BÀI TẬP OXI LƯU HUỲNH

You might also like

You are on page 1of 4

BÀI TẬP OXI – LƯU HUỲNH

A. Bài tập trắc nghiệm.


Câu 1. Trong công nghiệp sản xuất axit sunfuric, người ta dùng chất nào sau đây tác dụng với nước?
A. Lưu huỳnh đioxit B. Lưu huỳnh trioxit
C. Lưu huỳnh D. Natri sunfat
Câu 2. Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?
A. Đồng và đồng (II) hidroxit B. Sắt và sắt (III) hhidroxit
C. Lưu huỳnh và hidro sunfua D. Cacbon và cacbon đioxit
Câu 3. Cho 0,5 mol axit H2SO4 tác dụng vừa đủ với 0,5 mol natri hidroxit, sản phẩm:
A. 1,0 mol natri sunfat B. 1,0 mol natri hidrosunfat
C. 0,5 mol natri sunfat D. 0,5 mol natri hidrosunfat
Câu 4. Axit sunfuric đặc, nguội không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Kẽm B. Sắt C. Caxicacbonat D. Đồng (II) oxit
Câu 5. Một hỗn hợp gồm 13,0 gam Zn và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư. Thể
tích khí H2 (đktc) được giải phóng sau phẩn ứng là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 67,2 lít
Câu 6. Một loại oleum có công thức hóa học là H2S2O7 (H2SO4.SO3). Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp
chất oleum là:
A. +2 B. +4 C. +6 D. +8
Câu 7. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. O3 B. H2SO4 C. H2S D. SO2
Câu 8. Phân tử hoặc ion nào sau đây có nhiều electron nhất?
A. SO2 B. SO32- C. S2- D. SO42-.
Câu 9. Lưu huỳnh tác dụng với tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng theo phản ứng:
S + H2SO4 ----> SO2 + H2O.
Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 1 : 2 B. 2 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1
Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng :Fe + H2SO4(đặc, nóng) ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số phân tử
H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong PTHH của phản ứng trên là:
A. 6 và 3 B. 3 và 6 C. 6 và 6 D. 3 và 3
Câu 11. Chất nào không dùng để làm khô khí SO2?
A. Ca(OH)2 B. H2SO4 đặc. C. CaCl2 khan. D. P2O5.
Câu 12. Hòa tan 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì khối lượng muối trong
dung dịch là:
A. 10,84g B. 8,32g. C. 11.7g. D. 12,6g.
Câu 13. Cho 12 gam hỗn hợp gồm hai kim lọai đồng và sắt tan hoàn toàn trong dung dịch H 2SO4 đặc
nóng thu được 5,6 lít khí SO 2 (đktc). Hàm lượng phần trăm theo khối lượng của sắt và khối lượng của các
muối trong dung dịch thu được là:
A. 46,67% và 36 g B. 54,33% và 36 g.
C. 46,67% và 56 g. D. 54,33% và 56 g.
Câu 14. Dãy chất nào vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc
nguội?
A. CuO, CaCO3, Zn, Mg(OH)2. B. Cu, BaCl2, Na, Fe(OH)2.
C. Fe, CaO, Na2SO3, Fe2O3. D. Ag, Na2CO3. Zn, NaOH.
Câu 15. Sục 4,48 lít (đktc) SO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH) 2 0,75M. Sau khi
khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính m
A. 23,64g B. 14,775g C. 10,85g D. 16,745g
Câu 16. Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
A. 9,5gam B. 13,5g C. 12,6g D. 18,3g
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A nhiệt phân các hợp chất giàu oxi. B chưng phân đoạn không khí lỏng.
C điện phân dung dịch CuSO4. D điện phân nước hoà tan H2SO4.
Câu 18: Các số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh là :
A -2, 0, +2, +6 B 0, +2, +4, +6 C -2, 0, +4, +6 D -2, 0, +3, +6
Câu 19: Lưu huỳnh tà phương (S) và lưu huỳnh đơn tà (S) là
A hai đồng vị của lưu huỳnh. B hai hợp chất của lưu huỳnh.
C hai dạng thù hình của lưu huỳnh. D hai đồng phân của lưu huỳnh.
Câu 20: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào
trong các cách sau đây:
A Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.               B Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.   
C Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.  D Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 21: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A S + O2   SO2 B 2H2S + 3O2   2SO2 + 2H2O            
C Na2SO3 + H2SO4   Na2SO4 + SO2 + H2O D 4FeS2 + 11O2    2Fe2O3 + 8SO2               
Câu 22: Tính chất hóa học đặc trưng của dd H2S là:
A Tính axit yếu,tính khử mạnh B Tính axit yếu, tính oxi hóa mạnh
C Tính axit mạnh, tính khử yếu D Tính axit mạnh, tính oxi hóa yếu
Câu 23: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO 2
(ở đktc). Giá trị của m là :
A 16,8 gam B 1,68 gam C 1,12 gam D 11,2 gam
Câu 24: Kết luận nào không đúng khi nói về H2SO4:
A H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.             
B Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.    
C Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit
D H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.                  
Câu 25: Cho 20,2 gam hỗn hợp Zn và Mg vào dd H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít khí (đktc).Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là:
A 68,2 gam. B 70,25 gam. C 60,0 gam. D 80,5 gam.
Câu 26: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2
A S có mức oxi hoá trung gian.                                  B S có mức oxi hoá thấp nhất.          
C S còn có một đôi electron tự do. D S có mức oxi hoá cao nhất.
Câu 17: Cho phản ứng : SO2 + Br2 + 2H2O → X + 2HBr . X là chất nào sau đây:
A H2S B SO3 C S D H2SO4
Câu 28: Kim loại bị thụ động trong dd H2SO4 đặc, nguội là
A Cu, Ag B Al, Fe C Fe, Ag D Au, Pt
Câu 29: Cho 20 g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa hết với 500 ml dd H2SO4 1M. Công thức phân
tử của oxit là :
A MgO B FeO C CuO D CaO
Câu 30: Thuốc thử dùng để nhận biết ion sunfat là:
A dd AgNO3 B dd NaOH C dd BaCl2 D dd Na2CO3
Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của muối
thu được là:
A 31,5 g B 21,9 g C 25,2 g D 6,3 g
Câu 32: Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là
A SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O B SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + 2HCl
C SO2 + KOH → KHSO3 D SO2 + H2O → H2SO3
Câu 33: Cho 4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì thu
được 1,12 lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là :
A 30% và 70% B 60% và 40%
C 40% và 60% D 70% và 30 %
Câu 34: Hấp thụ toàn bộ 4,48 lit SO2 (đktc) vào 300 ml dd NaOH 1M. Sản phẩm muối thu được là:
A Na2SO3 B Na2SO4,NaHSO4
C NaHSO3 D Na2SO3,NaHSO3
Câu 35: Chất nào tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng hiđro ?
A Ag B Fe C Cu D FeO
Câu 36: Dãy kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng là:
A Mg, Al, Fe B Fe, Zn, Ag C Cu, Al, Fe D Zn, Cu, Mg
Câu 37: Cho phản ứng: Al + H2SO4 đăc ,nóng  Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng
trên lần lượt là:
A 4, 9, 2, 3, 9 B 1, 6, 1, 3, 6 C 2, 6, 2, 3, 6 D 2, 6, 1, 3, 6
Câu 38: Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S ở điều kiện thường:
A H2 B O2 C Hg D Fe
Câu 39: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì:
A Không có hiện tượng gì xảy ra B Tạo thành chất rắn màu nâu đỏ
C Dung dịch bị chuyển thành màu nâu đen D Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
Câu 40: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do
A Oxi có nhiều trong tự nhiên. B Oxi có độ âm điện lớn.
C Oxi là chất khí. D Oxi có 6 electron lớp ngoài cùng.
Câu 41: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây:
A C + 2 H2SO4 đă ̣c  → CO2 + 2SO2 + 2H2O.
B Cu + 2H2SO4 loãng  → CuSO4 +SO2 +2H2O.
C 2Fe + 6H2SO4 đă ̣c → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
D FeO + H2SO4 loãng  → FeSO4 + H2O.
Câu 42: Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom :
A Dung dịch chuyển màu vàng. B Dung dịch bị vẩn đục
C Dung dịch vẫn có màu nâu. D Dung dịch mất màu.
Câu 43: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là:
A H2S B H2SO4 đặc C SO2 D O2
Câu 44: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S , H2SO4 , CuSO4 lần lượt là:
A 0,+4,+6,+6 B +4,-2,+6,+6 C 0,+4,+6,-6 D +4,+2,+6,+6
Câu 45: Trường hợp nào tác dụng với H2SO4 đặc, nóng và H2SO4 loãng cho muối giống nhau :
A Fe B Fe2O3 C Cu D FeO
Câu 46: Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng,dư thu được 4,48 lit khí H2
(đktc). Giá trị của m là :
A 7,2 gam B 4,8 gam C 16,8 gam D 3,6 gam
Câu 47: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl là:
A. Cu. B. Dung dịch BaCl2. C. Dung dịch NaNO3. D. Dung dich NaOH.
Câu 48: Nguyên tố Halogen nào có trong men răng ở người và động vật?
A. Flo. B. Brom. C. Clo. D. Iot.
Câu 49: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Muối thu được là
A. Na2SO3 và NaHSO3. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO4.
Câu 50: HCl không tác dụng với cặp chất nào sau đây?
A. MnO2, KMnO4. B. NaOH, AgNO3. C. Mg, Al. D. Na2SO4, Cu.
Câu 51: Khí nào sau đây có mùi trứng thối:
A. CO2. B. O2. C. H2S. D. SO2.
Câu 52: Cho 18,24 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 19,5gam FeCl 3 và m gam FeCl2. Giá trị
của m là
A. 15,24. B. 13,97. C. 17,78. D. 12,70.
Câu 53: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế clo bằng cách:
A. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2; đun nóng.
D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 54: Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên
trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
A. Oxi. B. Ozon. C. Clo. D. Flo.
Câu 55: Hoà tan hoàn toàn m gam sắt oxit bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thu được khí X (Sản
phẩm khử duy nhất, có mùi hắc) và dung dịch Y. Cho khí X hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư
thu được 12,6 gam muối, còn dung dịch Y đem cô cạn được 120 gam muối khan. Công thức của oxit sắt

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe3O2.
Câu 56: Cho các yếu tố sau: (a) nồng độ chất; ( b) áp suất; (c) xúc tác; (d) nhiệt độ; (e) diện tích tiếp
xúc. Số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 57: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên
thuỷ ngân rồi gom lại là
A. cát. B. muối ăn. C. lưu huỳnh. D. vôi sống.
Câu 58: Cho các phản ứng :
to
(1) O3 + dung dịch KI  (2) F2 + H2O  
o

(3) MnO2 + HCl đặc  


t
(4) Cl2 + dung dịch H2S 
Các phản ứng tạo ra đơn chất là :
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 59: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 60: Dung dịch H2S khi để ngoài trời xuất hiê ̣n lớp că ̣n màu vàng là do :
A. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do.
B. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do.
C. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí.
D. Có sự tạo ra các muối sunfua khác nhau.
B. Tự luận
Bài 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:(Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng).
a. FeS → SO2 → SO3 → H2SO4→ SO2 → S → FeS → H2S → SO2.
b.S   SO2   SO3   H2SO4   CuSO4   BaSO4
1 2 3 4 5

10


6
 FeS  7
 H2S   Na2S 
8 9
 PbS
c. KClO3 
1
 O2  2
 Na2O  3
 NaCl 4
 Cl2  5
 FeCl3
 6
 MgO  7
 MgSO4  8
 Mg(OH)2  9
 MgO

5

d. S 
1
 SO2  2
 SO3  3
 H2SO4 4
 CuSO4  6

Cu(OH)2 
7
 CuO
FeS → H2S → PbS
Bài 2: Cho Mg phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 2M và H 2SO4 1M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của m.
Bài 3: Cho 2,8 gam kim loại R tan hết trong dung dịch H2SO4 đă ̣c, nóng (dư) thấy có 1,68 lít khí SO2
thoát ra ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại R.
Bài 4. Cho 18,6 g hỗn hợp Zn và Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 98% nóng (dùng dư 20% sơ với lượng
phản ứng) thu được 7,84 lít khí X không màu mùi hắc (đktc).
a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã dùng.
c. Dẫn khí X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH) 2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được
sau phản ứng.
Bài 5: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H 2SO4 4,9% (lượng
vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,6 gam hỗn hợp hai muối khan và 4,48 lít khí (đktc).
Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được duy nhất 100 gam
muối.
a. Xác định công thức oxit sắt
b. Tính giá trị của a và b.

You might also like