy
thừa bậc b của a, số a gọi là cơ số, số b gọi là số mũ.
- Điện thế: Là trường thế vô hướng của điện trường; tức là građiên của điện thế
là véctơ ngược hướng và cùng độ lớn với điện trường.
- Phát âm: Cách đọc một từ hay một ngôn ngữ nào đó.
- Truyền tin: Là phương thức vận chuyển thông tin từ một thực thể đến thực thể khác.
- Hệ bát phân: Là hệ cơ số 8, bao gồm: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- Tư duy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem
những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm
cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
2.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là hệ nhị phân?
3. Hệ nhị phân có bao nhiêu ký tự? Là những ký tự nào?
4. Hệ nhị phân có mấy phương thức ký hiệu? Cho ví dụ minh họa đối với từng
phương thức?
5. Trong hệ nhị phân, giá trị “1000” được phát âm như thế nào?
6. Cơ số 10 được chuyển đổi sang cơ số 2 như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
7. Hãy chuyển các số sau sang cơ số 2: 17; 36; 75; 92; 213?
8. Cơ số 2 được chuyển đổi sang cơ số 10 như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
9. Chuyển cơ số 2 sang cơ số 10 cho các số sau: 1100; 1010; 10001; 1010; 1001?
10. Giá trị "100" trong hệ nhị phân tương đương với giá trị nào trong hệ bát phân?
2.2. Kỹ năng nghe, nói
2.2.1. Nghe điền khuyết
1. Hệ nhị phân là một hệ đếm dùng hai ____________ để biểu đạt một giá trị số,
bằng tổng số các lũy thừa của 2.
2. Hai ký tự của hệ nhị phần thường là ____________.
3. Bất cứ số nào cũng có thể biểu đạt được trong _____________ bằng một dãy
đơn vị bit.
4. Khi được viết, các số nhị phân thường được _____________ hóa gốc của hệ số.
5. Khi nói, mỗi ký tự số của các giá trị số nhị phân thường được ____________
riêng biệt, để phân biệt chúng với số thập phân.
6. Giá trị "100" của hệ nhị phân được phát âm là "_____________".
7. Giá trị "100" trong hệ nhị phân _____________ với giá trị "4" trong hệ bát phân.
2.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi.
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
2.3. Bài đọc thêm
BIỂU ĐẠT GIÁ TRỊ DÙNG HỆ NHỊ PHÂN
Cách đếm trong hệ nhị phân tương tự như cách đếm trong các hệ thống số khác.
Bắt đầu bằng số ở hàng đơn vị với một ký tự, việc đếm số được khai triển dùng các ký tự
cho phép để ám chỉ giá trị, theo chiều tăng lên. Hệ thập phân được đếm từ ký tự 0 đến ký
tự 9, trong khi hệ nhị phân chỉ được dùng ký tự 0 và 1 mà thôi.
Khi những ký tự cho một hàng đã dùng hết (như hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm trong hệ thập phân), thì con số tại hàng tiếp theo (về bên trái) được nâng giá trị lên
một vị trí, và con số ở hàng hiện tại được hoàn trả lại vị trí đầu tiên dùng ký tự 0. Trong
hệ thập phân, chu trình đếm tương tự như sau:
- 000, 001, 002, ... 007, 008, 009, (số cuối cùng ở bên phải quay trở lại vị trí ban
đầu trong khi số tiếp theo ở bên trái được nâng cấp lên một giá trị)
- 010, 011, 012, .......
- 090, 091, 092, ........ 097, 098, 099, (hai số bên phải chuyển về vị trí ban đầu
trong khi số tiếp theo ở bên trái được nâng cấp lên một giá trị)
100, 101, 102, ...
Sau khi một con số đạt đến ký tự 9, thì con số ấy được hoàn trả lại vị trí ban đầu là
số 0, đồng thời gây cho con số tiếp theo ở bên trái được nâng cấp lên một vị trí mới.
Trong hệ nhị phân, quy luật đếm số tương đồng như trên cũng được áp dụng, chỉ khác
một điều là số ký tự được dùng chỉ có 2 mà thôi, tức là ký tự 0 và 1 được dùng mà thôi.
Vì vậy, khi một con số đã chuyển lên đến ký tự 1 trong hệ nhị phân, sự nâng cấp của giá
trị bắt nó hoàn trả lại vị trí ban đầu, tức là số 0, và nâng cấp con số tiếp theo về bên trái
lên một giá trị:
- 000, 001, (số cuối bên phải được hoàn trả lại vị trí ban đầu, trong khi số ở hàng
bên cạnh về phía tay trái được nâng cấp lên một giá trị)
- 010, 011, (hai số cuối bên phải được hoàn trả lại vị trí ban đầu, trong khi số ở
hàng bên cạnh về phía tay trái được nâng cấp lên một giá trị)
- 100, 101, ...
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Cách biểu đạt giá trị trong hệ nhị phân có tương đồng với hệ thập phân không?
3. Khi biểu đạt giá trị, con số hàng tiếp theo (về bên trái) được nâng giá trị lên một
vị trí khi nào?
4. Sau số 011 là số 100, tại sao?
5. Từ dòng 5 đến dòng 8 của bài đọc thêm trình bày về vấn đề gì ?
Bài 3. MÁY TÍNH
3.1. Kỹ năng đọc
3.1.1. Bài đọc
Máy tính, cũng gọi là máy vi tính hay máy điện toán, là những thiết bị hay hệ
thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới
dạng số hay quy luật lôgic.
Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn
giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này
tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông
thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của
một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi được cung cấp một bộ dữ
liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ
thống.
Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của máy tính được gọi
là khoa học máy tính, hay khoa học điện toán.
Từ "máy tính" (computers), đầu tiên, được dùng cho những người tính toán số học,
có hoặc không có sự trợ giúp của máy móc, nhưng hiện nay nó hoàn toàn có nghĩa là một
loại máy móc. Đầu tiên máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng máy tính hiện đại
làm được nhiều hơn thế.
Đến những năm 1990, khái niệm máy tính đã thực sự tách rời khỏi khái niệm điện
toán và trở thành một ngành khoa học riêng biệt với nhiều lĩnh vực đa dạng và khái niệm
hơn hẳn ngành điện toán thông thường và được gọi là công nghệ thông tin. Tuy vậy đến
ngày nay, một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm điện toán và công nghệ
thông tin.
Theo mục đích sử dụng, máy tính được phân loại như sau:
- Siêu máy tính
- Siêu máy tính cỡ nhỏ
- Mainframe
- Máy chủ doanh nghiệp
- Máy tính mini
- Máy trạm (workstation)
- Máy tính cá nhân (PC)
+ Máy tính để bàn (Desktop)
+ Máy tính xách tay (Laptop)
+ Máy tính bảng con
+ Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA)
+ Máy tính tháo lắp
3.1.2. Từ vựng
- Hệ thống: Là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối
lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.
- Mô phỏng: Là quá trình "bắt chước" một hiện tượng có thực với một tập các công
thức toán học.
- Công nghệ Thông tin: Là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
- Siêu máy tính: Là máy tính vượt trội trong khả năng và tốc độ xử lý.
- Nghiên cứu: Thường được mô tả là một quy trình tìm hiểu tích cực, cần cù và có
hệ thống nhằm khám phá, phiên giải và xem xét các sự kiện.
3.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là máy tính?
3. Thế nào là khoa học máy tính?
4. Từ dòng 4 đến dòng 10 của bài đọc trình bày về vấn đề gì?
5. Khái niệm máy tính đã thực sự tách rời khỏi khái niệm điện toán khi nào?
6. Theo mục đích sử dụng, máy tính được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
7. Máy tính cá nhân được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
8. Các máy tính đầu tiên được dùng để làm gì?
9. Khi được thiết lập chính xác và được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp, máy
tính có thể làm gì?
10. Điện toán và công nghệ thông tin giống hay khác nhau?
3.2. Kỹ năng nghe, nói
3.2.1. Nghe điền khuyết
1. Máy tính là những thiết bị hay _____________ dùng để tính toán hay kiểm soát
các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic.
2. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn
giản đã _____________ trước.
3. Nếu được thiết lập chính xác, _____________ có thể mô phỏng lại một số khía
cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống.
4. Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của máy tính được gọi
là khoa học máy tính, hay khoa học ______________.
5. Ban đầu máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng máy tính ____________
làm được nhiều hơn thế.
6. Ngày nay, máy tính hoàn toàn có nghĩa là một loại _____________.
7. Đến những năm 1990, khái niệm máy tính đã thực sự ______________ khỏi
khái niệm điện toán.
8. Ngày nay, một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm ______________ 
và công nghệ thông tin.
3.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
3.3. Bài đọc thêm
Lịch sử phát triển máy tính
Máy tính điện tử ra đời vào năm 1946 tại Hoa kỳ từ đó đã phát triển rất mạnh và
đến nay đã trải qua các thế hệ máy. 
+ Thế hệ 1 (thập niên 50): Dùng bóng điện tử chân không, tiêu thụ năng lượng rất
lớn. kích thước máy rất lớn (khoảng 250 m 2) nhưng tốc độ sử lý lại rất chậm chỉ đạt
khoảng vài ngàn phép tính trên giây.giá cả thì cắt cổ . 
+ Thế hệ 2 (thập niên 60): Các bóng điện tử đã được thay bằng các bóng làm bằng
chất bán dẫn nên năng lượng tiêu thụ giảm, kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn rất lớn (50
m2), tốc độ xử lý đạt khoảng vài chục ngàn phép tính trên giây. 
+ Thế hệ 3 (thập niên 70): Thời gian này đánh dấu sự ra đời và phát triển của công
nghệ vi mạch tích hợp IC. Máy có kích thước nhỏ gọn hơn và tiêu thụ năng lượng ít hơn,
tốc độ xử lý đạt khoảng vài trăm ngàn phép tính trên giây. 
+ Thế hệ 4 (thập niên 80): Dùng công nghệ vi mạch tích hợp IC nhưng nhỏ gọn
hơn mà tốc độ tính toán lại cao hơn nhờ các công nghệ ép vi mạch tiên tiến. Có nhiều loại
máy để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, trong đó chia ra làm 3 loại chính: 
- Siêu máy tính (Main Frame Conputer): Kích thước rất lớn và có nhiều tính năng
đặc biệt, thường được dùng trong các viện nghiên cứu, quân đội, chính phủ, .... Giá thì
rất đắt. 
- Máy Mini (Mini Computer): Máy Mini ở đây ko phải là loại siêu nhỏ như máy
PDA hay máy tính bỏ túi đâu, chúng có kích thước khá to.và chúng ta thường gọi là máy
tính cỡ vừa, tính năng của chúng giảm đi, phù hợp với các mục đích sử dụng ở các công
ty, cơ quan, .... Giá cũng khá đắt. 
- Máy vi tính (Micro Computer): ra đời vào năm 1982. Chúng có ưu điểm là giá rẻ,
nhỏ gọn, dễ di chuyển, tiêu thụ năng lượng ít, ít hỏng hóc. 
+ Thế hệ 5: Là thế hệ máy tính hiện nay, được tập trung phát triển về nhiều mặt
nhằm nâng cao tốc độ xử lý và tạo thêm nhiều tính năng cho máy. Các máy tính hiện nay
có thể xử lý hàn chục tỷ phép tính trên giây.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Máy tính ra đời vào năm nào? Tại đâu?
3. Máy tính trải qua mấy thế hệ? Vào những thời điểm nào?
4. Máy tính đầu tiên có các bóng được làm bằng chất bán dẫn là máy tính thế
hệ mấy?
5. Máy tính dùng công nghệ vi mạch tích hợp IC là máy tính thế hệ mấy? Được
chia thành mấy loại?
Bài 4. PHẦN MỀM
4.1. Kỹ năng đọc
4.1.1. Bài đọc
Phần mềm máy tính (tiếng Anh: Computer Software) hay gọi tắt là Phần
mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng
một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài
liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết
một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp
đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp
dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần
mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
Phần mềm được phân loại như sau:
1. Theo phương thức hoạt động
- Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ
như các hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư
viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các trình
điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều
hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.
- Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công
việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần
mềm doanh nghiệp, [[[Vpar DB]]], phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo
dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.
- Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các
loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên
theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu
đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin
thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để
vận hành máy tính thực thi các lệnh.
- Các nền tảng công nghệ như .NET, 1C: DOANH NGHIỆP...
2. Theo khả năng ứng dụng
- Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng
nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như
Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính,...
Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi
cho nhiều nhóm người sử dụng.
Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.
- Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng
cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học,...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần
mềm hỗ trợ bán hàng,...
Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một
nhóm người sử dụng nào đó.
Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.
4.1.2. Từ vựng
- Tập hợp: Là một sự tụ tập của một số hữu hạn hay vô hạn các đối tượng nào đó.
- Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
- Phần mềm độc hại: Là một loại phần mềm hệ thống do các taytin tặc hay các kẻ
nghịch ngợm tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính.
- Trình thông dịch: Biên dịch một chương trình nguồn theo từng phân đoạn. Sau
đó, thực thi các đoạn mã đã được biên dịch. Hoàn toàn khác với trình biên dịch.
- Lập trình viên: Là người viết ra các chương trình máy tính.
- Thị trường tự do: Là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế và quy định
của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản.
4.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là phần mềm máy tính?
3. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách nào?
4. Khi không có phần cứng, phần mềm có các khả năng nào?
5. Phần mềm có thể phân loại theo mấy cách? Là những cách nào?
6. Theo phương thức hoạt động, phần mềm được chia thành mấy loại? Là những
loại nào?
7. Phần mềm hệ thống được dùng để làm gì?
8. Theo khả năng ứng dụng, phần mềm được chia thành mấy loại? Là những
loại nào?
9. Trình bày ưu nhược điểm của phẩn mềm không phụ thuộc?
10. Trình bày ưu nhược điểm của phẩn mềm được viết theo đơn đặt hàng hay
hợp đồng?
4.2. Kỹ năng nghe, nói
4.2.1. Nghe điền khuyết
1. Phần mềm máy tính là một tập hợp những ____________  hoặc chỉ thị được viết
bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định.
2. Phần mềm thực hiện các  _____________  của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực
tiếp đến phần cứng.
3. Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các  ___________  máy tính.
4. Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể  _____________  một hay nhiều
công việc nào đó.
5. Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình  __________  và trình thông dịch.
6. Những phần mềm không  _____________  có thể được bán cho bất kỳ khách
hàng nào trên thị trường tự do.
7. Phần mềm không phụ thuộc có khả năng  ______________  rộng rãi cho nhiều
nhóm người sử dụng.
8. Phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng có tính  ____________  ,
tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó.
4.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
4.3. Bài đọc thêm
Một số loại phần mềm
1. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy tính. Nó
bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ phân
tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích,... Mục đích của phần
mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết
của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các
phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị.
2. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi
viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ này
bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi,
v.v... Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói
phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần
bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI). Ví
dụ .NET,Vpar DB 1C:DOANH NGHIỆP...
3. Các loại khác
Cũng là một loại phần mềm, nhưng virus máy tính là các phần mềm có hại được
viết để chạy với những mục đích riêng của một một nhóm người nhằm lừa đảo, quảng
cáo, ăn cắp, phá hoại thông tin, phá hoại phần cứng hoặc chỉ là để trêu chọc người dùng vi
tính.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Tác dụng của phần mềm hệ thống là gì?
3. Các thành phần của phần mềm hệ thống?
4. Phần mềm hệ thống được sử dụng với mục đích gì?
5. Phần mềm được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
Bài 5. HỆ ĐIỀU HÀNH
5.1. Kỹ năng đọc
5.1.1. Bài đọc
Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý
các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử
dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển
và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
Hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:
1. Quản lý chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,...) vốn rất giới hạn,
nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu nhiều
tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để quản
lý việc phân phối tài nguyên.
Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng còn cần
phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo
việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng
nhất,...
2. Giả lập một máy tính mở rộng
Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp một
giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.
Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính
trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính
mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để điều khiển.
Nhiệm vụ của Hệ điều hành:
- Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa
và bo mạch âm thanh, ...
- Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập
tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
- Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua
một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng
có thể gọi tới.
- Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh
hệ thống (system command).
- Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản
cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình
soạn thảo văn bản....
5.1.2. Từ vựng
- Tài nguyên: Là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải
vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người
- Giao tiếp: Là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người
nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.
- Chiến lược: Là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt
được một mục tiêu cụ thể.
- Tiết kiệm: Là hành vi giảm thiểu các lãng phí.
- Tập tin: (viết tắt cho tập thông tin; còn được gọi là tệp, tệp tin, file) Là một tập
hợp của thông tin được đặt tên. 
5.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là hệ điều hành?
3. Vai trò của hệ điều hành là gì?
4. Hệ điều hành cần thỏa mãn bao nhiêu chức năng chính yếu? Là những chức
năng nào?
5. Tài nguyên của hệ thống gồm các thành phần nào?
6. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần đảm bảo yêu cầu gì?
7. Để người sử dụng có thể dùng chung tài nguyên và chia sẻ thông tin, hệ điều
hành cần đảm bảo yêu cầu gì?
8. Hệ điều hành có mấy nhiệm vụ? Là những nhiệm vụ nào?
9. Lệnh cơ bản để điều hành máy tính được gọi là gì?
10. Phần cứng gồm có các bộ phận nào?
5.2. Kỹ năng nghe, nói
5.2.1. Nghe điền khuyết
1. Hệ điều hành là một  ____________  chạy trên máy tính, dùng để điều hành,
quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.
2. Hệ điều hành đóng vai trò ____________  trong việc giao tiếp giữa người sử
dụng và phần cứng máy tính.
3. Ngoài yêu cầu dùng chung ____________  để tiết kiệm chi phí, người sử dụng
còn cần phải chia sẻ thông tin.
4. Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết ______________ .
5. Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính _____________ xếp
thành nhiều lớp chồng lên nhau.
6. Hệ điều hành điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như ____________,
bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh.
7. Hệ điều hành thực hiện một số thao tác _____________ trong máy tính.
8. Hệ điều hành ______________ một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy.
5.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
5.3. Bài đọc thêm
Windows Internet Explorer
Windows Internet Explorer (trước đây là Microsoft Internet Explorer; viết tắt
là IE), là một dòng trình duyệt web giao diện đồ họa do Microsoft phát triển và là một
thành phần của các hệ điều hành Microsoft Windows kể từ năm 1995. Đây là trình duyệt
web có nhiều người sử dụng nhất từ năm 1999, đạt tới đỉnh cao là khoảng 95% thị phần
trong năm 2002 và 2003 với IE5 và IE6. Kể từ đó thị phần của trình duyệt này đã từ từ
giảm xuống với sự cạnh tranh đổi mới từ các trình duyệt web khác, với Mozilla Firefox là
đối thủ đáng kể. Microsoft đã chi hơn 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm vào IE vào cuối thập
niên 1990, với hơn 1000 người tham gia phát triển vào năm 1999.
Phiên bản phát hành mới nhất là 9.0, hiện cho phép cập nhật miễn phí đối với các
hệ điều hành Windows 7 Service Pack 1 và Windows Vista Service Pack 2.
Internet Explorer 9 (viết tắt IE9) là phiên bản hiện tại của trình duyệt web Internet
Explorer của hãng Microsoft. Nó được phát hành chính thức vào ngày 14 tháng 3 năm
2011. Internet Explorer 9 hỗ trợ một vài đặc điểm CSS 3, hỗ trợ nhúng ICC v2 hoặc hỗ
trợ cấu hình màu v4 thông qua Windows Color System, đồng thời đã cải thiện hiệu năng
JavaScript. Nó cũng có tính năng tăng tốc quá trình kết xuất đồ họa bằng cách sử dụng
Direct2D, tăng tốc kết xuất văn bản nhờ sử dụng DirectWrite, tăng tốc kết xuất video
thông qua Media Foundation, hỗ trợ hình ảnh được cung cấp bởi Windows Imaging
Component, và khả năng in ấn độ trung thực cao hỗ trợ bởi định dạng văn bản XPS. IE9
cũng hỗ trợ thành phần HTML5 video, đánh dấu audio và định dạng font cho các trang
web (Web Open Font Format). Microsoft đã phát hành IE9 như là một phiên bản riêng
(out-of-band) mà nó không gắn liền với lịch sử phát hành của các phiên bản hệ điều hành
Windows đặc biệt như trước đây.
Hệ điều hành yêu cầu của IE9 là Windows 7, Windows Server 2008 R2, Windows
Vista Service Pack 2 hay Windows Server 2008 SP2 với phiên bản update. IE9 không
hoạt động trên Windows XP được. IE9 cũng được xây dựng cho cả hai nền tảng 32-bit và
64-bit.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là hệ điều hành?
3. Windows Internet Explorer là thành phần của các hệ điều hành Microsoft
Windows từ năm nào? Windows Internet Explorer chiếm thị phần nhiều nhất vào thời
gian nào?
4. Tại sao thị phần của trình duyệt Windows Internet Explorer lại bị giảm sút?
5. Từ dòng 11 đến dòng 22 của bài đọc thêm trình bày về vấn đề gì?
Bài 6. MICROSOFT WINDOWS
6.1. Kỹ năng đọc
6.1.1. Bài đọc
Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền của
hãng Microsoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên
Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tính năng thêm vào Hệ điều hành
đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI) -
đang được sự quan tâm cao vào thời điểm này đồng thời để cạnh tranh với hãng Apple
Computer.
Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương thích với IBM (dựa
vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều được
tạo ra cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như là một hệ thống xuyên
cấu trúc cho bộ xử lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên các cấu
trúc PowerPC và DEC Alpha. Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý trung
ương của Intel trở nên phổ biến hơn và ngược lại. Thật vậy, thuật ngữ Wintel đã được sử
dụng để miêu tả những máy tính cá nhân đang chạy một phiên bản của Windows.
Từ đó đến nay Microsoft Windows dần dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính
cá nhân trên toàn thế giới với số lượng được cài đặt khoảng 90% vào năm 2004.
Windows là phần mềm nguồn đóng có bản quyền do công ty Microsoft giữ và kiểm soát
việc phân phối. Vì lý do này, Microsoft đang có một vị trí độc quyền trong lĩnh vực máy
tính cá nhân. Tất cả các phiên bản hệ điều hành gần đây của Windows đều dựa trên sự
phát triển từ phiên bản đầu tiên.
Giao diện của Microsoft Windows gồm:
1. Nền, (Desktop) nền đặt các biểu tượng. Khi nhấp chuột lên một biểu tượng bất
kỳ này, người dùng sẽ chạy được một ứng dụng mặc định gán cho biểu tượng ấy.
2. Nút khởi động, (Start Button) đi vào khởi động các chương trình mặc định (đi
kèm với hệ điều hành) hoặc được cài đặt thêm vào sau này. Những thành phần chính của
nút khởi động là:
- Trình định cấu hình (Settings) chỉnh sửa các thay đổi của các thiết bị hoặc phần
mềm được đặt vào máy.
+ Khống chế diện bản (Control Panel) - chỉnh sửa các thông số định dạng của
chuột, bàn phím, định dạng màu sắc hoặc nền màn hình, cài vào hoặc tháo gỡ các chương
trình phần mềm
+ Cài đặt mạng (Network Connection) thiết lập hệ thống mạng
+ Máy in và fax (Printer and Fax) thiết lập cấu hình cho máy in và máy fax
- Chương trình (Programs) bao gồm những trình ứng dụng
- Văn bản (Documents) gồm các văn kiện người dùng đã lưu (hình ảnh, văn thơ,
nhạc …)
- Thiết bị ổ đĩa (My Computer) nơi đi vào những ổ đĩa khác nhau.
6.1.2. Từ vựng
- Độc quyền: Là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản
xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
- Cạnh tranh: Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các
nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị,
sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
- Phần mềm nguồn đóng: Là phần mềm mà mã nguồn không được công bố. Muốn
sử dụng phần mềm nguồn đóng chỉ có một cách duy nhất là mua lại bản quyền sử dụng từ
các nhà phân phối chính thức của hãng.
- Biểu tượng: Là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá
trình.
- Cài đặt: Là hành động và kết quả của việc đặt một chương trình vào một hệ thống
máy tính sao cho nó có thể được thực thi.
6.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Microsoft Windows là phần mềm của hãng nào?
3. Windows có nghĩa là gì?
4. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows
vào thời gian nào?
5. Tại sao Microsoft giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực máy tính cá nhân?
6. Tại sao bộ xử lý trung ương của Intel trở nên phổ biến hơn?
7. Thuật ngữ Wintel được sử dụng để làm gì?
8. Giao diện của Microsoft Windows gồm mấy phần? Là những phần nào?
9. Nút khởi động gồm mấy thành phần chính? Là những thành phần nào?
10. Control Panel có tác dụng gì?

6.2. Kỹ năng nghe, nói


6.2.1. Nghe điền khuyết
1. Microsoft Windows là tên của các dòng ____________ hệ điều hành độc quyền
của hãng Microsoft.
2. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một ____________ điều hành mang tên
Windows vào tháng 11 năm 1985.
3. Windows khởi đầu được ____________ cho những máy tính tương thích
với IBM.
4. Sự ____________ của Windows đã khiến bộ xử lý trung ương của Intel trở nên
phổ biến hơn.
5. Thuật ngữ Wintel đã được sử dụng để ____________ những máy tính cá nhân
đang chạy một phiên bản của Windows.
6. Windows là phần mềm nguồn đóng có ____________ do công ty Microsoft giữ
và kiểm soát việc phân phối.
7. Microsoft đang có một vị trí _________ trong lĩnh vực máy tính cá nhân.
8. Trình định cấu hình chỉnh sửa các thay đổi của các _________ hoặc phần mềm
được đặt vào máy.
6.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
6.3. Bài đọc thêm
Các hệ thống tập tin của Microsoft Windows
Phối trí biểu tập tin 12 (gọi tắt theo tiếng Anh là FAT12), Phối trí biểu tập tin
16 (giản xưng: FAT16): Với hệ điều hành đĩa từ, hệ thống tập tin FAT (còn gọi là FAT16
để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ
chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm.
Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (cluster)
trên một phân vùng (partition), gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung
lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).
FAT32: được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2),
được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên
FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận
dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2 GB lên 2 TB
và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh
chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu
lỗi (fault tolerance) không cao.
Hệ thống tập tin kỹ thuật mới (New Technology File System - NTFS): được giới
thiệu cùng với phiên bản Windows NT 3.1 (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với
không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung
lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số cluster, kích thước
tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng, khả năng chịu lỗi cao, tính bảo mật tốt hơn
FAT32.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Có mấy hệ thống tập tin? Là những hệ thống nào?
3. FAT32 có ưu điểm gì so với FAT16?
4. Nhược điểm của FAT32 là gì?
5. Hệ thống tập tin NTFS có ưu điểm gì?
Bài 7. MICROSOFT OFFICE
7.1. Kỹ năng đọc
7.1.1. Bài đọc
Microsoft Office là một bộ phần mềm văn phòng dành cho máy tính cá nhân, máy
chủ và là các dịch vụ chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS X. Office
được giới thiệu lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 1989, được tiếp thị như tên của một gói
các ứng dụng, phiên bản đầu tiên bao gồm Microsoft Word, Microsoft Excel và Microsoft
Powerpoint. Office hiện được hơn một tỷ người sử dụng trên thế giới. Phiên bản hiện tại
là Office 2010 dành cho Windows, được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2010 và
Office 2011 dành cho Mac OS X, phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2010.
Các tiện ích Desktop của Microsoft Office gồm có:
1. Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một công cụ
soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó
cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu
sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác
(multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn.
2. Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là
chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm
Microsoft.
3. Microsoft Office PowerPoint (trước kia gọi là Microsoft PowerPoint, gọi tắt là
PowerPoint) là một ứng dụng trình diễn do hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một
phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft Office.
4. Các tiện ích Desktop khác
- Access - Accounting
- Publisher - Communicator
- InfoPath - Document Imaging
- OneNote - Document Scanning
- Outlook - Groove
- Project - Interconnect
- Visio - Picture Manager
7.1.2. Từ vựng
- Máy tính cá nhân: Là một loại máy vi tính nhỏ với giá cả, kích thước và sự tương
thích của nó khiến nó hữu dụng cho từng cá nhân.
- Máy chủ: Là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và
trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để
yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
- Dịch vụ: Được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.
- Văn bản: Là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất
liệu chuyên môn, ý chí của một cá nhân hay tổ chức, tới các cá nhân hay các tổ chức khác
nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiên một hành vi nhất
định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo.
7.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Microsoft Office được giới thiệu lần đầu vào thời gian nào?
3. Phiên bản đầu tiên của Microsoft Office gồm có các tiện ích nào?
4. Microsoft Office có bao nhiêu tiện ích Desktop? Là những tiện ích nào?
5. Số lượng người sử dụng Microsoft Office trên thế giới hiện nay là bao nhiêu?
6. Phiên bản Office 2010 được phát hành vào thời gian nào?
7. Phiên bản Office 2011 được phát hành vào thời gian nào?
8. Tên gọi khác của Microsoft Word là gì?
9. Người sử dụng có thể làm việc như thế nào với Microsoft Word?
10. Ứng dụng của Microsoft Office PowerPoint là gì?
7.2. Kỹ năng nghe, nói
7.2.1. Nghe điền khuyết
1. Microsoft Office là một bộ phần mềm văn phòng dành cho máy tính cá nhân,
___________ và là các dịch vụ chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS X.
2. Office được ____________ lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 1989.
3. Office hiện được hơn được ____________ người sử dụng trên thế giới.
4. Microsoft Word là một công cụ ____________ văn bản khá phổ biển hiện nay
của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft.
5. Microsoft Excel là ____________ xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft
Office của hãng phần mềm Microsoft.
6. PowerPoint là một ứng dụng ____________ do hãng Microsoft phát triển.
7. _________hiện tại là Office 2010 được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2010.
8. Phiên bản Office 2011 được _____________ vào ngày 26 tháng 10 năm 2010.

7.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi


Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
7.3. Bài đọc thêm
Microsoft Office 2007
Microsoft Office 2007 (chính thức được gọi là 2007 Microsoft Office System) là
một phiên bản Windows của Microsoft Office System, bộ ứng dụng văn phòng Microsoft.
Trước đây được biết đến như Office 12 trong giai đoạn đầu của chu kỳ Beta, nó được phát
hành cho khách hàng Volume License vào 30/11/2006 và có sẵn cho khách hàng bán lẻ
ngày 30/1/2007. Và đây cũng là ngày phát hành Windows Vista cho khách hành volume
license và bán lẻ. Office 2007 có một số tính năng mới, đáng chú ý nhất trong số đó là
giao diện người dùng đồ họa hoàn toàn mới được gọi là Fluent User Interface (ban đầu
gọi là giao diện Ribbon), thay thế các menu và thanh công cụ-trong đó có là nền tảng của
văn phòng kể từ khi ra đời-với một thanh công cụ tab, được gọi là Ribbon. Office 2007
yêu cầu Windows XP with Service Pack 2 hoặc cao hơn, Windows Server 2003 Service
Pack 1 hoặc cao hơn, Windows Vista hoặc Windows 7. Office 2007 là phiên bản cuối
cùng của Microsoft Office chính thức được hỗ trợ trên Windows XP Professional x64
Edition.
Giao diện Ribbon là một tác vụ theo định hướng giao diện người dùng đồ họa
(GUI). Nó có một menu chức năng trung tâm, và thường được biết đến như 'Office
Button'. Giao diện Ribbon đã được cải thiện trong Microsoft Office 2010.
Office 2007 cũng bao gồm các ứng dụng mới và các công cụ phía máy chủ. Đứng
đầu trong số này là Groove Groove, một bộ cộng tác và truyền thông cho doanh nghiệp
nhỏ, ban đầu được phát triển bởi Groove Networks trước khi được mua lại bởi Microsoft
trong năm 2005. Cùng được đóng gói là Office SharePoint Server 2007, một phiên bản
lớn cho các nền tảng máy chủ để chạy các ứng dụng Office, hỗ trợ "Dịch vụ Excel", một
kiến trúc client-server để hỗ trợ bảng tính Excel được chia sẻ trong thời gian thực giữa
nhiều máy tính, và cũng có thể xem được và có thể chỉnh sửa thông qua một trang web.
Microsoft FrontPage được gỡ bỏ hoàn toàn khỏi bộ Office. Nó được thay thế
bởi Microsoft Office SharePoint Designer, nhằm hướng tới sự phát triển của SharePoint
Portal. Thiết kế hướng đối tác Microsoft Expression Web là mục tiêu cho phát triển web
nói chung. Tuy nhiên, ứng dụng không được đóng gói trong Office 2007.
Nhận dạng tiếng nói và nhận dạng chữ viết bây giờ là một phần của Windows
Vista. Các thành phần nhận dạng tiếng nói và chữ viết bị gỡ bỏ từ Office 2007. Nhận
dạng tiếng nói và chữ viết trên Office 2007 chỉ hoạt động trên Windows Vista
hoặc Windows XP Tablet PC Edition. Tuy nhiên, người dùng XP có thể sử dụng một
phiên bản Office cũ để sử dụng nhận dạng giọng nói.
Câu hỏi
1. Microsoft Office 2007 được phát hành vào thời gian nao?
2. Tính năng mới đáng chú ý nhất của Office 2007 là gì?
3. Máy tính được cài đặt Windows XP Service Pack 1 có cài đặt được Microsoft
Office 2007? Tại sao?
4. Trong bài viết, các tiện ích nào đã được gỡ bỏ khỏi Microsoft Office 2007?
5. Giao diện Ribbon là gì?

Bài 8. MÁY TÍNH TRỢ GIÚP THIẾT KẾ


8.1. Kỹ năng đọc
8.1.1. Bài đọc
CAD, viết tắt từ Computer-Aided Design trong tiếng Anh (thiết kế được sự hỗ trợ
của máy tính), được dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho
các kỹ sư, kiến trúc sư và các chuyên viên thiết kế khác. Các sản phẩm từ hệ thống nền
tảng vectơ 2D đến các bề mặt và hình khối 3D tạo hình.
CAD được ứng dung trong:
- Thiết kế công trình, thiết kế sản phẩm
- Sản xuất máy móc
- Phương tiện vận chuyển
- Không gian
- Tiêu thụ hàng hóa
- Máy móc
- Đóng tàu
- Dự án quá trình sản xuất
Có nhiều sản phẩm CAD có mặt trên thị trường. Hơn nữa các sản phẩm là từ 4 tổ
hợp PLM Corporation Autodesk, Dassault Systemes, PTC và UGS Corp., tuy nhiên có
các phần mềm CAD khác thích hợp với dữ liệu cho người dùng nhỏ.
Các sản phẩm có thể chia làm 3 loại: hệ thống họa hình 2D như là AutoCad,
Microstation...; tạo mô hình khối 3D trung gian như là SolidWorks, SolidEdge...; và hệ
thống phối hợp cho sản phẩm 3D cuối cùng như là Catia, NX (unigraphics)... Tuy nhiên
không có một định nghĩa rõ ràng về sự phân loại này vì một số sản phẩm 2D có thể làm
mô hình 3D và các chương trình trung gian đang tăng dần chức năng bề mặt, các sản
phẩm thuộc nhóm sau cùng tăng mặt phân giới với hướng của hệ điều hành Windows.
Các sản phẩm đầu tiên cho hệ thống CAD được phát triển với ngôn ngữ lập trình
Fortran, nhưng với sự cao cấp của phương thức lập trình hướng đối tượng vào thập kỷ
1990 đã tạo nên sự thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển của các chương trình tạo mô hình
và hệ thống bề mặt được xây dựng dựa trên C, với các module APIs. Một hệ thống CAD
có thể thấy như xậy dựng nên từ tương tác GUI với một máy liên kết và máy cân bằng
hình học điều khiển BREP, CSG và NURBS qua các bộ phận tạo hình cho CAD.

8.1.2. Từ vựng
- Kiến trúc sư = Kỹ sư kiến trúc: Là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình
thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trìnhhay làm thiết kế quy
hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. 
- Máy móc (hay đơn giản máy): Là những thiết bị sử dụng năng lượng để thực hiện
một số công việc. 
- Thị trường: Là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung
cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Định nghĩa: Là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo
thành nội dung của khái niệm về một sự vật, hiện tượng hay quá trình, với mục đích phân
biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
- Ngôn ngữ lập trình: Là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một
dạng ngôn ngữđược chuẩn hóa. Nó được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ
cảnh một cách rất chi tiết.
- Phương thức lập trình: Là một kiểu cơ bản của lập trình vi tính. Một ngôn ngữ lập
trình có thể hỗ trợ nhiều Phương thức (lập trình), ví dụ: trong ngôn ngữ C++ hay Object
Pascal ta có thể lập trình theo phương thức định hướng thủ tục hoặc theo phương thức
hướng đối tượng, hay cũng có thể chứa cả 2 kiểu viết này.
- Thập kỷ (hay một thập niên): Là khoảng thời gian 10 năm. Ví dụ khi nói đến thập
niên 1990 là hàm ý từ năm 1990 tới 1999.
8.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. CAD được sử dụng để làm gì?
3. CAD được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
4. Các sản phẩm được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
5. Từ dòng 17 đến dòng 22 của bài đọc trình bày về vấn đề gì?
6. Từ dòng 23 đến dòng 28 của bài đọc trình bày về vấn đề gì?
7. Ngôn ngữ lập trình cho các sản phẩm đầu tiên của hệ thống CAD là ngôn ngữ nào?
8.2. Kỹ năng nghe, nói
8.2.1. Nghe điền khuyết
1. CAD được dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho
các ____________, kiến trúc sư và các chuyên viên thiết kế khác.
2. Các ____________ từ hệ thống nền tảng vectơ 2D đến các bề mặt và hình khối
3D tạo hình.
3. Các sản phẩm là từ 4 ____________ PLM Corporation Autodesk, Dassault
Systemes, PTC và UGS Corp.
4. Hệ thống ____________ 2D như là AutoCad, Microstation.
5. Các sản phẩm đầu tiên cho hệ thống CAD được ____________ với ngôn ngữ
lập trình Fortran.
6. Sự phát triển của các chương trình tạo mô hình và hệ thống bề mặt được
______________ dựa trên C.
7. Với sự cao cấp của phương thức lập trình hướng _____________ vào thập kỷ
1990 đã tạo nên sự thay đổi nhanh chóng của CAD.
8. Một hệ thống CAD có thể thấy như xậy dựng nên từ _____________ GUI với
một máy liên kết và máy cân bằng hình học điều khiển BREP, CSG và NURBS qua các
bộ phận tạo hình cho CAD.
8.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
8.3. Bài đọc thêm
CAD/CAM
Những năm cuối thế kỷ 20, công nghệ CAD/CAM đã trở thành một lĩnh vực đột
phá trong thiết kế, chế tạo và sản xuất sản phẩm công nghiệp. CAD (Computer Aided
Design) là thiết kế trợ giúp bằng máy tính. CAM (Computer Aided Manufacture) là sản
xuất với sự trợ giúp của máy tính. Hai lĩnh vực này ghép nối với nhau đã trở thành một
loại h́ ình công nghệ cao, một lĩnh vực khoa học tổng hợp của sự liên ngành Cơ khí - Tin
học - Điện tử - Tự động hóa. Cùng với sự phát triển của khoa học máy tính, CAD/CAM
đã được nhận thức và chấp nhận nhanh chóng trong công nghiệp (công nghiệp dệt - may,
công nghiệp nhựa, công nghiệp cơ khí chế tạo ...) và nó là hạt nhân chính để sáng tạo và
sản xuất sản phẩm, để tăng năng xuất lao động, giảm cường độ lao động và tự động hóa
quá trình sản xuất, nâng cao độ chính xác chi tiết và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Công việc chuẩn bị sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
bất kỳ một sản phẩm cơ khí nào. Công việc này bao gồm các khâu chuẩn bị thiết kế (thiết
kế kết cấu sản phẩm, các bản vẽ lắp chung của sản phẩm, các cụm máy...), chuẩn bị công
nghệ (đảm bảo tính năng công nghệ của kết cấu, thiết lập quy tŕnh công nghệ), thiết kế và
chế tạo các trang bị công nghệ và dụng cụ phụ ... kế hoạch hóa quá trình sản xuất và chế
tạo sản phẩm trong thời gian ấn đ ̣nh.

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đòi hỏi người kỹ sư phải không
ngừng nâng cao lượng thông tin trong tất cả các khâu của quá trình chuẩn bị sản xuất.
Theo các nhà khoa học đã phân tích thì tình hình thiết kế hiện nay cho thấy 90% khối
lượng thời gian thiết kế là để tra cứu số liệu cần thiết cho việc tính toán, chỉ có 10% thời
gian giành cho lao động sáng tạo và quyết định. Cho nên khoảng 90% khối lượng công
việc trên có thể thực hiện bằng máy tính điện tử hoặc máy vẽ tự động. Việc làm này vừa
chính xác hơn, vừa chất lượng hơn.
Trong sản xuất hàng loạt nhỏ, do đặc điểm là số lượng chi tiết trong loạt ít, số
chủng loại lại nhiều cho nên khối lượng thời gian chuẩn bị cho sản xuất rất lớn, mà dạng
sản xuất này hiện đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tất cả điều đó
phải đòi hỏi tạo ra phương pháp thiết kế mới nhờ máy tính điện tử.
CAD/CAM là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm tạo ra các hệ thống tự động thiết kế
và chế tạo. Nó dùng máy tính điện tử để thực hiện một chức năng nhất định để thiết kế và
chế tạo sản phẩm. Tự động hóa chế tạo là dùng máy tính điện tử để kế hoạch hóa, điều
khiển quá trình sản xuất, điều khiển quá trình cắt gọt kim loại và kiểm tra nguyên công
gia công.
CAD/CAM kết nối với nhau tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa hai dạng hoạt động
là thiết kế và chế tạo mà lâu nay người ta coi là khác nhau và không phục thuộc vào nhau.
Tự động hóa thiết kế là dùng các hệ thống và phương tiện tính toán giúp người kỹ sư để
thiết kế mô phỏng, phân tích và tối ưu hóa giải pháp thiết kế. Phương tiện bao gồm máy
tính điện tử, các máy vẽ, máy in, thiết bị đục lỗ băng ... phương tiện lập trình bao gồm
chương trình máy, cho phép đảm bảo giao tiếp với máy vẽ và các chương trình ứng dụng
để thực hiện chức năng thiết kế.
Câu hỏi
1. CAM có nghĩa là gì?
2. CAD/CAM là một lĩnh vực khoa học tổng hợp liên ngành giữa các ngành nào?
3. Công việc chuẩn bị sản xuất bao gồm các khâu nào?
4. Thế nào là tự động hóa thiết kế?
5. CAD/CAM có vai trò như thế nào trong lĩnh vực công nghiệp?

Bài 9. ĐIỆN THOẠI


9.1. Kỹ năng đọc
9.1.1. Bài đọc
Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đánh dấu sự ra đời của điện thoại.
Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell. Chiếc máy thô sơ có thể
truyền được giọng nói này đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin
liên lạc, thay thế cho điện tín.
Điện thoại là một thiết bị viễn thông dùng để truyền và nhận âm thanh (thông dụng
nhất là truyền giọng nói) từ xa. Hầu hết điện thoại truyền bằng tín hiệu điện qua mạng
điện thoại phức tạp cho phép hầu hết người sử dụng liên lạc với hầu hết người sử dụng
khác.
Có bốn cách kết nối điện thoại vào mạng điện thoại sử dụng ngày nay: phương
pháp truyền thống điện thoại cố định, dùng dây điện kết nối truyền tín hiệu vào một vị trí
cố định; loại điện thoại không dây, dùng cả sóng vô tuyến truyền tín hiệu tương tự hoặc
kỹ thuật số; điện thoại vệ tinh, dùng vệ tinh liên lạc; và VoIP (điện thoại qua giao thức
Internet), dùng với kết nối Internet băng thông rộng.
Giữa hai người dùng, việc truyền nhận qua mạng có thể dùng cáp quang, kết nối
điểm-điểm sóng vi ba hay qua vệ tinh.
Cho đến gần đây, từ "điện thoại" chỉ dùng để nói tới điện thoại có dây. Điện thoại
mẹ con và điện thoại di động hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi, với điện thoại di động có
triển vọng thay thế điện thoại có dây. Không như điện thoại di động, điện thoại mẹ con
cũng phụ thuộc điện thoại có dây vì nó chỉ có ích trong một khoảng cách nhỏ chung
quanh trạm phát được kết nối với dây điện thoại.
9.1.2. Từ vựng
- Thông tin: Có nghĩa là thông báo tin tức.
- Viễn thông: Là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể
để về địa lý.
- Tín hiệu: Là một đại lượng vật lý chứa đựng thông tin hay dữ liệu và có thể
truyễn đi được.
- Điện thoại vệ tinh: Là một loại điện thoại di động kết nối đến các vệ tinh trên quỹ
đạo thay vì các trạm mặt đất.
- Giao thức Internet: Là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy
chủnguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói.
- Cáp quang: Là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng
ánh sáng để truyền tín hiệu.
9.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là điện thoại?
3. Điện thoại được ra đời vào thời gian nào?
4. Người chế tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên là ai?
5. Có bao nhiêu cách kết nối điện thoại vào mạng điện thoại sử dụng ngày nay? Là
những cách nào?
6. Việc truyền nhận qua mạng giữa hai người dùng được thực hiện ra sao?
7. Từ dòng 5 đến dòng 8 của bài đọc trình bày về vấn đề gì?
8. Từ dòng 9 đến dòng 13 của bài đọc trình bày về vấn đề gì?
9.2. Kỹ năng nghe, nói
9.2.1. Nghe điền khuyết
1. Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đánh dấu sự _____________
của điện thoại.
2. ____________của chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell.
3. Điện thoại là một thiết bị ____________ dùng để truyền và nhận âm thanh từ xa.
4. Hầu hết điện thoại truyền bằng tín hiệu điện qua mạng điện thoại phức tạp cho
phép hầu hết người sử dụng ____________ với hầu hết người sử dụng khác.
5. Có bốn cách ____________ điện thoại vào mạng điện thoại sử dụng ngày nay.
6. Giữa hai người dùng, việc truyền nhận qua mạng có thể dùng ____________,
kết nối điểm-điểm sóng vi ba hay qua vệ tinh.
7. Cho đến gần đây, từ "điện thoại" chỉ dùng để nói tới điện thoại ____________.
8. Điện thoại mẹ con cũng ____________ điện thoại có dây vì nó chỉ có ích trong
một khoảng cách nhỏ chung quanh trạm phát được kết nối với dây điện thoại.
9.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
9.3. Bài đọc thêm
Điện thoại di động
Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc
có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch
vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy
chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là
một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống.
Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay,
ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các
chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem
truyền hình ...
Năm 1967, chiếc điện thoại được coi là "di động" đầu tiên trình làng với tên gọi
Carry Phone, rất cồng kềnh cho việc di chuyển vì nó nặng đến 4,5kg.
Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên
Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế Martin Cooper. Motorola Dyna Tac
mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh
(nặng khoảng 1kg) và không phổ biến.
Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo
hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng
hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Thế nào là điện thoại di động?
3. Chất lượng sóng của điện thoại di động bị giới hạn về không gian như thế nào?
4. Điện thoại di động ngày nay có những chức năng gì?
5. Điện thoại di động được ra đời vào ngày nào? Có tên gọi là gì?

Bài 10. MẠNG MÁY TÍNH


10.1. Kỹ năng đọc
10.1.1. Bài đọc
Mạng máy tính hay hệ thống mạng, được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên
kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu....
Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành
các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi
một máy tính khác.
Các thành phần của mạng có thể bao gồm:
- Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là
các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị
có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi,...
- Môi trường truyền (media) là môi trường mà các thao tác truyền thông được thực
hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với
các mạng không dây).
- Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu
giữa các thực thể.
Một trong các ví dụ về mạng máy tính đó là Internet
Từ 1990, Internet đã có hơn 300 mạng và 2000 máy tính nối vào. Đến 1995 đã có
hàng trăm mạng cỡ trung bình, hàng chục ngàn LAN, hàng triệu máy chính, và hàng chục
triệu người dùng Internet. Độ lớn của nó nhân đôi sau mỗi hai năm.
Chất liệu chính giữ Internet nối mạng với nhau là giao thức TCP/IP và chồng giao
diện TCP/IP. TCP/IP đã làm cho các dịch vụ trở nên phổ dụng. Đến tháng 1 năm 1992, thì
sự phát triển tự phát của Internet không còn hữu hiệu nữa. Tổ chức Internet Society ra đời
nhằm cổ vũ và để quản lý nó. Internet có các ứng dụng chính sau:
- Thư điện tử (email): cung cấp khả năng viết, gửi và nhận các thư điện tử.
- Nhóm tin (newsgroup): các diễn đàn cho người dùng trao đổi thông tin. Có nhiều
chục ngàn nhóm như vậy và có kiểu cách, phong thái riêng.
- Đăng nhập từ xa (remote login): giúp cho người dùng ở bất kì nơi nào có thể
dùng Internet để đăng nhập và sử dụng hay điều khiển một máy khác chỗ mà họ có tài
khoản. Nổi tiếng là chương trình Telnet.
- Truyền tập tin (file transfer): dùng chương trình FTP để chuyển các tập tin qua
Internet đi khắp nơi.
- Máy truy tìm (search engine) các chương trình này qua Internet có thể giúp nguời
ta tìm thông tin ở mọi dạng, mọi cấp về mọi thứ. Từ việc tìm các tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu cho đến tìm người và thông tin về người đó, hay tìm cách thức đi đường bản
đồ, ...
10.1.2. Từ vựng
- Tự hoạt = Tự hoạt động
- Hệ thống đầu cuối (hay máy đầu cuối): Là thuật ngữ trong ngành mạng máy
tính để chỉ các máy tính kết nối với Internet. Gọi là đầu cuối (end) vì các máy tính này
nằm tại rìa Internet.
- Truyền thông: Là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người
khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa. 
- Đăng nhập: Là một thủ tục khi bắt đầu tham gia vào một trang web nào đó có
mục đăng ký thành viên. Người muốn đăng nhập phải theo trình tự hướng dẫn để nhập tên
thường dùng ID và mật khẩu.
- Truy tìm: Đồng nghĩa với tìm kiếm
10.1.3. Bài tập
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Khi nào hệ thống mạng có thể được thiết lập?
3. Mạng gồm mấy thành phần? Là những thành phần nào?
4. Thế nào là môi trường truyền?
5. Năm 1990, Internet có bao nhiêu mạng và bao nhiêu máy tính được nối
vào nhau?
6. Nếu năm 1995 có 1000 mạng và 10000 máy tính được nối với nhau thì đến năm
1999 có bao nhiêu mạng và bao nhiêu máy tính được nối với nhau?
7. Chất liệu chính giữ Internet nối mạng với nhau là gì?
8. Internet có bao nhiêu ứng dụng chính? Là những ứng dụng nào?
9. Tổ chức Internet Society ra đời vào thời gian nào? Mục đích của tổ chức này là gì?
10. Máy tính có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà
không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác được gọi là gì?
10.2. Kỹ năng nghe, nói
10.2.1. Nghe điền khuyết
1. Mạng máy tính hay hệ thống mạng, được ______________ khi có từ 2 máy vi
tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên.
2. Một máy tính được gọi là ____________ nếu nó có thể khởi động, vận hành các
phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một
máy tính khác.
3. Các hệ thống đầu cuối ___________ với nhau tạo thành mạng.
4. Hiện nay, ngày càng nhiều các loại thiết bị có ____________ kết nối vào mạng
máy tính.
5. Môi trường truyền là môi trường mà các ____________ truyền thông được thực
hiện qua đó.
6. Giao thức truyền thông là các _____________ quy định cách trao đổi dữ liệu
giữa các thực thể.
7. ____________ chính giữ Internet nối mạng với nhau là giao thức TCP/IP và
chồng giao diện TCP/IP.
8. Thư điện tử ______________ khả năng viết, gửi và nhận các thư điện tử.
10.2.2. Nghe đoạn văn và và trả lời câu hỏi
Thảo luận về bài đọc, giảng viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề có liên quan.
Học viên sẽ được nghe lại bài đọc trên và hai bài đọc thêm trong băng rồi trả lời
các câu hỏi.
10.3. Bài đọc thêm
Lịch sử của mạng máy tính
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát
minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và
đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục
lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận
lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc
tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều
transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy
tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên
một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là
minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi
là máy tính cá nhân (personal computer - PC).
Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi
hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh
doanh.
Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ
các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi
là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách
dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này
được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này,
để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ
thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra,
các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng
lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển
các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa
học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối
lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển
từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy
tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết
nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet.
Câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc này là gì?
2. Cách thức dùng các máy tính độc lập chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem
kết nối với các máy tính khác được gọi là cách thức gì?
3. Mạch tích hợp (IC) được phát minh ra vào thời điểm nao?
4. Mạng WAN do ai phát triển? Nhằm mục đích gì?
5. Công nghệ mạng WAN khác công nghệ truyền tin điểm nối điểm ở chỗ nào?

Chương V. CHỦ ĐỀ KINH TẾ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Bài 1. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ


1.1. Kỹ năng đọc
1.1.1. Bài đọc
Nền kinh tế hiện đại gồm ba loại hình hệ thống kinh tế: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị
trường tự do và kinh tế hỗn hợp.
Kinh tế chỉ huy (hay còn gọi là kinh tế kế hoạch hóa tập trung) là một hệ thống
kinh tế mà mọi quyết định về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa đều tập trung vào
nhà nước. Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng một hệ thống kế hoạch chi tiết, phức tạp.
Nhà nước quyết định xã hội sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Các
tổ chức sản xuất hay thương mại trong loại hình kinh tế này là những tổ chức hoàn toàn lệ
thuộc vào nhà nước. Hệ thống kinh tế chỉ huy đã từng tồn tại ở Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa cũ trước đây.
Kinh tế thị trường tự do: là loại hình kinh tế đối lập với kinh tế chỉ huy. Thị trường
và các quy luật của thị trường quyết định xã hội sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
sản xuất cho ai. Ví dụ: Những chiếc xe máy được sản xuất ra vì chúng có thể bán được
trên thị trường và đem lại sự giàu có cho nhà sản xuất. Khi có nhiều người mua xe máy,
và giá của xe máy trên thị trường tăng lên, nhà sản xuất sẽ gia tăng sản lượng xe máy.
Ngược lại, khi ít người mua xe máy, giá của xe máy giảm xuống, nhà sản xuất sẽ giảm
sản lượng xe máy. Khi thị trường không còn cần đến một hàng hóa nào đó (nhà sản xuất
không bán được) thì hàng hóa đó sẽ bị lọai ra khỏi danh mục lựa chọn của các nhà sản
xuất.
Kinh tế hỗn hợp: là loại hình kinh tế mà thị trường và nhà nước quan hệ tương tác
lẫn nhau và đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản
của xã hội. Trong nền kinh tế hỗn hợp, các hàng hoá như lương thực, quần áo, máy móc
v.v… được sản xuất và trao đổi theo quy luật cung - cầu của thị trường. Nhà nước tham
gia trực tiếp vào việc sản xuất một số mặt hàng (như quốc phòng, điện, nước sạch v.v…).
Nhà nước có thể cấm đoán việc sản xuất, buôn bán những mặt hàng như ma tuý; hạn chế
việc kinh doanh một số mặt hàng như thuốc lá, bia, rượu. Nhà nước tác động đến hành vi
của nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua nhiều công cụ như pháp luật, thuế khoá,
các khoản trợ cấp v.v…Nhà nước chống độc quyền và các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, bảo vệ môi trường kinh tế chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.1.2. Từ vựng
- chỉ huy – kinh tế chỉ huy - nhà sản xuất
- hỗn hợp – kinh tế hỗn hợp - sản lượng
- thị trường – kinh tế thị trường tự do - tương tác
- kế hoạch hóa - quy luật cung – cầu
1.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Nền kinh tế hiện đại gồm những loại hình kinh tế nào?
2. Kinh tế chỉ huy là hệ thống kinh tế như thế nào?
3. Kinh tế chỉ huy đã từng tồn tại ở đâu?
4. Kinh tế thị trường tự do có giống kinh tế chỉ huy không?
5. Trong nền kinh tế thị trường tự do, yếu tố nào quyết định xã hội sản xuất cái gì?
6. Thị trường và nhà nước có quan hệ như thế nào trong nền kinh tế hỗn hợp?
7. Trong nền kinh tế hỗn hợp, các hàng hoá nào được sản xuất và trao đổi theo quy luật
cung - cầu của thị trường?
8. Trong nền kinh tế hỗn hợp, nhà nước tham gia sản xuất những mặt hàng gì?
9. Trong nền kinh tế hỗn hợp, nhà nước cấm đoán và hạn chế những mặt hàng gì?
1.2. Kỹ năng nghe nói
1.2.1. Bài nghe 1 : nghe và điền từ vào chỗ trống
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự …………………(1)lao động và trao đổi
hàng hóa, ……………………..(2) giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế
tự cung ………………….(3) tự sản xuất sản phẩm và tự ……………………(4).
Giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B. A chuyên ………………..(5) gạo và
B chuyên sản xuất thịt. Hai người sẽ đem ………………(6) sản phẩm của mình với nhau,
nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt. Khi sản phẩm được trao đổi, chúng
…………………..(7) hàng hóa. Nền kinh tế hình thành từ ……………………(8) trao đổi
hàng hóa này chính là kinh tế hàng hóa.
Khi tiền ra đời, khi có nhiều hơn hai cá nhân, người ta có thể ……………………..
(9) làm phương tiện trao đổi. Người A bán gạo cho người B và nhận tiền để mua rượu từ
người C. Người C bán rượu cho người A và nhận tiền để mua thịt từ người B. Người B lại
bán thịt cho người C và nhận tiền để mua gạo của người A. Lúc này, nền
……………………………..(10) đồng thời là kinh tế tiền tệ.
1.2.2. Bài nghe 2: nghe và trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài nghe là gì?
2. Trước đây, thị trường được hiểu là gì?
3. Ngày nay, thị trường được định nghĩa như thế nào?
4. Thị trường gồm mấy loại? Đó là những loại nào?
5. Thế nào là thị trường cạnh tranh hoàn hảo ?
6. Thế nào là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ?

Bài 2. TIỀN TỆ
2.1. Kỹ năng đọc
2.1.1.Bài đọc
Tiền tệ là phương tiện thanh toán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc
gia. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại do Nhà nước (ngân hàng
Trung ương, Bộ Tài chính, v.v...) phát hành. Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với
tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều
quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: dollar, franc...) và để phân biệt các đơn vị tiền
tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: dollar Úc). Với
sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung
một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là đồng, ký hiệu
dùng trong nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND.
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta
bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập
bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng
tiền giấy và tiền kim loại thì không.
Tính chất của tiền tệ
Tính được chấp nhận rộng rãi: là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân
phải chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa.
Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta
có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ tiền giấy do
ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất
lượng cao nào khác.
Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho
người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại
tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc
phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng.
Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị
cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền,
chính vì vậy tiền giấy được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm
bằng kim loại bền chắc.
Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền
tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao tiền giấy và tiền xu có kích thước, trọng
lượng rất vừa phải.
Tính khan hiếm: tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó
một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được
chấp nhận trong lưu thông nữa.
Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không
phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2
năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông.
2.1.2. Từ vựng
- đơn vị tiền tệ - pháp quy
- mệnh giá - khan hiếm
- cất trữ giá trị - đồng nhất
2.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Tiền tệ có hình thức như thế nào?
2. Có quốc gia nào dùng chung đơn vị tiền tệ hay không?
3. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là gì và được ký hiệu như thế nào?
4. Tiền tệ có phải là phương tiện thanh toán pháp quy không?
5. Tiền tệ có những tính chất gì?
6. Tính chất nào là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ?
7. Vì sao tiền tệ phải có thể chia nhỏ được?
8. Vì sao tiền tệ phải có tính lâu bền?
9. Vì sao tiền tệ phải có tính dễ vận chuyển?
10. Vì sao tiền tệ phải có tính khan hiếm?
2.2. Kỹ năng nghe nói
2.2.1. Bài nghe 1: nghe và điền từ vào chỗ trống
Khủng hoảng ngân hàng là .............................(1) diễn ra khi các khách hàng đồng
loạt ........................(2) ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi
vào nên khi …………………..(3) đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả
năng hoàn trả các ………………………..(4). Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự
……………………(5) của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi
……………………….(6) của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi.
Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính
…………………….(7). Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất
………………………(8) được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt
trong ……………………(9). Lúc này, chính các …………………..(10) sẽ trở thành nhân
tố gây ra khủng hoảng tài chính.
2.2.2. Bài nghe 2: nghe và trả lời câu hỏi
1. Khủng hoảng trên thị trường tài chính xảy ra do những nguyên nhân nào?
2. Những “bong bóng” đầu cơ trên thị trường có ổn định không?
3. Hoạt động của những “bong bóng” đầu cơ như thế nào?
4. Tâm lý của những người đầu cơ còn được gọi là tâm lý gì?

Bài 3. LẠM PHÁT


3.1. Kỹ năng đọc
3.1.1. Bài đọc
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một
loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu
được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước).
- Các loại lạm phát phân theo 4 mức độ gồm: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát
cao và siêu lạm phát.
+ Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp.
+ Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10 % / năm.
+ Lạm phát cao: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ
số một năm. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát cao trong những năm đầu thực hiện cải cách.
+ Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng
khi tiền tệ mất giá trị. Theo Nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan, siêu lạm phát là lạm
phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định
nghĩa này thì cho đến nay thế giới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát.
Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó
là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong
nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín
dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền
công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới
100 phần trăm.
- Nguyên nhân lạm phát:
+ Lạm phát do cầu kéo: khi tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền
mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
+ Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong
khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc
quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt
hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng
thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
+ Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các
xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá
chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
+ Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập
khẩu tăng do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá (như trong trường hợp OPEC tăng giá
dầu), hay do đồng tiền trong nước xuống giá thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng
tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
+ Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho
đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng
lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
3.1.2. Từ vựng
- sức mua - siêu lạm phát
- phá giá - cơ chế
- thiểu phát - tiêu chí
3.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Thế nào là lạm phát?
2. Lạm phát được đo lường bằng cách nào ?
3. Có mấy loại lạm phát ? Đó là những loại lạm phát nào?
4. Thế nào là thiểu phát?
5. Thế nào là lạm phát thấp ?
6. Thế nào là lạm phát cao ?
7. Thế nào là siêu lạm phát ?
8. Thế nào là lạm phát do cầu kéo?
9. Thế nào là lạm phát do cầu thay đổi?
10. Thế nào là lạm phát do chi phí đẩy?
11. Thế nào là lạm phát do nhập khẩu?
12. Thế nào là lạm phát tiền tệ?
3.2. Kỹ năng nghe nói
3.2.1. Bài nghe 1: nghe và điền từ vào chỗ trống
Tín dụng thương mại là quan hệ …………………..(1) giữa các doanh nghiệp dưới
hình thức ………………………(2) hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản
xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi
mua bán chịu ……………………(3) được xem là hình thức tín dụng - người bán
……………………(4) cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian
nhất định, và khi đến thời hạn đã được ………………….(5), người mua phải hoàn lại vốn
cho người bán dưới hình thức ……………………..(6) và cả phần lãi cho người bán chịu.
Đặc điểm của tín dụng thương mại
- Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn sản
xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là …………………..(7)nhàn rỗi.
- Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những …………………..(8)
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- ……………….(9) tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng ………………..(10) của
khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.
3.2.2. Bài nghe 2: Nghe và trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài nghe là gì?
2. Ngân hàng thương mại hoạt động như thế nào?
3. Vì sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của ngân hàng thương mại?
4. Vì sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ?
5. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát mức cung tiền để ổn định và phát triển nền
kinh tế chung không?

BÀI 4. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


4.1. Kỹ năng đọc
4.1.1.Bài đọc
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên
liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất
và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.
Tài nguyên thiên nhiên có thể được chia thành hai loại: tài nguyên thiên nhiên vô hạn và
tài nguyên thiên nhiên hữu hạn.
Tài nguyên thiên nhiên vô hạn (còn được gọi là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu)
bao gồm: ánh sáng mă ̣t trời, sức gió, thủy triều, không khí, sóng biển, nhiê ̣t năng trong
lòng đất.
Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn bao gồm:
Tài nguyên tái tạo được (còn được gọi là tài nguyên tái sinh hay tài nguyên phục
hồi)(nước ngọt, đất, rừng, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung
một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý
(vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hô ̣i hiê ̣n tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài
nguyên cho thế hê ̣ mai sau), tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được.
Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm (bị làm bẩn, nhiễm bẩn), tài nguyên đất có thể bị
mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo được (còn được gọi là tài nguyên không tái sinh, không
phục hồi) (khoáng sản, năng lượng) là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến
đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ (một bộ phận của
vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản) có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài
nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
4.1.2. Từ vựng
- giá trị vật chất - thủy triều
- vô hạn - tái tạo
- hữu hạn - suy thoái
4.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
2. Tài nguyên thiên nhiên vô hạn còn được gọi với cái tên nào?
3. Vì sao nói đất và rừng là tài nguyên có thể tái tạo được?
4. Vì sao phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên mô ̣t cách hợp lý?
5. Thế nào là sử dụng tài nguyên thiên nhiên mô ̣t cách hợp lý?
6. Tài nguyên không tái tạo là gì?
7. Mỏ là gì?
8. Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có mấy loại? Là những loại nào?
4.2. Kỹ năng nghe nói
4.2.1. Bài nghe 1: nghe và điền từ vào chỗ trống
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái
tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị (1)
…………………. không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với
(2). ……………..., đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật (3)
…………….... cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa (4). ……………..., nguồn
nước và không khí. Con người có thể sử dụng (5) . ……………... này để khai thác, sử
dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng (6)..
…………….. khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
Tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá (7) .
……………... môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải
đạt (8) .. …………….. tổng diện tích.
Hiện hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế giới đang bị (9) . ……………... nghiêm
trọng và hơn 30% đang bị suy thoái, trong khi đó trên một tỉ (10) .. …………….. đang
sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Nguyên nhân của tình trạng trên do ý thức bảo vệ
tài nguyên của người dân còn kém, do đời sống thúc bách nhưng một phần không nhỏ là
do chưa có những chế tài đủ mạnh để giáo dục, răn đe và xử phạt nghiêm khắc hành vi
(11) .. …………….. ở một số quốc gia.
4.2.2. Bài nghe 2: Nghe và trả lời câu hỏi
1. Đất có nghĩa là thổ nhưỡng khi được dùng để làm gì?
2. Trong thành phần của đất, không khí chiếm bao nhiêu phần trăm?
3. Để xác định giá trị của đất, người ta dựa vào tiêu chí nào?
4. Theo bài báo, độ phì của đất là gì?
5. Tổng diện tích đất đã được sử dụng để canh tác trên toàn thế giới là bao nhiêu?
6. Những yếu tố nào là nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái đất?
7. Theo tiêu chí nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm đất được phân chia thành những loại nào?

Bài 5. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN


5.1. Kỹ năng đọc
5.1.1. Bài đọc
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong
vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích
hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.
Mỏ khoáng sản là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản. Tài
nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và
khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một
mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của
cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các
loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO 2, CO,
CH4 v.v...).
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề
mặt trái đất).
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim
loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng
sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, những kim loại có nhu cầu lớn và có
nhiều trong vỏ trái đất như nhôm, sắt và cả những kim loại có ít hơn như đồng, chì, kẽm...
đều bị khai thác triệt để. Con người chỉ khai thác được chúng khi chúng tập trung thành
quặng. Quặng là tập hợp các khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có ích (kim
loại, hợp chất của kim loại...) đạt yêu cầu công nghiệp, có thể khai thác sử dụng có hiệu
quả kinh tế). Những kim loại hiếm như thiếc, thủy ngân, titan...và các kim loại quý như
vàng, bạc, bạch kim...có trữ lượng rất ít và phân tán nên khó xác định được chính xác.
5.1.2. Từ vựng
- tích tụ - triệt để
- hợp chất - trữ lượng
- đơn chất

5.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc là gì?
2. Tài nguyên khoáng sản là gì?
3. Mỏ khoáng sản là gì?
4. Khoáng sản có nguồn gốc nô ̣i sinh tức là sinh ra từ đâu?
5. Kể tên tất cả các kim loại có trong bài?
6. Có mấy cách phân loại khoáng sản? Đó là những cách nào?
7. Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên có thể phục hồi hay không? Vì sao?
8. Vì sao viê ̣c khai thác thủy ngân gă ̣p khó khăn?
5.2. Kỹ năng nghe nói
5.2.1. Bài nghe 1: Nghe và điền từ vào chỗ trống.
Nguồn tài nguyên (1) ……………… không phải là vô tận, hơn nữa, một số khoáng
sản có (2) ………….… rất hạn chế. Trong sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và
trước tình hình (3) …………..… , chế biến và sử dụng khoáng sản như hiện nay thì sự (4)
…………...… nguồn tài nguyên khoáng sản đang là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia và
nói chung là đối với cả nhân loại.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, trên thế giới, tình hình trữ lượng của một
số loại khoáng sản hiện nay như sau: (5) …………..., nhôm, titan, crom, magnesium,
platin...trữ lượng còn khá nhiều, chưa có nguy cơ cạn kiệt; Bạc, (6) …………….., đồng,
chì, kẽm, thiếc, molypden...còn ít và đang báo động; Fluorit, grafit, barit, mica...trữ lượng
còn ít, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lạc quan hơn, đặt hy vọng vào sự (7) ……….…
của khoa học kỹ thuật trong tương lai và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được
khai thác ở các đại dương bên cạnh nguồn tài nguyên còn lại trên (8) ………...… , người
ta cho rằng:
- Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong tương lai, con người có thể phát hiện và
tạo ra những (9) …………… mới đảm bảo cho nhu cầu của mình.
- Ngoài việc tận dụng khai thác phần khoáng sản còn lại trên lục địa, khi cần,
chúng ta có thể đào sâu và thu nhận cả những khoáng sản nghèo hơn.
- Với sự phát triển của ngành Hải dương học và ngành (10) …………. hải dương,
trong tương lai, chúng ta có thể sẽ phát hiện được những mỏ tài nguyên khoáng sản phong
phú để khai thác và sử dụng.
5.2.2. Bài nghe 2: Nghe và trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài viết là gì?
2. Kim loại hiếm bao gồm những loại nào?
3. Nhôm, sắt thuộc vào nhóm khoáng sản nào?
4. Thạch cao thuộc vào nhóm khoáng sản nào?
5. Chỉ ra các chỉ số về phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia!
6. Nhu cầu về kim loại ở các quốc gia phát triển chiếm tỉ lê ̣ bao nhiêu tổng lượng kim loại
sử dụng trên thế giới?
7. Theo bài viết, khoáng sản phi kim được sử dụng chủ yếu để làm gì?
Bài 6. TÀI NGUYÊN NƯỚC
6.1. Kỹ năng đọc
6.1.1. Bài đọc
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người có thể sử dụng vào những mục
đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động  nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt (chứa một
lượng tối thiểu các muối hòa tan).
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn
2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại
không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại
trên mặt đất và trong không khí.
Nước ngọt tồn tại ở dạng nước mă ̣t, dòng chảy ngầm và nước ngầm.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi  giáng thủy (tên gọi chung các hiện tượng nước
thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng lỏng (mưa) và dạng rắn (mưa tuyết, mưa
đá, tuyết) và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là
dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải  nước
ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này
có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt.
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các  tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy nhiên việc cung cấp nước ngọt và sạch
trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã  vượt cung ở một vài nơi trên thế
giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự
nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn  nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới
được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng  đất ngập nước trên
thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh
thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh
thái biển và đất liền.
6.1.2. Từ vựng
- nước mặt - hỗ trợ
- nước ngầm - thung lũng
- hệ sinh thái - nứt nẻ
- lưu lượng

6.1.3. Bài tập: Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi
1. Nước ngọt thuô ̣c vào loại tài nguyên nào?
2. Nước ngọt tồn tại ở những dạng nào?
3. Dòng chảy ngầm là gì?
4. Giáng thủy là gì?
5. 3% là tỉ lê ̣ của cái gì?
6. Ở nơi nào lưu lượng nước trong dòng chảy ngầm lớn hơn lượng nước mă ̣t trong các con
sông?
7. Nước biển hay nước trong các đại dương có phải là nước ngọt không?
8. Bao nhiêu phần trăm lượng nước trên thế giới không phải là nước ngọt?
6.2. Kỹ năng nghe nói
6.2.1. Bài nghe 1: Nghe và điền từ vào chỗ trống
Trong những năm qua, do (1) ………...… ở nhiều khu vực giảm đi đáng kể, đặc biệt
là vào mùa khô đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đối với các ngành kinh tế
và nước sinh hoạt cho người dân, (2) ……….…. lấn sâu vào các vùng đồng bằng ven
biển, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng (3) ……………..
Hơn thế, các nguồn (4) ……. bẩn, độc hại từ các đô thị, các khu công nghiệp, làng nghề,
các khu vực khai thác khoáng sản đổ vào hệ thống (5) ………..….. , sông ngòi cũng đã
gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt ở nhiều dòng sông và cả nguồn nước ngầm
nơi các con sông này chảy qua.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn hệ (6)
………….… tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, ngay từ bây giờ,
các cấp, các ngành và mọi người dân cần nâng cao hơn nữa nhận thức và có các hành
động cụ thể.
Các cấp, các ngành cần thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới
luật, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có lượng nước thải lớn, kịp
thời ngăn chặn và xử lý các hiện tượng vi phạm, hoặc chất lượng nước thải đã xử lý
nhưng chưa đạt yêu cầu. Các trường hợp xả nước thải (7) ……..…….… chưa được xử lý
của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề vào hệ thống kênh mương, (8) ……..……..…. cần
phải được xử lý nghiêm.
Các thành phố, thị xã cần nghiên cứu giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để (9)
……………...… nước thải đô thị trước khi đổ vào các dòng sông; xử lý nghiêm tình trạng
(10) …………..… bừa bãi xuống các ao, hồ, kênh dẫn thoát nước đô thị.
6.2.2. Bài nghe 2: Nghe và trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài viết này là gì?
2. Nguồn vào còn được gọi là gì?
3. Nước ngầm và nước mặt giống nhau ở đặc điểm nào?
4. So với nước mặt, tốc độ luân chuyển của nước ngầm như thế nào?
5. Điều gì sẽ xảy ra khi con người khai thác nước ngầm quá với lượng bổ cấp?
6. Nước ngầm thoát ra ngoài một cách tự nhiên bằng con đường nào?
7.Việc con người khai thác quá mức các tầng chứa gần biển có thể gây ra hiện tượng gì?

Bài 7. MÔI TRƯỜNG


7.1. Kỹ năng đọc
7.1.1. Bài đọc
Bài đọc 1: Thành phần môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên ( thạch quyển, thủy quyển và khí quyển)và
yếu tố vật chất nhân tạo (đồng ruộng, vườn tược, công viên, thành phố, các công trình văn
hóa, các nhà máy công nghiệp) quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo
Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất
bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật.
Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học
tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người.
- Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội .v.v.. do con người
tạo dựng và chịu sự chi phối của con người.
- Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người ở
đây với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách, nghĩa là quan hệ giữa con người với con
người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng.
Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ
với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hoá và diễn ra theo chu kỳ, thông
thường là ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát
triển ổn định. Các chu trình tuần hoàn phổ biến thường gặp là: chu trình tuần hoàn các
bon, nitơ, lưu huỳnh, photpho ... gọi chung là chu trình sinh địa hoá học.
Sinh vật và môi trường xung quanh luôn có quan hệ tương hỗ lẫn nhau về vật chất
và năng lượng thông qua các thành phần về môi trường như khí quyển, thuỷ quyển, địa
quyển và sinh quyển, cùng các hoạt động của hệ mặt trời.
Bài đọc 2: Bảo vệ môi trường
Môi trường đang ở trong tình trạng báo động, thiên nhiên đang kêu cứu. Tháng 10
năm 1992 một hội nghị cỡ nguyên thủ quốc gia đã họp ở Rio de Janeiro với chương trình
nghị sự chỉ bàn về bảo vệ môi trường. Và chúng ta được nghe, đọc, nhìn từ các phương
tiện thông tin đại chúng: tầng ôzôn bị thủng, thiên tai, lụt lội, núi lở, bão lốc…
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự gia tăng dân số, việc khai thác tài nguyên
một cách vô tổ chức, việc tăng nhanh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hóa học hóa
nông nghiệp, tác động to lớn của con người vào thiên nhiên từ nhiều mặt mang tính toàn
cầu, trong đó có vấn đề chất thải, đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh quyển
Riêng năm 1970, con người đã sản ra 40 tỉ chất thải trong quá trình sản xuất và
sinh hoạt. Tính đến cuối thế kỷ XX này, khối lượng chất thải sẽ lên đến 100 tỉ tấn/ năm.
Sinh quyển, khí quyển, nguồn nước, toàn môi trường bị nhiễm bẩn do kim loại và
các hợp chất bị thải loại, phân bón, chất độc hóa học, các chất thải phóng xạ, nước thải
công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Những chất thải thể rắn, thể lỏng và thể khí không
ngừng tăng lên. Riêng chất thải ở thể rắn mỗi năm có tới 10-12 tỉ tấn.
Mỗi năm lượng nước thải trên thế giới khoảng 1000km3. Để xử lý khối lượng
nước bẩn này cần một lượng nước sạch gấp 20 lần.
Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ thải ra đại dương.
Do kết quả sử dụng nhiệt năng, mỗi năm khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn khí cacbonic
và các khí độc khác (đó là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trận mưa bụi cacbonic).
Hậu quả là nửa cuối thế kỷ XX, sinh quyển đã trở nên suy yếu rõ rệt. Ở một số
nước và một số vùng rộng lớn, tình trạng ô nhiễm đã thực sự là mối hiểm họa. Trách
nhiệm này thuộc về các nước công nghiệp phát triển, các nước này đã gây ra 2/3 sự nhiễm
bẩn (trong đó Hoa Kỳ gây ra 30%, các nước Tây Âu 20%)
Vấn đề bảo vệ môi trường bao gồm nhiều mặt: bảo vệ sức khỏe, kinh tế, giáo dục
và nhiều vấn đề khác.
Hướng giải quyết có thể như sau:
- Hướng thứ nhất: Phát minh những thiết bị lọc, hạn chế sử dụng các nguyên liệu có
chứa lưu huỳnh, tái sử dụng các loại rác
- Hướng thứ hai: Thay thế công nghệ sản xuất cổ truyền bằng các “công nghệ sạch”,
không có chất thải độc hại.
- Hướng thứ ba: Kiểm soát và phân bổ hợp lý các ngành công nghiệp gây nhiễm bẩn
nhất (luyện kim đen và màu, công nghiệp dầu và hóa dầu, công nghiệp giấy) đối
với môi trường. Vấn đề môi trường cần được giải quyết ở những quy mô khác
nhau, trên quy mô thế giới, quy mô từng nước, từng ngành. Vấn đề này mang tính
toàn cầu. Các nhà bác học cho rằng nhiệt độ không khí đã tăng 3 đến 4 độ C khiến
cho khí hậu toàn cầu thay đổi đáng kể. Tầng ôzôn đã bị rách, thủng hàng nghìn
km2. Các nhà du hành vũ trụ có dịp được quan sát Trái Đất từ vũ trụ đã ví Trái Đất
như quả cầu bé nhỏ và mỏng manh.
7.1.2.Từ vựng
nhân tạo chuyển hoá tuần hoàn
cá thể chu kỳ quan hệ tương hỗ
cá nhân cân bằng động vật chất
nhân cách chu trình năng lượng
khí quyển địa quyển sinh quyển
tầng ôzôn sinh quyển khí quyển
đô thị hóa nhiệt năng
công nghiệp hóa lưu huỳnh
hóa học hóa nông nghiệp thiết bị lọc
7.1.3.Bài tập
Bài tập 1: Dựa vào bài đọc 1 trả lời câu hỏi
1. Em hiểu thế nào là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo của môi trường?
2. Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần nào?
3. Các thành phần môi trường có mối quan hệ như thế nào?
4. Nêu các chu trình tuần hoàn phổ biến.
5. Điều gì đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định?
Bài tập 2: Dựa vào bài đọc 2 trả lời câu hỏi
1. Chủ đề của bài đọc là gì?
2. Môi trường đang ở tình trạng như thế nào?
3. Các phương tiện thông tin đại chúng thông báo về vấn đề môi trường như thế nào?
4. Hãy kể ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
5. Nêu một số hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
6. Vấn đề bảo vệ môi trường có khẩn cấp không? Nó mang tính quốc gia hay tính
toàn cầu? Vì sao?
7.2. Kỹ năng nghe nói
7.2.1. Bài nghe 1: Nghe và điền từ vào chỗ trống: Khí quyển trái đất
Khí quyển Trái Đất là lớp các (1)……………. bao quanh hành tinh Trái Đất và được
giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có (2) ……… (78,1% theo thể tích) và
(3) ……..(20,9%), với một lượng nhỏ (4) …….... (0,9%), (5)………………….....(dao
động, khoảng 0,035%), (6)……………. và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ
cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các (7)……………… của mặt trời và tạo ra
sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với (8)………………… nhưng mật độ
không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm
trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt (9)………………... Tại Mỹ, những người có thể
lên tới độ cao trên 50 (10)………..….. (80,5 km) được coi là những (11)……………
……………. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các
(12)………………………. có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ
cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và
khoảng không vũ trụ.
7.2.2. Bài nghe 2. Nghe và trả lời câu hỏi
1. Theo ước tính, đến đầu thế kỷ 21, dân số thế giới sẽ đạt con số bao nhiêu?
2. Ngày nay, diện tích rừng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích trái đất?
3. Từ đầu thế kỷ 19, rừng cung cấp nguyên liệu cho ngành nào?
4. Diện tích rừng ở Việt Nam như thế nào?
5. Ở Việt Nam, năm 1943, diện tích rừng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên?
6. Ở Việt Nam, năm 1990, diên tích rừng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên?

BÀI 8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


8.1. Kỹ năng đọc
8.1.1. Bài đọc
Bài đọc 1: Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần lý hóa, sinh học của bất kỳ
thành phần của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt qua mức cho phép đã được xác
định. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví
dụ như các khí độc: cacbon mônôxít (CO), lưu huỳnh điôxít (SO2), clorofloro
cacbon (CFCs), và ôxít nitơ (NO) là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn (O3) quang
hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong
không khí và xúc tác là ánh sáng mặt trời.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá
giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng
sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,...
hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất
là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa.
Ô nhiễm phóng xạ: ô nhiễm gây ra bởi các chất phóng xạ.
Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.
Ô nhiễm sóng do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ
lớn.
Ô nhiễm ánh sáng:hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách
lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động
thực vật.

Bài đọc 2: Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ
rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí do con người và tự
nhiên gây ra. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí
đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như:
chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí
độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều
bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các
cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO 2,
đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính
là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH 4 là 13%, nitơ 5%, CFC là
22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong
vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều
khả năng, lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá
trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng
khoảng 3,6 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,3 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất
tăng 0,4 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học
trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 –
4,5 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng
nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ
phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc
hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
8.1.2.Từ vựng
Ôzôn quang hóa thuốc diệt cỏ
xúc tác thuốc trừ sâu
rò rỉ phóng xạ
tính chất tiêu chuẩn
dầu mỏ khí đốt
tầng bình lưu tầng ôzôn
mưa axít  hiệu ứng nhà kính
8.1.3.Bài tập
Bài tập 1: Dựa vào bài đọc 1 trả lời câu hỏi
1.Khi nào thì môi trường được coi là ô nhiễm?
2. Nêu các loại ô nhiễm.
3. Liệt kê những chất độc hại gây ô nhiễm không khí.
4. Môi trường nước ô nhiễm khi nào?
5. Vì sao môi trường đất bị ô nhiễm?
Bài tập 2: Dựa vào bài đọc 2 trả lời câu hỏi
1. Môi trường không khí bị ô nhiễm khi nào?
2. Liệt kê một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
3. Khi nào thì hiệu ứng nhà kính xảy ra?
8.2. Kỹ năng nghe nói
8.2.1. Bài nghe 1: Nghe và điền từ vào chỗ trống
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các (1) ……………… có đất đá.
Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp (2)…........ và (3)…….…… trên cùng nhất
của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển
bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau.
Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các (4)
………………. về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các (5)……..………. dài hạn
và cường độ thấp gây ra các chuyển động  (6)…………………….., thạch quyển phản ứng
về cơ bản như là lớp (7)…………, trong khi quyển astheno có tác động như là một
lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno
có "(8)………………" cao hơn. Lớp vỏ được phân biệt với (9)…………. và như vậy là
tầng trên của lớp phủ bằng sự thay đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của  điểm
gián đoạn Mohorovičić.
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lưng giữa
đại dương tới khoảng (10)………..…….. (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của
mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).
Do lớp bề mặt đang nguội đi trong (11)………………………. của Trái Đất, độ dày
của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối
lớn, được gọi là các (12)……………………. và chúng chuyển động tương đối độc lập
với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo (13)
………………. Có hai dạng của thạch quyển là:
- Thạch quyển/lớp vỏ đại dương.
- Thạch quyển/lớp vỏ lục địa.
8.2.2. Bài nghe 2: Nghe và trả lời câu hỏi
1. Khí quyển trái đất bao gồm các chất khí nào?
2. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách nào?
3. Đường có tên là gì được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng
không vũ trụ?

You might also like