You are on page 1of 18

1.3.

Xơ, sợi nhân tạo


1.3.1. Nguyên nhân phát triển của xơ, sợi nhân tạo
Những năm gần đây việc sử dụng xơ, sợi nhân tạo ngày càng rộng rãi và chiếm nhiều
ưu thế trong nhiều lĩnh vực.
Xơ, sợi nhân tạo có những ưu điểm hơn hẳn xơ thiên nhiên như: độ bền, độ sạch, độ
bóng, khả năng chịu nhiệt... đáp ứng được nhu cầu của con người trong nhiều lĩnh vực:
may mặc, kỹ thuật, công nghiệp, trong quốc phòng, y tế... chi phí nhân công thấp, thúc
đẩy được các ngành công nghiệp khác phát triển.
Những nguyên nhân làm cho xơ sợi nhân tạo phát triển với tốc độ nhanh đó là:
- Dân số trên thế giới tăng nhanh, đồng thời nhu cầu về văn hóa và kỹ thuật đòi hỏi
ngày càng cao, từ đó chi phí về vật liệu dệt cho các loại ngày càng nhiều. Để thỏa mãn
những nhu cầu nói trên chỉ dựa vào việc sản xuất các loại xơ thiên nhiên là việc rất khó
khăn (do diện tích đất canh tác, chăn nuôi bị hạn chế và nhiều yếu tố khác)
- Nhiều loại xơ, sợi nhân tạo có các tính chất hơn hẳn các loại xơ thiên nhiên.
- Có thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau trong thiên nhiên (xenlulo, than đá, dầu
mỏ) để sản xuất xơ sợi nhân tạo. Điều này rất thích hợp với một số nước có ngành công
nghiệp phát triển (các nước Tây Âu, Nhật Bản...). Những nước này có điều kiện địa lý đất
đai không thích hợp cho việc sản xuất các loại xơ thiên nhiên, nhưng để sản xuất xơ sợi
nhân tạo thì các nước đó lại dễ dàng mua được nguyên liệu ban đầu từ nhiều nước khác
nhau. Khi sản xuất các loại xơ sợi nhân tạo có thể thay đổi một số tính chất của xơ phù
hợp theo yêu cầu (độ mảnh, độ bền...) trong phạm vi đáng kể. Điều đó làm cho xơ sợi
nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để tạo nên các loại chế phẩm khác
nhau.
- Chi phí nhân công trong việc sản xuất xơ, sợi nhân tạo ít hơn so với một số loại xơ
thiên nhiên.
1.3.2. Sản xuất xơ nhân tạo
Sản xuất xơ nhân tạo gồm có 3 bước cơ bản:
- Tổng hợp các monome thành các polyme kéo sợi.
- Đẩy dung dịch kéo sợi này qua đầu phun thành dạng sợi tơ.
- Làm đông cứng các sợi tơ vừa được đùn ra qua đầu phun.
Có 3 phương pháp chính để kéo sợi: phương pháp kéo sợi ướt, phương pháp kéo sợi khô
và phương pháp kéo sợi nóng chảy.
25
Bảng 1.6 - Các phương pháp chính để kéo sợi
Phương Phương pháp kéo Phương pháp kéo s Phương pháp kéo s
pháp sợi ướt khô ợi chảy ợi nóng
Dung d chịch
Nguyên Dung dịch polyme
polyme nóng ảy kéo
liệu kéo sợi
sợi
Sơ đồ
nguyên

Nguyên Dung dịch polyme Dung dịch polyme Polyme đã được nấu
sau
chảy
sau khi khi qua đầu phun
sau khi qua đầu phun
qua đầu phun được được
được
đẩy vào đẩy vào trong buồng
đẩy vào trong buồng
trong bể chứa hóa có

chất để luồng không khí ấm
lý luồng không khí lạnh
làm trung hòa dung để
đi
môi và làm bay hơi dung
qua để làm mát và
làm cho các môi
làm cho
filament đông và làm cho các
các filament đông
cứng lại filament
cứng lại
đông cứng lại
Phương pháp này Phương pháp này
Phương pháp này
dùng dùng để
Ứng dùng để
để sản xuất xơ sản xuất xơ
dụng sản xuất xơ viscose,
acrylic, polyamide,
acrylic
acetate polyester
Sau khi các polyme
được đẩy qua đầu
phun và được làm
đông cứng lại,
chúng được
kéo giãn bởi các
trục có vận tốc khác
nhau. Việc kéo giãn
filament có thể được
Kéo
tách
giãn
ra thành một quá
trình riêng. Kích
thước của các lỗ
trên đầu phun, sự
kéo sợi và điều
kiện kéo giãn sợi
quyết định đường
kính của sợi tơ được
tạo thành
Dung dịch được đẩy
ra qua đầu phun và
được làm đông
cứng lại tạo thành
các

Đầu Dung dịc h


phun ng
Bơm định lượng polyme
Khí
Dung dịch Bơm định lượ
lạnh
polyme Đầu phun
Dung môi Kéo giãn
Trục dẫn Quấn
Kéo giãn
Kéo Quấn
sợi
giãn Đầu phun
sợi
Quấn Bơm định lượng
Khí
sợi Dung dịch
nóng
polyme
Bể đông tụ
Các phân tử
định hướng
từng phần
Kéo giãn filament
Các phân tử
xếp lộn xộn

26
filament. Phía trong các
filament có các thớ nhỏ
sắp xếp lộn xộn. Việc kéo
giãn các
filament để làm cho thiết
diện nhỏ hơn, do vậy các
thớ nhỏ sẽ được định
hướng hơn
theo chiều trục của
filament và làm cho
filament có độ bền cao
hơn.
Hình 1.17 - Hình dáng lỗ định hình và mặt cắt ngang của filament tạo thành
Các lỗ trên đầu phun có thể là hình tròn, hình tam giác hoặc có các loại hình dáng
khác theo yêu cầu. Khả năng này của việc sản xuất filament nhân tạo đã tạo ra được các
filament có mặt cắt ngang khác nhau. Mặt cắt ngang khác nhau của các filament có ảnh
hưởng đến độ bóng, cảm giác khi tiếp xúc và tính chất của filament.
Đầu phun cũng cho phép hai polyme khác nhau, nằm sát cạnh nhau được đẩy ra từ
một lỗ trên đầu phun để tạo thành dạng filament hỗn hợp.
Các filament từ vài đầu phun có thể kết hợp với nhau tạo thành bó xơ và đem cắt
thành dạng xơ stapen có chiều dài khác nhau. Các xơ stapen nguyên chất hoặc pha trộn
với các xơ tự nhiên hoặc xơ nhân tạo khác có thể được kéo sợi trên hệ thống kéo sợi
bóng, len.
1.3.3. Xơ xenlulo từ polyme trong thiên nhiên
Xơ nhân tạo xenlulo được làm từ polyme xenlulo, được lấy từ một số loài cây. Đại
phân tử của chúng được tổng hợp trong thiên nhiên hoặc biến đổi hóa học. Để kéo sợi
xenlulo cần có được dung dịch kéo sợi với nhiều phương pháp khác nhau. Các phương
pháp sau thường được dùng trong thực tế: phương pháp viscose (để sản xuất xơ viscose,
xơ modal), phương pháp acetate (để sản xuất xơ acetate, xơ triacetate), phương pháp
lyocell (để sản xuất xơ lyocell). Các phương pháp này được phân theo dung môi sử dụng
để hòa tan xenlulo thành dung dịch kéo sợi.
1.3.3.1. Xơ viscose
Nguyên liệu ban đầu đưa vào sản xuất xơ sợi viscose là xenlulo lấy từ các loại gỗ:
thông, tùng, tre, nứa…
Cho xenlulo tác dụng với dung dịch kiềm NaOH 18% khoảng 1 giờ tạo thành xenlulo
kiềm C6H10O5.NaOH. Sau đó, nghiền nhỏ tách tạp chất, tiếp tục cho tác dụng với sunfua
cacbon (CS2) tạo thành dung dịch để kéo sợi.
Xơ sợi viscose được sản xuất rộng rãi trên thế giới và là loại sợi nhân tạo có giá thành
rẻ, nguyên liệu ban đầu dễ kiếm, qui trình sản xuất sợi đơn giản, tính chất sử dụng có
nhiều ưu điểm.
Xơ sợi viscose được chia thành 2 loại chính:
27
- Xơ sợi viscose biến tính: Có hàm lượng xenlulo cao 98%, ở dạng sợi bền, mềm,
mịn thường pha với tơ tằm để dệt lụa, satin…(n = 400 - 450)
- Sợi viscose thông thường dùng để dệt các loại vải lanh, phip (n = 300 - 350)
Độ dài và độ mảnh của xơ sợi thường phụ thuộc vào phương pháp gia công: loại xơ
mảnh, xơ trung bình và xơ thô
* Tính chất cơ bản
- Tính tiện nghi:
+ Tính cách nhiệt: Từ sợi tơ viscose sản xuất ra hàng dệt trơn nhẵn có ít khoảng
trống chứa không khí bên trong nên có độ cách nhiệt thấp. Sợi từ xơ stapen viscose có thể
dùng sản xuất hàng dệt có thể tích riêng của không khí thay đổi do đó tính cách nhiệt có
thể được kiểm soát trong giới hạn nhất định.
+ Tính hấp thụ ẩm: Xơ viscose hấp thụ ẩm rất tốt. Trong điều kiện thường, xơ hấp
thụ từ 11 - 14% lượng hơi nước. Trong nước, xơ trương nở và có thể hút từ 80 - 120%
lượng nước. Xơ viscose hấp thụ ẩm tốt hơn bông.
+ Tính tiện nghi tiếp xúc: Xơ viscose mảnh và xốp nên tạo cảm giác dễ chịu khi mặc.
- Độ bền: Độ bền của xơ viscose khi ở trạng thái khô thấp hơn xơ bông do cấu trúc phân
tử của xenlulo ngắn hơn của xơ bông. Khi ở trạng thái ướt xơ viscose giảm bền và chỉ
còn 40 - 70% độ bền khi khô.
- Độ giãn: Xơ viscose có độ giãn đứt từ 15 - 30%, độ giãn này nhiều gấp đôi xơ bông.
- Độ đàn hồi: Xơ viscose có tính đàn hồi thấp, đó là đặc trưng của tất cả các loại xơ
xenlulo. Hàng dệt từ xơ sợi viscose dễ bị nhăn.
- Độ tĩnh điện: Viscose có độ tĩnh điện thấp vì nó luôn chứa một lượng ẩm trong đó.
- Độ mảnh, cảm giác sờ tay: Cũng như tất cả các loại xơ nhân tạo, độ mảnh của xơ
viscose có thể được thay đổi trong khoảng rộng.
- Màu sắc: Viscose rất dễ nhuộm và in, màu tươi.
- Độ bóng: Viscose có dải độ bóng từ cao tới thấp, độ bóng phụ thuộc vào mặt cắt ngang
của xơ và chất khử độ bóng.
- Khối lượng riêng: 1,49 - 1,52g/cm3
- Tác dụng của axit: Viscose kém bền trong dung dịch axit, mức độ phá hủy phụ thuộc
vào nồng độ, nhiệt độ và thời gian tác dụng.
- Tác dụng của kiềm: Viscose trương nở mạnh trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường.
Đặc biệt, dưới tác dụng của dung dịch kiềm loãng và ở nhiệt độ cao, có mặt đồng thời của
oxy không khí thì viscose bị phá hủy mạnh.
Nói chung, độ bền hóa học của xơ viscose kém hơn so với xơ bông do mạch đại phân tử
của xơ viscose ngắn hơn của xơ bông. Vì vậy, chỉ nên giặt vải sợi viscose bằng xà phòng
trung tính và ở nhiệt độ không quá 40oC.
- Viscose dễ hoà tan trong dung dịch amôniac đồng.
- Tác dụng của nhiệt độ: Viscose không có tính nhiệt dẻo vì vậy nếu sấy ở nhiệt độ 100 –
120oC viscose sẽ tăng độ bền vì các phân tử nước bốc hơi đi làm cho liên kết của các đại
phân tử thêm chặt chẽ. Khi sấy ở 150oC trong thời gian dài xơ viscose sẽ bị giảm độ bền
nghiêm trọng.
- Viscose không bền với chất oxy hóa, bền với chất khử.
28
- Tác dụng của ánh sáng: Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời xơ trở nên cứng, giòn, màu
sắc biến đổi.
* Ứng dụng
- Loại filament viscose : Filament viscose thường được dùng để sản xuất ra vải bóng
trong dệt thoi, dệt kim, sản xuất vải nhiễu và vải lót. Ngoài ra, viscose còn được dùng để
may áo sơ mi, váy, đồ lót, rèm, ruy băng…
- Loại xơ stapen viscose : Xơ stapen viscose phần lớn được dùng để pha trộn với các loại
xơ khác để tận dụng độ đồng đều, độ bóng và hấp thụ ẩm của xơ. Viscose có thể pha với
polyamide, polyester làm vải may quần áo mặc ngoài, cà vạt, chỉ thêu hoặc pha với len
làm vải may quần áo dệt kim, pha với bông làm vải may quần áo lót, vải may quần áo
mặc ngoài…
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi viscose
- Nhận biết bằng phương pháp cảm quan: mặt vải cứng và bóng. Khi thấm nước vải trở
nên cứng hơn và dễ xé rách. Nếu cầm một đoạn sợi kéo đứt, chỗ đứt bị xù lông, xơ to đều
và cứng.
- Nhận biết bằng phương pháp nhiệt: Khi đốt vải cháy rất nhanh, có mùi giấy cháy, lượng
tro ít và chỉ có ở đầu đốt, còn lại hầu như không có tro.
* Các chỉ dẫn sử dụng
Giặt bằng xà phòng trung tính, không ngâm lâu, không vắt mạnh tay, phơi ngoài nắng đủ
khô thì cất vào. Bảo quản nơi khô ráo.
Bảng 1.7 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ viscose
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Có thể giặt khô
Giặt nhẹ ở nhiệt độ Không tẩy bằng Là không quá
bằng dung môi
không quá 40oC chất có chứa clo 120oC - 150oC
Perchloroethylene
* Các thương hiệu: Enka-Viskose®, Lenzing Viskose®, Danufil®
1.3.3.2. Xơ modal
Xơ modal được sản xuất bằng phương pháp viscose nhưng có sự thay đổi về điều kiện
kéo sợi và hóa chất dùng trong bể chứa. Kết quả của sự thay đổi đó làm cho các chuỗi
phân tử của xenlulo dài hơn, cải thiện cấu trúc và độ định hướng của các vùng tinh thể có
trong xơ. Vì vậy xơ modal có độ bền cao hơn xơ viscose khi ở trạng thái khô và ướt, các
tính chất của sản phẩm tạo thành cũng tốt hơn.
- Tính tiện nghi: Giống như xơ viscose
- Độ bền: Xơ modal có độ bền cao hơn xơ viscose khi ở trạng thái khô và ướt. Độ bền khi
ướt khoảng 20g/den.
- Độ giãn, độ đàn hồi, độ cách nhiệt, độ mảnh, màu sắc, độ bóng: Giống như xơ viscose
* Ứng dụng
Xơ modal có thể dùng nguyên chất hoặc pha trộn với các loại xơ sợi khác. Vải được làm
từ 100% xơ modal chỉ là một phần rất nhỏ. Xơ modal chủ yếu được sản xuất ở dạng xơ
29
stapen để pha trộn với các loại xơ khác như bông, polyester để tận dụng độ đồng đều, độ
bền và hấp thụ ẩm của xơ. Vải pha trộn được dùng làm quần áo mặc lót và mặc ngoài. Ưu
điểm quan trọng của vải modal so với cotton là vải xốp, mềm mại như tơ và có độ bền
cao khi giặt.
* Các chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ xơ modal
Bảng 1.8 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ modal
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Có thể giặt khô
Giặt ở nhiệt độ Không tẩy bằng Là không quá
bằng dung môi
không quá 60oC chất có chứa clo 120oC-150oC
perchloroethylene
* Thương hiệu: LenzingModal®
1.3.3.3. Xơ lyocell (Tencel)
Lyocell là tên gọi chung của xơ xenlulo tái sinh dùng dung môi để tạo ra chất lỏng
kéo sợi. Nguyên liệu ban đầu đưa vào sản xuất xơ sợi lyocell là xenlulo lấy từ gỗ và được
sản xuất bằng phương pháp dung môi hòa tan. Gỗ sau khi nghiền nhỏ được hòa tan trong
N-Methylmorpholine N-oxide và tạo thành dung dịch đặc quánh. Sau đó dung dịch này
được đẩy qua đầu phun và qua luồng khí nóng tạo thành sợi tơ lyocell, sợi tơ tiếp tục
được giặt sạch bằng nước để loại bỏ hết dung môi. Các dung môi này được thu hồi lại,
lọc sạch và được tái chế. Đây là qui trình sản xuất thân thiện với môi trường bởi vì phần
lớn dung môi được tái chế và quá trình sản xuất được rút ngắn hơn so với quá trình cũ.
* Tính chất cơ bản
Lyocell có độ bền cao kể cả khi ướt và khi khô, độ bền này thường cao hơn so với các
loại xơ xenlulo nhân tạo. Độ bền khi khô cao hơn độ bền của xơ bông ở mức trung bình.
Độ bền khi ướt thấp hơn độ bền khi khô. Xơ stapen có độ giãn khoảng 10 - 14%, độ giãn
cao hơn xơ bông. Độ tĩnh điện thấp và tính tiện nghi giống như đối với các loại xơ
xenlulo tái sinh.
Lyocell có khả năng hấp thụ ẩm kém xơ viscose nhưng tốt hơn bông, xơ dễ sử dụng
như các loại xơ nhân tạo khác.
Xơ có độ mảnh tương tự như bông hoặc len, độ mảnh từ 1,1-3,3dtex. Xơ có độ mềm
mại và có độ rủ. Lyocell có cấu trúc đặc biệt nên sau khi nhuộm, xơ được giặt sạch, sấy
khô và xơ giữ lại được dáng, mầu và vẻ bề ngoài.
* Ứng dụng
Các ứng dụng của xơ lyocell rất lớn, phạm vi ứng dụng từ loại vải denim bền, vải may
comple đến loại vải nhiễu nhẹ và vải dệt kim. Xơ stapen lyocell có thể được pha trộn với
bông hoặc lanh, len hoặc lông mảnh. Lyocell có thể được dùng làm vải nỉ, vải lông vì nó
có hiệu ứng các thớ xơ.
* Các chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ xơ lyocell
30
Bảng 1.9 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ lyocell
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Vải đậm màu:
Vải sáng màu: Không tẩy
Giặt ở nhiệt độ Là không quá
Giặt ở nhiệt độ bằng chất
không quá 120oC-150oC
không quá 60oC có chứa clo
40oC
* Các thương hiệu: Tencel®, LenzingLyocell®, Newcell®
1.3.3.4. Xơ acetate
Nguyên liệu ban đầu để sản xuất xơ acetate là xenlulo ở dạng xơ bông ngắn hoặc gỗ.
Bằng phương pháp cơ học để loại bỏ tạp chất ra khỏi xenlulo đem nghiền nhỏ
giặt
cho tác dụng với kiềm giặt tẩy giặt. Sau mỗi quá trình đều giặt sạch
nhằm
loại bỏ các tạp chất ra khỏi xơ. Do tác dụng hóa học làm cho các chất mỡ, pectin và các
chất khác bị tách ra khỏi xenlulo, làm tăng khả năng phản ứng của xenlulo, khi đó hàm
lượng α- xenlulo đạt tới 98%. Sau đó tiến hành acetyl hóa xenlulo đã được làm sạch. Kết
quả là nhận được acetate loại 1 dùng để sản xuất xơ và sợi triacetate.
Để sản xuất acetate loại 2, cho acetate loại 1 tác dụng với nước có chất xúc tác là H 2SO4.
Để acetate loại 2 lắng đọng rồi tách ra khỏi hỗn hợp giặt ép nước sấy cho
đến
khi đạt được độ ẩm là 5%. Acetate loại 2 dùng để sản xuất xơ và sợi acetate thông
thường.
* Công thức cấu tạo
Triacetate: [C6H7O2(OCOCH3)3]n
n= 300 - 400
Acetate : [C6H7O2OH(OCOCH3)2]n
n=250 - 300
* Tính chất cơ bản
- Khối lượng riêng: 1,3-1,32g/cm3
- Độ bền cơ học: Xơ acetate có độ bền tương đối từ 9 - 12CN/tex, độ giãn đứt ở trạng thái
khô 22 - 30%, trạng thái ướt 28 - 35%. Xơ triacetate có độ bền tương đối 11 - 15CN/tex,
độ giãn đứt ở trạng thái khô 25%, trạng thái ướt 38%. Độ bền này tương đối thấp so với
các loại xơ nhiệt dẻo
- Khả năng hút ẩm: Xơ acetate khó trương nở trong nước nhưng trương nở mạnh trong
các dung môi hữu cơ và đặc biệt là bị hòa tan trong axeton, metylen clorua, dicloetan...
Xơ acetate có khả năng hút ẩm tốt hơn triacetate. Ở điều kiện tiêu chuẩn hàm ẩm của xơ
triacetate 3,5% còn acetate 6,5%. Do có hàm ẩm thấp nên xơ nhanh khô nhưng dễ phát
sinh tĩnh điện khi bị ma sát gây khó khăn cho quá trình dệt và gia công cơ học nên không
thích hợp để may các sản phẩm mặc sát người.
Xơ acetate ở trạng thái ướt giảm bền 40 - 45%, còn triacetate giảm bền 20 - 25%
- Tác dụng của axit: Xơ acetate tương đối bền với các axit vô cơ loãng. Xơ kém bền với
các axit hữu cơ đậm đặc như axit acetic CH3COOH, axit foocmic HCOOH, các axit này
có khả năng hòa tan (ở dạng phân hủy) acetate ở ngay nhiệt độ thường.
31
- Tác dụng của kiềm: Xơ acetate kém bền với kiềm vì rất dễ bị xà phòng hóa làm mất
nhóm acetyl (- OCOCH3).
- Tác dụng của chất oxy hóa: Xơ acetate tương đối bền với chất ôxy hóa nên có thể dùng
các chất oxy hóa thông thường như ôxy già để tẩy vết bẩn.
So với xơ acetate, xơ triacetate nói chung bền hơn dưới tác dụng của axit, kiềm và chất
ôxy hóa.
- Tác dụng của nhiệt độ: Acetate là loại xơ nhiệt dẻo điển hình và rất nhạy cảm với nhiệt.
Xơ tương đối bền ở nhiệt độ 95oC - 105oC, nhưng ở nhiệt độ 140oC - 150oC nó đã bị
mềm và biến dạng. Nếu chưa đến mức bị mềm và biến dạng thì cũng trở nên bóng làm
mất đi độ xốp của xơ và khi xơ đã bị biến dạng thì không có khả năng trở lại trạng thái
ban đầu. Ở nhiệt độ 230oC - 250oC nó bị nóng chảy và phân hủy. Nên các vải dệt từ xơ
acetate không được là ở nhiệt độ trên 140oC.
Sợi triacetate có độ bền nhiệt cao hơn acetate và hơn cả một số loại xơ sợi tổng hợp (PA),
Ở nhiệt độ 170oC trong vòng 10 ngày xơ triacetate chỉ giảm bền 30%. Xơ bị nóng chảy ở
nhiệt độ 290oC – 300oC.
- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Xơ acetate bền với tác dụng của vi
sinh vật, nó không bị nấm mốc và mối phá hoại. Bền vững dưới tác dụng của ánh sáng và
khí quyển. Nói chung, độ bền của xơ với chỉ tiêu này phụ thuộc vào mức độ acetyl hóa
nên xơ triacetate bền hơn xơ acetate.
- Vải acetate có độ bóng mờ, cho cảm giác đầy tay và gần giống tơ tằm. Xơ có khả năng
đàn hồi và ổn định hơn viscose.
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi acetate
Tương tự như cách nhận biết vải sợi viscose. Xơ acetate cháy nhanh và có mùi chua,
bị nóng chảy. Tro cứng và có màu đen.
* Ứng dụng
Xơ acetate và triacetate có độ bóng cao. Xơ được sản xuất ở cả hai dạng: dạng sợi tơ
và dạng xơ stapen. Xơ được kéo sợi nguyên chất hoặc pha trộn với các loại xơ khác như
pha với tơ tằm dệt ra các mặt hàng lụa để hạ giá thành sản phẩm, và dùng làm vải lót cho
áo jacket, veston, các mặt hàng dệt kim, …Có thể pha với len để sản xuất ra các mặt hàng
may mặc dùng cho mùa đông hoặc dệt phối hợp các loại sợi khác tạo ra vải có màu sắc
thích hợp do sợi acetate cần thuốc nhuộm đặc biệt, loại thuốc nhuộm này không nhuộm
được một số loại sợi khác, thí dụ sợi viscose.
Xơ thường sử dụng để may quần áo mặc ngoài, các mặt hàng trang trí…So với
viscose, xơ acetate có một số ưu điểm như ít giảm bền trong môi trường nước, có thể
nhận được sợi mảnh hơn, độ bền ma sát thấp, giữ được hình dáng và không co khi giặt.
Do độ hút ẩm thấp, độ dẫn điện thấp và dễ sinh tĩnh điện nên được dùng làm vật liệu
cách điện.
* Các chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ xơ acetate
Xơ acetate phải được giặt và là cẩn thận, xơ có độ nhàu lớn
32
Bảng 1.10 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ acetate
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Giặt nhẹ ở nhiệt Là ở nhiệt độ Có thể giặt khô
Không tẩy bằng
độ không quá chất có chứa clo
không quá 110oC. bằng dung môi
30oC Không xả hơi nóng perchloroethylene
* Các chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ xơ triacetate
Xơ triacetate có thể giặt máy và là, xơ không bị nhàu.
Bảng 1.11 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ triacetate
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Là ở nhiệt độ Có thể giặt khô
Giặt ở nhiệt độ Không tẩy bằng
không quá 150oC. bằng dung môi
không quá 40oC chất có chứa clo
Không xả hơi nóng perchloroethylene
*. Các thương hiệu: Amel®(acetate), Tricel®(triacetate)
1.3.3.5. Xơ tre
Xơ tre là một loại xơ xenlulo được sản xuất từ cây tre. Có hai phương pháp để sản
xuất xơ tre là phương pháp cơ học và phương pháp hóa học. Phương pháp cơ học tương
tự như quá trình sản xuất xơ lanh và tạo nên xơ tre tự nhiên. Phương pháp hóa học có hai
cách: phương pháp sản xuất viscose và phương pháp sản xuất lyocell.
Phương pháp sản xuất viscose để sản xuất xơ tre tương tự như việc sản xuất tơ viscose.
Phương pháp sản xuất lyocell để sản xuất xơ tre tương tự như việc sản xuất xơ lyocell.
Nhưng phần lớn xơ tre được ứng dụng trong ngành dệt may là được sản xuất bằng
phương pháp viscose. Xơ tre được ứng dụng để sản xuất ga trải giường, áo choàng sau
khi tắm, khăn tắm, áo tắm, quần áo lót, quần áo bơi, áo bó, tất…
Xơ tre có tính chất bền, chắc. So sánh với xơ bong và xơ polyester nó có độ bền đứt
cao hơn, tính hút ẩm tốt hơn. Xơ tre thân thiện với môi trường hơn xơ bông, xơ polyester
và xơ tre được gọi là xơ “xanh”.
1.3.4. Xơ protein tái sinh (Xơ đậu nành)
1.3.4.1. Quá trình sản xuất
Ban đầu, hạt đậu nành được ép để lấy dầu hoặc sản xuất đậu phụ. Phần thải bỏ của quá
trình này là bã đậu. Người ta lấy bã đậu chiết xuất ra protein nhờ dung dịch muối và các
chất phụ gia. Có thể chiết suất được 40kg protein từ 100kg bã đậu nành.
Protein đậu nành được pha trộn với PVA tạo thành dung dịch, sau đó lọc và qua bộ
phận bơm hút để định hướng chuỗi phân tử và qua các quá trình chế biến tiếp theo để tạo
thành dung dịch kéo sợi.
33
Trong quá trình kéo sợi, có thể bổ sung thêm các hoá chất kháng sinh có tác dụng
chống viêm, các hoá chất hấp thụ tia cực tím để tạo ra xơ đậu nành có các công dụng
như kháng khuẩn, vi trùng và chống tia cực tím.
1.3.4.2. Tính chất cơ bản
Xơ đậu nành là một loại xơ tích cực, một loại xơ "sạch" mới của ngành dệt, nó hội tụ
nhiều ưu điểm của các loại xơ tự nhiên và xơ nhân tạo. Xơ có khả năng sản xuất và được
thương mại hóa trên thị trường
Xơ đậu nành óng ánh tự nhiên và bề mặt trơn nhẵn. Xơ bền và nhuộm màu tốt. Xơ
đậu nành có khả năng hấp thu độ ẩm tuyệt vời, có cảm giác sờ tay mềm mại, có độ rủ, vải
thoáng khí tạo cho người mặc cảm giác dễ chịu. Xơ đậu nành hội tụ các tính chất như độ
mềm, bóng của tơ tằm, khả năng hút ẩm của bông và khả năng giữ ấm của len.
Xơ đậu nành là một sợi thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng tái tạo tài
nguyên thiên nhiên.
Xơ có độ mảnh nhỏ, có thể đạt tới 0,9 dtex, chiều dài xơ 5 - 6cm, tỷ trọng thấp, độ
bền và độ giãn tốt gần giống như các loại xơ nhân tạo. Xơ đậu nành có tính chống nhàu,
dễ giặt và nhanh khô.
Độ bền đứt của xơ đơn khá cao, đạt hơn 3,0 cN/dtex, cao hơn len, bông và tơ tằm. Độ
co nhiệt của xơ tốt. Xơ không có điểm nóng chảy. Xơ đậu nành có độ bền ánh sáng tốt,
độ bền với tia cực tím tốt, tốt hơn bông, viscose và tơ tằm. Xơ đậu nành có tính chống
tĩnh điện tốt, có tính vệ sinh cao.
Xơ có khả năng kháng khuẩn: Các vi chất có khả năng kháng khuẩn được thêm vào
chuỗi phân tử của xơ, tạo cho vải duy trì được tính chất kháng các loại khuẩn như khuẩn
tụ cầu, aureomixin, … trong thời gian dài. Xơ có độ bền nhiệt kém, ở nhiệt độ cao xơ trở
nên ố vàng. Xơ bền với kiềm và axít, côn trùng, nấm.
Về khả năng giặt giũ: Rất nhiều mẫu vải dệt thoi và dệt kim từ xơ đậu nành có thể giặt
ở điều kiện tiêu chuẩn.
1.3.4.3. Sử dụng
Vải 100% protein đậu nành có màu sắc tự nhiên và thuần khiết, có lớp lông tuyết trên
mặt vải, không xù lông, mềm, rủ, xếp nếp tốt, cảm giác sờ tay dễ chịu, thoải mái.
Xơ đậu nành có thể pha trộn với len, rayonne, lycra và bông.
Sợi đậu nành và sợi đậu nành pha trộn có thể dùng để dệt vải dệt thoi, dệt kim thành
các sản phẩm may mặc bằng các phương pháp thông thường trong ngành dệt. Vải dệt có
ngoại quan đẹp, mịn, có thể nhuộm được nhiều màu sắc, bền màu.
Xơ có lợi cho sức khoẻ như không gây dị ứng cho da, có nhiều đặc tính có lợi cho da.
Xơ đậu nành tạo cảm giác dễ chịu cho da người, nó quy tụ nhiều loại axít amin tạo nên
hiệu ứng bảo vệ da người tốt.
Xơ đậu nành mảnh, mềm và mượt cho nên đây là nguyên liệu tốt cho những sản phẩm
tiếp xúc trực tiếp với da người như đồ lót, đồ ngủ, đồ thể thao, sơ mi nam, quần áo cho
trẻ em và trẻ sơ sinh, các sản phẩm trong gia đình như khăn, chăn, đệm, ga, gối…
1.3.5. Xơ, sợi tổng hợp
Xơ tổng hợp được chế tạo từ những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ việc trưng
cất dầu mỏ, than đá, khí đốt... ở trong tự nhiên. Nó là loại xơ có tính nhiệt dẻo, không háo
34
nước và không có ái lực với nước. Kéo sợi từ loại xơ này gặp nhiều khó khăn vì tính
nhiễm điện lớn mặc dù có gia công chống tĩnh điện.
Dạng nguyên liệu cho xơ sợi tổng hợp được làm theo 2 bước:
- Nguyên liệu ban đầu có khối lượng phân tử thấp là các monomer được sản xuất từ
dầu mỏ và than đá.
- Ghép nối các monome đó thành dạng polymer có khối lượng phân tử lớn bằng
phương pháp trùng ngưng hoặc trùng hợp.
Trùng ngưng các polymer để tạo ra xơ polyamide, polyester. Trùng hợp các polymer
để tạo ra xơ polyacrylic, polyvinylchloride và polypropylene
1.3.5.1. Xơ polyamide (PA)
Polyamide là loại xơ chiếm vị trí thứ 2 trong số các loại xơ tổng hợp về khối lượng
sản xuất trên thế giới. Polyamide được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới với tên gọi
khác nhau: Capron (Liên xô cũ), nylon (Mỹ), xilon (Tiệp), peclon (CHLB Đức). Tên
thông dụng: Nylon
Polyamide là những xơ tổng hợp mà trong đại phân tử của chúng có chứa các nguyên
tố: C,O,H,N. Polyamide được sản xuất trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau. Tuy
cùng một dạng mạch đại phân tử nhưng đi từ nguyên liệu khác nhau hoặc do các hãng
khác nhau sản xuất nó được đặt một tên riêng. Vì vậy, tính chất của xơ sẽ khác nhau và
tính chất phụ thuộc nhiều nhất vào điểm nhiệt độ chảy mềm (nhiệt độ chảy mềm ở các xơ
khác nhau).
Những polyamide quan trọng nhất là nylon 6 và nylon 6.6. Nylon 6 được làm từ
polycaprolactam, nylon 6.6 được làm từ polyhexamethylene adipamide.
Nylon 6 hoặc nylon 6.6 được làm nóng chảy và đi qua đầu phun tạo thành các sợi dài và
được làm đông lại bằng luồng không khí lạnh, sau đó được kéo giãn. Nylon 6 hoặc nylon
6.6 cũng có thể được chuyển thành dạng mảnh nhỏ để gia công tiếp theo.
Polyamide được sản xuất ở các dạng: sợi phẳng dẹt (flat filament), sợi dạng texture và
dạng xơ stapen (staple).
* Công thức cấu tạo:
Nylon 6: [-HN- (CH2)5-CO-]n ; n= 150 - 200
Nylon 6-6: [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n ; n= 80 - 120
Polyamide có cấu trúc mạch thẳng, không có nhánh nên các đại phân tử có điều kiện
nằm xít nhau làm cho xơ có cấu trúc chặt chẽ và các đại phân tử có độ định hướng cao.
Mạch đại phân tử của xơ có chứa các nhóm polymetylen (-CH2-), các nhóm này liên
kết với nhau bằng mối liên kết peptit (-CO-NH-)
Do trong mạch phân tử có chứa các nhóm –COOH- và – NH2, nên xơ polyamide cũng
có tính chất lưỡng tính.
* Tính chất cơ bản
- Tính tiện nghi:
+ Tính cản nhiệt: Tính chất cản nhiệt của xơ polyamide phụ thuộc vào dạng sợi
được sản xuất ra. Dạng sợi phẳng dẹt có tính cản nhiệt thấp. Dạng texture có tính cản
nhiệt tốt hơn. Dạng xơ stapen có thể tạo ra được sợi mảnh và trơn nhẵn hoặc xốp.
35
+ Tính hấp thụ ẩm: Khả năng hấp thụ ẩm của polyamide thay đổi theo hàm ẩm của
môi trường. Trong môi trường tiêu chuẩn (là môi trường có nhiệt độ t=200C ± 2; độ ẩm
tương đối của không khí φ = 65% ± 2) thì độ ẩm của xơ polyamide là 3,5 - 4,5%. Do độ
ẩm thấp nên có khả năng tĩnh điện cao gây khó khăn trong quá trình gia công và gây khó
chịu cho người mặc. Nhưng nếu độ ẩm cao hoặc trong môi trường nước thì khả năng hút
ẩm của polyamide có thể lên tới 8%. Trong môi trường ướt sợi giảm bền không quá 10%
và có khả năng tăng độ giãn trong môi trường ướt 10%. Vì vậy, polyamide vẫn dùng để
sản xuất quần áo thể thao, quần áo tắm. Ở dạng sợi texture, có thể hấp thụ nước bằng
cách mao dẫn.
+ Tính tiện nghi tiếp xúc: Polyamide mảnh và xốp mềm nên thích hợp để sản xuất
vải may quần áo.
- Độ bền: Polyamide có độ bền cao và khả năng chống mài mòn rất cao. Độ bền khi ướt
bằng 80 - 90% khi khô.
- Độ giãn: Polyamide có độ giãn rất cao kể cả khi ướt hoặc khô. Độ giãn này phụ thuộc
vào dạng xơ, khoảng 20 - 80%.
- Độ đàn hồi: Polyamide có độ đàn hồi cao và có khả năng chống nhăn nên vải dệt từ xơ
sợi PA không bị nhàu.
- Độ nhiễm điện: Polyamide rất dễ bị nhiễm điện nhưng có thể giảm hiện tượng này bằng
chất chống tĩnh điện.
- Độ mảnh, cảm giác khi tiếp xúc: Có thể tạo ra xơ polyamide có độ mảnh khác nhau và
sự thay đổi về độ mảnh nằm trong khoảng rộng từ xơ siêu mảnh đến xơ thô. Vải tạo
thành có thể mỏng và xốp mềm hoặc cứng tùy theo độ mảnh của xơ, cấu trúc vải và việc
hoàn tất vải.
- Độ bóng: Có thể tạo ra xơ có độ bóng thấp tới độ bóng cao tùy thuộc vào tiết diện
ngang của xơ và chất làm mờ độ bóng.
- Khả năng tạo hình dạng: Là xơ có tính nhiệt dẻo, có thể tạo được hình dạng dưới tác
động của nhiệt độ. Nhờ tính chất này người ta đã làm cho xơ xốp hơn.
- Khối lượng riêng: 1,14 - 1,15g/cm3, khối lượng này nhỏ nên xơ, sợi, vải polyamide nhẹ.
- Tác dụng của axit: Polyamide kém bền vững khi chịu tác dụng của axit đậm đặc và axit
vô cơ ở nhiệt độ cao do mối liên kết peptit bị thủy phân.
- Tác dụng của kiềm: Polyamide có độ bền tương đối cao với kiềm
- Tác dụng của chất oxy hóa: Polyamide kém bền với các chất oxy hóa vì nó dễ phá hủy
liên kết peptit, nên không dùng các chất oxy hoá mạnh để tẩy trắng polyamide.
- Tác dụng của chất khử: Polyamide tương đối bền với chất khử và muối trung tính.
- Tác dụng của nhiệt độ: Polyamide chịu nhiệt kém. Polyamide là loại xơ nhiệt dẻo nên bị
biến dạng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 90 - 1000C, xơ polyamide bắt đầu thay đổi tính chất,
xơ bị giảm bền rất nhanh và chuyển thành dạng chảy mềm. Nhiệt độ chảy mềm của các
loại xơ polyamide thường khác nhau nên cần chú ý khi sử dụng.
- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Polyamide kém bền với ánh sáng,
dùng lâu ngày polyamide bị vàng hay bị lão hóa (bị cứng lại) và bị nổ vải. Khắc phục
bằng cách tăng trắng quang học.
- Polyamide bị trương nở trong các dung môi hữu cơ.
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi polyamide
36
Nhận biết bằng phương pháp cảm quan: Mặt vải bóng, xơ sợi đều và bền, vải không
bị nhàu nát. Khi kéo đứt vải có độ đàn hồi cao, khó đứt.
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt: Khi đốt có hiện tượng cháy yếu, bị chảy mềm và
co lại, tắt ngay khi rút ra khỏi lửa, có mùi cần tây, mùi nến cháy, khói trắng và thơm, tro
màu nâu, vón thành cục tròn bóp thấy dẻo.
* Ứng dụng
- Dạng sợi tơ: Thường được texture, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng. Chúng được
dùng để sản xuất bít tất, quần áo lót, quần áo bơi lội, quần áo thể thao, quần áo mặc
ngoài, váy, áo sơ mi, vải lót, quần áo chống thấm, ô, làm sợi gia cố cho vải dệt kim, thảm.
Sợi tơ đơn được dùng làm chỉ may
- Dạng xơ stapen: Thường được pha trộn với len, bông hoặc các loại xơ nhân tạo khác để
làm vải trong may mặc. Chúng được dùng để sản xuất vải dệt kim, vải nhung, vải nỉ,
thảm lông mịn, rèm.
* Các chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ polyamide:
Bảng 1.12 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ polyamide
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Giặt nhẹ ở nhiệt Không tẩy Là ở nhiệt độ không Có thể giặt khô
độ không quá bằng chất có quá 110oC. bằng dung môi
40oC chứa clo Không xả hơi nóng perchloroethylene
* Các thương hiệu: Antron®, Bayer-Perlon®, Enka-Perlon®, Tactel®, Rho-Sport®.
1.3.5.2. Xơ polyester (PES)
Xơ polyester chiếm vị trí hàng đầu về khối lượng sản xuất trong số các loại xơ tổng
hợp. Xơ polyester được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau:
Lapxan (Liên xô cũ), Terinon (Anh), Đacron (Mỹ), Lanon (Đức), Tecgal (Pháp), Têtoron
(Nhật Bản) sản xuất dưới hai dạng bóng và mờ.
* Đặc trưng cấu tạo
n= 85 - 120
Do xơ polyester có cấu tạo mạch thẳng và lặp lại đều đặn nên các mạch đại phân tử của
polyester nằm rất sát nhau tạo nên cấu trúc chặt chẽ, hình thành các vùng vi tinh thể tạo
ra độ bền cao.
* Tính chất cơ bản
- Tính tiện nghi:
+ Tính giữ nhiệt: Các sợi tơ dẹt có tính giữ nhiệt thấp, sợi được texture có tính giữ
nhiệt tốt hơn. Các xơ ngắn có thể mảnh và nhẵn hoặc thô ráp sẽ cho khả năng giữ nhiệt
khác nhau.
[- CO - - CO - O - (CH2)2 - O - ]n
37
+ Tính hấp thụ ẩm: Polyester có khả năng hút ẩm kém, kém nhất trong các loại xơ.
Trong môi trường tiêu chuẩn độ ẩm của xơ là 0,4% do nó chứa ít nhóm ưa nước và cấu
trúc của xơ chặt chẽ. Vì vậy, xơ khó thấm nước, không thoáng khí nhưng giặt nhanh khô,
ít bắt bụi bẩn. Polyester khó hấp thụ nước nhưng có khả năng mao dẫn nước trong sợi
tốt.
+ Tính tiện nghi tiếp xúc: Xơ mảnh và xốp mềm nên được dùng để sản xuất vải
trong may mặc.
- Độ bền: Polyester có độ bền cao và có khả năng chống mài mòn. Độ bền khi ở trạng
thái ướt tương tự như khi khô.
- Độ giãn: Độ giãn đứt khoảng 15 - 50% và thấp hơn polyamide.
Xơ có độ đàn hồi rất cao ở trong điều kiện thường, vải không bị nhăn. Nếu kéo giãn
trong môi trường nước nóng > 70oC thì xơ mất khả năng đàn hồi và khi đã bị kéo giãn thì
rất khó sửa.
- Xơ có tính nhiễm điện rất cao nên gây khó khăn trong quá trình kéo sợi, dệt vải và khó
nhuộm màu, gây khó chịu cho người mặc nên không phù hợp để may quần áo mặc sát
người nhưng có thể khắc phục bằng cách dùng chất chống tĩnh điện.
- Độ mảnh, cảm giác khi tiếp xúc: Có thể tạo ra xơ polyester có độ mảnh khác nhau và sự
thay đổi về độ mảnh nằm trong khoảng rộng từ xơ siêu mảnh đến xơ thô. Vải tạo thành
có thể mỏng và xốp mềm hoặc cứng tùy theo độ mảnh của xơ, cấu trúc vải và việc hoàn
tất vải.
- Độ bóng: Có thể tạo ra xơ có độ bóng thấp tới độ bóng cao tùy thuộc vào tiết diện
ngang của xơ và chất làm mờ độ bóng
- Khả năng tạo hình dạng: Là xơ có tính nhiệt dẻo, có thể tạo được hình dạng dưới tác
động của nhiệt độ. Nhờ tính chất này người ta đã làm cho xơ xốp hơn.
- Khối lượng riêng: 1,38g/cm3.
- Tác dụng của axit: Polyester tương đối bền với axit loãng ở điều kiện thường nhưng khi
tăng nồng độ đến 60%, nhiệt độ 70oC thì xơ mới bị phá huỷ từng bộ phận. Ví dụ: axit
đậm đặc H2SO4 70% sẽ phá hủy polyester.
- Tác dụng của kiềm: Polyester kém bền với kiềm do nhóm este bị xà phòng hóa. Nếu gia
công không lâu ở nhiệt độ thấp thì kiềm chưa gây tổn thương đáng kể cho xơ. Nếu tăng
nhiệt độ thì polyester sẽ bị phá hủy hoàn toàn (dạng thủy phân). Dung dịch NaOH 40% sẽ
phá hủy polyester ở ngay nhiệt độ thường.
- Polyester tương đối bền với chất oxy hóa và với chất khử
- Polyester tương đối bền với các dung môi hữu cơ thông thường: axeton, cồn,
benzene…nhưng xơ bị hòa tan trong nitrobenzene và clophenol
- Tác dụng của nhiệt độ: Polyester là loại xơ nhiệt dẻo, khả năng chịu nhiệt của xơ tương
đối cao. Ở nhiệt độ 150oC trong một vài giờ xơ chưa thay đổi tính chất. Nếu tăng thời
gian lên 1000 giờ xơ chỉ giảm 50% độ bền. Trong khi đó một số xơ khác chỉ trong 200 -
300 giờ đã bị phá huỷ. Ở nhiệt độ 235oC xơ chuyển sang trạng thái mềm, ở nhiệt độ
275oC xơ chuyển sang trạng thái chảy lỏng.
- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Polyester có độ bền với ánh sáng cao
hơn hẳn polyamide, nhưng dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại thì xơ polyester bị giảm
độ bền
38
- Xơ polyester có độ cứng lớn dễ tạo ra hiện tượng xù lông, vón cục trên bề mặt chế
phẩm. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã sản xuất ra polyester biến tính bằng
cách thay đổi thành phần hóa học của polyester nhằm biến đổi một số tính chất của xơ
làm cho xơ mềm mại hơn, dễ gấp uốn, tăng khả năng nhuộm màu, tăng độ xốp và có
nhiệt độ nóng chảy cao hơn gọi là polyester biến tính.
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi polyester
Nhận biết bằng phương pháp cảm quan: Mặt vải bóng, xơ đều, bền đẹp và không bị nhàu.
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt: Khi đốt có hiện tượng cháy yếu, bị chảy mềm và co
lại, tắt ngay khi rút ra khỏi lửa, khói trắng thơm mùi cần tây, tro vón cục cứng màu nâu
đen.
* Ứng dụng
- Dạng xơ stapen: Khoảng 60% khối lượng sản xuất polyester là ở dạng xơ stapen. Xơ
stapen được dùng chủ yếu để pha trộn với các loại xơ khác như len, bông, viscose, modal.
Tỷ lệ pha trộn phụ thuộc vào sản phẩm được dùng và loại xơ được pha trộn, thông
thường tỷ lệ pha trộn là 70:30, 65:35, 55:45 và 50:50. Các ứng dụng quan trọng nhất là
dùng để may comple, y phục, váy, áo sơ mi, quần áo mặc ngoài, áo mưa, bảo hộ lao
động, ga trải giường. 100% polyester dạng xơ stapen còn được dùng để làm chỉ may có
độ bền cao, nền của mex, dựng, bông, bông trần.
- Dạng sợi tơ: Thường được texture sau đó dệt vải để may váy, áo sơ mi, cà vạt, khăn
choàng, làm lót áo, vải nỉ, rèm, màn tuyn, đồ trang trí. Dùng làm chỉ vắt sổ.
Xơ có khả năng hạn chế lửa nên được dùng để bọc đồ nội thất trong khách sạn, rạp hát,
vận tải
Trong lĩnh vực công nghiệp, poliester dùng làm sợi mành trong chế tạo lốp ô tô, xe máy,
dạng sợi mảnh dùng làm lưới, vật liệu lọc…dùng làm vải bạt, vải mành, quần áo bảo vệ,
dây đai an toàn, đai truyền, làm vải lọc, băng tải, vải buồm, các ống tăng bền, làm lều vải
trắng, thừng, chão, vải lông...
* Chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ polyester
Bảng 1.13 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ polyester
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Không tẩy Có thể giặt khô
Giặt nhẹ ở nhiệt độ Là ở nhiệt độ không
bằng chất có bằng dung môi
không quá 60oC quá 150oC.
chứa clo perchloroethylene
* Các thương hiệu: Dacron®, Diolen®, Tergal®, Trevira®
1.3.5.3. Xơ poliacrylonitrile (Acrylic, PAN)
Xơ poliacrylonitrile được sản xuất dưới hai dạng bóng và mờ với nhiều tên gọi khác
nhau: Nitron (Liên Xô cũ), Ooclon(Mỹ), Pan(Đức), Crilo(Pháp), Acrylic (Nhật Bản). Tên
thông dụng: Acrylic
* Công thức cấu tạo
39
n = 800 - 1100
Mạch Nitril
* Tính chất cơ bản
Tính chất của xơ acrylic phụ thuộc nhiều vào khối lượng phân tử của nó, vào điều
kiện hình thành xơ và kéo dãn. Xơ acrylic được sản xuất chủ yếu ở dạng xơ stapen. Xơ
tạo cảm giác khi tiếp xúc như xơ len, mật độ thấp và có khả năng chống cháy. Sợi acrylic
thường to, rất xốp và ấm tương tự như xơ len nên thường được sử dụng cho các mặt hàng
mùa đông.
- Khối lượng riêng: 1,17 - 1,18g/cm3.
- Độ bền cơ học: Acrylic có độ bền cơ học tương đối cao. Trong môi trường ướt giảm
bền 5%, tăng độ giãn trong môi trường ướt 5%. Độ giãn khi đứt 15 - 30%. Acrylic kém
đàn hồi hơn polyester nhưng cao hơn polyamide. Xơ có khả năng chống biến dạng và giữ
nếp, kém bền khi chịu ma sát.
- Khả năng hút ẩm: Acrylic hút ẩm kém, khó trương nở trong nước. Độ ẩm của xơ thấp
(1,5%) nên vải nhanh khô, nhưng không thoáng khí, xơ khó nhuộm màu, dễ phát sinh
tĩnh điện khi chịu ma sát.
- Tác dụng của axit: Acrylic bền vững trước tác dụng của axit, trừ axit foocmic đậm đặc
- Tác dụng của kiềm: Acrylic kém bền vững trước tác dụng của kiềm. Xơ bị vàng khi gia
công với dung dịch kiềm yếu. Khi gia công với dung dịch kiềm đậm đặc xơ bị phá huỷ.
Vì dưới tác dụng của kiềm, nhóm nitril là nhóm quyết định tính chất hóa học của xơ sẽ bị
xà phòng hóa và chuyển thành nhóm cacboxil. Khi nhóm nitril đã bị biến đổi thì xơ
acrylic sẽ mất các tính chất đặc trưng ban đầu của nó.
- Tác dụng của chất oxy hóa và chất khử: Acrylic bền vững trước tác dụng của chất oxy
hóa và chất khử
- Xơ acrylic bền trước tác dụng của các dung môi hữu cơ
- Tác dụng của nhiệt độ: Acrylic là loại xơ nhiệt dẻo. Hơi nóng là nguyên nhân làm cho
xơ bị co mạnh và khả năng co không ổn định, do vậy người ta thường pha trộn acrylic với
những loại xơ có khả năng ổn định trong sợi kéo, tiếp theo xơ được xử lý nhiệt sẽ giảm
được độ phồng to của sợi.
- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Xơ acrylic có độ bền cao với ánh sáng
và vi sinh vật. Chỉ tiêu này cao hơn tất cả các loại xơ sợi khác. Acrylic không bị nấm mốc
và vi sinh vật phá hủy.
* Ứng dụng
Acrylic là xơ nhân tạo có thể cạnh tranh được với len thiên nhiên vì nó có khối lượng
riêng nhỏ, độ đàn hồi lớn, ít dẫn nhiệt, có khả năng giữ nhiệt tốt, có hình dáng bên ngoài
gần giống len lông cừu
Xơ stapen acrylic được kéo thành sợi, có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc được
pha trộn với các loại xơ khác đặc biệt là pha với len. Sợi được dùng để sản xuất vải dệt
kim, làm áo khoác, chăn, thảm, lông thú giả, nội thất, rèm.
Modacrylic là xơ acrylic biến tính, có khả năng hạn chế cháy. Thường được dùng để
làm quần áo và rèm hạn chế cháy.
[ - CH2 – CH – ]n
C≡N
40
Xơ xốp acrylic bao gồm rất nhiều lỗ mao dẫn nhỏ để tạo khả năng hấp thụ ẩm.
Thường được dùng để sản xuất quần áo mặc sát người có khả năng giữ ấm và hấp thụ ẩm.
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi acrylic
Nhận biết bằng phương pháp cảm quan: mặt vải bóng, xơ đều, bền nhưng hơi cứng,
nếu pha với len vải bền đẹp, không bị nhàu. Có hình dáng bên ngoài giống len cừu.
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt: cháy yếu, tắt ngay khi rút ra khỏi lửa. Khói trắng
thơm mùi cần tây, tro vón cục cứng màu nâu, bóp thấy dẻo.
* Chỉ dẫn sử dụng cho các sản phẩm từ acrylic
Bảng 1.14 - Bảng chỉ dẫn ký hiệu sử dụng quần áo từ xơ acrylic
Giặt Tẩy Là Giặt khô
Không tẩy Là ở nhiệt độ không Có thể giặt khô
Giặt nhẹ ở nhiệt độ
bằng chất có quá 110oC. bằng dung môi
không quá 40oC
chứa clo Không xả hơi nóng perchloroethylene
* Các thương hiệu: Dolan®, Dralon®, Dunova®, Wolpryla®.
1.3.5.4. Elastane (Spandex)
Elastane được sản xuất từ ít nhất 85% polyurethane. Tính chất nổi bật của xơ là có
tính đàn hồi cao. Một sợi đàn hồi có thể giãn tới 500% và phục hồi nguyên vẹn chiều dài
ban đầu sau khi bỏ tải trọng. Cấu trúc phân tử của xơ là một khối đồng trùng hợp với các
phần cứng và phần xốp xen kẽ nhau. Phần cứng thông thường là dẫn xuất của ure thơm.
Chúng có khả năng liên kết nội phân tử để tạo được độ bền và sự kết dính. Phần xốp là
polyester hoặc polyether, phần này là vô định hình hoặc nửa tinh thể, chúng có độ giãn và
đàn hồi cao.
Elastane chỉ được sản xuất ở dạng sợi tơ. Các sợi tơ này có thể rất mảnh, chịu được
lửa, ôxy hóa và sẽ chịu được giặt giũ. Chúng được dùng ở bất cứ đâu cần có độ đàn hồi
cao. Sợi tơ có thể được dùng một mình hoặc được sợi nylon đã texture bao bọc xung
quanh. Sợi tơ elastane được dùng cho hàng dệt kim mỏng, nền quần áo và quần áo bơi.
Sợi tơ có độ đàn hồi từ 2 - 5% được dùng cho quần áo có độ co giãn ít. Độ đàn hồi lớn
hơn lên tới 45% được dùng cho nền quần áo. Sợi bọc có độ co giãn từ 2 - 5% được dùng
cho quần áo mặc ngoài. Các sợi tơ này không thể nhìn thấy trên vải, không tiếp xúc vào
da người mặc, có độ đàn hồi và chống nhăn.
Các thương hiệu: Dorlastan®, Lycra®
1.3.5.5. Xơ sợi pha
Việc pha trộn xơ sợi để cải thiện các đặc tính, khắc phục các nhược điểm của xơ
hoặc tạo nên các tính chất đặc biệt. Việc pha trộn này cũng có thể chịu ảnh hưởng của
quá trình sản xuất, độ mảnh của sợi và giá thành.
Các lý do cho việc pha trộn:
41
- Cải thiện tính chất: Việc pha trộn các loại xơ sợi với nhau nhằm cải thiện các đặc
tính của vải khi sử dụng như chống mài mòn, tăng độ bền. Nó cũng làm tăng sự tiện nghi
cho quần áo như độ cản nhiệt, khả năng hấp thụ ẩm, tăng sự tiện nghi khi tiếp xúc với da.
Và cải thiện được các tính chất cho giặt giũ, phơi, là và sự co.
- Vẻ bên ngoài: Màu sắc, độ bóng, các hiệu ứng cấu trúc của sợi, vải.
- Lợi nhuận: Việc pha trộn còn làm tăng lợi nhuận như giá thành xơ, hiệu quả của
quá trình sản xuất.
Các dạng pha trộn: Sự pha trộn có thể chịu ảnh hưởng ở hai giai đoạn trong quá trình
sản xuất đó là trong khi sản xuất, pha trộn các loại xơ khác nhau ở dạng xơ stapen và sự
phối hợp các sợi được làm từ các xơ hoặc sợi tơ khác nhau trong khi sản xuất vải.
Có nhiều ưu điểm khi pha trộn xơ tự nhiên với xơ nhân tạo đó là tổng hợp được những ưu
điểm của xơ thiên nhiên ( mềm mại, thoáng mát, hợp vệ sinh, dễ hút ẩm, chịu nhiệt, cản
nhiệt tốt…) và xơ nhân tạo (bền đẹp, chịu mài mòn, có tính đàn hồi, khó bắt bụi, giặt
nhanh sạch, chóng khô, ít nhàu…), khắc phục nhược điểm của xơ sợi thiên nhiên (khó
nhuộm màu, độ bền mài mòn không cao, dễ bị co, bị nhàu nát…) và của xơ tổng hợp ( dễ
sinh tĩnh điện, vải mặc bí, chịu nhiệt thấp…). Những pha trộn phổ biến nhất là len pha
với polyester, nylon, acrylic và bông pha với polyester, nylon, viscose, modal.
* Nhận biết vải dệt từ xơ, sợi pha
Vải sợi pha được nhận biết trên cơ sở kiến thức tổng hợp của các thành phần sợi tham
gia cấu thành nên vải. Do vậy, trước khi thử cần tìm hiểu kỹ đặc điểm, cách nhận biết các
thành phần sợi riêng biệt sau đó tìm ra phương pháp thử tối ưu để nhận biết một cách
tổng thể, tránh bị nhầm lẫn.

You might also like