You are on page 1of 10

MỤC LỤC

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ................................................................................................. 1


2. TÌNH THẾ “NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC” .......................................................... 1
2.1. Giặc đói .................................................................................................................. 1
2.2. Giặc dốt .................................................................................................................. 2
2.3. Giặc ngoại xâm ...................................................................................................... 2
2.4. Chính quyền non trẻ ............................................................................................... 2
3. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG ........................................... 3
3.1. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng ....................................................... 3
3.2. Xây dựng chính quyền cách mạng ......................................................................... 3
3.3. Giải quyết nạn đói .................................................................................................. 4
3.4. Giải quyết nạn dốt .................................................................................................. 4
3.5. Giải quyết khó khăn về tài chính............................................................................ 4
3.6. Giải quyết quân xâm lược ...................................................................................... 4
4. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................... 5
4.1. Kết quả ................................................................................................................... 5
4.2. Ý nghĩa ................................................................................................................... 6
4.3. Nguyên nhân .......................................................................................................... 6
4.4. Bài học kinh nghiệm............................................................................................... 6
5. LIÊN HỆ ...................................................................................................................... 6
5.1. Liên hệ chung ......................................................................................................... 6
5.2. Đặt trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 ................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 9

0
“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của Lênin - là
sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Phải chăng, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng
Tám năm 1945, Việt Nam đã phải vượt qua những thử thách, khó khăn hơn rất nhiều để
giữ vững chính quyền cách mạng và bảo vệ nền độc lập cho đến ngày nay?
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc chiến thắng nghiêng về phe đồng minh, hàng loạt
các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới ra đời trở thành hệ thống vững chắc trên thế giới.
Tuy nhiên, chiến tranh cũng đã tàn phá nặng nề kể cả các nước tham chiến và bị chiến,
Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trong khi đó Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí
trong chiến tranh và ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh và Mỹ có tư tưởng muốn làm bá chủ
thế giới do đó Mỹ đã dùng tiền mua chuộc Pháp, Anh. Đồng thời thực hiện kế hoạch
Macsan can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thắng lợi,
nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời đã giúp đỡ tận tình Việt Nam.

Tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng, phát triển sáng tạo vào điều kiện
cụ thể nước nhà “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản” - Đó là con đường cứu nước duy nhất đúng so với các trào lưu
đương thời, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng, dân tộc làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945,
đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, thiết lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam
Á.

Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho Việt
Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt
Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi “thù trong, giặc ngoài” những tàn
dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình thế Việt Nam lúc bấy
giờ là “ngàn cân treo sợi tóc”.

2. TÌNH THẾ “NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC”


Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa
có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây
bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy!
2.1. Giặc đói
Nạn đói năm Ất Dậu thực chất bắt đầu từ năm Giáp Thân (1944), khi nhiều nguyên
nhân đồng thời xảy đến: phát xít Nhật tăng cường chở gạo về nước trong khi thực dân Pháp
đẩy mạnh tích trữ lúa gạo; việc giao thương giữa các miền bị cấm đoán, giao thông bị ảnh
hưởng do đường sá bị hư hỏng và bị lực lượng Đồng Minh phong tỏa; sự đầu cơ, tích trữ
lúa gạo của các nhà tư bản, thương nhân người Việt, người Hoa, người Pháp…; nông dân
bị buộc trồng đay lấy sợi thay vì trồng lúa; thiên tai xảy ra liên tiếp; sự tích tụ ruộng đất
vào tay địa chủ khiến đất sản xuất của nông dân ngày càng giảm và năng suất ngày càng
thấp…
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói này, một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt
1
Nam. Đây là tỷ lệ chết đói rất cao, vì dân số toàn Việt Nam năm 1945 chỉ khoảng 23 triệu,
trong đó khoảng 8 triệu sinh sống ở các tỉnh xảy ra nạn đói.
2.2. Giặc dốt
Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá
và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục đích của những
chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông
tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền
đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế
quốc.
Phản ánh về chính sách giáo dục của thực dân, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường
học thiếu một cách nghiêm trọng... Hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường...
Chính phủ thuộc địa tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du
học bên Pháp,... Làm cho ngu dân để dễ cai trị đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các
thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”
Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra tội ác của thực dân Pháp:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu
nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Trong
thời Pháp thuộc, các trường học rất ít, điều kiện để dạy và học cũng rất khó khăn nên số
người đi học chỉ là số nhỏ. Sau cách mạng tháng Tám, số người không biết chữ cả nước
khoảng 90%.

2.3. Giặc ngoại xâm


Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam (Posdam),
gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở
ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong
hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng) và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng
đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu
tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền
phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt
Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân
đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945,
được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm
lược nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân
Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân
Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
2.4. Chính quyền non trẻ
Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng
vũ trang còn non yếu. Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hâu, lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói cuối năm 1944-đầu năm 1945 chưa khắc phục được.
Tiếp đó là nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa
tổng số ruộng đất không canh tác được. Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp.
2
Các cơ sở công nghiệp của ta chư kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng
vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ có hơn 1,2 triệu
đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. Trong lúc đó,
quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá, làm
cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.
3. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
3.1. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt vạch ra
chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa
giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến
kiến quốc, chỉ ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chủ
trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:
Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam
lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết",
nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương
và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa
đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp
xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất
Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...
Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn
trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản,
cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù,
thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc
lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định
đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời
những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ
chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng đất nước
đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại
để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

3.2. Xây dựng chính quyền cách mạng


Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời
công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong
cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc-Trung –Nam vào Quốc hội, tượng
trưng cho khối đoàn kết dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được
thực hiện quyền công dân, bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực
cao nhất của Nhà nước.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử
hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành
chính các cấp được thành lập.
3
Ngày 2-3-1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính
phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ
liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua
ngày 9-11-1946.

3.3. Giải quyết nạn đói


Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời như tổ chức quyên
góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích
trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước "nhường cơm sẻ áo".
Hưởng ứng kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khắp cả nước, nhân dân ta lập "Hũ
gạo cứu đói", tổ chức "Ngày đồng tâm", không dùng gạo, ngô, khoai, sắn,… để nấu rượu.
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu
dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia
sản xuất nữa!". Một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên khắp cả nước dưới khẩu
hiệu "Tấc đất tấc vàng !"," Không một tấc đất bỏ hoang!".Chính quyền cách mạng ra lệnh
bãi bỏ thuế thân và các thứu thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng
đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất công
theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn
đói dần dần bị đẩy lùi.

3.4. Giải quyết nạn dốt


Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ
cấp bách cần giải quyết. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha
Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống "giặc dốt" và kêu gọi nhân dân cả nước
tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
Trong vòng một năm, từ tháng 9-1945 đến tháng 9-1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần
76000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Trường học các cấp phổ thông và đại
học được khai giảng nhằm đào tạo những công nhân và cán bộ trung thành, có năng lực
phụng sự Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh
thần dân tộc dân chủ.

3.5. Giải quyết khó khăn về tài chính


Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện
đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng "Quỹ độc lập", phong
trào "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng
bạc ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đã tự nguyện đóng góp 370 kilôgam vàng, 20 triệu
đồng vào "Quỹ độc lập", 40 triệu đồng vào quỹ "Quỹ đầm phụ quốc phòng".
Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay
cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.

3.6. Giải quyết quân xâm lược

4
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm
đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng
chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh
ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng
và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội. Đảng ta chủ trương
“Hoa - Việt thân thiện” để trung lập hóa bọn Tưởng; tạm thời nhân nhượng chúng để
giảm bớt khó khăn mà chúng gây nên. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền,
tập trung lực lượng chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng
Khánh (28-2-1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền
Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân
Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở
Phôngtennơbờlô (Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân
dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Nhưng thực dân Pháp nhanh chóng bội ước. Quân đội Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng
Sơn và ở Hà Nội. Vì vậy, đêm ngày 19-12-1946, chiến tranh đã nổ ra trong cả nước. Toàn
thể nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta thà
hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Chín năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã đưa đến chiến thắng Điện Biên
Phủ lừng lẫy địa cầu, giải phóng nửa nước (miền Bắc xã hội chủ nghĩa). Đánh giá về ý
nghĩa trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một
dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, đã giành lại độc
lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân
dân”.
Thắng lợi quan trọng trên chiến trường và sự phát triển của phong trào công nhân thế
giới đã mở ra cục diện thuận lợi cho cách mạng nước ta. Ngày 8-5-1954, chỉ một ngày sau
Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva về Đông Dương đã khai mạc. Hiệp định
Giơ-ne-vơ được ký ngày 20/7/1954 tại Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Đây là văn bản pháp lý đầu tiên công nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào,
Campuchia, đánh dấu kết thức thắng lợi của kháng chiến chống Pháp; mở ra trang sử mới
cho dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại những ngày đầu của chính quyền cách mạng, chúng ta càng thấy rõ sự lãnh
đạo vô cùng sáng suốt và tài tình của Đảng ta và Hồ Chủ tịch. Sách lược đó đã tạo cho
chúng ta có thêm thời gian, tạo được sức mạnh tinh thần, vật chất cho cả dân tộc và lực
lượng vũ trang nhân dân bước vào chiến tranh với tư thế của người làm chủ đất nước. Điều
đó càng chỉ rõ Hồ Chủ tịch là nhà chiến lược thiên tài, là người “Rất nguyên tắc về chiến
lược lại rất linh hoạt về sách lược, vừa nhìn xa trông rộng, vừa thiết thực cụ thể”.

4. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-
1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.
4.1. Kết quả

5
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ
dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được
Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các
cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính được thiết lập và tăng cường. Các
đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam,… được
xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ
thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh
vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời
sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát
hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn
dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc
hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước
đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.
4.2. Ý nghĩa
Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là đã bảo vệ được nền độc lập của đất
nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ
bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều
kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.
4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân thắng lợi: Có được những thắng lợi quan trọng đó là do Đảng đã đánh giá
đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến,
kiến quốc đứng đắng; xây đựng và phát huy được sức manh của khối đại đoàn kết dân tộc;
lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch,…
4.4. Bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến
kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân
để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ
kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng
là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành, cụ thể. Tận đụng khả năng
hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh
giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
5. LIÊN HỆ
5.1. Liên hệ chung
Ngay sau khi vừa ra đời vào ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ
đã phải đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", khó khăn chất chồng khi cùng lúc vừa
phải đương đầu với “thù trong, giặc ngoài” vừa phải đối mặt với nạn đói hoành hành. Tuy
nhiên, bằng một sự lãnh đạo kiên quyết, bình tĩnh, sáng suốt và đặc biệt sáng tạo trong vận
dụng sách lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng ta đã thực hiện mọi biện pháp
để giữ vững chính quyền cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và
đưa nước ta ra khỏi tình thế hiểm nghèo. Từ những bài học xương máu của cha ông, ta rút

6
ra được cho mình những bài học kinh nghiệm cho mình khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
Bắt tay vào hành động
Điều quan trọng là sau khi đối mặt, chúng ta đều phải tìm một giải pháp bởi kể cả khi
không làm gì, đó cũng là một lựa chọn rằng chúng ta chọn cách không đưa ra cách xử lý.
Mọi vấn đề đều có xu hướng trầm trọng hơn hoặc nhân rộng hơn khi bị bỏ mặc, giống như
một bầy thỏ vẫn tự chúng sản sinh. Vì vậy, càng nhanh chóng làm gì đó để xoa dịu tình
hình, càng dễ dàng hơn để mỗi người vượt qua khó khăn.
Cân nhắc thực tế
Tất nhiên để giải quyết một vấn đề, ta không thể chỉ lao đầu vào một cách thiếu cân
nhắc. Chúng ta cần hiểu rõ chuyện gì đang diễn ra và có một cái nhìn đánh giá toàn diện
để hiểu rõ những rủi ro và đưa ra hướng xử lý.
Tạo ra một danh sách để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Danh sách này giúp ta có thể đánh giá từng vấn đề, từ nhỏ đến lớn, chính đến phụ để
xem đâu là thứ chúng ta sẽ đối mặt trước và sau. Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên rồi
lần lượt giải quyết chúng.
Tìm một người hướng dẫn phù hợp
Đó có thể là một người bạn cũ. Đó có thể là người quản lý của bạn. Là bất cứ ai hiểu
được vấn đề của bạn, có thể trò chuyện, hướng dẫn bạn và quan trọng nhất là trao cho
bạn niềm cảm hứng và sự tự tin.
Cố gắng đến giây phút cuối cùng
Cố gắng, cố gắng hơn nữa để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Không ai có thể giúp bạn
loại bỏ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tất cả mọi vấn đề đều phải tự bạn cố gắng
mà đạt lấy, tự mình giải quyết. Như vậy thì cuộc sống của bạn sẽ ngày càng nở rộ.

Bạn hãy luôn nhớ rằng tất cả mọi những vấn đề khó khăn trong cuộc sống đều có thể
giải quyết. Vì vậy bạn cần nhìn chúng với con mắt tích cực hơn, mọi việc đều sẽ dễ dàng
hơn.
5.2. Đặt trong bối cảnh đại dịch Covid – 19
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Covid - 19 tác động đến mọi mặt của đời sống. Đại
dịch đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như đời sống người dân
và ngành giáo dục đào tạo.
Về học tập, chất lượng dạy học trực tuyến là một trong những điều sinh viên quan tâm
nhất. Một số khó khăn khi tham gia lớp học trực tuyến là chất lượng đường truyền không
ổn định, trục trặc thiết bị nghe nhìn trên máy tính; vấn đề tương tác với giảng viên và thành
viên trong lớp; và tâm lý mệt mỏi, “bão hòa” khi học tập trước màn hình thiết bị điện tử
quá lâu trong nhiều ngày. Việc này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến
thức của sinh viên, vừa tác động đến sức khỏe tinh thần khi không thể trò chuyện trực tiếp
với bạn bè như khi học tại lớp.
Về đời sống, sinh viên đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng giãn cách buộc sinh
viên phải ở tại nhà, hạn chế đi lại và tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch. Các bạn không
có cơ hội gặp gỡ thầy cô, anh chị và bạn bè như khoảng thời gian học tại trường trước đó.
Hoạt động của các câu lạc bộ/đội/nhóm hoặc các buổi giao lưu sinh viên trong và ngoài
trường, vốn dĩ rất sôi nổi hằng năm, hầu như tất cả đành phải tạm gác lại. Đây là một thiệt
7
thòi lớn của sinh viên, khi những trải nghiệm học tập bị hạn chế bởi hình thức online, những
hoạt động ngoại khóa càng bị giới hạn hơn, không thể đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi
và rèn luyện các kỹ năng xã hội.
Trước những khó khăn trên, điều quan trọng đầu tiên sinh viên cần trang bị chính là sự
bình tĩnh để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đối với việc học trực tuyến, nếu nhìn ở
lăng kính tích cực hơn các bạn sẽ thấy nhiều ưu điểm mà phương thức này đem lại, bao
gồm: tiết kiệm thời gian di chuyển, dễ dàng truy cập khi kết nối ổn định, trau dồi kỹ năng
công nghệ thông tin và thích nghi với cách học hiện đại. Hơn thế nữa, sinh viên có thể gặp
gỡ bạn bè, sinh hoạt và giao lưu trực tuyến nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin, thậm
chí tổ chức trò chơi ảo dành cho nhóm thông qua các trang như Kahoot! hay Skribbl.
Bên cạnh đó, giai đoạn dịch cũng chính là dịp để mỗi người nhìn lại bản thân và từng
bước trau dồi kiến thức và kỹ năng như kiến thức chuyên môn, đăng ký các khóa học kỹ
năng mềm cần thiết, ôn luyện tiếng Anh hoặc xây dựng kế hoạch tương lai hoặc theo đuổi
đam mê “tay trái” của bản thân như ca hát, chơi đàn, làm đồ handmade…. Điều này giúp
các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn sau này, đồng thời thấu hiểu và từng bước cải thiện bản
thân.
Mỗi bạn đều tự chọn cho mình những công việc để lấp đầy thời gian trống. Thay vì
ngồi lướt web chán nản hay ngủ nướng, nhiều bạn đã biết cách tận dụng thời gian thật hữu
ích. Bên cạnh đó, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị mà Đảng, Nhà nước đề ra, chung tay
cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh để có thể sớm trở lại với nhịp sống nhộn nhịp, tấp nập vốn
có.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


2. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục,
tháng 3-2007.
3. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh, 1925.
4. Võ Nguyên Giáp (1990).
5. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000.
7. Nạn đói năm 1945 và sự thật lịch sử (Kỳ 1), Báo Nhân dân, 26/12/2016.
8. 70 năm nạn đói lịch sử năm Ất Dậu: Hơn 2 triệu người chết chỉ trong nửa năm, Báo
Lao động, 12/01/2015.
9. Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài "Từ Ất Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới
cây cầu Cần Thơ – 2005", đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 &
3 năm 2000. tr. 173.
10. Tạp chí cộng sản Đảng.

You might also like