You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ
TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
– CPTPP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM: CÁCH
TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH SMART

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU PHƯƠNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CÔNG DIỆU PHƯƠNG


LỚP: QH – 2017 – E KTQT CLC 2
NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CTĐT CLC

Hà Nội – Tháng 02 Năm 2021


i
2

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................2
MỞ ĐẦU................................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết..................................................................................................................4
2. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................................5
3. Tổng quan.......................................................................................................................5
4. Sự kế thừa của nghiên cứu..............................................................................................5
5. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................6
5.1. Mục đích..................................................................................................................6
5.2. Nhiệm vụ.................................................................................................................6
6. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu..................................................................................7
6.1. Đối tượng.................................................................................................................7
6.2. Phạm vi....................................................................................................................7
7. Kết cấu............................................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA MỘT QUỐC GIA........................8
1.1. Cơ sở lý luận về Thuế quan và Xuất khẩu...............................................................8
1.1.1. Thuế quan.........................................................................................................8
1.1.2. Xuất khẩu.........................................................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do....................................9
1.2.1. Khái niệm, phân loại, nội dung của Hiệp định thương mại tự do....................9
1.2.2. Tác động của Hiệp định thương mại tự do tới xuất khẩu.................................9
1.3. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương -CPTPP và Cam
kết cắt giảm thuế quan đối với hàng thủy sản trong Hiệp định CPTPP...........................10
1.3.1. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP.10
1.3.2. Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng thủy sản trong Hiệp định CPTPP 10
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................12
2.1. Phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA).............12
2.2. Cách tiếp cận của đề tài.........................................................................................13
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN
BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG – CPTPP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH SMART................................14
3

Chương 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM.................................................................14


KẾT LUẬN..........................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................15

ii
4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Sau gần 35 năm kể từ khi thực hiện chính sách “Đổi Mới”, Việt Nam ngày càng mở
cửa thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trở thành
một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế quốc gia.

Việt Nam tham gia một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với mức độ cam kết
bao trùm hơn, chặt chẽ hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy kinh tế, đồng
thời đặt ra những thách thức mới cho tình hình xuất khẩu hàng hóa, so với những
hiệp định trước đây Việt Nam đã từng ký kết.

Tham gia CPTPP giúp Việt Nam và các nước trong khối được đứng trong một thị
trường quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13.5% GDP toàn cầu và 15.2%
thương mại toàn cầu (WTO, 2017), giúp cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn như
Nhật Bản, Canada, Mexico với thuế nhập khẩu bằng 0% sẽ trở nên rộng mở hơn
cho các nước nhỏ như Việt Nam, Brunei, Peru.

Trong các ngành được đánh giá là chịu tác động lớn từ Hiệp định CPTPP, Thủy sản
được dự báo sẽ là ngành hàng chính chịu tác động trực tiếp của Hiệp định CPTPP.
Trong đó, sẽ mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh
tranh bằng các mức thuế quan được cắt giảm so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
mà không phải là thành viên trong Hiệp định.

Từ khi còn là hiệp định TPP, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của
TPP đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên khi Mỹ rút khỏi TPP và hiệp
định CPTPP được hình thành, những tác động của hiệp định sẽ có thay đổi đáng kể.
5

Nhận thấy việc nghiên cứu về tác động của CPTPP là quan trọng và thiết yếu đối
với ngành thủy sản trong khi còn hạn chế, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh
giá tác động của Hiệp Định Đối tác Toàn diện Và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
- CPTPP đối với Xuất khẩu hàng Thủy sản của Việt Nam: Cách tiếp cận từ Mô hình
SMART” làm đối tượng nghiên cứu cho bài khóa luận, nhằm đánh giá tác động cắt
giảm thuế quan của hiệp định đối với xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam, từ đó
đưa ra những giải pháp kiến nghị cho xuất khẩu của ngành trong năm 2021 và
những năm sắp tới.

2. Câu hỏi nghiên cứu


Đánh giá như thế nào về tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương – CPTPP đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam?

Những hàm ý nào nên được đưa ra cho ngành thủy sản của Việt Nam trước tác động
của Hiệp định CPTPP?

3. Tổng quan

4. Sự kế thừa của nghiên cứu


Các nghiên cứu trước đây về các FTAs mà Việt Nam tham gia, về mảng xuất khẩu
thủy sản, cũng như là các nghiên cứu về hiệp định CPTPP được tiến hành với các
phương pháp khác nhau từ định tính và định lượng nhằm làm rõ tác động tiềm tàng
và tác động thực tế của mỗi hiệp định. Có những nghiên cứu sử dụng cả phương
pháp định tính và định lượng kết hợp để việc phân tích đánh giá được chính xác và
tin cậy hơn. Đối với hiệp định CPTPP, do mới được ký kết nên các nghiên cứu chủ
yếu là về hiệp định tiền thân - TPP, còn về CPTPP chủ yếu là các nghiên cứu đánh

v
6

giá tác động tới một ngành hay một thị trường nhất định, các nghiên cứu về tổng thể
tác động cắt giảm thuế quan trong CPTPP tới từng đối tác cụ thể với từng ngành
còn hạn chế, chủ yếu thấy ở các nghiên cứu về các hiệp định khác. Hiệp định
CPTPP là hiệp định toàn diện nhất mà Việt Nam từng ký kết, trong đó việc được cắt
giảm thuế với các mặt hàng là một trong những ưu điểm nổi bật nhất mà Việt Nam
có thể đạt được, do đó tác giả sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động tổng
thể của việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam, với từng đối tác cụ thể.

5. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu


5.1. Mục đích
- đánh giá về tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương – CPTPP tới xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam nhằm Đưa
ra một số hàm ý cho ngành thủy sản của Việt Nam trước tác động của Hiệp
định CPTPP.

5.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến việc phân tích và đánh giá
tác động của CPTPP đối với xuất khẩu hàng thuỷ sản của một quốc gia;
- Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương – CPTPP đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam: Cách
tiếp cận từ mô hình SMART;
- Đưa ra một số hàm ý cho ngành thủy sản của Việt Nam trước tác động của
Hiệp định CPTPP.

v
7

6. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu


6.1. Đối tượng
Đánh giá tác động của Hiệp Định Đối tác Toàn diện Và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương - CPTPP đối với Xuất khẩu hàng Thủy sản của Việt Nam.

6.2. Phạm vi
Nội dung: Đánh giá tác động của Hiệp Định Đối tác Toàn diện Và Tiến bộ Xuyên
Thái Bình Dương - CPTPP đối với Xuất khẩu hàng Thủy sản của Việt Nam:

Không gian: Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,
México, New Zealand, Peru, Singapore (11 quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP);

Thời gian: Từ năm 2010 – 2020

7. Kết cấu
Chương 1. Tổng quan tl và Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của Hiệp định
thương mại tự do đối với xuất khẩu của một quốc gia;

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;

Chương 3. Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương – CPTPP đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam: Cách
tiếp cận từ mô hình SMART;

Chương 4. Một số hàm ý cho Việt Nam.

v
8

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP


ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA MỘT QUỐC
GIA

1.1. Cơ sở lý luận về Thuế quan và Xuất khẩu


1.1.1. Thuế quan

1.1.2. Xuất khẩu


1.1.2.1. Khái niệm Xuất khẩu

1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu

1.1.2.3. Các hình thức xuất khẩu

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu

a. Các yếu tố kinh tế

b. Các yếu tố kỹ thuật

v
9

1.2. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do


1.2.1. Khái niệm, phân loại, nội dung của Hiệp định thương mại tự do
1.2.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA)

a. Khái niệm truyền thống

b. Khái niệm hiện đại

1.2.1.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do (FTA)

1.2.1.3. Nội dung của Hiệp định thương mại tự do (FTA)

a. Thương mại hàng hóa

b. Các nội dung khác của Hiệp định thương mại tự do (FTA)

1.2.2. Tác động của Hiệp định thương mại tự do tới xuất khẩu
Tác động của FTA gồm tác động tĩnh và tác động động.

1.2.2.1. Tác động tĩnh

1.2.2.2. Tác động động

i
10

1.3. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương -
CPTPP và Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng thủy sản trong
Hiệp định CPTPP

1.3.1. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương -
CPTPP

1.3.2. Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng thủy sản trong Hiệp định
CPTPP 1
Thị trường Nhật Bản: Đối với Thủy sản, Nhật Bản cam kết thuế suất 0% ngay sau
khi hiệp định có hiệu lực đối với các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá
kiếm, một số loại cá tuyết, surimi, tôm, cua, ghẹ…Toàn bộ các dòng thủy sản không
cam kết xóa bỏ trong FTA Việt Nam - Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong CPTPP với
lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có
hiệu lực.

Thị trường Australia: Thủy sản - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, được
xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thị trường Canada: 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản được xóa bỏ thuế quan
ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thị trường México: Cá tra và cá basa được cam kết xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 3
kể từ khi hiệp định có hiệu lực, tôm đông lạnh được xóa bỏ thuế vào năm thứ 13,
tôm chế biến được xóa bỏ thuế vào năm thứ 12, cá ngừ chế biến được cam kết xóa
bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5 năm đầu tiên
rồi giảm dần về 0%.

1
Bộ Tài Chính (2019)

x
11

Thị trường Chile: Các mặt hàng thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam
được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Thị trường Peru: Cam kết chung:

- 80,7% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực
- 99,4% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 17

Thị trường Malaysia: Cam kết chung:

- 84,7% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực
- 99,9% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 11

Thị trường Brunei: Cam kết chung:

- 92% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực
- 99,9% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 7
- 100% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 11

Thị trường Singapore: Cam kết chung: 100% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ
ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Thị trường New Zealand: Cam kết chung:

- 94,6% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực
- Các dòng thuế còn lại xóa bỏ vào năm thứ 7

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

x
12

2.1. Phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do
(FTA)

 Đánh giá tác động tiềm tàng của FTA

Có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá tác động tiềm tàng của một FTA,
bao gồm:

- Chỉ số thương mại


- Phương pháp phân tích cân bằng cục bộ (PE) thông qua mô hình SMART
- Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể (CGE)
- Mô hình kinh tế lượng
- Mô hình trọng lực
- SWOT
 Đánh giá tác động thực tế của FTA

Ngoài chỉ số thương mại, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình trọng lực, SWOT, có
thể sử dụng thêm một số phương pháp sau để đánh giá tác động đã xảy ra của FTA
đã ký kết và thực hiện:

(i) các chỉ số ưu đãi của FTA


(ii) các chỉ số về thương mại và phúc lợi của FTA.

2.2. Cách tiếp cận của đề tài


Bài nghiên cứu về tác động của CPTPP đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam dưới đây sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá tác động tiềm tàng của một
FTA là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

x
13

Về phương pháp định tính: Đầu tiên kể đến là phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ
cấp, qua các tài liệu tham khảo, cũng như các văn bản hiệp định nghiên cứu đi phân
tích tổng hợp từ các dữ liệu đó. Tác giả nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề
Đánh giá tác động của Hiệp Định thương mại tự do nói chung và Hiệp định CPTPP
nói riêng đối với Xuất khẩu hàng Thủy sản của Việt Nam; tìm hiểu các công trình
liên quan cũng như có cách tiếp cận từ Mô hình SMART. Tiếp đến là thu thập các
thông tin cùng những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ
trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê.

Ngoài ra các phương pháp định tính khác như phương pháp thống kê, mô tả và so
sánh được sử dụng, kết hợp đồng thời với phương pháp suy luận quy nạp để đánh
giá hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường nội khối,
trước tác động của Hiệp định CPTPP.

Về phương pháp định lượng, đối với bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp
cận từ mô hình SMART - Single Market Partial Equilibrium Simulation Tool để tập
trung đánh giá tác động cắt giảm thuế quan của Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP đối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam.

SMART là một phần mềm trực tuyến dựa trên mô hình cân bằng cục bộ (partial
equilibrium model). Phân tích bằng Mô hình cân bằng cục bộ chỉ xem xét một thị
trường cụ thể và một ngành hàng cụ thể. Mô hình sẽ không phân tích sự tương tác
về mặt kinh tế đồng thời giữa nhiều thị trường cùng một lúc.

Ưu điểm của mô hình là số liệu đầu vào đơn giản hơn mô hình phân tích cân bằng
tổng thể - CGE hay mô hình GTAP. Điều này thực sự có nghĩa khi nghiên cứu các
quốc gia rất hạn chế về mặt dữ liệu, cùng với đó là sự giới hạn về mặt thời gian
nghiên cứu. Bởi lẽ SMART sử dụng mô hình cân bằng cục bộ, trong một khoảng

x
14

thời gian ngắn có thể nhanh chóng đưa ra kết quả phân tích, chẳng hạn như về tác
động của việc cắt giảm thuế quan.

Mô hình SMART cũng thể hiện sự hiệu quả khi yêu cầu đặt ra cho đề tài là cần
nghiên cứu rất chi tiết về một thị trường hay một ngành hàng cụ thể.

Mô hình SMART đánh giá tốt tác động của sự thay đổi thuế đến các giá trị về tạo
lập thương mại (trade creation), chuyển hướng thương mại (trade diversion). Thêm
vào đó, mô hình SMART cũng giúp người nghiên cứu tập trung quan sát, đưa ra
những nhận định về thay đổi thướng mại trong từng mặt hàng hay cụ thể là, nhận
diện các cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp trong một ngành. Ngoài ra, mô hình
vẫn còn tồn tại nhược điểm là không tính đến sự tác động qua lại giữa các thị trường
và các yếu tố sản xuất.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN
DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG – CPTPP ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN TỪ MÔ
HÌNH SMART

Chương 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

x
15

Tài liệu Tiếng Việt

Tài liệu Tiếng Anh

You might also like