You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH
Năm học: 2021-2022

˗˗˗˗˗˗˗˗

BÀI TẬP THẢO LUẬN

MÔN LUẬT PHÁP LUẬT


THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
VÀ DỊCH VỤ
Lớp : HS44B-1. NHÓM 7

STT Họ và tên Mã số sinh viên Lớp Ghi chú


1 Dương Thanh Thịnh 1953801013213 HS44B-1
2 Phan Thị Hoài Thương 185380101318 HS44B-1
4 Bùi Hữu Phước 1953801013171 HS44B-1
5 Trần Anh Hữu Phúc 1953801013170 HS44B-1
6 Trần Minh Thành 195.380101.3199 HS44B-1

1
Bài tập 12: Hợp đồng mua bán thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) Sự việc:
Ngày 19/5/2016, Công ty TNHH P ký kết hợp đồng với Cửa hàng Âm thanh – Ánh sáng –
Nhạc cụ H (do bà Q làm chủ), theo đó Cửa hàng H bán cho Công ty P 8 thiết bị điện tử (âm
thanh, ánh sáng) với tổng giá trị hợp đồng là 109.366.000 đồng. Hợp đồng và phụ lục hợp đồng
còn ghi rõ số lượng, chủng loại, model, xuất xứ mỗi loại thiết bị, thời gian giao nhận và bảo hành
thiết bị.
Sau khi nhận hàng được khoảng 01 tháng Công ty P phát hiện 03 trong số 08 thiết bị được
giao không đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng. Ngày 27/7/2016 hai bên đã lập biên bản
thống nhất nội dung, theo đó: Cửa hàng H thừa nhận trong số hàng hóa đã giao có thiết bị không
đúng xuất xứ do Cửa hàng H nhận hàng từ tổng đại lý mà sơ suất không kiểm tra xuất xứ dẫn đến
giao sai hàng, Cửa hàng H đề nghị sẽ khắc phục bằng việc bảo hành hàng hóa; đảm bảo hàng hóa
hoạt động tốt tương tự hàng hóa đã cam kết, phù hợp với yêu cầu của Công ty P; Cửa hàng H trả
lại cho Công ty P số tiền 8.000.000 đồng ngay sau khi Biên bản này được lập. Sau đó Cửa hàng
H đã giao 8.000.000 đồng cho Công ty P còn các thỏa thuận khác không thực hiện. Ngày
5/9/2016, Công ty P có công văn yêu cầu Cửa hàng H thay thế toàn bộ thiết bị tương đương.
Ngày 27/9/2016, Cửa hàng H có văn bản trả lời là không đồng ý.
Ngày 01/11/2016, Công ty P khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Cửa hàng H tiếp tục thực hiện
việc khắc phục hậu quả do đã vi phạm hợp đồng: Thay thế toàn bộ thiết bị đã cung cấp cho Công
ty P hoặc nhận lại thiết bị, trả lại tiền; bồi thường thiệt hại cho Công ty P do phải thuê thiết bị
thay thế tính từ ngày 28/9/2016 đến ngày Tòa án ra quyết định với giá 300.000 đồng/ngày.
Cửa hàng H thừa nhận lời trình bày của Công ty P về việc ký kết hợp đồng và nội dung
biên bản làm việc ngày 27/7/2016 là đúng. Do giao 3 thiết bị không đúng xuất xứ nên Cửa hàng
H đã phải trả 8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất xứ
và do Công ty P sử dụng hàng đã lâu nên không đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cũng như yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công ty P.
Yêu cầu:
1. Xác định biện pháp chế tài mà Công ty P đã áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp
đồng của Cửa hàng H? Căn cứ pháp lý khi áp dụng biện pháp chế tài đó?
Công ty P và cửa hang H hai bên thực hiện ký kết hợp đồng mua bán hang hóa, hàng hóa
mua bán không trái pháp luật cụ thể là thiết bị âm thanh- ánh sáng- nhạc cụ. các điều khoản thỏa
thuận của hai bên không trái với quy định của pháp luật nên có giá trị pháp lý và phát sinh hiệu
lực pháp luật. thuận sự điều chỉnh của LTM theo điều 1,2 LTM 2005.
Công ty P đã áp dụng chế tài phạt vi phạm theo điều 300 LTM 2005.
Cụ thể cửa hang H đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo điều 3 LTM 2005 “Vi phạm hợp
đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.”
Thực tế cho thấy chửa hang P đã thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng ký ngày 19/5/2016. Cửa hàng đã giao sai loại hàng là 03 trong số 08 thiết bị được giao
không đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng, đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đồng thời
Cửa hàng H không thực đề nghị sẽ khắc phục bằng việc bảo hành hàng hóa làm cho công ty P
không thể sử dụng được các thiết bị âm thanh đã mua, và cửa hang H có thể nhận biết hành vi vi

2
phạm trên của mình làm dẫn đến hậu quả là hang hóa không phù hợp với yêu cầu sử dụng của
công ty P và phải thuê thiết bị thay thế.
Do vậy công ty P có quyền phạt vi phạm và nhận mức tiền phạt vi phạm.
2. Đối với 3 thiết bị giao không đúng xuất xứ như đã thỏa thuận, Cửa hàng H đã trả
8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất xứ. Tuy
nhiên, Công ty P cho rằng mức hoàn trả 8.000.000 đồng như trên vẫn thấp hơn khoản tiền
chênh lệch giá giữa hàng theo hợp đồng mà hai bên ký kết với hàng thực tế hai bên giao nhận
đối với 3 loại thiết bị sai xuất xứ nên đã yêu cầu Cửa hàng H phải tiếp tục hoàn trả phần còn
lại. Yêu cầu của Công ty P trong trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Giải thích?
Trong trường hợp này công ty P có thể yêu cầu cửa hàng H trả đúng khoản tiền chênh lệch
giá giữa hàng theo hợp đồng và hang đã giao. Vì cửa hang P đã không thực hiện việc khắc phục,
bảo hành thiết bị, thay thế hàng theeo đúng chất lượng như công ty P đã yêu cầu như trong biên
bản ngày 27/7/2016 đã lập vi phạm thỏa thuận biên bản và đã có hành vi vi phạm hợp đồng trước
đó. công ty H có thể áp dụng LTM để giải quyết tranh chấp chế bằng chế tài Buộc thực hiện đúng
hợp đồng tại Điều 297 LTM khoản 3 “Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của
người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải
trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của
hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý”
3. Giả sử Công ty P áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng để buộc bên bán phải nhận lại
hàng và hoàn lại tiền, tuy nhiên Cửa hàng H lại lập luận rằng hàng hóa được bên mua đưa
vào sử dụng đã lâu thì không thể trả lại cho bên bán.
Anh (chị) hãy giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp yêu cầu hủy hợp đồng được
chấp nhận?
Nếu công ty P áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng để buộc bên bán phải nhận lại hàng và hoàn
lại tiền.
Và Cửa hàng H lại lập luận rằng hàng hóa được bên mua đưa vào sử dụng đã lâu thì không
thể trả lại cho bên bán. Thì công ty P có nghĩa vụ chứng minh hàng hóa là thiết bị âm thanh
không đúng chất lượng yêu cầu nên đã không tiếp tục sử dụng từ ngày 28/9/2016 và đây là hậu
quả do hành vi vi phạm hợp đồng và không thực hiện. các thỏa thuận trong biên bản Ngày
27/7/2016 đề làm căn cứ áp dụng chế tài  huỷ bỏ hợp đồng Theo quy định tại Điều 312 Luật
Thương mại Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là các bên không phải tiếp tục thực hiện các
nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng và theo khoản 2 và khoản 3 Điều 314 Luật Thương
mại. "các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời;
trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng
tiền”. như vậy nếu các thiết bị âm thanh đã sử dụng lâu và không thể trả lại thì có thể quy đổi
thành tiền lúc này công ty P sẽ trả lại cho cửa hàng H bàn số tiền tương ứng với các thiết bị âm
thanh trên. Đồng thời thì cửa hàng H thực hiện nghĩa vụ hòa trả số tiền giá trị hợp đồng là
109.366.000 đồng đã nhận lúc ký hợp đồng bán hàng hóa.
Công ty P có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà hành vi của cửa hàng H gây ra cụ thể
là số tiền thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 28/9/2016 đến ngày Tòa án ra quyết định với giá
300.000 đồng/ngày.

You might also like