You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: HÓA HỌC 12 – Năm học 2021-2022


(Thời gian làm bài: 45 phút, đề kiểm tra có 03 trang)
Thí sinh KHÔNG sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………………… Mã đề 123


Số báo danh: …………………………………………………………………….

Cho biết nguyên tử khối (M) của các nguyên tố:


H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127;
Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

(Học sinh dùng BÚT CHÌ tô đen vào MÃ ĐỀ, đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm)

Câu 1: Tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH có thể được chứng minh thông qua phản ứng với hai chất là
A. HCl, NaOH. B. HNO3, CH3COOH. C. NaOH, NH3. D. Na2CO3, HCl.
Câu 2: Cho khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg, Fe. B. Cu, Al2O3, MgO, Fe.
C. Cu, Al2O3, Mg, Fe2O3. D. Cu, Al, MgO, Fe.
Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3;
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4;
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(4) Nhiệt phân AgNO3;
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Số thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây thuộc loại amino axit?
A. CH3COOC2H5. B. HCOONH4. C. C2H5NH2. D. NH2CH2COOH.
Câu 5: Trong các kim loại Fe, Cu, Ag, Mg; kim loại khử được ion Cu là 2+

A. Fe, Mg, Ag. B. Fe, Ag. C. Mg, Ag. D. Mg, Fe.


Câu 6: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp
điện hóa. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?
A. Zn. B. Sn. C. Ni. D. Pb.
Câu 7: Hòa tan hết 1,08 gam kim loại R (hóa trị chưa biết) trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344
lít (đktc) khí H2. Kim loại R là
A. Al. B. Fe. C. Ba. D. Zn.
Câu 8: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. B. Ca, Ba. C. Na, K. D. Ca, Na.
Câu 9: Trong các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trang 1/3 – Mã đề 123
Câu 10: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ capron. B. Tơ nitron. C. Tơ visco. D. Tơ tằm.
Câu 11: Cho 4 ion: Al , Zn , Fe , Ag . Ion có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu là
3+ 2+ 2+ + 2+

A. Ag+. B. Zn2+. C. Al3+. D. Fe3+.


Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trùng hợp vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
B. Cao su là những vật liệu có tính đàn hồi.
C. Tơ xenlulozơ axetat là polime nhân tạo.
D. Tơ nilon-6,6 bền trong môi trường kiềm hoặc axit.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Ala-Ala trong dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 258. B. 276. C. 240. D. 222.
Câu 14: Dãy kim loại nào sau đây tan hết trong nước ở điều kiện thường?
A. Na, K, Be. B. Cs, Mg, K. C. Na, K, Ba. D. Ca, Mg, K.
Câu 15: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng thực hiện phản ứng màu biure với
A. NaOH. B. Cu(OH)2. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 16: Trong các kim loại sau, kim loại nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) là
A. Liti. B. Natri. C. Đồng. D. Bạc.
Câu 17: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Gly-Ala là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 18: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. amilopectin. B. cao su lưu hóa. C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.
Câu 19: Cho 0,24 mol Fe và 0,03 mol Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được
dung dịch X và 1,12 gam kim loại dư. Khối lượng muối có trong dung dịch là
A. 59,4 gam. B. 48,6 gam. C. 55,8 gam. D. 53,24 gam.
Câu 20: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
A. Glyxin. B. Lysin. C. Axit glutamic. D. Anilin.
Câu 21: Cho 22,5 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 29,1 gam muối.
Công thức của X là
A. NH2CH2CH2COOH. B. NH2CH2CH2CH2COOH.
C. NH2CH2COOH. D. NH2CH(CH3)COOH.
Câu 22: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử?
A. Na, Cu, Zn. B. Cu, Na, Zn. C. Zn, Cu, Na. D. Na, Zn, Cu.
Câu 23: Hỗn hợp X chứa metylamin, axit axetic và glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,21 mol
O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là
A. 0,02. B. 0,015. C. 0,01. D. 0,025.
Câu 24: Ngâm một thanh sắt vào cốc đựng 90 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn, cân
lại thanh sắt, khối lượng thanh sắt sẽ
A. giảm 0,72 gam. B. tăng 0,72 gam. C. giảm 5,76 gam. D. tăng 5,76 gam.
Câu 25: Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trùng ngưng. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. axit-bazơ.

Trang 2/3 – Mã đề 123


Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 15,25 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch HCl, thu được 9,52 lít khí
(đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 64,59%. B. 35,41%. C. 73,44%. D. 26,56%.
Câu 27: Cho 28,925 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch
HCl dư, thu được 40,7875 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 11. B. 9. C. 7. D. 5.
Câu 28: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân là
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 29: Amino axit H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là
A. Alanin. B. Valin. C. Glyxin. D. Lysin.
Câu 30: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 850 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 98. B. 96. C. 91,8. D. 100.
--- HẾT ---

Trang 3/3 – Mã đề 123

You might also like