You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN


MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHO KỸ SƯ

ĐỀ TÀI LỰA CHỌN: TÒA NHÀ THE LANDMARK 81

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Mục lục
Chương I, Giới thiệu dự án:..........................................................................................3
1. Giới thiệu dự án:..........................................................................................3
2. Lý do chọn dự án:........................................................................................3
Chương II: LÝ THUYẾT CÁC CHƯƠNG:.................................................................4
1. Chương 3: Tổ chức dự án và các vấn đề trong QLDA:...............................4
1.1. Dự án xây dựng tòa nhà landmark 81:.................................................4
1.2. Thách thức ban đầu của dự án:.............................................................4
1.3. Khắc phục khó khăn:.............................................................................4
1.4. Phạm vi tập trung:.................................................................................5
2. Chương 4: Hoạch định và lập tiến độ dự án:...............................................5
2.1. Hoạch định dự án:.................................................................................6
2.2. Dự báo:..................................................................................................6
3. Chương 5: Quản lí rủi ro:............................................................................7
3.1. Cơ sở lý thuyết:......................................................................................7
3.2. Bài tập:..................................................................................................8
4. Chương 6: Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực dự án:.....................................9
4.1. Cơ sở lý thuyết:......................................................................................9
4.2. Bài tập:................................................................................................10
5. Chương 7: Đánh giá dự án:.......................................................................12
5.1. Kiểm soát dự án:.................................................................................12
5.2. Số liệu:.................................................................................................12
5.3. Đánh giá dự án:...................................................................................13
Chương III) KHÁC BIỆT TO LỚN VÀ HIỆU QUẢ:................................................16
1. Bài học rút ra:............................................................................................16
2. Đóng góp ý kiến:.......................................................................................16

Chương I, Giới thiệu dự án:

1. Giới thiệu dự án:


- Vincom Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central
Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần Đầu
tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng (với
3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông Nam Á, Hiện nay
đến ngày 1/5/2021 là tòa nhà cao thứ 15 thế giới. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng,
quận 2, ven sông Sài Gòn được khởi công ngày 26/07/2014. Tòa nhà được khai
trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018.
- Tên gọi chính thức của tòa nhà là Vincom Landmark 81, con số 81 nằm trong tên gọi
tương ứng với tổng số tầng của tòa nhà này. Vincom là tên viết tắt của Vingroup và
commerce, Vingroup là nhà phát triển và nhà đầu tư chính của tòa nhà. Tòa nhà The

2
Landmark 81 có độ cao 461,3m, có 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của
khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn. Tòa nhà Landmark 81
có tổng diện tích sàn xây dựng 141.000 m2.
- Landmark 81 được thế kế bởi Atkins, một công ty dịch vụ Anh chuyên về thiết kế, kỹ
thuật, tư vấn kiến trúc. Atkins đã có kinh nghiệm thiết kế rất nhiều tòa nhà chọc trời
khác trên thế giới, phần lớn trong số chúng nằm ở Dubai và Trung Quốc, đáng chú ý
nhất có thể kể tới tòa nhà Burj Al Arab.
- Landmark 81 có thiết kế 81 tầng, tổng diện tích sàn là 241.000 m2. Cấu trúc của tòa
nhà đơn giản chỉ là các khối chụm lại với nhau, bao gồm 36 khối có chiều cao khác
nhau, được nhóm lại trong một ma trận 6×6. Các khối cao hơn sẽ được đặt ở trung
tâm của ma trận, một trong những tòa nhà điển hình nhất sử dụng kiểu thiết kế này là
Tháp Willis ở Chicago.
- Theo nhà thiết kế, thiết kế của Landmark 81 được lấy cảm hứng từ những bó tre
truyền thống, tượng trưng cho sức mạnh và sự đoàn kết trong văn hóa Việt Nam. Hầu
hết các đỉnh khối hình ống đều có thiết kế thêm các khu vườn ở bên trên, ngoại trừ
những khối cao nhất. Tầng trệt của tòa nhà được sử dụng làm trung tâm mua sắm.
2. Lý do chọn dự án:
- The Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á, cao thứ 8 trên thế
giới (tính từ thời điểm khởi công), chủ đầu tư của dự án là tập đoàn Vingroup, tổng
thầu xây dựng là Coteccons. Cả hai đều là những công ti, tập đoàn của Việt Nam.
- Thiết kế của dự án lấy ý tưởng từ bó tre Việt Nam.
- Với những thành công ở dự án The Landmark 81, Coteccons nói riêng và ngành xây
dựng Việt Nam nói chung tự hào bước sang chặng đường phát triển mới. Những con
người Việt Nam tự tin vào bàn tay, khối óc của mình có thể đảm đương những công
trình top đầu thế giới. Tên tuổi và vị thế các công ty đã không còn dừng lại ở phạm
vi trong nước mà vươn ra ngoài lãnh thổ, hiện thực hóa giấc mơ chinh phục biển
lớn. 

Chương II: LÝ THUYẾT CÁC CHƯƠNG:

1. Chương 3: Tổ chức dự án và các vấn đề trong QLDA:

1.1. Dự án xây dựng tòa nhà landmark 81:


- Cấu trúc tổ chức: Tổng thầu là công ty Coteccons tổ chức theo dạng dự án phù hợp
với lí thuyết đã học.

1.2. Thách thức ban đầu của dự án:


- Thách thức đầu tiên phải kể đến, đây là dự án có khối lượng bê tông lớn nhất mà
Coteccons nhận thầu Theo một số chuyên gia thế giới, phần móng của Landmark 81
là một kết cấu đài móng lớn nhất thế giới cho nhà cao tầng hiện nay, với khối lượng
bê tông khổng lồ lên đến hơn 16.000 m3; cao 8.8m-18.0m bắt đầu từ tầng 1 phần

3
hầm, Khối lượng cốt thép bao gồm cả lưới trên và lưới dưới, hệ thống giằng
( Bracing) H400. Người quản lý dự án cần phải thấy trước các xung đột về cốt thép
với các lớp bảo vệ / hệ chống đỡ (Kingpost) và độ dốc của móng để có thể kịp thời
phản hồi chủ đầu tư / đơn vị thiết kế về việc thay đổi biện pháp thi công.
- Thách thức thứ hai, đây cũng là lần đầu tiên nhóm dự án phòng BIM của Coteccons
làm việc với cấu trúc composite: Kết hợp cốt thép và kết cấu thép với đinh tán và
hàn. Để thực hiện các liên kết phức tạp này cần thiết có một công cụ mô hình chi tiết
và trực quan hóa 3D cho cốt thép / bu lông và kết nối thép một cách chi tiết, chính
xác cho gia công chế tạo tại nhà máy hoặc cắt cốt thép tại công trường và hướng dẫn
từng bước trong thi công lắp dựng.
- Thách thức cuối cùng Thách thức cuối cùng là biện pháp thi công, đặc biệt cho thiết
bị như cần cẩu tháp, giảm khả năng bảo vệ, đổ sàn ngoài 20m ở độ cao lớn, lắp ráp
tháp Spire cao 60m trên đỉnh tòa nhà. Trưởng phòng BIM, Coteccons ông Nguyễn
Khưu Trọng Luật cho biết: “Chúng tôi yêu cầu một công cụ có thể mô phỏng từng
bước quá trình lắp dựng, kết hợp với tiến độ thi công để chúng tôi có thể nhận ra
những rủi ro và thực hiện nhiều phương án để loại bỏ nó trước khi công trình được
xây dựng trên thực tế. Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn Tekla
BIM.”

1.3. Khắc phục khó khăn:


- Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của đội ngũ chuyên viên và kỹ sư Ban BIM
Coteccons về các giải pháp triển khai BIM, phần mềm Tekla Structures được đánh
giá là sự lựa chọn phù hợp và cần thiết nhất bởi khả năng triển khai chi tiết nhanh và
chính xác đã được chứng minh từ dự án Gold View trước đó.
- Triển khai chi tiết với Tekla mang lại rất nhiều lợi ích như:
 Chi tiết cốt thép: Dimension linh hoạt và chính xác;
 Tekla Structures cho phép người dùng tạo ra và quản lý các mô hình 3D kết cấu bê
tông cốt thép hoặc kết cấu thép với quy trình thông suốt từ khâu lên ý tưởng thiết kế
cho đến gia công chế tạo;
 Phần mềm cũng cho phép các kỹ sư drafter và kỹ sư kết cấu thiết kế và quản lý thông
tin chi tiết của dự án bằng cách sử dụng mô hình 3D, tạo ra các bản vẽ 2D và truy cập
toàn bộ thông tin xây dựng cần thiết;
 Tekla BIMsight / Trimble Connect là nền tảng lưu trữ và trao đổi thông tin mô hình
chuyên nghiệp miễn phí: với việc sử dụng các công cụ này, toàn bộ quy trình xây
dựng liên kết chặt chẽ với các mô hình, việc kiểm tra xung đột và chia sẻ thông tin
công trình trên cùng môi trường 3D dễ dàng cho phép giải quyết các rủi ro có thể xảy
ra ngay trong giai đoạn thiết kế.
1.4. Phạm vi tập trung:
- Để khắc phục ba thách thức trên, Ban BIM Coteccons và Chỉ huy trưởng công trường
đã cùng thống nhất kế hoạch tập trung trong phạm vi các hạng mục sau:
 Phần ngầm

4
 Mô hình 3D chi tiết cốt thép cho móng bè
 Biện pháp thi công cho hệ Shoring/Kingpost của tầng hầm -> Mục tiêu: Giảm thiểu
các sai sót phát sinh.
Làm detail chi tiết cốt thép cho kết cấu lõi và cột
 Mô hình chi tiết cốt thép 3D
 Cắt nối thép theo thực tế thi công phục vụ gia công cốt thép chính xác
 Quản lý khối lượng thi công dựa trên nền tảng mô hình chi tiết như: các cấu kiện,
thông tin chi tiết của cốt thép
-> Mục tiêu: Gia công chính xác cốt thép, sản xuất và lắp dựng nhanh chóng, chính xác các
chi tiết kết cấu phức tạp.
Biện pháp thi công
 Thể hiện biện pháp thi công như hệ thống bơm, hệ thống ván khuôn trượt
-> Mục tiêu: Để hiểu rõ và chi tiết biện pháp thi công, phân tích và dự báo những tình
huống có thể xảy ra để chủ động kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
- Coteccons là nhà thầu trong nước đầu tiên hoàn thành dự án tòa tháp 461m cao nhất
Việt Nam vượt tiến độ dự kiến 45 ngày. Thành công này được ghi nhận bởi khâu
chuẩn bị cẩn thận, chi tiết, nỗ lực của các kỹ sư, tinh thần đồng đội, sức mạnh của thế
hệ trẻ, thiết bị công nghệ tiên tiến và sự nghiêm ngặt trong quản lý rủi ro. Với sự phối
hợp hiệu quả của đội ngũ thi công, giám sát tại công trường cùng nhóm kỹ sư dự án
phòng BIM, các thách thức ban đầu dần được giải quyết. Các nhóm kỹ sư dự án Ban
BIM đã đạt được thành tích trong việc ứng dụng công nghệ mới và xây dựng thông
tin liên lạc tốt hơn trong các hệ sinh thái giữa các bên tham gia dự án, giữa văn
phòng với công trường

2. Chương 4: Hoạch định và lập tiến độ dự án:

2.1. Hoạch định dự án:


Bước 1 : Phân tích

 Tư vấn thiết kế dành cho Atkins, Arup, Aurecon


 Tổng thầu thi công: Coteccons
 Chiều cao: 461m (81 tầng chính, 3 tầng hầm)
 Tổng diện tích sàn: 241.000 m2
 Khối lượng kết cấu: 16.000m3 bê tông
 17 hệ dầm chuyển BTCT tại tầng 6
 Sử dụng vật liệu Composite cho kết cấu lõi

5
- Chi tiết về kết cấu và cấu tạo của tòa nhà
- Tầng B1, Tầng 1,2,3:Trung tâm thương mại, Rạp chiếu phim, Sân trượt băng trong
nhà
- Tầng 4:Khu nhà câu lạc bộ dành cho cư dân bao gồm Hồ bơi, Phòng tập thể dục, Spa
- Tầng 5:Phòng chờ 5 sao và trung tâm cộng đồng dành cho cư dân
- Tầng 6 đến tầng 40:Căn hộ cao cấp với căn hộ 1-4 phòng ngủ
- Tầng 42 đến tầng 76:Khách sạn 5 sao Vinpearl
- Tầng 79 đến 81:Đài quan sát Skydeck

Mỗi khu vực trong tòa nhà (như gạch đầu dòng ở trên) sẽ do các đội riêng biệt chuyên sâu
về làm những loại công trình tương ứng để có thể dễ dàng quản lý và thi công
*Tiến độ :
Năm khởi công : 2014
Năm hoàn thành (dự kiến): 2018

2.2. Dự báo:

Những khó khăn và thách thức lớn trong dự án xây dựng landmark 81 chính là về yêu cầu kĩ
thuật và nguồn lực
- Đây là dự án có khối lượng bê tông lớn nhất mà Công Ty Coteccons- công ty xây
dựng của Việt Nam - nhận thầu. Phần móng của Landmark 81 là một kết cấu đài
móng lớn nhất thế giới cho nhà cao tầng hiện nay, với khối lượng bê tông khổng lồ
lên đến hơn 16.000 m3; cao 8.8m-18.0m. Bắt đầu từ tầng 1 phần hầm, Khối lượng
cốt thép bao gồm cả lưới trên và lưới dưới, hệ thống giằng H400.
- Có thể xảy ra xung đột về cốt thép với các lớp bảo vệ / hệ chống đỡ và độ dốc của
móng
- Cấu trúc composite: đây là một cấu trúc còn gây lạ lẫm với công ty coteccons vì đây
là một công nghệ mới và công ty chưa từng xây dựng cấu trúc này qua trước đây
- Biện pháp thi công sẽ khá khó khăn, vì cần những thiết bị chuyên dụng mới vì dự án
này là một dự án quy mô lớn và có Siêu công trình này có độ cao rất lớn

- Thiết lập nguồn lực :


o Với tính chất lao động nặng nhọc, dự báo khoảng trong khoảng 5 năm nữa,
công nhân ngành xây dựng nội địa sẽ giảm đi. Coteccons đã dự tính đến điều
này và đang đầu tư thêm máy móc thiết bị, công nghệ, cải thiện nguồn nguyên
liệu, quy trình quản lý lẫn gia tăng đào tạo cấp quản lý và kỹ sư.
o Đối với Coteccons, mục tiêu rất rõ ràng: Sau 3 năm, Công ty sẽ giảm được
30% lượng nhân công có mặt tại công trường, so với các nhà thầu nội khác.

6
Sau 5 năm, con số này sẽ là 50%. Mục tiêu này đòi hỏi Coteccons áp dụng hệ
thống quản lý khoa học, chặt chẽ và có nguồn vật liệu mới thay thế vật liệu
truyền thống để đáp ứng việc thiếu hụt nguồn nhân lực.
o Cung cấp dữ liệu hoạch địch : (chưa kiếm được)….

3. Chương 5: Quản lí rủi ro:

3.1. Cơ sở lý thuyết:
- Các rủi ro mà nhà đầu tư phải cần quan tâm tới: 
 Theo nguồn gây ra rủi ro: rủi ro từ môi trường bên trong dự án, rủi ro từ môi trường
bên ngoài dự án
 Theo các bên liên quan: rủi ro trên góc độ chủ đầu tư, trên góc độ tư vấn, trên góc độ
nhà thầu
 Theo các giai đoạn của dự án: rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án, rủi ro trong giai
đoạn thực hiện dự án, rủi ro trong giai đoạn khai thác sử dụng
 Theo các đối tượng tác động: Rủi ro liên quan đến chi phí dự án, rủi ro liên quan đến
thời gian dự án, rủi ro liên quan đến chất lượng của dự án.
 Dự án Landmark 81 là một dự án thành công nhất ở Việt Nam hiện nay, với tốc độ
thi công nhanh, vượt thời gian dự kiến 45 ngày, hơn 9 triệu giờ thi công mà chưa xảy
ra tai nạn.

3.2. Bài tập: 

Công Mô tả Công tác trước Thời gian(tháng)


tác a m b
A Chuẩn bị xây dựng, - 20 22 25
thi công nền móng
B Thi công hầm 1,2,3 A 2 3 5
và sàn 1
C Thi công tầng 1-5 B 2 4 5
D Thi công tầng 6-22 C 5 6 8
E Thi công tầng 23-80 D 8 9 11
F Cất nóc, lắp khối E 4 5 6
thiết bị cho TTTM và

7
căn hộ
TC 41 49 52

 Với:  a là thời gian hoàn thành dự án trong điều kiện tốt nhất
         b là thời gian hoàn thành dự án trong điều kiện xấu nhất
         m là thời gian hoàn thành dự án trong điều kiện bình thường
Tính xác suất hoàn thành dự án trong 48 tháng?
Nếu xác suất là 40% thì dự án sẽ hoàn thành trong bao lâu? 

Đường Gantt là: A-B-C-D-E-F.

Công tác t e (thời gian kỳ vọng_tháng)     σ ij2

A 22 0.7
B 3 0.25

C 4 0.25
D 6 0.3

E 9 0.25
F 5 0.25

TC 49 2

a+ 4 m+ b
Thời gian kỳ vọng t e =
6
2
b−a
Phương sai của thời gian thực hiện công tác t ij: σ ij2 =
2
( )
6
Phương sai của toàn bộ công tác: σ 2= ∑ σ ij
48−49
Ta có ∑ σ 2ij = 2  →Z = =  -0.7
√2
  Tra bảng phân phối xác suất ta được xác suất là 0.75
       P = 1- 0.75 = 0.25 =25%  

Với xác suất = 25% thì việc hoàn thành dự án trong vòng 48 tháng là có khả thi, có thể thực
hiện được. Và với thực tế ta thấy thì dự án Landmark 81 hoàn thành trước tiến độ 45 ngày
so với dự tính và tổng thời gian hoàn thành dự án là 48 tháng (26/7/2014 - 26/7/2018)

8
P = 40% →Z = 0.207 - 1 = -0.79
Thời gian mong muốn hoàn thành là: 

D = S + Z*2 =  49 + (-0.793*2) = 47 tháng

4. Chương 6: Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực dự án:

4.1. Cơ sở lý thuyết:
Vincom Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park,
một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300tr USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng
Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư.
Tòa tháp cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông
Nam Á. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng, ven sông Sài Gòn được khởi công
ngày 26/07/2014. Tòa nhà được khai trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018.
 Giả sử ta muốn điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian mong muốn 46 tháng < 48
tháng thi công, ta có các biện pháp sau:
Bố trí thực hiện các công tác song song thay vì nối tiếp.
Phân phối lại tài nguyên: tăng nhân công, tăng giờ lao động, tăng công suất máy...
Thay đổi biện pháp kỹ thuật.
KHỐI LƯỢNG NGUỒN LỰC:
Khái niệm: quá trình tính toán tổng khối lượng mỗi nguồn lực của các công tác trong dự án
ở mỗi thời đoạn thực hiện dự án.
Mục đích: có hiểu biết chung về nhu cầu mà một dự án sẽ sử dụng nguồn lực của công ty.
Cách xác định nguồn lực: nguồn lực có thể được xác định dựa trên những định mức sẵn có
hoặc dựa trên kinh nghiệm khi vận hành.
CÂN BẰNG NGUỒN LỰC:
Khái niệm: quá trình lập thời gian biểu cho các công tác sao cho việc sử dụng nguồn lực là
cân bằng nhau suốt quá trình thực hiện dự án Việc cân bằng được thực hiện bằng cách dịch
chuyển các công tác trong thời gian dự trữ cho phép của chúng.
Mục đích:
Giảm độ dao động trong việc huy động các nguồn lực.
Việc sử dụng nguồn lực đều đặn có thể dẫn đến CP thấp hơn.
Việc triển khai dự án ổn định hơn.
Giảm bớt công sức nỗ lực quản lý.

9
4.2. Bài tập:

Tính tổng chi phí hoàn thành dự án trong 46 tháng:


Tổng chi phí hoàn thành dự án trong 47 tháng:
Rút ngắn 1 tháng
Ưu tiên công tác sớm hơn, rút B 1 tháng
Đường găng mới: A-B-C-D-E-F-G
Tổng CP: 300.000 + 1.000= 301.000(Nghìn USD)
Tổng chi phí hoàn thành dự án trong 46 tháng:
Rút ngắn thêm 1 tháng
Ưu tiên công tác sớm hơn, rút C 1 tháng
Đường găng mới: A-B-C-D-E-F-G
Tổng CP: 301.000 + 1.000= 302.000(Nghìn USD)

10
5. Chương 7: Đánh giá dự án:

5.1. Kiểm soát dự án:


Thông tin: Vincom Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes
Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần
Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng (với 3

11
tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông Nam Á, Hiện nay đến ngày
1/5/2021 là tòa nhà cao thứ 15 thế giới. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng, quận 2, ven sông
Sài Gòn được khởi công ngày 26/07/2014. Tòa nhà được khai trương và đưa vào sử dụng
ngày 26/07/2018.

5.2. Số liệu:
Thời gian:1461 ngày thi công ,là tòa tháp có tốc độ xây dựng nhanh nhất thế giới chỉ mất
tương đương 3.5 ngày để hoàn thành một sàn.
Chiều cao công trình:461m gồm 81 tầng.
Tổng diện tích sàn xây dựng lên tới khoảng 115.000 m2.
Diện tích hầm khoảng 90.000 m2.
Móng sâu khoảng 75 m.
Sử dụng bê tông hơn 100.000 m3 bê tông.
Có khoảng 3000 công nhân làm việc suốt ngày đêm.
Quy trình kiểm soát dự án.
Dự án bắt đầu vào ngày 26/07/2014.
Dự án được chủ đầu tư là tập đoàn Vingroup công bố kế hoạch xây dựng với tổng thầu là
công ty cổ phần Conteccon group.
Nhờ công nghệ hàng đầu thế giới mà Landmark 81 đạt được 3 - 3,5 ngày/tầng, rút ngắn gấp
đôi so với các biện pháp thi công thông thường.
Dự án thỏa mãn yêu cầu được đặt ra lúc đầu.
Đến ngày 26/02/2018 thì dự án đã hoàn thành việc cất nốc từ đó ta thấy được dự án đã
tương đối được hoàn thành.
Ngày 26/01/2018 tòa nhà được khai trương và đưa vào sử dụng.
Dự án đã đạt được những yêu cầu ban đầu đề ra.
Dự án thành công về cả mặt thời gian và chi phí so với kế hoạch ban đầu.
Giám sát dự án
Các nhà thầu tham gia thiết kế xây dựng và giám sát.
Tập đoàn Atkins tư vấn thiết kế tòa tháp Landmark 81.
Tập đoàn Aruo, Aurecon tư vấn thiết kế hệ thống cơ điện và PCCC.
Tập đoàn Edsa thầu cảnh quan sân vườn.
Tập đoàn Benoy chịu trách nhiệm về nội thất trung tâm thương mại.

12
HBA kiến trúc khu dịch vụ nhà hàng, Clubhouse, khu tập golf.
Quản lý dự án, giám sát là Tập đoàn Mace.
Mục tiêu của việc giám sát:
Cung cấp thông tin cần thiết giúp giảm các thiệt hại do sự cố gây ra.Việc giám sát liên tục
còn giúp cho thời gian thi công được hoàn thành đúng tiến độ mà chúng ta đã đề ra.

5.3. Đánh giá dự án:


Với chiều cao trên 460m, VinHomes Landmark 81 của Công ty CP Xây dựng Coteccons sẽ
là tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top 15 tòa nhà cao nhất thế giới tính đến thời
điểm hiện tại.
Đây là công trình có chiều cao lớn nhất Việt Nam hiện nay và cùng là tòa nhà có tính phức
tạp cao nhất trong quá trình thi công, Coteccons làm tổng thầu xây dựng dự án The
Landmark 81 bởi mong muốn Việt Nam chúng ta sẽ có một công trình xây dựng thế kỷ do
chính tay người Việt làm nên.
Ảnh hưởng lớn nhất mà landmark 81 mang lại đó chính là niềm tự hào của người Việt Nam
về đất nước mình ,sự tiến bộ của người Việt Nam trong việc thi công các công trình siêu
phức tạp.
Vì đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam xây dựng ở một độ cao lớn như vậy nên việc so
sánh học hỏi phần nhiều là từ các công trình ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài.
Mục đích của đánh giá dự án.
Đánh giá tổng thể:đây là dự án thành công nhất trong lịch sử xây dựng của Việt Nam là tòa
nhà tạo nên biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
Đây cũng dự án bản lề để các siêu dự án sau này ở Việt Nam có được bài học của một dự án
trước đó.
Khó khăn trong việc kiểm soát dự án:
Vấn đề về thời gian là khó khăn lớn nhất khi phải xây dựng một tòa nhà 81 trong thời gian
ngắn.
Kinh nghiệm về việc thi công một tòa nhà trên 60 tầng là chưa có gây nên khó khăn lớn cho
các công nhân và kỹ sư người Việt Nam
Bảng 1:
Công Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3
tác
Tình trạng CP tích lũy Tình trạng CP tích lũy Tình trạng CP tích
thực tế thực tế lũy thực tế
A Bắt đầu 2.000 Kết thúc 10.000

13
B Bắt đầu 2.000 Đang thực 5.000 Kết thúc 8.000
hiện
C Bắt đầu 30.000 Đang thực 50.000 Đang thực 80.000
hiện hiện

Bảng 2:
Công tác Thời gian(tuần) Chi phí dự tính(USD) Chi phí/tuần
A 2 10.000 5.000
B 4 9.000 2.250
C 5 100.000 20.000

Công tác Chi phí thực tế % Công việc đã thực hiện


A 10.000 100%
B 8.000 100%
C 80.000 80%

Hãy đánh giá tiến triển dự án về tiến độ và chi phí đến cuối tuần thứ 3:
Công tác A xây dựng trại cho công nhân thi công.
Công tác B chuẩn bị thiết bị và điện nước cho công trình.
Công tác C chuẩn bị dụng cụ an toàn lao động.
Công tác Thời gian(tuần) % thực hiện theo kế Chi phí dự Dự chi theo kế
hoạch ở tuần thứ 3 tính(ngân sách) hoạch(BCWS)
A 2 1.00 10.000 10.000
B 4 0.75 9.000 6.750
C 5 0.6 100.000 60.000

Công Chi phí thực % đã Dự chi cho công Tiến độ Kết luận
tác tế(ACWP) thực việc đã thực SPI=BCWP/BCW về tiến độ
hiện hiện(BCWP) S
A 10.000 1 10.000 1 Đúng mức

14
B 8.000 1 9.000 1.(3) Vượt tiến
độ
C 80.000 0.8 80.000 1.(3) Vượt tiến
độ

Công tác Chi phí Kết luận về


CPI=BCWP/ACWP chi phí
A 1 Đúng mức
B 1.125 Thấp hơn
chi phí đề ra
C 1 Đúng mức

Chương III) KHÁC BIỆT TO LỚN VÀ HIỆU QUẢ:


+ Đầu tiên đây là công trình có khối lượng bê tông lớn nhất mà những kĩ sư Việt Nam từng
thi công, với kết cấu đài móng lớn nhất đối với nhà cao tầng hiên nay trên thế giới

1. Bài học rút ra:


+ Hoạch định dự án rõ ràng cẩn thận ( cần đến 6 tháng để làm viêc tại R&D Vietnam –
Singapore để lên phương án thi công bê tông, và 3 tháng chọn lựa vật liệu cẩn thận )
+ Ứng dụng các công nghệ và thiết bị mới ( đội ngũ BIM sử dụng Tekla Structure để đánh
giá và đưa ra lựa chọn phù hợp, cùng việc nhập các thiết bị mới từ các nước như Nhật,
Pháp, Đức, Thụy Điển )
+ Quản lí chặt chẽ về nhân sự
+ Giám sát cẩn thận chi tiết và có kế hoạch thay đổi cụ thể ( các kĩ sư điều hành đã có quan
sát kĩ lưỡng đối với các xung đột trong cốt thép và các lớp bảo vệ để thay đổi phường án thi
công )
+ Quản lí các vấn đề xung đột kĩ càng cẩn thận ( tạo dựng tình đoàn kết và khơi dậy tinh
thần nhiệt huyết của các kĩ sư, đảm bảo quyền lợi cho các kĩ sư )
+ Quản lí tài chính, chi phí an toàn hiệu quả và mình bạch ( từ khâu kiểm soát chi phí hợp
đồng đến chọn lựa nhà cung ứng phù hợp, cuối cùng là quản lí mua hàng và giao thầu tập
trung nhăm đảm bảo về rút ngắn chi phí và kiểm soát biến động )

15
+ Xây dựng hệ thống nhân lực ( từ công tác tuyển chọn đào tạo kĩ sư giỏi từ các trường ĐH
hàng đầu như ĐHBK HCM, ĐH kiến trúc HCM, ĐHXD HN, ĐHBK HN, ĐH kiến trúc
HN) và tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành
+ Đảm bảo về công tác an toàn lao động cho lực lượng thi công

2. Đóng góp ý kiến:


+ Trong quá trình thi công Landmark là một thanh công lớn và hoàn hảo với ngành xây
dựng Việt Nam. Song bên cạnh đó vẫn còn có sự cố nhỏ xảy ra như cháy các thùng xốp
trong quá trình hàn xì do thói quen của thợ thi công Việt Nam trong việc không dọn dẹp các
vật đễ bắt cháy trong quá trình hàn xì, đề xuất tăng cường công tác giám sát tập huần và đáp
ứng cẩn thận hơn các yêu cầu an toàn trong thi công cũng như có các thiết bị cảnh báo và
phòng cháy chữa cháy phù hợp.

16

You might also like