You are on page 1of 20

CHƯƠNG VII: TÍNH NĂNG LƯỢNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC

Điện và nước là hai nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất.
Do đó, chúng ta phải tính toán để việc sản xuất được ổn định.
7.1. Tính thông gió và chiếu sáng:
7.1.1. Vai trò của thông gió và chiếu sáng:
Gió và ánh sáng là hai yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và an toàn lao động.
7.1.2. Tính toán thông gió:
Thông gió là biện pháp trao đổi không khí giữa môi trường bên trong phân xưởng
với môi trường bên ngoài nhằm mục đích đẩy không khí bị ô nhiễm ra khỏi môi
trường sản xuất và thay vào đó là không khí mát và sạch.
Thông gió tự nhiên: Dựa trên nguyên tắc chênh lệch nhiệt độ không khí giữa bên
trong và bên ngoài phân xưởng gió sẽ luân chuyển ra vào liên tục. Ưu điểm của
phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên
khi ngoài trời không có gió hoặc nhiệt độ bên ngoài hoặc bên trong phân xưởng bằng
nhau thì thông gió tự nhiên sẽ ngừng hoạt động.
Thông gió cơ giới: Sử dụng động cơ quạt thổi không khí sạch, mát vào và hút
không khí nóng ra. Do đó, phải tốn vốn đầu tư vào hệ thống thông gió, động cơ và
năng lượng hoạt động.
Trong nhà máy sản xuất chế biến cao su với đặc tính là nhà xưởng có diện tích
sản xuất rộng lớn nên việc tận dụng nguồn thông gió tự nhiên tốt là điều khả thi.
Tính toán thông gió tự nhiên cho nhà xưởng sản xuất chính:
Trong nhà xưởng sản xuất chính, khu tiếp nhận, đánh đông không xây tường che
nên việc thông gió trong nhà xưởng sẽ được chú trọng trong khu vực các công đoạn
còn lại.
Ta sẽ tính tất cả lượng nhiệt trao đổi trong nhà xưởng khi sản xuất để xác định
lượng nhiệt thừa từ đó suy ra được suất lượng không khí cần trao đổi và cuối cùng sẽ
xác định kích thước các cửa để sao cho tính thông gió trong nhà xưởng đạt hiệu quả tốt
nhất.
a) Tính lượng nhiệt thoát ra qua kết cấu bao che:
Qm

Hình7.1 Lượng
nhiệt thoát ra qua kết
cấu bao che
Qt

Qkc   ttr  tng x ki x Fi

ki : hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che


Fi: diện tích bao che nhà xưởng m2
ttr : nhiệt độ bên trong xưởng 0C 300C
tng: nhiệt độ bên ngoài xưởng 0C 270C
Diện tích bao che nhà xưởng gồm có:
Diện tích tường bao che: St = Sxq – Scrv + Scs
Tường xây cao đến công trình dầm là 6m. Do đó:
Diện tích xung quanh tường bao bọc phân xưởng: gồm 2 tường bao dọc theo
chiều dài từ công đoạn gia công đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm (75m) và phần tường
bao dọc theo chiều rộng (60m) cuối công đoạn hoàn chỉnh.
Sxq = 75x6x2+60x6=1.260 m2
Diện tích cửa ra vào: gồm 2 cửa 6m x 5m và 6m x 5m.
Scrv = 6x5+6x5= 60 m2
Diện tích cửa sổ: gồm 10 cửa kính 4m x 3m
Scs = 4x3x10x2= 240 m2
Vậy diện tích tường bao che là:
St = 1.260-(60+240) = 950 m2
Diện tích mới bao che:
Sm = 75x60 = 4.500 m2
Vậy diện tích bao che nhà xưởng là:
F = St + Sm = 950 + 4.500 = 5.450 m2
Loại truyền nhiệt Ki Fi ttr tng Qi kcal/h
Qua tường 4.66 950 30 27 13.350,9
Qua mái 4.48 4.500 30 27 60.480
Lượng nhiệt truyền qua kết cấu bao che:
Qkc = Qt +Qm = 13.350,9 + 60.480 = 73.830,9 kcal/h
b) Lượng nhiệt do người tỏa ra:
Qng  n x q
kcal/h
n: số người lao động trong một ca ở các khu vực này (14 người cho một dây chuyền
sản xuất)
q: lượng nhiệt do người tỏa ra khi sản xuất (q=40 kcal/h)
Qng = 14x2x40 = 1.120 kcal/h
c) Lượng nhiệt tỏa ra từ động cơ:
Qdc  1 x 2 x3 x 4 x860 xN kcal/h

μ1: hệ số sử dụng công suất (chọn μ1= 0,95)


μ2: hệ số phụ tải (chọn μ2= 0,8)
μ3: hệ số bất động đồng thời (chọn là 0,9)
μ4 : hệ số chuyển biến thành nhiệt tỏa ra (chọn là 0,9)

N: công suất đặt tổng động cơ điện.


Trong khu vực cần tính thông gió này, ta có 2 máy ép bành, 2 máy sấy, 2 sàn
rung, 2 bơm chuyền mủ, 2 máy băm, 6 máy cán rửa. Máy cán kéo nằm rất gần khu
vực đánh đông không có tường bao che nên lượng nhiệt sinh ra không đáng kể. Vậy là:
N = 7,5x2+107x2+2,2x2+7,5x2+45x2+30x6 = 518,4 kw
Lượng nhiệt tỏa ra từ động cơ:
Qđc = 0,95x0,8x0,9x0,9x860x518,4 = 274.449,25 kcal/h
d) Lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt đốt nóng:
Qbm   m x F x tbm x t kk
α m: hệ số truyền nhiệt qua vách lò: α m=18,1W/ m0C

tbm: nhiệt độ bề mặt vách lò: tbm = 450C


tkk: nhiệt độ không khí trong xưởng: tkk = 300C
F: diện tích bề mặt tỏa nhiệt của lò
F = 26,3 x 5 x 1,2 x 2 = 341,9 m2
Qbm = (18,1x3.600x0,24)x10/0,03-3x341,9x(45-30)= 2.673,38 kcal/h
e) Lượng nhiệt do bức xa mặt trời qua cửa sổ:
Qbx  1 x  2 x 3 x q bx x F
μ1: hệ số xuyên thủng của ánh sáng qua kính (chọn là 0,9)
μ2: hệ số bẩn của kính (chọn là 0,8)
μ3: hệ số che khuất của khung cửa (chọn là 0,75)

qbx: cường độ bức xạ của mặt trời (420 kcal/m2 giờ)


F: diện tích cửa sổ (F= 3x4x10x2 = 240 m2)
Qbx = 0,9x0,8x0,75x420x240 = 54.432 kcal/h
f) Lượng nhiệt do vật liệu nóng tỏa ra:
Cao su sau khi ra khỏi lò sấy có nhiệt độ trung bình là 60 0C, cần để nguội đến
nhiệt độ phòng (tp = 300C) mới cân, ép bành. Do đó lượng nhiệt tỏa ra là:
Qvl = G x Ccs x (ts -tp)
G: suất lượng cao su sấy được (G = 3.615,62 kg/giờ)
Ccs: nhiệt dung riêng của cao su (Ccs =1,68 kj/kg.0C)
ts: nhiệt độ cao su ra khỏi lò sấy (600C)
tp: nhiệt độ phân xưởng (300C)
Qvl = 3.615,62 x 1,68 x 0,24 x (60-30) = 43.735 kcal/giờ
Tổng nhiệt lượng thừa có trong phân xưởng:
Q = (Qng + Qđc + Qbm + Qbx + Qvl) – Qkc
Q = (1.120 + 274.449,25 +2.673,38 + 54.432 +43.735)-116.740
Q = 259.670 kcal/giờ
g) Tính suất lượng không khí cần trao đổi:
Q
L
Cxt
C: nhiệt dung riêng của không khí (0.24 kcal/kg 0C)
Ttr: nhiệt độ trong xưởng (300C)
Tng: nhiệt độ ngoài xưởng (270C)
L = 259.670/(0,24x3) = 360.653 kg/giờ =101 kg/giây
h) Xác định diện tích cửa thông gió:

k2.1 k2.2

K1
K3

Hình 7.2 Minh họa thông gió trong nhà máy


Chọn hệ số khí động ở các cửa là:
k1 = k3 = 0.6
k2.1 = k2.2 = -0.4
tốc độ gió: 3,3m/giây
 kk xv 2
P1  P3  k1 x
áp lực gió ở các cửa: 2g

 kk : khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 270C đến 300C (1,2kg/m3)

V: tốc độ gió (3,3 m/s)


P1 = P2 = (0,6x1,2x3,32)/(2x9,81)=0,4 kg/m2
Tương tự:
P2.1 = P2.2 = (-0,4x1,2x3,32)/(2x9,81) = -0,27 kg/m2
Chọn áp suất thông gió trong phân xưởng là:
P0 = 0,2 kg/m2
Áp suất chênh lệch ở các cửa là:
∆ P1 = P1 – P0 = 0,4 - 0,2 = 0,2 kg/m2
∆ P2 = P2.1 – P0 = -0.27 - 0,2 = -0.47 kg/m2
Tính diện tích cửa ngang:
L
Fcn 
 x 2 xgx n x P
 : hệ số suất lượng (0,6m/s2)

L: suất lượng không khí = 108.93 kg/giây


Theo như kết quả trên thì mỗi bên tường của nhà máy phải có ít nhất hai cửa ngang
thông gió với diện tích mỗi bên khoảng 42m2. Với diện tích cửa ngang của phân xưởng
mà ta đã thiết kế ở chương 6 là:
Sc = 4x3x10x2+6x5+6x5=300m2 > 83,72 m2
Tính diện tích cửa trời thông gió:
Fcn = 108,93/(0,6x√ (2x9,81x1,2x0,47)) = 54,57 m2
Vậy diện tích cửa trời > 54.57m2 thì nhà xưởng mới có tính thông gió tốt. Tuy nhiên ta
còn phải xét đến tính chiếu sáng của nhà xưởng thì mới xác định được chính xác kích
thước cửa thông gió.
7.1.3. Tính toán chiếu sáng:
Nguồn ánh sáng chủ yếu sử dụng trong sản xuất là:
Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời phát ra. Nó là nguồn sáng
luôn có sẵn và nếu biết tận dụng thích hợp ánh sáng sẽ có tác dụng tốt đối với người
lao động, giúp diệt khuẩn cho nhà xưởng nhưng đây là nguồn năng lượng phụ thuộc
vào tự nhiên.
Ánh sáng nhân tạo là nguồn năng lượng mà ta có thể chủ động sử dụng nó nhưng
phải tốn chi phí đầu tư lắp đặt.
Nước ta là nước nhiệt đới nên nguồn năng lượng ánh sáng tự nhiên rất dồi dào.
Nếu ta biết tận dụng tốt nguồn năng lượng này sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều cho sản
xuất. Tuy nhiên, ta vẫn phải thiết kế để sử dụng nguồn sáng nhân tạo cho việc sản xuất
vào ban đêm và những lúc thời tiết không thuận lợi.
a) Tính chiếu sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên trong nhà xưởng ngoài ánh sáng trực tiếp còn có ánh sáng
phản xạ lên sàn trần, các kết cấu che chắn bề mặt…ta sẽ xem ánh sáng trực tiếp rọi vào
nhà xưởng qua các cửa nhà xưởng, đặc biệt là cửa trời và cửa sổ có phù hợp không, có
đảm bảo tính chiếu sáng của nhà xưởng đạt tiêu chuẩn không.
Ta tính bằng công thức tính như sau:
Đối với cửa chiếu sáng trên:
Sct etc xn
x100 
Sx T0 xr
Đối với chiếu sáng bên:
Sct etc xkxn
x100 
Sx T0 xr
Trong đó:
Sct, Scn: diện tích cửa trời và cửa sổ.
Sx: diện tích phân xưởng
etc: hệ số chiếu sáng tiêu chuẩn của phòng
T0: hệ số chiếu sáng chung
r: hệ số kể đến ánh sáng phản chiếu
n: hệ số đặc trưng của cửa
k: hệ số kể đến sự che tối của cửa sổ nhà đối diện.
Các thông số trên được chọn như sau:
Loại cửa etc To n r k
Cửa trời 4 0.5 2.4 1.9 -
Cửa ngang 1.5 0.5 2.1 2.2 1
Diện tích của phân xưởng từ công đoạn đánh đông đến công đoạn hoàn chỉnh sản
phẩm là:
75 x 60 = 4.500m2
Vậy, kích thước cửa trời là: Sct = (4x2,4x4.500)/(0,5x1,9x100) = 546 m2
Chọn số cửa trời là 3, chiều dài bằng chiều dài phân xưởng (từ công đoạn gia công đến
công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm) là 75m
Chiều rộng cửa trời là:
546/(75x3) = 2,03m
Vậy, ta sẽ thiết kế kích thước của một cửa trời là: 75m x 2.5m
Tổng diện tích cửa trời của xưởng là:
75x2.5x3= 562,5 m2
Diện tích cửa ngang:
Scn = (1,5x2,1x4.500)/(0,5x1,9x100) = 128,86m2
Với tổng diện tích cửa ngang của xưởng ta đã chọn và tính ở phần trên là 562,5 m 2 >
180m2 thỏa được tính chiếu sáng của phân xưởng sản xuất.
Vậy với tổng diện tích cửa trời là 562,5 m 2 và cửa ngang là 300m2 tính thông gió và
chiếu sáng tự nhiên của nhà xưởng được đảm bảo.
b) Tính chiếu sáng nhân tạo:
Chiếu sáng nhân tạo sẽ phần lớn được sử dụng chủ yếu ở các khu nhà hành
chính, nhà phục vụ sản xuất. Ở nhà xưởng chính khi sản xuất sẽ sử dụng chiếu sáng
nhân tạo, chiếu sáng bằng đèn điện và các thiết bị chiếu sáng này sẽ được cải chế độ tự
ngắt chiếu sáng trong khoảng thời gian mong muốn của con người.
Ta tính chiếu sáng bằng điện theo phương pháp công suất đơn vị - phương pháp
xác định công suất cần thiết cho một đơn vị diện tích phòng rồi tính công suất cần thiết
cho cả gian phòng.
Công suất cần thiết cho một đơn vị (m2) diện tích:
ExkxZ
Pr 
 x
Trong đó:
E: độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà nước (Lx)
K: hệ số dữ trữ của đèn k = 1,5 ~ 1,7, chọn k = 1,5.
Z: tỷ số giữa độ rọi bình quân và độ rọi nhỏ nhất Z = 1 ~ 1,25, chọn Z = 1,1
 : hiệu suất phát quang của đèn (Lm/W) phụ thuộc vào từng loại đèn. Lấy bằng 6

theo đèn huỳnh quang.


 : hệ số chiếu sáng hữu ích của đèn (0,75~1). Ta chọn  = 1
Công suất cần phải đặt để chiếu sáng: Pđ = S x Pr (W)
Trong đó:
S: diện tích chiếu sáng của cả phòng
Pr: công suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích (W/m2)
Số đèn cần thiết:
Pd
N
P0
Trong đó:
N: số đèn sử dụng (cái)
Pđ: công suất chiếu sáng cần thiết (W)
P0: công suất chiếu sáng của 1 đèn (W/cái)
Chọn đèn thích hợp cho từng vị trí sử dụng và phải đảm bảo độ chiếu sáng thích hợp.
Ta sử dụng 3 loại đèn sau:
Đèn dây tóc 75W, 100W sản xuất tại Việt Nam
Đèn huỳnh quang 40W sản xuất tại Việt Nam.
Đèn thủy ngân cao áp do Nhật sản xuất có công suất 250W, 500W, 1000W.
Đèn dây tóc và đèn huỳnh quang dùng cho ánh sáng bảo vệ, các nhà sinh hoạt, kho
pallet, phòng hành chính và hội trường.
Đèn cao áp thủy ngân chủ yếu dùng cho các khu vực sản xuất, nhà kho.
Ví dụ: tính công suất và số đèn chiếu sáng cho nhà sản xuất chính, khu vực gia công
cơ học, xông sấy và thành phẩm có diện tích là 5.400m 2, có độ rọi nhỏ nhất là 75Lx
(theo tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng TCXD 52-72)
Ta có:
ExkxZ
Pr 
 x
Pr = (75x1,5x1,1)/(6x1) = 20,25 W/m2
Công suất chiếu sáng cần thiết:
Pđ = S x Pr = 4.500 x 22 = 92.925W
Công suất chiếu sáng thực tế:
Pt = Pđ x kc
Kc: hệ số cần dùng, kc = 0,5~1, chọn kc=0,8
Pt: 92.925 x 0.8 = 79.200 W
Tính số đèn:
N = 79.200/1000=79,2
Vậy sử dụng 80 bóng đèn thủy ngân cao áp cho khu vực này.
Tính tương tự ta có bảng liệt kê số đèn sử dụng trong nhà máy là:
STT Vị trí S E Po Pr Pđ Kc Pt N
Tiếp nhận,
1 2.700 75 1.000 22 59.400 0,8 47.520 48
đánh đông
2 Gia công cơ, 4.500 75 1.000 22 99.000 0,8 79.200 80
sấy, gia thành
phẩm
Khối hành
3 180 75 40 22 4.523 0,8 2.377 60
chính
Nhà đóng
4 450 75 500 22 9.900 0,8 7.920 16
pallet
5 Xưởng cơ khí 250 75 500 22 5.500 0,8 4.400 9
Kho vật tư,
6 200 50 250 14,67 2.933 0,8 2.933 12
hóa chất
7 Nhà để xe 100 50 100 14,67 1467 0,8 1.173 12
8 Nhà vệ sinh 30 30 40 8,8 264 0,8 211 5
9 Căn tin 50 30 40 14,67 733,33 0,8 587 15
10 Nhà chứa mủ 120 30 100 8,8 1056 0,8 845 8
11 Nhà bảo vệ 24 30 40 8,8 211,2 0,8 211 5
12 Nhà rửa xe 40 30 40 8,8 352 0,8 352 9
13 Nhà cân xe 40 30 40 8,8 352 0,8 352 9
Trạm nhiên
14 180 30 75 14,67 2.640 0,8 2.112 28
liệu
Trạm bơm và
15 220 30 75 8,8 1.936 0,8 1.549 21
tháp nước
16 Trạm biến áp 36 30 100 8,8 317 0,8 253 3
Nhà phát điện
17 48 30 100 8,8 423 0,8 338 3
Dự phòng
Tổng 152.33
343
2
Bảng 7.1. Bảng tổng kết số đèn sử dụng trong nhà máy
Ta có tổng công suất chiếu sáng của nhà máy là: Pcs = 152.332 W≈ 152,33 KW
7.2. Điện
7.2.1. Điện toán cung cấp điện năng:
Các thiết bị sản xuất trong nhà máy cao su chủ yếu sử dụng điện năng
Mạng điện sử dụng trong nhà máy là mạng điện 3 pha do công ty điện lực quốc
gia cung cấp.
Để đảm bảo năng suất của nhà máy, ta nên trang bị thêm máy phát điện dự phòng
khi cúp điện nhà máy vẫn có thể sản xuất được.
a) Tính toán tổng công suất phụ tải:
Trong nhà máy, công suất phụ tải được sử dụng ở:
Phân xưởng sản xuất, phụ tải chủ yếu là các thiết bị máy móc, đèn chiếu sáng.
Khối nhà hành chính chủ yếu phụ tải là đèn chiếu sáng và các thiết bị phục vụ
như quạt, điều hòa,… (chọn công suất phụ tải thêm là 40kW)
Các khối phục vụ cho sản xuất chủ yếu là phụ tải cũng là đèn chiếu sáng và các
thiết bị chuyên dùng cho từng nhà (chọn công suất phụ tải thêm là 50kw).
Công suất tính toán thực tế:
Pt = Pđ x kc
Ở phân xưởng sản xuất được chọn kc = 0,8
Ở các khối khác chọn kc = 0,5
Tổng công Tổng công
Số lượng Công suất
STT Tên thiết bị suất suất tính
(cái) (kW)
(kW) (kW)
1 Máy khuấy 4 2,2 8,8 7,04
2 Máy cán kéo 2 7,5 15 12
3 Băng tải 8 2,2 17,6 14,08
4 Máy cán rửa 6 30 180 144
5 Máy băm 2 45 90 72
6 Bơm mủ 2 7,5 15 12
7 Sàn rung 2 2,2 4.4 3,52
8 Lò sấy 2 1,7 214 171,2
9 Máy ép bành 2 7,5 15 12
10 Phụ tải khối hành
1 40 40 20
chính
11 Phụ tải khối
1 50 50 25
Phục vụ
Tổng cộng 492,84
Bảng 7.2 Bảng tính tổng công suất các thiết bị phụ tải trong nhà máy.
Vậy tổng công suất phụ tải là: Pt = 492,84 kW
Tổng công suất tiêu thụ của nhà máy gồm tổng công suất phụ tải động lực cộng với
tổng suất chiếu sáng.
P = 492,84 + 152,33 = 645,17 kw
Chọn hệ số tổn thất trên đường dây là 2%
Tổng công suất thực tế là: Ptt = 645,17 x 1.02 = 658,07 kw
b) Tính tổng điện năng tiêu thụ trong năm:
Gồm có:
Điện năng thắp sáng: được tính theo công thức:
Acs = Pcs x T (kwh)
T: số giờ sử dụng tối đa
T = K1 + K2 + K3
K1: số giờ thắp sáng trong một ngày. Chọn là 10.
K2: số ngày làm việc trong một tháng. Chọn là 30.
K3: số tháng làm việc trong một năm, chọn là 12.
Vậy Acs = 152,33 x 10 x 30 x 12 = 548.388 kwh
Điện năng phụ tải động lực cho một năm: được tính theo công thức:
At = Pt x T (kWh)
Ta có số giờ làm việc của quý 4:
T = K1 x K2 x K3 = 16 x 30 x 3 = 1.440 giờ
Ta có: Pt = 492,84 kw và quý 4 có sản lượng chiếm 40% sản lượng điện nên điện năng
cần sử dụng cho cả năm của phụ tải động lực là:
At = 492,84 x 1440/0,4 = 1.774.224 kwh
Vậy tổng điện năng tiêu thụ trong năm là:
A = Km x (Acs + At)
Km: hệ số tính đến tổng hao trên mạng điện (chọn là 1,02)
A = 1,02 x (548.388 + 1.774.224) = 2.369.064,24 kWh
7.2.2. Xác định hệ số công suất và dung lượng tụ điện bù:
a) Ý nghĩa hệ số công suất:
Ta luôn có hai quá trình tiêu tốn năng lượng và quá trình trao đổi năng lượng
điện từ trường khi có dòng điện hình sin đi qua một thiết bị.
Nếu gọi U là biên độ hiệu điện thế và I là biên độ cường độ dòng điện của dòng
điện xoay chiều, thì ta luôn có hai dạng công suất của dòng điện xoay chiều như sau:

Công suất tác dụng: P  U .I .cos , đặc trưng cho quá trình tiêu tốn năng lượng,
đơn vị tính là W.

Công suất phản kháng: Q  U .I .sin  , đặc trưng cho quá trình trao đổi năng
lượng đơn vị tính là Var.
Ở đây  là góc lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Giá trị cos
gọi là hệ số công suất của mạch điện. Việc cần nâng cao giá trị cos là nâng cao khả
năng sử dụng công suất của các phụ tải, có ý nghĩa kinh tế rất lớn trong sản xuất vì khi
cos tăng thì tổn thất điện năng sử dụng giảm.

Ví dụ: để cung cấp cho phụ tải có công suất 10.000kW với cos = 0,7 thì phải
chọn nguồn cung cấp (máy phát điện hoặc máy biến áp) có công suất 10.000/0,7 ≈
14.290kW.
Nếu nâng được hệ số công suất cos của phụ tải lên 0,9 thì chọn nguồn cung có
công suất 10.000/0,9≈ 11.115kW hoặc nếu giữ nguyên nguồn thì nó sẽ cung cấp được
thêm cho một số phụ tải khác.
b) Nguyên nhân gây nên hệ số công suất thấp:
Các thiết bị điện luôn tiêu thụ công suất phản kháng. Hệ số cos đạt giá trị cao
nhất khi để cho động cơ chạy không tải hoặc chạy đúng công suất của nó. Vì vậy, việc
sắp xếp thời gian làm việc và vị trí của các thiết bị hợp lý, tận dung công suất thiết bị
điện, chọn động cơ đúng dung lượng sẽ nâng cao được cos .
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ nâng cao cos lên được chút ít. Để nâng cao
cos của phụ tải hiệu quả ta dùng biện pháp ghép các tụ điện song song với nó.

Để xác định giá trị của cos , người ta dùng đồng hồ do công suất phân kháng và
công suất tác dụng. Thường hệ số công suất trung bình ( cos tb) phụ thuộc vào đặc
điểm của nhà máy, xí nghiệp thường nằm trong khoảng 0,6~0,7.
c) Tính chọn thiết bị bù:
Tính giá trị điện dung của tụ điện:
Hệ số cos ban đầu của phụ tải nhà máy là 0,7. Cần tăng giá trị của cos lên 0,85 .
cos =0,7 suy ra tg =1,02
cos =0.85 suy ra tg =0,62

Dung lượng tụ bù của tụ điện được tính theo công thức:


Qbù = Ptb x ( tg - tg ) (kVar)
Ptb: công suất tiêu thụ trung bình = 680kW
Qbù: 680 x (1,02 – 0,62) = 272 kVar
Chọn các thiết bị bù:
Chọn kiểu tụ điện thông dụng KC2 – 038 – 50 có các đặc tính kỹ thuật sau đây:
Điện áp làm việc: 380V
Công suất mỗi tụ: q = 50 kVar.
Điện dung: 1.102 μF
Khối lượng 1 tụ: 50kg
Số tụ cần dùng: N = 272/50 = 5,44
Chọn n = 6 tụ.
d) Hệ số công suất sau khi bù:
Góc lệch pha φ sau khi bù được tính bằng công thức:
Q  QC
tg 
Ptb  Px
Trong đó:
QC: công suất bù của các tụ điện
QC = n x q = 6 x 5 = 300 kvar
Px : lượng tổng hao công suất lên các tụ

Px = 0,4% x Q = 1,2kvar


C

Q: công suất phản kháng trước khi bù


Q = Ptb x tg = 680 x 1,02 = 691,56 kvar
Vậy:
tg = (691,56 – 300)/(680+1,2)=0,577.

Suy ra: cos = 0.87


7.2.3. Tính chọn máy biến áp
Công suất biểu kiến của máy biến áp:
S = Ptb/ cos =680/0,87= 781,61 KVA
Để máy biến áp làm việc tốt thì công suất làm việc bằng 75% công suất định mức.
Vậy công suất định mức của máy biến áp là:
Sđm= S/0,75 = 781,61/0,75 = 1.042 KVA
Chọn máy biến áp do Việt Nam sản xuất, loại 560 – 6,6/0,4 có các đặc tính kỹ thuật
sau:
Công suất định mức: 560 KVA
Giới hạn của điện áp định mức:
Cao áp: 6,6 KV
Thấp áp: 0,4 KV
Tổn thất:
Không tải: 2,5 kW
Ngắn mạch: 9,4 kW
Số máy biến áp cần là: N = 1042/560 = 1,86 máy
Chọn 2 máy.
Đặt trạm biến áp gần nhà sản xuất chính và đường dây trung thế để giảm chi phí
đường dây và tổn thất.
7.2.4. Tính chọn công suất máy phát điện dự phòng:
Trong trường hợp mất điện, nhà máy sẽ sử dụng nguồn điện dự phòng của máy
phát, cung cấp cho các nơi cần thiết như nhà sản xuất chính, trạm bơm, văn phòng,…
Tổng công suất tiêu thụ cần cung cấp khi mất điện là P = 659 kW.
Công suất định mức cho máy phát điện dự phòng là:
S = 659/0,8 = 823,75 kW
Vậy ta sẽ sử dụng 2 máy phát điện dự phòng, một máy loại 625KVA cho nhà
xưởng chính và một máy loại 160 KVA cho các trạm bơm, các khối nhà phục vụ…
7.3. Nhiên liệu:
7.3.1. Dầu
a) Dầu D.O:
Sử dụng dầu D.O chủ yếu làm nhiên liệu cung cấp cho máy sấy. Lượng dầu sử
dụng cho máy sấy là 32 lít/ tấn cao su khô.
Năng suất mủ khô được sản xuất vào thời điểm sản lượng cao nhất là
q = 3.615,62 x 16 = 57.850 kg/ngày
Lượng dầu D.O tiêu thụ cho máy sấy là:
32 x 57.850 x 10-3 = 1.852 lít/ngày.
Ngoài ra, dầu D.O còn sử dụng cung cấp cho xe nâng hoạt động mỗi ngày là 50
lít.
Để đảm bảo cho sản xuất, nhà máy sẽ dự trữ lượng dầu vừa đủ dùng cho 30 ngày
(chọn hao hút là 0.5%) . Do đó lượng dầu cần dự trữ là: (1.852+50)x30x1.05 = 59.913
lít/tháng.
Chọn 6 bồn dầu hình trụ nằm ngang có dung tích 1000 lít.
b) Dầu, mỡ bôi trơn:
Lượng dầu bôi trơn sử dụng cho 1 tấn thành phẩm là: 0,085kg.
Vậy lượng dầu bôi trơn cần dự trữ là:
0,085x57.778x10-3x30x1,05 = 155 kg/tháng
Lượng mủ bôi trơn dùng cho 1 tấn mủ thành phẩm là: 0,06kg
Vậy lượng mủ bôi trơn cần dự trữ trong một tháng:
0,06x57.778x10-3x30x1,05 = 109 kg/tháng
7.3.2. Xăng:
Xăng chủ yếu cung cấp cho ô tô của nhà máy và để phục vụ cho công tác phòng
cháy chữa cháy theo định mức:
Xăng cho xe ô tô: 150 lít/tháng.
Xăng cho công tác phòng cháy chữa cháy: 20 lít/tháng
7.3.3. Tổng kê nhiên liệu sử dụng trong nhà máy:
Lượng nhiên liệu Lượng nhiên liệu Lượng nhiên
Đơn vị
Loại nhiên liệu sử dụng trong 1 cần dự trữ (30 liệu sử dụng
tính
ngày ngày) trong 1 năm
Dầu D.O Lít 1.977,1 59.913 718.956
Xăng Lít 5,7 170 2.040
Dầu bôi trơn Kg 5,2 155 1.860
Mỡ bôi trơn Kg 3,64 109 1.308
Bảng 7.3 Bảng tổng kê nhiên liệu sử dụng trong nhà máy.
7.4. Nước:
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong nhà máy chế biến cao su thiên nhiên.
Lượng nước dùng trong quá trình sản xuất mủ là rất lớn, thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất cụ thể là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm khi chế
biến, sức khỏe người lao động…
Nguồn nước sử dụng trong nhà máy chủ yếu lấy từ hồ Lộc Hiệp, được bơm trực
tiếp lên từ trạm. Nước sẽ được lọc, xử lý trước khi đưa vào sản xuất.
7.4.1. Cấp nước cho nhà máy:
a) Nước dùng cho sản xuất:
Theo như bảng 4.2 của chương 4 và lượng nước dùng cho các thiết bị ở chương
5, ta có lượng nước dùng cho sản xuất như sau:
Lượng nước dùng để pha loãng mủ:
G1 = 238.626 – 170,789 = 67.837 kg/ngày ~ 68m3/ngày
Lượng nước dùng để pha loãng axit cho công đoạn đánh đông:
G2 = 12.321,5 = 12.32,5 lít/ngày ~ 12,4 m3/ngày
Lượng nước dùng để rửa mủ qua máy cán kéo:
G3= 62x2= 124 m3/ngày
Lượng nước dùng rửa mủ qua hệ máy cán crepe:
G4= 8.135x16x2 =261 m3/ngày
Lượng nước dùng để rửa mủ qua máy băm:
G5= 208.27x2 = 417 m3/ngày
Tổng lượng nước dùng trong dây chuyền:
Vsx = 68+14+124+261+417 = 884 m3/ngày
b) Nước dùng cho sinh hoạt:
Ta có định mức sử dụng nước trung bình cho L:
Công nhân sản xuất trực tiếp: q = 30 lít/người/ca
Công nhân viên gián tiếp: q = 20 lít/người/ca
Lượng nước cần thiết dùng cho sinh hoạt tính theo công thức:
 n 
Vsh    q x x k
 1000  ( m3/ngày)
c) Nước tưới cây và vệ sinh:
Lượng nước lấy bằng 50% lượng nước dùng cho sinh hoạt
Vvs = 50% x Vsh x k = 0,5 x 3,65 x 1.2
Vvs = 2,19 m3/ngày
d) Lượng nước phòng cháy chữa cháy:
Công tác phòng cháy chữa cháy phải luôn được đặc biệt quan tâm trong suốt quá
trình sản xuất, nhất là những khu vực dễ xảy ra cháy nổ như khu vực sấy, kho nhiên
liệu, khu thành phẩm,…
Bên cạnh các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy, ta còn phải bố trí
thêm các van nước cứu hỏa (hai tại khu vực lò sấy, hai tại khu kho thành phẩm, một tại
kho nhiên liệu)
Lượng nước cung cấp từ van phải lớn hơn 5 lít/giây và phải liên tục trong 3 giờ
liền. Chọn bố trí các van cứu hỏa có lưu lượng 10 lít/giây.
Lượng nước cần dùng cho chữa cháy:
Vpccc = 3x10x10-3x3.600x5 = 540 m3/ngày
Vậy lượng nước tiêu thụ tối đa trong một ngày ở nhà máy là:
V = Vsx+Vsh+Vvs+Vpccc = 884+3,65+2,19+540=1.430 m3/ngày
Tổng kết lượng nước sử dụng trong nhà máy:
Stt Đối tượng tiêu thụ Lượng nước (m3/ngày)
1 Sản xuất chính 884
2 Nước sinh hoạt 3.65
3 Nước tưới cây 2.19
4 Nước phòng cháy 540
Tổng 1430
Bảng 7.4 Bảng tổng kê lượng nước sử dụng trong nhà máy.
7.4.2. Tính bể nước, tháp nước
a) Bể chứa nước:
Bể chứa nước dùng để dự trữ nước sản xuất cho nhà máy, và dùng để bơm lên
tháp nước. Dung tích của bể phải đảm bảo được 50% lượng nước tiêu thụ của nhà
máy, trong 1 ngày là: V = 1430 x 50% = 715 m3
Chọn bể chứa nước bằng bê tông cốt thép, kích thước (12x5x16) mét, dung tích
chứa là 960 m3.
b) Tháp nước:
Giúp đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho nhà máy sản xuất, dung tích tháp
nước được tính như sau:
V = Vđh + Vcc
Vđh: thể tích nước dùng để điều hòa quá trình cung cấp nước cho nhà máy, thường bố
trí đủ cho nhu cầu sản xuất trong 1 giờ
Vđh = 884/16=55.25 m3
Vcc: thể tích nước chữa cháy đài nước, phải dự trữ trong 10 phút.
Vcc = (540x10)/(3x60)=30 m3
Vậy V = Vđh +Vcc = 55,25 + 30 = 85,25 m3
Chọn tháp nước có kích thước: đường kính 7m, cao 3m, dung tích chứa là 115,4 m 3.
Tháp nước được xây dựng cách mặt đất 10m.
c) Bơm nước:
Bơm nước được dùng để bơm nước từ bể lên tháp nước.
Sử dụng bơm ly tâm loại K, kiểu K 45/30
Năng suất bơm: 40 m3/giờ.
Chiều cao áp lực: H = 34.8m
Số vòng quay: 2900 vòng/phút
Công suất động cơ: 4,6 kW
Hiệu suất bơm: 62%
Chiều cao hút: 7m
Đường kính guồng: 168mm
Số lượng bơm: 3 bơm.
7.4.3 Tính đường kính ống dẫn nước:
4xQ
d
Đường kính ống dẫn nước được tính theo công thức:  xV
Q: lưu lượng dòng chảy trong ống (m3/giây)
V: vận tốc nước chảy trong ống (m/giây)
Chọn V = 0.9 m/giây
Tính đường kính ống dẫn nước chính cấp cho sản xuất:
Ta có:
Q = 1430 – 540 = 890 m3/ngày
Q = 890 m3/ngày = 0.016 m3/giây
V= 0,9 m/giây
d = √ (4x0.016)/(3.14x0.9)) = 0.15m
Chọn ống đường kính 150mm.
Tính tương tự, ta có đường kính các đường ống:
Lưu lượng cung cấp Đường kính ống dẫn
Stt Đối tượng cấp nước
(lít/giây) (mm)
1 Ống dẫn nước chính 10 150
2 Ống dẫn nước chữa cháy 10 150
3 Pha loảng mủ nước 1.2 60
4 Mương cán kéo 1.5 60
5 Máy cán Crepe 3.1 32
6 Máy băm mủ 7.3 100
7 Vệ sinh 0.2 20
Bảng 7.5 Bảng tổng kê đường kính các đường ống sử dụng trong nhà máy
7.4.4. Thoát nước:
Nước thải của nhà máy cao su có đặc điểm là chứa nhiều tạp chất, hóa chất như
axit amoniac, các hợp chất vô cơ, hữu cơ có trong serum của mủ…
Do đó, nếu không bố trí hệ thống cống rãnh thích hợp, nước thải không thoát
được bị các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước tạo mùi hôi thối khó
chịu, độc hại. Lượng nước thải của nhà máy khá lớn (gần 1.000m 3/ngày) nên khi thiết
kế xây dựng nhà máy vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước sao cho phù hợp.
Hệ thống mương thoát nước chính dẫn ra hệ thống xử lý nước thải được bố trí 2
mương lớn dọc bên cạnh nhà sản xuất chính:
Một dẫn nước thải từ khu vực tiếp nhận, đánh đống, cán kéo thải ra.
Một dẫn nước thải từ các khu vực còn lại (cán, băm, sàn rung,…)
Cùng với nước vệ sinh, nước sinh hoạt.
Hệ thống mương sẽ dẫn nước thải về bể thu gom của nhà máy nằm trong khu xử
lý nước thải để xử lý tiếp. Kích thước mương thoát nước sẽ được thiết kế:
Mương cho khu tiếp nhận, đánh đông, chiều rộng 0,6m, chiều sâu 0,5m
Mương cho các khu vực còn lại: chiều rộng 0,5m, chiều sâu 1m.

You might also like