You are on page 1of 11

Trắc nghiệm nhóm

Trước khi Binet qua đời vào năm 1911, ông đã cân nhắc đến khả năng thích ứng
thang đo của ông với các mục đích sử dụng khác và việc phát triển các trắc nghiệm
nhóm có thể được quản lý bởi một giám khảo cho các nhóm lớn để sử dụng trong
quân đội và các cơ sở khác. Tuy nhiên, ý tưởng đó đã không được thực hiện ở Pháp
mà là ở Mỹ, nơi mà thang đo Binet-Simon đã nhanh chóng được dịch và cải tiến để sử
dụng chủ yếu cho học sinh và cho mục đích tương tự như nó đã được phát triển ở
Pháp.
Sau khi Mỹ tham gia Thế chiến thứ I vào năm 1917, chủ tịch APA, Robert
Yerkes, đã tổ chức một ủy ban các nhà tâm lý học để phối hợp hỗ trợ cho cuộc chiến.
Họ đã quyết định rằng đóng góp thiết thực nhất là phát triển một bài trắc nghiệm
nhóm về trí thông minh có thể được quản lý một cách hiệu quả, dành cho tất cả các
tân binh trong Quân đội Mỹ để giúp thực hiện các nhiệm vụ nhân sự. Ủy ban, bao
gồm các chuyên gia trắc nghiệm hàng đầu thời đó, bao gồm cả Lewis Terman, được
vội vàng tập hợp và thử nghiệm một trắc nghiệm có tên là Army Alpha. Nó bao gồm
tám trắc nghiệm phụ nhằm đo lường khả năng ngôn ngữ, khả năng số học, khả năng
suy luận, sự đánh giá thực tế và thông tin chung. Bài kiểm tra đã dựa trên nhiều công
cụ khác nhau bao gồm cả thang đo Binet, sau cùng được thực hiện cho hơn một triệu
tân binh. Khi xây dựng nó, ủy ban đã dựa rất nhiều vào nguyên mẫu một trắc nghiệm
nhóm chưa được công bố được phát triển bởi Arthur Otis, người đã nghĩ ra các items
nhiều lựa chọn nhưng có thể được tính điểm một cách khách quan và nhanh chóng.
Army Alpha tỏ ra vô cùng hữu ích. Nó được phát triển nhanh chóng thành Army
Beta, một bài trắc nghiệm được cho là tương đương mà không yêu cầu việc đọc và do
đó có thể được sử dụng với những tân binh không biết chữ hoặc không nói tiếng Anh.
Không may, sự phát triển và đưa vào sử dụng những trắc nghiệm này một cách vội
vàng đã dẫn đến một số thử nghiệm trắc nghiệm không phù hợp. Thêm vào đó, các kết
luận không chính đáng đã được đưa ra trên cơ sở lượng dữ liệu khổng lồ được tích lũy
nhanh chóng (Fancher, 1985). Một số hậu quả tiêu cực từ việc thực hiện chương trình
trắc nghiệm trong Quân đội và các nỗ lực thực hiện các trắc ngiệm lớn khác từ thời kỳ
đó đã làm tổn hại danh tiếng của trắc nghiệm tâm lý một cách khó vượt qua. Tuy
nhiên, thông qua những sai lầm trước đây trong lịch sử trắc nghiệm hiện đại, một bài
học kinh nghiệm đã được tiếp thu để sau đó phục vụ việc sửa chữa và cải thiện việc
thực hành trong lĩnh vực này. Hơn nữa, cùng với bài trắc nghiệm của Quân đội, lĩnh
vực tâm lý học quyết định bước ra khỏi phòng thí nghiệm cũng như môi trường học
thuật để chứng minh tiềm năng to lớn của nó, đóng góp cho các ứng dụng trong thế
giới thực.
Sau Thế chiến thứ I, trắc nghiệm tâm lý đã phát triển theo đúng nghĩa tại Hoa
Kỳ. Otis đã công bố Thang đo trí thông minh nhóm (Group Intelligence Scale) của
mình, bài trắc nghiệm từng là một mô hình cho Army Alpha, vào năm 1918. EL
Thorndike, một nhà tiên phong quan trọng khác của Mỹ làm việc tại Đại học Sư phạm
ở Columbia, đã tạo ra một bài trắc nghiệm trí thông minh dành cho học sinh tốt nghiệp
trung học phổ thông, được chuẩn hóa trên một số lượng mẫu được lựa chọn nhiều hơn
(cụ thể là sinh viên năm nhất đại học) vào năm 1919. Từ đó trở đi, số lượng trắc
nghiệm được công bố tăng nhanh. Các sàng lọc có phương pháp cũng nhanh chóng
được thiết lập trong việc quản lý và tính điểm trắc nghiệm. Ví dụ, các items thuộc các
loại khác nhau trong trắc nghiệm bắt đầu được trình bày theo thứ tự hỗn hợp, thay vì
các bài trắc nghiệm riêng biệt, để có thể sử dụng giới hạn thời gian tổng thể cho một
trắc nghiệm, loại bỏ sự cần thiết phải tính thời gian của các trắc nghiệm riêng biệt.
Các vấn đề về tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như loại bỏ các từ có thể được đọc với các
cách phát âm khác nhau trong các bài trắc nghiệm chính tả đã xuất hiện cũng như tính
đáng tin cậy (trustworthiness) của các trắc nghiệm, một thuật ngữ mà vào thời điểm
đó bao hàm cả độ tin cậy (reliability) và tính giá trị (validity) (DuBois, 1970).
NHỮNG PHÁT TRIỂN KHÁC TRONG TRẮC NGHIỆM TÂM LÍ
Những thành công đạt được với các trắc nghiệm Binet và trắc nghiệm Quân đội
đã chứng minh giá trị của chúng trong việc giúp đưa ra quyết định về con người. Điều
này sớm dẫn đến những nỗ lực để đưa ra các công cụ nhằm giúp đỡ trong các loại
quyết định khác nhau. Đương nhiên, các cơ sở nơi tiền đề của các trắc nghiệm tâm lý
đã phát sinh như trường học, phòng khám và phòng thí nghiệm tâm lý cũng đã tạo ra
các hình thức và các loại trắc nghiệm tâm lý hiện đại mới.
Một đánh giá kỹ lưỡng về lịch sử của trắc nghiệm trong nửa đầu thế kỷ 20 nằm
ngoài phạm vi của nghiên cứu này. Tuy nhiên, một bản tóm tắt ngắn gọn về những
phát triển nổi bật nhất mang tính hướng dẫn cho cả mục đích riêng lẫn để minh họa
cho sự đa dạng của lĩnh vực này, ngay cả trong giai đoạn đầu của nó.
Trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa trong các môi trường giáo dục
Khi số lượng người có cơ hội được giáo dục ở tất cả các cấp tăng lên, nhu cầu về
các thang đo công bằng, không thiên vị và thống nhất nhằm đánh giá học sinh ở giai
đoạn đầu, giữa và cuối của quá trình giáo dục cũng tăng lên. Hai sự phát triển chủ yếu
trong chuẩn hóa trắc nghiệm trong giáo dục vào đầu thế kỷ 20 được nhấn mạnh trong
các đoạn tiếp theo.
Những trắc nghiệm thành tích tiêu chuẩn
Được khởi xướng bởi E. L. Thorndike, những thang đo này đã được phát triển từ
những năm 1880, khi Joseph Rice bắt đầu nỗ lực nghiên cứu hiệu quả của việc học tập
ở trường học. Thang đo chữ viết tay của Thorndike được công bố năm 1910 đã tạo ra
một bước tiến mới trong việc tạo ra một loạt các mẫu chữ viết tay, từ rất kém đến xuất
sắc, so với kết quả các môn học có thể được so sánh. Ngay sau đó, các trắc nghiệm
tiêu chuẩn được thiết kế nhằm đánh giá các kỹ năng số học, đọc và chính tả được phát
triển theo sau cho đến khi các đánh giá những môn này và các môn học khác trở thành
một yếu tố chính trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ngày nay, các bài trắc
nghiệm thành tích được tiêu chuẩn hóa không chỉ được sử dụng trong các môi trường
giáo dục mà còn trong việc cấp phép và chứng nhận cho các chuyên gia đã hoàn thành
khóa đào tạo. Chúng cũng được sử dụng trong các tình huống khác bao gồm việc
tuyển dụng nhân sự, đòi hỏi sự đánh giá về sự thành thạo trong một lĩnh vực kiến thức
nhất định.
Trắc nghiệm năng lực học tập (Scholastic Aptitude Test)
Những năm 1920, những bài kiểm tra khách quan, dựa trên trắc nghiệm Army
Alpha, bắt đầu được sử dụng trong kết quả học tập của các lớp trung học phổ thông
nhằm đưa ra quyết định tuyển sinh trong các trường cao đẳng và đại học. Sự phát triển
mạnh mẽ này, mà đỉnh cao là việc tạo ra bài trắc nghiệm năng lực học tập (Scholastic
Aptitude Test) (SAT) năm 1926, đã báo trước sự xuất hiện của nhiều công cụ được sử
dụng để tuyển sinh cho các trường sau đại học và các trường chuyên nghiệp sau đại
học. Các ví dụ nổi tiếng nhất của trắc nghiệm loại này là Graduate Record Exam
(GRE), Medical College Admission Test (MCAT) và Law School Admission Test
(LSAT), được sử dụng bởi các chương trình tiến sĩ, trường y và trường luật tương
ứng. Mặc dù mỗi bài trắc nghiệm này chứa các phần cụ thể cho chủ đề của lĩnh vực
của nó, nhưng chúng cũng thường chia sẻ một cốt lõi chung nhấn mạnh khả năng
ngôn ngữ, khả năng định lượng và khả năng phân tích cần thiết để thành công trong
hầu hết các nỗ lực học tập. Thật thú vị, mặc dù mục đích của chúng khác với các trắc
nghiệm thành tích được tiêu chuẩn hóa, nội dung của chúng thường tương tự nhau.
Tham khảo nhanh 1.4 trình bày thông tin về một tường thuật hấp dẫn về lịch sử trắc
nghiệm tuyển sinh giáo dục đại học ở Mỹ.
Tham khảo nhanh 1.4
Bài trắc nghiệm lớn
Quyển sách The Big Test: The Secret History of the American Meritocracy của
Nicholas Lemann (1999) sử dụng các chương trình trắc nghiệm tuyển sinh đại học,
đặc biệt là SAT, để minh họa các kết quả lường trước và không lường trước mà các
chương trình trắc nghiệm đó có thể gây ra cho xã hội. Việc sử dụng quy mô lớn các
điểm kiểm tra tiêu chuẩn trong việc tuyển sinh vào các tổ chức giáo dục đại học hàng
đầu đã được khởi xướng bởi James Bryant Conant - chủ tịch của Đại học Harvard và
Henry Chauncey - chủ tịch đầu tiên của Dịch vụ kiểm tra giáo dục (Educational
Testing Service ) (ETS) trong những năm 1940 và 1950. Mục tiêu của họ là thay đổi
quá trình tiếp cận các tổ chức giáo dục này - và vào các vị trí quyền lực thường được
tích lũy cho những người tham dự những tổ chức này – từ những người dựa trên sự
giàu có và vị thế xã hội tới những người dựa chủ yếu vào khả năng được thể hiện
thông qua điểm trắc nghiệm. Lemann khẳng định rằng mặc dù việc sử dụng các trắc
nghiệm này đã mở ra cánh cửa giáo dục đại học cho trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu và
kinh tế xã hội thấp hơn nhưng nó cũng tạo ra một tầng lớp công đức mới tồn tại qua
nhiều thế hệ và loại trừ phần lớn trẻ em thuộc nhóm thiểu số thiếu thốn - những người
không có cơ hội giáo dục sớm cần thiết để thành công trong các bài trắc nghiệm.
Trắc nghiệm nhân sự và hướng nghiệp
Việc sử dụng tối ưu những tài năng của con người là một mục tiêu chủ yếu của
xã hội mà trắc nghiệm tâm lý có thể đóng góp theo những cách quan trọng gần như
ngay từ khi bắt đầu. Các quyết định liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp cần được đưa
ra bởi các cá nhân ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ thường là ở
tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi nhưng ngày càng tăng lên ở độ
tuổi trung niên. Các quyết định liên quan đến việc lựa chọn và bố trí nhân sự trong các
tổ chức doanh nghiệp, khu công nghiệp và quân sự cần phải được dựa trên một cơ sở
liên tục. Một số công cụ chính ra đời sớm và đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích
trong việc đưa ra cả hai loại quyết định này được mô tả trong các phần sau.
Trắc nghiệm các kỹ năng đặc biệt và năng khiếu
Thành công của trắc nghiệm Army Alpha đã kích thích sự quan tâm trong việc
phát triển các trắc nghiệm để lựa chọn nhân sự cho các ngành nghề khác nhau. Đồng
thời, các nhà tâm lý học ứng dụng đã làm việc và sử dụng một bộ quy trình cơ bản có
thể bảo đảm cho việc sử dụng các trắc nghiệm trong lựa chọn nghề nghiệp. Về cơ bản,
các quy trình liên quan (a) xác định các kỹ năng cần thiết cho từng vai trò nghề nghiệp
nhất định bằng phương pháp phân tích công việc, (b) những bài trắc nghiệm quản lý
được thiết kế để đánh giá các kỹ năng đó và (c) việc tương quan kết quả trắc nghiệm
với các thước đo hiệu suất công việc. Sử dụng các biến thể của quá trình này, từ
những năm 1920 trở đi, các nhà tâm lý học đã có thể phát triển các công cụ để lựa
chọn thực tập sinh trong nhiều lĩnh vực như công việc cơ khí và âm nhạc. Các bài trắc
nghiệm về khả năng văn thư, không gian và vận động đã sớm được thực hiện. Lĩnh
vực lựa chọn nhân sự trong ngành công nghiệp và quân đội đã phát triển dựa trên các
công cụ này cùng với việc sử dụng các mẫu công việc, dữ liệu tiểu sử và kiểm tra trí
thông minh tổng quát của các loại cá nhân và nhóm. Nhiều công cụ tương tự cũng đã
được sử dụng một cách hiệu quả trong việc xác định tài năng của những người trẻ tuổi
trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.
Trắc nghiệm đánh giá năng lực nhiều mặt
Việc sử dụng các bài trắc nghiệm các khả năng riêng biệt trong tư vấn hướng
nghiệp phần lớn nhường chỗ cho nhiều loại trắc nghiệm đánh giá năng lực nhiều mặt
những năm 1940, được phát triển thông qua các kỹ thuật phân tích nhân tố do
Spearman khởi xướng và mở rộng ở Anh và Mỹ trong suốt những năm 1920 và 1930.
Đây là các nhóm trắc nghiệm được liên kết bởi một định dạng chung và cơ sở tính
điểm, thường mô tả điểm mạnh và điểm yếu của một cá nhân bằng cách cung cấp
điểm số riêng biệt về các yếu tố khác nhau như ngôn ngữ, số học, không gian, lý luận
logic và khả năng cơ học, thay vì một điểm tổng quát duy nhất được cung cấp bởi các
bài trắc nghiệm IQ của Binet và Quân đội. Nhiều trắc nghiệm đánh giá năng lực nhiều
mặt ra đời sau quan điểm phổ biến, thông qua các phân tích nhân tố của dữ liệu kiểm
tra khả năng, cho rằng trí thông minh không phải là một khái niệm đơn nhất và khả
năng của con người bao gồm một loạt các thành phần hoặc yếu tố riêng biệt và tương
đối độc lập.
Các thang đo hứng thú
Giống như các bài kiểm tra về các kỹ năng và năng khiếu đặc biệt được nảy sinh
trong ngành công nghiệp và sau đó được sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp, các
thang đo hứng thú bắt nguồn cho mục đích hướng nghiệp và sau đó được sử dụng
trong tuyển chọn nhân sự. Năm 1914, Truman L. Kelley đã tạo ra một Trắc nghiệm
hứng thú (Interest Test) đơn giản, có thể xem là bảng kiểm kê sở thích đầu tiên từ
trước đến nay, với các items liên quan đến sở thích đọc tài liệu và những hoạt động
giải trí cũng như một số kiến thức liên quan về từ vựng và thông tin chung.
Tuy nhiên, bước đột phá trong lĩnh vực trắc nghiệm đặc biệt này diễn ra vào năm
1924, khi M.J Ream phát triển empirical criterion keying nhằm phân biệt các phản hồi
của những người bán hàng thành công và không thành công trên Bảng kiểm kê hứng
thú Carnegie (the Carnegie Interest Inventory) do Yoakum và các sinh viên của ông
phát triển tại Viện Công nghệ Carnegie năm 1921 (DuBois, 1970). Sự kiện này đánh
dấu sự khởi đầu của kỹ thuật empirical criterion keying, sau khi cải tiến, như là
phương thức xác thực chéo và mở rộng cho các ngành nghề khác, được sử dụng trong
Strong Career Interest Blank (SVIB), được xuất bản lần đầu vào năm 1927, và cũng
như trong các loại kiểm kê (inventories) khác. Phiên bản hiện tại của SVIB, được gọi
là Strong Interest Inventory ® (SII) - là một trong những bảng kiểm kê được sử dụng
rộng rãi nhất và được tham gia bởi nhiều công cụ thuộc loại này.
Kiểm tra lâm sàng
Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực tâm thần học đã bắt đầu những cách phân loại và
nghiên cứu tâm lý học có hệ thống hơn. Những tiến bộ này cung cấp động lực cho sự
phát triển của các công cụ giúp chẩn đoán các vấn đề tâm thần. Các ví dụ chính của
loại công cụ này được thảo luận ở đây.
Bảng trắc nghiệm nhân cách
Thiết bị đầu tiên thuộc loại này là Bảng dữ liệu cá nhân Woodworth
(Woodworth Personal Data Sheet) (Bảng P-D), một bảng câu hỏi được phát triển
trong Thế chiến thứ I để sàng lọc những tân binh có thể bị bệnh tâm thần. Nó bao gồm
116 câu liên quan đến cảm xúc, thái độ và hành vi là những biểu hiện rõ ràng của tâm
bệnh học mà người tham gia trả lời đơn giản là có hoặc không. Mặc dù Tờ P-D cho
thấy một số hứa hẹn, Thế chiến thứ I đã kết thúc trước khi nó được đưa vào sử dụng.
Sau chiến tranh, có một thời gian thử nghiệm với các loại items khác ít rõ ràng hơn và
với các thang đo được thiết kế để đánh giá chứng loạn thần kinh, các đặc điểm nhân
cách như tính hướng nội và tính hướng ngoại và các giá trị. Những đổi mới trong cách
trình bày các items nhằm giảm ảnh hưởng bởi mong muốn xã hội ra đời, giống như kỹ
thuật lựa chọn bắt buộc được giới thiệu trong Nghiên cứu về các giá trị của Allport-
Vernon (Allport-Vernon Study of Values) năm 1931.
Tuy nhiên, bản kiểm kê nhân cách thành công nhất của thời đại đó và vẫn còn
tồn tại đến ngày nay là Bản kiểm kê nhân cách nhiều mặt của Minnesota (Minnesota
Multiphasic Personality Inventory) (MMPI; Hathaway & McKinley, 1940). MMPI kết
hợp các items từ Bảng P-D và các bảng kiểm kê khác, nhưng đã sử dụng kỹ thuật
khóa tiêu chí (the empirical criterion keying technique) theo kinh nghiệm của SVIB.
Kỹ thuật này dẫn đến một công cụ kém hiển nhiên hơn mà theo đó người trả lời không
thể dễ dàng giấu giếm vì nhiều items không có liên quan rõ ràng đến xu hướng tâm
bệnh học.
Kể từ những năm 1940, bảng kiểm kê nhân cách đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều
cải tiến đã được giới thiệu trong quá trình xây dựng chúng bao gồm cả việc sử dụng
các quan điểm lý thuyết, như hệ thống các nhu cầu của Henry Murray (1938) và các
phương pháp thống nhất bên trong trong việc lựa chọn các item. Hơn nữa, phân tích
nhân tố, vốn rất quan trọng đối với nghiên cứu và phân biệt các khả năng, cũng bắt
đầu được sử dụng trong việc phát triển các bảng kiểm kê nhân cách. Vào những năm
1930, J. P. Guilford đã khởi xướng việc sử dụng phân tích nhân tố để phân nhóm các
items thành thang đo đồng nhất trong khi vào những năm 1940, R. B. Cattell đã áp
dụng kỹ thuật này (phân tích nhân tố) để cố gắng xác định các đặc điểm nhân cách
quan trọng nhất, đáng để nghiên cứu và đánh giá. Hiện tại, phân tích nhân tố đóng một
vai trò không thể thiếu trong hầu hết các khía cạnh của lý thuyết trắc nghiệm và xây
dựng trắc nghiệm.
Kĩ thuật phóng chiếu
Mặc dù những bảng kiểm kê nhân cách đã có một số thành công nhất định, các
chuyên gia sức khỏe tâm thần làm việc với các nhóm tâm thần cảm thấy cần được
giúp đỡ thêm trong chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần. Vào những năm 1920, một
loại công cụ mới nhằm đánh giá nhân cách và tâm bệnh học đã xuất hiện. Những công
cụ này được gọi là kỹ thuật phóng chiếu, có nguồn gốc từ các phương pháp liên tưởng
tự do do Galton khởi xướng và được sử dụng trong lâm sàng bởi Kraepelin, Jung và
Freud. Năm 1921, một bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ là Hermann Rorschach đã công
bố một trắc nghiệm bao gồm mười vết mực được trình bày để giải thích cho người
được kiểm tra, từng cái một. Chìa khóa thành công của kỹ thuật phóng chiếu chính
thức đầu tiên này là nó đã cung cấp một phương pháp được tiêu chuẩn hóa để thu
được và diễn giải các phản hồi của đối tượng đối với các tấm thẻ chứa vết mực, những
câu trả lời nhìn chung phản ánh cách thức độc đáo của đối tượng trong việc nhận thức
và liên hệ với thế giới. Trắc nghiệm của Rorschach đã được một số nhà tâm lý học
người Mỹ tiến hành và phổ biến tại nhiều trường đại học và phòng khám khác nhau ở
Mỹ sau khi ông qua đời vào năm 1922. Kỹ thuật Rorschach, cùng với các công cụ
hình ảnh, công cụ lời nói và vẽ khác, như Trắc nghiệm đánh giá chủ đề (Thematic
Apperception Test) (TAT), trắc nghiệm hoàn thành câu và bản vẽ hình người cung cấp
một tiết mục hoàn toàn mới cho các công cụ, tinh tế và sắc sảo hơn so với bảng câu
hỏi, giúp các bác sĩ lâm sàng có thể điều tra các khía cạnh của nhân cách mà bản thân
người được kiểm tra có thể không thể hoặc không muốn tiết lộ. Mặc dù có nhiều tranh
cãi về tính giá trị của chúng, chủ yếu là vì chúng thường dựa vào các diễn giải định
tính phần lớn hoặc nhiều hơn so với cách tính điểm, các kỹ thuật phóng chiếu vẫn là
một phần quan trọng trong bộ công cụ của nhiều bác sĩ lâm sàng (Viglione & Rivera,
2003).
Xét nghiệm thần kinh
Vai trò của rối loạn chức năng não trong các rối loạn cảm xúc, nhận thức và
hành vi ngày càng được công nhận trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, động lực chính
cho nghiên cứu khoa học và lâm sàng về các mối quan hệ não bộ-hành vi, vốn là chủ
đề của khoa thần kinh học, đến từ các cuộc điều tra của Kurt Goldstein về những khó
khăn mà anh ta quan sát thấy ở những người lính bị chấn thương sọ não trong Thế
chiến thứ I. Những người lính này thường cho thấy một sự sụt giảm tư duy trừu tượng,
trí nhớ cũng như việc lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ tương đối đơn giản, tất
cả đều được biết đến dưới dạng organicity, được sử dụng như một từ đồng nghĩa với
tổn thương não. Trong nhiều thập kỷ, một số công cụ có ý nghĩa ra đời nhằm phát hiện
organicity và phân biệt nó với các rối loạn tâm thần khác. Phần nhiều trong số chúng
là các biến thể của các trắc nghiệm về hiệu suất, trái ngược với những trắc nghiệm
ngôn ngữ, đã được phát triển để đánh giá khả năng trí tuệ tổng quát ở những cá nhân
không thể thực hiện việc kiểm tra bằng tiếng Anh hoặc người khiếm thính hoặc không
thể nói. Các trắc nghiệm này liên quan đến các vật liệu như bảng mẫu, câu đố ghép
hình và các khối cũng như các nhiệm vụ sử dụng giấy và bút chì như mê cung và hình
vẽ. Nhiều điều về não và chức năng của nó đã được đút kết trong vài thập kỷ qua và
phần lớn những suy nghĩ ban đầu trong đánh giá thần kinh học đã phải sửa đổi dựa
trên thông tin mới. Tổn thương não không còn được xem là tình trạng tất cả hoặc
không tình trạng organicity với một tập hợp triệu chứng thông thường, mà là một loạt
các rối loạn có thể xảy ra do sự tương tác của các yếu tố di truyền và môi trường cụ
thể trong từng trường hợp.
Tuy nhiên, lĩnh vực đánh giá thần kinh học đã tiếp tục phát triển về số lượng và
các loại dụng cụ có sẵn và đã đóng góp cả vào sự hiểu biết lâm sàng và khoa học về
nhiều mối quan hệ khác nhau giữa chức năng não với nhận thức, cảm xúc và hành vi
(Lezak, 1995).
VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HIỆN NAY
Trắc nghiệm hiện nay về tổng thể mang tính tinh vi hơn về phương pháp và cung
cấp thông tin tốt hơn các trắc nghiệm trong quá khứ. Việc sử dụng các trắc nghiệm
hiện nay diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau, có thể được phân thành ba loại: (a) ra
quyết định, (b) nghiên cứu tâm lý học, và (c) tự nhận thức bản thân và phát triển cá
nhân. Như có thể thu được từ danh sách được trình bày trong Tham khảo nhanh 1.5,
việc sử dụng đầu tiên là dễ thấy nhất đối với công chúng. Ba cách sử dụng này khác
nhau rất nhiều về tác động của chúng và trong nhiều khía cạnh khác.
Tham khảo nhanh 1.5
Việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý hiện nay
• Việc sử dụng đầu tiên và quan trọng nhất của trắc nghiệm là trong quá trình ra
các quyết định về con người với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm.
• Việc sử dụng thứ hai mang tính phổ biến và lâu dài của trắc nghiệm là trong
nghiên cứu khoa học về các hiện tượng tâm lý và những sự khác biệt cá nhân.
• Việc sử dụng gần đây nhất và ít phát triển nhất là trong quá trình trị liệu thúc
đẩy sự tự nhận thức bản thân và điều chỉnh tâm lý.
Ra quyết định
Việc sử dụng chủ yếu của các bài trắc nghiệm tâm lý như là công cụ nhằm đưa
ra quyết định. Ứng dụng trắc nghiệm đặc biệt này luôn luôn bao gồm các phán đoán
giá trị từ phía một hoặc nhiều người ra quyết định, những người cần xác định các căn
cứ để lựa chọn, xác định, phân loại, chẩn đoán hoặc xử lý các cá nhân, nhóm, tổ chức
hoặc chương trình. Đương nhiên, việc sử dụng trắc nghiệm như thế này thường gây ra
nhiều tranh cãi vì nó thường dẫn đến kết quả không thuận lợi cho một hoặc nhiều bên.
Trong nhiều tình huống mà trong đó các bài kiểm tra được sử dụng để đưa ra quyết
định và mọi người không đồng ý với các quyết định được đưa ra, việc sử dụng các trắc
nghiệm tự nó bị lên án bất kể nó có phù hợp hay không.
Khi các trắc nghiệm được sử dụng để đưa ra các quyết định quan trọng về các cá
nhân hoặc chương trình, trắc nghiệm chỉ nên là một phần của một chiến lược ra quyết
định kỹ lưỡng, có tính đến bối cảnh cụ thể mà trong đó các quyết định được đưa ra,
các hạn chế của các trắc nghiệm và các nguồn dữ liệu khác được thêm vào các trắc
nghiệm. Thật không may, rất thường xuyên vì các lý do khẩn cấp, bất cẩn hoặc thiếu
thông tin, các trắc nghiệm được thực hiện để chịu trách nhiệm cho việc thiếu sót trong
các quy trình ra quyết định, khi đặt quá nhiều vào kết quả trắc nghiệm và bỏ bê các
thông tin thích hợp khác. Một số quyết định được đưa ra bởi các tổ chức giáo dục,
chính phủ hoặc doanh nghiệp trên cơ sở thường xuyên, thường liên quan đến việc
đánh giá đồng thời một số người cùng một lúc, đã và vẫn được đưa ra theo cách này.
Mặc dù chúng mang lại những kết quả quan trọng, chẳng hạn như việc làm, nhập học
vào các trường đại học hoặc các trường sau đại học, tốt nghiệp hoặc cấp phép để thực
hành một nghề nghiệp, cho các cá nhân liên quan, các quyết định hầu như chỉ dựa trên
điểm trắc nghiệm. Cách thực hiện này, một di sản của cách mà trắc nghiệm bắt nguồn,
đang được những chuyên gia trắc nghiệm cũng như một số cơ quan chính phủ cố gắng
thay đổi. Một trong những bước quan trọng theo hướng này là xuất bản một tài liệu
hướng dẫn cho các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách về việc sử dụng các
trắc nghiệm như là một phần của việc ra quyết định đánh cược cho sinh viên (Bộ Giáo
dục Hoa Kỳ, Văn phòng Quyền Dân sự, 2000).
Nghiên cứu tâm lý học
Các trắc nghiệm thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học khác biệt,
tâm lý học phát triển, tâm lý học dị thường, tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội và
tâm lý học hướng nghiệp, bên cạnh những chuyên ngành tâm lý học khác. Chúng cung
cấp một phương pháp được công nhận để nghiên cứu bản chất, sự phát triển và mối
tương quan của các đặc điểm nhận thức, tình cảm và hành vi. Trên thực tế, mặc dù
một số trắc nghiệm bắt nguồn trong quá trình điều tra tâm lý đã có sẵn trên thị trường,
nhiều công cụ khác vẫn được lưu trữ trong các luận văn, tạp chí và nhiều bản tóm tắt
các thang đo thực nghiệm được thảo luận trong Nguồn thông tin về các bài kiểm tra
(Sources of Information about Tests) ở cuối chương này. Bởi vì hiếm khi có bất kỳ
hậu quả thực tế tức thì nào xảy ra đối với việc sử dụng các trắc nghiệm trong nghiên
cứu, việc sử dụng chúng trong bối cảnh này ít gây tranh cãi hơn khi chúng được sử
dụng trong việc ra quyết định về các cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc chương trình.
Sự tự nhận thức bản thân và phát triển cá nhân
Hầu hết các nhà tâm lý học và tham vấn viên theo hướng nhân văn thường nghĩ
về lĩnh vực trắc nghiệm, thường là chính đáng, đã quá coi trọng việc gắn nhãn và phân
loại các cá nhân theo các chỉ số cứng nhắc. Bắt đầu từ những năm 1970, một vài
người trong số đó, đáng chú ý là Constance Fischer (1985/1994), bắt đầu sử dụng các
trắc nghiệm và các công cụ đánh giá khác theo phương thức, nhẹ nhàng với các
nguyên tắc của xu thế nhân văn và hiện sinh. Cách thực hiện này, xem trắc nghiệm là
một cách cung cấp cho khách hàng thông tin để thúc đẩy sự tự nhận thức bản thân và
phát triển theo hướng tích cực, đã phát triển thành mô hình trị liệu của đánh giá
(therapeutic model of assessment) được đề cập bởi Finn và Tonsager (1997). Rõ ràng,
ứng dụng thích hợp nhất của mô hình này là trong các cơ sở tham vấn và trị liệu tâm
lý, trong đó khách hàng là người sử dụng chính và duy nhất kết quả trắc nghiệm.

You might also like