You are on page 1of 3

Case 1:

Cả Đức và Việt Nam đều là thành viên của CISG 1980,

Ngày 01/12/2017, công ty TNHH Café Tây Nguyên – CTN (Việt Nam) gửi fax
chào bán cho công ty Otto của Đức 500 tấn cà phê nhận Robusta với giá FOB
2250USD/tấn (đặt cọc 30% và thành toán phần còn lại ngay sau khi nhận hàng). Điều
kiện bán hàng là áp dụng luật Việt Nam và tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết bằng
trọng tài tại VIAC. Chào hàng ghi rõ sẽ có hiệu lực trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi
đi.

Cùng ngày hôm đó, Otto nhận được fax của CTN. Ngày 07/12/2017, Otto gửi
fax sang cho CTN trong trả lời rằng chấp nhận các điều kiện trong fax chào hàng của
CTN nhưng đề nghị thay đổi về điều khoản giao hàng FOB thành CIF(Hamburg) theo
INCOTERM 2010, đồng thời yêu cầu thay đổi tiêu chuẩn về độ ẩm từ 12.5% xuống
còn 11.5%.

Ngày 10/12/2017, CTN thông báo độ ẩm phải phụ thuộc vào tình hình thực tế
nhưng không thể đảm bảo chắc chắn ở mức 11.5%. CTN cũng cho biết thông lệ mua
bán tại Việt Nam cũng như TCVN 4193:2014 thì tiêu chuẩn về độ ẩm thường là
12.5%. Cùng ngày, CTN chuẩn bị vận chuyển hàng, và hàng được chuyển đi ngày
20/12/2017, CTN tự thu xếp bảo hiểm và chuyên chở

Ngày 15/12/2017 Otto đặt cọc tiền, ngày 30/12/2017 Otto nhận hàng tại cảng
và khi kiểm tra phát hiện độ ẩm café là 12.5%. Vì vậy Otto không nhận hàng và yêu
cầu hủy hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc, cũng như bồi thường thiệt hại.

Về phía CTN, sau khi không nhận được tiền thanh toán 70% số tiền còn lại của
hợp đồng, CTN cho rằng Otto đã vi phạm cơ bản hợp đồng và nộp đươn yêu cầu giải
quyết tranh chấp lên Trung tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC).

Câu hỏi:

1) Trả lời chấp nhận ngày 07/12/2017 của Otto có được xem là một chấp nhận
chào hàng hay không? Hợp đồng có được xác lập không và nếu có vào thời
điểm nào?

Case 2:

Bên mua (Achentina) và Bên bán (Italia) đàm phán ký hợp đồng mua bán một số máy
công nghiệp. Biết rằng cả Achentina và Italia đều là thành viên của Công ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên bán đã gửi cho bên mua một bản
chào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng chuẩn, bên mua sau khi nhận được
chào hàng đã không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng, ngoài việc đưa ra yêu cầu
thay đổi lại kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo. Bên mua đã ký ngân hàng để xin
cấp tín dụng cho hợp đồng mua bán này. Trong quá trình thực hiện, hợp đồng phát
sinh tranh chấp. Bên mua đã gửi đơn kiện bên bán tại tòa án Achentina với lý do là
hợp đồng chưa có hiệu lực, chào hàng và chấp nhận chào hàng giữa các bên chưa cấu
thành một hợp đồng có hiệu lực. Bên mua dẫn chiếu Điều 18 công ước Viên 1980 và
cho rằng im lặng hay không hành động không được xem là chấp nhận chào hàng.

Câu hỏi:

1. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp nêu trên là luật nào? Cơ sở pháp lý

2. Theo điều 18 khoản 1 Công ước Viên 1980 thì hành động của Bên mua có
được coi là đã chấp nhận chào hàng của Bên bán hay chưa?

3. Việc Bên mua có đề nghị thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo thì
đây có phải là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng ban đầu hay không?

Case 3:
Ngày 20/9/1995, nguyên đơn (A) ký hợp đồng mua của bị đơn (B) 20.000 tấn hàng X
(ngày 29/9/1995 A đã ký hợp đồng bán lại lô hàng X cho người thứ ba khác), giao
hàng tháng 12/1995, thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay. L/C phải
được mở trước ngày 30/9/1995 (trên thực tế, nguyên đơn đã mở L/C vào ngày
25/9/1995 cho Bị đơn hưởng lợi). Trong hợp đồng tại Điều 14 các bên thỏa thuận:
“Nếu bất kỳ bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng
vì các trường hợp bất khả kháng như bão, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, núi lửa phun trào,
chiến tranh, đình công, bạo động của quần chúng, lệnh cấm của chính phủ, nhà máy
sản xuất đóng cửa thì được miễn trách”. Đến hạn giao hàng nguyên đơn nhiều lần gọi
điện nhắc nhở và bị đơn cũng đã hứa cam kết giao hàng.
(i) Ngày 20/12/1995 nguyên đơn nhận được từ bị đơn “Giấy chứng nhận bất khả
kháng” của hợp đồng số 02/95 (hợp đồng giữa B ký với người thứ ba cung cấp hàng
cho B ký ngày 04/7/1995);
(ii) Ngày 20/6/1996 bị đơn gữi cho nguyên đơn bản foto “Giấy chứng nhận bất khả
kháng”, đề ngày 21/01/1996 và;
(i) Tiếp đến bị đơn gữi cho nguyên đơn bản foto “Giấy chứng nhận bất khả kháng”
thứ ba. Hai giấy (i) và (ii) do Tham tán thương mại của Đại sứ quán của nước người
cung cấp hàng cho bị đơn (B) đóng trên lãnh thổ của bị đơn cấp; Giấy thứ ba do Ủy
ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước người thư ba cung cấp hàng cho bị đơn đề
ngày 05/5/1996. Trong ba giấy chứng nhận bất khả kháng đều xác nhận “ở nước
người cung cấp hàng bị mưa lớn và xảy ra lũ lụt, đường sá bị sụt lún, hư hỏng nặng,
không chở nguyên liệu vào nhà máy được và nhà máy cũng bị hư hỏng phải ngừng
sản xuất. Nhà máy đang cố gắng khắc phục hậu quả để trở lại hoạt động bình thường
và sẽ có thông báo lịch giao hàng cụ thể sau”.
Biết rằng : lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp hàng vào tháng 8/1995
Do việc B không giao hàng theo hợp đồng, A đã kiện B ra trước Trọng tài thương mại
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi:
1. Anh/chị hãy chỉ ra những vấn đề pháp lý cơ bản của tranh chấp nêu trên và
thẩm định rằng:
2. Mưa lớn, lũ lụt xảy ra, nhà máy ngừng sản xuất…ở nước thứ ba, nước người
cung cấp hàng hoá cho bị đơn có thể là sự kiện bất khả kháng không?
3. Bị đơn có “Giấy chứng nhận bất khả kháng” của cơ quan có thẩm quyền cấp
hợp lệ, có được xem là trường hợp bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm cho
bị đơn trong hợp đồng được ký kết giữa nguyên đơn và bị đơn không?

Case 4:
Một công ty A (ở Châu Âu) ký một hợp đồng phân phối sản phẩm ô tô, thực hiện dịch
vụ hậu mãi và cung cấp phụ tùng thay thế với công ty B (ở Trung Đông). Theo đó B
có nghĩa vụ: (i) bán ô tô do A sản xuất; (ii) xây dựng một ga-ra và; (iii) kèm theo một
nhà kho. Sau 3 tháng B không xây dựng ga-ra và nhà kho, do vậy A tuyên bố chấm
dứt hợp đồng (theo Điều 19 của hợp đồng). Nguyên đơn (B) đã kiện Bị đơn (A) ra
trước Trung tâm Trọng tài quốc tế Paris yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho chi phí
triển khai thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận chọn luật áp
dụng, do vậy Luật sư của cả hai bên đã tuyên bố trước Trọng tài rằng trong trường
hợp này “Hội đồng trọng tài có quyền quyết định luật áp dụng cho hợp đồng theo quy
tắc luật xung đột của Pháp”. Chiểu theo quy phạm xung đột quy định trong pháp luật
của Pháp thì luật áp dụng cho hợp đồng là luật của nước nơi thực hiện nghĩa vụ chính
của hợp đồng.
Câu hỏi:
1. Anh/chị hãy giải thích, chiểu theo quy phạm xung đột quy định trong pháp
luật của Pháp thì luật áp dụng cho hợp đồng là luật của nước nơi thực hiện
nghĩa vụ chính của hợp đồng, đó là luật của nước người bán hay luật của
nước người mua.

You might also like