You are on page 1of 20

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BỘ MÔN ĐO LƯỜNG NHIỆT

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐỀ TÀI:
ĐO ĐỘ ẨM

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Viên


Mã lớp học: 231THME221432
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 8 ( Lớp thứ 4 _Tiết 1-2-3)


Tên đề tài: ĐO ĐỘ ẨM

MÃ SỐ SINH TỈ LỆ % HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
VIÊN THÀNH

1 Nguyễn Hoài Nam 21147213 100%

2 Trần Ngọc Thanh Ngân 21147214 100%

3 Đặng Khôi Nguyên 21147216 100%

Ghi chú:
 Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
Trưởng nhóm: Trần Ngọc Thanh Ngân

2
Nhận xét của giáo viên
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Ngày 08 tháng 11 năm 2023

3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘ ẨM........................................................2

1.1 Độ ẩm của vật.................................................................................................2

1.2 Độ ẩm của không khí.....................................................................................2

1.3 Điểm sương.....................................................................................................3

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ ẨM.........................................3

2.1 Phương pháp điểm sương.............................................................................3

2.2 Phương pháp bốc hơi ẩm..............................................................................5

2.3 Phương pháp biến dạng.................................................................................7

2.4 Phương pháp điện dẫn...................................................................................8

CHƯƠNG 3: VÀI LOẠI ẨM KẾ KHÁC........................................................8

3.1 Ẩm kế điện trở................................................................................................8

3.2 Ẩm kế tụ điện.................................................................................................8

3.3 Ẩm kế điện ly.................................................................................................10

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA ẨM KẾ...............................................................12


PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................15

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Độ ẩm luôn tồn tại khắp mọi nơi trong bầu khí quyển. Sự ảnh hưởng của
độ ẩm tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, bao gồm nông
nghiệp, y tế và công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc duy trì độ ẩm phù hợp
giúp tăng sản lượng và chất lượng cây trồng. Trong y tế, độ ẩm có vai trò quan
trọng đối với cơ thể sống. Trong công nghiệp, việc kiểm soát độ ẩm cần thiết để
đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Độ ẩm ảnh hưởng tới tuổi
thọ của các linh kiện điện, điện tử. Nhiều quá trình công nghệ đòi hỏi độ ẩm cần
duy trì ở mức ổn định. Do đó, nhu cầu theo dõi và kiểm soát độ ẩm ngày càng
phổ biến và quan trọng trong đời sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu định nghĩa về độ ẩm, các phương pháp đo độ ẩm và các loại ẩm
kế được ứng dụng trong cuộc sống.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu các tài liệu giảng viên đã chỉ dẫn và giới thiệu.
 So sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát lại bằng ngôn ngữ dễ hiểu về
vấn đề đang nghiên cứu.

4. Bố cục đề tài

Chương 1: Tổng quan về độ ẩm

Chương 2: Các phương pháp đo độ ẩm

Chương 3: Vài loại ẩm kế khác

Chương 4: Ứng dụng của ẩm kế

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘ ẨM
1.1 Độ ẩm của vật
1.1.1 Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối của vật còn gọi là độ ẩm toàn phần trăm khối lượng nước
(rắn, lỏng, hơi) chứa trong một kilogam vật liệu ẩm. Nếu ký hiệu G, Ga và Gk
lần lượt là khối lượng của vật liệu ẩm, khối lượng của nước và khối lượng vật
liệu khô thì ta có:

G = Ga + G k

Như vậy độ ẩm tương đối của vật là:

Ga
ω= .100 %
G

(0 % ≤ω ≤ 100 %)

1.1.2 Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tuyệt đối còn gọi là độ ẩm tính theo vật liệu khô là số phần trăm
nước chứa trong một kilogam vật liệu khô. Do đó, độ ẩm tuyệt đối ω k bằng:

Ga
ωk= .100 %
Gk

1.1.3 Quan hệ giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối

ωk
ω= .100 %
100+ω k

1.2 Độ ẩm của không khí


Độ ẩm của không khí là đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước tồn tại
trong không khí. Độ ẩm được biểu diễn dưới dạng độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm
tương đối.

2
1.2.1 Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tuyệt đối của không khí là khối lượng hơi nước có trong 1 m3 không
khí ẩm.

1.2.2 Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối φ là tỷ số phần trăm lượng hơi nước thực có trong 1 m3


không khí ẩm.

Gh
φ= .100 %
Gmax

Trong đó:

Gh: khối lượng hơi nước hòa tan trong 1m3 không khí

Gmax : lượng hơi nước cực đại có thể hòa tan trong 1m 3 không khí có

cùng nhiệt độ

1.3 Điểm sương


Điểm sương hay còn goi là nhiệt độ hóa sương Ths (oC) là nhiệt độ mà ở
đó thành phần hơi nước trong khối không khí đạt đến trạng thái bão hòa và bắt
đầu ngưng đọng thành sương. Khi không khí đạt đến điểm sương, độ ẩm tương
đối đạt 100%.

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ ẨM


2.1 Phương pháp điểm sương
Phương pháp điểm sương được đo dựa vào tính chất khi làm lạnh không
khí đến điểm sương thì hơi nước bắt đầu chuyển từ trạng thái không bão hòa
sang bão hòa.

Đầu tiên, đo nhiệt độ của không khí để xác định áp suất hơi nước bão hòa
trong không khí Pmax (tra theo các bảng chuẩn). Sau đó giảm nhiệt độ của không
khí đến khi hơi nước đạt trạng thái bão hòa, bắt đầu ngưng tụ lại và đo nhiệt độ

3
đọng sương Ths. Dựa vào nhiệt độ Ths xác định áp suất hơi nước bão hòa Pđs. Áp
dụng công thức sau để xác định độ ẩm tương đối:

P đs
φ=
P max

2.1.1 Ẩm kế ngưng tụ

Ẩm kế ngưng tụ hay còn gọi là ẩm kế gương, ẩm kế quang là một trong


những loại ẩm kế chính xác nhất, đáng tin cậy nhất, do đó, thường được sử dụng
để hiệu chỉnh. Được hoạt động bằng phương pháp điểm sương. Với cấu tạo
gồm:

 Gương kim loại (gương là bằng đồng phủ kim loại rhodi hoặc vàng) với
hệ thống điều chỉnh nhiệt độ gương.
 Cảm biến đo nhiệt độ gương.
 Nguồn quang và đầu đo quang.

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của ẩm kế ngưng tụ

Nguyên lý hoạt động : Nguồn sáng chiếu vào gương sao cho đầu đo không
nhạy cảm khi có hơi nước ngưng tụ. Mẫu khí cần đo độ ẩm được dẫn qua bề
mặt gương, lúc này bộ hiệu chỉnh phát tín hiệu làm lạnh gương dần cho đến khi
xuất hiện sự ngưng tụ. Khi lớp sương xuất hiện, ánh sáng bị tán xạ tới đầu thu
quang kích thích bộ hiệu chỉnh phát tín hiệu làm nóng gương. Gương bị nung
nóng, lớp sương biến mất và chấm dứt hiện tượng tán xạ ánh sáng, chu kỳ làm
lạnh mới lại bắt đầu. Chu kỳ tiếp tục cho đến khi tạo thành trạng thái cân bằng
4
giữa hơi nước và lớp ngưng tụ, khi đó lớp ngưng tụ có độ dày xác định. Cảm
biến nhiệt độ đặt sau gương cho phép xác định nhiệt độ gương. Sử dụng công
thức suy ra được độ ẩm của mẫu khí cần đo.

Ưu điểm của ẩm kế ngưng tụ là phạm vi đo rộng (từ −80 °C đến 100 °C, có
thể mở rộng tới 180 °C), có độ chính xác cao ( khoảng ± 0.2%) và ổn định hơn,
có thể làm việc trong môi trường ăn mòn.

Tuy nhiên, do cấu tạo phức tạp, giá thành cao, việc sử dụng-bảo trì khó
khăn nên ít được sử dụng đại trà trong công nghiệp, mà chủ yếu được dùng
trong phòng thí nghiệm để định chuẩn.

2.2 Phương pháp bốc hơi ẩm


Tốc độ bốc hơi nước từ một vật ẩm phụ thuộc vào độ ẩm của không khí,
khi độ ẩm càng cao thì tốc độ bốc hơi càng giảm. Như vậy, nếu đo được tốc độ
bốc hơi ẩm thì qua đó có thể xác định độ ẩm của không khí.

Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt nên thân nhiệt của vật ẩm sẽ
giảm xuống thấp hơn nhiệt độ bình thường. Tốc độ bốc hơi càng tăng, nhiệt độ
của vật càng hạ thấp. Do đó, mức độ hạ nhiệt của vật ẩm là đại lượng đặc trưng
cho tốc độ bốc hơi ẩm và cũng chính là đại lượng mà qua đó xác định độ ẩm của
không khí.

Đối với phương pháp này, ta sử dụng hai nhiệt kế dịch thể. Một nhiệt kế
bình thường dùng để đo nhiệt độ không khí (nhiệt kế bầu khô), có nhiệt độ tk.
Nhiệt kế còn lại có bầu dịch thể được bọc một lớp bông luôn ẩm (nhiệt kế bầu
ẩm). Bông ẩm bốc hơi lấy nhiệt của thân nhiệt kế nên nhiệt độ của nó giảm
xuống có giá trị là ta. Độ ẩm của không khí xác định qua công thức:

P a− A . P .(t k −t a)
φ=
Pk

Trong đó:

5
Pa : áp suất hơi nước bão hòa trong không khí có nhiệt độ ta

Pk : áp suất hơi nước bão hòa trong không khí có nhiệt độ tk

P : áp suất môi trường đo

A: hằng số phụ thuộc vào cấu tạo ẩm kế, tốc độ của không khí bao
quanh nhiệt kế ẩm và áp suất môi trường đo.

2.2.1 Ẩm kế quay

Về cơ bản, ẩm kế quay hoạt động dựa trên phương pháp bốc hơi ẩm. Cấu
tạo gồm: một nhiệt kế bầu khô và một nhiệt kế bầu ướt (được bao phủ bởi bao
bấc thấm nước), hai nhiệt kế này gắn kết với nhau theo bậc trong một ống bảo
vệ nối với tay cầm qua khớp nối xoay.

Hình 2: Cấu tạo ẩm kế quay

Khi sử dụng, bầu bọc vải được thấm nước. Dùng tay quay ẩm kế trong
không khí khoảng một phút, sau đó đọc thông số từ hai nhiệt kế lấy được. Quá
trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo rằng nhiệt độ bầu ướt thấp
nhất có thể được ghi lại.

6
2.3 Phương pháp biến dạng
Khi thay đổi độ ẩm các chất đều thay đổi kích thước. Tuy nhiên để sử dụng
tính chất này đòi hỏi vật chất làm cảm biến đo độ ẩm phải nhạy cảm với sự thay
đổi độ ẩm của môi trường xung quanh. Tóc là vật liệu bảo đảm đầy đủ những
yêu cầu cơ bản của một cảm biến đo độ ẩm và đã được sử dụng để chế tạo ra ẩm
kế tóc.

2.3.1 Ẩm kế tóc

Với cấu tạo gồm: sợi tóc có đầu buộc cố định, đầu dưới vắt qua một ròng
rọc nhỏ và buộc vào vật nặng. Khi độ ẩm thay đổi thì sợi tóc thay đổi kích thước
(co/dãn) làm quay ròng rọc. Do đó kim gắn với trục của ròng rọc sẽ quay và thể
hiện giá trị trên các mặt chia sẵn.

Hình 3: Ẩm kế dây tóc

Nguyên lý hoạt động: Tóc có tính hút ẩm và giữ độ ẩm; độ dài của tóc thay
đổi theo độ ẩm và sự thay đổi độ dài có thể được phóng to bằng cơ cấu truyền
động và được thể hiện trên mặt kim số hoặc thước đo.

Ẩm kế tóc có nguyên lí hoạt động đơn giản, chi phí thấp, dễ sử dụng. Tuy
nhiên, độ chính xác của ẩm kế tóc không cao do sự thay đổi chiều dài của
tóc không tuyến tính với độ ẩm (độ ẩm tăng lên, chiều dài sợi tóc sẽ thay đổi
nhiều hơn so với khi độ ẩm giảm đi).

7
2.4 Phương pháp điện dẫn
Các vật liệu cách điện khi thay đổi độ ẩm sẽ thay đổi khả năng cách điện
của nó (thay đổi hệ số điện dẫn). Đo điện trở của vật liệu cách điện sẽ xác định
được độ ẩm của nó, mà độ ẩm của vật liệu lại trực tiếp phụ thuộc vào độ ẩm của
môi trường không khí bao quanh nó.

Cũng có thể sử dụng các chất hút ẩm để làm cảm biến đo nhiệt độ theo
nguyên lý điện dẫn. Bởi vì khi độ ẩm môi trường khí quyển thay đổi thì độ ẩm
mà nó hút được cũng thay đổi để đảm bảo sự cân bằng áp suất hơi nước trong
không khí và trên bề mặt chất hút ẩm, dẫn đến hệ số điện dẫn của chất hút ẩm
cũng thay đổi theo.

CHƯƠNG 3: VÀI LOẠI ẨM KẾ KHÁC


Ngoài các loại ẩm kế nêu trên, hiện nay có rất nhiều loại ẩm kế khác được
sử dụng trong công nghiệp, đời sống. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, cần chọn
loại ẩm kế phù hợp đến phạm vi đo, độ chính xác.

3.1 Ẩm kế điện trở


Ẩm kế điện trở là thiết bị đo độ ẩm dựa trên cảm biến điện trở. Gồm phần
đế có kích thước nhỏ được phủ chất hút ẩm gắn hai điện cực bằng kim loại
không bị ăn mòn và không bị oxy hóa. Giá trị điện trở đo được giữa hai điện
cực phụ thuộc vào hàm lượng nước và vào nhiệt độ chất hút ẩm. Hàm lượng
nước phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của khí và nhiệt độ.

Với ẩm kế điện trở có thể sử dụng ở dải đo từ 5% đến 95%, sai số ±2%.
Dải nhiệt độ hoạt động của ẩm kế điện trở từ −10 °C đến 60 °C, thời gian hồi
đáp khoảng 10 giây. Kích thước nhỏ, giá thành rẻ.

3.2 Ẩm kế tụ điện
Ẩm kế tụ điện (ẩm kế điện dung) hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng tụ
điện để đo độ ẩm trong không khí hoặc chất khí. Ẩm kế tụ điện cơ bản gồm hai
bản cực tụ điện, giữa hai bản cực của tụ điện là không khí, được xem như chất

8
điện môi. Hằng số điện môi 𝜀 và điện dung C tỉ lệ với độ ẩm tương đối H của
không khí. Quan hệ giữa độ ẩm và hằng số điện môi được biểu diễn theo công
thức

ε =1+
211
T (
. P+
48. Pbh
T )
. φ . 10−6

Trong đó:

T : nhiệt độ tuyệt đối (K)

P : áp suất của khí ẩm (mmHg)

Pbh : áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ T (mmHg)

φ : độ ẩm tương đối (%)

Ẩm kế tụ điện gồm 2 loại: ẩm kế tụ điện polyme và ẩm kế tụ điện Al2O3

3.2.1 Ẩm kế tụ điện Polyme

Ẩm kế tụ điện điện môi polyme gồm một màng polyme có độ dày 8–12
μm có khả năng hấp thụ hơi nước. Lớp polyme được phủ trên điện cực thứ nhất
là Tantan, sau đó phủ tiếp một lớp Crom làm điện cực thứ hai. Lớp crom gây
nên các vết nứt làm tăng khả năng tiếp xúc của lớp này với không khí. Thời gian
hồi đáp của tụ tùy thuộc vào độ dày của lớp điện môi. Hằng số điện môi ε của
lớp polyme thay đổi theo độ ẩm, do đó điện dung của tụ điện polyme phụ thuộc
vào ε , tức là phụ thuộc vào độ ẩm.

ε . ε0 . A
Điện dung của tụ được xác định theo công thức: C= , trong đó:
L

ε : hằng số điện môi của polyme

ε 0 : hằng số điện môi chân không (ε 0=8 , 86. 10−12 ¿

A : diện tích bản cực

L : chiều dày của màng polyme

9
Với cảm biến tụ điện điện môi polyme, dải đo độ ẩm từ 0% đến 100%, dải
nhiệt độ hoạt động từ −40 °C đến 100 °C, độ chính xác cao với sai số từ 2–3%,
thời gian hồi đáp khoảng vài giây.

3.2.2 Ẩm kế tụ điện Al2O3

Ẩm kế tụ điện Al2O3 là tụ điện trong đó Al2O3 là chất điện môi với tấm
nhôm là điện cực thứ nhất của tụ, điện cực thứ hai là một màng kim loại mỏng
được tạo thành trên mặt kia của lớp điện môi (đồng, vàng, platin, nhôm, Niken-
Crom). Chiều dày lớp Al2O3 nhỏ hơn hoặc bằng 0,3 μm thì sự thay đổi trở
kháng của tụ phụ thuộc vào áp suất riêng phần của hơi nước và không phụ thuộc
vào nhiệt độ.

Cảm biến tụ điện Al2O3 cho phép đo dải độ ẩm từ 10-6 , dải nhiệt độ áp
dụng trong phạm vi từ −80 °C đến 70 °C, thời gian hồi đáp khoảng vài giây.
Cảm biến tụ điện nhôm oxit có nhược điểm không sử dụng được trong môi
trường chứa chất ăn mòn vì môi trường có hoạt tính cao có thể ăn mòn nhôm,
làm cho ẩm kế hư hỏng.

3.3 Ẩm kế điện ly
Ẩm kế điện ly hay còn gọi là ẩm kế hấp thụ hoạt động dựa trên hiện tượng
hấp thụ hơi nước của một số chất như LiCl hoặc P2O5. Các chất này có đặc tính
khi ở trạng thái khô sẽ có giá trị điện trở rất cao, khi hút ẩm hơi nước từ môi
trường xung quanh, điện trở giảm đáng kể. Sự thay đổi điện trở có thể đo bằng
mạch điện, từ đó xác định được độ ẩm trong môi trường cần đo.

Ẩm kế điện ly có 2 loại: ẩm kế điện ly LiCl và ẩm kế điện ly P2O5

3.3.1 Ẩm kế điện ly LiCl

Ẩm kế điện ly sử dụng muối LiCl gồm hai điện cực kim loại được ngăn
cách bởi một lớp vải sợi thủy tinh tẩm dung dịch LiCl bọc bên ngoài ống kim
loại. Hai điện cực nối với một nguồn điện xoay chiều. Khi dòng điện chạy qua

10
sẽ làm dung dịch LiCl bị nung nóng, nước trong dung dịch bị bay hơi. Khi nước
bay hơi hết, dòng điện giữa các điện cực giảm xuống đáng kể vì độ dẫn của
muối LiCl ở thể rắn nhỏ hơn nhiều so với độ dẫn ở thể dung dịch. Khi dòng
điện bị giảm đi, nhiệt độ ở đầu đo giảm xuống, tinh thể LiCl lại hấp thụ nước (vì
LiCl là chất háo nước), độ ẩm tăng, làm dòng điện lại tăng làm cho nhiệt độ của
cảm biến tăng lên. Quá trình tiếp tục lặp lại cho đến khi trạng thái cân bằng giữa
muối rắn LiCl và dung dịch. Trạng thái cân bằng này xảy ra ở nhiệt độ liên quan
trực tiếp đến áp suất hơi và nhiệt độ đọng sương, giúp xác định nhiệt độ điểm
sương. Phần tử điều chỉnh của ẩm kế là LiCl

1-Nguồn xoay chiều

2-Chỉ thị nhiệt độ

3-Cảm biến nhiệt độ

4-Sợi thủy tinh

5-Điện cực

6-Ống kim loại bọc cách nhiệt

Hình 4: Cấu tạo ẩm kế điện ly LiCl

Ẩm kế điện ly LiCl với độ chính xác cao (sai số ± 0.2 °C) nên dùng để đo
nhiệt độ hóa sương (trong phạm vi −10 °C đến 60 °C), cấu tạo đơn giản, giá
thành thấp, độ tin cậy cao, thời gian hồi đáp cao (tính theo phút).

Độ chính xác của ẩm kế điện ly LiCl còn phụ thuộc vào độ chính xác của
cảm biến nhiệt độ đặt trong đầu do, cấu tạo đầu đo và điều kiện sử dụng.

3.3.2 Ẩm kế điện ly P2O5

Ẩm kế điện ly P2O5 có cấu tạo gồm hai điện cực làm bằng platin hoặc
rodium, giữa chúng là lớp P2O5 (chất hút ẩm). Chất khí cần đo chạy trong ống
dẫn khí bị lớp P2O5 hấp thụ và chuyển hóa thành dung dịch điện ly H3PO4. Giữa

11
hai lớp điện cực, bố trí môt điện áp một chiều gây ra hiện tượng điện phân nước
và giải phóng O2, H2 và tái sinh P2O5. Dòng điện được đo bởi cảm biến. Khi
mẫu khí cần đo được thổi qua thiết bị đo với lưu lượng ổn định, dòng điện điện
phân là một hàm số tuyến tính của nồng độ hơi nước Cv, được biểu diễn qua
công thức:

96500
I =k . C v ,trong đó k = 3
. α . Qc với Qc là lưu lượng khí đi qua đầu đo (m3/s)
9. 10

1. Vỏ teflon; 2. Ống dẫn khí;


3. Đầu nối điện

4. Vỏ thép không gỉ; 5. Điện


cực

Hình 5: Cấu tạo ẩm kế điện ly P2O5

Ẩm kế điện ly P2O5 phù hợp cho các chất khí chứa lượng hơi nước rất
nhỏ. Đo được độ ẩm trong dải 10-8 đến 10-4, phạm vi nhiệt độ từ −10 °C đến
60 °C, độ chính xác cao (sai số ±5%), thời gian hồi đáp phụ thuốc vào sự thay
đổi độ ẩm.

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA ẨM KẾ


Ứng dụng ẩm kế thường được sử dụng để đo độ ẩm của không khí trong
môi trường xung quanh. Đây là một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm nông nghiệp, y tế, công nghiệp, và thậm chí cả trong các ứng
dụng gia đình.

 Đo độ ẩm trong môi trường sống: giúp giữ môi trường làm việc ổn định,
thoải mái.

12
 Theo dõi môi trường, chế độ làm việc của dây chuyền sản xuất, thiết bị có
yêu cầu cao để không ảnh hướng đến hiệu suất và an toàn trong quy trình
sản xuất.
 Hiện thị độ ẩm để thực thi các điều khiển (thiết bị sấy, quạt gió, thiết bị
điều hòa, báo động,…).
 Theo dõi để điều chỉnh mức độ ẩm phù hợp trong môi trường nông
nghiệp, trong quá trình bảo quản tránh tạo điều kiện gây ẩm mốc, hư hại.

13
PHẦN KẾT LUẬN
Việc đo độ ẩm môi trường xung quanh, bao gồm các ứng dụng của nó
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và công nghiệp rất quan trọng.
Độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống và làm việc
an toàn và hiệu quả. Có nhiều phương pháp đo độ ẩm cũng như nhiều loại ẩm
kế để ứng dụng đo trong từng trường hợp khác nhau. Giúp đạt được sự chính
xác, phù hợp và tiện lợi trong việc đo lường độ ẩm. Việc đo độ ẩm này không
chỉ giúp chúng ta quản lý môi trường một cách tốt hơn mà còn giảm thiểu rủi ro
và tăng cường hiệu suất. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy
của dữ liệu, việc sử dụng các cảm biến độ ẩm chất lượng cao và thực hiện hiệu
chuẩn định kỳ là rất quan trọng, đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được là đáng tin
cậy. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chúng ta có thể kỳ vọng
rằng ứng dụng ẩm kế sẽ tiếp tục được cải tiến và phát triển, từ đó góp phần vào
việc xây dựng một môi trường bền vững và an toàn hơn cho tất cả mọi người.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình đo lường nhiệt, chương 7,NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, 2013.

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_k%E1%BA%BF

3. https://luanvan.co/luan-van/de-tai-cam-bien-do-am-52992/

15
16

You might also like