You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
--------------0---------------

BÁO CÁO BÀI THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN ETYLIC TỪ SẮN

GVHD : TS. Nguyễn Văn Hưng

TS. Nguyễn Chính Nghĩa

Họ và tên : Lưu Thị Thùy Trang

Lớp : KTTP-01-K62

MSSV : 20175284

Nhóm : CN3

Hà Nội, 12/2020
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN ETYLIC TỪ SẮN

Bài 1: Kiểm tra nguyên liệu

1.1. Mục đích


Nắm bắt được cách xác định và kiểm tra nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất
cồn etylic từ sắn.

Hiểu rõ về nguyên liệu sắn, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên liệu như: độ ẩm,
hàm lượng tinh bột…. có ảnh hưởng quan trọng và quyết định các công đoạn sản
xuất ra sản phẩm cũng như chất lượng cuối cùng của sản phẩm đó.

1.2. Dịch hóa


1.2.1. Nguyên tắc
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong các nhà máy rượu ở nước
ta. Phương pháp này chỉ chính xác khi hàm lượng tinh bột trong dịch tinh khiết, còn
đối với bột thô thì kết quả nhận được thường cao hơn so với thực tế. Vì trong điều
kiện thủy phân sẽ có một phần pentozan và hemixeluloza bị thủy phan thành đường
pentoza, nhưng đường này lại không thể chuyển hóa thành rượu bởi nấm men khi
lên men. Do đó trên thực tế đáng lẽ phải trừ bớt lượng pentoza có trong dịch thủy
phân.

Thủy phân tinh bột thành đường trong dung dịch HCl 2% ở điều kiện đun sôi
trong bình cách thủy trong thời gian 2 giờ. Dịch thủy phân được làm nguội và trung
hòa bằng NaOH với chất chỉ thị metyl da cam. Hàm lượng đường trong dung dịch
được xác định theo phương pháp xác định như Betran, Lain-Aynol, Graxinop

Trong bài thí nghiệm này ta sử dụng xác định đường khử bằng phương pháp
Graxianop.

1.2.2. Dụng cụ, hóa chất


 Bình định mức dung tích 100ml, 250ml.

 Bình tam giác dung tích 250ml

 Cốc thuỷ tinh 100, 250 ml

 Phễu thuỷ tinh

 ống đong dung tích 100 ml

 ống sinh hàn khí

 Nồi cách thuỷ

 Bếp điện
 Cân phân tích có độ chính xác 0,001 g

 Nhiệt kế đo được đến 100oC

 Axit clohydric đặc

 Dung dịch hydroxyt natri 10%

 Metyl da cam 1%

1.2.3. Tiến hành


Cân khoảng 2 gam bột rồi chuyển toàn bộ vào bình tam giác hoặc bình cầu có
dung tích 250 ml. Tiếp theo cho thêm 100 ml HCl 2% (100 ml nước cất cộng 6 ml
HCl 35%), đậy nút cao su và nối với ống sinh hàn khí. Lắc nhẹ rồi đặt nồi vào đun
cách thuỷ, đun tới sôi và cho sôi khoảng 2 giờ. Mức nước ở nồi cách thuỷ phải luôn
cao hơn mức nước trong bình thuỷ phân, phải chuẩn bị nước sôi để bổ sung vào. Sau
2 giờ thuỷ phân, toàn bộ lượng tinh bột đã chuyển hoá thành glucoza, làm nguội đến
nhiệt độ phòng rồi thêm 4 - 5 giọt metyl da cam, dùng NaOH 10% để trung hoà axit
tới đổi màu. Chú ý chỉ trung hoà khi đã làm nguội đến 30 0C, vì ở nhiệt độ cao và
kiềm cục bộ thì glucoza sẽ bị phân huỷ làm kết quả kém chính xác. Trung hoà xong
ta chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 250 ml, tráng bình rồi thêm nước cất
tới ngấn bình và đem lọc.

1.3. Xác định đường khử bằng phương pháp Graxinop


1.3.1. Nguyên tắc
Đường khử khi đun nóng với dung dịch kiềm cùng với ferixyanua sẽ khử
ferixianua thành feroxyanua và đường khử chuyển thành axit đường. Dùng metylen
xanh làm chất chỉ thị sẽ mất màu xanh khi phản ứng kết thúc. Phản ứng chính như
sau:

1.3.2. Tiến hành:


Xử lý dịch lên men:

Dịch lên men được lọc (hoặc đem ly tâm) để thu dịch trong, dịch trong này
được đem sử dụng để xác định lượng đường khử bằng phương pháp graxianop

Phân tích đường khử

Dùng pipet lấy đúng 20 ml dung dịch ferixyanua kali cho vào bình tam giác
250 ml, thêm vào đó 5 ml dung dịch KOH 2,5N và 3 - 4 giọt xanh metylen (nếu
nồng độ dịch đường thấp hơn 0,25% thì lấy 10ml ferixyanua kali và 2,5 ml dung
dịch KOH). Lắc nhẹ và đặt trên bếp điện hoặc bếp ga, đun sao cho sau 1 - 2 phút thì
sôi. Tiếp đó dùng dung dịch đường loãng để chuẩn tới mất màu của xanh metylen.
Chú ý màu của hỗn hợp phản ứng sẽ thay đổi từ xanh sang phớt hồng và cuối cùng
là vàng da cam thì kết thúc. Nếu để nguội màu của hỗn hợp sẽ trở lại tím hồng do bị
oxy hoá.

Khi trong hỗn hợp phản ứng còn ferixyanua thì khi nhỏ dịch đường vào,
đường sẽ khử ferixyanua kali, khi vừa hết ferixyanua thì ngay lập tức 1 giọt đường
dư sẽ khử và làm mất màu của xanh metylen- chất chỉ thị của phản ứng.

1.4. Kết quả


1.4.1. Hàm lượng đường trong dịch đường pha loãng tính theo công
thức:
a
Đ= x 100 g/100 ml
x
Muốn xác định chỉ số a của 20 ml (hoặc 10 ml) ferixyanua kali ta phải chuẩn
bị dung dịch glucoza tinh khiết. Cân 0,5 g glucoza tinh khiết đã sấy đến khối lượng
không đổi, hoà tan trong nước cất rồi cho vào bình định mức 100ml, tráng sạch bằng
nước cất rồi thêm đến ngấn bình. Cân chính xác và thao tác cẩn thận ta sẽ có dung
dịch glucoza chuẩn chứa 5 mg/ml

Muốn xác định xem 20 ml ferixyanua kali tương ứng với bao nhiêu mg
glucoza, ta làm thí nghiệm như trên nhưng dung dịch chuẩn là dung dịch glucoza đã
biết trước nồng độ.

Giả sử 20 ml ferixianua 1% cộng với 5 ml KOH 2,5 N cộng 3 - 4 giọt xanh metylen
khi đun sôi và chuẩn hết 5ml dung dịch glucoza 0,5 g/100ml. Như vậy 20 ml
feixyanua 1% tương đương với 5  5 mg = 25 mg hay 0,025 g.

1.4.2. Hàm lượng tinh bột trong nguyên liệu TB (%) được tính theo công
thức sau:
ax 250 x 100
TB ( % )= x 0,9
bxm

Trong đó:

a = số gam glucoza tương ứng với 20 ml ferixyanua kali

b = số mililit dịch đường loãng tiêu hao khi định phân

m = số gam bột ở mẫu thí nghiệm

0,9 = hệ số chuyển glucoza thành tinh bột

1.5. Độ ẩm
1.5.1. Nguyên tắc:
Thông thường độ ẩm trong nguyên liệu được xác định theo phương pháp sấy
nhưng chỉ cho kết quả gần đúng. Vì khi sấy ở nhiệt độ cao, một số chất hữu cơ của
nguyên liệu sẽ bị phân huỷ và bay hơi cùng với nước, khi đó lại có một lượng nhỏ
nước liên kết không bay hơi hết. Để hạn chế sai số người ta chỉ sấy ở 100 - 105 0C và
kéo dài 3 - 4 giờ. Đôi khi muốn rút ngắn thời gian sấy người ta thực hiện ở 130 0C
trong 40 phút.

1.5.2. Dụng cụ:


 Tủ sấy điều chỉnh nhiệt độ 105 - 1500C.

 Cân phân tích có độ chính xác 0,001 g.

 Hộp cân.

 Bình hút ẩm.

1.5.3. Tiến hành:


Cân khoảng 5 gam bột đã nghiền nhỏ trong hộp nhôm đã biết trọng lượng.
Mở nắp và đặt hộp nhôm vào tủ sấy có nhiệt độ 105 0C, sau 3 giờ sấy đậy nắp và làm
nguội trong bình hút ẩm, sau đó cân lại, ghi số cân. Sấy tiếp 30 - 60 phút. Sau đó
đem làm nguội và cân lại lần 2. Nếu sai số giữa hai lần không quá 0,001 gam thì
xem như quá trình tách nước kết thúc.

1.5.4. Kết quả


Độ ẩm của nguyên liệu (%) được tính theo công thức :

Trong đó:

( )
W %
m m1 −m2
m
=
m1
x 100

m1 = khối lượng mẫu trước khi sấy, g

m2 = khối lượng mẫu sau khi sấy, g

1.6. Xử lý số liệu
1.6.1. Độ ẩm
Khối lượng của tinh bột sau khi đem sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 2 giờ được ttoongr
hợp trong bảng dưới đây:

Cốc 1 Cốc 2
mo 17,9743 17,6158
m1 23,0796 22,6184
m2 22,4546 21,9978
mo :khối lượng cốc trước khi sấy

m1 :khối lượng mẫu và cốc trước khi sấy

m 2 : khối lượng mẫu và cốc sau sấy

Độ ẩm của nguyên liệu:


m1−m2 23,0769−22,4546
Cốc 1: W 1= = =12,19 %
m1−mo 23,0796−17,9743

m1−m2 22,6148−21,9978
Cốc 2: W 2= = =12,34 %
m1−mo 22,6148−17,6158

Độ ẩm trung bình của nguyên liệu sắn là:


W 1+ W 2 12,19+12,34
W= = =12,265 %
2 2

1.6.2. Hàm lượng tinh bột


Khối lượng tinh bột đem đi thủy phân m = 2,2265g

a= 4,3 x 5 = 21,5 mg= 0,0215 g là lượng gluco tinh khiết tương ứng với 20ml
ferixyanua kali

Hàm lượng đường trong dịch đường pha loãng:


0,0215 ❑
Đ= x 100g/100ml = ❑ =
2,6

Hàm lượng tinh bột có trong nguyên liệu bột sắn:


ax 250 x 100 0.0215 × 250× 100
TB ( % )= x 0,9= × 0,9=83,56 %
bxm 2,6 × 2,2265

Nhận xét:
Tinh bột sắn có hàm lượng tinh bột cao
Độ ẩm của tinh bột sắn làm trong khoảng cho phép, hạn chế sựu xâm nhập của vi
sinh vật.
Bài 2: Thực hành quy trình công nghệ sản xuất cồn etylic theo phương pháp
đường hóa và lên men đồng thời

1.1. Mục đích


Nắm bắt được quy trình công nghệ sản xuất cồn etylic bằng phương pháp đường hóa
và lên men đông thời

Hiểu và tính toán được các nguyên liệu trong sản xuất

1.2. Tìm hiểu chung về cồn

1.2.1. Các bước tiến hành


1.2.1.1. Dụng cụ, hóa chất
- Dụng cụ:

 Cốc thủy tinh 1000ml/cốc nhôm loại nhỏ

 Bể điều nhiệt

 Đũa khuấy, micropipet, cân, pH mét.

- Hóa chất:

 Enzyme dịch hóa (Spezyme XTRA và Optimash TBG đã pha loãng 100
lần)

 Ezyme đường hóa (Distillase ASP pha loãng 100 lần)

 Iot

 NaOH, H3PO4

1.2.1.2. Tiến hành công nghệ


 Dịch hóa

Cân 150 gam bột săn vào 500ml nước cất, sử dungkk đũa thủy tinh đảo trộn.

Bổ sung Spezym XTRA 0,1 mg/kg nguyên liệu, Optimash TBG 0,2 mg/kg nguyên
liệu.

Tiến hành nâng nhiệt lên 70oC trong bể ổn nhiệt, có khuấy liên tục, giữ ở đó nhiệt độ
này trong suốt thời gian 60 phút.

 Đường hóa và lên men đồng thời


Làm nguội dịch xuống 60oC bằng nước mát. Bổ sung enzyme đường hóa Distillase
ASP 1mg/kg nguyên liệu.

Làm nguội dịch xuống nhiệt độ 30oC bằng sử dụng nước mát bên ngoài.

Điều chỉnh pH 4,5 bằng dung dịch H 3PO410% kiểm tra bằng giấy quỳ tím hoặc máy
đo pH

Bổ sung Ure 0,4 g/l dịch

Bổ sung nấm men sử dụng dixhj hóa sao cho mạt độ tế bào nấm men khoảng 10
triệu tế bào/ ml dịch lên men.

Lấy mẫu dịch lê men khoảng 10 ml để xác định các chỉ tiêu như nồng độ chất khô
(bằng chiết quang kế), pH (bằng máy đo pH), độ chua (bằng phương pháp chuẩn
độ).

Tiến hành giữ dịch lên men ở nhiệt độ 300C trong thời gian 72 giờ , định kì kiểm tra
sau 24 h một lần lấy 10 ml dịch lên men để xác định chỉ tiêu trên

1.3. Kết quả thí nghiệm


Cân 150,65 g bột sắn
Nước 500ml
Khối lượng dịch sau dịch hóa là 600,65g
Khối lượng enzyme và nấm men: (các chế phẩm enzyme đều được pha loãng 10
lần):

XTRA TBG ASP Ure Nấm men


150 µl 300µl 1,5 ml 0,24 g 0,15 g

Các chỉ tiêu nồng độ chất khô, pH, độ chua của dịch lên men:
pH Bx Axit
0h 4,5 20,8 0,294
24h 3,52 8 0,315
48h 3,88 6 0,3675
72h 4,09 6 0,4165
pH
5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
0 24 48 72

pH

Bx
25

20

15

10

0
0 24 48 72

Bx

axit
0.45
0.4
0.35
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
0 24 48 72
Nhận xét:
Hàm lượng chất khô giảm nhanh chóng sau 24 giờ đầu tiên do hoạt động của nấm
men chuyển hóa nhưng kết quả cũng chỉ mang tính chất tương đối do hàm lượng cồn
sinh ra có thể ảnh hưởng đến kết quả đo bằng chiết quang kế.
Ph đã giảm xuống từ 4,5 đến 3,52 sau 24 giờ đầu nhưng sau đó từ 24h đến 72h tiếp
theo đã có sự tăng chậm lại. Còn hàm lượng axit lại tăng lên sau 72 giờ đường hóa
và lên men đồng thời.
Bài 3: Kiểm tra các chỉ tiêu của dịch dấm chín sau quá trình lên men

1.1. Mục đích


Các chỉ tiêu cần xác định của dịch dấm chín sau lên men

Xác định đường sót, tinh bột sót để biết được khả năng sử dụng đường của nấm men

Xác định nồng độ chất khô của dịch lên men

Biết được độ chua của giấm chín từ đó suy ra mức dộ nhiễm tạp trong quá trình lên
men.

Biết các xác định độ cồn để biết hiệu suất của quá trình lên men.

1.2. Các chỉ tiêu:


1.2.1. Xác định đường sót, tinh bột sót
1.2.1.1. Nguyên tắc
Sử dụng axit thủy phân tinh bột và các đường phức thành các đường đơn giản, sau
đó xác định đường khử bằng phương pháp Granxinop.

1.2.1.2. Dụng cụ, hóa chất


- Dụng cụ:

 Bình tam giác, bình định mức, ống đong, ống sinh hàn

 Giấy lọc, phễu, pipet, buret

- Hóa chất:

 HCl đậm đặc (hoặc 25%)

 Giấy quì (hoặc phenol phtalein)

 NaOH 10%

 K3Fe(CN)6 1%

 Metylen xanh

 KOH 2,5N

1.2.1.3. Tiến hành


Lấy 50ml giấm chín cho vào bình tam giác 250 ml, thêm vào đó 50 ml nước cất và 6
ml HCl đậm đặc, nối bình với ống sinh hàn khí dài ít nhất 50 cm. Mặt khác lấy 50
mk dịch lọc giấm chín rồi cho vào một bình khác, cũng thêm nước và axit như bình
mẫu chưa lọc. Sau khi nối ống sinh hàn khí, đặt cả hai bình tam giác và nồi cách
thủy và đun sôi 2 gườ. Tiếp đó làm nguội đến nhiệt độ phòng rồi trung hòa bằng
NaOH 10% tới khi màu của giấy quỳ chuyern màu xanh lơ. Chuyển toàn bộ dịch
vào bình định mức 250 ml rồi them nước đến ngấn bình, đem lọc qua giấy vào hai
bình khô khác nhau.

Dịch lọc của hai nình dùng để xác định đường theo phương pháp Graxianop

1.2.1.4. Kết quả


Tùy theo phương pháp xác định đường khuer mà ta có cách tính toán khác nhau

Theo phương pháp ferixianua ta có:

x ( 100gml )= ma x 100
Trong đó:

a- Số gam glucoza tương ứng với 20 ml ferixianua kali

m- số ml dịch lên men ở mẫu thí nghiệm


50
Số ml giấm chín chưa lọc ở mẫu thí nghiệm m= xb
250
50
Số ml giấm chín lọc ở mẫu thí nghiệm m= xb
250 0
Với b và bo Số ml dịch đường loãng tiêu hao khi định phân ở mẫu giấm chín
chưa lọc và đã lọc
1.2.2. Xác định nồng độ chất khô của dịch lên men: đo bằng chiết quang
kế
1.2.3. Độ chua của dấm
1.2.3.1. Nguyên tắc
Độ chua của giấm cho biết mức độ nhiềm tạo khuẩn trong quá trình lên men và có
thể biểu diễn theo 2 cách:

Biểu diễn theo số gam axit H2SO4 chứa trong 1 lít giấm như các nhà máy rượu bia
vẫn làm

1.2.3.2. Dụng cụ, hóa chất


Dụng cụ:

Bình tam giác, cốc

Pipet, buret

Hóa chất
NaOH 0,1 N

Phenolphtalein 0,5%

1.2.3.3. Tiến hành


Lấy 20 ml dung dịch lọc của giấm chín hoặc dịch lên men cho vào bình tam giác
250 ml chứa sẵn 50 ml nước cất trung tính. Tiếp theo dùng dung dịch NaOH 0,1N
để chuẩn đến xuất hiện màu hồng nhạt với chỉ thị là phenolphtalein hoặc màu
chuyển từ hồng nhạt sang màu xanh nếu chỉ thị là giấy quì

1.2.3.4. Kết quả


Độ chua của giấm chín (độ) được tính theo công thức:
n
Độ chua (độ) =
10

Với:

n - số ml NaOH 0,1N tiêu hao khi định phân 20 ml dịch lọc. Trường hợp tính theo
gam H2SO4 thì độ chua sẽ tính theo công thức:
0,0049 x n x 1000
=0,245 n g/l
20

1.2.4.Xác định tỷ trọng


Sau khi thời gian lên men kết thúc, hàm lượng cồn etylic tạo ra sẽ được xác định để
đánh giá hiệu quả quá trình lên men

1.2.4.1.Tiến hành chưng cất:

Sau lên men trước hết ta cần kiểm tra nồng độ rượu trong giấm. Muốn xác định
nồng độ rượu trong dung dịch bất kỳ trước hết phải tách rượu khỏi các chất hoà tan
khác bằng chưng cất, rồi đo nồng độ rượu bằng một trong các phương pháp sau:
rượu kế thuỷ tinh, cân tỉ trọng hoặc theo phương pháp hóa học.

Dụng cụ:

Hệ thống cất cồn (hình vẽ),

bình định mức 100 ml

Các dụng cụ đo nồng độ

rượu: rượu kế thuỷ tinh hoặc cân tỉ trọng

Tiến hành:
Lấy 100 ml dịch lọc giấm chín có nhiệt độ xấp xỉ 20 0C cho vào bình định mức 100
ml, rót dịch giấm vào bình cất 1 rồi tráng bình bằng 100 ml nước cất rồi cũng đổ vào
bình 1 có dung tích khoảng 500 ml.

Nối bình với hệ thống cất như ở hình (chú ý là ở đây bình 2 được thay bằng bình
định mức 100ml), tiến hành chưng cất cho tới khi nước ngưng ở bình 2 còn 2 - 3 ml
nữa thì đầy tới ngấn 100 ml. Cất xong đặt bình 2 vào nồi điều nhiệt và giữ ở nhiệt độ
200C (cùng nhiệt độ khi lấy dịch giấm chín).

Sau 10 đến 15 phút thêm nước cất tới ngấn bình, đậy kín và chuẩn bị đo nồng độ
rượu bằng phương pháp sử dụng bình tỷ trọng

1.2.4.2. Xác định nồng độ cồn bằng bình tỷ trọng

Bình tỷ trọng có nhiều loại khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc xác định tỷ số
giữa lượng của chất lỏng và nước cất có cùng tỷ tích.

Để đo bằng bình tỷ trọng, đầu tiên ta rửa bình thật sạch, sáy khô và làm lạnh trong
bình hút ẩm, sau đó đem cân bình không ta được m1gam.

Tiếp theo rót nước cất vào bình đến trên ngấn định mức, đặt bình vào nồi cách thuỷ,
có nhiệt độ 200C. Sau 15 phút dùng giấy lọc thấm nước tới ngấn bình đồng thời
thấm khô phần không chứa nước, lau khô nút và đậy lại. Lấy bình ra khỏi nồi điều
nhiệt, lau khô phía ngoài bình rồi đem cân ta được m2 gam. Tiếp theo đổ nước
khỏi bình, tráng bình 2 đến 3 lần bằng dung dịch cần đo tỷ trọng rồi cũng rót chất
lỏng tới trên vạch, sau đó làm tương tự như khi bình chứa nước cất, giả sử bình chứa
dịch cân được m3 gam.

Chú ý: Sau khi định mức chất lỏng ở 20 0C vừa tới ngấn, nhiệt độ sẽ tăng và mức
chất lỏng sẽ cao hơn ngấn cũ. Điều này không làm ảnh hưởng tới kết quả.

1.2.4.3. Kết quả:

Tỷ trọng chất lỏng so với nước cùng nhiệt độ 200C sẽ là:


m3−m1
d 20
20 =
m2−m1

Căn cứ vào tỷ trọng tra phụ lục 7, ta sẽ biết được % rượu trong chất lỏng
Trường hợp khi đo nhiệt độ chất lỏng khác 20 0C nhưng biết rõ nhiệt độ khi cân nước
vẫn là 20 0C ta có thể chuyển sang theo bẳng phụ lục 4a, 4b rồi tiếp đó mới tra phụ
lục 7 để biết nồng độ rượu,

1.3.Xử lý số liệu
1.3.1. Đường sót và tinh bột sót

a = 0,026

Tổng tinh bột và đường xót sẽ là:


0,026 x 201 g
x= x 100=1,74 ml
6 x 50 100

Lượng đường sót trong 100ml giấm chín đã lọc là:


0,026 x 202,2 g
x 100=0,83 ml
12,6 x 50 100

Hàm lượng tinh bột sót:

(1,74 -0,83) x 0,9 = 0,819 g/100 ml

1.3.2. Độ chua của giấm chín:


0,0049 x 13 x 1000 g
=3,183
20 lít

1.3.3. Độ rượu

Ở nhiệt độ 200C

Khối lượng bình không m1=34,6635g

Khối lượng bình không và nước m2=84,3394g

Khối lượng bình và rượu m3=83,5858g

Tỷ trọng chất lỏng so với nước cùng nhiệt độ 200C sẽ là:

20 m 3−m 1 83,5858−34,6635
d 20= = =0,9848
m 2−m 1 84,3394−34,6635

Tra phụ lục 7 ta có nồng độ rượu trong dung dịch đo là 11,43%

1.3.4. Hiệu suất của quá trình lên men

(C6H10O5)n C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + H2O


162 180 92

Hiệu suất: 81,32%

You might also like