You are on page 1of 4

Nguyễn Thành Tân – 2054010207 – KT20D

Câu 1. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, cho biết
yếu tố nào là quan trọng nhất, quyết định bản chất cách mạng và khoa học tư tưởng
Hồ Chí Minh?

Câu 2. Phân tích những phẩm chất cá nhân thuộc về Hồ Chí Minh. Phẩm chất nào
giữ vai trò quyết định? Vì sao?

Bài làm :

Câu 1: Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
Thứ nhất: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến
đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa,
nhân ái Việt Nam. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ
nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm
người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con
người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”.
Chính truyền thống yêu nước của dân tộc đã trở thành sức mạnh động lực mạnh mẽ
thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước vào năm 1911.
Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời
hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với
chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước,
chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ
ba”
Thứ hai: Tinh hoa văn hoá nhân loại
Sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá
phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ,
nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương
Tây và cách mạng Trung Quốc.
Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu
nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người không phải là
những giáo điều “tam cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến,
mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính
“hoà nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh đề “trung hiếu”,
“nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”,
phương châm “khắc kỷ phục lễ”,… của các nhà hiền triết phương Đông được Hồ
Chí Minh hết sức trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực
của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu
cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu,
tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng,
Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)… Người đã vận
dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù
hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã
kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một
trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít – lêninnít.
Thứ ba: Chủ nghĩa Mác – Lênin
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều
nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm
những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác
ái. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều
nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm
1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy
giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành
người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của
Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh
nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc
cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình
để đề ra con dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Có thể khẳng định rằng Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu
nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo
ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Từ những trải nghiệm thực tế và
việc được tiếp xúc với các nguồn tư tưởng mới đã hình thành tư tưởng của Người.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu
lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, giúp nhân dân thoát khỏi khiếp nô lệ.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với
cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm
chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết,
quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu,
phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo,
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học căn cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Trong các yếu tố trên thì yếu tố thứ 3: chủ nghĩa Mác-Lênin là yếu tố quan trọng
nhất vì :
» Chủ nghĩa Mác- Lênin là bước ngoặt cơ bản trong, quá trình tìm đường cứu nước
và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp với giác ngộ giai cấp,
cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản.
Bước ngoặt đó đánh dấu sự định hình và khẳng định tư tưởng của giai cấp vô sản -
chủ nghĩa Mác-Lênin, mang bản chất của cách mạng và khoa học triệt đề.
« Thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận,
đánh giá, , phân tích, tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời cũng như kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để tìm ra con đường đúng đân cho sự nghiệp
cứu nước và giải phóng dân tộc. Nguời đã coi chủ nghĩa Mác-Lênin không những
là “ cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi đến chủ nghĩa xã hội và cách mạng cộng
sản, khi phân tích các chủ nghĩa học thuyết „ Người viết: “Bây giờ học thuyết
nhiều , chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin.”

Câu 2: Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê
phán, đổi mới và cách mạng; Người đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội
loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam, đề
xuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực tiễn; có năng
lực tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực. Hồ Chí Minh là người có tầm
nhìn chiến lược, bao quát thời đại, có khả năng tổng kết thực tiễn, dự báo tương lai
chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ
thắng lợi vinh quang.
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.
Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Người đã sống, học tập, hoạt động, công tác ở
gần 30 nước trên thế giới. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách, báo, đài
mà còn hiểu biết sâu sắc về chúng qua đã sống và hoạt động thực tiễn tại các
cường quốc đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha,.... Người đặc biệt hiểu thấu bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực
dân và tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh. Người thấu hiểu về phong trào
giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng,...không chỉ
qua nghiên cứu lý luận mà còn qua việc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp,
qua hoạt động trong Đảng cộng sản Trung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản
quốc tế ở nhiều nước, qua nghiên cứu đời sống xã hội ở Liên Xô nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới,... Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng
Việt Nam. Người đã sáng lập ra các tổ chức chính trị xã hội có vai trò là những
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930); Mặt trậnViệt Minh (1941); Quân đội nhân dân Việt Nam (1944); Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), ... Những phẩm chất cá nhân của một
thiên tài cùng những hoạt động thực tiễn phong phú, phi thường trên nhiều lĩnh vực
khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Theo em phẩm chất giữ vai trò quyết định của Hồ Chí Minh là nhân :
“Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nhân” là tính yêu thương, hết lòng
giúp đỡ đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại
cho dân, cho đất nước. “Nhân” còn bao hàm cả sự  “trung - hiếu” được kế thừa và
phát triển từ tư tưởng từ bi của Phật giáo, góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái. Luận
điểm “Nhân” của Hồ Chí Minh đã phát triển lên một trình độ mới, đó là “trung với
nước - hiếu với dân” để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con
người.”
Vì nhân là phẩm chất cốt lõi cũng là phẩm chất quan trọng nhân đã thúc đẩy người
ra đi tìm đường cứu nước.

You might also like