You are on page 1of 22

1.

Định nghĩa về độ ẩm
‐ Định nghĩa độ ẩm
‐ Các đơn vị đo độ ẩm
‐ 1 đơn vị đo độ ẩm là như thế nào?
2. Các dụng cụ đo độ ẩm (ẩm kế)
‐ Định nghĩa chung về ẩm kế
‐ Phân loại ẩm kế (có bao nhiêu loại)
‐ Đối với mỗi ẩm kế cần trình bày:
o Nguyên lí hoạt động
o Phương trình tính toán (nếu có)
o Ứng dụng
o Có hình ảnh dụng cụ (có thể thêm video nếu có)
3. Hình ảnh các loại ẩm kế (tra trên sea.omega.com)

1. ĐN về độ ẩm:
ĐN về độ ẩm
‐ ĐN về độ ẩm: độ ẩm là đại lượng để xác định khối lượng hơi nước có trong 1 đơn
vị thể tích.
‐ Thông thường sẽ xét đến: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối
‐ Độ ẩm tương đối (relative humidity-RH) hay còn gọi là độ ẩm tỉ đối ( f ) là tỷ lệ
giữa áp suất riêng phần của hơi nước và áp suất hơi bão hòa của nước ở cùng nhiệt
độ. Để mô tả mức độ ẩm của không khí, người ta dùng độ ẩm tương đối
pH 2O
RH = ¿
p H2O

p H O : áp suất riêng phần của hơi nước


2
¿
p H O : áp suất hơi bão hòa của nước
2

Ngoài ra, độ ẩm tương đối còn có CT:


AH
RH = × 100 %
A
AH: độ ẩm tương đối
A: độ ẩm cực đại

 KN về điểm sương (điểm mây) : là điểm mà tại đó độ ẩm tương đối của


không khí đạt đến mức bão hòa là 100%. Khi độ ẩm không khí càng
cao, điểm sương sẽ càng gần với nhiệt độ hiện tại trong không khí. Nếu
độ ẩm tương đối đạt đến 100%, điểm sương sẽ bằng hoặc cao hơn nhiệt
dộ KK tại thời điểm đó.
 Tại sao cần đo nhiệt độ điểm sương?
 Dựa vào nhiệt độ của điểm sương sẽ biết được độ ẩm của không
khí, của môi trường từ đó có những giải pháp để duy trì độ ẩm
không khí ở mức thích hợp.
 Đặc biệt là trong công nghiệp với hệ thống điện và hệ thống tự
động hóa. Xác định được nhiệt độ của điểm sương sẽ đảm bảo
cho máy móc, thiết bị không xảy ra sự cố trong quá trình vận
hành.
‐ Độ ẩm tuyệt đối: khối lượng của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Độ ẩm tuyệt
đối thay đổi theo áp suất không khí.
mH O
AH = 2
(g/m3)
V mixture

 Độ ẩm cực đại (A): Nếu độ ẩm tuyệt đối của không khí càng cao thì lượng
hơi nước có trong 1 m3 không khí càng lớn nên áp suất riêng phần p H O của
2

hơi nước trong không khí càng lớn.


¿
Áp suất này không thể lớn hơn áp suất hơi nước bão hòa p H O ở cùng nhiệt
2

độ cho trước nên độ ẩm độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa
hơi nước có giá trị cực đại và được gọi là độ ẩm cực đại A.
Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong
không khí tính theo đơn vị g/m3.

Bảng áp suất hơi nước bão hòa và khối lượng riêng của nó.
‐ Ngoài ra còn có khái niệm Độ ẩm cụ thể là tỉ số giữa khối lượng hơi nước trên
tổng khối lượng không khí ẩm. (đơn vị là g/kg-1)

2. Các dụng cụ đo độ ẩm
a. Đn về ẩm kế:
Ẩm kế (tiếng Anh: hygrometer) hay máy đo độ ẩm, là một dụng cụ dùng để đo lượng hơi
nước trong không khí.
Những dụng cụ đo độ ẩm thường dựa vào kết quả đo của một số đại lượng khác như nhiệt
độ, áp suất, khối lượng, sự thay đổi cơ học hoặc điện trong một chất khi độ ẩm được hấp
thụ. Bằng cách hiệu chuẩn và tính toán, các đại lượng đo này dùng để tính ra độ ẩm.
Các thiết bị điện tử hiện đại sử dụng nhiệt độ ngưng tụ (gọi là điểm sương) hoặc thay đổi
điện dung hoặc điện trở để đo sự thay đổi độ ẩm.
Hầu hết các thiết bị đo tương ứng với (hoặc được hiệu chuẩn để đọc) độ ẩm tương đối
(RH).
Nguyên tắc hoạt động của bất kỳ thiết bị nào để xác định độ ẩm không khí thường là để
đo một số giá trị khác, chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất, khối lượng hoặc sự thay đổi cơ
học và điện trong chất hấp thụ độ ẩm. Bằng phương pháp hiệu chuẩn và tính toán phù
hợp, các giá trị đo được này có thể dẫn đến việc xác định độ ẩm tuyệt đối hoặc độ ẩm
tương đối. Một vai trò rất quan trọng trong quá trình này là do nhiệt độ mà ở đó độ bão
hòa của hơi xảy ra, được gọi là điểm sương. Theo quy định, các thiết bị điện tử hiện đại
để xác định độ ẩm của không khí đo nhiệt độ này hoặc thay đổi dung lượng điện hoặc
điện trở của các chất hấp thụ độ ẩm khác nhau, sau đó được tính lại (tự động) thành chỉ số
độ ẩm
b. Phân loại:
Ẩm kế dụng cụ để đo độ ẩm của các hệ: khí, lỏng, rắn, kể cả hệ rắn ở dạng hạt rời... dựa
trên sự thay đổi tính chất của bộ phận cảm biến khi độ ẩm xung quanh thay đổi. Có nhiều
loại ẩm kế khác nhau về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
Các loại ẩm kế có thể được phân thành 2 loại chính:
Ẩm kế dựa trên nguyên lí đo tính chất của vật liệu có liên quan đến độ ẩm.
1. Ẩm kế cơ học
2. Psychrometers
3. Ẩm kế biến thiên trở kháng
4. Ẩm kế áp điện

Ẩm kế dựa trên nguyên lý vật lý cho phép xác định trực tiếp độ ẩm.
1. Ẩm kế điểm sương
2. Ẩm kế ngưng tụ (điểm sương gương lạnh)
3. Ẩm kế điện ly
4. Ẩm kế nhiệt
5. Ẩm kế trọng lượng
6. Ẩm kế hấp thụ quang.

Đọc thêm - Types of Hygrometers


1. ẩm kế cơ học
a. Hair-Tension Hygrometers -> thay đổi chiều dài tóc/lông ĐV-> độ ẩm tỷ đối
b. Metal-Paper Coil Hygrometers (ẩm kế cuộn giấy KL) -> thay đổi độ dài
ruybang giấy có kim loại khi bị hấp thu hơi H2O -> độ ẩm

2. Psychrometers
a. (ẩm kế bầu khô ướt) -> vải ướt -> độ ẩm tỷ đối
b.Ẩm kế quay -> một dạng khác của ẩm kế bầu khô ướt
3. ẩm kế điểm sương
a.Dew Point Hygrometers (ẩm kế điểm sương)
b.Chilled Mirror Hygrometers (ẩm kế điểm sương gương lạnh – cải tiến của ẩm kế
điểm sương) -> điểm sương (độ ẩm tương đối)
4. Electrical Hygrometers (ẩm kế điện dựa trên sự thay đổi điện trở, điện dung) ->
thay đổi trở kháng -> độ ẩm tương đối.
a. Ẩm kế biến thiên trở kháng
b. Ẩm kế điện ly (ẩm kế hấp thụ) – dựa trên sự hấp thụ hơi nước của một số chất->
sự thay đổi điện trở -> đo điểm sương (độ ẩm tương đối)
5. Thermal Hygrometer (ẩm kế nhiệt) -> độ dẫn nhiệt của KK -> thay đổi về điện trở
-> độ ẩm tuyệt đối
6. ẩm kế áp điện (tinh thể thạch anh) -> thạch anh hấp thụ nước -> tăng khối lượng->
thay đổi tần số -> dùng dòng điện xoay chiều xđ -> độ ẩm tương đối.
7. Gravimetric Hygrometers (ẩm kế trọng lượng): đo khối lượng KK rồi so với mẫu
không khí khô cùng V -> độ ẩm tuyệt đối
8. Optical Hygrometer (ẩm kế hấp thụ quang) dùng Spectroscopic (phân tích quang
phổ) Máy phân tích quang phổ - sử dụng bức xạ điện từ, chẳng hạn như bức xạ
hồng ngoại hoặc tia cực tím. Nước từ mẫu hấp thụ bức xạ dẫn đến giảm bức xạ
phát ra từ khí tỷ lệ với lượng hơi nước có trong mẫu khí.
9. Các loại khác:
a. Ẩm kế đồng vị phóng xạ
b. Ẩm kế hấp thu cộng hưởng
c. Humidity Cards ( thẻ độ ẩm)

Ẩm kế tóc
Khái niệm: là dụng cụ đo độ ẩm sử dụng tóc người hoặc lông động vật
dựa vào tính chất thay đổi chiều dài theo độ ẩm trong không khí. 
Nguyên lý hoạt động: Cấu tạo của ẩm kế tóc gồm sợi tóc C có đầu buộc
cố định, đầu dưới vắt qua một ròng rọc nhỏ và buộc vào vật nặng P. Nếu
độ ẩm tỉ đối của không khí tăng (hoặc giảm) thì sợi tóc C bị dãn ra (hoặc
co lại) và làm quay ròng rọc, do đó kim S gắn với trục của ròng rọc sẽ
quay theo trên mặt chia độ ghi sẵn các giá trị của độ ẩm tỉ đối.
Ưu & nhược điểm:
Ưu điểm:
- Thiết kế và nguyên lý hoạt động đơn giản
- Chi phí thấp
- Dễ sử dụng
- Phù hợp trong những điều kiện không quá khắc nghiệt (như độ ẩm
quá cao hoặc quá thấp)
Nhược điểm:
- Độ chính xác không cao do sự thay đổi chiều dài của tóc không
tuyến tính với độ ẩm. Khi độ ẩm tăng lên, chiều dài sợi tóc sẽ
thay đổi nhiều hơn so với khi độ ẩm giảm đi. Qua thực nghiệm,
độ nhạy của sợi tóc khi độ ẩm tăng lên sẽ lớn hơn từ 5% đến
6% so với khi độ ẩm giảm xuống.
- Ẩm kế tóc có hiện tượng trễ (hysteresis) và thời gian phản hồi
phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời gian phản hồi của ẩm kế tóc ở
20°C là 10 giây và ở –30°C là 30 giây. Để khắc phục độ trễ của
ẩm kế tóc, tóc được quấn thành cuộn để tóc bị dẹp lại, tạo tiết
diện mặt cắt hình elip. Khi đó, tỉ lệ diện tích bề mặt trên một
đơn vị thể tích của tóc sẽ tăng lên và giảm hệ số độ trễ, đồng
thời tăng tính tuyến tính cho ẩm kế. 
- Bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nhiễm bẩn từ môi trường như
bụi, dầu, amoniac... để loại bỏ những chất dầu có trong tóc
nhằm tăng độ phản hồi tuyến tính và độ chính xác cho ẩm kế
thì tóc được xử lý với cồn, diethyl ether, bari sulfua (BaS)
hoặc natri sulfua (Na2S)
Độ chính xác : Cũng giống các thiết bị ẩm kế khác, ẩm kế tóc hoạt động
chính xác nhất trong khoảng giữa của thang đo độ ẩm; trong khoảng
40%–60% RH ở nhiệt độ phòng, độ chính xác của ẩm kế tóc là ± 2–3%
RH. Ngoài khoảng đó, độ chính xác của ẩm kế tóc giảm dần.
Độ ẩm đo được trong khoảng:  độ ẩm tương đối (RH) trong khoảng
20%–90% là phù hợp nhất đối với ẩm kế tóc. 
Ẩm kế bầu khô- ướt
Các psychrometer ( qv ) là một ẩm kế sử dụng hai nhiệt kế — mộtbóng đèn ướt và
một bầu khô — để xác định độ ẩm thông qua bay hơi . Một miếng vải ướt
bọc nhiệt kế bầu ướt ở đầu đã được phóng to của nó. Bằng cách quay nhanh cả hai
nhiệt kế hoặc bằng cách thổi không khí qua bóng đèn, nhiệt độ của nhiệt kế bầu
ướt sẽ mát hơn nhiệt độ của nhiệt kế bầu khô. Sự khác biệt về nhiệt độ giữa nhiệt
kế bầu ướt và bầu khô có thể được sử dụng để tính lượng hơi nước trong không
khí.
Cấu tạo: gồm hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt.
Nhiệt kế ướt là nhiệt kế có bầu được quấn quanh bằng một lớp vải mỏng
ướt do đầu dưới của lớp vải nhúng trong cốc nước nhỏ.
Nhiệt kế khô chỉ nhiệt độ của không khí (t ) và nhiệt kế ướt chỉ nhiệt độ
k

bay hơi (t ) của nước ở trạng thái bão hòa.


a

Nguyên tắc hoạt động: Nếu không khí càng khô thì độ ẩm tỉ đối càng
nhỏ, nên nước bay hơi từ lớp vải ướt càng nhanh và bầu nhiệt kế ướt bị
lạnh càng nhiều: ta càng nhỏ so với tk.
Như vậy, hiệu nhiệt độ (tk - ta) phụ thuộc độ ẩm tỉ đối f của không khí.
Biết được hiệu nhiệt độ (tk - ta), ta có thể dùng bảng tra cứu để xác định
độ ẩm tỉ đối f của không khí ứng với nhiệt độ tk chỉ trên nhiệt kế khô.
Đồ thị trạng thái của không khí ẩm (psychrometric chart)
Công dụng: Ẩm kế khô–ướt thường được sử dụng trong ngành khí tượng
học và trong ngành công nghiệp điện lạnh để sạc môi chất lạnh thích hợp
cho các hệ thống điều hòa không khí dân dụng và thương mại.
Ưu & nhược điểm:
Ưu điểm:
- Độ chính xác tương đối cao.
- Phù hợp trong những điều kiện không quá khắc nghiệt.
- Không đắt tiền.
- Có thể di động và dễ sử dụng.
Nhược điểm: Thời gian phản hồi lâu mất khoảng 2-5 phút.
Độ chính xác : hoạt động chính xác trong khoảng 0%–100% RH ở nhiệt
độ phòng, như vậy độ chính xác bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ là khá thấp
(<0,5). Thông thường độ chính xác khoảng ± 3–4% RH.
Độ ẩm đo được trong khoảng: độ ẩm tương đối (RH) trong khoảng
20%–100%.

Ẩm kế bầu khô ướt

Ẩm kế quay
Cấu tạo: Ẩm kế quay gồm hai nhiệt kế: nhiệt kế bầu khô và nhiệt kế bầu
ướt (được bọc bởi một bóng đèn) và hai nhiệt kế này được gắn song
song với nhau trong một khung gỗ; một đầu khung gỗ gắn tay cầm. Khi
sử dụng, bầu bọc vải được thấm nước, rồi dùng tay cầm quay trong
không khí cho đến khi nhiệt độ trên hai nhiệt kế bằng nhau.
Nguyên lí hoạt động: trước khi sử dụng ta ngâm bóng đèn ở đầu nhiêt kế
bầu ướt vào nước, khi bóng đèn đã ướt thì giữ tay cầm và xoay ẩm kế,
khi ẩm kế được quay tạo ra luồng không khí xung quanh hai bầu nhiệt
kế, nhiệt kế bầu khô đo nhiệt độ thực của môi trường và không thay đổi,
nước trong bóng đèn bão hòa bay hơi do đó làm giảm nhiệt độ của nhiệt
kế bầu ướt, nước càng bốc hơi càng nhiều thì nhiệt độ bầu ướt càng
giảm.
Ta có thể dùng bảng độ ẩm không khí để tra cứu xác định độ ẩm tương
đối không khí xung quanh dựa vào nhiệt độ bầu khô và bầu ướt.

(Δt= tk−ta)
Ưu & nhược điểm:
Ưu điểm:
- Độ chính xác tương đối cao.
- Không cần nguồn điện.
- Có thể di động.
- Yêu cầu bảo trì ít và dễ sử dụng.
Nhược điểm: đắt tiền
Độ chính xác : rơi vào khoảng vài phần trăm
Độ ẩm đo được trong khoảng: phương pháp đo bằng ẩm kế quay phù
hợp trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 5 °C đến 50 °C, nhiệt độ bầu
ướt không được dưới 1 °C, và áp suất môi trường chênh lệch với áp suất
không khí tiêu chuẩn không quá 30%
ẨM KẾ NGƯNG TỤ
‐ Ẩm kế NGƯNG TỤ (hay còn gọi là ẩm kế gương lạnh, ẩm kế điểm sương gương
lạnh) hoạt động dựa trên nguyên tắc đo điểm sương.
‐ Cấu tạo:
 Công việc của ông dựa trên việc đo lượng hơi nước trong không khí theo
phương pháp điểm sương. Phương pháp này liên quan đến làm lạnh bề mặt,
thường là gương bằng kim loại, đến một nhiệt độ mà ở đó nước ở bề mặt
của gương cân bằng với áp suất hơi nước trong mẫu khí trên bề mặt. Ở
nhiệt độ này, khối lượng nước trên bề mặt gương không tăng lên (ở quá
lạnh bề mặt) và không giảm (ở bề mặt ấm quá), nghĩa là hơi trên gương ở
trạng thái cân bằng năng lượng với nước ngưng tụ trên gương (hơi bão
hoà).
Chiếc gương này được làm bằng vật liệu có tính dẫn nhiệt tốt (như bạc hoặc
đồng) và được phủ một lớp kim loại trơ như iridium, rubidium, niken hoặc
vàng để ngăn ngừa sự mờ đi và oxy hóa. Chiếc gương được làm mát bằng
bộ phận làm mát bằng nhiệt điện (hiệu ứng Peltier) trước khi hình thành khí
ngưng tụ. Một tia sáng, thường là từ một tín hiệu phát ra ánh sáng phát ra ở
dải rộng trạng thái rắn, hướng vào bề mặt gương, và bộ điều chế quang học
theo dõi ánh sáng phản xạ, có lưu lượng tối đa mà không có ngưng tụ trên
gương.
 2 đèn LED ở đây, 1 đèn dùng để chiếu trực tiếp đến cảm biến quang gọi là
chùm tham chiếu, đèn còn lại dùng để chiếu 1 chùm sáng lên gương và
phản xạ đến 1 cảm biến quang tương tự. Bình thường nếu không có gì trên
gương thì 2 chùm này sẽ như nhau. Khi có sự xuất hiện hơi nước trên
gương thì ánh sáng sẽ bị tán xạ, lúc này sẽ so sánh nó với chùm tham chiếu.
Sự khác biệt giữa 2 chùm sẽ được truyền đến bộ khuếch đại rồi sau đó đến
bộ điều khiển chuyển tín hiệu để đo nhiệt độ đồng thời điều khiển công suất
cung cấp cho hệ thống buồng sinh nhiệt và làm mát phía dưới gương
 Bơm nhiệt Peltier điều khiển nhiệt độ của gương ở phía dưới duy trì nhiệt
độ bề mặt gương ở mức điểm sương cho đến trạng thái ổn định.
‐ Nguyên lí hoạt động:
 Thường thì người ta sẽ bắt đầu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường
xung quanh.
 Không khí cần đo độ ẩm được dẫn qua bề mặt gương và hệ thống điều
khiển sẽ làm lạnh gương cho đến khi xuất hiện sự ngưng tụ. Khi xuất hiện
lớp sương trên bề mặt gương, ánh sáng bị tán xạ đến đầu thu quang và kích
thích bộ điều khiển phát tín hiệu làm nung nóng gương. Khi nhiệt độ
gương tăng, lớp sương biến mất và chấm dứt hiện tượng tán xạ ánh sáng,
chu kỳ sau làm lạnh lại tiếp tục bắt đầu.
 Các chu kỳ được lặp đi lặp lại cho đến khi tạo thành trạng thái cân bằng
giữa hơi nước và lớp ngưng tụ, khi đó lớp ngưng tụ có độ dày xác định. 1
chu kì dao động từ 10-20 giây và sẽ không thể ngắn hơn vì do có quán tính
nhiệt.
Khi giọt sương hình thành trên mặt gương của gương, ánh sáng phản xạ sẽ rải rác.
Trong trường hợp này, thông lượng của nó đi vào photodetector giảm, dẫn đến sự
thay đổi trong tín hiệu đầu ra của nó. Điều này, lần lượt, được điều khiển bởi một
hệ thống điều khiển làm mát bằng nhiệt kế tương tự hoặc kỹ thuật số duy trì nhiệt
độ gương ổn định ở điểm sương. Với một hệ thống được thiết kế phù hợp, gương
được duy trì ở nhiệt độ mà tỷ lệ ngưng tụ là chính xác bằng tốc độ bốc hơi của lớp
sương. Nhiệt kế điện trở platin thu nhỏ chính xác (PRT), gắn trên gương, đo nhiệt
độ tại thời điểm này, nó sẽ tự động tính lại thành một độ ẩm.
‐ Ưu điểm:
 Phạm vi đo rộng có thể đo điểm sương -70 ÷ 100 ºC
 Độ chính xác cao, sai số ±0,2 ºC, độ chính xác đo là một phần mười độ.
 Có thể làm việc trong môi trường ăn mòn
‐ Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, giá thành đắt (khoảng vài nghìn EURO) và phải
hiệu chỉnh thường xuyên nên thường được dùng trong lab và ít sử dụng trong
công nghiệp.
ẨM KẾ BIẾN THIÊN TRỞ KHÁNG:
Các loại ẩm kế này hoạt động dựa trên tính chất điện (như điện trở, điện dung) của các
cảm biến phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường. Khi độ ẩm môi trường thay đổi sẽ làm trở
kháng của các cảm biến thay đổi theo.
Được phân thành 2 nhóm là ẩm kế điện trở và ẩm kế tụ điện:
1. Ẩm kế điện trở:
‐ Là thiết bị đo độ ẩm dựa trên các cảm biến điện trở, được phân thành 2 loại:
 Điện trở kim loại
 Chất điện phân
‐ Với cảm biến điện trở có thể sử dụng với dải đo từ 5÷95% và dải nhiệt độ -10 ÷
60ºC. Thời gian hồi đáp cỡ 10 giây và sai số ±2 ÷ 5%.
2. Ẩm kế tụ điện (ẩm kế điện dung):
Hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng tụ điện để đo độ ẩm của không khí.
a . Ẩm kế tụ điện polyme:

Ẩm kế tụ điện điện môi polyme gồm một màng polyme có độ dày 8–12 μm, có khả
năng hấp thụ hơi nước.
Với cảm biến tụ điện điện môi polyme, dải đo độ ẩm từ 5% đến 100% với sai số 2%.
Dải nhiệt độ hoạt động từ −40 °C đến 100 °C, với sai số từ 2–3%.
Thời gian hồi đáp của tụ điện phụ thuộc vào độ dày của lớp điện môi polyme và
thường là khoảng vài giây.

b. Ẩm kế tụ điện Al2O3:
‐ Đây là một cảm biến cấp công nghiệp và nó sẽ cung cấp cho chúng ta một tín hiệu
đầu ra điện. Còn có tên gọi khác là ẩm kế chất điện phân khô.
‐ Là tụ điện trong đó Al2O3 là chất điện môi. Chiều dày lớp Al2O3 nhỏ hơn hoặc
bằng 0,3 μm.
‐ Có 2 điện cực:
 Điện cực phía trên có thể dùng đồng, vàng, platin, Niken–Crom, thường là
Au, là 1 điện cực có cấu trúc tổ ong điển hình, xốp cho phép hơi nước đi
vào và ra
 Nhôm được sử dụng điện cực phía dưới, không có lỗ để thoát hơi nước.
‐ Sự thay đổi trở kháng của tụ phụ thuộc vào áp suất riêng phần của hơi nước và
không phụ thuộc vào nhiệt độ nên có thể đo nhiệt độ tuyệt đối.
‐ NLHĐ: Khi hơi nước đi vào sẽ xảy ra những thay đổi trong chất điện phân khô
(Al2O3) có thể đo những thay đổi của công suất hoặc điện trở hoặc cả 2. Sự hấp
thụ của các phân tử nước làm thay đổi điện dung của cảm biến. Điện dung của
cảm biến được đo, sau đó được chuyển đổi thành giá trị độ ẩm.
(Điện dung là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên 2 bản cực của tụ điện.)
(Hơi nước đi qua lớp vàng vào lỗ chân lông của lớp Al2O3 và tích tụ lại. Hấp thụ hóa học
phân tách các phân tử nước trên bề mặt thành một nhóm hydroxyl. Các phân tử nước bổ
sung hiện có thể được liên kết với các nhóm hydroxyl bằng lực "Van der Waals". Các
phân tử nước liên kết bây giờ ở trạng thái cân bằng với độ ẩm không khí xung quanh và
ảnh hưởng đến công suất và do đó độ dẫn điện của "bình ngưng". Sau đó, giá trị đo được
thu được bằng phép đo trở kháng tương đối đơn giản)
‐ Ưu điểm:
 Có kích thước nhỏ có thể đo trực tiếp tại điểm cần đo
 Cảm biến tụ điện nhôm oxit cho phép đo nhiệt độ điểm sương Ts trong
phạm vi từ −80 °C ÷ 70 °C, dải áp suất làm việc từ 0 ÷ 100 Pa.
 Thời gian hồi đáp khoảng vài giây.
‐ Nhược điểm:
 Cảm biến Al2O3 là cảm biến đo thứ cấp nên phải định kỳ định chuẩn vì sự
già hóa trễ và ô nhiễm làm thay đổi cỡ đo
 Cảm biến không đồng nhất, phi tuyến cần phải định chuẩn riêng cho từng
cỡ đo. (Nó sẽ không hoạt động 1 cách liên tục
 Không sử dụng được trong môi trường chứa chất ăn mòn như NaCl, lưu
huỳnh … (vì có thể ăn mòn nhôm, làm cho phần tử nhạy của ẩm kế bị hư
hỏng).
Ẩm kế nhiệt (thermal hygrometer)
Nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên tắc sự thay đổi của độ ẩm sẽ làm thay đổi độ dẫn
nhiệt của không khí. Loại ẩm kế này chỉ đo độ ẩm tuyệt đối chứ không phải độ ẩm tương
đối.

 Ẩm kế nhiệt sử dụng cảm biến nhiệt trở để xác định sự thay đổi độ dẫn nhiệt của khí, từ
đó xác định độ ẩm tuyệt đối của khí. Ẩm kế nhiệt gồm hai điện trở nhiệt (thermistor)
được treo bằng những sợi dây mỏng nhằm tránh
thất thoát nhiệt qua sự truyền nhiệt tiếp xúc (dẫn
nhiệt) với vỏ hộp thiết bị. Một trong hai điện trở
nhiệt tiếp xúc với không khí bên ngoài qua một lỗ
thông nhỏ; điện trở nhiệt còn lại được đặt trong
buồng kín, tránh tiếp xúc với không khí. Cả hai
điện trở nhiệt được nối trong một mạch điện cầu.
Khi có dòng điện chạy qua, hai điện trở nhiệt nóng
lên, nhiệt độ lên tới 170 °C cao hơn nhiệt độ không
khí. Do sự khác biệt về hàm lượng nước trong hai
buồng kín và hở nên cũng dẫn đến sự chênh lệch
về độ dẫn nhiệt trong một đơn vị thời gian. Nhiệt
lượng tỏa ra từ nhiệt điện trở kín lớn hơn nhiệt
điện trở tiếp xúc do sự khác biệt về độ dẫn nhiệt
của hơi nước so với nitơ khô. Vì nhiệt lượng tỏa
ra mang lại nhiệt độ hoạt động khác nhau, nên sự
khác biệt về điện trở của các nhiệt điện trở tỷ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối.
 

Hình 1: biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của nhiệt độ TUYỆT ĐỐI và độ ẩm.
Độ chính xác: ±3g/m3.

Ưu điểm:
 Thích hợp cho môi trường nhiệt độ cao và các tình huống ăn mòn cao.
 Rất bền
 Độ phân giải cao hơn so với các loại khác
Nhược điểm:
 Tiếp xúc với bất kỳ loại khí nào có đặc tính nhiệt khác với Nitơ có thể ảnh hưởng
đến kết quả đo.

Ẩm kế điện ly:
Ẩm kế điện ly (electrolytic hygrometer) hay còn gọi là ẩm kế hấp thụ
Nguyên lý hoạt động: dựa trên hiện tượng hấp thụ hơi nước của một số chất như Lithi
Chloride (LiCl) hoặc Anhyđrit Photphoric (P2O5). Các chất này có đặc tính khi ở trạng
thái khô sẽ có giá trị điện trở rất cao; khi hút ẩm hơi nước từ môi trường xung quanh,
điện trở giảm đáng kể. Sự thay đổi điện trở có thể đo bằng mạch điện, từ đó xác định
được độ ẩm trong môi trường cần đo.
Cấu tạo : Thiết kế của một ẩm kế điện ly sử dụng muối LiCl gồm hai điện cực kim loại
được ngăn cách bởi một lớp vải sợi thủy tinh tẩm dung dịch bão hòa muối lithi chloride
(dung dịch điện ly). Hai điện cực nối với một nguồn điện xoay chiều. Khi dòng điện chạy
qua sẽ làm dung dịch LiCl bị nung nóng, nước trong dung dịch bị bay hơi. Khi nước bay
hơi hết, muối kết tinh có điện trở tăng mạnh, dòng điện giữa các điện cực giảm xuống
đáng kể. Khi dòng điện bị giảm đi, nhiệt độ ở đầu đo giảm xuống, tinh thể LiCl lại hấp
thụ nước, độ ẩm tăng, làm dòng điện tăng. Quá trình tiếp tục lặp lại cho đến khi trạng thái
cân bằng giữa muối rắn LiCl và dung dịch được thiết lập. Khi đó, áp suất riêng phần của
hơi nước trong mẫu khí tương ứng với áp suất phía trên dung dịch bão hòa LiCl ở cùng
nhiệt độ. Trạng thái cân bằng này cũng giúp xác định nhiệt độ điểm sương. Từ nhiệt độ
điểm sương để xác định nhiệt độ tương đối RH thông qua biểu đồ điểm sương (Hình 1)
hoặc công thức Magnus.

Trong đó RH là độ ẩm tương đối, T là nhiệt độ môi trường.


Thời gian đo của thiết bị khá lâu >10 phút
Độ chính xác: ± 0,2 %
Phạm vi nhiệt độ điểm sương có thể đo từ -10⁰C→60⁰C.
Hình 1: cấu tạo của ẩm kế hấp thụ sử dụng chất hấp thụ là LiCl.

Hình 2: biểu đồ sự phụ thuộc của nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương và độ ẩm tương đối
3) Ẩm kế áp tinh thể ( ẩm kế áp điện )
Ẩm kế tinh thể ( Crystal hygrometer ):
Nguyên lý hoạt động dựa trên tính chất hấp thụ
nước của tinh thể ( thạch anh ) . Khi cho không khí
ẩm đi qua lớp hấp thụ ( hygroscopic ) vào trong lớp
tinh thể , do tính chất hút ẩm mạnh nên nước trong
không khí ẩm đó bị giữ lại và làm cho tinh thể thạch
anh gia tăng khối lượng. Sự gia tăng khối lượng này
cũng sẽ làm thay đổi tần số trên tinh thể , để đo
được tần số này người ta sẽ cho dòng điện xoay
chiều đi qua tinh thể và đo tần số thay đổi , từ tần số thay đổi đó có thể tính được độ ẩm
tương đối của không khí đó.
Dải đo độ ẩm: 10-6 → 10-9 (lộn với dải đo độ ẩm, nhớ ghi thêm là độ ẩm gì)
Độ chính xác của ẩm kế tinh thể khá cao.
Chưa nêu ưu và nhược điểm của ẩm kế này.

Ẩm kế trọng lực:
Ẩm kế trọng lực (gravimetric hygrometer)
nguyên lý hoạt động: đo khối lượng của mẫu không khí so với
thể tích không khí khô có cùng thể tích từ đó xác định độ ẩm
tuyệt đối (AH) của không khí đó. Có thể bổ sung thêm không,
thấy ít thông tin quá.
Ưu điểm:
Đây là loại ẩm kế có độ chính xác cao nhất, thường sử dụng
trong các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc gia.
Phạm vi nhiệt độ: -60⁰C→ 70⁰C
Độ chính xác: ±0,09%
Nhược điểm:
+ Cồng kềnh
+ Mất nhiều thời gian để đo.
+ thường chỉ dùng để đo trong phòng thí nghiệm.
r= mw/mg
trong đó: mw là khối lượng nước trong không khí.
mg là khối lượng khí khô.
Ẩm kế hấp thụ quang:
Ẩm kế quang học (optical hygrometer)
hay còn gọi là ẩm kế hấp thụ quang (optical absorption hygrometer) đo sự hấp thụ ánh
sáng của nước trong không khí. Ẩm kế hấp thụ quang hoạt động dựa trên hiện tượng hơi
nước hấp thụ năng lượng bức xạ ở một dải ánh sáng hẹp, từ đó xác định độ ẩm của khối
khí.
Ẩm kế này sử dụng cảm biến độ ẩm quang học:
Ưu điểm:
Đo độ được độ ẩm rất nhanh: khoảng 35ms

You might also like