You are on page 1of 2

Thúy Vân

“Truyện Kiều“ là một tác phẩm đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Dựa theo cốt truyện “Kim
Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) và bằng nghệ thụât sáng tạo, Nguyễn
Du đã làm nên một kiệt tác đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong đoạn trích tác giả đã miêu
tả vẻ đẹp của Thúy Vân qua nghệ thuật bút pháp ước lệ tượng trưng. “Chị em Thúy Kiều” là
đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm khi nhà thơ giới thiệu gia thế của Vương Viên ngoại.
Với bút pháp tài hoa và sự ưu ái, trân trọng, yêu mến nhân vật chân thành, sâu sắc, nhà thơ nhân
đạo Nguyễn Du đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước vẻ đẹp tuyệt sắc của chị em
Thúy Kiều. Vỏn vẹn bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung
của một cô gái đang độ trăng tròn. Nhà thơ còn trau chuốt đặc tả nét đẹp toàn bích, phúc hậu,
đoan trang của Thúy Vân như một sự trang trọng khác người. Mỗi nét ở nàng đều đẹp, khuôn
mặt tròn đầy, đôi chân mày thanh tú. Và trên gương mặt tuyệt đẹp ấy là một nụ cười tươi như
hoa. Tóc nàng bồng bềnh hơn mây. Da nàng trắng ngần, mịn màng hơn tuyết. Một lần nữa chúng
ta lại thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du khi lồng ghép các hình ảnh ước lệ tượng trưng dưới hình
thức ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, đồng thời lí tưởng hóa nhan sắc trời cho để diễn tả vẻ đẹp đạt
chuẩn của Thúy Vân. Một vẻ đẹp căng đầy sức sống đã được thiên nhiên tạo vật chấp nhận, dung
nạp nên “mây thua, tuyết nhường”. Âm điệu đoạn thơ đều đặn, êm đềm hay đó cũng chính là
cuộc đời yên ả, bình lặn, số phận an nhàn, đủ đầy của Thúy Vân

Thúy Kiều

Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du lại chọn Thúy Vân để gợi tả trước. Bút lực của ông
vẽ nên chân dung của nàng tưởng như không còn ai hơn được nữa, để rồi sau đó chỉ là cái
nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Nếu ở nàng Vân – một nét đẹp phúc hậu, đoan trang – thì Kiều là hiện thân của
một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”. Vẫn là nghệ thuật dùng tiểu đối, vẫn là hình ảnh ước lệ, nhưng ở
đâyNguyễn Du không lặp lại cách tả chi tiết như ở nàng Vân mà chỉ tập trung ghi lại thần thái vẻ
đẹp của nàng Kiều. Tiếp theo, cụ Nguyễn đặc tả đôi mắt nàng Kiều “Làn thu thủy, nét xuân
sơn”– đôi mắt Kiều trong veo như mặt nước hồ thu, đôi chân mày thanh tú như dáng núi mùa
xuân . Đôi mắt thể hiện trí tuệ tinh anh, tâm hồn nhạy cảm, phong phú. Nghiêng nước nghiêng
thành : cách dùng thành ngữ điển cố để nhấn mạnh
thêm nhan sắc thuộc hàng tứ đại mỹ nhân Trung Hoa có thể làm xiêu đổ thành trì các đấng quân
vương. Nguyễn Du rất linh hoạt khi sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng . Tả Thúy Vân, tác giả
sử dụng hình ảnh thiên nhiên nhỏ nhẹ mà tươi sáng ( hoa, ngọc, mây, tuyết, trăng). Còn tả Kiều,
Nguyễn Du dùng hình ảnh thiên nhiên cao rộng, sâu thẳm của nước non ( thu thủy, xuân sơn) .
Từ đó, thiên tài họ Nguyễn ngụ ý răng nhan sắc Thúy Kiều khó có ai sánh bằng

You might also like