You are on page 1of 13

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU 1
BÀI 1: Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học.
BÀI 2: Kiểm nghiệm độ tinh khiết.
BÀI 3: Kiểm nghiệm dược liệu chứa Carbohydrate.
NHÓM: 303 Tiểu nhóm: 03
Giáo viên hướng dẫn: 1. ThS. Vũ Huỳnh Kim Long
2. ThS. Lý Tú Loan
Thành viên:

1. Hoàng Anh Bảo MSSV: H2100391

2. Thiều Hoàng Tấn Dũng MSSV: H2100404

3. Hoàng Nguyễn Anh Phương MSSV: H2100448

TP HỒ CHÍ MINH, 16/01/2024.


MỤC LỤC
NHẬN XÉT. .......................................................................................................... 3
Bài 2. Kiểm nghiệm độ tinh khiết ......................................................................... 4
1. Mất khối lượng do làm khô ........................................................................... 4
1.1. Phương pháp sấy: sử dụng tủ sấy ........................................................... 4
1.2. Phương pháp sấy: sử dụng cân sấy ẩm .................................................. 5
2. Phương pháp xác định chất chiết được ......................................................... 6
2.1. Phương pháp chiết nóng ......................................................................... 6
2.2. Phương pháp chiết dùng Methanol ........................................................ 7
BÀI 3: Kiểm nghiệm dược liệu chứa Carbohydrate ............................................. 7
1. Kiểm nghiệm vi học ...................................................................................... 7
1.1. Quy trình ................................................................................................ 7
1.2. Kết quả ................................................................................................... 7
2. Định tính. ..................................................................................................... 10
2.1. Cơ sở lý thuyết. .................................................................................... 10
2.2. Phương pháp......................................................................................... 11

2
NHẬN XÉT.

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.

3
BÀI 2. KIỂM NGHIỆM ĐỘ TINH KHIẾT

1. Mất khối lượng do làm khô


Mất khối lượng do làm khô là sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần
trăm (kl/kl) khi làm khô trong điều kiện xác định ở mỗi chuyên luận. Phương pháp
này dùng để xác định hàm lượng nước, một phần hoặc toàn bộ lượng nước kết
tinh và lượng chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử. Việc xác định mất khối lượng
do làm khô không được làm thay đổi tính chất lý hóa cơ bản của mẫu thử.

1.1. Phương pháp sấy: sử dụng tủ sấy


a. Cách bước tiến hành.

Mẫu thử: 1g.

Làm khô 30 phút Để nguội


Cân chén: m1

Sấy ở 110°C
trong 6h Để nguội
Cân chén: m3

Sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy hoặc 6 giờ trong
bình hút ẩm so với sấy trước đó không quá 0.5mg.

b. Kết quả:

Khối lượng bì: m1 = 34.0272 (g)


Khối lượng mẫu: m2 = 1.0111 (g)
Khối lượng m3 sau 4h sấy Khối lượng m3 khi tiếp tục sấy thêm 1h
34.9402 (g) 34.9292 (g)

4
Hình 1: Khối lượng m3 sau 4h sấy. Hình 2: Khối lượng m3 khi tiếp tục sấy thêm 1h.

c. Công thức độ ẩm: x (%)


𝑚3 − 𝑚1
𝑥 (%) = 100% − × 100%
𝑚2
Trong đó,
m1 (g): khối lượng bì.
m2 (g): khối lượng mẫu.
m3 (g): khối lượng sau khi sấy.
Thay số: m1 = 34.0272 (g), m2 = 1.0111 (g), m3 = 34.9292 (g), ta có:
Độ ẩm là: x (%) = 10.7902%.

1.2. Phương pháp sấy: sử dụng cân sấy ẩm


a. Các bước thực hiện:

1. Lót một miếng giấy nhôm kích thước 4cm x 4cm lên đĩa cân.
2. Bấm TARE.
3. Cân khoảng 0.5g – 1g dược liệu, trải mỏng sao cho lớp dược liệu dày không
quá 5mm.
4. Bấm nút START để bắt đầu quá trình sấy. Cân sẽ tự động gia nhiệt và nhận biết
phần trăm (%) giảm khối lượng.
5. Khi kết thúc, máy sẽ có âm báo và hiển thị phần trăm (%) mất khối lượng do
làm khô.
6. Vệ sinh cân và đợi cân quay về nhiệt độ bình thường mới thực hiện đo mẫu tiếp
theo.

5
b. Kết quả:

Hình 3: Độ ẩm của măng cụt.

Độ ẩm của măng cụt sau khi cân sấy ẩm là: 11.01%

2. Phương pháp xác định chất chiết được


Dược liệu: Huyền Sâm.

2.1. Phương pháp chiết nóng


Dung môi: nước.

a. Quy trình

1. Cân chính xác khoảng 2g (A) bột dược liệu Huyền Sâm cho vào bình nón
250ml.
2. Thêm chính xác 100ml nước, đậy kín, cân xác định khối lượng.
3. Để yên 1 giờ, sau đó đun sôi nhẹ dưới hồi lưu 1 giờ.
4. Để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng (B), dùng
nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm.
5. Lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp.
6. Lấy chính xác 25ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách
thủy đến cắn khô.
7. Cắn thu được sấy ở 105℃ trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30
phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn (C).

6
b. Công thức tính

Tính phần trăm chất chiết được trong Huyền Sâm bằng nước.
𝐶
𝑚 (%) = × 100%
𝐴
Trong đó,
m (%): phần trăm khối lượng chất chiết được.
C (g): khối lượng cắn thu được sau khi chiết.
A (g): khối lượng chất đem đi chiết nóng.

2.2. Phương pháp chiết dùng Methanol


Dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng để xác định các chất chiết được.

BÀI 3: KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRATE

1. Kiểm nghiệm vi học

1.1. Quy trình


1. Cho một giọt nước lên lam kính, dùng kim mũi mác lấy một ít tinh bột cho vào
giọt nước và khuấy đều.
2. Đậy nghiêng một cạnh lamelle lên lam rồi hạ dần xuống đến khi lamelle nằm
ngang trên mặt lam.
3. Dùng tay di nhẹ lamelle cho bột phân tán đều và lộ rốn tinh bột ra.
4. Dùng giấy lọc thấm nhanh nước thừa ở mép lamelle.
5. Tiến hành quan sát và ghi nhận kết quả.

1.2. Kết quả


Sau thời gian quan sát ở vật kính 40X, ghi nhận tinh bột có các hình dạng sau:

7
a. Hạt bột hình đa giác

Tinh bột gạo Kích thước nhỏ, hạt nằm


riêng lẻ, hình đa giác, đôi khi
gặp hạt kép hoặc tụ lại thành
đám.

Tinh bột Bắp Kích thước khá lớn.


Tễ hình chấm, hình sao, vân
không rõ.

8
b. Hạt tinh bột hình chuông

Tinh bột Sắn Kích thước nhỏ.


dây Rốn hạt là một điểm.

Tinh bột Kích thước khá lớn.


Khoai mì Tễ hình sao rõ.

9
c. Hạt tinh bột hình trứng

Tinh bột Kích thước lớn, hạt hình


Đậu Xanh bầu dục.
Rốn là vạch dài, phân
nhánh hình xương cá.

Tinh bột Hình trứng hoặc hình


Hoài sơn chuông, hạt dài và rộng.
Rốn hạt không phân
nhánh, dọc theo trục dài,
nhiều hạt không thấy rốn.

2. Định tính.

2.1. Cơ sở lý thuyết.
 Tinh bột được cấu tạo bởi chuỗi các phân tử glucose liên kết theo mạch thẳng
1-4 (amylose) hoặc mạch nhánh 1-4 và 1-6 (amylopectin). Cứ 6 phân tử glucose
tạo thành một bước xoắn sẽ hấp phụ 1 phân tử Iod tạo thành dung dịch có màu.
 Màu sắc của dung dịch thay đổi theo tỷ lệ amylose/amylopectin và chiều dài
của phân tử. Iod phản ứng với amylase cho màu xanh dương đậm và với
amylopectin cho màu tím đỏ. Khi đun nóng, các mạch xoắn duỗi ra làm giảm

10
khả năng hấp phụ Iod làm dung dịch mất màu. Khi nguội, các mạch này có xu
hướng trở về chuỗi xoắn ban đầu làm dung dịch hồ tinh bột có màu trở lại.
 Khi thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme, phân tử tinh bột sẽ bị cắt ngắn
thành các sản phẩm dextrin làm cho màu của dung dịch hồ tinh bột và Iod
chuyển từ xanh → tím đỏ → đỏ nâu → không màu.
 Mục đích định tính tinh bột: Nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu được một số
phương pháp định tính từ đó suy ra được tính chất đặc trưng của tinh bột.

2.2. Phương pháp


a. Định tính tinh bột.
Quy trình:
1. Phân tán 200mg tinh bột gạo vào 30ml nước cất trong beaker (cốc có mỏ) 50ml,
vừa đun sôi vừa khuấy đều trong 3 phút.
2. Lấy 1ml hồ tinh bột cho vào ống nghiệm chứa sẵn 5ml nước cất (hình 1). Thêm
1 giọt thuốc thử Lugol, quan sát màu (hình 2).
3. Nhúng ống nghiệm này vào bếp cách thủy (hình 3), sau đó nhúng vào nước
lạnh. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch (hình 4).

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

11
Nhận xét:
 Ống nghiệm xuất hiện màu xanh tím do phân tử tinh bột hấp thụ Iod cho ra màu
xanh tím (hình 2).
 Đun nóng sẽ làm mất màu xanh tím dần do cấu trúc của tinh bột bị biến đổi sẽ
làm mất màu dần (hình 3).
 Sau đó ngâm ống nghiệm vào nước lạnh cấu trúc tinh bột quay trở lại xuất hiện
màu xanh tím (hình 4).
b. Phản ứng thủy giải tinh bột.
Quy trình:
1. Lấy 10ml dung dịch hồ tinh bột đã thực hiện ở mục 3.2.1 cho vào beaker 100ml,
thêm 30ml nước cất và 20ml dung dịch HCl 2N, khuấy đều.
2. Cho ngay dung dịch trên vào 7 test tube, mỗi ống 5ml và đặt vào bếp cách thủy
đang sôi. Lần lượt lấy các ống nghiệm ra ở thời điểm 0, 3, 5, 7, 9, 11 và 13 phút
và đặt ngay vào nước đá. Sau khi kết thúc phản ứng với ống cuối cùng, thêm vào
mỗi ống 1 giọt dung dịch Lugol (hình 5).
3. Quan sát và nhận xét màu sắc và độ nhớt của các dung dịch trong mỗi ống và
so sánh với ống 0 phút (hồ tinh bột chưa thủy phân).

Hình 5: Phản ứng thủy phân tinh bột

12
Nhận xét:
 Các ống từ 0 đến 4 gần như không có sự thay đổi màu, điều này có thể là do
trong quá trình làm thí nghiệm thời gian đun chưa đủ nên cấu trúc của các phân
tử tinh bột chưa bị thủy phân trong môi trường acid làm cho Iod vẫn không có
sự chuyển màu.
 Các ống 5, 6 có sự chuyển màu rõ rệt do 1 phần tinh bột đã bị thủy phân.
c. Xác định hệ số trương nở
Chỉ số trương nở là thể tích (ml) chiếm giữ của 1g thuốc, sau khi để trương nở
trong nước hoặc một dung môi khác đã được quy định trong 4 giờ, gồm tất cả các
chất nhầy bám dính.
Quy trình:
1. Cân chính xác 1g hạt É, cho vào 1 ống đong 50ml có nút mài.
2. Thêm 50ml nước và đậy nút.
3. Lắc kỹ 10 phút một lần trong 1 giờ đầu, sau đó để yên 3 giờ.
4. Ở 1,5 giờ sau khi bắt đầu thí nghiệm, loại bỏ những thể tích tự do của chất lỏng
còn lại trong lớp thuốc và những tiểu phân thuốc nổi lên bề mặt của chất lỏng
bằng cách quay ống nghiệm theo trục thẳng đứng (hình 6).

Hình 6: Hạt É trương nở trong ống đong.


Nhận xét: Chỉ số trương nở của hạt É là: 9ml + 18ml = 27ml.
13

You might also like