You are on page 1of 198

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ÔNG VĂN NĂM

TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC


TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
ALVIN TOFFLER

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP.HCM NĂM 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ÔNG VĂN NĂM

TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC


TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
ALVIN TOFFLER

Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS Phạm Đình Nghiệm

Phản biện độc lập:


1. PGS.TS. Đỗ Minh Hợp
2. PGS.TS. Lê Văn Cương
Phản biện 1: PGS.TS. Lương Minh Cừ
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch

TP.HCM NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER ..... 12
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp .................................................. 12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler .......................................... 15
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 15
1.2.2. Tiền đề khoa học ...................................................................................... 19
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler...................................................................................................... 22
1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle ........................... 22
1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến
René Descartes .................................................................................................. 26
1.3.3. Khuynh hướng thực chứng – khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học
phương Tây ....................................................................................................... 31
1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler .... 41
1.4.1. Thuyết về sự thích nghi ............................................................................ 42
1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh........................................................... 44
1.4.3. Tư tưởng về quyền lực tri thức ................................................................ 48
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 52
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC .......... 54
2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể
quyền lực ........................................................................................................... 54
2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức.................................................. 54
2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực ............................................. 57
2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực................................. 62
2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về phẩm chất của quyền lực và các loại
quyền lực truyền thống ................................................................................... 70
2

2.2.1. Phẩm chất của quyền lực.......................................................................... 70


2.2.2. Quyền lực của bạo lực.............................................................................. 76
2.2.3. Quyền lực của tiền ................................................................................... 79
2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và quyền
lực của tri thức.................................................................................................. 86
2.3.1. Bước chuyển của quyền lực ..................................................................... 86
2.3.2. Quyền lực của tri thức .............................................................................. 91
2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về
quyền lực tri thức ........................................................................................... 113
2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức ... 113
2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức ....................... 133
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 142
Chương 3: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 144

3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc
xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam ................................................... 144
3.2. Những vấn đặt ra từ tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam ...................................... 152
3.2.1. Tóm lược về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học ở nước ta hiện nay.. 152
3.2.2. Một số nguyên tắc và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam ............................................................................................... 162
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 183
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 187
3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của
thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước
nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển một cách nhanh chóng vượt khỏi trí tưởng tượng của con
người. Loài người đang tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực
lượng sản xuất, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một nền văn minh mới -
văn minh trí tuệ. Một thực tế chắc chắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri
thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tế của thế kỷ này không còn là nền kinh
tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri
thức, khoa học, công nghệ. Các công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt
là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh có tính chiến lược
trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thống sáng tạo của cải
mới. Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹ thuật - công
nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v… làm cho hệ thống
sản xuất mới được mở rộng không ngừng. Kết quả của những biến đổi do
cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã
hội đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động
trí óc, hay “những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ
xanh” truyền thống trước đây. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội
này cũng dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực. Các nhà
chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các giám đốc thông tin, các
CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã
hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và có năng lực tổ chức cao đã dần
dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Điều này cho thấy tri thức, thông
tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thực hiện những cải cách xã
hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốt quyết định sự mạnh
yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủ yếu của sự phát
triển xã hội. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớn không gì ngăn
cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, chỉ có những con người, dân tộc,
4

quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiến thắng.
Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh tế
của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con
người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai. Theo logic phát triển
khách quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một hình
thái quyền lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền
lực truyền thống trước đây. Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để
trừng phạt, là nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất.
Của cải được dùng để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực
có phẩm chất bậc trung và rất uyển chuyển. Còn tri thức mới là nguồn quyền
lực cơ bản, linh hoạt, phẩm chất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả. Chỉ có trí
tuệ của con người là tài cái lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là
sản phẩm thay thế cho tất cả. Tri thức sẽ trở thành quyền lực số một trong số
các quyền lực đã có trong lịch sử quyền lực, thực tiễn đã và đang chứng minh
tính chân thực những dự báo trên của Alvin Toffler (Anvin Tôphlơ).
Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ
XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con
người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà
thôi”[88, t2, 262], A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học
đầu tiên của thời kỳ hiện đại bàn đến quyền lực tri thức. Vấn đề quyền lực tri
thức, vì thế, trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler
là một trong những nhà tư tưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về
vấn đề này.
Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sức
mạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh
tế, chính trị, xã hội học, ...thừa nhận. Quan điểm này như một tuyên ngôn của
thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức. Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới. Hiện nay đã có
nhiều công trình cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler
và các tác phẩm của ông. Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực
khác nhau mang lại nhiều ý nghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà
5

nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợ chồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội
học này. Tuy nhiên có thể nói chưa có một công trình nào trong nước nghiên
cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởng quyền lực tri thức của A.Toffler.
Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler – một học giả tư sản được các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhà tương lai học, xã hội học,
kinh tế học, nhà chính luận, ... xem tư tưởng của ông có thể được vận dụng và
vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnh khoa học, công
nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy
có hiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt
Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được
xác định trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri
thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị Alvin Toffler làm luận
án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả
trong và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến
các chính khách, … Trên thế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban
Nha, Ba Lan, Nga, Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, ... và đã có nhiều
công trình nghiên cứu về A.Toffler và quan điểm quyền lực của ông. Các tác
phẩm nổi bật nhất là: E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch
sử và công nghệ, do Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học
quốc gia (2002) ấn hành. Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã
đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác
thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong
6

việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về
xã hội hậu công nghiệp. G.A.Duganov với tác phẩm Toàn cầu hóa và vận
mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận,
số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấp tiến, cũng như
những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin, văn hóa, sự
biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả của nó cũng phê phán những hạn chế
không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quan điểm
của A.Toffler. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài
phân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng
A.Toffler như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn
Trước với tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Hà Nội (2001) ấn hành. Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú
giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Thẩm Vinh
Hoa và Ngô Quốc Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng
nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của
A.Toffler; hay tác phẩm Tương lai khác thường của James Canton (sách
dịch), xuất bản năm 2011 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ở tác phẩm này James
Canton – người từng làm việc với Toffler trong nhiều dự án khác nhau đã
thừa nhận chính A.Toffler là người đầu tiên giúp ông thấy rõ được tầm quan
trọng của việc hiểu thấu tương lai, cung cấp một viễn cảnh độc đáo về ngày
mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng sẽ định hình tương lai,
giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sản phẩm, phát triển kinh
doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định; v.v… Ở
nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến tư
tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này. Chẳng hạn: Nguyễn Phúc Ân với
Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề Đọc làn sóng
thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ
7

hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm có tính
hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với
Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội
dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân
chủ, sự thay đổi vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền
lực, bản chất, chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã
hội trong nền kinh tế tri thức. Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới
con mắt nhà tương lai học Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8
(7/1995), trước hết đồng tình với một số quan điểm và dự báo của A.Toffler
về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những
hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Sau đó
tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm và nhận định của A.Toffler
về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan
của A.Toffler, ... ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền (2004) với Bước
đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler cũng khái
quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưu điểm và
hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xã hội,
rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer. Ngoài ra còn hàng loạt các tác
phẩm ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ
Dương Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội (1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt
Nam tiến cùng thời đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng
Lưu do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
8

công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), tác
phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn
hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam
của Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành
(2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v... Nhưng dù là trong
hay ngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện
dẫn đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò
của tri thức khoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo
dục,... Những nghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và
phát triển. Tuy nhiên chưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về
quyền lực tri thức, thông tin. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu
này như một phương pháp tiếp cận về kinh tế tri thức.

3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
 Mục đích của luận án
Từ việc phân tích tư tưởng của A.Toffler về tri thức, quyền lực của tri
thức, mục đích của tác giả luận án mong muốn đạt được là làm sáng tỏ tư
tưởng của ông về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp
cận tri thức – quyền lực trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, qua đó đề xuất
một số nguyên tắc có tính chất định hướng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam
nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ dân tộc.
 Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu,
nghiên cứu những vấn đề sau:
9

Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về
quyền lực tri thức.
Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức.
Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa
của tư tưởng A.Toffler.
 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả luận án
không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác
phẩm của A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của
A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba
được thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
 Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, luận án này được thực
hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, mà chủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực
tiễn.
 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong
quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình
thái và cách tiếp cận văn minh. Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic -
lịch sử. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa,
phương pháp văn bản học, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa.
5. Cái mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế
10

của tư tưởng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước
ta hiện nay.
Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính
định hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
 Về ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri
thức và quyền lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri
thức, quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo
lực, quyền lực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri
thức.
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết học
chính trị phương Tây.
 Về ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử
của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức. Trong điều kiện hiện nay,
việc nghiên cứu tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là
cần thiết, có giá trị tham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri
thức, phát triển khoa học, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong
học tập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương
Tây nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết.
11

Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền


lực tri thức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã
hội, tiền đề khoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự
nghiệp cũng như những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin
Toffler để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư
tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong
chương 2, chương trọng tâm của luận án.
Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và
những sai lầm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức.
Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler
về quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện
nay” trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin
Toffler về tri thức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay,
khi đất nước đang bắt đầu phát triển kinh tế tri thức. Trong chương này tác giả
cũng cố gắng nêu một số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt
Nam.
12

Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER

1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp


Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông
đang sống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang
California. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York. Với bộ
ba tác phẩm chủ đạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng
lớn trên thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của
thế kỷ XXI. Trong những tác phẩm của mình, ông không trực tiếp phân tích
tình hình thế giới như nó vốn có, mà chủ yếu là nêu lên những xu hướng biến
đổi và phát triển của văn minh loài người. Như chính lời ông nói, những cuốn
sách của ông “dựa vào giả thuyết cho rằng những thay đổi nhanh chóng của
thế giới hiện thời không phải là hỗn loạn và ngẫu nhiên như người ta tưởng”,
mà là một quá trình biến đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác của
loài người. Chỉ trong một thời gian dài bằng một đời người, “văn minh nhà
máy” hay còn gọi là văn minh công nghiệp (Làn sóng thứ hai) từng thống trị
thế giới nhiều thế kỷ sẽ bị thay thế bằng một nền văn minh mới, khác về cơ
bản. Và theo ông, thời điểm chúng ta đang sống – thập kỷ 90 – trong cách
nhìn ấy chính là một trong những thời điểm “bản lề” lớn nhất của lịch sử loài
người. Cũng cần phải nói rằng, Alvin Toffler không phải là người đầu tiên mô
tả những thay đổi của văn minh loài người. Trước đó, đã có một số nhà
nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến những thay đổi đó. D.Berle, D.Bell, hay Z.
Brzezinski chẳng hạn, đã nêu lên khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” từ giữa
những năm 60 - 70. Nhưng có thể nói, đến Alvin Toffler, mọi vấn đề trở
thành có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn do ông có cái nhìn bao quát
hơn, cụ thể hơn và cũng sâu hơn. Hơn nữa bởi vì thực tiễn xã hội ở thập kỷ 80
– 90 có những biến động vô cùng to lớn trong điện tử, tin học, viễn thông,
v.v. đã cung cấp dữ kiện nhiều hơn trước để nuôi dưỡng cho những tư tưởng
13

của ông.

Ban đầu những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ
và các tác động của công nghệ đến đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, v.v.
Sau đó ông chuyển qua nghiên cứu phản ứng về những sự thay đổi của xã hội.
Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sức mạnh của vũ khí, công
nghệ và chủ nghĩa tư bản của thế kỷ XXI. Cụ thể, năm 40 tuổi (1968), ông bắt
đầu được chú ý với tác phẩm đầu tay The culture consumers (Văn hóa tiêu
dùng) viết về con người và ứng xử của họ trong môi trường sản xuất và tiêu
thụ. Năm 1970, ông trở nên rất nổi tiếng ở Mỹ khi cho xuất bản tác phẩm thứ
hai: Future Shock (Cú sốc tương lai). Sau đó ông được thế giới biết đến với
hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng, The Third Wave (Làn sóng thứ ba,
1980), Powershift (Thăng trầm quyền lực, 1990), War and antiwar – Survival
at the down of 21th century (Chiến tranh và chống chiến tranh – Sự sống còn
của loài người ở buổi bình minh của thế kỷ XXI, 1993), Creating a new
civilization – Politics of the Third Wave (Tạo dựng một nền văn minh mới –
Chính trị của làn sóng thứ ba, 1995), The Eco-spasm report (Dự báo về sự
bùng nổ kinh tế, 1975), Previews and Premises (Những tiên đoán và tiền đề,
1983), The adaptive corporation (Công ty uyển chuyển, 1984), Jamerica
(1994). Ngoài ra còn có những tác phẩm ông tham gia với các tác giả khác.
Bên cạnh đó, sự thành công của ông trong lĩnh vực khoa học không thể không
nhắc đến người đồng hành và cũng là người bạn đời của ông, bà Heidi
Toffler.

Tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới,
một số tác phẩm của Alvin Toffler được đánh giá là những tác phẩm kinh
điển, một thời từng là sách gối đầu dường trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của nguyên thủ tướng Chu Dung Cơ. Các tác phẩm cũng như những tư
tưởng của ông được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều nước
trên thế giới, chúng cũng là tài liệu được chính khách nhiều quốc gia tham
khảo. Các tác phẩm đó đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị và lãnh đạo, cách
14

tư duy về tương lai của nhiều chính phủ. Tại Mỹ, các tác phẩm của Alvin
Toffler cũng ảnh hưởng đến một số quan điểm của Nhà Trắng dưới thời cựu
tổng thống Bill Clinton. Bill Clinton còn sử dụng các tác phẩm đó nhằm phục
vụ cho chiến dịch “Chiếc cầu bắc vào tương lai” (A bridge to the future).

Ở Hàn Quốc, trước đây cựu tổng thống Kim Dae Jung đích thân mời
Alvin Toffler giúp Hàn Quốc trong việc thực hiện bước quá độ vào nền kinh
tế làn sóng thứ ba. Bằng định hướng chiến lược đó Hàn Quốc đã vươn lên cải
thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Ở Nhật có cả một chương
trình tổ chức cho hàng chục nghìn người tham gia đề tìm hiểu nghiên cứu tư
tưởng của Alvin Toffler. Theo đánh giá của tạp chí Time (Time magazine) thì
Alvin Toffler và Heidi Toffler đã đem đến cho tất cả những ai muốn trở thành
nhà tương lai học các chuẩn mực để định hướng suy nghĩ.

Accenture, một công ty tư vấn quản lý, bầu ông là một trong những
người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân, chỉ sau Bill Gates
và Peter Drucker. Financial Times coi ông là “nhà tương lai học nổi tiếng nhất
thế giới”. Nhật báo People’s Daily xếp ông vào danh sách 50 người nước
ngoài có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc thời hiện đại.

Ngoài nghiên cứu viết sách, Alvin Toffler còn tham gia rất nhiều hoạt
động. Ông đã từng là phó tổng biên tập của tạp chí Fortune. Những bài viết
của ông được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng như: Fortune, Washington
Post, Reader’s Digest, New York Times, Observer, Los Angeles Times, El
Pais, London Observer, Korea Economic Daily, Nikkei Business… Ông còn
là giáo sư thỉnh giảng và diễn thuyết tại nhiều trường đại học; là thành viên
của nhiều tổ chức như: Russell Sage Foudation (Mỹ), International Institute
for Strategic Studies (Anh), Futuribles (Pháp), Center for Global
Communication (Nhật), Multimedia Super Corridor (Malaysia)… Ngoài ra
ông là cộng tác viên của Nhà Trắng, tư vấn cho công ty AT & T (American
Telephone and Telegraph Company), Institute for the Future, Educational
Facilities Laboratories, Inc…
15

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng
kiến những thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Có
thể hình dung tốc độ phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ như sau:
“Số lượng tri thức khoa học của loài người tích lũy được trong một thế kỷ vừa
qua bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học mà loài người tích lũy được trong
suốt lịch sử tồn tại của mình. Số lượng tri thức ấy rất có thể được nhân đôi lên
trong thế kỷ sau”[15, 213]. Quả thực chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây,
tri thức của nhân loại tích lũy được đã ngang bằng với tổng số tri thức có
trong 2 thiên niên kỷ trước và người ta dự báo rằng, đến năm 2020, tri thức
nhân loại sẽ tăng 4 lần so với tri thức đã có hiện nay.

Theo A.Toffler hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ rực rỡ nhất của
lịch sử loài người mà: “Tốc độ thay đổi gia tăng nhanh đến mức trí tưởng
tượng của chúng ta cũng không thể theo kịp”[86, 29]. Bước nhảy vọt vĩ đại
này được bắt đầu từ khi Gutenberg phát minh ra chữ in vào thế kỷ XV. Trước
năm 1500 châu Âu sản xuất sách với tốc độ 1.000 cuốn mỗi năm. Vào năm
1950, bốn thế kỷ rưỡi sau đó, tốc độ tăng vọt với 120.000 cuốn mỗi năm. Vào
những năm 1960, chỉ một thập kỷ sau, việc xuất bản sách đã thực hiện một
bước nhảy có ý nghĩa khác, số sách xuất bản trên thế giới là 1.000 cuốn mỗi
ngày. Có thể nói số sách in ra tương đương với tốc độ con người phát hiện ra
kiến thực mới. Giữa những năm 1959, và 1969, số lượng tạp chí Mỹ phát
hành các đề tài đặc biệt nhảy vọt từ con số 126 lên 235. Đối với sách cũng
thế, số lượng đầu sách tăng lên rất nhanh hàng năm, có khoảng 30.000 đầu
sách được in. Thời kỳ này theo con số của A.Toffler, chính phủ Mỹ tạo ra
100.000 báo cáo hàng năm, 450.000 bài báo, sách và tạp chí. Trên thế giới, số
16

lượng báo chí, sách vở khoa học và kỹ thuật tăng với tốc độ 600.000.000
trang mỗi năm. Giữa thế kỷ XVIII, toàn thế giới chỉ có 10 tờ tạp chí khoa học
thì đến giữa thế kỷ XX tăng lên 1.000 tờ, năm 1970 là 100.000 tờ.

Về khoa học nếu như năm 1800, số nhà khoa học chỉ là 1.000 người thì

đến năm 1850 là 10.000 người, năm 1900 là 100.000; năm 1950 tăng lên

1.000.000 người và đến năm 1970 là 3.200.000 người. Tri thức loài người

trong thế kỷ XIX, cứ 50 năm lại tăng lên một lần; đến đầu thế kỷ XX, cứ 30

năm lại tăng lên một lần, nhưng đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, cứ 10

năm lại tăng lên một lần. Hệ thống nghiên cứu và phát triển (R &D) ở Mỹ bao

gồm các cơ sở nghiên cứu trong các công ty, hàng trăm trường đại học và hơn

700 phòng thí nghiệm liên bang. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này hàng năm

lên đến 150 tỷ USD.

Xét về mặt kỹ thuật , từ giữa thế kỷ XIV trở về trước, trên thế giới chỉ có

khoảng 300 loại phát minh sáng tạo và thành tựu khoa học quan trọng. Từ thế

kỷ XV đến nay, phát minh sáng tạo về khoa học nói chung được ghi nhận chủ

yếu thông qua bản quyền. Tổng số bản quyền trước thế kỷ XX không tới 1

triệu bản, thì trong thế kỷ XX đã lên đến 40 triệu bản. Chỉ tính riêng ở Mỹ

trong khoảng 90 năm (1901 – 1991), nước Mỹ chiếm 203 trong tổng số 620

giải thưởng Nobel của thế giới (30%), trong đó khoa học tự nhiên chiếm 40%

và khoa học kinh tế chiếm 60%. Con số này hiện nay càng tập trung vào Mỹ.

Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 1998, sau khi A.Toffler viết tác phẩm Thăng

trầm quyền lực, riêng ở Mỹ đã có 54 nhà khoa học trong tổng số 72 nhà khoa

học được giải thưởng Nobel. Và mặc dù dân số chỉ chiếm 1/22 dân số thế

giới, nhưng hàng năm, nền kinh tế Mỹ sản xuất ra một lượng của cải bằng 1/4

GDP của thế giới.


17

Nền tảng của các thành tựu này là những phát kiến vĩ đại và những đổi

mới công nghệ có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học

công nghệ, công nghiệp diễn ra trong suốt thế kỷ thứ XX. Những thay đổi sâu

sắc tới mức nhiều nhà hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều phải nói tới

nhu cầu đổi mới cách tư duy về hiện tại, về tương lai và cách làm đối với

những vấn đề cơ bản đặt ra trong cuộc sống.

Với việc xuất hiện và ngày càng có sức cạnh tranh lớn của những ngành
sản xuất có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, thế mạnh tuyệt đối về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động dồi dào, ... ngày càng có ý nghĩa
tương đối. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng với thời gian, sự giàu có của
một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Thế kỷ XVIII trở về trước,
đó là sự màu mỡ của đất đai, sức mạnh cơ bắp có thể đưa vào làm nông
nghiệp; vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là cơ sở nguyên liệu, năng
lượng, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, v.v., còn ngày nay là tiềm năng khoa học,
là khả năng động viên nguồn chất xám có được của đất nước.
Ph.Ăngghen viết: “Trong một chế độ hợp lý vượt lên trên sự chia rẽ về lợi
ích, thì yếu tố tinh thần sẽ được liệt kê là một trong các yếu tố của sản xuất và
sẽ tìm được vị trí của nó trong các hạng mục chi phí sản xuất của chính trị
kinh tế học. Đến lúc ấy chúng ta đương nhiên vui mừng thấy rằng chỉ một
thành quả khoa học như máy hơi nước của James Watt, trong 50 năm đầu tồn
tại của nó, đã đem lại cho thế giới lợi ích nhiều hơn so với những giá phải trả
cho công cuộc phát triển khoa học kể từ lúc bắt đầu”[60, t20, 607].

Thật vậy, những phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ XX và sự phát
triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học như toán lý thuyết và ứng dụng,
vật lý hạt nhân, hóa học, sinh học, tin học, điện tử học, vi điện tử, ... đã đưa
khoa học lên vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội loài người.
18

Nếu trong nhiều thế kỷ trước đây, khoa học chỉ phát triển một cách độc lập
và mãi cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới có quan hệ mật thiết với
kỹ thuật và công nghệ, với tốc độ phát triển chậm hơn so với chúng, thì vào
nửa sau thế kỷ XX, khoa học đã tiến vượt lên trên và giữ vị trí chủ đạo trong
dây chuyền “Khoa học - Kỹ thuật - Sản xuất”. Kể từ đây đã diễn ra quá trình
khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không chỉ thể hiện vai trò
của khoa học ngày càng tăng, mà còn là điều kiện cần thiết để đưa lực lực sản
xuất lên một bước phát triển mới.

Nhờ có những tiền đề được tạo ra bởi các cuộc cách mạng mới nhất trong
khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, mà cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu và thực hiện sự bùng nổ kể từ thập niên 40
tới giữa thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được đặc trưng bởi sự áp dụng nhanh
chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật, trước hết trong lĩnh vực quân sự ở
chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó là trong các lĩnh vực dân sự, khiến
cho lực lực sản xuất phát triển vượt bậc.

Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi, xét trên phương diện trình độ
lực lực sản xuất, sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, tiếp ngay theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã đưa nhân loại tiến
vào ngưỡng cửa của một thời đại mới, đó là thời đại tri thức. Đây là bước quá
độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn chỉ trên cơ sở khoa học
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản
thân khoa học thành nền công nghiệp tri thức. Cố thủ tướng Anh – Winston
Churchill từng nói rằng: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”,
lời dự đoán của ông càng ngày càng được khẳng định là đúng. Trong thời đại
tri thức, tri thức con người đóng vai trò quyết định sự phát triển, sự thịnh
vượng của một quốc gia. Trong giai đoạn này, con người sử dụng tri thức của
mình để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị có thể thay thế một phần chức
19

năng điều khiển, tư duy của mình trong một số lĩnh vực với kết quả cao hơn
nhiều so với bộ não của con người. Đứng ở vị trí trung tâm, con người có
trình độ độc lập về trí tuệ và tâm lý cao hơn nhiều so với hai thời đại trước đó
và hành động chủ yếu theo những yêu cầu tự biểu hiện và sáng tạo chứ không
phải theo những động cơ truyền thống. Trong thời đại tri thức, nền kinh tế
công nghiệp sẽ chuyển thành nền kinh tế thông tin (nhiều nhà khoa học còn
gọi đây là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tin học, nền kinh tế số, nền kinh tế
nhuyễn tính, …).

Như vậy thực tiễn kinh tế - xã hội phương Tây nói chung, đặc biệt là thực
tiễn kinh tế - xã hội Mỹ nói riêng đã tác động không nhỏ đến các tầng lớp trí
thức trong đó có A.Toffler. Do đó có thể nói tư tưởng của A.Toffler về quyền
lực tri thức ra đời trên mảnh đất hiện thực, nó không thể thoát ly khỏi điều
kiện kinh tế - xã hội đương thời.

1.2.2. Tiền đề khoa học


Sự ra đời tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler là sản phẩm tất
yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ nửa
sau thế kỷ XX; đồng thời nó là sự phát triển phù hợp với lịch sử tư tưởng
nước Mỹ thời hiện đại. Tuy nhiên đề cập đến tư tưởng về quyền lực tri thức
của A.Toffler mà không đề cập đến những thành tựu trong khoa học – công
nghệ là một thiếu sót. Bởi lẽ, sự tác động của khoa học nói chung và khoa học
– kỹ thuật, công nghệ nói riêng đến đời sống con người là vô cùng to lớn, nó
có thể làm thay đổi nhận thức của một con người, một cộng đồng, cho đến cả
một dân tộc. Về tác động của những phát minh vạch thời đại đến nhận thức
con người, Ph.Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã vạch ra
rằng, mỗi lần có một phát minh vạch thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học
tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không thể tránh khỏi phải thay đổi hình thức
của nó. Và chính vì đề cao một cách thái quá về vai trò của tri thức khoa học,
20

nên một số nhà tư tưởng phương Tây, không ngoại trừ A.Toffler cho rằng
những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại đem lại có thể quyết định
sự thắng lợi của một chế độ chính trị xã hội. Ở quê hương A.Toffler – nơi tập
trung những nhà khoa học hàng đầu thế giới những phát minh liên tục ra đời.
Có những phát minh khoa học không chỉ làm thay đổi nhận thức mà còn thay
đổi cả hành động của con người.

Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các
thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn
đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sản xuất,
điều tiết các quy trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy
đến cơ cấu quyền lực nhà nước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà
các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh
như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử,
… Ở bình diện trình độ của lực lượng sản xuất theo các tiêu chí như: công cụ,
tư liệu, phương tiện, vật liệu, năng lượng và động lực, … thì việc ra đời một
khuôn mẫu mới trong lĩnh vực này cũng có thể đồng nghĩa với sự xuất hiện
một thời đại kinh tế mới. C.Mác đã nhận xét “Những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là, ở chỗ chúng sản xuất
bằng cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không
những là các thước đo sự phát triển lao động của con người, mà còn là một
chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành. Trong
bản thân những tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu
thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội
nhất định”[62, t23, 269].
21

Nếu như các cuộc cách mạng trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống
thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm
các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương
đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá
tiêu dùng. A.Toffler cho rằng ngày nay, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động dồi dào ngày càng đóng vai trị ít quan trọng. Ông quả quyết rằng, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như cơ cấu của quyền lực. Làm thay đổi tận gốc các
lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, từ kinh tế, xã hội, chính trị, quân
sự, văn hóa giáo dục cho đến sự ra đời những phong cách tư duy mới, nhất là
ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ, nơi phát sinh của cuộc cách
mạng này. Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào
trong lĩnh vực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Đến khi nền kinh tế
thay đổi, hay nói cách khác khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường
cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm
chí đến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong
xu thế đó.

Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự
ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệ siêu
việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vào
trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa
cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới;
trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… đã thúc đẩy
A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức.
22

1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler
Mọi tư tưởng, học thuyết, lý luận trong các lĩnh vực như triết học, kinh
tế, chính trị, xã hội học, v.v. ra đời sau đều là sự kế thừa và phát triển những tư
tưởng trước đó. Những tinh hoa tinh thần của thời đại đó chính là sự kết tinh
văn hóa cổ kim của nhân loại hàng nghìn năm. Tư tưởng của A.Toffler về
quyền lực tri thức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nó cũng phải vận động
theo quy luật và được phát triển trong dòng chảy của lịch sử nhân loại.

Vậy những tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức được hình thành
như thế nào, cơ sở lý luận của những tư tưởng đó là gì, tiền đề của nó bắt
nguồn từ đâu?

1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle


Chúng ta biết rằng văn hoá thời Cổ đại để lại cho chúng ta những đại
biểu xuất sắc vượt thời đại, tiêu biểu nhất phải kể đến tư tưởng của các triết
gia Plato, Aristotle, Augustin, … Trong số này, những người có ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng của A.Toffler là Plato và Aristotle.

Trong học thuyết về Nhà nước được thể hiện trong tác phẩm Nền Cộng
hoà (Republic), Plato (428 – 347 TCN) đã phác thảo một mô hình xã hội lý
tưởng, mô hình của tương lai - chế độ cộng sản mà sau này các nhà Mácxít
gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của
Plato trong triết học xã hội là vấn đề đức hạnh. Bốn đức hạnh thường xuyên
được đề cập trong học thuyết về nhà nước của ông là tiết độ, gan dạ, khôn
ngoan và công bằng. Trong đó khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia –
vua. Trong tác phẩm này Plato xác định bảng phân tầng quyền lực trong xã
hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra làm ba phần.

- Thứ nhất, các triết gia – cai trị gia, còn gọi là đẳng cấp vàng, tương ứng
với phần lý trí của linh hồn.
23

- Thứ hai, các chiến binh, còn gọi là đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý
chí của linh hồn.

- Thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, còn gọi là đẳng cấp
đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn.

Plato cho rằng, nhà nước với cơ cấu như trên là nhà nước lý tưởng. Bởi
vì, nó uyên thâm bởi sự uyên thâm của các triết gia – cai trị gia, nó hùng
mạnh bởi sự hùng mạnh và gan dạ của các chiến binh, nó hợp lý bởi sự phục
tùng một cách nghiêm túc từ bộ phận công dân đông đảo nhất trong xã hội.

Như vậy Plato chủ trương cai trị xã hội phải là các triết gia, tức đẳng
cấp vàng. Chính đây mới là đẳng cấp có đủ các phẩm chất cần có như đạo
đức, trí tuệ, sự thông thái để quản lý, lãnh đạo xã hội. Ông đã đặt vai trò của
tri thức, trí tuệ lên hàng đầu. Ông cho rằng, “nguyên lý căn bản của nhà nước
lý tưởng là công bằng, mục tiêu của nó – cái thiện tối cao, phương tiện của nó
– Giáo dục”[83, 127], nhưng “để cai trị xã hội nhất thiết phải căn cứ trên tiêu
chuẩn của tri thức và lý trí”[83, 127].

Còn đối với Aristotle (384 -322 TCN) - nhà bách khoa toàn thư của Hy
Lạp Cổ đại, trong học thuyết về đạo đức và chính trị – xã hội, cho rằng, “sự
nghiệp của con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến
cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống, phương tiện của sự
hoàn thiện đạo đức là đức hạnh”[83, 178-179]. Đức hạnh, theo ông, hiện ra
dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý. Trong đức hạnh trí tuệ sự mẫn tiệp
là hình thức cao nhất, thể hiện năng lực suy nghiệm của con người, gắn với
phần lý trí của linh hồn. Trong đức hạnh thực hành sự khôn ngoan, nhất là
khôn ngoan chính trị, được đề cao, bởi vì con người trong đời sống chính trị
là một thực thể chính trị, một động vật mang tính xã hội, biết lựa chọn hành vi
xử thế phù hợp với chuẩn mực chung.
24

Theo ông “Nghệ thuật nào và cuộc sưu tầm nào, cũng như hành động nào
và sự thảo luận nào có suy nghĩ đều hướng về điều thiện”[83, 182] và “Chỉ có
kẻ bần tiện mới tìm hạnh phúc trong khoái lạc vật chất, xác thịt”[83, 183].
Ông đã phân biệt ba cách sống với ba mục đích khác nhau:

Một là, lối sống của quần chúng, xem mục đích chung cuộc là khoái lạc;
đó là lối sống nô lệ hay thú tính.

Hai là, lối sống của nhà chính trị, tìm hạnh phúc trong danh vọng.

Ba là, lối sống của nhà thông thái, xem chiêm nghiệm như lạc thú tinh
thần đặc biệt.

Ở ông chiêm nghiệm – hoạt động của nhà thông thái, gắn với phần lý trí
của linh hồn – là sự hợp nhất hạnh phúc, khoái lạc và điều thiện. Nhà thông
thái phải biết thâu tóm cái thường nhật của cuộc sống, cái dung dị của tự
nhiên để tạo nên tri thức chân lý, có ích cho mọi người. Nhà cai trị tốt không
nên chỉ say sưa với chiếc ghế quyền lực, mà còn biết dùng nó để làm cho
muôn dân hạnh phúc, nghĩa là dùng nó để làm điều thiện. Nhà cai trị cũng
như nhà khoa học, phải đặt chân lý lên hàng đầu. “Cả bạn và chân lý đều đáng
quý, nhưng chân lý quý hơn”[83, 183]. Ông chủ trương “Nghệ thuật quyền
lực phải được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về đức hạnh
công dân và đức hạnh nói chung”, và “nhà chính trị phải là một nhân cách cao
thượng” có trình độ học vấn.

Ông đã so sánh ba hình thức cai trị kiểu mẫu và ba hình thức cai trị lệch
lạc trong lịch sử:

Ba hình thức cai trị kiểu mẫu mà ông đưa ra gồm quân chủ – quyền lực
của một người, nhưng không bị lạm dụng, là hình thức đầu tiên, xưa nhất và
cũng thánh thiện nhất, vì nhà vua luôn đóng vai trò “Thần giữa muôn dân”;
quý tộc – quyền lực của một số người ưu tú nhất, được xã hội thừa nhận; công
cộng – quyền lực của số đông.
25

Ba hình thức cai trị lệch lạc gồm bạo chính – quyền lực của bạo chúa là
quyền lực không nhất trí với bản tính tự nhiên của con người; hoạt đầu -
quyền lực của một tập đoàn, là quyền lực của những người giàu có hay những
tướng lĩnh thiếu tư cách, trọng sức mạnh và tiền bạc hơn nhân cách; dân chủ –
quyền lực của số đông, nhưng đó là số đông dốt nát, nghèo khổ, hoặc những
người xiểm nịnh, những kẻ mị dân – một quyền lực không xứng đáng.

Để khắc phục sự thái quá và bất cập trong thể chế chính trị theo ông
“Quan hệ nhà nước hợp lý nhất là quan hệ được xây dựng thông qua nguyên
tắc trung dung”[83, 186], xét về tài sản và trí tuệ. Có nghĩa là không quá giàu
và không quá nghèo, nhưng điều quan trọng là phải thông minh, có bản lĩnh
và kinh nghiệm.

Qua những phác thảo trên chúng ta nhận thấy rằng cả Plato cũng như
Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoàn hảo cho con người,
họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến trí tuệ, tri thức
của con người. Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua – triết gia,
hoặc triết gia – vua. Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh,
kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm.

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do tính quy định của lịch sử và
cũng hằn chứa dấu ấn giai cấp, nhưng với những đóng góp to lớn của mình
trong học thuyết về chính trị – xã hội qua hình ảnh của những con người
thông minh, lý trí, có tri thức học vấn và vai trò của triết gia, đẳng cấp vàng
trong việc phác thảo xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng tư tưởng của hai
ông đã trở thành nền tảng cho nghệ thuật quản lý nhà nước của Hy Lạp thời
Cổ đại. Chính sự tương đồng trong tư tưởng chính trị của Plato về bảng phân
tầng quyền lực với vị trí cao nhất là đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí
của linh hồn, tôn vinh hình ảnh con người trí tuệ và tư tưởng nhà chính trị
phải có sự hiểu biết, thông minh, có trình độ học vấn, biết khai phá cái mới
26

khám phá tự nhiên vượt qua lối mòn truyền thống của Aristotle là giá trị văn
hóa phương Tây nổi trội của của thời kỳ Cổ đại đuợc kế thừa và phát triển cho
đến tận ngày này. Với tư tưởng đề cao những tìm kiếm, khám phá, phát kiến
khoa học, không chấp nhận tư duy theo lối mòn, xem chiêm nghiệm như một
lạc thú tinh thần với phương châm “thầy đáng quý nhưng chân lý quý hơn”,
Plato cũng như Aristotle đã vượt qua những quy định khá khắc khe của chế
độ dân chủ chủ nô coi trọng quyền lực của bạo lực chính trị. Chính những tư
tưởng này của các ông đã trở thành giá trị bền vững của văn hóa phương Tây,
A.Toffler một nhà nghiên cứu, phân tích kinh tế, lịch sử, khoa học, xã hội, …
từ quá khứ, hiện tại đến tương lai không thể không nghiên cứu những giá trị
văn hóa của những bộ óc bách khoa thời Cổ đại. Cho nên có thể nói tư tưởng
chính trị của các bậc tiền bối thời Cổ đại mà Plato, Aristotle là đại diện đã trở
thành nguồn gốc, cơ sở đầu tiên để sau này A.Toffler xây dựng quan điểm của
mình về quyền lực của tri thức.

1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis
Bacon đến René Descartes
Sau những ảnh hưởng của Plato và Aristotle thời kỳ Cổ đại đến quan
điểm của A.Toffler, ở thời kỳ Trung cổ và Cận đại, tư tưởng của A.Toffler về
quyền lực tri thức còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng của Roger
Bacon, Francis Bacon đến René Descartes, …

Roger Bacon (Rôgiê Bêcơn, 1214 – 1294), nhà tư tưởng cách tân nước
Anh thời trung đại, được coi là người đề xướng vĩ đại của khoa học thực
nghiệm thời kỳ mới. R.Bacon đưa ra phương pháp nghiên cứu giới tự nhiên
bằng thực nghiệm khoa học, thực hiện những công trình khoa học độc lập,
xác định mục đích của khoa học là tăng cường quyền lực của con người đối
với tự nhiên. Ông cho rằng nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và thực
nghiệm; kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo của lý luận. Ông
27

là người hết sức coi trọng tri thức khoa học, do đó, ông cho rằng không có sự
nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt và không có gì vinh quang hơn sự nghiên
cứu, học tập, thông minh. Ông hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học
tư nhiên. Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học.

Có thể nói, ông là người tiên phong trong việc xác định vai trò của khoa
học trong thời đại mới với khẩu hiệu “tri thức là sức mạnh”. R.Bacon đã nắm
bắt được những biến đổi xã hội vừa mới xuất hiện, đi trước thời đại về tinh
thần đối với khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm. Chính vì vậy mà người
ta gọi ông là nhà tiên tri của khoa học thực nghiệm Cận đại.

Nhưng có lẽ người ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến tư tưởng của
A.Toffler là Francis Bacon. Bởi lẽ trong các tác phẩm của mình A.Toffler
nhiều lần đề cập đến quan điểm của Francis Bacon – tri thức là sức mạnh (tri
thức là quyền lực). Francis Bacon (Pharanxi Bêcơn, 1561 – 1626) được xem
là “cha đẻ chính tông của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học
thực nghiệm hiện đại”[60, t4, 195], đồng thời cũng là người mở đường cho
phong cách tư duy mới trong triết học Tây Âu. Nền triết học đó đã dần dần
đoạn tuyệt với với triết học kinh viện thời Trung cổ, mà tư tưởng Kitô giáo
chiếm thế thượng phong. Nó cũng chấm dứt quan niệm Trung cổ về quan hệ
giữa lý trí và niềm tin, giữa triết học và thần học. Quan niệm mới về tri thức,
đúng hơn, về bản chất và vai trò của tri thức, đã thay thế từng bước tri thức
kinh viện, thứ tri thức “trống rỗng về nội dung, mang tính giáo huấn một
chiều về bản chất và xa rời những đòi hỏi của thực tiễn”[117, 17].

Cùng với René Descartes (Rơnê Đềcáctơ, 1596 – 1650), F.Bacon đã sáng
lập nền triết học Cận đại, tức triết học thời đại các cuộc cách mạng tư sản,
thời đại bùng nổ các phát minh khoa học và ứng dụng kỹ thuật, thời đại mà tri
thức khoa học được vận dụng ngay vào hoạt động sản xuất, rời bỏ tính chất tư
28

biện, sáo rỗng cũ xưa, trở thành tri thức hữu dụng có hiệu quả. Nói như
C.Mác trong Tư bản, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Có thể nói F.Bacon là người đã nhạy bén trong việc nắm bắt những biến
đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển những tư tưởng tiến
bộ của các bậc tiền bối lên tầm cao mới, trở thành người sáng lập triết học
Cận đại Anh.

Bị ảnh hưởng của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu, tư tưởng của
F.Bacon có sự dung hoà giữa tri thức và niềm tin, khoa học và tôn giáo,
nhưng ông luôn nhấn mạnh vai trò của tri thức trong thực tiễn.

Ở thời kỳ này trước sự vận động của tư tưởng được triển khai trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, đưa đến sự giải phóng thực tế tư duy con
người khỏi quyền lực của thần học, tạo nên nguồn gốc và cơ sở cho các tư
tưởng, lý luận mới cũng như tạo tiền đề cho sự sáng lập các phương pháp
nghiên cứu khoa học mà F.Bacon là một đại diện.

Xác định dấu ấn ra đời cũng như nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn của
những thành tựu trong lĩnh vực khoa học tư nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng:
“khoa học tự nhiên hiện đại bắt đầu từ chính thời đại khi giai cấp tư sản đập
tan sức mạnh của chế độ phong kiến, từ thời đại khi mà nền quân chủ lớn
được xác lập ở châu Âu đã phá tan nền chuyên chính tinh thần của giáo hội.
Đó là thời đại vĩ đại nhất từ các cuộc cách mạng mà trái đất từng trải qua từ
trước tới nay”[60, t20, 458- 459].

Những phát minh khoa học vào thời Phục Hưng ở Tây Âu, đã đặt nền
móng cho sự hình thành phương pháp tư duy và quan niệm mới về tri thức.
Những người chủ trương thuyết Nhật tâm như Nicolas Coprenic, Giordano
Bruno, Galileo Galilei, … đã tạo nên bức tranh vật lý mới về thế giới, đối lập
với ý thức hệ Trung cổ, phá vỡ hàng rào ngăn cách siêu hình giữa trái đất và
bầu trời, mở ra triển vọng tìm hiểu vũ trụ bằng ánh sáng của trí tuệ, giải
29

phóng khoa học khỏi thần học. Bên cạnh đó, sự ra đời của khoa học thực
nghiệm đã được các nhà triết học đón nhận như minh chứng tất yếu của việc
đưa tri thức đến với cuộc sống. Nhu cầu khẳng định quyền lực của con người
trước tự nhiên và các lực lượng xã hội tự phát đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm
phương pháp phù hợp. Vào thời kỳ ấy hình ảnh “con người lý trí”, “nhà nước
hợp lý tính” trở thành hình ảnh tiêu biểu nhằm đối lập với chế độ phong kiến
như “cái phi lý”, và do đó là “phi nhân tính”. Theo Ph.Ăngghen, lý trí đã trở
thành vị quan toà phán xét mọi hành vi của con người, lý trí thống nhất với
nhân tính, thậm chí cả bản tính tự nhiên của con người.

Những thành quả của khoa học thực nghiệm và xu thế toán học hoá tư
duy tạo tiền đề hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức thời kỳ
này: duy lý và duy nghiệm, mà người mở đường là R.Descartes và F.Bacon.
F.Bacon trên tinh thần đề cao tri thức khoa học gắn với thực nghiệm, đã khởi
xướng khuynh hướng thực nghiệm khoa học và chủ trương xác lập phương
pháp qui nạp khoa học. Còn R.Descartes thì nhấn mạnh vai trò của toán học
và các khoa học lý thuyết, cho nên ông chủ trương khuynh hướng duy lý và
đưa ra phương pháp diễn dịch. Mặc dù là hai khuynh hướng khác nhau, nhưng
đều hướng đến mục đích chung là cải tổ khoa học, xây dựng phương pháp
mới giúp con người vươn lên làm chủ giới tự nhiên và bản thân mình, khẳng
định sức mạnh tri thức và quyền lực của con người trước giới tự nhiên.

Dựa trên cơ sở thực trạng nhận thức thời đó bị “bủa vây trong vòng kim
cô tư tưởng” của tri thức kinh viện Trung cổ – thực trạng chung của nhận thức
và đưa tri thức khoa học trở lại vị trí danh dự của nó, thanh tẩy lý trí, loại trừ
tri thức kinh viện sách vở sáo rỗng, đưa tri thức khoa học ứng dụng đến với
đời sống và biến tri thức thành sức mạnh, quyền lực của con người trong quá
trình vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình,
F.Bacon chủ trương thực hiện chương trình “Đại phục hồi khoa học”. Trong
“Novum Orgarnum”(Công cụ mới), F.Bacon viết: “Con người là đầy tớ và là
30

kẻ giải thích giới tự nhiên, có thể hành động và nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn chỉ khi nào anh ta quan sát trong thực tế hay trong tư tưởng về tiến trình
của tự nhiên”[120, 28]. Như vậy ở đây F.Bacon đánh giá rất cao vai trò của tri
thức. F.Bacon thường nhắc đi nhắc lại “Tri thức là sức mạnh” (Knowlegde is
power), tri thức phải trở thành công cụ của con người dùng để nhận thức bất
cứ sự vật nào tồn tại trong tự nhiên và trong thế giới của loài người. Sự tìm tòi
thứ chân lý ấy là sự thực hiện tự do của trí tuệ con người, bởi vì con người
được giao cho thiên chức kiểm soát thế giới bao la, và bằng sự khám phá,
bằng trí tuệ chân chính của mình bắt thế giới phục vụ cho nhu cầu của mình.
Mục đích cốt tuỷ của tri thức khoa học, xét đến cùng là trang bị cho con
người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Đối với vấn đề tri
thức và quyền lực F.Bacon cho rằng hai khát vọng của con người là khát vọng
tri thức và khát vọng quyền lực đều ngang bằng nhau. Còn Michel Foucault
(1926 – 1984) triết gia người Pháp, khi thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa hai phạm trù trên đã chỉ ra rằng: “về căn bản, quyền lực và tri thức phụ
thuộc lẫn nhau, nên sự mở rộng của cái này cũng đồng thời là sự mở rộng
của cái kia”. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” –
tư tưởng chủ đạo của triết học F.Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới.
Chương trình Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm làm sao để tri thức
khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu dụng đối với con người.

Quan niệm về vai trò của tri thức như trên nó thể hiện tinh thần của văn
minh phương Tây, của nền triết học tự nhiên chủ trương hướng ngoại muốn
khám phá thế giới, chinh phục và làm chủ giới tự nhiên. Sống trong một đất
nước có cái gốc của nền văn hóa châu Âu, A.Toffler không thể không mang
theo hành trang của lối tư duy đó.

Qua những luận chứng vừa nêu, tư tưởng của F.Bacon đã gợi mở cho
A.Toffler về một xã hội lý tưởng được xác lập dựa trên tri thức và theo lôgích
phát triển khách quan của nó, lịch sử quyền lực sẽ có bước ngoặt, quyền lực
31

của tri thức sẽ dần khẳng định và chiếm vị trí thượng tôn trong xã hội tương
lai. Dựa trên cơ sở của những biến đổi sâu sắc trong hoạt động thực tiễn khoa
học công nghệ hiện đại và bằng một sự tổng hợp quy mô lớn, A.Toffler đã
phát triển tuyên ngôn của F.Bacon “Tri thức là sức mạnh” lên một tầm cao
mới bằng tinh thần trí tuệ và ngôn ngữ của thời đại.

1.3.3. Khuynh hướng thực chứng - khoa học và thuyết kỹ trị trong
triết học phương Tây

* Khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX

Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học
và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải
các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người. Chủ nghĩa thực chứng đã trở
thành một chủ đề thường xuyên trong lịch sử tư tưởng phương Tây từ thời Hy
Lạp cổ đại cho tới thời hiện đại.

Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý,
người khởi xướng là Auguste Comte - nhà triết học và xã hội học người pháp,
sau đó là hàng loạt đại biểu nổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach,
B.Russell, … Từ những năm 50 của thế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học tự nhiên đem lại cho một số triết gia niềm tin lấy khoa học
làm chỗ dựa tinh thần. Trong điều kiện mới của sự phát triển xã hội, rất nhiều
triết gia không còn mặn mà với loại triết học thuần túy tư biện, vì theo họ loại
triết học này với những nguyên tắc tiên thiên, không tính tới kinh nghiệm, nó
không đủ khả năng tổng kết những thành quả về mặt tri thức, không giải
quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra và cũng không đóng góp vai trò
chỉ đường cho khoa học. C.Mác đã từng phê phán loại triết học này, bằng luận
điểm có tính cách mạng trong lịch sử triết học: “Các nhà triết học trước đây
chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”.
Do vậy, có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây
32

ngày càng chú trọng đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết
học từ góc độ phương pháp thuần tuý. Họ chủ trương giải quyết những vấn đề
của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắc duy lý và nguyên
tắc thực chứng trực tiếp, lôgích khoa học, triết học khoa học. Tất cả những sự
kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nên cái gọi là
chủ nghĩa duy khoa học. Họ tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết
không hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của
đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà là ở việc xác định xem
phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản
chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời giải đáp
về số phận của chính mình và của nhân loại. Đó cũng là sự phản ánh quá
trình chuyển hướng của triết học cho phù hợp với yêu cầu của trật tự xã hội tư
bản sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Giờ đây, mối quan tâm
không còn dành cho cách mạng xã hội, mà dành cho cách mạng tri thức, tìm
kiếm phương pháp thích hợp góp phần làm lành mạnh hóa môi trường xã hội.
Chủ nghĩa duy khoa học lạc quan của thế kỷ XIX không còn nữa. Giờ đây,
tiến bộ khoa học, kỹ thuật được trình bày phù hợp với quy luật hiện đại về lợi
nhuận. Nó được xem như một sự bắt buộc không cho con người được lựa
chọn mà phải phục tùng những gì là “duy lý” và cũng được xem như nguồn
gốc của những biến đổi thường là xấu, từ đó buộc phải coi nhiều tư tưởng,
nhiều lo lắng và nhiều xung đột ở kỷ nguyên của xã hội công nghiệp là đã lỗi
thời. Xã hội duy lý có những biến đổi thì những ứng xử khác với nó cũng phải
đổi thay.

Chủ đề về sự duy lý cũng là chủ đề cơ bản của hệ tư tưởng tư sản hiện


đại, bởi vì hình thức mới này của chủ nghĩa duy khoa học cho phép che lấp
mối liên hệ giữa việc sử dụng khoa học và lợi ích tài chính, xóa nhòa tầm
33

quan trọng của sở hữu tư bản chủ nghĩa. Việc che lấp là rõ ràng, bởi vì, có ý
thức hoặc không có ý thức, các nhà kỹ trị có lúc đối lập với chủ nghĩa tư bản
không phải nhân danh lợi ích chung duy lý nào đó mà là làm cho chủ nghĩa tư
bản thích ứng tốt nhất với sự tiến hóa kỹ thuật. Tuân theo cái gọi là “logos kỹ
thuật”, “logos tri thức”, người ta cho rằng, đã đến lúc con người đi tới một xã
hội đạt tới kỷ nguyên duy lý, khoa học, ở đó mọi vấn đề đều có thể tìm được
lời giải đáp kỹ thuật mà không cần kêu gọi tới lý luận và theo họ việc hoàn
thiện, việc duy lý hóa kinh tế sẽ đưa lại phúc lợi chung cho mọi người.

Những cách nhìn nhận trên đây đều nhấn mạnh giá trị kinh tế và xã hội
của tri thức khoa học, nền văn minh kỹ thuật và của xã hội công nghiệp hiện
đại. Giá trị này được A.Toffler đánh giá sẽ trở thành sức mạnh to lớn để cải
tạo kinh tế, biến đổi xã hội. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Norman Swan về
ba làn sóng của sự thay đổi, ngày 05/03/1998 trên kênh Life matters (những
vấn đề của cuộc sống), A.Toffler tự đặt câu hỏi: “Nếu nhìn vào cấu trúc
quyền lực trên thế giới ngày nay, thì ai đang giữ quyền lực và ai không?” và
ông tự trả lời: “Theo tôi, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp các quốc gia nắm
quyền lực là những quốc gia công nghiệp, đầu tiên là nước Anh, sau đó đến
Mỹ và châu Âu nói chung. Vậy thì những gì bạn thấy là những quốc gia công
nghiệp đứng trên đỉnh của biểu tượng quyền lực, và các quốc gia nông nghiệp
đứng ở dưới đáy. Đó là một sự phân chia quyền lực quan trọng nhất trên hành
tinh trong sự đấu tranh Đông – Tây, thậm chí rõ ràng là cuộc chiến tranh lạnh
cũng bị bao hàm vào đó”.

Như vậy qua những phân tích trên có thể thấy, việc A.Toffler bị ảnh
hưởng và nằm trong khuynh hướng khoa học trong bối cảnh xã hôi công
nghiệp như vậy là lẽ hiển nhiên. Sự chi phối của các nước có nền công nghiệp
phát triển đối với các nước nông nghiệp lạc hậu cũng là lẽ tất yếu hợp quy
34

luật. Một vấn đề có tính logích là những nước nào công nghiệp phát triển thì
khoa học, công nghệ cũng phát triển, mà khoa học và công nghệ phát triển lại
càng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Và theo ông như đã nói, sự thắng
lợi của một chế độ chính trị cũng dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ.
Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuất
tập trung sản xuất quy mô lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của
khoa học và công nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất
càng cũng cố tư tưởng, niềm tin của ông về sức mạnh tri phối (làm chủ) của
tri thức khoa học trong phương thức sản xuất mới. Ở đây, A.Toffler đã thấy
được mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, công nghệ (tri thức) và quyền
lực để dần hình thành quan điểm về quyền lực tri thức.

* Thuyết Kỹ trị và phương án thiên đường công nghệ


Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều
nền văn minh, cũng như văn hóa khác nhau, cho nên ngoài khuynh hướng duy
lý và khuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội
tụ, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lôgích và Triết học phân
tích, chủ nghĩa thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ông, ta
có thể nói rằng tư tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dòng
văn hóa, tư tưởng. Tuy nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các
học thuyết có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực
tri thức là học thuyết kỹ trị.

Thuyết kỹ trị ra đời ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX do


T.Veblen khởi xướng và phát triển mạnh vào những năm 50 - 60. Thuyết kỹ
trị được phổ biến thông qua nhiều khái niệm như “thiên đường công nghệ”,
“cách mạng công nghiệp”,”xã hội công nghiệp”,”cách mạng kỹ thuật”, …
35

Những năm 50, tại Mỹ đã công bố một loạt tác phẩm đáng chú ý như: “The
Stages of economic. A non –Kommunist manifesto” (Các giai đoạn tăng
trưởng kinh tế. Tuyên ngôn phi cộng sản) của W.Rostu (1958); “The 20th
century capitalist revolution” (Cách mạng tư sản thế kỷ XX) của D.Berle
(1954); “The Post Industrial society: Evolution of an idea” (Xã hội hậu công
nghiệp: Cách mạng tư tưởng) của D.Bell (1971); “Between two ages.
American role in the techotronic era” (Giữa hai thời kỳ. Vai trò của Mỹ trong
kỷ nguyên công nghệ điện tử) của Z.Brzezinski (1970). Theo họ nhân loại đã
chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ XIX lên cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật đang bắt đầu diễn ra trước mặt chúng ta và đang tạo ra
những biến đổi cực kỳ sâu sắc trong mọi phương diện của đời sống xã hội.
Dựa vào sự khảo sát toàn bộ quá trình phát triển và ứng dụng của khoa
học công nghệ vào đời sống xã hội, thuyết kỹ trị đã nêu ra một số đặc điểm
cơ bản của thời đại như sau:
Một là, nhờ có bước ngoặt diễn ra trong lĩnh vực chọn lọc và xử lý thông
tin và trong tổ chức quản lý mà tiến bộ khoa học – công nghệ trở nên có tính
chất vạn năng, tạo thành toạ độ của sự phát triển xã hội. Cần xét đoán sự tiến
bộ hay lạc hậu của nước này hay nước khác, dân tộc này hay dân tộc khác,
xác định vị trí của nhân loại trong không gian tự nhiên và thời gian lịch sử
theo chỉ số này. Z.Brzezinski viết: “Giờ đây những nước công nghiệp phát
triển nhất, trước tiên là Mỹ, bắt đầu chuyển từ thời kỳ công nghiệp của sự
phát triển, sang thời đại mới, khi mà công nghệ, cụ thể điện tử học, trở thành
nhân tố chủ yếu, quy định những chuyển biến xã hội, sự thay đổi phong hoá,
cơ cấu xã hội, giá trị, toàn xã hội nói chung”[115, 19].
Hai là, Cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm cho việc biến khả năng
thành hiện thực tiến triển nhanh hơn. Chính cách mạng khoa học – kỹ thuật đã
đưa đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu sản xuất và góp phần giải quyết
36

những vấn đề xã hội, chuyển trọng tâm từ sản xuất hàng hoá sang sản xuất
phương tiện dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ dần dần được mở rộng do sự phát triển
của y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, quản lý, nghĩa là về thực chất toàn bộ
công việc xã hội mà ở đó không sản xuất của cải vật chất, mặc dù gián tiếp,
nhưng thông qua các yếu tố trung gian nó tác động rất tích cực đến sản xuất
vật chất. Từ thực tế trên, các nhà tương lai học đưa ra hai kết luận:
Thứ nhất, với sự mở rộng không ngừng của mình, lĩnh vực dịch vụ nắm
bắt nhu cầu công ăn việc làm đang tăng lên, và bằng cách đó nó có khả năng
thu hút toàn bộ lao động dư thừa do quá trình tự động hoá trong công nghiệp
và ứng dụng các phát minh công nghệ – kỹ thuật vào nông nghiệp. Điều này
có nghĩa là bài toán về thất nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội có thể được
từng bước được giải quyết từ sự mở rộng này.
Thứ hai, cơ chế kinh tế, được xác lập trong điều kiện cách mạng khoa
học – kỹ thuật, tự nó điều hoà thu nhập và dần dần đưa đến sự quân bình tăng
trưởng trong thu nhập của người dân, làm cho người dân cùng giàu lên.
Đặc điểm thứ ba là: Do chỗ chức năng quản lý sản xuất có ý nghĩa ngày
càng lớn hơn so với chiếm hữu tư bản (thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự
do), và sự “khuyếch tán” của cái cuối cùng (phân ra những xí nghiệp vừa và
nhỏ gắn với sự phổ biến tư bản cổ phần) vấn đề sở hữu mất đi tính chất gay
gắt trước đây và tác động ngày càng ít hơn đến quá trình phát triển xã hội.
Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX giới xã hội học phương Tây
đã đưa ra luận điểm cho rằng sự kiểm soát tư bản và gắn với nó là chức năng
thống trị kinh tế đã chuyển sang các tay các nhà kỹ trị. J.Fourastié viết: “Quần
chúng ngày càng thấm nhuần rằng kỹ thuật trở thành cái quyết định đối với
văn minh, chứ không phải nhân tố pháp luật và chính trị, sở hữu, quan hệ sản
xuất, sự thống trị quân sự hay chính trị” [119, 8]. Aron thì cho rằng chủ nghĩa
tư bản, khác với chủ nghĩa xã hội, đi đến “kế hoạch hoá không cực quyền “,
37

rằng “kế hoạch hoá kiểu toàn diện Liên Xô là một sự ảo tưởng, rằng cuộc
tranh luận đề cập đến sở hữu xã hội hay sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chỉ
có ý nghĩa tư tưởng”[111, 193].
Bốn là, kết quả của những biến đổi do khoa học - kỹ thuật mang lại là
trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay “những chiếc áo cổ
trắng”, bắt đầu chiếm ưu thế. D.Bell phân chia các tầng lớp trong xã hội theo
đường trục tri thức:
Thứ nhất là tầng lớp những chuyên gia trình độ cao, trong đó có các nhà
bác học; các chuyên gia (kỹ sư, bác sỹ, nhà kinh tế); các nhà quản lý; các nhà
hoạt động văn hoá. Thứ hai đến kỹ thuật viên trung cấp. Tiếp theo là nhân
viên văn phòng và thương mại. Và cuối cùng là thợ thủ công và công nhân
“áo xanh”.
Đó là bốn tầng lớp chính, và là xu thế vận động của xã hội, đang thể hiện
dần dần trong “xã hội hậu công nghiệp”. Trong bảng phân tầng ấy nhà tư sản
cũng như chính trị gia không được đề cập.
Năm là, những thay đổi trong cơ cấu xã hội dẫn đến những thay đổi cả
trong nội dung quyền lực nhà nước: các nhà chuyên môn, giới “thượng lưu xã
hội” trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Nguồn gốc của luận điểm này là
thuyết “Cách mạng của những nhà quản lý” do J. Burnham đưa ra trong tác
phẩm The Managerial Revolution. What is Happening in the World do
nhà xuất bản NewYork xuất bản năm 1991. Theo J. Burnham, trong xã hội tư
bản hiện đại, một xã hội dường như không còn hướng đến chỉ mỗi thị trường,
và vận dụng những phương pháp hợp lý vào việc quản lý nền kinh tế, dựa trên
những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật, việc phân bố hiện thực tư
bản chuyển vào tay các chuyên gia, các nhà quản lý, theo nghĩa rộng là các
nhà kỹ trị. J.Burnham khẳng định rằng, cũng như trong thời kỳ chuyển tiếp từ
chế độ nông nô sang chủ nghĩa tư bản, không phải giai cấp nông dân bị áp
38

bức, mà một giai cấp hoàn toàn mới, thay thế cho tầng lớp quý tộc phong
kiến. Giai cấp vô sản không thay thế cho giai cấp tư sản, mà nó sẽ buộc cùng
với giai cấp tư sản nhường quyền lực cho những nhà quản lý. Cách tiếp cận
này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng A.Toffler. Chính vì thế, chúng ta cũng không
thấy làm lạ khi trong quyển Làn sóng thứ ba A.Toffler đã chia lịch sử phát
triển xã hội ra làm ba làn sóng, hay còn gọi là ba nền văn minh: làn sóng của
nền văn minh nông nghiệp, làn sóng của nền văn minh công nghiệp và làn
sóng của nền văn minh hậu công nghiệp. Ông xem những cuộc đấu tranh,
những biến động trong xã hội là do sự va chạm, sự xung đột giữa các nền văn
minh đó, “Từ nước này sang nước khác, sự xung đột giữa các quyền lợi của
làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai nổ ra khắp nơi, dẫn đến khủng hoảng và
biến động chính trị, đình công, nổi loạn, đảo chính và chiến tranh”[87, 23].
Từ đó, ông xem cách mạng tháng Mười chỉ là sự chiến thắng của nền văn
minh công nghiệp gắn với kỹ thuật hiện đại, đối với nền văn minh nông
nghiệp lạc hậu, chứ không phải là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Ông
viết: “Cuộc cách mạng năm 1917 là bản dịch của Nga về cuộc nội chiến Mỹ.
Nó được chiến đấu không phải chủ yếu cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho
vấn đề công nghiệp. Khi những người Bônsêvích quét sạch những dấu vết
cuối cùng của chế độ nông nô và nền quân chủ phong kiến, họ đẩy nông
nghiệp ra phía sau và tăng tốc công nghiệp quy mô lớn”[87, 23].
Tuy nhiên, những đại diện “tả khuynh mới” đã phê phán quan điểm mà
họ cho là “chủ nghĩa quân chủ khoa học” này. Vì thế nó đã có sự điều chỉnh.
D.Bell giải thích thêm rằng xu hướng chung trong “xã hội hậu công nghiệp”
không phải là kỹ trị, mà là thượng lưu trí thức trị. Điều hành xã hội là những
người tài trí, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực tổ chức cao. Họ là hình
ảnh của xã hội tương lai.
Thực ra những điều thuyết kỹ trị nói không hoàn toàn mới, nó đã được
39

khẳng định từ lâu. Nếu như lần lại lịch sử chúng ta thấy:
- Phân tầng quyền lực của Plato dựa trên các cấp độ của linh hồn.
- Augustin phân tầng quyền lực dựa theo tinh thần của Kitô giáo giữa
“Vương quốc của Chúa” và “Vương quốc trần gian”.
- Phân tầng quyền lực của Hegel là tuyệt đối hoá tri thức lý tính.
Còn mô hình chung bảng phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường

công nghệ” như sau:

Các chỉ số Xã hội tiền Xã hội công Xã hội hậu công


công nghiệp nghiệp nghiệp
Tài nguyên Đất đai Máy móc Tri thức
Thiết chế xã Trang trại, đồn Các công ty tư Trường Đại học,
hội chủ yếu điền nhân viện nghiên cứu
Nhân vật Chủ đất – nhà Nhà kinh doanh Bác học, cán bộ
chiếm ưu thế binh khoa học
Phương thức Kiểm soát trực Tác động trực Cần bằng các lực
quyền lực tiếp bằng bạo lực tiếp bằng chính lượng kỹ thuật –
trị chính trị, quyền lựa
chọn
Cơ sở giai cấp Sỡ hữu. Sở hữu tổ chức Trình độ chuyên
Sức mạnh quân chính trị, trình độ môn kỹ thuật
sự chuyên môn kỹ
thuật
Phương thức Thừa kế. Thừa kế. Tổ chức chính trị,
lập nghiệp Chiếm đoạt bằng Tạo dựng. trình độ học vấn kỹ
quân sự Học vấn thuật, động viên,
trau dồi.

(Phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường công nghệ”).
40

Thoạt đầu có vẻ hợp lý nhưng khi đi sâu phân tích ta thấy thuyết “Xã
hội hậu công nghiệp” với ước muốn thay thế học thuyết Mácxít bằng phương
án “Thiên đường công nghệ” phạm phải sai lầm rõ ràng cả về lý luận lẫn thực
tiễn. Trong bảng phân tầng trên họ không đề cập đến nhà tư sản.
Phần lớn những nhà kỹ trị Mỹ từ D.Berle, Z. Brzezinski, D.Bell, … cho
đến A.Toffler đều thống nhất luận điểm cho rằng: những biến đổi to lớn trong
công nghệ thông tin và tổ chức quản lý xã hội do tiến bộ khoa học kỹ thuật
đem đến đã làm cho khoa học kỹ thuật trở thành tiêu điểm của sự phát triển xã hội.
Cũng cần phải nói rằng, nếu xem công nghệ, kỹ thuật dựa trên những
thành quả của tri thức khoa học là tác nhân nền tảng, làm cho cơ cấu sản xuất
có những thay đổi to lớn, mở ra những triển vọng góp phần giải quyết các vấn
đề phức tạp của xã hội: kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống, cải
thiện môi trường hưởng thụ và sáng tạo văn hoá, góp phần cải thiện môi
trường dịch vụ…hay theo cách nói của các học giả tư sản là “thực hiện cách
mạng không cần người làm cách mạng”. Một cuộc cách mạng làm cho tiêu
dùng tăng lên gấp bội, xoá bỏ sự chênh lệch về thu nhập và lối sống, thủ tiêu
thái độ đối kháng đối với chế độ hiện tại, đầu tầu của phát triển, thì đây là
quan điểm đúng, phù hợp với điều kiện lịch sử hiện nay. Nhưng nếu quá nhấn
mạnh đường lối chính trị kỹ trị, gạt bỏ các quan hệ xã hội khác, gạt bỏ cách
mạng xã hội như động lực phát triển của xã hội thì không biện chứng. Bởi lẽ
tiến bộ khoa học – công nghệ chỉ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá trình độ phát triển văn minh xã hội chứ không phải là tiêu chuẩn duy
nhất, thành quả của khoa học – công nghệ nói chung, không phải là phương
thuốc vạn năng giúp chữa bách bệnh.

Qua những phân tích trên đây, chứng minh rằng rõ rằng A.Toffler –
người có phong cách rất Mỹ không những bị ảnh hưởng của trào lưu Kỹ trị và
thuyết Hội tụ, chủ nghĩa thực dụng, v.v… mà còn cổ xúy cho sự khuyếch tán
của các học thuyết này trên thế giới.
41

Bên cạnh đó, để có những phân tích sâu sắc, mô tả sự biến đổi, phát triển
của các nền văn minh loài người, xây dựng lý thuyết về quyền lực tri thức,
A.Toffler tự nhận mình còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của C.Mác. Đặc biệt là
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội – một cách tiếp cận lịch sử phát triển của
xã hội loài người. Học thuyết này ít nhiều hỗ trợ cho A.Toffler xây dựng lý
thuyết về ba làn sóng văn minh. Những khái niệm như: lực lượng sản xuất;
quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng; cơ sở hạ tầng; hay như dự báo của
C.Mác khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; quyền lực của giới
chủ; quyền lực của công nhân, v.v…là những khái niệm được ông sử dụng
nhưng cách thể hiện khác đi. Ngoài ra Alvin Toffler còn chịu ảnh hưởng của
Hegel. Những phân tích hết sức sâu sắc, đáng ngưỡng mộ của triết học Hegel
về mối quan hệ biện chứng giữa ông chủ và thợ để sau này ông dựa vào đó
mà đưa ra các khái niệm mới như người phối hợp, hợp nhất, nhóm ưu tú, siêu
ưu tú, …

1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler
Tác giả sau khi giới thiệu về A.Toffler, phân tích những điều kiện kinh tế
- xã hội, khoa học, những tiền về mặt lý luận đã khái quát qua nội dung một
số tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của A.Toffler, trong đó có tư
tưởng về quyền lực tri thức. Tuy nhiên việc khái quát tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức trong một tiểu mục của chương này chỉ có tính chất giới
thiệu và chấm phá đôi nét giúp chúng ta dễ dàng hình dung mà chưa có sự
phân tích. Trong chương 2, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích và làm rõ hơn nội
dung tư tưởng của A.Toffler về tri thức và quyền lực tri thức, sau đó sẽ nêu
lên những đánh giá về thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng này.

Những tư tưởng của Alvin Toffler được thể hiện tản mạn, rải rác trong
nhiều tác phẩm khác nhau, nhưng tập trung nhất là trong bộ ba tác phẩm chủ
đạo Cú sốc tương lai; Làn sóng thứ ba; Thăng trầm quyền lực. Tư tưởng của
ông không phải được hình thành hoàn chỉnh ở một thời điểm, mà tư tưởng đó
42

nó được phát triển dần dần cùng với sự nghiên cứu lịch sử phát triển của khoa
học – công nghệ của thế giới. Đặc biệt là ông dựa vào tình hình kinh tế - xã
hội, hoạt động kinh doanh, khoa học - công nghệ đầy sôi động, chóng vánh
của nước Mỹ để đưa ra những đáng giá, khẳng định, những lý thuyết để dự
báo tương lai. Trong các tư tưởng có phần tản mạn đó phải kể đến ba tư tưởng
chủ đạo mang nét đặc trưng của Alvin Toffler là:
Thứ nhất, lý thuyết về sự thích nghi
Thứ hai, tư tưởng về ba làn sóng văn minh
Thứ ba, tư tưởng về quyền lực tri thức
1.4.1. Thuyết về sự thích nghi
Lý thuyết về sự thích nghi được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm gây sốc,
hoang mang cho người đọc là Cú sốc tương lai. Theo tác giả đây là cuốn sách
về những gì xảy ra cho người ta khi sự thay đổi áp đảo họ và làm thế nào
chúng ta thích nghi với nó. Thuyết về sự thích nghi cũng nói về những người
dường như phát triển nhanh nhờ thay đổi, cũng như là những người chống lại
hoặc chạy trốn khỏi sự thay đổi. Thuyết này cũng nói về khả năng, những
cách mà chúng ta thích nghi hoặc không thích nghi với tương lai và cú sốc đó
mang đến. Làm thế nào giải thích và có cách nào hiểu được vì sao “Một xã
hội mới lạ lùng dường như đang hình thành giữa chúng ta”[86, 16]; làm thế
nào chúng ta quan hệ với nó? Có lẽ “sự hiểu biết về nguồn gốc và triệu chứng
của nó giúp chúng ta giải thích được nhiều điều mà không thể phân tích một
cách có lý lẽ được”[86, 17].
Theo Alvin Toffler thuyết thích nghi về tương lai đã được viết rất nhiều.
Tuy nhiên hầu hết những cuốn sách viết về tương lai hầu hết đều chưa chuyển
tải hết được những vấn đề trọng yếu nhất. Ngược lại tác phẩm này liên quan
đến khía cạnh con người ngày mai. Hơn thế nữa, chúng liên quan đến những
giai đoạn mà chúng ta dường như sẽ đạt đến ngày mai. Chúng giải quyết
những vấn đề thông thường hàng ngày – những sản phẩm chúng ta mua và
vứt bỏ, những nơi chốn chúng ta ra đi và bỏ lại phía sau, những công ty chúng
ta ở, những người đi rất nhanh qua cuộc đời của chúng ta. Tương lai của tình
43

bạn và cuộc sống gia đình được thăm dò. Những nền cận văn hoá và cách
sống mới kỳ lạ được điều tra cùng với một dãy những chủ đề khác từ chính trị
và sân chơi đến nhảy dù rơi tự do và thậm chí cả đến tình dục.
Alvin Toffler cho rằng, những gì liên kết những điều trên – trong sách
cũng như trong cuộc sống - là dòng thay đổi nhộn nhịp, quá mạnh đến nỗi nó
lật nhào thể chế, di chuyển những giá trị của chúng ta và làm héo hon gốc rễ
của chúng ta. Thuyết về sự thích nghi cho rằng, để đối phó với tương lai
không có cách nào khác là phải điều chỉnh và thay đổi. Thay đổi là quy trình
nhờ đó tương lai xâm chiếm cuộc sống của chúng ta, do đó phải xem xét kỹ
nó, không những chỉ từ viễn cảnh của lịch sử, mà còn là ưu thế của những cá
nhân sống thở, nếm mùi nó.
Tác giả thuyết này cho rằng, sự gia tăng thay đổi trong thời đại của
chúng ta là một lực cốt yếu. Sức gia tăng này có những hậu quả cá nhân, tâm
lý cũng như là xã hội học. Alvin Toffler hy vọng rằng: “tác phẩm này chỉ rõ
một cách thuyết phục là phải nhanh chóng kiểm soát tốc độ trong công việc
của con người cũng như là trong xã hội nói chung trừ phi con người không
muốn kết án chết vì sự sụp đổ thích nghi tập thể”[86, 8].
Thuyết về sự thích nghi diễn tả Stress làm đảo lộn và sự mất phương
hướng đến choáng váng do tương lai đến quá sớm mà chúng gây ra cho cá
nhân bằng cách bắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong một thời gian quá
ngắn. “Nó có thể là căn bệnh quan trọng nhất của ngày mai”[86, 18]. Cú sốc
tương lai không còn là mối nguy hiểm tiềm tàng xa cách, mà là một căn bệnh
thật sự mà một số lớn người và số này đang tăng lên, đã, đang chịu đau khổ.
Trạng thái tâm sinh lý này theo Alvin Toffler có thể được diễn tả theo từ ngữ
y học và tâm lý học. Đấy là căn bệnh của sự thay đổi.
Tuy nhiên trong môi trường thay đổi nhanh chóng đang phơi bày ra, theo
Alvin Toffler, chúng ta vẫn không biết một cách đáng thương hại về việc làm
thế nào con người phải đối phó. Do đó mục đích của thuyết về sự thích nghi là
giúp chúng ta quan hệ với tương lai – giúp chúng ta đối phó có hiệu quả hơn
44

với sự thay đổi xã hội và cá nhân bằng cách làm tăng thêm sự hiểu biết của
chúng ta về việc làm thế nào con người đáp lại sự thay đổi đó.
Theo Alvin Toffler, để sống còn, để tránh cái mà chúng ta gọi là cú sốc
tương lai, “cá nhân phải thích nghi nhiều hơn và có nghị lực nhiều hơn trước.
Họ phải tìm ra những cách hoàn toàn mới để bám chặt, vì tất cả những gốc rễ
cũ như tôn giáo, quốc gia, cộng đồng, gia đình hoặc nghề nghiệp, tất cả đều bị
lật tung dưới tác động bão táp của sức đẩy gia tăng …, phải hiểu được làm thế
nào những ảnh hưởng gia tăng có thể thâm nhập vào cuộc sống cá nhân của
họ, len vào cách xử thế của họ và thay đổi chất lượng cuộc sống của họ …,
phải hiểu được tính nhất thời”[86, 39].
Sau khi diễn giải rất kỹ về cú sốc tương lai, ông đưa ra lý thuyết mới bao
quát về sự thích nghi, ông đề nghị để tồn tại phải có sự cân bằng, không phải
chỉ giữa các tốc độ thay đổi trong các lĩnh vực khác nhau, mà còn là giữa nhịp
độ thay đổi. Khi giải quyết vấn đề tương lai, ít nhất cho mục đích có thể với
tới được, rất quan trọng phải có óc tưởng tượng và tính sâu sắc hơn là cố gắng
đúng một trăm phần trăm. Theo ông “lý thuyết không cần phải “đúng” để có
thể là có ích. Ngay cả sai lầm cũng có chỗ dùng được”[86, 13]. Lý thuyết về
sự thích nghi đã chứng minh được những ảnh hưởng của sự phát triển xã hội
đến đời sống con người trên nhiều mặt; phác họa được hình ảnh và những
biểu hiện của con người trong xã hội tương lai; trực tiếp đặt ra những vấn đề
buộc các nhà quản lý xã hội phải quan tâm nghiên cứu; những ý tưởng về sự
thay đổi do tác phẩm đưa ra đã trở thành chìa khóa cho câu trả lời và hướng
giải quyết. Ông tự ví mình là nhà thám hiểm tương lai, giống như những
người làm bản đồ xưa kia giúp cho những nhà thám hiểm lớn tìm ra Tân Thế Giới.
1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh
Tư tưởng về ba làn sóng văn minh hay còn gọi là học thuyết ba làn sóng
được xây dựng trong tác phẩm Làn sóng thứ ba. Đây cũng là tác phẩm nổi
tiếng của Alvin Toffler, tác phẩm đã đưa tác giả lên vị trí nhà văn, nhà tương
lai học nổi tiếng thế giới.
45

Thuyết ba làn sóng nhằm lý giải những biến đổi sâu rộng đang diễn ra
trên khắp thế giới, trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế, xã hội đến gia
đình, tình yêu và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Nó chỉ rõ những biến đổi mang
tính cách mạng trong khoa học – kỹ thuật và xã hội hiện đại, cùng những ảnh
hưởng của nó trong việc xây dựng tương lai. Để xây dựng thuyết ba làn sóng,
Alvin Toffler đã tổng hợp quy mô lớn nền văn minh của loài người, miêu tả
nền văn minh cũ và phác họa hình ảnh một nền văn minh tương lai. Vi tính,
thông tin và khoa sinh hoá là cơ sở của nền kinh tế tương lai mà nó đề cập đến.
Thuyết ba làn sóng trình bày một quan điểm hoàn toàn khác so với
thuyết thích nghi. Thuyết này cho rằng thế giới không trở thành điên loạn và
dưới những biến cố dường như vô nghĩa, đã xuất hiện mô hình đầy hy vọng
và rất kỳ lạ. Nền văn minh mới này rất cách mạng, nó thách đố tất cả những
gì chúng ta cho là đúng trong quá khứ, những quan hệ quyền lực cũ, những
cách suy nghĩ cũ, những công thức cũ, giáo điều, … Thế giới đang nhanh
chóng thay đổi từ sự va chạm của những giá trị và công nghiệp mới, những
mối quan hệ địa chính trị mới, những lối sống và cách thông tin mới; đang đòi
hỏi những tư tưởng và sự tương tự mới, những cách phân loại và những khái
niệm mới. Theo tác giả “Chúng ta không thể đưa thế giới phôi thai của ngày
mai vào thế giới truyền thống của ngày hôm qua”[87, 10].
Tuy nhiên, khi phát hiện nhiều mối quan hệ mới đang nảy sinh, từ việc
thay đổi các dạng năng lượng và các hình thức mới về cuộc sống gia đình, đến
các phương pháp sản xuất tiên tiến và phong trào tự cứu giúp nhau, chúng ta
đột nhiên thấy rằng chính những điều kiện gây ra các mối nguy hiểm to lớn
lại đang mở ra những tiềm lực mới kỳ diệu. Do đó, thuyết ba làn sóng chỉ cho
chúng ta thấy những tiềm lực mới này. Nó cho rằng chính trong sự tàn phá và
suy tàn, chúng ta có thể tìm thấy những bằng chứng rõ ràng về sự hồi sinh và
sức sống. Và còn cho thấy với sự thông minh và mội ít may mắn thì nền văn
minh mới xuất hiện có thể là lành mạnh, hợp lý, hợp với khuôn phép và dân
chủ hơn bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết. Theo Alvin Toffler
“nếu những lý luận của tác phẩm này là chính xác thì có những lý do xác đáng
46

để lạc quan, ngay cả nếu những năm quá độ sắp đến dường như sẽ là đầy
giông tố và khủng hoảng”[87, 11].
Thuyết ba làn sóng miêu tả nền văn minh công nghiệp đang chết theo
nghĩa của những lĩnh vực công nghiệp, xã hội, tin tức, quyền lực, và sau đó
được sắp xếp để chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào mỗi phạm vi đó đang chịu
sự thay đổi cách mạng trong thế giới ngày nay. Nó cố gắng chỉ cho biết những
mối quan hệ giữa những phạm vi với nhau, cũng như là với phạm vi sinh học
và phạm vi tâm lý, cấu trúc của những mối quan hệ tâm lý và cá nhân, mà
thông qua đó những thay đổi trong thế giới bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc
sống riêng tư nhất của chúng ta.
Thuyết ba làn sóng cho rằng một nền văn minh cũng sử dụng một số quy
trình và nguyên tắc nhất định, và nó phát triển khái niệm “siêu ý thức hệ” để
giải thích thực tế. Tác giả cho rằng, “một khi chúng ta hiểu được làm thế nào
những phần này, quy trình này và nguyên tắc này có liên quan tới nhau, và
làm thế nào chúng biến đổi lẫn nhau, phác hoạ ra những luồng thay đổi mạnh
mẽ, chúng ta sẽ hiểu hơn về làn sóng thay đổi khổng lồ đang ảnh hưởng đến
cuộc sống của chúng ta ngày nay”[87, 12].
Khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử loài người, đặc biệt là nhìn vào
lịch sử phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất qua mỗi giai đoạn,
Alvin Toffler chia nền văn minh làm ba phần, hay còn gọi là ba làn sóng. Làn
sóng thứ nhất với giai đoạn văn minh nông nghiệp; làn sóng thứ hai với giai
đoạn văn minh công nghiệp; làn sóng thứ ba với giai đoạn văn minh hậu công
nghiệp.
Về làn sóng thứ nhất

Alvin Toffler chia nền văn minh của làn sóng thứ nhất – văn minh nông
nghiệp – làm hai giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy và giai đoạn văn minh.
Giai đoạn nguyên thủy là điểm khởi đầu của lịch sử loài người. Nó ở vào
khoảng 8000 – 10.000 năm TCN trở về trước, giai đoạn này cuộc cách mạng
nông nghiệp chưa xuất hiện, cho nên chưa thể có văn minh nông nghiệp. Giai
47

đoạn văn minh, theo Alvin Toffler, bắt đầu khoảng 8000 – 10.000 năm TCN.
Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện và kéo dài cho đến những năm 1650 –
1750. Biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc. Quan điểm của ông về làn
sóng thứ nhất chủ yếu thể hiện ở các nội dung kinh tế, chính trị và gia đình,
nhịp điệu cuộc sống và những quan hệ với thời gian. So với xã hội hiện đại,
thì trong làn sóng thứ nhất hoàn cảnh tự nhiên còn đè nặng lên đời sống xã hội.

Về làn sóng thứ hai


Theo Alvin Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ hai – văn
minh công nghiệp – bắt đầu. Sở dĩ như vậy vì ông cho rằng trong làn sóng thứ
nhất tuy đã có một số dấu hiệu của làn sóng thứ hai nhưng đó chỉ là cá biệt.
“Chúng chưa bao giờ được tập hợp trong một hệ thống chặt chẽ. Do đó, cho
đến những năm 1650 – 1750 chúng ta mới có thể nói về một thế giới làn sóng
thứ hai” [87, 29]. Nền văn minh này thống trị đến năm 1950, biểu tượng của
nó là nhà máy.

Alvin Toffler thực hiện việc mô tả, phân tích làn sóng thứ hai trên nhiều
mặt với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng. Vẫn là trên các vấn đề chủ yếu
như kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, đặc biệt hơn là sự xung đột giữa làn
sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai, nhưng ông thể hiện các nội dung này trong
rất nhiều mối liên hệ, qua đó ông phác họa khá đầy đủ và chính xác diện mạo
của làn sóng thứ hai.

Về làn sóng thứ ba


Theo Alvin Toffler, làn sóng thứ ba – văn minh hậu công nghiệp được
đánh dấu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đó là vào năm 1956 là năm đầu
tiên ở Hoa Kỳ, số nhân viên mặc “áo cổ trắng” và nhân viên dịch vụ đã vượt
về số lượng so với nhân viên mặc “áo cổ xanh”. “Đó là chỉ báo sớm sủa nói
lên rằng nền kinh tế “ống khói” của làn sóng thứ hai đang lu mờ dần và một
nền kinh tế mới mẻ của làn sóng thứ ba đã bắt đầu ra đời”[90, 82]. Alvin
Toffler khẳnh định: “Đây cũng chính là thập niên chứng kiến việc đưa vào sử
dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương mại, viên
48

thuốc tránh thai và nhiều cách tân tác động mạnh khác”[90, 42]. Biểu tượng
của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính.

Mô tả, phác họa, dự báo về làn sóng thứ ba, Alvin Toffler đề cập đến
không ít vấn đề. Trong đó, ông tập trung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật
bao gồm thông tin, cách thức tổ chức sản xuất, ứng xử của con người cũng
như những biểu hiện trong việc thực hiện quyền lực chính trị.

Như vậy, qua việc phân chia lịch sử loài người ra thành các làn sóng khác
nhau, Alvin Toffler cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ
ra đời và dần thay thế làn sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp ống khói.
Trong làn sóng thứ ba này, ông đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên ngôi của
truyền thông, thông tin, tri thức khoa học. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh
cũng chính là cơ sở để sau này ông đưa ra tư tưởng về quyền lực tri thức.

1.4.3. Tư tưởng về quyền lực tri thức


Tư tưởng về quyền lực tri thức hay sự lên ngôi của tri thức thực ra được
đề cập lần đầu tiên trong tác phẩm Cú sốc tương lai, và sau đó là Làn sóng
thức ba, nhưng đến tác phẩm Thaêng traàm quyeàn löïc (còn gòi là Sự chuyển dời
quyền lực) tư tưởng của ông mới được thể hiện một cách rõ ràng. Tác phẩm
này vừa bàn lại những vấn đề được nêu lên trong Cú sốc tương lai và Làn
sóng thứ ba, vừa phân tích những thay đổi quyết định đang hiện lên trong mối
quan hệ giữa tri thức và quyền lực.

Alvin Toffler lý giải, quyền lực tri thức hoàn toàn khác với các hình
thức quyền lực trước đó (truyền thống) về bản chất. Quyền lực của bạo lực là
hữu hạn vì bạo lực không có sức mạnh vô song; của cải có thể sinh ra của cải
bằng những đầu tư khôn ngoan, nhưng của cải không phải là vô cùng. Nhưng
tri thức thì vô hạn và quan trọng hơn, tri thức còn chế ngự được sức mạnh của
tự nhiên, có khả năng chinh phục không gian và tiết kiệm thời gian, tài
nguyên thiên nhiên và sức lực của con người.

Thấy được vai trò của tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn, ông đã
đưa ra một lý luận mới về quyền lực xã hội và khám phá những biến đổi đang
49

diễn ra trong mậu dịch, kinh tế, chính trị và các quan hệ quốc tế, cũng như cục
diện thế giới. Quan sát những biến đổi về quyền lực từ xã hội công nghiệp
truyền thống sang xã hội hậu công nghiệp, nhất là ở các nước phát triển, ông
rút ra một nhận xét: từ chỗ lấy quyền lực của bạo lực rồi kim tiền làm cơ sở,
quyền lực xã hội đang chuyển sang lấy tri thức làm cơ sở. Lẽ tất nhiên, tri
thức không loại bỏ quyền lực của bạo lực và tiền bạc, nhưng hiện nay nó
không chỉ là nguồn gốc của quyền lực có chất lượng cao nhất, mà còn là nhân
tố quan trọng nhất của sức mạnh và tiền bạc. Những quá trình đang diễn ra ở
các nước phát triển, trước hết là quá trình dân chủ hóa, gắn liền với sự lên
ngôi của tri thức với tư cách nền tảng của quyền lực mới. Nếu bạo lực và tiền
bạc là đặc quyền của những kẻ mạnh và những kẻ giàu, thì tri thức có một
thuộc tính cách mạng là những kẻ yếu nhất và nghèo nhất cũng có thể chiếm
lĩnh nó. Vì thế nó là nguồn gốc dân chủ nhất của quyền lực.

Theo ông, trong ba thế kỷ vừa qua, vũ đài đấu tranh chính trị ở các nước
công nghiệp hóa là sự phân phối của cải: “Ai nhận được cái gì?”. Bây giờ, ở
những nước giàu có nhất, cuộc đấu tranh giành quyền lực ngày càng trở thành
một cuộc đấu tranh để phân phối tri thức và khả năng chiếm lĩnh tri thức. Và
cả trong cuộc đấu tranh giành quyền lực trên quy mô thế giới trong hiện tại
cũng như tương lai, cũng vậy, việc chiếm lĩnh tri thức sẽ là yếu tố quyết định.

Lẽ cố nhiên, thực tiễn sáng tạo ra của cải vật chất bao giờ cũng là một
hoạt động có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người. Nhưng khác
với trước đây, một hệ thống tạo ra của cải mới đang xuất hiện. Người nắm
quyền lực của thời đại ngày nay và ngày mai, theo ông, không phải là công
nhân cổ xanh, cũng không phải là nhà tài chính hay nhà quản lý, mà là nhà
cách tân kết hợp được tri thức và năng lực hành động (có lúc ông gọi là những
nhà hợp nhất và siêu hợp nhất).

Theo ông hình thức sở hữu quan trọng nhất ngày nay là không thể sờ thấy
được. Nó là tri thức, tức là của cải siêu tượng trưng. Cùng một tri thức ấy có
thể được nhiều cá nhân đồng thời sử dụng để tạo ra của cải và sản xuất ra
50

nhiều tri thức hơn. Và, ngược lại với các nhà máy và cánh đồng, tri thức là vô
tận. Ông kết luận: “Ngày nay cuộc cách mạng quan trọng nhất diễn ra trên
hành tinh là sự phát triển của một nền văn minh Làn sóng thứ ba, mang theo
một hệ thống tạo ra của cải mới về căn bản. Mọi phong trào chưa hiểu ra được
điều đó sẽ lại bị thất bại. Mọi nhà nước cầm tù tri thức đều giam giữ những
công dân của nó vào một quá khứ ác mộng”.
Alvin Toffler không có chương nào viết riêng về “Thế giới thứ ba” –
những nước kém phát triển, nhưng ông gián tiếp đề cập tới nó khi bàn về
“những nước nhanh và những nước chậm” và ông hy vọng rằng cho dù cho
các nước nghèo với dân số quá đông trên hành tinh này cũng có một tương lai
sáng sủa bằng việc thực hiện hệ thống sáng tạo của cải mới. Theo ông, sự
phân chia thế giới đang đổi khác về căn bản. Từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, thế giới phân chia thành tư bản chủ nghĩa và cộng sản, và thành Bắc và
Nam. Còn ngày nay, những sự phân chia cũ ấy đang dần dần mất ý nghĩa (thể
hiện tư tưởng của thuyết Hội tụ - NCS), một sự phân chia mới đang xuất hiện:
từ nay thế giới phân chia thành những nước nhanh nhất và những nước chậm
nhất. Trong những nền kinh tế nhanh, công nghệ đẩy nhanh sản xuất, và điều
đó trước hết là do tốc độ nhanh chóng của thông tin và tri thức lưu thông
trong hệ thống kinh tế. Những nền kinh tế nhanh đẻ ra của cải nhanh hơn
những nền kinh tế chậm. Trong khi đó, các quá trình kinh tế ở các xã hội nông
dân dường như ngưng đọng. Vì thế, để vượt qua tình trạng lạc hậu, các nước
chậm phải đặc biệt chú trọng nhân tố thời gian. Mỗi đơn vị thời gian giành
được có giá trị hơn mỗi đơn vị thời gian trước đó. Bản thân thời gian đã trở
thành một nhân tố sản xuất ngày càng có ý nghĩa quyết định. Và ở đây, tri
thức được dùng để rút ngắn những khoảng cách thời gian. Theo ông, những
lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, về nguồn nhân lực rẻ tiền sẽ ngày càng
mất tác dụng. Ông bàn tới những chiến lược phát triển của các nước nghèo
(chậm), trong đó vấn đề nông nghiệp được đặc biệt chú trọng. Theo ông, nông
nghiệp không nhất thiết là một khu vực “lạc hậu” của nền kinh tế, mà là một
khu vực sẽ tham gia nhiều hơn vào tiến bộ, dựa vào tin học, di truyền sinh học
51

và những công nghệ mới. Một nền nông nghiệp dựa vào tri thức sẽ có thể trở
thành mũi nhọn kinh tế. Nhưng muốn thế, các nước chạm phải tham gia nền
kinh tế thế giới với nhịp độ nhanh chóng, nhất là tham gia những hệ thống vô
tuyến viễn thông và tin học hóa. Các nước chậm ngày nay có khả năng vượt
qua một giai đoạn phát triển để nhảy vọt từ truyền thông của Làn sóng thứ
nhất sang truyền thông của Làn sóng thứ ba. Chìa khóa mới của sự phát triển
kinh tế là rõ ràng: “hố ngăn cách” phải được san lấp bằng tin học và điện tử
học. Đây không phải là hố ngăn cách giữa Bắc và Nam, mà là sự lệch pha
giữa các nước nhanh và các nước chậm. Ông viết: “… mấu chốt phát triển
kinh tế ngày càng rõ ràng, khoảng cách trong lĩnh vực điện tử và thông tin sẽ
được san bằng. Khoảng cách ấy không phải giữa phương Nam và phương Bắc
mà là giữa trạng thái nhanh lẹ hay chậm chạp mà thôi”[88, t2, 469].
Alvin Toffler không chỉ bàn đến vấn đề kinh tế và kỹ thuật, thông tin mà
còn nói tới những lĩnh vực chính trị, quân sự, tôn giáo, băng đảng, khủng bố,
môi trường, liên minh, liên kết. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong Thăng
trầm quyền lực Alvin Toffler không chỉ nhìn thấy những triển vọng tốt đẹp
của thế giới trong Làn sóng thứ ba, mà còn tính đến những yếu tố ngẫu nhiên
và rủi ro đầy bất định trong sự phát triển của loài người. Mặc dù vậy, có thể
nói những bức tranh thế giới trong tương lai gần do ông phác họa nói chung
mang âm hưởng lạc quan nhiều hơn. Ông không đưa ra những hứa hẹn hão
huyền, không tưởng. Theo lời ông, việc sử dụng bạo lực như là một nguồn
quyền lực vẫn sẽ chưa biết mất nhanh. Nhà nước chẳng bao giờ quăng đi khẩu
súng. Sự kiểm soát của cải nằm trong tay tư bản hoặc các quan chức Nhà
nước vẫn còn đem lại cho họ một quyền năng rộng lớn. Đồng tiền vẫn còn là
một công cụ đáng nể của quyền lực. Nhưng bất chấp những điều đó, ông vẫn
cho rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc đảo lộn quan trọng nhất trong
lịch sử quyền lực. Tri thức, nguồn quyền lực có phẩm chất cao nhất, dân chủ
nhất đang giành lấy quyền lực của nó từng giây, từng phút một là vấn đề
không còn ai bàn cãi nữa. (xem 88, t2, 554).
52

Kết luận chương 1


Qua những phân tích ở chương này có thể thấy tư tưởng về quyền lực
tri thức của A.Toffler được hình thành trong những điều kiện lịch sử và dựa
trên những nguồn gốc về mặt lý luận của nó. Toàn bộ tư tưởng chính trị của
A.Toffler nói chung và tư tưởng về quyền lực tri thức nói riêng không phải
được hình thành ở một thời điểm nhất định, mà có quá trình hình thành và
phát triển lâu dài cùng với sự phát triển của hiện thực nước Mỹ từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2 đến nay. Để xây dựng những luận điểm của mình về
quyền lực tri thức, ông đã dựa vào những điều kiện của kinh tế - xã hội, khoa
học. Trong đó phải kể đến những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ hiện đại; cách mạng vi điện tử; số lượng gia tăng của tri thức trong
các lãnh vực từ sách, báo, tạp chí khoa học; số lượng các nhà khoa học; số
lượng những phát minh; cho đến vị trí kinh tế của Mỹ trong bản đồ kinh tế thế
giới, v.v. Những điều kiện vật chất đó cung cấp cho ông những luận cứ, luận
chứng hết sức thuyết phục để ông dự báo về sự nổi lên của một loại quyền lực
mới – quyền lực tri thức. Tuy nhiên nếu những tiền đề kinh tế - xã hội, khoa
học đã cung cấp cho ông chất liệu để xây dựng tư tưởng quyền lực tri thức thì
những tiền đề về lý luận lại là cơ sở vững chắc để ông dựa vào đó mà phát
triển, hoàn thiện những luận điểm của các bậc tiền bối về vai trò của tri thức
và tri thức khoa học.
Trong những tiền đề về mặt lý luận ảnh hưởng đến tư tưởng của
A.Toffler về quyền lực tri thức phải kể đến những tư tưởng sau:
Thứ nhất, tư tưởng của Plato về Nhà nước lý tưởng với vai trò của triết
gia – vua và của Aristotle với những con người thông minh, bản lĩnh trong
việc trị quốc.
Thứ hai, tư tưởng về vai trò của khoa học của các triết gia thời Phục
hưng. Đặc biệt luận điểm “tri thức là sức mạnh” của F.Bacon là luận điểm
điển hình và trực tiếp nhất chắp cánh cho tư tưởng quyền lực tri thức của
A.Toffler.
53

Thứ ba, khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX là
một trong những yếu tố góp phần hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức
của A.Toffler. Nhưng chủ yếu và trực tiếp nhất của tiền đề lý luận phải kể đến
là thuyết Kỹ trị trong tư tưởng phương Tây sau thế chiến lần 2 mà chính
A.Toffler là một trong số những đại biểu tiêu biểu của thuyết này là tiền đề cơ
bản và nền tảng hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức, nó phản ánh tính
kế thừa trong sự phát triển tư tưởng của A.Toffler.
Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của A.Toffler được thể
hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, bao gồm: tư tưởng
về sự thích nghi; tư tưởng về ba làn sóng văn minh; tư tưởng về quyền lực tri
thức; tư tưởng kỹ trị; hội tụ, v.v… Trong những tư tưởng cơ bản đó nổi bật
lên tư tưởng về quyền lực tri thức – một tư tưởng mà hiện nay giới nghiên cứu
về kinh tế, chính trị, triết học và triết học chính trị, xã hội học, tương lai học
không thể không quan tâm. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là những tư
tưởng khác như học thuyết về sự thích nghi, học thuyết về ba làn sóng văn
minh, hay tư tưởng kỹ trị, tư tưởng hội tụ không chiếm được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà vì tư tưởng về quyền lực (sức
mạnh) tri thức – một tuyên ngôn cổ điển đã được nêu ra trong thời đại cách
mạng tư sản sơ kỳ (Fracis Bacon) với sự ra đời của phương thức sản xuất mới
thay cho phương thức sản xuất cũ là tư tưởng có tính chất cốt lõi và xuyên
suốt trong những tác phẩm của ông.
54

Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER
VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC
2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể
quyền lực
2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức
Tri thức: Về khái niệm tri thức, yếu tố “K” (Knowledge) có nhiều quan
điểm khác nhau. Có người quan niệm, tri thức là những điều hiểu biết có hệ
thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội thu được do hoạt động có hệ
thống, liên tục trong một thời gian dài của trí tuệ. Người thì cho rằng, tri thức
là các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt
được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay
thông qua sự giáo dục – đào tạo. Có học giả lại quan niệm tri thức là các hiểu
biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được
về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay
toàn bộ, trong tổng thể; các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc
những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình
huống, hoàn cảnh cụ thể. Các quan niệm trên tuy khác nhau về từ ngữ và hình
thức thể thể hiện nhưng nội dung cơ bản thì giống nhau, tức là đều coi tri thức
là những hiểu biết có hệ thống, là kết quả của quá trình hoạt động tự giác,
nghiêm túc của con người trong nhận thức.
Trong từ điển triết học của nhà xuất bản tiến bộ Mátxcơva, các nhà khoa
học lại cho rằng “tri thức là sản phẩm của hoạt động xã hội và tư duy con
người, làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ, những mối liên
hệ khách quan đang được cải biến trên thực tế”[104, 596-597]. Từ điển triết
học giản yếu viết: “tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người
về thế giời hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy
55

luật của thế giới ấy, và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hình
thức ký hiệu khác”[74, 471]. Tần Ngôn Trước dẫn lời A.Toffler cho rằng tri
thức là: “Thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng, thái độ, quan niệm giá trị và
những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác”[93, 17]. Ông cho rằng
tri thức khoa học bao gồm: “những điều kiện như giả thiết, giá trị, hình ảnh,
sự khích động cùng với khả năng kỹ thuật chính xác”[88, t1, 316]. Có lúc ông
lại cho rằng: “Kỹ thuật cao là tri thức được đông đặc”[88, t2, 296]. Tuy nhiên
khi mở rộng nội hàm của tri thức ra ông giải thích thêm rằng: “Cái gọi là tri
thức cơ sở, không cứ là khoa học kỹ thuật hay những hạng mục truyền thống
giáo dục nào. Nó bao trùm cả khái niệm chiến lược của một quốc gia, thiết lập
thực thi tình báo ở nước ngoài, nhận thức được cơ bản văn hóa của nước
khác, văn hóa và hình thái ý thức có ảnh hưởng đối với các nước, cùng quan
niệm mới, thông tin mới, và tưởng tượng mới đạt được mức độ lưu thông”[88,
t2, 480] và tri thức “Không phải chỉ có kiến thức về khoa học hay kỹ thuật đã
và sắp thực hiện được nhũng tiến bộ huy hoàng đáng lưu ý. Mà thực ra là từ
lý thuyết tổ chức đến âm nhạc, từ hệ thống nghiên cứu sinh thái đến nhận thức
về vỏ não của chúng ta, từ ngôn ngữ đến lý luận học tập, từ trong trạng thái
mất quân bình đến thời hỗn loạn, nghiên cứu cơ cấu khuyếch tán, không một
cơ sở tri thức nào không mang tính chất cách mạng hóa”[88,t2, 432-433]. Còn
theo Lyotard – đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại, lại đưa ra
quan niệm khá mới về tri thức. Theo triết gia này tri thức là năng lực được thể
hiện qua nhiều loại trò chơi ngôn ngữ. Trò chơi ngôn ngữ (tri thức) có hai loại
cơ bản là trò chơi ngôn ngữ tự sự (tri thức tự sự) và trò chơi ngôn ngữ khoa
học (tri thức khoa học). Quan niệm về tri thức như trên xuất phát từ sự nhập
vai và đồng tham dự vào quá trình phát triển của công nghệ thông tin và
truyền thông khi chúng trở thành phương tiện để giãi bày các tự sự. Mặc dù
đây là quan niệm hết sức mới mẻ về tri thức và ít nhiều chi phối đến nhận
thức của cộng đồng mạng, nhưng vẫn chưa phải là quan niệm phổ biến. Từ
56

những định nghĩa và quan niệm về tri thức như trên có thể hiểu tri thức khoa
học là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực, đã được kiểm nghiệm bởi
hoạt động thực tiễn có tính lịch sử xã hội, phù hợp với lôgíc, phản ánh hiện
thực một cách tương ứng trong đầu óc con người dưới dạng các quan niệm,
khái niệm, phán đoán, suy luận.
Thông tin: Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính là cái mới khác
với những điều đã biết. Về mặt bản thể luận những người mácxít cho rằng
thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan vốn
có của thế giới vật chất; thông tin luôn luôn gắn với quá trình phản ánh. Phản
ánh là năng lực của hệ thống vật chất này làm tái hiện ở trong nó những đặc
điểm, thuộc tính của một hệ thống vật chất khác khi nó chịu sự tác động của
hệ thống vật chất ấy. Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ
thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác.
Kế thừa tư tưởng trên khái niệm thông tin đi vào khoa học hiện đại, trước
hết là lý thuyết thông tin của C.Sênôn. Và thông tin đã trở thành đối tượng
nghiên cứu chủ yếu, trực tiếp của điều khiển học, của lý thuyết thông tin và
tin học. Từ đó có rất nhiều định nghĩa về thông tin. Một số nhà khoa học cho
rằng, việc thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu nhằm giúp con người nhận thức, tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trên mọi lĩnh vực
hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên phục vụ cho đời
sống con người thì được gọi là thông tin. Hoặc có thể hiểu, thông tin là các dữ
liệu được sắp xếp và xử lý theo một nguyên tắc nào đó phục vụ cho nghiên
cứu và hoạt động có mục đích của con người. Nhìn chung những định nghĩa
đó đều cố gắng tiếp cận với bản chất của thông tin, nhưng chỉ từ những góc
độ và phương diện nhất định nào đó. Có thể xem xét thông tin từ góc độ phân
biệt các loại thông tin như thông tin kinh tế, thông tin văn hóa – xã hội, thông
tin khoa học – kỹ thuật, ... Chẳng hạn “thông tin kinh tế là các tín hiệu được
thu nhận, được thụ cảm và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định
57

quản lý”. Cũng có thể xem xét thông tin từ việc đánh giá vai trò của thông tin
như nhà khoa học người Đức – E.Pietch đã chỉ ra “Thông tin là một sản phẩm
mà ý nghĩa, công dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lượng nguyên
liệu của nước đó”. Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số
cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có
thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay
"thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung
thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người"
(N.Viner). Cho đến nay, tuy có những vấn đề còn tiếp tục phải nghiên cứu
nhưng để tiếp cận với bản chất chung nhất của thông tin - hiện tượng vốn có
của thế giới vật chất - một định nghĩa của triết học về thông tin đã được nêu ra
có tính khái quát cao đó là: “Thông tin là cái đa dạng được phản ánh”.
Thông tin là nền tảng của tri thức. Thông tin và tri thức là cơ sở khoa học
cho việc đề ra các quyết định đối với mọi hoạt động của con người Thông tin
là tài nguyên quan trọng nhất trong làn sóng thứ ba, là nhu cầu không thể
thiếu được đối với mọi hoạt động và nhận thức của con người. Chất lượng của
các quyết định, hiệu quả của các hoạt động phụ thuộc vào số lượng và chất
lượng của thông tin. Khi biết sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá
trình thực hiện công việc sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực

Một trong những đặc trưng của tính loài trong con người là không thể
sống một mình, biệt lập, cũng như không thể có tự do một cách tuyệt đối
trong hoạt động xã hội. Nghĩa là sống trong môi trường xã hội con người phải
chịu sự tác động của các quy luật xã hội, sự chi phối của người người khác
hay của cộng đồng. Trong Luận cương về Phoiơbắc khi phê phán quan điểm
của Phoiơbắc về bản chất con người, C.Mác viết: “Phoiơbắc hòa tan bản chất
tôn giáo với bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một
58

cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[60, t3, 11]. Vì con người
mang bản chất xã hội, phải sống trong tổ chức, cho nên mỗi người đều chịu sự
chi phối của người khác hay của cộng đồng. Thuộc tính này trở thành tiêu chí
phân biệt con người với con vật. Nhìn bên ngoài, nhiều loài vật cũng sống
trong môi trường tổ chức, nhưng tính tổ chức của loài vật mang đậm tính bản
năng sinh tồn mà chưa đạt tới sự tự nhận thức. Những nghiên cứu của các nhà
khoa học tự nhiên, sinh vật học, xã hội học, … từ lâu đã kết luận về tính “tổ
chức – bản năng” đó của loài vật mà nó không thể đạt được trình độ tổ chức
của con người.

Từ thực tế trên ta nhận thấy, nếu ở đâu trong cộng đồng người có tổ chức
thì ở đó, muốn cho hoạt động có thể thực hiện được đều phải nhờ tới sự chỉ
huy và phục tùng. Theo hình thức bề ngoài, một người có thể chi phối hành vi
người khác hay một nhóm người. Theo bản chất, người có sức mạnh, năng lực
để chi phối người khác cũng cần người khác để tác động, nghĩa là cần có đối
tượng. Khi một ông vua đầy quyền uy mà chẳng còn ai ở bên cạnh thì quyền
uy đó để làm gì?

Có thể nói quyền lực là một vấn đề cổ xưa nhất và quan trọng nhất của tri
thức chính trị. Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào cũng vậy, quyền lực giữ
một vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi sinh hoạt của con
người. Bàn về vấn đề này A.Toffler viết:“Khi nói đến quyền lực, trong tâm
thức chúng ta không khỏi có ấn tượng xấu, vì nhân loại có xu hướng lạm dụng
quyền lực, nhưng bản thân quyền lực vốn không tốt không xấu. Trái lại, con
người có mối liên hệ chặt chẽ với quyền lực và không thể trốn khỏi nó
được”[88, t1, 19]. Ở thời kỳ Cổ đại, trong tác phẩm Chính trị và Hiến pháp
Aten, Aristote cho rằng quyền lực không chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết
cảm giác, mà của cả giới tự nhiên vô cơ. Ở thời kỳ Trung cổ, các nhà thần
học đã nhận thức về quyền lực theo một trật tự khác, họ quan niệm loài người
59

cũng như mọi giới chỉ là cái phái sinh từ “quyền lực thượng đế”. Theo đó, họ
đã đưa “quyền lực thượng đế” lên hàng đầu. Các nhà không tưởng và các nhà
bách khoa thời Phục Hưng chỉ nhấn mạnh quyền lực nhà nước và coi quyền
lực nhà nước là “vương quốc của lý trí”.

Mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều về quyền lực, tuy nhiên cho tới nay, các
nhà khoa học chính trị vẫn chưa đi đến thống nhất về định nghĩa quyền lực,
hay nói cách khác là chưa có một định nghĩa nào về quyền lực được gọi là
hoàn chỉnh. Ngay cả A.Toffler khi viết cuốn Thăng trầm quyền lực cũng chưa
đưa ra được một định nghĩa đầy đủ về quyền lực. Ở đó, ông không đi vào giải
thích mặt bản thể luận và nhận thức luận, có nghĩa là không cố gắng đi tìm
định nghĩa hay trả lời cho câu hỏi nó đã được nhận thức như thế nào, mà chủ
yếu đề cập đến vai trò, giá trị, sự tác động và những ảnh hưởng của nó trong
đời sống xã hội của con người. Ông cũng xác định vai trò, vị trí của từng loại
quyền lực trong xã hội. Cho nên chúng ta dễ nhận thấy rằng ông không có
một khái niệm nào hoàn chỉnh về vấn đề quyền lực. Bởi lẽ về mặt khái niệm
vấn đề này cũng đã được cày xới khá bài bản rồi, công việc của ông là tiếp tục
triển khai nó ở góc độ khác – góc độ giá trị, tác động. Vì vậy, có thể nói cách
tiếp cận vấn đề quyền lực trong tư tưởng về quyền lực của ông là ở mặt giá trị
luận. Đây cũng là một sự thể hiện của khuynh hướng phi cổ điển.

Tuy chưa đưa ra được một khái niệm hoàn chỉnh, nhưng ông cũng chấm
phá một vài nét căn bản về quyền lực. Trước hết ông khẳng định: “Quyền lực
là một trong các hiện tượng xã hội cơ bản nhất, và nó được gắn liền với bản
chất thật sự của vũ trụ”[88, t2, 548]. Ở một chỗ khác ông viết: “Quyền lực,
cái mà chúng ta dùng để định nghĩa những phép tắc liên hệ giữa cá nhân và
quốc gia, ngày nay lại cũng tự động thay đổi định nghĩa rồi”[88, t1, 27]. Để
đưa ra một định nghĩa ông lại cho rằng quyền lực là: “sự khống chế giữa con
người đối với con người… Hình thức quyền lực mà lột trần ra tất nhiên là bao
gồm bạo lực, của cải và tri thức, buộc kẻ khác phải hành động theo ý của
60

ta”[88, t1, 39]. Khi phân tích mức độ quan trọng giữa chất và lượng của
quyền lực trong phần những biến đổi của quyền lực toàn cầu ông viết: “quyền
lực như chúng ta thấy, không phải chỉ là vấn đề có bao nhiêu (số lượng) mà
còn là có tốt không, nghĩa là chất và lượng của quyền lực đều quan trọng như
nhau. Hơn nữa, quyền lực của một quốc gia không phải chỉ căn cứ vào quyền
lực quốc gia khác để quy định, mà chính là liên hệ chặt chẽ với bản thân mục
đích của nó”[88, t2, 517].

Như vậy qua một số quan điểm trên đây về quyền lực có thể khái quát tư
tưởng của A.Toffler như sau: Quyền lực là những phép tắc liên hệ giữa cá
nhân với quốc gia, là sự khống chế giữa con người với con người, buộc kẻ
khác phải hành động theo ý của ta.

Tư tưởng này của A.Toffler cũng thống nhất với tư tưởng của một số học
giả khác. Nhà chính trị học người Mỹ, K.Dantra cho rằng nắm quyền lực là
buộc người khác phải phục tùng, có học giả lại coi quyền lực là khả năng đạt
tới kết quả nhờ một hành động phối hợp. Trong từ điển bách khoa triết học
Xô Viết quan niệm: “quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác
động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó,
như uy tín, quyền hành nhà nước, sức mạnh”.

Quyền lực là cái biểu hiện trong xã hội, trong một quan hệ nhất định mà
một người hay một nhóm người có thể có để buộc người khác phục tùng. Nói
cách khác, quyền lực là cái mà ai sở hữu nó thì có thể điều khiển hành vi của
người khác vì lợi ích của họ.

Từ đó có thể hiểu, quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay
của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội, của quần chúng nhân dân, nó phản
ánh khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình. Trong
một ý nghĩa của từ, Ph.Ăngghen viết: “quyền lực chính trị là bạo lực có tổ
chức của một giai cấp này để đàn áp giai cấp khác”.
61

Bản chất của quyền lực mang tính đa diện. Một mặt nó cần thiết cho
cộng đồng như một tất yếu của tổ chức. Từ khi tính loài được thiết lập, con
người muốn có hành động mang lại lợi ích cá nhân hay lợi ích cộng đồng, bao
giờ cũng xuất hiện quan hệ chỉ huy – phục tùng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng
người ra lệnh không phải lúc nào cũng là người có ưu thế về sức mạnh tiền
bạc hay địa vị xã hội nào đó.

Theo quan điểm của những người Mácxít, nếu quyền lực trong xã hội
biểu hiện theo quan hệ chỉ huy – phục tùng thì tính đa dạng của quan hệ đó (ai
chỉ huy, ai phục tùng) bắt nguồn từ sự đa dạng của tồn tại xã hội dưới hình
thức các cộng đồng. Đó là trong xã hội đã hình thành vô số những nhóm
người khác nhau, khó mà kể hết được. Quyền lực hiện diện trong quan hệ về
thế hệ giữa lớp người già và lớp người trẻ; giữa những người có tiền bạc tài
sản và những người nghèo khổ; giữa quan lại và thứ dân. Ngay cả trong gia
đình không thể không xuất hiện sự phục tùng và chỉ huy phụ thuộc vào giới
để tạo ra chế độ mẫu hệ hay phụ hệ; phụ thuộc vào sức mạnh để nói quan hệ
theo người chồng hay người vợ; phụ thuộc vào kinh tế để biết ai là chủ gia
đình, v.v…

Quyền lực xét theo quan hệ chỉ huy – phục tùng có khi xuất hiện như
một nghịch lý nhưng nó là có thật. Sức mạnh của phái đẹp, hay nói chính xác
hơn là vai trò của sắc đẹp, của người phụ nữ trong mọi thời đại là một trường
hợp như vậy. Lịch sử Đông Tây kim cổ không thiếu những câu chuyện đề cập
đến mối quan hệ này, Tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa là một ví dụ điển hình
nhất. Những mỹ nhân có thể làm tiêu tan một cuộc chiến sắp xảy ra, có thể
đem về cho quốc gia cả một khối gia tài khổng lồ; thậm chí có thể đổi lấy hòa
bình cho một quốc gia. Với ý nghĩa đó Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã từng
viết: Một hai nghiêng nước nghiêng thành; sắc đành đòi một tài đành họa
hai. Đây cũng chính là thành ngữ đã được đúc kết từ cuộc sống, từ lịch sử để
62

nói về sức mạnh của sắc đẹp. Đây cũng là một biểu hiện khác của quan hệ chỉ
huy – phục tùng.

2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực
Một vấn đề đặt ra trong quan hệ chỉ huy – phục tùng là ai điều hành công
việc hay nói cách khác là ai có quyền lực và ai không có quyền lực? Đây là
một câu hỏi lớn trong nền văn minh công nghiệp và trong thời đại của chúng
ta ngày nay. Nếu như trong nền văn minh nông nghiệp - làn sóng thứ nhất
theo cách diễn đạt của A.Toffler, thì dù bị cai trị bởi vua, chúa, hay lãnh chúa
người dân không quan tâm gì về việc ai nắm quyền lực trên họ. Nhưng bất kỳ
nơi nào làn sóng thứ hai đi qua sẽ có một loại quyền lực mới xuất hiện,
khuếch tán và vô hình. Họ là ai? A.Toffler trả lời: họ là những người phối
hợp và những người hợp nhất; là những nhóm ưu tú tổng thể và toàn cầu.

Ông lập luận rằng, “hệ thống công nghiệp quy mô lớn phân hóa xã hội
thành hàng nghìn bộ phận khớp với nhau – nhà máy, nhà thờ, trường học,
công đoàn, bệnh viện, … Nó đập tan ranh giới mệnh lệnh giữa nhà thờ, nhà
nước và cá nhân. Yêu cầu phát triển sản xuất đòi hỏi kiến thức phải được chia
thành những chuyên ngành khác nhau, chia công việc thành những nghề
nghiệp khác nhau và biến gia đình thành những đơn vị nhỏ hơn. Điều này đã
làm nảy sinh những chuyên gia mới mà công việc cơ bản là hợp nhất. Họ là
những ủy viên ban quản trị, người nắm quyền hành chính – ủy viên nhân dân,
người điều phối – tổng thống, công chức hoặc người quản lý, họ có mặt trong
kinh doanh, trong chính phủ, trong các cấp xã hội. Và họ chứng minh là họ
cần thiết. Họ là những người hợp nhất. Họ xác định chức năng và bố trí công
việc. Họ lập kế hoạch, đặt tiêu chuẩn, kết hợp sản xuất, phân phối, chuyên
chở và thông tin. Họ đặt điều lệ để các tổ chức tác động lẫn nhau. Nói tóm lại
họ lắp các phần lại với nhau. Không có họ thì xã hội công nghiệp không thể
vận hành được”[87, 44].
63

Thật ra điều Alvin Toffler viết không hoàn toàn mới. Vấn đề tương tự
như thế này đã được C.Mác đề cập. C.Mác cho rằng ai nắm quyền sở hữu tư
liệu sản xuất (công cụ, công nghệ, phương tiện sản xuất, ...) thì người đó kiểm
soát xã hội, tức là có quyền lực. C.Mác lý luận rằng, vì công việc phụ thuộc
lẫn nhau, công nhân có thể phá vỡ sản xuất và chiếm lấy tư liệu sản xuất từ
các ông chủ của họ. Một khi họ sở hữu tư liệu sản xuất, họ sẽ cai trị xã hội.

Ở đây cần phải nhắc lại rằng thực chất theo quan niệm của C.Mác, người
sở hữu tư liệu sản xuất là người kiểm soát xã hội và có quyền lực khi xét đến
cùng. C.Mác tiếp cận vấn đề quyền lực từ quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
Còn A.Toffler tiếp cận vấn đề quyền lực từ yếu tố kỹ thuật, công nghệ, thông
tin, từ vai trò của tri thức khoa học trong nền văn minh công nghiệp và hậu
công nghiệp. Thực ra hai cách tiếp cận này không hề đối lập nhau, vấn đề là
thực tiễn khác nhau, cách tiếp cận của ông cũng chịu ảnh hưởng của C.Mác
rất nhiều, bởi vì những phân tích của ông đều đặt trên nền tảng của sự vận
động và phát triển của lực lượng sản xuất, lấy tư liệu sản xuất, khoa học làm
cơ sở chứng minh cho những luận điểm của mình. Chính A.Toffler cũng đã
từng thừa nhận mình là môn đệ của C.Mác ở lứa tuổi 20. Do đó những lập
luận của ông trong thời đại hôm nay dù ít hay nhiều và có vẻ khác đi chăng
nữa cũng đều có mối liên hệ với những tư tưởng của C.Mác trước kia. Hơn
nữa thực tiễn luôn vận động biến đổi không ngừng nghỉ, mà lý luận lại dùng
để phản ánh thực tiễn. Do đó lịch sử tư tưởng cũng phải luôn luôn vận động
và biến đổi và cần được bổ sung bằng thực tiễn sinh động là điều hiển nhiên.
Khi đề cập đến lịch sử phép biện chứng, chúng ta đều biết rằng chính C.Mác
và Ph.Ănghen cũng đã từng là môn đệ của Hegel. Cả C.Mác cũng như
Ph.Ăngghen đã từng đứng trong hàng ngũ của “phái Hegel trẻ”, nhưng sau
khi có sự chuyển biến về lập trường triết học từ thế giới quan duy tâm sang
thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng
64

sản thì C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng hệ thống triết học của riêng mình,
thực hiện bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học.

Theo A.Toffler thì quyền lực ngày nay không thuộc về nhà tư bản, cũng
không nằm trong tay công nhân, mà nằm trong tay những nhóm người đặc
biệt, ông gọi là “người hợp nhất”. Ông cho rằng “chính sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa nhà tư bản và công nhân đã tạo ra lực đòn bẩy lớn hơn cho một nhóm
người – những người hợp nhất hệ thống. Cuối cùng thì chẳng phải ông chủ
cũng chẳng phải công nhân cầm quyền. Trong các quốc gia tư bản cũng như
xã hội chủ nghĩa, chính những người hợp nhất nhảy lên chóp bu, không phải
sở hữu “tư liệu sản xuất” là có quyền lực. Mà chính việc kiểm soát “phương
tiện hợp nhất” là có quyền lực”[87, 45]. Đó chính là những người nắm và vận
dụng được các thành tựu, sáng chế, phát minh, tri thức trong khoa học vào
trong hoạt động thực tiễn.

Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất rất phát
triển, nhưng vẫn còn ở trình độ thấp. Trong nhà máy ông chủ và những người
hợp nhất là một, do đó C.Mác đã rất thuyết phục khi nhấn mạnh về sở hữu.
Tuy nhiên, khi sản xuất trở nên phức tạp hơn và sự phân chia lao động chuyên
môn hóa hơn, nền kinh doanh chứng kiến sự tăng nhanh ghê gớm vai trò và
quyền lực của các ủy viên ban quản trị, người quản lý và các chuyên gia nằm
giữa ông chủ và công nhân. Công việc bàn giấy phát triển nhanh. Và do đó,
trong các công ty lớn, không có ai, kể cả ông chủ lẫn người có cổ phần nhiều
nhất, có thể hiểu được toàn bộ hoạt động của công ty. Những quyết định của
ông chủ được định hình và được kiểm soát bởi các chuyên gia được đưa vào
để phối hợp hệ thống. Như thế xuất hiện một loại chuyên gia quản trị mới mà
quyền lực của họ không dựa vào sự kiểm soát qui trình hợp nhất, tức là không
dựa vào sở hữu tư liệu sản xuất.
65

Chính vì vậy, A.Toffler đi đến nhận định: “Khi người quản lý tăng thêm
quyền lực thì người giữ cổ phần ít quan trọng hơn. Khi các công ty phát triển
lớn hơn, các ông chủ bán cho các nhóm cổ đông phân tán lớn hơn, ít người
biết rõ hoạt động hiện nay của kinh doanh. Do đó, các cổ đông phải dựa vào
những người quản lý được thuê làm việc không phải chỉ để điều hành công
việc hàng ngày của công ty mà còn phải lập những mục tiêu và chiến lược dài
hạn. Hội đồng quản trị, theo lý thuyết là đại diện cho các ông chủ, còn chính
các ông chủ thì trở nên xa cách và không biết gì về những hoạt động mà đáng
lẽ họ phải chỉ đạo. Và càng ngày càng có nhiều đầu tư riêng không phải từ cá
nhân mà từ các tổ chức như quỹ trợ cấp, quỹ tương trợ, phòng tờrớt của ngân
hàng, “các ông chủ” hiện nay của công nghệ càng không kiểm soát gì
được”[87, 45].

Và thay vì công nhân hoặc các nhà tư bản nắm giữ quyền lực, một lực
lượng hoàn toàn mới đã nảy sinh ra để thách đố cả hai. Các nhà chuyên môn
của quyền lực đã nắm giữ “phương tiện hợp nhất”, và chính họ kiểm soát kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Các nhà hợp nhất cai trị các xã hội làn sóng
thứ hai. Các nhà chuyên môn của quyền lực tự họ tổ chức bộ máy theo cấp
bậc các nhóm ưu tú và nhóm ưu tú cấp dưới. Mỗi nền công nghiệp và các
ngành của chính phủ lại đẻ ra các cơ quan riêng của họ.

Mỗi ngành như thể thao, tôn giáo, giáo dục,… đều có kim tự tháp quyền
lực riêng của họ. Các cơ sở khoa học, các cơ sở quốc phòng, các cơ sở văn
hóa được thành lập. Quyền lực trong nền văn minh làn sóng thứ hai được chia
ra thành hàng trăm, hàng ngàn các nhóm ưu tú được chuyên môn hoá như thế.
Các nhóm ưu tú được chuyên môn hóa này được hợp nhất vào nhóm ưu tú
tổng thể mà thành viên nằm ở tất cả các chuyên ngành từ hàng không, âm
nhạc cho đến nhà máy sản xuất thép bởi các đảng viên của các đảng. Vì họ có
tất cả tin tức cho nên họ có quyền hành rất lớn để điều hành các nhóm ưu tú
cấp dưới.
66

Sự phân chia lao động trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng tạo ra nhu cầu
hợp nhất và do đó đã sinh ra nhóm ưu tú hợp nhất, sự phân chia lao động
quốc tế cũng đòi hỏi sự hợp nhất trên qui mô toàn cầu và cũng sinh ra nhóm
ưu tú toàn cầu, nghĩa là một nhóm nhỏ các quốc gia làn sóng thứ hai thống trị
toàn thế giới. Và các chuyên viên của quyền lực này cũng cần thiết cho nền
văn minh làn sóng thứ hai giống như nhà máy, nhiên liệu hoặc gia đình hạt
nhân.

Hiện nay, một trong những lực lượng mới xuất hiện trên vũ đài thế giới
thách thức quyền lực quốc gia là công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia.
Các công ty này có thể nghiên cứu ở một nước, sản xuất các yếu tố của một
sản phẩm ở một nước khác, lắp ráp chúng ở một nước thứ ba, bán hàng hóa
sản xuất được ở một nước thứ tư, gửi tiền lãi vào một nước thứ năm v.v… Nó
có thể có chi nhánh ở hàng chục nước lớn. Tầm vóc, sự quan trọng và quyền
lực chính trị của tổ chức mới này trên phạm vi toàn cầu đã tăng tiến kể từ giữa
những năm 50. Chính việc hình thành những công ty đa quốc gia này cộng
với những chuyển giao công việc từ nước này sang nước khác, đã tránh được
những ràng buộc môi trường và kích động nước này chống nước khác.

Ngoài công ty đa quốc gia, chúng ta còn thấy những nhóm khác xuất
hiện như liên hợp thương mại đa quốc gia; các phong trào tôn giáo, văn hóa
và chủng tộc vượt qua biên giới quốc gia và liên kết với nhau; phong trào
chống vũ khí hạt nhân đã tổ chức biểu tình ở nhiều nước Châu Âu cùng một
lúc; việc ra đời của các nhóm, các đảng phái chính trị đa quốc gia. Vai trò
quốc gia – nhà nước lại càng giảm khi các quốc gia buộc phải tự thành lập các
cơ quan siêu quốc gia. Các nhà nước – quốc gia đấu tranh để duy trì càng
nhiều chủ quyền và khả năng tự do hành động càng tốt. Nhưng dần dần họ bị
buộc phải chấp thuận những giới hạn mới về sự độc lập của họ. Ví dụ các
nước Châu Âu bị buộc phải tạo ra thị trường chung, để dần tạo ra quốc hội
châu Âu, hệ thống tiền tệ chung, và các cơ quan chuyên ngành. Do đó,
67

A.Toffler đi đến nhận định: “Thay vì một xã hội tập quyền cao, xã hội làn
sóng thứ ba sẽ thừa nhận giá trị quyết định của phân quyền”[87, 169].

Từ khi có làn sóng thứ ba các quốc gia – nhà nước bị thu hẹp, nó phản
ánh sự xuất hiện của một nền kinh tế toàn cầu kiểu mới và nền kinh tế toàn
cầu kiểu mới này bị các công ty đa quốc gia lớn thống trị. Nó được phục vụ
bởi công nghệ tài chính và ngân hàng hoạt động theo tốc độ điện tử. Nó sinh
sản tiền bạc và tín dụng mà không quốc gia nào có thể điều chỉnh được. Nó
tiến đến sử dụng các loại tiền tệ đa quốc gia, không phải duy nhất một thứ tiền
tệ thế giới mà là sự đa dạng các loại tiền tệ. Nó bị xâu xé bởi một cuộc xung
đột thế giới giữa những người cung cấp và những người sử dụng tài nguyên.

Nền văn minh làn sóng thứ ba sẽ tạo ra khu vực kinh tế dựa trên sản xuất
để tiêu dùng chứ không phải để trao đổi (nền kinh tế tiêu – sản), một khu vực
dựa trên việc “tự làm lấy” chứ không phải “làm cho thị trường”. Con người
làn sóng thứ ba sẽ chấp nhận những nhận thức mới về thiên nhiên, tiến bộ,
tiến hóa, thời gian, không gian, vật chất và nguyên nhân. Những tôn giáo mới,
những nhận thức mới về khoa học, những hình ảnh mới về bản chất con
người, những dạng về nghệ thuật mới sẽ xuất hiện, đa dạng hơn so với thời kỳ
công nghiệp.

Khi bàn về quyền lực chính trị, A.Toffler dự báo các thiết chế chính trị
trong làn sóng thứ ba dựa trên ba nguyên tắc: quyền lực của nhóm thiểu số,
nền dân chủ bán trực tiếp và phân chia quyền quyết định.

Theo A.Toffler: “Nền dân chủ dựa trên số đông là sự biểu hiện về mặt
chính trị của nền sản xuất hàng loạt, tiêu dùng, giáo dục hàng loạt, truyền
thông đại chúng, xã hội đồng loạt”[90, 196]. Khi làn sóng thứ ba đến, xã hội
tiến về phía phi đồng loạt. Một xã hội cấu hình với rất nhiều nhóm thiểu số
cùng hoạt động để tạo ra những phương thức ứng xử, song ít khi hợp nhất gắn
bó với nhau để dẫn đến thái độ hoàn toàn đồng thuận về những quyết sách
68

chủ yếu. Tính năng động của các nhóm thiểu số đòi hỏi hệ thống sản xuất mới
phải đáp ứng. Khi trình độ người lao động, của các đơn vị sản xuất, các nhóm
thiểu số, công ty con, tổ chức, … tăng lên thì tính chủ động, trao quyền, tự
chịu trách nhiệm trong các hoạt động, ra quyết định của chúng cũng tăng lên.
Do đó quyền lực trong tương lai sẽ có tính chất phi tập trung (quyền lực tri
thức NCS nhấn mạnh). Nếu trước đây những quyết định trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, số lượng bao
nhiêu, … dường như phụ thuộc vào một hoặc một vài bộ não – người đứng
đầu hay hội đồng quản trị thì nay quyền lực của các bộ phận trong hệ thống
sản xuất mới càng ngày càng được tăng cường, sự phụ thuộc cơ quan đầu não
sẽ ngày càng giảm dần và tính độc lập của các bộ phận đó ngày càng tăng lên
do được trí thức hóa và chuyên môn hóa. Tính đa dạng tạo ra một nền văn
minh vững chắc và ổn định khi các nhóm có những cách thức thỏa đáng để
dàn xếp các quan hệ xã hội. Ông cho rằng do hiện nay quá thiếu những thiết
chế chính trị thích hợp, cho nên xung đột giữa các nhóm thiểu số trở nên gay
gắt một cách không cần thiết, dẫn đến những bạo lực ác liệt làm cho các nhóm
thiểu số trở nên bất khoan nhượng. Do vậy càng ngày càng khó xây dựng các
khối đa số. Làn sóng thứ ba sẽ phải tìm ra những thiết chế để thích nghi hóa
và chính thức hóa tính đa dạng của nhóm thiểu số luôn thay đổi và tăng lên về
số lượng. Đó cũng chính là những thiết chế thể hiện một nền dân chủ của các
nhóm thiểu số nhằm tăng cường vai trò của nó cũng như để các nhóm thiểu số
hợp thành các nhóm đa số.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm thiểu số với vai trò của
chúng, làn sóng thứ ba sẽ thực hiện phân phối lại quyền lực. Quyền lực trong
xã hội sẽ được xây dựng theo kiểu kết hợp từ trên xuống và kiểu một mạng
lưới chứ không theo kiểu truyền thống là tháp quyền lực (hình chóp) từ trên
xuống. Chính vì được xây dựng trên sự đa dạng nên làn sóng thứ ba sẽ thay
69

thế tính chất tập quyền cao bằng việc thừa nhận giá trị quyết định của phân
quyền. Sự khác biệt ngày càng tăng trong đời sống xã hội, làm cho nhà nước
giảm đi vai trò của mình. Điều này đưa đến việc phân phối lại quyền lực,
quốc gia sẽ không còn quyền lực tuyệt đối như trước. Các công ty đa quốc
gia, các thành phố, các nhóm sẽ ngày càng có quyền lực lớn hơn. Làn sóng
thứ ba đòi hỏi một kiểu lãnh đạo và quản lý hoàn toàn mới. Trong một thế
giới đầy biến động, tốc độ biến đổi lịch sử diễn ra nhanh, bất ngờ, căng thẳng
và áp lực sẽ thường xuyên hơn đòi hỏi lãnh đạo phải có tư duy năng động, trí
tưởng tượng phong phú, biết lắng nghe cũng như khả năng tự điều chỉnh bản
thân. Họ phải thừa nhận tính giới hạn của việc lãnh đạo. Điều đó khác với
kiểu tập trung toàn bộ quyền lực vào trong tay nhà nước như trong làn sóng
thứ hai. Một số quyết định sẽ được đẩy lên một nấc thang cao hơn (cấp liên
quốc gia) và cũng có một số lớn quyết định chuyển xuống cấp thấp hơn.
A.Toffler đi đến nhận xét: “Nếu chính trị đã là tiền – đa số trong Làn sóng thứ
nhất và đa số trong Làn sóng thứ hai, thì nó dường như sẽ là tiểu – đa số ngày
mai – một sự hợp nhất của nguyên tắc đa số với quyền lực thiểu số”[87, 200].
Nghĩa là các nhóm thiểu số hình thành và duy trì quyền lực, đem lại sự tự do
cho mình trong một thế giới thống nhất trong đa dạng. Trong khi gánh nặng
quyết định cho nhà nước bị quá tải, thì sự phân cấp quyết định là thiết yếu.
Đây không phải là vấn đề phân quyền đối lập với tập quyền, mà là phân cấp
lại quyền quyết định cho hợp lý trong một hệ thống quá nặng về tập quyền.
Do phải thực hiện sự phân quyền hoạt động kinh tế, thông tin và nhiều lĩnh
vực khác, nên sớm hay muộn cũng tất yếu xảy ra sự phân quyền việc vạch ra
quyết định của chính phủ. Việc phân chia gánh nặng quyết định chính trị như
thế nào sẽ phản ánh mức độ dân chủ trong xã hội như thế ấy.

Nếu trước đây, chính phủ là trung tâm quyền lực chính trị và xã hội, thì
ngày nay sự kiểm soát này được nhiều tổ chức khác nhau chia sẻ. Điểm đặc
70

biệt của các tổ chức như thế, là chúng được hình thành do nhu cầu của xã hội
để thực hiện một vài nhiệm vụ và mục đích riêng. Nó không đòi hỏi quyền lực
đối với cái gì khác, và cũng không đảm nhiệm các trách nhiệm khác. Tất cả
những điều đó sẽ làm cho quyền lực nhà nước theo kiểu làn sóng thứ hai suy
giảm. Sự ra đời nhiều tổ chức xã hội biểu hiện một trình độ mới trong sự vận
động và phát triển của dân chủ. Nền dân chủ trực tiếp được mở rộng, dân chủ
cá nhân được phát huy khi mỗi người đều có khả năng nhận biết, giám sát
hành vi của chính phủ cũng như khả năng gây áp lực đối với các quyết sách
không phù hợp. Trong làn sóng thứ ba, những thành tựu của công nghệ thông
tin sẽ tạo ra những tiền đề để kết hợp dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện.
A.Toffler gọi đó là nền dân chủ bán trực tiếp – “sự kết hợp giữa dân chủ đại
diện với dân chủ trực tiếp là nền dân chủ bán trực tiếp”[87, 200].

2.2. Phẩm chất của quyền lực và các loại quyền lực truyền thống
trong tư tưởng của Alvin Toffler

2.2.1. Phẩm chất của quyền lực


Khi bàn về phẩm chất của quyền lực, trong tác phẩm Thăng trầm quyền
lực, A.Toffler đã chỉ ra nguồn gốc và kể tên từng loại quyền lực trong xã hội,
sau đó đi sâu phân tích về từng loại quyền lực và cho biết vai trò, vị trí hay
nói cách khác là sức mạnh của từng loại quyền lực. Ông kể tên ba loại quyền
lực có tính chất căn bản của quan hệ chỉ huy – phục tùng là quyền lực của bạo
lực, quyền lực của của cải (tiền) và quyền lực của tri thức. Trong ba loại
quyền lực đó ông nhận định quyền lực của bạo lực có phẩm chất thấp nhất,
quyền lực của tiền có phẩm chất bậc trung và quyền lực có phẩm chất cao
nhất là quyền lực của tri thức. Sau khi xác định phẩm chất cao nhất và có tính
chất dân chủ hơn các loại lực khác, ông đã cổ xúy cho chúng ta chiếm đoạt
loại quyền lực này. Quyền lực của tri thức – loại quyền lực của tương lai, bởi
71

vì tri thức theo ông là cái có tính chất lấy không bao giờ hết, dùng không bao
giờ cạn.

Theo A.Toffler khi nói đến phẩm chất quyền lực, chúng ta không thể
không tìm hiểu nguồn gốc của nó. Nguồn gốc quyền lực bắt nguồn từ nhiều
yếu tố, nó có thể có được do cha truyền con nối – cha nhường ngôi cho con;
cha để lại tài sản cho con,… quyền lực cũng có thể có được từ cơ may cuộc
đời, hay là người biết nắm bắt cơ hội, là người có uy tín, … Tuy nhiên theo
ông, “ba nhân tố quan trọng nhất để xác định quyền lực là bạo lực, của cải và
tri thức. Mỗi nhân tố trong trò chơi tranh giành quyền lực đều có những hình
thức khác nhau”[88, t1, 37]. Truyền thống phương Tây coi trọng điểm của
quyền lực là “Lượng”. Nhưng khi đề cập đến “Lượng” thì họ lại quên mất
một điểm yếu là “phẩm chất quyền lực”. Bởi lẽ, cường độ của quyền lực
thường là không giống nhau. Ngay tại trường học, bệnh viện, xí nghiệp, công
đoàn và chính phủ có sự đấu tranh về quyền lực là thấy ngay “phẩm chất”
quyền lực luôn luôn thắng thế. Đương nhiên bạo lực là sức mạnh có hiệu quả
trực tiếp đáng sợ nhất. Hơn nữa bạo lực thường ẩn tàng trong pháp luật thành
văn, thậm chí cả trong chính sách. Rồi chính quyền nào cũng phải dựa vào
những đội vũ trang đặc biệt như quân đội, cảnh sát, nhà tù, … để buộc người
khác phải chấp hành chính sách của họ. Điều đó không đâu không có, và tất
nhiên ta phải tiếp nhận bạo lực “quan quyền” và dựa vào tính chất ẩn tàng của
bạo lực mới có thể bảo toàn được cuộc sống của nhân dân không bị bạo lực
uy hiếp, để cho guồng máy xã hội được vận động theo đúng quỹ đạo.

Thật ra sự phản tác dụng của bạo lực bao giờ cũng có, “nó không chỉ xui
mỗi người phải mang một quả chùy, mà còn buộc mỗi người phải xoay xở
mua cho mình khẩu súng có nòng lớn hơn người khác”[88, t1, 40]. Kết quả là
đưa đến sự chạy đua về vũ trang, càng làm tăng mối hiểm nguy cho mọi
người (Mỹ – Nga trong chiến tranh lạnh; Pakistan – Ấn Độ, …). Lịch sử hàng
nghìn năm của văn minh nhân loại cho thấy, diệt trừ cái ác này bằng những
72

cái ác khác, sẽ làm này sinh những cái ác mới, tạo vòng tuần hoàn đòi nợ
máu, kích hoạt những diễn biến khủng khiếp theo quy luật biện chứng của cái
ác. Bởi vì nợ máu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho nên máu –
nợ máu – máu – lại nợ máu – lại đòi nợ máu (Isreal – Palestin; các giáo phái ở
Irắc, … là một ví dụ như vậy). Hồng y Renato Martine, Chủ tịch hội đồng tư
pháp và hòa bình của Tòa thánh Vatican khi đề cập đến những sự biến mới
nhất ở Irắc cho biết: “Đối với tôi, trừng phạt một tội ác bằng một tội ác có
nghĩa là chúng ta vẫn còn giữ quan điểm đổi một con mắt lấy một con mắt,
đổi một chiếc răng lấy một chiếc răng”[96, 155]. Triết lý phương Đông (Phật
giáo) nhắc nhở chúng ta rằng: Bạo lực sinh ra bạo lực, chiến tranh sinh ra
chiến tranh, giết người là người giết, hơn người là người hơn; lấy oán báo
oán, oán lại chất chồng, lấy đức báo oán, oán khắc tiêu tan.

A.Toffler cho rằng, “Nhược điểm của bạo lực hay bức hiếp là thiếu tính
chất đàn hồi, mà chỉ dùng để xử phạt, nên nó được kể là thứ quyền lực có
phẩm chất quá thấp”[88, t1, 41]. Chính vì vậy mà lấy bạo lực so sánh với của
cải thì hệ số của cải cao hơn. Mọi người đều biết sức mạnh của đồng tiền
trong cuộc sống, có tiền mua tiên cũng được, không cần phải trừng phạt cũng
không cần phải uy hiếp, hơn nữa so ra phương thức của nó cũng đa dạng. Và
cách sử dụng của nó cũng có thể là chính mà cũng có thể là tà. Do đó tiền của
có tính đàn hồi hơn là bạo lực. Vì vậy trong nấc thang quyền lực, của cải có
thể đem lại quyền lực phẩm chất bậc trung.

Tuy nhiên đối với thời đại của ngày hôm nay, ông khẳng định:“phẩm
chất quyền lực cao nhất là hãy vận dụng tri thức”[88, t1, 41], “Tri thức
chuyển mình biến thành phẩm chất quyền lực tối cao ngày nay, nó thay đổi
địa vị phụ thuộc vào tiền bạc và bạo lực, mà thành ra vai trò cốt tủy của quyền
lực, thậm chí nó còn mở rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là
bạo lực và của cải”[88, t1, 45]. Đây cũng là cơ sở để hiểu rõ tiền đề biến đổi
quyền lực trong tương lai, và cũng có thể dùng nó để giải thích nguyên nhân
73

toàn cầu tranh giành quyền khống chế tri thức và sự truyền bá thông tin hiện
nay.

Quyền lực có phẩm chất cao không phải là việc đơn giản, trong đó nó
giải tỏa hết mọi điều mà ta buộc kẻ khác phải miễn cưỡng hành động theo ý
của ta. Hệ số quyền lực có phẩm chất cao, muốn so sánh là cứ nhìn vào nguồn
tư liệu, càng dùng ít mà hiệu suất lại cao cùng đạt được mục tiêu. Tri thức mà
vận dụng được kết quả thích đáng, thường khiến cho đối phương vui vẻ tiếp
thu kế hoạch hành động của ta. Thậm chí còn khiến đối phương tự sáng tạo ra
kế hoạch, chương trình hành động như ý ta muốn.

Khi đề cập đến quyền lực, ở thời cổ đại ông cha ta có không ít những câu
chuyện thần thoại phản ánh việc tranh dành quyền lực trong xã hội bằng các
công cụ như bạo lực, của cải và tri thức. Để mô tả ba loại quyền lực trên,
A.Toffler đã viện dẫn thần thoại của Nhật Bản. “Vị thần Thiên Chiếu – thần
vật tượng trưng cho quyền lực hoàng gia – có ba thứ của quý mang trên mình
là: Kiếm, ngọc và tấm kính. Ý nghĩa tượng trưng của kiếm là bạo lực, của
ngọc là của cải, còn tấm kính ở đây được hiểu là để thần Thiên Chiếu nhìn
thấy mình trong kính – làm tăng thêm sự hiểu biết về chính mình, kính cũng
là đại biểu cho một thứ năng lực, cho sức mạnh thần thánh của bà, cũng có thể
hiểu đó là sức hiểu biết hay là tri thức. Ba thứ ấy kết hợp lại thành một hệ
thống tương hỗ hoạt động, và ba thứ đó có thể thay đổi cho nhau. Cầm một
khẩu súng có thể buộc kẻ khác móc túi đưa tiền hay thốt ra những điều cơ
mật. Tiền của có thể mua súng hay mua tin tức, thông tin, mà thông tin cũng
có thể mang lại của cải hay nâng cao tiềm năng bạo lực. Về mặt chính trị,
chính phủ có thể dùng bộ máy cưỡng chế để giam cầm bắt bớ những kẻ phản
đối mình, dùng tiền để mua sự ủng hộ hay phê bình đả kích, thậm chí có thể
chế tạo ra sự tán thành, đồng ý hay thao túng cả chân lý”[88, t1, 38].
74

Tuy nhiên, trong ba công cụ đó, hữu dụng trên hết vẫn là tri thức. “Tri
thức mới là chìa khóa để mở cổng bá quyền kinh tế thế kỷ XXI”[88, t1, 30], nó
có thể được dùng để khen thưởng, khuyến khích hay trừng phạt, thuyết phục.
Thậm chí A.Toffler còn cho rằng, nó có khả năng chuyển hóa, như biến kẻ
thù thành bạn. Hơn nữa chỉ cần nắm vững chính xác thông tin là có thể tránh
được những lãng phí của cải và sức lực, điều này đã được chứng minh bằng
những hoạt động thực tiễn. Do đó ngoài tính chất đàn hồi, tri thức còn có sứ
mệnh khác, nó trở thành cội nguồn đặc biệt của quyền lực tối cao trong tương
lai.

Khi nhấn mạnh vai trò tri thức, A.Toffler viết: “Như bạo lực là cái gì có
tính cách hữu hạn, trong khi thực hiện sự hủy diệt, tấn công hay phòng ngự,
con người chỉ có thể vận dụng sức lực đến một mức độ nào đó mà thôi. Của
cải cũng cùng một cách thể hiện như vậy. Tiền của không thể mua hết tất cả,
dù là núi vàng, núi bạc cũng có ngày khánh tận. Trong khi tri thức không bị
hạn chế như vậy, ngược lại chúng ta có thể truy tầm nó mãi mãi đến tối
đa”[88, t1, 47]. Ông viện dẫn lời của Zenon – triết gia Hy Lạp cổ đại rằng nếu
một khách lữ hành mỗi ngày chỉ đi được một nửa đoạn đường theo mục tiêu
của mình hướng tới thì vĩnh viễn không sao anh ta có thể đạt đến mục đích
cuối cùng. Bởi vì luôn luôn còn một nửa đoạn đường phải đi. Từ góc độ tri
thức mà nhìn về ý nghĩa hàm súc của câu nói ấy, thì chúng ta biết rằng, tự
mình không bao giờ đạt đến điểm tột cùng bất cứ một tri thức nào. Nhưng
chúng ta luôn luôn có thể vượt lên từng bước một, hiểu được bất cứ mục tiêu
sự vật nào bằng cách chia sẻ tài nguyên dựa trên công cụ hỗ trợ nhận thức
mới – máy vi tính, mạng internet, v.v…. Vì vậy tri thức dàn trải kéo dài đến
vô tận.

Khi so sánh tính chất khác biệt của tri thức với tiền của và bạo lực, ông
chứng minh rằng, nếu tôi đang dùng một cây súng thì không thể cùng lúc anh
cũng dùng chính cây súng ấy; cũng như vậy, nếu tôi đang dùng một số tiền thì
75

không thể cùng lúc anh cũng dùng số tiền giống như vậy. Nhưng chúng ta lại
có thể cùng một lúc dùng một tri thức như nhau để duy trì hay đả kích đối
phương; thậm chí có thể khích động xuất phát nhiều tri thức mới. Ông đi đến
kết luận: “Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết được”, “dùng quyền lực
tri thức đấu tranh, cùng với việc sử dụng quyền lực bạo lực và của cải đấu
tranh khác xa nhau”, và ông cho rằng “Theo định nghĩa quyền lực, thì bạo lực
và của cải nên quy về sở hữu của kẻ giàu có hay người mạnh; nhưng dựa vào
tri thức ngày nay thì người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chuyển mình
đoạt lấy quyền lực”. Và bằng tuyên bố “tri thức là cội nguồn quyền lực có
tính cách dân chủ hơn cả”[88, t1, 48] đã kích thích tinh thần không chỉ đối với
hàng triệu thanh niên trẻ ngày nay trong việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
để khẳng định vị trí của mình, mà nó còn đồng thời vừa là một lời cảnh báo
vừa là một lời khuyên đối với các nhà nước – chính phủ trong việc thực hiện
quá trình dân chủ hóa xã hội trong tương lai. Chính vì vậy mà hiện nay các
đảng phái đương quyền có thể dùng bộ máy cưỡng chế, tạo ra những uy hiếp
và trấn áp, tuy nhiên họ cũng cần phải dựa vào tri thức để củng cố thế lực của
mình. Điều đó chứng minh rằng mỗi phe phái đang có quyền lực, từ gia
trưởng đến các công ty, nhà máy xí nghiệp, tập đoàn hay chủ tịch, thủ tướng,
tổng thống một quốc gia đều luôn luôn muốn khống chế chất lượng của tri
thức và quản lý việc truyền bá nó trong phạm vi của mình. Bởi vì “Trong
cuộc đấu tranh quyền lực tương lai, sẽ càng ngày càng tập trung vào việc nắm
được và khống chế quyền lực truyền bá tri thức”[88, t1, 49].

Như vậy, bạo lực, của cải và tri thức là ba nhân tố quyết định sự phân
phối quyền lực trong xã hội. Fracis Bacon với khẩu hiệu “tri thức là sức
mạnh” dù đã phác họa cấp bậc của tri thức với quyền lực, nhưng ông chưa nói
đến mối quan hệ tương hỗ giữa tri thức với bạo lực và của cải. Và từ trước
đến nay cũng chưa hề có ai phân tích đến quan hệ biến đổi có tính chất cách
mạng trong tam giác vàng quyền lực cả. Do đó có thể đi đến kết luận,
76

A.Toffler là người đầu tiên phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tri thức
với bạo lực; tri thức với của cải; bạo lực với của cải và đặc biệt là đã phân
tích sự biến đổi (chuyển dịch) có tính chất cách mạng trong tam giác vàng
quyyền lực này.

2.2.2. Quyền lực của bạo lực


Nghiên cứu nguồn gốc, vai trò của quyền lực bạo lực – loại quyền lực có
phẩm chất thấp nhất này, A.Toffler đặt nó trong sự vận động của tiến trình
lịch sử để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó qua các thời kỳ, từ thời kỳ đồ
đá – công xã nguyên thủy, tiếp đến cách mạng nông nghiệp, đến buổi đầu của
cách mạng công nghiệp, cho đến thế kỷ thứ XX và cả ngày hôm nay. Mặc dù
cho đến nay ở thời đại được coi là văn minh, mức độ tác động, ảnh hưởng của
bạo lực dường như đã giảm dần, tuy nhiên bạo lực không vì thế mà mất đi vị
thế vốn có của nó, mà đây vẫn là phương tiện chủ yếu để đi đến quyền lực.

Để chứng minh cho những nhận xét vừa nêu. A.Toffler mô tả rằng, ở
thời đại đồ đá – thời kỳ nguyên thủy, khi con người dùng các công cụ bằng đá
để săn bắn các con động vật, đó là bạo lực làm ra của cải. Trong các cuộc
chiến tranh chinh phạt của các bộ tộc, bộ lạc trước đây để tranh giành địa bàn
cư trú, sản xuất ,… con người cũng phải sử dụng đến bạo lực để thực hiện
những kế hoạch của mình. “Cướp đoạt” nói chung, đi trước sự “sáng tạo” một
bước, chính vì vậy sức mạnh của bạo lực cũng trở thành một trong những đầu
mối tạo ra của cải.

Hàng nghìn năm trước, khi cuộc cách mạng nông nghiệp khởi đầu những
bước đi đầu tiên, để có được của cải cha ông chúng ta cũng dùng thủ đoạn
“cướp đoạt” như: săn bắn, bắt cá, hái lượm, tìm lương thực, v.v. Với việc
nông nghiệp ngày càng được mở rộng, các công cụ cần thiết cho nền kinh tế
này như roi và đao, côn và trượng, lưỡi kiếm, lưỡi cuốc là cần thiết và không
thể thiếu. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tích lũy nguyên
thủy tư bản phần lớn là của các chủ nô, những người đi chinh phục đất đai,
77

thân sĩ cường hào tước đoạt đất của nông dân, nhóm võ sĩ và tướng quân được
vua chúa cấp đất, v.v… Thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy giai cấp tư sản
cũng không từ một thủ đoạn nào từ lừa gạt, cướp bóc cho đến giết người,
chiến tranh. Để diễn tả bước đi của bạo lực và sự biến đổi của nó, A.Toffler
viết: “Cái phần của cải đầu tiên nhuốm màu tanh hôi này, trải qua nhiều đời,
dần dần từ màu đỏ đổi ra màu hồng phấn, sau đó biến thành màu trắng như
tuyết”[88, t1, 75].

Như vậy trong nền kinh tế buổi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp,
bạo lực vẫn đóng vai trò trọng yếu. Ngay ở thế kỷ XX bạo lực vẫn còn được
dùng bạo lực một cách đại quy mô, chiến tranh thế giới thứ II là một ví dụ
điển hình nhất. Aldof Hitler (Anđóp Hítle) khi xây dựng công xưởng đã lợi
dụng lao công của toàn châu Âu bị trưng tập về để sản xuất vũ khí và chất hóa
học. Và để xây dựng một đế chế vĩnh cửu (đế chế thứ ba), trùm phát xít Hitler
đã thực hiện chế độ độc tài, một nhà nước cảnh sát bằng cách lập ra lực lượng
cảnh sát “SS” và lực lượng cảnh sát mật “Gestapo”. Hai lực lượng này là nỗi
ám ảnh của người dân châu Âu cho đến tận ngày nay. Cả nước Đức lúc đó
như một nhà tù, bạo lực được thi hành và xảy ra ở khắp nơi. Bản thân Hitler
từng tuyên bố: “mọi người phải nhớ lấy một điều nếu ai mà tham gia chống
đối nhà nước thì có nước xuống âm phủ mà biểu tình chống đối”[65, 77].
Trước đây khi còn chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai, phương thức mà
Nam Phi đối xử với đa số người dân da đen trong nước cũng là một loại
khống chế lao công khi áp dụng dùi cui cảnh sát, chó cảnh sát và hơi cay mắt.
Ở Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau đó là ở Nhật, Hàn Quốc giới chủ
thậm chí cả cảnh sát đều tận lực ngăn trở việc thành lập công đoàn bằng cách
thuê mướn bọn lưu manh – “xã hội đen” vũ trang để phá hoại các cuộc đình
công và công đoàn trong các công ty, xí nghiệp, đồng thời uy hiếp lãnh đạo
công đoàn và đoàn viên công đoàn. Để minh chứng cho những kiến giải trên,
ông đưa ra hàng loạt ví dụ, chẳng hạn ở Mỹ có “vũ sĩ công nhân”, Nhật có
78

“bạo lực đoàn”, hay “đảng bàn tay đen”, Hàn Quốc có những nhóm đột kích
nhỏ “bảo vệ công ty”, những nhóm này thi hành chính sách bạo lực để bảo vệ
quyền lợi của giới chủ. Hình thức này còn tồn tại đến tận ngày nay. Hiện nay
tương tự như vậy, ở Nhật cơ quan cho vay bí mật Sakarin có lúc thuê người
dùng phương pháp vũ lực bắt buộc các con nợ khó đòi phải trả tiền ngay. Ở
Việt Nam vừa qua báo chí cũng đã đưa tin về những công ty đòi nợ theo kiểu
“xã hội đen”. Qua những dẫn chứng nêu trên, chúng ta nhận thấy một điều là:
“bề ngoài phần lớn việc giao dịch thương nghiệp không liên quan trực tiếp
đến bạo lực”, nhưng theo A.Toffler “…không nói đến bạo lực thì hoàn toàn
không tồn tại. Trong thực tế bạo lực tiềm ẩn những hoạt động dưới những
hình thức khiến chúng ta hoàn toàn không thấy được khi chỉ nhìn bên
ngoài”[88, t1, 80].

Ở một số quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, bạo lực đã bị lũng
đoạn. Chúng ta sở dĩ không nhìn thấy hành vi bạo lực hiển hiện ở các xí
nghiệp là vì phần lớn hành động bạo lực được bao che, được lồng vào trong
luật pháp. “Luật pháp đều là ngụy trang của vũ lực. Vả lại chung cuộc đều là
bí mật dùng khả năng giải quyết bằng đường lối bạo lực”[88, t1, 82]. Tổng
thống Pháp De Gaulle, trong thế chiến thứ II từng tuyên bố một cách khẳng
khái rằng: “Luật pháp phải có vũ lực làm hậu thuẫn”. Hiện nay để có được
sức mạnh chi phối (quyền lực) các tổ chức khủng bố như Alqueda, Jemaad
Islamiyad, … cũng thường xuyên sử dụng bạo lực làm phương tiện chủ yếu.

Từ những dẫn chứng trên A.Toffler đi đến nhận định, bất luận xí nghiệp
đó là xí nghiệp tư bản hay chủ nghĩa xã hội đều dựa vào luật pháp. Bởi vì:
“Mỗi tờ khế ước, kỳ phiếu mỗi số tiền thế chấp, khế ước của đoàn thể, chính
sách bảo hiểm, tín dụng, đều phải có luật pháp làm hậu thuẫn”[88, t1, 81].
Các xí nghiệp tránh tiếng mình trực tiếp dùng bạo lực, sự thực chúng mua
chuộc chính phủ để thi hành bạo lực. A.Toffler cho rằng: “Trong một quốc
gia công nghiệp tiên tiến, bạo lực của quốc gia được thay thế bằng bạo lực
79

của tư nhân” và “bất kỳ chính phủ nào vào ngày đầu thành lập đều độc chiếm
quyền lực để thi hành bạo lực”[88, t1, 80]. Sự tồn tại của chính phủ có thể tạo
ra sự trợ giúp hoặc trừng phạt đặc biệt một một cách gián tiếp, thậm chí còn
ẩn giấu trong hoạt động kinh tế, mà các hành động của chính phủ đều có vũ
lực làm hậu thuẫn: súng, quân đội, cảnh sát, nhà tù,… Vì thế theo A.Toffler
không thể có cái gọi nền kinh tế không quyền lực, hay là “phi bạo lực”.
Nhưng so sánh với thời kỳ trước khi công nghiệp hóa, xí nghiệp, chính phủ sở
dĩ có thể tránh dùng bạo lực trực tiếp lộ liễu là vì họ tìm được một biện pháp
tốt hơn để khống chế nhân dân, biện pháp đó tức là dùng tiền để mua chuộc.

Như vậy qua những trình bày trên của A.Toffler, chúng ta hiểu rằng để đi
đến quyền lực, của cải có thể thay thế cho bạo lực ở một mức độ nào đó,
nhưng bạo lực vẫn không thể mất đi vai trò, vị trí của nó. Nó vẫn là phương
tiện chủ yếu của mọi thời đại. Về vấn đề này ở ông và chủ nghĩa Mác-Lênin
có sự gặp gỡ về tư tưởng. Chính Lênin trong tác phẩm Nhà nước và cách
mạng từng khẳng định rằng: “bạo lực là bà đỡ cho mọi cuộc cách mạng”.

2.2.3. Quyền lực của tiền


Theo A.Toffler ở xã hội ngày nay, bất luận tập quán xã hội hay là luật
pháp của nước nào đi chăng nữa cũng đều cấm sử dụng bạo lực công khai.
Nhưng cần phải thấy rằng sự rút lui của bạo lực để nhường bớt sân chơi này
cho sự lên ngôi của của cải không phải là dựa trên lòng từ bi, bác ái của các
tín đồ Cơ đốc, hoặc sự thân thiện của chủ nghĩa vị tha. Nguyên nhân là các
phần tử tinh anh trong quá trình cách mạng công nghiệp, đã không còn cần
dựa vào bạo lực, thứ quyền lực có phẩm chất thấp, mà tiến tới thời đại sử
dụng kim tiền, nó là công cụ quyền lực thuộc phẩm chất bậc trung.

Thật ra, trước A.Toffler nhiều nhà tư tưởng cũng đã nói đến quyền lực
của của cải, của tiền. Tiền như đã nói là công cụ quyền lực có tính chất uyển
chuyển hơn, nó có tính đàn hồi hơn là bạo lực. Ngoài ra kim tiền có thể mua
chuộc bạo lực, mà bạo lực lại là phương tiện dùng để uy hiếp mạnh mẽ nhất.
80

Bởi vì có tiền mua tiên cũng được, không cần phải trừng phạt cũng không cần
phải uy hiếp, và phương thức mà con người sử dụng nó trong cuộc sống cũng
hết sức đa dạng.

Sức mạnh của kim tiền, của vốn không ai có thể chối cãi, nó có một “sức
mạnh thôi miên”, thậm chí có lúc nó trở thành “quyền lực tối thượng”. Mặc
dù chúng ta đều biết rằng tiền - vật chất chỉ là phương tiện của cuộc sống,
nhưng đối với một số không nhỏ, tiền lại trở thành mục đích, cứu cánh của
cuộc đời. Ở giai đoạn đầu khi tích lũy nguyên thủy tư bản phương Tây, giai
cấp tư sản đã dùng mọi thủ đoạn kể cả cướp bóc, lường gạt, thậm chí phải trả
một cái giá rất đắt là đổ máu. Chính C.Mác khi nghiên cứu tư bản thời kỳ này
đã nói rằng, lợi nhuận ba trăm phần trăm thì dưới giá treo cổ tư bản cũng sẵn
sàng. Và có lẽ không ai nói về đồng tiền và chủ nghĩa cá nhân thẩm hại, độc
ác, đê tiện hay như C.Mác: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một vấn đề
trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết
trong dòng nước băng giá của đầu óc vị kỷ”. Khi diễn tả sự đê tiện của chủ
nghĩa tư bản, C.Mác viết tiếp: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muôn
màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng
tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác,
ngoài mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc không tình
nghĩa”. Thời kỳ này tiền được xem là thước đo của các giá trị và sự thành đạt,
thậm chí theo C.Mác nó có thể làm đảo lộn các giá trị chân thực của cuộc
sống. Đồng tiền, Mác viết: “ nó biến lòng chung thủy thành sự phản bội, tình
yêu thành lòng căm thù, lòng căm thù thành tình yêu, đức hạnh thành thói
xấu, thói xấu thành đức hạnh, nô lệ thành lãnh chủ, lãnh chủ thành nô lệ, ngu
ngốc thành thông minh, thông minh thành ngu ngốc”[63, 135] … Đồng tiền
thực hiện được sự hòa hợp những điều không thể thực hiện được, nó buộc
những cái đối lập phải ôm hôn nhau”. Cái mà trước đây William Shakespeare
81

khi phản ánh mặt trái của xã hội tư sản đã từng viết trong Timon thành Aten
và được C.Mác nhắc lại rằng:

“… Vàng! Vàng mầu vàng, lấp lánh quý giá! Không, Trời ơi!

Không, tôi cầu xin thật sự.

Chút ít vàng ấy là đủ để biến đen thành trắng, xấu thành đẹp, sai thành
đúng, thấp hèn thành cao quý, già thành trẻ, hèn nhát thành dũng cảm.

Vàng đó sẽ đuổi các pháp sư và đệ tử của các ngài khỏi nơi thờ cúng của
các ngài;

Nó giật gối dưới đầu người sắp lâm chung;

Cái tên nô lệ mầu vàng ấy bảo đảm và phá bỏ những lời thề, ban phúc cho
bọn người đáng nguyền rủa, làm cho người ta phải tôn thờ bệnh hủi nhợt,
mang lại cho những tên ăn cắp chức tước, danh vọng và lời khen, trên
chiếc ghế thượng nghị sĩ;

Làm cho mụ góa

Trở thành cô dâu mới;

Kẻ đã làm cho bệnh nhân bị ung nhọt thối tha trong bệnh viện cũng phải
xua đuổi,

Thì nó được tô điểm, làm cho thơm tho lại biến thành

Một ngày thàng tư.


Thôi đi, kim loại đáng nguyền rủa,
Con điếm chung của loài người, mày đã gây xích mích trong đám đông các
dân tộc”
Và sau đó:
“Ôi kẻ sát quân hiền lành, con người thân mến đã gây sự bất hòa
Giữa cha và con! Con người làm ô uế một cách xuất sắc
82

Chiếc giường trinh bạch nhất của thần Hymen! Thần Mars dũng cảm!
Con người cám dỗ luôn luôn trẻ, tươi tỉnh, lịch sự và được yêu,
Vẻ huy hoàng của anh xua tan tuyết trắng thiêng liêng
Khỏi chiếc gối của thần Diana; Anh, thần thánh hữu hình,
Anh gắn bó những cái trái ngược nhau lại với nhau
Và làm cho chúng ôm hôn nhau! Anh phát biểu bằng miệng của mọi người
Và theo mọi ý nghĩa! Anh là hòn đá thử thách những quả tim, coi nhân
loại, nô lệ của anh, là quân phiến loạn!
Và bằng khí lực của anh, anh ném nhân loại vào trong những sự bất hòa
làm cho nó tiêu vong,
Để khiến cho những con vật thành kẻ thống trị thế giới!”[63, 131].
Như vậy qua những trích dẫn trên ta đã rõ về quyền lực của tiền, nó có
thể nhảy múa trước thần thánh, kể cả những điều linh thiêng nhất là tôn giáo
nó cũng có thể xâm nhập, xoay vần.

Việt Nam chúng ta cũng có không ít những câu ca dao, tục ngữ nói về
sức mạnh của tiền: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”; “tay mang túi bạc kề kề, nói
khuấy nói khóa người nghe ầm ầm”; tiền là sức bật của lò so, là nỗi lo của con
người, là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là
cái cân công lý, có tiền mua tiên, v.v… Vì tiền có tính chất uyển chuyển hơn,
cho nên nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với những mục đích khác nhau,
có thể dùng để mua quan bán chức, đổi trắng thay đen, chạy án, mua chuộc,
v.v… Nói tóm lại mối liên hệ giữa tiền - quyền là mối liên hệ mang tính tất
yếu và biện chứng, tiền có thể thao túng được cả quyền lực, ngược lại quyền
lực cũng mang lại lợi ích lớn – càng nhiều tiền hơn. Lã Bất Vi tể tướng nhà
Tần khi đề cập đến quyền lực của kim tiền đã từng nói một câu nói nổi tiếng:
“Trong việc buôn bán hàng trăm thứ hàng hóa thì không có gì lãi bằng buôn
vua”. Để lên được chức tể tướng, thủ pháp chính trị của Lã Bất Vi cũng là sử
83

dụng sự uyển chuyển của kim tiền. Trong cuộc chiến tranh chống Taliban ở
Afganishtan và cuộc chiến lật đổ chế độ Sadhdam Hussien ở Irắc, chính
quyền Clinton cũng như chính quyền Bush thường dùng chiến lược quen
thuộc “củ cà rốt và cây gậy”, tức là tiền phải đi trước súng đạn nếu hiểu theo
một khía cạnh khác. Nước Mỹ trong các cuộc chiến tranh này đã bỏ một
lượng lớn mỹ kim để mua chuộc các tướng lĩnh quân sự, tài trợ cho các phe
phái đối lập, … Nếu không sử dụng phương pháp này thật khó có thể nói đến
việc bình định các khu vực này nhanh chóng như vậy.

Kim tiền theo A.Toffler tuy không như cây súng có hiệu quả rõ rệt, tức
thì, nhưng thực ra có nhiều thủ đoạn hơn để xoay trở, như thưởng phạt, là
công cụ có tính chất uyển chuyển hơn. Ông cho rằng kim tiền trước kia không
trở nên công cụ quyền lực chủ yếu là vì số người ủng hộ dùng công cụ này
quá ít, lý do căn bản là không cần dùng đến tiền. Trước thời đại công nghiệp
hóa, nông dân hoàn toàn tự cấp tự túc. Một khi công xưởng thay thế nông
trang, con người không còn tự cấp tự túc thì không thể không nhờ “Tiền” để
sinh hoạt. Xã hội phải nhờ kim tiền không giống chút nào với xã hội “tự mình
sản xuất” cũng đã sửa đổi mối quan hệ quyền lực của loài người.

Quyền lực của bạo lực đương nhiên không tiêu tan mất, nhưng trong khi
kim tiền trở nên công cụ chủ yếu khống chế sức lao động, thì hình thức và
công năng của bạo lực cũng sửa đổi đi. Sự phát đạt của các quốc gia công
nghiệp hóa khiến cho bạo lực cũng bị lũng đoạn có hệ thống, được đưa lẫn
vào pháp luật, lại khiến con người ngày càng ỷ lại vào kim tiền. Những dạng
thay đổi này theo A.Toffler, giúp cho giới thông minh càng ngày càng hiểu
biết cách vận dụng kim tiền, mà không cần đến bạo lực để sáng tạo địa vị của
họ trong lịch sử. Đây mới là ý nghĩa đúng của sự chuyển dời quyền lực, chẳng
những là quyền lực từ một người, một nhóm chuyển đến một người, một
nhóm khác, mà còn sửa đổi mô thức và phân lượng của kim tiền, bạo lực và
tri thức.
84

Ông viết tiếp: “Ngày nay trong khi xã hội công nghiệp đã đem bạo lực
sửa đổi mặt mày giấu lẫn vào trong luật pháp, chúng ta cũng đem kim tiền sửa
đổi mặt mày thành hình thức khác”[88, t1, 87]. Và hiện nay khi chúng ta đã
bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển tiếp tục của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, chu kỳ sáng tạo ra sản phẩm
mới được rút ngắn – hệ thống sáng tạo của cải mới được khai sinh, “chúng ta
lại đang đứng trước một giai đoạn lịch sử quyền lực đang là khởi điểm mới
của sự chuyển dời”[88, t1, 103].

Trên bình diện quốc tế, hiện nay khi nền kinh tế toàn cầu trưởng thành,
thị trường tiền tệ thế giới khuyếch trương và phát triển quá mau, khiến bất cứ
một cơ cấu riêng lẻ nào, từ xí nghiệp cho đến cá nhân đều trở nên nhỏ bé mờ
mịt và chỉ cần tiền tệ của một quốc gia bị phá sản thì lập tức làn sóng sẽ lan
khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 bắt đầu ở Thái Lan và sau
đó lan ra các nước Đông Nam Á khác và cả khu vực là một minh chứng điển
hình nhất cho những phân tích của A.Toffler.

Lần lại lịch sử tiền tệ chúng ta thấy rằng, ở buổi đầu thời đại công
nghiệp hóa, đại quyền tiền tệ toàn cầu đều nằm trong tay người châu Âu
khống chế. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đại quyền ấy chuyển qua Bắc
Mỹ. Địa vị bá chủ kinh tế của Mỹ từ đó cho đến nay vẫn được giữ nguyên.

Tiền tệ trước đây cũng như hiện nay là nguồn gốc sinh ra quyền lực lan
tràn khắp thế giới, thậm chí quyền lực của nó thâm nhập vào từng ngõ ngách
của mỗi quốc gia. Tiền tệ mỗi lần vận chuyển đều có thể đưa đến việc quyền
lực tương đối của một miền hay trên cấp bậc quốc tế được phân phối lại. Như
trong khi tiền đổ vào Trung Đông thì các quốc gia Ả Rập đột nhiên có quyền
lực lớn trên trường chính trị quốc tế, Israel tức khắc bị cảm thấy cô lập: Các
quốc gia Ả Rập tài trợ kinh tế cho các nước châu Phi thì Jerusalem đoạn giao,
v.v… Thế nhưng đầu năm 1980, khi tổ chức các quốc gia dầu hỏa tan rã, thì
85

thế lực chính trị của Ả Rập cũng suy thoái. Và hiện nay trước xu thế toàn cầu
hóa, các nước dù lớn hay nhỏ đều tán thành lập một cơ cấu quyền lực tối cao,
đó là những tổ chức siêu quốc gia. Chẳng hạn Ngân hàng trung ương châu Âu
được thành lập, đồng tiền chung Châu Âu được sử dụng cũng là nhằm để
cạnh tranh với đồng Yen của Nhật, đồng USD của Mỹ, …

Xuất phát từ yêu cầu của xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới, các lãnh tụ chính trị châu Âu đề nghị thủ tiêu tiền tệ mỗi nước mà
sáng tạo ra một thứ tiền tệ mới có thể thích dụng cho toàn châu Âu. Giới học
thuật cũng như giới tiền tệ đều hô hào tán thành việc thành lập một Ngân
hàng trung ương trên cấp bậc thế giới để quốc tế hóa công cuộc kinh doanh.
Mặc dù một số nước muốn duy trì một loại quyền lực tiền tệ riêng của mình,
chẳng hạn cựu thủ tướng nước Anh Thacher không mấy tán thành các tổ chức
siêu quốc gia, tuy nhiên tại các hội nghị cấp cao G7,G8, WEF (diễn đàn kinh
tế thế giới) vẫn cứ yêu cầu: cùng nhau phối hợp chính sách tiền tệ, như lợi
suất, hối suất v.v…

Như vậy rõ ràng khi chính sách tiền tệ chung của khu vực hay trên cấp
độ quốc tế được thực hiện, quyền lực Ngân hàng trung ương của các quốc gia
sẽ bị suy giảm. Từ thực tế trên A.Toffler đi đến dự đoán: “tương lai chỉ trong
vòng vài thập niên nữa, trong giới tiền tệ toàn cầu phái dân tộc và phái quốc
tế, đối đầu với tính chất tân quản lý mở rộng sẽ xảy ra cuộc tranh chấp quyền
lực với nhau, … kết quả là thay vào đó, hệ thống sáng tạo của cải mới của thế
giới sẽ xung đột với nhau”, và ông xác định”cuộc chiến tranh nhằm uốn nắn
lại hệ thống tiền tệ toàn cầu nhất định sẽ ngày càng yếu, những anh hùng quá
khứ xưng hùng xưng bá một thời sẽ bị quên lãng”[88, t1,110-111]. Tuy nhiên,
cuộc tranh đoạt quyền lực của cải thế giới này không hẳn là bộ mặt toàn bộ
của tương lai, mà sự biến đổi to lớn là biến đổi bản chất của cải. Hệ thống
sáng tạo của cải mới hoàn toàn của thế kỷ XXI sẽ mang lại một biến đổi lớn
cho sự phân phối quyền lực. Hệ thống mới này là sự trao đổi và phổ biến
86

nhanh chóng tư liệu, sáng kiến, phù hiệu và ý nghĩa tượng trưng. Nó làm nên
cái mà chúng ta gọi là nền “kinh tế tượng trưng”, “kinh tế siêu tượng trưng”
hay nói cách khác quyền lực của nền kinh tế hiện vật sẽ được thay thế bằng
quyền lực của nền kinh tế tri thức. Điều này có nghĩa là: “Chúng ta phải nhận
thấy rằng trí tuệ chính là nguồn gốc của của cải mới. Không phải là đất đai,
tiền bạc, nguyên vật liệu, hay công nghệ mà chính là khối óc và kỹ năng của
con người”[34, 53].

2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và
quyền lực của tri thức

2.3.1. Bước chuyển của quyền lực


Để luận chứng cho bước chuyển dời quyền lực từ tiền của sang tri thức
và bản chất của loại quyền lực sau này, trước hết A.Toffler phân tích những
thay đổi mau lẹ của thế giới dưới tác động của tri thức. Theo ông, bằng cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, thế giới đang đứng trước những biến
đổi to lớn. Sự biến đổi này đang diễn ra từng ngày, từng giờ, thậm chí từng
phút trên khắp địa cầu. Trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật đó, hệ
thống sáng tạo của cải mới được khai sinh, bao gồm các thứ thị trường, ngân
hàng, trung tâm sản xuất và phòng thí nghiệm tổ hợp lại thành mạng lưới toàn
cầu. Giữa những đơn vị này, lượng trao đổi, số liệu thông tin và tri thức luôn
luôn mỗi ngày mỗi bành trướng, ngoài ra còn tác động tương hỗ qua lại tức
khắc. Đó là hệ thống kinh tế “nhanh lẹ”, “tốc độ” của ngày hôm nay và ngày
mai. Hiện tượng gia tốc hay nhanh lẹ ấy của guồng máy biến đổi của cải,
chính là động lực của nền kinh tế tiến bộ. Nó cũng là nguồn gốc của sức
mạnh vĩ đại. Tách ra khỏi nó tức là bị loại trừ ra khỏi tương lai. Ngày nay
khoa học kỹ thuật càng mới thì càng rút ngắn chu kỳ sáng tạo sản phẩm và
chúng ta thường nói đến những khái niệm trong sản xuất và bán hàng như:
“tốc độ thâm nhập thị trường”,”phản ứng nhanh”,”vòng quay nhanh”, cho đến
”chủ động cạnh tranh thời gian”, hay “giao hàng đúng lúc”,v.v… Điều này
87

chứng tỏ rằng người mua hàng càng ngày càng đòi hỏi thời điểm phải chính
xác, thường xuyên và đúng hạn. Người bán hàng phải đáp ứng những đòi hỏi
về giờ giấc một cách nghiêm chỉnh hơn trước và hạn chế tối đa việc đòi hỏi
thời gian. Bởi vì nếu như giao hàng trễ trong một nền sản xuất tốc độ và đa
dạng mẫu mã như hiện nay thì cũng tệ hại như không giao hàng.

Trong hệ thống kinh tế nhanh nhạy này, khoa học kỹ thuật tiên tiến làm
tăng nhanh trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng như vậy mới chỉ là nói
một cách khái quát nhất. Thật ra, trong thực tế còn có nhiều nhân tố mới
quyết định sự nhanh chậm của hệ thống kinh tế như: Tốc độ giao dịch, thời
gian cần thiết để quyết định, tốc độ hình thành những quan niệm mới, tốc độ
tung ra thị trường những quan niệm mới, lưu thông tiền vốn, cho đến những
điều cực kỳ quan trọng là số liệu, thông tin, toàn bộ tri thức trong hệ thống
kinh tế phải điều động nhanh. Hệ thống kinh tế “nhanh” sáng tạo ra của cải và
quyền lực, nó bỏ xa hệ thống kinh tế trì trệ chậm chạp và những nghi thức
truyền thống “dốt nát” làm hạn chế khả năng lựa chọn của xã hội. Trong hệ
thống chu kỳ ấy, các thứ thông tin qua lại không ngừng nghỉ. Và do việc tiết
giảm thời gian của mỗi đơn vị được rút ngắn nên giá trị càng cao hơn trước.
Chính vì vậy mới phát sinh việc đối diện với vòng quay, khiến đã nhanh lại
càng nhanh hơn nữa, kết quả ấy không phải chỉ là tiến hóa, mà là mang tính
chất cách mạng. Cho nên có thể nói kết quả tri thức được dùng để rút ngắn
khoảng cách của thời gian. Và đương nhiên hệ thống sáng tạo của cải mới này
sẽ không còn cố định như trước, bởi vì theo A.Toffler: “lịch sử đầy chuyện
bất ngờ, buộc chúng ta phải tư duy theo một hướng khác mới hơn, hay phát
kiến ra một tổ chức, một cơ cấu hoàn toàn mới”[88, t1, 111]. Và đúng như
những dự đoán của A.Toffler, loài người hiện nay đang trên đường hành trình
bước vào một nền kinh tế mới – nền kinh tế tượng trưng hoặc siêu tượng
trưng và của cải cũng đã bắt đầu có tính tượng trưng.
88

Trước kia, của cải có tính chất cố định, không phải có tiền rồi tức thì có
của cải. Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng của cải sinh ra quyền lực và quyền
lực lại sinh sôi của cải. Mối quan hệ biện chứng này được đặt trên cơ sở nền
tảng là đất đai. Theo A.Toffler, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, một miếng
đất đã được một người chiếm dụng thì người khác không thể cùng một lúc
cũng chiếm lấy nó. Nó có thể được đo đạc, đào vét, bóp nặn, … nhưng không
thể phá hủy. Nhưng đến lúc công nghiệp ống khói bay vào mây xanh, thì của
cải đã có sự thay đổi rồi. Cơ khí và nguyên liệu đã biến thành tư bản quan
trọng đó là lò luyện kim, máy dệt, máy điện, máy may, quặng mỏ v.v…Thế
nhưng, các thứ tư bản công nghiệp cũng vẫn có hạn, nếu anh dùng lò luyện
kim trong xưởng sắt thép thì kẻ khác không thể cùng lúc dùng các thiết bị ấy.

Trước đây, trong thời đại văn minh nông nghiệp, hay thời đại văn minh
sản nghiệp của làn sóng thứ nhất, bản thân tiền của tất phải có giá trị về vật
chất như vàng, bạc, ngọc, hay mã não v.v… tức là địa chủ, ít nhất còn biết
được tài sản của họ, biết được núi này, bình nguyên nọ, cho đến cả một cộng
cỏ, một gốc cây của mình. Còn trong thời đại công nghiệp, người đầu tư
dường như không thấy rõ, càng không nắm được khoáng sản hay máy móc gì
trong thanh đơn tài vụ của họ. Người đầu tư chỉ thấy được vật mang tính chất
thuần túy tượng trưng là giấy báo về tài vụ, trái khoán, và cổ phiếu là đại biểu
cho một bộ phận giá trị của công ty. Chính vì vậy ngày nay không có ai lại
xem máy điện toán Apple hay IBM là thực chất tư sản cả, để mà quyết định
cần hay không cần mua cổ phiếu. Lâu đài và máy móc của công ty không còn
quan trọng mà cái quan trọng là sự tiêu thụ và năng lực nghiệp vụ, và những
sáng kiến ẩn giấu trong vỏ não của nhân viên. Từ những diễn đạt trên,
A.Toffler đi đến dự đoán, nền kinh tế của làn sóng thứ ba đều là như vậy, sản
nghiệp của nó là các hoạt động của công ty như những công ty Nhật, Mỹ,
Pháp, Đức, v.v…
89

Những hình thức chuyển hoán tiền tệ ngày nay đã biến đổi kinh tế học
truyền thống từng định nghĩa tiền tệ là nguồn vốn hữu hạn. Bàn về sức mạnh
của tri thức ông viết: “Đất đai hay máy móc chỉ có thể cấp cho một cá nhân
dùng trong một thời điểm, một nơi nào đó thôi; còn trí thức thì có thể cùng
một lúc được nhiều người cùng sử dụng. Hơn nữa chỉ cần vận dụng thích
đáng thì có thể diễn sinh nhiều tri thức nữa, vì vậy mà tri thức lấy không bao
giờ hết, dùng không bao giờ cạn”[88, t1, 114]. Thế nhưng đó chỉ là một bộ
phận nhỏ trong trong cuộc cách mạng tư bản. Dù rằng “tư bản tri thức” đang
ở vào thời đại tiến lên, bản thân tư bản cũng ngày càng không chân thực – nội
hàm tư bản bắt đầu biến đổi không khác mấy so với phù hiệu tượng trưng.

Tiền tệ của thời đại nông nghiệp thuộc kim loại thay những hóa vật nào
đó chế tạo ra, còn hàm lượng tri thức thì dường như là con số không. Tiền tệ
của làn sóng thứ nhất không chỉ có thể nhìn thấy được, sờ mó được mà còn có
thể bảo tồn lâu dài, hơn nữa cũng không cần biết chữ – vì giá trị tiền tệ hoàn
toàn trông vào số lượng của nó, chứ không phải là chữ nghĩa in ở trước mặt.
Ngày nay tiền tệ trong xã hội công nghiệp là do sự in ấn trên giấy tờ, không
kể là có hay không có hóa vật làm hậu thuẫn, chỉ nhìn trên giấy in ra con số
bao nhiêu. Tiền tệ dù đã mang tính tượng trưng nhưng vẫn còn nhìn thấy, sờ
mó được.

Nhưng tiền tệ của làn sóng thứ ba đã dần dần chuyển ra sóng điện, nó tùy
lúc có thể tiêu tan, trong nháy mắt có thể di chuyển, chỉ có thấy tiền nhảy trên
màn hình điện toán. Tất cả giống như trò chơi điện tử, như tia chớp lóe trên
khoảng không. Tiền tệ của làn sóng thứ ba dựa trên cơ sở thông tin và tri thức.
Sự biến đổi tiền tệ và tư bản càng ngày càng xa rời thực tế, từ truyền thống có
thể cầm nắm đến tính chất tượng trưng và đến ngày nay là hình thức ‘siêu
tượng trưng”. Từ thực tế trên ông đi đến khẳng định: “Của cải của chúng ta
đều mang tính chất tượng trưng và còn khiến mọi người kinh sợ là tính tượng
trưng ấy còn đem lại một thực chất quyền lực”[88, t1,126].
90

Như vậy tiền tệ vốn có thể sờ mó, nhìn thấy, bây giờ đã thay đổi thành
giấy ghi chép mang tính tượng trưng, cuối cùng biến đổi ra những phù hiệu
chớp sáng trên màn hình máy vi tính. Nói chung tiền tệ ngày càng ngày càng
đi mau vào thời đại “siêu tượng trưng”. Của cải mang tính tượng trưng sẽ thay
thế cho của cải thật. “Chúng ta đang sáng tạo ra một thứ của cải biến động
liên tục theo hàm số, nó giống như hai mặt kính đối diện nhau tạo ra vô số
những hình ảnh đảo ngược”[88, t1, 116].

Ngày nay bằng cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện đại, vai trò của
thông tin càng ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
thậm chí sức mạnh của nó còn quyết định đến chiến lược phát triển của công
ty. Chính vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi bắt gặp các khái niệm như:
chiến sĩ thông tin; tình báo thông tin; chiến tranh thông tin; mạng lưới thông
tin; tư liệu thông tin; xa lộ thông tin, v.v… mà thông tin lại là cơ sở để có
được tri thức. Theo cách định nghĩa của A.Toffler thì “tri thức bao gồm
những điều kiện như giả thiết, giá trị, hình ảnh, sự khích động cùng với khả
năng kỹ thuật chính xác”[82, t1, 316]. Định nghĩa về tri thức của ông mặc dù
còn sơ lược và chưa được thuyết phục lắm, song đã gợi mở cho chúng ta thấy
rằng tri thức khoa học chính là yếu tố cơ bản nhất, cốt lõi nhất để tạo ra bức
tranh chung về giới tự nhiên, xã hội và tư duy trong ý thức loài người, giúp
chúng ta chinh phục thế giới theo mục đích của mình một cách có hiệu quả
nhất. Vấn đề là làm sao xử lý tốt thông tin một cách có hiệu quả để nó biến
thành tri thức.

Hiện nay với sự phát triển của tư duy con người, hệ thống sáng tạo của
cải mới vẫn đang tiếp tục trưởng thành và khẳng định, hoạt động kinh tế càng
ngày càng có những biến động lớn. Điều này cũng kéo theo sự biến đổi luôn
cả ý nghĩa của giá trị. Trước đây, “quy luật của nền kinh tế thị trường là nếu ở
đâu có nguồn nhân lực phong phú nhất và lao động rẻ nhất, các doanh nghiệp
và các công ty tất yếu sẽ tìm đến”[29, 61]. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng hiện
91

nay, nhân lực và lao công giá rẻ tỏ ra ít hấp dẫn so với lao động có chất lượng
cao. Hãy lấy Haiti, Bangladesh hoặc một số nước kém phát triển ở châu Phi
làm ví dụ cho nguồn nhân lực giá rẻ và Ireland, Singapore làm ví dụ cho
nguồn nhân lực được đào tạo tốt. Và như vậy nguồn vốn không chỉ di chuyển
đến những nơi có lao động rẻ nhất nữa, tư bản đã bắt đầu chuyển hướng đến
những nơi có hàm lượng chất xám cao. Do đó ông cho rằng:“giá trị không thể
chỉ dựa vào tổ hợp đất đai, lao công và tư bản. Hơn nữa nếu trước tiên không
có sự quy hoạch ở cấp cao hơn, thì dù có nhiều đất đai, lao công và tư bản
cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng”[88, t1, 147], “Vả lại từ nay về sau,
yếu tố nâng cao giá trị phụ gia không phải là lao công giá rẻ mà là tri thức,
không phải nguyên liệu mà là phù hiệu tượng trưng”[88, t1, 150]. Vì vậy “Bất
cứ xí nghiệp nào mà thiếu văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin, nói chung là
tri thức thì không sao có thể đứng vững được. Càng nhìn sâu hơn nữa, trong
tất cả nguồn tư liệu sáng tạo ra của cải, công năng lớn nhất vẫn là tri thức. Sự
thật, thường thường tri thức có thể thay thế các nguồn tư liệu khác, nó là thứ
lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn. Tri thức là sản phẩm thay thế
cho tất cả”[88, t1, 156].

2.3.2. Quyền lực của tri thức


Khái quát hoạt động thực tiễn đầy sôi động của khoa học và công nghệ,
bước chuyển nhanh chóng với tốc độ kinh ngạc của các lĩnh vực trong đời
sống xã hội, A.Toffler đã đi đến khẳng định vai trò then chốt của tri thức khoa
học trong hệ thống sáng tạo của cải mới, dự báo sự lên ngôi của quyền lực
mới – quyền lực của tri thức trong nền kinh tế siêu tượng trưng. Tuy nhiên,
theo ông: “quyền lực của tri thức không phải chỉ là vấn đề khoa học kỹ thuật,
… không chỉ là về thương mại và chính trị mà cả văn hóa, tâm lý, xã hội”[88,
t2,490-491]. Sự cạnh cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia theo ông quan
trọng nhất là sự phát minh và phổ biến quan niệm, tư tưởng, thông tin, hình
ảnh và tri thức [xem 88, t2, 495]. Do đó có thể nhận thấy việc tăng cường
92

quyền lực của một quốc gia trên vũ đài chính trị thế giới là sự kết hợp của
nhiều yếu tố từ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa,
thông tin, ... mà bất cứ quốc gia nào muốn nâng cao tầm vóc cũng phải chú ý
đến. Tuy nhiên trong các yếu tố làm nên sức mạnh của một cường quốc, tri
thức vẫn là tài nguyên quan trọng và nền tảng cơ bản nhất, trở thành chìa
khóa để mở cánh cửa đi vào tương lai.

Ông cho rằng ngày nay sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin
sẽ làm thay đổi cách tư duy truyền thống về sản xuất, mở ra những hướng đi
và triển vọng mới cho tất cả chúng ta bước vào tương lai. Thực tiễn vài thập
kỷ vừa qua đã chứng minh rằng, việc máy điện toán ra đời không chỉ thay thế
nhân công mà còn có thể thay thế tiền vốn. Tất nhiên, việc đầu tư cho máy
điện toán mới ở giai đoạn đầu, chi phí vào phần mềm, thông tin và thông tấn
khá nhiều, nhưng vì nó đã đem lại hiệu quả là hạ thấp giá thành sản phẩm,
cho nên dù xí nghiệp chỉ có số vốn nhỏ cũng thu hoạch được giá trị sản xuất
tương đương với xí nghiệp lớn nhiều vốn. Ông cho rằng cách nhìn mới mẻ
của tư bản ấy đang lưu hành trên toàn thế giới. Và để chứng minh, ông đã dẫn
lời của giáo sư Harus Shimada đại học Keio ở Tokyo rằng “Xí nghiệp của
chúng ta đang thoát ly thời đại tư bản tích lũy số vốn lớn, tư sản và nhân lực
mới có thể sản xuất, mà đi vào mô hình của xí nghiệp “lưu động”. Các loại xí
nghiệp ấy hạ thấp tối đa nhu cầu tiền vốn”[88, t1, 162].

Một minh chứng cụ thể là hiện nay các công ty lớn của Nhật Bản, Mỹ,
Pháp, Đức, … đều đầu tư phần lớn vào việc nghiên cứu phát triển (R & D)
chứ không phải tiền vốn và sản xuất. Như vậy, “tri thức chủ yếu khống chế
kinh tế tương lai”, “tư bản nhân lực đã thay thế cho tư bản tiền bạc”. Tri thức
đã biến thành nguồn tư liệu quan trọng cho xí nghiệp, vì nó là sản phẩm thay
thế cuối cùng. Trước mắt chúng ta, trong kinh tế bất cứ sự sản xuất và lợi
nhuận nào đều phải dựa vào ba nhân tố quyền lực là: Bạo lực, của cải và tri
thức. Bạo lực đã dần dần biến đổi trong phạm vi tri thức. Nội dung của công
93

tác và phương thức cũng theo đó mà biến đổi – đều dựa vào sự thao túng của
phù hiệu tượng trưng. Trong khi tiền vốn, tiền tệ và công tác đều biến đổi theo
cùng một phương hướng, toàn bộ cơ sở kinh tế đều phải đổi mới toàn diện. Từ
từ thoát ly khỏi truyền thống công nghiệp ống khói mà tiến đến mô hình kinh
tế siêu tượng trưng.

A.Toffler dự báo: “Mô hình kinh tế mới hạ thấp mức vật liệu, nhân công,
thời gian, không gian và nhu cầu tư liệu, để cho tri thức lãnh vai trò tư liệu
quan trọng trong nền kinh tế tiến bộ. Do đó giá trị tri thức tăng cao. Cũng
chính do đó mà những cuộc chiến tranh thông tin trên cấp độ hoàn cầu bộc
phát được dự báo là không thể tránh khỏi”[88, t1, 164].

Vì thông tin đóng vai trò quan trọng như vậy, cho nên nếu công ty, xí
nghiệp và hãng chế tạo nào khống chế được các nguồn thông tin thì họ sẽ nắm
được quyền lực. Cuộc chiến dùng khoa học kỹ thuật cao cấp để tranh giành
quyền khống chế thông tin đã khởi động và lan tràn khắp mọi nơi. Chẳng hạn
cuộc chiến ở quầy thu ngân. Cụ thể là máy đọc quang học, tia laser, máy vi
tính xách tay và những khoa học kỹ thuật mới khác không ngừng đổ vào các
tiệm bách hóa, các cửa hàng bán lẻ, thương điểm chiết khấu, tiệm sách, cửa
hàng điện khí, cửa hàng quần áo, cho đến siêu thị, v.v… Vì vấn đề thông tin
quá quan trọng, nên có một số xí nghiệp sản xuất vui lòng mua lại tin tức của
các cửa hàng bán lẻ, hoặc có hãng trực tiếp trao đổi sự phục vụ, hay thông qua
các xí nghiệp trung gian mua tư liệu thông tin của các cửa hàng bán lẻ để
nghiên cứu và vạch ra chiến lược kinh doanh mới. Điều đó khiến chúng ta
phải suy xét lại vấn đề đối với nhà sản xuất và người tiêu thụ.

Bàn về ảnh hưởng của thông tin đến hoạt động kinh doanh, ông viết:
“Thế giới ngày nay, tiền bạc đã được “thông tin hóa” và thông tin lại được
“tiền bạc hóa”, thì người tiêu thụ mua một món hàng gì phải trả đến hai lần
tiền. Thứ nhất là trả tiền cho sản phẩm đã mua, thứ hai là trả tiền thông tin
94

quảng cáo. Đối với khách mua hàng thì khoản thứ hai hầu như không có ý
nghĩa gì, nhưng lại là hệ trọng đối với cửa hàng bán lẻ, xí nghiệp sản xuất,
ngân hàng, công ty thẻ tín dụng, v.v… tất cả đều tranh thủ nắm lấy quyền
thông tin này” và “nói về cuộc chiến thông tin, chẳng những chúng ta thiếu từ
vựng, mà cũng không đề cập đến khái niệm kinh tế và pháp luật. Nhưng vấn
đề sẽ ảnh hưởng đến không ít Mỹ kim là ai có quyền về thông tin, mà còn dẫn
đến việc chuyển dời quyền lực kinh tế xã hội”[88, t1,179-180]. Điều này
khiến chúng ta bắt đầu phải xét đến vấn đề quyền lực tư nhân tiềm ẩn trong
nền kinh tế siêu tượng trưng. Phần lớn những tư liệu ấy, một khi đã lọt vào
tay các hãng buôn, các dây chuyền siêu thị, xí nghiệp sản xuất, đều có thể bán
hay đổi chác với bất cứ giá nào. Nói chung nhu cầu của thị trường đối với
nguồn thông tin như vậy quá cần thiết. Tuy nhiên A.Toffler cho rằng, “tất cả
chỉ là bước đầu để đi vào kỷ nguyên tương lai. Nắm được thông tin, những
khoa học kỹ thuật mới sẽ biến đổi tất cả hệ thống sản xuất và phân phối, sáng
tạo ra một thứ quyền lực chân không vĩ đại, mà các đoàn thể và các cơ cấu
mới hy vọng nắm được quyền thay thế”[88, t1,186]. Khi mạng trí tuệ siêu việt
được đưa vào sử dụng rộng khắp, ngoài việc tiết giảm chi phí cho các công ty,
các chuyên gia cho rằng hệ thống điện tử siêu trí tuệ này có giúp ích cho Mỹ
có một địa vị trong trận chiến mậu dịch quốc tế.

Hiện nay, mạng trí tuệ siêu việt đặt ra những vấn đề phức tạp về mối liên
hệ giữa các tư liệu, thông tin, và tri thức về ngôn ngữ, về những chuẩn mực
đạo đức và những mẫu mực khó hiểu ẩn giấu trong phần mềm. Quyền điều
chỉnh và trách nhiệm đối với những lỗi lầm hay thiên kiến, những vấn đề
riêng tư và công bằng, tất cả sẽ đặt ra hàng loạt cho cấp quản lý và luật pháp
trong những năm sắp tới khi mà xã hội đang cố gắng thích nghi với sự tồn tại
của trí tuệ siêu việt. Mạng lưới siêu trí tuệ cũng bắt buộc xí nghiệp có yêu cầu
giảm bớt thủ tục hành chính, và gợi ý rằng qui định quản chế của chính phủ
ngày càng ít hữu hiệu bởi vì bối cảnh thời đại đã hoàn toàn cải biến. Sự thật
95

đây là cuộc chạy đua điện tử hóa của thế kỷ, của nền kinh tế siêu tượng trưng.
Khi xí nghiệp đã có mạng lưới trực tiếp liên tuyến phục vụ, khi xí nghiệp đã
có thể cạnh tranh với nhau ở lãnh vực hoàn toàn mới lạ, mạng lưới siêu trí tuệ
đã phá vỡ cơ cấu kinh tế chuyên nghiệp và phân công theo truyền thống. Các
xí nghiệp vệ tinh và các nhóm xí nghiệp mới chẳng những kết hợp tư bản, mà
còn cùng chung nhau khai thác các tư liệu thông tin.

Sự trưởng thành của mạng lưới gây ra sự đấu tranh giành quyền khống
chế tri thức và truyền bá, cũng có thể chuyển đổi quan hệ quyền lực giữa
người với người, công ty với công ty, xí nghiệp với xí nghiệp, quốc gia với
quốc gia. Đặc biệt là: “Mạng lưới siêu trí tuệ có thể giúp cho xí nghiệp tiết
giảm hàng tỷ đôla, và đã tiến một bước rất lớn so với trước đây, là trí não, tư
tưởng không những chỉ thay thế cho tư bản, năng lượng và tài nguyên thiên
nhiên, mà còn thủ tiêu cả sự bạc đãi đối với lao động”[88, t1, 221]. Nhưng
mạng lưới siêu trí tuệ có thể đem lại hạnh phúc cho nhân loại hay không sẽ lệ
thuộc phần nào vào trí tuệ của xã hội và chính trị dẫn dắt đến sự phát triển
hoàn chỉnh.

Vì có sự tiến bộ song song của trí tuệ nhân tạo và những sáng chế mới
luôn được bổ sung, cho nên mạng lưới của chúng ta ngày càng tự động hơn và
càng siêu việt hơn, chính vì thế mà quyền lực của máy điện toán, mạng
internet sẽ ngày càng lớn mạnh. Tương lai, việc lũng đoạn tri thức và tranh
giành quyền lực dựa trên tri thức sẽ trở thành cuộc chiến điển hình nhất của
những cuộc chiến. Những biểu hiện cụ thể của việc tranh giành quyền lực dựa
trên tri thức hiện nay đang diễn ra khốc liệt không những chỉ trong lãnh vực
truyền hình, vi điện tử, viễn thông, tình báo mà còn xảy ra ở vô số các lãnh
vực khác xung quanh đời sống con người. Và người ta đang đặt ra những câu
hỏi lớn chưa có lời giải đáp rõ ràng là ai sẽ khống chế việc chuyển đổi đi và
chuyển đổi lại vô tận của thông tin do siêu trí tuệ tạo ra khi các thông tin và
tri thức tuân chảy qua hệ thống thần kinh của nền kinh tế siêu tượng trưng.
96

Dường như tất cả những vấn đề này cần phải được nghiêm túc giải quyết bằng
tư duy triết học, bởi lẽ những vấn đề phức tạp mới về sử dụng và làm dụng tri
thức nảy sinh để đối đầu với các công ty, xí nghiệp trong xã hội không phải là
những việc có thể giải quyết một cách dễ dàng. Và như vậy “chúng sẽ không
đơn giản là phản ánh chân lý của F.Bacon “tri thức là quyền lực” mà là một
chân lý khác trên mức độ cao hơn trong nền kinh tế siêu tượng trưng, đó là tri
thức của tri thức mới đáng kể”[88, t1, 223].

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ mới, cuộc cách mạng
vi tính đã xóa bỏ sự độc quyền thông tin điện toán và tước đoạt quyền lực ra
khỏi tay nhóm chức sắc. Thế nhưng “cuộc cách mạng vi tính” hiện nay không
còn là vấn đề quá mới mẻ, mà nó đang lùi dần và thay vào đó nó lại được tiếp
nối bằng cuộc “cách mạng liên tuyến” và lẽ cố nhiên quyền lực một lần nữa
lại đổi chủ. “Tình trạng dân chủ của máy điện toán cuối cùng có thể thu hẹp
quyền hạn của cấp lãnh đạo hàng đầu”[88, t1, 263]. Điều này các nhà chuyên
môn về máy điện toán đã đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng đối với các
chủ nhân của họ từ trước. Bởi lẽ làm thế nào mà một người có thể chỉ đạo hữu
hiệu một công ty khi toàn bộ hệ thống máy vi tính của công ty không còn có
thể kiểm soát được nữa? Lí do là máy móc khác nhau, chương trình khác
nhau, văn bản tư liệu khác nhau, và nếu như tất cả mọi người “mạnh ai nấy
làm” thì công ty sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ.

Tuy nhiên, trong mỗi cuộc cách mạng đều có giai đoạn thăng trầm, tiếp
theo đó là một giai đoạn củng cố, phát triển. Do đó, để sắp đặt trật tự cho các
máy điện toán và viễn thông, những vị CIO (Chief Information Officier –
giám đốc thông tin) mới đã được trao cho rất nhiều phương tiện và trách
nhiệm hơn bao giờ hết. Họ được yêu cầu tổng hợp các hệ thống, liên kết
chúng nó lại và ban hành cái gọi là những qui định của con đường điện tử.
CIO và bộ tham mưu của họ đã trở thành các chiến sĩ thông tin, dù muốn hay
không, mặc dù họ không quan niệm chức năng của họ là như vậy. Nhưng thật
97

sự nhiệm vụ to tát tuy âm thầm của họ vẫn là tái phân phối quyền lực cũng là
lúc họ cố gắng bành trướng quyền lực bản thân của họ, điều này không làm ai
ngạc nhiên.

Với cả hai chức năng, vừa là những kỹ sư xa lộ vừa là kỵ binh quốc gia
trên các xa lộ điện tử đang nhanh chóng phát triển của chúng ta – họ vừa xây
dựng vừa cố gắng quản lý các hệ thống và trở thành “cảnh sát tư tưởng cho
giám đốc” của công ty. Và như vậy, “quyền lực trong công việc kinh doanh
của ngày mai sẽ tuôn trào đến với những ai có được những thông tin tốt nhất
về các hạn chế của nó. Thế nhưng trước khi có quyền lực, những cuộc chiến
tranh thông tin hiện nay đang gia tăng sẽ làm thay đổi rất rõ ngoại hình xí
nghiệp. Muốn biết thế nào chúng ta, chúng ta cần phải nhìn sát vào nguồn tài
nguyên quyết định – đó là tri thức. Như thế, chúng ta mới có thể xem xét là
trong tương lai quyền lực sẽ thay đổi như thế nào ở New York, Tokyo,
Moscow, …”[88, t1, 271].

Ở đây, có một nghịch lý là khi chúng ta ngày càng đi sâu vào trong cái
“xã hội thông tin”, tức là ngày càng có nhiều tư liệu, thông tin và tri thức
được sử dụng trong việc điều hành sự việc thì ngày càng trở nên khó khăn
hơn cho mọi người – kể cả các nhà lãnh đạo chính trị – để có thể biết được cái
gì đã xảy ra thực sự. Tuy thế, chúng ta cần nhận thức một vấn đề có ý nghĩa
hết sức quan trọng là: “Với tri thức đủ mọi mặt ngày càng tập trung vào quyền
lực, với các tư liệu thông tin, và kiến thức chồng chất lên nhau và tuân ra từ
các máy điện toán, các chiến thuật thông tin sẽ ngày càng trở nên có ý nghĩa
hơn trong đời sống chính trị”[88, t2, 208].

Nhưng muốn hiểu rõ sâu xa về sự biến đổi quyền lực ngày nay, A.Toffler
cho rằng, trước tiên chúng ta phải ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ công
nghiệp hóa của nước Anh và Tây Âu. Phải lắng tai nghe lời than vãn của đám
công nhân vô hiệu lực, ít tin cậy được, vừa say sưa vừa dốt nát của nông dân
98

không được dùng trong các nhà máy, dù họ là những người được lôi cuốn vào
xí nghiệp trước tiên.

Mỗi xã hội tự nó đều có kỷ cương cho công việc hay thể chế. Công nhân
là người phải tuân theo những nguyên tắc không thành văn đó, nên cần phải
có người giám sát việc làm của họ, duy trì kỷ luật. Hơn nữa, phải có quyền để
buộc mọi người phải chấp hành những nguyên tắc.

Trong nền văn minh nông nghiệp, nông dân ngày đêm cặm cụi với công
việc cũng chỉ đủ để nuôi miệng, và nghề nông lấy đơn vị gia đình làm cơ sở
sản xuất, cứ theo thời tiết đổi thay, mặt trời mọc là ra đồng, mặt trời lặn là về
nghỉ, một cuộc sống đơn điệu hết ngày này qua ngày khác, mùa màng có
được hay mất phải dựa hoàn toàn vào trời đất. Ví như nông phu nào lười
nhác, hoặc trốn tránh công việc đồng áng, thì người thân của anh ta sẽ thi
hành kỷ luật anh ta, khai trừ khỏi hàng ngũ, hay đánh đập cắt phần lương
thực. Trong xã hội thì gia đình là tổ chức có quyền lực tối cao, và trừ trường
hợp ngoại lệ, gia đình quy định thể chế lao động. Quyền lực gia đình dựa trên
áp lực xã hội là làng xã, hay làng xã là hậu thuẫn cho gia đình. Thành phần
tinh hoa (tri thức) của địa phương nắm trọn quyền sinh sát đối với nông dân.
Tập tục xã hội có những hạn chế khắt khe với giới tính và hành vi tín ngưỡng.
Nông dân thường phải nhẫn nhục chịu đựng cảnh đói nghèo, phó mặc số phận
cho trời đất. Thế nhưng trong hoạt động, công tác hàng ngày so với người
công nhân trong các xí nghiệp nhỏ ngày nay đi nữa, vẫn còn được tự do hơn
nhiều. Thể chế xã hội nông nghiệp duy trì hàng mấy nghìn năm, mãi đến một
hai thế kỷ gần đây, đa số con người vẫn nhận thức rằng phương thức tổ chức
công tác xã hội ấy luôn luôn là hợp lý.

Ở thời điểm buổi đầu xuất hiện các xí nghiệp thì cơ chế mới của việc làm
cũng phát sinh. Trước tiên tác động đến thiểu số người, rồi lan rộng dần, giới
nông dân ngày càng giảm bớt để biến thành công nhân trong các xí nghiệp.
99

Đến giai đoạn công nghiệp phát triển là làn sóng thứ hai, đời sống công nhân
đói nghèo chen chúc trong các đô thị như ổ chuột, có vẻ tự do, thì cơ chế xí
nghiệp lại thắt chặt hơn. Sự lao động giản đơn với khoa học kỹ thuật cũ nhằm
đáp ứng cho người lao động chân tay, vận dụng tối đa sức lực của cơ bắp, nên
vừa nặng nề khô cứng vừa hao phí tiền bạc. Trước khi phát sinh các môtơ
điện nhỏ, máy móc đều phải đặt thành dãy dài và điều khiển từ một dây
chuyền ở trên cao. Về sau được thiết kế theo lối dây chuyền băng tải thì công
nhân phải theo đó mà thao tác những động tác như cái máy.

Theo hệ thống dây chuyền thì người công nhân lao động cũng như cấp
lãnh đạo cao cấp đều lệ thuộc vào mệnh lệnh của hệ thống ấy. Nên có thể nói
bản thân công việc không có chút gì gọi là “kỹ thuật” mà nó còn chia sẻ ra
những động tác đơn giản tiêu chuẩn hóa. Đến cả tầng lớp lãnh đạo cũng phải
dựa theo dây chuyền đó mà hoạch định chương trình công tác. Vì không phải
đảm nhiệm những công việc tại dây chuyền trực tiếp nên công việc của họ có
phần tự do hơn. Nhưng cấp lãnh đạo phải tìm mọi cách để tăng năng suất, do
đó văn phòng cũng biến thành công xưởng hóa, nghĩa là cũng làm việc cật
lực.

Xí nghiệp của công nghiệp ống khói thường bị chỉ trích là vô nhân đạo,
đánh mất nhân tính của công nhân. Nhưng dù triết gia có tư tưởng tiến bộ
nhất cũng phải thừa nhận cung cách làm việc đó là tiến bộ và khoa học. Rất ít
người bàn đến vai trò kỷ luật. Sau khi đơn vị gia đình không còn giữ vai trò
điều khiển thi hành kỷ luật lao động, thì có một cơ cấu mới của quyền lực là
chế độ quản lý quan liêu trở thành tổ chức chấp hành kỷ luật. Cơ chế làm việc
trong giai đoạn làn sóng thứ hai, buổi đầu bị công nhân phản đối mãnh liệt, vì
họ chỉ muốn duy trì cơ chế nông nghiệp đem vào áp dụng cho công nghiệp.
Bởi vì đối với nông nghiệp thì toàn bộ gia đình lớn nhỏ đều ra đồng làm việc.
Buổi đầu xí nghiệp cũng áp dụng chính sách thuê mướn cả gia đình. Nhưng
cơ chế từng áp dụng hàng vạn năm cho nông nghiệp đó đưa vào xí nghiệp
100

không hề đạt được hiệu quả. Người già không thể theo kịp máy móc, cũng
như con trẻ phải được răn đe đánh đập ngăn cản không cho chạy nhảy nô đùa.
Thì giờ làm việc của các gia đình khác nhau, và công việc đồng áng thường
rời rạc tản mạn. Vì vậy buổi đầu công nghiệp hóa mà lại đưa cả gia đình vào
làm thì tất yếu sẽ tạo ra sự thất bại.

Bài học quá rõ ràng: Anh không thể điều khiển động cơ hơi nước hay
máy dệt theo kiểu con trâu đi trước cái cày đi sau. Chung quanh kỹ thuật mới
đòi hỏi phải có một kỷ luật mới khác trước, và cơ cấu quyền lực cũng phải đổi
thay thích ứng với sự điều khiển lãnh đạo của nó.

Ngày nay trong thời đại điện tử là thời đại nền kinh tế siêu tượng trưng
phát triển, cần phải có cơ chế công tác mới thay thế cho cơ chế cũ. Tuy thế,
ngày nay cũng như xưa, vẫn còn có những công nhân chưa nhận định được
cuộc cách mạng chung quanh họ. Dù rằng họ vẫn dùng máy điện toán và các
thứ phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến của Làn sóng thứ ba, nhưng họ
vẫn duy trì cơ chế công tác của Làn sóng thứ hai, và mối liên hệ quyền lực
của thời xưa cũ. Đến đây, lịch sử lại một lần nữa cho chúng ta thấy rõ rằng,
khoa học kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi phương thức làm việc cũng phải tiên tiến
để phối hợp với tổ chức mới.

Tuy nhiên cũng còn không ít số viên chức còn mơ tưởng muốn duy trì
tình trạng “Vô sản trong thời đại điện tử”, giống như ngày xưa cứ mơ màng
duy trì hiện tượng con trâu với cái cày, hay con thoi với khung dệt tay của
thời đại nông nghiệp để đối phó với máy dệt, máy hơi nước của các nhà tư
bản. Vì vậy, A.Toffler khẳng định: “Nếu họ không sớm thay đổi những ngộ
nhận sai lầm, thì sớm muộn gì cũng bị sức cạnh tranh của khoa học kỹ thuật
tiên tiến trục xuất ra ngoài lề hệ thống kinh tế mới. Ngày nay trong số hàng
ngàn, hàng vạn việc làm từ nhà máy đến cơ quan, những công ty, xí nghiệp
sáng suốt đã bắt đầu thực hiện cơ chế mới cho công tác, mà đặc tính chủ yếu
101

của nó là biến đổi thái độ đối với tri thức và quyền lực”[88, t2,104-105]. Tuy
nhiên sự biến đổi phương thức làm việc không phải là kết quả của lòng
thương người của các ông chủ, mà đó là hậu quả của gánh nặng thông tin,
viễn thông và nhu cầu cần thiết trong việc sản xuất của cải tạo ra .

Trước đây, khi mà phần lớn các xí nghiệp trong buổi đầu hình thành, thì
người sáng lập ra nó có thể biết rõ tất cả những công việc quản lý cần thiết.
Nhưng rồi xí nghiệp mỗi ngày mỗi bành trướng, thì kỹ thuật cũng trở nên
phức tạp, không có một người nào có thể biết hết được tất cả mọi điều phải
biết. Cho nên phải thuê mướn chuyên gia, những nhà quản lý củng cố việc
quản lý, mà thành ra một đẳng cấp quan liêu trong xí nghiệp. Mà cũng vì gánh
nặng thông tin phải được phân bổ đến các cấp quản lý. Ngày nay, quá trình
song song đang được thực hiện, ông chủ bắt đầu lệ thuộc vào tri thức của
người quản lý, và người quản lý lại bắt đầu lệ thuộc vào tri thức của người
công nhân. Truyền thống công nghiệp ống khói chia công ty ra làm hai thành
phần là “trí óc” và “chân tay”, quan niệm công tác như thế không còn thích
hợp nữa. Bởi vì sự phân chia ra lao động trí thức và chân tay, trong điều kiện
khoa học kỹ thuật truyền thống có thể thích hợp, nhưng khi khoa học kỹ thuật
tiến bộ quá mau như ngày hôm nay thì không còn đúng nữa.

Vì khoa học kỹ thuật ngày nay vô cùng phức tạp và tiến bộ rất nhanh so
với trước kia, cho nên công nhân đều phải học tập kỹ thuật từ đầu đến cuối.
Hãng General Motors từng tuyên bố rằng: “Công nhân trong xí nghiệp họ có
thể tự mình lựa chọn thiết bị trên màn ảnh, lấy giấy nháp, dụng cụ, thậm chí
còn biết xí nghiệp kinh doanh ra làm sao, giá cả mỗi vật dụng, người tiêu thụ
phản ứng như thế nào đối với công việc của họ”. Cho nên khi quan sát quá
trình chế tạo máy điện toán của hãng United researd Company, A.Toffler
nhận định: “người công nhân không chỉ phải biết sự vận chuyển của máy móc
trong đó như thế nào, mà còn có thể hiểu rõ xí nghiệp hoạt động ra làm
sao”[88, t2, 106].
102

Tri thức và quyết định ngày càng được phân phối trở lại, trong chu kỳ
liên tục học tập, công nhân cần phải nắm vững kỹ thuật mới, thích ứng với
các hình thức tổ chức mới, và đưa ra những kiến nghị mới. Nếu như một công
nhân chỉ biết nhất nhất phục tùng theo nguyên tắc, thì đó không phải là một
công nhân giỏi. Sự thật trong hoàn cảnh ngày nay, với đà chuyển biến quá
mau lẹ, mọi quy tắc khác xưa luôn luôn cần được thay đổi, thì công nhân cũng
cần phải được khích lệ để họ đề xuất những đề nghị cải tiến. Do đó chứng tỏ
là công nhân phải thông minh hiểu biết nhiều hơn. Nhưng khi công nhân tham
gia vào việc chế định các qui tắc, tức là chia xẻ quyền lực mà lâu nay các vị
chủ nhân từng khống chế thì không phải vị giám đốc nào cũng dễ dàng chấp
nhận. Mặc dù vậy, xu thế chuyển dời quyền lực từ chủ xuống thợ là điều tất
yếu.

A.Toffler nhấn mạnh rằng, “việc dân chủ hóa môi trường công tác cũng
như dân chủ hóa cơ cấu chính trị, không sao thành đạt được, nếu nhân dân
còn trong tình trạng dốt nát. Trái lại, nếu nhân dân được giáo dục ngày càng
cao, thì cũng đòi hỏi phải được dân chủ hơn. Trong khi khoa học kỹ thuật
tiên tiến lan truyền rộng rãi, mà kỹ thuật công ty còn thấp kém, công nhân
không được học tập chu đáo tất nhiên sẽ đưa đến bị đào thải. Tập thể công
nhân được giáo dục cao, thì không thể dùng phương thức quyền uy truyền
thống mà lãnh đạo. Sự thật chúng ta nên khuyến khích công nhân đặt vấn đề
tra hỏi, thách đố đặt giả thiết và coi như đó là phần việc của mỗi người. Vai
trò của công nhân trong xí nghiệp có thể làm áp lực – họ có thể thách thức các
cấp quản lý, và không dễ dàng chấp nhận quyền uy hay sự độc tài của các
giám đốc. Mọi người có thể chất vấn những mục đích của xí nghiệp. Vì đúng
ra giám đốc cũng chỉ là một thành viên trong ban giám đốc, chứ không phải là
thần thánh của họ. Rõ ràng quyền lực trong môi trường công tác đã biến đổi.
Nó không phải là cái gì kinh hoàng đáng sợ, mà chỉ là vì nhu cầu phải đáp
ứng trong hệ thống sáng tạo của cải mới”[88, t2,108].
103

Hơn nữa, khi mà tri thức giữ vai trò trọng yếu lại tăng nhanh trong công
tác, thì công tác đã trở thành cá nhân hóa, tức là không phải lúc nào cũng thay
thế được. Lí do mà công nhân tri thức ngày càng không thể chuyển hoán vì
những công cụ của mỗi công nhân tri thức dùng khác nhau, như mỗi kỹ sư
dùng một thứ máy điện toán, mỗi người, mỗi giới mại bản phân tích thị
trường theo phương pháp khác nhau.

Khi một công nhân nghỉ việc, thì công ty phải tìm một công nhân khác
cùng có kỹ thuật như người trước. Nhưng người có đủ điều kiện như vậy lại
không có nhiều, mà giá tiền cũng khá cao. Nếu không, công ty phải huấn
luyện một người mới mất vài tháng, và tốn phí cũng không phải là ít để họ
hiểu được hệ thống trong xí nghiệp. Hơn nữa công việc mới hiện nay lại có
tính chất tập thể, ràng buộc, thiếu đi một người là công việc bị gián đoạn
ngay. Nhân đó giá cả phải thay đổi và tiếng nói của công nhân hay trọng
lượng quyền lực cũng theo đó mà nâng lên.

Kết quả, thà rằng công ty mướn ít người mà trả tiền cao hơn là đông
người. Hơn nữa, muốn lãnh đạo xí nghiệp vững chắc trong cảnh biến đổi quá
mau lẹ ngày nay khi hệ thống lãnh đạo đầy quyền uy đã lỗi thời, thì nhất thiết
phải thay vào đó không khí mới, cũng như những quy chế mới mang tính chất
bình đẳng hay hợp tác. Bỡi lẽ những công nhân có sự tự do mới có những
sáng kiến hơn là những công nhân bị áp chế, bị cai quản trong cơ chế thống trị
độc tài. Làm sao chúng ta sáng tạo được gì khi chúng ta bị người khác theo
dõi việc làm của mình một cách gắt gao. Cho nên theo A.Toffler nếu muốn
công nhân có sáng tạo thì phải khích lệ họ tự chủ.

Điều đó bao hàm ý nghĩa về mối quan hệ quyền lực giữa ông chủ và
công nhân phải biến đổi. Trước tiên người chủ phải chấp nhận những lầm lẫn
của sự thông minh. Và đúng như ông đã nói trong lời giới thiệu tác phẩm Cú
sốc tương lai: “Lý thuyết không cần phải “đúng” để có thể là có ích. Ngay cả
104

sai lầm cũng có chỗ dùng được”[86, 13]. Cho nên dù đó là vô số những ý kiến
tồi tệ đi chăng nữa, cũng cần để cho mọi người được có cơ hội tự do thảo
luận. Đúng như di huấn của C.Mác: “Tự do của mỗi người là điều kiện để
phát triển tự do cho tất cả mọi người”. Đó mới là biểu hiện của xã hội văn
minh, tiến bộ, dân chủ và xã hội tri thức. Vì biết đâu trong đó chẳng gặt hái
được một đôi điều hay. Và đó là cái mới, giải phóng tự do chứ không còn là
sợ hãi. Vì sợ hãi là tên sát nhân của mọi sáng kiến. Vì sợ bị người chê cười,
xử phạt, thậm chí mất việc, mất chén cơm, đều là tính tự tiêu hủy mọi sáng
kiến. Nhiệm vụ quan trọng trong sự quản lý công nghiệp ống khói là loại bỏ
mọi lầm lẫn không chút thương tiếc. Trái lại, trong sáng kiến, có thất bại
trong thí nghiệm mới thành đạt trong mục tiêu.

A.Toffler còn cho rằng, ngoài áp lực về sáng kiến ra, đối với cơ chế công
tác điều hành mới, còn phải hướng đến cái gọi là “tốc độ”. Vì nền kinh tế tiên
tiến đều tăng nhanh. Trong công cuộc cạnh tranh mới này, sáng kiến mới hẳn
là không đủ, mà công ty, xí nghiệp còn phải tung ra thị trường những sản
phẩm mới mau lẹ thì mới có thể thắng được đối phương, hay khỏi bị bắt
chước. Do đó, “áp lực tăng nhanh cũng làm biến đổi quyền lực của hệ thống
chỉ huy quan liêu vốn cố định. Dựa vào phương tiện liên lạc thông suốt trên
dưới, qua lại tứ phương của mạng lưới thông tin điện tử một công nhân có thể
vượt qua cấp bậc mà trực tiếp báo cáo với cấp lãnh đạo”[88, t2,113].

Trong quá khứ, nhân viên nào vượt cấp bậc mà báo cáo những sáng kiến
của mình, là tự rước họa vào thân. Thế nhưng trước áp lực tăng nhanh, bắt
buộc công nhân được khuyến khích rút ngắn cấp bậc khi cần thiết. Nếu một vị
quản đốc trung cấp nào cảm thấy bị lăng nhục khi có công nhân thuộc hạ báo
cáo lên cấp trên không qua sự đồng ý của mình, thì kẻ ấy lập tức bị cả cấp
trên lẫn cấp dưới xem thường. Ngày nay, công nhân được tự chủ hơn, ngày
càng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, vì thiếu nó việc làm của công
nhân cũng không hiệu quả. Do đó, chúng ta thấy rõ vì áp lực khoa học kỹ
105

thuật và nhu cầu thị trường mới mà tri thức hay quyền lực được phân bố trở
lại.

Dĩ nhiên, không phải tất cả công nhân đều có thể chủ động đáp ứng được
nhu cầu công tác, đem toàn lực tham gia và gánh hết trách nhiệm được giao
phó. Và không phải cấp quản lý nào cũng thích ứng với tác phong công tác
mới. Nhưng theo đơn vị công tác rút gọn lại và công nhân được nâng cao
trình độ giáo dục, thêm áp lực từ cấp thấp nhất của xí nghiệp gia tăng, kết quả
mối quan hệ quyền lực được thay đổi toàn diện.

Trong làn sóng thứ ba cái quyền lực cao hơn hết – hơn bất cứ một cá
nhân nào – đó là thị trường nhân lực. Sự thiếu sót hay dư thừa của một vài kỹ
thuật vẫn quyết định cái thông số của sự tự chủ mới. Những nhân viên thảo
chương trình hay các kỹ sư về không gian đều biết rằng tự mình bấm nút với
việc phân bố công nhân không khác gì nhau đều có thể “nhảy dù”. Điều đó
đối với quyền lực cá nhân hay thập thể đều bị uy hiếp lớn. Nhưng điều quan
trọng ở đây là sự biến đổi thị trường nhân lực. Trong cơ cấu công việc, có
nhiều bộ phận mới thích hợp xuất hiện.

Trong thời đại công nghiệp ống khói không hề có một cá nhân công nhân
nào dám đấu tranh quyền lực với xí nghiệp, mà phải dựa vào tập thể công
nhân, dùng đình công để uy hiếp mới có thể bắt buộc các cấp lãnh đạo hay
quản lý cải thiện sự đãi ngộ. Thật vậy, cũng chỉ có tập thể hành động mới có
thể trì hoãn hay đình chỉ sự sản xuất, còn cá nhân nào chống đối cũng dễ dàng
bị thay thế hay bổ sung. Đó là cơ sở để hình thành tổ chức công đoàn. Nếu
công đoàn giữ được truyền thống đoàn kết và độc lập thì các quốc gia tiên tiến
trên thế giới hẳn ít người tham gia vào khoa học kỹ thuật, việc đánh mất
quyền lực, hoàn toàn không phải vì công nhân đã không giống như xưa có thể
thay thế bất cứ lúc nào.
106

Theo A.Toffler trong tương lai, muốn cho sản xuất xí nghiệp bị đình đốn,
không cần phải dựa vào lực lượng tập thể to lớn của công nhân. Việc bãi công
thông tin cũng có thể là phương thức kháng nghị của một cá nhân. Chỉ cần
một virus trong máy điện toán đủ làm hại cả chương trình, hay tin tức bị tiết
lộ cho đối phương. Một nhân viên hờn giận hay thiếu trách nhiệm cũng có thể
khiến cho công ty trở thành hỗn loạn. Nhưng sự biến đổi quan trọng hơn hết
là ngày càng không thể thay đổi công nhân theo ý muốn, khi công tác của mỗi
công nhân ngày càng khác nhau, kỹ năng của mỗi cá nhân ngày càng được
đánh giá cao hơn, và họ trở thành có quyền lực.

Các nhà kinh tế chính trị trước đây cho “rằng nắm được công cụ sản xuất
hay tư liệu sản xuất thì mới nắm được quyền hành”, và “nếu công nhân nếu
không giành lấy công cụ sản xuất từ trong tay tư bản, thì sẽ đời đời không có
đất đứng cho mình”[88, t2, 117]. Nhưng ngày nay, vai trò (quyền lực) của
người công nhân đã tăng lên đáng kể khi chúng ta đã trải qua sự chuyển dời
môi trường công tác. Công cụ sản xuất mà nay người công nhân nắm được để
làm chủ lấy mình không giống như thứ công cụ bỏ trong thùng hay như công
cụ của xí nghiệp trong thời công nghiệp ống khói. Nó là thứ vật dụng nằm
trong đầu óc của công nhân – vật dụng ấy là công cụ của xã hội tương lai, là
nguồn chủ yếu sáng tạo ra của cải và quyền lực.

Đến đây A.Toffler đi đến nhận định rằng, trong tương lai tiền vốn tự nó
ngày càng trở nên ít quan trọng trong việc tạo ra của cải. Và quyền lực của
bạo lực và của cải cũng sẽ giảm dần, thay vào đó là sức mạnh của tri thức.
Tuy nhiên, một vấn đề mới không thể không đề cập đó là quyền lực của các
công ty, tập đoàn lớn cũng không còn quá tập trung nữa mà nó sẽ có tính chất
phi tập trung hóa hay còn gọi là tính chất đa nguyên quyền lực. Trước đây, số
lượng lớn là cần thiết để gia tăng quyền lực, nhưng ngày nay số lượng lớn là
không còn là quá cần thiết nữa. Nhiều công ty khổng lồ có những quyền lực
to lớn, nhưng không thể triển khai chúng một cách có hiệu quả được. Đó là
107

những bài học của Mỹ ở Việt Nam. Vấn đề không còn là sức mạnh vũ lực và
tiền của nữa mà là trí tuệ. Chính vì trí tuệ đóng vai trò quyết định như vậy mà
giáo sư Trần Nhâm khi bàn về cuộc đấu tranh giữa ta và Mỹ đã viết tác phẩm
“Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam” để ca ngợi con người và trí tuệ
Việt Nam.

Vì tính chất phi tập trung hóa quyền lực của Làn sóng thứ ba, cho nên,
chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy, cùng lúc, trong khi một vài công ty
đang càng ngày càng bành trướng mạnh mẽ, chúng ta cũng thấy có hiện tượng
chuyển động ngược lại, là nó đang phân chia những công tác kinh doanh lớn
thành những đơn vị ngày càng nhỏ. Thậm chí còn khuyến khích sự phát triển
của giới kinh doanh nhỏ. Thay vì một kiểu mẫu duy nhất, chúng ta cũng
chứng kiến hai khuynh hướng hoàn toàn ngược nhau cùng hiện diện trong
một xu hướng tổng hợp mới. Rõ ràng, sự tập trung quyền lực đã có sự chuyển
dời, nhờ vai trò công phá mới của tri thức trong kinh tế đã làm nảy sinh một
cớ cấu quyền lực mới là sự đa nguyên quyền lực. Với sự phát triển của công
nghiệp phần mềm và hệ thống mạng, lần đầu tiên, quyền lực được chuyển
xuống tới những nhân viên thường, nhờ vào máy vi tính. Với công cụ máy
mới này, các nhân viên thường và viên chức nhỏ hưởng được quyền lực tự trị
vốn trước kia chưa từng có. Nhưng khi những máy vi tính được nối với máy
chính cũng cho phép các ông chủ nắm được bảng thông số chính trong vô số
thông số của các đơn vị nhỏ. Thực tế, các ông chủ đã cho những đơn vị này
sự tự do đáng kể trong khi vẫn giữ được chúng trong khuôn khổ hạch toán tài
chính.

Do đó, cuộc cách mạng thông tin bắt đầu mở rộng mối quan hệ giữa tài
chính và hoạt động sản xuất, làm cho sự tập trung tài chính có thể đi song
song với sự phân tán đáng kể về quyền lực hoạt động. “Điều này, cùng với sự
sắp xếp mới của tri thức trong cơ sở tư liệu, bắt đầu chỉ ra dạng tương lai của
những liên hiệp xí nghiệp và của nền kinh tế. Thay vì dạng đẳng cấp tập trung
108

quyền lực, bị thống trị bởi một vài tổ chức trung tâm, chúng ta đang chuyển
về một dạng đa nguyên, đa chiều của quyền lực”[88, t2, 124]. Với việc tải lên
mạng tin tức, tri thức nhân loại, cộng với những mạng lưới mới xuất hiện mỗi
ngày, thông tin liên lạc đang lan tràn khắp các mức độ, vượt qua các cấp bậc.
Do đó, các ông chủ dù muốn hay không, thì các hệ thống thông tin này cũng
đã làm biến đổi cơ cấu thông tin và do vậy làm biến đổi cả cơ cấu quyền lực
của công ty.

Cuộc cách mạng thông tin và mạng lưới điện tử đã đưa chúng ta đi theo
chiều hướng đa nguyên quyền lực bằng kinh tế, thúc đẩy giới kinh doanh đặt
các hợp đồng cung cấp cho các nhà sản xuất khác. Ở đây một lần nữa chúng
ta thấy rằng kỹ thuật thông tin lại đang xói mòn sự độc quyền về tri thức, và
đang tạo ra những biến động. “Việc xử lý thông tin điện tử đã được giảm giá
cũng cải tiến vị trí của các nhà cung cấp nhỏ bên ngoài. Điền này có nghĩa là
hàng hóa và dịch vụ ngày càng không còn là sản phẩm của một công ty độc
quyền, mà là của một hệ thống đa nguyên. Hệ thống đa nguyên đã được tạo ra
bởi những trung tâm lợi nhuận bên trong công ty, cùng lúc với sự tạo ra
những hệ thống đa nguyên lớn hơn bên ngoài”[88, t2, 232]. Và “giống như cơ
sở tư liệu, muốn thành công ngày càng có nghĩa là phải quan hệ” và “Của cải
được tạo ra từ hệ thống đa nguyên khổng lồ này chính là kết quả của các mối
quan hệ hay là sự liên hệ và hợp tác của tất cả mọi người”[88, t2, 136]. Khi tri
thức được sắp xếp theo sự liên quan hay trong dạng đa môi thể – nghĩa là nó
có thể được tái định hình thường xuyên – thì tổ chức cũng vậy, phải trở thành
uyển chuyển linh động. Đó là lí do vì sao mà một nền kinh tế gồm các công ty
nhỏ bé có tác động lẫn nhau đã tự hình thành hệ thống đa nguyên. Hệ thống
kinh tế này thích hợp và tiện lợi cho việc sản xuất hơn là hệ thống công ty độc
quyền cứng nhắc. Vì vậy mà tổ chức đa nguyên mới của công ty và nền kinh
tế do vậy bắt đầu phản ánh và tăng tốc những biến đổi trong các tổ chức tri
thức.
109

Do đó, theo A.Toffler, “muốn hiểu được quyền lực trong thế giới kinh
doanh tương lai, hãy quên đi điều kỳ diệu của sự tập trung toàn bộ, một thế
giới bị thống trị bởi một vài công ty to lớn, mà thay vào đó hãy nghĩ về đa
nguyên quyền lực”[88, t2, 135]. Một thế hệ trước đây, các hệ thống đa nguyên
có một cấu trúc khác. Nó được tổ chức giống như một kim tự tháp, hay có
hình dạng bánh xe và các nan hoa. Một công ty lớn được vây chung quanh nó
các nhà cung cấp và phân phối. Chàng khổng lồ này thống trị các công ty
khác trong nhóm của nó, những người phân phối và cung cấp chủ yếu là
những vệ tinh của công ty lớn này. Ngày nay, các đơn vị được trang bị các kỹ
thuật thông tin cao cấp nên có thể thực hiện nhiều chức năng của các tập đoàn
lớn, do đó các tập đoàn này dần dần bị tước đoạt mất ý nghĩa tồn tại truyền
thống.

Gia đình không biến mất sau cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng trở
thành nhỏ hơn, những quyền hạn bị thu hẹp lại và đáng mất quyền lực của nó
đối với những bộ phận khác trong xã hội. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối
với các tập đoàn lớn, khi chúng ta chuyển ra khỏi thời đại công nghiệp ống
khói. Đương nhiên ngày nay những công ty lớn này vẫn còn quyền lực mang
những cảnh kết hợp chắp vá, nhưng tình huống đang biến đổi nhanh chóng.
Các nhà cung cấp ngày nay không phải chỉ là người bán hàng hóa hay cung
cấp dịch vụ nữa, mà họ cũng đang cung cấp những thông tin thiết yếu và
ngược lại còn thu lượm những thông tin từ cơ sở tư liệu của người mua.
Trước đây, các công ty thường cường điệu hóa sự hoa mỹ của quan hệ hợp
tác, nhưng này nay thì họ đang tự tìm kiếm những đột phá trong đó. Chính vì
vậy, nếu dò theo những kiểu mẫu thông tin trong hệ thống đa nguyên quyền
lực, chúng ta sẽ tới được cơ sở đích thực của quyền lực và sản xuất. Những
biến đổi to lớn và không nhận thức kịp như vậy cũng buộc chúng ta phải suy
nghĩ lại về vai trò thực sự của công ty. Nếu các mối quan hệ trong hệ thống đa
nguyên tạo thêm quá nhiều giá trị bổ sung, thì một phần giá trị của công ty và
110

một phần giá trị tự nó tạo ra sẽ xuất phát từ vị trí biến đổi liên tục của nó
trong nền kinh tế siêu tượng trưng. Do đó, thật sự khi quyền lực đã chuyển
biến từ hệ thống nhất nguyên sang hệ thống đa nguyên mà nói rằng các công
ty khổng lồ sẽ thống trị bất kỳ hệ thống đa nguyên nào, thì thật là “dại dột” và
“thật quá đơn giản, khi cho rằng chỉ một nhóm những nhà tư bản khổng lồ
nhất nguyên hay độc quyền sẽ thống trị kinh tế tương lai”[88, t2, 141].

Tất cả những điều này chỉ ra rằng các tập đoàn hay công ty lớn không
còn là cơ quan trung tâm sáng tạo ra của cải vật chất nữa dù ở trong thế giới
tư bản hay trong những nền kinh tế phát triển. Điều mà chúng ta đang thấy là
các công ty lớn đã dần dần xa rời quyền sở hữu tư liệu chính để sáng tạo ra
của cải. Mà quyền sở hữu này đang chuyển dần vào tay những giới kinh
doanh bậc trung, nhỏ, và tập đoàn phụ – những trung tâm lợi nhuận. Và vì có
quá nhiều công việc cụ thể được thực hiện trong những đơn vị nhỏ này, nên
chức năng của các ông chủ trong các tập đoàn lớn chỉ còn là thiết lập đường
hướng, chỉ đạo chiến lược chung, tổ chức và tính toán tiền vốn, tranh luận và
thương thuyết, và tùy lúc bổ sung các yếu tố sản xuất bằng thông tin.

Qua những trình bày trên, A.Toffler đi đến khái quát một cách ngắn gọn
để chúng ta thấy rõ được tính cách mạng và sự khác biệt của hệ thống sáng
tạo của cải mới so với hệ thống cũ trước đây, cũng như sự chuyển dời quyền
lực ở những luận điểm sau:

1. Hệ thống mới này phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự trao đổi thông tin
và tri thức. Nó là một hệ thống siêu tượng trưng, không trao đổi tri thức
thì không sáng tạo ra của cải mới.

2. Hệ thống mới tách ra khỏi quá trình sản xuất hàng loạt để trở thành quá
trình sản xuất linh hoạt uyển chuyển hơn, theo quy cách riêng biệt hơn
hay là sản xuất sản phẩm riêng lẻ.
111

3. Những yếu tố sản xuất truyền thống như đất đai, công nhân, nguyên vật
liệu và tiền vốn trở nên ít quan trọng, vì tri thức tượng trưng đã hầu như
có thể thay thế cho chúng.

4. Thay vì tiền giấy hay tiền kim loại, thông tin điện tử đã trở thành trung
gian trao đổi thực sự. Tiền vốn được di chuyển mạnh hơn, nó tập trung
rất nhanh. Dù cho hiện nay có sự tập trung của tiền vốn khổng lồ,
nhưng những nguồn vốn vẫn đang tăng lên gấp đôi.

5. Sản phẩm và dịch vụ được môđun hóa và định hình trong các hệ thống
mà nó đòi hỏi những tiêu chuẩn cao cấp hơn, và các tiêu chuẩn này
cũng phải thường xuyên thay đổi. Điều này dẫn tới một cuộc chiến
dành quyền kiểm soát các thông tin cơ sở cho các tiêu chuẩn này.

6. Những bộ máy quan liêu chậm chạp được thay thế bởi những đơn vị
công việc nhỏ gọn, những đội làm việc tạm thời, linh hoạt, những đồng
minh trong công việc kinh doanh phức tạp và những tổ hợp. Hệ thống
cấp bậc bị san bằng hay vứt bỏ để tăng tốc độ quyết định công việc.
Những tổ chức truyền bá kiến thức quan liêu được thay thế bằng những
hệ thống truyền bá thông tin tự do.

7. Những đơn vị đã được sắp xếp lại như vậy ngày càng biến đổi và tăng
lên gấp bội. Những đơn vị đó càng nhiều thì giao dịch và thông tin giữa
chúng càng phát triển và lan truyền nhiều hơn.

8. Công nhân ngày càng khó có thể thay thế được. Trước đây họ sở hữu
một ít công cụ sản xuất, nhưng ngày nay công cụ mạnh mẽ để tạo ra
của cải hầu như là những điều tượng trưng nằm trong đầu óc của công
nhân. Vì vậy họ làm chủ một điều chính yếu trong quy trình sản xuất và
thường không thay thế được.
112

9. Anh hùng mới ngày nay không còn là những nhà tài chính hay nhà
quản lý nữa, mà là những nhà cải cách (họ ở ngoài những tổ chức lớn),
những người kết hợp được tri thức với hành động thực tế.

10. Sự sáng tạo của cải ngày nay được coi như là một chu kỳ kín – những
thứ phế thải của chu kỳ trước sẽ là nguyên liệu của chu kỳ tiếp theo
sau. Phương pháp này đòi hỏi những dự đoán khá chính xác bằng máy
tính và những hiểu biết sâu sắc về khoa học và môi trường.

11. Cuộc cách mạng công nghiệp đã phân ly người sản xuất và người tiêu
dùng bằng quá trình sản xuất hàng loạt. Nhưng nay họ đã đoàn tụ lại
trong hệ thống sáng tạo của cải mới.

12. Hệ thống mới tồn tại ở cả mức độ địa phương lẫn toàn cầu. Những vi
kỹ thuật mạnh mẽ đã giúp thực hiện ở địa phương những việc mà trước
đây chỉ có thể thực hiện ở mức độ quốc gia. Đồng thời có nhiều việc sẽ
tràn qua khỏi biên giới quốc gia, hợp nhất những hoạt động trong nhiều
quốc gia vào một nỗ lực sản xuất độc nhất.

Theo ông, mười hai yếu tố trên đây là liên hệ qua lại và củng cố về vai
trò tư liệu, thông tin, và tri thức trong một nền kinh tế đã tăng tốc độ phát
triển. Chúng xác định quyền lực của hệ thống sáng tạo của cải mới (phương
thức sản xuất mới) dựa trên kỹ thuật cao. Khi những phần nhỏ của hệ thống
này hợp lại, chúng sẽ làm xói mòn nền tảng của cấu trúc hệ thống quyền lực
sáng tạo của cải trong thời kỳ công nghiệp. Và ông cho rằng hệ thống sáng tạo
của cải mới tóm tắt trên đây sẽ giúp giải thích những biến động to lớn hiện
nay đang lan truyền khắp hành tinh chúng ta. Nó là những dấu hiệu báo trước
cho một sự va chạm, xung đột của những hệ thống sáng tạo của cải ở mức độ
chưa bao giờ thấy trước đây.
113

2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về
quyền lực tri thức
2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
Để phác họa bức tranh toàn cảnh của nền văn minh mới (văn minh trí
tuệ) của nhân loại từ đó dự báo những xu hướng phát triển của nền kinh tế -
xã hội thế giới (kinh tế siêu tượng trưng - kinh tế tri thức), A.Toffler đã dày
công nghiên cứu nghiên cứu hơn 1/4 thế kỷ. Với một tri thức bách khoa,
A.Toffler đề cập đến rất nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, khoa học, tôn
giáo, xã hội đến tâm lý, văn hóa; từ gia đình, mỗi nhóm cộng đồng, sắc tộc
đến quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên tất cả những gì ông phân tích, đề cập đến
đều xoay quanh một trục, đó là sự lên ngôi của tri thức khoa học, quyền lực
của tri thức trong hệ thống sáng tạo của cải mới. Ở mỗi lĩnh vực, ông lại dẫn
dắt chúng ta đến những vấn đề có liên quan để qua đó ông phác thảo mô hình
xã hội tương lai – xã hội thông tin, xã hội tri thức. Bằng cái nhìn toàn cảnh, sự
tổng hợp quy mô lớn và những dự báo mang tính toàn cầu cho thấy khả năng
phân tích và tổng hợp rất cao của ông. Cùng với hàng loạt đại biểu như: John
Naizbitt (J.Naixơbít), Patrick Dixon (P.Đíchxơn), Daniel Bell (Đ.Ben), Arthur
C.Clarke (A.Cơlắc),… A.Toffler đã trở thành một nhà tương lai học nổi tiếng
nhất của thế giới đương đại bằng chính những những quan điểm, dự báo mà
ông đưa ra. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ông đã dự đoán sự bùng
nổ của lĩnh vực máy tính, về quyền lực của máy điện toán, về mạng lưới điện
tử từ nhiều thập niên trước khi nó xuất hiện phổ biến trên thị trường; ông mô
tả về “thế giới” Internet, đường truyền thông cao tốc điện tử, về mạng trí tuệ
siêu việt, về chiến tranh thông tin, cách mạng thông tin khi mà lĩnh vực này
chưa đến 1.000 người sử dụng vào những năm 80 và 90 trở đi. Ông cũng dự
báo sự hiện diện của truyền hình cáp, về cuộc chiến của các tiêu chuẩn, cuộc
chiến của những quầy thu ngân, về sức mạnh quyền lực truyền thông, thông
tin và sức hấp dẫn của nó đối với các nhà sản xuất, kinh doanh và quảng cáo,
marketing. Trong lĩnh vực quyền lực, quyền lực chính trị và thể chế chính trị,
114

A.Toffler dự báo về sự phi tập trung hóa quyền lực (tính chất đa nguyên của
quyền lực) từ quyền lực của doanh nghiệp (của các công ty uyển chuyển), tập
đoàn cho đến quốc gia, dân tộc; về sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết; sự sụp
của bức tường Berlin dẫn đến thống nhất nước Đức; sự trỗi dậy của khu vực
kinh tế Châu Á Thái Bình Dương cũng như những chuyển biến chính trị tại
đây từ hơn mười năm trước khi những điều đó xảy ra; về sự biến đổi của
quyền lực của các đảng chính trị, các nền chính trị trên trái đất cho đến sự
biến đổi cán cân quyền lực toàn cầu; hay dự báo, phân tích về bức tranh
quyền lực từ Tokyo, Berlin cho đến Washington, ...
Ngày nay, thực tiễn sinh động đã chứng minh tính khoa học của những
dự báo của ông, và một số quan điểm, dự báo khác theo thời gian cũng sẽ trở
thành hiện thực. Sự dự báo của ông không phải là những suy đoán mang tính
ước lệ, mà có cơ sở từ những tiến bộ trong thực tiễn xã hội. Các nhà mácxít
hiện đại, các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, sau khi loại bỏ những
yếu tố phi giai cấp và có tính biện hộ cho xã hội tư sản ở A.Toffler, có thể sử
dụng các chất liệu tư tưởng của ông để làm sáng tỏ quan điểm của các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về mục tiêu kinh tế của chủ nghĩa cộng
sản. Lẽ cố nhiên, không phải tất cả những quan điểm, dự báo của ông về
tương lai đều chính xác. Bản thân ông cũng thừa nhận điều đó: “Sự thừa nhận
rằng không có nhận thức nào là hoàn hảo cả, không có phép ẩn dụ nào là toàn
vẹn cả, tự nó là nhân đạo hóa. Nó chống lại sự cuồng tín. Ngay cả khi nó thừa
nhận đối phương có phần đúng và tự nó có phần sai. Khả năng này đặc biệt
hiện diện trong sự tổng hợp quy mô lớn” [87, 13].
Nếu đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật có thể nói, những phân
tích và trình bày của A.Toffler có phần dựa trên cơ sở những lý luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát triển của lịch sử. Điều đó có
nghĩa là tư tưởng của ông dựa trên cơ sở nguyên lý kế thừa trong sự phát
triển, nhưng ông cố gắng thoát ra khỏi ảnh hưởng của các học thuyết trước đó
(đặc biệt là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác về sự phân kỳ của
115

lịch sử) và cắt nghĩa bản chất của các quá trình phát triển của lịch sử thế giới
bằng cách của riêng mình.
Về mặt chính trị, đứng trước các yêu cầu của mỗi làn sóng, đặt biệt là làn
sóng thứ hai, quốc gia nào muốn thực hiện nó cũng phải tuân theo bộ 6
nguyên tắc liên quan với nhau, điều khiển cách xử thế của hàng triệu người.
Đó là:
Một là: Sự tiêu chuẩn hóa,
Hai là: Chuyên môn hóa,
Ba là: Đồng bộ hóa,
Bốn là: Tập trung hóa,
Năm là: Tối đa hóa,
Sáu là: Tập quyền hóa.
“Những nguyên tắc này phát triển từ việc tách riêng sản xuất và tiêu thụ,
đã ảnh hưởng tới mỗi lĩnh vực của cuộc sống từ giới tính và thể thao tới công
việc và chiến tranh” [87, 57]. Cũng chính vì vậy mà cuộc nội chiến ở Mỹ năm
1861, chế độ quân chủ Minh Trị ở Nhật bắt đầu vào năm 1896, hay cách
mạng tháng Mười Nga 1917, đều là kết quả sự va chạm giữa các lực lượng
của làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai. Với ông, cách mạng tháng Mười
Nga được chiến đấu không phải chủ yếu cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho
vấn đề công nghiệp, và những người Bônsêvích trở thành đảng của làn sóng
thứ hai.
Trong tác phẩm Làn sóng thứ ba A.Toffler có nói: “Đôi khi trong cuốn
sách tôi nói nền văn minh làn sóng thứ nhất hoặc làn sóng thứ hai đã làm này
làm nọ. Dĩ nhiên tôi biết và độc giả biết rằng các nền văn minh không làm gì
cả, chính con người làm. Nhưng gán cho văn minh làm này làm nọ sẽ đỡ tốn
lời giải thích và thời gian” [87, 11-12]. Người đọc hiểu điều ông muốn nói.
Tuy nhiên, nếu quy các cuộc cách mạng tiêu biểu trên như là kết quả sự va
chạm giữa làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai thì quá gượng ép. Chúng ta
biết chủ thể của mọi biến đổi trong đời sống xã hội là con người. Vậy nguyên
nhân gì làm nên mỗi làn sóng, đặc biệt là làn sóng thứ hai, thì ông không lý
116

giải. Ông nói: “tại sao điều này xảy ra? Tại sao làn sóng thứ hai đột ngột
không hoạt động được nữa? Tại sao con sóng văn minh mới này va chạm với
với nền văn minh cũ? Không ai biết cả. Ngay cả ngày nay, 300 năm sau sự
việc các nhà lịch sử cũng không xác định được lý do cuộc cách mạng công
nghiệp” [87, 298]. Ở đây ông thể hiện rõ quan điểm của chủ nghĩa thực
chứng. Ông cho rằng không cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nguyên
nhân những điều đó là gì, vì đó là câu hỏi đặt sai. Ông không loại bỏ nguyên
nhân nhưng ông thừa nhận sự phức tạp của nó. Trong các tác phẩm của mình,
ông không đặt thành vấn đề cho câu hỏi nguyên nhân của mỗi làn sóng là gì?
Mà bằng phép ẩn dụ của mình, ông chỉ thừa nhận sự hiện hữu của mỗi làn
sóng, làm rõ tính chất của chúng cũng như khắc họa sự xung đột giữa các làn
sóng. Tuy vậy, ông không thoát khỏi điều đó khi nói: “Chúng ta có thể tìm
thấy hàng trăm dòng thay đổi chảy vào nơi hợp lưu vĩ đại, tất cả chúng đều
tương quan qua lại và tác động lẫn nhau. Còn nguyên nhân làn sóng thứ ba,
theo nghĩa một biến số độc lập độc nhất hoặc mắt xích kéo cả dây xích thì
chúng ta không thể tìm được” [87, 298]. Ở góc độ này ông muốn thể hiện xu
hướng muốn vượt ra ngoài, vượt khỏi ảnh hưởng của những luận điểm cốt lõi
nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã
hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Ông chỉ nhận thấy “hàng trăm dòng thay
đổi chảy vào nơi hợp lưu vĩ đại” để làm nên diện mạo của mỗi làn sóng,
nhưng ông sẽ không hiểu điều gì làm nên hàng trăm dòng ấy, khi ông tách
chúng ra khỏi cơ sở của mọi tồn tại vận động và phát triển của xã hội là con
người với những hoạt động thực tiễn của họ. C.Mác đã chứng minh rằng lịch
sử xã hội chính là con người với những hành động theo đuổi mục đích của
mình. Tuy vậy, những hành động đó tuân theo những quy luật vận động
khách quan của xã hội. Trong đó quan trọng nhất là các quy luật kinh tế. Mỗi
người trên con đường theo đuổi mục đích của mình, chịu sự tác động của
những yếu tố khách quan tạo nên vô tận nhưng lực giao nhau, chúng “hoà
nhập thành một cái trung bình”, một hợp lực chung. Và vì sự đan chéo này mà
xuất hiện một hợp lực – sự kiện lịch sử [60, t1, 643]. Như vậy, C.Mác không
117

những thấy hàng trăm dòng thay đổi chảy vào nơi hợp lưu vĩ đại, mà còn lý
giải cả nguyên nhân của chúng. A.Toffler không đề cập đến nguyên nhân, vì
ông muốn vượt ra khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác hoặc nếu lý giải về
nguyên nhân sẽ không có một sự giải thích nào hợp lý hơn thế. Hơn nữa, nếu
chấp nhận cách lý giải đó của C.Mác, ông buộc phải chấp nhận một loạt các
vấn đề khác nằm trong hệ vấn đề đó của C.Mác như sở hữu, giai cấp và đấu
tranh giai cấp, cách mạng xã hội, dân tộc, tôn giáo, … Trong khi đó chính là
những vấn đề A.Tôphlơ thực hiện sự phản biện C.Mác.
Có thể thấy A.Toffler lý giải đời sống xã hội bằng phương pháp tiếp cận
theo nền văn minh mà nền tảng là dựa trên cơ sở của tri thức khoa học. “Bắt
đầu với tư tưởng rất đơn giản rằng sự đi lên của nông nghiệp là bước ngoặt
đầu tiên trong phát triển xã hội nhân loại, và rằng cuộc cách mạng công
nghiệp là sự chọc thủng vĩ đại thứ hai” [87, 20]. Và khi hệ thống công nghiệp
quy mô lớn đạt đến đỉnh cao trong những thập niên sau chiến tranh thế giới
thứ hai, thì làn sóng thứ ba đã bắt đầu nổi lên và biến đổi mọi thứ nó đụng
đến. Phương pháp này thoạt nhìn như có đối lập với phương pháp tiếp cận
theo hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sở dĩ như thế vì nó
lý giải sự vận động và phát triển xã hội từ phương diện kỹ thuật, từ trình độ
kỹ thuật sản xuất. Mọi biến đổi của xã hội là kết quả sự vận động và phát triển
kỹ thuật. A.Toffler cho rằng vấn đề sở hữu, đấu tranh giai cấp không có ý
nghĩa gì. Sự ra đời, mất đi của các phương thức sản xuất gắn liền với sự ra
đời, mất đi của các giai cấp, khi tiếp cận theo phương pháp nền văn minh
dường như đã nhòa đi tất cả. Nếu còn lại thì đó là biểu hiện sự xung đột, sự
chiến thắng của làn sóng sau đối với làn sóng trước. Như vậy, cơ sở thế giới
quan khoa học của các cuộc cách mạng, các phong trào hành động cách mạng
của quần chúng sẽ không tồn tại. Lý tưởng chủ nghĩa xã hội sẽ không còn tính
khoa học. A.Toffler cho rằng trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng thì kiến trúc thượng tầng quyết định đến cơ sở hạ tầng chứ
không phải ngược lại. Ông quả quyết rằng, lúc đầu người ta cho rằng phần
cứng quyết phần mềm, nhưng cuộc cách mạng máy điện toán hiện nay dạy
118

chúng ta rằng trái lại thế mới là đúng. Tri thức thúc đẩy kinh tế chứ không
phải kinh tế thúc đẩy tri thức. Theo ông, không thể quy giản một cách quá sơ
lược để chia ra cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Một mô hình thích hợp
hơn phải phác họa các xã hội như là cấu tạo bởi nhiều thành phần và chúng
liên kết với nhau bằng các vòng liên hệ ngược cực kỳ phức tạp và thay đổi
không ngừng. Các liên hệ ngược càng phức tạp thì tri thức càng đóng vai trò
trung tâm đảm bảo cho xã hội có thể tồn tại, vận động. (xem 90, t2, 231-232).
Thực ra, chính từ trong yêu cầu của phát triển kinh tế, của sản xuất vật
chất đòi hỏi phải có những tri thức mới. Chủ thể của mọi quá trình sản xuất,
của mọi tư liệu lao động, của quan hệ tổ chức quản lý sản xuất bao giờ cũng
là con người. Do vậy, sẽ là không tưởng khi tách tri thức ra khỏi quá trình
phát triển kinh tế. Chủ nghĩa Mác không xét vấn đề từ góc độ đó, mà đi tìm
cơ sở để lý giải động lực làm nảy sinh những tri thức mới phục vụ cho quá
trình sản xuất. C.Mác và Ph.Ăngghen nói: “…trong mỗi thời đại lịch sử,
phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội
do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của
thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà chỉ có thể
xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử…” [60, t1, 523].
Chính vì vậy, có thể thấy tất cả những luận điểm của A.Toffler phê phán
chủ nghĩa duy vật một cách trực tiếp hay gián tiếp đều xuất phát từ nhận xét
cơ bản của ông cho rằng hình thức quan trọng hơn hết của tài sản là tri thức.
Tuy nhiên khi muốn so sánh để kết luận một sự vật nào đó quan trọng hơn
một sự vật khác thì trước tiên phải xác định rõ chúng ta dùng tiêu chuẩn nào
để so sánh.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (trí tuệ, tri thức,
v.v.), chủ nghĩa duy vật không đặt vấn đề xem cái nào quan trọng hơn cái nào
một cách chung chung mà là xác định cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
sinh ra cái nào, cái nào là sản phẩm của cái nào, cái nào quyết định cái nào
khi xét đến cùng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vật chất có trước
ý thức và trí tuệ (tri thức) được coi như một thuộc tính đặc biệt của vật chất.
119

Ngược lại với quan niệm này là chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
Khi tuyên bố trí tuệ là một thuộc tính của vật chất phát triển ở trình độ
cao, tức là trí tuệ xuất hiện sau, trong quá trình phát triển của vật chất, v.v., là
người mácxít đã nói lên một chân lý đã được khoa học hiện đại công nhận.
Về tính chất quyết định của vật chất đối với trí tuệ, ta hãy phân tích một
trường hợp mà A.Toffler nêu ra. Ví dụ giữa phần cứng và phần mềm trong
máy tính điện tử. Ông viết: “Lúc đầu, phần cứng có giá trị hơn cả. Nhưng dần
dần đã trở nên rõ ràng là phần mềm mới là yếu tố quan trọng nhất trong bất cứ
một hệ thống vi tính nào”, “Chìa khóa để ngự trị trên ngành công nghiệp máy
tính nằm ở phần mềm – mà nếu không có nó, các bộ máy đều không hoạt
động và vô dụng. Thế nhưng, chìa khóa để ngự trị trên phần mềm lại là hệ
thống điều hành. Và đòn bẩy cuối cùng – chìa khóa để ngự trị trên các hệ
thống điều hành – nằm trong tiêu chuẩn được sử dụng”[88, t1, 231-232]. Mặc
dù phần mềm rất quan trọng nhưng như chúng ta biết, phầm mềm chỉ quan
trọng trong phạm vi sức chứa của bộ nhớ và tốc độ tính toán của bộ vi xử lý
(phần cứng). Muốn vượt lên giới hạn đó, phải thay đổi phần cứng. Mọi người
biết là các mốc phát triển của máy tính điện tử qua rất nhiều thế hệ của nó cho
tới nay là các sự thay đổi về phần cứng, như thay bóng đèn điện tử bằng bóng
bán dẫn, rồi lại thay bằng các mạch tích hợp, các chíp, siêu chíp, v.v... Hiện
nay các nhà khoa học đang nói đến máy tính lượng tử, và máy tính sinh học
phân tử, v.v., đều là những phần liên quan đến phần cứng. Như vậy rõ ràng
phần cứng là cơ sở của phần mềm, quyết định phần mềm.
Bên cạnh những cơ sở khoa học đã đang hiện hữu của nền kinh tế tri thức
(nền văn minh trí tuệ), về sâu xa lý luận của các học giả tư sản Âu – Mỹ đưa
ra trong đó có A.Toffler chủ yếu chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản ở Âu –
Mỹ không bóc lột ai cả; của cải trên thế giới là do trí tuệ (của ai? của các nhà
tư bản?) làm ra, không cần gì đến nguyên vật liệu và sức lao động (vốn đã rẻ
mạt, bây giờ càng không có giá trị gì so với trí tuệ) và nhờ có kinh tế tri thức
(phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh), chủ nghĩa tư bản sẽ tồn tại vĩnh
cửu. Do đó không lấy làm lạ khi giai cấp tư sản nói chung và chủ nghĩa tư bản
120

Mỹ nói riêng vẫy tay chào đón tư tưởng của A.Toffler một cách nồng nhiệt.
Mỗi chúng ta đều thừa nhận rằng có khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì có
thể tạo ra được nhiều của cải vật chất hơn, tốt hơn. Nhưng cần phải nhận thức
rằng khoa học, kỹ thuật, công nghệ không tư nó biến thành của cải vật chất
mà nó chỉ giúp vào việc biến đổi dạng vật chất này thành dạng vật chất khác
có ích hơn cho con người, theo quy luật của bản thân vật chất mà trí tuệ (tri
thức) con người khám phá ra được. Chính ở đây, chúng ta lại thấy rõ ý nghĩa
của cụm từ “xét đến cùng” khi chúng ta nói xét đến cùng vật chất quyết định
trí tuệ, của cải vật chất quyết định của cải tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội.
Chính vì đứng trên lập trường của giai cấp tư sản - một trong những hệ
thống triết học phi mácxít, nên trong khi trình bày tư tưởng của mình,
A.Toffler thực hiện phản biện chủ nghĩa Mác. Trong Thăng trầm quyền lực
A.Toffler quá “tự do” và “bộc phát” khi viết: “Quang vinh của giai cấp vô sản
chứng tỏ họ luôn luôn là kẻ đứng đầu thời đại, nhưng sự thật lại chứng minh
rằng tư tưởng và phương thức ấy chỉ là thứ kinh tế bậc thấp. Những điều đó
không phải là những ý kiến không liên quan đến những giả thiết và thái độ
cường điệu. Những khái niệm ấy tổng hợp tình hình thành sự tư cường hóa, tự
cho là niềm tin, cơ sở đó là dương cương, thẳng đuột, tự cường điệu thắng lợi
mình là “Tổng tư lệnh vật chất”, “Chủ nghĩa vật chất trên hết”, sự thực là lý
tưởng sản xuất số lượng to lớn. ...Lý luận vật chất trên hết đã đi vào quá khứ
hoặc là thứ đạo lý đã qua rồi. Ngày nay khi giá trị chân chính của sản phẩm là
hàm lượng tri thức, thì cách nói như trên là sai lầm và quá thấp. Bất cứ quốc
gia nào chấp nhận ý niệm “vật chất trên hết” thì có nghĩa là tự mình cam tâm
làm người Bangladesh trong thế kỷ XXI”[88, t1, 146].
Thực ra khi người mácxít tuyên bố sự sản xuất của cải vật chất quyết
định việc sản xuất ra của cải trí tuệ, của cải tinh thần và cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng, hoàn toàn không phải vì họ có đầu óc tầm thường,
thô thiển, ngờ nghệch hay ngạo mạn và tự đắc, coi trọng vật chất, coi nhẹ tinh
thần như A.Toffler nói, mà vì người mácxít công nhận một quy luật của sự
121

phát triển loài người là “có thực mới vực được đạo”, “trước hết con người cần
phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để
giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học,
v.v.”[60, t.19, 166].
Người mácxít khi nêu nguyên lý duy vật lịch sử nói ở trên là để rút ra hai
kết luận quan trọng:
Thứ nhất là, trong việc tổ chức và quản lý xã hội, phải nắm vững nguyên
lý duy vật đó.
Thứ hai là, trong khi nghiên cứu để khám phá xu hướng phát triển của xã
hội loài người, cũng phải xuất phát từ nguyên lý duy vật đó.
Những phân tích nêu trên cho thấy Alvin Toffler là nhà duy tâm về lịch
sử. Nhưng mặt khác, A.Toffler còn là nhà duy vật không tự giác. Khi ông xác
định đặc điểm cơ bản của các làn sóng văn minh lớn trong lịch sử loài người
bằng cách xuất phát từ đặc điểm của các nền sản xuất ra của cải ở các nền văn
minh đó, như cách mạng nông nghiệp ở Làn sóng thứ nhất, cách mạng công
nghiệp ở Làn sóng thứ hai thì rõ ràng ông đã có quan điểm và phương pháp
luận duy vật. Về Làn sóng thứ ba, tuy ông nhấn mạnh đến tri thức và quyền
lực của tri thức, nhưng cũng xuất phát từ nền sản xuất, từ nền kinh tế, dù là
kinh tế tri thức, chứ ông không xuất phát từ tình hình phát triển của những
lĩnh vực như triết học, tôn giáo, đạo đức, v.v... Nhưng ông mới là nhà duy vật
nửa vời và không tự giác, nửa còn lại là duy tâm và rất tự giác. Ông quá nhấn
mạnh yếu tố tinh thần thể hiện rõ lập trường duy tâm khi cho rằng: “..., tư
tưởng không những chỉ thay cho tư bản, năng lượng và tài nguyên thiên
nhiên, mà còn thủ tiêu cả sự bạc đãi đối với lao động”[88, t1, 221]. Có khi
ông lại biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ, cổ xúy cho tư tưởng
phạm pháp khi chỉ ra con đường tiếp cận tri thức nhanh nhất cho các nước
chậm phát triển, ông viết: “Tìm kiếm tri thức ở những nơi khác cũng là điều
tất yếu. Có khi phải đả phá một số truyền thống, thậm chí có thể dùng con
đường phi pháp. Ngày nay việc ăn cắp kỹ thuật bí mật cũng đã là nghiệp vụ
khá lưu hành trên toàn cầu. Chúng tôi nghĩ rằng các nước kém phát triển khôn
122

ngoan cũng sẽ tham gia vào cuộc săn đuổi phi pháp này”[88, t1, 317]. Có
những lúc ông lại đả phá phương thức sản xuất truyền thống khi viết: “...
trong xã hội nông nghiệp, quá trình tiến triển kinh tế từ từ như sự di động của
các tảng băng hà. Nghi thức truyền thống dốt nát làm hạn chế khả năng chọn
lựa của xã hội”[88, t1, 294], để từ đó cố gắng vượt lên những giá trị tuyền
thống, chủ trương tìm kiếm con đường thứ ba trong triết học, ông viết:
“...bước vào một thề hệ sản xuất hoàn toàn mới đưa chúng ta tiến tới một quy
cách đặc biệt, thoát ly việc sản xuất lớn và tiêu thụ, tiến tới một phương thức
sản xuất chú trọng vào cơ sở có lợi và phân phối thị trường rộng rãi. Đồng
thời đem tổ chức xí nghiệp nhất nguyên hóa cải tạo thành công nghiệp thoát
ly dân tộc, tiến tới hình thái tổ chức mới của xí nghiệp siêu quốc gia, vượt bỏ
giai cấp vô sản mà tiến lên giai cấp đồng nguyên (congitariat)”[88, t1, 54].
Khi phân tích về sự đụng độ của chủ nghĩa xã hội với xã hội tương lai,
A.Toffler đưa ra ba luận điểm sau:
Thứ nhất là cơ chế quản lý xã hội, quản lý thông tin. Việc quản lý tri
thức chặt chẽ của chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Xã hội này quản lý thông tin theo kiểu hướng từ dưới lên qua một kênh đã
được phê duyệt và một dòng mệnh lệnh dội từ trên xuống, nó rất giống với
các loại máy sản xuất của làn sóng thứ hai. Sự vận hành của chúng không có
bất cứ liên hệ ngược nào. Mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, kể cả lao
động trí óc, đều phải đặt trong nhiệm vụ phục vụ một kế hoạch tổng thể của
xã hội.
Thứ hai, có ba vấn đề. Một là nghịch lý về sở hữu. Việc chủ trương xóa
bỏ tư hữu tư liệu sản xuất, thiết lập công hữu để từ đó giải quyết tận gốc bóc
lột, nghèo khổ, suy thoái kinh tế, lãng phí “chỉ là thứ lập luận quá già cỗi”.
Những tư tưởng này chỉ phù hợp trong nền kinh tế làn sóng thứ hai, khi con
đường chủ yếu tạo ra của cải là những yếu tố nằm trong tư liệu sản xuất (gồm
đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong khi hình thức quan trọng hơn
hết của tài sản (trong làn sóng thứ ba) lại là những thứ không thể trực cảm
được. Nó là siêu tượng trưng, siêu ký hiệu, nó là tri thức. Tri thức, xét về mọi
123

phương diện không thể khai thác đến cạn kiệt. Hai là, sự bất cập của cơ chế kế
hoạch hóa tập trung.
Thứ ba, những người vô sản đặt nặng việc xây dựng nền công nghiệp ống
khói, xem rất nhẹ nông nghiệp và lao động trí óc. Tất cả những điều đó cho
thấy lý luận của chủ nghĩa Mác chịu ảnh hưởng của làn sóng thứ hai, phù hợp
với làn sóng thứ hai. Khi làn sóng thứ ba đến thì hiện tượng chủ nghĩa xã hội
đụng độ với tương lai là một tất yếu định mệnh.
Chúng ta nhận thấy, nếu A.Toffler phân tích những vấn đề trên như một
trong nhiều nguyên nhân làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ thì những điều đó hoàn toàn có lý. Tuy nhiên, nếu gắn kết nó
để chứng minh sự sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin hoặc cho rằng chủ
nghĩa này chỉ phù hợp với tinh thần của làn sóng thứ hai, “bị già cỗi” khi làn
sóng thứ ba đến là không chính xác. Chủ nghĩa Mác không hề chủ trương xóa
bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất khi nó vẫn còn giữ vai trò tích cực. C.Mác,
Ph.Ăngghen cho rằng: “sở hữu tư nhân là hình thức giao tiếp cần thiết cho xã
hội ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; rằng hình thức
giao tiếp đó không thể bị xoá bỏ, và là điều kiện cần thiết cho sự sản xuất ra
đời sống vật chất trực tiếp, chừng nào chưa tạo ra được những lực lượng sản
xuất, mà đối với chúng sở hữu tư nhân trở thành xiềng xích hoặc trở ngại”
[60, t3, 514]. C.Mác khẳng định tính tất yếu của sở hữu tư nhân ở những giai
đoạn phát triển nhất định và kết luận: “Chỉ với công nghiệp lớn mới có khả
năng xóa bỏ được sở hữu tư nhân” [60, t3, 94-95]. Công nghiệp lớn ở đây là
nền công nghiệp đã đạt đến trình độ phát triển rất cao. C.Mác không chủ
trương xóa bỏ tư hữu khi bước vào công nghiệp hóa. Việc vận dụng chủ nghĩa
Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế phụ thuộc vào năng lực nhận thức của
những người vận dụng nó. Nếu họ làm sai, điều đó không chứng minh cho sự
sai lầm của chủ nghĩa Mác. Khi đề cập đến vấn đề này, Ph.Ăngghen cũng đã
phê phán: “ Đáng tiếc là người ta thường hay cho rằng họ đã hiểu đầy đủ một
lý thuyết mới và có thể vận dụng nó ngay sau khi nắm được những luận điểm
cơ bản, vả lại không phải lúc nào cũng đúng” [59, t37, 644].
124

Bất cứ nền văn minh nào cũng phải hội đủ nguyên nhân khách quan để
nó xuất hiện, phát triển và suy tàn. Động lực của một nền văn minh nằm ngay
trong lòng nó, trong mâu thuẫn nội tại của nó. Việc giải quyết mâu thuẫn này
cũng sáng tạo ra lịch sử một nền văn minh, mức độ trưởng thành cũng như
suy tàn của nó. Có quan điểm như thế mới loại trừ được cách giải thích cho
rằng vận mệnh một nền văn minh chỉ là do ảnh hưởng bên ngoài tác động
vào, chỉ là do có sự va chạm với các nền văn minh khác. Chủ nghĩa Mác
hướng vào việc nghiên cứu các quy luật nội tại của nền văn minh làm cho nó
vận động; nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc thay thế một nền văn minh
này bằng một nền văn minh khác cao hơn. Do vậy, bất cứ một nền văn minh
nào cũng không tách khỏi cơ sở của nó là nền sản xuất vật chất, và như vậy,
không thể bỏ qua khái niệm có tính chất nền tảng - hình thái kinh tế - xã hội
với một hệ thống hoàn chỉnh các quan hệ kinh tế, chính trị, pháp quyền, tư
tưởng được xây dựng trên những điều kiện, trình độ vật chất – kỹ thuật nhất
định. Phương pháp luận tiếp cận hình thái kinh tế – xã hội và phương pháp
tiếp cận theo nền văn minh không hề đối lập, loại trừ nhau mà còn bổ sung
cho nhau. Điều này thể hiện như sau: Nếu đặt cách tiếp cận theo nền văn
minh của A.Toffler trong mối quan hệ với cách tiếp cận hình thái kinh tế – xã
hội của C.Mác, ta sẽ thấy được ít nhất một vài điểm có ý nghĩa.
Thứ nhất, nếu A.Toffler chỉ xem xét đến mặt kỹ thuật, đến trình độ của
lực lượng sản xuất, thì C.Mác xem xét toàn diện cả lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Chính vì vậy mà tính đặc thù thể hiện rất
rõ ở cách tiếp cận của A.Toffler, trong khi đó tính khái quát lại là đặc trưng
của C.Mác. Nếu đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của lực lượng sản xuất đối
với sự phát triển của xã hội, theo chặng đường lâu dài của thời gian thì không
thể bỏ qua cả hai cách tiếp cận của A.Toffler và C.Mác. Nhưng để đem lại
bức tranh trọn vẹn về tiến trình vận động, phát triển của xã hội dưới tác động
của những lực lượng sâu xa nhất của lịch sử, không thể có cách tiếp cận nào
khoa học hơn cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác. Cái đặc thù
luôn cần thiết để nói về bản chất, nhưng cũng cần thiết khi đặt nó trong một
125

chỉnh thể rộng lớn hơn, trong chỉnh thể thống nhất của các mối liên hệ. Vì
rằng sự khái quát nào cũng dựa trên cái đặc thù. Ngược lại, để đi đến một sự
khái quát sâu sắc, rút ra quy luật vận động, phản ánh được cái bản chất nhất,
chung nhất, cái cốt lõi của các sự vật hiện tượng trong chỉnh thể thống nhất
(mà ở đây là chỉnh thể xã hội), không thể bỏ qua cái đặc thù. Do vậy có thể
nhận định, cách tiếp cận của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội và cách tiếp
cận nền văn minh của A.Toffler không hề đối lập, loại trừ nhau. Một số nhà
nghiên cứu cũng thừa nhận, nếu đứng vững trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin
nói chung, và học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói riêng, thì việc nghiên cứu
các nền văn minh sẽ có được một nền tảng khoa học thật sự vững chắc.
Từ điểm thứ nhất đưa tới điểm thứ hai sau đây - điểm này có liên quan
đến lý luận của Mác về hình thái kinh tế - xã hội. Nếu như A.Toffler dựa trên
sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ gắn với những tiềm năng (sự
diễn sinh của tri thức – tri thức mới) của nó để dự báo về xã hội tương lai, thì
C.Mác đi từ sự phân tích lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trong mối quan
hệ biện chứng của chúng, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, giữa
tồn tại xã hội với ý thức xã hội để nói về xã hội hiện tại cũng như tương lai.
Đặc biệt những dự báo của C.Mác về xã hội tương lai lại phù hợp với dự báo
của A.Toffler về những đặc trưng của xã hội trong làn sóng thứ ba.
M.Vlađimi (M.Vladimir) cho rằng cái xã hội tương lai đó trước mặt chúng ta
cũng nguyên khai và khó hiểu chẳng khác gì chiếc camera hay máy vi tính đặt
trước mặt người Hy Lạp cổ đại. Nhưng điều lạ lùng còn nằm ở chỗ: những
đặc trưng quan trọng nhất của hình thái đang sinh thành đó đã được Mác tiên
đoán trước. Đó là các vấn đề về xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, về lao động, về
quy luật giá trị. Và nếu như trong các hình thái kinh tế của các chế độ chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa xã hội được cơ cấu theo trục sở hữu,
thì trong xã hội hậu công nghiệp lại tồn tại và phát triển như một chỉnh thể
nhờ có vai trò quyết định của thông tin, tri thức, các giá trị văn hóa và nền
giáo dục. “Một xã hội như vậy đã được C.Mác và F.Ăngghen gọi là chủ nghĩa
cộng sản”.
126

Chính vì vậy mà bản thân lý luận hình thái kinh tế – xã hội không hề giới
hạn chỉ trong phạm vi của xã hội công nghiệp (Làn sóng thứ hai). Vì nó được
đặt trong trạng thái động của những mối liên hệ, tác động, chi phối lẫn nhau;
trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Do vậy, sẽ là võ đoán khi kết
luận lý luận hình thái kinh tế – xã hội của C.Mác đã lỗi thời khi làn sóng thứ
ba đến, hoặc cho rằng nó chỉ phù hợp với làn sóng thứ hai.
Nếu A.Toffler phác họa bức tranh của toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại
vào ba làn sóng thì Ph.Ăngghen đã từng sử dụng khái niệm “thời đại văn
minh”. Ph.Ăngghen chỉ ra ba thời kỳ lớn của thời đại văn minh là “chế độ nô
lệ là hình thức bóc lột đầu tiên, mà chỉ riêng thế giới thời cổ đại mới có; kế
tiếp nó là chế độ nông nô trong thời trung cổ và chế độ lao động làm thuê
trong thời hiện đại. Đó là ba hình thức nô dịch lớn đặc trưng cho ba thời kỳ
lớn của thời đại văn minh” [60, t21, 261]. Ph.Ăngghen cũng chứng minh lòng
tham là động lực của mọi thời đại văn minh từ ngày đầu thời đại ấy cho đến
ngày nay. “Đó là mục tiêu quyết định duy nhất của thời đại văn minh” [60,
t21, 262]. Còn sự phát triển của khoa học, âm nhạc, nghệ thuật…? Ông nói:
“nếu như trong khi theo đuổi mục tiêu đó, trong lòng xã hội đó đã có được sự
phát triển ngày càng cao của khoa học, và có sự lặp đi lặp lại nhiều thời kỳ
đua nở huy hoàng nhất của nghệ thuật thì đó chỉ là vì, nếu không có khoa học
và nghệ thuật, người ta không thể có được tất cả những thành tựu của thời đại
ngày nay trong việc tích lũy của cải” [60, t21, 264]. Cũng chính vì vậy mà
C.Mác khẳng định, với hình thái xã hội tư sản, thời kỳ tiền sử của xã hội loài
người đang kết thúc, “các quan hệ tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của
quá trình sản xuất xã hội đối kháng” [61, 16].
Khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử, đặc biệt là làn sóng thứ ba với
biểu tượng của nó là chiếc máy vi tính và quyền lực chi phối của nó,
A.Toffler đi đến khẳng định: “Khi tôi còn là một môn đồ mácxít … tôi nghĩ
rằng tôi đã có tất cả các câu trả lời. Sau đó tôi nhận thấy ngay rằng, những câu
trả lời của tôi chỉ là một phần, một mặt và lỗi thời” [87, 14]. Chính vì muốn
vượt ra ngoài sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện một thế giới
127

quan đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, A.Toffler chỉ lý giải đời sống xã hội
từ góc độ văn minh kỹ thuật, từ thành tựu của khoa học công nghệ được ứng
dụng vào trong các hoạt động của đời sống – xã hội, đặc biệt là “ca ngợi”
quyền lực của tri thức khoa học. Cũng có thể nhận định, ông mô tả, phân tích
bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri thức với xuất phát điểm là
lực lượng sản xuất nhưng cố gắng tách nó ra khỏi những quan hệ sản xuất.
Song, chính từ xuất phát điểm như vậy, mà một số dự báo của ông về xã hội
tương lai có nhiều điểm phù hợp với với quan điểm của chủ nghĩa Mác.
A.Toffler cho rằng, trong làn sóng thứ nhất sản xuất và tiêu thụ thống
nhất với nhau. Nó bị tách ra trong làn sóng thứ hai. Khi làn sóng thứ ba đến,
nó được tổng hợp lại với một trình độ cao hơn hẳn về chất. Như vậy, sự phát
triển của sản xuất và tiêu dùng diễn ra theo đúng quy luật phủ định của phủ
định. Cũng tương tự như vậy, trong làn sóng thứ nhất thì người sản xuất và
quản lý là một. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, người sản xuất
và quản lý bị tách rời nhau. Khi làn sóng thứ ba đến, thì điều đó thống nhất
trong một chủ thể. A.Toffler chỉ ra sự xuất hiện của làn sóng thứ ba gắn liền
với các ngành khoa học mới như điện tử, lượng tử, tin học, sinh học phân tử,
đại dương học… Chính các ngành này làm xuất hiện vô số những ngành công
nghiệp mới. Khi tổng hợp sức mạnh của chúng “sẽ đưa đến vô số cải tiến
chưa được thấy trong lịch sử nhân loại” [87, 138]. C.Mác từng nhận định khi
đại công nghiệp đạt đến một trình độ cao, và tất cả các môn khoa học đều
được đưa vào phục vụ tư bản thì “phát minh trở thành một nghề đặc biệt và
đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó
trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [59,
t46, 406]. Vấn đề dân chủ cũng vậy. Khi nhìn dân chủ từ góc độ như một giá
trị xã hội, văn hóa biểu hiện quan hệ giữa người với người trong ứng xử cũng
như giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống, ta nhận thấy dân chủ cũng
diễn ra theo quy luật phủ định biện chứng. Đó là trong xã hội tiền chính trị thì
dân chủ trực tiếp là hình thức tiêu biểu. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong
kiến và tư sản có dân chủ chủ nô, dân chủ quý tộc và dân chủ tư sản. Dân chủ
128

chỉ dành cho các cá nhân giàu có mà hình thức tiêu biểu là dân chủ đại diện.
Trong nền kinh tế tri thức, gắn với những thành tựu của công nghệ thông tin,
đã tạo ra những tiền đề để kết hợp dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện. Là
của cải mang tính tượng trưng, một thứ tải sản vô hình, tri thức mang trong nó
tiềm năng dân chủ hoá mạnh mẽ. Tri thức là cội nguồn quyền lực có tính chất
dân chủ hơn cả, nó là tài sản không phải của riêng một người, một nhóm
người, của người giàu, kẻ mạnh có thể chiếm hữu, mà về nguyên tắc thì người
yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chiếm đoạt được. Đó là tính chất dân chủ
của quyền lực trong nền kinh tế tri thức (nền kinh tế siêu tượng trưng – Super
symbolic economy). Qua khẳng định trên đây của A.Toffler, nếu đối chiếu
với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội khoa học – hay lý tưởng của những bậc tiền
bối của chủ nghĩa Mác-Lênin chúng ta thấy có sự thống nhất và gặp gỡ của
những tư tưởng lớn. Bởi vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là thực hiện sự
nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người
và tiến tới thực hiện mục tiêu cao nhất: “biến con người từ vương quốc của tất
yếu sang vương quốc của tự do”, tạo nên một thể liên hiệp “trong đó sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”[60, t4, 628].
A.Toffler chứng minh khi làn sóng thứ ba đến (kinh tế tri thức – văn
minh trí tuệ), con người phải thay đổi, tự điều chỉnh để thích nghi. Muốn sống
trong môi trường làn sóng thứ ba họ phải từ bỏ những thói quen, chuẩn mực
tưởng như vô cùng bền vững của làn sóng thứ hai. Họ thay đổi công việc, môi
trường, bạn bè, gia nhập vào các nhóm xã hội, chọn lựa chương trình học, làm
việc, giải trí cũng như thể hiện quyền dân chủ, cá tính, cách sống của mình.
Những điều này cũng đã được C.Mác nêu rõ, ông nói: “do có được những lực
lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do
thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi
tất cả những quan hệ xã hội của mình” [60, t4, 187].
A.Toffler cho rằng, khi làn sóng thứ ba đến thì sự chuyển hướng về mức
đa dạng hóa cao hơn, nhịp điệu biến đổi lịch sử diễn ra nhanh hơn. Hai điều
129

đó kết hợp với nhau gây ra những căng thẳng khổng lồ tác động lên cả cá
nhân và thể chế xã hội. Nếu không đối phó kịp trước những áp lực này thì kết
quả sẽ tạo ra một cú sốc tương lai [87, 299]. Mác cũng đã từng nhận định
rằng: “phát triển đến một mức nào đó, bằng cách gây ra một sự đảo lộn trong
phương thức sản xuất vật chất và trong quan hệ sản xuất xã hội, nền đại công
nghiệp cũng sẽ gây ra một sự đảo lộn trong đầu óc của con người” [62, t23,
688]. Cho nên nếu A.Toffler cho rằng việc thực hiện công nghiệp hóa yêu cầu
quốc gia nào cũng tuân theo 6 nguyên tắc đã được đề cập, thì C.Mác đã từng
nhận định: “Công nghiệp lớn tạo ra ở khắp nơi những quan hệ như nhau giữa
các giai cấp xã hội và do đó xóa bỏ tính chất riêng biệt của các dân tộc khác
nhau” [60, t3, 87].
Từ những thành tựu của công nghệ thông tin, của hệ thống máy điện toán
và một kết cấu hạ tầng về thông tin, truyền thông ngày càng hoàn thiện, việc
sản xuất sẽ diễn ra trên cơ sở theo đơn đặt hàng, làm mất đi tính chất khủng
hoảng thừa hoặc thiếu trong nền kinh tế. Việc sản xuất các sản phẩm cá biệt
theo yêu cầu người tiêu dùng sẽ thay thế tình trạng sản xuất hàng loạt theo
kiểu ấn định. Sự xuất hiện người tiêu sản (prosumer) làm thống nhất quá trình
sản xuất và tiêu dùng. Xã hội tương lai ngày càng là một xã hội tự sản tự tiêu;
xu hướng phi thị trường hóa sẽ diễn ra ngày càng rõ hơn. Như vậy, thị trường
là công cụ tốt nhất trong thực hiện việc phân công lao động xã hội, làm tăng
năng suất lao động. Nhưng thị trường cũng đạt đến những giới hạn cuối cùng
của mình. Điều đó cho thấy tất yếu sẽ xuất hiện một hình thức ứng xử mới
trong điều kiện mới của đời sống kinh tế xã hội. Chính vì vậy, C.Mác đã yêu
cầu nhiệm vụ của khoa học kinh tế là chỉ ra những hậu quả của phương thức
sản xuất hiện đang tồn tại, phát hiện ra những yếu tố của tổ chức sản xuất và
trao đổi mới, trong tương lai sẽ xóa bỏ những tệ nạn đó [61, t20, 210-214].
C.Mác cho rằng khi xét một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ta
sẽ thấy được một hình thức nhất định của trao đổi và tiêu dùng. Xét một trình
độ nhất định của sản xuất, trao đổi và tiêu dùng sẽ thấy một chế độ xã hội
nhất định, một hình thức tổ chức nhất định của gia đình, đẳng cấp và giai cấp.
130

Nghĩa là ta thấy một xã hội công dân nhất định. Xét một xã hội công dân nhất
định sẽ thấy một chế độ chính trị nhất định [62,t27, 657]. Nhìn chung, toàn bộ
sự phân tích của A.Toffler về ba làn sóng văn minh đều không ra khỏi tinh
thần đó của C.Mác. Theo logic nội tại đó, A.Toffler lý giải hợp lý rất nhiều
những biểu hiện đa dạng của đời sống con người, xã hội trong mỗi làn sóng
văn minh, cũng như tính chất đan xen, xung đột của cả ba làn sóng. Những
biểu hiện đó có ở mỗi người, mỗi thể chế khi đối diện trước những yêu cầu tất
yếu từ cái mới. Đó cũng chính là cái mới đến từ làn sóng thứ hai buộc làn
sóng thứ nhất phải đối diện; của làn sóng thứ nhất và thứ hai khi đứng trước
làn sóng thứ ba. Có điều, trong tính tất yếu đó của logic và lịch sử, A.Toffler
chỉ tiếp cận nền văn minh từ góc độ kỹ thuật – vai trò của tri thức khoa học,
ông muốn lấy sự tiến bộ của kỹ thuật – quyền lực của tri thức (chủ nghĩa kỹ
trị - NCS) làm giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn giữa người với người
trong xã hội, thay cho cách mạng xã hội, đấu tranh giai cấp. Ông quy các cuộc
đấu tranh trong xã hội thành cuộc đấu tranh giữa các làn sóng văn minh, gạt
bỏ hoàn toàn đấu tranh giai cấp: “Từ nước này sang nước khác, sự xung đột
giữa các quyền lợi của làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai nổ ra khắp nơi,
dẫn đến khủng hoảng và biến động chính trị, đình công, nổi loạn, đảo chính
và chiến tranh” [87, 31]. Khi làn sóng thứ ba đến, những vấn đề do cuộc cách
mạng siêu công nghiệp tạo ra sẽ làm giảm cuộc xung đột lớn của thế kỷ XX.
“Xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản trở thành vô nghĩa”
[86, 132] (chủ nghĩa Hội Tụ - NCS). Các nền văn minh trong tiếp cận của ông
trở thành công cụ duy nhất để lý giải mọi biểu hiện của đời sống xã hội về
kinh tế, chính trị, văn hóa, con người…. Đặc biệt khi làn sóng thứ ba đến, thì
công cụ đó trở thành “chiếc đũa thần kỳ” không chỉ có khả năng lý giải, mà
còn hóa giải mọi xung đột, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, con người với con người. Hóa giải cả về sự giàu nghèo, về lý tưởng
tư bản chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Ông cho rằng: “nền kinh tế dịch vụ
cuối cùng sẽ chiến thắng nền kinh tế sản xuất, và nền kinh tế kinh nghiệm sẽ
chiến thắng nền kinh tế dịch vụ” [86, 143]. Với đặc trưng của nền kinh tế kinh
131

nghiệm thì toàn bộ khái niệm về sở hữu trở thành vô nghĩa. “Bằng việc cho
bớt phần dư thừa, các nhà máy có thể tiếp tục hoạt động, dư thừa nông nghiệp
cũng được cho bớt đi… một chương trình năm mươi năm xóa bỏ đói nghèo
trên thế giới không chỉ tạo ra tinh thần đạo đức mà còn giúp các nước nông
nghiệp rút ngắn thời gian chuyển sang nền kinh tế tương lai” [86, 142-143].
Ông đã quá lạc quan đến mức không tưởng và ở đây màu sắc của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan đã bộc lộ quá rõ. Chính ông cũng thừa nhận, trong thế giới
hôm nay 70% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp, 25% dân số sống trong cuộc
sống hiện đại, chỉ có 2% hoặc 3% dân số là những người đang sống cách sống
tương lai [86, 40]. Vậy làm thế nào để nhân loại, đặc biệt là các quốc gia kém
phát triển chuyển hẳn sang mô hình của xã hội tương lai thì ông chỉ chấm phá
một vài nét cơ bản mà chưa đưa ra một lộ trình cụ thể. Ông viết: “Đối với các
nước trì trệ, có một nguồn tin tốt nhất là, ngày nay họ có thể từ “làn sóng thứ
nhất” trực tiếp nhảy vọt đến hệ thống thông tin của “làn sóng thứ ba” mà
không phải qua hệ thống của làn sóng thứ hai đầy tốn phí ... Cho nên mấu
chốt phát triển kinh tế ngày càng rõ ràng, khoảng cách trong lĩnh vực điện tử
và thông tin sẽ được san bằng. Khoảng cách ấy không phải giữa khoảng
phương Nam và phương Bắc mà là giữa trạng thái nhanh lẹ hay chậm chạp
mà thôi”[88, t1, 323].
Tiếp cận thời đại (Làn sóng thứ ba) dựa trên thành tựu của tri thức khoa
học – “sản phẩm thay thế cuối cùng”, A.Toffler muốn đặt chính trị ra ngoài
các giải pháp. Tuy nhiên, theo logic nội tại mà C.Mác đã phân tích, ta thấy
ông không thể không bàn đến chính trị. Nhưng chính trị lại được quy về thành
hai phe cơ bản. “Một phe gắn với nền văn minh làn sóng thứ hai, phe kia gắn
với làn sóng thứ ba” [87, 352] tạo ra cuộc siêu đấu tranh ngày mai. Kết quả
cuộc đấu tranh đó “phụ thuộc vào tính linh hoạt và trí thông minh của các nhà
lãnh đạo ngày nay” [87, 534].
Theo A.Toffler, ba đặc tính nổi bật của hệ thống quan liêu là tính lâu dài,
hệ thống cấp bậc và sự phân chia lao động. Khi làn sóng thứ ba đến, sự gia
tăng nhịp điệu cuộc sống, sự thay đổi nhanh do số lượng các vấn đề đột xuất
132

và mới gia tăng, đòi hỏi nhiều hơn lượng thông tin cần thiết để đối phó với
vấn đề mới. Nhu cầu cần nhiều thông tin hơn với tốc độ nhanh đã làm cho hệ
thống cấp bậc dọc bị phá bỏ. Khi máy móc đảm nhiệm công việc hàng ngày
và sức đẩy gia tăng làm tăng số lượng sự đổi mới trong môi trường, con người
trong làn sóng thứ ba phải hướng về cách giải quyết các vấn đề đột xuất. Cơ
chế quan liêu với tổ chức người đúng vị trí, với cấu trúc ổn định và hệ thống
cấp bậc sẽ không còn phù hợp nữa. Đây cũng chính là cơ sở làm cho các
“nhóm lâm thời” nảy nở và phát huy tác dụng. Quyền lực nhà nước theo kiểu
làn sóng thứ hai suy giảm nhanh chóng. Tham gia điều hành và giải quyết các
vấn đề phát sinh cũng như các nhiệm vụ do xã hội đặt ra là các “hội đồng xã
hội tương lai”. Tác giả Trần Xuân Trường nhận xét: “Ông muốn một hệ thống
hội đồng không còn bản chất giai cấp, một hội đồng vượt lên trên bản chất tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, một hội đồng không còn sự thống trị giai
cấp mà chỉ đóng vai trò quản lý xã hội của những người lao động liên hiệp lại,
thì như vậy thực tế ông đã rơi vào đúng phác họa của C.Mác về bộ máy quản
lý xã hội trong tương lai xa, khi nhân loại đã ở vào một giai đoạn cao của chủ
nghĩa cộng sản khoa học” [84,số8, 23]. E.A.Capitônốp nhận xét rằng,
A.Toffler đánh giá tiêu cực về xã hội công nghiệp và nhìn thấy lối thoát trong
sự cải tổ nó, trong những cải biến tận nền tảng. Nhưng khác với một số tác giả
khác, ông đã không kêu gọi sự nổi loạn chống lại xã hội đang tồn tại, mà kêu
gọi cải cách một cách tốt đẹp để đưa đến sự tự phát triển của nó [xem 17, 289-
300]. Quả thật, giải pháp cho xã hội tương lai của A.Toffler phản ánh đúng
tinh thần đó. Chính vì vậy, dù ông có khách quan đến đâu trong các luận điểm
của mình, thì ông vẫn thể hiện, vẫn ở trong lập trường của giai cấp tư sản, của
hệ tư tưởng tư sản. Trong lập trường đó, ông đã bỏ qua hoặc xem nhẹ những
mâu thuẫn nội tại không thể giải quyết được từ trong lòng của chủ nghĩa tư
bản. Chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng tự điều chỉnh để thích
nghi, cũng như vẫn thể hiện sức mạnh của mình trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, một giải pháp triệt để cho bước tiến của nhân loại phải bắt đầu từ việc
giải quyết những mâu thuẫn, mà cội nguồn sâu xa của nó là chế độ sở hữu tư
133

nhân về tư liệu sản xuất. Và như thế, không thể không nói đến chủ nghĩa Mác.
J.Đêriđa (J.Derrida) cũng cho rằng, sẽ là sai lầm nếu không đọc đi đọc lại và
tranh luận những tác phẩm của C.Mác. Đó cũng là một trách nhiệm. “Sẽ
không có tương lai khi không có trách nhiệm đó. Không có nếu không có
Mác; không có tương lai mà lại không có Mác”[24, 42]. Cũng chính vì vậy
mà Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ
những bài học thành công và thất bại, cũng như từ khát vọng và những thức
tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước tiến phát triển mới:
theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội”[20, 65]. Do đó để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta không
thể không tham khảo những phân tích, dự báo, đánh giá, phác thảo của
A.Toffler về xã hội tương lai.
2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
Hầu hết các nhà nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội, tương lai học, ...
đều thừa nhận vai trò quan trọng của tri thức và thông tin trong nền kinh tế tri
thức. Với vai trò then chốt của nó trong thế kỷ XXI, tri thức và thông tin đã
trở thành quyền lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sử xã hội
loài người. Thực ra tư tưởng này không hề mới trong dòng chảy nhận thức
của nhân loại. Nó đã được bắt nguồn trong hệ thống triết học của các nhà triết
học từ thời cổ đại đến cận hiện - đại; từ Plato, Aristote đến Francis Bacon với
tuyên ngôn tri thức là sức mạnh, …Nhưng vấn đề là ở chỗ chỉ trong xã hội tri
thức, trong nền kinh tế tri thức, trong xã hội thông tin, cái sức mạnh thực sự
của tri thức, thông tin mới biểu hiện hoàn toàn. Tri thức, thông tin thực sự sẽ
trở thành nhân tố quyết định quá trình làm ra của cải trong phương thức sản
xuất mới. Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh về tương lai và triển vọng
của lịch sử dựa trên sự phát triển chiều sâu của lực lượng sản xuất, vai trò
tiên phong của tri thức khoa học, của kỹ thuật, công nghệ, A.Toffler không
chỉ phá vỡ những quan niệm và chuẩn mực cũ, tạo dựng một hệ chuẩn mới,
134

mà còn làm sống lại quan điểm “tri thức là sức mạnh” - một quan điểm mang
tính cổ điển, được nêu ra trong tư tưởng Fracis Bacon. Đặc biệt công lao của
ông là thúc đẩy cái đặc thù trở thành cái phổ biến, chi phối mọi quốc gia, dân
tộc, xác định đúng cái cơ bản nhất làm cơ sở cho bước chuyển quyền lực từ
kinh tế đến chính trị, ...Và như vậy với những gì ông phân tích, có thể nhận
định A.Toffler là một trong những nhà triết học tiên phong đưa ra tuyên ngôn
của thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức.
Mặc dù cách tiếp cận của A.Toffler lấy khoa học, kỹ thuật, công nghệ
làm cơ sở nền tảng của lý luận là không mới so với tư tưởng của chủ nghĩa
Mác (tức lấy sự phát triển của lực lượng sản xuất làm nền tảng), nhưng
A.Toffler đã lý giải được một loạt những hiện tượng của đời sống xã hội bằng
tất cả những biểu hiện phong phú của nó. Từ sự phân tích của mình, ông
chứng minh khi nền kinh tế vận động từ trình độ thấp đến cao, sẽ kéo theo sự
thay đổi hình thức biểu hiện của các nội dung trong đời sống như chính trị,
gia đình, tâm lý, các ứng xử, các mối quan hệ. Ông nắm bắt cái bản chất của
mọi tồn tại là sự vận động, biến đổi mà ông gọi đó là sự biến động, tính nhất
thời. Đúng như lời ông nói, chủ đề của các tác phẩm của ông chính là sự biến
động, thay đổi. Thực ra, trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đề cập đến vấn đề này: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu
không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, và do đó cách mạng hóa
những công cụ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã
hội…Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất
cả những quan hệ, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư
sản khác với tất cả các thời đại trước. Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và
hoen rỉ, với cả tràng những tư tưởng và quan niệm vốn được tôn sùng từ
nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy, đều đang tiêu tan, những quan hệ xã hội
thay thế những quan hệ đó chưa kịp cứng lại thì đã già cỗi ngay. Tất cả những
gì mang tính đẳng cấp và trì trệ đều tiêu tan như mây khói; tất cả những gì là
135

thiêng liêng đều bị ô uế, và rốt cuộc, mọi người đều phải nhìn nhận những
điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt
tỉnh táo” [58,t1, 600-601].
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của A.Toffler, chứng kiến những thay đổi
đầy kinh ngạc của lực lượng sản xuất, đặc biệt là với vai trò ngày càng tăng
lên của tri thức khoa học, thông tin trong phương thức sản xuất mới vào
những năm cuối thế kỷ XX và dự báo xu thế phát triển của kinh tế thế giới
vào đầu thế kỷ XXI, Tần Ngôn Trước trong tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức
viết: “Thời đại ngày nay, quy định quyền lực và quy tắc trò chơi mang tính
chất của cải trên thế giới đã thay đổi. Quyền lực không còn lấy tiêu chí truyền
thống như quyền uy của một văn phòng nào đó hoặc của một tổ chức nào đó
làm cơ sở, hàm nghĩa của của cải đang chuyển dịch khỏi các loại hình hữu
hình như vàng, tiền và đất đai. Một cơ sở của của cải và quyền lợi vô hình
linh hoạt hơn vàng, tiền và đất đai đang hình thành, cơ sở mới này lấy tư
tưởng, kỹ thuật và thông tin chiếm ưu thế làm tiêu chí, tức là lấy thông tin làm
tiêu chí”[93, 94].
Trước đây, xã hội loài người chủ yếu sử dụng những thông tin được xử
lý trong não bộ con người. Nhưng ở vài thập niên cuối thế kỷ XX, những
thông tin được xử lý trong bộ não con người đã ngày càng được bổ sung bằng
những thông tin được xử lý trong hệ thống kỹ thuật. Nhất là vào những năm
đầu thập kỷ XXI này, những xã hội tiên tiến trên thế giới đều đã triệt để
“thông tin hóa”. Chúng không còn chỉ đơn thuần là hệ thống xã hội, hệ thống
chính trị - xã hội, hệ thống kinh tế - xã hội, hệ thống văn hóa - xã hội, mà còn
là hệ thống xử lý thông tin. “Hệ thống xử lý thông tin đó xuất hiện trên đường
tác nghiệp ngày càng lớn, như một hệ thống thần kinh mới đang được xây
dựng trong xã hội đương đại, vận hành bên ngoài cơ thể con người, không
chịu sự hạn chế của vỏ não, nhưng lại có tiềm lực phát triển đến vô hạn”[93,
100]. Trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy, muốn trải qua giai đoạn phát triển
136

công nghiệp, cũng đòi hỏi phải truyền dẫn, thu thập và xử lý thông tin, đặc
biệt yêu cầu này ngày càng cấp thiết đối với những nước đang tiến hành công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Xã hội nông nghiệp đã phát minh ra chữ viết
và giấy, có thể coi là cuộc cách mạng thông tin lần thứ nhất. Xã hội công
nghiệp đã xây dựng mạng lưới giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, có
thể coi là cuộc cách mạng thông tin lần thứ hai. Thế nhưng chỉ có trong xã hội
thông tin, việc sản xuất thông tin mới trở thành hoạt động sản xuất có hệ
thống và có quy mô lớn. Giá trị của sản phẩm vật chất sẽ được quyết định
càng nhiều bởi lượng tri thức và lượng thông tin nhiều hay ít cấu thành chúng.
Sự thành bại của cạnh tranh và đọ sức giữa các tổ chức, quốc gia, dân tộc
cũng được quyết định bởi nhân tố này. Con người chỉ có chiếm hữu tri thức
và thông tin mới có thể tiến hành được tất cả mọi hoạt động kinh tế, chỉ có kết
hợp nguồn tài nguyên tri thức với nguồn tài nguyên vật chất lại với nhau mới
có thể sản xuất được. Do đó, ai có tri thức thì người ấy có thể chiến thắng đối
thủ, giành thắng lợi, nếu biết sử dụng với quy mô lớn thông tin và tri thức.
Cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin có 3 trụ cột, đó là kỹ thuật số, sợi cáp
quang, và máy tính. Chính sự phổ cập máy tính mới làm cho thành quả cách
mạng thông tin không cần tới hơn 100 năm mới được truyền bá giống như
cuộc cách mạng sản nghiệp lần thứ nhất, mà có thể chỉ trong thời gian tương
đối ngắn trở thành phương tiện mà mọi người có thể mua được. Năm 1993,
phó tổng thống Mỹ Al Gore lần đầu tiên kiến nghị “Xa lộ cao tốc thông tin”,
năm 1994 nước Mỹ chính thức đề xướng về xa lộ cao tốc thông tin trên toàn
thế giới. Đồng thời với điều này, mạng liên thông quốc tế Internet của Mỹ với
tốc độ mỗi năm tăng lên hàng triệu khách hàng đang phủ khắp toàn cầu. Do
giá trị sản xuất ngày càng tăng cao, phát triển theo cấp số nhân, ngành thông
tin đã trở thành ngành lớn số một thế giới. Chính vì vậy, các nước trên thế
giới không hề tiếc tiền để đầu tư vào lĩnh vực này, đua nhau phát triển hệ
thống máy tính, hạ tầng Internet, hạ tầng thông tin, ...
137

Bản thân sự trưởng thành của ngành thông tin chính là sự thể hiện của sự
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Tiến bộ của
kỹ thuật máy tính, thông tin vệ tinh và thông tin sợi cáp quang, nhất là sự kết
hợp mật thiết của kỹ thuật máy tính điện tử với kỹ thuật thông tin, làm cho kỹ
thuật thông tin phát triển theo chiều hướng mở rộng hóa, trí năng hóa và cá
nhân hóa trên cơ sở số hóa và tổng hợp hóa. Điều này khiến cho khả năng thu
nhận, truyền dẫn, lưu trữ và xử lý của nhân loại đối với thông tin lên cao với
mức con người khó có thể tin được. Số hóa kỹ thuật thông tin làm cho ngành
dịch vụ: sách báo điện tử, tiền tệ điện tử, điện thoại truyền hình, hội nghị điện
thoại, hòm thư điện tử, kinh doanh qua mạng v.v, lần lượt ra đời và phổ cập,
không chỉ đến gia đình mà còn tiến tới đến từng cá nhân. Kỹ thuật thông tin
phát triển đã cung cấp những biện pháp nhanh nhạy cho việc khai thác và sử
dụng đầy đủ nguồn tài nguyên thông tin một cách có hiệu quả. Không những
thế, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực A.Toffler còn cho rằng, việc chúng
ta ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thông tin đã làm giảm nhiều hao phí vật tư và
năng lượng trong sản xuất, bớt đi chi phí quản lý, tránh được ô nhiễm môi
trường.
Trên thực tế sự phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia có thể
đánh giá thông qua nguồn tài nguyên thông tin, kỹ thuật thông tin và kinh tế
thông tin. Tổng hợp những điều này gọi là sức mạnh thông tin. Thông tin sở
dĩ có sức mạnh vô song như vậy là vì không thể tách rời với vai trò ngày càng
quan trọng của thông tin trong phát triển kinh tế. Trong thời đại ngày nay, tri
thức khoa học - kỹ thuật đã trở thành nhân tố có tính quyết định tố chất người
lao động, tổ hợp ưu hóa các yếu tố sản xuất, trình độ khai thác và sử dụng vật
chất cùng với nguồn năng lượng. Loài người có thể sử dụng tri thức khoa học
- kỹ thuật (nguồn tài nguyên thông tin) để khai thác và sử dụng có hiệu quả
nhất nguồn tài nguyên nhân lực, nguồn tài nguyên vật chất và nguồn tài
nguyên năng lượng, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất xã hội phát triển
138

nhanh chóng, cải thiện nhanh chóng mức sống vật chất và văn hóa của mọi
người. Tần Ngôn Trước trong tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức cho rằng:
“Khi sức mạnh thông tin cùng với những sản nghiệp của nó được ứng dụng
rộng rãi ở các lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa v.v., nó sẽ
quyết định thực lực toàn bộ quốc gia, tiến tới quyết định địa vị thực tế của đất
nước trong nền chính trị và kinh tế thế giới”[93, 132-133]. Điều này không
còn nghi ngờ gì nữa rất phù hợp với tình hình thực tế. Sức mạnh thông tin đã
trở thành yếu tố số một của sức mạnh tổng hợp quốc gia, an toàn thông tin
cũng trở thành những vấn đề được ưu tiên nhất của an ninh quốc gia, quyền
chủ đạo thông tin sẽ trở thành quyền lực trong cạnh tranh của các nước lớn.
Đứng trước sự phát triển thần kỳ của “cách mạng thông tin”,”cách mạng
tri thức” chúng ta bắt gặp những khái niệm mới như: “xã hội thông tin”, “xã
hội tri thức”, “thế giới phẳng”,... chính là xã hội mà ở đó thông tin và tri thức
sẽ đóng vai trò chính. Cuộc “cách mạng tri thức”, “cách mạng thông tin”, ...
kết hợp với quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo cơ hội
cho các quốc gia đang phát triển tổng kết kinh nghiệm lịch sử, bổ sung, điều
chỉnh tư duy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tiếp cận phương thức sản
xuất mới. Trong Thăng trầm quyền lực, A.Toffler viết: “Sự phát triển của
kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi thúc những
nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính chất toàn
cầu, buộc nhiều nước đang phát triển vứt bỏ chiến lược truyền thống của họ.
Hiện nó đang đẩy tới sự thay đổi sâu sắc quan hệ quyền lực ở lĩnh vực cá
nhân và công cộng”. Cuộc cạnh tranh của thế giới hiện nay, suy cho cùng là
cuộc cạnh tranh về tổng hợp sức mạnh quốc gia, thực chất đó là cạnh tranh
về tổng lượng tri thức và thực lực khoa học - kỹ thuật.
Bước vào quá trình toàn cầu hóa, khi mà cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và
kinh tế tri thức thì các cuộc cạnh tranh về kinh tế - thương mại, giành giật các
139

nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân
lực chất lượng cao, … giữa các nước ngày càng gay gắt. Trong muôn vàn
những thách thức khó khăn, thì thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh về sức
mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất là những cuộc cạnh tranh về khoa học
công nghệ, về văn hóa, về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cuộc
cạnh tranh về tri thức. Tất cả các quốc gia đương đại đều hiểu rằng trong xã
hội thông tin - thời đại kinh tế tri thức, nước nào làm chủ được tri thức, thông
tin và những ý tưởng sáng tạo, những công nghệ cao và khoa học hiện đại thì
nước đó sẽ giành được vai trò chi phối đối với những phần còn lại của thế
giới. Không thấy được xu thế lớn này sẽ không khai thác hết được sức mạnh
của dân tộc. Những quyết sách đi ngược lại với xu thế lớn này đều là sai lầm.
Vì vậy, dù chúng ta chấp nhận hay không, cũng sẽ bị lôi cuốn vào kinh tế tri
thức.
Thế giới đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là tiến bộ khoa học - kỹ thuật
từng ngày từng giờ đã cải biến sâu sắc và tiếp tục cải biến đời sống kinh tế -
xã hội và diện mạo thế giới đương đại, cần phải đánh giá đầy đủ ảnh hưởng
to lớn của khoa học - kỹ thuật trong tương lai, nhất là sự phát triển của khoa
học - kỹ thuật cao đối với sức mạnh quốc gia, kết cấu kinh tế - xã hội và đời
sống nhân dân, đưa việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào vị trí then
chốt của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho công cuộc xây dựng
kinh tế thực sự được chuyển lên quỹ đạo dựa vào tiến bộ khoa học - kỹ thuật
và nâng cao tố chất của người lao động. Ph.Ăngghen nói rằng: “Mỗi lần có
một phát minh mang ý nghĩa vạch thời đại ngay cả trong lĩnh vực lịch sử -
khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình
thức của nó …”[60, t21, 409]. Bởi vậy, tư duy về vai trò của tri thức khoa học
- kỹ thuật, thông tin để tìm ra đường lối phù hợp nhất trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc.
140

Khi đề cập đến kinh tế tri thức, mặc dù A.Toffler chưa có một định nghĩa
rõ ràng và hoàn chỉnh về vấn đề này, nhưng có thể nói ông là một trong
những người đầu tiên đưa ra cụm từ này trong tác phẩm Thăng trầm quyền
lực. Trong tác phẩm Làn sóng thứ ba của mình ông đã nêu rõ: “Cùng với sự
phát triển của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, quyền lực của tri thức sẽ
trở thành lực lượng chúa tể của thế giới”. Loại hình kinh tế mới của thế kỷ tới
theo ông là kinh tế tri thức. Trong Thăng trầm quyền lực, ông viết: “Sự phát
triển của kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi
thúc những nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính
chất toàn cầu, buộc nhiều nước đang phát triển vứt bỏ chiến lược truyền thống
của họ. Hiện nó đang đẩy tới sự thay đổi sâu sắc quan hệ quyền lực ở lĩnh vực
cá nhân và công cộng”. Ông cho rằng: …“tri thức thay cho tư bản, ngoài việc
thay thế vật chất, vận tải và năng lượng ra, nó cón có thể tiết kiệm thời gian.
Ở góc độ lý thuyết, tri thức là nguồn tài sản lấy không bao giờ hết, dùng
không bao giờ cạn, là vật thay thế cuối cùng, đã trở thành nguồn tài nguyên
cuối cùng của của cải. Tri thức là nhân tố tăng trưởng kinh tế then chốt trong
thế kỷ XXI”[88, t1, 156]. Theo ông: “Tri thức bao gồm những điều kiện như
giả thiết, giá trị, hình ảnh, sự khích động cùng với khả năng kỹ thuật chính
xác”[88, t1, 316]. Những lĩnh vực này bao gồm cả tư duy sáng tạo đang ngày
càng tỏ rõ xu thế giá trị của tri thức. Nhà kinh tế học người Anh – Alfred
Marshall cho rằng, tri thức là động cơ sản xuất mạnh nhất của chúng ta, nó
tạo điều kiện cho chúng ta chinh phục thiên nhiên và thỏa mãn những ham
muốn của chúng ta. Năm 1994, trong báo cáo về “Khoa học của thế giới” của
Liên Hiệp Quốc ghi rõ: “Khoa học mãi mãi là nguồn của cải, khoảng cách
giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày nay là khoảng cách nắm được
nhiều hay ít tri thức. Nếu không chuyển giao khoa học và công nghệ sẽ không
phát triển lâu dài”. Năm 1998, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo thường
niên “Tri thức cho phát triển”, với ba nội dung chính: “Tầm quan trọng của tri
141

thức và khả năng thu hẹp khoảng cách về tri thức trong quá trình phát triển;
Các biện pháp xử lý các vấn đề thông tin, đặc biệt là thông tin về tài chính và
môi trường; Khuyến khích các giải pháp mà các thể chế quốc tế và Chính phủ
có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến tri thức và thông
tin”. Năm 2000, Hội nghị Quốc tế về “Tri thức toàn cầu” đã trở thành sự kiện
bước ngoặt đối với các nước đang phát triển trong việc thu hút họ vào quá
trình sử dụng tri thức cho phát triển bền vững. Trong tác phẩm Thời đại kinh
tế tri thức, Tần Ngôn Trước có dẫn ra một định nghĩa của cơ quan nghiên cứu
Liên Hiệp Quốc như sau: Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở
sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Đó là nền kinh tế lấy tri
thức làm nền tảng, làm yếu tố then chốt để phát triển và sẽ hình thành các
chuyên nghành kinh tế dựa trên khoa học - kỹ thuật cao. Tác giả cuốn sách
trên còn nhấn mạnh thêm rằng, ở thời đại của chúng ta đang sống, tri thức đã
trở thành “một động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”, là “dòng thác lớn”,
“ngọn triều lớn”… và “chỉ có những con người có đầy đủ tri thức của thời đại
kinh tế tri thức mới có nhiều cơ hội giàu có và chiến thắng”.
142

Kết luận chương 2

1. Qua việc làm rõ những luận điểm của A.Toffler về tri thức, quyền lực,
chủ thể quyền lực và kết hợp với những phân tích tư tưởng của ông về phẩm
chất của các loại quyền lực trong truyền thống từ quyền lực của bạo lực, tới
quyền lực của của cải cho đến quyền lực của tương lai (quyền lực của tri
thức), có thể nhận thấy A.Toffler đã phân tích một cách rất thành công, có cơ
sở khoa học, đáng tin cậy về sự lên ngôi của sức mạnh tri thức, sự trỗi dậy của
một quyền lực mới trên quy mô toàn cầu mang tên tri thức – nguồn gốc của
một phương thức sáng tạo của cải mới làm thay đổi lịch sử nền văn minh vật
chất, văn minh tinh thần của nhân loại trong thời đại ngày nay và tương lai.

2. Bằng những luận cứ, luận chứng cụ thể, sinh động và rất sâu sắc
A.Toffler đã chứng minh rằng, với tư cách là quyền lực, tri thức còn có một
ưu thế vượt trội so với bạo lực và của cải. Là của cải mang tính tượng trưng,
một thứ tải sản vô hình, tri thức mang trong nó tiềm năng dân chủ hoá mạnh
mẽ. Tri thức là quyền lực có tính chất dân chủ hơn cả, nó là tài sản không phải
của riêng một người, một nhóm người, của người giàu, kẻ mạnh có thể chiếm
hữu, mà về nguyên tắc thì người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chiếm
đoạt được.

3. Khi phân tích phẩm chất, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của
tri thức, A.Toffler cho rằng địa vị - vai trò quyền lực của bạo lực, của tiền sẽ
giảm dần, thay vào đó quyền lực của tri thức sẽ lên ngôi trong phương thức
sản xuất mới và quyền lực tri thức là loại quyền lực có phẩm chất tối cao,
thậm chí nó còn mở rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là bạo lực
và của cải. Tri thức mới là chìa khóa để thực hiện bá quyền kinh tế trong thế
kỷ XXI, nó có thể thay thế các nguồn tư liệu khác, là thứ lấy không bao giờ
hết, dùng không bao giờ cạn. Tri thức là sản phẩm thay thế cho tất cả. Nhấn
mạnh vai trò của tri thức khoa học trong hệ thống sản xuất mới – yếu tố hàng
đầu tạo ra giá trị là điều cần thiết khi chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế
143

tri thức, nhưng nếu tuyệt đối hóa tri thức thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

4. Đứng trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin – chủ
nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, có thể nhận thấy
A.Toffler là nhà duy vật nhưng là nhà duy vật nửa vời. Bởi lẽ tuy ông nhấn
mạnh đến tri thức và quyền lực của tri thức nhưng xét về đến cùng lý luận của
ông xuất phát từ hoạt động thực tiễn, từ lực lượng sản xuất, từ nền kinh tế, dù
đó là kinh tế tri thức.

Xét về mặt bản chất lý luận, A.Toffler vẫn không thể thoát ra khỏi dấu ấn
giai cấp, vẫn mang tính giai cấp và bảo vệ cho trật tự, sự trường tồn của giai
cấp tư sản là quá rõ ràng. Hơn nữa trong khi thể hiện tư tưởng của mình
A.Toffler thực hiện sự phản biện Mác, thể hiện một thế giới quan đối lập và
muốn vượt ra ngoài sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy nhiên như
đã phân tích A.Toffler chỉ chỉ lý giải đời sống xã hội từ góc độ văn minh kỹ
thuật, từ thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng vào trong các hoạt
động của đời sống – xã hội, đặc biệt là “ca ngợi” quyền lực của tri thức khoa
học. Cũng có thể nhận định, ông mô tả, phân tích bước chuyển của quyền lực
và quyền lực của tri thức với xuất phát điểm là lực lượng sản xuất nhưng cố
gắng tách nó ra khỏi những quan hệ sản xuất. Song, chính từ xuất phát điểm
như vậy, mà một số dự báo của ông về xã hội tương lai có nhiều điểm phù
hợp với với quan điểm của chủ nghĩa Mác, làm phong phú và bổ sung những
nhận định của Mác về vai trò của tri thức khoa học – tri thức đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
144

Chương 3

Ý NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TƯ TƯỞNG


ALVIN TOFFLER VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc
xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Hiện nay trước xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa - xu thế khách
quan, tất yếu của thời đại, chúng ta đã gia nhập WTO, hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới. Chính vì vậy, đối với những nước nông nghiệp lạc hậu như
Việt Nam thì việc Nhà nước tổ chức các cuộc Hội thảo lớn để từng bước đặt
nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức là cũng là một
tất yếu. Trước đây nói đến kinh tế tri thức đối với nước ta có vẻ như là một
câu chuyện viễn tưởng, có phần khiên cưỡng, trái với logích thông thường,
bởi vì nước ta chưa vượt qua nền sản xuất nông nghiệp với tài nguyên thiên
nhiên và lao động cơ bắp là chủ yếu, và khi mà hình ảnh “con trâu đi trước cái
cày theo sau” chưa biến mất trên đồng ruộng thì nhiều lắm cũng chỉ có thể nói
đến nền sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, dù còn ở trình độ thấp, nhưng
chúng ta vẫn có thể và hơn thế, tình hình đòi hỏi chúng ta không chỉ bàn, tiếp
cận về mặt lý luận, mà phải bắt tay vào làm, cố gắng nâng cao vị trí và sức
mạnh của mình trước thế giới. Giống như trước đây, khi viết tác phẩm Thăng
trầm quyền lực, A.Toffler nêu vai trò then chốt của tri thức là tạo ra sự biến
đổi toàn diện nền kinh tế thế giới. Ban đầu người ta hồ nghi, thậm chí phê
phán ông, nhưng cho đến nay có thể thấy rằng, những vấn đề của thời đại hội
nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, chuyển giao công nghệ, tin học hóa quản
lý, chính phủ điện tử và những thay đổi khác đang kiểm chứng phần nào
những suy đoán của A.Toffler. Sách của ông bán chạy nhất thế giới, các
chuyên gia, chính trị gia, các nhà kinh tế học đều coi sách của ông là cẩm
145

nang. Việt Nam là một nước đang tiến hành đổi mới toàn diện, trong đó lấy
đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm, chính vì vậy những tư tưởng trong các tác
phẩm của A.Toffler trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tư duy phát triển
của nước ta, đã gợi mở cho Nhà nước và Chính phủ đề ra những đường lối
phù hợp nhất để nâng cao sức mạnh và sức cạnh tranh của đất nước. Tuy
nhiên, ông cũng đưa ra những cảnh báo đối với các nước đang phát triển.
A.Toffler có lý khi ông viết: “Chúng ta sẽ là bản xứ, phù hợp với nhu cầu địa
phương hiện tại. Chúng ta sẽ không quá nhấn mạnh về kinh tế đến mức phải
trả giá về sinh thái, văn hóa, tôn giáo, hoặc cấu trúc gia đình và tâm lý về sự
tồn tại. Chúng ta sẽ không bắt chước bất kỳ mô hình bên ngoài nào cả. Làn
sóng thứ ba sẽ cung cấp cho các nước nghèo nhất cũng như là các nước giàu
nhất những cơ hội hoàn toàn mới”[87, 161]. Ông cũng khuyến khích các nước
đi sau bằng cách đề xuất: các nước làn sóng thứ nhất (nông nghiệp) có thể tiến
thẳng lên làn sóng thứ ba không cần đi qua giai đoạn phát triển làn sóng thứ
hai (công nghiệp hóa).

Việt Nam chúng ta là một trong những nước có điểm xuất phát thấp,
nên cách nhìn của A.Toffler về triển vọng và xu thế của các nước có điểm
xuất phát thấp có một số điểm đáng lưu ý. Bằng kinh nghiệm của mình,
A.Toffler từng đưa ra lời khuyên đối với chiến lược phát triển của các nước
có điểm xuất phát thấp về kinh tế: “Những nhược điểm quan trọng của những
nước kém phát triển vẫn là tri thức liên quan đến kinh tế. Con đường quyền
lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ
nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận
dụng con đường Tâm Trí mà thôi. Do đó nếu không thấu triệt được vai trò
mới mẻ của tri thức trong hệ thống sáng tạo của cải, và theo đó mà không đẩy
hiệu lực tăng nhanh, thì bất cứ chiến lược phát triển kinh tế nào cũng đều
không có ý nghĩa gì cả”[88, t2, 462]. Đóng góp của tri thức, theo A.Toffler,
đang trở thành then chốt trong kinh tế, và những nước nào nhận thức nhanh
146

chóng điều đó sẽ sáng tạo nên thứ tài nguyên vô giá là tri thức. Ông kêu gọi
“khai thông mọi trở ngại”, “khuyến khích và tuyên truyền rộng rãi” các hội,
các tổ chức khoa học, dịch vụ khoa học, tăng cường trao đổi thông tin, tự do
tư tưởng để cởi trói cho trí thức. Đề cập đến kinh nghiệm của các quốc gia đề
cao vai trò của “văn minh không khói”, ông viết: “Có một số nhà nước sẵn
sàng tham gia vào “liên minh tri thức”…Những chính phủ ấy không chịu tử
thủ với những tín điều dân tộc cổ hủ lỗi thời, họ sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia
một cách cuồng nhiệt, nhưng cũng rất khôn khéo và sáng suốt” [88, t1, 319].
A.Toffler cũng có lời khuyên bổ ích đối với những nước muốn phát triển
“nhanh, mạnh bằng mọi giá” mà từ bỏ ưu thế của mình, và làm mất nền móng
được cố kết cả ngàn năm. Chẳng hạn, lĩnh vực nông nghiệp không nhất thiết
hạ thấp nó, mà tìm ra phương thức phát huy thế mạnh đang có và tăng cường
nó bằng cách vận dụng thành quả của khoa học, công nghệ. Ông viết: “… các
nước kém phát triển nên đứng ở góc độ hoàn toàn mới mà nhìn về nền nông
nghiệp của mình. Chớ có coi nông nghiệp là một bộ phận lạc hậu, mà là một
bộ phận tiến bộ và có hiệu suất với sự trợ giúp của máy điện toán, di truyền
học, vệ tinh nhân tạo cùng các ngành khoa học kỹ thuật khác, thì có thể một
ngày nào đó nó trở thành bất cứ một thứ công xưởng, một nhà máy sắt thép
hay hầm mỏ nào. Ngoài ra nông nghiệp cũng không tự giới hạn trong vai trò
chỉ cung cấp lương thực, mà càng ngày càng đóng trò gia tăng nhanh các
nguồn năng lực”[88, t1, 321-322].

Trong Làn sóng thứ ba A.Toffler cho rằng làn sóng thứ ba phát triển trên
cơ sở của bốn ngành công nghiệp xương sống là:
- Điện tử, máy tính, cáp thông tin quang học và vật lý chất rắn.
- Công nghiệp vũ trụ và các ngành hỗ trợ liên quan.
- Công nghiệp đại dương (khai thác, chế biến các tài nguyên khoáng sản
và sinh vật biển, xây dựng thành phố trên biển, …).
- Công nghiệp gien và sinh học.
147

Và hơn nữa là sự kết hợp khéo léo, đa dạng của các công nghệ mới đó
sẽ tạo ra cơ sở năng lượng mới cho nền văn minh làn sóng thứ ba. Đó cũng
chính là “điểm tựa” của nền kinh tế tri thức, là cơ sở để hình thành, tồn tại và
phát triển của nền kinh tế tri thức, mà trong đó công nghệ thông tin, mạng và
cụ thể hơn là máy tính điện tử chỉ là một bộ phận, một phương tiện kỳ diệu
nhất của con người giúp ta nâng cao sức mạnh của trí óc. Tuy nhiên, nếu hiểu
nền kinh tế tri thức là làn sóng thứ ba với tất cả nhóm ngành công nghiệp siêu
vi và dịch vụ cao cấp (dịch vụ phần mềm, dạy học trên mạng, phẫu thuật từ
xa, chữa bệnh bằng laser, biến đổi gien, sinh sản vô tính, du lịch vũ trụ, …)
thì cũng có thể xem công nghệ thông tin là đỉnh cao của làn sóng thứ ba và tác
động lan truyền của nó tới các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ mạnh mẽ khôn
lường. Thế nhưng A.Toffler cũng không quên lưu ý chúng ta rằng: “Máy tính
không phải là siêu nhân. Chúng cũng bị hỏng. Chúng cũng phạm sai lầm, đôi
khi là những sai lầm nguy hiểm. Chẳng có phép lạ gì về chúng cả, và chắc
chắn chúng không phải là “linh hồn” hay “tinh thần” trong môi trường của
chúng ta. Thế nhưng với tất cả những đặc tính của chúng, chúng là một trong
những thành tựu kỳ diệu nhất của con người, vì chúng nâng cao sức mạnh trí
óc như công nghệ Làn sóng thứ hai đã làm tăng sức mạnh cơ bắp của chúng
ta, và chúng ta không biết trí óc của chúng ta sẽ đưa chúng ta đi đến đâu”[87, 89].
Do đó, mặt trái của sự phát triển tin học, là bên cạnh những thành quả
của văn minh do sự phát triển của công nghệ tin học còn tạo ra hiện tượng tội
phạm tin học, công nghệ cao, tức là sử dụng thành quả của công nghệ tin học,
công nghệ cao để thực hiện âm mưu chống lại nhân loại hình thành nên vũ khí
giết người tinh vi. Đó là chưa nói đến những “cú sốc” khác mà A.Toffler và
nhiều nhà nghiên cứu đề cập.
148

Trong quá trình phát triển của mình, nhiều nước kém phát triển phải đối
mặt với hàng loạt những hiểm họa không chỉ về khoa học, công nghệ, mà cả
về môi trường - môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội. Sự không đồng
đều trong phát triển khiến cho sự lan tỏa của Làn sóng thứ ba đến các nước có
điểm xuất phát thấp dẫn tới một trong hai kết quả: sự đánh mất bản sắc, sự
hòa tan, và sự “cố chấp bản sắc”, nghĩa là thu mình lại, phản ứng một cách
cực đoan, thái quá để bảo vệ bản sắc.
A.Toffler không chỉ thành công trong việc phân tích để làm rõ những
nguyên nhân và kết quả diễn ra trong mỗi làn sóng văn minh, mà còn thành
công trong việc dự báo và phác họa một số đặc trưng của Làn sóng thứ ba.
Những vấn đề của kinh tế tri thức, xã hội tin tức, vấn đề sở hữu… đã và đang
diễn ra hôm nay cho thấy giá trị những dự báo của ông cũng như ý nghĩa mà
chúng đưa lại. Chẳng hạn phân tích của A.Toffler về “môi trường thông
minh” trong Làn sóng thứ ba. Môi trường thông minh của A.Toffler cần được
hiểu là một môi trường thông tin, hình ảnh, giao tiếp chứa đựng nhiều khả
năng giúp con người sáng tạo, giúp họ phát huy hết năng lực, phẩm chất của
mình, đem lại sự tự chủ, tự do. Khả năng mà môi trường này mang lại là vô
tận. Cá nhân sẽ thiệt thòi nếu không biết tới môi trường này. Do vậy, yêu cầu
khách quan là phải tạo cho con người cơ hội thuận lợi được tiếp xúc với môi
trường này. Nhưng không phải bất cứ ai tương tác với môi trường thông minh
đều sẽ trở nên thông minh, vì môi trường đó chỉ là khách thể. Để có thể thành
công, tránh được mặt trái của nó, các nhà quản lý phải tìm ra cách thức mang
lại cho con người một nền tảng kiến thức để giúp họ khả năng xử lý thông tin,
chứ không chỉ thực hiện việc quản lý thông tin quá chặt. Vì tính chất của
thông tin Làn sóng thứ ba sẽ phá vỡ bất cứ mong muốn nào nhằm thực hiện
việc quản lý trọn vẹn nó. Về phía cá nhân, mỗi người chỉ có thể thành công
nhờ tương tác với môi trường này, một khi họ có một nền tảng tri thức vững
vàng, đứng trên một truyền thống tốt đẹp từ trong văn hóa dân tộc mình. Có
như vậy cá nhân mới có thể thiết lập được những “hồ sơ tinh thần” tốt nhất.
149

Nền kinh tế tri thức cũng là nền kinh tế toàn cầu hóa tác động sâu sắc
tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới
của lực lượng sản xuất xã hội, là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài
người. Cách mạng khoa học - công nghệ khởi đầu từ giữa thế kỷ XX đã phát
triển nhảy vọt trong những thập niên qua, với sự bùng nổ công nghệ cao,
thông tin và tri thức, tác động sâu sắc đến sự phát triển lực lượng sản xuất xã
hội, thúc đẩy quá trình biến đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa vào
tri thức. A.Toffler đã dựa vào chuyển biến này để dự báo bước phát triển tiếp
theo. Điều cần nói ở đây là dự báo của ông là dự báo mang tính khái quát cao,
không chỉ dựa vào những yếu tố cụ thể của các lĩnh vực hoạt động của con
người, mà tạo nên một bức tranh chung về thực trạng và triển vọng của lịch
sử.
Tiếp theo, sự phân tích của A.Toffler về đặc điểm của tri thức và thông
tin cũng có những ý nghĩa nhất định để xem xét vấn đề sở hữu về tư liệu sản
xuất. Trong điều kiện của toàn cầu hóa kinh tế, dòng tri thức vận chuyển khắp
thế giới. Những đặc điểm đó của tri thức khi tham gia vào nền sản xuất xã
hội, quy định tính tất yếu phải có một hình thức sở hữu tương ứng với nó.
Dưới một hình thức nào đó, chế độ sở hữu phải mang tính chất xã hội. Điều
này biểu hiện trong xã hội hiện nay như một phi lý, khi tri thức vận động
hướng tới sự phát triển chung của xã hội, trong khi lợi ích trực tiếp nó mang
lại dưới hình thức tiền tệ lại thuộc về một số người. Mâu thuẫn này đang tạo
nên một thách thức đối với sự phát triển chung. Thông tin trong Làn sóng thứ
ba cũng thuộc về một số chủ sở hữu, tạo nên những nhà tài phiệt nắm giữ các
quyền lực của thông tin. A.Toffler đã nhận thức được tính chất mâu thuẫn này
khi nhân loại bước vào Làn sóng thứ ba, mặc dù ông chưa hình dung một
cách đầy đủ những hệ quả cụ thể của nó. Toàn cầu hóa, như chúng ta thấy
ngày càng trở nên phổ biến và tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử xã hội,
đặc biệt trong thời đại hiện nay. Nó làm thu hẹp quyền lực quốc gia, thu hẹp
phạm vi cũng như hiệu quả tác động của các nhà nước dân tộc; chủ quyền
150

quốc gia dễ bị xâm phạm. Việc bảo vệ chủ quyền đất nước sẽ khó khăn hơn
trước sự thẩm thấu vô hình của thông tin, của những ảnh hưởng đến từ các
quốc gia khác vào trong lòng đời sống của dân cư chính quốc, trước sự liên
kết và phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Điều này đặt ra những thách
thức đối với các dân tộc, với mỗi cá nhân, cả với vai trò nhà nước khi thực
hiện yêu cầu hội nhập, hòa nhập mà vẫn giữ vững được những giá trị văn hóa,
giữ được bản sắc của mình. Ở đây, không thể thiếu vai trò của khoa học xã
hội và nhân văn trong việc định hướng cho sự phát triển tiến bộ của loài
người. Khi các yếu tố tự nhiên và xã hội, phát triển khoa học công nghệ với
văn hóa, hiện đại với truyền thống và bản sắc dân tộc được kết hợp hài hòa thì
cách mạng khoa học công nghệ sẽ mở ra một tương lai đầy triển vọng cho con
người.

Hiện nay trên các diễn đàn kinh tế, hội nghị, các cuộc hội thảo lớn về
kinh tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng, các thuật ngữ kinh tế tri
thức (knowledge economy), nền kinh tế dựa trên tri thức (knowledge - based
economy), nền kinh tế mới (new economy), nền kinh tế số hóa (digital
economy), kinh tế thông tin (information economy), kinh tế mạng (network
economy) không còn quá xa lạ. Tất cả những thuật ngữ trên về thực chất đang
đề cập đến một xu thế phát triển mới, một xu thế mang tính chất bước ngoặt,
sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị và kinh tế thế giới trong đó có Việt
Nam, mà như đã nói được dự đoán có khả năng làm cho văn minh thế giới có
những biến đổi với những tốc độ bất thường - một giai đoạn lịch sử mới đã ra
đời. Nền kinh tế mới này, với việc lấy tri thức, thông tin và sáng tạo kỹ thuật
làm cơ sở, lấy toàn cầu làm thị trường, có thể sẽ làm thay đổi sâu sắc mô hình
tăng trưởng kinh tế, kết cấu ngành nghề, thể chế kinh tế, kết cấu xẽ hội, chính
sách giáo dục. Đồng thời nó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cho việc thực thi
chính sách đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia.
151

Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã ý thức được những tác động to lớn
có thể có của loại hình kinh tế mới này đối với sự phát triển của nhân loại.
Nguyên tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong bài phát biểu của mình nhân kỷ niệm
110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Để thực hiện công
nghiệp hóa và hiện đại hóa phải thực hiện phát triển khoa học và công nghệ,
đảm bảo cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, và động lực chủ yếu trong sự phát tiển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy
cơ tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện
nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với
tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra
sự chuyển dịch kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức,
có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao”. Thực tế, sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam trong 25 năm qua cũng đã chứng minh rằng nếu không
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới, tiếp cận và vận dụng thành tựu
tri thức khoa học của nhân loại, thì khó có thể đạt được sự tăng trưởng nhanh
chóng theo tinh thần “đi tắt đón đầu”, tranh thủ thời cơ để đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà
Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh khả năng “rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với
phát triển kinh tế tri thức” [21, 87]. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của
Đại hội lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “Phát triển giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ,
trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao
năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao để phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các nghành và sản phẩm
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị tăng cao, dựa
nhiều vào tri thức. Kết hợp sử dụng nguồn tri thức của con người Việt Nam
với tri thức của nhân loại”.
152

Và ngược lại, nếu chúng ta không tự mình sớm bắt tay vào xây dựng nền
kinh tế đó thì chính chúng ta sẽ sớm trở thành nạn nhân của nó. Hiện nay với
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, trên quy mô thế giới đang và
sẽ hình thành một thứ phân công lao động mới. Những nước có nền kinh tế tri
thức sẽ nhận lấy phần lao động trí tuệ với những người lao động cổ trắng, thu
nhập rất cao, còn lao động cơ bắp mà nhu cầu cuộc sống vẫn còn cần với
những người lao động cổ xanh cùng giá trị sức lao động rẻ mạt sẽ dành cho
các nước, các dân tộc lạc hậu. Theo Thomas L.Friedman, những việc làm thô
sơ và gia công, … sẽ được các nước công nghiệp phát triển xuất khẩu sang
các nước nông nghiệp lạc hậu. Và như vậy sẽ hình thành một hình thức, có
thể xem, không hẳn là bóc lột, mà là sự phân hóa cực kỳ phi lý, bất công trên
quy mô thế giới, không chỉ giữa giai cấp này và giai cấp khác, mà là giữa
nước này với nước khác, dân tộc này với dân tộc khác. Rõ ràng, nhân dân ta
sẽ không chấp nhận để xảy ra tình trạng, một dân tộc vừa thoát ra khỏi ách
thống trị hàng trăm năm của thực dân, đế quốc và đã trải qua những cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc khốc liệt giành và giữ vững độc lập, tự do lại
phải rơi vào vị thế nô dịch mới của thời đại.

3.2. Những vấn đặt ra từ tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam
3.2.1. Tóm lược về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dù kinh tế tri thức mới xuất hiện
ở giai đoạn phát triển ban đầu nhưng đã có không ít quan niệm mới về triết lý
phát triển, nhiều hoạt động kinh tế và xã hội đã được số hóa và vận hành trên
các xa lộ thông tin, sự chu chuyển thông tin trên các mạng máy tính đã trở
thành nguồn sống của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đối với tất cả
các nước, những sản phẩm làm ra ngày càng có hàm lượng trí tuệ cao. Khoa
học công nghệ hiện đại phát triển sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển lên
một tầm cao mới. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người là yếu tố
153

quyết định để cạnh tranh trên thị trường, ưu thế về tri thức ở mỗi quốc gia sẽ
dần dần thay thế cho ưu thế về vốn, nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ. Khi
đó các nước chậm phát triển do thiếu vốn và tri thức khoa học sẽ ngày càng
tụt hậu xa hơn so với các nước phát triển và vẫn chỉ là đất nước đi làm thuê -
trở thành một dạng nô lệ kiểu mới - nô lệ việc làm. Để nhanh chóng thực hiện
công nghiệp hóa rút ngắn, thu dần khoảng cách so với các nước phát triển, các
nước đang phát triển cần sớm có một chiến lược đúng đắn để phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao và phát triển các công nghệ hiện đại, tương xứng với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con
người là trung tâm, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, coi
trọng vấn đề xây dựng đội ngũ tri thức và luôn xem giáo dục - đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Từ quan điểm đó, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, về phát
triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, trong đó có những nội dung
tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát huy năng lực, cống hiến cho
sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đảng ta nhấn mạnh: “Đối với trí
thức, phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin phát huy dân chủ, trọng
dụng nhân tài. Khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng
tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí
thức cho công cuộc phát triển đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện
của các hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với
các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”[21, 116]. Đảng ta xác định rằng,
đội ngũ trí thức là động lực quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành
các chính sách về đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ, chính sách đặc
154

thù cho trí thức. Mở rộng và từng bước nâng cao hệ thống đào tạo, nhờ đó,
đội ngũ trí thức phát triển nhanh về số lượng. Có thể kể tên một số chính sách
mà Nhà nước đã thực hiện như sau:
+ Chính sách về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức.
+ Chính sách về sử dụng trí thức và tạo môi trường phát huy vai trò của trí
thức.
+ Chính sách về đại ngộ, tôn vinh trí thức.
+ Chính sách về thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài v.v.
Những đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trên đây đã ban hành trong thời gian qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đã thể
hiện được quan điểm coi trọng, đánh giá cao vị trí vai trò của trí thức đối với
sự nghiệp phát triển đất nước; bước đầu tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ
trí thức phát triển nhanh về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng để
hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ trí
thức chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Khoảng cách về tri thức ở
nước ta đang có khuynh hướng ngày một tụt hậu so với các nước tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay cái thiếu nhất đối với nước ta là chúng ta chưa xây dựng được
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện đại. Tình trạng
thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý tiên tiến đối với nền kinh tế thị trường,
đặc biệt là thiếu cán bộ khoa học và cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia, thiếu
những tri thức hiện đại chưa được cải thiện là bao. Sức cạnh tranh của nền
kinh tế, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta còn rất thấp; chất
lượng và môi trường kinh doanh chưa được cải thiện đáng kể; khả năng điều
hành của chính phủ còn bộc lộ nhiều hạn chế, cải cách hành chính chưa đạt
yêu cầu, tham nhũng ngày càng nặng nề; nhập siêu tăng, …Vì vậy, tuy tăng
trưởng cao nhưng lạm phát cũng rất cao, có thể nói nền kinh tế ở nước ta phát
155

triển chưa bền vững như báo cáo của đại hội XI của Đảng đã nhận xét. Bên
cạnh đó nguồn nhân lực của nước ta đang dần dần đánh mất ưu thế, do chất
lượng tri thức cũng như kỹ năng và hiểu biết về pháp luật, thái độ sống của
lực lượng lao động được đánh giá ở mức rất thấp. Theo đánh giá của một số
tổ chức quốc tế năm 2005, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn
nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm 10, đứng thứ 11/12
nước được xếp hạng, thua kém nhiều so với các nước trong khu vực và châu
Á, tức chỉ trên Inđônêxia (3,44/10 điểm); sau các nước Hàn Quốc (6,91),
xingapo (6,81), Nhật Bản (6,5), Đài Loan (6,04), Ấn Độ (5,76), Trung Quốc
(5,73), Malayxia (5,59), Hồng Kông (5,2), Philíppin (4,53), Thái Lan (4,04).
Điều đáng lo nhất là Việt Nam được xếp vào tốp cuối cùng trong các nước
trong khu vực về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và kỹ năng lao động trong các
ngành công nghệ cao với lần lượt là 2,62 và 2,50 điểm.
Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã phát triển một số chỉ số để đo lường
một nền kinh tế tri thức. Những chỉ số này bao gồm chỉ số tri thức, chỉ số
sáng tạo, chỉ số về giáo dục, công nghệ thông tin. Từ các chỉ số này người ta
có thể tổng kết thành một chỉ số chung gọi là chỉ số kinh tế tri thức
(Knowledge Economy Index hay gọi tắt là KEI). Nhìn toàn cục, các chỉ số
này phản ánh phần nào tình trạng kinh tế tri thức của một nước và cho phép
chúng ta so sánh với các nước khác.
Trong báo cáo về tình hình khoa học trên thế giới năm 2011 của tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), có
145 nước được xếp hạng về kinh tế tri thức. Kết quả phân tích và xếp hạng
cho thấy (dựa vào chỉ số KEI) nền kinh tế tri thức của Việt Nam đứng hạng
106 trên 145.
Để biết thêm Việt Nam đang đứng ở đâu trong khu vực về năng lực
nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể so sánh các trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam với hai trường đại học hàng đầu của Thái Lan là Chulalongkorn và
Mahidol. Thời báo Giáo dục Đại học (Times Higher Education Supplement,
156

gọi tắt là THES của Anh năm 2008 xếp Đại học Chulalongkorn là một trong
số 200 trường đại học đẳng cấp quốc tế theo xếp hạng năm 2005, 2007 và
2008. Các hoạt động R&D ở Thái Lan được tập trung chủ yếu tại các trường
đại học, các trường này chiếm 95% tổng số công bố quốc tế của cả nước so
với con số 55% của Việt Nam. Bên cạnh đại học Chulalongkorn và Mahidol,
Thái Lan còn có nhiều trường đại học danh tiếng khác như Chiang Mai, Khon
Kaen, Kasetsart, Prince Songkla, Thammasat, và Viện Công nghệ Châu Á,
hằng năm mỗi trường này đều công bố hàng trăm công trình trên các tạp chí
quốc tế.
Tổng số công bố quốc tế của bốn trường đại học hàng đầu Việt Nam
(Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà
Nội và Đai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được so sánh với Đại học
Chulalongkorn và Mahidol của Thái Lan trên bảng 1 cho năm 2004 và bảng 2
cho năm 2008.
Công bố quốc tế của các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã gia tăng
nhanh chóng trong những năm gần đây và tăng gấp đôi kể từ năm 2004 và
2008. Mặc dù tăng nhanh nhưng công bố quốc tế từ các trường đại học hàng
đầu Việt Nam vẫn thấp hơn Đại học Chulalongkorn hay Mahidol từ 15 đến 30
lần. Từng trường đại học này công bố nhiều hơn toàn bộ các viện nghiên cứu
Việt Nam cộng lại. Công bố quốc tế của các trường đại học Thái Lan cũng
được trích dẫn thường xuyên hơn các đại học của Việt Nam (Bảng 1).
Tác giả đầu mối Việt Nam chiếm 29% tổng số công bố quốc tế năm
2004 và 37% năm 2008. Số trích dẫn trung bình các công bố quốc tế có tác
giả đầu mối là người Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với tác giả đầu mối
nước ngoài (Bảng 1). Ngược lại, tại trường Đại học Chulalongkorn và
Mahidol, tác giả đầu mối người Thái chiếm 70% tổng số các công bố quốc tế
của các trường này năm 2004 (Bảng 1) và gần 80% năm 2008 (Bảng 2). Số
trích dẫn trung bình của họ cũng cao hơn.
157

Tổng Tác giả đầu mối Tác giả đầu mối nước
Trích
số trong nước ngoài
dẫn
công Công
trung Trích Trích
bố bố Công bố
bình dẫn trung dẫn trung
quốc tế quốc quốc tế
bình bình
tế
Bốn đại học 83 6.6 44 4.5 39 8.8
hàng đầu Việt
Nam
Viện KHCN 82 6.3 31 4.9 51 7.5
Việt Nam
Cả nước Việt 403 10.0 117 6.6 286 14.1
Nam
Đại học 416 12.0 295 7.1 121 15.3
Chulalongkorn
Đại học 465 13.9 320 8.3 145 16.9
Mahidol

Bảng 1, Công bố quốc tế của một số tổ chức R&D ở Việt Nam và Thái
Lan năm 2004. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.
(Xem Nguyễn Văn Tuấn, Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, và
Phạm Duy Hiển, So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á
dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam, tạp chí Tia
Sáng).
158

Tổng số Tác giả đầu


công bố mối trong Tỉ lệ nội địa
quốc tế nước
Bốn trường đại học hàng đầu 160 87 54%
Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ 156 74 47%
Việt Nam
Việt Nam (tổng cộng trong cả 806 307 37%
nước)
Đại học Chulalongkorn 869 715 82%
Đại học Mahidol 817 598 73%
Bảng 2, Công bố quốc tế của một số tổ chức R&D hàng đầu Việt Nam và
Thái Lan năm 2008. Truy cập cơ sở dữ liệu ISI tháng 8/2009.

Thực trạng yếu kém trong việc liên kết giữa khoa học và giáo dục với các
cơ sở sản xuất rất yếu đang là sức cản trong quá trình hội nhập. Thanh niên
Việt Nam được đánh giá tụt hậu ngày càng xa so với thanh niên các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học
và thể lực. Nhìn vào bảng đáng giá khiến chúng ta phải giật mình. Tháng 10-
2007, Tổng cục dạy nghề đã tiến hành thí điểm đánh giá chất lượng của 80
người đã tốt nghiệp các trường đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp quốc gia
được xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam thì chỉ có 3/80 người đạt chuẩn.
Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo ở
nước ta rất thấp. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2006 cả nước có tới 63%
số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu
hết phải đào tạo lại. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước
không làm khoa học mà làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công
bố hàng năm trong những năm cuối thế kỷ XX chỉ bằng khoảng 1/4 của Thái
159

Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ Việt Nam hàng năm
nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan. Cụ thể năm 2006, hai trung tâm
hàng đầu cả nước là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội
chỉ có 34 công trình khoa học được công bố và có tên trong danh sách của
Tạp chí khoa học quốc tế Institute for Scientific Information (ISI). Trong khi
đó Đại học quốc gia Seoul - Hàn Quốc có 4.556 ấn phẩm khoa học, Đại học
Bắc Kinh có 3.000, Trung quốc có đến 40.000 ứng dụng sáng chế tại Trung
Quốc, ngược lại từ năm 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng ký
được 19 bằng sáng chế, có năm như năm 2007 chẳng có bằng sáng chế nào.
Trong cùng thời gian, Thái Lan đăng ký được 310 bằng sáng chế, Singapore
3.644, Indonesia có 85, Philippines 256 và Malaysia có tới 901 bằng sáng chế.
Thái Lan có 1.406 bài báo quốc tế trong danh sách của ISI, trong khi Việt
Nam chỉ có 375 bài báo. Tổng cộng từ năm 2001-2010, các nhà khoa học Việt
Nam công bố được 8.220 bài báo khoa học trên các tập san ISI. Đến năm
2010 số lượng bài báo nghiên cứu khoa học công bố quốc tế của Việt Nam đã
vượt con số 1.000 bài, dù đã tăng 3,4 lần so với thập niên trước đó (1991-
2000) song vẫn chỉ bằng 1/4 của Thái Lan, 1/3 Malaysia và 1/6 Singapore.

Cả nước hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, cùng với trên 3 vạn
tiến sĩ nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 900 bài báo khoa học trên các tập san
quốc tế. Đó là một năng suất cực kỳ khiêm tốn, nếu nhìn theo chuẩn mực
quốc tế mỗi giáo sư phải có ít nhất một bài báo khoa học mỗi năm. Điều này
phản ánh năng lực sáng tạo của Việt Nam cũng còn quá khiêm tốn so với các
nước trong khu vực.

Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2004, lượng trí thức
khoa học và công nghệ tập trung chủ yếu trong khu vực sự nghiệp, chiếm
71% (trong đó trí thức trong các trường chiếm 61%, các viện nghiên cứu khoa
học gần 33% và ở các bệnh viện gần 6%), tiếp đó là khu vực hành chính
chiếm gần 22% và trong khu vực doanh nghiệp gần 7%. Cả nước có 1.102
160

viện nghiên cứu, trung tâm và tổ chức chuyên giao công nghệ. Trong đó có
540 thuộc khu vực nhà nước, 562 thuộc khu vực tập thể và tư nhân đóng vai
trò hết sức quan trọng trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng.

Bộ phận trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 400.000
người có trình độ đại học trở lên, với khoảng 6.000 tiến sỹ, chiếm 10 đến 15%
cộng đồng dân cư người Việt Nam ở các nước trên thế giới. Trong đó có
những chuyên gia giỏi, có tay nghề cao chủ yếu sinh sống ở các nước phát
triển, đang làm việc ở những lĩnh vực mũi nhọn, công nghệ cao như: điện tử,
sinh học, vật liệu mới, hàng không vũ trụ và các lĩnh vực quan trọng khác.
Tuy nguồn lực trí tuệ trong những năm qua ở nước ta tăng lên đáng kể về
số lượng, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, song so với yêu cầu vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đội ngũ nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân đến nhà quản lý chưa
được “trí thức hóa” mạnh mẽ. Hiện nay, “ở Việt Nam, lực lượng lao động
được đào tạo chuyên môn kỹ thuật mới chỉ đạt 13,3%, trong khi dân số từ 15
tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 86,7%”[95]. Riêng
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lao động qua đào tạo nghề mới chỉ đạt
khoảng 7 – 8%. Trong lĩnh vực công nghiệp, lao động có trình độ từ cao đẳng
trở lên chiếm 16,1%; trung cấp: 14,6%; công nhân kỹ thuật: 28,1%; không
được đào tạo: 41,2%. Hiện nay, “ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đang
thiếu nghiêm trọng công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; chỉ có
75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề được
đào tạo”[40]. Song không phải tất cả số này đều có thể đáp ứng được yêu cầu
của công nghệ mới, của thị trường lao động. Trong khi hiện nay đang diễn ra
cuộc cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ giữa các
161

doanh nghiệp trong nước, mà cả giữa các quốc gia. Do đó, một vấn đề đặt ra
trong giai đoạn hiện nay là: Tại sao trong chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc
Việt Nam có thể tỏ ra xuất sắc vô song về trí tưởng tượng, về thông minh tài
trí, dũng cảm mà trong xây dựng thời bình chưa được như vậy? Phải chăng vì
ta chưa khêu gợi, nuôi dưỡng được trong nhân dân một ý chí tự cường mạnh
mẽ, một quyết tâm rửa nhục nghèo nàn lạc hậu cũng cao ngang như quyết tâm
rửa nhục mất nước trước đây. Phải chăng vì trong cơ chế, chính sách đào tạo
và phát triển đội ngũ trí thức còn có những hạn chế, bất cập. Có thể kế đến
một số hạn chế sau:
Một là, bất cập trong tư duy chính sách về vai trò của nguồn lực trí tuệ.
Chúng ta chưa có nhãn quan và một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát
huy nguồn lực trí tuệ.
Hai là, chưa có sự chuyển đổi cơ chế, chính sách kịp thời khi nền kinh tế
chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, hệ thống đào tạo tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo còn thấp, nhất là đào tạo nghề và đại học. Trong giáo dục
vẫn còn nhiều bức xúc trước yêu cầu của sự phát triển.
Bốn là, thiếu cơ chế chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và chế độ thu hút trọng dụng nhân tài.
Năm là, trong công tác trí thức vẫn còn hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại,
nhất là khi trí thức phản biện những vấn đề đặt ra cho nhà lãnh đạo và quản
lý.
Sáu là, một số cấp ủy đảng và chính quyền từ trung ương đến cơ sở thiếu
phương pháp quản lý, đánh giá trí thức chưa phù hợp với kết quả hoạt động
và những đóng góp của trí thức.
Tại Hội thảo về công tác bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư của
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13-10-2009 nhiều ý kiến cho
162

rằng chính chế độ đại ngộ chưa tương xứng nên giáo sư và phó giáo sư của
Việt Nam chưa tập trung hết sức lực và trí tuệ cho công việc chuyên môn.
Thực tế cho thấy thu nhập của đội ngũ các nhà khoa học ở Việt Nam còn
thấp, nhất là đội ngũ khoa học xã hội và nhân văn. Lương của giáo sư Việt
Nam năm 2008 trung bình 200 USD/tháng, trong khi đó châu Á 1.000
USD/tháng. Với mức lương này chỉ đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu bản thân và
gia đình các giáo sư. Do đó, để tồn tại, họ phải làm thêm các công việc khác,
thậm chí cả những việc ngoài chuyên môn. Đánh giá chung về chính sách đối
với trí thức - lực lượng nòng cốt của trí tuệ Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ bảy khóa X chỉ rõ: “Hệ thống chính sách về trí thức còn
thiếu và chưa phù hợp; tổ chức các hội của trí thức ở Trung ương và địa
phương chưa đủ mạnh để tập hợp trí thức. Công tác tổ chức cán bộ, công tác
quản lý, nhất là khâu đánh giá, sử dụng trí thức còn nhiều điểm không hợp lý,
thiếu chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức yên tâm cống
hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt động chuyên
môn, nghề nghiệp; thiếu những cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, bồi
dưỡng, trọng dụng nhân tài”.

3.2.2. Một số nguyên tắc và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy nguồn
lực trí tuệ Việt Nam
Lịch sử phát triển của nhân loại chứng tỏ rằng nguồn lực con người là
yếu tố quyết định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Trong đó
yếu tố quan trọng nhất của nguồn lực con người là tri thức, bởi “tất cả cái gì
thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ”, tức là
phải thông qua tri thức. Trình độ tư duy phản ánh qua trình độ học vấn và khả
năng sáng tạo. Với hoạt động có mục đích và sáng tạo, con người bằng tri
thức và lao động của mình đã liên tiếp tạo ra các công cụ sản xuất từ thủ công
đến cơ khí và tự động hóa, đưa xã hội loài người phát triển từ thấp tới cao. Có
163

thể nói trong xã hội thông tin, tri thức là nguồn tài nguyên quan trọng và
quyết định nhất của con người. Thực ra tư tưởng này không hề mới trong lịch
sử nhận thức của nhân loại. Nhưng vấn đề là ở chỗ chỉ trong xã hội tri thức,
trong nền kinh tế tri thức, trong xã hội thông tin, cái sức mạnh thực sự của
con người: bộ não, tri thức và năng lực sáng tạo mới thực sự là nhân tố quyết
định quá trình làm ra của cải. Do đó với vai trò ngày càng tăng lên của nó
trong phương thức sản xuất mới, tri thức đã trở thành quyền lực số một trong
số các quyền lực đã có trong lịch sử loài người, vượt qua cách hiểu truyền
thống về quyền lực.
Vậy vấn đề đặt ra đối với nước ta – một nước đi sau là làm thế nào để tăng
cường sức mạnh (quyền lực) của dân tộc để có thể “sánh vai” cùng các quốc
gia khác trong khu vực và quốc tế? Đọc Thăng trầm quyền lực cũng có thể
giúp ta phần nào trong việc tìm ra lời giải đáp. Ngày nay quyền lực có nhiều
nguồn khác nhau để tạo thành hệ thống lớn hơn là quyền lực xã hội như:
quyền quyền lực tôn giáo, quyền lực văn hóa, quyền lực của các nhóm lợi ích,
quyền lực của các chính đảng, tổ chức xã hội, quyền lực dư luận, quyền lực
truyền thông, ... và có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, nhưng
A.Toffler khẳng định rằng: “sức mạnh (bạo lực), của cải và tri thức là ba dòng
chủ lưu to lớn của quyền lực. Phần nhiều các nguồn quyền lực khác đều do ba
dòng chủ lưu đó mà ra cả”[88, t2, 471]. Ba yếu tố này là quyết định nhất và
không thể thiếu để duy trì sức mạnh của một quốc gia, nhưng quan trọng nhất
vẫn là tri thức. Bởi lẽ cùng với thời gian hai dòng quyền lực truyền thống là
bạo lực và của cải sẽ mỗi ngày mỗi lệ thuộc vào tri thức. Lẽ cố nhiên theo
A.Toffler: “Việc sử dụng bạo lực như là một nguồn quyền lực sẽ không biến
mất nhanh đâu. Sinh viên, những người biểu tình, người chống đối vẫn tiếp
tục bị bắn chết tại các quảng trường trên khắp thế giới. Các lực lượng quân
đội vẫn tiếp tục rầm rộ kéo qua biên giới lãnh thổ tranh đất đai, tài nguyên.
164

Các chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực khi họ còn tưởng tượng rằng bạo
lực phục vụ cho các mục tiêu của chính mình. Nhà nước chẳng bao giờ quăng
đi khẩu súng.
Tương đương như vậy, việc kiểm soát nguồn của cải mênh mông, dù bởi
các tư nhân hay bởi các viên chức Nhà nước, sẽ tiếp tục đem lại quyền lực
rộng lớn cho họ. Của cải vẫn tiếp tục là một công cụ quyền lực đáng nể sợ.
Thế nhưng, mặc dù có những biệt lệ và mất thăng bằng, mâu thuẫn và lộn
xộn, chúng ta đang chứng kiến một trong những sự thay đổi quan trọng lịch
sử của quyền lực.
Bởi lẽ nay không còn ai tranh cãi rằng tri thức, nguồn gốc của quyền lực
có phẩm chất cao nhất trong tất cả, đang chứng tỏ tầm quan trọng ngay với
một phần tỷ giây đồng hồ trôi qua”[88, t2, 554]. Cùng quan điểm với
A.Toffler, Tần Ngôn Trước trong tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức cho rằng:
“Tri thức là một sức mạnh có tính quyết định của tời đại chúng ta. Rất nhiều
xung đột bề ngoài xem ra mang tính chính trị, trên thực tế bao hàm sự khác
biệt cơ bản và sâu xa về tri thức. Tuy thường bị các nhà chính trị và các nhà
kinh tế học coi nhẹ, nhưng sự xung đột nội bộ và chính trị của thời đại chúng
ta không đơn giản chỉ là hoặc thậm chí chủ yếu không phải là những vấn đề
chính trị hoặc kinh tế, mà về cơ bản là vấn đề tri thức bắt rễ sâu ở quan niệm
giá trị”[93, 64-65].
Như vậy để giữ vững và duy trì quyền lực của bất cứ một quốc gia nào
cũng vậy đều phải dựa trên 3 dòng chủ lưu bạo lực, của cải và tri thức. Nhưng
vấn đề đặt ra đối với những nước kém và đang phát triển như chúng ta là cần
phải làm gì để đảm bảo thực hiện thành công một cách bền vững quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy tối đa sức mạnh nội lực và
nâng cao tầm vóc, sức mạnh tri thức của dân tộc ta và có thể tiến tới sánh vai
cùng các cường quốc năm châu như lời Hồ Chủ tịch đã dạy. Trên cơ sở những
điều đã phân tích trên đây và tổng hợp ý kiến, kinh nghiệm của nhiều học giả
165

và quốc gia, tác giả luận án xin nêu thêm một số (5) nguyên tắc cơ bản đối với
việc triển khai các hoạt động xây dựng, phát triển nguồn lực tri thức đất nước.
Thứ nhất, nguyên tắc coi trọng giáo dục.
Không còn nghi ngờ gì nữa, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
đã được có từ lâu và nó càng được bồi đắp trong giai đoạn hiện nay. Trong
văn miếu Quốc Tử Giám, Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, ...”. Phan Châu Trinh trong nửa đầu thế kỷ XX cũng từng chủ
trương phương án “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Học thuyết Mác
đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng con người vừa là sản phẩm vừa là chủ
thể của tiến trình lịch sử, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tinh hoa văn hóa của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao và luôn coi
trọng đội ngũ trí thức của dân tộc, bởi lẽ “lực lượng và trí tuệ của nhân dân là
vô cùng tận”. Người cho rằng, việc nâng cao dân trí chính là điều kiện cần thiết
để nâng cao năng lực trí tuệ của toàn dân, đồng thời phải xây dựng một nền văn
hóa đảm bảo tính dân tộc, khoa học và đại chúng trên cơ sở vừa kế thừa các giá
trị truyền thống, tinh thần và trí tuệ của nhân dân, vừa hấp thu những cái mới,
cái tiến bộ của thế giới nhằm nâng cao tri thức khoa học cho quảng đại quần
chúng, làm cho dân tộc ta trở thành “một dân tộc thông thái”, đủ sức vươn lên
nắm những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật và đỉnh cao trí tuệ loài người, từ
đó phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của quần chúng nhân dân lao động vào quá
trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nắm bắt quan điểm Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương chính sách như đã nói để phát huy nguồn lực trí tuệ và
sức mạnh tinh thần của người Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy
khóa X nêu rõ: Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí
tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
166

Xác định và ý thức tầm quan trọng của yếu tố con người – nguồn nhân lực
là “tài nguyên đặc biệt”, “nguồn vốn đặc biệt”, “nhân tố đặc biệt”, quyết định
nhất trong hệ thống sáng tạo của cải mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta
nêu rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ
thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với
quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết
hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể
lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con
người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công
dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh
thần quốc tế chân chính ...”[22, 76-77] Và để tăng cường sức mạnh của dân
tộc, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp,
trong đó lấy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm điều kiện tiên
quyết. Đây là khâu đột phá đầu tiên trong sáu đột phá mà Đại hội Đảng Bộ
thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX xác định và là một trong ba khâu đột phá
chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc đặt ra. Trong cương lĩnh Đại hội lần
thứ XI Đảng ta nêu rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố
quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại
nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan
trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi
trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia,
quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ
đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng của công
nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện sự liên
kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và
Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các
chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh
167

vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”[22, 130]. Đây là công việc
không chỉ của cả hệ thống chính trị mà của toàn bộ xã hội phải dấn thân. Tuy
nhiên với vai trò đặc thù là nghành “khai dân trí”, giáo dục và đào tạo có vai
trò đặc biệt quan trọng, là nghành đi tiên phong trong việc khơi dậy sức mạnh
dân tộc đang ngủ quên. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác
định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng
với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”[22, 77].
Chính vì vậy khi nhìn lại hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta, hệ
thống giáo dục chúng ta đã trở nên lỗi thời, tụt hậu và thiếu tính cạnh tranh.
Hệ thống và phương pháp giáo dục truyền thống gây cản trở cho sự lựa chọn
của con người, nó chỉ phù hợp với trạng huống của làn sóng thứ hai.
Do đó sắp tới đây giáo dục nước ta cần phải có nhiều kênh, phổ biến với
nhiều chương trình, nội dung khác nhau. Chúng ta cần phải thay đổi những
quan niệm mà chúng ta từ lâu chưa có điều kiện để thực hiện như: kích cỡ
trường lớp, thù lao xứng đáng cho giáo viên, sắp xếp chương trình, đổi mới
phương pháp, tuân thủ quy luật, nguyên tắc của thị trường. Nhà trường nên để
cho người học được có cơ hội lựa chọn môn học nhiều hơn, làm cho họ trở
thành người có ích hơn thì mới có thể thích ứng được với làn sóng thứ ba.
Theo A.Toffler: “... vấn đề giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của cha mẹ, thầy
cô hoặc thiểu số các giáo sư hay các nhà cải cách, quản lý giáo dục, mà còn là
trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, vì rằng: giữa giáo
dục và năng lực cạnh tranh toàn cầu có mối quan hệ mật thiết”[88, t2, 389].
Đặc biệt trách nhiệm của đội ngũ làm công tác giáo dục và đào tạo là phải
khơi gợi tinh thần nghiên cứu, khám phá, sáng tạo, phản biện khoa học nhằm
tạo bước chuyển cơ bản trong nhận thức và tư duy của người học. Cần phải
nhớ rằng: “Giáo dục không phải là đổ đầy kiến thức vào đầu mà phải làm
168

bừng sáng lên ngọn lửa trong tư duy”[64, 120]. Chính vì vậy đầu tư cho giáo
dục một cách đúng đắn, khoa học, bài bản chúng ta sẽ tạo ra được một lực
lượng lao động có chất lượng cao và từ đó có thể rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm hơn.
Thứ hai, nguyên tắc coi trọng khoa học.
Chúng ta cần thực hiện nghiêm túc và nhất quán chiến lược khoa học và
công nghệ đã được Đảng và Nhà nước vạnh ra. Thực sự xem giáo dục đào tạo
và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Cho đến khoảng thế kỷ XVII và XVIII, sự phát triển khoa học ở phương
Đông vẫn ngang tầm phương Tây. Sau đó, với những sáng tạo đột phá trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ, châu Âu đã phát triển nhảy vọt. Trong suốt
hai thế kỷ qua, thế giới luôn tin tưởng chắc chắn rằng chỉ có phương Tây mới
có thể vượt trội về khoa học và công nghệ. Chúng ta chưa hoàn toàn hiểu rõ
tại sao phương Tây lại phát triển nhảy vọt như vậy, nhưng chúng ta lại biết rõ
tại sao châu Á lại tụt lại phía sau: tư tưởng tôn giáo luôn coi nhẹ thế giới vật
chất; thiếu niềm tin và tư tưởng vào “tiến bộ” của nhân loại; tôn trọng quyền
lực như một lẽ tất nhiên phải thế; thiếu khả năng chất vấn phê bình; thiếu tinh
thần phản biện khoa học. Do đó, chúng ta cần phải tạo điều kiện cần thiết nhất
để cho khoa học công nghệ phát triển; tăng cường hợp tác nghiên cứu, tiếp
xúc khoa học để kết nối tri thức. Không có sự tiếp xúc khoa học, những tri
thức mà ta mong đợi vẫn sẽ dừng lại ở khả năng ươm mầm mà không thể đạt
đến những đỉnh cao vinh quang trong nghiên cứu khoa học.
Để làm được những kế hoạch mà Đảng ta đã vạch ra trong Đại hội XI,
trong giai đoạn tới đây chúng ta phải xúc tiến gấp việc phổ cập máy vi tính kỹ
thuật thông tin ở mọi miền của tổ quốc, tận dụng tối đa công dụng của vệ tinh
VinaSat mà chúng ta đã tự phóng, nâng cấp hệ thống đường truyền viễn thông
cao tốc đã có và xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin mới hiện đại, luôn coi
169

việc phát triển ngành công nghệ thông tin là ngành mũi nhọn tạo cơ sở cho
việc truyền bá khoa học kỹ thuật thông tin đại chúng. A.Toffler cho rằng:
“Đến thế kỷ XXI, quốc gia nào không thiết lập cơ sở điện tử thì đừng nói đến
chuyện kinh tế, kinh doanh (bao gồm điện toán, tư liệu truyền thông, và các
thứ môi giới thông tin mới)”[88, t2, 389] và “bất cứ nước nào nếu không có
cách tham dự vào hệ thống kinh tế biến động quá mau trên toàn cầu, cùng
mạng lưới điện tử và thông tin của nó thì ... chỉ là thứ bàn luận suông”. Bởi vì
“sự phân phối viễn thông điện tử chênh lệch trong thế giới ngày nay, thậm chí
còn sinh ra tình trạng nghiêm trọng hơn là phân phối lương thực chênh
lệch”[88, t2, 468]. Tuy nhiên bên cạnh việc thiết lập, xây dựng cơ sở hạ tầng
về thông tin thì chúng ta cũng phải nhanh chóng đào tạo, huấn luyện cho quần
chúng nhân dân sử dụng hệ thống thông tin. Khuyến khích, cổ vũ cho quần
chúng nhân dân biết vai trò của mạng “trí tuệ siêu việt”(www), của “đường
truyền thông cao tốc điện tử” trong hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh, thông tin, sáng tạo, diễn sinh tri thức mới, ... để nó trở thành niềm
tin, niềm lạc quan, thôi thúc, định hướng cho con người hành động một cách
hiệu quả trong nền kinh tế tri thức. Dĩ nhiên, không phải mỗi cá nhân đều trở
thành kỹ sư điện tử, hay chuyên viên tin học, cũng không phải giống như mỗi
người đều phải biết lái xe. Nhưng mỗi người đều phải biết hệ thống thông tin
đại chúng sử dụng như thế nào, www, google, yahoo, blog, facebook, email,
chat, ... cũng như các máy vi tính, siêu máy tính, máy fax và các lại sản phẩm
vô tuyến truyền thông tiến bộ khác. Với những ý tưởng đó ông cho rằng:
“Tương lai muốn xây dựng một nền kinh tế mũi nhọn (tiến bộ) tất phải vận
dụng gấp định luật “phổ biến tồn tại” (Law of Ubiquity cũng có nghĩa là
khiến mọi người không kể giàu nghèo đều có thể cùng có tối đa hệ thống
truyền đạt)”[88, t2, 389].
170

Thứ ba, nguyên tắc tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng hay dân chủ được hiểu
như là trong phương thức sản xuất mới thì người lao động trong phương thức
và hệ thống đó cần phải được tự do phát huy những sáng kiến, từ việc thiết kế
sản phẩm mới đến kiến thức về khoa học, lý luận, điện toán, ... Bỡi lẽ trong
mô hình kinh tế siêu tượng trưng luôn luôn cần đến những sáng kiến mới,
những ý niệm lạ, bao gồm cả ý niệm về chính trị. Ở thế kỷ XIX, Mác cho
rằng “tự do của mỗi người là điều kiện để phát triển tất cả mọi người”. Hồ
Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “dân
chủ, tự do là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề xã hội”. A. Toffler
thì cho rằng: “Đối với K.Marx, tự do là nhu cầu của nhận thức, và hy vọng
rằng cơ cấu của nền kinh tế trong thế kỷ XXI sẽ phát hiện mẹ của tự do là nhu
cầu”[88, t2, 392]. Do đó, khi tiến vào nền kinh tế tri thức chúng ta cần phải
dung nạp sự tự do tư tưởng và sự mở rộng những ý kiến khác nhau, tôn trọng
những ý kiến phản biện hay đối lập. Ngược lại theo A.Toffler “Chính phủ nào
càng bóp nghẹt sự tự do lưu thông tư liệu, thông tin và tri thức, thì quốc gia ấy
càng chậm tiến vào mô hình kinh tế mới”[88, t2, 391]. Theo ông đánh giá:
“Thường là chính phủ tự nhận định phải kết hợp với thế giới mới, thì nhất
định sẽ mở rộng quyền tự do cho công chúng được thảo luận công khai.
Ngoài ra còn một số Nhà nước sẵn sàng tham gia vào “liên minh tri thức”
cũng là cách cùng với các quốc gia khác hay các xí nghiệp trên thế giới kết
hợp giao du mật thiết, để thăm dò khả năng phát triển khoa học kỹ thuật
tương lai, nhất là phương tiện sản xuất các nguyên liệu mới”[88, t1, 319].
Ông còn cảnh báo: “Chính phủ nào lo lắng về sự phát triển kinh tế phải thừa
nhận rằng sự tự do tư tưởng sẽ đem lại ý nghĩa mới trong hoạt động kinh tế.
Nếu không cho tự do lưu hành quan niệm mới (trong đó bao gồm các quan
niệm chính trị và kinh tế không tốt đối với guồng máy chính trị đương
nhiệm), như thế rõ ràng chứng tỏ Nhà nước ấy yếu ngay từ xương tủy. Hơn
171

nữa cũng chứng tỏ người nắm quyền tự coi địa vị mình quan trọng hơn là việc
cải tiến điều kiện sinh hoạt kinh tế cho nhân dân.”[88, t2, 464-465]. Một sự
thật hiển nhiên, ý nghĩa sự tồn tại của quốc gia là quyền lực, vì vậy “quốc gia
muốn duy trì quyền lực thì phải tranh thủ nắm lấy hệ thống truyền thông cách
mệnh và hạn chế sự tự do thông tin”[88, t2, 390]. Ông còn thừa nhận rằng:
“Không một xã hội nào có thể dung thứ hoàn toàn cho tự do thông tin, có một
số bí mật cần phải được giữ kín là điều cần thiết cho sự sinh tồn của xã hội.
Có lúc xã hội như lâm vào một tình cảnh cực kỳ gay go khủng hoảng, mà lại
cho tự do thông tin thì có khác nào cho mọi người gây hỏa hoạn, tự do đổ dầu
vào lửa. Tự do thông báo tuyệt đối cũng giống như các thứ tuyệt đối khác trên
thế giới không thể có được”[88, t2, 390-391]. Vì kinh nghiệm đấu tranh
giành, giữ quyền lực chứng tỏ rằng: “... các tư liệu, thông tin, và tri thức là
những vũ khí của kẻ thù – đã được nạp đạn sẵn và sẵn sàng để nổ súng trong
cuộc đấu tranh để giành quyền lực, nó góp phần vào đời sống chính trị của
quốc gia”[88, t2, 232]. Ông còn cho rằng: “... một đơn vị duy nhất có thể hoạt
động hai mặt, vừa độc tài, vừa dân chủ, tùy theo tình huống đòi hỏi”[88, t2,
71]. Do đó chúng ta có thể kết hợp sử dụng những hình thức khác nhau để bảo
đảm và duy trì quyền lực. Thông thường muốn thực hiện dân chủ thì phải
nâng cao dân trí. Dân trí cao là cơ sở để thực hiện mở rộng dân chủ. Đến đây
một lần nữa lại khẳng định vai trò to lớn của giáo dục.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Chiến tranh lạnh giữa phương Tây và Liên Xô chứng rõ rằng, phương Tây
đã chiến thắng bởi sức mạnh từ hệ thống kinh tế của họ - kinh tế thị trường -
chứ không phải nhờ hệ thống chính trị. Sự thắng lợi như A.Toffler đánh giá là
thắng lợi dựa trên tri thức khoa học và công nghệ chứ không phải là ở chế độ
chính trị hay ý thức hệ. A.Toffler đã từng cảnh báo: “Trong bất kỳ chế độ nào,
172

dân chủ hoặc không dân chủ, cũng cần phải có sự hòa hợp giữa đường lối mà
một dân tộc làm ra của cải và đường lối mà họ tự quản lý nhau. Nếu các hệ
thống kinh tế và chính trị quá sức khác biệt nhau, hệ thống này cuối cùng
cũng sẽ tiêu diệt hệ thống kia”[88, t2, 162] và “Do đó, cũng giống như một
cặp vợ chồng lấy nhau lâu năm, chính quyền và kinh doanh cuối cùng rồi
cũng phải bắt trước cá tính của nhau”[88, t2, 195]. Gorpachev (Gópbachốp)
không thể giữ được quyền lực, và đã sai lầm khi đã luôn ưu tiên các chính
sách công khai thẳng thắn (cởi mở) về chính trị hơn là cải tổ chế độ (tái cơ
cấu) kinh tế trong nỗ lực cải tạo Liên Xô. Ở đây bài học Liên Xô đổ vỡ còn
nguyên giá trị đối với Việt Nam. Trong khi rút kinh nghiệm từ Gorpachev,
Đặng Tiểu Bình hiểu thấu nguồn gốc thật sự của sức mạnh và quyền lực của
phương Tây. Ông không ảo tưởng rằng những giá trị phương Tây là nguyên
nhân dẫn đến thắng lợi của phương Tây. Do đó, ông nỗ lực đưa nền kinh tế thị
trường vào Trung Quốc, đồng thời cố gắng hết sức đảm bảo ổn định chính trị
trong suốt các thời kỳ quá độ kinh tế đầy khó khăn. Đây không phải là nhiệm
vụ đơn giản theo bất kỳ chuẩn mực nào. Ai kém hơn sẽ thất bại.
Riêng về kinh tế tri thức đã được bàn từ rất lâu, nhưng đến Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X kinh tế tri thức mới được xác định: “Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Tranh thủ cơ hội
thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút
ngăn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan
trọng của nền kinh tế ...” và đến Đại hội lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011), vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức đã được cụ thể hóa, tạo bước chuyển cơ bản về mặt nhận thức
khi Đảng viết: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
173

kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ”[22, 75] ; “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên
trình độ tiên tiến của thế giới”[22, 78].
Thứ năm, phải có chính sách phát triển trí thức, đãi ngộ và trọng dụng
nhân tài hợp lý.
Nguyên lý trọng dụng nhân tài thật ra đơn giản đến không ngờ. Theo
nguyên tắc này, mỗi cá nhân trong xã hội là một nguồn lực tiềm năng nên tất
cả cần có cơ hội đồng đều (càng đồng đều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu) để
phát triển và đóng góp cho xã hội. Không nên bỏ qua một tài năng nào. Một
chính sách về nhân tài đúng phải có sức hút mạnh như một nam châm lớn lôi
cuốn mọi trí thức hướng vào tâm điểm. Nhân tài của Việt Nam không thiếu,
trí thức khá đông đảo nhưng lại khá rời rạc, thiếu liên kết chặt chẽ theo một
định hướng, thậm chí có một bộ phận chuyển động ly tâm. Thực tế, hầu hết
các tổ chức tư nhân thành công, bao gồm cả các tập đoàn toàn cầu, các viện
nghiên cứu và các trường đại học đều trở nên thịnh vượng nhờ thực hiện
nguyên tắc trọng dụng nhân tài này. A. Toffler cho rằng: “Trung tâm đấu
tranh quyền lực lan tràn chính là tri thức khoa học kỹ thuật, ...”[88, t1, 24] nên
“Việc làm trong lương lai sẽ từ phương thức làm bằng thể lực chuyển sang
làm bằng não lực hay trí óc, hoặc là cần đến tâm lý và năng lực”[88, t1, 130];
và “ ... điều cần thiết cho người công nhân không phải là kỹ thuật mang tính
chất cơ giới mà là trình độ văn hóa phổ quát và kỹ xảo giữa con người với
cơn người”[88, t1, 134]. Vì vậy, bất kể từ tổ hợp sản xuất, công ty, tập đoàn
cho đến quốc gia muốn thành công, nâng cao vị thế của mình thì chúng ta
phải có chính sách “săn đầu người” hợp lý. Tổ chức nào chọn được những cá
nhân mạnh nhất và tài giỏi nhất bất kể quốc tịch, màu da, tín ngưỡng - có
174

nghĩa là người giỏi nhất thay vì người có quan hệ tốt nhất thì đều phát triển
mạnh và thành công.
Về cơ bản, nguyên lý trọng dụng nhân tài là một “phát kiến” của phương
Tây mặc dù có lập luận cho rằng nguyên lý đó đã xuất hiện ở Việt Nam trước
thời kỳ phương Tây thực hiện nó. Nhưng có thể nói chiến lược trọng dụng
hiền tài này được áp dụng triệt để nhất trong các thiết chế của phương Tây,
đặc biệt là ở Mỹ như Đại học Harvard hay các tổ chức kinh tế như Mckinsey
& Company, Shell hay General Electric, Citibank, Standard Chartered Bank,
IBM, Apple,.. đây là những nơi mà chỉ những ai giỏi nhất, xuất sắc nhất mới
được tuyển chọn để đảm nhận các vị trí chủ chốt. Tuy nhiên, trong lĩnh vực trị
quốc các nước Đông Bắc Á, Singapore, Malaysia, đặc biệt là Trung Quốc còn
vận dụng nguyên tắc này triệt để hơn hầu hết các xã hội phương Tây hiện nay.
Đây là một nguyên lý đáng để chúng ta suy ngẫm. Mặc dù chủ nghĩa Mác cho
rằng chủ nghĩa tư bản là xấu xa, nhưng Chu Dung Cơ nhà cải cách sau Đặng
Tiểu Bình nhận thấy việc phát hiện và sử dụng tài năng mới là việc làm hữu
ích. Ông ca ngợi chủ nghĩa tư bản ở chỗ nó không quan tâm tới mức độ thâm
niên: “Bất kỳ ai có năng lực đều sẽ được trọng dụng”. Đây cũng là tinh thần
của tư tưởng A.Toffler khi ông phân tích về vai trò của đội ngũ công nhân tri
thức; của các CEO (Chief Executive Officier – Nhà quản lý, điều hành), các
CIO (Chief Information Officier – giám đốc thông tin), những người làm
công tác quản lý hệ thống thông tin, quản lý máy điện toán, môi giới thông
tin, ...Vì sự quan trọng của nó trong hệ thống mới nên: “Quản lý mạng lưới
không phải chỉ có ý nghĩa là vấn đề kỹ thuật, mà là vấn đề chính trị”[88, t1,
265]. Đề cập đến một cuộc cải cách trong hệ thống tổ chức và nhân sự của
Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng ta cần kiên quyết
từ bỏ hệ thống đề bạt theo kiểu người tốt là người được cho là tốt dù anh ta
chẳng tốt gì, còn người xấu là người được cho là xấu trong khi anh ta không
175

phải như vậy theo đánh giá của các tầng lớp quần chúng. Chúng ta cần phát
huy dân chủ và táo bạo tiến cử vào các tổ chức quan trọng những người được
đông đảo quần chúng thừa nhận là đã kiên trì thực hiện và đạt nhiều thành
tích chính trị khi thực hiện đường lối cải cách và mở cửa”[118, 40]. Chu
Dung Cơ đã triệt để vận dụng nguyên lý trọng dụng nhân tài dựa vào thành
tích đạt được cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc sau đó cũng rút ra
được những bài học bổ ích từ sụp đổ của Liên Bang Xôviết. Trong đó có một
bài học lớn là: sẽ rất tai hại khi bổ nhiệm những vị trí cao cấp của Đảng cho
các công chức cao tuổi, những người sẽ ngồi ở vị trí của mình cho đến khi
qua đời. Hầu hết các xã hội hiện đại không cho phép sự cai trị vĩnh viễn mà
không qua bầu cử. Nếu không thực hiện được nguyên lý này đất nước sẽ vĩnh
viễn rơi vào trì trệ và có khi lại là thảm họa (NCS).
Chính vì vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức lãnh đạo kế cận quan trọng
như vậy nên đã từ lâu Đảng ta chủ trương “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó,
xây dựng đội ngũ trí thức nước ta là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của
cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò
quyết định, đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của người trí thức. Để
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát triển Nhà nước
cần phải thực hành dân chủ rộng rãi, tôn trọng tính độc lập và phát huy tự do
sáng tạo, đánh giá đúng và đãi ngộ xứng đáng công lao của trí thức. Với tinh
thần đó Nghị quyết Trung bảy khóa X nêu một trong những quan điểm chỉ
đạo xây dựng trí thức nước ta là: “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy
tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức”[21, 91]. Những
giải pháp cơ bản đối với trí thức trong giai đoạn hiện hay lại được Đại hội XI
176

của Đảng khẳng định và khái quát như sau: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn
mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và
phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí
thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có
chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn,
phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc
hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các dự án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với trí thức,
giữa trí thức với Đảng và Nhà nước”[22, 241-242].
Thứ sáu, cần phải có tinh thần thực dụng, xem hiệu quả là thước đo trình
độ và khả năng của con người.
Để đạt được những kết quả khả quan nhất mà hàng triệu người Việt Nam
mong đợi, chúng ta phải khám phá một lần nữa ưu điểm cổ xưa của chủ nghĩa
thực dụng. Thật không may từ này đã bị biến tướng thành nghĩa xấu xa tại Mỹ
hay phương Tây nói chung. Chủ nghĩa thực dụng luôn gắn liền với khuynh
hướng của Machiavelli cho phép những mục đích cao thượng biện minh cho
việc sử dụng các phương tiện trái đạo đức. Nhưng Machiavelli đã bị hiểu sai
trong suốt nhiều thế kỷ, những ưu điểm của chủ nghĩa thực dụng cũng thường
bị thất lạc, lãng quên trong các bài thuyết giáo hiện đại và người ta chỉ ghi
nhớ nhiều những hạn chế của nó. Chủ nghĩa thực dụng thường bị hiểu sai và
không được xem là một bộ môn triết học hẳn hoi vì nó không cố tìm ra hoặc
đề xuất một chân lý tuyệt đối nào, theo cách Kant và Hegel đã làm. Là một
trường phái triết học chủ trương rằng một chủ thuyết hay luận đề chỉ đúng khi
nào nó đưa đến kết quả tốt đẹp và những chủ thuyết nào không đưa đến kết
quả tốt đẹp thì phải nên bị loại bỏ, bên cạnh đó với quan điểm cởi mở hướng
đến chân lý chủ nghĩa thực dụng không quan tâm nhiều đến hình thức, sự hoa
177

mỹ mà chủ yếu quan tâm đến nội dung và hiệu quả nên nó không được các
trường phái triết học ở châu Âu, đặc biệt là ở Anh chào đón nồng nhiệt. Tuy
nhiên cần phải thấy rằng chủ nghĩa thực dụng là trường phái triết học có tầm
ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống – xã hội Mỹ, trở thành đặc trưng của lối
sống và phong cách Mỹ với tư cách là một hệ tư duy chủ đạo ở đầu thế kỷ
XX. Thật ấu trĩ khi cho rằng những giả thuyết về tư tưởng của phương Tây ở
thế kỷ XIX và XX tất yếu sẽ có hiệu quả vào thế kỷ XXI. Sẽ khôn ngoan hơn
nếu chúng ta có cái nhìn cởi mở và thách thức mọi giả thuyết về tư tưởng đã
ăn sâu trong tâm trí chúng ta. Chủ nghĩa thực dụng là tinh thần dẫn đường tốt
nhất mà ta có thể có khi dấn thân vào một nền kinh tế mới trong giai đoạn
hiện nay.
Để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra nhiều
khẩu hiệu hết sức đơn giản mà có tiếng vang lớn, trong số đó có câu nói nổi
tiếng: “Làm giàu là vinh quang”. Cũng trên tinh thần thực dụng như thế, ông
tuyên bố: “Tả khuynh là một lực cản lớn hơn cả hữu khuynh”. Ông kêu gọi
chấm dứt mọi tranh luận về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản mà tập trung
nhiều hơn, lớn hơn vào công cuộc cải cách. Nhà báo nổi tiếng Mỹ - Thomas
L.Freidman trong tác phẩm Thế giới phẳng cho rằng, vấn đề hiện nay đối với
các quốc gia trên thế giới không phải là cuộc đấu tranh vì ý thức hệ mà là vấn
đề là việc làm và thu nhập. Đó cũng chính là tinh thần Mỹ. Vì vậy, sẽ hết sức
thích hợp khi trích dẫn một lần nữa câu nói của nhà thực dụng chủ nghĩa vĩ
đại nhất của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình: “Mèo trắng hay mèo đen không
quan trọng, miễn là bắt được chuột”.
Thứ bảy, cần phải thực hiện văn hóa hòa bình
Văn hóa hòa bình đã tác động đến quan hệ giữa các nước phương Tây kể
từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Do hàng trăm năm xung đột giữa
một số quốc gia với nhau, người phương Tây đã quá hiểu giá trị của hòa bình.
178

Hiện nay, rõ ràng tất cả các quốc gia phương Tây đều đã đạt đến thành tựu
cao nhất của nhân loại: không chỉ là không có chiến tranh mà còn không có cả
triển vọng chiến tranh giữa hai nước phương Tây bất kỳ nào. Thế giới coi
thành quả này là điều hiển nhiên mà hiếm khi thừa nhận đây là một trong
những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu phần còn lại của thế
giới hấp thụ tập quán tốt nhất này và vươn tới cấp độ hòa bình tương đương
thì thế giới sẽ là một nơi hạnh phúc hơn nhiều. Thật là dại dột nếu làm lãng
phí cơ hội chấn hưng dân tộc bằng cách can dự vào bất kỳ hình thức xung đột
quân sự nào. Việt Nam ta trải qua 30 năm chiến tranh, trong đó 9 năm kháng
chiến chống thực dân Pháp, 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã quá
thấm thía giá trị của hòa bình. Còn một bài học lớn khác liên quan đến thất
bại của Liên Xô: hành động tích lũy vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn đã làm
suy giảm chứ không phải tăng cường an ninh quốc gia.
Qua những dòng trên đây chứng tỏ rằng việc giữ gìn hòa bình, ổn định an
ninh chính trị, tránh xung đột vũ trang có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự
thịnh suy của một dân tộc. Nó trở thành nguyên tắc không thể thiếu cho bất cứ
một quốc gia nào đang trên con đường đi đến tương lai. Nguyên tắc này là tối
cần thiết đối với Việt Nam, đặc biệt càng quan trọng hơn khi chúng ta vừa trải
qua 2 cuộc chiến tranh vệ quốc và những cuộc chiến tranh biên giới làm hao
tổn sức mạnh của dân tộc. Vì vậy tranh thủ hòa bình để xây dựng, phát triển
đất nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài trong tình hình hiện nay.
Thứ tám, cần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Theo khái niệm pháp quyền mọi người đều được đối xử như nhau trước
pháp luật và mọi công dân đều tuân thủ luật pháp như nhau. Pháp quyền bảo
vệ cá nhân công dân trước việc sử dụng tùy tiện các quyền lực của chính
quyền. Nó là sự thể hiện cụ thể của một giá trị được quan tâm: giá trị công lý.
Biểu tượng nổi tiếng về một người bịt mắt cầm cán cân công lý đã thể hiện
179

khát vọng sâu xa của người phương Tây muốn tạo nên một xã hội công bằng,
trong đó pháp luật được thực hiện bình đẳng đối với mọi công dân. Thực vậy,
theo đuổi công lý được xem là một trong những khát vọng đạo đức cao quý
nhất mà bất kỳ xã hội nào cũng có thể theo đuổi.
Hiện nay, hiện trạng của đất nước còn nhiều bất ổn, nhất là nạn tiêu cực
tham nhũng, mất dân chủ đang có nguy cơ ngày càng gia tăng ở nhiều lĩnh
vực, từ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, đến các cơ sở sản
xuất - kinh doanh, viện nghiên cứu hay ở trường đại học và bệnh viện đều có
hiện tượng tiêu cực. Nhiều cán bộ có chức có quyền, nhiều đảng viên và cả
những người từng có bề dày cống hiến cho cách mạng, cả những nhà khoa
học lớn cũng mắc vào nhiều tệ nạn xã hội, kể cả tệ nạn tham nhũng. Chỉ tính
riêng những vụ tham nhũng được khám phá, mỗi năm đất nước cũng mất đến
hàng nghìn tỷ đồng. Trong xã hội hiện nay không ít cảnh người ngay lại sợ kẻ
gian, không ít cán bộ thoái hóa biến chất bao che cho tội phạm. Tình hình trên
đã đến mức báo động, nếu không có biện pháp mạnh để ngăn chặn những
hiện tượng tiêu cực đang có xu hướng phát triển nguy hiểm trong xã hội thì
đó là sự an nguy của chế độ. Do đó, chúng ta phải tăng cường sự tôn trọng đối
với pháp quyền. Không thể xây dựng một xã hội hiện đại và một nền kinh tế
hiện đại nếu không có một pháp quyền hiện đại. Đây là một giải pháp mà
chúng ta phải hết sức quan tâm và áp dụng cho dù ban đầu có thể vấp phải
không ít khó khăn.
Thứ chín, cần thi hành nghiêm chỉnh luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Ngày nay do sự phát triển của thương mại quốc tế và nhờ vào thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, đặc biệt là cuộc cách mạng kỹ
thuật số mà việc sản xuất hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ chất lượng tốt ngày
càng trở nên dễ dàng hơn. Số hóa và sự sẵn có của thiết bị sản xuất đã qua sử
dụng làm hoạt động làm giả, làm nhái trở nên dễ dàng trên hàng loạt sản
180

phẩm – từ những ngành truyền thống như thuốc lá, mỹ phẫm, may mặc đến
những ngành công nghệ cao như linh kiện máy bay, in trộm phần mềm điện
toán và đĩa CD ca nhạc, CD phim ảnh, xuất bản các ấn phẩm, mẫu mã, v.v...
mà không chịu tri trả quyền sáng chế phát minh. Thêm vào đó, việc giả mạo
cũng dần dần trở thành kỹ nghệ mới trên thế giới, những thiết kế giá rẻ cùng
với những sản phẩm của nó tràn ngập thị trường thế giới. Hoạt động làm hàng
giả, hàng nhái hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra khắp các nước trên
thế giới với quy mô lớn hay hay nhỏ, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Nói
riêng ở Châu Á, hoạt động này chủ yếu bắt nguồn từ các nước Thái Lan, Ả
Rập, Trung Đông, Pakistan, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia,
Philipin, Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc. Theo các hiệp hội doanh nghiệp,
hoạt động làm hàng giả, làm nhái chiếm đến 10% thương mại quốc tế (450 tỷ
USD), thậm chí là 600 tỷ USD theo ICC (International Criminal Court – Tòa
án tội phạm quốc tế). Một vài số liệu dự đoán còn cho thấy hoạt động này lên
đến 1.000 tỷ USD, tăng đến 1850% trong 12 năm kể từ 1999 (Thống kế của
EU). Chính hoạt động này đã gây căng thẳng giữa các quốc gia, nổi bật là
Mỹ, cộng đồng châu Âu, Nhật Bản với các quốc gia khác. Hiệp định chung về
thuế quan mậu dịch toàn cầu (General Agreement on Tariffs and Trade gọi tắt
là GATT, tiền thân của tổ chức thương thế giới WTO) đã thực hiện cuộc
chiến về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tất nhiên các nước tiên tiến, phát
triển đều tán thành hiệp định đó, trong khi các nước kém phát triển hơn lại
phản đối.
Vậy tài sản trí tuệ là gì? A.Toffler cho rằng: “Tài sản trí tuệ là nỗ lực sáng
tạo của con người trong địa hạt khoa học bao gồm khoa học kỹ thuật, nghệ
thuật, văn học, mẫu mã thiết kế và những hoạt động của tri thức nói chung
mang tính chất vô hình. Nó phát triển với mô hình kinh tế siêu tượng trưng,
và trở thành công cụ có giá trị cao hơn cả kinh tế và chính trị”[88,t2, 339]. Và
181

theo ông: “Việc bảo vệ các tài sản vô hình như ý niệm, văn hóa, hình ảnh, các
phương trình khoa học, phần mềm trong điện toán, v.v... ngày càng trở thành
chủ đề chính trị to lớn trên thế giới”[88,t2, 339-340]. A.Toffler tự nhủ rằng
việc bảo vệ tài sản trí tuệ chỉ có thể làm giảm, hạn chế việc sao chép mẫu mã,
bản quyền chứ không thể nào ngăn chặn hết được. Ông nói: “tài sản trí tuệ
làm sao có thể bảo vệ được”[88,t2, 339].
Chia sẻ quan điểm với A.Toffler, chúng tôi cho rằng mặc dù bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế siêu tượng trưng là thật khó, nhưng chính vì
những lợi ích chính đáng của người sở hữu bản quyền và quyền lợi người sử
dụng sản phẩm, cũng như lợi ích quốc gia nên vấn đề bảo vệ quyền sỡ hữu trí
tuệ không chỉ là vấn đề thời sự quốc tế mà còn là vấn đề của các doanh
nghiệp trong nước và chúng ta có thể và cần phải thực hiện các biện pháp bảo
vệ. Nếu hoạt động làm hàng giả, hàng nhái (vi phạm quyền sở hữu tài sản trí
tuệ) kéo dài sẽ trở thành nguy cơ chính trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc
gia.
Đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ:
- Sụt giảm doanh thu
- Mất lợi thế cạnh tranh vì những nỗ lực và chi phí nghiên cứu, phát
triển sản phẩm, marketing đã bị lạm dụng.
- Gia tăng chi phí thực hiện các biện pháp chống lại hàng giả
Đối với người tiêu dùng vi phạm sở hữu trí tuệ dẫn đến:
- Giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
- Người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng, mức độ an toàn đối với sức
khỏe của hàng giả
- Rủi ro thực sự đối với sức khỏe người tiêu dùng
- Không có dịch vụ hậu mãi trong trường hợp sản phẩm bị hỏng, bị lỗi
hoặc sản phẩm gây ra tai nạn hoặc thương tích cho người sử dụng.
182

Đối với nền kinh tế sẽ tổn thất từ vi phạm sở hữu tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Mất doanh thu công, từ đó phải bù lại bằng cách tăng thuế đối với
người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
- Giảm đầu tư vào các ngành định hướng công nghệ, ví dụ những ngành
công nghiệp mà việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng
như công nghệ thông tin.
- Giảm chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài.
- Giảm chất lượng và kỹ năng của người lao động.
- Khuyến khích nền kinh tế tập trung vào vệc bắt chước sản phẩm của
nước khác, hạn chế sự phát triển của một nền kinh tế cạnh tranh, sáng
tạo.
V.v... Do đó đấu tranh chống lại hoạt động làm giả, làm nhái đã được công
nhận trên toàn thế giới là nhu cầu bức thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Đây không chỉ là vấn đề quốc gia, mà là vấn đề toàn cầu. Cuộc đấu tranh này
sẽ thành công nếu các đơn vị liên quan, quần chúng nhân dân hiểu biết sâu sắc
nhu cầu chống hàng giả, hàng nhái và cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Ở góc độ này tác giả xin đề cấp đến vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước
về sở hữu trí tuệ với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng việc đưa ra
một số giải pháp về quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Một là: Nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý và hệ
thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Hai là: Nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan hỗ trợ, bổ trợ.
Ba là: Thực hiện tốt các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bốn là: Nâng cao vai trò của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động
thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Năm là: Nâng cao nhận thức của công chúng về thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
183

Với những phân tích và giải pháp có tính định hướng trên đây nếu
chúng ta thực hiện tốt thì có thể chúng ta sẽ bảo vệ được quyền sỡ hữu trí tuệ,
tạo điều kiện, khuyến khích các phát minh, sáng chế, sáng tạo mới, ... thúc
đẩy lực lượng sản xuất nước ta phát triển.

Kết luận chương 3

Thứ nhất, tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler giúp chúng ta
càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của tri thức khoa học trong xã hội thông
tin và quá trình xây dựng, phát triển kinh tế tri thức hiện nay ở Việt Nam. Tri
thức là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và quyết định mọi chiến lược phát
triển của quốc gia, dân tộc trong kỷ nguyên hiện đại.
Thứ hai, từ nhận thức vai trò của tri thức khoa học, tư tưởng của Alvin
Toffler về quyền lực tri thức có tác dụng thôi thúc chúng ta hành động, hiện
thực hóa tư tưởng, đẩy nhanh nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
bằng những biện pháp cụ thể để chiếm lĩnh tri thức và làm chủ tri thức khoa
học, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển lực lượng sản
xuất, tạo cơ sở tiền đề vững chắc cho xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta.
Thứ ba, thông qua những chỉ dẫn gợi mở của ông về các ngành công
nghiệp xương sống, đặc biệt là công nghệ thông tin và mặt trái của nó cũng
như của kinh tế tri thức có tác dụng không chỉ cho nhà nước, chính phủ của
mỗi quốc gia, dân tộc mà còn cho từng cá nhân trong việc lập kế hoạch phát
triển, đề phòng, đối phó với những thay đổi trong tương lai hoặc mặt trái của
công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.
Để phát triển đội ngũ trí thức khoa học, nâng cao sức mạnh dân tộc lên
tầm cao mới, ngang tầm với trí tuệ thời đại, tác giả tóm lược về thực trạng đội
ngũ trí thức khoa học hiện nay ở Việt Nam, trình bày thành tựu mà Đảng và
184

Nhà nước đã thực hiện, từ đó đưa ra một số nguyên tắc mang tính định hướng
và những vấn đề đặt ra cần phải được thực hiện nhằm góp phần khắc phục
những tồn tại, phát huy nguồn lực trí tuệ dân tộc đáp ứng yêu cầu khách quan
của chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
185

KẾT LUẬN
1. Alvin Toffler cho rằng có ba loại quyền lực đã đang tồn tại và sẽ có
những bước chuyển biến quan trọng trên thế giới ngày nay. Thứ nhất là quyền
lực (sức mạnh) của bạo lực. Thứ hai là quyền lực của của cải. Thứ ba là quyền
lực của tri thức. Loại thứ nhất và thứ hai là các loại quyền lực có tính chất
truyền thống, loại thứ ba là loại quyền lực của ngày nay và trong cả tương lai.
Lẽ tất nhiên, các loại quyền lực trong truyền thống không hề mất đi vai trò,
sức mạnh của nó, nó vẫn là phương tiện để các chủ thể, quốc gia sử dụng nếu
muốn đạt được mục tiêu. Tuy nhiên với vai trò ngày càng quan trọng của nó
trong việc tạo ra của cải vật chất trong nền kinh tế tri thức, tri thức đã trở
thành quyền lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sử phát triển
của quyền lực.
2. Ba loại quyền lực này là ba dòng chủ lưu của quyền lực, là yếu tố
quyết định và không thể thiếu để duy trì sức mạnh của một quốc gia, dân tộc.
Quyền lực của bạo lực là loại quyền lực có phẩm chất thấp nhất. Quyền lực
của của cải có phẩm chất bậc trung, rất uyển chuyển. Nhưng quyền lực tri
thức mới là loại quyền lực có phẩm chất cao nhất của con người trong kỷ
nguyên hiện đại. Nếu như các loại quyền lực truyền thống thể hiện sự không
công bằng và thiếu bình đẳng, mất dân chủ thì quyền lực của tri thức là loại
quyền lực có tính chất dân chủ hơn cả so với bạo lực và của cải. Bởi vì về
nguyên tắc thì ai cũng có cơ hội để làm chủ loại quyền lực này.
3. Tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức đã cổ xúy cho chúng ta từ
cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn đến mỗi quốc gia, dân tộc có thể và cần phải
chiếm lĩnh tri thức và làm chủ tri thức khoa học nếu muốn tồn tại, cạnh tranh,
phát triển trong nền kinh tế tri thức. Những phân tích của Alvin Toffler về tri
thức, quyền lực tri thức và những nguyên tắc có tính định hướng mang tính
186

chất quy luật được rút ra trong quá trình nghiên cứu tư tương này của ông có
ý nghĩa rất lớn đối với những nước đi sau như Việt Nam để hoạch định đường
lối phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Lẽ cố nhiên có những
điểm do lập trường về thế giới quan và phương pháp khác nhau nên có những
luận điểm cần phải được phản biện bởi hoạt động thực tiễn, song những kiến
giải của ông về quyền lực tri thức cũng gợi mở nhiều vấn đề, buộc chúng ta ít
nhiều phải tư duy lại đường lối phát triển trong tương lai và đưa ra những
chương trình hành động thiết thực nhất. Nếu không có chính sách phù hợp để
nhanh chóng chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức khoa học và truyền bà nó
vào trong quần chúng nhân dân thì mọi nguồn lực kể cả nguồn lao động dồi
dào (chất lượng thấp) cho đến tài nguyên thiên nhiên dù phong phú, đa dạng
đến đâu đi chăng nữa cũng đều có thể bị khai thác cạn kiệt, sự thua thiệt so
với các nước khác sẽ là điều khó có thể tránh khỏi. Đến đây một lần nữa
không thể không nhắc lại lời A.Toffler khi ông khẳng định rằng: “Con đường
quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai
phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là
phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi”[88, t2, 262]. Chỉ có trí tuệ của
con người là tài cái lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là sản
phẩm thay thế cho tất cả. Nguồn tài nguyên tri thức đó nếu được khai thác và
sử dụng có hiệu quả mới là sự giàu có bền vững nhất. Vì vậy mà vai trò của
tri thức khoa học trong xã hội hiện nay quan trọng đến mức nó được coi là
nguyên liệu, động lực cơ bản của xã hội mới; là cơ sở và là điểm xuất phát
cho các chế độ xã hội tiến lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; là nguồn gốc của
giàu có và quyền lực một cách dân chủ nhất so với các loại quyền lực truyền
thống trước đây.
187

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. A. Battler (2002), Diện mạo thế giới nửa đầu thế kỷ XXI và xa hơn đôi
chút, V.Trân (lược thuật), Tạp chí Khoa học xã hội, số 4.

2. Ai sở hữu kinh tế tri thức? (2005), Nhiều tác giả, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2008), Dân chủ trong nghiên cứu Khoa học Xã
hội – Nhân văn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu tham khảo phục vụ
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Đình Bách, (2004), Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2004

9. D.Berne (1987), Con người: Những ý kiến mới về một đề tài cũ, (2 tập) An
Mạnh Toàn (dịch), Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

10. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Bình và các tác giả khác (2003), Góp phần nhận thức thế
giới đương đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Edward De Bono (2005), Tư duy hoàn hảo, Tuấn Anh (dịch), Nxb. Văn
Hóa Thông Tin.

13. Bộ khoa học và công Nghệ (2002), Khoa học và công nghệ Việt Nam,
188

Nxb. Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội.

14. Bộ khoa học và công nghệ (2000), Khoa học công nghệ Việt Nam - Những
sắc màu tiềm năng. Tập thể tác giả, Nxb. Thanh Niên.

15. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2002), Khoa Học Và Công Nghệ
Thế Giới, Nxb. Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội.

16. Bộ ngoại giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập
kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá – vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

17. E.A.Capitonov (2002), Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ,
Nguyễn Quý Thanh (biên dịch), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch (đồng chủ biên) (2003), Vấn đề triết học
trong tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

19. M.Counforth (2002), Triết học mở và xã hội mở, Đỗ Minh Hợp (dịch),
Nxb. Khoa học xã hội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. J.Derrida (1994), Những bóng ma của Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Bá Dương (2011), Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh những giá trị vĩnh hằng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Quang Điển (chủ biên)(2003): C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lê nin:
189

Về những vấn đề triết học, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

27. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại (4 tập), Lê
Quang Lâm, Phạm Đình Cầu (dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Thomas L. Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây Ôliu, Lê Minh (dịch),
Nxb, Khoa học xã hội.

29. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nguyễn Quang A (cùng
nhóm dịch và hiệu đính), Nxb. Trẻ.

30. D.Folcheid (1999), Các triết thuyết lớn, Huyền Giang (dịch), Nxb. Thế
giới, Hà Nội.

31. B.Gate (1997), Con đường phía trước, Vũ Xuân Phong (dịch), Nxb.
Thống kê.
32. Lê Văn Giạng (2004), Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Văn Giàu (1997), Triết học và tư tưởng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
34. Rowan Gibson (chủ biên), (2006), Tư duy lại tương lai, Vũ Phúc Tiến và
các dịch giả khác (dịch), Nxb. Trẻ - Thời báo Kinh tế Sài gòn - Trung tâm
Kinh tế châu Á Thái bình Dương.
35. Học viện Chính trị quốc gia (2002), Thể chế chính trị thế giới đương đại,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hội đồng Lý luận Trung ương (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (1996), Một
số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại hiện nay, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
38. Hội thảo khoa học: Quán triệt, vận dụng Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường
đại học và cao đẳng, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh – Đại học quốc gia
Hà Nội tổ chức (6/2011), (2 tập).
190

39. Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhận lực chất lượng cao – nhu cầu
cấp bách. Đại học quốc gia – Trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức (9/2011).

40. Hội thảo khoa học quốc tế: Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010 và định hướng tới năm 2020, Tổ chức ngày 24/2/2011, tại
Hà Nội.

41. Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức tôn trọng
nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Minh Hoàng (2006), 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực, Nxb.
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

43. Vũ Tuyên Hoàng và tác giả khác (2000), Khoa học và công nghệ Việt
Nam – Những sắc màu tiềm năng, Nxb. Thanh niên.

44. Song Hongbing (2010), Chiến tranh tiền tệ, Hồ Ngọc Minh (dịch), Nxb.
Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh

45. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. S.Hungtington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nguyễn
Phương Sửu và các tác giả khác (dịch), Nxb. Lao động.

47. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.

48. Đặng Hữu (1989), Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế – xã
hội, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

49. Nguyễn Hữu Khiển (2006), Phân tích triết học – Những vấn đề cơ bản về
chính trị và khoa học chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức: Những khái niệm và vấn đề cơ
bản, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

51. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập1, 30, 33, 36, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva.
191

52. L.Lipson (1974), Những vấn đề căn bản của chính trị, Đặng Tâm (dịch),
Nxb. Hiện đại, Sài Gòn.

53. Trương Giang Long, Trần Hoàng Ngân (đồng chủ biên) (2011), Những
vấn đề kinh tế - xã hội trong cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Trần Hồng Lưu (2009), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

55. Nguyễn Thị Luyến (chủ biên), (2005), Nhà nước với phát triển kinh tế tri
thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb. Khoa học xã hội.

56. Machiavel (1971), Quân vương – thuật trị dân, Phan Huy Quang (dịch),
Nxb. Quán văn, Sài gòn.

57. Trần Nhâm (2011), Chủ nghĩa Mác – Lênin - Học thuyết về sự phát triển
và sáng tạo không ngừng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
59. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 37, 46, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
60. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, 3, 4, 13, 19, 20, 21, 23,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 13, 20, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
62. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 1, 23, 27, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
63. C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
64. Kishore Mahbubani (2010), Bán cầu châu Á mới - Sự chuyển giao tất yếu
quyền lực toàn cầu sang phương Đông, Đức Tuệ, My Hồng, Thu Mai, Lan
My (dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
192

65. Albert Marrin (2004), Trùm phát xít Hitler cuộc đời và tội ác, Cảnh
Dương – Anh Đức (dịch), Nxb. Công an nhân dân.

66. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền lực công dân, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội.

67. J.K.Melvil (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại,
Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm (biên dịch), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

68. Yves Michaud (2002), Khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, Nguyễn
Văn Chung, Trần Đức Bản (dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. H.Momdjian (1986), Những cột mốc lịch sử (sách dịch), Nxb. Sách giáo
khoa Mác – Lênin, Hà Nội.

70. Ngân Hàng thế giới (1999), Bước và thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

71. Ngân Hàng Thế Giới, (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Lê Tôn Nghiêm (1971), Những vấn đề của triết học hiện đại, Nxb. Ra
khơi, Sài Gòn.

73. Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Hữu Ngọc (chủ biên), (1986), Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

75. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

76. Nguyễn Hữu Khiển (2006), Phân tích triết học – Những vấn đề cơ bản về
chính trị và khoa học chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Trần Quế (chủ biên), (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội.
193

78. Nguyễn Tiến Quốc (chủ biên) (2010), Giữ vững nền tảng tư tưởng, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

79. Ngô Thị Phượng (2007), Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Trần Cao Sơn, (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức – những
nguyên lý căn bản, Nxb. Khoa học xã hội.

81. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch) (2001): Lịch sử các học thuyết
chính trị trên thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

82. Phạm Thành (7/1996), Mác – Con người bất chấp thời đại, Tạp chí Cộng
sản, Số 13.

83. Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

84. Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Laster C.Thurow (2003), Làm giàu trong nền kinh tế tri thức, Trần Bá
Tước và tập thể tác giả (dịch), Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.

86. Alvin Toffler (2002), Cú sốc tương lai, Nguyễn Văn Trung (dịch), Nxb.
Thanh niên.

87. Alvin Toffler (2002), Làn sóng thứ ba, Nguyễn Văn Trung (dịch), Nxb.
Thanh niên.

88. Alvin Toffler (2006), Thăng trầm quyền lực (2 tập), Khổng Đức (dịch),
Nxb. Thanh niên.

89. Alvin Toffler (1995), Chiến tranh và chống chiến tranh, Chu Tiến Ánh
(dịch), Nxb. Chính trị quốc gia.

90. Alvin Toffler (2002), Tạo dựng một nền văn minh mới – Chính trị của làn
sóng thứ ba, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội.
194

91. Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên), (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức
ở một số nước trên thế giới hiện nay, Nxb. Giáo dục.

92. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn (2002), Tư duy mới về phát triển,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

94. Trần Xuân Trường (7/1995), Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học
Alvin Toffler, Tạp chí Cộng sản số 7, 8.
95. Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010.
96. Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội – Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống,
Nxb. Đà Nẵng.
97. Nguyễn Kế Tuấn, (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức – Xu thế mới của xã hội thế kỷ
XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Hàn Phi Tử (2005), Phan Ngọc (dịch), Nxb. Văn học, Hà Nội.
100. Trần Văn Tùng, (2000), Cạnh tranh quốc tế, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
101. Trần Văn Tùng, (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục
ở Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
102. Hồng Tụy, Khi con người Việt Nam đi vào thời đại văn minh trí tuệ, Báo
tuổi trẻ ngày 24-6-2000.
103. Nguyễn Thanh Tuyền và các tác giả khác, (2003), Hướng đến nền kinh tế
tri thức ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
104. M.M. Rôdentan (chủ biên), Từ điển triết học (1986), Nxb. Tiến Bộ
Mátxcơva.
105. Ủy Ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh – Tạp chí phát triển nhân lực (2009),
Tuyển tập – Tạp chí phát triển nhân lực (Trương Thị Hiền chủ biên), Nxb.
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
195

106. Lã Bất Vi (2007), Lã Thị Xuân Thu, Kiều Bách Tuấn (biên dịch), Phan
Ngọc (hiệu đính), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

107. M.Vladimir (1998), Chủ nghĩa Mác ở điểm ngoặt hai thời đại (“Tuyên
ngôn cộng sản” sau một thế kỷ rưỡi), Viện thông tin Khoa học xã hội (Tài
liệu phục vụ nghiên cứu), trang 1 – 9.

108. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – Trung tâm thông tin tư
liệu, (2000), Nền kinh tế tri thức – Kinh nghiệm và hành động, kinh nghiệm
của các nước phát triển và đang phát triển, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

109. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm của một số
nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây
dựng đội ngũ trí thức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

110. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện thông tin Khoa học Xã hội
(2010), Niên giám – Thông tin Khoa học Xã hội nước ngoài, số 1, Nxb. Khoa
học xã hội.

Tài liệu tiếng nước ngoài


111. A.Aron. Progress and Disillusion. The Dialectics of Modern Society.

112. D.Bell (1971), The post industrial society: Evolution of an idea –


Survey, Los Angeles, No 2.

113. D.Bell (1973), The coming of post – industrial society, New York.

114. D.Bell (1976), The culture contradiction of capitalism, London.

115. Z.Brzezinski (1970), Between two ages. American role in the techotronic
era, New York.

116. J.Burnham (1991), The Managerial Revolution. What is Happening in


the World, New York.

117. F.A.Coleston (1964), History of Philosophy. Vol 4, New York.

118. Michael E. Marti (2002), China and the Legacy of Deng Xiaoping: From
Communist Revolution to Capitalist Evolution, Washington, DC: Brassey’s.
196

119. J.Fourastié (1957), A.Laleuf. Revolution ql’Quest , Pari.

120. The English Philosophers from Bacon to Mill (1939), The Mordern
Library.

Các trang Web


121. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
122. http://en.wikipedia.org/wiki/Futurology
123. http://www.futurist.com
124. http://www.toffler.com
125. http://www.library.newcastle.edu.au/
126. http://www.mutrap.org.vn
127. www.timeshighereducation.co.uk/world-university-rankings/

You might also like