You are on page 1of 53

Giáo án chính khoá- Lớp 1

TUẦN 9
Thứ hai ngày tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
Chủ đề 3 : KÍNH YÊU THẦY CÔ - THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
Tham gia tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô và thân thiện với bạn bè .
-Em thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô,
người lớn tuổi và sự thân thiện với bạn bè.
Tiết học này góp phần hình thành và phát triển cho HS :
- Năng lực hợp tác : thể hiện qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ
nhóm trong hoạt động tập thể.
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc thực hiện được những lời nói , hành vi trong
giao tiếp thể hiện sự thân thiện như chào hỏi, lắng nghe, cảm ơn , xin lỗi .
-Phẩm chất nhân ái: thể hiện thông qua sự thân thiện , yêu thương mọi người.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Nhạc bài hát Chim vành khuyên, nhạc và lời Hoàng Vân.
2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1.
-Câu chuyện về các việc làm tốt thể hiện kính yêu thầy cô và thân thiện với bạn bè.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
-Khởi động: GV cho HS nghe và hát theo -Hát
bài hát Chim vành khuyên.
-Dẫn dắt vào bài -Lắng nghe
-GV chuẩn bị tâm thế cho HS khi tham
gia lễ phát động tháng hành động “Em là
HS thân thiện”.
2. Khám phá và luyện tập:
-Yêu cầu hs kể những việc làm thể hiện sự kính - HS lần lượt kể những
trọng với thầy cô; kể những việc làm thể hiện thân việc làm thể hiện sự kính
thiện với bạn bè. trọng với thầy cô và thân
thiện với bạn bè.
+Hành động mà em cho là thể hiện sự - HS khác đặt câu hỏi có
thân thiện với mọi người? liên quan đến nội dung
câu chuyện.
+Khi em thể hiện sự thân thiện , thái độ
của mọi người đối với em như thế nào ?
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Cho hs thực hành xử lý tình huống việc làm thể -Hs thực hành và chia sẻ
hiện sự kính trọng với thầy cô và thân thiện với bạn cách mình ứng xử.
bè. -Hs khác nhận xét
+Khi em gặp thầy cô giáo em chào hỏi như thế
nào?
+Khi đưa vật gì đó cho cô giáo em thực hiện như
thế nào?
+ Khi cô giáo gọi em đọc bài…
+ Khi chơi cùng bạn …
+ Khi gặp bạn bè em chào hỏi bạn với thái độ ntn?
….
-Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng:
-Hỏi: Em đã làm được những việc đó chưa? Kể cho -Hs phát biểu .
các bạn và cô nghe -Lắng nghe để thực hiện
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những việc cần làm để
thực hiện tốt các hoạt động trong tháng .
- GV dặn hs:
+ Chia sẻ với người thân câu chuyện mà mình ấn
tượng
+ Cùng người thân của mình thực hiện những việc
làm tốt thể hiện sự kính trọng với thầy cô và thân
thiện với bạn bè.
+ GV nhận xét và tổng kết hoạt động
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
_________________________________________________
Tiết 2+3: Tiếng việt
Bài 46: iêm yêm iêp (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết các vần iêm, yêm, iêp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêm, yêm,
iêp.
-Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp.
-Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Gà nhỉ nằm mơ.
-Viết đúng vần iêm, yêm, iêp và tiếng diêm, yếm, (tấm) thiếp (trên bảng con).
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt; năng lực hợp tác, trao đổi với bạn qua
hình thức làm việc nhóm.
- Bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với con vật xung quanh.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Yêu thích môn học, có thái độ tích cực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: -Tranh ảnh từ khóa và BTMRVT, bài tập đọc .
-Thẻ cho HS làm BT chọn ý đúng / sai ;Vi deo HD viết.
2.Học sinh: -Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt, bảng con, SGK, VBT, thẻ chọn
đáp án a, b.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- GVcho hs khởi động hát - hs hát
-Gọi 2 HS đọc bài Tập đọc Đêm ở quê - 2 HS đọc.
(bài 45) và TLCH cuối bài. - Học sinh nhận xét.
- NX chung. -Lắng nghe
- Giới thiệu bài: vần iêm, vần yêm, vần
iêp.
2.Hoạt động Hình thành kiến thức
mới :
Chia sẻ và khám phá :
2.1.Dạy vần iêm -HSTL
- Đưa vần: iêm, hỏi: Vần iêm do âm nào -HS đọc: iêm. Cả lớp: iêm.
tạo nên ? HSTL: que diêm
Đưa hình ảnh que diêm, hỏi: Đây là gì?
-GV Giải nghĩa "diêm/que diêm" là que
nhỏ bằng gỗ nhẹ, đầu có chất dễ bốc
cháy, dùng để đánh lửa. -HS đọc
Đưa tiếng: diêm TL:vần iêm
(?) Trong tiếng diêm có chứa vần nào
các con vừa học? -Phân tích: tiếng diêm: có âm d đứng
- YC HS phân tích tiếng: diêm trước, vần iêm đứng sau
- TL: vần iêm có âm iê đứng trước,
- Yêu cầu HS phân tích vần iêm. âm m đứng sau.
- HS (CN, tổ, ĐT): iê- mờ-iêm / iêm.
- GT mô hình vần iêm, HD cách đánh
vần. - HS đánh vần, đọc trơn. (CN, ĐT):
- Chỉ tiếng diêm, HD cách đánh vần. dờ- iêm – diêm/diêm
-HS đánh vần, đọc trơn.
- Chỉ trên màn hình: iêm, diêm.
2.2.Dạy vần yêm: tương tự vần iêm.
- Giải nghĩa "yếm/ yếm dãi" là mảnh vải -Hs thực hiện tương tự như học vần
Giáo án chính khoá- Lớp 1
giống cái yếm, đeo ở ngực trẻ nhỏ để iêm
thấm nước dãi
- Lưu ý HS tiếng yếm chỉ có vần và
thanh, không có âm nào đứng trước vần.
2.3.Dạy vần iêp: tương tự vần iêm.
- Giải nghĩa "thiếp/tấm thiếp" là tấm -Hs thực hiện tương tự như học vần
giấy dùng để báo tin, chúc mừng, mời iêm
khách,…có nội dung ngắn gọn và
thường được in sẵn.
*So sánh:
- 3 vần mới học là vần gì? - HS nêu: iêm, yêm, iêp
- Vần iêm/ yêm có điểm gì giống nhau? - Đều có âm m đứng sau
- Vần iêm/ yêm có điểm gì khác nhau?
- Vần iêm có âm iê đứng trước, Vần
- Tương tự với iêm, iêp
yêm có âm yê dài đứng trước.
Chỉ bài:
-HS đọc CN- ĐT
+ iêm, diêm.
+ yêm, yếm.
+ iêp, thiếp, tấm thiếp.
-HS thực hành ghép trên bảng gài:
-YC HS sử dụng bảng gài ghép lại vần,
iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp.
tiếng vừa học.
3.Hoạt động Luyện tập thực hành:
3.1.Mở rộng vốn từ (Bài tập 2):
Đưa tranh BT2, nêu yêu cầu.
- Chỉ từng từ theo số TT tranh trên màn -Quan sát tranh trên màn hình
hình. 1 HS đọc - Lớp đọc tên sự vật, hành
động trong tranh.
-Giải nghĩa từ:
GV Chỉ hình ảnh, nói: -Lắng nghe
+dừa xiêm:dừa thân lùn, quả nhỏ, nước
rất ngọt.
+tấm liếp:đồ đan bằng tre, nứa, ken dày
thành tấm, dùng để che chắn.
+diếp cá: cây thân cỏ, lá hình trái tim,
vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm
thuốc.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-Tìm tiếng có vần iêm, yêm, iêp: Cho - Thực hành làm bài trong vở BT theo
HS thảo luận nhóm bàn và làm vở BT. nhóm bàn.
-Báo cáo kết quả - Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Từng cặp HS: 1 HS nói tiếng có vần
iêm, 1 HS nói tiếng có vần yêm, 1HS
nói tiếng có vần iêp. ( 2 nhóm đứng
tại chỗ, 1 nhóm lên nói và chỉ trên
màn hình). - HSNX
Chỉ trên màn hình: -HS nói đồng thanh: Tiếng .... có vần
+ tiếng có vần iêm iêm, tiếng ... có vần yêm, tiếng…. có
+ Tiếng có vần yêm vần iêp.
+Tiếng có vần iêp
Nhận xét
-HS tìm tiếng chứa vần iêm, yêm, iêp.
-Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có vần
iêm, yêm, iêp.
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
3.2.Tập viết bảng con(BT4)
- Giới thiệu bài viếttrênmànhình. -1 HS đọc, lớp đọc
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 4 li? - HS nêu: d, p
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 5 li? - HS nêu: y,h
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 3 li? - HSTL: t
(?) Các con chữ còn lại cao mấy li? -HSTL: 2 li
(?)Chữ “diêm” có mấy con chữ? - HSTL
(?)Trong chữ “yếm, thiếp” dấu sắc viết -HSTL
ở vị trí nào?
-Viết mẫu, hướng dẫn cách viết:
+ Vần iêm: viết ie trước, viết m sau rồi - Quan sát
viết dấu ê.
+ Vần yêm: tương tự như iêm.
Lưu ý thêm: y dài 5 ly
+Vần iêp: tương tự như iêm.
Lưu ý thêm : p cao 4 ly
-Cho HS xem clip quy trình viết.
-YC HS viết bảng con
-Viết bảng con:
+ iêm, diêm
Giáo án chính khoá- Lớp 1
Quan sát, sửa sai bằng phấn màu. + yếm
+ iếp, thiếp
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3.Hoạt động Luyện tập thực hành:
3.3.Tập đọc (BT3) - Mở SGK trang 83
a)GT bài đọc: Đưa tranh bài TĐ, hỏi: HS nêu.
Tranh vẽ gì?
- GV Giới thiệu: Gà nhí đang mơ đấy.
Các con có muốn biết gà nhí mơ thấy gì -HS nghe
không. Các con cùng đọc bài Gà nhí nằm
mơ để biết nhé!
b) GV Đọc mẫu
-Đọc từng câu kết hợp giới thiệu tình Quan sát, đọc thầm.
huống để HS hiểu rõ hơn nội dung bài
đọc.
c)Luyện đọc từ ngữ:
- Chỉ từng từ: nằm mơ, bị quạ cắp, chiêm -Đọc cá nhân, ĐT
chiếp, khe khẽ, êm qua, ngủ thiếp.
-Giải nghĩa từ:
+ cắp: dùng móng hoặc càng để kẹp -Lắng nghe
chặt..
+ khe khẽ: cách nói năng nhỏ nhẹ, thong
thả, dễ thương.
+ngủ thiếp:ngủ say vì quá mệt.
d)Luyện đọc câu
Bài có mấy câu?
- Gạch/ giữa các câu. Ghi số câu.
- Đọc vỡ: Lần lượt chỉ từng câu. Lưu ý -Đếm, TLCH (6 câu)
HS cần ngắt hơi ở dấu phẩy. - Đọc: CN, ĐT
- Đọc nối câu: Chỉ bảng. -6 HS đọc nối tiếp, mỗi em 1 câu
(2 lượt).
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
e)Luyện đọc đoạn:
+Đoạn 1: 1câu đầu -1 HS đọc
Lưu ý: Khi đọc ngắt hơi sau dấu phẩy, -1HS đọclạiđoạn 1
Giáo án chính khoá- Lớp 1
nghỉ hơi sau dấu chấm
+Đoạn 2,3: Tương tự đoạn 1 -HS đọcđoạn 2,3
-Thi đọc nối đoạn: - Luyện đọc theo nhóm bàn.
-Thi đọc cả bài - Các bàn thi đọc trước lớp.
-Đại diện 2 tổ lên thi đọc cả bài.
-Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài. -Lớpđọc ĐT
g)Tìm hiểu bài đọc: Đưa ND trong SGK
-Gv Nêu y/c: Chọn ý đúng...
-Hướng dẫn kĩ để HS nắm yêu cầu. - HS lắng nghe.
- Chỉ từng ý a, b cho HS đọc. - HS đọc đề.
- Y/c HS làm bài viết lên thẻ.
- Nhận xét, chốt ý b đúng. - Giơ thẻ.
- Vì sao con ko lựa chọn ý a? - HSTL
Chốt: Ý a sai vì gà nhí không bị quạ cắp
đi, nó chỉ nằm mơ bị quạ cắp.
- Chúng ta vừa học vần gì mới? -HSTL
- iêm/yêm - iêm/iêp có gì khác nhau? - HSTL
? Hãy nêu cho cô tên một số đồ vật, sự - HSTL
vật quanh em có tiếng chứa vần iêm/ - HS nêu => NX
yêm/ iêp.
Nhận xét, khen HS.
4. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc lại 2 trang ND bài 46.
- Dặn HS về đọc lại bài cho người thân -Lắng nghe để thực hiện.
nghe và xem trước chuẩn bị bài 47 (om,
op).
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH :
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
________________________________________________
Tiết 4: Toán
BÀI 25: BẢNG CỘNG 2 TRONG PHẠM VI 10
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Bước đầu thực hiện được phép cộng trong bảng cộng 2.
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn; góp phần phát triển năng lực tư duy và suy
luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất chăm chỉ, ham học hỏi, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời
sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV: SGK, các tranh vẽ như ở SGK, bảng phụ, que tính, quả bóng.
2.HS: SGK, Vở bài tập Toán 1, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền -Chơi TC
điện” nhằm ôn lại các phép tính của Bảng
cộng 1 trong phạm vi 10.
- GV nhận xét HS chơi. -Nói lại tên bài học
-Giới thiệu bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Hình thành Bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
a. Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1 = 3
và 1 + 2 = 3. -Hs lấy que tính để lên bàn.
* Bước 1: Thao tác với que tính thực hiện
phép cộng 2 + 1 = 3. -Thao tác theo yêu cầu và trả lời
- GV và HS cùng thao tác với que tính: “Có số que tính.
2 que tính, lấy thêm 1 que tính. Hỏi có tất cả -Hs nêu.
mấy que tính?”
- Gọi 1 số HS nêu lại: “Có 2 que tính, lấy -HS trả lời: hai cộng một bằng ba
thêm 1 que tính được 3 que tính.”
* Bước 2: GV giơ que tính lên và nói: “Hai -Lắng nghe
cộng một bằng mấy?”
-Cá nhân, lớp đọc phép tính.
- GV viết bảng: 2 + 1 = 3 và đọc: “Hai cộng
một bằng ba”.
- GV chỉ vào phép tính 2 + 1 = 3 và gọi một
vài HS nhắc lại. -Hs Trả lời
* Bước 3: Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + -Đọc 2 phép tính
2 = 3. Hs nhận xét 2+1 cũng bằng 1 +2
- GV nêu: “Một cộng hai bằng mấy?” và đều bằng 3
- GV viết bảng: 1 + 2 = 3. HS nhắc lại. -Hs trả lời
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- GV chỉ vào phép tính 2 + 1 = 3 và 1 + 2 =
3, yêu cầu HS đọc lại hai phép tính trên. -Hs thao tác tương tự
- GV chốt: “Ba bằng mấy cộng mấy?” ( 3 -Hs thảo luận nhóm 4 để tìm ra
bằng 2 cộng 1, 3 bằng 1 cộng 2) các phép tính còn lại
b. Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 2 = 4,
tương tự phép cộng 2 + 1 = 3. -Đại diện các nhóm chia sẻ
c. Hướng dẫn HS học các phép cộng còn Hs nhận xét
lại.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các -Đọc cá nhân , lớp
nhóm thảo luận để hình thành các phép tính -Hs ghi nhớ bảng cộng 2
còn lại trong bảng cộng 2.
- Các nhóm trả lời, GV viết thành bảng cộng
2 trong phạm vi 10.
d. Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng 2.
- Cho một vài HS đọc lại bảng cộng 2.
- GV giúp HS ghi nhớ bảng cộng 2, có thể
bằng các hình thức như: xóa một vài số ở cột
số hạng hay tổng hoặc hỏi: “ 8 cộng 2 bằng
mấy?”; “2 cộng mấy bằng 8?”
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Bài 1:- GV cho HS nêu yêu cầu của bài. -Hs nêu yêu cầu bài
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”. - Chơi TC
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội
thắng cuộc. -Hs nêu yêu cầu bài
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu. -Làm bài vào vở
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào
Vở bài tập Toán. -lần lượt chia sẻ
- Gọi HS chữa bài. Lớp quan sát, nhận xét, -Nhận xét
đối chiếu, kiểm tra đúng sai. 2 hs đọc thuộc
- GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc thuộc bảng
cộng 2. - Hs nêu yêu cầu bài
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán và - HS làm bài theo nhóm đôi. Đại
nêu cách thực hiện. diện nhóm báo cáo kết quả.

- GV chữa bài: 2 + 4 = 6; 6 bé hơn 7, vậy 2 -Đối chiếu kiểm tra


+ 4 < 7,...
- GV yêu cầu HS đổi bài để kiểm tra đúng
sai.
4. Vận dụng:
Bài 4: - GV nêu yêu cầu của bài toán, HS -Nhắc lại yêu cầu bài
nhắc lại.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu -Hs quan sát tranh và nêu bài toán
các nhóm quan sát tranh, nêu bài toán theo cho nhau nghe rồi viết PT thích
tranh vẽ. hợp
- HS viết phép tính thích hợp vào ô trống (6
+ 2 = 8 hoặc 2 + 6 = 8).
- Tổ chức cho HS chữa bài và thống nhất kết
quả đúng vào vở.
-Tổ chức chơi trò chơi “Truyền bóng”. -Lắng nghe để nắm luật chơi
Luật chơi: Bạn thứ nhất nhận bóng từ người
quản trò với một câu hỏi của người quản trò
là 1 phép tính bất kì trong bảng cộng 2.
Người thứ nhất trả lời đúng có quyền thả
bóng cho người thứ hai kèm theo câu hỏi
một phép tính bất kì trong bảng cộng 2, -Hs chơi
không trùng với câu trả lời trước. Cứ như
vậy cho đến hết thời gian chơi. Người thắng
cuộc sẽ được ném bóng cho người khác,
-Lắng nghe để thực hiện
người thua cuộc (không trả lời đúng) sẽ
không được ném bóng.
- GV đánh giá tiết học; khen ngợi, biểu
dương HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc Bảng cộng 2 trong
phạm vi 10, xem trước bài 26.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
________________________________________________
Tiết chiều:
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
* Về nhận thức khoa học:
Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học lớp học và hoạt động diễn ra
trong lớp học, trường học và hoạt động diễn ra trong trường học.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Thực hành sử dụng đồ dùng của lớp học, trường học.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Các hình trang 40- SGK.
HS: - VBT Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
- Mở vi deo nhạc cho hs hát bài “Em yêu -Hs hát kết hợp vận động
trường em”
-Giới thiệu bài
2.Hoạt động Luyện tập, thực hành:
*Em đã học được gì về chủ đề Trường học?
Hoạt động 1: Giới thiệu về trường học của
mình
* Mục tiêu: Hệ thống được nội dung đã học về
lớp học, trường học.
- Mạnh dạn, tự tin thuyết trình trong nhóm và -Mở SGK
trước lớp.
-Quan sát hiểu nhiệm vụ
* Cách tiến hành
-Nhận nhóm, nhận nhiệm vụ
Bước 1: Yêu cầu hs mở SGK trang 40 và quan
-Hs thảo luận nhóm 4
sát hình ảnh ở mục 1.
-Hd hs hiểu nội dung của sơ đồ gợi ý.
Bước 2: Yêu cầu hoạt động nhóm 4, giao
nhiệm vụ: thảo luận về trường học của em theo
gợi ý ở trang 40 (SGK). -Đại diện các nhóm chia sẻ
-Trường học có các phòng nào? Các hoạt
động? Trường học có những ai?
- Lớp học có đồ dùng gì? Có ai? Hoạt động
trong lớp học?
-Chia sẻ kết quả
-Gv nhận xét, tuyên dương
3.Hoạt động vận dụng:
Tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về
trường học củ mình
Bước 1: - Nhóm trưởng điều hành để
-Yêu cầu hs hoạt động nhóm (nhóm 6) tập làm từng HS được tập làm hướng
hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về trường dẫn viên du lịch giới thiệu về
học của mình trường học của mình (tên, địa
chỉ trường, các khu vực và các
phòng ; các hoạt động diễn ra,
các thành viên của nhà
Giáo án chính khoá- Lớp 1
trường....)
Bước 2: Làm việc cả lớp - Mỗi nhóm cử một HS làm
hướng dẫn viên du lịch giới
thiệu về trường học của mình
trước lớp. Cũng có thể một số
Gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin HS lên giới thiệu, mỗi em được
về trường học, nói rõ ràng, lưu loát và truyền phân công giới thiệu sâu một
cảm,... Ngoài ra, nhóm có nhiều HS tham gia khu vực hoặc một phòng nào
giới thiệu sẽ được cộng thêm điểm). đó,...
*Tổng kết tiết học - HS khác nhận xét và bình
chọn những bạn giới thiệu ấn
tượng về trường học của mình
IV. ĐIỀU CHỈNH:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Toán
Bài 26: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Thuộc bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
- Vận dụng được bảng cộng 2 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn; góp phần phát triển năng lực tư duy và suy
luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất chăm chỉ, ham học hỏi, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời
sống hàng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: - Bộ đồ dùng dạy học; Thẻ từ.
- Hình ảnh các bức tranh như trong SGK;
2.Học sinh: - SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bộ ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
* Khởi động
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ” bằng
Giáo án chính khoá- Lớp 1
bài tập 1. -Theo dõi
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- GV chia lớp làm ba đội, cử đại diện (mỗi đội -Chơi TC
gồm 2 HS) lên chơi.
- GV dán hai tờ bìa ghi các phép tính của bài 1
(hoặc ghi sẵn các phép tính ở bài 1 lên bảng);
chuẩn bị các tờ bìa có kết quả ở dưới. HS sẽ
phải tìm nhanh kết quả đúng ứng với các phép
tính để gắn vào nhau. Đội nào tìm nhanh, gắn
đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- HS dưới lớp quan sát, tính nhẩm để nhận xét. -Nói lại tên bài học
- GV nhận xét, tuyên dương
-Giới thiệu bài học
2.Hoạt động Luyện tập:
Bài tập 2 - HS Nhắc lại yêu cầu ( 2 đến
- GV: Đọc chậm yêu cầu bài cho HS nghe. 3 HS ).
- HS thực hiện từng phép tính
rồi chọn số thích hợp với kết
quả mỗi phép tính đó vào Vở
bài tập Toán.
- GV: chiếu kết quả đúng lên bảng. -Chia sẻ kết quả, nhận xét
Bài tập 3 - HS đối chiếu bài của mình.
- GV: chiếu bài lên bảng và yêu cầu HS nêu
cách làm: lấy 1 + 4 = 5, ghi 5 phía dưới phép - HS làm bài vào Vở bài tập
tính, sau đó lấy 5 + 2 = 7, ghi 7. Toán.
- GV chữa bài.
Bài tập 4
- GV: nêu yêu cầu của bài -HS quan sát SGK.
- Tổ chức chơi trò chơi: “Ai tinh mắt ”.
- GV nêu luật chơi: chia HS làm hai đội chơi, -Nắm luật chơi
đội nào chọn nhanh, đúng số hình tròn, hình -Hs chơi TC
tam giác, hình vuông thì đội đó sẽ thắng.
- GV: tổng kết trò chơi, chốt kết quả.
3.Hoạt động Vận dụng:
Bài tập 5 
(Hình thức tổ chức: HS làm việc nhóm đôi) - HS đọc yêu cầu của bài tập 5.
- GV: yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập 5. - HS thảo luận nhóm đôi: các
- GV: tổ chức cho HS chữa bài cho nhau và nhóm quan sát tranh, nêu bài
thống nhất kết quả đúng. toán và viết phép cộng thích
hợp.
*Củng cố bài học - HS làm vào vở bài tập. (5 + 2
Giáo án chính khoá- Lớp 1
= 7 hoặc 2 + 5 = 7).
- GV tổ chức trò chơi về phép tính trong bảng
cộng 2.
- GV giới thiệu tên trò chơi: “ Đối đáp ”
Giới thiệu luật chơi: lần lượt tổ 1, 2 đưa ra - HS tham gia trò chơi.
phép tính trong bảng cộng 2 (ở cả hai cột) thì
tổ 3, 4 trả lời kết quả và ngược lại.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV tổ chức nhận xét, tuyên dương HS.
- GV và HS chia sẻ nội dung bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
__________________________________________________
Tiết 2: Thể dục ( Gv chuyên)
____________________________________________________
Tiết 3+ 4: Tiếng việt
Bài 47: om op (2 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa.
- Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ)(trên bảngcon).

* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt; năng lực hợp tác, trao đổi với bạn qua
hình thức làm việc nhóm.
- Yêu thích môn học và yêu lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: -Tranh ảnh từ khóa và BTMR, bài tập đọc .
2.Học sinh: - Bảng con, phấn, bộ ghép chữ học vần
-Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- GVcho hs khởi động hát - hs hát
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Gọi 2 HS đọc bài Tập đọc “Gà nhí 1 HS đọc bài trên màn hình, 1 HS
nằm mơ” ( Bài 46)và TLCH cuối bài. đọc bài ở SGK, trả lời câu hỏi.
- NX chung. - HSNX
- Giới thiệu bài: vần om op -Hs nhắc lại tên bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức
mới:
Chia sẻ và khám phá: -HSTL
2.1.Dạy vần om -HS đọc: om. Cả lớp: om.
- Đưa vần: om, hỏi: Vần om do âm nào HSTL: đom đóm
tạo nên ?
Đưa hình ảnh con đom đóm, hỏi: Đây là
con gì?
GV: "đom đóm" là loài côn trùng cánh
cứng nhỏ, có tập tính hoạt động về ban -HS đọc
đêm và phát ra ánh sáng. TL:tiếng đom và tiếng đóm
Đưa từ: đom đóm
(?) Trong từ đom đóm, tiếng nào có vần -Phân tích: tiếng đom : có âm đ
om? đứng trước, vần om đứng sau…
- YC HS phân tích tiếng: đom, đóm - HS đọc: om

-GT: om là vần mới thứ nhất của bài học - HS: vần om có âm o đứng trước,
hôm nay. âm m đứng sau.
- Yêu cầu HS phân tích vần om. - HS (CN, tổ, ĐT): o- mờ-om / om.
- HS đánh vần, đọc trơn. (CN, ĐT):
-GT mô hình vần om, HD cách đánh đ- om – đom/đom
vần. -HS đánh vần, đọc trơn.
- Chỉ tiếng đom, HD cách đánh vần.

- Chỉ tiếng đóm, HD cách đánh vần.


Chỉ trên màn hình: om, đom đóm.
2.2.Dạy vần op: tương tự vần om. -Hs thực hiện vần op tương tự như
So sánh: vần om
- Chúng ta vừa học hai vần mới nào? -HSTL: om, op
- Vần om và vần op có gì giống và khác -HSTL
nhau?
* Chốt: Chỉ và nói vần om giống vần op
đều bắt đầu bằng âm o. Vần om khác
vần op: om kết thúc bằng m, op kết thúc
bằng p.
- Chỉ bài:
+ om, đom đóm -HS đọc CN- ĐT
Giáo án chính khoá- Lớp 1
+ op, họp, họp tổ
-YC HS sử dụng bảng gài ghép lại vần, -HS thực hành ghép trên bảng gài:
tiếng vừa học. om, op, đom đóm, họp .
3.Hoạt động Luyện tập:
3.1.Mở rộng vốn từ (BT3)
- Đưa tranh BT3, nêu yêu cầu. - Quan sát tranh trên màn hình
- Chỉ từng từ theo số TT tranh trên màn - 1 HS đọc - Lớp đọc tên sự vật,
hình. hành động trong tranh.
-Giải nghĩa từ:
GV Chỉ hình ảnh, nói: Lắng nghe
+chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của
cái mũ)
+lom khom (tư thế còng lưng xuống)
+gom góp (tập hợp dần dần).
-Tìm tiếng có vần om, vần op: Cho HS - Thực hành làm bài trong vở BT
thảo luận nhóm bàn và làm vở BT. theo nhóm bàn.
-Báo cáo kết quả - Chia sẻ trước lớp:
+ Từng cặp HS: 1 HS nói tiếng có
vần om, 1 HS nói tiếng có vần op.
Chỉ trên màn hình: ( 1 nhóm đứng tại chỗ, 1 nhóm lên
+ tiếng có vần om nói và chỉ trên màn hình). - HSNX
+ Tiếng có vần op -HS nói đồng thanh: Tiếng .... có
Nhận xét vần om, tiếng ... có vần op.
-Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có vần
om hoặc vần op. -HS tìm tiếng chứa vần om, op
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
3.2: Tậpviết (bảng con – BT 4)
a)Y/c hs nhìn bảng đọc các vần, từ: om, -HS đọc
đom đóm, op, họp tổ.
- Chữ nào cao 4 ly? 5 ly? t cao mấy ly? -HS trả lời
các chữ còn lại cao mấy ly?
b)Viết vần om, op: -HS lắng nghe
- Vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn hs cách
viết: -HS viết: dòng 1 om op. Dòng 2
-Y/c hs viết bảng con 2 vần (viết 2 giống dòng 1.
dòng) -HS lắng nghe

c)Viết từ: đom đóm, họp tổ (như mục b)


- Vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn hs cách
viết:
+ Tiếng đom (viết chữ đ trước cao 4 li,
Giáo án chính khoá- Lớp 1
viết vần om sau)/ đóm (viết tương tự
them dấu sắc trên o). -HS viết ở bảng con.
+ Tiếng họp (viết chữ h trước cao 5 li,
viết vần op sau, p cao 4 li, dấu nặng đặt
dưới o).
-Y/c hs viết bảng con 2 từ (viết 2 lần ).
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3.Hoạt động Luyện tập:
3.3: Tập đọc (BT3) - Mở SGK trang 67
a) Giới thiệu bài. - 1 hs nêu những điều q/s được:
-Đưa hình ảnh trong sgk lên màn hình hỏi: Tranh chú lừa và ngựa.
Tranh vẽ gì? -HS lắng nghe
-Giới thiệu : Tại sao chú Lừa lại bị ngã còn
chú Ngựa lại phải chở rất nhiều đồ. Cô và
các con cùng đọc câu chuyện Lừa và Ngựa
để biết nhé. -HS nhắc lại
- Ghi bảng tên bài – Y/c hs nhắc lại - HS đọc.
- Đưa bài đọc lên màn hình, chỉ tên bài: Ai
đọc lại được tên bài tập đọc.
b)Luyệnđọc:
* Đọc mẫu: - HS theo dõi GV đọc.
- GV chiếu nội dung bài tập đọc.GV đọc
mẫu toàn bài. - HS dùng bút chì gạch chân.
* HS đọc tiếng, từ ngữ:
- GV dự kiến các từ khó trong bài: còm
-HS luyện đọc cá nhân, đồng
nhom, lắm đồ, chảng he, thở hí hóp,...
thanh từ khó.
- GV viết lên bảng.
-6 câu
- Yêu cầu HS đọc.
- HS thực hiện theo.
* HS đọc từng câu
+ HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp
- Bài đọc gồm mấy câu?
đọc lại.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ:
+ HS2 đọccâu 2, cả lớp đọc lại...
- Đọc nối câu: Chỉ bảng.
- HS đọc nối tiếp (6 HS )
Làm tương tự với 4 câu còn lại.
Nghỉ giữa giờ Múa hát
*Luyện đọc đoạn: 4 câu/ 2 câu.
- GV chia bài làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 câu đầu. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
+ Đoạn 2: còn lại. vào SGK.
- GV cho HS đọc nối tiếp. - 2HS đọc nối tiếp đoạn.
Lưu ý: Khi đọc ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ
Giáo án chính khoá- Lớp 1
hơi sau dấu chấm
- Nhận xét, khen ngợi. - HS khác nhận xét.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm - HS luyện đọc đoạn trong nhóm
-Tổ chức cho HS thi đọc đôi.
- GV nhậnxét. - Đại diện 2 nhóm đọc.
- Đọc cả bài - Nhóm khác nhận xét.
c)Tìm hiểu bài
- GV hướng dẫn kĩ để HS nắm yêu cầu. - HS lắng nghe.
- Chỉ từng ý a,b cho HS đọc. - HS đọc đề.
- Y/c HS hoàn thành 2 câu văn. - Hs thảo luận nhóm đôi
- Y/c hs thảo luận trong nhóm đôi
Khuyến khích hs nói sáng tạo -Chia sẻ kết quả
- Y/c hs nêu kết quả thảo luận - Hs phát biểu
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Giúp
người khác nhiều khi cũng là giúp mình)
4. Hoạt động vận dụng:
-Hôm nay các con đã được học những vần - Vần om, op.
gì?
-Mời cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung phần - Cả lớp đọc lại 2 trang ND bài
đọc. 47.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc bài Lừa và ngựa cho người
thân nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH :
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
________________________________________________
Tiết chiều:
Tiết 1: TẬP VIẾT
Bài : iêm, yêm, iêp, om, op
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hs viết đúng các chữ: iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, yếm, tấm thiếp, đom đóm,
họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét theo vở luyện viết 1 tập 1.
- Thực hiện viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, viết thành thạo các chữ: iêm,
yêm, iêp, om, op, diêm, yếm, thiếp, đom đóm, họp tổ: đưa bút theo đúng quy trình
viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Rèn năng lực quan sát, năng lực thẩm mĩ.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-HS có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ, tính cẩn thận kiên trì, ham học hỏi, yêu thích cái
đẹp.
II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Chữ mẫu các vần, tiếng cần luyện viết.
2.Học sinh: Vở luyện viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- Khởi động: Cho hs hát - Hát
- Gọi học đọc các chữ đã học ở bài -Đọc: iêm, yêm, iêp, om, op, diêm,
46, 47 yếm, thiếp, đom đóm, họp tổ
- Cho học sinh nhận xét bài đọc - NX
*Giíi thiÖu bµi: -Hs nhắc lại tên bài
-Tiết tập viết hôm nay các em sẽ tập
tô và tập viết các chữ:iêm, yêm, iêp,
om, op được học ở bài 46,47.
- Ghi tên bài: Tiết 18: iêm, yêm, iêp,
om, op
2. Hoạt động khám phá và luyện
tập :
a) Quan sát và nhận xét -HS quan sát.
- Giới thiệu bài viết gồm 10 dòng -1HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- Quan sát nội dung bài viết , cho biết: -1HS: chữ “h,y” cao 5 li
? Chữ nào cao 5 li? -1HS: chữ “d, p” cao 4 li.
? Chữ nào cao 4 li? -1HS: chữ “t” cao 3 li.
? Chữt cao mấy li? -1HS: Các chữ “i, ê , m, o, ô” cao 2 li
? Các chữ còn lại cao mấy li? - HSNX.
- Quan sát và nghe, hình dung lại.
b) Tập tô, viết chữ:iêm, yêm, diêm,
yếm, iêp, thiếp:
b1.HD ch÷: iêm, yêm, iêp: - Quan sát và nghe.
-Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
b2. HD chữ: diêm, yếm, thiếp.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết: -Quan sát
diêm, iêm , yếm, thiếp
- Chiếu quy trình viết mẫu
b3. Viết vở:
- YC mở vở Luyện viết( Trang 21),
lưu ý: - QS và nghe.
+ Dòng 1 vừa tô và viết hai chữ iêm,
Giáo án chính khoá- Lớp 1
yêm.
+ Dòng 2 vừa tô và viết hai chữ diêm,
yếm.
+ Các chữ iêp, thiếp - mỗi chữ viết 1
dòng. - 1HS: khi ngồi viết lưng thẳng, đầu
-Chiếu bài viết mẫu đẹp cho HSQS. hơi cúi, mắt cách vở từ 20-35cm, tay
-YCHS nhắc lại tư thế ngồi viết phải cầm bút, tay trái tì nhẹ vào mép
- Lưu ý: sau khi viết xong, nên soát vở.
lỗi, kiểm tra xem chữ nào viết chưa - Viết bài
đều, chưa đẹp.
- YC HS viết bài
-QS chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách
viết cho HS.
Nghỉ giữa giờ

c) Tập tô, viết:om, đom đóm, op,


họp tổ - Trả lời: 2 chữ: đom và đóm
-Chữ“ đom đóm” gồm mấy chữ ghép
lại? Là những chữ nào? - Trả lời: 2 chữ: họp và tổ
-Chữ“ họp tổ” gồm mấy chữ ghép
lại? Là những chữ nào?
c1.HD chữ om, op: - Quan sát
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
om, op riếng chữ p cao 4 li; lưu ý
viết liền mạch.
c2.HD chữ đom đóm, họp tổ:
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
chữ “đom đóm”, “họp tổ - Mở vở.
Lưu ý khoách cách giữa 2 tiếng.
- Chiếu quy trình viết mẫu
c3. Viết vở: -1HS nhắc lại kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ch÷
- YC mở vở Luyện viết( Trang 21), lµ 1 con ch÷ o.
lưu ý: - QS.
+ Các chữ om, đom đóm, op, họp tổ - Viết
- mỗi chữ viết 1 dòng.
- YC nhắc lại khoảng cách khi viết
chữ đom đóm và họp tổ.
-GV cho hs xem bài viết mẫu đẹp
- Cho HS viết vở
-QS chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách
viết cho HS.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-Thu 1 số vở chấm, NX.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV nhËn xÐt giê häc. -Lắng nghe để thực hiện
-DÆn HS vÒ nhµ tËp viÕt thêm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
_______________________________________________________
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
Trò chơi vận động theo nhạc
Nhận biết những hình ảnh thể hiện thân thiện
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô và thân thiện với bạn bè .
Tiết học này góp phần hình thành và phát triển cho HS :
- Năng lực hợp tác : thể hiện qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ
nhóm trong hoạt động tập thể .
- Năng lực giao tiếp : thể hiện qua việc thực hiện được những lời nói , hành vi trong
giao tiếp thể hiện sự thân thiện như chào hỏi , lắng nghe , cảm ơn , xin lỗi .
- Phẩm chất nhân ái : thể hiện thông qua sự thân thiện , yêu thương mọi người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV: - Một bản nhạc nhẹ phù hợp lứa tuổi cho hoạt động “ Vận động theo nhạc ” .
- Nhạc bài hát Chim vành khuyên , nhạc và lời Hoàng Vân .
- Tranh trang 26 , 29 và 31 , SGK )
2.HS: - SGK Hoạt động trải nghiệm 1. VBT
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu:
* Khởi động:
1.GV mời HS cả lớp đứng và phổ biến luật chơi : -Lắng nghe để nắm cách chơi
GV sẽ bật một bản nhạc, HS sẽ di chuyển theo bản
nhạc đó và không được phát ra âm thanh , tốc độ di
chuyển phụ thuộc vào giai điệu của bản nhạc .
Trong khi HS di chuyển , GV sẽ nói một số từ ( ví
dụ : Luôn vui vẻ , hay cười ) , nếu HS nào thấy
mình giống như từ đó mô tả thì sẽ dừng lại ( theo
kiểu dừng hình – tức là giữ nguyên trạng thái đang - HS chơi thử
di chuyển ) sau đó , GV lại cho HS di chuyển tiếp
theo nhạc và tiếp tục nói các từ khác . - Hs chơi thật
Giáo án chính khoá- Lớp 1
2. GV tổ chức cho HS chơi thử .
3. GV tổ chức cho HS chơi thật .
Lưu ý : Những từ mà GV đọc khi các em di chuyển
là các từ có liên quan đến hành vi , thái độ như :
-Sẵn sàng giúp đỡ
- Luôn vui vẻ ! Hay cười
- Biết chia sẻ với bạn
- Biết động viên bạn
- Cau có -Hs trả lời
-Quát mắng bạn
-Hay trêu bạn -Nhắc lại tên bài học.
-…
4. Kết thúc trò chơi , GV nêu câu hỏi để HS suy
nghĩ và trả lời :
Vừa rồi chúng ta đã nhắc đến những biểu hiện
nào ?
- Trong những biểu hiện đó , biểu hiện nào thể
hiện sự thân thiện ?
GV mời một số HS trả lời và dẫn dắt vào chủ đề
hoạt động “ Em là HS thân thiện ”.
2.Khám phá và luyện tập:
*Hoạt động 1 : Chỉ ra những hình ảnh thể hiện
sự thân thiện -Mở SGK
1.GV yêu cầu HS mở SGK trang 26 và giải thích -Lắng nghe để nắm nhiệm vụ
với các em rằng : Trong những bức tranh này có
những bức tranh thể hiện sự thân thiện , có những
bức tranh thể hiện sự chua thân thiện . Nhiệm vụ
của các em là chỉ ra bức tranh nào thể hiện sự thân - HS thảo luận nhóm 4 chỉ ra
thiện những bức tranh thể hiện sự thân
2.GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 chỉ ra những thiện.
bức tranh thể hiện sự thân thiện. - Lần lượt các nhóm trình bày.
- GV lần lượt mời các nhóm trình bày mô tả bức
tranh và trả lời câu hỏi : Theo em , bức tranh đó có - HS nhậnxét.
thể hiện sự thân thiện không ? Vì sao ?
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
Kết luận:
- Tranh 1 : Thầy giáo và HS vui vẻ đọc sách cùng
nhau.
- Tranh 2 : Sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-Tranh 4 : Động viên , an ủi khi bạn có chuyện
buồn.
-Tranh 5 : Cùng nhau vui chơi ( nhảy dây )
Hoạt động 2: Kể thêm những hoạt động thể hiện
sự thân thiện mà em biết.
-Lắng nghe
- GV đọc cho HS nghe yêu cầu của hoạt động 2
- HS có thể trả lời: Bắt tay nhau,
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
trò chuyện, cùng nhau đọc sách,
- GV yêu cầu HS kể thêm những hoạt động khác
kể chuyện cho nhau nghe,…
thể hiện sự thân thiện mà em biết.
- HS nhậnxét
- GVnhận xét, tuyên dương.
3.Hoạt động vận dụng:
Hỏi: Trong lớp mình ai đã làm được những việc thể -Hs chia sẻ.
hiện sự thân thiện với bạn?
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt các hoạt động -lắng nghe để thực hiện.
trong tháng .
- GV dặn dò học sinh về nhà:
Về nhà các em chuẩ bị dụng cụ, dồ dùng để tiết sau
làm thiệp theo chủ đề: ‘Thầy cô trong trái tim em”.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Đạo đức
Bài 5: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG ( tiết 1)

I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


Giúp học sinh:
- Nêu và giải thích một số tình huống không an toàn có thể gặp phải ở trường.
- Nêu được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích ở
trường.
- Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản như: xử lí vết thương khi ngã ở trường, xử
lí tình huống khi bị bạn bắt nạt,...
- Thực hiện và tuyên truyền, nhắc nhở được các bạn cùng thực hiện các quy tắc an
toàn trong trường học.
Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Năng lực điều chỉnh hành vi qua việc nêu được một số nguy hiểm có thể gặp phải
khi vui chơi ở trường, lớp; đồng tình với các hành vi đảm bảo an toàn khi vui chơi
ở trường, lớp; không đồng tình với các hành vi có thể gây nguy hiểm khi ở trường;
thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương
tích khi ở trường.
- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc thực hiện và tuyên truyền, nhắc nhở các
bạn cùng thực hiện các quy tắc an toàn trong trường học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


GV: Đạo cụ sắm vai, tranh ảnh, đồ dùng sơ cứu vết thương.
HS: SGK Đạo đức 1, VBT Đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:
Khởi động – Tạo cảm xúc
- HS nghe yêu cầu:
- Gv Nêu yêu cầu:
+ HS Kể lại 1 lần em bị đau hoặc
+ Kể lại 1 lần em bị đau hoặc nhìn thấy bạn nhìn thấy bạn bị đau khi ở trường.
bị đau khi ở trường.
+ HS Nêu cảm nhận của em khi đó
+ Nêu cảm nhận của em khi đó
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Nghe cô giới thiệu bài
- Giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:


* Chia sẻ
- Nghe yêu cầu
- Nêu yêu cầu: quan sát tranh trong lớp và
tranh vui chơi trên sân trường và thảo luận -Thảo luận nhóm 4
câu hỏi : Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
( Nhóm 4 ) - Đại diện 1 số nhóm lên trả lời
- Gọi 1 số nhóm lên trả lời - Nghe Gv nêu nhận xét, kết luận
- Gv nêu nhận xét, kết luận
*Kiến tạo tri thức mới:
Tìm hiểu một số nguy hiểm có thể gặp khi
ở trường học.
- Mục tiêu: HS nêu và giải thích được một
số tình huống có thể gặp phải trong trường
-Hs nhận nhóm nhận việc
Giáo án chính khoá- Lớp 1

học - Thảo luận nhóm 4


 - Gv nêu yêu cầu: quan sát tranh và TLCH.
( Nhóm 4 )
+ Hành vi nào là ăn toàn, hành vi nào là
không an toàn?
+ Các bạn nhỏ có thể gặp những nguy hiểm - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày
gì? kết quả

- Gọi 1 số nhóm lên trình bày kết quả


Kết luận:
+ Các hành vi an toàn: đọc sách, nhảy dây,
chơi ô ăn quan, ngồi nói chuyện.
+ Các hành vi không an toàn: trượt lan can
có thể bị ngã, thương; Bắt nạt bạn dẫn đến - Nghe GV giao nhiệm vụ và thực
bạn có thể bị thương, hoảng sợ; Trèo cây, hiện
dùng sách vở đùa nghịch, chạy nhảy trong
lớp, trèo lên bàn học, dùng kéo đùa nghịch
*GV giao nhiệm vụ ( chia lớp thành 2 nhóm
) - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày
+ Nhóm 1: nêu các việc cần làm để đảm bảo kết quả.
an toàn khi ở trường. - Theo dõi
+ Nhóm 2: nêu các việc cần tránh để đảm
bảo an toàn khi ở trường.
- Gọi 1 số nhóm lên trình bày kết quả.
Kết luận.
+ Việc cần làm: lựa chọn trò chơi an toàn,
lựa chọn địa điểm phù hợp với trò chơi.
+ Việc cần tránh: gây gổ, đánh nhau, bắt
nạt bạn; chơi dưới sân trường khi trời mưa
hoặc năng to; Sử dụng các vật sắc, nhọn khi
chơi đùa; Trèo cây, trượt lan can; Trèo lên
bàn, ghế, cửa sổ…
3.Vận dụng:
- Em đã thực hiện được những việc làm nào -Hs chia sẻ
để đảm bảo an toàn khi ở trường
Giáo án chính khoá- Lớp 1

-Dặn hs vận dụng cả khi ở nhà - Nghe GV dặn dò, làm bài tập
trong VBT,chuẩn bị giờ học sau
*Tổng kết tiết học: GV dặn dò, làm bài tập
trong VBT,chuẩn bị giờ học sau thực hành
luyện tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH :
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………
_________________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc ( GV chuyên)
________________________________________________
Tiết 3+4: Tiếng việt
Bài 48: ôm ôp (2 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ.
- Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con).

* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt; năng lực hợp tác, trao đổi với bạn qua
hình thức làm việc nhóm.
- Yêu thích môn học và yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: -Tranh ảnh từ khóa và BTMR, bài tập đọc .
2.Học sinh: - Bộ chữ HV, vở BTTV, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Tiết l
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- GVcho hs hát - hs hát
- Gọi 2 HS đọc bài Tập đọc Lừa và ngựa 1 hs đọc bài Lừa và ngựa
1 hs nói lời khuyên của câu chuyện.
(bài 47)
- HSNX
1 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
- NX chung. -Hs nhắc lại tên bài
- Giới thiệu bài: vần ơm ơp
Giáo án chính khoá- Lớp 1
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Chia sẻ và khám phá
2.1.Dạy vần ôm Hs: ô, m
- Đưa vần: ôm, hỏi: Vần ôm do âm nào HS đọc: ôm. Cả lớp: ôm.
tạo nên ? HSTL: con tôm
Đưa hình ảnh con tôm, hỏi: Đây là con
gì?
GV:Tôm là loài vật giáp xác, thường sống
ở dưới nước. -HS đọc
Đưa tiếng: tôm TL: tiếng tôm
(?) Trong tiếng tôm có vần ôm? -Phân tích: tiếng tôm: có âm t đứng
- YC HS phân tích tiếng: tôm trước, vần ôm đứng sau
- HS đọc: ôm
-GT: ôm là vần mới thứ nhất của bài học
hôm nay. - HS: vần ôm có âm ô đứng trước,
- Yêu cầu HS phân tích vần ôm. âm m đứng sau.
- GT mô hình vần ôm, HD cách đánh vần. - HS (CN, tổ, ĐT): ô- mờ-ôm / ôm.
- Chỉ tiếng tôm, HD cách đánh vần. - HS đánh vần, đọc trơn. (CN, ĐT):
tờ- ôm – tôm/tôm
-HS đánh vần, đọc trơn.
Chỉ trên màn hình: ôm, tôm.
2.2.Dạy vần ôp: tương tự vần ôm.
- Chúng ta vừa học hai vần mới nào? -HSTL: ôm, ôp
-Cho hs so sánh: -HSTL
Vần ôm và vần ôp có gì giống và khác
nhau? -HS đọc CN- ĐT
- Chỉ bài: + ôm, tôm
+ ôp, hộp, hộp sữa -HS thực hành ghép trên bảng gài:
-YC HS sử dụng bảng gài ghép lại vần, ôm, tôm, ôp, hộp.
tiếng vừa học.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành;
3.1.Mở rộng vốn từ: Đưa tranh BT2, nêu
yêu cầu. Quan sát tranh trên màn hình
- Chỉ từng từ theo số TT tranh trên màn - 1 HS đọc - Lớp đọc tên sự vật,
hình. hành động trong tranh.
- Giải nghĩa từ: Lắng nghe
GV Chỉ hình ảnh, nói:
+cốm: thóc nếp non rang chín, giã sạch
vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon.
+ đồ gốm: sản phẩm làm từ đất sét, đưa - Thực hành làm bài trong vở BT
vào lò nung. theo nhóm bàn.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-Tìm tiếng có vần ôm, vần ôp:
Cho HS thảo luận nhóm bàn và làm vở - Chia sẻ trước lớp:
BT. + Từng cặp HS: 1 HS nói tiếng có
-Báo cáo kết quả vần ôm, 1 HS nói tiếng có vần ôp.
(1 nhóm đứng tại chỗ, 1 nhóm lên
nói và chỉ trên màn hình). - HSNX
-HS nói đồng thanh: Tiếng .... có
Chỉ trên màn hình: vần ôm, tiếng ... có vần ôp.
+ tiếng có vần ôm
+ Tiếng có vần ôp -HS tìm tiếng chứa vần ôm, ôp
Nhận xét
-Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có vần
ôm hoặc vần ôp.
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
3.2.Tập viết bảng con
- Giới thiệu bài viết trên màn hình. -1 HS đọc, lớp đọc
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 5 li? - HS nêu: h
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 4 li? - HS nêu: p
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 3 li? - HS nêu: t
(?) Các con chữ còn lại cao mấy li? - HS nêu: 2 li
(?)Chữ “tôm” có mấy con chữ? - HSTL
(?)Trong chữ “hộp” dấu nặng viết ở vị trí - HSTL
nào? - HSTL
(?)Trong chữ “sữa” dấu ngã viết ở vị trí
nào? - Quan sát
-Viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý
nét nối giữa ô với m, ô với p, t với ôm, h
với ô, s với ưa và khoảng cách giữa các
chữ trong từ. -Viết bảng con:
- Cho HS xem clip quy trình viết. + ôm, tôm
-YC HS viết bảng con + ôp, hộp sữa
Quan sát, sửa sai bằng phấn màu.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3.3.Tập đọc (BT4)
* GT bài đọc:Đưa tranh bài TĐ, hỏi: - Mở SGK trang 87
Tranh vẽ những con vật nào? HS nêu tên các con vật
- GV: Đây là một bài vè rất thú vị. Để
biết bài vè này nói về điều gì các con -HS nghe
cùng đọc bài Chậm...như thỏ để biết
Giáo án chính khoá- Lớp 1
nhé! Quan sát, đọc thầm.
* GV Đọc mẫu
-Đọc từng câu kết hợp giới thiệu tình
huống để HS hiểu rõ hơn nội dung bài -Đọc cá nhân, ĐT
đọc.
* Luyện đọc TN:
- Chỉ từng từ: mổ mổ, liếm la, nhu mì,
gã cọp, phốp pháp, ốm o, la to, chậm,
lẹ.
- Giải nghĩa từ:
+ liếm la:là liếm -Đếm, TLCH (10 dòng thơ)
+ nhu mì : là hiền HS thực hiện theo
+ phốp pháp : là to béo Đếm, TLCH (5 câu)
+ lẹ: là nhanh - Đọc: CN, ĐT
* Luyện đọc câu
- Bài có mấy dòng thơ?
- Gạch / khi đọc 2 dòng thơ. Ghi số -5 HS đọc nối tiếp, mỗi em 1 câu (2
câu. lượt).
- Đọc vỡ: Chỉ từng dòng cho cả lớp
đọc thầm rồi đọc thành tiếng.(Đọc liền
2 dòng thơ: Chó thì mổ mổ/ Gà thì la
liếm).
-Chỉ 2 dòng trên màn hình cho HS đọc
nối tiếp.
- Đọc nối câu: Chỉ bảng.
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
* Luyện đọc đoạn:chia bài làm 2 -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn vào
đoạn: SGK.
-1 HS đọc
+Đoạn 1: 4 dòng đầu. -1HS đọc lại đoạn 1
-HS đọc đoạn 2
+Đoạn 2: Tương tự đoạn 1
- Luyện đọc theo nhóm bàn.
* Thi đọc nối đoạn:
- Các bàn thi đọc trước lớp.
* Tìm hiểu bài:
1. Nói ngược -HS quan sát
- GV đưa nội dung BT lên bảng lớp;
nêu YC: trong bài vè, 2 dòng thơ tạo
thành 1 cặp, có nội dung trái ngược - Cả lớp: mổ mổ
nhau, trái ngược với thực tế. GV chỉ - Cả lớp: quả na
từng dòng, đọc 2 chữ đầu câu, cả lớp - Cả lớp: phốp pháp
nói tiếp để hoàn thành các câu nói
Giáo án chính khoá- Lớp 1
ngược - Cả lớp: la to
+ GV: Chó thì…. - Cả lớp: cô thỏ
+GV: Dữ như…. …
+GV: Cò thì….
+GV: Cá thì - Đọc: CN, ĐT(đọc nhỏ)
+GV: Chậm như…
… - HS quan sát
(Lặp lại) 1 HS đọc lên 2 chữ đầu câu
- cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc cả bài -1 HS làm mẫu:
2. Nói thực tế Chó thì liếm la
- GV đọc 2 dòng thơ đầu, sau đó hỏi: Gà thì mổ mổ)
Nói đúng sự thật thì phải thế nào? - Cả lớp thực hiên
(GV vẽ mũi tên 2 đầu <-> đảo vị trí - Cả lớp đồng thanh
từ) (Chó thì liếm la
- GV: (Chó thì mổ mổ Gà thì mổ mổ)
Gà thì liếm la - HSTL: đây là bài vè nói ngược
- Lặp lại với cả lớp
- GV: ( Chó thì mổ mổ
Gà thì liếm la
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng
- Làm tương tự với các dòng thơ tiếp.
thanh.
GV: Qua bài đọc, em biết gì về bài
- Vần ôm, ôp.
vè?
-HSTL
GV: Đây là bài vè nói ngược lại với sự
-HS nêu, NX
thật. Cách nói ngược làm cho bài vè
thú vị hơn.
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài
87.
- Chúng ta vừa học vần gì mới?
- Hai vần có gì khác nhau?
? Hãy nêu cho cô tên một số đồ vật, sự
vật quanh em có tiếng chứa vần ôm
(hoặc ôp)
Nhận xét, khen HS.
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Cho HS đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc lại 2 trang ND bài 48.
- Dặn HS về đọc lại bài cho người
thân nghe và chuẩn bị bài 37 (ơm,
ơp).
- Nhận xét tiết học.
Giáo án chính khoá- Lớp 1

IV. ĐIỀU CHỈNH :


......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Tiếng việt
Bài 49: ơm ơp (2 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ.
- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con).
*Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt; năng lực hợp tác, trao đổi với bạn qua
hình thức làm việc nhóm.
- Yêu thích môn học và yêu lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: -Tranh ảnh từ khóa và BTMR, bài tập đọc .
4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3).
2.Học sinh: Bộ chữ HV, vở BTTV, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- GVcho hs khởi động hát - hs hát
- Gọi 2 HS đọc bài Tập đọc: “Chậm… -1 HS đọc bài trên màn hình
như thỏ”(bài 48) và TLCH cuối bài. 1 HS đọc bài ở SGK, trả lời câu
- NX chung. hỏi.
- Giới thiệu bài: vần ơm ơp .- HSNX
-Hs nêu lại tên bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Chia sẻ và khám phá:
2.1.Dạy vần ơm
- Đưa vần: ơm, hỏi: Vần ơm do âm nào HSTL
Giáo án chính khoá- Lớp 1
tạo nên? -HS đọc: ơm. Cả lớp: ơm.
Đưa hình ảnh cơm, hỏi: Đây là gì? HSTL: cơm
GV: "cơm" là một loại thức ăn được làm
ra từ gạo bằng cách đem nấu với một
-HS đọc
lượng vừa đủ nước.
- HS phân tích: cơm có c đứng
Đưa từ: cơm
trước, ơm đứng sau
- YC HS phân tích tiếng: cơm
GT: ơm là vần mới thứ nhất của bài học
-Phân tích: Vần ơm có âm ơ đứng
hôm nay.
trước, âm m đứng sau.
- Phân tích vần ơm.
- HS (CN, tổ, ĐT): ơ - mờ - ơm /
- GT mô hình vần ơm, HD cách đánh vần. ơm.
- Chỉ tiếng cơm, HD cách đánh vần. - HS đánh vần, đọc trơn. (CN,
ĐT): cờ- ơm – cơm/cơm
-HS đánh vần, đọc trơn.
-Chỉ trên màn hình: ơm, cơm. - HS đọc lại.
2.2.Dạy vần ơp: tương tự vần ơm. -HSTL: ơm, ơp
- Chúng ta vừa học hai vần mới nào?
So sánh: -HSTL
Vần ơm và vần ơp có gì giống và khác
nhau? -HS đọc CN- ĐT
- Chỉ bài: + ơm, cơm
-HS thực hành ghép trên bảng gài:
+ ơp, chớp, tia chớp
ơm, cơm, ơp, tia chớp.
-YC HS sử dụng bảng gài ghép lại vần,
tiếng vừa học.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
3.1.Mở rộng vốn từ: Đưa tranh BT2, nêu Quan sát tranh trên màn hình
yêu cầu.
- 1 HS đọc - Lớp đọc tên sự vật,
- Chỉ từng từ theo số TT tranh trên màn
hành động trong tranh.
hình.
- Giải nghĩa từ: Lắng nghe
GV Chỉ hình ảnh, nói:
- bờm ngựa (là đám lông dài mọc trên cổ,
trên gáy ngựa) - Thực hành làm bài trong vở BT
-nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái theo nhóm bàn.
chuông, dùng để chụp bắt cá). - Chia sẻ trước lớp:
-Tìm tiếng có vần ơm, vần ơp: Cho HS
Giáo án chính khoá- Lớp 1
thảo luận nhóm bàn và làm vở BT. + Từng cặp HS: 1 HS nói tiếng có
-Báo cáo kết quả vần ơm, 1 HS nói tiếng có vần ơp.
( 1 nhóm đứng tại chỗ, 1 nhóm lên
nói và chỉ trên màn hình). - HSNX
-HS nói đồng thanh: Tiếng .... có
Chỉ trên màn hình: vần ơm, tiếng ... có vần ơp.
+ tiếng có vần ơm
+ Tiếng có vần ơp
Nhận xét -HS tìm tiếng chứa vần ơm, ơp
-Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có vần
ơm hoặc vần ơp.
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
3.2.Tập viết bảng con
- Giới thiệu bài viết trên màn hình. -1 HS đọc, lớp đọc
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 5 li? - HS nêu: h
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 4 li? - HS nêu: p
(?)Trong bài viết, con chữ nào cao 3 li? - HS nêu: t
(?) Các con chữ còn lại cao mấy li? - HS nêu: 2 li
(?)Chữ “cơm” có mấy con chữ? - HSTL
-Viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý
- HS lắng nghe.
nét nối giữa ơ với m, ơvới p, c với ơm, t
với ia, ch với ơp và khoảng cách giữa các
chữ trong từ. - Quan sát
- Cho HS xem clip quy trình viết. -Viết bảng con:
-YC HS viết bảng con
Quan sát, sửa sai bằng phấn màu.

Tiết 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
3.3.Tập đọc (BT3)
A. Giới thiệu bài. - 1 HS nêu những điều q/s được
- Đưa hình ảnh trong SGK lên màn
hình hỏi: Tranh vẽ gì? - HS lắng nghe
- Giới thiệu: 2 chị em Thơm đang trò
chuyện đấy. Các con có muốn biết 2
Giáo án chính khoá- Lớp 1
chị em Thơm Bi kể chuyện gì với
nhau không? Các con cùng cô đọc bài - HS nhắc lại
Ví dụ để biết nhé!
- HS đọc.
- Ghi bảng tên bài – Y/c HS nhắc lại
- Đưa bài đọc lên màn hình, chỉ tên
bài: Ai đọc lại được tên bài tập đọc. - HS mở SGK theo dõi GV đọc.
B. Luyện đọc:
* Đọc mẫu: - HS dùng bút chì gạch chân.
- GV chiếu nội dung bài tập đọc. GV
đọc mẫu toàn bài.
* HS đọc tiếng, từ ngữ: - HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV dự kiến các từ khó trong bài: chị - HS thực hiện theo.
Thơm, quả cam, ra lớp, tiếp, Bốp,
nhầm.
- GV viết lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc.
- HS đọc nối tiếp ( 5 HS )
* HS đọc từng câu
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ:
+ HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc
lại.
+ HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm
tương tự với 3 câu còn lại.
- GV chỉ từng câu trên màn hình cho
HS đọc nối tiếp.
Nghỉ giữa giờ Múa hát hoặc chơi trò chơi
* Luyện đọc đoạn:
- GV chia bài làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 câu đầu.
+ Đoạn 2: 6 câu sau. - 2HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm đôi.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm - Đại diện 2 nhóm đọc.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
*Thi đọc theo vai
- Bài đọc có những nhân vật nào? - TL: chị Thơm, Bi
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Câu nào là câu nói của chị Thơm? -HSTL (câu 2, 5, 6, 7,10)
- Câu nào là câu nói của Bi? - HSTL (câu 4, 8, 9)
GV: câu 2, 5, 6, 7,10 là câu nói của
chi Thơm, câu 4, 8, 9 là câu nói của
Bi, còn lại là câu của người dẫn 2 HS làm mẫu cùng GV ( vai chị
chuyện. Thơm, Bi)
HD đọc câu nói của chị Thơm và Bi Từng tốp 3 HS luyện đọc
Làm mẫu: GV (vai người dẫn -Vài tốp thi đọc => NX
chuyện). - 1 HS đọc => lớp đọc ĐT( đọc nhỏ)
-Cho HS thi đọc theo vai.
- Khen HS, tốp HS đọc tốt, biểu cảm. - HS lắng nghe.
*Đọc cả bài
Giơ thẻ
- Gọi 1 HS đọc cá nhận -> Cả lớp đọc
- HS đọc
đồng thanh.
- HSTL
C. Tìm hiểu bài
- GV hướng dẫn kĩ để HS nắm yêu
cầu.
- Chỉ từng ý a, b cho HS đọc.
- Y/c HS làm bài viết lên thẻ.
- Cho HS đọc 2 câu đã ghép hoàn
chỉnh
Chị Thơm có nhầm không?
Câu chuyện có gì vui?
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc lại 2 trang ND bài 49.
- Dặn HS về đọc lại bài 49 và chuẩn bị
bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
.
………………………………………………………………………………………..
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Bài 27: BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 5
Giáo án chính khoá- Lớp 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Bước đầu thực hiện được phép trừ trong phạm vi 5.
- Viết được phép trừ theo tranh vẽ.
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn; góp phần phát triển năng lực tư duy và suy
luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất chăm chỉ, ham học hỏi, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời
sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học; bộ que tính trong bộ ĐDHT; bảng phụ.
2.Học sinh: Bộ đồ dùng học toán 1, SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
Khởi động -Hs chơi TC
Tổ chức trò chơi “Truyền điện”.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:
- Thi giữa 3 tổ: Một HS đọc 1 phép trừ bất
kì trong phạm vi 4; rồi chỉ bạn khác đọc
kết quả, bạn trả lời đúng có quyền ra PT
khác và chỉ bạn khác nói kết quả
-Nói lại tên bài học
Tổ nào có nhiều bạn TL sai bị thua cuộc
- GV nhận xét, tuyên dương và kết nối với
bài học mới.
-Giới thiệu bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Khám phá: - HS: lấy ra 5 que tính (trong bộ
* Hình thành bảng trừ trong phạm vi 5 ĐDHT cá nhân) đặt rải ra trên
a)Phép trừ 5 – 1 = 4 bàn học.
GV hướng dẫn HS tự trải nghiệm để tìm ra
phép trừ 5 – 1 = 4. Cụ thể như sau: -Giơ 5 que tính
- GV: lấy 5 que tính trong bộ ĐDDH giơ
lên trước lớp. 5 que tính
- GV: Ta có mấy que tính? (có 5 que tính). -Thao tác theo yêu cầu và trả lời
- GV giơ 5 que tính lên trước lớp. Bây giờ còn 4 que tính
các em bớt đi một que tính, hỏi còn lại
mấy que tính? -HS trả lời
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- GV hướng dẫn HS trả lời đầy đủ “ Năm
que tính, bớt đi một que tính còn bốn que - HS cả lớp đồng thanh nhắc lại “
tính ”.( một vài HS nêu lại ) Năm trừ một bằng bốn ”
- GV làm lại lần nữa và kết hợp nói trước
lớp “ Năm que tính, bớt đi một que tính
còn bốn que tính ”. Vậy “ Năm trừ một
bằng bốn ”.
- GV viết lên bảng: 5 − 1 = 4.
b)Các phép trừ 5 – 2 = 3; 5 − 3 = 2; 5 − 4
= 1; 5 − 5 = 0 Thực hiện tương tự để tìm ra các
- Từng phép trừ này cho hs thực hiện các PT còn lại
bước tương tự như phép trừ 5 − 1 = 4 ở
trên. -Đọc thuộc bảng trừ
- GV gọi một vài HS đọc bảng trừ trong
phạm vi 5 ở trên bảng, cả lớp đọc nhẩm.
Thư giãn giữa giờ
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Bài tập 1 * HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu và làm trên vở
- GV: tổ chức cho HS chữa bài, xác nhận Bài tập Toán. 
KQ.
- HS sửa sai (nếu có). -Nêu yêu cầu bài toán (Tìm số
Bài tập 2 thích hợp thay vào dấu?).
Lưu ý: Khi chữa câu 1 và câu 2, GV cho HS - Nêu cách làm bài, rồi làm bài cá
đứng tại chỗ đọc lại kết quả các phép tính nhân vào vở Bài tập Toán.
đã làm, chẳng hạn: “ 5 trừ 3 bằng 2 ” (câu - HS kiểm tra bằng cách đổi chéo
1) hay “ 5 trừ dấu ? bằng bốn, 5 trừ 1 bằng vở cho nhau.
4 ”, vậy số 1 thay vào dấu ? (câu 2) - Đọc thầm và nêu yêu cầu của
Bài tập 3 bài 3.
-Để điền dấu thích hợp vào ô trống em phải - Làm việc cá nhân, chữa bài, nêu
làm gì? ( thực hiện các phép trừ rồi so cách làm.
sánh kết quả để điền dấu). - Đổi vở kiểm tra. (GV có thể sử
-Nếu HS lớp yếu, GV hướng dẫn cách làm, dụng máy chiếu hoặc bảng phụ).
HS tự làm bài, chữa bài .
- GV khắc sâu cách làm: tính KQ, so sánh
KQ rồi chọn dấu để điền.
4. Hoạt động Vận dụng:
Bài tập 4 - HS: nhắc lại (2 đến 3 HS).
- GV: đọc yêu cầu (chậm). - HS: quan sát tranh, làm việc cá
nhân, trao đổi nhóm đôi về phép
- GV: tổ chức chữa bài. ( Tất cả có 5 con tính vừa viết được.  
Giáo án chính khoá- Lớp 1
chó, 1 con chạy đi, còn lại 4 con. Ta có - HS: đối chiếu kết quả bài làm.
phép tính trừ: 5 – 1 = 4.)
Củng cố
-Cho HS nêu lại các phép trừ đã học (có thể
nhìn vào bảng trừ trong phạm vi 5 trên
bảng và trả lời bằng miệng)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……

Tiết 3+ 4: Tiếng Anh ( Gv chuyên)


------------------------------------------------------------------

Tiết 2: TẬP VIẾT


Bài: Ôm, ôp, ơm, ơp

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


Giúp học sinh:
-Viết đúng ôm, ôp, ơm, ơp, tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp - chữ thường, cỡ vừa,
đúng kiểu, đều nét.
- Thực hiện viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, viết thành thạo các chữ: ôm,
ôp, ơm, ơp, tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp- đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn
đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
* Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Rèn năng lực quan sát, năng lực thẩm mĩ
-HS có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ, tính cẩn thận kiên trì, ham học hỏi, yêu thích cái
đẹp.
II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Chữ mẫu, bảng con, phấn màu, vở Tập Viết mẫu, bảng phụ, vô tuyến,
máy soi.
2.Học sinh:Vở Luyện viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu:
- Khởi động: Cho hs hát - Hát
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Gọi học đọc các chữ đã học ở bài 48, - Đọc: ôm, ôp, ơm, ơp, tôm, hộp
49 sữa, cơm, tia chớp
- Cho học sinh nhận xét bài đọc - NX
*Giíi thiÖu bµi:
-Tiết tập viết hôm nay các em sẽ tập tô -Hs nhắc lại tên bài
và tập viết các chữ: ôm, ôp, ơm, ơp
Ghi tên bài
2.Hoạt động khám phá và luyện tập:
a) Quan sát và nhận xét - Quan sát
- Đưa nội dung bài viết
- Giới thiệu bài viết gồm 10 dòng
(Ở vở Luyện viết gồm 2 phần: Phần
hình vuông màu xanh là phần bắt buộc
viết ở lớp, phần hình tròn màu xanh là
phần luyện viết thêm. Bạn nào viết
nhanh sẽ hoàn thành ngay tại lớp, bạn - 1HS đọc.
nào chưa nhanh lắm sẽ hoàn thành phần
bắt buộc tại lớp, phần luyện viết thêm - 1HS: chữ“h” cao 5 li
về nhà viết nốt) -1HS: chữ “d” cao 4 li.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài viết. -1HS: chữ “t” cao 3 li.
- Quan sát nội dung bài viết , cho biết: -1HS: Các chữ “i, a , m, ơ, ô” cao 2
? Chữ nào cao 5 li? li
? Chữ nào cao 4 li? - HSNX.
? Chữ t cao mấy li?
? Các chữ còn lại cao mấy li? - HSQS và nghe, hình dung lại.

- NX.
- Chốt: Khi viết cần nhớ độ cao các con
chữ để viết cho đúng. - HSQS và nghe.
b) Tập tô, viết chữ: ôm, tôm, ôp, hộp
sữa:
b1. HD ch÷: ôm, tôm:
-Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
+ Chữ “ôm”:từ điểm đặt bút viết o
trước, m sau điểm dừng bút trên đường
kẻ ngang 2; lưu ý viết liền mạch. Viết - QS và nghe.
xong om lia bút lên trên viết dấu mũ ô.
+ Chữ “tôm”:từ điểm đặt bút viếtchữ t
cao 3 li, viết t trước, om sau; lưu ý viết
liền mạch.Viết xong tom lia bút lên trên
viết dấu mũ ô.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
b2. Chữ: ôp, hộp sữa.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
+ Chữ “ôp”: từ điểm đặt bútviết o
trước, p sau (p cao 4 li), viết liền mạch - QS và nghe.
từ o sang p. Viết xong op lia bút lên
trên viết dấu mũ ô
+ Chữ “hộp sữa”: Từ điểm đặt bút viết
chữ h(cao 5 li)sau đó nối liền bút viết
vần ôp, nhấc bút viết dấu nặng (.) ở - 1HS: khi ngồi viết lưng thẳng, đầu
dưới con chữ ô, ta ®îc ch÷ hộp. C¸ch hơi cúi, mắt cách vở từ 20-35cm, tay
mét con ch÷ o ta ®Æt bót viÕt ch÷ s phải cầm bút, tay trái tì nhẹ vào mép
vµ viÕt vÇn ưa, lia bút lên phía trên, vở.
viết dấu ngã đặt trên đầu chữ ư, ta ®îc
ch÷ sữa.
- GV lu ý HS kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ch÷ - Viết bài
lµ 1 con ch÷ o.
- Chiếu quy trình viết mẫu
b3. Viết vở:
- YC mở vở Luyện viết( Trang 21), lưu
ý:
+ Các chữ ôm, tôm, ôp, hộp sữa- mỗi
chữ viết 1 dòng.
- Bấm bài viết mẫu đẹpcho HSQS.
-YCHS nhắc lại tư thế ngồi viết

- Lưu ý: sau khi viết xong, nên soát lỗi,


kiểm tra xem chữ nào viết chưa đều,
chưa đẹp.
- YC HS viết bài
-QS chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách
viết cho HS.
- YC gấp vở.

Nghỉ giữa giờ


c) Tập tô, viết:ơm, cơm, ơp, chớp
c1.HD chữ ơm, cơm: - Quan sát và nghe.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết:
+ Chữ “ơm”: từ điểm đặt bút viết con
chữ o trước, con chữ m sau; lưu ý viết
liền mạch. Viết xong om lia bút lên
Giáo án chính khoá- Lớp 1
trên viết dấu móc ơ.
+ Chữ “cơm”: từ điểm đặt bút viết chữ
c trước,om sau; lưu ý viết liền - Quan sát và nghe
mạch.Viết xong com lia bút lên trên
viết dấu móc ơ.
c2.HD chữ ơp, tia chớp:
+ Chữ “ơp”: từ điểm đặt bút viết con
chữ o trước, con chữ p sau (p cao 4 li);
lưu ý viết liền mạch. Viết xong op lia
bút lên trên viết dấu móc ơ.
+ Chữ “tia chớp”: Tõ ®iÓm ®Æt viÕt - Quan sát
ch÷ t (cao 3 li)sau ®ã nèi liÒn bót viÕt
vÇn ia, ta ®îc ch÷ tia. C¸ch mét con - Mở vở.
ch÷ o ta ®Æt bót viÕt ch÷ ch (chữ h
cao 5 li) vµ viÕt vÇn op (p cao 4 li),lia - 1HS nhắc lại kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c
bút lên phía trên viết dấu móc ơ,viết ch÷ lµ 1 con ch÷ o.
dấu sắc đặt trên đầu chữ ơ, ta ®îc ch÷ - QS.
chớp.
- Chiếu quy trình viết mẫu
c3. Viết vở: - Viết
- YC mở vở Luyện viết( Trang 21), lưu
ý:
+ Các chữơm, cơm, ơp, tia chớp - mỗi - HS quan sát
chữ viết 1 dòng.
- YC nhắc lại khoảng cách khi viết chữ
tia chớp
-GV chiếu bài viết mẫu đẹp cho HS
QS.
- Bạn nào viết nhanh xong bài phần bắt
buộc có thể viết thêm bài phần luyện
thêm.
- Cho HS viết vở
-QS chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách
viết cho HS.
-Thu 1 số vở, chấm –soi bài, NX.
3.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
-Nhắc HS cần cố gắng viết nhanh, đều Lắng nghe để thực hiện
đẹp hơn ở những bài sau.
-DÆn HS chưa hoàn thành bài vÒ nhµ
tËp viÕt nốt.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
Giáo án chính khoá- Lớp 1
......................................................................................................................................
.
………………………………………………………………………………………..
----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
* Về nhận thức khoa học:
Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học lớp học và hoạt động diễn ra
trong lớp học, trường học và hoạt động diễn ra trong trường học.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Thực hành sử dụng đồ dùng của lớp học, trường học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Các hình trang 40- SGK
HS: - VBT Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
Bút chì màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đàu:
-Mở video cho hs hát bài hát “Em yêu -Hát và vận động theo nhạc
trường em”
2.Hoạt động Luyện tập, thực hành:
*Sử dụng đồ dùng của lớp học,
trường học
+ Mục tiêu
Biết sử dụng cẩn thận và đúng cách
một số đồ dùng ở trường.
+ Cách tiến hành -Theo dõi
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV hướng dẫn HS cách sử dụng cần - Các nhóm sẽ lần lượt được thực hành
thận và đúng cách một số đồ dùng. Ví sử dụng các đồ dùng
dụ: bàn ghế, quạt trần, vòi nước vòng 1: nhóm 1 sử dụng bàn, ghế
Bước 2: Làm việc theo nhóm nhóm 2 sử dụng quạt trần
Tuỳ số lượng HS và đồ dùng cụ thể của nhóm 3 sử dụng vòi nước
trường mà GV chia nhóm HS thực (tiếp tục vòng 2, vòng 3 tương tự
Giáo án chính khoá- Lớp 1
hành sử dụng đồ dùng nhưng đổi việc).
GV chia làm 3 nhóm HS thực hành sử
dụng 3 đổ dùng, nêu rõ cách sử dụng 3 – Đại diện một số nhóm thực hành sử
đồ dùng như ở trang 41 SGK). dụng các đồ dùng.
Lưu ý: HS nên được thực hành tại hiện - HS khác, GV nhận xét, hoàn thiện
trường cách sử dụng cẩn thận và đúng cách
Bước 3: Làm việc cả lớp một số đồ dùng.
3.Hoạt động vận dụng:
-Cho hs tự đánh giá việc học tập và vận - HS sẽ tự đánh giá lẫn nhau
dụng chủ đề Trường học: - Mỗi tự đánh giá phiếu trong vở BT
- GV tuyên dương những em học tập và
vận dụng tốt những nội dung đã học từ
chủ đề Trường học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
.
………………………………………………………………………………………..
-------------------------------------------------------------
Tiết 2: Thể dục ( Gv chuyên)
------------------------------------------------------------
Tiết 3 : KỂ CHUYỆN
Bài 50: VỊT VÀ SƠN CA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người đều có ưu điểm riêng. Vịt con không
biết hát nhưng dũng cảm và tốt bụng, đã cứu gà con thoát khỏi nguy hiểm.
* Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phát triển các NL văn học, NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
-Yêu thích phân môn Kể chuyện, cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm,
nhân vật, hình ảnh, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ .
- Qua nhân vật vịt con hs hình thành phẩm chất yêu quý giúp đỡ bạn bè
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).
2. Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt, tập 1, lớp 1.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌCCHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
*Khởi động -Hát : Một con vịt.
*Kiểm tra bài cũ -Mời HS1 trả lời:
- Chỉ 3 tranh đầu của truyện Ba chú lợn
con (bài 44), nêu từng câu hỏi: +Vì chúng luôn bị sói rình rập.
? Vì sao ba chú lợn con phải làm nhà ở? +Lợn anh làm một túp lều cỏ. Lợn
?Mỗi chú lợn làm nhà bằng gì? nhỡ dựng một căn nhà gỗ. Lợn út thì
xây một ngôi nhà bằng gạch vững
?Điều gì xảy ra khi sói đến nhà lợn anh? chắc.
+Sói cào rách lều cỏ. Lợn anh đuổi
sói. Sói huých mạnh, túp lều đổ sập.
-NX khen HS trả lời đúng, giọng trả lời Lợn anh hốt hoảng chạy sang nhà
diễn cảm, nhấn giọng các từ ngữ nói về lợn nhỡ.
hành động xấu của sói(rình rập). -HSNX.
- Chỉ 3 tranh 4,5,6 nêu từng câu hỏi:
?Điều gì xảy ra khi sói đến nhà Lợn
nhỡ? -Mời HS2 trả lời:
+Sói mò sang căn nhà gỗ, đập cửa,
hai chú lợn không mở. Sói tức giận
?Sói có phá được nhà của lợn út không? đạp mạnh, vách nhà bung ra. Hai
chú lợn vội chạy sang nhà em út.
?Câu chuyện kết thúc như thế nào? +Sói lấy hết sức, lao cả thân vào,
ngôi nhà gạch vẫn trơ trơ.
+ Sói không phá được ngôi nhà, bèn
trèo lên mái, chui vào nhà theo
-NX khen Hs trả lời đúng, giọng kể hồi đường ống khói. Lợn út đã đặt dưới
hộp, vui vẻ, biết kết hợp với điệu bộ , cử ống khói một thùng nước sôi. Sói rơi
chỉ. tõm vào thùng nước sôi. Từ đó, ba
? Câu chuyện giúp em điều gì? anh em lợn con sống vui vẻ, yên
Qua câu chuyện chúng ta học được ở bình.
Lợn út tính cẩn thận, biết lo xa. Để -HSNX.
chống lại kẻ xấu, kẻ ác , cần phải thông -Mời HS3 trả lời: Phải thông minh,
minh, cảnh giác. cảnh giác đề phòng mới thắng được
kẻ xấu.
-Lắng nghe, học tập cách kể chuyện
2.Khám phá và luyện tập:
2.1.Chia sẻ và Giới thiệu câu chuyện
(gợi ý)
a)Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ
Giáo án chính khoá- Lớp 1
tranh minh hoạ, HS quan sát, nói chuyện
theo gợi ý: - Vịt, sơn ca, bồ câu, gà con.
- Chuyện có những con vật nào? - Vịt lắng nghe sơn ca hót. Vịt học
- Vịt làm gì ở mỗi tranh? hát. Vịt lao xuống hồ cứu gà con).
-Nghe.
b)Giới thiệu câu chuyện: Thấy sơn ca
hót hay, vịt nhờ sơn ca dạy hát nhưng vịt
không hát được như sơn ca. Tuy thế, vịt
lại có ưu điểm mà các bạn khác không
có. Đó là ưu điểm gì? Các em hãy lắng -1HS nhắc lại.
nghe câu chuyện.
- GV ghi tên truyện -Nghe toàn bộ câu chuyện.
2.2. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3
lần:
Lần 1:GV kể tự nhiên, không chỉ tranh.
+ Đoạn 1: giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
+Đoạn 2: kể gây ấn tượng với các từ
ngữ thể hiện cố gắng học hát của vịt; nỗi
buồn của vịt khi nghĩ mình vô tích sự.
-Nghe và quan sát tranh.
+Đoạn 3 (gà con gặp nạn): giọng kể hồi
-Nghe 1 lần nữa để khắc sâu câu
hộp.
chuyện.
+Đoạn 4: kể nhanh, hồi hộp; vui khi vịt
đã cứu được gà.
+Đoạn 5: giọng kể chậm rãi, thán phục.
Lần 2: Vừa chỉ từng tranh vừa kể thật -HS 1: Thấy sơn ca hót rất hay, vịt
chậm mê quá. Nó năn nỉ nhờ sơn ca dạy
Kể lần 3 (như lần 2) hát.
2.3.Trả lời câu hỏi theo tranh: -HS 2: Sơn ca hót làm mẫu, vịt làm
a) Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh: theo. Vịt nghĩ mình vô tích sự, dù rất
-YC mỗi HS trả lời câu hỏi theo một cố gắng thì nó cũng chỉ thốt lên
tranh(5 tranh, sẽ có từ 5 đến 10 Hs trả được mấy tiếng Cạc! Cạc!.
lời). -HS 3: Vì ở phía hồ sen có tiếng gà
+ Chỉ tranh 1, hỏi: Thấy sơn ca hót rất con Chiếp! Chiếp! kêu cứu.
hay, vịt làm gì? -HS 4: Vịt nhào xuống hồ, bơi gấp
+ YC làm tương tự với các tranh 2,3,4,5. đến chỗ gà con, đưa được gà lên bờ.
+Chỉ tranh 2: Vịt học hát như thế nào? -HS 5: Các bạn thán phục vịt con,
Vì sao nó nghĩ mình vô tích sự? cùng cất tiếng hát vang ngợi khen vịt
bơi giỏi và tốt bụng.
+Chỉ tranh 3: Vì sao vịt và các bạn đều
lao tới hồ sen?
+Chỉ tranh 4: Vịt cứu gà con như thể
nào?
Giáo án chính khoá- Lớp 1
-Trả lời (nhóm bàn).
+Chỉ tranh 5: Các bạn đã làm gì sau khi -2 nhóm thi kể
vịt cứu gà con? -NX nhóm trả lời tốt.
Lưu ý: Để người nghe chú ý khi trả lời
câu hỏi cần nói to, rõ, nhìn vào người
nghe. Trả lời câu hỏi đầy đủ, nói thành
câu, đúng nội dung chuyện. -1HS lên chỉ tranh kể.
b) YC mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 -HSNX
hoặc 3 tranh liền nhau.
- YC mỗi HS nhìn 2- 3 tranh, trả lời câu
hỏi cho bạn ngồi cùng bàn nghe.
-Gv Chốt: Khi trả lời được 2- 3 câu hỏi
theo 2- 3 tranh liền nhau thì nội dung
các câu không được trả lời không được
lộn xộn, cần phải đúng nội dung diễn
biến câu truyện.
c)YCHS trả lời tất cả các câu hỏi theo 5
tranh.
Nghỉ giữa giờ
2.3.Kể chuyện theo tranh (GV không
nêu câu hỏi): -2 nhóm HS kể nối tiếp.
a)YC mỗi HS nhìn 2 hoặc 3 tranh, tự kể -HSNX
chuyện. -5 nhóm HS lên bốc thăm ngẫu
b)YCHS kể chuyện theo tranh bất kì nhiên
(HS bốc thăm hoặc chơi trò chơi Ô cửa -HSNX
bí mật -1HS giỏi kể lại câu chuyện.
c)YCHS tự kể toàn bộ câu chuyện theo -HSNX
5 tranh( GV cất tranh. (YC không bắt
buộc).
2.4.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: -Nhiều Hs nêu nhận xét theo ý kiến
-GV: Em nhận xét gì về vịt con? mình
(Vịt không biết hát nhưng có ưu điểm
riêng: dũng cảm, sẵn sàng cứu bạn. Vịt
biết giúp đỡ bạn bè nên được các bạn
yêu quý. Ai biết giúp đỡ mọi người sẽ
được mọi người yêu quý).
3.Hoạt động Vận dụng, trải ghiệm
-Hôm nay nghe câu chuyện gì? -HSTL
-GV nhận xét tiết học; khen những HS
kể chuyện hay.
-Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe
Giáo án chính khoá- Lớp 1
câu chuyện về chú vịt dũng cảm. Nhắc
HS chuẩn bị cho tiết KC “Sói và sóc”,
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
.
………………………………………………………………………………………..
------------------------------------------------------------------

Tiết 4: Tiếng việt


Bài 51. ÔN TẬP ( 1tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Thực hiện đúng trò chơi: dỡ từng mặt hàng vào thùng hàng chứa vần.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Rùa nhí tìm nhà.
- Nghe viết đúng câu văn (chữ cỡ vừa).

* Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt; năng lực thẩm mĩ qua các hoạt động
nghe, nói, đọc, viết.
-Yêu thích môn học.
- Bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với các con vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hình ảnh đoàn tàu có 4 toa, 4 thùng (BT 1).
HS: Vở chính tả, vở bài tập TV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
- Cho cả lớp hát một bài. -HS hát.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Thu hoạch
dâu ”
Dâu ngoài vườn đã chín hết rồi, ông định đi
thu hoạch dâu. Nhưng chân của ông đau
quá, ông không thể đi được. Ông nhờ cháu
ra vườn hái dâu giúp ông.Mỗi quả dâu chứa
các vần, tiếng và từ.
- Cách chơi: HS được gọi chọn một quả dâu
bất kì sau đó đọc các vần, tiếng, từ được -HS lắng nghe.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
hiện ra. Nếu đọc đúng sẽ hái được quả dâu
đó. -HS chơi.
- Gọi lần lượt 3 HS chơi.
- Nhận xét sau mỗi phần đọc của HS. -HS lắng nghe.
- GV nhận xét chung phần KTBC. -Hs nhắc lại tên bài
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Luyện tập:
BT 1 (Củng cố - Dỡ hàng...)
- GV đọc đề bài.
- Gọi HS nêu lại đề bài. GV gạch chân từ - 1 HS đọc
quan trọng ( dỡ hàng, mỗi toa, một thùng
hàng thích hợp)
Đoàn tàu này chở mấy mặt hàng và đó - HSTL: Đoàn tàu chở 4 mặt hàng
những mặt hàng nào? đó là diêm, yếm, lốp, tôm.
- GV yêu cầu HS đọc các vần có ở trên - HS đọc: ôp, ôm , yêm, iêm.
thùng hàng.
- GV yêu cầu HS mở vở bài tập. - Hs làm vào vở BT.
- GV đọc đề bài trong vở bài tập. Gọi HS - 1HS đọc
nêu lại đề bài.
- GV hỏi: Tại sao lại xếp tiếng “diêm” vào
thùng có vần iêm. -Vì tiếng diêm có vần iêm.
- GV yêu cầu HS dùng bút nối tên từng mặt
hàng ở mỗi toa vào một thùng hàng chứa -HS trình bày bài:
vần tương ứng. + xếp yếm vào thùng vần yêm.
- GV gọi HS chữa bài. + xếp lốp vào thùng vần ôp. 4
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. + xếp tôm vào thùng vần ôm.
- GV chốt lại bài làm đúng trên màn hình -HS nhận xét, lắng nghe.
( dùng kĩ thuật vi tính chuyển tên từng mặt
hàng vào thùng)
- Gọi HS đọc lại các vần. Nêu điểm giống
nhau và khác nhau của hai vần ôm ôp; yêm - HS đọc.
iêm. - Gọi HS nêu.
- GV tổ chức cho HS chơi TC Xì điện: Tìm
thêm các tiếng, từ có chứa vần vừa ôn. - HS chơi TC
- GV nhận xét, khen ngợi HS tìm được từ
đúng.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
Nghỉ giữa giờ
BT 2 (Tập đọc)
a) Giới thiệu bài tập đọc:
- GV hiện 2 bức tranh trong bài hỏi: Tranh - 1 HS nêu những điều quan sát
vẽ gì? được.
- Giới thiệu: Bài đọc kể chuyện rùa nhí đi
tìm nhà nhưng rùa đã có nhà rồi. Vậy nhà
của rùa ở đâu? Các em hãy nghe cô đọc.
b) GV đọc mẫu.
- GV chiếu nội dung bài tập đọc. GV đọc -HS lắng nghe
mẫu toàn bài,
c) Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV dự kiến các từ khó trong bài: rùa nhí,
nơm nớp lo, thú dữ, lập bập, khà khà, rì rà
rì rà, ngớ ra.
- GV viết lên bảng từ khó và yêu cầu HS -Hs đọc cá nhân
đọc
d) Luyện đọc câu + HS 1 đọc câu 1, sau đó cả lớp
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. đọc lại.
+ Làm tương tự với các câu còn lại. + HS 2 đọc câu 2, sau đó cả lớp
( Có thể chỉ liền 3 câu: Rì rà rì rà... ra đọc lại.
chưa?, liền 2 câu: Rùa ngớ ra: ừ nhỉ.)
- GV chỉ từng câu trên màn hình cho HS đọc
nối tiếp.
e) Luyện đọc đoạn -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- GV chia bài làm 2 đoạn: vào SGK.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chưa có nhà.
+ Đoạn 2: Từ Thỏ khà khà đến hết. -2 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn. - HS nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm. đôi.
- GV gọi các nhóm thi đọc. - Đại diện 2 nhóm thi đọc.
- Gọi HS nhận xét. - Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
g) Luyện đọc cả bài. - 1HS + Cả lớp
Giáo án chính khoá- Lớp 1
h) Tìm hiểu bài đọc:
- GV hỏi: Đố em: Nhà rùa đâu? -HS: Nhà rùa là cái mai rùa đội
trên lưng. / Nhà rùa chính là cái
mai trên lưng rùa.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung -HS nhận xét.
KL: Hình ảnh cái mai rùa như căn nhà di
động trên lưng rùa là hình ảnh rất thú vị
trong câu chuyện này.
BT 3 (Nghe viết)
- GV viết lên bảng câu văn (chữ cỡ nhỡ), chỉ
từng chữ cho HS cả lớp đọc. -HS đọc
- GV giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ làm
một bài tập chính tả khó hơn: Nghe thầy - Hs lắng nghe
(cô) đọc và viết lại 1 câu văn. Để viết đúng
chính tả, các em hãy đọc thầm câu văn; chú
ý các từ mình dễ viết sai. (GV dự kiến các
từ: nơm nớp, lo) - HS thực hiện.
- Yêu cầu HS đọc phân tích, đánh vần các từ
khó - Viết hoa vì ở đầu câu
- Chữ Rùa được viết như thế nào? Vì sao? - Có dấu chấm
- Khi viết hết câu hết câu cần chú ý điều gì?
- Những chữ nào có độ cao 5 li? 4 li? - Khoảng 1 chữ o
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? - Quan sát
- Đưa bài viết mẫu. - HS viết vào vở; tô chữ viết hoa
- GV yêu cầu HS gấp SGK và mở vở bài đầu câu.
tập.
- GV đọc cho HS viết. ( GV đọc 2, 3 tiếng - HS soát lỗi.
một, đọc mỗi cụm từ 3 lần) -HS sửa lỗi cho nhau.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi -HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS đổi vở với bạn để sửa lỗi cho
nhau.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét tiết học. -Lắng nghe để thực hiện
- Yêu cầu HS về nhà đọc bài Rùa nhí tìm
nhà cho người thân nghe.
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học
kì I
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
......................................................................................................................................
.
………………………………………………………………………………………..
--------------------------------------------------------------------
Tiết chiều:
Tiết 1: Sinh hoạt lớp
Làm thiệp theo chủ đề “ Thầy cô trong trái tim em "
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô, người
lớn tuổi và sự thân thiện với bạn bè .
Tiết học này góp phần hình thành và phát triển cho HS :
- Năng lực hợp tác: thể hiện qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ
nhóm trong hoạt động tập thể .
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc thực hiện được những lời nói, hành vi trong
giao tiếp thể hiện sự thân thiện như chào hỏi , lắng nghe, cảm ơn, xin lỗi .
- Phẩm chất nhân ái: thể hiện thông qua sự thân thiện , yêu thương mọi người .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Phiếu đánh giá cho mỗi HS. GV có thể sử dụng vở bài tập ( nếu có ) để tổ
chức hoạt động .
- SGK Hoạt động trải nghiệm 1 .
HS: - Giấy bìa màu , bút màu , kéo , hồ dán .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
Khởi động - HS hát và vận động theo
- Mở nhạc bài hát về thầy cô nhạc
* Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập
tuần qua: - Lớp trưởng điều hành, gọi
*Về nền nếp lớp : Nêu những ưu điểm lần lượt các tổ báo cáo tình
…………………………………………………… hình hoạt động của tổ mình.
Nhược điểm; biện pháp khắc phục: -Các tổ thảo luận và đề cử 1
…………………………………………………… bạn đạt thành tích tốt nhất
*Về học tập: Gv nêu những ưu điểm trong học tập và các hoạt
…………………………………………………… động của trường, lớp trong tổ
Nhược điểm; biện pháp khắc phục:
để được khen thưởng.
……………………………………………………-
Giáo án chính khoá- Lớp 1
- GV tuyên dương, tổng kết chung
* Công tác trọng tâm tuần tới: -Lắng nghe
- Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội qui của
nhà trường.
- Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.
- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt
động học tập.
- Thực hiện tốt theo nội qui trường, lớp.
2.Khám phá và thực hành:
*Làm thiệp theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim
em " -Lấy đồ dùng bìa màu , bút
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . màu , kéo , hồ dán để lên bàn.
- Hs theo dõi quan sát
- GV hướng dẫn cho HS làm thiệp theo chủ đề “
Thầy cô trong trái tim em ” và có thể viết lời chúc -Hs thực hiện
đến thầy cô giáo mà em có dự định tặng tấm thiệp
này .
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về ý tưởng -Hs chia sẻ.
của mình khi làm tấm thiệp sau đó mời đại diện
một số nhóm lên chia sẻ trước lớp .
- GV khen ngợi sự cố gắng của HS trong hoạt
động này và dặn dò các em về nhà chuẩn bị một
câu chuyện về thầy cô giáo mà em ấn tượng nhất
để kể cho các bạn nghe trong giờ hoạt động tiếp
theo .
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- GV nhắc HS thực hiện những việc làm thể hiện Lắng nghe để thực hiện
sự kính trọng , biết ơn thầy cô và chia sẻ vào buổi
sinh hoạt lớp tuần tới .
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt
dưới cờ tuần 10 :
-Tổ chức cho HS đăng kí thi kể chuyện về người
thầy cô giáo em yêu quý.
- Yêu cầu những HS đăng kí chuẩn bị và tập kể
chuyện về thầy cô giáo em yêu quý

----------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Kĩ năng sống Po ki
Tiết 8: Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Giáo án chính khoá- Lớp 1
----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----
BGH kí duyệt

Duyệt ngày … tháng 10 năm 2020

You might also like